TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA HÓA
---------------
NGUYỄN THỊ HUỆ
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP VÀ
LƯỢC ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG CÁC
GIỜ LUYỆN TẬP, ÔN TẬP PHẦN PHI KIM
- BAN CƠ BẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Hóa học
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Đào Thị Việt Anh
HÀ NỘI - 2011
Khóa luận tốt nghiệp
Lêi c¶m ¬n
Để hoàn thành đề tài khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo - khoa Hóa học- trường ĐHSP Hà
Nội 2. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đào Thị Việt Anh
- người đã dành nhiều thời gian đọc bản thảo, đóng góp ý kiến quý báu và
chỉnh sửa chi tiết từng vấn đề để hoàn thiện khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến: Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường
THPT Thuận Thành số 1 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi trong suốt thời
gian thực nghiệm sư phạm.
Tôi cũng xin cảm ơn đến các em học sinh các lớp thực nghiệm và đối
chứng khối 10, 11- trường THPT Thuận Thành số 1 đã luôn đồng hành cùng
tôi trong thời gian thực nghiệm sư phạm để hoàn thành khóa luận này.
Đề tài được hoàn thành trong thời gian ngắn, cũng là đề tài mới nên không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong những ý kiến đóng góp từ phía thầy cô
và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Vĩnh Phúc, tháng 05 năm 2011
Người thực hiện
Nguyễn Thị Huệ
Nguyễn Thị Huệ
ii- -
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
Lêi cam ®oan
Khóa luận tốt nghiệp của tôi với đề tài “ Sử dụng phương pháp grap và
lược đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các giờ luyện
tập, ôn tập phần phi kim - ban cơ bản ”đã được hoàn thành. Tôi xin cam
đoan kết quả nghiên cứu này là của riêng tôi, không trùng lặp với kết quả
nghiên cứu của tác giả khác. Nếu có vấn đề gì tôi xin chịu trách nhiệm hoàn
toàn.
Vĩnh Phúc, tháng 05 năm 2011
Người thực hiện
Nguyễn Thị Huệ
Nguyễn Thị Huệ
iii
--
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
1. BGD- ĐT : Bộ giáo dục - đào tạo
2.
CN
: công nghiệp
3.
CNTT
: công nghệ thông tin
4.
DD
: dung dịch
5.
ĐC
: đối chứng
6.
GV
: giáo viên
7.
HS
: học sinh
8.
KL
:
9.
KLK
: kim loại kiềm
kim loại
10. PK
: phi kim
11. NXB
: nhà xuất bản
12. NCKH
: nghiên cứu khoa học
13. PPDH
: phương pháp dạy học
14. PPCT
: phân phối chương trình
15. PTHH
: phương trình hóa học
16. PTN
: phòng thí nghiệm
17. TN
: thực nghiệm
18. THPT
: trung học phổ thông
19. SBT
: sách bài tập
20. SGK
: sách giáo khoa
21. t/c
: tính chất
22. t/d
: tác dụng
Nguyễn Thị Huệ
iv
--
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
Nội dung
Danh mục các grap, lược đồ tư duy
1 Grap bài 26 “ Luyện tập: Nhóm halogen ”
2 Grap bài 34 “ Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh ”
3 Grap bài 13 “ Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và
các hợp chất của chúng ”
4 Grap bài 19 “ Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và
các hợp chất của chúng ”
5 Lược đồ tư duy bài 26 “ Luyện tập: Nhóm halogen ”
6 Lược đồ tư duy bài 34 “ Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh ”
7 Lược đồ tư duy bài 13 “ Luyện tập: Tính chất của nitơ,
photpho và các hợp chất của chúng ”
8 Lược đồ tư duy bài 19 “ Luyện tập: Tính chất của
cacbon, silic và các hợp chất của chúng ”
Danh mục các bảng biểu
9 Nội dung và PPCT phần phi kim - ban cơ bản
10 Nội dung thực nghiệm sư phạm
11 Bảng 1: Kết quả thực nghiệm sư phạm
12 Bảng 2: Phần trăm số HS đạt điểm từ Xi trở xuống
13 Bảng 3: Phân loại kết quả học tập
14 Bảng 4: Giá trị của các tham số đặc trưng
Danh mục các đồ thị, biểu đồ
15
Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 1
16
Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 2
17
Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 3
18
Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 4
19
Biểu đồ phân loại trình độ HS bài kiểm tra 1
20
Biểu đồ phân loại trình độ HS bài kiểm tra 2
21
Biểu đồ phân loại trình độ HS bài kiểm tra 3
22
Biểu đồ phân loại trình độ HS bài kiểm tra 4
Nguyễn Thị Huệ
v- -
Trang
SP2 – Khoa Hóa học
20
21
22
23
24
25
26
27
17
35
36
37
37
38
38
39
39
39
40
40
40
40
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
Phần I : MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
I. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 1
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 2
1. Mục đích .............................................................................................. 2
2. Nhiệm vụ .............................................................................................. 2
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................... 2
1. Khách thể nghiên cứu........................................................................... 2
2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2
IV. Giả thuyết khoa học ............................................................................. 2
V. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
Phần II : NỘI DUNG ................................................................................. 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................ 4
1.1 Ý nghĩa, tầm quan trọng của các bài ôn tập, luyện tập ...................... 4
1.2 Các phương pháp thường được sử dụng trong bài ôn tập,
luyện tập ..................................................................................................... 4
.......................................................................................................................
1.2.1 Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề................................................ 4
1.2.2 Đàm thoại tìm tòi ................................................................................ 5
1.2.3 Làm việc với sách giáo khoa............................................................... 5
1.2.4 Phương pháp thảo luận nhóm ........................................................... 5
1.2.5 Sử dụng thí nghiệm hóa học và phương tiện trực quan trong bài
luyện tập, ôn tập .......................................................................................... 6
1.2.6 Sử dụng bài tập hóa học..................................................................... 6
1.3. Phương pháp grap dạy học. ................................................................ 7
Nguyễn Thị Huệ
vi- -
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
1.3.1. Khái niệm .......................................................................................... 7
1.3.2. Các bước lập grap.............................................................................. 7
1.3.3 Sử dụng grap trong giờ luyện tập, ôn tập........................................... 8
1.4 Lược đồ tư duy .................................................................................... 8
1.4.1 Khái niệm lược đồ tư duy ( bản đồ tư duy)......................................... 8
1.4.2 Phần mềm Mindject minager ............................................................. 9
1.4.3 Ứng dụng lược đồ tư duy.................................................................. 11
1.5 Thực trạng sử dụng grap và lược đồ tư duy trong các bài luyện tập,
ôn tập ở trường phổ thông ....................................................................... 15
Chương 2. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP VÀ LƯỢC ĐỒ TƯ DUY
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG CÁC GIỜ
LUYỆN TẬP, ÔN TẬP PHẦN PHI KIM - BAN CƠ BẢN................... 16
2.1 Mục tiêu chương trình phần phi kim lớp 10, 11- ban cơ bản........... 16
2.1.1. Về kiến thức..................................................................................... 16
2.1.2. Về kĩ năng........................................................................................ 16
2.1.3. Về giáo dục ...................................................................................... 17
2.2. Nội dung và phân phối chương trình phần hóa phi kim - ban cơ bản
2.2.1 Phần hóa phi kim lớp 10 ................................................................. 17
2.2.2 Phần hóa phi kim lớp 11 ................................................................. 18
2.3. Lập grap nội dung kiến thức cần nắm vững trong bài luyện tập, ôn
tập phần phi kim - ban cơ bản................................................................. 19
2.3.1. Phần phi kim lớp 10 ........................................................................ 19
2.3.2. Phần phi kim lớp 11 ........................................................................ 19
2.4. Lập lược đồ tư duy nội dung kiến thức cần nắm vững trong các bài
luyện tập, ôn tập phần phi kim lớp 10, 11- ban cơ bản .......................... 19
2.5. Thiết kế bài dạy ôn tập, luyện tập phần phi kim lớp 10, 11 – ban cơ
bản............................................................................................................. 19
Nguyễn Thị Huệ
vii
--
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
2.5.1 Phần phi kim lớp 10 ........................................................................ 19
2.5.2 Phần phi kim lớp 11 ...................................................................... 19
2.6 Hệ thống bài tập hóa học để rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong
các bài ôn tập, luyện tập........................................................................... 28
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 34
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm ....................................................... 34
3.2 Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm................................... 34
3.2.1 Đối tượng.......................................................................................... 34
3.2.2 Nội dung ........................................................................................... 34
3.3 Tiến hành thực nghiệm ..................................................................... 35
3.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm........................................................... 35
3.5 Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................. 36
3.6 Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm........................................... 40
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 44
Phụ lục 1: CÁC GIÁO ÁN GIẢNG DẠY THỰC NGHIỆM... .............. 46
Phụ lục 2: CÁC ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT..............................................58
Nguyễn Thị Huệ
viii
--
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng X đưa ra vấn đề: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc
phục lối truyền thụ một chiều”. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi
mới chương trình là đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học không chỉ dừng
lại ở việc dạy kiến thức mà còn phải dạy học sinh con đường chiếm lĩnh kiến
thức một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Đặc biệt với khâu ôn tập và luyện
tập, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp dạy học tích cực tổ chức các
hoạt động học tập cho học sinh nhằm phát triển tư duy một cách hiệu quả.
Trong SGK mới, các bài ôn tập, luyện tập có cấu trúc chung gồm 2 phần:
phần các kiến thức cần nắm vững và phần các bài tập luyện tập. Cấu trúc này
đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy phù hợp và có tính khái quát
cao giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức tìm ra mối liên hệ giữa các khái
niệm, kiến thức được nghiên cứu trong chương trình. Trong các phương pháp
dạy có thể sử dụng để hoàn thiện và hệ thống hóa kiến thức, tôi nhận thấy
phương pháp grap và lập lược đồ tư duy có những nét tích cực, đặc thù giúp
cho học sinh phát triển tư duy logic, hệ thống và khái quát hoá kiến thức một
cách hiệu quả.
Theo xu hướng dạy và học ngày nay, dạy học theo chuẩn kiến thức - kĩ
năng được chú trọng và quan tâm nhiều. Dạy học đạt yêu cầu là tối thiểu phải
đạt theo chuẩn kiến thức - kĩ năng của chương trình ban cơ bản.
Xuất phát từ lí do trên, tôi chọn đề tài:
“ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP VÀ LƯỢC ĐỒ TƯ DUY NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG CÁC GIỜ LUYỆN TẬP,
ÔN TẬP PHẦN PHI KIM – BAN CƠ BẢN”.
Nguyễn Thị Huệ
1- -
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
1. Mục đích
Nghiên cứu sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy trong các giờ
luyện tập, ôn tập nhằm nâng cao khả năng nhận thức, tư duy logic và khái
quát hóa của học sinh. Qua đó, giúp họ nắm vững kiến thức cốt lõi, mối liên
hệ giữa các kiến thức và vận dụng giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu các nội dung lí luận liên quan đến đề tài: phương pháp grap,
lược đồ tư duy và việc vận dụng chúng trong bài ôn tập, luyện tập.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung kiến thức phần phi kim lớp 10, 11 - ban
cơ bản, đi sâu nội dung các bài ôn tập - luyện tập.
- Nghiên cứu vận dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy thiết kế các hoạt
động học tập trong các giờ ôn tập - luyện tập phần phi kim lớp 10, 11 - THPT.
- Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập vận dụng cho các bài ôn tập - luyện
tập phần phi kim lớp 10, 11 - THPT.
- Thực nghiệm sư phạm kiểm tra tính khả thi của đề tài.
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học phần hóa phi kim lớp 10, 11 – ban cơ bản.
2. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy trong dạy học các bài ôn tập
- luyện tập phần phi kim lớp 10, 11 – ban cơ bản.
IV. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy hợp lí sẽ nâng cao chất
lượng dạy và học các bài luyện tập, ôn tập phát huy tính tích cực và phát triển
Nguyễn Thị Huệ
2- -
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
tư duy cho HS.
V. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thiết kế và sử dụng các phần mềm: grap, mindmap
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp thống kê toán học
Nguyễn Thị Huệ
3- -
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của các bài ôn tập, luyện tập[ 2 ].
Bài luyện tập, ôn tập có giá trị nhận thức to lớn và có ý nghĩa quan trọng
trong việc hình thành phương pháp nhận thức và phát triển tư duy cho học
sinh. Cụ thể là:
- Bài luyện tập giúp học sinh tái hiện lại các kiến thức đã học, hệ thống hóa
các kiến thức hóa học được nghiên cứu riêng lẻ của bài, của chương có mối
liên hệ logic với nhau. Từ đó, giúp học sinh tìm ra được những kiến thức cơ
bản nhất và các mối liên hệ bản chất giữa các kiến thức đã thu nhận được để
ghi nhớ và vận dụng chúng trong việc giải quyết các vấn đề học tập…
- Thông qua các hoạt động học tập của học sinh trong bài luyện tập, ôn tập
mà giáo viên có điều kiện củng cố, làm chính xác và chỉnh lí, phát triển và mở
rộng kiến thức cho học sinh.
- Thông qua các hoạt động học tập trong giờ luyện tập, ôn tập để hình thành
và rèn luyện các kĩ năng hóa học như: kĩ năng giải thích – vận dụng kiến thức,
giải các dạng bài tập hóa học, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Thông qua bài luyện tập, ôn tập mà thiết lập mối liên hệ của các kiến thức
liên môn như : toán học, vật lí, sinh vật, địa lí… và sự vận dụng kiến thức của
các môn học này để giải quyết các vấn đề học tập trong hóa học.
1.2. Các phương pháp thường được sử dụng trong giờ ôn tập - luyện tập.
1.2.1. Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề [ 2 ]
Là phương pháp dùng lời để trình bày, giải thích nội dung bài học một
cách chi tiết, dễ hiểu cho học sinh tiếp thu.
Giáo viên có thể trình bày bài giảng với một khối lượng kiến thức lớn cho nhiều
người cùng nghe. Đối với học sinh, qua nghe giảng nhanh chóng hiểu vấn đề và học
được phương pháp trình bày vấn đề học tập một cách có hệ thống.
Nguyễn Thị Huệ
4- -
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
Tuy nhiên, đây là phương pháp độc thoại, học sinh bị rơi vào tình trạng thụ
động, phải cố gắng nghe để hiểu, ghi nhớ và không có cơ hội để trình bày ý
kiến riêng của mình dẫn đến thói quen thụ động .
1.2.2. Đàm thoại tìm tòi [ 2]
Đàm thoại là phương pháp mà trong đó thầy đặt ra một hệ thống câu hỏi để
trò lần lượt trả lời, đồng thời có thể trao đổi qua lại dưới sự chỉ đạo của thầy.
Có ba phương pháp cơ bản sử dụng trong giờ học ôn tập, luyện tập:
- Thầy đặt ra hệ thống những câu hỏi riêng rẽ rồi chỉ định học sinh trả lời.
Nguồn thông tin cho cả lớp là tổ hợp các câu trả lời của học sinh.
- Thầy đặt cho cả lớp một câu hỏi chính, rồi cho học sinh lần lượt trả lời
từng bộ phận của câu hỏi lớn đó. Người sau bổ sung cho người trước, cuối
cùng giáo viên chỉnh lí, kết luận về kiến thức cần nắm vững.
- Thầy nêu ra câu hỏi chính, kèm theo những gợi ý nhằm tổ chức cho cả lớp
tranh luận hoặc đặt ra các câu hỏi phụ cho nhau để giúp nhau giải đáp. Câu
hỏi chính do thầy đưa ra trong phương án này thường chứa đựng yếu tố kích
thích tranh luận.
Nhìn chung phương pháp dạy học này thường được sử dụng nhiều hơn. Qua
các câu hỏi giáo viên tìm hiểu được việc nắm bắt và vận dụng kiến thức của
học sinh. Từ đó, giáo viên biết được điểm mạnh, yếu của học sinh để kịp thời
có biện pháp điều chỉnh.
1.2.3. Làm việc với sách giáo khoa [ 2 ]
Học sinh có thể sử dụng sách giáo khoa để hệ thống kiến thức, lập bảng so
sánh, lập grap hoặc lập lược đồ tư duy cho các vấn đề ôn tập.
Ưu điểm: Học sinh làm việc một cách độc lập, tích cực, tạo không khí sôi
nổi trong giờ học và phát huy năng lực tư duy của học sinh.
Nhược điểm: Câu hỏi ôn tập trong sách giáo khoa còn hạn chế chưa đề cập
được hết tất cả các dạng bài mà học sinh sẽ gặp trong bài thi vào cao đẳng và
đại học.
1.2.4. Phương pháp dạy học theo nhóm [ 7]
Nguyễn Thị Huệ
5- -
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
Phương pháp này được đánh giá là một phương pháp dạy học tích cực,
hướng vào học sinh và đạt hiệu quả cao trong giờ ôn tập.
Cấu trúc chung của quá trình dạy học theo nhóm
Giáo viên
Học sinh
Hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu
Tự nghiên cứu cá nhân
Tổ chức thảo luận nhóm
Hợp tác với bạn trong nhóm
Tổ chức thảo luận lớp
Hợp tác với các bạn trong lớp
Kết luận đánh giá
Tự đánh giá, tự điều chỉnh
1.2.5. Sử dụng thí nghiệm hóa học và các phương tiện trực quan trong bài
luyện tập, ôn tập. [ 2 ]
Sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong giờ luyện tập, ôn tập không phải lặp lại
thí nghiệm đã biểu diễn mà có thể dùng các thí nghiệm mới, có những dấu
hiệu chung của thí nghiệm đã làm nhưng có những dấu hiệu của kiến thức
mới nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức, tránh sự khái quát hóa, suy diễn thiếu
chính xác ở học sinh.
Giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm hóa học như một dạng bài tập nhận
thức. Giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm, quan sát, mô tả
đầy đủ hiện tượng và giải thích hoặc biểu diễn ở dạng thí nghiệm vui và yêu
cầu học sinh giải thích .
Ví dụ: Khi luyện tập về tính chất của oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của
chúng có thể biểu diễn thí nghiệm: viết chữ bằng H2SO4 đặc trên giấy trắng ...
Nguyễn Thị Huệ
6- -
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
1.2.6. Sử dụng bài tập hóa học. [ 2 ]
Bản thân bài tập hóa học đã là PPDH tích cực, song tính tích cực này được
nâng cao hơn khi được sử dụng như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi.
Hiện nay, bài tập hóa học được xây dựng theo các xu hướng:
- Loại bỏ những loại bài tập hóa học nghèo nàn nhưng lại cần đến những thuật
toán phức tạp để giải.
- Loại bỏ những loại bài tập có nội dung lắt léo, rắc rối, phức tạp, không thực
tiễn.
- Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm.
- Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan.
- Xây dựng bài tập liên quan đến bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm.
- Đa dạng hóa bài tập bằng sơ đồ, hình vẽ, bài tập thực nghiệm.
Như vậy, sử dụng bài tập trong giờ ôn - luyện tập như nguồn kiến thức để
học sinh tìm tòi, khám phá kiến thức, khám phá con đường lĩnh hội kiến thức.
Bên cạnh những PPDH thường được dùng phổ biến trên còn có những
phương pháp rất tích cực, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giờ luyện
tập, ôn tập, đó là: phương pháp sử dụng grap và lược đồ tư duy. Nội dung của
hai phương pháp này được thể hiện chi tiết trong mục 1.3 và 1.4.
1.3 Phương pháp grap dạy học [ 5, 6, 8]
1.3.1. Khái niệm grap
Grap nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức
cơ bản của một nội dung dạy học và logic phát triển bên trong của nó.
Grap nội dung của bài lên lớp là hình thức cấu trúc hóa một cách trực quan,
khái quát và súc tích nội dung của tài liệu giáo khoa đưa ra dạy học trong bài
lên lớp.
1.3.2 Các bước lập grap
Bước 1: Tổ chức các đỉnh :
Cần tiến hành các công việc chính sau:
Nguyễn Thị Huệ
7- -
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
- Chọn kiến thức chốt tối thiểu ( kiến thức cơ bản cần và đủ)
- Mã hóa kiến thức chốt cho súc tích (dùng các kí hiệu quy ước)
- Đặt kiến thức chốt vào các điểm (đỉnh) trên mặt phẳng của tờ giấy.
Bước 2: Thiết lập các cung
Nối các đỉnh với nhau bằng các mũi tên diễn tả mối liên hệ phụ thuộc giữa
các nội dung kiến thức cơ bản, sao cho phản ánh đúng logic phát triển nội
dung học tập.
Bước 3: Hoàn thiện grap
Sửa chữa để làm cho grap trung thành với nội dung được mô hình hóa về
cấu trúc logic nhưng phải đảm bảo tính khoa học, sư phạm và mĩ thuật và
giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức dễ dàng.
Khi tiến hành lập grap nội dung dạy học ta cần chú ý ở các khâu:
a.
Xác định đỉnh của grap: tìm kiến thức chốt của bài lên lớp.
Giáo viên nghiên cứu nội dung các bài học trong chương để xác định kiến
thức chốt (kiến thức cơ bản, bản chất nhất ) của chương hoặc nội dung cần
luyện tập, ôn tập. Những kiến thức chốt có thể đứng độc lập, hoặc có thể là
một tập hợp của nhiều kiến thức khác và sẽ được đặt ở các đỉnh của grap. Vậy
một đỉnh có thể là một kiến thức hoặc nhiều kiến thức cùng loại.
b. Mã hóa kiến thức chốt.
Mã hóa kiến thức chốt có nghĩa là biến nội dung các kiến thức chốt chứa
đựng tại các đỉnh của grap thành một nội dung súc tích bằng các kí hiệu và
ngôn ngữ hóa học. Những kí hiệu dùng để mã hóa kiến thức chốt phải làm sao
giúp cho học sinh có thể dễ dàng giải mã được, việc mã hóa kiến thức chốt
được thầy và trò cùng nhau quy ước trong từng bài lên lớp, từng tiết học. Ví
dụ
“xúc tác” ghi là xt
“áp suất” ghi là P
“công thức phân tử” ghi là CTPT.
Nguyễn Thị Huệ
8- -
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
c. Xếp đỉnh
- Tiêu chuẩn xếp đỉnh:
+ Ta phải chú ý đến tính khoa học.
+ Phải mang tính sư phạm, tức là phải chú ý đến logic của sự tương tác giữa
thầy và trò trong công việc dạy và học trên lớp.
+ Phải dễ hiểu với đặc điểm cá nhân học sinh, trực quan và đẹp.
- Cách xếp đỉnh và phác thảo grap rút gọn:
Nếu cứ mỗi kiến thức chốt xếp vào một đỉnh thì grap sẽ rất cồng kềnh và
mất giá trị khái quát hóa. Ta nên gộp hai hay nhiều kiến thức cùng loại, cùng
ý nghĩa, cùng nội dung lại một đỉnh thì grap sẽ gọn.
d. Lập cung
Lập cung tức là lập hệ thống các mối liên hệ giữa các đỉnh từng đôi một với
nhau bằng cách vẽ các mũi tên đi từ kiến thức xuất phát đến kiến thức dẫn
xuất và cối cùng là về kết luận của bài. Công việc này đòi hỏi quá trình tư duy
logic tìm ra được mối liên hệ giữa các nội dung học tập.
1.3.3. Sử dụng grap trong giờ ôn tập, luyện tập. [ 6 ]
Việc hướng dẫn học sinh tự thiết lập grap nội dung bài luyện tập có thể thực
hiện theo các hình thức sau :
- Giáo viên cung cấp grap câm (gồm các ô trống ở các đỉnh) và yêu cầu học
sinh hoàn thành mã hoá nội dung của các đỉnh trong các khung của grap câm,
lập các cung của grap. Trong giờ ôn tập, giáo viên trình bày nội dung theo
grap đã chuẩn bị, học sinh so sánh các grap của mình đã lập với grap của giáo
viên. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trình bày sự chuẩn bị của mình, các
học sinh khác góp ý để cùng nhau xây dựng một grap tối ưu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự thiết kế toàn bộ grap cho nội dung bài luyện
tập : công việc này giao cho học sinh chuẩn bị trước khi luyện tập.
Nguyễn Thị Huệ
9- -
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
1.4. Lược đồ tư duy [ 13, 14, 15 ]
1.4.1. Khái niệm lược đồ tư duy (bản đồ tư duy)
Lược đồ tư duy cho ta một cách nhìn tổng quan về một vấn đề hay một lĩnh
vực rộng lớn. Cho ta thấy rõ và kết nối những ý tưởng, thông tin tổng hợp,
đồng thời hiểu được các mối quan hệ chủ chốt, tập hợp số lượng lớn dữ liệu
vào một chỗ. Có thể nói lược đồ tư duy cũng là một tấm bản đồ.
Lược đồ tư duy có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra
từ trung tâm. Nối các nhánh chính tới hình ảnh trung tâm, và nối các nhánh
cấp hai, cấp ba với nhánh cấp một và cấp hai. Điều này giống như phương
thức của cây trong thiên nhiên nối các nhánh tỏa ra từ thân của nó.
Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, việc tạo lập lược đồ tư duy được
thực hiện trực quan hơn thông qua phần mềm Mindjet MindMannager .
1.4.2. Phần mềm Mindjet MindManager
Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến ta khó hình dung tổng
thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý. Lược đồ tư duy cho ta biết
cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic.
Giao diện của phần mềm này như sau:
Nguyễn Thị Huệ
10
--
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
Có thể tải phần mềm này từ http:/www.mindjet.com/support.
Cách sử dụng:
- Mở chương trình : vào New để tạo sơ đồ mới. Bạn có thể chọn mẫu cố định
hoặc tự do/ ấn OK.
- Nhập tên chủ đề vào ô Central Topic/ Enter để hoàn thành/ ấn Enter lần
nữa để lập ý nhánh trong ô Main Topic. Trong ô này, bạn có thể nêu các ý
nhỏ hơn bằng cách bấm chuột phải/ Insert Subtopic. Các nhánh có thể xóa và
thêm dễ dàng.
- Ngoài ra, người dùng còn chèn được ghi chú, văn bản, hình ảnh, âm thanh,
đường link trang web và tô màu sắc.
1.4.3. Ứng dụng lược đồ tư duy trong học tập [ 6 ]
a. Ứng dụng trong đọc sách
Lược đồ tư duy về cách đọc sách sẽ giúp ta thực hiện những điều trên một
cách mạch lạc và khoa học, hợp lý nhất đảm bảo rằng những thông tin mà đọc
được từ sách là đầy đủ. Bởi vì trong lược đồ tư duy dùng nhiều hình ảnh bên
cạnh những nội dung trọng tâm sẽ giúp ta gợi nhớ tốt hơn.
Ví dụ : Lược đồ tư duy trong đọc sách.
Nguyễn Thị Huệ
11
--
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
b. Ứng dụng trong ghi chép
Việc sử dụng lược đồ tư duy trong ghi chép sẽ giúp ta nhớ được những ý của
việc ghi chép, có thể hiểu được những ý của bài học.
Hình ảnh trung tâm là vấn đề trọng tâm của những ý mà mình cần ghi. Sau
đó là các nhánh phụ gồm những ý liên quan đến những ý mà mình cần quan
tâm. Nên sử dụng nhiều hình ảnh trong quá trình ghi chép sẽ giúp ta dễ nhớ
hơn và giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn.
Ví dụ : Lược đồ tư duy trong ghi chép.
c. Ứng dụng trong thuyết trình
Nếu chúng ta dành thời gian để lập bản đồ tư duy về tất cả những thông tin
cơ bản về bài thuyết trình trước khi quyết định cụ thể chủ đề để nói, ta sẽ thấy
dễ dàng hơn để tập trung vào vấn đề chính. Đồng thời ta cũng thấy được
những vấn đề cần chuẩn bị, những điểm cần chú ý khi trình bày để đạt hiệu
quả cao nhất.
Ví dụ : Lược đồ tư duy trong thuyết trình
Nguyễn Thị Huệ
12
--
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
d. Ứng dụng trong việc ôn tập, thi cử
Trong học tập, ứng dụng này có vai trò quan trọng hơn cả. Ta có thể lập lược
đồ tư duy lên kế hoạch cho việc ôn tập, chuẩn bị cho việc thi cử của mình.
Lược đồ này giúp người học thấy được hình ảnh khái quát các hoạt động
trong quá trình thi cử, sự phối hợp trong kế hoạch để đạt hiệu quả cao .
Ví dụ : Lược đồ tư duy cho việc ôn tập, thi cử.
Nguyễn Thị Huệ
13
--
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
e. Ứng dụng trong nghiên cứu khoa học
Lược đồ tư suy sẽ giúp chúng ta làm việc một cách khoa học, hợp lý hơn.
Từ ý trung tâm là nghiên cứu khoa học, chúng ta có thể phân ra thành các
nhánh phụ như: lựa chọn chủ đề, quy mô phạm vi, xác định thông tin, lên quy
trình thiết kế - nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, xử lý phân tích,làm
sáng tỏ vấn đề, viết báo cáo. Ngoài ra cần thêm vào các hình ảnh liên quan
đến những vấn đề mà ta cần quan tâm trong quá trình nghiên cứu.
Ví dụ: Lược đồ tư duy trong nghiên cứu khoa học.
Nguyễn Thị Huệ
14
--
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
1.5. Thực trạng sử dụng grap và lược đồ tư duy trong các bài luyện tập,
ôn tập ở trường phổ thông.
Thực tế cho thấy ở nhiều nơi, các GV ít sử dụng phương pháp grap và lược
đồ tư duy trong dạy học hóa học. Thậm chí một số GV còn chưa biết đến
phương pháp này.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn quan niệm bài lên lớp luyện tập, ôn tập là
một bài khó có thể dạy được hay, có tư tưởng ngại nghiên cứu, ít đầu tư khi
dạy loại bài này. Do vậy, nhiều bài ôn tập còn mang tính nhắc lại kiến thức cũ
theo một trình tự nhất định chỉ mới “ôn” mà chưa “tập”, chưa “luyện”, chưa
làm cho mọi đối tượng học sinh phải tích cực hoạt động. Cho nên, khi giáo
viên gọi học sinh khá thì học sinh yếu, học sinh trung bình không biết, hoặc
ngược lại học sinh yếu làm được thì học sinh khá ngồi chơi.
Những phương pháp dạy học mới như phương pháp grap, grap kết hợp với
thảo luận nhóm đã bước đầu sử dụng nhưng không thường xuyên. Việc xây
dựng lược đồ tư duy cho các bài ôn tập có sự hỗ trợ của CNTT hầu như chưa
áp dụng ở trường phổ thông và được coi là mới lạ với GV và HS. Phương
pháp này được áp dụng nhiều ở nước phát triển và một số trường ở Việt Nam.
Phương pháp này có ý nghĩa tích cực trong việc hướng dẫn học sinh tự học, tự
ôn tập. Thông qua đó còn rèn luyện cho HS biết lập kế hoạch cho một công
việc cụ thể.
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, trong các giờ luyện tập, ôn tập
các thầy cô giáo đã có những nỗ lực đáng kể trong việc nâng cao chất lượng
dạy học. Có nhiều nơi, nhiều giáo viên đã thực hiện giờ luyện tập rất tốt, thể
hiện chất lượng bài dạy cho thấy đã có nhiều đầu tư, nghiên cứu cho việc dạy
và soạn.
Nguyễn Thị Huệ
15
--
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
Chương 2. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP VÀ LƯỢC ĐỒ TƯ DUY
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG CÁC GIỜ
LUYỆN TẬP, ÔN TẬP PHẦN PHI KIM - BAN CƠ BẢN.
2.1 Mục tiêu chương trình phần phi kim lớp 10, 11- ban cơ bản [ 8 ]
2.1.1. Về kiến thức
HS biết:
- Cấu tạo nguyên tử, số oxi hóa của các phi kim trong các hợp chất.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của phi kim và một số hợp chất
quan trọng của chúng.
- Ứng dụng và phương pháp điều chế các phi kim và một số hợp chất quan
trọng của chúng.
HS hiểu:
- Nguyên nhân của tính oxi hóa mạnh của các đơn chất phi kim và khả năng
thể hiện tính khử của chúng.
- Nguyên nhân của sự giống nhau của các phi kim trong cùng một nhóm,
quy luật biến đổi tính chất của đơn chất và hợp chất trong nhóm.
- Nguyên tắc chung của phương pháp điều chế các phi kim và hợp chất.
2.1.2. Về kĩ năng
HS được rèn luyện các kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng hóa
học để dự đoán lí thuyết tính chất cơ bản của đơn chất, hợp chất của các phi
kim và giải thích tính chất của chúng.
- Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm nghiên cứu về phi
kim và hợp chất của chúng.
- Tiến hành một số thí nghiệm hóa học nghiên cứu tính chất của phi kim và
hợp chất của chúng.
- Giải các dạng bài tập liên quan đến kiến thức phi kim và hợp chất của nó.
Nguyễn Thị Huệ
16
--
SP2 – Khoa Hóa học
Khóa luận tốt nghiệp
2.1.3. Về giáo dục
- Học sinh hứng thú và say mê học tập, có phương pháp tư duy và nghiên
cứu hóa học.
- Học sinh có thái độ đúng đắn với các nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường, ý thức bảo vệ môi trường: không khí, đất, nước.
2.2. Nội dung và phân phối chương trình phần phi kim - ban cơ bản [ 7 ]
2.2.1. Phần hóa phi kim lớp 10
Chương 5: Nhóm Halogen ( 12 tiết)
Tiết 37
Khái quát về nhóm Halogen
Tiết 38
Clo
Tiết 39, 40
Hidro clorua. Axit clohidric và muối clorua. Luyện tập
Tiết 41
Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất
của clo
Tiết 42
Sơ lược về hợp chất có oxi của clo
Tiết 43, 44
Flo, brom, iot
Tiết 45, 46
Luyện tập nhóm halogen
Tiết 47
Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom, iot
Tiết 48
Kiểm tra viết
Chương 6: Oxi – lưu huỳnh ( 12 tiết)
Tiết 49, 50
Oxi – ozon. Luyện tập
Tiết 51
Lưu huỳnh
Tiết 52
Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh
Tiết 53, 54
Hidrosunfua. Lưu huỳnh đioxit. Lưu huỳnh trioxit
Tiết 55, 56
Axit sunfuric. Muối sunfat
Tiết 57, 58
Luyện tập: oxi và lưu huỳnh
Tiết 59
Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
Tiết 60
Kiểm tra viết
Nguyễn Thị Huệ
17
--
SP2 – Khoa Hóa học