Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Phân tích đánh giá cố hệ thống điện Việt Nam giai đoạn 1995-2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.3 KB, 27 trang )

Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì vấn đề điện khí hóa
toàn quốc là vấn đề hết sức cấp bách và trong nhiệm vụ điện khí hóa thì việc xây dựng
các nguồn cung cấp điện lại hết sức quan trọng. Trong những năm qua, ở nước ta, các
nguồn cung cấp điện hầu hết là thủy điện vì thế vào mùa khô sẽ thiếu điện trầm trọng.
Thủy điện có ưu điểm là giá thành điện năng rẻ nhưng vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Nước
ta có nhiều than, dầu, khí đốt nên đó sẽ là nguồn nhiên liệu hữu cơ dồi dào cho phép phát
triển mạnh các nhà máy nhiệt điện.
Tuy nhiên, cũng giống như bất kì một nhà máy nào khác thì nhà máy nhiệt điện
cũng luôn tiềm tàng các nguy cơ gây ra sự cố do nhà máy có rất nhiều thiết bị hoạt động
ở điều kiện nhiệt độ và áp suất rất cao. Bài tiểu luận này nhằm nghiên cứu về các loại sự
cố ở nhà máy nhiệt điện nhằm tìm ra nguyên nhân để phòng ngừa và khắc phục chúng.
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu rất nhiều nhưng bài tiểu luận chắc chắn không tránh
khỏi các sai sót. mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Thầy Cô và các bạn.

Nhóm 4

1


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

MỤC LỤC

Nhóm 4



2


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Phân tích đánh giá sự cố hệ thống điện Việt
Nam trong giai đoạn 1995-2001” của EVN thì:
• Đối với các tổ máy nhiệt điện của miền Nam, tỉ lệ sự cố các thiết bị phần hơi nhiệt chỉ chiếm 45% tổng số sự cố nhưng thời gian phục hồi các thiết bị phần nhiệt lại
chiếm tỉ lệ tới 91% tổng thời gian phục hồi tổ máy. Tỉ lệ sự cố phần điện trong các nhà
máy nhiệt điện đốt than ở miền Nam chỉ chiếm tỉ lệ 29% và thời gian phục hồi là gần 8%.
Sự cố do lưới điện bên ngoài chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số sự cố và thời gian
phục hồi sự cố (tương ứng là 26.1% và 2%).
• Đối với các tổ máy nhiệt điện của miền Bắc, tỉ lệ sự cố các thiết bị phần nhiệt
chỉ chiếm 77% tổng số sự cố trong khi thời gian phục hồi các thiết bị phần nhiệt chiếm tỉ
lệ tới 98% tổng thời gian phục hồi tổ máy. Tỉ lệ sự cố phần điện trong các nhà máy nhiệt
điện đốt than ở miền Bắc chỉ chiếm tỉ lệ có 20% và thời gian phục hồi là gần tới 2%.
Điều này lý giải cho việc kiểm tra, xác định sự cố và khắc phục sự cố trong các lò
hơi và chu trình tuần hoàn hơi-nhiệt trong các nhà máy nhiệt điện là rất tốn thời gian.
Ngoài ra còn có nguyên nhân là các thiết bị phụ tùng thay thế cho phần nhiệt của các nhà
máy nhiệt điện than ở miền Bắc thường là không có sẵn mà phải đặt hàng sau khi sự cố
đã xảy ra.
Phần nhiệt trong nhà máy nhiệt điện chiếm đến 80% nên việc quản lí và vận hành
rất quan trọng. Trong nhà máy nhiệt điện, thường có những sự cố chính sau:
• Sự cố ở phần lò hơi
• Sự cố ở turbine
• Các loại sự cố khác


1. SỰ CỐ Ở PHẦN LÒ HƠI
1.1 Sự cố các dàn ống bị ăn mòn
Ăn mòn trong lò hơi bao gồm ăn mòn cơ học và ăn mòn hóa học:
a. Ăn mòn cơ học (mài mòn)
Mài mòn bên trong ống do ma sát của hơi. Điều này thường xảy ra bên trong các
đường ống hơi có lưu tốc cao như dàn ống trao đổi nhiệt của bộ quá nhiệt, đường ống dẫn
hơi. Dàn ống quá nhiệt cũng bị mài mòn do hơi ẩm, làm cho thành ống bị mòn ở bên
trong làm chiều dày vách ống giảm đi.
Mài mòn bên ngoài ống do các hạt chưa cháy hết của nhiên liệu. Dàn ống trao
đổi nhiệt trong nhà máy nhiệt điện than dễ bị hư hỏng là do hàm lượng tro xỉ trong than
rất cao so với các loại nhiên liệu khác. Những hạt tro xỉ này tương tự như những hạt mài
trong thành phần của đá mài, sẽ mài mòn và làm thủng dàn ống trao đổi nhiệt. Phần ống

Nhóm 4

3


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

dễ bị thủng nhất của lò hơi đốt than làm bộ tiết kiệm (economizer) hay còn gọi là bộ hâm
nước cấp.
Mài mòn do tro bay thường gây ra sự cố đối với dàn ống của bộ sinh hơi, bộ hâm
nước cấp, do vật liệu chế tạo của những dàn ống này là thép thường và gang, độ bền cơ
học kém hơn so với dàn ống quá nhiệt.
Với lò tầng sôi sự ăn mòn lại chủ yếu do bụi và tro. Việc phân ly không tốt của bộ
cyclone cũng như bộ hồi liệu làm chất lượng khói thoát ra có nhiều bụi và các hạt chưa
cháy hết sẽ làm cho sự cố rất nghiêm trọng ở phần cuối đuôi lò.

Trong nhà máy điện đốt than vấn đề thành phần nhiên liệu rất quan trong, cho nên
phải duy trì nhiên liệu có thành phần càng gần giống thiết kế càng tốt. Nếu thay đổi thành
phần nhiên liệu sẽ dễ gây ra các vấn đề cho lò hơi như: mài mòn dàn ống trao đổi nhiệt,
tắc nghẽn bộ sấy không khí, ăn mòn hóa học.
b. Ăn mòn hóa học
• Ăn mòn hóa học do ăn mòn điện hóa
Trong than đá, dầu... đều có một số hóa chất nhưng quan trong nhất là lưu huỳnh.
Sau khi cháy, lưu huỳnh có thể trở thành Oxyt lưu huỳnh và nếu kết hợp với nước sẽ
thành axit sunphuric. Hơi bốc lên sẽ kết hợp với hơi nước trong không khí tạo thành axit.
Phần không bốc hơi được nằm trong tro xỉ tồn đọng sẽ thành chất axit bám vào thành
ống.
Nếu các bụi bẩn bám trên thành ống hoặc trong kết cấu kim loại có các hạt kim
loại khác với kim loại lò hơi thì nó sẽ kết hợp với chất axit này hình thành các viên pin
nhỏ li ti. Các viên pin này bị nối ngắn mạch, và cực âm sẽ bị ăn mòn nghiêm trọng do
dòng điện ngắn mạch ấy. Giai đoạn bị ăn mòn nhiều nhất là lúc máy ngừng, nhiệt độ hơi
còn cao nhưng hơi nước đã kịp đọng sương và thấm vào các lớp tro xỉ trên bề mặt kim
loại.
Còn ăn mòn bên trong ống chủ yếu là do hơi axit tan trong nước (axit cacbônic).
Do đó, trong nhà máy nhiệt điện, phòng hóa nghiệm và công tác xử lí nước là một
bộ phận rất quan trọng. Ngoài việc xử lí chống ăn mòn, còn phải xử lí chống đóng cáu
cặn bên trong lò hơi.
• Ăn mòn hóa học do nhiệt độ
Ăn mòn hóa học của ống trao đổi nhiệt lò hơi gồm ăn mòn nhiệt độ cao và ăn mòn
nhiệt độ thấp
Ăn mòn nhiệt độ cao xảy ra với bộ quá nhiệt và những vùng ống trao đổi nhiệt
chịu nhiệt độ cao trong buồng lửa nhưng chủ yếu xảy ra với dàn ống quá nhiệt ở đó nhiệt
độ hơi khoảng trên 5000 C. Dàn ống quá nhiệt thường bị xỉ nhiệt độ cao bám vào, do

Nhóm 4


4


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

trong xỉ có thành phần V 2O5 làm chất xúc tác gây nên ôxy hóa nhiệt độ cao của dàn ống
bộ quá nhiệt.
Nguy cơ gây nổ ống quá nhiệt thường do ăn mòn nhiệt độ cao và mài mòn làm
cho chiều dày vách ống giảm đi, cộng với việc đóng cáu làm cho nhiệt trở vách ống tăng
lên, nhiệt lượng trong khói không thể truyền cho hơi nên chênh lệch nhiệt độ giữa hai bên
thành ống tăng lên gây nổ ống do ứng suất nhiệt.
Ăn mòn nhiệt độ thấp thường xảy ra ở khu vực đuôi đường khói như bộ hâm
nước cấp, bộ sấy không khí kiểu quay. Cơ chế của nó làm thành phần lưu huỳnh trong
nhiên liệu khi cháy sẽ tạo ra hơi xít. Tuy nhiên nếu khống chế nhiệt độ khu vực đuôi
đường khói ở trên nhiệt độ đọng sương thì sẽ không xảy ra ăn mòn nhưng nhiệt độ đọng
sương phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên rất khó điều chỉnh.
Ăn mòn nhiệt độ thấp thường làm hư hỏng các tấm trao đổi nhiệt của bộ sấy
không khí kiểu quay (rotary air preheater). Các tấm trao đổi nhiệt bị ăn mòn dễ bị mục sẽ
bịt kín đường lưu thông gió khói, gây thiếu gió và khó duy trì áp lực buồng đốt.
Bám cáu do muối thường là do các biện pháp giám sát và khử muối trong nước
cấp lò hơi kém gây nên.
1.2 Các sự cố về cháy và các biện pháp xử lí
• Tắc đường gió cấp 1
Tắc đường gió cấp 1 chủ yếu là xảy ra với hệ thống cấp bột than có kho than trung
gian. Khi ấy, lưu lượng gió cấp 1 đường ống bị tắc giảm đột ngột, áp suất gió tăng lên
hoặc dao động mãnh liệt. Khi tắc nghiêm trọng, dòng điện máy cấp bột than tăng lên và
hoạt động mạnh hơn.
Nguyên nhân cơ bản tắc đường ống gió cấp 1 là:

- Tốc độ gió cấp 1 trong đường ống quá thấp
- Nồng độ và tỷ trọng bột than tăng
- Đối với hệ thống thổi thẳng, khi lượng gió máy nghiền nhỏ, nhiệt độ quá thấp,
khi đó bột than phân bố không đều thì càng dễ gây tắc đường ống.
- Khi miệng vòi đốt bị đóng xỉ nghiêm trọng, trở lực ống cấp bột than tăng làm
cho áp suất gió đầu ra máy nghiền tăng. Bởi vậy, khi lượng than và gió không đổi, cửa
gió cấp 1 đầu ra máy nghiền tự động mở và điều này làm cho bột than bị lắng đọng trong
ống, khởi đầu cho sự tắc nghẽn.
Để đề phòng tắc ống gió cấp 1 thì cần:
- Tăng cường theo dõi tăng áp suất gió máy nghiền, áp suất gió cấp 1, nhiệt độ gió
và số vòng quay của máy cấp than.

Nhóm 4

5


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

- Mỗi khi có hiện tượng có thể tắc ống cần kịp thời tìm biện pháp không cho phát
triển.
- Khi tải thấp, cần duy trì áp suất gió cần thiết, không nên cắt làm việc vòi đốt
hoặc máy nghiền quá sớm để tránh lượng than trong ống gió cấp 1 quá lớn.
- Tất cả các tổ máy dùng máy nghiền bi kép khi tải thấp có thể dựa vào hệ thống tự
động để tăng lượng gió đi vòng để duy trì tốc độ gió cấp 1.
- Cần chú ý theo dõi lượng gió có phù hợp với đường cong vận hành hay không.
Khắc phục sự cố tắc đường gió cấp 1:
- Khi tắc đường ống gió cấp 1, cần lập tức nhanh chóng dùng thao tác tay tăng

lượng gió qua máy nghiền, giảm lượng bột than, dùng lượng gió lớn để thông thổi đường
ống. Đồng thời tăng cường công suất các máy nghiền khác để duy trì công suất hơi của
lò.
- Với hệ thống có kho than trung gian, cần lập tức dừng máy cấp than tương ứng,
mở to hoàn toàn gió cấp 1, tăng tốc độ gió cấp 1 để thông thổi đường ống tắc.
• Cháy không ổn định
Khi cháy không ổn định, vị trí ngọn lửa kéo dài ra xa và tắt, ngọn lửa khi sáng khi tối,
phụ tải lò dao động lớn.
Sự cháy không ổn định có thể phán đoán qua 4 mặt sau:
- Áp suất âm buồng đốt dao động mạnh
- Theo dõi trên bảng điều khiển, tín hiệu báo ngọn lửa yếu
- Theo dõi nhiệt độ và lượng O2 sau bộ quá nhiệt
- Các thông số chính của lò hơi không ổn định
Nguyên nhân của sự cháy không ổn định thường là:
- Khi chất lượng than thay đổi
- Lượng than cấp dao động như khi tắc ống than bột, vòi dầu, lượng bột than là
không đều, mức than bột trong kho than bột thấp… đều gây cháy không ổn định
- Phụ tải lò quá thấp, nhiệt độ buồng đốt giảm, nồng độ bột than thấp hay phụ tải
thay đổi lớn, khiến việc đưa làm việc và cắt làm việc vòi đốt thường xuyên
- Thao tác vận hành không hợp lý. Ví dụ, tốc độ gió cấp 1 quá thấp hoặc quá
cao… Tốc độ gió quá thấp làm cho than vón cục, chuyển động trượt từng khối bột than;
tốc độ gió quá cao làm đứt chân ngọn lửa khỏi vòi đốt. Điều chỉnh lượng Oxy không hợp
lý, lượng gió trong buồng đốt quá lớn làm cho nhiệt độ buồng đốt giảm; khi thổi bụi xỉ,
cửa thải xỉ mở quá hớn hoặc thời gian thổi bụi quá lâu làm lọt nhiều không khí lạnh vào
buồng đốt làm cho nhiệt độ buồng đốt giảm nhiều
- Đóng xỉ buồng đốt và vòi đốt nghiêm trọng, phá hoại trường khí động buồng đốt.
Biện pháp khắc phục:
Nhóm 4

6



Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

- Khi phát hiện cháy không ổn định, trước tiên cần đốt kèm dầu để đề phòng tắt
lửa, chờ sau khi điều chỉnh cháy ổn định, mới cắt dầu.
- Khi chất lượng than xấu đi, cần có biện pháp cải thiện điều kiện bắt cháy như
tăng nhiệt độ không khí nóng, tăng độ mịn bột than, giảm thích đáng tỉ lệ gió/than, tăng
nồng độ bột than khi tải thấp, đốt tập trung vòi đốt…
- Nếu cấp than không ổn định dẫn đến cháy không ổn định, cần tăng gió cấp 1 và
nhiệt độ gió cấp 1, để giảm độ ẩm bột than, để bột than không kết dính hoặc gây tắc, tiến
hành thổi bụi đúng qui trình, chú ý ngăn ngừa các tình huống không có lợi cho quá trình
cháy. Nếu điều kiện an toàn cho phép, giảm áp suất âm buồng đốt để tránh lọt gió…
• Tắt lửa buồng đốt
Biểu hiện của tắt lửa buồng đốt:
- Tắt lửa buồng đốt là hiện tượng quá trình cháy trong buồng đốt tự nhiên bị gián
đoạn, ngọn lửa không ổn định và luôn có thể bị tắt.
- Khi bị tắt buồng đốt, ánh sáng ngọn lửa tối hoặc buồng đốt tối hoàn toàn, trên
màn hình báo ngọn lửa của phòng điều khiển mất hình, tấm chắn cấp than nhiên liệu
đóng lại.
- Các hiện tượng phụ khác là do tắt lửa, áp suất trong buồng đốt trong một giai
đoạn ngắn tăng vọt, quạt gió cấp 1, 2 tự động cấp thêm gió.
- Nếu áp suất gió cấp 1, 2 tăng không bình thường, mức nước bao hơi dao động
giữa mức cao nhất và thấp nhất, lưu lượng, áp suất, nhiệt độ hơi giảm đột ngột, lượng oxy
tăng vọt.
Nguyên nhân tắt lửa buồng đốt:
- Nguyên nhân chủ yếu tắt lửa buồng đốt là cháy không ổn định
Ngoài ra còn có thể có nguyên nhân khác như:

+ Sự cố thiết bị phụ của lò như quạt gió, quạt khói, máy cấp than… đột nhiên
dừng vận hành
+ Thao tác thay đổi vòi đốt, máy nghiền không hợp lý
+ Thổi bụi dàn ống không kịp thời, để các khối xỉ rơi
+ Nổ ống sinh hơi, nước và hơi phun vào buồng đốt gây tắt lửa
+ Khi chỉ cho vận hành một máy nghiền bi kép;
+ Khoảng cách giữa các vòi đốt làm việc quá lớn
+ Khi xuất hiện tín hiệu “sự cố turbine giảm tải rất nhanh (FCB)” hoặc có sự cố
“lò hơi giảm tải rất nhanh (RB)”, hệ thống tự động xử lý không tốt
Biện pháp khắc phục:
Trong vận hành, việc phán đoán chính xác hiện tượng cháy không ổn định hay tắt
lửa buồng đốt rất quan trọng. Bởi vì cách xử lý cả hai hiện tượng là hoàn toàn khác nhau:
Nhóm 4

7


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

- Nếu cháy không ổn định, cần phải đốt kèm dầu;
- Nếu tắt lửa buồng đốt, nếu đốt dầu sẽ gây nổ buồng đốt, chỉ có cách là cắt nhiên
liệu.
Khi một tổ máy kiểu khối bị tắt lửa, turbine và máy phát tự động dừng theo, chống
giảm tải để phòng ngừa áp suất, nhiệt độ hơi giảm quá nhanh, ảnh hưởng đến áp suất
thiết bị và cũng để việc khôi phục vận hành bình thường dễ dàng.
• Nổ buồng đốt (bùng cháy nhanh)
Nguyên nhân gây nổ buồng đốt:
Sự nổ buồng đốt lò hơi là hiện tượng khi các chất chưa cháy hết còn bám lại trong

không gian buồng đốt, đạt đến một nồng độ nhất định và được mồi lửa, khiến cho áp suất
buồng đốt dao động với biên độ rất cao, sự bùng cháy trở nên nghiêm trọng.
Khi vận hành bình thường, nhiên liệu đưa vào buồng đốt lập tức được mồi lửa. Tình
huống cụ thể như sau:
- Khi mất lửa, nếu có dầu hoặc bột than lọt vào buồng lửa, nếu không tiến hành
thông khói, khi mồi lửa sẽ gây nổ buồng đốt.
- Nếu mồi lửa không thành công, trong buồng đốt và đường khói vẫn còn nhiều
hỗn hợp dễ cháy, nếu không tiến hành thông khói, khi mồi lửa lại sẽ gây nổ buồng đốt.
- Khi khởi động lò từ trạng thái lạnh, nếu cho hệ thống cấp than bột làm việc quá
sớm, do nhiệt độ buồng đốt thấp, bột than không cháy hoàn toàn hoặc nhiệt độ dầu thấp,
phun sương không tốt, các hạt dầu tích tụ trên dàn ống, phễu tro lạnh, trong một điều kiện
nhất định có thể gây nổ.
- Một số vòi đốt tắt lửa hoặc tắt lửa buồng đốt, MFT chưa tác động nếu tiếp tục
cấp nhiên lệu sẽ dẫn đến nổ.
- Các nguyên nhân khác như là chất lượng than thay đổi, không điều chỉnh lại tỉ số
than/không khí, hệ thống tự động khống chế hỏng, hệ thống bảo vệ không làm việc…đều
có thể dẫn đến nổ.
Biện pháp khắc phục:
Dựa vào những nguyên nhân gây ra nổ buồng đốt để khắc phục hiện tượng nổ
buồng đốt.
Thực tế chứng mình là 90% các sự cố nổ buồng đốt xảy ra khi khởi động, dừng lò
hoặc khi tải thấp.
• Các sự cố về vòi đốt
Các sự cố vòi đốt là các sự cố như nhiệt độ ra vòi đốt quá cao, đóng khối nhiên
liệu, tắt gió cấp 1, tắc cục bộ phía trong vòi đốt, cháy vòi đốt. Các vòi đốt lớn đều có
trang bị hệ thống đo nhiệt độ vòi đốt, theo dõi nhiệt độ này tăng đều và vượt quá một giá
trị định mức, vòi đốt sẽ bị cắt, máy nghiền tương ướng cũng dừng.
Nhóm 4

8



Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

Các hiện tượng chủ yếu khi xảy ra sự cố vòi đốt là:
- Có cảnh báo về sự cố vòi đốt nhiệt độ cao
- Tín hiệu báo ngọn lửa của vòi đốt sự cố chập chờn, có khi báo không có lửa
- Gió cấp 1 của vòi đốt có sự cố sai lệch khác thường
- Bộ mồi lửa cũng bị cháy, không thể đưa vòi dầu vào làm việc
- Nhiệt độ vỏ vòi đốt bị sự cố tăng cao liên tục
Nguyên nhân gây sự cố vòi đốt có thể như sau:
- Điểm bắt cháy quá gần vòi đốt, thậm chí có thể xảy ra cháy trong vòi đốt.
Nguyên nhân có thể là: tốc độ gió cấp 1 quá thấp, nhiệt độ gió máy nghiền cao; độ mịn
than cao, gió trung tâm nhỏ…
- Điều chỉnh gió cấp 2 không hợp lý
- Các vòi đốt không làm việc, gió trung tâm bị đóng lại do thao tác nhầm
- Tấm chắn đóng cắt trên gió cấp 1 không ổn định
- Áp suất dầu của vòi dầu thấp, nhiệt độ dầu thấp, phun xuống không tốt hoặc phối
gió không hợp lý
- Bắt cháy trong hộp gió cấp 2
- Điều chỉnh van tiết lưu của các ống bột than của cùng một máy nghiền hoặc tấm
chắn gió cấp 1 không hợp lý, gió cấp 1 không đều, gây tích tụ than bắt lửa cháy, làm
hỏng vòi đốt.
- Năng suất một máy nghiền quá cao, cường độ đốt của các vòi đốt tăng quá cao
Để tránh các sự cố vòi đốt, cần lưu ý các vấn đề sau:
- Người vận hành phải thành thạo, nắm được nhiệt độ làm việc bình thường của
vòi đốt. Trước khi cho vòi đốt làm việc, phải kiểm tra các nhiệt độ đó để xác đinh xem
nhiệt độ có chính xác không.

- Khi phát hiện nhiệt độ vòi đốt cao, cần phân tích toàn diện:
• Nếu là do vận hành máy nghiền gây ra thì cần tiến hành điều chỉnh máy
nghiền;
• Nếu do tác động của bột than (do giảm lượng gió cấp 1) phải dùng gió cấp
1 thông tắc, nếu không thể thông tắc, cần phải dừng máy nghiền tương ứng để xử lý
chuyên môn;
• Nếu do điều chỉnh gió cấp 1, 2 không hợp lý, cần điều chỉnh lại, ví dụ như
tăng gió cấp 1 hoặc gió cháy.
- Nếu nhiệt độ miệng vòi đốt báo động nhiệt độ cao rất có thể do chất lượng than
thay đổi, gây đóng xỉ hoặc do áp suất buồng đốt cao. Nếu do chất lượng thay đổi, cần
tăng cường thổi bụi, khống chế nhiệt độ từng vùng đốt; nếu do áp suất buồng đốt cao, cần
chỉnh lại áp suất âm buồng đốt.
Nhóm 4

9


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

- Nếu miệng vòi đốt bị đóng xỉ cần dừng vòi đốt đó, sau đó dùng khí nén hoặc
biện pháp thủ công để phá xỉ.
- Khi vận hành, cần tăng cường theo dõi độ sai lệch và độ lớn của gió cấp 1 dao
động mạnh để gây cháy bột than, tích tụ ở trong miệng vòi đốt, khi đó cần dừng máy
nghiền để thông gió làm mát
- Nếu nhiều vòi đốt đồng thời báo động, hiện trường xác nhận là cháy hộp gió cấp
2 tổng thì phải dừng lò khẩn cấp
1.3 Các sự cố khác của phần lò hơi
• Sự cố do vận hành

• Bộ giám sát ngọn lửa trong lò có thể làm việc sai do khói hoặc bụi sinh ra làm
che mất mắt giám sát.
• Hệ thống cấp nước lên lò bị trục trặc chỗ nào đó
• Hệ thống làm mát tuần hoàn lấy từ trạm bơm nước tuần hoàn không đủ làm độ
chân không không đảm bảo, hệ thống làm mát tuần hoàn kín, hệ thống dầu bôi trơn
• Sự cố trong hệ thống quạt gió
• Sự cố trong hệ thống điều khiển buồng đốt
• Sự cố trong hệ thống điều khiển mực nước; lưu lượng nước cấp; nhiệt độ và áp
suất hơi quá nhiệt
Thông thường, các nhà máy nhiệt điện được trang bị hệ thống tự động khá nhiều,
dù là cấp thấp hay cấp cao. Chẳng hạn hệ thống điều khiển nước cấp vào lò. Nó phải điều
khiển được mực nước của bao hơi, điều khiển được lưu lượng hơi cấp cho turbine để dự
đoán nhu cầu phụ tải để phối hợp với hệ thống cung cấp nhiên liệu và quạt gió để phối
hợp điều khiển. Do đó người vận hành rất ít phải thao tác. Tuy nhiên người vận hành cần
phải theo dõi chặt chẽ các thông số vận hành để phát hiện ra những sai sót trong vận hành
như: mực nước bao hơi giảm dần do van điều khiển nước cấp vào bị kẹt phần truyền
động hay phần thừa hành. Cũng có khi ống tín hiệu lưu lượng hoặc áp suất của một thiết
bị đo nào đấy bị nghẽn, hệ thống đo bị sai gây nên điều khiển sai.
• Nhiệt độ sàn quá cao hoặc quá thấp
• Kết khối sàn liệu
• Cháy lại trong đường khói
• Đầy nước bao hơi
• Cạn nước lò hơi
• Xử lí sự cố không rõ ràng của mức nước bao hơi
• Xử lí hỏng ống thủy bao hơi
• Hư hỏng dàn ống sinh hơi
Nhóm 4

10



Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

• Hư hỏng bộ hâm nước
• Hư hỏng đường ống bộ quá nhiệt
• Đường ống hơi và đường ống nước cấp bị hỏng
• Phụ tải lò giảm nhanh
• Sự cố bộ làm mát tro
• Sự cố cháy silo tro

Nhóm 4

11


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

2. SỰ CỐ Ở TURBINE

2.1 Vận hành turbine ở chế độ bình thường
Nghĩa vụ của công nhân vận hành turbine là quan sát trạng thái làm việc của thiết
bị, duy trì đúng các thông số xác định chế độ làm việc của turbine, phát hiện kịp thời các
sai lệch của các thông số. Kiểm tra kĩ khi nhận ca, phát hiện kịp thời các thay đổi nhỏ của
Nhóm 4

12



Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

thiết bị như thay đổi tiếng động, xuất hiện rò hơi, chảy dầu, bộ điều chỉnh làm việc có đổi
khác ? và dự đoán khả năng hư hỏng thiết bị có thể xảy ra…
Sự tăng nhiệt độ hơi lớn hơn định mức rất nguy hiểm cho kim loại bộ quá nhiệt
của lò, đường ống hơi, van hơi, vỏ van stop và van điều chỉnh và cả phần đầu cao áp và
trung áp turbine.
2.2 Các chế độ làm việc sự cố của turbine
• Tăng tải đột ngột:
Biểu hiện:
Sự tăng tải turbine đột ngột thể hiện trước tiên là chỉ số ampe kế tăng, áp suất hơi
trong tầng điều chỉnh và các cửa trích tăng, tăng tiêu hao hơi vào turbine như trường hợp
cắt nhóm bình gia nhiệt.
Nguyên nhân:
Sự tăng tải turbine đột ngột (nhảy vọt) có thể do tần số lưới điện giảm, hư hỏng ở
hệ thống điều chỉnh và phân phối hơi, thao tác vận hành cơ cấu điều khiển tự động cắt
nhóm bình gia nhiệt cao áp nhầm.
Biện pháp khắc phục:
Nếu tải vượt quá giá trị cho phép thì công nhân vận hành phải giảm tải về công
suất định mức. Khi không thể giảm công suất bằng bộ đồng bộ thì cần phải khép bớt van
hơi chính.
Nếu trước khi đột ngột tăng tải, turbine đang mang tải khá lớn và sau khi tăng tải
đột ngột công suất vẫn nhỏ hơn định mức thì cần tìm nguyên nhân gây tăng tải. Khi tăng
tải là do giảm tần số hệ thống điện và sau đó tải ổn định đúng với các điều kiện thay đổi
của hệ thống thì không cần giảm tải turbine. Cần theo dõi xem hệ thống tự động điều
chỉnh lò hơi và turbine có làm việc bình thường không, các thông số làm việc của các hệ

thống đó bằng các giá trị định mức.
Sau mỗi trường hợp tăng tải cần kiểm tra turbine, theo dõi sự làm việc của các ổ
đỡ, độ di trục, độ giãn nở của roto và độ rung.
• Giảm tải đột ngột: Ta phân biệt giảm tải một phần và giảm tải hoàn toàn:
- Khi giảm tải một phần, turbine sẽ giảm đột ngột tải đến một mức nào đó
- Khi giảm tải hoàn toàn, tất cả các van đều đóng và ngưng đưa hơi vào turbine
hoặc máy phát bị cắt và turbine chạy không tải.
Bất kì một sự giảm tải nào cũng dẫn đến sự giảm chỉ số của Watt kế, giảm áp suất
hơi trong tầng điều chỉnh và các cửa trích, giảm lưu lượng hơi và nước cấp. Ngoài ra các
van điều chỉnh đóng và áp suất hơi mới tăng.

Nhóm 4

13


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

Nguyên nhân của sự giảm tải có thể là do tần số lưới điện tăng, hệ thống điều
chỉnh làm việc không tốt, vận hành sai bộ điều chỉnh, áp suất hơi mới giảm đột ngột, các
bộ bảo vệ lò hơi và turbine tác động.
Biện pháp khắc phục:
Khi giảm tải một phần, nếu biết chắc rằng là do vận hành nhầm hoặc do áp suất
hơi mới giảm thì cần xem xét lại trạng thái của turbine, sau đó khôi phục lại phụ tải cũ và
các thông số hơi như cũ. Nếu tải mới ổn định và phù hợp với các điều kiện của hệ thống
thì turbine nên làm việc ở phụ tải mới cho đến khi có lệnh của điều độ hệ thống điện.
Sự dừng turbine về không tải với van stop, van hơi chính và van điều chỉnh đóng
xảy ra do bộ bảo vệ di trục tác động, do khi chân không bình ngưng thấp hơn 500 mmHg,

do giảm áp suất dầu bôi trơn đến giới hạn số 3, do cắt sự cố nhiệt độ hơi mới và hơi quá
nhiệt trung gian, khi bộ bảo an vượt tốc và khi dừng lò.
Ngoài ra, turbine có thể dừng bằng tay khi xuất hiện các dấu hiệu sự cố.
Nếu phát hiện nhanh turbine dừng do tác động giả của các bộ bảo vệ hay do thao
tác vận hành nhầm thì có thể nhanh chóng mở van hơi chính và cho mang tải turbine
nhưng thời gian turbine làm việc không có hơi với máy phát đấu với lưới điện không thể
lớn hơn 4 phút, nếu không thì cần cắt máy phát khỏi lưới điện.
• Lệch thông số hơi: Áp suất và nhiệt độ hơi mới và hơi quá nhiệt trung gian lệch
quá nhiều so với định mức là do thay đổi chế độ làm việc của lò hơi. Giới hạn độ lệch
cho phép các thông số hơi và các chế độ làm việc của turbine khi các thông số lệch quá
giới hạn có trong các hướng dẫn vận hành của nhà máy chế tạo ứng với mỗi loại turbine
khác nhau.
Khi tăng áp suất hơi thoát cần giảm tải turbine, bắt đầu từ chân không 650 mmHg,
nếu chân không tiếp tục giảm đến 550 mmHg turbine cần giảm tải hoàn toàn, không cấp
hơi vào turbine và cắt máy phát khỏi lưới.
• Các sự cố bình gia nhiệt nước cấp: Việc cắt một bình gia nhiệt là cắt hơi trích
cho bình gia nhiệt đó cho nên lưu lượng hơi qua tất cả các tầng sau đó sẽ tăng. Bởi vậy,
trên cơ sở tính nhiệt turbine, nhà máy chế tạo đã đưa ra các chế độ làm việc khi cắt các
nhóm bình gia nhiệt cao áp và hạ áp hoặc cắt hoàn toàn hệ thống gia nhiệt hồi nhiệt.
Trong hướng dẫn vận hành có chỉ ra các giới hạn công suất và áp suất ở tầng điều chỉnh
tương ứng để đảm bảo các tầng của turbine làm việc an toàn, các cánh và đĩa động không
bị quá tải.
• Mất điện áp trong lưới điện tự dùng: sự mất hoàn toàn điện áp 6kV sẽ làm
dừng các động cơ điện cao áp kéo bơm cấp nước, bơm ngưng và bơm tuần hoàn, quạt
khói và quạt gió. Các cơ cấu trên ngừng làm việc sẽ phải bắt buộc dừng lò hơi và turbine.
2.3 Hư hỏng phần cơ thiết bị turbine
Nhóm 4

14



Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

• Tiếng động lạ trong turbine: khi xuất hiện tiếng động lạ hoặc tiếng động thay
đổi ở một bộ phận nào trong turbine hoặc máy phát đang làm việc thì cần cảnh báo cho
người vận hành. Tiếng động thay đổi có thể là tín hiệu báo có các hư hỏng (lỏng các chi
tiết bắt chặt, nứt mối hàn…). Trong các trường hợp đó cần chú ý nghe vùng có tiếng
động thay đổi và thay đổi thử chế độ làm việc của máy. Nếu tiếng động lạ không mất thì
cần dừng turbine để tìm chỗ hư hỏng và xử lí. Đặc biệt quan trọng là nghe turbine khi
khởi động vì khi đó cho phép kịp thời xác định các chỗ cọ xát ở các chèn và ngăn ngừa
phát triển.
• Hiện tượng xung kích trong turbine: các tiếng xung kích mạnh trong turbine
có thể do có gãy cánh. Bởi vậy để không làm tăng mức độ hư hỏng của phần truyền hơi
thì cần thao tác dừng sự cố turbine. Các xung kích có thể làm tăng độ rung của turbine,
thay đổi tải, áp suất tầng điều chỉnh và các cửa trích, tăng độ muối của nước ngưng. Sự
rung có thể do roto mất cân bằng sau khi cánh bị gãy.
• Hư hỏng trong hệ thống điều chỉnh: không cho phép turbine làm việc với hệ
thống điều chỉnh bị hỏng. Sự cố của hệ thống điều chỉnh thường là gãy ổ trượt của trục
cam hay cần nối các van điều chỉnh, kẹt các mảnh bánh răng truyền động cần điều chỉnh,
kẹt van stop và van bảo an vượt tốc, van điều chỉnh bị treo. Các hư hỏng như vậy không
thể duy trì turbine ở chế độ không tải khi đã cắt máy phát và có thể làm tăng số vòng
quay đến mức phá hỏng phần động.
• Độ rung tăng: khi đột ngột xuất hiện rung turbine đang làm việc ở tải không đổi
thì cần dừng ngay turbine. Nhưng khi turbine đã dừng và không thấy có hư hỏng phía
ngoài thì rất khó xác định nguyên nhân rung. Bởi vậy, thường tìm nguyên nhân rung
trong quá trình giảm tải.
Nguyên nhân tăng độ rung có thể là do:
- Chiều dày màng dầu ổ đỡ giảm do nhiệt độ dầu tăng cao hoặc do độ nhớt của dầu

tăng do nhiệt độ dầu giảm nhiều.
- Méo hoặc bẹp hình dạng lớp ổ đỡ. Khi đó nhiệt độ ổ đỡ và dầu ra tăng lên.
- Turbine bị lệch tâm. Chẳng hạn do nhiệt độ vỏ ổ đỡ giảm nhiều nếu lớp bảo ôn
phần đầu xilanh bị vỡ hoặc do nhiệt độ phần thoát của xilanh hạ áp tăng lên gây lệch một
phía vỏ xilanh turbine dẫn đến cong trục xilanh và cọ xát roto.
- Kẹt chốt định hướng, cản trở sự giãn nở nhiệt bình thường của xilanh.
- Lọt nước vào turbine qua đường trích hơi do vỡ ống bình gia nhiệt hoặc ngập
ngập nước bình gia nhiệt và van một chiều hỏng.
- Hư hỏng cơ trong turbine hoặc máy phát: không thể phát hiện nếu không mở
máy.

Nhóm 4

15


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

Khi các nguyên nhân ngoài gây ra rung động không có và khi giảm hết tải turbine
không giảm được rung thì cần dừng turbine để tìm nguyên nhân và xử lí. Nếu hết rung
khi cắt kích từ thì nguyên nhân là ở cuộn dây roto máy phát.
• Lọt nước vào turbine: Sự lọt nước vào trong turbine do vỡ ống hoặc ngập nước
bình gia nhiệt thường gây thủy kích trong các đường ống cửa trích hơi tương ứng và giảm
nhiệt độ hơi thoát đột ngột. Khi đó cần dừng sự cố turbine bằng cách phá chân không, cắt
hơi và nước đi vào bình gia nhiệt đó. Nếu khi chạy theo đà và quay trục roto thấy có sự
cọ xát trong xilanh thì turbine phải dừng để sửa chữa.
Sự lọt nước vào turbine sẽ làm nhiệt độ hơi giảm đột ngột và “bốc khói” mặt bích
turbine đồng thời có thể tăng lực di trục một phía, làm nóng chảy ổ chặn.

• Hư hỏng đường ống: khi có tiếng “xì” và có chỗ nứt trên đường ống hơi sẽ dẫn
đến tiếng ầm do hơi thoát ra và lớp cách nhiệt bị phá hủy. Không phân biệt được chỗ
hỏng đường ống ở đâu thì turbine đều cần phải dừng và xử lí sự cố. Nếu phát sinh các hư
hỏng lớn trên các đoạn ống mà không tách ra khỏi được tuyến ống hơi chính thì cần dừng
khối cấp tốc. Cần thấy rằng sự “bốc khói” ở các mặt bích và các chỗ khác trên đường ống
hơi chính là rất nguy hiểm vì chứng tỏ độ bền giảm hoặc bulông mặt bích đó bị gãy.
Khi đường ống bị rung, cần kiểm tra các giá treo đỡ đường ống. Ngoài ra, đường
ống bị rung có thể là do thủy kích và có nước hoặc không khí trong ống.
2.4 Dừng sự cố turbine
Cần phải dừng sự cố cấp tốc turbine khi:
+ Chân không bình ngưng giảm thấp hơn 550 mmHg. Khi đó hệ thống bảo vệ tự
động dừng máy.
+ Nhiệt độ hơi mới và hơi quá nhiệt trung gian cao hơn giới hạn cho phép trong
một khoảng thời gian nhất định (có hệ thống bảo vệ tự động dừng máy).
+ Hư hỏng trong hệ thống điều chỉnh khiến turbine làm việc không bình thường.
+ Bốc hơi mạnh hoặc chảy nước do vỡ ống hay hở mặt bích nối trong các sơ đồ
nhiệt turbine và không thể loại trừ.
+ Áp suất hydro giảm đột ngột và không thể nhanh chóng ngừng rò rỉ hydro,
không giữ được áp suất dư 0.5 kg/cm2 khi máy phát đã giảm tải.
+ Vỡ ống trong bình gia nhiệt chèn (loại không cắt được), đe dọa sự làm việc bình
thường của hệ thống chèn.
+ Số vòng quay turbine tăng quá 11 ÷ 12% so với số vòng quay định mức và bộ
bảo an vượt tốc không tác động.
+ Độ kín phía nước bình ngưng rất xấu, có thể làm tăng độ cứng của nước ngưng.
+ Thủy kích trong turbine là giảm áp suất hơi (có bộ bảo vệ và tín hiệu), hơi bão
hòa lọt qua mặt bích van hơi chính, van stop, van điều chỉnh và xilanh, tiếng động thay
Nhóm 4

16



Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

đổi và có tiếng va đập trầm trong turbine, tiếng thủy kích trong đường ống, roto cao áp co
ngắn rõ rệt, có hiện tượng rung và phụ tải giảm.
+ Nghe rõ tiếng va đập trong turbine, có tia lửa ở các chèn.
+ Độ di trục lớn hơn giá trị định mức của phần cao và trung áp do nóng chảy hoặc
hỏng ổ đỡ chặn (có bộ bảo vệ và tự động cắt).
+ Rung động bất thường ở một ổ đỡ.
+ Cháy dầu trong hệ thống điều chỉnh hay bôi trơn và không thể dập tắt bằng các
phương tiện có sẵn.
+ Nhiệt độ dầu ra khỏi một trong các ổ đỡ tăng đến 750C, bốc khói ở các ổ đỡ.
+ Rò rỉ dầu làm cho mức dầu trong bể dầu giảm đến mức sự cố và không thể duy
trì mức dầu trong phạm vi cho phép bằng cách bổ sung dầu từ nguồn dầu phụ.
+ Áp suất dầu bôi trơn giảm đến mức số 3 (0.3 kg/cm 2)(có bộ bảo vệ và tự động
cắt).
+ Rung đường ống dầu và không thể giảm rung bằng cách thay đổi chế độ làm
việc của bộ điều chỉnh hoặc gia cố giá đỡ.
+ Giảm chênh áp “dầu – hydro” trong máy phát thấp hơn giá trị cho phép và
không thể khôi phục giáng áp về giá trị định mức.
+ Cháy máy phát, có lửa và khói.
+ Độ giãn dài tương đối của các roto đến mức sự cố.
Để giảm thời gian chạy theo đà của roto cần phải phá chân không, mở van phá
chân không và đóng hơi cấp cho ejecto.
Việc dừng sự cố turbine thực hiện bằng cách đóng lập tức van hơi, bằng cách tác
động lên van stop turbine hoặc tác động vào bộ bảo an vượt tốc, sau đó cần thực hiện các
thao tác tiếp theo cần có để dừng turbine.
2.5 Các sự cố khác ở turbine

• Sự cố trong hệ thống điều khiển lưu lượng hơi vào turbine
• Sự cố trong hệ thống dầu chèn trục (nâng trục)
Nếu bợ trục turbine bị hư hỏng mà các rơle bảo vệ không phát hiện được sẽ gây ra
sự cố.
Nếu trong dầu có lẫn cặn, làm nghẽn bộ lọc, giảm áp lực dầu bơi trơn đưa vào gối
trục thì chỉ trong chớp mắt có thể phá hủy gối trục, mất định tâm turbine, cọ cánh động
và cánh tĩnh với nhau, rụng hàng loạt cánh... Vì thế cần phải có hệ thống bảo vệ áp lực
dầu nhưng đôi khi công tắc áp suất này tác động sai cũng có thể gây ra sự cố rã máy.
• Sự cố trong hệ thống điều tốc
• Sự cố do sự giãn nở không đồng đều giữa trục và vỏ turbine

Nhóm 4

17


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

Hệ thống đo lường và giám sát độ rung sẽ bảo vệ máy trong trường hợp rung cao.
Trong khi hệ thống bảo vệ độ rung hay nhiệt độ, áp suất dầu bôi trơn báo động nhưng
người vận hành chưa kịp xử lí sự cố mà hệ thống bảo vệ turbine do một lỗi nào đó không
tác động bảo vệ turbine dẫn đến gây sự cố.

3. CÁC LOẠI SỰ CỐ KHÁC
3.1 Sự cố hệ thống dầu
• Mức dầu trong thùng dầu giảm: trước tiên cần kiểm tra chỉ thị mức dầu dùng
phao để xác định rằng mức dầu giảm ở cả ngăn sạch và ngăn bẩn. Nếu chỉ giảm mức dầu
ở ngăn sạch thì thường do bẩn lưới lọc. Khi đó, mức dầu trong ngăn bẩn cao hơn và cần

vệ sinh lưới lọc.
Khi mức dầu cả hai ngăn đều giảm, cần kiểm tra đường dầu ngoài, van xả dầu sự
cố, bộ lọc ly tâm, bộ lọc giấy, bình hút ẩm, quạt gió hút hơi dầu đồng thời nạp thêm dầu
từ bể dầu dự trữ. Nếu phát hiện và loại trừ được các điểm tổn thất dầu bôi trơn và mức
dầu sau đó không giảm nữa thì turbine vẫn có thể làm việc bình thường. Ngoài ra cần lưu
ý bình làm mát dầu máy phát và hệ thống cấp dầu máy phát.
Nếu mức dầu trong bể dầu giảm nhanh và việc bổ sung dầu vẫn không duy trì
được mức dầu bình thường và không tìm được nguyên nhân, không phục hồi được mức
dầu thì phải dừng sự cố turbine bằng cách phá chân không.
Cần chú ý rằng, khi mức dầu đã xuống thấp hơn mức dầu sự cố thì không thể kiểm
tra mức dầu nữa vì không biết có đủ dầu không để dừng turbine, như vậy không thể kéo
dài việc chạy turbine.
• Giảm áp suất dầu bôi trơn và điều chỉnh: áp suất dầu trong hệ thống dầu bôi
trơn có thể giảm đồng thời với việc giảm mức dầu trong bể dự trữ.
Một số nguyên nhân và phương pháp xử lí việc giảm áp suất dầu:
- Hở van một chiều của bơm dầu dự phòng. Cách kiểm tra là đóng van đầu đẩy
bơm dầu đó.
- Hư hỏng van an toàn của hệ thống dầu. Có thể kiểm tra bằng cách căng lò xo van
cho đến hết cỡ, khi đó áp suất dầu tăng.
- Lọt không khí vào bơm dầu. Có thể kiểm tra bằng cách cho chạy bơm dầu dự
phòng và mở van xả khí bơm.
- Điều kiện đầu hút của bơm dầu chính kém do giảm mức dầu trong khoang dầu
sạch hoặc do hư hỏng injecto tạo cột áp đầu hút. Kiểm tra bằng cách đo mức dầu trong bể
dầu và áp suất đầu hút của bơm dầu.
- Tăng trở lực đường dầu do có vật lạ trong đường dầu hoặc do van vào bình làm
mát dầu mở không hết. Khi đó có thể xác định qua sụt áp đầu đo tại chỗ, chẳng hạn, nếu
Nhóm 4

18



Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

van vào bình làm mát dầu mở bé thì áp suất dầu trước bình tăng và áp suất dầu sau bình
giảm. Sự tăng trở lực đường dầu cũng có thể là do bẩn bình làm mát dầu.
Hư hỏng injecto đặt trong bể dầu. Khi đó, áp suất dầu trong hệ thống dầu bôi trơn
giảm, đồng thời áp suất dầu ở đầu hút bơm dầu chính dao động.
- Hỏng bơm dầu chính. Khi đó có tiếng động khi bơm làm việc và áp suất đầu đẩy
dao động. Các hư hỏng phần cơ thường gây ra mất lưu lượng dầu, áp suất dầu giảm đột
ngột làm cho van điều chỉnh và van stop đóng lại, bơm dầu bôi trơn dự phòng tự động
làm việc.
- Các trường hợp áp suất dầu tăng ít gặp hơn. Áp suất dầu tăng có thể là do van xả
dầu tự động bị hỏng, bơm dầu dự phòng làm việc tự động khi bơm dầu chính vẫn làm
việc hoặc do tắc đường dầu.
• Nhiệt độ dầu thay đổi:
Nhiệt độ dầu trong hệ thống giảm đột ngột có thể do người vận hành thao tác
nhầm hoặc do hư hỏng hệ thống làm mát dầu. Ngoài ra nhiệt độ giảm do khi cho làm việc
bình làm mát dầu dự phòng, mở van dầu vào quá nhanh vì dầu trong bình lạnh nên cần
hòa trộn dầu từ từ.
Nhiệt độ dầu tăng có thể là do người vận hành thao tác nhầm hoặc do hư hỏng van
trong hệ thống làm mát dầu, cũng có thể hỏng van nước vào bình làm mát dầu. Nhiệt độ
dầu tăng nói chung thường là do bẩn bình làm mát dầu, về phía nước làm mát. Trong các
trường hợp đó cần dừng turbine ngay.
• Rung đường ống dầu: sự rung đường ống dầu bôi trơn và điều chỉnh thường là
do hệ thống điều chỉnh có vấn đề (dao động các ngăn kéo, piston…), hư hỏng bơm dầu
chính, hỏng van xả dầu tự động, có khí tập trung trong đường ống, các giá treo đỡ lỏng…
Trong bất kì trường hợp nào, cũng không để turbine làm việc với đường ống dầu rung vì
có thể gây gãy đường ống ở một mối hàn, chỗ nối, gây cháy và làm hư lớp đệm của ổ đỡ.

Vì vậy, cần quan tâm đến các vấn đề trên để đường dầu không bị rung động.
Nhiều khi có thể giảm độ rung của đường ống dầu bằng cách thay đổi chế độ làm
việc của hệ thống điều chỉnh (chẳng hạn cho làm việc ở chế độ áp suất thấp hơn, van điều
chỉnh mở hoàn toàn…). Nếu không loại trừ được hiện tượng rung của đường ống dầu cần
thì cần phải dừng turbine.
• Hỏa hoạn trong gian turbine:
Nguyên nhân hỏa hoạn trong gian turbine thường là do cháy dầu và dầu rơi vào bề
mặt nóng hoặc dầu thấm trong các lớp bảo ôn. Hỏa hoạn còn có thể xảy ra khi bắt cháy
hydro, gỗ, cáp điện hoặc cuộn dây các động cơ điện.

Nhóm 4

19


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

Điều rất nguy hiểm là bể dầu bị đốt nóng khi xảy ra hỏa hoạn. Bởi vậy, trước tiên
cần tưới nước phía ngoài bể dầu. Ngoài ra, nếu có thể, trang bị đường ống khí CO 2 ở phía
trên bể dầu và có van đóng cắt đặt ở điểm cấp khí CO2 cho máy phát.
Khi xảy ra hỏa hoạn lớn, đe dọa đến an toàn công trình và thiết bị và không thể
thao tác cắt dầu đến vùng hỏa hoạn thì cần theo hướng dẫn vận hành: sau khi roto turbine
dừng thì thổi hết hydro khỏi máy phát, mở van xả bỏ hết dầu trong bể. Đường xả dầu
hướng về các bể ngầm riêng.
3.2 Sự cố khử khí

• Chất lượng khử khí kém
Chất lượng khử khí kém khi thành phần O 2 và CO2 trong nước sau khử khí cao (xác

định qua đồng hồ O2 nước).
Nguyên nhân có thể như sau:
- Thông gió cột khử khí do lượng khí xả ít
- Nếu áp suất trong cột nước khử khí dao động hoặc áp suất giảm thì là do nước
bơm vào đột xuất với số lượng lớn, bộ điều áp phản ứng không kịp đưa một lượng hơi
lớn vào hoặc cũng có thể áp suất hơi nước van điều áp thấp.
- Các mắt của đĩa lưới bị bẩn, nước tràn qua thành các đĩa hoặc có hư hỏng trong
cột khử khí, khiến cho nước chảy thành dòng lớn, diện tích tiếp xúc với hơi giảm. Trong
Nhóm 4

20


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

các trường hợp có thể thấy rằng, nhiệt độ nước sau khử khí giảm, thấp hơn nhiệt độ vận
hành mà không xử lý được, cần phải dừng khối để xử lý.
- Quá tải về nhiệt hoặc thủy lực; quá nhiệt cột khử khí có thể xảy ra khi nước đi
vào cột có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tính toán.
Quá tải thủy lực cột khử khí có thể xảy ra do nước đi vào khử khí lớn hơn tính
toán, cột khử khí làm việc kém, do nước tràn qua thành các đĩa… nên không được gia
nhiệt đạt nhiệt độ bão hòa. Nguyên nhân có thể làm bơm nước ngưng dự phòng làm việc
để giảm mức nước trong bình ngưng.
Trong mọi trường hợp, nếu chất lượng khử khí kém, cần lưu ý là chỉ thị của đồng
hồ có chậm trễ, vì nước cấp nằm lâu trong bể chứa và trong bể chứa còn tiếp tục được
khử khí nên khi xuất hiện tín hiệu khử khí kém thì nguyên nhân gây ra đã không còn tồn
tại nữa.
• Áp suất giảm đột ngột

Hiện tượng này rất nguy hiểm, do khi đó hơi cấp cho ejectơ và hệ thống chèn
turbine mất. Sự giảm áp suất đột ngột trong khử khí có thể làm nước trong khử khí sôi
đột ngột, nhiệt độ sôi của nước ở áp suất thấp hơn, nước trong toàn bộ bể chứa và ống
nước xuống bơm cấp sôi đồng thời. Bơm cấp có thể làm việc dao động, ngừng làm việc,
việc cấp nước cho lò bị gián đoạn.
Các nguyên nhân có thể gây ta sự giảm áp suất khử khí:
- Bộ điều chỉnh áp suất khử khí hỏng
- Nguồn bơm cấp cho khử khí bị giảm áp suất.
- Nếu giảm áp suất do giảm nhiệt độ nước ngưng đi vào thì thường do cắt làm việc
bình gia nhiệt hạ áp hoặc do bình gia nhiệt hạ áp bị đầy tràn bởi nước ngưng.
- Xuất hiện rò rỉ hơi rất mạnh ở bình khử khí do hỏng van an toàn, van an toàn
thủy lực bị tắc, bộ điều chỉnh xả tràn bị hỏng.
• Áp suất khử khí tăng quá mức bình thường
Sự cố này có nguy hiểm đến độ bền của bình khử khí và không cho chép. Thường thì
các nguyên nhân gây tăng áp suất là:
- Hư hỏng bộ điều chỉnh áp suất hoặc cơ cấu điều chỉnh trên đường hơi chuẩn bị
khử khí.
- Dừng đột ngột một trong các đường nước lạnh đi vào cột khử khí
- Lọt hơi do nước đọng của bình gia nhiệt cao áp.
• Mức nước bình chứa khử khí thay đổi
Trước tiên, cần kiểm tra độ chính xác xem độ chỉ thị mức nước từ xa làm việc có
chính xác không bằng cách so sánh với ống thủy đặt tại bình chứa khử khí. Đồng thời

Nhóm 4

21


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện


Đề tài 4

phải xác minh độ sai lệch giữa lượng nước vào và ra khỏi khử khí bằng cách kiểm tra chỉ
số đồng hồ lưu lượng nước ngưng và nước cấp.
Nguyên nhân là do:
- Sự giảm mức nước của bình khử khí thường là do lưu lượng nước cấp cho lò hơi
tăng
- Sự tăng mức nước cấp có thể là dấu hiệu có sự rò rỉ trong lò
- Giảm lưu lượng nước ngưng có thể là do bơm nước ngưng làm việc không tốt,
bộ điều chỉnh mức nước ngưng làm việc không tốt hoặc trở lực các bình lọc nước ngưng
tăng. Nếu lưu lượng nước ngưng giảm, mức nước trong bình ngưng bất thường, chứng tỏ
có thất thoát nước ngưng trong hệ thống gia nhiệt hồi nhiệt.
- Mực nước trong bình chứa nước ngưng của khử khí giảm còn có thể là do các
thiết bị đường xả hoặc chứa nước cấp có vấn đề.
Sự tăng mức nước trong bình khử khí thường là do van trên đường nước xử lí bổ
sung vào mở to hoặc rò hơi hoặc nước đường ống liên thông hai bình chứa giữa các khối.
Biện pháp khắc phục:
Trong mọi trường hợp, sự giảm mức nước phải được xử lý bằng cách đưa thêm
nước vào chu trình bằng cách tăng lượng nước bổ sung hoặc tăng năng suất bình bốc hơi
đồng thời với việc tìm và xử lý hư hỏng.
Để giảm mức nước, có thể điều khiển van nước bổ sung, giảm năng suất bình bốc
hơi hoặc bớt nước ngưng về bể chứa dự trữ nước ngưng toàn nhà máy. Nếu nguyên nhân
tăng mực nước trong bình chứa nước khử khí là do lưu lượng nước ngưng chính tăng, cần
kiểm tra chất lượng nước ngưng vì có thể xảy ra rò nước trong bình ngưng.
• Thủy kích ở cột khử khí
Thủy kích ở cột khử khí có thể là do quá tải về nhiệt hoặc thủy lực ở cột khử khí,
cũng có thể do hư hỏng bên trong cột (như tắc nhiều lỗ mặt sàng,…)
Trong quá trình khởi động khối hoặc khi nước ngưng vào cột khí không đều có thể
xuất hiện thủy kích ở các đường ống nối với khử khí vì khi lượng nước đi qua đường ống
bị gián đoạn, đường ống có các đoạn nằm ngang, một phần trong ống sẽ chứa hơi. Các va

đập thủy kích rất nguy hiểm.
• Chất lượng nước cấp xấu
Thường là do có các tạp chất trong các dòng nước đưa vào khử khí. Các muối
cứng hoặc muối silic có thể lọt vào từ các nguồn sau:
-

Lọt muối từ dòng nước ngưng chính do rò nước

-

Lọt nước từ bình bốc hơi khi chế độ làm việc của bình bốc hơi không tốt

-

Lọt muối do nước ngưng của bể chứa nước đọng

-

Lọt muối do nước ngưng của bình chưng cất

Nhóm 4

22


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

- Do hơi hoặc nước của bình giãn nở xả liên tục.

-

Các dạng tạp chất là sản phẩm gỉ kim loại đường hơi-nước, chủ yếu là các oxyt sắt

3.3 Các hư hỏng của các đồng hồ đo lường
• Hư hỏng đồng hồ đo số vòng quay
Nếu kim chỉ của đồng hồ đo số vòng quay, khi turbine đang làm việc, sai lệch
đáng kể so với giá trị định mức thì cần chú ý ngay đến phụ tải của turbine và vị trí van
điều chỉnh. Nếu vị trí van điều chỉnh và phụ tải không đổi, khi đó đồng hồ đo số vòng
quay bị hỏng.
Dấu hiệu của độ lệch số vòng quay so với số vòng quay định mức là tiếng động
của turbine đang làm việc thay đổi.
Ngoài ra số vòng quay của turbine có thể kiểm tra bằng đồng hồ tần số trên bảng
điều khiển hoặc bằng đồng hồ đo số vòng quay cầm tay. Không được khởi động turbine
khi đồng hồ đo số vòng quay bị hỏng.
• Đồng hồ công suất (Watt kế - Wattmet) hỏng
Nếu kim của đồng hồ công suất chỉ lệch so với tải điện, theo hướng nào đó thì độ
lệch đó có thể kiểm tra dựa vào chỉ số của áp kế đo áp suất trong tầng điều chỉnh, trong
các cửa trích, lưu lượng kế chỉ lượng hơi vào turbine và ampe kế chỉ cường độ dòng điện
trong stato của máy phát.
• Hư hỏng áp kế
Trong thiết bị turbine có trang bị rất nhiều áp kế. Sự thay đổi chỉ số của áp kế chỉ
áp suất hơi mới được kiểm tra theo chỉ số của các áp kế khác trên đường hơi: áp kế của lò
hơi, áp kế ở trước và sau van stop.
Việc kiểm tra ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất tầng điều chỉnh hay của một cửa
trích nào đó được thực hiện bằng cách so sánh với chỉ số của áp kế ở các cửa trích bên
cạnh.
• Hư hỏng chân không kế
Khi chân không kế thủy ngân đo chân không bình ngưng chỉ sai thì cần so sánh
với chân không kế lò xo lắp cùng với chân không kế thủy ngân.

• Hư hỏng ampe kế
Độ chính xác của chỉ số ampe kế động cơ điện có thể xác định qua các chỉ số đặc
trưng của cơ cấu động cơ đó truyền động. Ví dụ, nếu là bơm thì chỉ số đó là lưu lượng
nước, áp suất đầu đẩy hoặc mức dung dịch ở đầu hút hoặc đầu đẩy.
• Dụng cụ báo mức hỏng

Nhóm 4

23


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

Khi nghi ngờ các bộ báo từ xa mức nước bao hơi, mức nước khử khí, mức nước
bình ngưng hay bình gia nhiệt đưa về bảng điều khiển của hệ thống thì cách kiểm tra đơn
giản nhất là so sánh trực tiếp với ống thủy đo mức đặt tại chỗ.
• Hư hỏng dụng cụ đo nhiệt độ
Phương pháp kiểm tra nhiệt độ đơn giản nhất là đặt một nhiệt kế thủy ngân chính
xác vào thay thể để so sánh nhưng nhiều trường hợp không thể thực hiện được điều đó,
bởi vậy thường phải kiểm tra bằng gián tiếp.
Sự thay đổi nhiệt độ nước ở một bình gia nhiệt nào đó có liên quan đến sự thay đổi
chế độ làm việc của bình gia nhiệt.
Sự thay đổi nhiệt độ của kim loại ở bất kì khâu nào xảy ra do sự thay đổi của lưu
lượng hơi hoặc nhiệt độ hơi.
• Chỉ thị độ rung các ổ đỡ sai
Khi đồng hồ báo độ rung ổ đỡ tăng mà không có nguyên nhân trực tiếp như giảm
áp suất dầu, lọt nước vào trong turbine, va đập ở phần động…thì cách nhanh nhất là theo
kinh nghiệm đánh giá độ rung của các ổ đỡ bằng “cảm giác” (tay sờ, bệ máy rung…), sau

đó đo bằng các thiết bị đo rung cầm tay.
• Dụng cụ đo độ giãn dài tương đối, độ di trục hỏng
Vì các turbine một trục hiện đại có một ổ chặn và các khớp nối trục kiểu cứng nên
độ di trục của tất cả các roto là như nhau. Bởi vậy sự thay đổi chỉ số đồng hồ đo di trục
roto nhất định sẽ phải ảnh hưởng đến chỉ số của các đồng hồ còn lại. Ví dụ, nếu đồng hồ
đo di trục roto chỉ roto di trục 0.5mm về phía hạ áp thì chỉ số đồng hồ đo độ giãn dài của
roto trung áp và hạ áp cũng phải chỉ 0.5mm và độ co tương đối của roto cao áp là
0.5mm.
Sự thay đổi đột ngột độ giãn nở tương đối roto là do ngừng hút khí từ các chèn về
bình gia nhiệt chèn. Bởi vậy khi có dấu hiệu thay đổi độ giãn nở dài tương đối của đồng
thời roto cao và trung áp, nếu khi đó thông số hơi, phụ tải, nhiệt độ hơi đưa vào chèn
không đổi thì cần kiểm tra bình gia nhiệt hơi chèn. Có thể xảy ra vỡ ống, ngập nước bình
gia nhiệt hơi chèn, tức là sự hút khí từ các chèn bị gián đoạn. Trong tất cả các trường hợp
không cho phép turbine làm việc với bình gia nhiệt hơi chèn bị hỏng, turbine khi đó phải
dừng.
3.4 Dừng sự cố bơm cấp
Bơm cấp dừng sự cố trong các trường hợp sau:
• Khi độ rung bơm tăng lên hoặc tăng đột ngột, cao hơn giá trị cho phép
• Khi xuất hiện tiếng động không bình thường trong bơm, động cơ, khớp nối
Khi có lắp ổ đỡ con lăn, cần phân biệt các tiếng động đặc trưng sau:
Nhóm 4

24


Tiểu luận môn Nhà Máy Nhiệt Điện

Đề tài 4

- Tiếng vo vo đều là làm việc bình thường.

- Tiếng rít, âm chói tai- thiếu bôi trơn hoặc bị cọ xát vào rãnh lăn
- Tiếng rít như còi từng đợt - có chỗ nứt trên rãnh lăn, khe hở hướng kính giữa con
lăn và vành ngoài quá lớn, có bụi, vật lạ trong ổ lăn.
- Tiếng va đập trầm, đục.
• Khi nhiệt độ một trong các ổ đỡ tăng hơn 800C hoặc thấy bốc khói. Hư hỏng một ổ
thường là do lượng dầu bôi trơn vào ổ đó giảm hoặc do hư hỏng về cơ khí ổ đỡ.
• Khi độ di trục của bơm hoặc động cơ đều lớn hơn giá trị cho phép
• Khi các chèn trục hỏng, rò rỉ nhiều nước nóng và hơi ở đầu chèn, các ổ đỡ bị quá nóng,
và dầu bôi trơn bị lẫn nước.
• Hệ thống dầu hỏng, mức dầu trong thùng dầu giảm, rò rỉ nhiều dầu, giảm áp suất dầu
bôi trơn.
• Sinh hơi trong bơm, dẫn đến giảm áp suất đầu đẩy
• Khi rò nước mạnh qua các khe mặt bích, ở bơm hoặc đường ống nối bơm
• Có hỏa hoạn trong hệ thống dầu.
• Có các tai nạn (về người) xảy ra liên quan đến bơm
• Khi xuất hiện lửa, khói, mùi cháy cách điện động cơ
• Khi quá tải động cơ điện, dòng điện tăng nhưng điện áp và các tham số khác của bơm
vẫn bình thường.
3.5 Các sự cố khác
Sự cố về điện chiếm tỉ lệ khá thấp trong nhà máy nhiệt điện
• Sự cố mất nguồn tự dùng
• Sự cố bơm tuần hoàn
• Sự cố bình ngưng
• Sự cố bơm nước ngưng
• Sự cố bình gia nhiệt hạ áp
• Sự cố bình gia nhiệt cao áp (do làm việc ở nhiệt độ cao và áp suất cao)
• Sự cố quạt tháp làm mát
• Sự cố hệ thống tạo chân không bình ngưng
• Sự cố khách quan do thiết bị hư bất ngờ: bể khớp nối mềm của bơm làm mát
tuần hoàn kín, khớp nối mềm của đường ống từ bình ngưng ra …

• Sự cố phần đo lường điều khiển do các đầu đo gửi tín hiệu sai nên thiết bị bảo vệ
tác động sai
• Sự cố phần điện: nguy cơ cao khi đã hoàn thành quá trình chạy thử là bị mất
trộm cáp, sét đánh.

Nhóm 4

25


×