Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Tiểu luận đánh giá tác động của môi trường dự án bãi xử lý chất thải rắn Đa Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.92 KB, 80 trang )

Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
MỞ ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH BÁO CÁO
Dự án bãi chôn lấp là một trong những án xây dựng các bãi chôn lấp để giải
quyết vấn đề rác thải của thành phố Hồ Chí Minh. Bãi Đa Phước được xây dựng sẽ
giải quyết lượng rác thu gom của các quận 5,6,8, huyện Bình Chánh, khu Đô thị mới
Phú Mỹ Hưng. Vì dung tích chứa của bãi Gò Cát, Phước Hiệp sắp hết nên việc xây
dựng các bãi rác mới là hết sức cần thiết. Lập dự án xây dựng bãi chôn lấp Đa Phước
là một trong những nội dung của vấn đề rác thải đô thị cấp thiết.
Tuy nhiên khi quyết xây xựng một bãi chôn lấp chất thải rắn, sẽ liên quan tới
rất nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội cũng như là môi trường.
Mục đích của bản báo cáo này là để nhận dạng và đánh giá được hết các tác
động của dự án gây ra, phát họa ra được diễn biến môi trường khi thực hiện dự án, từ
đó xem xét cân nhắc tất cả các mặt lợi và hại để đưa ra quyết định sau cùng. Đồng
thời bản báo cáo cũng đề xuất các biện pháp để loại bỏ, giảm thiểu hay khắc phục các
tác động xấu của dự án.
2. CÁC VĂN BẢN, TÀI LIỆU, SỐ LIỆU LÀM CĂN CỨ BÁO CÁO
Bản báo cáo được thự hiện trên cơ sở các văn bản pháp luật.
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được thông qua ngày 17/1/1993.
Chỉ thị số 199/ Tgg ngày 3/4/1997 của thủ tướng chính phủ về những biện pháp
cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.
Thông tư số 490/1998/TTG-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của bộ khoa học
công nghệ và môi trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường đối với các dự án đầu tư.
Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp Đa
Phước, xã Đa Phước, Bình Chánh.
Các số liệu khí hậu , khí tượng, thủy văn, kinh tế , xã hội xã Đa Phước, Bình
Chánh.
3. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Vì điều kiện kinh phí và thời gian hạn hẹp, bản báo cáo được thực hiện bằng


các phương pháp tham khảo là chính, bên cạnh đó còn thực hiện phương pháp khảo
sát thực tế.
Đánh giá các tác động được thực hiện bằng phương pháp liệt kê, ma trận tác
động, mạng lưới tác động.
1
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
4. TỔ CHỨC, THÀNH VIÊN, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG BÁO CÁO
Đây là đề tài nghiên cứu của sinh viên gồm các thành viên:
Huỳnh Thanh Trung.
Lê Hoài Nam.
Đoàn Trần Đức Sinh.
Với sự hướng dẫn của Phó giáo sư Tiến sĩ Vũ Chí Hiếu.
Phương pháp thực hiện chủ yếu dựa trên lý thuyết.
Báo cáo được thực hiện trong vòng 1 tháng từ 30/11-30/12/2004
2
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
CHƯƠNG 1 MÔ TẢ SƠ LƯỢC DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN:
“XÂY DỰNG KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐA PHƯỚC ”
1.2. VỊ TRÍ
Dự án nằm trong khu vực xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh,
trong khu vực cù lao, đất tương đối thấp và thường xuyên ngập triều được bao bọc bởi
các hệ thống kênh rạch: rạch Ngã Cậy, rạch Chiếu, rạch Bà Lào. Khu vực có mật độ
tập trung dân cư thấp. Diện tích đất chủ yếu dùng để canh tác lúa và để hoang.
1.3. MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI
Mục tiêu của dự án là giải quyết vấn đề chất thải rắn ở thành phố hồ chí minh,
cụ thể là sau khi hoàn thành bãi rác sẽ tiếp nhận rác từ các quận 5,6,8, huyện Bình
Chánh, khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng.
Áp dụng các công nghệ cao, hợp vệ sinh trong kỹ thuật chôn lấp chất thải rắn.

Nâng cao trình độ trong công tác quản lý chất thải rắn.
Mục tiêu quan trọng trước mắt là giải quyết một khối lượng rác lớn của thành
phố đang ngày càng tăng nhanh.
1.4. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN
Với phạm vi phục vụ là khu vực Nam thành phố. Căn cứ nghị định 52 của
chính phủ về việc ban hành qui chế quản lý đầu tư và xây dựng cùng các sửa đổi, bổ
sung một số điều của qui chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành thì qui mô công
trình xây dựng Khu liên hợp xử lý rác Đa Phước thuộc nhóm B- loại 2 với tổng mức
vốn đầu tư từ 20-400 tỉ đồng.
 Qui mô chung của dự án
• Diện tích xây dựng khu liên hợp xử lý rác Đa Phước 73,64 ha
• Diện tích đền bù, giải tỏa, tái định cư 73,64 ha
• Diện tích đầu tư xây dựng giai đoạn I 34,14 ha
• Công suất tiếp nhận và xử lý rác 3000
tấn/ngày đêm.
• Thời gian hoạt động 4 năm
 Các hạng mục công trình:
• Ô chôn rác 27,9 ha
• Đê bao chắn rác 4000m
• Đê ngăn nước mưa 1000m
• Hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ 200 m
2
• Ống nhựa HDPE D150 & D300 5.100m
3
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
• Trạm xử lý nước rò rỉ (công suất 800 m3/ngđ) 800
m3/ngđ
 Giếng thăm 6 cái
 Đường mương dẫn nước thải 1000m
• Hệ thống thu gom và xử lý khí

 Thiết bị đốt khí 58 bộ
 Ống nhựa HDPE D160 1500m
• Công trình kỹ thuật phụ trợ
• Đê chắn lũ 4300m
• Sàn phân loại rác 8000m2
 Mái che 6300m
2
 Mương thu nước rác 6000m
• Hệ thống quan trắc
 Giếng quan trắc nước mặt 2 cái
 Giếng quan trắc nước ngầm 6 cái
 Trạm quan trắc nước 1 trạm
 Trạm quan trắc khí 1 trạm
• Công trình Hạ tầng kỹ thuật
 Đường giao thông
 Cầu cảng
 Hệ thống cấp điện
 Hệ thống cấp nước
 Hệ thống thoát nước mưa
 Phòng thí nghiệm
150m
2
• Khu hành chính và xưởng cơ khí
 Khu hành chính-quản lý và phục vụ công nhân 1600m
2
 Bảo vệ 16m
2
 Nhà kho + xưởng cơ khí 1000m
2
 Sàn rửa xe 1200m

2
 Trạm cân
4
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
• Cổng, tường rào
 Tường gạch cao 6m 900m
 Rào kẽm gai cao 2m 4000m
 Cổng chính cao 6m 10m
 Cổng phụ cao 6m 4m
 Hàng rào di động 100m
 Hệ thống cây xanh
50000m
2
• Trang thiết bị phục vụ
 Xe san đầm rác chuyên dùng, tải trọng 31,6 tấn 1xe
 Xe đào đất dung tích gầu 0,8m3 1xe
 Xe xúc, ủi rác dung tích gầu 3m3 3 xe
 Cạp rác 1-1,5 tấn 3 cái
 Máy phát điện loại 100kVA 2 cái
 Máy bơm nước thải 20kVA 4 cái
 Máy bơm nước cấp 5kVA 1cái
 Xe cẩu thùng 3 tấn 1xe
 Xe vận chuyển rác dung tích thùng 2 m3 27xe
 Xe vận chuyển đất phủ dung tích thùng 12m3 1xe
5
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chơn lấp Đa Phước
GIỚI THIỆU QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Sơ đồ: Quá trình xử lý rác tại bãi chôn lấp.
1.4.1. Cơng tác chơn lấp rác
Rác được tập kết đến cơng trường, sau khi qua cầu cân sẽ được đổ tại sàn kiểm

tra phân loại rác.
Qua kiểm tra (chủ yếu bằng cảm quan), nếu phát hiện các loại rác khơng hoặc
chưa được phép chơn lấp sẽ được vận chuyển đến nơi xử lý khác theo quy định.
Chỉ các loại rác được phép chơn lấp sẽ được xe xúc xúc từ sàn phân loại đổ lên
xe tải ben chun dùng, vận chuyển đến ơ chơn rác đã được lót đáy bằng tấm nhựa
HDPE và lắp đặt ống PE thu gom nước rác.
Tại mỗi ơ chơn rác, rác được san phẳng thành từng lớp có chiều dày khơng
vượt q 60cm (để đạt được độ đầm nén tối đa) và được đầm nén kỹ bằng xe chun
dùng Landfill Compactor 826G CAT (số lần đầm nén rác từ 6-8 lần qua 1 điểm) đảm
bảo tỷ trọng tối thiểu sau đầm nén là 0,75 tấn/m
3
Sau mỗi ngày hoạt động tiếp nhận rác, chiều dày rác sau đầm nén đạt 2,2m sẽ
được phủ một lớp đất trung gian dày 15cm (đã được đầm chặt). Dùng xe tải ben vận
chuyển đất từ bãi dự trữ (cách 500m) đến ơ chơn rác, dùng xe ủi san phẳng đất, lu lèn,
tạo độ dốc thốt nước mưa.
Rác sinh hoạt
sàn phân loại
Rác có khả
năng tái sử
dụng
Chôn lấp
Tái sinh, tái
sử dụng
Thu hồi khíXử lý nước rò
Thải ra
Đốt bỏ
6
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
Mỗi ô rác sẽ được đổ 9 lớp rác (mỗi lớp dày 2,2m). Trên lớp rác sau cùng sẽ
được hoàn thiện theo thứ tự: lớp đất sét dày 30cm; tấm nhựa VLDPE dày 1,5mm; lớp

cát tiêu dày 20cm; lớp đất trên cùng dày 80cm để trồng cây xanh. Độ dốc từ chân đến
đỉnh bãi tăng dần từ 3-5% luôn đảm bảo được thoát nước tốt và không được trượt lở,
sụt lún.
Trong quá trình chôn lấp rác sẽ tiến hành đồng thời nối cao giếng đứng, lắp đặt
lớp đá lọc và ống đứng PE thu khí bãi rác. Các ống dẫn thu gas theo hướng nằm ngang
sẽ được nối vào các ống đứng này dẫn về nhà máy xử lý.
Làm đường tạm và bãi xe tạm để xe chở rác vào mỗi ô chôn rác mà không làm
rách lớp màng chống thấm HDPE (độ dốc tối đa 10%), dặm vá, duy tu, bảo dưỡng
đường hằng ngày.
Các biện pháp kĩ thuật phụ
Vệ sinh công trường: Bao gồm công tác làm vệ sinh tại công trường và vùng đệm
xung quanh.
Rửa phương tiện vận chuyển.
Quét dọn khu vực tiếp nhận rác và đường vận chuyển trong vòng bán kính 500m.
Thu gom vật liệu rơi vải.
Khử mùi: Phun xịt chế phẩm sinh học EM, EEM trong suốt thời gian tiếp nhận rác
và phun bổ sung vào ban đêm.
1.4.2. Công tác xử lý khí cháy, nổ và nước rò rỉ
Lượng khí cháy nổ này (chủ yếu là khí methal) sẽ được thu gom bằng hệ thống
ống đặt trong mỗi ô chôn rác và dẫn về hệ thống xử lý.
Nước rác ở các ô chôn tự chảy về hố tụ nước, được bơm chuyển tập trung về nhà
máy xử lý nước rác. Hệ thống xử lý nước là hệ thống xử lý hiếu khí bằng bùn hoạt
tính là chủ yếu (USB), các giai đoạn tiền xử lý sử dụng phương pháp hoá lí.
Nước rác sau xử lý, qua kiểm tra đạt tiêu chuẩn xả thải(loại C) sẽ được xả vào rạch
nước bao bọc xung quanh bãi chôn lấp.
7
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN
TẠI KHU VỰC DỰ ÁN
2.1. VỊ TRÍ DỰ ÁN

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nằm phía Nam Thành phố thuộc ấp
1 và ấp 2 xã Đa Phước, huyện Bình Chánh có các mốc vị trí như sau:
- Phía Bắc giáp sông Rạch Chiếu;
- Phía Nam giáp rạch ngã Ba Đình;
- Phía Đông giáp sông rạch Bà Lào;
- Phía Tây giáp rạch Ngã Cạy.
2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.2.1. Điều kiện khí hậu
Xã Đa Phước, Huyện Bình Chánh nằm trong nội hạt Thành Phố Hồ Chí Minh,
chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, đặc trưng cơ bản là
có bức xạ dồi dào, nền nhiệu độ cao tương đối ổn định và sự phân hóa mưa theo gió
mùa. Khí tượng thay đổi theo hai mùa rõ rệt.
2.2.1.1. Nhiệt độ
Điều đáng lưu ý nhất với nhiệt độ là sự dao động nhiệt độ trong ngày. Biên độ
nhiệt đạt đến 10
0
C/ngày đêm. Vì vậy, mặc dù ban ngày trời nắng nóng, ban đêm và
sáng sớm vẫn có sương. Đây là điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển và xanh tốt
quanh năm.
Nhiệt độ không khí trung bình ngày trong năm ở nội thành Thành phố Hồ Chí
Minh cao hơn các nơi khác trong địa bàn khu vực phía Nam từ 1,0 – 1,5
0
C.
2.2.1.2. Lượng mưa
Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 84% tổng lượng mưa cả năm. Mưa lớn tập
trung vào tháng 6, tháng 8 và tháng 11. Lượng mưa tháng cao nhất lên đến 466,6 mm
(tháng 6). Mưa ở Thành phố Hồ Chí Minh mang tính mưa rào nhiệt đới: mưa đến
nhanh và kết thúc cũng nhanh, thường một cơn mưa không kéo dài quá 3 giờ nhưng
cường độ mưa khá lớn và dồn dập. Diễn biến lượng mưa các năm đo đạc tại trạm Tân
Sơn Nhất được trình bày trong Bảng 2.1.

8
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
Bảng 2.1 : Diễn biến lượng mưa trung bình tháng các năm tại Trạm Tân
Sơn Nhất
Cả năm
1996 1997 1998 1999 2000
1607,9 1794,9 2513,6 2181,9 2729,5
Tháng 1 0,1 0,1 5,4 87,1 74,0
Tháng 2 - 1,6 - 55 27,3
Tháng 3 - - - 76,6 86.0
Tháng 4 95,0 77,5 83,0 189,6 187,6
Tháng 5 273,3 253,4 219,5 174,9 478,0
Tháng 6 220,5 186,9 466,6 200,5 270,7
Tháng 7 281,0 475,3 240,7 265,6 371,3
Tháng 8 214,0 193,4 400,9 152,8 343,3
Tháng 9 208,0 281,0 349,4 165,0 158,2
Tháng 10 239,0 235,7 208,3 330,6 428,0
Tháng 11 37,0 55,0 422,4 417,3 182,1
Tháng 12 40,0 35,0 117,4 66,9 123,0
Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ, năm 2001.
2.2.1.3. Độ ẩm tương đối
Các tháng mùa mưa có độ ẩm khá cao. Năm 2000, độ ẩm trung bình vào các
tháng mùa mưa giao động trong khoảng 79 – 86%, cao nhất là các tháng 9,10, và 11
(trung bình 83%). Các tháng mùa khô có độ ẩm thấp hơn, thường chỉ vào khoảng 67 –
73%. Trong đó tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng 1 và tháng 3 (73%).
2.2.1.4. Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi hàng năm tương đối lớn khoảng 1,40 m. Lượng bốc hơi lớn
trong các tháng mùa khô, bình quân trong các tháng nắng: 5 – 6 mm/ngày (tháng 3, 4).
9
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước

Bảng 2.2 : Cán cân nước trong các tháng
Tháng 1 2 3 4 5 6
Cán cân
nước
-162 -195 -235 -213 +20 +138
Tháng 7 8 9 10 11 12
Cán cân
nước
+128 +107 +189 +128 -21 -3,3
Nguồn: Trạm đo Tân Sơn Nhất, năm 2001.
2.2.1.5. Gió, bão, lũ lụt
Trong năm thịnh hành 2 hướng gió: mùa khô Đông – Đông Nam (còn gọi là
gió chướng) và gió mùa mưa gió Tây – Tây Nam, vận tốc trung bình 3 – 4 m/s. Gió
thường thổi mạnh từ trưa sang chiều. Gió chướng thổi mạnh làm gia tăng sự xâm nhập
mặn vào sâu trong lục địa trong mùa khô và gia tăng mực nước đỉnh triều lên vài mét.
Thành Phố Hồ Chí Minh ít có bão, thường thời tiết chỉ bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt
đới hoặc chịu ảnh hưởng của bão từ các khu vực miền Trung. Các số liệu theo dõi cho
thấy trong thời gian quan trắc (100 năm), vị trí này không xảy ra lũ lụt.
2.2.1.6. Bức xạ
Tổng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngày trong cả năm 365, 5 calo/cm
2
.
Tổng lượng bức xạ mặt trời các tháng mùa khô cao hơn các tháng mùa mưa gần 100
calo/cm
2
/ngày, cường độ bức xạ lớn nhất trong ngày các tháng 3 tháng 4 trong năm
từ 0,8 – 1,0 calo/cm
2
/phút, xảy ra từ 10 giờ sáng đến 14 giờ chiều.
2.2.1.7. Số giờ nắng

Năm 1998 có tổng cộng là 2.224,6 giờ nắng, cao hơn năm 1997 là 89,1 giờ và
cao hơn năm 1996 là 138,3 giờ. Tháng có số giờ nắng thấp nhất trong năm 1998 là
tháng 10 (chỉ khoảng 117,6 giờ) và tháng có số giờ nắng cao nhất trong năm 1998 là
tháng 3 (vào khoảng 300,5 giờ).
2.2.1.8. Áp suất không khí
Áp suất không khí quyển trung bình 1.006 – 1.012 mbar. Các tháng mùa khô
áp suất khá cao, giá trị cao tuyệt đối xảy ra vào tháng 12 (1.020 mbar), còn các tháng
mùa mưa áp suất thấp (chỉ ở mức xấp xỉ 1.000 mbar).
2.2.2. Địa hình, địa chất thủy văn khu vực
2.2.2.1. Địa hình khu vực
- Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước dự kiến xây dựng trên khu
vực có địa hình tương đối bằng phẳng, có nhiều ao hồ và rạch nước chảy ra sông lớn,
vùng đất trũng thấp. Độ cao trung bình của toàn khu vực dự án 73,64 ha (cho cả 2 giai
đoạn) tương đối bằng phẳng có cao độ dao động trong khoảng 0,1 – 0,5 m so với mực
10
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
nước biển. Địa hình bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch nối ra các sông lớn như rạch Ngã
Cạy, Rạch Chiếu, rạch Bà Lào, rạch Cần Giuộc.
- Khu vực dự án thường xuyên bị ngập nước khi thủy triều lên.
- Khu vực dự án chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn bán nhật triều:
• Mực nước cao nhất: +1,35 m.
• Mực nước ròng thấp nhất: -1,80m.
2.2.2.2. Địa chất thủy văn khu vực
Về mặt địa chất thủy văn, mực nước ngầm trong khu vực này chịu nhiều ảnh
hưởng của mực nước sông. Qua kết quả khảo sát mực nước xuất hiện ở độ sâu từ 0,50
– 1,0 m. Mực nước ổn định ở độ sâu cách mặt đất hiện hữu từ 0,3 – 0,6 m.
Tầng nước trên mặt phong phú do có sông Cần Giuộc và các kênh chạy qua.
Qua kết quả thu thập từ Đề án “Địa chất đô thị vùng thành phố Hồ Chí Minh” do Liên
Đoàn Địa Chất Nam Bộ thực hiện trong 6 năm 1993 – 1999 ở 2 mùa tại đoạn sông
Cần Giuộc chảy ngang qua khu vực cho thấy:

+ pH: 4,7 – 7,0.
+ Tổng khoáng hóa M: 63 – 2.171 mg/L.
+ Hàm lượng Cl: 12 – 118 mg/L.
2.2.2.2.1. Mực nước ngầm
Mực nước ngầm là một yếu tố quan trọng trong vấn đề thiết kế nền móng, nhất
là việc lựa chọn cao trình đặt đáy ô chôn rác. Mực nước ngầm cao nhất vào giữa mùa
mưa là +0,1 m, cuối mùa khô có thể hạ xuống còn -0,4 m so với cốt mặt đất.
2.2.2.2.2. Đặc điểm địa tầng
Theo kết quả khảo sát địa chất công trình, địa chất khu vực được cấu tạo bởi
các trầm tích hỗn hợp song – biển – đầm lầy tuổi Holoxen với thành phần gồm bùn
sét, cát pha sét. Bề dày trầm tích này đạt đến 45 m. Từ mặt đất hiện hữu đến độ sâu đã
khảo sát là 25 m, cấu tạo địa chất khu vực dự án có 7 lớp đất chính.
Đặc điểm cơ lý của địa tầng khu vực:
(1) Lớp đất số 1:
Trên mặt là lớp bùn chảy nhão có chiều dày từ 0,5 – 0,7 m, kế đến là lớp đất
sét lẫn chất hữu cơ có màu xám đen và đất sét lẫn bột màu xám nâu vàng, độ dẻo cao,
trạng thái mềm. Lớp này có chiều dày 2,00 – 2,40 m. Tính chất cơ lý đặc trưng của
lớp như sau:
+ Độ ẩm: : W = 45,7 %.
+ Dung trọng tự nhiên : ﻻ
w
= 1.700 g/cm
3
.
+ Dung trọng đẩy nổi : = ﻻ0,732 g/cm
3
.
+ Sức chịu nén đơn : Q
u
= 0,297 kg/cm

2
+ Lực dính đơn vị : C = 0,129 kg/cm
2
11
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
+ Góc ma sát trong : φ = 6
0
30’
+ Hệ số thấm đứng : K
d
= 6,66 x 10
-7
cm/s
+ Hệ số thấm ngang : K
n
= 7,81 x 10
-7
cm/s
(2) Lớp đất số 2:
Đất sét hữu cơ lẫn bột: Màu xám nhạt, độ dẻo cao, trạng thái rất mền. Chiều
dày của lớp đất này từ 3,30 – 5,00 m. Tính chất cơ lý của lớp này như sau:
+ Độ ẩm: : W = 3,20 %.
+ Dung trọng tự nhiên : ﻻ
w
= 1.363 g/cm
3
.
+ Dung trọng đẩy nổi : = ﻻ0,414 g/cm
3
.

+ Sức chịu nén đơn : Q
u
= 0,195 kg/cm
2
+ Lực dính đơn vị : C = 0,079 kg/cm
2
+ Góc ma sát trong : φ = 3
0
30’
+ Hệ số thấm đứng : K
d
= 1,26 x 10
-7
cm/s
+ Hệ số thấm ngang : K
n
= 1,62 x 10
-7
cm/s
(3) Lớp đất số 3:
Đất sét pha cát lẫn ít sỏi sạn laterite: Màu nâu vàng, nâu đỏ, xám trắng, độ dẻo
trung bình, trạng thái rắn vừa. Lớp này có chiều dày 1,60 – 3,50 m. Tính chất đặc
trưng của lớp đất này như sau:
+ Độ ẩm: : W = 27,0 %.
+ Dung trọng tự nhiên : ﻻ
w
= 1.879 g/cm
3
.
+ Dung trọng đẩy nổi : = ﻻ0,927 g/cm

3
.
+ Sức chịu nén đơn : Q
u
= 0,581 kg/cm
2
+ Lực dính đơn vị : C = 0,165 kg/cm
2
+ Góc ma sát trong : φ = 9
0
00’
+ Hệ số thấm đứng : K
d
= 1,26 x 10
-7
cm/s
(4) Lớp đất số 4:
Đất sét lẫn bột và ít cát mịn: Màu nâu vàng xám xanh, độ dẻo cao, trạng thái
rắn vừa đến rất rắn. Lớp đất này có chiều dày 3,20 – 4,50 m. Tính chất cơ lý đặc trưng
của lớp như sau:
+ Độ ẩm: : W = 24,9 %.
+ Dung trọng tự nhiên : ﻻ
w
= 1.947 g/cm
3
.
+ Dung trọng đẩy nổi : = ﻻ0,978 g/cm
3
.
+ Sức chịu nén đơn : Q

u
= 1,205 kg/cm
2
+ Lực dính đơn vị : C = 0,205 kg/cm
2
+ Góc ma sát trong : φ = 11
0
35’
12
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
(5) Lớp đất số 5:
Đất sét pha cát: Màu xám trắng nâu vàng nhạt, độ dẻo trung bình, trạng thái
vừa đến rất rắn. Lớp này có chiều dày từ 3,50 – 4,20. Tính chất cơ lý đặc trưng của
lớp như sau:
+ Độ ẩm: : W = 24,1 %.
+ Dung trọng tự nhiên : ﻻ
w
= 1.939 g/cm
3
.
+ Dung trọng đẩy nổi : = ﻻ0,979 g/cm
3
.
+ Sức chịu nén đơn : Q
u
= 1,138 kg/cm
2
+ Lực dính đơn vị : C = 0,278 kg/cm
2
+ Góc ma sát trong : φ = 15

0
37’
(6) Lớp đất số 6:
Cát vừa đến mịn lẫn bột và ít sét: Màu xám nhạt đến xám trắng, nâu vàng, nâu
đỏ, trạng thái bời rời đến chặc vừa. Lớp đất này dày từ 8,00 – 14,80 m. Tính chất cơ lý
đặc trưng của lớp như sau:
+ Độ ẩm: : W = 23,7 %.
+ Dung trọng tự nhiên : ﻻ
w
= 1.947 g/cm
3
.
+ Dung trọng đẩy nổi : = ﻻ0,984 g/cm
3
.
+ Lực dính đơn vị : C = 0,026 kg/cm
2
+ Góc ma sát trong : φ = 29
0
22’
(7) Lớp đất số 7:
Đất sét lẫn bột: Nằm từ độ sâu 24,10 m, có màu xám trắng nâu đỏ vàng, độ dẻo
cao, trạng thái đất rắn. Tính chất cơ lý đặc trưng của lớp như sau:
+ Độ ẩm: : W = 22,3 %.
+ Dung trọng tự nhiên : ﻻ
w
= 2,046 g/cm
3
.
+ Dung trọng đẩy nổi : = ﻻ1,050 g/cm

3
.
+ Sức chịu nén đơn : Q
u
= 2.500 kg/cm
2
+ Lực dính đơn vị : C = 0,612 kg/cm
2
+ Góc ma sát trong : φ = 15
0
40’
Vấn đề về địa chất không ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình (mặc dù
đây là khu vực có nền đất yếu) nếu có các biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm giảm đến
mức tối thiểu khả năng gây ô nhiễm từ ô chôn rác đến tầng chứa nước ngầm, đất cũng
như khả năng sụp lún.
13
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
Toàn xã Đa Phước năm 2000 có 1991 hộ, với 11535 nhân khẩu, dân trong tuổi
lao động 7300 người (chiếm tỷ lệ 63,28 %).
Xã Đa Phước là xã chuyên canh nông nghiệp, phần lớn dân trong xã sống bằng
nghề nông, số còn lại phân bố vào các lĩnh vực như tiểu thủ công nghiệp, thương mại
du lịch (năm 2000 xã có 6 doanh nghiệp tư nhân và 77 hộ buôn bán nhỏ) và một số
lao động phổ thông khác.
Hiện xã có một trạm y tế, một trường tiểu học chính, hệ thống giao thông xã có
khoảng 34930 m đường đê bao kết hợp giao thông trải sỏi đỏ phục vụ thuận lợi cho bà
con trong xã. Cơ bản toàn xã đã hoàn thành điện khí hóa, xây dựng được 46700,
đường dây trung hạ thế, đáp ứng nhu cầu 80% điện thắp sáng và sản xuất. Ngoài hệ
thống giếng UNICEP, bà con cũng tự khoang giếng cung cấp đủ nước sinh hoạt. Khu
vực Dự án có mật độ dân cư thưa , đây là vùng ngoại thành chưa phát triển. Đa số dân

cư trú trong khu vực này có thời gian cư trú lâu dài, đặc biệt có một số hộ gia đình có
3 đời định cư tại đây, với nghề nghiệp chủ yếu là trồng trọt, lao động giản đơn hoặc
buôn bán nhỏ. Nguồn nước cung cấp chính cho khu dân cư ở đây là nước mưa và
nước ngầm (chủ yếu là nước ngầm). Các hộ gia đình có cầu tiêu dạng đơn giản nhất.
Hầu hết là nhà xây không có tầng.
Toàn xã Đa Phước,năm 2000 số hộ gia đình có tầng hầm tự hoại có 88, cầu tiêu
trên ao cá là 321, cầu trên sông là 5, cầu tiêu công cộng hợp vệ sinh là 2 và cầu tiêu
công cộng không hợp vệ sinh là 2. Nhiều hộ sử dụng đất sau vườn là nơi thải bỏ chất
thải. Kết quả khảo sát cho thấy các bệnh phổ biến của cộng đồng dân cư là phổi và
mắt, và tầng suất xuất hiện hơi cao bất thường so với các bệnh khác. Khi thực hiện dự
án, vấn đề sức khỏe cộng đồng đối với người nhặt rác cũng như đối với dân cư xung
quanh cũng cần chú ý đến vấn đề bệnh tật đang hiện diện này.
2.4. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC
2.4.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí
Hiện tại, không khí trong khu vực dự án chỉ chịu ảnh hưởng nhỏ từ các nguồn
gây ô nhiễm do giao thông hay các hoạt động kinh tế nhỏ.
Những chỉ tiêu về không khí ô nhiễm được đo đạc ở đây là các thông số cơ bản
đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh:
+ Các hợp chất khí trong không khí xung quanh và ảnh hưởng từ giao thông:
SO
2
, NO
2
, CO
2
, CO, Pb, tiếng ồn, bụi, …
+ Các hợp chất khí sẽ phát sinh trong quá trình hoạt động xử lý rác : CO
2
, CH
4

,
H
2
S, NH
3
, SO
2
, NO
2
, CO, tiếng ồn, bụi, …
+ Vi sinh vật sẽ tạo ra do rác thải: tổng vi khuẩn, và tổng nấm mốc trong không
khí.
14
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
2.4.2. Mạng lưới lấy mẫu
Mạng lưới lấy mẫu và đo đạc chất lượng môi trường không khí được lựa chọn
là các vị trí đại diện cho hiện trạng môi trường không khí của khu vực dự kiến xây
dựng Khu Liên Hợp xử lý rác Đa Phước. Mạng lưới lấy mẫu được thiết lập dựa trên
các yếu tố và đặc điểm của khu vực nghiên cứu như sau:
+ Vị trí, địa hình khu vực dự án;
+ Khí hậu (chủ yếu là hướng gió và tốc độ gió);
+ Hoạt động giao thông bên ngoài và trong khu vực dự án;
+ Hoạt động của dân cư: hiện trạng dân cư và diễn biến dân cư sau khi dự án đi
vào hoạt động;
+ Sự phát sinh các chất thải từ quá trình hoạt động của các công trình sẽ lắp đặt
trên toàn bộ diện tích của dự án bao gồm: ô chôn rác giai đoạn I, khu xử lý nước thải,
thu gom khí và trạm phát điện, …
Trên cơ sở đó, các vị trí lấy mẫu không khí được xác định như trong Bảng 2.3.
Bảng 2.3. Vị trí lấy mẫu không khí và tiếng ồn tại khu vực dự án và đường
giao thông

Kí hiệu
mẫu
Vị trí
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
A8
Chính giữa khu vực dự án – Gần nơi đang đổ chất thải thủy sản
Trong khu vực dự án gần rạch Bà Lào – gần khu vực 1 nhà dân và hồ nước
Trong khu vực dự án rìa Đông
Khu qui hoạch Nghĩa Trang
Dọc QL50 nơi ngã ba vào khu vực dự án
Dọc QL50 cách ngã ba vào khu vực dự án 300 m về hướng miền Tây
Dọc QL50 cách ngã ba vào khu vực dự án 400 m về hướng Cầu Nhị Thiên
Đường
Dọc QL50 cách ngã ba vào khu vực dự án 1000 m về hướng Cầu Nhị Thiên
Đường
Nguồn: Báo cáo khả thi dự án bãi xử lý chất thải rắn Đa Phước
15
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
2.4.3. Các phượng pháp đo đạc và phân tích mẫu
Các phương pháp đo đạc và phân tích mẫu chất lượng không khí sử dụng trong
báo cáo này được tiến hành theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế:
+ TCVN – 1995 và một số tiêu chuẩn của Mỹ.
+ Methords Air Sampling and Analysis – third edition do APHA – USA
(American Public Health Association)

Việc đánh giá hiện trạng chất lượng không khí dựa trên cơ sở so sánh đối chiếu
các số liệu phân tích chất lượng môi trường không khí với tiêu chuẩn Việt Nam về
môi trường.
2.4.4. Hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án
2.4.4.1. Điều kiện khí hậu
Bảng 2.4. Kết quả vi khí hậu môi trường khu vực Khu Liên Hợp xử lý rác
Đa Phước năm 2000
Điểm lấy
mẫu
Nhiệt độ (
0
C) Độ ẩm (%) Tốc độ gió
(m/s)
Hướng
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
A8
31,2
32,3
32,4
34,5
34,6
35,2
35,4
36,0

64,7 – 65,8
64,2 – 70,3
61,7 – 62,3
63,3 – 64,0
64,2 – 74,0
80,1 – 81,4
80,2 – 81,8
81,2 – 84,0
0,1 – 1,4
0,2 – 1,8
0,0 – 2,6
0,0 – 2,4
0,0 – 2,5
0,2 – 2,8
0,0 – 2,8
1,5 – 3,6
T – N
T – N
Đ – N
Đ – N
Đ – N
Đ – N
N
N
Nguồn: báo cáo khả thi dự án bãi xử lý rác Đa Phước
2.4.4.2. Chất lượng không khí
Do khu vực dự án nằm xa đường giao thông (1 km) nên môi trường không khí
trong khu vực dự án không bị ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm từ giao thông trên
quốc lộ 50. Kết quả khảo sát lưu lượng xe lưu thông trên đoạn đường này (Bảng 2.7)
cũng cho thấy mật độ xe không lớn (53 ôtô/h ở khu vực quốc lộ 50 – đường ra vào

khu vực dự án và 460 xe ô tô/h qua cầu Nhị Thiên Đường vào giờ cao điểm) vì vậy
lượng khí thải sinh ra từ các loại phượng tiện vận chuyển trên không lớn.
- Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại các vị trí A6, A7, A8 nằm gần
đường giao thông có mức ồn không cao (41 – 65 dBA). Nồng độ bụi giao động trong
khoảng 0,22 – 0,29 mg/m
3
thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường khi
16
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
xung quanh (nồng độ cho phép trung bình 1 giờ là 0,3 mg/m
3
). Ở tất cả các vị trí khác
trong khu vực dự án các chỉ tiêu thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Bảng 2.5. Lưu lượng xe giao thông trên đường sẽ sử dụng cho hoạt động
của dự án ngay tại khu vực dự án năm 2000
Thời điểm
Lưu lượng xe trung bình (chiếc/giờ)
Xe máy Xe du lịch, xe khách, xe
tải
Qua cầu Nhị Thiên Đường hướng từ trung tâm thành phố
6h
11h
16h
21h
2900
8800
8000
7600
225
460

160
240
Quốc lộ 50 – địa điểm ngay đường rẽ ra vào dự án
6h
11h
16h
21h
4900
3500
4800
1400
29
53
33
16
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát tiếng ồn năm 2000
Điểm
Thời gian
9h – 10h 20h – 21h 4h30 – 5h30
A1
A2
A6
A7
A8
TB
44
41
56
55
56

Max
49
43
64
44
42
Min
41
40
46
44
42
TB
42
41
56
54
50
Max
49
43
62
64
64
Min
40
40
44
42
45

TB
43
41
57
57
42
Max
50
44
64
64
61
Min
40
40
44
41
40

Nguồn: báo cáo khả thi dự án bãi xử lý rác Đa Phước
17
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
- Chất lượng môi trường không khí trong khu vực dự án (vị trí A1, A2, A3) chưa
có dấu hiệu ô nhiễm do các khí NH
3
, NO
x
, H
2
S. Vi sinh vật trong không khí chỉ ở mức

50 – 480 KL/m
3
, thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Giá trị CH
4
trung bình dao động
khoảng 0,2 mg/m
3
đến 0,5 mg/m
3
. Các số liệu đo đạc cho thấy nồng độ CH
4
thấp, chưa
ảnh hưởng đáng kể đến môi trường không khí xung quanh. Kết quả khảo sát chất
lượng không khí khu vực bãi rác Đa Phước được trình bày trong Bảng 2.7.
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại khu vực bãi rác Đa
Phước năm 2000
Điểm
lấy
mẫu
SO
2
mg/m
3
NO
x
mg/m
3
CO
mg/m
3

CO
2
(%)
NH
3
mg/m
3
H
2
S
mg/m
3
Pb
mg/m
3
CH
4
mg/m
3
Bụi
mg/m
3
Tổng số
vi
khuẩn
kL/m
3
Tổng
số nấm
mốc

kL/m
3
A1
A2
A3
A4
A5
A6
A7
A8
TCVN
0-0,02
Vết
0-0,2
0-0,4
0-0,4
0-0,3
0-0,3
0-0,25
0,5
Vết
Vết
Vết
Vết
Vết
0-0,03
0-0,04
0-0,05
0,4
2 – 11

2 – 13
3 – 8
2 – 11
2 – 12
2 – 14
3 – 8
2 – 8
40
0,046
0,035
0,036
0,045
0,046
0,080
0,070
0,060
0,10
0,20
0,06
0,06
KPH
KPH
KPH
KPH
0,2
0,002
Vết
Vết
Vết
Vết

Vết
Vết
Vết
0,008
KPH
KPH
KPH
KPH
KPH
Vết
Vết
Vết
0,005
0,2– 0,4
0 – 0,3
0 – 0,4
0 – 0,3
0 – 0,3
0 – 0,3
0 – 0,4
0 – 0,5
0,10
0,12
0,19
0,18
0,19
0,15
0,1 6
0,04
0,3

50
100
150
150
180
250
300
450
<4375
60
80
120
150
150
250
250
50
<312
Nguồn: báo cáo khả thi dự án bãi xử lý rác Đa Phước
2.5. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA KHU
VỰC
2.5.1. Hiện trạng chất lượng nước ngầm
Số liệu khảo sát các giếng khoang xung quanh khu vực dự án cho thấy chất
lượng nước ngầm mạch sâu rất tốt. Chỉ có chỉ số sắt tổng hơi cao so với tiêu chuẩn.
Do các tầng nước nông hơn không thể sự dụng được cho mục đích sinh hoạt, hầu hết
các giếng khoang hiện sử dụng đều khai thác ở độ sâu hơn 200 m.
Để đánh giá một cách tương đối chính xác hiện trạng chất lượng nước ngầm
trong khu vực, các dữ liệu được đánh giá theo phượng pháp thống kê trên cơ sở kết
quả phân tích các mẫu nước ngầm được thu tại các giếng nước của các hộ gia đình
cách xa khu vực dự án (hiện tại trong khu vực dự án không có giếng khoang).

Vị trí lấy mẫu:
18
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
1: Giếng sâu 230 m, A3/87 Ấp 1 – Xã Đa Phước
2: Giếng sâu 218 m, E11/312 Ấp 5 – Xã Đa Phước
3: Giếng sâu 223 m, E13/379 Tổ 13 – Ấp 5 – Xã Đa Phước
4: Giếng sâu 220 m, E12/356 Tổ 12 – Ấp 5 – Xã Đa Phước
5: Giếng sâu 218 m, Tổ 14 – Ấp 4 – Xã Đa Phước
6: Giếng sâu 207 m, A10/280 Ấp 2 – Xã Đa Phước.
Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm trong khu vực dự án cho thấy nồng độ
các kim loại nặng, độ cứng và sulfate trong tất cả các mẫu nước phân tích đều thấp
hơn rất nhiều so với giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô
nhiễm trong nước ngầm (TCVN 5944 – 1995)
Vị trí của mực nước ngầm khá cao nên nước rò rỉ sinh ra từ các ô chôn rác có
thể ảnh hưởng đến nước ngầm nếu vật liệu lót và công nghệ thiết kế không đạt tiêu
chuẩn.
19
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
Bảng 2.8. Kết quả phân tích mẫu nước ngầm
STT
Chỉ tiêu Đơn vị
Kết quả
1 2 3 4 5 6
Ph - 6,8 7,2 6,6 6,4 6,0 6,2
2 Chất rắn hòa
tan
mg/l 101 86 117 106 86 82
3 Độ cứng mgCaCO
3
/l 62 60 46 64 60 60

4 Cl
-
mg/l 7 4 5 17 15 9
5 N-NH
3
mg/l 0,62 0,29 1,05 0,47 0,32 0,71
6 N-NO
2
mg/l Vết Vết 0,01 Vết Vết 0,00
7 N-NO
3
mg/l 0,04 0,06 0,08 0,04 0,03 0,03
8 SO
4
2-
mg/l 3 2 3 3 3 3
9 Ca mg/l 8,8 8,0 7,2 6,4 6,4 8,8
10 Mg mg/l 9,7 9,7 6,8 11,7 10,7 9,2
11 Fe tổng mg/l 9,20 0,24 7,70 16,10 15,60 8,80
12 Cu mg/l 0,02 0,01 0,02 0,00 0,00 0,02
13 Al mg/l 0,05 0,00 0,01 0,02 0,04 0,02
14 Cr
6+
mg/l 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
15 Ni mg/l 0,008 0,003 0,006 0,005 0,005 0,006
16 Pb mg/l 0,020 0,010 0,020 0,025 0,029 0,027
17 Cd mg/l 0,018 0,002 0,003 0,034 0,045 0,040
18 Mn tổng mg/l 0,365 0,006 0,324 0,348 0,568 0,328
19 Ecoli (MPN/100ml) <3 1100 <3 <3 9 150
20 Coliform (MPN/100ml) <3 1109 <3 <3 4 210

Nguồn: báo cáo khả thi dự án bãi xử lý rác Đa Phước
20
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
2.5.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt
2.5.2.1. Mạng lưới lấy mẫu nước mặt
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt trong khu vực dự án,
nhóm đo đạc khảo sát của Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Công Nghệ và Quản Lý
Môi Trường – CENTEMA đã tiến hành lấy mẫu và phân tích tính chất nước dọc theo
hệ thống rạch Bà Lào, rạch Chiếu, và rạch xen kẽ trong khu vực dự án. Mạng lưới lấy
mẫu được bố trí trình bày trong Bảng 2.9.
Bảng 2.9. Vị trí lấy mẫu nước mặt
Điểm Vị trí hiện tại
1,7
2,8
3,9
4,10
5
6
11
12
13
14
15
Rạch Ông Bảy Kẹo
Rạch Chiếu
Rạch Dơi
Cuối rạch Bà Lào
Bờ phải rạch Bà Lào
Ngõ cụt
Ngã ba (trong vùng đất ngập nước)

Ngã ba đi vào ( trong vùng đất ngập nước)
Ngã ba đi vào ( trong vùng đất ngập nước)
Cống Đá
Bến
2.5.2.2. Chất lượng nước mặt trong khu vực dự án
Kết quả phân tích chất lượng các nguồn nước mặt trong khu vực dự án (rạch
Bà Lào, rạch Chiếu, nước mặt ở các vị trị ngập) cho thấy tất cả các nguồn nước mặt
trong khu vực ít bị ô nhiễm chất hữu cơ. Các mẫu phân tích có nồng độ COD = 17 –
43 mg/L và BPD
5
= 2 – 4 mg/L, thấp hơn so với các giá trị giới hạn cho phép các
thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt (TCVN 5942 – 1995). Nồng độ
oxy hòa tan trong các mẫu phân tích không cao 3 – 4 mg/L. Nồng độ ammonia trong
các mẫu phân tích thấp (từ 0,0 – 2,69 mg/L). Các chỉ tiêu tổng chất rắn hòa tan, độ
cứng, và độ đục khá cao, chứng tỏ nguồn nước khu vực này ảnh hưởng nhiều bởi chất
vô cơ rửa trôi. Các số liệu về kim loại nặng cũng như dư lượng thuốc trừ sâu thấp.
21
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
2.6. HIỆN TRẠNG HỆ SINH THÁI TỰ NHIÊN
Khu đất Đa Phước hiện nay là một vùng nông nghiệp. Diện tích tự nhiên toàn
xã là 1.610 ha, trong đó một phần lớn đất được sử dụng cho nông nghiệp như trồng
dừa nước, mãng cầu và một phần diện tích rất nhỏ để trồng lúa nước (1vụ/năm), tuy
nhiên, thường xuyên thất thu do ảnh hưởng của triều mặn. Khu vực Dự án có khá
nhiều lau sậy và một số loại cỏ cây nhưng không nhiều về chủng loại, đại diện cho
vùng nước lợ, ngoài ra còn có đất thổ vườn, đất công trình công cộng và một ít đất
hoang chưa sử dụng.
Về hệ động vật, có xuất hiện gà nước, vịt trời với số lượng ít. Thủy động vật
không nhiều. Nhìn chung, hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực nghèo nàn về số lượng,
tuy nhiên khi thực hiện dự án, các vấn đề về môi trường vẫn phải được quan tâm đặc
biệt, để bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên xung quanh.

22
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VỀ VIỆC XÂY DỰNG BÃI
CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN ĐA PHƯỚC, HUYỆN BÌNH CHÁNH
(Do nhóm sinh viên thực hiện)
Bảng 2.10.Các vị trí khảo sát hộ gia đình:
Khoảng cách so với BCL dự kiến Số hộ khảo sát
Ngay tại vị trí BCL 1
200m 1
300m 1(ngoài vùng giải toả)
400m 2
500m 4(1 ngoài vùng giải toả)
700m 1
1000m 2
Tổng số hộ 12. trong đó có 2 hộ nằm ngoài vùng giải toả, 1 hộ nằm ngay tại vị
trí bãi chôn lấp dự kiến, còn lại nằm trong vùng giải toả đền bù.
Bảng 2.11 kết quả khảo sát.
Số người đã nghe tin về dự án 11
số người không nghe 1
Số người chấp thuận xây dựng BCL 3
Số người chấp thuận xây dựng BCL 2
Số người không có ý kiến 6
Chấp thuận nếu có điều kiện 1
Người dân nghe tin về dự án trong thời gian khoảng 5 năm
Số người chấp thuận là do họ có một phần tin tưởng vào cách chôn lấp có vệ
sinh của dự án.
23
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
Số người không chấp thuận xây dựng bãi chôn lấp vì theo họ sẽ gây ảnh hưởng
nhiều tới kinh tế và sức khỏe của người dân.

Số người không có ý kiến vì không tin ý kiến của bản thân có giá trị, tuỳ thuộc
vào sự quản lý và quyết định của nhà nước, chỉ có yêu cầu là đền bù cho hợp lý.
Số người chấp thuận có điều kiện, họ chỉ chấp thuận khi biết cách thực hiện dự
án đảm bảo vệ sinh, không tổn hại tới người dân
Mức độ hiểu biết về các ảnh hưởng của việc xây dựng bãi chôn lấp
Có:6 (50%) Không:6 (50%).
Số hộ hiểu biết về các ảnh hưởng của BCL là 50% nhưng mức độ hiểu biết rất
ít.
Yêu cầu đền bù
Số người yêu cầu đền bù thì có 10 người nằm trong vùng giải tỏa.
6 người chưa quyết định mức giá đền bù.
4 người yêu cầu các mức đền bù như sau:
Bảng 2.12. Yêu cầu mức đền bù của hộ dân
Mức giá yêu cầu đền Bù( triệu /1000m
2
) Số người
100 1
100-200 1
150 1
200 1
Người dân trong vùng giải tỏa hầu hết đều không đồng ý với giá của nhà nước
đưa ra vì họ cho rằng với giá dưới 70 triệu cho 1000m
2
thì không giải quyết tốt cho bà
con tái định cư và tái hoạt động kinh tế, và cách làm việc của chủ dự án cũng không
được minh bạch, rõ ràng.
Hiện trạng môi trường và xã hội qua khảo sát của nhóm:
1. Điều kiện kinh tế địa phương
Nhân dân xã Đa Phước cũng như phần lớn dân sống quanh vị trí bãi chôn lấp
dự kiến hoạt động nông nghiệp là chủ yếu trong đó cây lúa là chủ đạo, ngòai ra còn có

nuôi cá nước ngọt và trồng cây ăn quả. Nhìn chung điều kiện kinh tế chịu ảnh hưởng
nhiều vào chế độ thuỷ văn, chất lượng nước, đất, nếu chất lượng nước thay đổi sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến kinh tế địa phương.
2. Thuỷ văn
Khu vực dự án có nhiều kênh rạch. Đặc biệt bãi rác dự kiến được bao quanh
bởi 4 con rạch: rạch Bà Lào, rạch Chiếu, rạch Ngã Cạy. Chịu ảnh hưởng của chế độ
bán nhật triều, một ngày có 2 lần triều lên xuống với thời gian không cố định.
24
Bài tiểu luận ĐTM- Dự án bãi chôn lấp Đa Phước
Tình trạng nước ngập do triều và mưa, xảy ra vào các tháng 9,10,11,12 nhưng
mức ngập không cao, chỉ cao hơn mặt đất nền tại vị trí bãi chôn lấp 1-2 tấc, các vùng
ven không ngập vì có hệ thống đê bao.
Kết quả cho thấy rất dễ xảy ra các hiện tượng tràn, thấm nước vào bãi chôn lấp,
cho nên phải xây dựng đê bao với độ cao cần thiết và có lớp chống thấm tốt.
3. Địa chất và thổ nhưỡng
Mặt đất tại vị trí bãi chôn lấp là đất bùn nhão có độ nén không tốt. Đây là lớp
đất trầm tích của hệ thống sông Sài Gòn- Đồng Nai.
Nền đất yếu, khảo sát 7 giếng khoang, có các độ sâu như sau: 180, 250, 220,
220, 180, 208, 200m. Tầng đất phân bố từ 0-khoảng 180m .
Khảo sát các nền đất nhà xây ở các vùng ven khoảng cách 200-1000m so với vị
trí bãi chôn lấp dự kiến cho thấy tất cả các nhà bê tông( không có lầu) đều phải gia cố
nền móng bằng cừ tràm 4-6m và một lớp kiềng bê tông phía trên.
Điều đó cho thấy nền đất rất yếu, phải gia cố nền thật chắc chắn để tránh các sự
cố sụp lún.
4. Nuớc sinh hoạt
Tỷ lệ dùng nước sinh hoạt từ giếng khoang trên số hộ khảo sát là 7/12 các hộ
còn lại dùng nước mua nhưng cũng cũng từ các giếng khoang từ các hộ gia đình khác.
Nước sinh hoạt cùa bà con phụ thuộc hoàn toàn vào nươc ngầm, các giếng
tương đối sâu nên khó chịu ảnh hưởng của nước mặt nhưng với điều kiện nền đất
không được tốt nên rất có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân nếu có nước rò

rỉ trong thời gian dài.
Kết luận
Vùng này dân cư tương đối thưa, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, mức độ tập
trung công nghiệp còn thấp, do đó thuận lợi cho việc lựa chọn vị trí xây dựng bãi xử
lý rác, tuy nhiên cần thực hiện công tác tuyên truyền, giải quyết đền bù hợp lý với các
thủ tục rõ ràng, tái định cư tốt, ổn định kinh tế sau định cư, khi xây dựng cần chú ý
nhiều đến nền móng công trình, cần có hệ thống xử lý nước rỉ tốt để tránh ảnh hưởng
đến chất lượng nước.
25

×