Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Khu liên hiệp xử lí chất thải rắn đa phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 23 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
-----------------------------------------------

KIỂM SOÁT CHẤT THẢI RẮN & CHẤT THẢI NGUY HẠI
CHUYÊN ĐỀ:

KHU LIÊN HIỆP XỬ LÍ
CHẤT THẢI RẮN ĐA PHƯỚC

Lớp: 09090101
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nhóm: 5

Page 1


Tp Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2011

Page 2


Bắt đầu đưa vào hoạt động từ ngày 01/11/2007, khu liên hợp xử lý chất thải
rắn Đa Phước (huyện Bình Chánh) - một trong hai khu xử lý rác lớn nhất của TP
Hồ Chí Minh mỗi ngày tiếp nhận và xử lý khoảng 3.000 tấn (tức khoảng 50%
lượng rác thải sinh hoạt của thành phố) và 20 tấn rác cho Long An.

I. GIỚI THIỆU KHU LIÊN HIỆP XỬ LÍ CTR ĐA PHƯỚC
1.1. Tổng quan


Năm 2005, sau khi tìm hiểu kỹ về chủ trương "xã hội
hóa đầu tư" của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh,
Việt kiều David Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty
Vietnam Waste Solution (VWS) đã đầu tư xây dựng
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước. Có tổng vốn đầu tư hơn 90 triệu USD
và là công trình xử lý rác đầu tiên có 100% vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại
thành phố.
• Vị trí: Khu đất quy hoạch thuộc xã Đa Phước và xã Phong Phú, huyện Bình
Chánh. Mặt trước bãi rác nối với đường nhựa bằng một cây cầu và cái cổng
chính duy nhất đi từ Quốc lộ 50 vào bãi rác.
• Quy mô diện tích: 128ha (trong đó 78ha dùng cho chôn lấp, 50ha còn lại
dùng để trồng cây xanh, đệm bờ, đê bao, khu hành chính, nhà máy compost,
và nhà máy phân loại).
• Các hạng mục: nhà máy phân loại, thu
gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng
rác thải; hệ thống xử lý nước thải;
trạm trung chuyển; trạm rửa xe tải rác
tự động; trạm quan trắc địa môi
Page 3


trường; dây chuyền chế biến phân bón compost từ rác hữu cơ; nhà máy sản
xuất điện từ khí metal của rác thải; vành đai trồng cây xanh 300m xung
quanh khu liên hiệp.
Sau khi chôn lấp rác trong 22-24 năm, bãi rác này sẽ đóng cửa và phía trên khu đất
này được chủ đầu tư xây dựng sân golf.
1.2. Công nghệ
1.2.1. Bãi rác chôn lấp vệ sinh



Kỹ thuật xử lý cuối cùng đối với chất thải rắn.



Mùi, khí sinh học và nước rỉ rác xử lý triệt để không gây ảnh hưởng

tới môi trường hay con người trong khi vận hành hay khi đóng bãi.
a) Bãi chôn lấp
 Nguyên tắc cơ bản
• Không tự tiện đào bới rác, đảm bảo lớp phủ và nén hiệu quả.


Đảm bảo chiều cao phù hợp của từng đơn nguyên (1-1,5 m) tạo điều

kiện ổn định tốt.


Đảm bảo lớp phủ hàng ngày (0,1-0,2 m) bằng đất.



Chất thải rắn nên nén trong từng lớp (0,2- 0,3 m) trong các đơn nguyên.

• Đảm bảo độ bền chắc của khu vực bãi chôn lấp.


Đảm bảo chống thấm tốt và tránh ngập úng trong các đơn nguyên.

Page 4





Đảm bảo thu gom, kiểm soát tốt nước rỉ và khí gas tránh ảnh hưởng

điều kiện vận hành và gây ô nhiễm môi trường.


Đảm bảo lớp phủ cuối cùng (0.4-0.6 m), nên có lớp phủ xanh bằng thực

vật để tạo cảnh quan và độ bền chắc.

b) Hệ thống và quy trình xử lý nước rỉ rác
Nước rỉ rác là loại nước thải được phát sinh trong quá trình chôn lấp rác
thải ở các bãi chôn lấp. Nó có thành phần phức tạp và khó xử lý.
Các nguồn chính tạo ra nước rò rỉ bao gồm:
nước từ phía trên bãi chôn lấp, độ ẩm của rác,
nước từ vật liệu phủ, nước từ bùn nếu việc
chôn bùn được cho phép. Việc mất đi của
nước được tích trữ trong bãi rác bao gồm nước
tiêu thụ trong các phản ứng hình thành khí bãi
rác, hơi nước bão hòa bốc hơi theo khí và nước thoát ra từ đáy bãi chôn lấp.
 Thành phần nước rỉ rác:

Page 5


Hàm lượng chất hữu cơ cao, COD dao động từ 2.000 đến 20.000 mg/l, tổng Nito
dao động trong khoảng từ 200-2000mg/l, trong đó amoniac rất cao trung bình là
200mg/l. Ngoài ra nước rỉ rác còn chứa nhiều kim loại hòa tan, kim loại nặng như

Ca2+ (2000-2500mg/l), Zn (0,84mg/l), Ni 0,5mg/l, Cr 0,12mg/l, Cu 0,46mg/l, Pb
<0,13mg/l, Hg 0,09mg/l và một số chất hữu cơ độc hại (thuốc bảo vệ thực vật,
PCBs,…)
Bảng. Thành phần tính chất nước rỉ rác
Thông số

Đơn vị

Dãy giá trị

Trung

Tiêu chuẩn

NRR cũ

bình

cho phép

-

-

-

40

5,6 – 6,47


7,4 – 8

5,5 – 9

18,260 –

8,300 –

Không giới

20,700

8,900

hạn

NRR mới
1 Nhiệt độ

Độ C

2 pH
3 TDS

4 Độ cứng

mg/l

mg Caco3/l


5,733 – 8,100 1,420

Không giới

-1,600
5 BOD5

mg/l

39,000 –

hạn

355-1200

2.125

30

1,300

3.900

50

48,462
6 COD

mg/l


50,574 –
57,325

7 Tổng N

mg/l

977-1,000

503 – 747

45

15

8 N-NH3

mg/l

977-8,000

403 -547

4.000

5

9 Tổng P

mg/l


5,2 – 29,3

12,5 – 17,1 13.3

4

240×106

3.000

1 Tổng coliformMNP/100ml 240×106

10×106

Page 6


0
11 Độ màu

Không giới hạn nước sau khi xử lý nhìn về cảm quan không màu

Page 7


 Hệ thống thu gom nước rỉ rác:

 Quy trình công nghệ xử lý nước rỉ rác:
1. Xử lý sơ bộ: bao gồm hồ chứa nước rác tươi, máy tách rác, bể trộn vôi,

bể điều hòa, bể lắng cặn vôi. Nước thải được thu gom làm thoáng sơ bộ, tách rác
đồng thời ổn định nước thải đầu vào và khử kim loại trong nước rác.
2. Tháp Stripping hai bậc: dùng để xử lý N-NH 3 trong nước thải. Các thiết
bị trong tháp hoạt động hoặc dừng tự động theo sự hoạt động của bơm cấp nước
thải lên.
3. Bể khử Canxi + bể tiền xử lý hóa lý: dùng để xử lý lắng cặn Canxi trong
nước rỉ rác. Bể khử Canxi được bố trí hệ thống châm hóa chất như 1 bể tiền xử lý
hóa lý nhằm tăng cường quá trình xử lý sinh học.

Page 8


4. Bể phản ứng sinh học Seletor + C-tech: dùng oxy hóa COD, BOD đồng
thời với quá trình nitrification và denitrification. Bể được lắp đặt hệ thống phân
phối khí dưới đáy bể để dùng cấp khí dạng bọt mịn. Khí được cấp gián đoạn thông
qua van điều khiển.
5. Bể xử lý hóa lý: sử dụng các chất keo tụ để xử lý các chất lơ lửng trong
nước rỉ rác và xử lý 1 phần độ màu.
6. Bể oxy hóa fenton
hai cấp liên tiếp: sử dụng
các chất oxy hóa mạnh để
oxy hóa các chất mang màu
và chất ô nhiễm khó phân
hủy, sử dụng 2 cấp liên tiếp
nhằm làm tăng hiệu suất của
quá trình oxy hóa.
7. Bể lọc khử trùng:
xử lý các thành phần cặn lơ
lửng trong nước rác bằng hệ
thống bể lọc cát, sử dụng

hóa chất NaClO để khử
trùng nước thải.
8. Hệ thống xử lý
bùn: bùn dư từ công đoạn

Page 9


xử lý được bơm đến bể chứa và nén bùn rồi được thu gom và vận chuyển vào các ô
chôn rác của bãi.
1.2.2. Công nghệ tại bãi rác Đa Phước
- Gồm: các công trình chính là một nhà máy phân loại rác, một nhà máy sản
xuất phân vi sinh compost và bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh và một số công trình phụ
trợ, cụ thể như sau:
 nhà máy phân loại, thu gom nguyên liệu tái chế và tái sử dụng rác thải
(như rác nhựa thàng hạt nhựa, giấy tái sinh) với công suất 500
tấn/ngày;

Nhà máy xử lý nước mưa và
nước thải Đa Phước

 trạm

trung

chuyển;
trạm rửa xe
tải rác tự động;
 dây chuyền chế biến phân bón compost từ rác hữu cơ (hay còn gọi là
rác thực phẩm) công suất 1000 tấn/ngày;


Page 10


 nhà máy sản xuất điện từ khí metal của rác thải cung cấp điện năng
cho nhân dân trong vùng;
 hệ thống xử lý nước thải (6 hồ chứa nước rỉ rác được lót dày ,2 nhà xử
lý nước rỉ rác đầu ra đạt loại A) là hệ thống xử lý nước rỉ rác hòa lẫn
nước mưa công suất 3.000 m3 một ngày và nhà xử lý nước rác đậm
đặc công suất 280 m3 một ngày, sẽ xây thêm xử lý nước rác đậm đặc
công suất 1.200 m3 một ngày) và trạm quan trắc địa môi trường (gồm
hàng trăm giếng quan trắc lấy nước rỉ rác để không thấm trong nước),
bảo vệ không gây ô nhiễm khu vực;

Trạm

quan

trắc thời tiết,
hướng gió và
kiểm tra mùi,
hoạt

động

24/24

giờ

nhằm


đảm

bảo

môi

trường xung quanh.

 vành đai trồng cây xanh 300m (xung quanh khu liên hiệp) như là một
"vùng đệm" để ngăn việc phát tán mùi hôi và góp phần hạn chế ô
nhiễm môi trường.

Page 11


- Quy trình xây dựng: Sau khi triển khai lót nền(làm sạch khu đất, nhổ đến
từng cọng rễ cây cuối cùng vì sợ rằng chúng sẽ đâm thủng tấm lót nền chống thấm,
nước rỉ rác sẽ thấm vào đất), công ty tiến hành lắp đặt hệ thống thu gom nước và
khí thải rồi mới bắt đầu tiếp nhận rác nhằm giảm thiểu khối lượng rác thải phải
chôn lấp.
- Quy trình hoạt động: sau khi thu gom và vận chuyển về khu liên hiệp, rác
phải đi qua nhà máy phân loại, được tách lọc những vật liệu có thể tái chế như
nhựa, bao nilon, kim loại, giấy…đem tới từng công trình nhà máy tái chế riêng
trong khu liên hiệp, còn những loại rác không thể tái chế, tái sử dụng sẽ được chôn
lấp hợp vệ sinh. Nước rỉ rác được thu gom xử lý triệt để và xử lý để đầu ra đạt loại
A. Lượng nước rỉ rác sau xử lý được tái sử dụng vào các mục đích sinh hoạt, tưới
cây, xịt nước rửa đường, xịt khống chế bụi trong quá trình xây dựng…
- Đặc biệt, tại khu liên hiệp sử dụng công nghệ POSI-SHELL là phát minh
tiên tiến này mới chỉ sử dụng tại Hoa Kỳ trong 2 năm qua và lần đầu tiên có mặt

tại châu Á. Theo quy trình:
 rác được tiếp nhận đến
đâu sẽ được phun xịt chất phụ
gia keo được trộn chung với xi
măng và bột vôi (được nhập
khẩu

từ

nước

ngoài) ngay đến đó
lên bề mặt của rác.
Lớp phủ được rải
và nén chặt có tác
Page 12


dụng giảm bớt tối đa mùi hôi, ngăn nước rỉ rác thẩm thấu vào tầng nước
mặt, diệt côn trùng và phòng ngừa hỏa hoạn xảy ra trong bãi chôn lấp.
 Sau đó, bề mặt trên cùng sẽ được phủ bạt HDPE nhằm ngăn chặn
triệt để mùi hôi và tiêu diệt côn trùng.



Ngoài ra, mùi

phát sinh từ rác còn
được khống chế bằng
máy phun sương khử

mùi được xịt hàng
ngày. Cho nên, ngày
mưa cũng như ngày
nắng, cũng khó cảm
nhận được mùi hôi của
rác.
- Giá thành xử lý từ 16,4 – 16,96 USD/tấn rác. Cụ thể, chi phí vận hành nhà
máy phân loại rác trên 0,9 USD/tấn, chi phí vận hành nhà máy chế biến phân
compost trên 0,2 USD/tấn, chi phí cho trạm xử lý nước rò rỉ trên 0,5 USD/tấn, chi
phí xử lý nước rỉ rác trên 1,1 USD/tấn…Đơn giá ở đây cao như vậy là vì khu vực
Đa Phước nền rất yếu chỉ cẩn bể bờ bao là phá sản.

Page 13


Chi phí vận hành các hạng mục được tính vào đơn giá xử lý rác.

Page 14


II. THỰC TRẠNG
Trên thực tế, Khu liên hợp bãi rác Đa Phước đang nhận xử lý 3.000 tấn
rác/ngày cho TP Hồ Chí Minh và 20 tấn rác/ngày cho Long An. Nhưng bãi rác
được cho là có công nghệ hiện đại của Mỹ lại gây nhiều bức xúc cho người dân
không chỉ về mùi hôi thối nồng nặc, về
nạn ruồi bùng phát vào mùa hè?
 Khu vực mặt tiền bãi rác sạch
sẽ, tươm tất, nhà máy xử lý nước rỉ rác
(nước rỉ ra từ rác) với nước sau khi qua
xử lý chảy ra trong veo.

 Phía sau bãi rác:
• đầu năm 2009, trên sông
thường xuyên thấy những luồng nước
có màu đen sẫm ở khu vực gần bãi rác,
thường xuất hiện vào ban đêm hoặc
lúc có mưa to, cá tôm ở khu vực giảm
dần.
Nước đỏ từ hồ chứa sau cùng ở bãi rác Đa
Phước chảy ra sông



tháng 6/2009, hồ nước này có màu đỏ quạch và bốc mùi hôi thối nồng

nặc, những ngày mưa tháng 7/2009, xe cuốc đào bờ cho nước từ hồ chứa chảy ào
ào ra sông. Đầu tháng 8/2009, con mương thoát nước ra sông đã được lấp lại. Nước
trong hồ lúc này không còn có màu đỏ như trước mà có màu xanh lè. Mỗi khi có
gió, nước xanh vỗ vào bờ hồ sủi bọt trắng xóa và bốc mùi hôi nồng nặc.

Page 15


Hồ nước màu nâu đỏ...

... và biến thành màu xanh chỉ trong một thời gian

 Khu vực xung quanh:


người dân luôn than phiền về tình trạng mùi hôi thối phát sinh từ hai


nguồn từ rác tươi và nước rỉ rác, dù cách xa bãi rác gần 2km nhưng mùi rác thối
vẫn nồng nặc.

Trời

mưa

nước rỉ rác
tràn ra sông,
nhà dân gây
mùi hôi nồng
nặc.

Page 16


Cứ tầm buổi chiều, hàng
trăm xe chở rác tập kết hàng
dài chờ vào khu xử lý rác Đa
Phước ở huyện Bình Chánh,
TPHCM, mang theo mùi hôi
và nước rỉ từ rác khiến người
dân sống cạnh quốc lộ 50
chết ngạt vì mùi hôi.

Theo quy định, bãi rác Đa Phước mở cửa tiếp nhận rác từ 6 giờ chiều hôm
trước đến 6 giờ sáng hôm sau, nhưng mới 4 giờ chiều xe rác đã có mặt kịp xếp
thành hàng dài, vì thế nước rỉ từ rác trên những chiếc xe chảy ra đường khiến
người đi đường và dân sống quanh khu vực hưởng trọn mùi hôi thối nồng nặc.



Dịch ruồi bùng phát và có hẳn một chiến dịch diệt ruồi rầm rộ.

Page 17


Ông Trần Văn Ba, trú tại A16/492 ấp 1, xã Phong Phú, cho hay: “Từ khi có bãi rác
Đa Phước, người dân phải chịu đựng mùi hôi vào mỗi buổi chiều tối. Bây giờ phải
chịu thêm cảnh ăn ở cùng ruồi”.
Trời đứng gió là ruồi nhiều vô kể. Chúng bay thành đàn, đậu vào bất cứ thứ
gì ở trong nhà, ngoài ngõ. Mọi biện pháp như phải thắp hương muỗi, mua keo
dính, xịt thuốc diệt côn trùng… hầu như không có tác dụng vì ruồi quá nhiều. Mật
độ ruồi xuất hiện ở các xã này với số lượng khác nhau từ 10 - 50 con/m², tại một
số nơi như nhà vệ sinh, nhà bếp, khu vực ẩm ướt có thể lên đến 100 con/m².

Đoàn kiểm tra đã phát hiện những ổ giòi lúc nhúc ngay tại bãi rác

• Nhiều người dân sống xung quanh khu vực bãi rác Đa Phước trước đây
nuôi thủy sản như tôm, cá, cua thì nay phải bỏ nghề vì các con kênh, rạch ở khu
vực bị ô nhiễm, không thể nuôi thủy sản gì được.
• Ô nhiễm môi trường: do hồ chứa nước rỉ rác nằm sát bờ sông nhưng bờ
bao cũng như phần đáy hồ không hề có lót lớp chống thấm. Chưa hết, toàn bộ diện
tích hồ chứa nước rỉ rác cũng nằm lộ thiên gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, do
các xe trung chuyển vào các bãi chôn rác, rác và nước bẩn dính vào xe, khi ra
ngoài không được rửa kỹ nên theo xe ra ngoài môi trường gây ô nhiễm.

Page 18



III. ĐÁNH GIÁ
 Thi công dở dang
Mặc dù đã được khởi công từ năm 2004, nhưng có 10 hạng mục chưa hoàn thành
trong 25 hạng mục ở khu xử lý rác Đa Phước trong đó có một số công trình quan
trọng như: trạm cân, lớp lót ô chôn rác, hệ thống thu nước rỉ rác, hồ chứa nước rỉ
rác… vẫn còn đang thi công dở dang. Cụ thể như sau:
 Tính đến tháng 2/2008, hệ thống thu gom nước rỉ rác ở bãi rác Đa Phước

vẫn chưa hoàn thiện, chưa xử lý triệt để.
 Tính đến hết tháng 2/2009, VWS chỉ mới vận hành hệ thống xử lý nước rỉ

rác 150 m3/ngày. Còn nhà máy xử lý nước rỉ rác công suất 1.200 m 3/ngày
chưa được xây dựng xong. Nhưng với lượng rác được tiếp nhận hằng ngày,
lượng nước rỉ rác đậm đặc phát sinh tại bãi rác Đa Phước khoảng
800m3/ngày.
 Đến tháng 3/2009, xác nhận tại bãi rác Đa Phước vẫn chưa có nhà máy phân

loại rác và nhà máy chế biến phân compost.
 Sàn trung chuyển rác cũng chưa có nên các xe chở rác của các đơn vị

phải chở thẳng rác lên bãi chôn lấp để đổ gây mất thời gian quay vòng và
tiêu hao nhiều nhiên liệu ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển.
 Ngộ nhận về công nghệ
Xu thế hiện nay của thế giới là hạn chế đến mức thấp nhất công nghệ chôn
rác mà tập trung xây dựng các nhà máy tái chế xử lý rác, sử dụng khí gas. Như
vậy, nên đầu tư xây dựng ngay một nhà máy tái xử lý rác thay vì xây dựng một
nhà máy chôn rác kiểu Đa Phước, vừa tốn kém tiền bạc, lại không hiệu quả kinh tế.

Page 19



Ngoài ra, có thể công nghệ xử lý rác thiết kế cho Đa Phước là hiện đại, nhưng thời
điểm chuyển giao xây dựng thì đã lạc hậu.
 Giám sát bất lực:
Bãi rác Đa Phước đã hoạt động gần 2 năm nay nhưng bộ phận giám sát của Sở TNMT TP.HCM là Ban quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải TP.HCM (viết tắt là
MBS) vẫn chưa thể tiếp cận được quy trình xử lý rác ở đây.
 vào tháng 3/2009, MBS thừa nhận dù bãi rác Đa Phước đã hoạt động hơn 1
năm qua nhưng do phía VWS không cho phép tiếp cận nên công tác giám sát
không ghi nhận được quá trình hoạt động của bãi rác. Vì thế các chủng loại
chất thải được vận chuyển về bãi rác Đa Phước ra sao, việc xử lý nước rỉ rác
như thế nào, MBS cũng không nắm được.
 MBS cho biết họ chỉ ghi nhận số lượng rác hiển thị trên đồng hồ cân và ghi
lại biển số xe cùng với nhân viên của VWS. Song khối lượng rác tính được
chỉ mang tính ghi nhận vì phần mềm vi tính của cân rác do phía VWS lắp
đặt và sử dụng. Trong khi đó, việc kiểm định cân trước khi hoạt động và
theo định kỳ cũng đều do VWS thực hiện.
 Về công tác nghiệm thu, MBS cho rằng do VWS vẫn chưa hoàn thiện các
hạng mục công trình nên
việc tính toán đơn giá xử
lý rác là rất khó khăn.
Ngoài ra, do bãi rác Đa
Phước vẫn chưa xây dựng
sàn trung chuyển nên các
xe vận chuyển rác phải
chạy thẳng lên bãi rác gây

Page 20


mất thời gian quay vòng và tiêu hao nhiều nhiên liệu ảnh hưởng đến chi phí

vận chuyển.
 Trong thời gian đầu hoạt động, do chưa có nhà máy xử lý nước rỉ rác nên
lượng nước rỉ rác phát sinh tại bãi rác Đa Phước phải được vận chuyển về
bãi rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) để xử lý. Tuy nhiên, sau đó lượng
nước này được lưu chứa tại chỗ. Tính đến tháng 2/2008, hệ thống thu gom
nước rỉ rác ở bãi rác Đa Phước vẫn chưa hoàn thiện.
 Ngoài ra, việc chôn lấp rác cũng chưa thực hiện theo đúng quy trình vận
hành. Do công tác phủ đất không tốt, che phủ bạt không kín, thu gom nước
rỉ rác chưa thực hiện dẫn đến phát sinh mùi hôi nhiều.

Page 21


IV. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
- Yêu cầu công ty chủ đầu tư phải hoàn thành các hạng mục chưa hoàn thành
trong dự án.
- Giám sát chặt chẽ công tác xử lý rác ở bãi rác Đa Phước, vì nguồn vốn đối
ứng của thành phố nằm trong dự án này rất lớn. Đề nghị Ủy ban nhân dân
Thành phố quan tâm đến việc kiểm tra, giám sát năng lực tài chính của chủ
đầu tư, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với bãi rác.
- Sở Tài nguyên Môi trường cần có biện pháp kiểm tra, đảm bảo tính đồng bộ
trong quy trình tiếp nhận, phân loại và xử lý rác.
- Ở các khu vực xung quanh bãi rác xuất hiện dịch ruổi, có biện pháp kiên
quyết để buộc chủ đầu tư phải thực hiện đúng các cam kết, cũng như thực
hiện đầy đủ, nghiêm ngặt các công đoạn trong quy trình xử lý rác, không để
tái diễn tình hình trên.
- Khuyến khích người dân trồng cây xanh, thiết lập vành đai cây xanh cách ly
giữa khu vực bãi rác và khu dân cư để giảm thiểu việc ảnh hưởng xấu đến
môi trường.


Page 22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Google.com.vn
2) Bài giảng Kiểm soát chất thải rắn và chất thải nguy hại, ThS. Nguyễn Thị
Thanh Hương, 2011, Đại học Tôn Đức Thắng, Tp HCM.

Page 23



×