Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

toàn văn Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HẢI HOÀNG

VẤN ĐỀ NIỀM TIN TRONG TRIẾT HỌC
THỰC DỤNG PEIRCE

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HẢI HOÀNG

VẤN ĐỀ NIỀM TIN TRONG TRIẾT HỌC
THỰC DỤNG PEIRCE

Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số
: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Minh Hợp

HÀ NỘI - 2015



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đƣợc sự giúp đỡ của Nhà trƣờng
và các Phòng, Ban, Khoa Triết học của Nhà trƣờng, nay tôi đã hoàn thành
chƣơng trình học tập và Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới quý Thầy, Cô trong Ban chấp hành Đảng
ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, Khoa Triết học
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi đƣợc học tập, thực hiện và hoàn thành Luận án
Tiến sĩ triết học này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin đƣợc bầy tỏ lời cảm ơn
chân thành tới PGS.TS Đỗ Minh Hợp, ngƣời Thầy - Nhà khoa học đã trực
tiếp hƣớng dẫn tôi nghiên cứu và học tập, hoàn thành luận án tiến sĩ này.
Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ, nhân viên Viện
Thông tin Khoa học Xã hội Nhân Văn - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam, Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện Quân đội, Thƣ viện Hà Nội, Thƣ viện
Viện Triết học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể thực hiện đề tài này.
Tôi vô cùng biết ơn sự động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện của gia
đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp trong quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thiện bản luận án này.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Minh Hợp. Các số
liệu được nêu và sử dụng trong luận án là trung thực, đảm bảo
tính khách quan và khoa học. Danh mục tài liệu dùng để tham
khảo trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày......... tháng......... năm 2015.
Tác giả luận án

Nguyễn Hải Hoàng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................3
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .......................................................6
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................7
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................7
5. Đóng góp của luận án ..........................................................................................7
6. Ý nghĩa của luận án .............................................................................................8
7. Kết cấu của luận án..............................................................................................8
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI .......................9
1.1. Những tác phẩm nghiên cứu về kinh tế - xã hội nƣớc Mỹ, điều kiện cho sự
hình thành tƣ tƣởng triết học thực dụng Peirce .......................................................9
1.2. Những tác phẩm nghiên cứu về triết học thực dụng và triết học thực dụng
Peirce .....................................................................................................................10
1.2.1. Nghiên cứu ở trong nước .........................................................................10
1.2.2. Nghiên cứu ở ngoài nước ........................................................................19
1.3. Những tác phẩm nghiên cứu về niềm tin nói chung và quan niệm niềm tin
trong triết học thực dụng của Peirce nói riêng ......................................................24
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM
“NIỀM TIN THỰC DỤNG” CỦA PEIRCE ............................................................29
2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội nƣớc Mỹ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cho sự ra
đời quan niệm “niềm tin thực dụng” của Peirce....................................................29
2.2. Khái lƣợc về cuộc đời và sự nghiệp của Charles Sanders Peirce ..................36
2.3. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời quan niệm “niềm tin thực dụng” của Peirce .............40

2.3.1. Xung đột giữa khoa học với tôn giáo cuối thế kỷ XIX và sự ra đời quan niệm
“niềm tin thực dụng” của Peirce.........................................................................40
2.3.2. Thái độ của Peirce đối với truyền thống triết học duy lý phương Tây cận
hiện đại ..............................................................................................................50
Chƣơng 3: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM “NIỀM TIN
THỰC DỤNG” CỦA PEIRCE .................................................................................63
1


3.1. Quan niệm về “niềm tin” và “niềm tin thực dụng” ........................................63
3.1.1. Quan niệm chung về “niềm tin” ..............................................................63
3.1.2. Quan niệm “niềm tin thực dụng”của Peirce ...........................................69
3.2. Các phƣơng pháp củng cố niềm tin ................................................................81
3.2.1. Phương pháp kiên tâm. ............................................................................81
3.2.2. Phương pháp quyền uy ............................................................................83
3.2.3. Phương pháp tiên nghiệm ........................................................................86
3.2.4. Phương pháp khoa học ............................................................................87
3.3. Vấn đề về tính chân thực của quan niệm “niềm tin thực dụng” .....................90
3.3.1. Nguyên lý Peirce - cơ sở để xác định tính chân thực của “niềm tin
thực dụng” ........................................................................................................90
3.3.2. Chân lý với tính cách là niềm tin không thể hoài nghi ............................92
Chƣơng 4: ĐÁNH GIÁ THỰC CHẤT VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA QUAN NIỆM
“NIỀM TIN THỰC DỤNG” CỦA PEIRCE ..........................................................104
4.1. Quan niệm “niềm tin thực dụng” của Peirce: giá trị và hạn chế ..................104
4.1.1. Quan niệm “niềm tin thực dụng”của Peirce: giá trị .............................104
4.1.2. Quan niệm “niềm tin thực dụng” của Peirce: hạn chế .........................111
4.2. Ảnh hƣởng của quan niệm “niềm tin thực dụng” của Peirce đến triết học thực
dụng Mỹ sau Peirce .............................................................................................119
4.2.1. Quan niệm “niềm tin thực dụng” của Peirce với triết học thực dụng của
W.James và J.Dewey ........................................................................................121

4.2.2. Quan niệm “niềm tin thực dụng” của Peirce với triết học tân thực
dụng ..................................................................................................... 128
4.3. Sự lĩnh hội triết học thực dụng nói chung và “niềm tin thực dụng” của Peirce
nói riêng ở Việt Nam ...........................................................................................136
KẾT LUẬN .............................................................................................................146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................151

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Niềm tin thuộc phạm trù đời sống tinh thần, là một trong những biểu hiện của tồn
tại ngƣời, có vai trò quan trọng, tạo ra nguồn năng lƣợng tinh thần to lớn để con ngƣời
đạt tới những chiến tích vĩ đại. Không có niềm tin, đặc biệt là niềm tin khoa học, con
ngƣời sẽ sống và hoạt động không có định hƣớng, luôn bi quan, dao động và không phát
huy đƣợc khả năng chủ động sáng tạo của mình. Với vai trò và bản chất đặc biệt, niềm
tin tồn tại dƣới nhiều hình thức hoạt động tinh thần của con ngƣời, phản ánh hiện thực
cuộc sống và xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của triết học. Nó đƣợc coi là một
trong những yếu tố quan trọng của đời sống tinh thần và hoạt động nhận thức, cải tạo thế
giới khách quan của con ngƣời. Song, vấn đề niềm tin thực sự chƣa đƣợc giới nghiên cứu
triết học trong nƣớc quan tâm thỏa đáng.
Trong thế giới hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và
công nghệ đánh dấu bƣớc tiến và khả năng to lớn của trí tuệ con ngƣời trƣớc giới tự
nhiên. Với sự hỗ trợ của nhiều thành tựu khoa học hiện đại, con ngƣời đã và đang
mở rộng phạm vi chiếm lĩnh khoảng không vũ trụ bao la, cho phép con ngƣời xâm
nhập và tiến sâu hơn trong việc lý giải về cơ chế, quy luật hoạt động của thế giới vĩ
mỗ lẫn vi mô. Những thành quả đó đã tác động đáng kể đến sự hình thành các quan

niệm khác nhau về niềm tin và làm biến đổi khá sâu sắc đến những quan niệm ấy.
Để có thể đồng hành cùng với sự phát triển của khoa học, triết học hiện đại cần phải
nghiên cứu, xem xét một cách sâu sắc và có hệ thống các quan niệm về niềm tin với
tƣ cách không những là một trong các yếu tố tinh thần to lớn, tạo ra động lực cho sự
tiến bộ của xã hội, mà còn đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi với tƣ cách là một vấn đề, một
đối tƣợng mà triết học có nhiệm vụ phải luận chứng.
Hiện nay, Việt Nam đang bƣớc vào thời kỳ mới - tiếp tục sự nghiệp đổi mới,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu dân
giầu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh với những thời cơ và vận hội
mới. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức, nguy cơ,
nhất là những nguy cơ do nhân tố chủ quan gây ra. Tệ quan liêu, tham nhũng và sự
thoái hóa về phẩm chất đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chƣa
đƣợc đẩy lùi, khiến nhân dân bất bình, xã hội lên án, uy tín và sức chiến đấu của
Đảng bị giảm sút nghiêm trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, tham nhũng là
3


quốc nạn, là một trong bốn nguy cơ, thách thức đối với cách mạng nƣớc ta. Nó có thể
làm cho nƣớc ta tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nƣớc trong khu vực và trên thế
giới, đƣa đến sự chệch hƣớng xã hội chủ nghĩa, tạo thời cơ cho kẻ thù thực hiện âm
mƣu “diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ”; nếu không khắc phục đƣợc nguy cơ này
(thứ giặc nội xâm, nhƣ chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ ra) sẽ dẫn đến việc dân không
tin vào Đảng, không tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, làm cho sức mạnh khối đại đoàn
kết toàn dân bị giảm sút, lực lƣợng xã hội bị phân ly, kinh tế kém phát triển, cuộc
sống nhân dân trở nên khó khăn. Để vƣợt qua những thách thức nói trên, nắm bắt
đƣợc thời cơ, phát huy đƣợc sức mạnh của khối đại đoàn kết của cả cộng đồng dân
tộc nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, chúng ta cần không ngừng xây dựng
và củng cố niềm tin của nhân dân vào mục tiêu cách mạng, vào lý tƣởng cộng sản chủ
nghĩa, vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ý thức đƣợc điều này, ngay từ
khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chăm lo đến việc xây dựng, củng cố niềm

tin cho nhân dân. Tuy nhiên, sự quan tâm đó dƣờng nhƣ mới chỉ dừng lại ở công tác
tƣ tƣởng với các giải pháp chung chung, còn thiếu những luận cứ khoa học sâu sắc.
Hơn nữa bản thân công tác nghiên cứu, giáo dục niềm tin lâu nay vẫn tiến hành
nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng; nhiều ngƣời chƣa thực sự coi niềm tin của nhân
dân là tài sản, giá trị truyền thống và động lực tinh thần quan trọng thúc đẩy cách
mạng Việt Nam tiến lên. Vì vậy, nghiên cứu về niềm tin nói chung và quan niệm về
niềm tin của các nhà triết học thực dụng nói riêng ở nƣớc ta hiện nay có tầm quan
trọng đặc biệt trên cả hai phƣơng diện lý luận và thực tiễn.
Nƣớc Mỹ là một quốc gia đạt đƣợc những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực
đời sống xã hội. Nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển của ngƣời
Mỹ trong điều kiện hội nhập hiện nay là một việc làm cần thiết và hữu ích. Xét trên
phƣơng diện văn hóa tinh thần nói chung và triết học nói riêng, nghiên cứu triết học
thực dụng và niềm tin thực dụng nhƣ một nội dung cơ bản của triết học thực dụng có
một ý nghĩa đặc biệt. Vì triết học thực dụng đã và đang cấu thành “hạt nhân”, “bản
sắc” của văn hóa Mỹ, là một trong những nhân tố tạo ra sức mạnh của dân tộc Mỹ.
Chủ nghĩa thực dụng là giá trị nền tảng, sản phẩm tƣ tƣởng độc đáo của ngƣời Mỹ, là
nhân sinh quan và thế giới quan của ngƣời Mỹ, là biểu tƣợng tinh thần của văn hóa
Mỹ; đúng nhƣ nhận định của nhà nghiên cứu Dị Kiệt Hùng, “nếu có một loại triết học
nào trên thế giới bắt nhịp chặt chẽ nhất với mạch đập của thời đại trƣớc hết cần nêu
4


lên triết học chủ nghĩa thực dụng của nƣớc Mỹ. Chủ nghĩa thực dụng là linh hồn của
tinh thần Mỹ đƣợc nảy sinh theo tiếng gọi của thời đại Mỹ, có chung số phận với sự
phát triển của xã hội Mỹ, trở thành triết học nhân sinh của ngƣời Mỹ và không thể
phủ nhận ở Mỹ, triết học thực sự có tác dụng thúc đẩy to lớn sự phát triển của nƣớc
Mỹ là chủ nghĩa thực dụng” [56, tr. 69].
Với tƣ cách một khuynh hƣớng triết học đƣợc nảy sinh trên mảnh đất hiện
thực Mỹ, triết học thực dụng mang một hơi thở mới, khác với triết học truyền thống,
triết học thực dụng chuyển trọng tâm từ nhận thức lý luận khoa học sang hoạt động

thực tiễn hàng ngày của cá nhân. Họ đặt lên hàng đầu hành động và hành vi của cá
nhân, những cơ sở của chúng, những thành tố lý tính và tình cảm của chúng đƣợc
đánh giá dƣới ánh sáng của các tiêu chí về tính có lợi, tính có hiệu quả, tính giám sát
đƣợc. Triết học thực dụng không chú trọng tới các tƣ tƣởng trừu tƣợng, mà chủ yếu
quan tâm tới niềm tin, tín ngƣỡng nhƣ các quy tắc điều tiết hành động và hành vi của
con ngƣời, qua đó bảo đảm hiệu quả của chúng. Làm sáng tỏ tƣ tƣởng và niềm tin là
vấn đề cốt lõi đối với triết học thực dụng. Các đại diện của triết học thực dụng không
hẳn quan tâm tới tri thức triết học chuyên sâu mà chủ yếu quan tâm tới kiểu triết học
có liên hệ mật thiết với cuộc sống sống động của cá nhân cụ thể. Định hƣớng này, tức
định hƣớng vào hành động cụ thể, vào hiệu quả của nó, vào việc làm sáng tỏ niềm tin
nhƣ bản thể của nó, đặc trƣng cho tính cách dân tộc và văn hóa của ngƣời Mỹ. Đồng
thời, điều đó làm cho triết học thực dụng cùng với các yêu cầu của nó đƣa triết học
đến với cuộc sống, thực tế, hoạt động sống cụ thể của con ngƣời, mở ra một trong các
con đƣờng phát triển triết học nổi bật ở thời hiện đại. C.S.Peirce là ngƣời khởi đầu
triết học thực dụng. Luận chứng, bảo vệ niềm tin tôn giáo dựa trên những thành tựu
khoa học là vấn đề xuất phát và trung tâm của triết học thực dụng Peirce. Ông biến
khái niệm “niềm tin thực dụng” thành khái niệm trung tâm của triết học thực dụng.
Với Peirce, niềm tin là nguồn gốc, nguyên tắc chỉ đạo cả nguyện vọng, cả hành động
của con ngƣời, “niềm tin thực dụng” có giá trị to lớn trong cuộc sống con ngƣời. Vấn
đề về nội dung của khái niệm “niềm tin thực dụng”, khác biệt giữa nó với niềm tin
tôn giáo, niềm tin khoa học là vấn đề còn bỏ ngỏ trong nghiên cứu về triết học thực
dụng, song nó lại cho thấy giá trị và hạn chế của triết học thực dụng. Vì vậy, nghiên
cứu “niềm tin thực dụng” trở thành yêu cầu cấp bách về mặt lý luận.
Trong giai đoạn hiện nay, khi xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng,
5


tình trạng “thế giới phẳng” ngày càng biểu hiện rõ, tạo điều kiện cho hội nhập, hợp
tác giữa các nƣớc trên thế giới với nhau, trong đó tất yếu có sự hợp tác giữa Việt
Nam với Mỹ. Do đó, nghiên cứu văn hóa Mỹ nói chung, triết học thực dụng Mỹ nói

riêng, không chỉ có ý nghĩa học thuật mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng và
chính những nghiên cứu cụ thể sẽ giúp chúng ta tiếp thu những giá trị văn hóa tốt
đẹp, né tránh những “vết xe đổ” của họ; từ đó, làm cho quan hệ hợp tác giữa Việt
Nam với ngƣời Mỹ ngày càng hiệu quả. Đây cũng là điều kiện quan trọng để chúng
ta hoàn thiện tƣ duy lý luận của mình theo tinh thần tích hợp văn hóa của chủ tịch
Hồ Chí Minh: “Nếu hôm nay họ (Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên - TG) còn
sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với
nhau rất hoàn mỹ nhƣ những ngƣời bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm ngƣời học trò
của các vị ấy” [37, tr. 51].
Thêm vào đó, triết học thực dụng ở Việt Nam còn bị hiểu chƣa đúng và chƣa
sâu, bị ngộ nhận là tất cả những gì xấu xa trong lối sống của ngƣời Việt hôm nay.
Do vậy, cần nghiên cứu “tận gốc” triết học thực dụng, tức khái niệm “niềm tin thực
dụng” trong triết học Peirce, để hiểu đúng triết học thực dụng, làm rõ giá trị và hạn
chế của nó, qua đó có thể đối thoại bình đẳng và có văn hóa với triết học Mỹ, với
văn hóa Mỹ, đồng thời tiếp thu tinh hoa Mỹ.
Nhƣ vậy, cả về phƣơng diện lý luận và thực tiễn, vấn đề niềm tin vẫn đang là
vấn đề có tính thời sự cấp bách. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa
chọn đề tài “Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce” là đề tài cho Luận
án Tiến sĩ Triết học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là: Nghiên cứu một cách hệ thống những nội
dung cơ bản của quan niệm Peirce về niềm tin, từ đó đƣa ra những đánh giá về thực
chất, về giá trị, hạn chế và ảnh hƣởng của nó đến triết học thực dụng Mỹ sau ông.
Nhằm đạt đƣợc mục đích đó, Luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, trình bày, phân tích các điều kiện và tiền đề cho sự ra đời quan
niệm về niềm tin của Peirce.
- Thứ hai, phân tích nội dung cơ bản trong quan niệm về niềm tin của Peirce.

6



- Thứ ba, bƣớc đầu đƣa ra một số đánh giá nhằm làm rõ giá trị cũng nhƣ hạn
chế trong quan niệm về niềm tin của Peirce và sự ảnh hƣởng đến triết học thực dụng
Mỹ sau ông.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên của luận án là: Quan niệm về niềm tin trong triết học thực
dụng Peirce.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: Niềm tin là một đề tài rộng về nội dung,
phong phú về hƣớng tiếp cận và cũng là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều môn khoa
học khác nhau nhằm khai thác ƣu thế động lực tinh thần rộng lớn của nó đối với đời
sống xã hội. Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng của Peirce chỉ là một mặt của
nội dung, một hƣớng tiếp cận triết học xã hội của niềm tin. Tuy nhiên, dƣới góc độ
triết học luận án này hệ thống, làm rõ những nội dung cơ bản về lý luận niềm tin
theo quan niệm của Peirce đƣợc thể hiện trong triết học thực dụng của ông thông
qua hai tác phẩm chính là Củng cố niềm tin (The Fixation of Belief); Làm thế nào
để tư tưởng chúng ta được rõ ràng (How to Make Our Ideas Clear) và một số công
trình nghiên cứu có liên quan tới khái niệm này.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án đƣợc thực hiện trên cở sở lý luận triết học Mác - Lênin, cụ thể là
những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu.
Các phƣơng pháp mà luận án sử dụng: Đó là, hệ thống các nguyên tắc phƣơng
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nhƣ: nguyên
tắc toàn diện, sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, nguyên tắc tồn tại xã hội quyết
định ý thức xã hội. Đồng thời luận án còn chú trọng sử dụng các phƣơng pháp bổ trợ
nhƣ: phân tích, tổng hợp, lôgíc và lịch sử, so sánh, quy nạp, diễn dịch, hệ thống hóa và
phƣơng pháp văn bản học.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án góp phần làm rõ những nội dung cơ bản trong quan niệm về niềm

tin của triết học thực dụng Peirce.

7


- Luận án bƣớc đầu góp phần làm rõ những giá trị và hạn chế trong quan
niệm về niềm tin của triết học thực dụng Peirce, từ đó từng bƣớc góp phần hiểu
đúng về triết học thực dụng - một trƣờng phái triết học có tính chất đặc thù, đại diện
cho văn hóa Mỹ.
6. Ý nghĩa của luận án
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy triết học thực dụng, tạo tiền đề để lĩnh hội văn hóa Mỹ nói chung, triết học Mỹ
nói riêng trên tinh thần “gạn đục khơi trong” một cách phù hợp với chiến lƣợc hội
nhập quốc tế của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Phù hợp với mục đích và việc thực hiện các nhiệm vụ đã nêu trên, ngoài phần
mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả liên quan
đến đề tài luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chƣơng, 12 tiết.

8


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Những tác phẩm nghiên cứu về kinh tế - xã hội nƣớc Mỹ, điều kiện cho sự
hình thành tƣ tƣởng triết học thực dụng Peirce
Đây là những tác phẩm phản ánh điều kiện kinh tế - xã hội cũng nhƣ những
đặc điểm về xã hội - văn hóa con ngƣời Mỹ. NCS kế thừa những luận điểm đó để
luận chứng cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dụng và trả lời đƣợc câu hỏi tại sao chủ
nghĩa thực dụng lại ra đời ở Mỹ chứ không phải ở châu Âu hay bất kỳ quốc gia nào

khác ngoài Mỹ. Điển hình nhƣ: Lê Minh Đức - Nguyễn Nghị (1994), Lịch sử nước
Mỹ, NXB Văn hóa Thông tin; Vƣơng Kính Chi (2000), Lược sử nước Mỹ, NXB
Tổng hợp TP HCM; Đặng Ngọc Tiến Dũng (2001) Hoa Kỳ phong tục và tập quán
NXB Trẻ, TP HCM; Jean Pierre Fichou (Dƣơng Linh dịch 2003) Văn minh Hoa kỳ,
NXB Trẻ, Hà Nội; Nguyễn Thái Yên Hƣơng (2005), Liên bang Mỹ, đặc điểm xã hội
- văn hóa, NXB Văn hóa Thông tin; Hữu Ngọc (2006), Hồ sơ văn hóa Mỹ, NXB
Thế giới, Hà Nội,v.v..
Chẳng hạn, trong cuốn Liên bang Mỹ, đặc điểm xã hội - văn hóa, tác giả
Nguyễn Thái Yên Hƣơng tập trung giới thiệu những nét cơ bản của quá trình hình
thành Liên bang Mỹ với những đặc điểm xã hội - văn hóa Mỹ. Tác giả rút ra những
đặc điểm tiêu biểu về xã hội - văn hóa và con ngƣời Mỹ: “Đối với mỗi người Mỹ,
hiệu quả công việc là yêu cầu tối ưu,... Một xã hội công nghiệp với nền kinh tế phát
triển cao đã tạo cho người Mỹ tính thực dụng, hay còn gọi là tính thực tế cao. Họ
trọng sự chính xác, ngắn gọn, cẩn thận và quý trọng thời gian. Họ đánh giá cao
hiệu quả và năng suất làm việc của mọi người” [60, tr. 317]; “người Mỹ nói chung
đều rất thông minh và không ưa thích những học thuyết trừu tượng” [60, tr. 318];
“điểm quan trọng đáng chú ý nhất về một người Mỹ là ở điều anh ta tin chứ không
phải là nguồn gốc tổ tiên của anh ta” [60, tr. 321]; “xã hội và văn hóa Mỹ là một
điển hình về sự kế thừa bản sắc văn hóa châu Âu nhưng chịu ảnh hưởng và bị tác
động không nhỏ bởi quan niệm về đạo lý và lối sống của Thanh Giáo thời kỳ cải
cách... Đó là một xã hội mà tại đó... ưa khám phá, chuộng thực tiễn hơn lý thuyết”
[60, tr. 390-391]. Những nội dung này tiếp tục đƣợc khẳng định trong cuốn Văn
minh Hoa kỳ: “Tính hiệu quả - đó là đức tính mà ai cũng phải công nhận ở người
Mỹ, nó gắn liền với chủ nghĩa thực dụng của họ. Ý thức hệ không quan trọng, và cái
hữu hiệu được chuộng hơn cái đẹp.... người Mỹ nghĩ trước tiên đến hiệu quả công
9


việc kinh doanh. Hiệu quả sẽ dẫn đến thành công, đó là điều người Mỹ muốn, vốn
luôn hành động, quan tâm nhất” [35, tr. 109], và “mỗi người chỉ sống được bằng

phẩm chất, nghị lực, khéo léo của chính mình, vậy ai cũng có cơ may như nhau.
Mỗi tâm trí phải suy nghĩ một cách thực tế, mỗi người phải có khả năng khắc phục
các khó khăn gay gắt nhất không nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài, tự mình lo lấy,...
Tâm tính ấy giúp người Mỹ luôn thích nghi với hoàn cảnh mới, với những vấn đề
mới mà vẫn giữ được điều chủ yếu; tính nhanh nhạy, thực tế, hiệu quả, lạc quan,
hăng hái lao động, uyển chuyển và nghị lực” [35, tr. 23-24].
Nhƣ vậy, chính những đặc điểm về tính cách và văn hóa con ngƣời Mỹ là
một trong những yếu tố quyết định sự hình thành triết học thực dụng, làm cho nó
khác với triết học truyền thống.
1.2. Những tác phẩm nghiên cứu về triết học thực dụng và triết học thực dụng Peirce
1.2.1. Nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, bằng con đƣờng “Tân thƣ” qua tác giả Hồ Thích, khái niệm thực
dụng đã xuất hiện và đƣợc sử dụng, cho dù nội dung của khái niệm này chƣa đƣợc
làm sáng tỏ toàn diện và sâu sắc. Có thể nói rằng, chủ nghĩa thực dụng thực sự thâm
nhập vào Việt Nam một cách mạnh mẽ kể từ khi Ngô Đình Diệm lên nắm quyền ở
Sài Gòn. Trong giai đoạn này, ở miền Nam, việc nghiên cứu chủ nghĩa thực dụng bên
cạnh nhu cầu học thuật còn có và chủ yếu nhằm mục đích phục vụ cho các chiêu bài
chính trị, tuyên truyền lối sống của phƣơng Tây, đặc biệt là lối sống Mỹ.
Ở miền Bắc, trƣớc năm 1986, trên nền tảng những công trình của các học giả
Liên Xô (cũ), đã có một số công trình tiêu biểu bàn trực tiếp về chủ nghĩa thực
dụng, nhƣ: “Chủ nghĩa thực dụng Mỹ và một số biểu hiện hiện tại của nó” trong tác
phẩm Triết học và cuộc đấu tranh ý thức hệ do Viện Mác - Lênin xuất bản (1982),
NXB Thông tin Lý luận; Phạm Minh Lăng (1984) Mấy trào lưu triết học phương
Tây, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. Vì bị ảnh hƣởng bởi cuộc
đấu tranh ý thức hệ; đồng thời, do không có điều kiện tiếp cận trực tiếp với học
thuyết này thông qua các văn bản gốc của nó, cho nên việc nghiên cứu triết học thực
dụng ở Việt Nam thời kỳ này chủ yếu đƣợc tiến hành theo tinh thần phê phán, nhìn
nhận từ góc độ những hạn chế là chính, nhƣ: Chỉ đề cao lợi nhuận, lợi ích vật chất
trƣớc mắt, là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, là thế giới quan của giai
cấp tƣ sản,v.v.. Chẳng hạn, trong cuốn sách Triết học và cuộc đấu tranh ý thức hệ,

mục Chủ nghĩa thực dụng Mỹ và một số biểu hiện hiện tại của nó cho rằng: “Chủ
nghĩa thực dụng phục vụ đắc lực hơn cả cho sự phát triển của giai cấp tư sản Mỹ ở
10


thời kỳ đó” [94, tr. 215], còn theo tác giả Phạm Minh Lăng trong tác phẩm Mấy
trào lưu triết học phương Tây thì: “thật là không khoa học khi cho nó là triết lý của
thời đại, là triết lý của mọi người. Nó chỉ là triết lý của giai cấp tư sản Mỹ” [63, tr.
294], và chủ nghĩa thực dụng mang bản chất là: “Từ chủ nghĩa duy tâm chủ quan
được phát triển đến cao độ là chủ nghĩa duy ngã, tất nhiên dẫn đến phương pháp
ngụy luận là điều tự nhiên. Đó là thực chất thế giới quan và phương pháp luận của
chủ nghĩa thực dụng” [63, tr. 328]. Với cách tiếp cận nhƣ vậy, các giá trị của chủ
nghĩa thực dụng nhƣ: Chống tƣ biện, giáo điều, ảo tƣởng, xa rời thực tế, đề cao kinh
nghiệm, hiệu quả thực tế, phê phán xác đáng và sâu sắc của nó đối với các trào lƣu
triết học duy lý tƣ biện đã bị bỏ qua. Thiết nghĩ, những nhận định nhƣ trên cần đƣợc
cân nhắc, suy xét sau khi đã hiểu sâu sắc về chủ nghĩa thực dụng thông qua các tác
phẩm gốc của các đại diện của nó.
Trong thời kỳ đổi mới, trên cơ sở đổi mới tƣ duy lý luận của Đảng và đáp
ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế, đặc biệt, theo tinh thần Nghị quyết 01-NQ/TW
ngày 28/03/1992 của Bộ Chính trị; giai đoạn này có các công trình nghiên cứu liên
quan trực tiếp và gián tiếp đến chủ nghĩa thực dụng nhƣ:
Ấn phẩm dưới dạng sách bao gồm hai loại cơ bản sau
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trực tiếp về triết học thực dụng;
qua đó điều kiện lịch sử hình thành, tiền đề tƣ tƣởng có ảnh hƣởng trực tiếp cho
sự ra đời, cũng nhƣ một số nội dung cơ bản của triết học thực dụng đã đƣợc luận
chứng. Trong các công trình nghiên cứu trực tiếp về chủ nghĩa thực dụng, điển
hình phải kể đến, đó là: Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng (2006), Triết học
Mỹ, NXB Tổng hợp TPHCM; Đỗ Kiên Trung (2010), Triết học tân thực dụng,
NXB Tri thức; Trịnh Sơn Hoan (2012), William James và chủ nghĩa thực dụng
Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia.

Tác phẩm Triết học Mỹ của Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng đƣợc xuất
bản lần đầu tiên năm 2006, với khoảng 60 trang viết về chủ nghĩa thực dụng, lần lƣợt
ba nhà triết học tiêu biểu, thế hệ khai sáng của chủ nghĩa thực dụng đã đƣợc đề cập
đến với những tƣ tƣởng chủ đạo, cũng nhƣ vai trò của họ đối với triết học thực dụng.
Theo các tác giả, việc công bố tác phẩm “Làm thế nào để tư tưởng của chúng ta được
rõ ràng” của Peirce đã khẳng định vai trò của ông là ngƣời tiên phong, mở đầu cho
trào lƣu triết học thực dụng tại Mỹ; đồng thời, văn bản này đƣợc coi là văn bản quan
trọng đầu tiên của chủ nghĩa thực dụng. Ở đó, Peirce đã đƣa ra nguyên lý của chủ
nghĩa thực dụng - với tƣ cách nền móng để từ đó xây dựng một học thuyết triết học
11


mới, đƣa ra học thuyết về nghĩa của khái niệm và những học thuyết này tiếp tục đƣợc
James, Dewey kế thừa, áp dụng trong thực tiễn để hình thành nên chủ nghĩa kinh
nghiệm triệt để của James hay chủ nghĩa công cụ của Dewey. Các tác giả viết: “Cả
Peirce, James, Dewey trong khuôn khổ của chủ nghĩa thực dụng đều gặp nhau ở chỗ
họ cho con đường tuyệt vời của họ là nhìn học thuyết của họ như là một phương pháp
xác định những khái niệm và những lý luận trong sự phát triển những hiệu quả của
chúng” [20, tr. 137]. Bàn về triết học thực dụng trong tác phẩm Triết học Mỹ, hai tác
giả đã thành công trong việc khai thác bề rộng của học thuyết này, giúp ngƣời đọc
bƣớc đầu có cái nhìn khái quát về chủ nghĩa thực dụng; tuy nhiên, miền sâu tƣ tƣởng
của từng đại biểu trong chủ nghĩa thực dụng chƣa đƣợc làm sáng tỏ.
Với công trình Wiliiam James và chủ nghĩa thực dụng của tác giả Trịnh Sơn
Hoan, chủ nghĩa thực dụng đƣợc nghiên cứu một cách trực diện với chuyên khảo có
tính chuyên biệt về một đại biểu tiêu biểu có công sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng
là William James. Tác giả đƣa ra những luận giải, đánh giá bƣớc đầu về chủ nghĩa
thực dụng Mỹ, với nội dung đánh giá nhƣ: “Chủ nghĩa thực dụng không phải là một
học thuyết siêu hình, không có ý định xác định tính chân lý nào của sự vật. Nó chỉ là
phương pháp phát hiện từ hiện thực và ý nghĩa của khái niệm trừu tượng… chủ
nghĩa thực dụng là một loại phương pháp có tính khoa học thực sự, để từ đó có thể

phân tích được ý nghĩa của từng từ, từng khái niệm, từng ký hiệu và kể cả tư tưởng”
[42, tr. 39]; “Thực dụng trong chủ nghĩa thực dụng: Trước hết là một khái niệm
triết học và bản chất của nó được biểu trưng ở chỗ, nó là một phương tiện, hay là
một công cụ hoặc là một lý thuyết chỉ dẫn con người đạt được hiệu quả cao nhất
trong hoạt động sinh tồn. Chủ nghĩa thực dụng là một trào lưu triết học, cho nên nó
là sản phẩm của tư duy khoa học, vừa phản ánh được thực tồn của cuộc sống, vừa
xây dựng được hệ chuẩn lý luận về cuộc sống đó, và hơn thế nữa nó là một lý thuyết
có tính định hướng hành động của con người. Mục đích của nó là hướng tới hiệu
quả. Vì vậy, tôn chỉ hành động của người theo chủ nghĩa thực dụng là lấy hiệu quả
làm thước đo, hữu dụng làm chân lý” [42, tr. 155-156]. Với lôgíc đi từ cái chung đến
cái riêng trong nghiên cứu về chủ nghĩa thực dụng của Wiliiam James, tác giả đã
thành công trong việc làm rõ bản chất của chủ nghĩa thực dụng Mỹ nói chung và chủ
nghĩa thực dụng của W. James nói riêng. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại làm rõ triết
học thực dụng của W.James, chƣa làm rõ triết học thực dụng của Peirce cũng nhƣ
đóng góp của Peirce cho chủ nghĩa thực dụng và các nhà triết học thực dụng sau ông.

12


Trong tác phẩm Triết học tân thực dụng, tác giả Đỗ Kiên Trung khái quát
điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề lý luận cho sự hình thành chủ nghĩa thực dụng và
một số đặc điểm của nó thông qua ba đại biểu tiêu biểu sáng lập là C.S.Peirce,
W.James và J.Dewey; đồng thời, tác giả phân tích và chỉ ra những đặc điểm, nội
dung cơ bản của triết học tân thực dụng với tƣ cách là sự “phục hƣng” triết học thực
dụng cổ điển. Tác giả nhấn mạnh: “Chủ nghĩa tân thực dụng là học thuyết được
hình thành trên cơ sở kế tục những khái niệm cốt lõi của thuyết thực dụng cổ điển,
bác bỏ những chủ đề siêu hình học và nhận thức luận phổ quát, đem đến những chủ
đề cụ thể của hiện thực cuộc sống như luật pháp, môi trường, bình đẳng; và tìm
cách biến triết học từ chữ P viết hoa (Philosophy, một lý thuyết hàn lâm trừu tượng,
phổ quát) thành chữ p viết thường (philosophy, một lý thuyết cụ thể, thiết thực và

hiệu quả” [91, tr. 77]. Đƣa ra một định nghĩa, phân tích, làm rõ những nội dung cơ
bản của chủ nghĩa tân thực dụng chính là thành công của tác giả. Tuy nhiên, tiêu đề
của tác phẩm là “Triết học tân thực dụng”, đã cho thấy phạm vi nghiên cứu của tác
giả là chủ nghĩa thực dụng mới, giai đoạn từ những năm 1950 trở về đây. NCS sẽ
khai thác hiểu biết về chủ nghĩa tân thực dụng để nắm bắt rõ hơn chủ nghĩa thực
dụng cổ điển và ảnh hƣởng của nó đến chủ nghĩa tân thực dụng.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu gián tiếp về triết học thực dụng. Là
một bộ phận của triết học phƣơng Tây hiện đại, cho nên khi nghiên cứu về triết
học phƣơng Tây hiện đại, triết học thực dụng cũng đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu
đề cập đến. Những công trình này bao gồm: Đỗ Minh Hợp (1997) Triết học
phương Tây hiện đại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Long (1998),
Triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam
hiện nay, Khoa Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phạm Minh
Lăng (2001), Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây, NXB Văn hóa
Thông tin, Hà Nội; Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng (2003), Lược khảo triết
học phương Tây hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia; (2005) Lịch sử triết học
phương Tây hiện đại, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh; Trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Triết học (2007), Những vấn
đề triết học phương Tây thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; Mai Sơn
(2007), 101 triết gia, NXB Tri thức; Phan Quang Định (2008), Toàn cảnh triết học
Âu Mỹ, NXB Văn học; Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn (2008),
Đại cương triết học phương Tây hiện đại (nửa sau thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ
XX), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
13


Trong cuốn sách Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây, tác giả Phạm
Minh Lăng chủ yếu đề cập tới vấn đề chân lý trong chủ nghĩa thực dụng dựa trên cơ
sở khái quát quan niệm về chân lý, tiêu chuẩn của chân lý, cơ sở của chân lý, từ đó
phân tích quan niệm về chân lý của chủ nghĩa thực dụng trên hai nội dung: khái niệm

về chân lý và tiêu chuẩn của chân lý. Phê phán quan niệm về chân lý của chủ nghĩa
thực dụng, tác giả viết: “Quan niệm của chủ nghĩa thực dụng coi chân lý và tiêu
chuẩn của chân lý là không thỏa đáng bởi vì chân lý phải được kiểm chứng bằng cái
gì đó không phải là nó chứ không phải bằng chính nó hay những công cụ giúp nó đạt
được. Chân lý có thể là cái có giá trị từ hiệu quả nhưng chân lý không thể chính là
hiệu quả. Cần nhớ rằng việc tìm kiếm chân lý là một công việc phải vượt qua hành vi,
vượt qua thực tiễn cũng như tiến bộ về xã hội và về khoa học” [63, tr. 490-491]. NCS
sẽ kế thừa và phân tích về quan niệm chân lý trong quan niệm của Peirce với tƣ cách
là niềm tin không thể hoài nghi.
Ở công trình Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, nhóm tác giả trƣớc hết
khẳng định rằng, chủ nghĩa thực dụng khác với triết học truyền thống, đem lại một
tƣ duy mới về triết học cho ngƣời Mỹ. Bên cạnh việc làm rõ điều kiện kinh tế - xã
hội cho việc hình thành chủ nghĩa thực dụng, các tác giả trình bày những khái niệm
cơ bản, những nguyên lý chủ yếu của chủ nghĩa thực dụng, nhƣ: vấn đề về kinh
nghiệm, thực tiễn, niềm tin, chân lý, ý nghĩa của khái niệm,v.v.. Mặc dầu còn mang
tính khái quát cao, chƣa làm rõ khác biệt và tính kế thừa tƣ tƣởng giữa các đại diện
của chủ nghĩa thực dụng, song những nội dung trình bày về chủ nghĩa thực dụng
của nhóm tác giả cho phép NCS hiểu đúng và nhận thấy hạt nhân hợp lý của chủ
nghĩa thực dụng.
Với tác phẩm 101 triết gia, tuy chỉ dừng lại ở việc liệt kê và mô tả, song tác
giả Mai Sơn đã đƣa ra luận điểm cần chú ý khi nghiên cứu triết học thực dụng, đặc
biệt là triết học thực dụng của Peirce, đó là: “Điều quan trọng nhất cần nhớ khi tìm
hiểu triết học của Peirce là Peirce là nhà khoa học vật lý thực hành suốt đời mình, và
rằng đối với ông triết học và lôgíc tự thân là khoa học. Hơn nữa ông hiểu triết học là
triết học của khoa học và lôgíc là lôgíc của khoa học. Chính dưới ánh sáng này mà
người ta tiến hành tìm hiểu những phán đoán về bản chất của chủ nghĩa thực dụng
của ông. Khi ông nói rằng ý nghĩa của một khái niệm hệ tại ở tổng số những kết quả
thực hành của nó, ông nghĩ rằng một khái niệm có ý nghĩa phải có một “giá trị hiện
kim” thường nghiệm nào đó” [81, tr. 496]. Đây là nhận định có tính chất định hƣớng
để hiểu đúng tƣ tƣởng triết học của Peirce nói riêng và của triết học thực dụng nói

14


chung. NCS sẽ tiếp thu cái nhìn nhƣ vậy về triết học thực dụng.
Trong kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Những vấn đề triết học phương Tây
thế kỉ XX do Khoa Triết học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội tổ chức, có rất nhiều bài viết về chủ nghĩa thực dụng và đánh
giá về những ảnh hƣởng của chủ nghĩa thực dụng ở Việt Nam. Đó là Chủ nghĩa
thực dụng của Nguyễn Hùng Hậu; Chủ nghĩa thực dụng Mĩ - Những tìm hiểu bước
đầu của Trần Văn Phòng; Sự ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng ở Việt Nam của
Đặng Quang Định, Bàn về lối sống thực dụng và lối sống xã hội chủ nghĩa của Trần
Sĩ Phán. Trong đó đặc biệt phải kể đến bài viết của tác giả Trần Văn Phòng, đã đƣa
ra đánh giá sâu sắc về ba đại biểu sáng lập ra chủ nghĩa thực dụng là C.S.Peirce,
W.James và J.Dewey. Với những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng triết học của từng
đại biểu, tác giả đã chỉ ra đƣợc những hạt nhân hợp lý trong tƣ tƣởng triết học của
họ và đó chính là cơ sở để triết học thực dụng khẳng định sự tồn tại của mình: “Chủ
nghĩa thực dụng là trường phái triết học phương Tây hiện đại duy nhất đề cập tới
những vấn đề hoạt động của con người, tới thực tiễn” [92, tr. 202], đề cập đến thực
tiễn nóng hổi hàng ngày là một nhu cầu tự thân của con ngƣời, xã hội Mỹ và chủ
nghĩa thực dụng phản ánh đƣợc điều này, đó là một mong muốn hợp lý. Đặc biệt,
tác giả đã đề cập đến một nội dung tƣ tƣởng quan trọng trong triết học thực dụng
Peirce mà bấy lâu nay các nhà nghiên cứu khác không thấy đƣợc hoặc hiểu chƣa
đúng - đó là lý thuyết về nghĩa chứ không phải là lý thuyết về ý nghĩa; đây là một
trong những nội dung quan trọng trong tƣ tƣởng của Peirce, cái làm nên sự khác
biệt giữa Peirce với James và Dewey sau này.
Ở cấp độ luận văn, luận án, có những nghiên cứu sau. Về Luận án có:
Nguyễn Ngọc Ba (2003) Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến nhân cách
người cán bộ hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Luận văn có: Trần
Hải Yến (2003) Chủ nghĩa thực dụng Mỹ và sự biểu hiện của nó ở Việt Nam; Lê
Thị Hƣơng (2004) Chủ nghĩa thực dụng Mỹ và cuộc đấu tranh chống lối sống

thực dụng ở nước ta hiện nay; Trần Thị Hoa (2006) Chủ nghĩa thực dụng của
Jonh Dewey; Trịnh Sơn Hoan (2007) Triết học William James; Lê Thị Bình
(2009) Triết lý giáo dục của Jonh Dewey trong tác phẩm “Dân chủ và giáo dục”;
Phan Thị Thùy Dƣơng (2009), Quan niệm của Wiliam James về chân lý; Trần Thị
Nhàn (2011), Triết học thực dụng Mỹ; Phan Văn Thám (2011), Vấn đề kinh
nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ; Nguyễn Văn Thỏa (2011), Vấn đề chân lý

15


trong triết học thực dụng Mỹ; Lƣu Hồng Anh (2011), Vấn đề con người trong chủ
nghĩa thực dụng.
Trong luận án “Chủ nghĩa thực dụng và sự ảnh hưởng của nó đến nhân cách
người cán bộ hậu cần quân đội nhân dân Việt Nam”, tác giả Nguyễn Ngọc Ba, về
cơ bản vẫn cho rằng: “chủ nghĩa thực dụng về bản chất là triết học duy tâm siêu
hình, coi kinh nghiệm, hiệu quả, cái có lợi là tiêu chuẩn chân lý” [3, tr. 11]; “về
thực chất chủ nghĩa thực dụng chỉ nhấn mạnh đến lợi ích cá nhân cực đoan, bỏ qua
hoặc đi ngược lại những đòi hỏi khách quan cần phải giải quyết hài hòa các mối
quan hệ, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bình thường của đời sống con người trong
mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội” [3, tr. 12]; tác giả cũng đã nhận định mặc dù
lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân tuy không đồng nhất với chủ nghĩa thực dụng
nhƣng từ khi có lý luận của chủ nghĩa thực dụng, lối sống đó có thể đƣợc xem là
phạm trù “thực dụng”, chủ nghĩa thực dụng đã cổ vũ cho lối sống đó “trên thực tế
chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa thực dụng gắn bó với nhau” [3, tr. 15]. Quan niệm
này không mới, vẫn đi theo lối mòn trƣớc đó. Tác giả không thấy đƣợc giá trị của
chủ nghĩa thực dụng. Trong những luận văn thời gian gần đây nghiên cứu về chủ
nghĩa thực dụng Mỹ, bắt đầu đi sâu vào luận chứng những nguyên lý chủ yếu của
chủ nghĩa thực dụng, thông qua việc tập trung phân tích từng đại biểu của trƣờng
phái triết học này, cụ thể nhƣ: Luận văn của tác giả Phan Văn Thám “Vấn đề kinh
nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng Mỹ”, chủ yếu tập trung làm rõ nội dung và vai

trò của kinh nghiệm trong chủ nghĩa thực dụng, những nhân tố tác động đến sự hình
thành tƣ tƣởng kinh nghiệm, những nội dung của kinh nghiệm. Luận văn của tác giả
Nguyễn Văn Thỏa “Vấn đề chân lý trong triết học thực dụng Mỹ”, xoay quanh nội
dung căn bản về chân lý trong triết học thực dụng Mỹ, thông qua quan niệm của
C.S.Peirce, W.James và J.Dewey, trên cơ sở đó chỉ ra những giá trị và hạn chế của
nó. Với việc khai thác sâu về một nội dung nhất định nào đó trong hệ thống tƣ
tƣởng của chủ nghĩa thực dụng, các tác giả có điều kiện phân tích, so sánh nêu bật
những đóng góp cũng nhƣ làm rõ những hạn chế trong từng nội dung của chủ nghĩa
thực dụng. NCS sẽ tiếp thu những kết quả ấy và kế thừa chúng, tiếp tục nghiên cứu
những nội dung khác trong hệ thống tƣ tƣởng của chủ nghĩa thực dụng để có đƣợc
đánh giá toàn diện về chủ nghĩa thực dụng.
Dưới góc độ nghiên cứu khoa học có các công trình sau: Công trình dự thi
giải thƣởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” (2007) Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực
dụng đến lối sống sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Qua
16


quá trình khảo sát, điều tra xã hội học, nhóm nghiên cứu nhận thấy: “Ở Việt Nam
“Chủ nghĩa thực dụng” tồn tại với tư cách không phải là một chủ nghĩa, một học
thuyết mà chỉ là một lối sống “thực dụng”, một “mốt” thực dụng”. Đây là một kết
luận mới về thực chất của chủ nghĩa thực dụng ở nƣớc ta; kết luận này đã phần nào
khu biệt đƣợc sự khác nhau giữa chủ nghĩa thực dụng và lối sống thực dụng, cho thấy
rằng giữa chúng không có mối quan hệ nhân quả.
Ấn phẩm là các bài viết đăng trên các tạp chí, gồm có Nguyễn Hào Hải
(1997) “Chủ nghĩa thực dụng Mỹ qua một số đại biểu của nó”, Tạp chí Triết học
(4); Nguyễn Tiến Dũng (1997), “Chủ nghĩa thực dụng Mỹ”, Tạp chí Châu Mỹ
ngày nay (1); Nguyễn Văn Hùng (2010), “Charles Sanders Peirce - Ngƣời sáng
lập chủ nghĩa thực dụng Mỹ”, Tạp chí Triết học (5); Trần Sĩ Phán (2012), “Ảnh
hƣởng của chủ nghĩa thực dụng đến lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay”,
Tạp chí Lý luận Chính trị (3); Đỗ Kiên Trung (2012), “Quá trình chuyển biến tƣ

tƣởng trong triết học tân thực dụng của Richard Rorty”, Tạp chí Khoa học Xã hội
(4); “Richard Rorty với quan điểm chống thuyết đại diện”, Tạp chí Triết học (4);
Trịnh Sơn Hoan (2012), “Những đánh giá bƣớc đầu về chủ nghĩa thực dụng Mỹ”,
Tạp chí Triết học (6) và Nguyễn Văn Thỏa (2012), “C.S.Peirce với quan niệm về
chân lý”, Tạp chí Triết học (12).
Trong bài viết “Chủ nghĩa thực dụng Mỹ”, tác giả Nguyễn Tiến Dũng đã làm
rõ điều kiện hình thành của chủ nghĩa thực dụng, một số nguyên lý chủ yếu, giá trị cơ
bản của chủ nghĩa thực dụng, nhƣ lý luận về kinh nghiệm thực tiễn, niềm tin, chân lý,
những kiến giải về đạo đức, tôn giáo và chính trị xã hội. Hơn nữa, tác giả còn cố gắng
đề cập đến sự phát triển tiếp theo của chủ nghĩa thực dụng ở Mỹ cũng nhƣ sự xâm
nhập của chủ nghĩa thực dụng vào Việt Nam. Với nhiều nội dung phong phú, nhƣng
lại đƣợc trình bày trong khuôn khổ một bài báo, chính vì vậy bài viết chủ yếu dừng
lại ở việc liệt kê, mô tả mà chƣa phân tích sâu về những giá trị của chủ nghĩa thực
dụng. Song, đó là những gợi ý để NCS tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn các chủ đề ấy.
Bài viết “Những đánh giá bước đầu về chủ nghĩa thực dụng Mỹ”, tác giả
Trịnh Sơn Hoan đã trình bày một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa thực dụng và đƣa
ra đánh giá về chủ nghĩa thực dụng thông qua các vấn đề kinh nghiệm, niềm tin và
hiệu quả trong thực tiễn, phân biệt hai khái niệm thực dụng thƣờng ngày và thực dụng
trong chủ nghĩa thực dụng, và một số vấn đề khác. Peirce coi niềm tin là một trong
giá trị trụ cột: “Bất kỳ người nào, để tìm sự sống, đều cần phải có hành động nhất
định. Và để hành động có hiệu quả cần phải có một số quy tắc, hành vi hoặc tập quán
17


có hiệu quả. Những quy tắc này xác nhận con người trong những điều kiện nhất định
nên hành động như thế nào mới có hiệu quả như dự tính. Những quy tắc, hành vi
hoặc tập quán ấy nếu được con người tiếp nhận, trở thành niềm tin của họ” [41, tr.
59]. Tác giả cho rằng, với Peirce thì niềm tin thực dụng là cơ sở để con ngƣời hành
động, niềm tin đúng dẫn đến hành động, kết quả thực tiễn của hành động lại tiếp tục
củng cố niềm tin và tiếp tục thôi thúc con ngƣời hành động; còn nếu niềm tin sai, nó

bị bác bỏ để xây dựng một niềm tin mới. Cách đặt vấn đề này là thỏa đáng và NCS sẽ
kế thừa trong luận án của mình.
Trong bài viết Quá trình chuyển biến tư tưởng trong triết học tân thực dụng
của Richard Rorty, tác giả Đỗ Kiên Trung khái quát quá trình hình thành và phát triển
của chủ nghĩa tân thực dụng nhƣ một sự kế thừa và làm mới chủ nghĩa thực dụng cổ
điển vốn đƣợc xây dựng từ nửa cuối thế kỷ XIX bởi C.S.Peirce, W.James và
J.Dewey. Tác giả tập trung phân tích ba giai đoạn chuyển biến tƣ tƣởng của triết gia
tân thực dụng tiêu biểu là Richard Rorty với hai bƣớc ngoặt quan trọng phản ánh
những trăn trở của một triết gia muốn truy tìm nguyên nhân của những mâu thuẫn và
bất ổn của thời đại. Theo tác giả, chủ nghĩa tân thực dụng xuất hiện vào những năm
1960 - 1980. Trên cơ sở kế thừa những khái niệm cốt lõi của thuyết thực dụng cổ
điển, bác bỏ những chủ đề siêu hình học và nhận thức luận phổ quát, đem đến những
chủ đề cụ thể của hiện thực cuộc sống nhƣ luật pháp, môi trƣờng, bình đẳng. Bài viết
này về triết học thực dụng hiện đại nhƣ một sự tiếp nối của triết học thực dụng cổ
điển trong dòng chảy lịch sử của nó, đã cung cấp thêm cho NCS những hiểu biết về
chủ nghĩa thực dụng hiện đại.
Với bài Charles Sanders Peirce - Người sáng lập chủ nghĩa thực dụng Mỹ,
tác giả Nguyễn Văn Hùng tập trung phân tích quá trình hình thành, phát triển, cũng
nhƣ tiền đề tƣ tƣởng để Peirce xây dựng tƣ tƣởng triết học thực dụng của mình.
Theo tác giả, để xây dựng hệ thống lý luận riêng của mình, C.S.Peirce đã kế thừa
những tƣ tƣởng mang tính truyền thống trong chủ nghĩa duy nghiệm Anh, từ
D.Hume đến các nhà duy nghiệm đƣơng thời với ông. Không chỉ kế thừa chủ nghĩa
duy nghiệm Anh, Peirce còn tiếp thu triết học cổ điển Đức, đặc biệt là chủ nghĩa duy
tâm tiên nghiệm của I.Kant; nền tảng triết học của Peirce là “thuyết sao chụp hiện
tƣợng” và học thuyết về ba cấp độ cơ bản của tồn tại và nhận thức mà ông đã diễn tả
bằng ba phạm trù về tính thứ nhất, tính thứ hai và tính thứ ba. Theo tác giả, niềm tin
thực dụng của Peirce đƣợc xây dựng trên cơ sở quan niệm của I.Kant về niềm tin
ngẫu nhiên, cũng nhƣ những luận điểm Kant đƣa ra để giải thích sự khác biệt giữa hai
18



khái niệm “thực dụng và thực tiễn”. Tuy mới chỉ dừng lại ở giới thiệu, chƣa phân tích
sâu sắc các tiền đề cũng nhƣ nội dung tƣ tƣởng triết học thực dụng Peirce, nhƣng tác
giả bài viết đã giới thiệu khái quát những tiền đề tƣ tƣởng hình thành triết học thực
dụng Peirce cũng nhƣ quan niệm của ông về niềm tin. NCS sẽ kế thừa và tiếp tục làm
rõ hơn những tiền để tƣ tƣởng hình thành triết học thực dụng Peirce.
Nguyễn Văn Thỏa trong bài C.S.Peirce với quan niệm về chân lý, đã tập trung
phân tích quan niệm về chân lý, tiêu chuẩn của chân lý và các phƣơng pháp đạt chân lý
của Peirce. Tác giả cho rằng, với Peirce thì chân lý là niềm tin nhất quán vững chắc,
“chân lý là ý kiến đạt được sự nhất trí tuyệt đối giữa những người cùng nghiên cứu
một vấn đề. Đối tượng được trình bày trong ý kiến ấy là hiện thực” [87, tr. 74]. Tác giả
“đồng nhất” lý luận về chân lý với lý luận về hoài nghi - niềm tin của Peirce và do đó
phƣơng pháp đạt tới niềm tin cũng chính là phƣơng pháp để nhận thức chân lý. Luận
điểm này của tác giả có căn cứ, do vậy NCS sẽ kế thừa và luận chứng sâu sắc hơn.
Nhƣ vậy, trong khuôn khổ những ấn phẩm nghiên cứu viết về chủ nghĩa thực
dụng, về cơ bản từ điều kiện hình thành cho đến nội dung của chủ nghĩa thực dụng,
cũng nhƣ sự tiếp nối chủ nghĩa thực dụng cổ điển của triết học tân thực dụng đã từng
bƣớc đƣợc làm sáng tỏ. Nhƣng đa số các bài viết còn ở mức độ giới thiệu và những
nhận định cần đƣợc luận chứng thêm.
1.2.2. Nghiên cứu ở ngoài nước
Với tƣ cách là hạt nhân văn hóa Mỹ, triết học thực dụng sau khi ra đời đã có sức lan
tỏa không những trong xã hội Mỹ mà còn vƣơn ra tới nhiều quốc gia khác và trở thành một
trong những trƣờng phái triết học phƣơng Tây hiện đại. Vì vậy, nó đƣợc giới nghiên cứu
ngoài nƣớc quan tâm thỏa đáng; tuy nhiên, do hạn chế về ngôn ngữ và khả năng tiếp cận
với nguồn tài liệu nƣớc ngoài, NCS chỉ có thể kể ra đây một số ít các công trình về triết
học thực dụng. Điển hình nhƣ: M.Eber, Chủ nghĩa thực dụng, Sant Peterburg, 2001;
S.L.Frank, Chủ nghĩa thực dụng như một học thuyết nhận thức luận, Sant Peterburg, 2003;
Yu.K.Melvil, C.S.Peirce và chủ nghĩa thực dụng, 1998; L.B.Makeeva, Triết học H.Putam,
Moscow, 1996; S.N.Yulina, Chủ nghĩa thực dụng hậu hiện đại của R.Rorty, Moscow,
1998; E.Moore, Chủ nghĩa thực dụng Mỹ: Peirce, James và Dewey, N.Y., 1961;

Ch.Morris. Trào lưu thực dụng trong triết học Mỹ, N.Y, 1970,v.v..
Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đều nhấn mạnh nhân
tố hiệu quả thực hành, ý nghĩa thực tế đƣợc các nhà triết học thực dụng sử dụng với
tƣ cách là nguyên tắc phƣơng pháp luận của triết học. Quá trình tiến hóa về nội
dung của triết học thực dụng đƣợc đề cập tới trong cuốn sách “Chủ nghĩa thực
19


dụng” của M.Eber. Theo tác giả, nếu Peirce hạn chế chủ nghĩa thực dụng trong lĩnh
vực khoa học, thì James sử dụng phƣơng pháp thực dụng để giải quyết các vấn đề
hiện thực của cá nhân, nhận thức luận, tôn giáo, đạo đức. Trong cuốn “Chủ nghĩa
thực dụng Mỹ: Peirce, James và Dewey”, E.Moore nhấn mạnh cuộc đấu tranh của
các nhà triết học thực dụng chống lại những luận điểm của siêu hình học tƣ biện,
chống lại chủ nghĩa khách quan của Hegel và chủ nghĩa hình thức của Kant. Tác giả
S.N.Yulina nhận thấy rằng, triết học thực dụng có đóng góp lớn khi áp dụng cách
tiếp cận hoạt động vào giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhìn chung,
những nội dung riêng biệt của triết học thực dụng đó phần nào đƣợc đề cập tới và
làm sáng tỏ trong các công trình nghiên cứu nêu trên. Song, hạn chế lớn nhất của
các công trình nghiên cứu đó là chƣa phân tích từ nhu cầu thực tiễn cụ thể làm cho
triết học thực dụng xuất hiện, do vậy chƣa phân tích sâu sắc nội dung đặc thù, độc
đáo của triết học thực dụng cũng nhƣ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nó; đồng thời,
chƣa chỉ ra đƣợc những nhƣợc điểm không tránh khỏi của nó.
Tiếp đến, trong cuốn “Từ điển triết học Mỹ” (Dictionary of American
philosopher), đã khái quát và chỉ ra rằng; thứ nhất, ngƣời có công sáng lập ra chủ
nghĩa thực dụng, là C.S.Peirce và học thuyết này tiếp tục đƣợc phát triển mạnh bởi
W.James và J. Dewey. Peirce, “đã chịu ảnh hưởng từ Kant về lý thuyết phê phán lý
tính thuần túy” [102, tr. 215] (Critic of the Pure Reason) trong quá trình hình thành
tƣ tƣởng của mình. Thứ hai, “lần đầu tiên, với tư cách là một học thuyết triết học,
chủ nghĩa thực dụng có tính thực tế, tính chính xác của toán học và lôgíc học”
[102, tr. 217]. NCS sẽ tiếp thu những chỉ dẫn này để tìm hiểu về tiền đề tƣ tƣởng

cũng nhƣ là phƣơng pháp của chủ nghĩa thực dụng.
Trong các tác phẩm của các tác giả nƣớc ngoài nghiên cứu về chủ nghĩa thực
dụng, có một số tác phẩm đƣợc dịch ra tiếng Việt. Trƣớc hết, phải kể đến hệ thống
các tác phẩm của các tác giả Liên Xô (cũ) đƣợc dịch và lƣu hành ở Việt Nam nhằm
phục vụ cho cuộc đấu tranh ý thức hệ; tiêu biểu là tác phẩm “Phê phán chủ nghĩa
thực dụng” của U.K.Men-vin đƣợc dịch và xuất bản bởi nhà xuất bản Sự Thật năm
1959. Trong tác phẩm này, Men-Vin khẳng định chủ nghĩa thực dụng là triết học
của chủ nghĩa duy tâm chủ quan và phi đạo đức luận về các hoàn cảnh tinh thần:
“Dù người ta có dán những nhãn hiệu như thế nào vào các hình thức của chủ nghĩa
thực dụng, như chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa công cụ, v.v.
thì chủ nghĩa thực dụng trước hết vẫn là chủ nghĩa duy tâm chủ quan, giống như
chủ nghĩa Ma-khơ, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và bất cứ hình thức nào của
20


chủ nghĩa thực chứng hiện đại” [70, tr. 8]. Tiếp đến, một số tƣ tƣởng cơ bản của
chủ nghĩa thực dụng cũng đƣợc Men-vin đề cập đến nhƣ vấn đề kinh nghiệm, thực
tiễn, chân lý, v.v.. Trong vấn đề kinh nghiệm, Men-vin chỉ rõ: “Phái thực dụng hiểu
kinh nghiệm theo tinh thần duy tâm chủ quan, theo tinh thần duy ý chí luận” [70, tr.
51] và có tính chất duy ngã luận. Về vấn đề thực tiễn, Men-vin khẳng định: “Xét
theo khía cạnh nhận thức luận, thì quan niệm của bọn thực dụng về thực tiễn là
quan niệm duy tâm chủ quan và duy ý chí; xét theo khía cạnh xã hội thì là quan
niệm cá nhân tư sản. Nó liên hệ khăng khít với quan niệm chung của chủ nghĩa duy
tâm phủ nhận tính thực tại khách quan của thế giới bên ngoài” [70, tr. 109-110].
Mặc dù vậy, Men-vin đã đƣa ra một gợi ý để có thể nghiên cứu, làm rõ bản chất của
chủ nghĩa thực dụng: “Nếu không chú ý đến những đặc điểm riêng nào đó của chủ
nghĩa thực dụng đã được hình thành trong điều kiện phát triển cụ thể của chủ nghĩa
đế quốc Mỹ, mà chú ý đến thái độ của chủ nghĩa thực dụng đối với những vấn đề
triết học chủ yếu, nếu nhìn chủ nghĩa thực dụng theo khía cạnh đấu tranh giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, thì sẽ thấy rằng chủ nghĩa thực dụng là một

hiện tượng đặc sắc trong sinh hoạt tinh thần của giai cấp tư sản đế quốc chủ nghĩa
ở các nước, là một hình thức điển hình của triết học duy tâm chủ quan trong thời
đại đế quốc chủ nghĩa” [70, tr. 7]. Nghĩa là, chúng ta cần chú ý đến điều kiện, hoàn
cảnh lịch sử cụ thể cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa thực dụng thì mới
thấy hết đƣợc giá trị, ý nghĩa của nó; thấy đƣợc lý do vì sao nó ra đời và nhanh
chóng bén rễ trong lòng xã hội Mỹ, trở thành món ăn tinh thần của ngƣời Mỹ.
Đó là một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về chủ nghĩa thực dụng của các
học giả Liên Xô (cũ) đƣợc dịch sang tiếng Việt trƣớc thời kỳ đổi mới (1986). Với
những công trình này, triết học thực dụng về cơ bản đƣợc giới thiệu một cách tổng
quát, một số tƣ tƣởng chuyên biệt của triết học thực dụng đã đƣợc đề cập đến. Tuy
nhiên, nội dung tƣ tƣởng vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng, đặc biệt là trong
triết học thực dụng của Peirce vẫn chƣa đƣợc đề cập đến và làm rõ.
Theo “Từ điển bách khoa Pháp” (Encyclopaedia Universalis), tập 13, đƣợc
dịch bởi Thƣ viện Quân đội năm 1976, chủ nghĩa thực dụng đƣợc làm rõ với tƣ
cách là một phƣơng pháp để quyết định nghĩa của các từ khó, các khái niệm: “Vấn
đề mà nhà triết học thực dụng đặt ra cho mình là vấn đề ý nghĩa của các từ và các
sự vật... Nó là biện pháp mà Peirce đề nghị với Descartes thay thế cho trực giác để
phân biệt giữa những tư tưởng đã thực sự rõ ràng với những tư tưởng chỉ mới có vẻ
rõ ràng thôi... Chủ nghĩa thực dụng không đưa ra bản thân một học thuyết siêu
21


×