Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần hóa phi kim ban nâng cao trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.91 KB, 94 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Cô giáo – Thạc sĩ Kiều
Phương Hảo, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng và hoàn
thiện khóa luận.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy (Cô) giáo trong khoa Hóa
học, các Thầy (Cô) trong tổ Phương pháp dạy học đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn
thành bản khóa luận.
Trong quá trình nghiên cứu và làm đề tài chắc không tránh khỏi những thiếu
sót, vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy (Cô) giáo và các
bạn đồng nghiệp để đề tài này càng hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Vân

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

1


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu là của riêng tôi, không trùng với kết
quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên
Nguyễn Thị Vân


Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

2


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

THPT:

Trung học phổ thông

GDBVMT: Giáo dục bảo vệ môi trường
GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

3


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Trang
Bảng 1: Kết quả bài kiểm tra số 1, hóa học 10..……………………………..65
Biểu đồ 1: So sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khối 10
(bài kiểm tra số 1)……………...…………………...……………...................65
Bảng 2: Kết quả bài kiểm tra số 2, hóa học 10…………………….............…66
Biểu đồ 2: So sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khối 10
(bài kiểm tra số 2)……………………………………………….....................66
Bảng 3: Kết quả bài kiểm tra số 3, hóa học 11……………………………....67
Biểu đồ 3: So sánh kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng khối 11
(bài kiểm tra số 3)………………………………………...………..................67

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

4


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Mở đầu ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 2
6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3
8. Cái mới của đề tài ................................................................................................ 4
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài ....................................................... 5

1.1. Mục tiêu GDBVMT ở trường THPT ................................................................ 5
1.1.1. Mục tiêu chung......................................................................................... 5
1.1.2. Mục tiêu GDBVMT qua các chủ đề ........................................................ 6
1.2. Sự cần thiết của việc GDBVMT trong dạy học Hóa học ở trường THPT ....... 10
1.2.1. Môi trường và các chức năng chủ yếu của môi trường ........................... 10
1.2.2. Ô nhiễm môi trường là gì? ....................................................................... 13
1.2.3.Tại sao cần tích hợp GDBVMT trong dạy học Hóa học ở trường THPT 13
1.3. Phương thức đưa GDBVMT vào môn Hóa học ở trường THPT ..................... 14
1.3.1. Tích hợp ................................................................................................... 14
1.3.2. Lồng ghép ................................................................................................ 16
1.4 Thực trạng việc GDBVMT thông qua dạy học Hóa học ở trường THPT
hiện nay.............................................................................................................. 16
Chƣơng 2. Tích hợp GDBVMT trong dạy học phần Hóa phi kim THPT
nâng cao........................................................................................................ 18
2.1. Nội dung cấu trúc chương trình Hóa học phần Hóa phi kim THPT nâng cao . 18
2.1.1. Cấu trúc .................................................................................................... 18
2.1.2. Phân phối chương trình ............................................................................ 18
2.1.3. Nội dung kiến thức cơ bản của phần Hóa phi kim trong chương

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

5


Khóa luận tốt nghiệp

trình THPT ................................................................................................ 18
2.1.4. Những chú ý về phương pháp dạy học .................................................... 23
2.2. Tổ chức dạy học tích hợp GDBVMT ............................................................... 24
2.3. Thiết kế kế hoạch bài dạy có sự tích hợp GDBVMT ....................................... 29

Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................. 60
3.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................... 60
3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ....................................................................... 60
3.3. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm ........................................................................ 60
3.3.1. Chọn đối tượng và địa bàn thực nghiệm .................................................. 60
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm .............................................................. 60
3.3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................. 61
3.4. Nhận xét kết quả thực nghiệm sư phạm ........................................................... 65
3.4.1. Về mặt định tính ....................................................................................... 65
3.4.2. Về mặt định lượng ................................................................................... 65
Kết luận và kiến nghị .................................................................................................. 67
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 68

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

6


Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môi trường là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới.
Môi trường là một khoa học đa ngành, nó đòi hỏi không chỉ riêng các nhà khoa học
nghiên cứu, tìm hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc, mà còn cần thiết cho mọi người,
mọi tầng lớp trong xã hội đều phải hiểu đầy đủ cơ sở khoa học của nó, để bảo vệ và
xử lí một cách khoa học văn minh, bởi lẽ trái đất là cái nôi sinh thành và phát triển
của con người.
Trong mấy chục năm trở lại đây do sự phát triển kinh tế ào ạt dưới sự tác động
của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho môi

trường bị biến đổi chưa từng thấy. Nhiều nguồn tài nguyên bị vắt kiệt, nhiều hệ sinh
thái bị phá hủy mạnh, nhiều cân bằng trong tự nhiên bị rối loạn. Môi trường bị lâm
vào nguy cơ khủng hoảng toàn cầu, trở thành nguy cơ thực sự đối với cuộc sống
hiện tại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai. Nhiều tin tức môi trường bị hủy
hoại gây hậu quả nghiêm trọng đã làm rung động trái tim con người. Một số người
Nhật chết do ăn cá ở vịnh Minamata vào những năm 1960 như thế nào? Tại sao từ
3000 đến 4000 người bị chết ở Luân đôn vào năm 1952? Tại sao các tượng đài cẩm
thạch lịch sử ở Hi Lạp và ở Ý lại bị phá hủy bởi nước mưa? Tại sao Địa Trung Hải
lại biến thành biển chết, không có khả năng duy trì cuộc sống dưới nước vào những
năm 1950? Tại sao sông Ganges bị ô nhiễm nhất Ấn Độ? Có nên phát triển các lò
phản ứng Plutonium hay không? Có phải saccarin là chất bổ sung nguy hiểm cho
thức ăn không? Cuối cùng là cần xử lí các nguồn thải hóa học một cách tốt nhất.
Làn sóng của những quan tâm tới môi trường bao trùm ở các nước phát triển
trong những năm 1960 và đạt đến đỉnh cao vào những năm 1970 với kỉ niệm trọng
thể ngày trái đất “Earth day” dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, bắt đầu từ năm
1972 với nghị quyết của hội nghị về môi trường sống của con người do Liên hợp
quốc tổ chức tại Thụy Điển ngày 5/6/1972. Sự cần thiết của nền giáo dục môi
trường đã được đặt ra ở mức độ quốc gia. Đến năm 1973 người ta đã thấy có
khoảng 1000 chương trình được giảng dạy ở 750 trường và viện thuộc 70 nước khác

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

7


Khóa luận tốt nghiệp

nhau. Tháng 10/1975 hội nghị quốc tế về giáo dục môi trường tại Bengrat (Nam Tư
cũ) lần đầu tiên UNESCO và UNEP (chương trình môi trường Liên hợp quốc) tổ
chức hội nghị giáo dục môi trường tại Matxcơva đặt tên cho thập kỉ 90 là “Thập kỉ

toàn thế giới cho môi trường”. Năm nay, hưởng ứng năm quốc tế về đa dạng sinh
học, UNEP đã lựa chọn chủ đề chính thức cho ngày môi trường thế giới là “Muôn
loài – một hành tinh – một tương lai”.
Ở nước ta, vấn đề giáo dục môi trường đã được đặt ra và bắt đầu từ thập kỉ 80.
Một số trường đại học cũng đã đưa giáo dục môi trường vào chương trình đào tạo
với quỹ thời gian từ 3 đến 4 đơn vị học trình. Vấn đề này cũng được đưa vào giảng
dạy đối với một số bộ môn ở các trường phổ thông như: môn Địa lí, môn Sinh học,
môn Hóa học… là những môn học có điều kiện để đưa việc giáo dục bảo vệ môi
trường vào trong chương trình phổ thông. Tuy nhiên, việc nghiên cứu để đưa nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường, các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học
thông qua môn Hóa học chưa được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và đầy đủ. Chính
vì ý nghĩa, tầm quan trọng và những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần Hóa phi kim ban nâng cao
trường THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm làm tăng hứng thú học tập môn Hóa học của học sinh,
giúp học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường sống.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Phần Hóa phi kim trong chương trình hóa học phổ thông.
- Các kiến thức GDBVMT có liên quan đến kiến thức hóa học phần phi kim.
- Học sinh lớp 10, lớp 11 ban nâng cao trường THPT.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, thiết kế một số giáo án tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường trong giảng dạy phần Hóa phi kim THPT nâng cao (nhóm halogen, nhóm
oxi, nhóm nitơ, nhóm cacbon).
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

8



Khóa luận tốt nghiệp

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài: Hóa học môi trường, phương pháp dạy
học Hóa học ở trường THPT, các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài: Tìm hiểu thực trạng tích hợp
GDBVMT trong dạy học phần Hóa phi kim THPT nâng cao qua các tài liệu, quan
sát và dự giờ.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống nội dung các kiến thức về giáo dục bảo vệ
môi trường và tìm phương pháp thích hợp cho việc giáo dục bảo vệ môi trường qua
môn Hóa học ở trường phổ thông.
- Thiết kế một số kế hoạch bài học trong phần Hóa phi kim THPT nâng cao và
một số đề kiểm tra 15 phút ứng với mỗi bài đó.
- Thực nghiệm sư phạm đánh giá chất lượng nội dung các kiến thức, phương
pháp đã xây dựng và kiểm tra tính khả thi của đề tài.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần Hóa
phi kim ban nâng cao trường THPT được xây dựng có hệ thống và chất lượng tốt
thì sẽ giúp học sinh hiểu rõ bản chất của các hiện tượng hóa học xảy ra trong thực
tiễn, vai trò của hóa học trong đời sống, trong sản xuất, nâng cao được chất lượng
dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu giáo trình lí luận dạy học,
phương pháp dạy học hóa học, hóa học môi trường có liên quan đến đề tài, từ đó
tổng thuật một số vấn đề lí luận có liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng việc tích hợp
GDBVMT trong dạy học phần Hóa phi kim THPT nâng cao.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các
chuyên gia đề hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Dạy thực nghiệm một số giáo án đã
thiết kế có tích hợp GDBVMT, tiến hành kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

9


Khóa luận tốt nghiệp

năng của học sinh sau mỗi giờ học bằng các bài kiểm tra 15 phút, sau đó tổng hợp
các số liệu và rút ra kết luận.
- Phương pháp thống kê toán học: Thống kê, xử lí các số liệu thu thập được, từ
đó phân tích kết quả, rút ra những kết luận cho đề tài.
8. Cái mới của đề tài
Tích hợp GDBVMT trong dạy học phần Hóa phi kim ban nâng cao trường
THPT.

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

10


Khóa luận tốt nghiệp

NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Mục tiêu GDBVMT ở trƣờng THPT
1.1.1. Mục tiêu chung
1.1.1.1. Về kiến thức

- Bước đầu hiểu biết về thành phần hóa học của môi trường sống xung quanh
ta (đất, nước, không khí) trên cơ sở tìm hiểu tính chất của các chất hóa học:
+ Môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất.
+ Sự biến đổi hóa học trong môi trường, hiểu biết về chất vô cơ và hữu
cơ, thành phần, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế. Từ đó có hiểu
biết về chất, về tính chất của các vật thể vô sinh, hữu sinh và một số biến đổi của
chúng trong môi trường tự nhiên xung quanh.
- Biết khái niệm ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm môi trường nước, tác hại của nó.
+ Ô nhiễm môi trường không khí, tác hại của nó.
+ Ô nhiễm môi trường đất, tác hại của nó.
- Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong đó có vai trò của sản
xuất hóa học, sử dụng hóa chất, chất thải trong sinh hoạt và sản xuất:
+ Hiểu được nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường: không khí, nước,
đất và môi trường tự nhiên nói chung là do có các chất độc hại vô cơ và hữu cơ. Các
chất này gây tác hại cho các đồ vật, các công trình kiến trúc, văn hóa, sức khỏe của
con người, động vật, thực vật…
+ Hiểu được một số vấn đề về nhiên liệu, chất đốt, năng lượng hóa học,
sự oxi hóa sự cháy và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.
+ Hiểu được tính năng và tác dụng của một số tài nguyên thiên nhiên như:
nước, quặng, dầu mỏ, than đá. Vấn đề khai thác, sử dụng và việc gây ô nhiễm môi
trường do các hoạt động khai thác.
+ Vấn đề ô nhiễm môi trường trong thực hành thí nghiệm hóa học ở
trường THPT…

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

11



Khóa luận tốt nghiệp

- Biết được cơ sở hóa học của một số biện pháp bảo vệ môi trường sống:
+ Thu gom và xử lí chất thải, phòng chống chất độc hại trong quá trình
tiếp xúc, sử dụng một cách khoa học với thuốc trừ sâu, phân bón hóa học…
+ Hóa chất và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Trồng nhiều cây xanh để điều hòa lượng khí CO2 tăng khí oxi giúp bảo
vệ bầu không khí trong sạch.
1.1.1.2. Về kĩ năng
- Biết được một số dấu hiệu môi trường bị ô nhiễm. Nhận biết được một số
chất hóa học gây ô nhiễm đất, nước, không khí.
- Biết cách xử lí một vài chất thải đơn giản trong đời sống sản xuất và học
tập hóa học.
- Biết thực hiện một số biện pháp đơn giản để bảo vệ môi trường sống.
- Biết sử dụng một số nhiên liệu, chất đốt, tài nguyên thiên nhiên hợp lí góp
phần bảo vệ môi trường.
- Biết thực hiện một vài biện pháp cụ thể bảo vệ môi trường trong học tập
hóa học ở trường THPT.
1.1.1.3. Về thái độ
- Có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường thiên nhiên cho bản thân, gia
đình, cộng đồng và xã hội.
- Có ý thức nhắc nhở người khác bảo vệ môi trường.
1.1.2. Mục tiêu GDBVMT qua các chủ đề
Chủ đề

Mục tiêu

Môi trƣờng sống của Kiến thức:
chúng ta


- Biết được môi trường sống xung quanh chúng ta đều

- Khái niệm môi trường

do các chất tạo nên: đất, đá, quặng, nước (H2O), không

- Môi trường tự nhiên

khí (O2, N2, CO2, H2O).

- Môi trường nhân tạo

- Môi trường tự nhiên là môi trường chưa chịu tác động

- Tài nguyên thiên nhiên của con người đó là môi trường sạch.
- Môi trường nhân tạo là môi trường đã có tác động của

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

12


Khóa luận tốt nghiệp

con người làm thay đổi thành phần cơ bản của đất,
nước, không khí, sông, biển.
- Tài nguyên thiên nhiên gồm các quặng sắt Fe2O3,
Fe3O4 để luyện gang; lưu huỳnh, FeS2 để sản xuất
H2SO4, phân bón hóa học; than đá, dầu mỏ, khí thiên
nhiên, khí dầu mỏ… để làm nhiên liệu và nguyên liệu

trong công nghiệp và đời sống… Ngoài ra còn có
quặng boxit (Al2O3), quặng đồng, quặng kẽm…
Thái độ - tình cảm:
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp
và có ý thức nhắc nhở mọi người trong gia đình, cộng
đồng cùng thực hiện.
Kĩ năng – hành vi:
- Nhận biết được môi trường sống của chúng ta dù là tự
nhiên hay nhân tạo đều có thành phần là các chất hóa
học.
- Tài nguyên thiên nhiên như nước, quặng, than đá, dầu
mỏ… đều có thành phần là các chất vô cơ và chất hữu
cơ. Chúng đều là nguồn năng lượng, nhiên liệu, vật liệu
phục vụ trong đời sống và sản xuất.
Quan

hệ

giữa

con Kiến thức:

ngƣời và môi trƣờng

- Con người là một sinh vật trong môi trường được tạo

- Con người là một nên từ các phân tử các nguyên tử.
thành

viên


của

trường

môi - Môi trường cung cấp cho con người không khí (O2)
để thở; H2O để uống và sinh hoạt; đất để trồng trọt, làm

- Vai trò của môi trường nhà cửa; quặng, khoáng sản để chế tạo ra các vật
đối với con người

dụng…

- Tác động của con - Con người và môi trường có mối quan hệ tác động
người

đối

với

môi qua lại với nhau: Con người là chủ thể tìm hiểu quy luật

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

13


Khóa luận tốt nghiệp

trường


sự biến đổi giữa các chất trong môi trường và chịu sự

- Dân số và môi trường; tác động của môi trường, mưa axit làm hư hại nhà cửa,
công nghiệp, đô thị hóa cây trồng, công trình kiến trúc; nắng to, hạn hán gây ra
và môi trường

phản ứng đốt cháy rừng, gây cạn kiệt và ô nhiễm môi
trường…
- Con người có tác động tới môi trường: Sản xuất hóa
chất, khai thác khoáng sản, khai thác các nguồn năng
lượng tự nhiên như gió, nước, mặt trời…làm cạn kiệt
nguồn nhiên liệu, nguyên vật liệu và năng lượng môi
trường. Sản xuất hóa học tạo ra các chất thải rắn, lỏng,
khí làm ô nhiễm môi trường (tăng nồng độ khí CO2,
CH4 gây hiệu ứng nhà kính, tăng nồng độ các khí SO2,
NO2…gây hiện tượng mưa axit, tăng khí CFC làm
thủng tầng ozon…
- Sự phát triển nền công nghiệp hóa và đô thị hóa nông
thôn tạo nên các chất thải, rác thải công nghiệp và rác
thải y tế. Các chất thải đều thuộc loại các chất vô cơ,
hữu cơ đã có tác động xấu tới môi trường không khí,
đất, nước (biển, hồ, sông, ngòi).
Thái độ - tình cảm:
- Có thái độ tích cực trong việc làm giảm chất thải, thu
gom chất thải, xử lí chất thải để chống ô nhiễm và vận
động mọi người cùng thực hiện.
Kĩ năng – hành vi:
- Nhận biết được các chất phế thải do con người tạo ra
và có biện pháp xử lí loại bỏ chất độc hại cho con

người và sinh vật.

Sự ô nhiễm và suy Kiến thức:
thoái môi trƣờng

- Sự ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất là do có

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

14


Khóa luận tốt nghiệp

- Ô nhiễm môi trường: các chất làm thay đổi tính chất lí, hóa thành phần không
nước, không khí, đất

khí, đất, nước không có lợi cho sự sống của con người.

- Chất thải

- Các chất thải gồm rắn, lỏng, khí thuộc loại vô cơ và

- Suy thoái rừng

hữu cơ có những tính chất nhất định góp phần làm suy

- Suy thoái đất

thoái môi trường.


- Suy giảm đa dạng sinh - Sự suy thoái rừng làm giảm công suất của một nhà
học

máy khổng lồ thu khí CO2 và tạo ra khí oxi.
- Sự suy thoái đất làm giảm các chất dinh dưỡng cho
cây trồng.
- Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí làm cho
một số loài bị triệt tiêu dẫn đến giảm đa dạng sinh học.
Tình cảm – thái độ:
- Phản đối những hành vi vứt rác thải bừa bãi làm ô
nhiễm môi trường và các hành vi khác làm ô nhiễm môi
trường.
Kĩ năng – hành vi:
- Xử lí chất thải độc hại để bảo vệ môi trường sống,
tăng cường trồng rừng, trồng cây xanh góp phần bảo vệ
môi trường xanh – sạch – đẹp.

Các biện pháp bảo vệ Kiến thức:
môi trƣờng, phát triển - Biết các biện pháp xử lí chất thải, rác thải, nước thải
bền vững

trong công nghiệp.

- Những quy định của - Biết sử dụng hóa chất hợp lí xử lí chất thải trong
pháp luật về bảo vệ môi phòng thí nghiệm, trong đời sống hàng ngày.
trường và phát triển bền - Biết cách sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón có hiệu
vững.

quả, tránh gây độc hại cho con người và sinh vật.


- Các hoạt động bảo vệ - Biết cách sử dụng các thuốc sát trùng như nước Gia –
môi trường

ven, clorua vôi để khử trùng, tẩy uế giữ môi trường

- Nhiệm vụ của học sinh trong sạch.

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

15


Khóa luận tốt nghiệp

trong việc bảo vệ môi Thái độ - tình cảm:
trường

- Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, tích
cực tham gia các hoạt động thiết thực bảo vệ môi
trường ở gia đình, trường học và cộng đồng.
Kĩ năng – hành vi:
- Nhận biết môi trường bị ô nhiễm, chất gây ô nhiễm,
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường,
- Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên cơ sở khoa
học Hóa học.
- Xử lí chất thải khí, rắn, lỏng sau thí nghiệm hóa học
trước khi đưa vào đường thoát nước chung của thành
phố.


1.2. Sự cần thiết của việc GDBVMT trong dạy học Hóa học ở trƣờng THPT
1.2.1. Môi trường và các chức năng chủ yếu của môi trường
1.2.1.1. Môi trường
Điều 3 – Luật bảo vệ môi trường 2005 sử dụng các định nghĩa:
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và sinh vật.
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lí và
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
- Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất
khác.
Môi trường sống của con người được phân thành:
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lí, hóa học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

16


Khóa luận tốt nghiệp

con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển cả, không khí, động và thực vật,
đất và nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà cửa,
trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản phục
vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
- Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con
người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, qui định ở các cấp khác nhau. Môi trường xã

hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức
mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với
các sinh vật khác.
- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo: bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc biến đổi theo, làm thành những tiện
nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu đô thị, công viên…
Các dạng tài nguyên và môi trường phản ánh các mối quan hệ của con người
với môi trường sống trên các mặt:
- Các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Các mối quan hệ giữa con người với con người.
- Các mối quan hệ giữa con người với kinh tế.
- Các mối quan hệ giữa con người với các thiết chế xã hội.
Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng lên con người như một tổng thể
các yếu tố, trong đó các thành tố hòa quyện vào nhau tạo nên những hợp lực, những
tác động tổng hợp. Điều này cần được chú ý đầy đủ trong khi phân tích các mối
quan hệ giữa môi trường với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.1.2. Các chức năng chủ yếu của môi trường
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các
chức năng chủ yếu sau:
1.2.1.2.1. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất
định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, kho tàng, bến cảng…Trung bình mỗi ngày mỗi người

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

17


Khóa luận tốt nghiệp


đều cần khoảng 4m3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống, một lượng
lương thực thực phẩm tương ứng với 2000 – 2400 calo. Như vậy, chức năng này đòi
hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người.
Không gian sống của con người là Trái đất.
1.2.1.2.2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống
và sản xuất của con người
Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên,
gồm:
- Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học
và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
- Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải
trí và các nguồn hải sản.
- Động và thực vật: cung cấp lương thực thực phẩm và các nguồn gen quí
hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời: để chúng ta hít thở, cây cối ra hoa
và kết trái.
- Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt
động sản xuất nông nghiệp…
1.2.1.2.3. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn đào
thải ra các chất thải vào tự nhiên và quay trở lại môi trường. Tại đây, các chất thải
dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân hủy, biến đổi
từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt quá trình sinh địa hóa phức
tạp. Có thể phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau:
- Chức năng biến đổi lí – hóa học: pha loãng, phân hủy hóa học nhờ ánh
sáng, hấp thụ, sự tách chiết các chất thải và độc tố.
- Chức năng biến đổi sinh hóa: sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình nitơ và
cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hóa.


Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

18


Khóa luận tốt nghiệp

- Chức năng biến đổi sinh học: khoáng hóa các chất thải hữu cơ, mùn hóa,
nitrat hóa và phản ứng nitrat hóa…
1.2.1.2.4. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Môi trường trái đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con
người. Bởi vì, chính môi trường trái đất là nơi:
- Cung cấp nguồn cho việc ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến
hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu, báo
động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản
ứng sinh lí của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng
tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa…
- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài
động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị
thẩm mĩ để thưởng ngoạn, tôn giáo và các văn hóa khác.
1.2.2. Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường, làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đặc tính vật lí, hóa
học, sinh học… của bất kì thành phần nào trong môi trường. Chất gây ô nhiễm
chính là nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại hoặc có tiềm ẩn nguy cơ gây
độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe con người và sinh vật trong môi trường đó.
1.2.3. Tại sao cần tích hợp GDBVMT trong giảng dạy Hóa học ở THPT?
Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là

những yếu tố mang tính chất tự nhiên như là đất, nước, không khí, hệ động thực vật.
Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc
gia cũng như trên toàn cầu. Chưa bao giờ môi trường bị ô nhiễm nặng như bây giờ,
ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng hổi trên toàn cầu. Chính vì vậy việc
GDBVMT nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng là
vấn đề cần thiết, cấp bách, bắt buộc khi giảng dạy trong trường phổ thông, đặc biệt
với bộ môn Hóa học thì đây là vấn đề hết sức cần thiết. Vì nó cung cấp cho học sinh

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

19


Khóa luận tốt nghiệp

những kiến thức cơ bản về môi trường, sự ô nhiễm môi trường… tăng cường sự
hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên trong sinh
hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới
đối với môi trường, có thái độ và hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường. Vì
vậy, GDBVMT cho học sinh là việc làm có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và bền
vững nhất.
1.3. Phƣơng thức đƣa GDBVMT vào môn Hóa học ở trƣờng THPT
GDBVMT là giáo dục tổng thể nhằm trang bị những kiến thức về môi trường
cho học sinh thông qua môn Hóa học sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng cấp
học. Việc đưa kiến thức GDBVMT vào môn Hóa học thuận lợi và hiệu quả nhất là
hình thức tích hợp và lồng ghép.
1.3.1. Tích hợp
1.3.1.1. Khái niệm
Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến
thức GDBVMT làm cho chúng hòa quyện vào nhau tạo thành một thể thống nhất.

1.3.1.2. Các nguyên tắc cơ bản khi tích hợp GDBVMT thông qua môn Hóa học ở
trường THPT
Quá trình khai thác cơ hội GDBVMT cần phải đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản
sau:
- Không làm thay đổi tính đặc trưng môn học, không biến bài học của bộ
môn thành bài GDBVMT.
- Khai thác nội dung GDBVMT có chọn lọc, có tính tập trung vào những
chương mục nhất định.
- Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và các kinh
nghiệm thực tế các em đã có, vận dụng tối đa mọi khả năng để cho học sinh tiếp xúc
trực tiếp với môi trường.
1.3.1.3. Một số hình thức tổ chức các hoạt động GDBVMT
1.3.1.3.1. Hoạt động ở trên lớp
Thông qua môn học trong chính khóa, có các biện pháp sau:

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

20


Khóa luận tốt nghiệp

- Phân tích những vấn đề môi trường ở trong trường học.
- Khai thác thực trạng môi trường làm nguyên liệu để xây dựng bài học
GDBVMT.
- Xây dựng bài tập xuất phát từ kiến thức môn học nhưng gắn liền với thực tế
địa phương.
- Sử dụng các phương tiện dạy học làm nguồn tri thức như là điểm tựa, cơ sở
để phân tích, tìm tòi, khám phá các kiến thức cần thiết về môi trường.
- Sử dụng các tài liệu tham khảo (các bài báo, các đoạn trích trong phổ biến

khoa học, các tư liệu, số liệu mới điều tra…) để làm rõ thêm các vấn đề môi trường.
- Thực hiện các tiết học có nội dung gần gũi với môi trường ngay trong địa
điểm thích hợp của môi trường như sân trường, vườn trường, đồng ruộng…
GDBVMT thông qua giờ học trên lớp hay trong phòng thí nghiệm do kiến
thức được tích hợp vào nội dung bài giảng nên khi giảng dạy không có phương
pháp riêng mà phải thông qua bộ môn Hóa học. Tùy theo điều kiện có thể sử dụng
một số phương pháp như dùng lời, đàm thoại, xemina, sử dụng các tài liệu trực
quan trong giờ giảng, thực hành, thực nghiệm trong phòng thí nghiệm..
Thông qua chương trình giảng dạy môn Hóa học, có ba khả năng để tích hợp
GDBVMT:
- Nội dung chủ yếu của bài học hay một số nội dung môn học có sự trùng
hợp với nội dung GDBVMT.
- Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có
liên quan trực tiếp với nội dung GDBVMT.
- Ở một số nội dung của môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập… được
xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các nội dung GDBVMT. Đối với
môn Hóa học chủ yếu ở dạng này.
Ví dụ 1: Khi giảng về bài “Lưu huỳnh”, “Hiđro sunfua”, “Hợp chất có oxi
của lưu huỳnh”, song song với việc giảng dạy các kiến thức về tính chất vật lí, tính
chất hóa học, phương pháp điều chế…giáo viên cần phải biết khai thác các kiến
thức có liên quan đến môi trường như việc gây ô nhiễm môi trường khí quyển. Có

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

21


Khóa luận tốt nghiệp

thể cung cấp cho học sinh một số thông tin như: người ta ước tính các chất hữu cơ

trên Trái đất sinh ra khoảng 31 triệu tấn H2S, mà sự oxi hóa tiếp theo sinh ra SO2.
Các hoạt động gây ô nhiễm môi trường không khí bởi SO2 vẫn giữ vị trí hàng đầu.
Qua đó có thể nêu các biện pháp xử lí đơn giản đối với không khí bị ô nhiễm chứa
lưu huỳnh.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Phân bón hóa học”, giáo viên nên hình thành cho học
sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua nội dung bài học, cần phân tích cho học
sinh thấy việc sử dụng không hợp lí phân bón, quá liều lượng có thể gây ô nhiễm
đất, nguồn nước, gây nhiễm độc cho nông sản, thực phẩm, người và gia súc… Với
sự kết hợp hài hòa, hợp lí giữa nội dung bài dạy và GDBVMT bài giảng sẽ trở nên
sinh động hơn, gây ấn tượng và hứng thú cho việc học của học sinh.
1.3.1.3.2. Hoạt động ở ngoài lớp
GDBVMT qua hoạt động ngoại khóa với các hình thức nói chuyện về các
vấn đề môi trường, tìm hiểu, đánh giá tác động môi trường của một địa phương; tổ
chức xem băng hình bảo vệ môi trường; tổ chức tham quan dã ngoại bảo vệ môi
trường ở một số địa phương.
1.3.2. Lồng ghép
Lồng ghép là thể hiện sư lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể
đưa vào bài học một mục, một đoạn, một số câu có nội dung GDBVMT.
Hình thức lồng ghép có ba mức độ: Lồng ghép toàn phần, lồng ghép một
hoặc nhiều bộ phận, lồng ghép liên hệ mở rộng bài học. Tùy thuộc điều kiện, mục
tiêu bài học, cấu trúc nội dung bài học để có thể lựa chọn hình thức lồng ghép phù
hợp để đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất.
1.4. Thực trạng việc GDBVMT thông qua dạy học Hóa học ở trƣờng THPT
hiện nay
Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách không
của riêng ai. Nhưng điều đáng nhấn mạnh trước hết là việc giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho học sinh trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là GDBVMT thông
qua dạy học môn Hóa học chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức bảo vệ môi

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2


22


Khóa luận tốt nghiệp

trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong học sinh và thậm chí cả ở một số giáo
viên.
Thực trạng hiện nay cho thấy, rất nhiều học sinh giỏi về lí thuyết nhưng khi
giáo viên đưa ra các bài tập thực tiễn có liên quan đến môi trường và yêu cầu giải
thì phần lớn trong số các em này lại chưa biết diễn đạt, chưa biết vận dụng kiến thức
của mình vào từng tình huống cụ thể để hoàn thành bài tập.
Nhiều giáo viên khi được hỏi đã rất hứng thú với việc tích hợp GDBVMT
cho học sinh nhưng lại ngại dạy, ngại tìm tòi, ngại sưu tầm do không có thời gian.
Chính những điều trên đã đẩy nền Giáo dục của chúng ta thời gian qua có
những sản phẩm con người giỏi lí thuyết nhưng lại không năng động, sáng tạo trong
thực tiễn, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao.

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

23


Khóa luận tốt nghiệp

Chƣơng 2: TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA PHI KIM THPT NÂNG CAO
2.1. Nội dung cấu trúc chƣơng trình Hóa học phần Hóa phi kim THPT nâng
cao
2.1.1. Cấu trúc

Chương trình Hóa học phần Hóa phi kim THPT nâng cao gồm có các chương sau:
Chương 5: Nhóm halogen – Hóa học 10
Chương 6: Nhóm oxi – Hóa học 10
Chương 2: Nhóm nitơ – Hóa học 11
Chương 3: Nhóm cacbon – Hóa học 11
2.1.2. Phân phối chương trình
Chƣơng
Chương 5: Nhóm

Số tiết lí thuyết

Số tiết luyện tập

Số tiết thực hành

6

5

2

8

4

2

10

2


1

5

1

0

halogen – Hóa học 10
Chương 6: Nhóm oxi
– Hóa học 10
Chương 2: Nhóm nitơ
– Hóa học 11
Chương 3: Nhóm
cacbon – Hóa học 11
2.1.3. Nội dung kiến thức cơ bản của phần Hóa phi kim trong chương trình
THPT
Phần phi kim được nghiên cứu trong chương trình hoá học lớp 10 và 11
THPT. Lớp 10 nghiên cứu 2 nhóm nguyên tố là Halogen và Oxi, lớp 11 nghiên cứu
tiếp 2 nhóm Nitơ và nhóm Cacbon.
Các nhóm nguyên tố này được nghiên cứu ngay sau khi học sinh đã được trang bị
các kiến thức lí thuyết chủ đạo của chương trình về cấu tạo chất (cấu tạo nguyên tử - liên
kết hoá học), định luật tuần hoàn, phản ứng hoá học (loại phản ứng, tốc độ phản ứng, cân

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

24



Khóa luận tốt nghiệp

bằng hoá học) và lí thuyết về sự điện li. Việc nghiên cứu các nhóm nguyên tố này giúp học
sinh vận dụng kiến thức lí thuyết chủ đạo để dự đoán, giải thích tính chất các đơn chất, hợp
chất và sự biến thiên tính chất các nguyên tố, tính chất các hợp chất các nguyên tố trong
nhóm. Đồng thời việc nghiên cứu các đơn chất, hợp chất cụ thể tạo điều kiện để hoàn
thiện, phát triển một số nội dung lí thuyết chủ đạo.
Khi nghiên cứu các kiến thức cơ bản về các nhóm nguyên tố phi kim cần chú ý đến
việc làm rõ đặc điểm cấu tạo và mối liên quan giữa cấu tạo nguyên tử, các hằng số vật lí,
các giá trị năng lượng để giải thích tính chất của các nguyên tố, đơn chất, hợp chất của
chúng cũng như khi so sánh giữa chúng.
2.1.3.1. Nhóm halogen
Phân nhóm VIIA – Nhóm halogen gồm các nguyên tố Flo, Clo, Brom, Iot và
Atitan. Nhóm halogen chỉ nghiên cứu 4 nguyên tố: F, Cl, Br, I, còn Atatin là nguyên
tố phóng xạ, không nghiên cứu.
Nội dung kiến thức về nhóm halogen đã đề cập tới những nội dung chính
sau:
- Sự tương tự về cấu tạo nguyên tử của các halogen, từ đó dẫn tới sự giống
nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất các hợp chất do chúng
tạo thành cụ thể là:
+ Nguyên tử có 7 electron lớp ngoài cùng, có 1 electron độc thân nên dễ
dàng nhận thêm 1electron để đạt cấu hình bão hoà. Halogen có tính oxi hoá mạnh.
+ Tính oxi hoá giảm dần từ F đến I (dựa vào độ âm điện và bán kính nguyên
tử).
+ Số oxi hoá đặc trưng là -1 trong hợp chất với hidro và kim loại.
+ Dung dịch của các hiro halogenua là các axit.
+ Ở trạng thái kích thích Cl, Br, I có khả năng tạo hợp chất có số oxi hoá: +1,
+3, +5, +7 (do lớp vỏ nguyên tử có phân lớp d).
- Sự khác biệt giữa F và các hợp chất của nó với các nguyên tố khác cùng
phân nhóm là:

+ Các trạng thái oxi hoá.

Nguyễn Thị Vân – K33D Khoa Hóa học – Trường ĐHSP Hà Nội 2

25


×