Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CHÍNH SÁCH TỀ TỆ CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.03 KB, 8 trang )

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
CHÍNH SÁCH TỀ TỆ CỦA VIỆT NAM
SAU KHI GIA NHẬP WTO
1. Nguyên nhân và thực trạng của chính sách tiền tệ của Việt Nam sau khi gia
nhập WTO
Sau khi gia nhập WTO(ngày 7/11/2006), Nước chúng ta có cơ hội tiến sâu vào
hội nhập và phát triển bình đẳng với các quốc gia trên thế giới. Song việc gia nhập WTO
cũng đặt nước ta đứng trước những thách thức không phải là nhỏ. Tùy thuộc vào chính
sách kinh tế trong từng giai đoạn mà việc điều hành chính sách tiền tệ của nước ta có thể
tạm chia như sau:
1.1 Đầu năm 2007 đến đầu năm 2008
Đầu năm 2007, thời điểm những thuận lợi có được từ việc Việt Nam trở thành
thành viên chính thức của WTO bắt đầu được phát huy làm cho nền kinh tế hấp thụ một
lượng lớn nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng
khoán đã làm cho lượng ngoại tệ trong nước tăng lên. Theo tiến sĩ Nguyễn Khánh Long
– Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường Giá cả cho rằng, yếu tố cơ bản gây
nên lạm phát là “tiền nhiều”. Riêng kiều hối lên đến 5 tỷ USD thậm chí có thể lên đến
7,5 tỷ USD. Theo Giáo sư Kenichi Ohno - chuyên gia Diễn đàn Phát triển Việt Nam
(VDF) ước tính, có ít nhất 15 tỷ USD đã đổ vào Việt Nam trong năm 2007 từ các nguồn:
dịch vụ (du lịch) 4,6 tỷ USD; vốn FDI giải ngân 2,2 tỷ USD; vốn vay ODA 1,8 tỷ USD,
cổ phiếu và trái phiếu 2,5 tỷ USD…., điều này đã đẩy áp lực tăng giá trị của đồng Việt
Nam, gây bất lợi cho xuất khẩu, làm giảm tăng trưởng kinh tế. Để có thể hoàn thành chỉ
tiêu kinh tế năm 2007 là 8,2 – 8,5%, trước tình hình này Ngân Hàng Nhà Nước Việt
Nam đã tung lượng tiền đồng để mua vào một lượng lớn ngoại tệ mà theo ước tính của
Ngân Hàng Thế Giới, chỉ trong quí 1, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng khoảng 3 tỷ
đôla tương đương với gần 50.000 tỷ đồng được đưa vào lưu thông. Chính điều này đã
tác động lớn đến tăng giá hàng hóa và dịch vụ, làm tăng tỉ lệ lạm phát đầu năm 2007.
Với lượng cung tiền của đầu năm 2007 quá lớn đã làm cho chỉ số lạm phát ngày
càng cao. Theo ông Shogo Ishii, Phó Giám đốc IMF khu vực châu Á-TBD: “Để duy trì
sự phát triển bền vững, trước hết, Việt Nam cần thắt chặt chính sách tiền tệ. Chính sách
tiền tệ của Việt Nam vẫn bị động trước những thay đổi của môi trường kinh tế quốc tế.


Việt Nam cần phải có sự can thiệp tỷ giá kịp thời khi ngày càng có nhiều nguồn vốn đầu
tư đổ vào Việt Nam. Một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn sẽ tăng cường sức đề
kháng của nền kinh tế trước các cú sốc từ bên ngoài”. Đến cuối năm 2007, nước ta đã
thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ tương đối đột ngột. Ngân Hàng Nhà Nước đã hút
tiền về bằng cách áp dụng chính sách như bán tin phiếu tăng, tỉ lệ dự trữ bắt buộc của
các Ngân Hàng TM. Cụ thể như là tỉ lệ dự trữ bắt buộc tiền gởi bằng đồng Việt Nam từ
5% lên 10% .
Tiếp tục đến đầu năm 2008, do vốn đầu tư nước ngoài tăng đột biến, lượng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến 6 tháng đầu năm 2008, con số này đã lên đến 31,6
tỷ USD, gấp rưỡi tổng vốn của cả năm 2007, đầu tư nước ngoài giải ngân trong 6 tháng
đầu năm 2008 cũng đạt gần 5 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước. Với lượng
ngoại tệ lớn chảy vào nước ta như vậy thì Ngân Hàng Nhà Nước đã thực hiện đơn thuần
việc mua vào lượng USD này và tung VND ra để ổn định tỷ giá. Do điều hành chính
sách tiền tệ với mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP tăng từ 7,5-8%/năm), Chính phủ đã
thực thực hiện chính sách tài khoá theo hướng mở rộng, thâm hụt ngân sách trong năm
2007 vào khoảng 5% GDP, đồng thời lượng vốn đầu tư công không đạt hiệu quả cao
(ICOR là hơn 4 lần). Do đó lượng tiền cung ứng và cả lạm phát đều tăng cao. Đầu năm
2008 thì lạm phát đã trở thành một vấn đề đối với cả nền kinh tế. Nhằm mục tiêu ưu tiên
kiềm chế lạm phát, Ngân Hàng Nhà Nước đã tích cực thực hiện hút tiền từ lưu thông về
thông qua các công cụ, như: Tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc (Quyết định số
187/QĐ-NHNN ngày 16/1/2008) nâng lãi suất cơ bản lên 14%; rút tiền gửi của kho bạc
từ ngân hàng thương mại; phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc 20.300 tỷ đồng kỳ hạn 1
năm, lãi suất 7,80%/năm (Quyết định số 346/QĐ-NHNN ngày 13/2/2008). Đặc biệt,
NHNN đã điều hành linh hoạt các mức lãi suất chỉ đạo.
Trong những tháng đầu năm 2008 các công cụ nhằm hạn chế lượng tiền cung ứng
đã bước đầu phát huy hiệu quả: lượng tiền huy động của hệ thống NHTM tiếp tục tăng
lên (tiền gửi có kì hạn đã tăng 13%, dự trữ tăng 18%), lượng tiền mặt lưu thông ngoài hệ
thống ngân hàng chỉ tăng 7% so với cuối năm 2007 (còn khoảng 255 ngàn tỷ đồng)…
Từ đó, lạm phát trong những tháng tiếp theo đã có dấu hiệu chững lại. Nhưng với việc
thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ của NHTW đã tác động trực tiếp đến thị trường tiền

tệ và hoạt động kinh doanh của các NHTM, các NHTM đã không phản ứng kịp thời
trước việc thắt chặt CSTT, cùng với việc quản lý thanh khoản của các NHTM còn bất
cập đã gây nên tình trạng thiếu khả năng thanh khoản tại nhiều ngân hàng, làm giảm quy
mô nguồn vốn; giảm khả năng cho vay và đã xảy ra cuộc đua lãi suất của các NHTM
vào giữa năm 2008, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian này có thời
điểm lên đến 35%/năm. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến đại đa số các doanh nghiệp vừa
và nhỏ có số vốn ít, phụ thuộc rất nhìu vào nguồn vốn vay mượn từ ngân hàng.
1.2 Cuối năm 2008 đến đầu năm 2009
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Mùi, Phó Giám đốc Học viện Tài chính (Bộ Tài chính)
- thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, lãi suất phải được điều hành
theo hướng ổn định và giảm dần, nếu không giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng đến vốn vay và
đình trệ sản xuất. Bà Mùi nói: “Trong điều kiện lạm phát bắt đầu được kiểm soát, phải
giảm dần lãi suất và không nên quá coi trọng chính sách thắt chặt tiền tệ. Nếu tiếp tục
duy trì lãi suất cao sẽ phản tác dụng”
Theo Ông Bùi Đức Thụ, Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân sách - Văn phòng Quốc
hội, cho biết: “Tôi đi nhiều địa phương thấy DN đang đứng trước bờ vực thẳm. Đại bộ
phận DN VN dựa vào vốn vay là chủ yếu. Hiện nay, không nhiều DN có thể chịu được
lãi suất trên 20%/năm. Nếu tiếp tục thắt chặt tiền tệ, nhiều DN sẽ không trả được nợ và
có nguy cơ phá sản, ảnh hưởng đến nền kinh tế”.
Trước tình hình này Ngân Hàng Nhà Nước phải quy định trần lãi suất huy động
tiền gửi của các NHTM không được vượt quá 12%. Giải pháp trên đã có tác động nhanh
chóng, tích cực “giảm đà tăng lãi suất huy động của các NHTM” chỉ trong vài
ngày. Tiếp theo để tạo sự bình ổn thị trường bền vững, ổn định trở lại, NHNN thực hiện
cơ chế điều hành lãi suất mới, theo đó quy định các NHTM cho vay nền kinh tế không
vượt quá 150% lãi suất cơ bản và mức lãi suất cơ bản được điều chỉnh từ mức 12%/năm
lên 14%/năm. Quy định này phù hợp với Bộ luật Dân sự hiện nay, đó như là một liệu
pháp mạnh mang tính tình thế đã có tác động ổn định lãi suất và tăng trưởng tín dụng đã
chậm lại.
Tháng 7/2008, tình hình kinh tế thế giới diễn ra theo chiều hướng bất ổn rõ nét: từ
khủng hoảng thị trường nhà đất của Mỹ chuyển sang khủng hoảng tài chính, suy thoái

kinh tế đã xảy ra ở hầu hết nền kinh tế chủ chốt, như Nhật, Mỹ, Anh và nhiều nước
Châu Âu; giá dầu và giá lương thực giảm mạnh kéo theo giá các mặt hàng tiêu dùng
khác giảm theo... điều này cho thấy kinh tế thế giới đang từ xu hướng suy thoái kinh tế
gắn lạm phát sang suy thoái kinh tế gắn với giảm phát đây là nỗi lo của các quốc gia. Để
cứu nguy cho tình hình này, hầu hết các nền kinh tế đã thực hiện CSTT và chính sách tài
khóa nới lỏng nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường, khuyến khích các NHTM mở
rộng cho vay, kích thích đầu tư...
Trong tình hình kinh tế thế giới như vậy, mặc dù những tháng cuối năm 2008
mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến nền kinh tế Việt
Nam,và thị trường tài chính Việt Nam còn nhỏ, song để ngăn chặn ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế toàn cầu và giảm áp lực lạm phát vẫn diễn ra ở Việt Nam đến tận tháng 9,
NHNN áp dụng một số biện pháp hỗ trợ thị trường như nâng lãi suất tín phiếu bắt buộc,
trả lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND… đây là những bước mở đầu nhằm kích
thích nền kinh tế chống lại nguy cơ giảm phát. Bắt đầu từ tháng 10, các loại lãi suất chỉ
đạo đã liên tục được hạ xuống theo một lộ trình thích hợp. Lãi suất cơ bản từ mức
14%/năm sau 4 lần hạ hiện xuống còn 8,5%, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn
cũng được hạ tương ứng, lãi suất huy động và cho vay bằng VND giảm 2,5%-3%/năm.
Hành động này nhằm tạo sự hợp lý giữa các công cụ CSTT, giảm một phần chi phí hoạt
động cho các NHTM, để các NHTM có điều kiện hạ lãi suất cho vay hỗ trợ cho các
doanh nghiệp duy trì và mở rộng sản xuất, khuyến khích xuất khẩu trong điều kiện kinh
tế thế giới suy thoái
Không chỉ vậy, trước diễn biến của khủng hoảng tài chính toàn cầu, từ 15/9/2008,
NHNN đã chủ động đánh giá tác động tới hoạt động của hệ thống ngân hàng và nền kinh
tế; chủ động các biện pháp nhằm quản lý an toàn và dự trữ ngoại hối Nhà nước; NHNN
ban hành Chỉ thị số 05/2008/CT-NHNN ngày 09 tháng 10 năm 2008 của Thống đốc về
một số biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín
dụng. Trong đó, chú trọng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra do tác động của
khủng hoảng tài chính và dấu hiệu suy thoái kinh tế toàn cầu, chấp hành đúng quy định
về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, NHNN còn tăng
cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các Tổ Chức Tín Dụng theo quy định

của pháp luật và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Đầu năm 2009 Nhà Nước chủ trương điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới
lỏng một cách thận trọng. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và dân cư trong xã hội
tiếp cận được với vốn vay của hệ thống ngân hàng theo tinh thần của các gói giải pháp
kích cầu của Chính phủ cũng như tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động ổn định và
hiệu quả, NHNN đã hạ thấp lãi suất chỉ đạo từ 14% xuống 7%, hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt
buộc từ 11% xuống 5%. Ngày 1/2/2009 lãi suất cơ bản từ 8.5% hạ xuống còn 7%.
Do tác động phụ của chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay bằng VND và việc điều
chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng VND, nhiều doanh nghiệp không muốn vay ngoại tệ mà
chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ, dẫn đến nhu cầu mua ngoại tệ tăng mạnh, tình
hình cung cầu ngoại tệ trở nên căng thẳng. Để tăng nguồn cung và ổn định thị trường
ngoại tệ, NHNN đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp như mở rộng biên độ ấn định tỷ
giá mua bán USD/VND của các ngân hàng thương mại từ +/-3% lên +/-5% so với tỷ giá
bình quân liên ngân hàng cùng phối hợp với các biện pháp điều tiết cung cầu ngoại tệ
trên thị trường như bán ngoại tệ hỗ trợ nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu đảm
bảo ổn định sản xuất và đời sống; điều hoà ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trên ngân
hàng.
Trong 7 tháng đầu năm 2009, kinh tế nước ta dần lấy lại được đà tăng trưởng (6
tháng GDP tăng 3,9%, tháng 7, sản xuất nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ tiếp tục
gia tăng), lạm phát là 3,22%. Trong những tháng cuối năm, mặc dù gặp nhiều khó khăn,
thách thức, nhưng sản xuất - kinh doanh có chiều hướng thuận lợi hơn, nhưng lạm phát
có xu hướng tăng do tác động của chính sách tài khoá, tiền tệ nới lỏng, Nhà nước điều
chỉnh tăng lương và giá một số vật tư đầu vào; giá lương thực, xăng dầu và nguyên liệu
cơ bản có thể tăng do tác động của giá cả thị trường thế giới
Từ tháng 7 năm 2009, NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách điều chỉnh
linh hoạt lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, lãi suất tín phiếu… Nhờ đó, tổng phương tiện
thanh toán toàn ngành tăng 16-17% so với năm 2007, dư nợ tín dụng tăng 21-22%. Tỷ
giá bình quân liên ngân hàng tăng 5,4%, tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại
tăng 8-9%. Lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng giảm nhanh trong những
tháng cuối năm, từ mức 23-24%/năm, xuống dưới 12,75%/năm, trong đó, mức lãi suất

cho vay thấp nhất là 8,5%/năm. Vốn tín dụng đầu tư vào khu vực dân doanh tăng 35-
37%; doanh nghiệp nhà nước tăng 12-14%; lĩnh vực xuất khẩu tăng 35-37%; sản xuất
tăng 34-36%; nông nghiệp - nông thôn tăng 30%; cho vay hộ nghèo và đối tượng chính
sách khác tăng 40-42%.
1.3 Cuối năm 2009 đến tháng 2/2010
Cuối năm 2009 và đầu năm 2010 CPI tăng chủ yếu do kinh tế phục hồi, tổng cầu
tăng lên. Điều dễ thấy là giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh. Tuy nhiên, chỉ số CPI ở
Việt Nam tăng lên trong thời gian qua không thuần tuý là do cung tiền tăng nhờ chính
sách tiền tệ linh hoạt mà còn do “chi phí đẩy” (tức là giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào,
giá điện nước tăng…).Hàng loạt nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh đã
tăng cao như than đá (bán cho ngành điện), điện, nước, xăng dầu, lãi suất vay vốn cao…
Không những vậy, Việt Nam là nước nhập siêu, lại nhập phần lớn nguyên nhiên vật liệu,
nên cũng sẽ nhập khẩu lạm phát từ thế giới. Theo nhận định của PGS TS Trần Hoàng
Ngân lạm phát tăng lên ở nước ta gần đây không hoàn toàn do cung tiền mà còn do “chi
phí đẩy”. Do đó, chúng ta không nên thắt chặt tiền tệ mà nên có chính sách linh hoạt,
đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, ưu tiên vốn các dự án sản xuất kinh doanh
hiệu quả. Chính sách tiền tệ không nới lỏng mà cũng không thắt chặt, nên linh động để
vừa kiểm soát lạm phát vừa đảm bảo kinh tế tăng trưởng phù hợp, từ ngày 1/12/2009 lãi
suất cơ bản đã tăng lên 8%.
Để kiềm chế lạm phát ở mức một con số và đảm bảo GDP tăng trưởng 6,5%,
trước hết chúng ta cần triển khai thực hiện thật tốt 6 giải pháp mà Chính phủ đã đề ra
trong Nghị quyết 18 (ngày 6-4-2010). Trong đó, quan trọng nhất làm sao ổn định được
giá xăng dầu trong thời gian dài; không tăng giá than và điện; tích cực thanh tra, giám sát
việc chấp hành pháp lệnh về giá trong kinh doanh. Công tác quản lý giá cần được quan
tâm nhiều hơn nữa để đẩy lùi được tình trạng lũng đoạn giá tồn tại phổ biến lâu nay.
Quan trọng nữa là cải thiện cán cân thanh toán, kiểm soát nhập siêu, có giải pháp cụ thể
hạn chế nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ và chưa cần thiết, hỗ trợ những ngành sản xuất
nguyên vật liệu cơ bản và sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
cần có biện pháp để ổn định tỷ giá vì tỷ giá biến động sẽ gây lạm phát.
Theo mục tiêu phấn đấu thì sang năm 2010, NHNN phải thực hiện 2 mục tiêu đó

là tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Và NHNN có khả năng đáp ứng cả hai mục tiêu,
nhưng mục tiêu tăng trưởng có thể sẽ chiếm ưu thế vì tình hình kinh tế thế giới sẽ biến
chuyển thuận lợi hơn, tạo điều kiện cho VN tăng trưởng nhanh hơn so với năm ngoái.
Để đạt mức tăng trưởng 6,5% cho 2010, có lẽ chúng ta phải chấp nhận một mức độ lạm
phát cao hơn 7%. Một mức lạm phát 7-9% có thể chấp nhận được. vì vậy, theo dự đoán
trong thời gian sắp tới ngân hàng nhà nước sẽ thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt phù
hợp với từng thời điểm của nên kinh tế và tạo điều kiện để đảm bảo mức tăng trưởng
6,5%.

×