Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

VẤN ĐỀ NIỀM TIN TRONG TRIẾT HỌC THỰC DỤNG PEIRCE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.78 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN HẢI HOÀNG



VẤN ĐỀ NIỀM TIN TRONG TRIẾT HỌC
THỰC DỤNG PEIRCE


Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số : 62 22 80 05


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC






HÀ NỘI – 2014
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ MINH HỢP





Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:




Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án cấp cơ sở, họp tại:



Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Khoa Triết học




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Niềm tin là một trong những biểu hiện của tồn tại người, nó có vai trò
quan trọng, tạo ra nguồn năng lượng tinh thần to lớn để con người đạt tới
những chiến tích vĩ đại. Nó được coi là một trong những yếu tố quan trọng
trong đời sống tinh thần và hoạt động nhận thức, cải tạo thế giới khách quan
của con người. Song, vấn đề niềm tin thực sự chưa được giới triết học chúng ta
quan tâm thỏa đáng.
Trong thế giới hiện đại, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và

công nghệ, để có thể đồng hành cùng với sự phát triển của khoa học, triết học hiện
đại cần phải nghiên cứu, xem xét một cách sâu sắc và có hệ thống các nội dung
của niềm tin với tư cách không những là một trong các yếu tố tinh thần to lớn, tạo
ra động lực cho sự tiến bộ của xã hội, mà còn đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi với tư cách
là một vấn đề, một đối tượng mà triết học có nhiệm vụ phải luận chứng.
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới - thời kỳ tiếp tục đổi
mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục tiêu dân giầu,
nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh với cả thời cơ và thuận lợi
mới, để vượt qua được thách thức, nắm bắt được thời cơ, phát huy được sức
mạnh của đại đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi sự
nghiệp đổi mới, chúng ta cần phải không ngừng xây dựng và củng cố niềm tin
cho nhân dân vào mục tiêu cách mạng, vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vào
sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu về niềm tin
ở nước ta hiện nay có tầm quan trọng và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Xét trên phương diện văn hóa tinh thần nói chung và triết học nói riêng,
nghiên cứu triết học thực dụng và niềm tin thực dụng như một nội dung cơ bản
của triết học thực dụng có một ý nghĩa đặc biệt, vì triết học thực dụng đã và
đang cấu thành “hạt nhân”, “bản sắc” của văn hóa Mỹ, là một trong những

2

nhân tố tạo ra sức mạnh của dân tộc Mỹ. Chủ nghĩa thực dụng là giá trị nền
tảng, sản phẩm tư tưởng độc đáo của người Mỹ, là nhân sinh quan và thế giới
quan của người Mỹ, là biểu tượng tinh thần của văn hóa Mỹ. C.S.Peirce là
người khởi đầu triết học thực dụng. Luận chứng, bảo vệ niềm tin tôn giáo dựa
trên những thành tựu khoa học là vấn đề xuất phát và trung tâm của triết học
thực dụng Peirce. Ông biến khái niệm “niềm tin thực dụng” thành khái niệm
trung tâm của triết học thực dụng. Với Peirce, niềm tin là nguồn gốc, nguyên
tắc chỉ đạo cả nguyện vọng, cả hành động của con người, “niềm tin thực
dụng” có giá trị to lớn trong cuộc sống con người. Vấn đề về nội dung của

khái niệm “niềm tin thực dụng”, khác biệt giữa nó với niềm tin tôn giáo, niềm
tin khoa học là vấn đề còn bỏ ngỏ trong nghiên cứu về triết học thực dụng,
song nó lại cho thấy giá trị và hạn chế của triết học thực dụng. Vì vậy, nghiên
cứu “niềm tin thực dụng” trở thành yêu cầu cấp bách về mặt lý luận.
Thêm vào đó, triết học thực dụng ở ta còn bị hiểu chưa đúng và chưa sâu,
bị mạo nhận là tất cả những gì xấu xa trong lối sống của người Việt hôm nay.
Do vậy, chúng ta cần nghiên cứu “tận gốc” triết học thực dụng, tức khái niệm
“niềm tin thực dụng” trong triết học Peirce, để hiểu đúng triết học thực dụng,
làm rõ giá trị và hạn chế của nó, qua đó có thể đối thoại bình đẳng và có văn
hóa với triết học Mỹ, với văn hóa Mỹ, tiếp thu tinh hoa của chúng.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Vấn đề
niềm tin trong triết học thực dụng Peirce” là đề tài cho luận án tiến sĩ triết
học của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu một cách hệ thống những nội dung cơ bản trong quan
niệm về niềm tin của Peirce.
Để đạt mục đích đó, luận án cần phải giải quyết những nhiệm vụ sau:

3

- Thứ nhất, trình bày, phân tích các điều kiện và tiền đề cho sự ra đời quan
niệm về niềm tin của Peirce.
- Thứ hai, phân tích các nội hàm cơ bản trong quan niệm về niềm tin
của Peirce.
- Thứ ba, bước đầu đưa ra một số đánh giá nhằm làm rõ giá trị, hạn chế
trong quan niệm về niềm tin của Peirce và sự ảnh hưởng của nó đến triết học
thực dụng Mỹ sau ông.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên của luận án này là quan niệm về niềm tin trong triết học
thực dụng C.S.Peirce.

Phạm vi nghiên cứu của luận án: Dưới góc độ triết học, luận án này cố
gắng hệ thống, làm rõ những nội dung cơ bản về lý luận niềm tin theo quan
niệm của Peirce được thể hiện trong triết học thực dụng của ông thông qua hai
tác phẩm chính là Củng cố niềm tin, Làm thế nào để tư tưởng chúng ta được
rõ ràng và một số công trình nghiên cứu có liên quan tới khái niệm này.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cở sở lý luận là triết học Mác -
Lênin, cụ thể là những nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp mà luận án sử dụng bao
gồm, phân tích, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, so sánh, quy nạp, diễn dịch, hệ thống
hóa và phương pháp văn bản học.
5. Điểm mới của luận án: Luận án góp phần làm rõ quan niệm về niềm tin
trong triết học thực dụng của C.S.Peirce, qua đó bước đầu góp phần làm rõ
những giá trị và hạn chế trong quan niệm về niềm tin của triết học thực dụng
Peirce, từ đó từng bước góp phần nhận thức đúng về triết học thực dụng.

4

6. Ý nghĩa của luận án: Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học thực dụng, tạo tiền đề để lĩnh hội văn
hóa Mỹ nói chung, triết học Mỹ nói riêng trên tinh thần gạn lọc tinh hoa của
chúng một cách phù hợp với chiến lược hội nhập của Đảng và Nhà nước ta.
7. Kết cấu của luận án: Phù hợp với mục đích và với việc thực hiện các
nhiệm vụ đã nêu trên, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình
khoa học đã công bố của tác giả liên quan đến đề tài luận án và danh mục tài
liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “VẤN ĐỀ
NIỀM TIN TRONG TRIẾT HỌC THỰC DỤNG CỦA C.S.PEIRCE"

1.1. Những tác phẩm nghiên cứu về kinh tế - xã hội nƣớc Mỹ, điều kiện
cho sự hình thành tƣ tƣởng triết học thực dụng Peirce
Những tác phẩm đó bao gồm: Lê Minh Đức - Nguyễn Nghị (1994), Lịch
sử nước Mỹ, NXB Văn hóa thông tin; Vương Kính Chi (2000), Lược sử nước
Mỹ, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh; Đặng Ngọc Tiến Dũng (2001)
Hoa Kỳ phong tục và tập quán, NXB Trẻ, TPHCM; Jean Pierre Fichou
(Dương Linh dịch 2003)Văn minh Hoa kỳ, NXB Trẻ, Hà Nội; Nguyễn Thái
Yên Hương (2005), Liên bang Mỹ, đặc điểm xã hội - văn hóa, NXB Văn hóa
thông tin; Hữu Ngọc (2006), Hồ sơ văn hóa Mỹ, NXB Thế giới, Hà Nội.
1.2. Những tác phẩm nghiên cứu về triết học thực dụng và triết học thực
dụng Peirce
1.2.1. Nghiên cứu ở trong nước
Ở miền Bắc, trước thời kỳ đổi mới (1986), chúng ta có những tác phẩm
nghiên cứu độc lập về triết học thực dụng, như: “Triết học và cuộc đấu tranh ý
thức hệ” (1982), NXB Thông tin lý luận; Phạm Minh Lăng (1984) Mấy trào
lưu triết học phương Tây, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

5

Trong thời kỳ đổi mới, có các công trình liên quan trực tiếp và gián tiếp
đến chủ nghĩa thực dụng gồm:
Ấn phẩm dưới dạng sách về chủ nghĩa thực dụng trong thời kỳ đổi mới
(1986) ở nước ta có thể được phân chia ra thành hai loại cơ bản sau:
Thứ nhất, các tác phẩm nghiên cứu một cách trực tiếp về triết học thực
dụng; bao gồm: Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng (2005), Triết học Mỹ,
NXB Tổng hợp TPHCM; Đỗ Kiên Trung (2010), Triết học tân thực dụng,
NXB Tri thức; Trịnh sơn Hoan (2012), William James và chủ nghĩa thực dụng
Mỹ, NXB Chính trị Quốc gia.
Thứ hai, các tác phẩm nghiên cứu gián tiếp về triết học thực dụng, bao
gồm: Nguyễn Ngọc Long (1998), Triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít

và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam hiện nay, Khoa Triết học, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phạm Minh Lăng (2001), Những chủ đề cơ bản của
triết học phương Tây, NXB VHTT, HN; Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng
(2003), Lược khảo triết học phương Tây hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia;
(2005) Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, NXB Tổng hợp TPHCM;
Trường Đại học Khoa học học xã hội và Nhân văn Hà Nội - Khoa triết học
(2007), Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội; Mai Sơn (2007), 101 triết gia, NXB Tri thức; Phan Quang Định
(2008), Toàn cảnh triết học Âu Mỹ, NXB Văn học; Đỗ Minh Hợp, Nguyễn
Thanh, Nguyễn Anh Tuấn (2008), Đại cương triết học phương Tây hiện đại
(nửa sau thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
Ở cấp độ luận văn, luận án, đã có các công trình nghiên cứu liên quan
đến chủ nghĩa thực dụng như sau: Nguyễn Tiến Dũng (2002) Chủ nghĩa thực
dụng Mỹ và sự biểu hiện ở Thừa Thiên Huế; Nguyễn Ngọc Ba (2003) Ảnh
hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến nhân cách người cán bộ hậu cần quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay; Trần Hải Yến (2003) Chủ nghĩa thực dụng

6

Mỹ và sự biểu hiện của nó ở Việt Nam; Lê Thị Hương (2004) Chủ nghĩa thực
dụng Mỹ và cuộc đấu tranh chống lối sống thực dụng ở nước ta hiện nay;
Trần Thị Hoa (2006) Chủ nghĩa thực dụng của Jonh Dewey; Trịnh Sơn Hoan
(2007) Triết học William James; Lê Thị Bình (2009) Triết lý giáo dục của
Jonh Dewey trong tác phẩm “Dân chủ và giáo dục”; Phan Thị Thùy Dương
(2009), Quan niệm của Wiliam James về chân lý; Trần Thị Nhàn (2011), Triết
học thực dụng Mỹ; Phan Văn Thám (2011), Vấn đề kinh nghiệm trong chủ
nghĩa thực dụng Mỹ; Nguyễn Văn Thỏa (2011), Vấn đề chân lý trong triết học
thực dụng Mỹ. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học đã có: Công trình dự thi
giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” (2007) Ảnh hưởng của chủ
nghĩa thực dụng đến lối sống sinh viên Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí

Minh hiện nay. Các bài viết đăng trên các tạp chí, gồm có: Nguyễn Hào Hải
(1997) Chủ nghĩa thực dụng Mỹ qua một số đại biểu của nó, Tạp chí Triết
học, (4); Nguyễn Tiến Dũng (1997), Chủ nghĩa thực dụng Mỹ, Tạp chí Châu
Mỹ ngày nay, (1); Nguyễn Văn Hùng (2010), Charles Sanders Peirce - Người
sáng lập chủ nghĩa thực dụng Mỹ, Tạp chí Triết học, (5); Trần Sĩ Phán (2012),
Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến lối sống của sinh viên Việt Nam hiện
nay, Tạp chí Lý luận chính trị, (3); Đỗ Kiên Trung (2012), Quá trình chuyển
biến tư tưởng trong triết học tân thực dụng của Richard Rorty, Tạp chí Khoa
học xã hội, (4); Trịnh Sơn Hoan (2012), Những đánh giá bước đầu về chủ
nghĩa thực dụng Mỹ, Tạp chí Triết học, (6) và Richard Rorty với quan điểm
chống thuyết đại diện, Tạp chí Triết học, (4); Nguyễn Văn Thỏa (2012),
C.S.Pierce với quan niệm về chân lý, Tạp chí Triết học, (12).
1.2.2. Nghiên cứu ở ngoài nước
Do hạn chế về ngôn ngữ và khả năng tiếp cận với nguồn tài liệu nước
ngoài, chúng tôi chỉ có thể kể ra đây một số ít các công trình về triết học thực
dụng, như: M.Eber. Chủ nghĩa thực dụng, Sant Peterburg, 2001; S.L.Frank,

7

Chủ nghĩa thực dụng như một học thuyết nhận thức luận, Sant Peterburg,
2003; Yu.K.Melvil, C.S.Peirce và chủ nghĩa thực dụng, 1998; L.B.Makeeva,
Triết học H.Putam, Moscow, 1996; S.N.Yulina, Chủ nghĩa thực dụng hậu
hiện đại của R.Porti, Moscow, 1998; E.Moore, Chủ nghĩa thực dụng Mỹ:
Peirce, James và Dewey, N.Y., 1961; Ch.Morris. Trào lưu thực dụng trong
triết học Mỹ, N.Y, 1970; H.S.Thayer, Ý nghĩa và hành động: Một lịch sử quan
trọng của Chủ nghĩa thực dụng. Những năm gần đây, có nhiều tác phẩm
nghiên cứu về triết học phương Tây, trong đó có nghiên cứu về chủ nghĩa
thực dụng, được các dịch giả Việt Nam dịch và xuất bản, như: Viện triết học
(1996), Triết học phương Tây hiện đại từ điển; Dị Kiệt Hùng (2004) Uyliam
Giêmxơ, NXB Thuận Hóa; M.J.Adler (2004) Những tư tưởng lớn từ những

tác phẩm vĩ đại, NXB VHTT, HN; S.E.Stumpf và D.C.Abel (2004) Nhập
môn triết học phương Tây, NXB Tổng hợp TPHCM; Lưu Phóng Đồng
(2004), Triết học phương Tây hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia;
S.E.Stumpf và D.C.Abel (2005), Nhập môn triết học phương Tây, NXB
Tổng hợp TP HCM; D.E.Cooper (2005), Các trường phái triết học trên thế
giới, NXB Văn hóa Thông tin; T.Honderich (2006) Hành trình cùng triết
học, NXB Văn hóa Thông tin; S.E.Stumpf (2007); Lịch sử triết học và các
luận đề, NXB Lao động; S.Brown, D.Collinson, R.Wilkinson (2010), 100
triết gia tiêu biểu thế kỷ XX, NXB Lao động; R.Bodei (2011), Triết học thế
kỷ XX, NXB Thời đại.
1.3. Những tác phẩm nghiên cứu về quan niệm niềm tin trong triết học
thực dụng của Peirce
Nghiên cứu về niềm tin nói chung, chúng ta có thể kể đến một số tác
phẩm như:: V.M.Bôguxlapsxki, Trí thức và niềm tin tôn giáo; Nguyễn
Trọng Chuẩn (2000), Lòng tin của dân - thước đo uy tín và sức mạnh của
Đảng, Tạp chí Triết học, (1); Trịnh Đình Bảy (2002), Niềm tin với tư cách

8

là một khái niệm triết học, Tạp chí Triết học (2), (2003), Niềm tin và xây
dựng niềm tin khoa học, NXB Chính trị Quốc gia .
Như vậy, theo lịch sử nghiên cứu nói trên, trong những công trình nghiên
cứu của các nhà triết học và khoa học xã hội nhân văn về chủ nghĩa thực dụng
đã có nhiều định nghĩa khác nhau, tiếp cận từ các góc độ khác nhau; tuy vậy,
về cơ bản có thể xếp các ý kiến đó theo một số các nội dung sau:
Thứ nhất, cho rằng triết học thực dụng là một biến thể của triết học duy
tâm chủ quan, được hình thành và phổ biến khá rộng rãi ở Mỹ, phản ánh lập
trường cũng như lợi ích của giai cấp Tư sản, là hệ thống quan điểm tuyệt đối
hóa lợi ích trước mắt, cho mình, không quan tâm đến những mặt khác. Thiết
nghĩ, những quan điểm như vậy về chủ nghĩa thực dụng cần được tranh luận

thêm để làm sáng tỏ về bản chất của chủ nghĩa thực dụng.
Thứ hai, chủ nghĩa thực dụng được coi là một trào lưu triết học đề cao
kinh nghiệm và hiệu quả. Các ông xuất phát từ một phương pháp nhằm đơn
giản hóa những quan niệm và những khái niệm bằng cách làm rõ nghĩa của
chúng, để đạt tới tri thức và xóa bỏ sai lầm. Điều tất nhiên là chủ nghĩa kinh
nghiệm của triết học thực dụng ắt sẽ có những sự khác biệt với chủ nghĩa
kinh nghiệm truyền thống theo kiểu Hume.
Thứ ba, về vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng nói chung và là một
trong những nội dung đặc sắc của triết học thực dụng Peirce vẫn chưa được
giới triết học trong nƣớc quan tâm thỏa đáng, còn rất ít những nghiên cứu
chuyên biệt về nội dung này.
Căn cứ vào lịch sử nghiên cứu nói trên, đặc biệt là nghiên cứu trong
nước, thì việc nghiên cứu về triết học thực dụng nói chung còn ít ỏi, cho đến
thời điểm này chưa có công trình khoa học nào đề cập một cách trực tiếp đến
triết học thực dụng của C.S.Peirce cũng như là vấn đề niềm tin thực dụng
trong triết học của ông.

9

Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI QUAN NIỆM
“NIỀM TIN THỰC DỤNG” CỦA PEIRCE
2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội nƣớc Mỹ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
Nước Mỹ, về mặt tự nhiên, với những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển một
nền kinh tế giầu có; về mặt xã hội với đặc trưng nhiều cộng đồng dân cư di dân
đến cùng chung sống, tạo nên sự thống nhất và đa dạng về mặt văn hóa. Chính
yêu cầu thống nhất trong sự đa dạng để khẳng định sự tồn tại độc lập của mỗi
một con người Mỹ mà chủ nghĩa thực dụng đã được nảy sinh. Trong hệ thống
các trường phái triết học có mặt tại Mỹ, thì chủ nghĩa thực dụng được xem là
biểu trưng của văn hóa, tính cách con người Mỹ.

2.2. Mấy nét về cuộc đời và sự nghiệp của Charles Sanders Peirce
Charles Sanders Peirce (1839 - 1914) là nhà triết học, lôgíc học, toán học và
tự nhiên học. Nhưng trên hết, ông được thừa nhận là người sáng lập chủ nghĩa
thực dụng Mỹ. C.S.Peirce sinh ra và lớn lên ở bang Massachusetts, nước Mỹ,
trong một gia đình trí thức, cha ông là một giáo sư toán học có tên tuổi ở Đại học
Harvard. Peirce đã có được nhiều thành tựu xuất sắc không chỉ trên lĩnh vực triết
học, lôgíc học, tôn giáo học, mà cả trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên, như toán
học, vật lý học, hóa học, trắc địa học và lịch sử khoa học. Ông còn có những
cống hiến nhất định trong lĩnh vực tâm lý học, thần giao cách cảm, tội phạm học,
Ai Cập học, lịch sử cổ đại và cả về Hoàng đế Napoleon. Ông mất năm 1914
trong cảnh cô đơn bởi căn bệnh ung thư. Sau khi C.S. Peirce qua đời, đầu những
năm 20 của thế kỷ XX, di sản lý luận của ông, bao gồm các bản thảo và bản
nháp viết tay, mới lần lượt được xuất bản. Năm 1923, Tuyển tập triết học của
ông được xuất bản. Tập thứ nhất của tuyển tập này có tên gọi Cơ hội, tình yêu và
lôgíc. Từ năm 1931 đến năm 1935, Đại học Harvard cho xuất bản Tập luận văn
của Peirce gồm 6 tập và vào năm 1958, cho xuất bản tiếp tập 7 và 8.

10

2.3. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời quan niệm “niềm tin thực dụng”
của Peirce
2.3.1. Peirce giải quyết xung đột giữa khoa học với tôn giáo cuối thế kỷ XIX
Chính xung đột mang tính thời đại giữa thế giới quan khoa học và thế giới
quan tôn giáo trở thành cội nguồn của những mâu thuẫn và chiếc chìa khóa cho
phép làm sáng tỏ toàn bộ triết học Peirce và quan niệm “niềm tin thực dụng” của
ông. Đứng trước bối cảnh này, Peirce hoàn toàn không có ảo tưởng về quan hệ
đã hình thành giữa khoa học và tôn giáo. Chính mâu thuẫn này sẽ để lại dấu ấn
của mình trong toàn bộ nội dung triết học thực dụng Peirce và quan niệm “niềm
tin thực dụng” của ông được xây dựng như một thử nghiệm dung hòa nó.
2.3.2. Thái độ của Peirce đối với truyền thống triết học duy lý phương Tây

cận hiện đại
Sự phê phán của Peirce đối với Descartes nói riêng và triết học duy lý Tây
Âu cận hiện đại nói chung được thể hiện chủ yếu ở những phương diện sau:
Một là, Peirce cho rằng, sự hoài nghi phổ biến - xuất phát điểm của triết học
Descartes trên thực tế không thể có, sự hoài nghi phổ biến hoàn toàn là một thứ
tự dối mình, trong nhận thức và hành động người ta không thể chỉ có hoài nghi,
mà cần phải có niềm tin, phải coi nhận thức và hành động là một quá trình hiểu
thực tế cụ thể.
Hai là, Peirce cho rằng, cái « tôi tư duy » được Descartes coi là cái duy nhất
không thể hoài nghi, vẫn chưa vượt qua phạm vi hẹp của bản ngã, từ đó khẳng
định tính tuyệt đối, xác định, đáng tin cậy của tri thức quan niệm, có nghĩa là cho
rằng, trực quan của ý thức cá nhân là có tính xác định và tuyệt đối đáng tin cậy,
cho rằng phàm những vật gì tôi tin chắc thì đều là thật.
Ba là, Peirce phê phán tính tư biện, giáo điều của triết học duy lý phương
Tây cận hiện đại.


11

Chƣơng 3
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM
“NIỀM TIN THỰC DỤNG” CỦA PEIRCE
3.1. Quá trình hình thành khái niệm “niềm tin thực dụng”
3.1.1. Khái niệm chung về “niềm tin”
3.1.1.1. Thuật ngữ “niềm tin”
Thuật ngữ “niềm tin” trước hết thường được sử dụng trong một số hệ
thống tôn giáo để chỉ lập trường thế giới quan trung tâm và đồng thời là định
hướng tâm lý.
Niềm tin bao gồm: Thứ nhất, việc thừa nhận những định đề (giáo lý) xác
định, chẳng hạn như giáo lý về tồn tại và bản chất của Chúa Trời, về cái gì là

thiện và ác đối với con người, v.v., và tính kiên định bảo vệ những giáo lý ấy
một cách trái ngược với mọi hoài nghi (được đánh giá như là những “cám dỗ”).
Thứ hai, sự tin tưởng cá nhân đối với Chúa Trời như Người tạo dựng cuộc
sống của tín đồ, Người dẫn đường, giúp đỡ và cứu rỗi trong mọi trường hợp cụ
thể, Người loại bỏ mọi đau khổ và đưa ra những yêu cầu nan giải đối với hạnh
phúc của bản thân tín đồ.
Thứ ba, sự trung thành cá nhân đối với Chúa Trời mà tín đồ tự hiến dâng
cuộc đời của mình để phục sự.
Có thể phân biệt các khái niệm “niềm tin tôn giáo” và “niềm tin triết học”.
3.1.1.2. “Niềm tin tôn giáo”
“Niềm tin tôn giáo” là khái niệm được sử dụng để chỉ đặc điểm chung của
ý thức tôn giáo. Không phải bất kỳ niềm tin nào cũng là niềm tin tôn giáo.
Niềm tin tôn giáo tồn tại được là nhờ có một hiện tượng tâm lý đặc biệt trong
con người, nó xuất hiện trong tình huống tiềm tàng, khi có khả năng để hành
động thắng lợi, để có kết cục tốt đẹp của hành động ấy, có tri thức về khả năng
ấy. Nó được thể hiện là niềm tin: a) vào sự tồn tại khách quan của những thực

12

thể, những thuộc tính, những mối liên hệ, những chuyển hoá vốn là sản phẩm
của quá trình bản thể hoá; b) vào khả năng giao tiếp với những thực thể khách
quan tưởng tượng; c) vào sự diễn ra thật sự của những sự kiện thần thoại nào
đó, vào tính lặp lại của chúng, vào tính có liên hệ với chúng; d) vào tính chân
thực của những biểu tượng, quan điểm, giáo lý, văn bản, v.v. tương ứng; e)
vào các quyền uy tôn giáo - các cha đạo, các thánh, các sư, các nhà tiên tri,
những người tu hành, v.v
3.1.1.3. “Niềm tin triết học”
“Niềm tin triết học” là khái niệm không phổ biến và không chặt chẽ về mặt
nội dung, có nhiệm vụ nhấn mạnh sự đặc thù của tư duy triết học (so với tư duy
khoa học và tư duy thần học) như tư duy thực hiện và minh biện sự lựa chọn

những định hướng thế giới quan xuất phát. Niềm tin triết học chủ yếu gắn liền
với hoạt động trực giác trí tuệ và trước hết tự khẳng định mình ở nơi không có
khả năng tiếp cận với đối tượng quan tâm (đề tài) bằng con đường lôgíc hay con
đường kinh nghiệm. Điểm khác biệt giữa niềm tin triết học với các hình thức
hoạt động nhận thức phổ biến là ảnh hưởng đáng kể của nhân tố chủ quan.
3.1.2. Khái niệm “niềm tin thực dụng”
3.1.2.1. Điểm khởi đầu để Peirce xây dựng khái niệm “niềm tin thực dụng”
Tư tưởng triết học thực dụng và quan niệm “niềm tin thực dụng” của
Peirce xuất hiện như là hệ quả của những tư tưởng cấu thành lý luận nhận thức
được Peirce đưa ra vào cuối những năm 1860 nhằm chống lại triết học duy lý
của Descartes. Đặc điểm quan trọng nhất của lập trường nhận thức luận của
Peirce là hiện tượng luận về ký hiệu.
Để xây dựng niềm tin thực dụng, Peirce còn dựa vào tiến hóa luận của
Darwin. Theo quan điểm này, tư duy chỉ được xem xét từ góc độ sự thỏa mãn
trực tiếp nó đem lại cho cơ thể. Sự thỏa mãn này được xem là cái gắn liền với
việc điều tiết những phản ứng của cơ thể đối với tác động từ bên ngoài đến nó và

13

với việc tìm kiếm các hình thức phản ứng hay hành vi thuận lợi nhất đối với nó
về mặt tâm lý. Như vậy, Peirce gắn liền thỏa mãn tâm lý với năng lực hành động
hữu hiệu. Đây chính là cơ sở để Peirce luận chứng cho niềm tin thực dụng.
Không dừng lại ở luận cứ khoa học tự nhiên, Peirce còn sử dụng luận cứ
triết học. Trong quá trình hình thành tư tưởng triết học của mình về niềm tin,
Peirce đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Kant. Ông đã xuất phát từ sự phân biệt
của Kant về niềm tin thực dụng với cái thực dụng và thực tiễn mà đề xướng
quan niệm về niềm tin trong chủ nghĩa thực dụng của mình.
3.1.2.2. Các nội dung cơ bản của khái niệm “niềm tin thực dụng”
a) Niềm tin là thái độ sẵn sàng hành động
Với quan niệm “niềm tin là thái độ sẵn sàng hành động”, lý luận xác định

niềm tin của Peirce gắn liền với việc nhấn mạnh tác dụng của hành động đối
với sự sinh tồn của con người. Peirce cho rằng, bất cứ ai muốn sống đều phải
có hành động nhất định, mà muốn hành động hiệu quả ắt phải có một số quy
tắc, chúng xác định trong điều kiện nhất định con người phải hành động như
thế nào mới thu được hiệu quả mong đợi. Các quy tắc hoặc thói quen hành
động ấy nếu được người ta tiếp thu, sẽ trở thành niềm tin của họ. Theo Peirce,
niềm tin có ba đặc tính là: Đầu tiên, nó là điều chúng ta nhận biết được; thứ
hai, nó xóa đi sự khó chịu do hoài nghi đem lại; và thứ ba, nó liên quan đến
bản chất thiết lập hành động thành quy tắc, hay, ngắn gọn lại là thói quen.
b) Niềm tin là mặt đối lập của hoài nghi
Dưới con mắt của Peirce, điểm xuất phát là một niềm tin, niềm tin là một sự
hiển nhiên và đi tới hoài nghi (đặt niềm tin đối lập với hoài nghi) có căn cứ trở
thành điểm quá độ sang một niềm tin mới. Niềm tin và hoài nghi luôn nằm trong
thể thống nhất và mâu thuẫn với nhau. Trong mối quan hệ giữa niềm tin và hoài
nghi, hoài nghi có vai trò là động lực để đạt tới niềm tin, không có hoài nghi thì
sẽ không thể đạt được niềm tin, niềm tin không xác định. Theo Peirce, cả hoài

14

nghi và niềm tin đều có những tác dụng tích cực nhất định lên con người, mặc
dù chúng khác nhau. Niềm tin không chỉ thúc đẩy ta hành động trong phút chốc,
mà còn đặt chúng ta vào một trạng thái quyết định hướng hành động của chúng
ta khi sự kiện nào đó xảy ra. Hoài nghi không có ảnh hưởng tích cực như vậy,
mà chỉ thúc đẩy con người tiến lên cho tới khi nó bị dẹp bỏ.
3.2. Phƣơng pháp củng cố niềm tin
3.2.1. Phương pháp kiên tâm
Thực chất của phương pháp kiên tâm là, trong mọi vấn đề, người ta đều
cần phải kiên trì ý kiến của mình, coi đối tượng niềm tin của mình là bất biến,
không dao động, đồng thời có thái độ căm ghét và miệt thị chống lại tất cả
những gì có khả năng hủy hoại ý kiến ấy.

3.2.2. Phương pháp quyền uy
Mối quan hệ của phương pháp này với “niềm tin thực dụng” là: Như đã
rõ, chính Peirce đã đặt ra nhiệm vụ xác lập một niềm tin thống nhất cho mọi
người và phương pháp quyền uy cho phép đạt tới mục đích như vậy, nên ông
hoàn toàn không phản bác nó mà còn tán thành nó.
3.2.3. Phương pháp tiên nghiệm
Phương pháp tiên nghiệm thường được những người có trình độ trong xã
hội sử dụng, họ không tiếp nhận tính cực đoan và tuỳ tiện của phương pháp
kiên tâm, cũng không chấp nhận tính ngang ngược của phương pháp quyền
uy, họ muốn chứng minh niềm tin của họ có đầy đủ căn cứ tri thức, phù hợp
với yêu cầu của lý tính vĩnh hằng, họ coi hệ thống của mình là hệ thống lý tính
vĩnh hằng, thực tế là họ xuất phát từ niềm tin kiên định của mình mà xây dựng
hệ thống của mình. Phương pháp này không khác về bản chất so với phương
pháp kiên tâm, Peirce cũng không tán thành, do vậy, Peirce chuyển sang
phương pháp khoa học.

15

3.2.4. Phương pháp khoa học
Peirce cho rằng, đây là phương pháp tốt nhất để xác định niềm tin.
Phương pháp này cần dẫn tới ý kiến thống nhất của tất cả những người sử
dụng nó, để “ý kiến cuối cùng của mỗi người là ý kiến chung của mọi người”.
Đây chính là phương pháp khoa học. Peirce nói tới ba phương pháp trong
phương pháp khoa học thường được dùng là phương pháp quy nạp, diễn dịch,
sự hợp nhất giữa quy nạp và diễn dịch, đồng thời ông cũng chỉ ra tính dễ bị tổn
thương của của niềm tin khoa học, do vậy không có giả thuyết nào mà không
kiểm tra được.
3.3. Vấn đề về tính chân thực trong quan niệm “niềm tin thực dụng”
3.3.1. Nguyên lý Peirce - cơ sở để xác định tính chân thực của “niềm tin
thực dụng”

Nguyên lý này được Peirce thể hiện thong qua lý thuyết “Về một bảng
phạm trù mới”. Peirce tách biệt ba phạm trù, hay chính xác hơn là ba nhóm
phạm trù: Phạm trù thứ nhất biểu thị chất lượng, còn xét về phương diện hình
thức thì là đơn tử; phạm trù thứ hai biểu thị sự thực tồn, xét về phương diện
hình thức là nhị tử; phạm trù thứ ba biểu thị quy luật, xét về phương diện hình
thức là bộ ba. Trong tổng thể của mình, Peirce gọi học thuyết về ba phạm trù
này là “hiện tượng học”. Ông muốn nói tới việc phân tích phương diện của
kinh nghiệm thể hiện là kết quả nhận thức cuộc sống của chúng ta. Ba thành tố
cơ bản của kinh nghiệm này được nắm bắt thông qua ba phạm trù nêu trên.
Chúng có tác động tương hỗ lẫn nhau, trong đó, loại phạm trù số ba điều tiết
loại phạm trù số một và số hai. Nhờ sự điều tiết này, nó mang lại tính liên tục,
phổ biến và quy tắc cho sự vận động của sự vật, tạo thành quy luật. Bộ ba
phạm trù này chính là cơ sở để Peirce xây dựng hệ thống tri thức siêu hình.
3.3.2. Niềm tin không thể hoài nghi - chân lý
Peirce sử dụng khái niệm “chân lý” không phải theo nghĩa nhận thức
luận. Mà tiếp cận nó từ phương diện mục đích luận, Peirce đưa ra hai quan

16

niệm về chân lý là: 1) chân lý là niềm tin không bị hoài nghi; 2) chân lý là
cái cho phép đạt tới mục đích, thực hiện chủ ý.
Quan niệm về chân lý của Peirce được thể hiện ở những nội dung cơ
bản sau:
Thứ nhất, vấn đề chân lý không được Peirce nêu ra thành một nội dung
độc lập, mà được thể hiện qua lý luận hoài nghi - niềm tin và lý luận về
nghĩa của khái niệm, thậm chí ông còn nhấn mạnh nghĩa của khái niệm hơn
cả thuyết chân lý.
Thứ hai, trong các phương pháp để làm cho tư tưởng được rõ ràng, Peirce
nhấn mạnh vai trò của phương pháp khoa học để xác định niềm tin và cũng là
phương pháp nhận thức chân lý.

Thứ ba, có thể thấy rằng, một trong những đặc trưng của lý luận nhận
thức thực dụng mà Peirce đặt nền móng là đồng nhất chân lý với tính hiệu
quả; điều này đã thể hiện rõ bản chất của vấn đề chân lý trong chủ nghĩa
thực dụng.
Như vậy, với tư cách là một phạm trù triết học đặc trưng trong triết học
thực dụng Peirce, chúng tôi nhận thấy rằng: Niềm tin thực dụng thể hiện quan
niệm sống, thế giới quan, lý tưởng của con người Mỹ; trước hết nó là một
dạng thuộc thế giới tinh thần, một khâu, một yếu tố trong kết cấu của ý thức và
là nhu cầu sống của con người Mỹ trong quan hệ với nhau và với thế giới
khách quan; niềm tin thực dụng là sự thừa nhận tính chân lý về hiện tượng, sự
vật, quá trình mà không cần chứng minh, nó được hình thành trên kinh
nghiệm và thực tiễn, tri thức khoa học, nó hoàn toàn đối lập với niềm tin của
các tín điều tôn giáo, cũng như chủ nghĩa duy tâm thần bí; nó trở thành một
động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy tính tích cực thực tiễn của con người,
góp phần đưa xã hội phát triển.


17

Chƣơng 4
THỰC CHẤT VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA “NIỀM TIN THỰC DỤNG”
4.1. Bƣớc đầu đánh giá về quan niệm niềm tin thực dụng của Peirce
4.1.1.Thực chất của quan niệm “niềm tin thực dụng”
Trên cơ sở giải quyết mâu thuẫn cũng như là sự xung đột giữa khoa học
với tôn giáo, Peirce đã đưa khoa học vào niềm tin như một giải pháp để dung
hòa mâu thuẫn giữa chúng và xây dựng niềm tin thực dụng. Ông phân tích và
trả lời câu hỏi, cần phải tin vào cái gì? Nếu như trước đây niềm tin tôn giáo,
niềm tin của Tin lành giáo là niềm tin vào cái tốt (thiện) và cái đẹp (mỹ). Vượt
lên trên điều này, Peirce cho rằng cần phải tin vào cái đúng, ông đã chuyển đối
tượng của niềm tin từ tin vào cái tốt, cái đẹp thành tin vào cái đúng., vậy làm

thế nào để biết được cái đúng? Peirce cho rằng cần phải căn cứ vào thực tiễn,
chính các hiệu quả trong thực tiễn sẽ giúp chứng minh cái đúng, nếu chứng
minh được là đúng dẫn đến tin, niềm tin được hình thành và củng cố. Nhưng
làm thế nào để chứng minh cái đúng. Giải đáp nội dung này, Peirce đã đưa ra
hệ các phương pháp, trong đó ông nhấn mạnh đến phương pháp khoa học.
4.1.2. Niềm tin thực dụng - giá trị và hạn chế
Một số giá trị trong quan niệm về niềm tin thực dụng của Peirce
Thứ nhất: Trên cơ sở giải quyết mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học,
Peirce đã đưa ra lý thuyết niềm tin thực dụng như một thể nghiệm để dung hòa
mâu thuẫn giữa chúng. Điều này có tác dụng, một mặt vừ khai thác được vai
trò của niềm tin, mặt khác lại phát huy được vai trò của khoa học.
Thứ hai: Niềm tin thực dụng là niềm tin được xây dựng trên cơ sở căn cứ
vào HIỆU QUẢ mà nó đem lại cho chủ thể với tư cách là cơ sở hành động,
như là một thói quen hành động
Thứ ba: Có thể nhận thấy rằng, niềm tin thực dụng đã thể hiện tinh thần
tỉnh táo của một niềm tin khoa học. Qua đó tạo hậu thuẫn cho ý chí vươn vượt

18

của người Mỹ, phóng vào thực tiễn để tìm kiếm sự thành công, khẳng định sự
tồn tại của mình.
Thứ tư: Một đặc điểm quan trọng khác của phương pháp khoa học với tính
cách là hạt nhân của lý luận thăm dò (lý luận hoài nghi) để xác lập niềm tin của
Peirce là nhấn mạnh đến quá trình tiến bộ và phát triển, chống bảo thủ, trì trệ.
Quan điểm này của Peirce đã có những nhân tố tích cực nhất định.
Thứ năm: Trung tâm của niềm tin thực dụng được thể hiện rõ nét nhất ở
nội dung giá trị luận và thực tiễn luận của nó. Điều này đã không những tạo ra
nét đặc trưng riêng của niềm tin thực dụng so với các niềm tin trước đó trong
triết học truyền thống mà nó còn tạo ra nét đặc sắc của chủ nghĩa thực dụng
với quan niệm trung tâm về niềm tin.

Một số hạn chế trong quan niệm về niềm tin thực dụng của Peirce
Thứ nhất: Peirce đã thể hiện sự sùng bái khoa học, mang tính duy khoa
học trong việc xây dựng niềm tin.
Thứ hai: Khi chuyển đối tượng của niềm tin từ tin vào cái tốt (thiện), tin
vào cái đẹp (mỹ) chuyển thành tin vào cái đúng (chân). Coi cái đúng là cái tốt,
cái đẹp, có xu hướng đồng nhất giữa chúng.
Thứ ba: Lấy hiệu quả thực tiễn làm thước đo để xây dựng và củng cố niềm
tin, làm cho niềm tin được xác thực. Điều này vô hình dung Peirce đã làm cho lĩnh
vực tâm linh, niềm tin vào cái siêu việt bị thế tục và phàm tục hóa.
Thứ tư: Khi đặt niềm tin trong mối quan hệ với tri thức, Peirce lấy tri thức
kinh nghiệm để làm cán cân, đối trọng trọng việc xác định niềm tin thực dụng.
Tuy nhiên, khi giải thích sự thực và kinh nghiệm, Peirce thường loại bỏ cơ sở
khách quan của nó. Tiêu chuẩn của ông về sự rõ ràng, trong sáng của quan
niệm lại thường không phải là sự thực khách quan, mà là quan niệm có tạo nên
hiệu quả thực tế cho con người hay không.

19

Thứ năm: Trong lý luận về xác định niềm tin của mình, Peirce đã liệt kê
và chỉ ra có bốn phương pháp xác định và củng cố niềm tin, tuy nhiên chỉ có
phương pháp khoa học được ông tín nhiệm và coi là đủ tin cậy để hình thành
nên niềm tin cho con người. Sự trình bày về phương pháp khoa học của Peirce
quả thật có nhân tố khách quan và khoa học, nhưng ông lại coi hiệu quả thực tế
của con người làm ra là tiêu chuẩn thực tế và sự thực, là tiêu chuẩn căn bản xác
định niềm tin, như thế yếu tố khách quan, quy luật vĩnh hằng chung quy cũng
phụ thuộc vào hiệu quả, và như vậy, trong quan niệm của Peirce có thể sẽ bị
ngả về, bị đánh giá là mang lập trường của chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
4.2. Ảnh hƣởng của quan niệm về niềm tin thực dụng của Peirce đến một
số đại diện tiêu biểu trong triết học thực dụng Mỹ sau Peirce
4.2.1. Ảnh hưởng của quan niệm về “niềm tin thực dụng” của Peirce đến

triết học thực dụng của W.James và J.Dewey
Triết học thực dụng do C.S.Peirce đặt nền móng tại Mỹ, phản ánh tính
cách, tâm lý và văn hóa con người Mỹ. Sau C.S.Peirce, triết học thực dụng tiếp
tục được phát triển bởi W.James và J.Dewey. Với tư cách là “rường cột” của
triết học thực dụng Peirce, các giá trị cơ bản của niềm tin thực dụng thông qua
triết học thực dụng đã được W.James và J.Dewey tiếp tục phát triển. Nếu
C.S.Peirce người đã đề ra phương pháp của tư duy của triết học thực dụng
đồng thời là người sáng tạo ra tên của triết học thực dụng, thì W.James là
người đã quảng bá xu hướng triết học thực dụng và làm cho nó nổi tiếng trên
toàn thế giới. Công lao của W.James là ở chỗ làm cho triết học thực dụng thoát
khỏi biên giới nhỏ hẹp của nước Mỹ để đến với các nước trên thế giới và
W.James cũng đã hoàn thiện nguyên lý thực dụng của C.S.Peirce làm cho nó
trở nên hoàn chỉnh. Còn J.Dewey đã rút ra từ triết học thực dụng những hệ quả
trong giáo dục, chính trị và đã làm cho triết học thực dụng được ứng dụng một
cách phổ biến vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của nước Mỹ. Ba nhà tư

20

tưởng này “trong khuôn khổ của triết học thực dụng đều gặp nhau ở chỗ họ
cho con đường tuyệt vời của họ là nhìn học thuyết của họ như là một phương
pháp xác định những khái niệm và những luân lý trong sự phát triển của
những hiệu quả của chúng.”
4.2.2. Ảnh hưởng của quan niệm về “niềm tin thực dụng” của Peirce đến
một số nhà triết học thực dụng hiện đại (tân thực dụng)
4.2.2.1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện chủ nghĩa tân thực dụng
Vào những năm nửa cuối thế kỷ XX, nước Mỹ hùng mạnh rơi vào tình
trạng khủng hoảng về kinh tế, hỗn loạn về mặt xã hội và rối ren về mặt chính
trị. Chính những vấn đề nóng bỏng được đặt ra vào những năm nửa cuối thế
kỷ XX đã làm lung lay đến tận gốc rễ nền tảng tinh thần và giá trị của nước
Mỹ. Từ bối cảnh khủng hoảng tinh thần đó đã thúc đẩy nhu cầu tất yếu phải

hình thành một học thuyết có thể giúp người Mỹ vượt qua những nền tảng xưa
cũ, lạc hậu để định hình một hướng đi mới, phù hợp, hiệu quả cho nước Mỹ và
triết học tân thực dụng đã ra đời đáp ứng nhu cầu nói trên của lịch sử.
4.2.2.2. Một số đại biểu tiêu biểu của triết học tân thực dụng và sự ảnh hưởng
của “niềm tin thực dụng” của Peirce đối với họ
Sự ra đời của triết học tân thực dụng gắn liền với các nhà triết học như:
W.V.O.Quine (1908 - 2000), Hilary Putnam (1926 - ), Paul Churchland (1942
- ), Richard Rorty (1931- 2007), Richard Posner (1939 - ), Cornel West (1953 -
), v.v., trong đó đặc biệt là Richard Rorty, người đã khiến giới học giả quan
tâm trở lại đối với thuyết thực dụng một cách rộng rãi
Với tư cách là một học thuyết triết học lấy hành động cơ sở, và coi hiệu
quả đạt được từ những hành động hiện thực đó là niềm tin, chủ nghĩa thực
dụng đã trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm, hiểu nhầm cũng có, xuyên
tạc cũng có, cách tân cũng có; nhưng tựu trung lại, từ thực dụng cổ điển mà
C.S.Peirce có công sáng lập cho đến tân thực dụng, các triết gia bằng trí tuệ và

21

phong cách tư duy mang hơi thở của nước Mỹ đã luôn nỗ lực hết mình trên
con đường chinh phục những vấn đề của triết học, đem đến cho nó những
thông điệp và sức sống mới gắn liền với hiện thực đầy biến động trong một thế
giới luôn không ngừng phóng vượt những chiều kích ngày càng rộng lớn hơn.
4.3. Sự lĩnh hội triết học thực dụng nói chung và niềm tin thực dụng
của Peirce nói riêng ở Việt Nam
Tuy còn nhiều khác biệt nhưng bên cạnh một số điểm tương đồng về mặt
triết lý hoạt động thực tiễn mưu sinh, chủ nghĩa thực dụng và niềm tin thực
dụng mặc dù chưa thực sự ảnh hưởng đến người Việt, chưa đi vào tâm thức,
trở thành một “tế bào” trong văn hóa ứng xử của người Việt, nhưng tiềm năng
để niềm tin thực dụng cũng như chủ nghĩa thực dụng bén rễ và bắt nhập vào
trong dòng chảy văn hóa người Việt chúng ta là rất lớn. Triết lý thiết thực, hoạt

động thiết thực truyền thống cũng như niềm tin thực dụng cần được tiếp biến,
sáng tạo mới để phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn cách mạng hiện
nay. Trên cơ sở những giá trị của niềm tin thực dụng, nó đã gợi ý cho chúng ta
về mặt nguyên tắc phương pháp luận để khai thác, phát huy được sức mạnh
vật chất cũng như sức mạnh tinh thần, trí tuệ và sức sáng tạo của quần chúng
Nhân dân, đó là phải xây dựng và củng cố niềm tin của Nhân dân đối với
Đảng và Nhà nước.

KẾT LUẬN
Sự hình thành và phát triển của triết học thực dụng gắn liền với bối cảnh
lịch sử xã hội nước Mỹ, phản ánh tinh thần, lối sống của người Mỹ. Sự xuất
hiện của triết học thực dụng gắn liền với tên tuổi của C.S.Peirce (1839 - 1914),
sau đó được phát triển bởi W.James (1842 - 1910) và J.Dewey (1859 - 1952).
Thế hệ sau khi C.S.Peirce mất mới bắt đầu biết rằng ông là nhà triết học lớn
nhất, độc đáo nhất của đất nước. Có nhà nghiên cứu nhìn ông như Leibniz, bởi

22

lẽ họ có tính toàn năng nhưng ít có tính hệ thống trong tiếp cận khoa học và đều
có sự phong phú của tư duy đang thai nghén. Nói tới Peirce, Russell ví ông như
hòn núi lửa đang phun ra những khối, ở đó lẫn lộn cả vàng ròng. Từ những năm
20 của thế kỷ XX, các trước tác của Peirce lần lượt được xuất bản, và sau khi các
tác phẩm của ông được công bố, người ta thực sự mới phát hiện về ông và thấy
ông là người đã sáng lập ra triết học thực dụng. Trong những thập kỷ gần đây, tư
tưởng của ông lại được đánh giá cao. Hiện nay, ông được nhìn nhận là người
canh tân trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu và triết
học khoa học. Bộ từ điển bách khoa Britannia cho ông là “một trí tuệ độc đáo và
đa năng nhất mà nước Mỹ đó sản sinh được cho đến giờ”.
Sinh thời, Peirce không tự coi học thuyết của mình là học thuyết triết học
mà chỉ coi nó như một phương pháp làm thế nào để cho tư tưởng của chúng ta

được sáng tỏ, đồng thời bản thân ông cũng không thích dùng từ thực dụng để
đặt tên cho học thuyết của mình. Vì làm như vậy học thuyết của ông sẽ bị hiểu
sai. Vấn đề lợi ích được đề cập trong quan điểm của triết học thực dụng, không
đơn thuần chỉ là lợi ích của một bộ phận, một nhóm người mà là lợi ích chung,
lợi ích của cả cộng đồng và triết học thực dụng của Peirce mưu cầu lợi ích này,
coi đó là động lực, là thước đo, là tiêu chuẩn cho hành động.
Trung tâm triết học thực dụng của Peirce chính là “niềm tin thực dụng”.
Niềm tin thực dụng của ông được luận chứng từ niềm tin của Tin lành giáo, nhưng
nó không phải là một niềm tin tôn giáo, đây là niềm tin của con người ở nơi trần
thế, nó là cội nguồn của sức mạnh, là nguyên tắc chỉ đạo hoạt động. Nhờ có niềm
tin như vậy mà những người dân di cư từ các lục địa đến đây đã tạo dựng nên một
bộ mặt mới cho Tân thế giới với vị thế cường quốc số 1 của thế giới.
Quả thực, từ ngữ của triết học thực dụng dường như khẳng định luận đề
“chân lý là đối tượng của thương mại, tuy nhiên biệt ngữ triết học đó không
đồng nghĩa với từ “lợi ích”, trái lại nó chứa đựng nhiều tinh thần thế giới. Người

23

Đức thích thanh cao hoá cuộc sống hàng ngày đến nỗi khó nhận ra. Khi Hegel
nói: “tất cả cái gì hiện hữu là duy lý” thì đó là biến thể khá ý nhị như điều mà
người Mỹ nói “cái gì có ích là duy lý”. Cả hai điều nói lên sự chính trực về hiệu
quả. Một cách rõ ràng hay một cách dấu diếm, các nhà triết học cho chúng ta
biết về vận mạng của xã hội của họ. Vì vậy, người ta có thể nói tới triết học Mỹ,
triết học Đức, triết học Pháp. Người ta cũng có thể nói tới sắc thái của mỗi dân
tộc như một chủ đề, bằng cách so sánh sự đóng góp của chủ đề đó với những
chủ đề khác được đề ra trong các thế kỷ qua. Vậy là triết học thực dụng Mỹ vượt
qua khá xa lợi ích nói là “tiêu biểu” của Mỹ về lợi ích. Nó cũng làm rõ, ví như
lợi ích cho là “tiêu biểu” về vật chất hoá lý tưởng đó. Và triết học thực dụng
cũng vượt qua lợi ích “tiêu biểu” của Mỹ chỉ khuôn lại ở cái gì là lợi ích và nói
tới một cách tiêu biểu theo kiểu Mỹ. Vì vậy có thể nhận thấy rằng cũng cần phải

đối xử đúng đắn với những nhà triết học Mỹ mà lâu nay người ta tập hợp họ
dưới một cái nhãn quan chung là chủ nghĩa thực dụng.
Ngày nay, với đường lối đổi mới, mở cửa do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng đã thổi một luồng sinh khí mới cho phép chúng ta đối diện trực
tiếp với nhiều khuynh hướng triết học khác nhau, trên cơ sở đó gạn đục, khơi
trong nhằm không những tiếp thu các giá trị tích cực để hoàn thiện và phát
triển lý luận cách mạng trong thời kỳ mới mà còn thực hiện bảo vệ và phát
triển chủ nghĩa Mác.
Niềm tin của quần chúng nhân dân đã được Đảng và nhà nước xác định là
tài sản quý giá; cùng với các yếu tố vật chất, chính trị, yếu tố niềm tin có vai
trò to lớn đang tạo ra động lực mạnh mẽ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội nước ta hiện nay, đối với sự thành công của sự nghiệp đổi mới. Đảng ta
luôn quan tâm xây dựng, củng cố niềm tin khoa học cho quần chúng nhân dân,
nhất là thế hệ trẻ, tạo ra môi trường phát triển lành mạnh và coi đó là nhiệm vụ
và trách nhiệm chính trị trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Trên cơ sở đánh giá

×