Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Vấn đề quyền lực trong triết học xã hội của Béctơrăng Rátxen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


VIỆN TRIẾT HỌC




VŨ MẠNH TOÀN





VẤN ĐỀ “QUYỀN LỰC” TRONG TRIẾT HỌC
XÃ HỘI CỦA BÉCTƠRĂNG RÁTXEN








LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC










HÀ NỘI - 2003


BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


VIỆN TRIẾT HỌC




VŨ MẠNH TOÀN






VẤN ĐỀ “QUYỀN LỰC” TRONG TRIẾT HỌC
XÃ HỘI CỦA BÉCTƠRĂNG RÁTXEN





Chuyên ngành : Lịch sử triết học
Mã số : 5.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. ĐẶNG HỮU TOÀN




HÀ NỘI - 2003





1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC BÉCTƠRĂNG RÁTXEN 9
1.1. BÉCTƠRĂNG RÁTXEN - NGƢỜI SÁNG LẬP CHỦ NGHĨA THỰC
CHỨNG MỚI 9
1.1.1. Béctơrăng Rátxen và con đƣờng hình thành quan điểm triết học
của ông. 10

1.1.2. Những học thuyết đƣợc B. Rátxen sử dụng với tƣ cách cơ sở nền
tảng của chủ nghĩa thực chứng mới. 13
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC XÃ HỘI CỦA B. RÁTXEN 19
1.2.1. Quan niệm về tôn giáo 19
1.2.2. Quan niệm về chiến tranh và hoà bình. 23
Chương 2 Quan niệm của béctơrăng Rátxen về “quyền lực” 35
2. 1. QUYỀN LỰC - VAI TRÒ VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA QUYỀN
LỰC 35
2.1.1. Vấn đề quyền lực trong lịch sử triết học phƣơng Tây. 35
2.1.2. Quyền lực với tƣ cách động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. 42
2.1.3. Các hình thức của quyền lực. 46
2.2. CÁC KHÍA CẠNH KHÁC CỦA QUYỀN LỰC VÀ Ý NGHĨA CỦA
VIỆC NGHIÊN CỨU QUYỀN LỰC. 57
2.2.1. Quyền lực dƣới nhãn quan luân lý, đạo đức học và triết học. 57
2.2.2. Quan niệm của B. Rátxen về ý nghĩa của việc nghiên cứu quyền
lực. 63
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUAN NIỆM QUYỀN LỰC CỦA
BÉCTƠRĂNG RÁTXEN 68
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76














1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong lịch sử triết học, từ thời cổ đại đến nay, hầu hết các nhà triết học
đều quan tâm nghiên cứu vấn đề quyền lực nói chung, hoặc những khía cạnh,
bộ phận khác nhau của quyền lực nói riêng. Bởi vì, bất kỳ một cá nhân nào
sống trong xã hội cũng đều phải tham gia vào những quan hệ quyền lực và bị
chi phối bởi các quyền lực ấy ở những mức độ khác nhau. Hệ thống quyền lực
bao trùm lên tất cả mọi thành viên trong xã hội. Một ông vua chuyên chế nhất,
theo quan niệm của những nhà tƣ tƣởng phong kiến, cũng chỉ là “con trời” và
do vậy, ông vua đó cũng phải phục tùng quyền lực của Thƣợng đế.
Mỗi thành viên trong xã hội đều nằm trong những phân hệ quyền lực
khác nhau. Trong mối quan hệ này, họ là ngƣời có quyền lực, nhƣng trong
mối quan hệ khác thì không, thậm chí ngƣợc lại. Trong tiến trình phát triển
của xã hội loài ngƣời, mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời luôn thay đổi, nên
quan hệ quyền lực giữa họ với nhau cũng không cố định.
Trong lịch sử triết học phƣơng Tây hiện đại, một trong những ngƣời
bàn nhiều đến vấn đề quyền lực là nhà triết học ngƣời Anh - Béctơrăng
Rátxen. Các tác phẩm chuyên bàn về quyền lực của ông là: Quyền lực - 1938,
Quyền lực và cá nhân - 1949, Trong những tác phẩm này, B. Rátxen đã đi
vào phân tích vấn đề quyền lực dƣới nhiều góc độ khác nhau: xã hội, tâm lý,
chính trị, kinh tế, tôn giáo, luân lý và triết học. Hơn nữa, Béctơrăng Rátxen
còn nhấn mạnh đến sự tiến hóa của quyền lực theo tiến trình lịch sử nhân loại.
Ông lên tiếng báo động cho nhân loại về sự hình thành và không thể kiểm

soát nổi của quyền lực khoa học, kỹ thuật và sự sa đọa tinh thần của xã hội


2

văn minh ngày nay. Những quan điểm của ông đã có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới
những quan điểm về quyền lực sau này.
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề “quyền lực” và ảnh hƣởng của nó
trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con ngƣời (kinh tế, chính trị, xã hội) hiện
nay; thêm vào đó là sự kính trọng đối với những cống hiến của B. Rátxen
trong cuộc đấu tranh vì tự do và hoà bình, vì hạnh phúc của nhân loại, đối với
“những sáng kiến cao quý” của ông trong việc ủng hộ sự nghiệp đấu tranh
chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lƣợc, chúng tôi
lựa chọn “Vấn đề “quyền lực” trong triết học xã hội của B. Rátxen ” làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về triết
học của B. Rátxen nói chung, nhƣng vấn đề “quyền lực” trong triết học xã hội
của ông lại chƣa đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống. Trong luận văn này,
chúng tôi không có điều kiện để trình bày tất cả các công trình nghiên cứu về
quan điểm triết học của ông, mà chỉ có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau:
- Russell của A.G. Ayơ (A.J.Ayer) (Nhà xuất bản Fontana, London,
1972). Đây là công trình nghiên cứu của một học giả ngƣời Anh đƣợc xuất
bản ngay sau khi B. Rátxen mất đƣợc 2 năm. Trong công trình này, tác giả đã
cung cấp cho ngƣời đọc một cách khái quát và có hệ thống về cuộc đời, sự
nghiệp và các tác phẩm tiêu biểu của B. Rátxen trong nhiều lĩnh vực: lôgíc
học, toán học, triết học, đạo đức, tôn giáo, chính trị
- Chủ nghĩa thực chứng mới trong triết học tư sản hiện đại - Đây là
công trình nghiên cứu của các tác giả A.S. Bôgômôlôp, Ju.K.Menvin, I.S.
Narơki - (Nxb. Vyhaja Shkola, Mátxcơva 1978 - Tƣ liệu dịch Viện Triết học -

T. 676). Trong công trình này, các tác giả đã nghiên cứu khá toàn diện về quá


3

trình xuất hiện, nguồn gốc và nội dung cơ bản của chủ nghĩa thực chứng mới.
Trong đó, các tác giả đã giành một phần để giới thiệu về cuộc đời và sự
nghiệp triết học của B. Rátxen trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, các tác giả đánh
giá công lao nổi bật của B. Rátxen là ở những đóng góp của ông trong việc
đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa thực chứng mới.
- Các con đường của triết học tư sản thế kỷ XX của tác giả
Ju.K.Menvin, tác phẩm này đã đƣợc Đinh Ngọc Thạch, Phạm Đình Nghiệm
dịch sang tiếng Việt với tên “Các con đường của triết học phương Tây hiện
đại”, (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997). Trong công trình này, Ju.K. Menvin đã
phân tích vai trò đặt nền móng cho sự ra đời và phát triển chủ nghĩa thực
chứng mới của B. Rátxen. Trong đó, tác giả chủ yếu đề cập đến vấn đề triết
học và lôgíc học của B. Rátxen. Ju.K. Menvin đã khẳng định “B. Rátxen là
ngƣời đầu tiên đƣa triết học về sự phân tích lôgíc nhờ sự bám sát vào những
thành tựu của lôgíc toán” với mục đích đƣa ra những định nghĩa chuẩn xác và
nghiêm ngặt về khái niệm toán học. Rằng, với B. Rátxen, tất cả các khái niệm
đều có thể đƣa về các quan hệ của dẫy số tự nhiên, các quan hệ có tính chất
lôgíc thuần tuý.
- Triết học phương Tây hiện đại gồm 4 tập của Lƣu Phóng Đồng
(Trung Quốc). Công trình này đã đƣợc Phạm Đình Cầu dịch sang tiếng Việt,
(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994). Trong công trình này, tác giả cũng đã
trình bày khái quát về cuộc đời của B. Rátxen và một số học thuyết triết học,
lôgíc học của ông.
- Tư tưởng của B.Russell về chính trị và xã hội - của Bát Shơt (Bart
Shultz) Nhà xuất bản Cambridge, 1996.
- Lịch sử triết học (quyển 8 - “Triết học hiện đại: từ Bentham đến

Russell”) của Phridrich Côlétơn (S.J. Frederick Copleston - Nxb. Image


4

Books Garden City, New York, 1966). Trong tác phẩm này, tác giả đã trình
bày một cách khá hệ thống về cuộc đời, sự nghiệp khoa học của B. Rátxen, về
các tác phẩm triết học, lôgíc học, về kinh nghiệm và ngôn ngữ, về chân lý, về
vấn đề tôn giáo và chính trị
Đặc biệt, trên tạp chí “Philosophy of the social sciences” (Triết học
trong khoa học xã hội, số 2 và 3 năm 1996) đã xuất hiện hàng loạt công trình
nghiên cứu về B. Rátxen. Có thể kể đến nhƣ:
- “Bertrand Russell in Ethics and Politics, the Vicissitude of Growth
and Power” của Bát Shơt (Bart Schultz) - Đại học tổng hợp Chicago.
- “Russell’s Empiricism and Its Relation to his and our Ethics and
Politcs” (Chủ nghĩa kinh nghiệm của B.Russell và mối liên hệ của nó đối với
chính trị và đạo đức của chúng ta) của Richác E. Phátmơn (Richard E.
Flathman) - Đại học tổng hợp Johns Hopkins.
- “Bertrand Russell Meta-Ethical pioneer” - (Bertrand Russell khai phá
sự biến đổi đạo đức” của tác giả Chalơ R.Piđơn (Charles R. Pigden) - đại học
tổng hợp Otago.
- “Russell The last great Radical?” của Alân Riân (Alan Ryan) - đại
học tổng hợp Princeton.
“Bertrand Russell in Ethics and Politics, Philosophy and Power”
(Những quan điểm của B. Rátxen về đạo đức, chính trị, triết học và quyền
lực- tác giả Bát Shơt (Bart Schultz) - đại học tổng hợp Chicago,
- “Bertrand Russell and the end of Nationalism” (B. Rátxen về sự cáo
chung của chủ nghĩa dân tộc) - tác giả Lui Grinpân (Louis Greenspan) - đại
học tổng hợp Mc.Master.
Trong bài viết “Russell’s power” (B. Rátxen về quyền lực), Rátxen

Hácđin (Russell Hardin) - đại học New York - khi nghiên cứu vấn đề quyền


5

lực dƣới góc độ tâm lý học, đã giới thiệu sơ lƣợc “các hình thức của quyền
lực” (tr.325), các giai đoạn của quyền lực trong tác phẩm “Quyền lực” của B.
Rátxen.
Có thể khẳng định rằng, trên thế giới đã có nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về B. Rátxen. Hầu hết các công trình này đều đề cập đến những
lĩnh vực mà B. Rátxen nghiên cứu: triết học, toán học, lôgíc học, tôn giáo, đạo
đức, giáo dục, chính trị,
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về triết học của B. Rátxen nói
chung, quan điểm của ông về quyền lực nói riêng không nhiều. Chúng ta chủ
yếu biết đến triết học của B. Rátxen qua một số tƣ liệu, sách dịch từ tiếng
Nga, tiếng Trung Quốc và qua giới thiệu ở một số từ điển triết học, một số
giáo trình về lịch sử triết học phƣơng Tây hiện đại, từ điển danh nhân văn hoá
thế giới. Trong đó, đáng kể nhất là các công trình của tác giả Nguyễn Hiến Lê
nhƣ: Bertrand Russell chiến sĩ tự do và hoà bình (Nhà xuất bản Lửa Thiêng,
1971), Thế giới ngày nay và tương lai nhân loại (Nhà xuất bản Ca dao,
1971).
Gần đây nhất, có một công trình đƣợc dịch ra tiếng Việt “10 nhà tư
tưởng lớn thế giới” của Vƣơng Đức Phong, Ngô Hiểu Minh (ngƣời dịch là
Phong Đảo, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2003). Trong tác
phẩm này, các tác giả đã đánh giá, xếp loại 10 nhà tƣ tƣởng, nhà triết học lớn
trên thế giới từ thời cổ đại cho đến thế kỷ XX, trong đó B. Rátxen là nhân vật
đứng thứ 10 sau Hêghen, Mác, Nítsơ. Về B. Rátxen, các tác giả đã trình bày
khái quát về cuộc đời, những tƣ tƣởng triết học cơ bản và những hoạt động
khoa học xã hội của ông. Các tác giả đánh giá: “B. Rátxen là một trong những
nhà tƣ tƣởng uyên bác nhất của thế kỷ XX, các mặt số học, lôgíc học, bản

thể luận và nhận thức luận triết học ông đều có những đóng góp kiệt xuất”
[Xem 23, tr. 303].


6

Ngoài ra, chúng ta còn có thể tìm thấy những tƣ liệu về B. Rátxen qua
một số bức thƣ của ông gửi cho Hồ Chí Minh và những bức thƣ “cảm ơn” của
Ngƣời gửi cho B. Rátxen và J.P. Xáctrơ vì những đóng góp của các ông cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và phong trào hoà bình
của nhân loại [Xem 20, tr.146; xem 21 tr.167, 262 - 263].
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng những công trình nghiên cứu
trên về B. Rátxen nhƣ những tài liệu tham khảo, trên cơ sở tiếp thu những hạt
nhân có giá trị, gạt bỏ những định kiến quá thiên về phê phán hoặc ca ngợi
quá sự thật.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.
Mục đích của luận văn này là trình bày, phân tích những quan điểm
triết học về quyền lực của B. Rátxen để trên cơ sở đó, đƣa ra sự đánh giá về
những đóng góp và hạn chế của ông trong quan điểm về quyền lực.
Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ mà luận văn này phải giải
quyết là:
- Trình bày một cách khái quát về thân thế, sự nghiệp và những quan
điểm triết học cơ bản của B. Rátxen.
- Khái lƣợc những quan điểm cơ bản của các nhà triết học phƣơng Tây
về quyền lực trƣớc B. Rátxen và sự phát triển của quan điểm quyền lực tiếp
sau ông.
- Phân tích và lý giải những quan điểm của B. Rátxen về quyền lực, và
trên cơ sở đó, đƣa ra một số đánh giá về những quan điểm này.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.



7

Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu trực tiếp những tác
phẩm của B. Rátxen viết về quyền lực, đồng thời kế thừa có chọn lọc những
công trình nghiên cứu về vấn đề này của các tác giả đã đi trƣớc.
Luận văn dựa trên nền tảng lý luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin về lịch sử triết học, về triết học xã hội.
Phương pháp nghiên cứu mà chúng tôi sử dụng là những phƣơng pháp
nghiên cứu của lịch sử triết học, cụ thể là: phƣơng pháp lôgíc kết hợp với
phƣơng pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh
5. Cái mới của luận văn.
- Đóng góp mới của luận văn này là trình bày một cách khái quát một
số quan điểm triết học về quyền lực của các nhà triết học phƣơng Tây ngoài
mácxít.
- Luận văn đi sâu phân tích quan niệm triết học của B. Rátxen về quyền
lực và trên cơ sở đó, đƣa ra đánh giá về những đóng góp và hạn chế của ông
trong quan niệm về quyền lực.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
Về mặt lý luận, luận văn góp phần vào việc nghiên cứu tƣ tƣởng của
các triết gia phƣơng Tây hiện đại ngoài mácxít về vấn đề quyền lực, cụ thể là
triết học của B. Rátxen và quan niệm của ông về quyền lực.
Về mặt thực tiễn, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho nghiên cứu và giảng dạy lịch sử triết học phƣơng Tây hiện đại ngoài
mácxít ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung cơ
bản của luận văn bao gồm hai chƣơng, năm tiết.



8












Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC
BÉCTƠRĂNG RÁTXEN
1.1. BÉCTƠRĂNG RÁTXEN - NGƢỜI SÁNG LẬP CHỦ NGHĨA
THỰC CHỨNG MỚI
Nói đến triết học Anh hiện đại, chúng ta không thể không nhắc tới B.
Rátxen. Với trí tuệ siêu việt, sức làm việc phi thƣờng, suốt nửa đầu thế kỷ
XX, B. Rátxen là trung tâm chú ý của công luận. Các công trình của ông
trong những ngành khoa học xã hội và nhân văn, lôgíc toán, triết học đƣợc
các học giả đƣơng thời đánh giá là những bƣớc ngoặt có thể sánh ngang với
các kết quả nghiên cứu cơ bản của Niutơn trong cơ học.
Là một nhà triết học, B. Rátxen kiên trì theo đuổi đƣờng lối của chủ
nghĩa kinh nghiệm cổ điển Anh, bắt nguồn từ Beccơli, G.Lốccơ, Hume và
Muylơ. Ông là một trong những ngƣời sáng lập ra chủ nghĩa thực chứng mới,
những tƣ tƣởng triết học của ông có ảnh hƣởng quan trọng tới các nhà triết



9

học thực chứng khác nhƣ: Vitgensơtêin (Witgenstein), Rilơ (H.Ryle), Wítđom
(D.Wisdom), (D. Austin), Strôxơn (P.Strawson) trong triết học Anh;
Lơrôvít (A.A. Lazerowits) trong triết học ngôn ngữ Mỹ,
Không chỉ là một khuôn mặt lớn trong triết học và toán học, B. Rátxen
còn thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhƣ lôgíc học, xã hội học, tâm lý học.
Ông còn là nhà chính luận, nhà hoạt động xã hội đấu tranh cho tự do và hoà
bình của nhân loại. Đặc biệt, ông còn thành công trong lĩnh vực văn học. Viện
Hàn lâm Thụy Điển trao giải thƣởng Nôben văn học cho B. Rátxen vào năm
1950 nhằm tôn vinh ông “nhƣ một ngƣời phát ngôn lừng lẫy bậc nhất cho lẽ
phải và chủ nghĩa nhân đạo , nhƣ một dũng sỹ của tự do tƣ tƣởng và tự do
ngôn luận ở phƣơng Tây” [Xem 39, tr. 28].
Cho đến nay, không ít những quan điểm triết học của B. Rátxen đã bị
vƣợt qua. Song, cuộc đời ông, sự nghiệp khoa học của ông vẫn là hình tƣợng
tiêu biểu của một học giả hiện đại, hài hƣớc, dí dỏm, thẳng thắn, luôn đăm
chiêu suy nghĩ, tìm tòi, đấu tranh hết mình cho điều thiện, cho hoà bình và
hạnh phúc của nhân loại.
1.1.1. Béctơrăng Rátxen và con đƣờng hình thành quan điểm triết
học của ông.
Béctơrăng Rátxen có tên đầy đủ là Bertrand Arthur William Russell.
Ông sinh ngày 18 tháng 5 năm 1872 ở Ravenscroft, gần Trelleck,
Monmouthshire trong một gia đình dòng dõi quí tộc lâu đời của nƣớc Anh.
Từ thế kỷ XVI, dƣới thời của vua Henri VIII, một cận thần là Giôn Rátxen
(John Russell) đƣợc nhà vua phong thƣởng tƣớc quý tộc cùng với đất đai
thuộc tu viện Woburn. Tƣớc hiệu và đất đai đƣợc cha truyền con nối đến thời
B. Rátxen là mƣời ba thế hệ. Dòng họ Rátxen từng giữ những chức vị cao
trong lịch sử phong kiến nƣớc Anh, ông nội của Béctơrăng (cũng tên là John
Russell), từng hai lần làm thủ tƣớng dƣới triều Nữ hoàng Victoria (thế kỷ



10

XIX). Cha của B. Rátxen - Huân tƣớc Amhơli Rátxen (Amherly Russell) - là
đại biểu quốc hội (1867-1868), sau đó ông bị loại ra khỏi quốc hội vì có tƣ
tƣởng tự do, từ bỏ đạo Ki-tô, đòi quyền bầu cử cho phụ nữ, theo chủ trƣơng
hạn chế sinh đẻ.
Năm B. Rátxen đƣợc một tuổi, cả cha mẹ và chị gái đều lần lƣợt mất vì
bệnh bạch hầu. Trƣớc khi mất, cha của B. Rátxen đã chỉ định hai ngƣời giám
hộ để chăm sóc và dạy dỗ B. Rátxen theo những tƣ tƣởng tự do, tiến bộ mà
ông bà đã theo đuổi, nhƣng chính quyền không chấp nhận, buộc B. Rátxen về
sống với ông bà nội ở Pembroke Lodge.
B. Rátxen lớn lên trong sự chăm sóc và dạy dỗ nghiêm khắc của bà nội.
Bà của B. Rátxen theo lối sống “thanh giáo” giống nhƣ lối sống của đại đa số
những gia đình quý tộc Anh thời Victoria - nghiêm khắc, coi thƣờng những
điều kiện vật chất, không coi trọng ăn uống, cấm ngƣời nhà uống rƣợu, hút
thuốc, buổi sáng cả nhà phải tập trung để đọc kinh thánh. Bà thƣờng giáo dục
B. Rátxen về luân lý phải yêu thƣơng cha mẹ, yêu thƣơng mọi ngƣời, phải
yêu nƣớc, không đƣợc ham tiền bạc, quyền hành, nhục dục, phản đối chiến
tranh xâm lƣợc của đế quốc Anh đối với các dân tộc khác Chính lối giáo
dục này đã có ảnh hƣởng rất lớn đến tâm hồn và sự nghiệp của B. Rátxen sau
này.
Khi còn nhỏ, B. Rátxen đƣợc giáo dục tại gia đình, đến năm 1889 (năm
17 tuổi) ông thi đỗ thủ khoa vào đại học Cambridge. Trong những năm đầu
học ở đại học Cambridge, B. Rátxen ham mê nhất là môn toán học, nhƣng sau
đó, ông nhận thấy môn toán không thể giải đáp đƣợc những thắc mắc của ông
về “tính dục” và “tôn giáo” - đây là hai vấn đề nảy sinh sớm nhất trong tƣ
tƣởng của B. Rátxen từ thủa nhỏ và nó cũng là điều trăn trở suốt cuộc đời
ông. Chính vì vậy mà B. Rátxen quyết định chuyển sang học triết học với hy
vọng sẽ giải quyết đƣợc những thắc mắc của mình.



11

Nhƣ trên đã đề cập, trong những năm đầu học ở đại học Cambridge, B.
Rátxen đã say mê đi vào nghiên cứu toán học. B. Rátxen giành 3 năm cùng
với Oaitơhét (A.N. Whitehead - một trong những nhà toán học và triết học nổi
tiếng ở đại học Cambridge) - nghiên cứu về toán học. Nhƣng, môn toán học
không thể làm thoả mãn trí ham hiểu biết của ông. Từ năm thứ tƣ ở đại học,
ông chuyển sang nghiên cứu triết học với một tâm trạng vui mừng mà theo
ông “nhƣ đƣợc giải phóng để nhảy vào thế giới triết học kỳ dị và khác
thƣờng” [Dẫn theo 23, tr.308].
Nhà triết học có ảnh hƣởng tới sự hình thành tƣ tƣởng triết học của B.
Rátxen thời kỳ này trƣớc hết là Giêmxơ Min (James Mill) với học thuyết
“Kinh nghiệm”. Tuy nhiên, trong bối cảnh mà triết học Anh đang chịu ảnh
hƣởng lớn do sự hƣng thịnh của triết học duy tâm Đức lúc bấy giờ - cả chủ
nghĩa duy tâm tiên nghiệm của I.Cantơ và chủ nghĩa duy tâm khách quan của
Hêghen - ảnh hƣởng của thuyết kinh nghiệm đối với B. Rátxen kéo dài không
bao lâu.
Vào năm 1893, khi Brơlây (F.H. Bradley 1864-1924) viết cuốn “Hiện
tƣợng và thực tại” (Appearance and Reality), thì một trào lƣu tƣ tƣởng ngả
theo chủ nghĩa Hêghen mới ở Anh đã nảy sinh và phát triển. Đặc biệt, B.
Rátxen chịu ảnh hƣởng sâu sắc nhất là từ McTơggớt (J.M.E. McTaggart 1866
-1925) khi nhà triết học này dùng triết học của Hêghen chống lại kinh nghiệm
luận tuyên bố có thể dùng lôgíc của Hêghen để chứng minh thế giới này là tốt
đẹp, linh hồn là bất tử. Từ đây, B. Rátxen hoàn toàn chuyển sang siêu hình -
thứ siêu hình học “nửa Cantơ nửa Hêghen”. Điều này đƣợc B. Rátxen thừa
nhận trong cuốn “Sự tiến hoá triết học của tôi” (My Philosophical
Development). Ông viết, “tất cả những gì ảnh hƣởng đến tôi - đó là khuynh
hƣớng của chủ nghĩa duy tâm Đức - hoặc là Cantơ hoặc là Hêghen” [Xem 61,

tr. 9]. Theo B. Rátxen, đây là thời kỳ ông “nhất thời đi vào con đƣờng duy


12

tâm”. Tuy nhiên, thời kỳ này không kéo dài. Cuối năm 1898, bắt đầu là G.E.
Morơ (G.E. Moore 1873 - 1958) và sau đó là B. Rátxen đã nối tiếp nhau thoát
ly khỏi chủ nghĩa tâm Đức, chuyển hƣớng sang chủ nghĩa thực tại mới.
Sự chuyển hƣớng triết học của B. Rátxen từ chủ nghĩa duy tâm sang
chủ nghĩa thực tại mới đƣợc bắt đầu từ sự ảnh hƣởng của Morơ. Từ cuối năm
1898, sau khi B. Rátxen tiếp xúc với những tác phẩm không đƣợc công bố
của Morơ nhƣ: “Bản chất của phán đoán” và “Bác bỏ chủ nghĩa duy tâm” -
viết về vấn đề mối tƣơng quan của tri giác với đối tƣợng vật lý - B. Rátxen đã
từ bỏ chủ nghĩa chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối. Đúng lúc đó, trong triết học Anh -
Mỹ xuất hiện chủ nghĩa thực tại mới. Từ năm 1898 đến năm 1920, sự tiến hoá
triết học của B. Rátxen diễn ra trong khuôn khổ của trào lƣu triết học này.
Chủ nghĩa thực tại mới chủ trƣơng “ với một cảm giác thoát khỏi tù
ngục, chúng ta cho phép mình suy nghĩ cỏ là màu xanh; mặt trời và các vì sao
đang tồn tại, cho dù không ai ý thức đến chúng; thế giới ý niệm đa nguyên và
vĩnh hằng của Platon là tồn tại. Thế giới lôgíc vốn đã bị khô héo đó chỉ trong
chốc lát trở thành phong phú, đa dạng và vững chắc” [Xem 23, tr. 310-311].
Thực chất của sự chuyển biến này, theo B. Rátxen, đó là “sự nổi loạn vào đa
nguyên luận”. Với những quan điểm cơ bản nhƣ: phân tích không có nghĩa là
xuyên tạc; một mệnh đề là chân thực thì tính chân thực của nó là do nó có mối
liên hệ với sự thực, mà sự thực nói chung là độc lập với kinh nghiệm.
Kết quả về mặt tƣ tƣởng của sự chuyển biến lần này của B. Rátxen đã
mang lại cho ông một số quan điểm có ý nghĩa đặt nền tảng cho sự phát triển
triết học của ông về sau này.
1.1.2. Những học thuyết đƣợc B. Rátxen sử dụng với tƣ cách cơ sở
nền tảng của chủ nghĩa thực chứng mới.



13

Nhƣ trên đã đề cập, B. Rátxen là một trong những ông tổ triết học của
chủ nghĩa thực chứng mới - một trong hai khuynh hƣớng chủ đạo của triết học
phƣơng Tây đầu thế kỷ XX - khuynh hƣớng duy lý và khuynh hƣớng phi duy
lý. Trong quá trình ra đời và phát triển của mình, chủ nghĩa thực chứng mới
luôn mở ra những cách tiếp cận mới, vì vậy, tên gọi của nó cũng luôn thay
đổi: “Nguyên tử lôgíc luận”, “Chủ nghĩa thực chứng lôgíc”, “Chủ nghĩa kinh
nghiệm lôgíc”, “Triết học ngôn ngữ”, “Triết học của ngôn ngữ cuộc sống”,
v.v Mặc dù có nhiều tên gọi nhƣng bản chất thực chứng mới vẫn không có gì
thay đổi, đó là “phƣơng pháp phân tích” của chủ nghĩa thực chứng mới với
tham vọng xác lập đƣờng lối thứ ba trong triết học - đƣờng lối “vƣợt lên trên”
sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, kết hợp khoa học với
tôn giáo. Từ “phƣơng pháp phân tích” này, chủ nghĩa thực chứng mới còn
đƣợc biết đến với một tên gọi khá phổ biến - “Triết học phân tích”.
Với những học thuyết cơ bản nhƣ: “mối quan hệ bên ngoài”, thuyết
“nguyên tử lôgíc”, thuyết “nhất nguyên trung lập”, thuyết “lý luận từ mô
phỏng”, B. Rátxen đã đặt nền móng cho sự ra đời của chủ nghĩa thực chứng
mới. Trong luận văn này, trọng tâm của chúng tôi là phân tích quan điểm của
B. Rátxen về “quyền lực”. Do vậy, chúng tôi không phân tích toàn bộ những
học thuyết triết học của ông, mà chỉ trình bày một cách sơ lƣợc hai học thuyết
nền tảng cơ bản của B. Rátxen - học thuyết về “mối quan hệ bên ngoài” và
học thuyết về “nguyên tử lôgíc” - nhằm chỉ ra vai trò đặt nền móng của chúng
cho sự ra đời của chủ nghĩa thực chứng mới.
Về thuyết “quan hệ bên ngoài”.
Chúng ta đều biết, khi xây dựng triết học phân tích của mình, B. Rátxen
đã xuất phát từ việc phản bác thuyết duy tâm nhất nguyên của Hêghen. Theo
B. Rátxen, “nhất nguyên luận của chủ nghĩa duy tâm Hêghen có cốt lõi siêu

hình học và cốt lõi đó có thể đƣợc coi là “thuyết quan hệ nội tại”. Ông cho


14

rằng, theo phép biện chứng của Hêghen thì vạn trong vật vũ trụ đều có mối
liên hệ với nhau, và cấu thành một chỉnh thể hữu cơ, mối liên hệ qua lại giữa
các sự vật đều mang tính nội tại, vốn có của chúng và do vậy, tính biệt lập của
chúng là không thực tại. Trên thực tế, Hêghen cho rằng, chỉ có “chỉnh thể” và
“toàn thể” mới là thực tại, mới là chân lý và do vậy, muốn hiểu biết đầy đủ về
một sự vật hữu hạn nào đó đều cần phải hiểu chỉnh thể vũ trụ. Vậy quan hệ
giữa các sự vật cuối cùng là quan hệ bên trong hay bên ngoài?
Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu cơ bản về cơ sở nền tảng của
toán học, B. Rátxen đã phản bác lại “thuyết quan hệ bên trong” và chứng
minh cho sự tồn tại của mối quan hệ bên ngoài mà ông gọi là “thuyết quan hệ
bên ngoài”. B. Rátxen cho rằng, thuyết quan hệ bên trong đặc biệt không
thích dụng với mối quan hệ “phi đối xứng”, tức mối quan hệ có thể thích dụng
cho A và B thì lại không thích dụng cho B và A. Nhƣng do trong toán học
luôn có mối quan hệ phi đối xứng, nên “thuyết quan hệ bên ngoài” đã thể hiện
tính chất quan trọng của nó. Bởi vì, theo thuyết quan hệ bên trong, trƣớc khi
ta hiểu đƣợc mối quan hệ giữa nguyên tố này với các nguyên tố khác, thì
trƣớc hết, cần biết nguyên tố mà chúng ta nói đến là gì, nhƣng, trên thực tế,
về căn bản chúng ta lại không có cách nào biết trƣớc nguyên tố ấy, bởi
chúng ta chƣa biết đƣợc quan hệ bên trong giữa nó với các nguyên tố khác.
Vì vậy, quan hệ giữa các sự vật chỉ có thể là quan hệ bên ngoài, chứ không
thể là quan hệ bên trong.
Từ sự suy luận trên, B. Rátxen cho rằng, sự vật cá biệt là thực tại, và do
vậy có chân lý cá biệt. Thực tại là thể phức hợp có thể phân tích. Từ đó, ông
tiếp tục xây dựng vũ trụ luận mang tính đa nguyên chủ nghĩa.
Về thuyết nguyên tử lôgíc.



15

Triết học phân tích của B. Rátxen đƣợc xây dựng dựa trên những thành
tựu của lôgíc toán. Từ những định nghĩa chính xác và chặt chẽ của các khái
niệm toán học, B. Rátxen cho rằng tất cả các khái niệm có thể qui về các quan
hệ của số tự nhiên, các quan hệ có tính chất lôgíc thuần tuý và toàn bộ toán
học có thể quy về lôgíc học.
Tin tƣởng vào hiệu quả của phƣơng pháp phân tích lôgíc, B. Rátxen
tuyên bố phƣơng pháp này có thể tạo ra những điều kiện để giải quyết vấn đề
triết học. Rằng, “lôgíc học cấu thành bản chất của triết học”. Trong tác phẩm
“Chủ nghĩa thần bí và lôgíc”, B. Rátxen từng nói, triết học của ông “có thể
gọi là chủ nghĩa nguyên tử lôgíc hoặc thuyết đa nguyên tuyệt đối”. Với chủ
nghĩa nguyên tử lôgíc, theo ông, con đƣờng để hiểu thực chất của bất kỳ chủ
đề nào là con đƣờng phân tích. Đối với mỗi sự vật, khi nhận thức nó, con
ngƣời cần phải tiến hành phân tích cho đến khi không thể phân tích đƣợc nữa
mới thôi, lúc đó, chỉ còn lại là nguyên tử lôgíc. B. Rátxen gọi đó là nguyên tử
lôgíc vì chúng không phải là vật chất từng hạt, mà là “khái niệm tạo nên sự
vật”.
B. Rátxen chủ trƣơng các nhà triết học cần phải nghiên cứu lôgíc học
và tránh dùng tâm lý học. Cả B. Rátxen và Hium, xét trên một ý nghĩa nhất
định, đều là những nhà nguyên tử luận trong triết học. Tuy nhiên, sự lý giải và
giới hạn về “nguyên tử” của họ là khác nhau. Hium chủ trƣơng dựa vào biểu
tƣợng và ấn tƣợng (đƣợc xem là nội dung duy nhất của thế giới tâm linh trong
con ngƣời) để giải thích mỗi sự vật. Hume còn cho rằng, nhà triết học cần
phải có sự phân tích tâm lý học đối với những quan niệm đƣợc đƣa ra. Trong
khi đó, B. Rátxen lại kiên trì với quan điểm cho rằng, đối tƣợng của phân tích
chính là mệnh đề. Do vậy, B. Rátxen đã giới hạn “nguyên tử luận” của mình
trong phạm vi lôgíc học.



16

B. Rátxen xem tƣ tƣởng là đối ứng của thế giới vật chất, đơn vị cơ bản
của nó không phải là khái niệm mà là mệnh đề. Rằng, thế giới là do sự thực
cấu thành. Sự thực có thể biến một mệnh đề là thật hoặc là giả. Và cái sự thực
đơn giản nhất, theo ông, là sự thực nguyên tử (nhƣ cái này là trắng; cái này
lớn hơn cái kia). Tƣơng ứng với sự thực nguyên tử là mệnh đề nguyên tử,
tƣơng ứng với sự thực phức tạp là mệnh đề phân tử. Mệnh đề phân tử có thể
phân tích đƣợc vì nó do những mệnh đề nguyên tử tạo nên. Mệnh đề nguyên
tử thật hay giả tùy thuộc mệnh đề phân tử thật hay giả. Các mệnh đề nguyên
tử độc lập với nhau, không thể suy ra lẫn nhau, cũng không thể mâu thuẫn với
nhau [Dẫn theo 4, tr. 208]. Theo B. Rátxen, điểm cuối cùng của phân tích
mệnh đề nguyên tử là do danh từ riêng và vị ngữ tạo nên, nó là căn cứ của
mệnh đề khác. Mệnh đề nguyên tử và sự thực nguyên tử kết hợp với nhau,
mệnh đề phân tử với sự thực phức tạp kết hợp với nhau. Toàn bộ vũ trụ xây
dựng trên cấu tạo lôgíc của sự thực nguyên tử, và phù hợp với một hệ thống
ngôn ngữ lý tƣởng.
Nhƣ vậy, có thể nói rằng, trong thuyết nguyên tử lôgíc của B. Rátxen
luôn ẩn chứa một giả thiết triết học: ngôn ngữ với thế giới có tính cùng loại về
cấu tạo. Do vậy, việc thừa nhận nguyên lý này có nghĩa là thừa nhận ngôn
ngữ là cái có thể miêu tả thế giới. Dĩ nhiên, ngôn ngữ ở đây là ngôn ngữ lý
tƣởng - ngôn ngữ toán học.
Thuyết nguyên tử lôgíc của B. Rátxen đƣợc Vitgensơtêin (Witgenstein
1889-1951), Cácnáp (Carnap 1891-1970) và những nhà thực chứng mới khác
tiếp tục phát triển sau này. Vitgensơtêin đã giải thích rõ hơn quan điểm của B.
Rátxen - Lôgíc học tạo nên bản chất của triết học. Trong “Chuyên luận về
triết học lôgíc”, Vitgensơtêin khẳng định rằng, triết học không phải là học
thuyết, mà là một sự hoạt động - một hoạt động lấy sự phê bình, phân tích

ngôn ngữ làm trung tâm. Trong thời kỳ đầu, do chịu ảnh hƣởng sâu sắc tƣ


17

tƣởng về ngôn ngữ lý tƣởng của B. Rátxen, Vitgensơtêin chủ trƣơng xây dựng
một ngôn ngữ lý tƣởng và loại trừ “siêu hình hoá ngôn ngữ”. Song, cuối cùng,
ông đã nhận thấy sơ đồ triết học mà ông thiết lập không giúp gì cho việc lý
giải những vấn đề bức xúc của con ngƣời, cho việc lý giải ý nghĩa của cuộc
sống. Vì vậy, vào những năm cuối đời, Vitgensơtêin từ bỏ phƣơng án xây
dựng ngôn ngữ lý tƣởng và chuyển hƣớng từ ngôn ngữ lý tƣởng sang ngôn
ngữ hiện thực hay ngôn ngữ thực tại.
Cácnáp còn thu hẹp hơn nữa quan niệm của B. Rátxen và Vitgensơtêin
về triết học, khi ông quy chức năng của triết học về sự phân tích lôgíc cú pháp
của ngôn ngữ khoa học. Theo Cacnáp, các vấn đề triết học về thực chất chỉ là
các vấn đề ngôn ngữ, và triết học phải chịu trách nhiệm về sự thiếu hoàn thiện
của cơ cấu lôgíc - ngữ pháp của ngôn ngữ chúng ta và hậu quả của nó là sự
tồn tại của những phán quyết có khả năng dẫn đến lầm lẫn.
Thực chất của “cuộc cách mạng trong triết học” mà các nhà thực chứng
mới theo đuổi là ở sự thay đổi căn bản đối tƣợng và chức năng của triết học.
Nếu nhƣ các nhà thực chứng trƣớc đây, từ O.Comte đến E.Mach, bằng cách
này hay cách khác đề cập tới sự nhận thức thế giới, thì các nhà triết học thực
chứng mới, ngƣợc lại, tuyên bố rằng, sự nhận thức các sự vật và hiện tƣợng là
công việc của các ngành khoa học cụ thể, còn triết học không đƣa ra bất kỳ sự
phán quyết nào về chúng, mà chỉ hƣớng sự chú ý vào việc phân tích lôgíc đối
với những phán đoán ấy [Dẫn theo 19, tr. 46]. Các nhà thực chứng mới đòi
hỏi phải “hiệu đính” lại tƣ tƣởng và diễn đạt lại tƣ tƣởng của các triết gia
trong lịch sử nhằm giải phóng triết học ra khỏi siêu hình học, biến triết học
thành một hoạt động khoa học đặc biệt, vƣợt qua cả chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm. Họ tạo ra bƣớc ngoặt từ tƣ duy về thế giới sang sự phân tích

ngôn ngữ, hay “bƣớc ngoặt ngôn ngữ”.


18

Trong những năm 30 của thế kỷ XX, “chủ nghĩa thực chứng mới”
hay “triết học phân tích” đã trở thành một trào lƣu phổ biến, có tác động
mạnh mẽ tới sự phát triển của triết học phƣơng Tây. Thậm chí, nó còn
đƣợc gọi là “thời đại phân tích”. Trong tác phẩm “Thế giới mới của triết
học” xuất bản 1961, A. Caplan cho rằng, “không còn nghi ngờ gì nữa, trào
lƣu triết học khá phổ biến, trào lƣu mà tôi tạm dịch nghĩa - “triết học phân
tích” - là một trào lƣu có ảnh hƣởng nhất trong các nƣớc nói tiếng Anh”
[Dẫn theo 19, tr. 45]. Đúng nhƣ nhận định trên, mặc dù triết học phân tích
ra đời tại châu Âu, nhƣng nó có ảnh hƣởng rộng rãi không chỉ ở Anh,
Đức, Áo, mà cả ở Mỹ. Ngƣời đặt nền móng trong việc xây dựng triết học
thực chứng mới chính là B. Rátxen với những học thuyết triết học của
ông.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC XÃ HỘI CỦA B. RÁTXEN
B. Rátxen không chỉ là một khuôn mặt lớn trong triết học và toán
học, mà ông còn thành công ở nhiều lĩnh vực khoa học khác. Đặc biệt,
trong khoa học xã hội, ông đã có những đóng góp lớn lao vào các lĩnh vực
nhƣ: tâm lý học, tôn giáo học, giáo dục học, chính trị học, đạo đức học,
chiến tranh tranh và hoà bình Trong những lĩnh vực nêu trên, ở luận văn
này, chúng tôi chỉ trình bày hai chủ điểm: quan niệm của B. Rátxen về tôn
giáo và về chiến tranh và hoà bình, hai chủ đề mà theo chúng tôi, có liên
quan tới vấn đề quyền lực đƣợc B. Rátxen trình bày trong các tác phẩm
của ông về quyền lực. Mối quan hệ giữa quyền lực và tôn giáo thể hiện ở
mối quan hệ giữa quyền lực tôn giáo, quyền lực giáo hội với quyền lực
nhà nƣớc. Quyền lực cũng là một trong những động lực làm nảy sinh
những cuộc chiến trong lịch sử và hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu hai



19

vấn đề này là cần thiết để hiểu rõ hơn quan điểm của B. Rátxen về quyền
lực mà chúng tôi sẽ trình bày ở chƣơng hai.

1.2.1. Quan niệm về tôn giáo.
Để hiểu đƣợc những quan niệm của B. Rátxen về tôn giáo, theo
chúng tôi, phải nghiên cứu nguồn gốc, quá trình phát triển và cách giải quyết
của ông về vấn đề này. Qua đó, có thể lý giải tại sao B. Rátxen lại không theo
một tôn giáo nào, mặc dù ông thừa nhận lúc nhỏ, ông là một ngƣời mộ đạo.
Việc phê phán tôn giáo nói chung, đặc biệt là Thiên chúa giáo nói
riêng, luôn chiếm một vị trí lớn trong sự nghiệp khoa học của B. Rátxen. Điều
này thể hiện ở một số lƣợng lớn những tác phẩm ông viết về đề tài này, nhƣ:
Những điều tôi tin (1925); Tại sao tôi không phải là một tín đồ Thiên Chúa
giáo (1927); Hôn nhân và luân lý (1929); Tôn giáo và khoa học (1935);
Quyền lực (1938); Lịch sử triết học phương tây (1954)
Quan niệm về tôn giáo của B. Rátxen đƣợc hình thành từ rất sớm. Ngay
từ nhỏ, ông đã thừa nhận mình là ngƣời mộ đạo và ham mê toán học. Ông nói
“Không gì quan trọng bằng tôn giáo - ngoại trừ môn toán”. Xuất phát từ lòng
mộ đạo ấy mà sau này, B. Rátxen đã tìm hiểu xem vì sao mình đã từng tin vào
tôn giáo nhƣ vậy.
Khi nghiên cứu về tôn giáo, B. Rátxen bắt đầu từ ba vấn đề mà ông cho
là quan trọng đối với bất kỳ một tôn giáo nào. Đó là: 1. Thƣợng Đế; 2. Linh
hồn bất tử; 3. Ý chí tự do. Ông suy tƣ về ba vấn đề đó theo thứ tự từ dƣới lên
trên, nghĩa là, bắt đầu từ vấn đề “ý chí tự do”. Thứ nhất, xuất phát từ luận cứ
cho rằng “mọi chuyển động vật chất đều tuân theo những quy luật về động lực
học”, B. Rátxen đã đi tới chỗ bác bỏ quan điểm “có ý chí tự do”. Thứ hai, về
vấn đề linh hồn bất tử. Theo ông, thể chất và tinh thần hiển nhiên là có quan

hệ với nhau và bất kể mối quan hệ đó là nhƣ thế nào thì cũng “không có lý do


20

gì để cho rằng tinh thần còn tồn tại khi mà bộ óc đã thối nát”. Thứ ba, về vấn
đề Thƣợng đế. B. Rátxen cho rằng, mặc dù từ trƣớc tới nay, “ngƣời ta đã đƣa
ra nhiều lý lẽ để chứng minh Thƣợng đế tồn tại”, nhƣng “tất cả những lý lẽ đó
tuyệt nhiên không có giá trị gì cả”. Và ông đi đến kết luận “ tôi không có
một lý do gì để tin ở ba cái đó cả” [Xem 27, tr.31-32].
Đó là những quan niệm ban đầu của B. Rátxen về tôn giáo, những quan
niệm này tiếp tục đƣợc ông nghiên cứu vào thời kỳ sau này. Năm mƣời tám
tuổi, sau khi ông đọc tập “Tự truyện” của Stuart Mill, B. Rátxen đã tỉnh ngộ,
ông liền từ bỏ đạo Kitô và coi nhƣ mình đã giải quyết song vấn đề tôn giáo.
Mặc dù từ bỏ tôn giáo, nhƣng B. Rátxen vẫn quan tâm nghiên cứu tôn
giáo. Ông đánh giá tôn giáo có mặt tốt, có mặt xấu. Dĩ nhiên, theo ông, mặt
xấu, mặt có hại bao giờ cũng nhiều hơn. B. Rátxen đã đƣa ra một số ví dụ để
chứng minh rằng, tôn giáo cũng có đƣợc một số lợi ích nhƣ: “nhờ tôn giáo mà
các tu sĩ Ai Cập thời cổ đã làm ra lịch, đã ghi khá kỹ các lần nhật thực, nguyệt
thực để dự đoán đƣợc bao giờ thì những hiện tƣợng đó trở lại”. B. Rátxen cho
rằng, trong tôn giáo “có những điều chúng ta nên tin, lại có những điều chúng
ta không nên tin, nếu tin thì có hại, ”. Nói chung, theo ông, “tôn giáo có
nhiều hậu quả tai hại. Nó thần thánh hoá chủ nghĩa bảo thủ, bám lấy những
tục lệ thời trƣớc, nhất là nó thần thánh hoá sự cố chấp, bao dung và lòng căm
thù” [Xem 27, tr.33 - 34].
Vậy, do đâu mà con ngƣời có nhu cầu tôn giáo? Theo B. Rátxen, trƣớc
hết là do “sợ hãi”. Loài ngƣời luôn cảm thấy bất lực trƣớc những gì mà mình
gặp phải, chẳng hạn trƣớc sức mạnh của tự nhiên, những vấn đề khó khăn
trong xã hội, thậm chí, con ngƣời còn sợ chính bản thân mình. Theo ông, có
ba điều làm cho con ngƣời “sợ hãi”. Đó là, thứ nhất, con ngƣời “sợ thiên

nhiên”, ví dụ “có thể bị sét đánh, hoặc bị chôn sống trong một cuộc động đất”;
thứ hai, con ngƣời “sợ ngƣời khác”, chẳng hạn, trên chiến trƣờng, địch có thể


21

giết mình đƣợc; thứ ba, con ngƣời “sợ ngay những đam mê của chính mình,
những đam mê có khi mãnh liệt quá, có thể thúc đẩy mình làm những điều mà
sau khi bình tĩnh lại rồi, mình sẽ ân hận” [Dẫn theo 27, tr.33-34 ]. Do những
lẽ đó, con ngƣời luôn sống trong cảnh sợ hãi, và chính tôn giáo giúp cho con
ngƣời bớt lo sợ đi.
Trong tác phẩm “Tại sao tôi không phải là một tính đồ Thiên chúa
giáo” (1957), B. Rátxen đã lý giải tại sao ông từ bỏ Thiên chúa giáo. B.
Rátxen đƣa ra hai lý do làm ông không tin vào Thiên chúa giáo: thứ nhất,
ông không tin vào sự tồn tại của Thƣợng đế và sự bất tử của Ngài; thứ hai,
ông không tin vào sự tồn tại của Chúa nhƣ một ngƣời khôn ngoan và sáng
suốt nhất.
Với câu hỏi về sự ra đời của Chúa nhƣ thế nào? Hay đi tìm nguyên
nhân, lý do đầu tiên làm xuất hiện thế giới, có nghĩa là bảo vệ quan điểm cho
rằng mọi cái mà chúng ta thấy trên thế giới này đều có nguyên nhân và nhƣ
vậy buộc chúng ta phải trở lại một chuỗi các nguyên nhân và trở về với
nguyên nhân đầu tiên, - đó là thế giới này ra đời do chủ ý của Chúa (give the
name of God”. Từ đây, B. Rátxen đã chứng minh ngƣợc lại để phủ nhận sự ra
đời của Chúa, phủ nhận vai trò sáng thế của Chúa. B. Rátxen cho rằng: “Nếu
mọi cái ra đời đều phải có nguyên nhân thì Chúa cũng phải có nguyên nhân.
Nếu mọi cái đều tồn tại không có nguyên nhân thì Chúa cũng tồn tại trên thế
giới mà không có nguyên nhân” [Xem 60, tr. 15]. Ông viết tiếp: “Nếu trả lời
rằng Chúa sáng tạo ra thế giới là chỉ vì ý muốn của mình, không vì một lý do
nào khác, nhƣ vậy, đã chỉ rõ rằng, có một cái gì đó không bị quy luật chi phối,
vậy là cái chuỗi quy luật tự nhiên bị phá vỡ. Và nếu trả lời nhƣ những nhà

thần học chính thống rằng, tất cả những quy luật mà Chúa đã định trƣớc, có
một nguyên nhân để quy định chúng nhƣ thế và không thể khác đƣợc nhƣ
vậy là bản thân Chúa cũng phải tuân theo quy luật Và thực tế là phải thừa


22

nhận một quy luật tồn tại độc lập với những sự sắp xếp của Chúa và có trƣớc
sự sắp xếp đó” [Xem 60, tr. 17].
Chính vì những quan niệm nhƣ vậy về tôn giáo mà B. Rátxen đã bị lên
án kịch liệt từ phía các Giáo hoàn, từ phía các tín đồ của Thiên Chúa giáo.
Thậm chí ông còn bị buộc thôi công việc giảng dạy tại đại học Caliphoócnia
và đại học NiuÓc khi một mục sƣ Tin lành lên tiếng công kích ông trên các
báo chí rằng: tại sao các học viện và các trƣờng đại học lại “giao chức vị giáo
sư có trách nhiệm về triết học đối với thanh niên cho một người nổi tiếng về
sự tuyên truyền của ông ta chống tôn giáo và chống đạo đức”[Dẫn theo 2, tr.
14]. Và B. Rátxen bị cho là không đủ tƣ cách để giảng dạy trong bất kỳ một
trƣờng đại học nào của nƣớc Mỹ.
Chúng ta đều biết rằng, B. Rátxen không phải là một ngƣời mácxít,
không có cảm tình với triết học Mác - Lênin và chủ nghĩa cộng sản. Trong
lĩnh vực triết học, ông là một trong những ngƣời sáng lập chủ nghĩa thực tại
mới và chủ nghĩa thực chứng mới của Anh. Đứng trên lập trƣờng triết học
mácxít, khi đánh giá các quan điểm của B. Rátxen, các nhà nghiên cứu Liên
Xô cho rằng, B. Rátxen đã trải qua một sự tiến hoá từ chủ nghĩa duy tâm
khách quan sang chủ nghĩa duy tâm chủ quan trong việc giải quyết vấn đề cơ
bản của triết học. Tuy nhiên, trong quan điểm về tôn giáo, ông đƣợc xem nhƣ
một ngƣời bảo vệ những quan điểm vô thần và là kẻ thù của tôn giáo.
Mặc dù khẳng định tôn giáo sẽ còn tồn tại cùng với loài ngƣời, nếu nhƣ
vẫn còn những cuộc đại chiến làm cho nhân loại điêu đứng, nhƣng B. Rátxen
cũng cho rằng, tôn giáo sẽ chết nếu các vấn đề xã hội đƣợc giải quyết. Đó là

những vấn đề, nhƣ: chiến tranh và hoà bình, chống phổ biến vũ khí hạt nhân
và vũ khí hoá học, nạn đói và thất học
1.2.2. Quan niệm về chiến tranh và hoà bình.

×