PHẦN I
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường, là tài nguyên vô giá mà thiên
nhiên đã ban tặng cho con người. Đất là tư liệu sản xuất để phát triển nông lâm
nghiệp, là đối tượng lao động rất đặc thù bởi tính chất độc đóa mà không vật thể tự
nhiên nào có thể thay thế được, đó là độ phì nhiêu. Chính nhờ tính chất này mà các
hệ sinh thái đã và đang tồn tại, phát triển và ngay cả cuộc sống của loài người cũng
hoàn toàn phụ thuộc vào đất.
Đất cùng với con người đã đồng hành từ buổi bình minh của nông nghiệp thô
sơ đến nền nông nghiệp tiên tiến và khoa học và công nghệ ngày nay. Đất quý giá là
vậy, nhưng con người đôi khi lại có thái độ thờ ơ đối với đất. Trên phạm vi toàn cầu
và ở nước ta, diện tích đất nông nghiệp đang ngày dần bị thu hẹp do các mục đích sử
dụng khác nhau. Vì vậy, việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và quản lý quỹ đất nông
nghiệp như thế nào đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững đã trở thành một vấn đề
hết sức quan trọng.
Việt nam có khoảng ¾ diện tích đất tự nhiên thuộc miền núi và trung du, nơi
đây có địa hình phức tạp nền tài nguyên đất rất đa dạng. Chỉ tính riêng khu vực miền
núi có tới 8 nhóm đất và 13 loại đất chính. Với số dân hiện nay khoảng trên 80 triệu
người đã đưa nước ta trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ diện tích bình quân
đất/người vào loại thấp nhất thế giới. Đặc biệt trong nhiều thập kỷ qua chúng ta đã
lạm dụng khai thác không hợp lý tiềm năng đất đai, điều này đã dẫn đến nhiều diện
tích đất bị thoái hóa, giảm khả năng sản xuất. Nhiều vùng đất vốn rất màu mỡ lúc
ban đầu, nhưng sau một thời gian canh tác không hợp lý đã trở thành những loại đất
có vấn đề mà muốn sử dụng chúng như trước đây cần phải đầu tư để cải tạo rất tốn
kém và trong nhiều trường hợp việc đầu tư chưa chứa dẫn đến thành công.
Vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng nghiên cứu, tìm hiểu, lựa chọn một số loại
hình sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện canh tác miền núi nhằm giúp
cho đồng bào các dân tộc từng bước giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống, định
canh định cư, thực hiện tốt các chương trình xóa đói giảm nghèo... là việc làm hết
sức quan trọng và cấp thiết. Cần có những công trình nghiên cứu khoa học, đánh giá
những tiềm năng đất đai làm cơ sở cho việc định hướng phát triển sản xuất nông
nghiệp bền vững, thiết lập các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Tây Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, chia cắt bởi nhiều hệ thống
sông suối, có nền sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính sản xuất nhỏ lẻ, phân tán
không tập trung, lâm nghiệp chủ yếu quản lý, bảo vệ rừng, việc trồng rừng mang tính
tự phát, không theo quy hoạch. Với nguồn tài nguyên đất có khả năng canh tác khá
nghèo nàn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiếu thốn, trình độ dân trí chưa đáp ứng được yêu
1
cầu của quá trình sản xuất; tình trạng chặt rừng, đốt nương làm rẫy, tính tự phát trong
sản xuất còn diễn ra phổ biến; các mô hình sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ
thuật đã và đang được triển khai trên diện rộng nhưng còn gặp nhiều rủi ro về thời
tiết hoặc hạn chế do tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số… nên phần lớn
diện tích đất đai của huyện vẫn chưa được sử dụng và bảo vệ một cách hợp lý, tính
hiệu quả kinh tế mang lại không cao, nguy cơ đất đai bị thoái hoá xảy ra với tốc độ
cao trên địa bàn huyện.
Với thực trạng đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội toàn
huyện. Vấn đề hiện nay cần đặt ra là đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên cơ sở lý
luận và thực tiễn theo FAO nhằm phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó
cơ cấu sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa, trên cơ sở phương án sử
dụng đất nông, lâm nghiệp hợp lý, lâu bền, hiệu quả, và đây được xem như là cách
tiếp cận nhanh nhất trong việc Tây Giang thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo, góp
phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói chung cũng
như của huyện nhà nói riêng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa
phương, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng tài nguyên đất và hướng
sử dụng đất bền vững trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.”
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích đề tài
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực trạng, đặc điểm một số loại hình sử dụng đất chính trên địa
bàn huyện.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của các loại hình sử dụng đất.
- Đề xuất định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp và một số giải pháp đi
kèm nhằm nâng cao khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
1.2.2. Yêu cầu đề tài
- Nắm vững các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực
nghiên cứu.
- Tìm hiểu các tài liệu, văn bản, bản đồ có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tìm hiểu chính xác yêu cầu sinh lý của từng loại hình sử dụng đất cụ thể.
2
PHẦN II
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về đánh giá tiềm năng đất đai.
- Đối tượng nghiên cứu là các loại hình sử dụng đất hiện có trên địa bàn huyện
Tây Giang.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan để sử
dụng đất nông nghiệp.
- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất, xác định các loại hình sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất.
- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp.
+ Lựa chọn loại hình sử dụng đất thích hợp.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ đất đai.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu nhập số liệu
* Phương pháp điều tra, thu nhập số liệu thứ cấp
- Thu nhập dữ liệu, số liệu thông tin có sẵn từ các cơ quan, phòng ban chức
năng và chuyên môn của Trung ương và địa phương (Phòng Tài nguyên và Môi
trường, Phòng nông nghiệp, Phòng thống kê của Huyện).
- Kế thừa chọn lọc tài liệu điều tra cơ bản, tài liệu thổ nhưỡng, phân hạng đất
đai, phúc tra và kiểm tra thực địa trên bản đồ thực địa, chỉnh lý và xử lý tỷ lệ các
loại bản đồ, thống nhất về tỷ lệ 1:50.000 cho phép đối với các huyện miền núi.
* Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Phương đánh giá nhanh nông thôn bằng “Phiếu điều tra nông hộ”
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
Các số liệu điều tra về sử dụng đất sau thu thập được tổng hợp, xử lý trên
phần mềm EXCEL.
2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất
* Hiệu quả kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất thông qua các
chỉ tiêu:
- Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
được tạo ra trong một chu kỳ sản xuất trên một đơn vị diện tích.
GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm.
3
- Chi phí trung gian (CPTG): toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường
xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử
dụng trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số của giá trị sản xuất với chi phí trung gian
GTGT = GTSX - CPTG.
* Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
- Mức độ giải quyết công ăn việc làm thu hút lao động (công/ha).
- Giá trị sản xuất trên công lao động(GTSX/LĐ) và giá trị gia tăng trên công
lao động (GTGT/LĐ).
- Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích người dân.
- Được người dân chấp nhận.
* Hiệu quả môi trường
- Mức độ che phủ của loại hình sử dụng đất (LUT).
- Khả năng ngăn cản dòng chảy tràn.
- Khả năng thấm nước của LUT.
2.3.4. Phương pháp minh hoạ bản đồ
Xây dựng 3 bản đồ, số hoá bằng phần mềm Mapinfo.
- Bản đồ thổ nhưỡng.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ định hướng sử dụng đất.
4
PHẦN III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tây
Giang
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tây Giang là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam,
được chia tách từ huyện Hiên (cũ) theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày
20/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm 10 đơn vị hành chính cấp xã với 70
thôn, với tổng diện tích tự nhiên là 90.296,56 ha.
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Tây Giang
Nguồn: UBND huyện Tây Giang, 2013
Huyện Tây Giang cách trung tâm tỉnh lỵ thành phố Tam Kỳ 190 km và cách
trung tâm thành phố Đà Nẵng 125 km về phía Tây; toạ độ địa lý từ 15 045’ đến
16005’ vĩ độ Bắc và 107 005’ đến 107035’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính của
huyện được xác định như sau: Phía Đông giáp huyện Đông Giang, tỉnh Quảng
Nam; phía Tây giáp tỉnh Sêkông, nước CHDCND Lào; phía Nam giáp huyện Nam
Giang, tỉnh Quảng Nam; phía Bắc giáp huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trên địa bàn huyện có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua dài 25 km, là tuyến
đường quan trọng nối liền Bắc - Nam, cùng với nguồn nông, lâm sản phong phú, nên
Tây Giang có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá với
huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam), huyện Alưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) và các
vùng phụ cận khác, nâng cao khả năng tiếp cận với các tiến bộ khoa học, kỹ thuật.
5
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo, địa chất
1). Địa hình, địa mạo
Tây Giang có trên 95% đất có độ dốc từ 20 o trở lên, phức tạp, đồi núi liên
tiếp cùng với hệ thống sông suối dày đặc tạo nên sự chia cắt mạnh, có xu hướng
thấp dần từ tây sang đông và từ bắc sang nam. Diện tích nằm ở độ dốc <20 0 có khả
năng sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 5% tổng diện tích tự nhiên
toàn huyện, chủ yếu phân bố rải rác dọc theo các sông suối, tập trung ở các xã
Atiêng, Bhalêê, Anông, Lăng. Diện tích này tuy không lớn nhưng lại có ý nghĩa
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là khu vực trồng lúa nước 01 hoặc 02 vụ
cho năng suất khá.
2). Địa chất
Huyện Tây Giang được cấu thành bởi những thành tạo địa chất có thành
phần phức tạp, đa dạng có tuổi địa chất khác nhau từ Paleozoi đệ tứ bao gồm các
phân vị địa tầng của đá trầm tích, trầm tích phun trào, trầm tích biến chất và phức
hệ Macma xâm nhập.
3.1.1.3. Thời tiết - khí hậu, thủy văn
- Nhiệt độ: Tây Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt
độ trung bình hàng năm: 220C, nhiệt độ cao nhất 38 0C, nhiệt độ thấp nhất 80C, biên
độ nhiệt hàng năm khoảng: 5 - 70C. Lượng mưa trung bình hàng năm phổ biến từ
2.000 - 2.500mm, có khi lên đến 4.000mm, thậm chí cá biệt ghi nhận được 5.000 mm,
phân bố không đều theo thời gian. Lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa 10,
11, 12 chiếm tới 70 - 75% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng còn lại trong năm
lượng mưa chỉ chiếm 25 - 35%.
Nhìn chung, với điều kiện khí hậu khá đặc thù như trên, Tây Giang có nhiều
điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Yếu tố hạn chế lớn nhất về
điều kiện khí hậu đối với quá trình sử dụng đất trên địa bàn huyện là mưa lớn tập
trung theo mùa cùng với địa hình đồi núi cao gây khó khăn cho việc tăng vụ, mở
rộng diện tích.
* Thuỷ văn
Với địa hình đồi núi dốc, phân cách mạnh, lượng mưa lớn và tập trung đã tạo
cho Tây Giang một hệ thống sông suối khá dày đặc, tốc độ dòng chảy lớn, lưu
lượng thay đổi theo mùa, gồm các con sông chính sau: Sông Avương, sông Lăng.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có khoảng trên 100 con suối, khe nhỏ với
lưu lượng nước ít, có tác dụng điều tiết chế độ thuỷ văn.
6
Hình 3.2. Sơ đồ mạng lưới thủy văn huyện Tây Giang
Nguồn: UBND huyện Tây Giang, 2013
3.1.1.4. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra, khảo sát thổ nhưỡng, đất đai của huyện chia thành 3
nhóm với 5 loại đất chính và được thể hiện qua bảng 1 và biểu đồ 1.
Bảng 1: Diện tích, cơ cấu các nhóm đất huyện Tây Giang.
Kí hiệu
FL
Tên đất
FAO-UNESCO
I. FLUVISOLS
FlurFlurdy I.1. Umbric fluvisols
I.1.1. Dystris umbric
Fluvisols
Việt Nam
Nhóm đất phù sa
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1.401,65
1,55
Đất phù sa ngòi suối
1.401,65
1,55
Đất phù sa ngòi suối, chua
1.401,65
1,55
Flurdy
1. Areni Dytric
Umbric Fluvisols
Đất phù sa ngòi suối, chua, cơ
giới nhẹ
1.337,63
1,48
Flurdysl
2. Silti Dystric
Umbric Fluvisols
Đất phù sa ngòi suối, chua, cơ
giới trung bình
64,02
0,07
FR
II. FERRASOLS
Nhóm đất đỏ
87.579,93
96,99
FR xa
I.1. Xan thic Ferrasols
Đất vàng đỏ
57.483,58
63,66
Frxavt
II.1.1. Veti Xan thic
Ferrasols
Đất vàng đỏ, nghèo bazơ
57.483,58
63,66
Frxavth
3. Heper dystri Veti
xan thic Ferrasols
Đất vàng đỏ, nghèo bazơ, rất
57.483,58
chua
63,66
7
Fru
II.2. Humic Ferrasols
Fruvt
II.2.1. Veti Humic
Ferrasols
Fruvth
4. Heperdy stri veti
Humic Ferrasols
RG
III. REGOLS
RGdy
III.1. Dytric Gegosols
RGdysl
5. Silti Dystric
Regosols
30.096,3
5
33,33
Đất mùn vàng đỏ trên núi nghèo
bazơ
30.096,3
5
33,33
Đất mùn vàng đỏ trên núi
nghèo bazơ rất chua
30.096,3
5
33,33
Nhóm đất dốc tụ
280,68
0,31
Đất dốc tụ chua
280,68
0,31
280,68
0,31
Đất mùn vàng đỏ trên núi
Đất dốc tụ chua, cơ giới trung
bình
Biểu đồ 1: Cơ cấu các nhóm đất chính huyện Tây Giang
3.1.1.4.1. Nhóm đất phù sa ngòi suối (Umbric Fluvisols)
Nhóm đất phù sa ngòi suối có diện tích 1.401,65 ha chiếm tỷ lệ 1,55% tổng
diện tích tự nhiên; hình thành nên những giải đất hẹp độ dốc từ 3-15 0 dọc các con
suối lớn trong vùng.
Đây là nhóm đất được hình thành trong quá trình bồi lắng phù sa của các con
sông, suối trong khu vực như: sông Avương (chảy qua các xã Bhalêê, Avương,
Atiêng, xã Lăng), suối Mr’rong, Yavour (Avương), sông Vh’lang, suối Mrxêê
(Bhalêê), suối Brêêng (Anông), suối Trlêê, Mloóc, Mrteh (Atiêng), suối Pứt
(Ch’ơm), suối Xắt, T’rul, Ralúp, Kool, Kêên (Axan), suối Kool (Tr’hy), suối Cắt,
Nal (Lăng), suối Chring, Rxâu (Dang) và suối Pút, Rmang (Gari).
Tuỳ theo thành phần mẫu chất của từng khu vực mà tính chất lý, hoá học ở
từng nơi có khác nhau nhưng hình thái phẫu diện vẫn đặc trưng kiểu AC, thành
phần cơ giới thường thô nhẹ, có lẫn nhiều khoáng vật nguyên sinh bền. Nhóm đất
này có quá trình thổ nhưỡng xảy ra chủ yếu, đất còn thể hiện rõ tính xếp lớp thoã
mãn các yêu cầu của vật liệu phù sa. Hàm lượng chất hữu cơ giảm theo yêu cầu
quy luật chiều sâu của lớp đất.
8
Nhóm đất này với một đơn vị đất phụ được chia thành 2 đơn vị dưới phụ,
trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: Đơn vị đất phụ và dưới phụ của nhóm đất phù sa
Tên đất
FAO-UNESCO
I. FLUVISOLS
I.1. Umbric fluvisols
I.1.1. Dystris umbric Fluvisols
1. Areni Dytric Umbric
Fluvisols
2. Silti Dystric Umbric
Fluvisols
Việt Nam
Nhóm đất phù sa
Đất phù sa ngòi suối
Đất phù sa ngòi suối, chua
Đất phù sa ngòi suối, chua, cơ giới nhẹ
Đất phù sa ngòi suối, chua, cơ giới trung bình
(Nguồn: Phân loại đất huyện Tây Giang)
* Đất phù sa ngòi suối, chua, cơ giới nhẹ (Flurdyar)
Diện tích 1.337,62 ha chiếm 1,48% tổng diện tích tự nhiên, được phân bổ ở
hầu hết các xã trong huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã Atiêng, Bhalêê, Axan,
Avương và xã Lăng.
Đây là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, phần lớn là thịt nhẹ, cát pha sétthịt pha cát, tỷ lệ cấp hạt thay đổi theo vùng; chủ yếu là hạt cát từ 40 - 50%, thậm
chí có nơi >60%, lymon từ 38-45% có nơi 28-35%, sét từ 10 - 15% có nơi tỷ lệ sét
pha cát cao (>20%). Đất có dung trọng từ 0,80-1,0g/cm 3. Tỷ trọng nằm trong
khoảng 2,45 - 2,60.
Đất có phản ứng chua, pHH2O từ 4,5 - 5,5, pHKCL < 4,5 độ chua trao đổi trong
khoảng 1,6 - 2,37mg/100g. Dung tích hấp thụ (CEC) ở mức thấp từ 10-15lđl/100g
đất; độ no bazơ tương đối thấp từ 20 - 40%.
Hàm lượng chất hữu cơ trong đất trung bình từ 2,2 - 4,3% (N tổng số thấp từ
0,04 - 0,10%, lân và kali tổng số rất thấp (nghèo), lân và kali dễ tiêu hầu hết ở
<8,0mg/100g đất tức là nghèo.
Đây là loại đất có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn, thích hợp trồng các loại rau màu, lương thực: lúa, khoai và các cây công
nghiệp ngắn ngày như: lạc, ngô…
* Đất phù sa ngòi suối, chua, cơ giới trung bình (Flurdysl)
Diện tích 64,025,6 ha, chiếm 0,07% tổng diện tích tự nhiên, được phân bố
tập trung ở các xã Gari, Axan và xã Dang. Đây là loại đất có thành phần cơ giới
trung bình, tỷ lệ hạt cát từ 50 - 60%, limon từ 20 - 25%, sét từ 15 - 25%; đất có
dung trọng từ 0,8 - 1,0 tỷ trọng từ 2,5 - 2,75.
9
Đất có phản ứng chua, pHH2O từ 5,5 - 5,5; pHKCl<4,5. Độ chua trao đổi
khoảng 1,6 - 2,5meq/100g đất. Dung tích hấp thu (CEC) từ 10 - 15lđl/100g đất. Độ
no bazơ tương đối thấp >=40%.
Hàm lượng chất hữu cơ (OM) trong đất thấp từ 1,0 - 2,2%. Đạm tổng số thấp
từ 0,08 - 1,2. Lân và kali ở mức nghèo <10%.
Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau nếu được đầu tư hợp lý.
3.1.1.4.2. Nhóm đất đỏ (Ferrasols)
Nhóm đất đỏ có diện tích 87.579,93 ha, chiếm 96,99% tổng diện tích tự nhiên,
được hình thành tại chỗ, trên các mảnh Điabaz phun trào xen giữa các vùng Macma
axit rộng lớn. Quá trình phong hoá đá và biến đổi khoáng sét xảy ra nhanh và dường
như không còn các khoáng sét có khả năng phong hoá, các khoáng thứ sinh tồn tại
trong đất chủ yếu là Kaolinit và các khoáng Sesquioxide, quá trình rửa trôi kiềm và
tích tụ sắt nhôm tương đối xảy ra mạnh mẽ. Bao gồm 2 đơn vị đất và 2 đơn vị dưới
phụ, được trình bày qua bảng 3.
Bảng 3: Đơn vị phụ và dưới phụ của nhóm đất đỏ
Tên đất
FAO-UNESCO
II. FERRASOLS
I.1. Xan thic Ferrasols
II.1.1. Veti Xan thic Ferrasols
3. Heper dystri Veti xan thic
Ferrasols
II.2. Humic Ferrasols
II.2.1. Veti Humic Ferrasols
4. Heperdy stri veti Humic
Ferrasols
Việt Nam
Nhóm đất đỏ
Đất vàng đỏ
Đất vàng đỏ, nghèo bazơ
Đất vàng đỏ, nghèo bazơ, rất chua
Đất mùn vàng đỏ trên núi
Đất mùn vàng đỏ trên núi nghèo bazơ
Đất mùn vàng đỏ trên núi nghèo bazơ
rất chua
(Nguồn: Phân loại đất huyện Tây Giang)
* Nhóm đất vàng đỏ (Xanthic Ferrasol)
Diện tích 57.483,58 ha, chiếm 63,66% tổng diện tích tự nhiên, được phân bố
ở các xã: Avương, Anông, Atiêng, Bhalêê, Dang, Lăng và Tr’hy.
Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, phần lớn có tầng dày
>100cm, cấp hạt sét trung bình chiếm tỷ lệ từ 18-35%; lymon trung bình từ 18 -35%,
còn lại là cát. Đất có cấu trúc dạng viên, tơi xốp thường đạt trên 50% dung trọng của
đất vào khoảng 1,00 đến 1,30g/cm3. Tỷ trọng đạt từ 2,5 - 2,77g/cm3.
Đất thường từ chua đến rất chua, pHH2O từ 4,55 - 5,0; pHKCl từ 3,9 - 4,0.
Dung tích hấp thu thấp (CEC) từ 9,5 - 13meq/100g đất. Độ no bazơ ở mức thấp dao
động trong khoảng từ 20 - 40%.
10
Hàm lượng chất hữu cơ ở mức trung bình thấp từ 2,2 - 4,0%. Đạm tổng số ở
mức trung bình từ 0,08 - 0,16%; lân tổng số ở mức nghèo từ 0,03 - 0,065% P 2O5,
lân dễ tiêu cũng ở mức nghèo dưới 10mg/100g đất. Kali tổng số thấp, thường dao
động trong khoảng từ 0,2 - 0,5%K 2O. Kali dễ tiêu ở mức nghèo đến rất nghèo, từ
4,8 – 7,0mg K2O/100g đất.
Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, ăn quả. Tuy nhiên,
trong quá trình sử dụng cần chú ý giữ ẩm cho đất và có biện pháp chống xói mòn
đất. Bên cạnh đó, cần thường xuyên bón vôi bột, bón cân đối N, P, K… nhằm hạn
chế độ chua của đất.
* Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
Diện tích 30.096,35 ha, chiếm 33,33% tổng diện tích tự nhiên, được phân bố
ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, thuộc các xã Avương, Axan, Anông,
Atiêng, Ch’ơm, Dang, Gari, Lăng và Tr’hy.
Nhìn chung, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, hầu hết đất có
tầng dày trên 100cm, cấp hạt sét chiếm từ 20 - 27%, hạt lymon từ 18 - 32% còn lại là cát
chiếm tỷ lệ từ 41 - 62%. Đất có cấu trúc viên, hạt tơi xốp, độ xốp từ 55 - 60%. Dung
trọng của đất khoảng 0,90 đến 1,3g/cm3. Tỷ trọng đạt từ 2,5-2,80g/cm3, đất thường chua
đến rất chua, pHH2O từ 4,2-5.8, pHKCl từ 3,8 - 4,9. Dung tích hấp thu CEC từ 8,3 13,6meq/100g đất, độ no bazơ ở mức thấp từ 24 - 36%.
Hàm lượng chất hữu cơ ở mức trung bình từ 2,2 - 4,3% dung tích hấp thu ở
mức thấp, từ 8 - 13 lđt/100g đất. Lân tổng số ở mức nghèo từ 0,03 - 0,05%. Lân dễ
tiêu ở mức trung bình thấp từ 8 - 12mg/100g đất. Kali tổng số ở mức rất thấp dưới
0,25%. Kali dễ tiêu rất thấp, dao động trong khoảng 4 - 6,5mg/100g đất.
Loại đất này chủ yếu để trồng rừng, các cây thuốc sâm.
3.1.1.4.3. Nhóm đất dốc tụ (RGDY)
Nhóm đất này có diện tích 280,68 ha, chiếm 0,31% tổng diện tích tự nhiên,
được phân bố tập trung tại các xã Lăng, Avương, Gari và Atiêng, được hình thành
tại các nơi có địa hình thấp, dưới chân các sườn dốc hoặc hình thành ngay tại các
sườn dốc thoải, do những sản phẩm xói mòn từ đồi núi đổ xuống theo dòng chảy,
được tích tụ lại tạo ra loại đất có tầng lớp xắp xếp lộn xộn thường không theo quy
luật. Bao gồm một đơn vị đất đai và một đơn vị phụ.
Bảng 4: Đơn vị phụ và dưới phụ của nhóm đất dốc tụ
Tên đất
FAO-UNESCO
III. REGOLS
III.1. Dytric Gegosols
5. Silti Dystric Regosols
Việt Nam
Nhóm đất dốc tụ
Đất dốc tụ chua
Đất dốc tụ chua, cơ giới trung bình
(Nguồn: Phân loại đất huyện Tây Giang)
11
Đất có thành phần cơ giới trung bình, tỷ lệ các hạt sét dao động trong khoảng
15 - 25%, lymon chiếm 17 - 40%, còn lại là cát. Đất có kết cấu rời rạc, tăng dần
theo chiều sâu, có đá lẫn dưới sâu từ 5 - 10%, tầng đất dày >100cm, dung trọng
trung bình 1,0 - 1,3g/cm3; độ xốp tầng mặt thường từ 10 - 50%.
Đất có phản ứng từ chua đến rất chua, pH H2O dao động từ 4,4 - 4,7; pH KCl từ
4,18 - 4,3; dung tích hấp thu ở mức thấp từ 9,4 - 12meq/100g đất. Độ no bazơ ở
mức thấp từ 25 - 35%.
Hàm lượng hữu cơ trong đất trung bình từ 2 - 3,5 tầng đất mặt khá hơn. Đất
có hàm lượng ở mức trung bình từ 0,07 - 0,13%. Lân tổng số chỉ đạt ở mức nghèo
dao động trong khoảng từ 0,03 - 0,04%. Lân dễ tiêu cũng ở mức nghèo từ 5 10mg/100g đất. Kali tổng số cũng ở mức rất nghèo dưới 0,2%, Kali dễ tiêu cũng ở
mức thấp <4,5mg/100 g đất.
Loại đất này thích hợp trong cải tạo đồng ruộng trồng lúa nước đối với nơi
chưa có đủ điều kiện tưới tiêu chủ động.
Từ những phân tích trên, tài nguyên đất của huyện có những lợi thế và hạn
chế sau:
- Lợi thế
+ Đất đai của huyện nhìn chung khá đa dạng, diện tích lớn, phân bố ở nhiều
loại địa hình, cho phép phát triển hệ sinh thái với đa dạng cây trồng.
+ Có nhiều diện tích đồi núi thoải, độ dốc vừa phải thích nghi cho phát triển
các cây công nghiệp, cây lâm nghiệp.
- Hạn chế
+ Chất lượng đất còn thấp cùng với quá trình xói mòn rửa trôi khá mạnh, nên
khi sử dụng vào sản xuất nông nghiệp cần có chế độ cải tạo đất thích hợp nhằm
đem lại hiệu quả bền vững.
+ Số diện tích phù sa ven suối ít lại rất dễ bị ngập úng, lụt vào mùa mưa, gây
cản trở sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
+ Hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất còn xảy ra ở một số nơi làm suy giảm chất
lượng đất, trở ngại cho giao thông đi lại.
Hình 3.3. Bản đồ Tài nguyên đất huyện Tây Giang
(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Tây Giang)
12
3.1.1.5. Tài nguyên nước
1). Nguồn nước mặt
Tài nguyên nước mặt của huyện hết sức phong phú với 3 con sông chính là:
Avương, Lăng, Mơroong và hàng trăm con suối, khe nhỏ như Koól, Nal, Ranoon,
H’xoo, Brêêng, Bốc, Vir, Ch’lang, Tr’lêê….
2). Nguồn nước ngầm
Ở những nơi có địa hình cao, mực nước ngầm ở độ sâu từ 8 - 15 m, những
nơi địa hình thấp chỉ đạt từ 4 - 8 m. Chất lượng nguồn nước chưa đảm bảo, khả
năng khai thác phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế, chỉ mới đáp ứng
được một phần nhỏ nhưng với chất lượng nước không cao, cần được xử lý.
Như vậy, với nguồn nước mặt khá dồi dào cùng với hệ thống sông ngòi, khe
suối dày đặc; nguồn nước ngầm tương đối lớn, đây chính nguồn nước ngọt quanh
năm phục vụ sinh hoạt, sản xuất và cải tạo đất, nhất là ở các mặt bằng mới khai
hoang, góp phần phát triển nền nông nghiệp thâm canh, đa dạng hóa cây trồng.
3.1.1.6. Tài nguyên rừng
Với phương châm “Rừng còn Tây Giang phát triển, rừng mất Tây Giang suy
vong”, thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, đột phá trong
công tá quản lý, bảo vệ rừng; đồng thời, thông qua việc thực hiện các chính sách
của Nhà nước trong việc liên kết trồng rừng, các chương trình phủ xanh đất trống
đồi núi trọc… nên rừng Tây Giang hiện đang được phục hồi, diện tích tăng lên khá
đáng kể.
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Sau 10 năm tái lập, được sự hỗ trợ của các ban, ngành của tỉnh, sự quan tâm
lãnh, chỉ đạo thường xuyên của Đảng bộ, sự chủ động của các ngành địa phương,
sự nỗ lực hết mình của UBND các xã, nền kinh tế của huyện đã đạt được những
thành tựu quan trọng và khá toàn diện trên tất cả các lĩnh kinh tế, xã hội, an ninhquốc phòng.
Có thể điểm qua một số nét chính sau:
- Một là, nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đa dạng, phát
triển khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng,
được thể hiện ở bảng 2 và biểu đồ 2.
13
Bảng 2. Tốc độ tăng giá trị sản xuất huyện Tây Giang
Chỉ tiêu
- Nông lâm
nghiệp, thủy sản
- Công nghiệp,
xây dựng
- Thương mại,
dịch vụ
Đơn
vị
tính
Năm
2010
2011
2012
2013
Tăng bình quân
2009/2013
%
110,43 112,40 113,13 103,13
111,51
%
131,8
112,5
111,5
113,8
117,1
%
21,33
12,75
15,57
21,33
24,46
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tây Giang)
Biểu đồ 2. Tốc độ tăng giá trị sản xuất
Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện được thể hiện qua bảng 3 và
biểu đồ 3.
Bảng 3. Cơ cấu kinh tế huyện Tây Giang giai đoạn 2009 - 2013
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Nông lâm nghiệp, thủy sản
Công nghiệp, xây dựng
Thương mại, dịch vụ
Năm
2010
2011
2012
2013
34,28
46,62
39,31
38,28
12,35
3,03
8,49
12,73
53,37
50,35
52,20
48,99
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tây Giang)
14
Biểu đồ 3. Cơ cấu kinh tế huyện Tây Giang giai đoạn 2009 - 2013
- Ba là, các thành phần kinh tế phát triển tương đối đồng đều, khu vực kinh
tế nhà nước đóng vai trò quan trọng, chủ chốt trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
đóng góp đáng kể vào nền kinh tế huyện nhà.
3.1.2.1. Thực trạng các ngành kinh tế chủ yếu
1). Trồng trọt
Cơ cấu cây trồng từng bước chuyển đổi theo hướng giảm dần các cây trồng
hiệu quả kinh tế thấp, không bền vững, quy mô diện tích gieo trồng nhỏ lẻ, chú ý
phát triển các cây trồng đặc biệt là các cây trồng bản địa có giá trị kinh tế cao với
quy mô ngày càng được đầu tư phát triển, gắn liền với thị trường tiêu thụ.
Tình hình trồng trọt của huyện được thể hiện qua bảng 4.
Bảng 4. Diện tích gieo trồng, năng suất một số loại cây trồng chính
huyện Tây Giang
Tốc độ
PT
2013/2009
(%)
Năm
2009
2013
Cây trồng
Diện
tích
(ha)
* Tổng diện tích gieo trồng
Cây lương thực có hạt
+ Cây lúa
+ Cây ngô
Cây chất bột
+ Khoai lang
+ Sắn
Cây rau, đậu các loại
3.270,3
2.150,0
1.833,0
317,7
868,4
36,5
831,9
129,3
Năng
suất
(tạ/ha)
Diện
tích
(ha)
19,94
22,6
17,28
45,63
25,95
84,99
25,97
3.611,2
2.327,5
1.971,1
356,4
933,3
26,2
907,1
205,5
Năng
suất
(tạ/ha)
21,52
24,29
18,76
38,80
29,99
88,54
30,85
110,42
108,22
107,54
112,20
107,47
71,75
104,69
158,88
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tây Giang)
Tổng diện tích gieo trồng tăng đều, từ 3.270,3 ha năm 2009 3.611,2 ha năm
2013. Bên cạnh việc hạn chế phát rừng làm lúa rẫy với năng suất bấp bênh thì
15
phong trào khai hoang, phục hóa ruộng nước được nhân rộng trong nhân dân nên
diện tích lúa nước tăng hàng năm. Tuy nhiên, năng suất các loại cây trồng có xu
hướng tăng nhưng chậm và không đều. Năng suất ngô tăng từ 17,28 tạ/ha năm
2009 lên 18,76 tạ/ha năm 2013; năng suất lúa năm 2009 là 22,6 tạ/ha thì đến năm
2013 đạt 24,29 tạ/ha.
2). Chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi trên địa bàn được trình bày ở bảng 5.
Bảng 5. Số lượng đàn gia súc, gia cầm huyện giai đoạn 2009-2013
Năm
Năm 2013/2009
2010
2011
2012
2013
1. Số lượng gia súc
Con 11.188 11.811 12.714 10.087
-1.101
- Trâu
Con 1.140
1.188
1.195
968
854
- Bò
Con 2.790
3.308
3.879
3.114
2.835
- Lợn
Con 7.258
7.315
7.640
5.055
-2.203
2. Số lượng gia cầm Con 22.300 26.760 27.701 17.391
17.168
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tây Giang)
Tổng số đàn gia súc năm 2013 của huyện là 10.087 con, giảm 2.922 con so
với năm 2009. Đàn trâu có 1.133 con, đàn bò có 3.483 con, đàn lợn có 8.700 con.
Tổng đàn gia cầm toàn huyện năm 2013 đạt 17.391 con. Giá trị sản xuất ngành
chăn nuôi (theo giá hiện hành) đạt 29.970,4 triệu đồng, chiếm khoảng 26,9% giá trị
sản xuất ngành nông nghiệp.
3). Lâm nghiệp
Công tác giao khoán chăm sóc bảo vệ rừng, quản lý tài nguyên rừng cho
cộng đồng dân cư và hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện ngày càng được quan
tâm. Đến nay, toàn huyện đã giao cho 56 cộng đồng dân cư/10 xã với tổng diện tích
41.923,15 ha, chiếm khoảng 66,87% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện, đã
hạn chế đáng kể tình trạng khai thác rừng bừa bãi.
4). Nuôi trồng thủy sản
Thời gian qua, huyện đã quan tâm đầu tư đẩy mạnh phát triển các ao nuôi,
kết hợp với các chương trình phát triển kinh tế vườn - kinh tế trang trại, hỗ trợ
giống cùng với việc vận động nhân dân đào ao nuôi cá nước ngọt, nuôi ếch… nên
đến cuối năm 2013, tổng diện tích ao là 17,62 ha, giá trị ngành thủy sản đạt
11.754,45 triệu đồng với các hoạt động: Nuôi trồng, đánh bắt, dịch vụ thủy sản.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện, hiện đang triển khai mô hình nuôi cá tầm Nga xứ
lạnh, tiến tới nhân rộng phổ biến trong nhân dân, góp phần phát triển sản xuất, cải
thiện thu nhập.
5). Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng
Chỉ tiêu
ĐVT
16
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản thời gian qua từ
khi chia tách huyện đã có bước phát triển mạnh, nhất là tại khu Trung tâm hành
chính huyện, thu hút ngày càng nhiều các thành phần kinh tế (tập thể, tư nhân, cá
thể…) tham gia lĩnh vực này, kết hợp với việc thực hiện Nghị quyết số 30a/NQ-CP
ngày 27/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ đã và đang tạo hiệu ứng tích cực để
phát triển, với tổng giá trị sản xuất đạt 24.319,77 triệu đồng (theo giá hiện hành).
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 84 cơ sở sản xuất công nghiệp, TTCN, thu hút 234
lao động tham gia. Các ngành sản xuất chủ yếu là khai thác đá, cát, sỏi, vàng sa
khoáng, dệt thổ cẩm, mộc dân dụng…
6). Ngành thương mại, dịch vụ
Tình hình hoạt động của ngành thương mại, dịch vụ được trình bày ở bảng 6.
Bảng 6. Tình hình hoạt động thương mại và dịch vụ huyện,
giai đoạn 2009-2013
Chỉ tiêu
ĐVT
- Số cơ sở
- Lao động
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
dịch vụ
Cơ sở
Người
2010
161
290
Tr.đồng
35.721
Năm
2011
2012
190
209
312
371
46.257
71.759
2013
256
448
98.600
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Tây Giang)
Số lượng cơ sở và lao động hoạt động trong khu vực dịch vụ tăng mạnh.
Năm 2013 có 256 cơ sở, tăng gấp 1,59 lần so với năm 2009; lực lượng lao động
tăng gấp 1,55 lần với tốc độ tăng bình quân là 38,75%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và dịch vụ đạt 98.600 triệu đồng năm 2013, tăng gấp 2,76 lần so với năm 2009,
với mức tăng bình quân là 69,0%/năm.
3.1.2.2. Văn hóa - xã hội
1). Dân số, lao động, việc làm
- Tổng dân số toàn huyện năm 2013 là 17.014 người, trong đó nam chiếm
50,13%; nữ chiếm 49,87%; tổng số hộ 3.796 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn ở
mức cao 21,78%0; mật độ dân số trên địa bàn khá thưa thớt, bình quân 17
người/km2, phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung đông dọc 2 bên tuyến
đường Hồ Chí Minh, tại các tuyến đường liên xã, tại các khu trung tâm hành chính
huyện và ở các xã. Các cụm dân cư hình thành với quy mô nhỏ lẻ, phân bố theo
từng nóc nhà. Tây Giang có thành phần dân tộc đa dạng, gồm 13 dân tộc anh em
cùng sinh sống là: C’tu, Kinh, Mường, Tà ôi, Tày, Hre… với những phong tục, tập
quán canh tác phong phú, trong đó dân tộc C’tu chiếm đa số với 96%.
17
2). Giáo dục
- Bậc mầm non huy động 666 cháu với 39 lớp tại 2 cơ sở. Về giáo dục phổ
thông, bậc tiểu học có 48 điểm trường (10 điểm trường chính và 38 điểm trường
thôn), cùng với các bậc học THCS, THPT đã tạo điều kiện thuận lợi cho học
sinh đến trường. Đào tạo tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng, THCN
(chế độ cử tuyển) được 111 em. Tháng 6/2007, liên kết với trường Đại học Nông
lâm Huế mở lớp Đại học Nông học tại huyện, hệ vừa học vừa làm với số lượng
90 học viên.
3). Y tế
Đây là sự nghiệp luôn được chú trọng, đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết
bị và con người nhằm nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hiện
nay, toàn huyện có 01 Bệnh viện đa khoa cấp huyện, 10 trạm y tế xã, với 97 cán bộ
y tế, trong đó có 15 bác sĩ, chiếm 15,46% tổng số cán bộ, còn lại 82 cán bộ là y sĩ,
y tá, hộ sinh, dược sĩ và đội ngũ khác, chiếm 84,54%.
4). Văn hóa thông tin, thể dục thể thao
Toàn huyện có 4/10 xã có điểm bưu điện văn hóa; 100% số xã có điện thoại
liên lạc cố định (04 xã vùng cao: Tr’hy, Axan, Gari, Ch’ơm sử dụng hệ thống
Visat); 10/10 xã được phủ sóng truyền hình; 04/10 xã chưa có trạm truyền thanh.
Tổng số máy điện thoại là 486, tăng gấp 10,8 lần năm 2009 (45 máy).
3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
1). Đường giao thông
Từ khi chia tách huyện đến nay, hệ thống đường giao thông luôn được quan
tâm đầu tư phát triển tương đối mạnh với đa dạng các tuyến.
- Đường Hồ Chí Minh: Đi qua địa phận huyện dài 25 km, chiều rộng trung
bình 9 m, rải nhựa, là tuyến đường quan trọng thuận lợi giúp cho Tây Giang có
điều kiện giao thông và trao đổi hàng hóa với các vùng phụ cận.
- Đường hành lang, đường nối biên giới: Dài 76 km, đường đất.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 452 km đường giao thông thôn, xóm, nội
đồng, rộng từ 1 - 2 m, đường mòn, nhiều đoạn ghềnh, dốc, giao thông đi lại khó
khăn đặc biệt là vào mùa mưa lũ.
2). Thủy lợi
Hệ thống các công trình thủy lợi bao gồm: Kênh mương, đê, đập… được
quan tâm đầu tư nhằm khai thác nguồn nước cung cấp chủ động cho sản xuất nông
nghiệp, sinh hoạt dân sinh. Tây Giang có nhiều tiềm năng để xây dựng các công
trình thủy điện, đập, hồ chứa nhưng chưa được đầu tư thõa đáng. Toàn huyện hiện
có 39 đập dâng, đập bồi, 4.077 km kênh mương và 16.805m ống nhựa để phục vụ
nguồn nước tưới trong nông nghiệp với quy mô tưới khoảng 85 ha.
18
3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tây Giang, tỉnh Quảng
Nam
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện
là 90.296,56 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với
69.473,37 ha, chiếm 76,94% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng còn khá lớn
với 19.186,63 ha, chiếm 21,25%.
Diện tích và cơ cấu các loại đất chính được thể hiện qua bảng 9 và biểu đồ 4.
Bảng 9. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính huyện Tây Giang năm 2013
TT
Mục đích sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
90.296,56
100
1
Đất nông nghiệp
69.473,37
76,94
2
Đất phi nông nghiệp
1.636,56
1,81
3
Đất chưa sử dụng
19.186,63
21,25
(Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai huyện Tây Giang năm 2013)
37,58%
1,45%
60,97%
Biểu đồ 4. Cơ cấu các loại đất chính huyện Tây Giang năm 2013
19
Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Tây Giang năm 2013
3.2.1. Đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2013 là 69.473,37 ha, chiếm 76,94%
diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố nhiều nhất ở các xã Axan, Atiêng, Avương,
Bhalêê…
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tây Giang được trình bày ở bảng 11.
Bảng 11. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Tây Giang năm 2013
TT
Mục đích sử dụng
Tổng diện tích đất nông nghiệp
1
1.1
1.1.1
1.1.2
1.2
2
2.1
2.2
2.3
3
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất lâm nghiệp
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thủy sản
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
69.473,37
100
3.818,49
2.897,55
1.513,34
1.384,21
920,94
65.632,11
18.128,97
41.949,14
5.554,00
17,62
5,50
4,17
2,18
1,99
1,33
94,47
26,09
60,38
7,99
0,03
20
4
Đất nông nghiệp khác
5,15
0,01
(Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai huyện Tây Giang năm 2013)
1). Đất sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3.818,49 ha, chiếm 5,50% tổng diện
tích đất nông nghiệp toàn huyện; bao gồm đất trồng cây hàng năm 2.987,55 ha, đất
trồng cây lâu năm 920,94 ha, với cây trồng chính là cây lúa, còn lại là các cây rau,
màu ngắn ngày…
Mặc dù chiếm diện tích không lớn nhưng đất sản xuất nông nghiệp mang ý
nghĩa rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực nội vùng, ổn định đời
sống cho nhân dân sản xuất nông nghiệp.
2). Đất lâm nghiệp
Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 65.632,11 ha, chiếm 94,47% tổng diện tích
đất nông nghiệp, trong đó chiếm diện tích rất lớn là rừng phòng hộ 60,38%, kế đến
là đất rừng sản xuất 26,09% và đất rừng đặc dụng 7,99%.
3). Đất nuôi trồng thủy sản
Diện tích 17,62 ha, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu đất nông nghiệp
(0,03%), trong đó chủ yếu nuôi cá nước ngọt của các hộ gia đình, phân bố ở các xã
Gari, Anông, Bhalêê, Atiêng, các xã còn lại diện tích thấp. Ngoài ra, huyện còn chủ
trương thử nghiệm mô hình cá Tầm Nga xứ lạnh tại khu vực Tr’lêê xã Atiêng.
Nhìn chung phần lớn diện tích đất nuôi trồng thủy sản là quảng canh hoặc
bán thâm canh nên hiệu quả kinh tế mang lại còn ở mức thấp.
4). Đất nông nghiệp khác
Diện tích 5,15 ha, phân bố rải rác ở các xã, bao gồm diện tích các vườn ươm
cây giống, nhà kho sản phẩm nông nghiệp…
3.2.2. Đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp toàn huyện là 1.636,56 ha, chiếm 1,81% tổng diện tích
tự nhiên của huyện.
Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp huyện Tây Giang năm 2013 được thể hiện
qua bảng 12.
Bảng 12. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Tây Giang năm 2013
TT
1
1.1
2
2.1
Mục đích sử dụng
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở nông thôn
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Diện tích
(ha)
1.636,56
147.16
147.16
494.46
11.80
Cơ cấu
(%)
100
8,99
8,99
30,21
0,72
21
2.2
2.3
2.4
2.5
3
4
5
Đất quốc phòng
20.50
1,25
Đất an ninh
1.00
0,06
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
99.68
6,09
Đất có mục đích công cộng
361.48
22,09
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
13.25
0,81
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
980.89
59,94
Đất phi nông nghiệp khác
0.80
0,05
(Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai huyện Tây Giang năm 2013)
1). Đất ở
Cùng với quá trình phát triển, dân số ngày càng gia tăng kéo theo sự tăng lên
về nhu cầu đất ở, gây áp lực lên đất đai. Toàn huyện có 147,16 ha đất ở nông thôn,
chiếm 8,99% diện tích đất phi nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở các xã Bhalêê,
Lăng, Avương, Tr’hy, Dang. Bình quân diện tích đất ở trên hộ gia đình còn ở mức
thấp 337,78m2/hộ, do tập quán của người dân sống theo từng cụm, từng nóc, một
khu đất ở có nhiều hộ gia đình sinh sống (từ 2 - 3 thế hệ sinh sống).
2). Đất chuyên dùng
Diện tích đất chuyên dùng là 494,46 ha, chiếm 30,21% diện tích đất phi
nông nghiệp, phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính trong huyện. Xã
Atiêng với Trung tâm hành chính huyện đặt tại thôn Agrồng, tập trung nhiều trụ sở
cơ quan, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng về giao thông, xây dựng nên có diện
tích lớn nhất. Các xã khác còn lại có diện tích thấp. Điều này chứng tỏ diện tích đất
dành để phát triển cơ sở hạ tầng về xây dựng các công trình công cộng, giao thông,
thủy lợi còn rất ít, chưa được chú trọng. Tuy nhiên, điều này cũng phần nào phản
ánh được đặc thù của huyện miền núi với nhiều khó khăn như Tây Giang.
3). Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Diện tích 13,25 ha, chiếm 0,81% diện tích đất phi nông nghiệp. Do tập
quán của người dân hình thành từ xa xưa, các khu vực nghĩa địa chủ yếu là các
rừng ma do các nóc, các làng tự chôn trong các khu rừng, mật độ sử dụng không
cao, phân bố rải rác gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy,
trong thời gian đến, huyện cần từng bước di dời, sắp xếp các mồ mã nằm rải rác
về khu nghĩa địa tập trung, tuyên truyền nhằm hạn chế tình trạng chôn cất một
cách tự phát tránh ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân.
4). Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
22
Diện tích 980,89 ha, chiếm 59,948% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp.
Bao gồm diện tích hệ thống sông suối, ao hồ và diện tích đất mặt nước chuyên
dùng của thủy điện Avương, Tr’hy… trên địa bàn.
Đây là loại đất sử dụng khá ổn định. Tuy nhiên, hiện nay với việc khai thác
vàng sa khoáng ở các khu vực dọc hai bên bờ sông Lăng, sông Avương, suối
Achia, suối H’xoo… đã dẫn đến xói mòn, lở đất, thay đổi dòng chảy.
5). Đất phi nông nghiệp khác
Diện tích 0,80 ha, chiếm 0,05% diện tích đất phi nông nghiệp.
3.2.3. Đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất chưa sử dụng toàn huyện là 33.925,32 ha, chiếm 37,57%
diện tích đất tự nhiên, được trình bày ở bảng 10 như sau:
Bảng 10. Hiện trạng đất chưa sử dụng huyện Tây Giang năm 2013
Diện tích
Cơ cấu
(ha)
(%)
Tổng diện tích đất chưa sử dụng
19.18663
100
1
Đất bằng chưa sử dụng
21,04
0,11
2
Đất đồi núi chưa sử dụng
19139,86
99,76
3
Núi đá không có rừng cây
25,73
0,13
(Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai huyện Tây Giang năm 2013)
Như vậy, huyện vẫn còn một diện tích rất lớn đất có khả năng khai thác đưa
vào sử dụng cho các mục đích. Tuy nhiên để sử dụng một cách có hiệu quả số diện
tích này cần phải nhanh chóng áp dụng các biện pháp cải tạo thích hợp.
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
3.3.1. Đối với loại hình sử dụng đất trồng lúa
Do những đặc tính về đất đai cũng như tập quán canh tác của đồng bào dân
tộc vùng cao, lúa là một trong những loại hình sử dụng đất phổ biến ở huyện Tây
Giang, tập trung chủ yếu trên đất phù sa ven suối.
* Hiệu quả kinh tế
Lúa là hình thức canh tác truyền thống, được ưa chuộng của đồng bào C’tu,
nhưng do điều kiện tự nhiên hạn chế, địa hình và độ dốc lớn không cho phép người
dân mở rộng diện tích, chế độ canh tác dựa phần lớn vào nước trời nên năng suất
tối đa chỉ đạt 21,70 tạ/ha, hiệu quả kinh tế thấp nhưng do chi phí đầu tư thấp, thu
nhập khá ổn định, giải quyết được cả vấn đề lương thực gia đình, nông sản dễ bảo
quản, nên lúa vẫn là loại hình được ưu tiên ở địa phương. Hiện nay, người dân đang
sử dụng nhiều giống lúa lai và thuần Việt như TN15, Nhị ưu 838, NX30, CH5,
Xi23, IR35366…
* Hiệu quả xã hội
TT
Mục đích sử dụng
23
Trồng lúa được người nông dân xem là lấy công làm lãi nên đại bộ phận các
hộ gia đình đều tận dụng lao động trong nhà, không thuê thêm lao động. Mỗi ha đất
sử dụng khoảng 120-150 công lao động/vụ. Đây là loại hình sử dụng đất có mức
công lao động thấp và chủ yếu tập trung ở những thời điểm đầu và cuối vụ, những
thời điểm còn lại công lao động sử dụng ít. Loại hình trồng lúa đảm bảo một phần
lương thực, thực phẩm tại chỗ, có thị trường tiêu thụ, tận dụng lao động, tăng thu
nhập đạt hiệu quả và là loại hình sử dụng đất ổn định nhất, tuy diện tích ít nhưng có
tác động lớn làm hạn chế quá trình sử dụng đất theo kiểu du canh.
* Hiệu quả môi trường
Nhìn chung, canh tác lúa nước tại huyện Tây Giang có mức sử dụng phân
bón, thuốc trừ sâu ở mức trung bình thấp so với cả tỉnh, chỉ có một số hộ gia đình
phun thuốc trừ sâu, trung bình 1 – 2 lần/1 vụ lúa, lượng thuốc thương phẩm khoảng
từ 0,6 – 1,1 kg/ha/vụ. Như vậy trong 2 vụ lúa nông dân đã sử dụng từ 1,2 –
2,2kg/ha/năm. Ngoài ra, canh tác lúa nước có thời gian che phủ mặt đất dài trong
năm, độ che phủ tuy không cao nhưng được đắp bờ, độ dốc thấp nên hiện tượng rửa
trôi bề mặt nhỏ.
3.3.2. Đối với loại hình sử dụng đất cây trồng cạn ngắn ngày
* Hiệu quả kinh tế
Nhìn chung, loại hình này đạt hiệu quả khá trong số các loại hình sử dụng
đất trên địa bàn. Cây trồng chủ yếu là lạc, ngô, khoai… Tổng giá trị sản xuất đạt 57,5 triệu đồng/ha.
* Hiệu quả xã hội
Nhìn chung, đây là loại hình sử dụng cần được quan tâm nghiên cứu vì nó đã
thu hút được lượng lao động lớn tham gia. Tính trung bình 1 ha đất sử dụng khoảng
180 – 200 công lao động cho mỗi kiểu sử dụng đất. Ngoài ra, một ưu điểm nữa của
loại hình này là lao động được phân bố đều trong năm, góp phần cải thiện đời sống
nhân dân, ổn định nơi cư trú của đồng bào.
* Hiệu quả môi trường
Mặc dù loại hình này cho năng suất khá nhưng mức độ thích hợp để duy trì
năng suất trong nhiều năm liền còn hạn chế. Bên cạnh đó việc sử dụng không cân
đối và không theo hướng dẫn khoa học thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đã gây tuy
không lớn đến môi trường nhưng cũng đã ảnh hưởng ở mức độ nào đó đến đất đai,
sinh thái.
3.3.3. Đối với loại hình sử dụng đất trồng cây ăn quả
* Hiệu quả kinh tế
Tổng thu nhập của loại hình cây ăn quả đạt từ 1,0 – 2,1 triệu đồng/ha. Hiệu
quả kinh tế đạt được trên loại hình này đạt ở mức thấp.
Vốn, công lao động chỉ đầu tư vào giai đoạn kiến thiết cơ bản, còn vào giai
đoạn chăm sóc, thu hoạch ít hơn. Tuy nhiên, diện tích cây ăn quả thấp, phân bố
24
manh mún, đa số các hộ sử dụng đất trồng nhiều loại cây, kỹ thuật thâm canh chưa
được phổ biến đến người dân, chủ yếu là trồng và sản xuất theo kinh nghiệm lâu
đời là chính.
* Hiệu quả xã hội
Đây là loại hình sử dụng đất tận dụng được lao động lúc nông nhàn và không
mang tính thời vụ nên có thể coi như việc làm thêm. Các diện tích cây ăn quả
quanh nhà có thể được chăm sóc vào thời gian thư nhàn, sau những công việc ngoài
đồng, nương rẫy.
* Hiệu quả môi trường
Việc trồng và chăm sóc cây ăn quả trên địa bàn huyện hiện chủ yếu theo
phương thức quảng canh. Các hộ gia đình không sử dụng phân bón, cây trồng phát
triển chủ yếu nhờ vào thiên nhiên nên không gây ảnh hưởng đến môi trường.
3.3.4. Đối với loại hình sử dụng đất trồng cây lâm nghiệp
* Hiệu quả kinh tế
Hiện nay với sự giúp đỡ của các chương trình, dự án trong và ngoài nước:
chương trình 327; dự án 661… chính sách giao đất lâm nghiệp cho cộng dân cư
quản lý và bảo vệ; chương trình định canh định cư đã có một tỷ lệ lớn nông hộ
tham gia vào hoạt động trồng rừng mới, khoanh nuôi tái sinh và khoanh nuôi bảo
vệ rừng.
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đề cập đến hiệu quả kinh tế của cây keo
lai là chính. Theo kết quả điều tra, phỏng vấn nông hộ, mức đầu tư bình quân cho 1
ha đất rừng trồng keo lai là 7 – 8 triệu đồng, tổng giá trị sản xuất khoảng 3 – 3,5
triệu đồng, giá trị ngày công 20 – 24 nghìn đồng.
* Hiệu quả xã hội
Đối với huyện miền núi còn nhiều khó khăn như Tây Giang, đồng bào dân
tộc thiểu số chiếm trên 90%, rừng là nguồn sống chủ yếu của một bộ phận dân cư.
Hiện nay, với việc đầu tư trồng rừng ngày càng nhiều trên địa bàn huyện đã giải
quyết được công ăn việc làm cho người lao động, giá trị sản xuất/công lao động
được cải thiện, góp phần nâng cao mức sống nhân dân.
* Hiệu quả môi trường
Mặc dù hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất này thấp nhưng nó lại có
hiệu quả về môi trường rất cao. Ý nghĩa rõ ràng trong bảo vệ môi trường sinh thái
của loại hình này đã được chứng minh qua thực tiễn và các công trình nghiên cứu.
Đây được xem là loại hình sử dụng đất không thể thay thế trên đất trống đồi núi
trọc có độ dốc lớn như Tây Giang. Rừng phòng hộ ở các đai rừng và vị trí xung yếu
được giao cho cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ, chăm sóc vừa tạo cảnh quan thiên
nhiên, sinh thái đặc trưng của vùng núi, đồng thời điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn
nước cho vùng hạ lưu.
3.3.5. Đối với loại hình sử dụng đất đồng cỏ chăn nuôi
25