ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ QUANG THẮNG
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG, NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
VÀ MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
HÀ NỘI, 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ QUANG THẮNG
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG, NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
VÀ MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 62.31.01.06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Hà Văn Hội
2. PGS.TS. Đỗ Đức Định
HÀ NỘI, 2015
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................. 11
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận án .. 11
1.1.1. Những nghiên cứu về tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
Trung Đông ...................................................................................................... 12
1.1.2. Những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường Trung Đông ............................................................. 16
1.1.3. Những nghiên cứu về chính sách của Việt Nam đối với việc thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Đông........................................ 30
1.2. Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. .............. 32
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA MỘT QUỐC GIA................. 36
2.1. Các khái niệm liên quan đến xuất khẩu và các nhân tố tác động đến xuất
khẩu hàng hóa .................................................................................................. 36
2.1.1. Khái niệm xuất khẩu ............................................................................... 36
2.1.2. Khái niệm về các nhân tố tác động đến xuất khẩu .................................. 36
2.2. Các lý thuyết liên quan đến xuất, nhập khẩu .............................................. 37
2.2.1. Lý thuyết trọng thương ........................................................................... 37
2.2.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối Adam Smith................................................... 38
2.2.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo.......................................... 40
2.2.4. Lý thuyết Heckscher-Ohlin (H-O) ........................................................... 42
2.2.5. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của M. Porter .......................... 44
2.2.6. Lý thuyết lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế ..................................... 47
2.3. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia ................ 49
2.3.1. Các nhân tố từ phía nước xuất khẩu ....................................................... 49
2.3.2. Các nhân tố từ phía nước nhập khẩu ...................................................... 58
2.3.3. Các nhân tố quốc tế ................................................................................ 65
CHƯƠNG 3. XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU ..... 69
3.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Đông ............... 69
3.1.1. Về quy mô và tốc độ xuất khẩu ............................................................... 69
3.1.2. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ................................................................ 75
3.1.3. Nhận xét chung ....................................................................................... 79
3.2. Phân tích các nhân tố tác động tới xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
thị trường Trung Đông ..................................................................................... 83
3.2.1. Các nhân tố từ phía Việt Nam................................................................. 83
3.2.2. Các nhân tố thuộc Trung Đông............................................................. 102
3.2.3. Các nhân tố quốc tế .............................................................................. 117
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG ĐÔNG ....... 124
4.1. Quan điểm, định hướng và triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang Trung Đông ............................................................................................ 124
4.1.1. Quan điểm, định hướng của Nhà nước Việt Nam đối với xuất khẩu hàng
hóa sang Trung Đông ..................................................................................... 124
4.1.2. Triển vọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung
Đông .............................................................................................................. 126
4.2. Một số gợi ý đối với Nhà nước và doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Đông.............................................. 129
4.2.1. Những gợi ý chính sách đối với Nhà nước ............................................ 129
4.2.2. Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam ..................................... 143
KẾT LUẬN.................................................................................................... 160
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............. 163
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................... 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 165
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 177
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Trong bối cảnh kinh tế thế giới với xu thế mở rộng, quan hệ hợp tác kinh
tế giữa các quốc gia trên thế giới đang ngày càng gia tăng, Việt Nam đang
tiếp tục đẩy mạnh các quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển bền vững của đất nước, tăng cường vị thế của Việt Nam
trong khu vực và toàn cầu. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập
WTO, quan hệ kinh tế, thương mại của Việt Nam với các nước càng được mở
rộng, Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất
khẩu hàng hóa. Đối với Việt Nam, phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa là
một trong những nội dung quan trọng trong đường lối phát triển, góp phần
nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, là công cụ quan trọng để Việt
Nam hội nhập và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Đây là mục tiêu chiến
lược lâu dài của Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện
đại hoá đất nước. Xuất khẩu luôn là động lực tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam trong gần 30 năm đổi mới. Mọi biến động của hoạt động xuất khẩu sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng và triển kinh tế. Vì vậy, nâng cao chất
lượng tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu là yêu cầu cấp bách đối với nền
kinh tế Việt Nam trong điều kiện Việt Nam mở rộng chiến lược xuất khẩu
hàng hóa phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó việc đẩy
mạnh xuất khẩu vào các khu vực thị trường mới là một giải pháp quan trọng.
Từ Đại hội Đảng lần thứ VII tháng 7 năm 1991 đến nay, Đảng ta luôn
xác định chủ trương: Một mặt cần phải từng bước nâng cao khả năng chiếm
lĩnh đối với các thị trường truyền thống, thị trường đã có. Mặt khác cần phải
tìm cách thâm nhập vào các khu vực thị trường mới, thị trường tiềm năng,
giảm sự tập trung quá mức vào thị trường truyền thống đã bão hòa. Trong đó,
Trung Đông được chính phủ Việt Nam đánh giá có tầm quan trọng, là thị
1
trường mới tiềm năng của Việt Nam kể từ năm 2008. Tầm quan trọng này
được thể hiện thông qua ˝Chương trình hành động thúc đẩy quan hệ hợp tác
Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008 – 2015˝ của chính phủ Việt Nam.
Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới phải đối mặt với nhiều cú sốc
làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt cú sốc này đều bắt
nguồn từ các nền kinh tế lớn phát triển như Mỹ, EU. Điển hình là cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008 tại Mỹ và vấn đề khủng hoảng nợ công
châu Âu năm 2012 đã tác động tiêu cực cho nền kinh tế Mỹ và EU cũng như
các quốc gia khác trên thế giới như: Các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất,
sa thải lao động, tỷ lê thất nghiệp gia tăng, qua đó tiêu dùng của các hộ gia
đình phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu, tiêu dùng giảm, hàng hóa ế
thừa đã thu hẹp thị trường của các nước xuất khẩu sang Mỹ, EU, Nhật
Bản...trong đó có hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa, hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn truyền thống như Mỹ, EU, Nhật
Bản bị hạn chế bởi các rào cản kỹ thuật như quy định tiêu chuẩn chất lượng,
an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề chống bán phá giá, thuế quan, hạn ngạch
...và còn chịu cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đa dạng hóa thị trường xuất
khẩu, giảm bớt sự tập trung quá mức vào các thị trường truyền thống đã bão
hòa. Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đánh giá thị trường Trung
Đông có tầm quan trọng, là thị trường mới nhiều tiềm năng của Việt Nam do
có sự bổ sung về cơ cấu kinh tế. Tầm quan trọng này được thể hiện thông qua
˝Chương trình hành động thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Đông
giai đoạn 2008 – 2015˝ của chính phủ Việt Nam. Khu vực Trung Đông có vị
trí địa lý chiến lược, nằm án ngữ trên con đường giao thương giữa Châu Âu,
Châu Á và Châu Phi, bao gồm 16 quốc gia: Arab Saudi, Baranh, Quata, UAE,
Kuwait, Gioocđani, Iran, Iraq, Israel, Libăng, Oman, Palextin, Sip, Thổ Nhĩ
Kỳ, Xiri và Yêmen. Đây là 16 nước được nêu trong đề án thúc đẩy quan hệ
2
Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008 – 2015 theo quyết định số 8563/QĐ –
BCT ngày 15/12/2008.
Do đặc điểm cuả các nhân tố vị trí địa, nhân tố điều kiện tự nhiên - khí
hậu, nhân tố dân số và sức mua của người tiêu dùng...Trung Đông là khu vực
dự trữ lớn nguồn tài nguyền dầu lửa, có nguồn tài chính dồi dào, thu nhập
bình quân đầu người thuộc hàng cao trên thế giới. Tuy nhiên, Trung Đông là
khu vực khô cằn, nguồn nước khan hiếm, khí hậu nóng khắc nghiệt, đất đai bị
sa mạc hóa nên không phát triển được sản xuất nông nghiệp nên Trung Đông
là thị trường có sức mua lớn và lâu dài về nhập khẩu hàng hóa nông nghiệp.
Hơn nữa, với ngành công nghiệp chủ đạo là dầu lửa, các ngành công nghiệp
phi dầu lửa không phát triển nên Trung Đông cũng phụ thuộc lớn vào nhập
khẩu các sản phẩm phi dầu mỏ như các sản phẩm dệt may, giày dép, điện
thoại di động, các sản phẩm điện tử, máy tính, xe máy, ôtô...
Trong khi đó, với đặc điểm của các nhân tố vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên - khí hậu, nhân tố nguồn nhân lực dồi dào nên Việt Nam có lợi thế sản
xuất các sản phẩm nông nghiệp, may mặc, giày dép, thủ công mỹ
nghệ...Thêm vào đó cùng sự phát triển của khoa học công nghệ trong nước
với nguồn lao động trẻ dồi dào, đặc biệt là Việt Nam đang là điểm đến của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong sản xuất, lắp
ráp các sản phẩm điện thoại di động, điện tử, máy vi tính, hàng dệt may, xe
máy, ôtô... Với nhân tố công nghệ và nhân tố lao động dồi dào đã giúp Việt
Nam thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm điện thoại di động, điện tử, máy vi
tính, hàng dệt may, xe máy…ra thị trường nước ngoài. Đây chính là những lợi
thế mà hàng hóa của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Trung Đông.
Tuy nhiên, để đảm bảo cho luồng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang
thị trường Trung Đông tăng trưởng ổn dịnh và bền vững, việc nghiên cứu và
nhận biết các nhân tố tác động đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường này là hết sức cần thiết.
3
Đó chính là lý do của việc lựa chọn luận án tiến sĩ: “Xuất khẩu hàng
hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Đông: Nhân tố tác động và một
số gợi ý về chính sách”.
1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tác động
đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông, Luận án
đề xuất một số gợi ý về chính sách đối với Việt Nam, góp phần thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa sang thị trường này.
Để đạt mục tiêu nêu trên, các vấn đề sau đây cần được giải đáp:
i) Tại sao Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường
Trung Đông?
ii) Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung
Đông trong thời gian qua như thế nào?
iii) Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Đông chịu
tác động bởi những nhân tố nào?
iv) Nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam cần có những giải pháp gì để
phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế sự tác động của các nhân tố cản trở để
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Đông trong thời gian
tới?
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để luận giải rõ ràng các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận án có nhiệm
vụ:
Luận giải sự cần thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trường Trung Đông.
Làm rõ các nhân tố bên trong, bên ngoài tác động đến xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông.
4
Luận giải những tác động, ảnh hưởng của các nhân tố đó đến xuất khẩu
hàng hoá của Việt Nam sang Trung Đông.
Đưa ra một số gợi ý về chính sách, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với
Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường
Trung Đông.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố (bên trong, bên ngoài) ảnh
hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số quốc gia có quan
hệ thương mại chủ yếu đối với Việt Nam ở thị trường Trung Đông.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Luận án không nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu dịch
vụ mà tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa hữu
hình của Việt Nam sang thị trường Trung Đông.
1.3.2.2. Phạm vi mặt thời gian
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang
thị trường Trung Đông trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay. Đây là
năm thực hiện ˝Chương trình hành động thúc đẩy quan /hệ hợp tác Việt Nam
– Trung Đông giai đoạn 2008 – 2015˝ của chính phủ Việt Nam theo quyết
định số 8563/QĐ – BCT ngày 15/12/2008.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa sang
thị trường Trung Đông được thể hiện trong sơ đồ dưới đây:
5
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Các quan điểm lý thuyết
Các nhân tố tác động đến
Sự cần thiết từ lý luận
xuất khẩu hàng hóa của
một quốc gia
Các nhân tố tác đông đến xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường Trung Đông
Các nhân tố từ nước
xuất khẩu (Việt Nam)
Các nhân tố từ
Các nhân tố từ
thị trường Trung Đông
Quốc tế
Tác động tiêu cực
(Cản trở)
Tác động tích cực
(Thúc đẩy)
Giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu sang Trung Đông
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án
(Nguồn: Nghiên cứu sinh tự thiết kế)
1.4.2. Cách tiếp cận nghiên cứu
1.4.2.1. Cách tiếp cận hệ thống
Với phương pháp tiếp cận này luận án sẽ nghiên cứu: i) Hoạt động xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong mối quan hệ
mật thiết với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới; ii) Hoạt động
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Đông phục vụ cho
6
sự phát triển với các ngành kinh tế khác; iii) Chính sách phát triển thị trường
xuất khẩu của Việt Nam trong mối quan hệ với phát triển thị trường xuất khẩu
sang khu vực Trung Đông; iv) Sự phát triển thị trường xuất khẩu của Việt
Nam sang các thị trường mới gắn với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam hiện nay.
Phương pháp tiếp cận hệ thống này xuất phát từ những đặc điểm cơ bản
của nền kinh tế Việt Nam hiện nay: i) Một nền kinh tế hướng đến xuất khẩu,
coi xuất khẩu là hướng ưu tiên trọng điểm trong hoạt động kinh tế đối ngoại;
ii) Một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường với mục tiêu trở thành nền kinh tế thị trường vào năm 2018 (theo các
tiêu chí của WTO); iii) Một nền kinh tế đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới.
1.4.2.2. Cách tiếp cận lịch sử.
Luận án sẽ kết hợp phân tích lý luận và phân tích thực tiễn trong việc
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Đông theo
chiều dài lịch sử kể từ năm 2008 (Đây là năm thực hiện ˝Chương trình hành
động thúc đẩy quan /hệ hợp tác Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008 –
2015˝ của chính phủ Việt Nam).
Luận án sử dụng tiếp cận lịch sử lấy phân tích số liệu lịch sử qua các
năm để so sánh đánh giá sự tăng giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và tỷ
trọng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông.
Luận án sử dụng tiếp cận lịch sử để so sánh cơ cấu hàng hóa xuất khẩu,
Cán cân thương mại, đối tác thương mại của Việt Nam sang thị trường Trung
Đông trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Luận án sử dụng tiếp cận lịch sử để phân tích các chính sách xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam với thị trường Trung Đông theo chiều dài lịch sử qua
các kỳ đại hội Đảng toàn quốc để so sánh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
Việt Nam về thị trường Trung Đông.
7
1.4.3. Các phương pháp nghiên cứu định tính
Trong quá trình triển khai, Luận án sử dụng chủ yếu là phương pháp
nghiên cứu định tính vì các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trường Trung Đông có nhiều yếu tố như chính trị, tôn giáo, văn
hóa, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên...có tác động, ảnh hưởng lớn đến xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông nhưng rất khó có
thể định lượng được
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong luận án là
phương pháp kế thừa, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh.
1.4.3.1. Phương pháp kế thừa
Luận án được hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên
cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận
hệ thống. Các số liệu thứ cấp bao gồm: các tài liệu thống kê trên báo in và báo
điện tử, báo cáo đã được công bố về các cuốn sách về Trung Đông, nghiên
cứu giáo trình, tài liệu tham khảo…; các tạp chí chuyên ngành về Trung
Đông, nguồn tư liệu sẵn có trong nước và quốc tế như tư liệu chính thức của
Đảng và Nhà nước, tư liệu của các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý,
tư liệu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ
Quốc tế, Liên hiệp quốc…), Vụ Tây Á Phi - Bộ Ngoại giao, Vụ thị trường
châu Phi – Tây Á – Nam Á - Bộ Công thương, của các viện nghiên cứu, các
trường đại học và các cá nhân trong và ngoài nước để tìm hiểu định hướng
của Đảng, chính sách của nhà nước về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
thị trường Trung Đông. Bên cạnh đó luận án cũng sử dụng các số liệu báo cáo
từ các công trình đã được công bố như sách tham khảo về Trung Đông, các
tạp chí nghiên cứu về Trung Đông, tư liệu nghiên cứu của các tổ chức quốc tế,
Tổng cục Hải quan, cơ quan ngoại giao, Bộ Công thương v.v…
Luận án cũng sẽ sử dụng các số liệu cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá
của một số cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ làm ăn
8
với các doanh nghiệp khu vực Trung Đông theo chương trình Luận án cấp
nhà nước “Nghiên cứu các khâu đột phá chiến lược để mở rộng quan hệ hợp
tác của Việt Nam với khu vực Trung Đông đến năm 2020” được thực hiện
trong giai đoạn 2010 – 2013 của Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông.
1.4.3.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp.
Luận án sử dụng phương pháp này để phân tích các vấn đề lý luận về
xuất khẩu như các lý thuyết thương mại quốc tế, khi tác giả của các Lý thuyết
này đưa ra những quan điểm về các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa
của một quốc gia. Thông qua việc phân tích các luận điểm nêu trên, Luận án
sẽ có cơ sở để luận giải rõ ràng về những điểm còn hạn chế của một số lý
thuyết thương mại quốc tế từ cổ điển đến hiện đại khi nêu ra những nhân tố
tác động đến thương mại quốc tế của một quốc gia.
Bên cạnh đó, Luận án sử dụng phương pháp phân tích như là một công
cụ để đánh giá các số liệu liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường Trung Đông để thấy được động thái của chúng qua
các năm. Những số liệu được phân tích này như là những minh chứng cho
việc đánh giá những tác động của những nhân tố đến hoạt động xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông.
1.4.3.3. Phương pháp phân tích - so sánh
Luận án sử dụng phương pháp này để đối chiếu, tìm hiểu sự tương đồng và
khác biệt trong các nghiên cứu cơ sở lý luận về các lý thyết thương mại quốc tế
liên quan đến xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia, các nghiên cứu về các nhân
tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Đông, thấy được tổng
quan và sự đa dạng trong vấn đề nghiên cứu.
Thông qua việc so sánh các số liệu, so sánh các câu trả lời phỏng vấn của
các nhóm chuyên gia... quá trình đánh giá sẽ sâu sắc hơn, nhìn nhận các nhân tố
tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông đa
chiều hơn. So sánh các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam qua các thời
9
kỳ về quan điểm hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới nói chung và hợp
tác với các quốc gia Trung Đông nói riêng. Trên cơ sở đó có những kiến nghị sát
thực, hiệu quả cho việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường Trung Đông.
1.5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, Luận án xây dựng khung khổ phân tích và chỉ ra các nhóm
nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia.
Thứ hai, thông qua việc phân tích thực trạng xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường Trung Đông, Luận án đã luận giải nguyên nhân dẫn
đến quy mô và tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này
còn nhỏ.
Thứ ba, Luận án đã chỉ ra các nhân tố tác động tích cực cũng như tiêu
cực đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông.
Thứ tư, Luận án đưa ra những gợi ý về chính sách đối với Nhà nước
cũng như kiến nghị đối với các doanh nghiệp nhằm góp phần thúc đẩy xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Đông trong thời gian tới.
1.6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án được cấu trúc làm 4 chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân tố tác động đến xuất
khẩu hàng hóa của một quốc gia.
Chương 3: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung
Đông và những nhân tố tác động chủ yếu.
Chương 4: Một số gợi ý về chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông.
10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Luận án
Trung Đông là khu vực quan trọng có vị trí chiến lược và nhiều tiềm
năng phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh quan
hệ kinh tế thương mại với các nước, tình hình nghiên cứu về quan hệ thương
mại của Việt Nam với các nước và khu vực trên thế giới thời gian qua có
nhiều dấu ấn khá đậm nét. Các học giả đã đi sâu vào tìm hiểu nhiều vấn đề
quan trọng liên quan đến quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam với các
nước trên thế giới.
Trên thế giới, vấn đề Trung Đông trở thành chủ đề được rất nhiều tổ
chức, cơ quan nghiên cứu quốc tế, các tờ báo lớn quan tâm. Các tổ chức, cơ
quan nghiên cứu quốc tế có quan tâm tới Trung Đông có thể kể ra bao gồm
World Bank, IMF, Washington Institute for Near East Policy (Mỹ), the
Middle East Institute – Colombia University (Mỹ), Istituto Italiano per
l’Africa e l’Oriente (Viện NC Châu Phi và Trung Đông của Italia)…vv bên
cạnh đó cũng có các tờ báo lớn thường xuyên có bài viết chuyên sâu về các
vấn đề của Trung Đông như báo Foreign Affairs, Le Monde, Le Echos,
Politique Internationale, The Hindu, Hebdo Al-Ahram (Ai Cập), Tạp chỉ “Tri
thức Thế giới” (Trung Quốc)...vv.
Các vấn đề được nêu trong báo chí hoặc các công trình nghiên cứu rất
đa dạng. Nhìn chung có thể sắp xếp các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước về cơ sở lý luận thương mại quốc tế, những nghiên cứu về Trung Đông
và quan hệ Việt Nam – Trung Đông theo các vấn đề nổi bật đáng quan tâm
liên quan đến hướng của Luận án bao gồm các vấn đề sau đây:
11
1.1.1. Những nghiên cứu về tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường Trung Đông
Khi nghiên cứu về xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông,
tác giả Đỗ Đức Định - Nguyễn Thanh Hiền trong cuốn sách về “Châu Phi và
Trung Đông năm 2008: Những vấn đề và sự kiện nổi bật”, Nhà Xuất bản
Khoa học Xã hội năm 2009 đã sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp để
phân tích về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông
trong năm 2008 và dự báo cho những năm tiếp theo. Theo phân tích của tác
giả, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2008 tuy bị ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng cuối năm 2008 nhưng vẫn đạt kết quả khích lệ và duy trì đà
tăng trưởng so với năm 2007, nhận định những năm tiếp theo xuất khảu của
Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
[12]. Còn tác giả Lê Quang Thắng và Kiều Thanh Nga đã phân tích hoạt động
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong năm 2011 và năm
2012 trong cuốn sách “Một số sự kiện kinh tế - chính trị nổi bật của Châu Phi
và Trung Đông năm 2011, 2012”, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội. Tác giả đã
sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh,
phương pháp kế thừa để cung cấp thông tin tổng quan về hoạt động xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong năm 2011 và 2012.
Số liệu phân tích từ công trình này cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam sang thị trường Trung Đông đã tăng và đạt tốc độ tăng trưởng
cao so với năm 2009, 2010 và 2011. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường Trung Đông cũng thay đổi thể hiện là nhóm các mặt hàng điện thoại di
động, thiết bị điện tử, máy vi tính đã đạt tỷ trọng cao nhất trong nhóm các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường Trung Đông [44,33].
Cũng nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Bùi Nhật Quang trong cuốn sách
“Một số vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật của Trung Đông và xu hướng đến
năm 2020”, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội năm 2011. Tác giả đã sử dụng
12
phương pháp phân tích - tổng hợp để đánh giá và nhận định về các tác động
về kinh tế, chính trị tới Việt Nam, những lĩnh vực kinh tế mà Việt Nam và các
quốc gia Trung Đông có thể bổ sung cho nhau và có mong muốn hợp tác,
nâng tầm trở thành lĩnh vực phát triển ưu tiên trong quan hệ giữa hai phía đến
năm 2020. Một trong những lĩnh vực bổ sung cho nhau quan trọng nhất đó là
lĩnh vực thương mại hàng hóa, theo đó tác giả đã phân tích tổng quan hoạt
động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2008 luôn có
sự gia tăng về kim ngạch xuất khẩu, các đối tác xuất nhập khẩu lớn của Việt
Nam tại khu vực Trung Đông bao gồm: Arab Saudi, UAE, Israel, quata,
Iran..Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung
Đông trong giai đoạn này tập trung chủ yếu ở nhóm mặt hàng nông sản, may
mặc, da giày, thủy sản v.v.Tốc độ tăng trưởng thương mại Việt Nam – Trung
Đông qua các năm tương đối cao, trong một số trường hợp có thể đạt tới 3040%/năm, tức là cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng thương mại trung
bình. Điều này chứng tỏ, Trung Đông là thị trường tiềm năng của Việt Nam.
Tuy nhiên thực trạng hợp tác thương mại nói chung và thực trạng xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông vẫn còn rất khiêm tốn
[37].
Khi bàn về xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các quốc gia thuộc
Trung Đông, tác giả Bùi Nhật Quang trong cuốn sách“Thổ Nhĩ Kỳ và khả
năng hợp tác của Việt Nam đến năm 2020” Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
(2013), đã đi vào làm rõ các vấn đề chính sau: (1)Thông tin tổng quan về
Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, (2) Phân tích các vấn đề nổi bật của Thổ Nhĩ Kỳ trong
giai đoạn hiện nay gồm: Cải cách để gia nhập Liên minh châu Âu; Phát triển
quan hệ đặc biệt với Hoa Kỳ; Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực Trung
Đông, (3) Phân tích, đánh giá các lợi thế quốc tế của Thổ Nhĩ Kỳ, lợi thế của
Việt Nam và khả năng đẩy mạnh quan hệ hợp tác Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ giai
đoạn đến năm 2020 với trọng tâm làm rõ: một là, Lợi thế quốc gia của Thổ
13
Nhĩ Kỳ xem xét qua các khác biệt của mô hình phát triển và triển vọng phát
triển dài hạn; hai là, Nhận định về khả năng hợp tác Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ
đến năm 2020. Quan hệ Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là còn nhiều
triển vọng do hoạt động hợp tác được xây dựng trên nền tảng là quan hệ chính
trị - ngoại giao tốt đẹp, có nhiều điểm tương đồng về đặc điểm phát triển và
hai nước đều có chính sách đối ngoại rộng mở. Trong hoạt động xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả đã nhân định Thổ Nhĩ Kỳ là
một thị trường lớn và còn nhiều tiềm năng phát triển ở khu vực Trung Đông,
có nhu cầu nhập khẩu nhiều hàng hóa thuộc thế mạnh của Việt Nam và là đối
tác quan trọng, là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam tại
khu vực Trung Đông. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2008 trở lại đây là các mặt hàng về điện tử và điện
thoại di động chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là mặt hàng cao su thiên nhiên,
đồ gỗ, giày dép, rau quả, thủy sản vv...[36]
Còn tác giả Đỗ Đức Định - Từ Thanh Thủy trong bài viết “Quan hệ Việt
Nam – Trung Đông”, được đăng trong Tạp chí nghiên cứu Châu Phi và Trung
Đông số 4(04) tháng 12/2005 đã sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp,
phân tích – so sánh, phương pháp kế thừa để tổng hợp tình hình xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông từ năm 2000 đến năm
2005 bao gồm kim ngạch xuất khẩu và cơ cấu hàng hoá xuất khẩu [14].
Trong năm bài viết của tác giả Lê Quang Thắng được đăng trong tạp chí
Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông về quan hệ hợp tác Việt Nam - Trung
Đông như: bài viết “Quan hệ Việt Nam – Arập Xêút” số 07/2007, bài viết
“Quan hệ hợp tác Việt Nam – GCC”, số 9/2008, bài viết “ Bài viết quan hệ
hợp tác Việt Nam – Trung Đông từ năm 2010 đến nay”, số 1/2014, bài viết
“Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông”,
số 7/2014 và đề tài “Một số nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường Trung Đông”, Đề tài cấp Viện Nghiên cứu Châu
14
Phi và Trung Đông năm 2014. Trong các công trình trên, Tác giả đã sử dụng
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp phân tích so sánh, phương
pháp kế thừa để tìm ra các nhân tố tác động trong quan hệ ngoại giao, quan hệ
kinh tế - thương mại, những tác động trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường Trung Đông và phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông. Qua đó, tác giả đã đánh giá
thực trạng xuất khẩu hàng hóa, các nhân tố tác động tích cực và tiêu cực và
đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các
quốc gia và của khu vực Trung Đông [45,46,47,47,50]
Trong công trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Đức Định có tên “ Trung
Đông và khả năng mở rộng quan hệ hợp tác với Việt Nam“, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội 2013, đã khái quát về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong năm 2009 và năm 2010 đã gia
tăng mạnh, xuất khẩu năm 2010 tăng 44,7% so với năm 2009. Đây là hai năm
đầu tiên kiểm nghiệm sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
cuối năm 2008. Điều này chứng tỏ khủng hoảng tài chính toàn cầu không ảnh
hưởng đến xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, không những thế cuộc
khủng hoảng tài chính còn làm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường Trung Đông gia tăng mạnh hơn. Điều này cũng được lý giải
do từ cuối năm 2008 nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có những dấu hiệu khủng
hoảng. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang các thị trường truyền thống tại EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung
Quốc.... [13].
Công trình nghiên cứu “Xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi và
Trung Đông: Cơ hội lớn, thách thức nhiều“ của tác giả Lê Minh Phương
được đăng trong tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông số 1 năm 2014
đã khái quát tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
thị trường Trung Đông giai đoạn 2008 đến năm 2012 luôn có sự gia tăng về
15
kim ngạch xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao, cũng như cơ cấu hàng hóa và
thị trường xuất khẩu. Cơ cấu hàng hóa có sự thay đổi, xuất khẩu hàng hóa từ
năm 2008 đến năm 2010 tập trung chủ yếu ở các nhóm hàng xuất khẩu nông
sản, mặc may, giày dép v.v.. từ năm 2010 đến năm 2012, ngoài những mặt
hàng xuất khẩu truyền thống nêu trên thì đã có sự góp với tỷ trọng xuất khẩu
trong nhóm tỷ trọng cao nhất là nhóm mặt hàng điện thoại di động và linh
kiện, nhóm mặt hàng điện tử, điện máy, nhóm mặt hàng máy tính và thiết bị
công nghiệp.. Từ thực trạng xuất khẩu trên, tác giả đã phân tích những cơ hội
và thách thức đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường Trung Đông [35].
1.1.2. Những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam sang thị trường Trung Đông
Khi nghiên cứu về những những nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong công trình nghiên cứu
“Châu Phi và Trung Đông năm 2008: Những vấn đề và sự kiện nổi bật”, Nhà
Xuất bản Khoa học Xã hội năm 2009 của tác giả Đỗ Đức Định - Nguyễn
Thanh Hiền. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp về đặc
điểm tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường của khu vực
Trung Đông trong năm 2008. Đây là những nhân tố từ phía khu vực Trung
Đông có ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường
Trung Đông. Từ đặc điểm kinh tế cho thấy Trung Đông là khu vực có nền
kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, thu nhập chủ yếu của khu vực này là
từ việc xuất khẩu dầu mỏ, chiếm trên 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của khu
vực Trung Đông ra thị trường thế giới. Các ngành kinh tế phi dầu mỏ của khu
vực này không phát triển, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm 0,05%
cơ cấu kinh tế của khu vực Trung Đông. Về phương diện chính trị, khu vực
Trung Đông gồm có 16 quốc gia, các nước Trung Đông theo ba thể chế chính
trị là chế độ Cộng hòa, chế độ quân chủ và chế độ quân chủ lập hiến. Các
16
quốc gia Hồi giáo Trung Đông tiếp tục chính sách Hồi giáo hóa bộ máy chính
trị và hội giáo có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa xã hội của người dân Trung
Đông. Vì vậy những sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Trung Đông phải
được kiểm định đạt tiêu chuẩn là các sản phẩm Hồi giáo Halal [12].
Tiếp tục phân tích các nhân tố của khu vực Trung Đông và nhân tố quốc
tế có ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này,
cuốn sách “Một số sự kiện kinh tế - chính trị nổi bật của Châu Phi và Trung
Đông năm 2011, 2012”, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội của tác giả Lê Quang
Thắng và Kiều Thanh Nga đã sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp,
phương pháp kế thừa để cung cấp thông tin và dữ liệu cập nhật về tình hình
kinh tế, chính trị của châu Phi và Trung Đông trong năm 2011 và năm 2012,
góp phần tăng thêm sự hiểu biết của Việt Nam về hai khu vực này, cuốn sách
này sẽ phác họa một bức tranh tổng thể về tình hình kinh tế, chính trị của châu
Phi và Trung Đông trong năm 2011 và 2012. Công trình đã phác họa một số
tác động làm ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa hai nước nói chung và
hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông nói
riêng như tác động của tình hình bất ổn chính trị, tác động của khủng hoảng
kinh tế đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tới khu vực Trung
Đông [44,33].
Khi bàn về những nhân tố tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường Trung Đông, có một số cuốn sách điển hình nghiên cứu về đất
nước, con người, điều kiện tự nhiên, chính trị, văn hóa, xã hội, tình hình phát
triển kinh tế (thương mại, đầu tư...) của khu vực Trung Đông. Đây cũng là
vấn đề nóng được nhiều tác giả trên thế giới và Việt Nam quan tâm. Cuốn
sách của tác giả Đỗ Đức Định (2008) về “Trung Đông – những vấn đề và xu
hướng kinh tế - chính trị trong bối cảnh quốc tế mới”, Nhà xuất bản Khoa học
Xã hội. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích- tổng hợp để phân tích về
các vấn đề kinh tế, chính trị của Trung Đông trong năm 2008 và xu hướng
17
kinh tế - chính trị trong bối cảnh quốc tế mới như vấn đề tài nguyên, xung đột
sắc tộc, vấn đề tôn giáo. Nội dung cuốn sách cho thấy các nhân tố môi trường
chính trị, nhân tố thị trường, nhân tố tài nguyên khoáng sản của khu vực
Trung Đông có tác động đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trường Trung Đông [11]. Cũng nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Bùi Nhật
Quang trong cuốn sách “Một số vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật của Trung
Đông và xu hướng đến năm 2020”, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội năm
2011. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, phân tích so sánh
để phân tích thực trạng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực Trung
Đông, từ đó rút ra những vấn đề nổi bật mà khu vực này đang phải giải quyết
trong quá trình phát triển, hội nhập như: các vấn đề khai thác tài nguyên, khai
thác dầu mỏ, đầu tư và sử dụng nguồn tài chính có được từ khai thác tài
nguyên, các vấn đề về tôn giáo và tương quan ảnh hưởng của các tôn giáo đến
đời sống kinh tế, chính trị trong khu vực, các quan hệ quốc tế của Trung Đông
và ảnh hưởng của các nước lớn tại khu vực này. Trên cơ sở đó, đã phân tích,
đánh giá và nhận định về các tác động tới Việt Nam, những lĩnh vực kinh tế
mà Việt Nam và các quốc gia Trung Đông có thể bổ sung cho nhau và có
mong muốn hợp tác. Các nhân tố đó bao gồm nhân tố quan hệ ngoại giao giữa
Việt Nam và Trung Đông luôn phát triển tốt đẹp mở đường cho hoạt động
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Đông, nhân tố điều kiện tự
nhiên, khí hậu giữa Việt Nam và Trung Đông có sự khác biệt rõ rệt giúp Việt
Nam có lợi thế xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào thị trường này, ngoài ra
Việt Nam có lợi thế nguồn lao động dồi dào với chi phí rẻ đã giúp cho Việt
Nam trở thành công xưởng lắp ráp, gia công và sản xuất các sản phẩm điện
thoại di động, thiết bị điện tử của các tập đoàn điện tử trên thế giới như
Samsung, LG, SONY ...để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, trong đó có
thị trường Trung Đông [37].
18
Tác giả Đỗ Đức Định (2012) trong cuốn sách “Châu Phi – Trung Đông:
Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật”, Nhà xuất bản khoa học xã hội đã
tập trung đi sâu phân tích về những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật của các
nước châu Phi – Trung Đông giai đoạn 2011-2020 với sáu vấn đề lớn đó là sự
thay đổi về thể chế chính trị và kinh tế, vấn đề tôn giáo, vấn đề về sắc tộc, mối
quan hệ với các nước lớn, nguồn tài nguyên dầu lửa và mối quan hệ hợp tác
với Việt Nam. Đây là các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sang thị trường Trung Đông như nhân tố chính trị - tôn giáo của Trung
Đông, nhân tố văn hóa, nhân tố quốc tế và nhân tố điều kiện tự nhiên nhằm
phân tích và cung cấp những cứ liệu khoa học góp phần vào việc xây dựng và
thực thi các chính sách hợp tác của Việt Nam với các nước châu Phi và Trung
Đông [13].
Về nghiên cứu tổng quan khu vực Trung Đông, tác giả Đỗ Đức Hiệp
(2012) trong cuốn sách“Cẩm nang về Trung Đông”, Nhà xuất bản Từ Điển
Bách Khoa đã giới thiệu tổng quan về những đặc điểm tự nhiên, lịch sử hình
thành, đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và về quan hệ
của Việt Nam của 16 quốc gia Trung Đông bao gồm các nước cụ thể như
Saudi Arabia, Baranh, Cata, UAE, Kuwait, Gioocđani, Iran, Iraq, Israel,
Libăng, Oman, Palextin, Sip, Thổ Nhĩ Kỳ, Xiri và Yê men. Đây là 16 nước
được nêu trong đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Trung Đông giai đoạn
2008 – 2015 mà Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã phê duyệt ngày ngày 2512-2001. Cuốn sách này sẽ là tài liêụ tham khảo hữu ích cho luận án trong
việc nghiên cứu những nhân tố văn hóa – xã hội, nhân tố kinh tế, nhân tố
chính trị của khu vực Trung Đông có ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường Trung Đông [18].
Còn tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng đã tìm hiểu văn hóa, xã hội và chính
trị Trung Đông theo góc nhìn về Hồi giáo trong cuốn sách “Một số vấn đề cơ
bản về Hồi giáo ở Trung Đông: Văn hóa, xã hội và chính trị hồi giáo“, Nhà
19
Xuất bản Khoa học Xã hội năm 2013. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân
tích – tổng hợp để phân tích một cách đầy đủ về văn hóa Hồi giáo Trung
Đông, Luật Hồi giáo Sharia, Giáo phái trong Hồi giáo, xã hội Hồi giáo ở
Trung Đông và các vấn đề về chính trị Hồi giáo ở Trung Đông. Nghiên cứu
cơ bản về hồi giáo ở Trung Đông là cần thiết, vừa có tính cấp thiết trước mắt,
vừa có tính chiến lược lâu dài, nhằm nâng cao hiểu biết của Việt Nam về một
khu vực có tầm quan trọng đặc biệt đối với an ninh và ổn định toàn cầu, nơi
thu hút sự can dự của tất cả các cường quốc và có quan hệ ngày càng tăng với
Việt Nam. Nội dung của công trình phủ lên một không gian Trung Đông rộng
lớn, được xác định dựa theo những tiêu chí đặc thù trong nghiên cứu về Hồi
giáo ở khu vực này hiện nay. Lấy tôn giáo học làm cơ sở phát triển, các nhà
nghiên cứu đã bước đầu làm rõ một số kiến thức nền tảng về văn hóa, xã hội
và chính trị Hồi giáo ở Trung Đông, cung cấp một cái nhìn sâu sắc về bản
chất của Hồi giáo cũng như sự chi phối của nó tới các thể chế chính trị xã hội
Trung Đông vốn rất đa dạng và phức tạp, phân tích hiện trạng và dự báo xu
hướng biến chuyển của vấn đề Hồi giáo tại đây trong thời gian tới. Những kết
quả trong công trình nghiên cứu này có thể giúp các nhà quản lý ban ngành
liên quan của Việt Nam có thêm cách nhìn khoa học khi đề ra các chủ trương,
biện pháp cụ thể vào công tác quản lý tôn giáo nói chung, Hồi giáo ở Việt
Nam nói riêng trong một số hoạt động nghi lễ và lối sống của cộng đồng
người Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay. Về nhân tố tác động, công trình cho một
cách đầy đủ về nhân tố tôn giáo và nhân tố xã hội, nhân tố văn hóa có ảnh
hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Đông
[19].
Còn tác giả Hoàng Giang trong bài viết “Đạo hồi và sự ảnh hưởng đến
Trung Đông trong giai đoạn hiện nay”, được đăng trong Tạp chí Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông số 07(47) tháng 7/2009 đã sử dụng phương pháp
phân tích – tổng hợp, phương pháp kế thừa để tiếp cận các giáo lý, tín ngưỡng
20
Hồi giáo cũng như ảnh hưởng của Hồi giáo đối với Trung Đông. Công trình
đã đề cập đến nhân tố môi trường chính trị, nhân tố pháp luật và nhân tố văn
hóa là cơ sở khoa học để nghiên cứu sự ảnh hưởng Hồi giáo đến các mặt hàng
nhập khẩu của thị trường Trung Đông [15]. Tác giả Trần Thị Lan Hương đã
đề cập đến nhân tố văn hóa Hồi giáo tác động đến xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong bài viết về “Sự khác biệt giữa lối
sống Hồi giáo và lối sống phương Tây” được đăng trong tạp chí Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông số tháng 8/2012. Tác giả đã sử dụng phương pháp
phân tích tư liệu, phân tích so sánh để phân tích những đặc điểm cơ bản của
lối sống Hồi giáo và lối sống phương Tây và giải thích đặc điểm về sự khác
biệt giữa lối sống Hồi giáo và lối lối phương Tây như cách thức chào hỏi và
giao tiếp, về phong tục tập quán, về hành vi đạo đức, về phương thức kinh
doanh. Sau cùng tác giả phân tích sự cản trở của Đạo hồi trong quá trình
phương Tây hóa lối sống của người Arab [23]. Trong báo của World Bank về
tình hình phát triển của Trung Đông và Bắc Phi năm 2003 trong lĩnh vực
thương mại, đầu tư, toàn cầu hoá trong tài liệu (2003), Trade, Investment and
Development in the Middle East and North Africa: Engaging with the World.
Báo cáo đã sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp, phân tích – so sánh để
giải thích tại sao việc mở rộng thương mại và đầu tư là thực sự thiết yếu đối
với khu vực. Báo cáo cũng phân tích tại sao khu vực này tranh thủ được tiềm
năng thương mại và đầu tư toàn cầu, những biện pháp thực hiện là gì, bao
gồm cả việc cải thiện môi trường đầu tư nội địa và cải cách chính sách đối với
các đối tác bên ngoài, về tình hình đầu tư tư nhân, tăng cường liên kết đầu tư,
tiềm năng FDI, vai trò của môi trường đầu tư, FDI với sản xuất toàn cầu, môi
trường đầu tư. Xét về khía cạnh các nhân tố thuộc khu vực Trung Đông ảnh
hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này, cho thấy
với xu thế toàn cầu hóa bắt đầu từ năm 2000, các quốc gia khu vực Trung
Đông đã tiến hành cải cách một số chính sách thương mại theo hướng giảm
21