PHẦN I
HỆ THỐNG HOÁ VỀ MẶT LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1. Chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những chi phí về lao
động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã thực tế bỏ ra để tiến hành
các hoạt động sản xuất trong kỳ (tháng, quý, năm).
Các chi phí sản xuất biểu hiện ở 2 mặt: Định tính và định lượng. Mặt
định tính là yếu tố chi phí hiện vật, mặt định lượng thể hiện mức độ tiêu hao
cụ thể của từng loại chi phí tham gia vào quá trình sản xuất tạo nên sản phẩm,
được biểu hiện bằng thước đo giá trị.
Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố giá cả thường xuyên biến động nên
nếu doanh nghiệp muốn hạ thấp chi phí thì cần điều chỉnh yếu tố khối lượng.
Việc xác định chính xác chi phí sản xuất giá thành sản phẩm là vấn đề được
coi trọng trong mỗi doanh nghiệp để sao cho xác định đúng đắn chi phí phù
hợp với giá cả giúp doanh nghiệp bảo toàn vốn.
Tuỳ theo từng doanh nghiệp phát triển kinh tế khác nhau, tuỳ theo
chính sách quản lý, chính sách giá cả để đề ra các chế độ quy định, phạm vi
và nội dung của chi phí sản xuất theo từng nội dung cụ thể, theo từng đối
tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành sản phẩm cần phân loại chi phí
một cách khoa học, thống nhất. Việc này có vai trò quan trọng trong hoạch
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất ở các doanh
nghiệp gồm nhiều loại khác nhau về nội dung, đặc điểm, tính chất, công dụng.
Có thể phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc
vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý.
* Phân loại theo yếu tố chi phí, gồm:
- Yếu tố nguyên, nhiên vật liệu.
- Sử dụng vào sản xuất kinh doanh.
1
- Yếu tố nguyên, nhiên liệu động lực sử dụng vào quá trình sản xuất trong
kỳ.
- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương.
- Yếu tố khấu hao TSCĐ.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền.
* Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
* Phân loại theo phương thức tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ
với đối tượng chịu chi phí, gồm:
- Chi phí trực tiếp.
- Chi phí gián tiếp.
* Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn
thành, gồm:
- Chi phí khả biến.
- Chi phí cố định.
2. Giá thành sản phẩm, phân loại,đối tượng và phương pháp tính
giá thành sản phẩm:
2.1. Giá thành sản phẩm:
Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật
hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành
hay giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho sản phẩm đã hoàn thành.
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại phải tìm mọi cách
để tối thiểu hoá chi phí bỏ ra để hạ giá thành sản phẩm.
2.2. Có thể phân loại giá thành sản phẩm theo các tiêu thức sau:
a. Phân loại theo thời gian và nguồn số liệu:
2
* Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định trước khi vào sản
xuất kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước hoặc năm trước và các
định mức kinh tế kỹ thuật, dự toán chi phí kế hoạch. Nó bao gồm tất cả các chi phí
gắn
liền với sản phẩm sản xuất của đơn vị lập trên cơ sở định mức hao phí lao
động, hao phí vật chất kế hoạch và theo giá cả kế hoạch.
* Giá thành định mức: Chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm, giá thành
định mức có thể thay đổi khi có sự thay đổi các định mức chi phí sản xuất.
Giá thành định mức là thước đo chính xác các chi phí cần thiết sản xuất ra
một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất nhất định.
* Giá thành thực tế: Chỉ được xác định khi quá trình sản xuất đã hoàn
thành dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã làm phát sinh và tập
hợp được trong kỳ, bao gồm mọi chi phí thực tế đã phát sinh và có thể nằm
ngoài kế hoạch.
b. Phân loại theo phạm vi tính toán:
* Giá thành sản xuất: Phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan
đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng. Bao gồm: Chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành, giá thành
sản xuất là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản
xuất.
* Giá thành toàn bộ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí
phát sinh có liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Bao gồm: Giá trị
sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm
đó. Giá thành toàn bộ chỉ được tính toán, xác định khi sản phẩm được tiêu
thụ, nó là căn cứ để xác định tính toán lãi trước thuế của doanh nghiệp.
Được xác định qua công thức sau:
= + +
3
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu quan trọng mà
các doanh nghiệp quan tâm bởi chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, việc phân tích đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh dựa trên việc tính giá thành sản phẩm chính xác. Điều này phụ thuộc
kết quả tập hợp chi phí sản xuất. Do vậy trong điều kiện nền kinh tế thị trường
cần phải tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm chính xác.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
1. Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp:
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình
sản xuất giản đơn, chỉ sản xuất một hoặc một loại sản phẩm, khối lượng sản
phẩm rất lớn, sản phẩm dở dang không có hoặc không đáng kể. Đối tượng
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính là sản phẩm.
=
2. Giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số giá:
=
= x
= x
= x
3. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ:
= x
4. Phương pháp loại trừ:
Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng quá trình sản xuất bên cạnh
các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ. Để
tính được giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ các sản phẩm phụ ra khỏi
tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể tính theo nhiều
phương pháp theo ước tính, theo giá kế hoạch, giá nguyên vật liệu ban đầu.
= + -
5. Phương pháp tổng cộng chi phí:
4
Giá thành đơn
vị sản phẩm gốc
Giá thành đơn vị
từng loại sản
Tổng giá thành
Số lượng sản
phẩm sản phẩm
Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp mà sản phẩm
hoàn thành gồm nhiều chi tiết bộ phận cấu thành, những chi tiết này được sản
xuất ở những phân xưởng khác nhau, cuối cùng lắp ráp ra sản phẩm hoàn
chỉnh. Đối tượng hạch toán chi phí là từng chi tiết, đối tượng hạch toán giá
thành sản phẩm hoàn chỉnh.
= + + … +
6. Phương pháp tính giá thành phân bước:
Phương pháp này sử dụng khi doanh nghiệp có quá trình sản xuất sản
phẩm qua nhiều công đoạn (nhiều bước), ở mỗi công đoạn đều tạo ra bán
thành sản phẩm để tiếp tục chế biến ở công đoạn tiếp theo cho đến khi tạo
thành sản phẩm ở công đoạn cuối kỳ. Ta có thể thấy qua sơ đồ minh hoạ sau:
Sơ đồ số 1:
7. Phương pháp đơn đặt hàng:
Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng.
Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng
đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp.
Việc tính giá thành các doanh nghiệp chỉ được tiến hành khi đơn đặt
hàng hoàn thành và chỉ khi nào hoàn thành toàn bộ sản phẩm của đơn vị đặt
hàng mới coi là hoàn thành đơn đặt hàng.
5
Công đoạn 2Công đoạn 1
Trị giá vốn bán
thành phẩm ở công
đoạn 2 chuyển sang
Trị giá vốn bán
thành phẩm ở công
đoạn 1 chuyển sang
Chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
++
+
Chi phí chế biến
ở công đoạn 2
Chi phí chế biến
ở công đoạn 2
Chi phí chế biến
ở công đoạn 1
Tổng giá thành
và giá thành đơn vị
thành phẩm
Tổng giá thành và
giá thành đơn vị
BTP công đoạn 2
Tổng giá thành và
giá thành đơn vị
BTP công đoạn 1
III. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN.
Kế toán có thể hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo 2 cách:
Cách 1: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Cách 2: Theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Sơ đồ số 2:
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
6
TK632TK154
TK111,112,
152,153,334,338
TK621
Nếu không nhập kho
đem bán ngay
Kết chuyển chi phí
NVL trực tiếp
Chi phí
NVL
TK155TK622
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp
Xuất bánNhập kho
thành phẩm
Chi phí
nhân công
TK159
TK627
Dự phòng
giảm giá
K/c chi phí sản
xuất chung
Chi phí sản
xuất chung
Chi phí SXC cố định không được tính vào
giá thành sản phẩm do mức sản xuất thực
TK141,142,214
242,331,335
Giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau
khi (-) số thu bồi thường
TK1381,152
155,156
TK133
Thuế GTGT
đầu vào
2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Sơ đồ số 3:
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
(theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
TK611
TK111,214,142,242,331,334,335,338,…
TK154
TK631
TK632
TK155
K/c chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
Kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
K/c trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ
Kết chuyển trị giá thành phẩm tồn kho đầu kỳ
TK911
K/c giá vốn hàng bán
TK621
TK622
TK627
TK159
K/c chi phí NVL trực tiếp
K/c chi phí nhân công trực tiếp
Tính, phân bổ và kết chuyển chi phí SXC
Chi phí sản xuất chung cố định không được
tính vào giá thành sản phẩm do mức sản xuất
thực tế < mức công suất bình thường
Giá thành SX của SP hoàn thành nhập kho
TK611,1381
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Giá trị hao hụt
mất mát của HTK
Sau khi (-) số thu bồi thường
7
PHẦN II
MÔ HÌNH CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1. Khái quát chung về Công ty cổ phần giầy Hà Nội .
Công ty cổ phần giầy Hà Nội là một phân xưởng giầy của nhà máy
quốc phòng X40, trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội chuyên sản xuất hàng
may mặc, giầy… Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Sở Công nghiệp Hà
Nội. từ năm 1982 công ty chuyển sang sản xuất hàng xuất khẩu là chủ yếu với
tỉ trọng lên đến 90% tổng giá trị sản xuất công ngiệp. Đảm bảo việc làm cho
hơn 1000 công nhân. Ngày 31-12-1998 theo QĐ số 5652/QĐ-UB thành phố
Hà Nội, Công ty giầy Hà Nội tiến hành chuyển đổi thành công ty cổ phần. Tên
giao dịch chính thức là Công ty là Công ty cổ phần giầy Hà Nội - Shose Soin
Stock Company. Tên viết tắt là HASJICO, với tổng vốn điều lệ là 5,8 tỷ đồng.
Công ty thực hiện cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng
nhằm đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, đảm bảo chế độ một thủ trưởng
và chế độ trách nhiệm.
* Dưới đây là sơ đồ bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp
Sơ đồ số 4: Bộ máy quản trị tài chính doanh nghiệp
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó Giám đốc 1
Phó Giám đốc 1
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Kế hoạch
Phòng
Cơ điện
Phòng
Cung tiêu
Phòng
Tài vụ
Phòng
HC-TC
Phòng
Bảo vệ
PX
8
Việt - Ý
PX
Giầy Thái
PX
May I
PX
May II
PX
May III
PX
Cắt
Ban kiểm soát
* Toàn bộ các quy trình, công đoạn sản xuất giầy của Công ty được thể
hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ số 5: Quy trình sản xuất giầy
Các loại vải
PX chuẩn bị SX
Bán TP pha cắt
PX may
Mũ giầy
PX giầy
PX giầy
Giầy hoàn chỉnh
Giầy hoàn chỉnh
Thùng carton, dây giầy, giấy nhét, túi nilon
Cao su, hoá chất
PX cán luyện
và PX ép
Đế giầy
9
2. Đặc điểm tổ chức kế toán ở Công ty.
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán:
Phòng tài chính kế toán gồm 8 người. Đứng đầu là kế toán trưởng giúp
việc Giám đốc hạch toán chi phí, kết quả kinh doanh. Để đảm bảo cho việc
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách nhanh chóng,
kịp thời, đáp ứng nhu cầu về thông tin kế toán cho công nhân quản lý.
Cụ thể được biểu hiện trên sơ đồ như sau:
10
Sơ đồ số 6: Bộ máy tổ chức phòng tài chính - kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán tiền mặt công đoàn
Kế toán TGNH
tiền vay
Kế toán tiền lương BHXH
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán
giá thành vật liệu
Thủ quỹ báo cáo thống kê
Thống kê xí nghiệp I, II, III
Kế toán XN giầy Việt - Ý kế toán NM giầy Thái
2.2. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty:
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký - chứng từ.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi chép nghiệp vụ phát
sinh vào các NKCT, bảng kê, sổ thẻ chi tiết có liên quan theo trình tự thời
gian. Cuối tháng căn cứ vào các sổ thẻ chi tiết để vào bảng kê NKCT có liên
quan, rồi từ NKCT vào sổ cái. Cuối cùng căn cứ vào số liệu từ các NKCT,
bảng kê, sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết sau khi đã đối chiếu với sổ cái, lập báo
cáo tài chính.
11