Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

ĐA DẠNG ĐỊA - SINH HỌC VÙNG HÀ TIÊN - KIÊN LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 103 trang )

- Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LÊ THỊ BẠCH LINH

ĐA DẠNG ĐỊA - SINH HỌC
VÙNG HÀ TIÊN - KIÊN LƯƠNG

Chuyên ngành: Khoa Học Môi Trường
Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ:
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Hà Quang Hải
2. TS. Nguyễn Thị Hải Yến

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2010

LỜI CẢM ƠN


- Trang 2 -

Luận văn Thạc Sỹ này được hoàn thành đúng tiến độ có công lao rất lớn của
những người đã quan tâm và giúp đỡ học viên trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Người đầu tiên học viên muốn được bày tỏ lòng biết ơn chân thành là người
thầy hướng dẫn chính, PGS.TS Hà Quang Hải, giảng viên khoa Môi Trường,


Đại Học Khoa Học Tự Nhiên. Thầy Hà Quang Hải đã định hướng nghiên cứu
cho học viên, đã tạo điều kiện tối ưu cho học viên tham gia nhóm khảo sát của
Thầy tại Kiên Giang, giúp học viên tiếp cận nhiều nguồn tài liệu-số liệu khác
nhau; nhất là tiếp cận công trình nghiên cứu tâm huyết của Thầy về đa dạng địa
học vùng Hà Tiên – Kiên Lương, đây là tài liệu tham khảo quý hiếm, là nền
tảng chính để thực hiện đề tài. Trong quá trình viết luận văn, Thầy Hải đã đóng
góp nhiều ý kiến quý giá, và sửa chữa những sai sót về nội dung lẫn hình thức
trình bày luận văn, học viên đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm nghiên cứu
khoa học quý giá. Một lần nữa xin được cảm ơn Thầy.
Cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hải Yến, người đồng hướng dẫn đề tài của học
viên, Cô đã truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích về phương pháp nghiên cứu khoa
học, đồng thời giúp đỡ học viên rất nhiều trong quá trình khảo sát thực địa và
lấy mẫu.
Cảm ơn các anh chị em nhóm khảo sát vùng Hà Tiên – Kiên Lương của
Thầy Hải, đặc biệt là hai em Phương và Trâm, đã luôn quan tâm và giúp đỡ học
viên trong các chuyến thực địa.
Cảm ơn các anh chị thuộc UBND huyện Kiên Lương đã giúp học viên thu
thập các dữ liệu kinh tế-xã hội và người dân địa phương Hà Tiên-Kiên Lương
đã hướng đạo và thuyết minh các địa điểm khảo sát.
Cảm ơn quý thầy cô khoa Môi Trường, trường Đại Học Khoa Học Tự
Nhiên đã trang bị những kiến thức cần thiết cho học viên về khoa học môi
trường.
Cuối cùng xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, gia đình, những người
luôn thương yêu và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học viên.


- Trang 3 -

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa .......................................................................................................... 1
MỤC LỤC .................................................................................................................. 3
Danh mục các bảng biểu ......................................................................................... 5
Danh mục các hình ảnh ........................................................................................... 5
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 8
1.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 8
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 9
1.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 9
1.4. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 9
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................... 10
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN ................................................................................... 11
2.1. Khái niệm về đa dạng sinh học và đa dạng địa học .................................... 11
2.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học ............................................................ 11
2.1.2. Khái niệm về đa dạng địa học và tích hợp đa dạng sinh-địa học ......... 11
2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu .................................................................... 15
2.2.1. Giới thiệu vùng Hà Tiên- Kiên Lương ................................................. 15
2.2.2. Lịch sử nghiên cứu về đa dạng sinh học và đa dạng địa học ............... 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 22
2.3.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu .......................................... 23
2.3.2. Phương pháp chọn điểm thu mẫu thực vật ........................................... 23
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................ 24
2.3.4. Phương pháp phân tích mẫu tại phòng phân tích ................................. 26
2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................... 26
2.3.6. Phương pháp viễn thám và GIS ........................................................... 26
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG ĐỊA HỌC VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
KHU VỰC HÀ TIÊN – KIÊN LƯƠNG .................................................................. 27
3.1. Đặc điểm đa dạng địa học ........................................................................... 27


- Trang 4 3.1.1. Đa dạng về tuổi địa tầng – thạch học .................................................. 27

3.1.2. Đa dạng về địa mạo .............................................................................. 32
3.2. Đặc điểm đa dạng sinh học ......................................................................... 39
3.2.1. Đa dạng sinh học khu vực đất ngập nước ............................................ 40
3.2.2. Đa dạng sinh học vùng núi đá vôi ........................................................ 40
CHƯƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM THẢM THỰC VẬT TRÊN CÁC ĐƠN VỊ ĐỊA
HỌC .......................................................................................................................... 45
4.1. Thảm thực vật trên đồng bằng thấp cấu tạo bởi trầm tích Holocen ............ 45
4.2. Thảm thực vật trên núi thấp phun trào Mesoizoi ........................................ 50
4.2.1. Thảm thực vật trên đá phun trào trung tính – felsic hệ tầng Nha
Trang(K2nt) ....................................................................................................... 50
4.2.2. Thảm thực vật trên đá phun trào acid hệ tầng Núi Cọp (T2anc) .......... 51
4.3. Thảm thực vật trên núi đá vôi hệ tầng Hà Tiên (Pht) ................................. 53
4.4. Thảm thực vật trên núi cát kết hệ tầng Hòn Heo (D2-3hh) .......................... 69
CHƯƠNG V: MỐI QUAN HỆ ĐỊA SINH HỌC .................................................... 75
5.1. Cơ sở lý luận của mối quan hệ địa-sinh học ............................................... 75
5.2. Những biểu hiện thực tế về mối quan hệ địa-sinh học tại Hà Tiên-Kiên
Lương .................................................................................................................... 77
5.3. Vai trò của các yếu tố địa học đối với đa dạng sinh học ............................. 83
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN...................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 91
Phụ lục 1. Danh sách thực vật bậc cao ghi nhận được trên đất ngập nước của
vùng Hà Tiên Kiên Lương. .................................................................................. 93
Phụ lục 2. Danh sách thực vật được ghi nhận trên núi cát kết Sơn Trà .............. 101


- Trang 5 -

Danh mục các bảng biểu
Bảng 2.1. Sự tương đương giữa đa dạng địa học và đa dạng sinh học .................... 13
Bảng 2.2. Vị trí và thời điểm khảo sát ...................................................................... 24

Bảng 3.1. Các taxon thực vật ghi nhận trên núi đá vôi Kiên Giang từ 1974 đến
2007 [17]................................................................................................................... 41
Bảng 3.2. Thống kê số lượng taxon trong các ngành thực vật núi đá vôi Kiên
Giang [17] ................................................................................................................. 41
Bảng 3.3. Các họ và chi thực vật ưu thế ở núi đá vôi Kiên Giang [17] ................... 42
Bảng 3.4. Bảng so sánh các dẫn liệu hệ thực vật núi đá vôi với VQG Phú Quốc
và vùng đồng bằng Kiên Lương- Hà Tiên [17] ........................................................ 43
Bảng 4.1. Các loài thực vật trên hệ tầng Hà Tiên và hệ tầng Núi Cọp .................... 60
Bảng 4.2. Danh sách thực vật ghi nhận được trên núi Bình Trị ............................... 71
Bảng 5.1. Các thành phần đa dạng địa học và ảnh hưởng của chúng với tài
nguyên [6] ................................................................................................................. 76

Danh mục các hình ảnh
Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu và các vị trí khảo sát (tỷ lệ 1: 250,000) ....... 17
Hình 2.2. Khung định hướng nghiên cứu ................................................................. 22
Hình 2.3. Kế hoạch nghiên cứu đa dạng thảm thực vật ........................................... 22
Hình 2.4. Ví dụ một đường lấy mẫu và ô nghiên cứu .............................................. 24
Hình 3.1: Cát kết uốn nếp ......................................................................................... 28
Hình 3.2: Nếp uốn tại Hòn Trẹm .............................................................................. 28
Hình 3.3. Hóa thạch huệ biển dầy đặc trong đá vôi màu xám trắng hệ tầng Hà
Tiên tại Chùa Hang ................................................................................................... 29
Hình 3.4. Đá vôi núi Đá Dựng phân lớp cắm về Tây Bắc, với gốc dốc 30o. Ảnh:
Hà Quang Hải ........................................................................................................... 29
Hình 3.5. Cát kết hệ tầng Núi Cọp (lộ phần cao nhất) bị phủ bởi đá vôi hệ tầng
Hà Tiên ..................................................................................................................... 30
Hình 3.6. Đá vôi phân lớp dày hệ tầng Hà Tiên trượt chờm trên đá cát kết hệ
tầng Núi Cọp ............................................................................................................. 30


- Trang 6 Hình 3.7. Cliff hình thành trên đá phun trào hệ tầng Núi Cọp ................................. 31

Hình 3.8. Các hệ thống khe nứt quan sát được dọc đường ven biển Mũi Nai ......... 31
Hình 3.9. Động Karst Mo So .................................................................................... 35
Hình 3.10. Ba ngấn nước biển tại núi Mo So ........................................................... 35
Hình 3.11. Sườn bóc mòn tổng hợp trên núi sót, đường từ cầu Tô Châu đến
Mũi Nai ..................................................................................................................... 36
Hình 3.12. Sườn bóc mòn rửa trôi trên đồi núi thấp ở Mũi Nai ............................... 36
Hình 3.13. Bãi biển Mũi Nai .................................................................................... 36
Hình 3.14. Bãi biển mài mòn khu vực cảng Hòn Chông ......................................... 37
Hình 3.15. Đồng bằng ven Mũi Nai nhìn từ Thạch Động. Ảnh: Hà Quang Hải ..... 37
Hình 3.16. Bãi bồi ven và giữa lòng sông Giang Thành nhìn từ ảnh vệ tinh ........... 38
Hình 3.17. Đồng bằng trũng tích tụ biển- đầm lầy phía bắc Hòn Chông ................. 39
Hình 3.18. Đồng bằng trũng tích tụ đầm lầy-biển xã Phú Mỹ ................................. 39
Hình 4.1. Rừng ngập mặn trên đồng bằng ven biển huyện Kiên Lương ................. 46
Hình 4.2. Dừa nước trên bãi bồi ven sông ................................................................ 47
Hình 4.3. Quần xã năng ngọt xã Phú Mỹ ................................................................. 49
Hình 4.4. Quần xã bàng xã Phú Mỹ ......................................................................... 49
Hình 4.5. Thảm phủ trên vết lộ hệ tầng Núi Cọp-Thạch Động ................................ 52
Hình 4.6. Dứa dại (Pandanus tectorius) và phi lao (Casullina equisetifolia ) ở
Mũi Nai ..................................................................................................................... 52
Hình 4.7. Thảm thực vật trên hệ tầng Núi Cọp-Mũi Nai ......................................... 52
Hình 4.8. Nước lợ gây chết cây ăn trái trong thung lũng karst núi Mo So .............. 53
Hình 4.9. Euphobia antiquorum trên sườn dốc cao núi Thạch Động ...................... 54
Hình 4.10. Ficus sp trên đỉnh Mo So........................................................................ 54
Hình 4.11. Sinh cảnh trên vách đá dựng đứng của Hòn Phụ Tử .............................. 55
Hình 4.12. Sinh cảnh trên sườn dốc thấp núi Hòn Chông ........................................ 56
Hình 4.13. Begonia sp ở cửa hang Mo So ................................................................ 57
Hình 4.14. Sinh cảnh ở cửa hang.............................................................................. 57
Hình 4.15. Cây ăn trái trong thung lũng karst núi Mo So ........................................ 57
Hình 4.16. Thung lung karst núi Mo So nhìn từ trên đỉnh; sinh cảnh trên lung
đất ẩm ....................................................................................................................... 57



- Trang 7 Hình 4.17. Các dạng sinh cảnh trên núi đá vôi theo mặt cắt núi Mo So ................. 58
Hình 4.18. Tầng cây gỗ cao và thấp ......................................................................... 70
Hình 4.19. Cây bá bệnh (Eurycoma longifolia) tầng cây bụi ................................... 70
Hình 4.20. Cissus thuộc tầng dây leo ....................................................................... 70
Hình 4.21. Zingiber thuộc Tầng thảm tươi ............................................................... 70
Hình 5.1. Sơ đồ về mối quan hệ chi phối của các yếu tố địa học đối với đa
dạng sinh học [6] ...................................................................................................... 75
Hình 5.2. Bản đồ vị trí lấy hai mặt cắt Hà Tiên, Kiên Lương (tỷ lệ 1:250,000) ...... 80
Hình 5.3. Mặt cắt địa –sinh học theo đường A-B-C ................................................ 80
Hình 5.4. Mặt cắt địa –sinh học theo đường D-E ..................................................... 80
Hình 5.5. Ký hiệu mặt cắt ......................................................................................... 81
Hình 5.6. Bản đồ địa-sinh học khu vực Hà Tiên – Kiên Lương (tỷ lệ 1:250,000)... 82
Hình 5.7. Ký hiệu bản đồ địa-sinh học khu vực Hà Tiên – Kiên Lương ................. 83


- Trang 8 -

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đa dạng sinh học khu vực Hà Tiên - Kiên Lương đã được chứng minh
qua nhiều tài liệu. Đây là khu vực rất đa dạng về sinh cảnh, vừa có thảm thực
vật ven sông rạch, rừng ngập mặn ven biển, đầm lầy dừa nước, đồng cỏ ngập
theo mùa.. vừa có các sinh cảnh trên núi, đồi đất và hang động đá vôi [15]. Tuy
nhiên, những yếu tố dẫn đến sự đa dạng sinh học ở đây chưa được luận giải, tại
sao trên một diện tích hẹp như vậy lại có sự đa dạng sinh cảnh đến thế. Một câu
hỏi lý thú đặt ra là phải chăng đa dạng sinh học xuất phát từ đa dạng địa học?
Khái niệm đa dạng địa học mới được đề cập và phát triển trong những
năm gần đây. Các cuộc khảo sát đã cho thấy vùng Hà Tiên - Kiên Lương có

mức độ đa dạng địa học rất cao. Tại đây hiện diện nhiều loại địa tầng hình
thành vào các thời kỳ khác nhau, từ Paleozoi đến Kainozoi; cũng như có đầy đủ
các loại đá magma (xâm nhập, phun trào), trầm tích thuộc nhiều nguồn gốc và
các dạng địa hình hình thành trong các môi trường địa chất khác nhau (sông,
biển, đầm lầy…) như xâm thực, bóc mòn, karst hóa.
Như vậy, “…nếu chúng ta chấp nhận giá trị đa dạng địa học đối với các
quá trình sinh thái thì chúng ta cần xác định nhân tố cụ thể nào của đa dạng địa
học đóng vai trò chi phối quan trọng. Từ đó chứng minh được sự suy thoái hay
phá hoại của một hiện tượng địa học có dẫn đến tai biến nặng nề với môi
trường tự nhiên và quá trình sinh thái hay không. Nếu có thì việc bảo tồn địa
học mang ý nghĩa quan trọng, cần được quản lý tốt nhằm tránh các hậu quả xảy
ra…” (theo Gray M., 2004) [3].
Nhằm làm sáng tỏ vấn đề, đề tài nghiên cứu đã được tiến hành theo
hướng tiếp cận tổng hợp sinh-địa học, dùng cơ sở dữ liệu thực tế biện giải cho
mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và đa dạng địa học tại khu vực nghiên cứu.
Từ đó mong muốn đem lại một cái nhìn khách quan hơn, thỏa đáng hơn về vai
trò của môi trường phi sinh (môi trường địa học) đối với môi trường hữu sinh.


- Trang 9 Vì thời gian thực hiện có hạn, nên đề tài giới hạn điều tra về đa dạng thực vật
(chủ yếu tập trung vào thực vật bậc cao).
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa đa dạng địa học và đa dạng sinh học,
bằng các tài liệu đã công bố và khảo sát thực tế về đa dạng địa học và đa dạng
sinh học khu vực Hà Tiên- Kiên Lương.
1.3. Nội dung nghiên cứu
1) Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm địa chất, địa mạo và đa
dạng sinh học của khu vực Hà Tiên – Kiên Lương.
2) Khảo sát và chứng minh tính đa dạng địa học vùng Hà Tiên – Kiên
Lương.

3) Kế thừa các nghiên cứu về đặc điểm đa dạng sinh học đất ngập nước,
núi đá vôi và núi Sơn Trà,
4) Điều tra lại và bổ sung thành phần loài thực vật đặc trưng trên nhiều địa
tầng khác nhau.
5) Xây dựng đặc điểm đa dạng thảm thực vật theo các đơn vị địa học, thiết
lập mặt cắt địa-sinh thái và bản đồ địa-sinh thái.
6) Phân tích mối quan hệ của đa dạng địa học và đa dạng sinh học, từ đó
xác nhận vai trò ảnh hưởng và rút ra một số quy luật chi phối của đa
dạng địa học đối với đa dạng sinh học.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Các vị trí khảo sát được lựa chọn trên năm hệ tầng có thành phần thuộc
nhiều nguồn gốc khác nhau:
· Trầm tích bở rời: Hệ Đệ tứ Holocen (QIV), trầm tích có nhiều nguồn gốc:
sông, biển, đầm lầy; vị trí khảo sát: xã Phú Mỹ.
· Trầm tích gắn kết: Hệ Devon thống trung - thượng: Hệ tầng Hòn Heo
(D2-3 hh) ; vị trí khảo sát: núi Bình Trị.
· Đá vôi Pecmi, hệ tầng Hà Tiên (P ht); vị trí khảo sát: Thạch Động, Hòn
Phụ Tử, Chùa Hang, Hang Cá Sấu.


- Trang 10 · Phun trào núi lửa:
-

Hệ Trias thống trung, bậc anisi: Hệ tầng Núi Cọp (T2a nc); vị trí
khảo sát: Mũi Nai, Thạch Động.

-

Hệ Creta, thống thượng: Hệ tầng Nha Trang (K2 nt); vị trí khảo
sát: Núi Sơn Trà.


1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Xác minh đa dạng địa học có liên quan với đa dạng
sinh học. Đây là vấn đề mang tính mới về mặt khoa học, góp phần đem lại một
cách nhìn khách quan hơn, thỏa đáng hơn về vai trò của môi trường phi sinh
(môi trường địa học) đối với môi trường hữu sinh.
Ý nghĩa thực tiễn: Trong công tác bảo tồn tự nhiên, cần phải bảo tồn cả
tài nguyên địa học vì thiếu sự đa dạng địa học sẽ không có sự đa dạng sinh học.


- Trang 11 -

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN
2.1. Khái niệm về đa dạng sinh học và đa dạng địa học
2.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học: Theo công ước đa dạng sinh học thì “Đa dạng
sinh học” (Biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa
các sinh vật sống ở mọi nơi, bao gồm: Các hệ sinh thái trên cạn, trong đại
dương và các hệ sinh thái thủy vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà
các sinh vật là một thành phần trong đó, thuật ngữ này bao hàm sự khác
nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái với nhau [22].
Đa dạng loài: Là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại
một khu vực nhất định tại một vùng nào đó. Đa dạng loài là sự khác biệt trong
một hay nhiều quần thể của một loài cũng như đối với các quần thể khác nhau.
Thảm thực vật: Là toàn bộ lớp thảm thực vật ở một vùng cụ thể hay toàn
bộ lớp phủ thực vật trên bề mặt trái đất.
Hệ sinh thái: Là một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định, bao
gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Sự tác động
qua lại giữa quần xã và sinh cảnh tạo nên nhhững mối quan hệ dinh
dưỡng xác định, cấu trúc của tập hợp loài trong quần xã, chu trình tuần hoàn

vật chất giữa các sinh vật trong quần xã và các nhân tố vô sinh.
Quần xã sinh vật: là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài
khác nhau được hình thành trong một quá trình lịch sử, cùng sống trong một
khoảng không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối liên hệ sinh thái
tương hỗ mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Quần thể sinh vật: Là một nhóm các cá thể cùng loài, cùng sinh
sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất
định, trong đó giữa các cá thể có thể giao phối để sinh ra con cái sinh sản hữu
tính [22].
2.1.2. Khái niệm về đa dạng địa học và tích hợp đa dạng sinh-địa học
Khái niệm về đa dạng địa học chỉ mới được chú ý gần đây phần lớn nhờ


- Trang 12 công trình nghiên cứu của nhà địa chất học Murray Gray. Trong chuyên khảo
“Geodiversity: Valuing and Conserving Abiotic Nature” 2004, Gray đã trình
bày một luận điểm đánh giá toàn diện về vai trò và tầm quan trọng của tài
nguyên phi sinh học đối với tài nguyên sinh học.
Đa dạng địa học theo định nghĩa của Gray (2004), là sự đa dạng tự
nhiên về địa chất (đá, khoáng vật, hóa thạch), địa mạo (hình thái, quá trình) và
các nhân tố đất; bao gồm sự tổ hợp, quan hệ, đặc điểm, biểu hiện và hệ thống
của các yếu tố đa dạng trên [3].
Đa dạng địa học được minh họa bởi 5000 khoáng vật đã được phát hiện
trên thế giới, một số khoáng vật rất quí và có thể dễ dàng bị biến mất. Các
khoáng vật được đặc trưng bởi cấu trúc tinh thể hoặc kích thước hạt, hình dạng,
màu sắc và khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra hàng ngàn kiểu đá có tên khác nhau.
Khoảng một triệu loài hóa thạch đã được xác định, hàng triệu loài chưa được
phát hiện [3]. Trên bề mặt trái đất, các quá trình vật lý diễn ra đã tạo nên sự đa
dạng về địa chất và địa mạo rất lớn (ví dụ: bờ biển, băng hà, sườn dốc, gió,
dòng chảy, phong hóa, núi lửa, kiến tạo…). Có thể kết luận đa dạng địa học
cũng phong phú như đa dạng sinh học. Thực tế, không có một hành tinh nào

trong hệ mặt trời có sự đa dạng địa học như trái đất. Hơn nữa, căn cứ vào sự
ảnh hưởng của đa dạng địa học đối với đa dạng sinh học và sự tiến hóa của nó,
có thể nhận thấy đa dạng địa học là nền tảng cho sự sống phức tạp phát triển.
Các nhà khoa học trái đất Tasmanian nhận thấy có nhiều sự tương đương giữa
đa dạng sinh học và sự đa dạng địa học trong thế giới phi sinh (Bảng 2.1).


- Trang 13 Bảng 2.1. Sự tương đương giữa đa dạng địa học và đa dạng sinh học
Loại
Thứ

bậc

Đa dạng sinh học

Đa dạng địa học

đa Gen

dạng

Khoáng vật

Loài

Đá (thổ nhưỡng)

Môi trường sống

Dạng địa hình


Sinh quyển

Địa quyển

Tự nhiên

Hữu sinh

Phi sinh

Cơ chế

Các quá trình sinh vật Các quá trình hoạt động nội

Học thuyết

học và sinh thái học

sinh và ngoại sinh

Thuyết tiến hóa

Kiến tạo mảng

khoa học
Các

Thiết


Ví dụ., thực phẩm, lông Kim loại, đá làm bê tông…

tài

thực

thú…

nguyên Năng

Nhiên liệu sinh học, Nhiên liệu hóa thạch, năng

lượng

động vật…

lượng địa nhiệt…

Khác

Ví dụ: ngà voi, đồi mồi

Đá quí, hóa thạch

Theo Sai L Ng and Lawal M Mara [7], có sửa
chữa

Một trong những tiền đề cơ bản rút ra từ khái niệm đa dạng địa học là
mối quan hệ giữa đa dạng địa học và đa dạng sinh học. Về nguyên tắc, đá gốc
theo phân loại địa chất được xem là nền tảng của hệ sinh thái. Tài nguyên và

các quá trình địa học có nhiều mối quan hệ rộng lớn với tài nguyên sinh học và
sinh hệ hơn ta tưởng. Các mối quan hệ này được tích hợp ở nhiều cấp độ khác
nhau: từ hệ sinh thái, quần xã, loài, mô, đến cấp tế bào, gen di truyền; và có thể
được đánh giá cả trong môi trường hiện tại hay quá khứ (khảo cổ học) [3].
Trong môi trường hiện tại, các nhà khoa học chú trọng nhiều đến mô
hình “bio-geo systems” (hệ địa – sinh thái) đương đại. Ta có thể kiểm chứng
mối quan hệ này từ những biến động cấp vi mô đến phạm vi toàn cầu. Các ví
dụ về sự ảnh hưởng của tài nguyên địa học và đa dạng địa học đến tài nguyên
sinh học có thể liệt kê như: [3]
- Khí hậu: có thể chịu ảnh hưởng cục bộ do các địa yếu tố và quá trình.


- Trang 14 Các dãy núi có thể ảnh hưởng tốc độ gió và hướng gió, cũng như tạo ra vùng
khuất mưa. Núi lửa phun nhiều tro bụi có thể vận chuyển đi xa và ảnh hưởng
điều kiện khí hậu địa phương.
- Thủy văn: chịu sự chi phối chủ yếu bởi địa chất và địa mạo. Sự phân bố
dòng chảy, lưu vực sông, tầng ngậm nước, sông suối gắn liền với các tương tác
về thạch học, địa tầng và các nhân tố địa mạo. Các hồ thành tạo bên trong
canđêra (miệng núi lửa), địa hình karst, vùng cận băng hà và nơi có trượt đất
hay dòng chảy basalt tạo đập ở thung lũng sông. Ngoài ra, hóa nước, độ mặn và
các biến số khác ảnh hưởng đa dạng sinh học có liên quan trực tiếp đến tài
nguyên địa chất.
- Đất: Đất là sự liên kết giữa thế giới phi sinh và sinh học. Thành phần và
hóa tính của đất quan hệ trực tiếp với đá gốc nằm dưới. Do đó, sự phân bố của
nhiều taxon thực vật phụ thuộc vào thành phần hóa học và khoáng vật đất. Ban
quản lý tài nguyên Công viên quốc gia Capitol Reef đã sử dụng bản đồ địa chất
và bản đồ đất để định vị các loài quý hiếm và đang bị đe dọa của cactus (xương
rồng) mọc trực tiếp thậm chí độc nhất trên đất bắt nguồn từ hệ tầng Morrison
kỷ Jura.
- Habitat (môi trường sống): sự đa dạng các yếu tố và quá trình địa học

cung cấp gần như vô hạn các loại habitat duy trì sự sống. Biến đổi về cao độ
giữa khu vực lòng chảo và dãy núi vượt xa số lượng các khu vực sống khác
nhau; các suối địa nhiệt cung cấp chất dinh dưỡng và nhiệt độ cần thiết cho vi
khuẩn lam; các rãnh hang, mái dốc sườn tích (talus slope) và cát thạch anh
thích hợp cho các loài thích nghi với môi trường địa chất này.
- Phân bố sinh-địa lý: sự phân bố địa lý của động thực vật đã được nghiên
cứu kỹ lưỡng. Phạm vi địa lý và đường di cư của các loài thường bị chi phối
bởi đặc điểm địa mạo. Các dãy núi, hẻm núi, sa mạc, thủy vực và yếu tố địa
chất khác có thể làm hành lang hay tường chắn cho sự di cư. Các ghi nhận khảo
cổ cho thấy phạm vi cư trú của taxon xa xưa có thể biến động theo thời gian,
thường gắn với nhân tố địa chất. Sự trôi dạt lục địa và thay đổi mực nước biển
dẫn đến việc liên kết hay tách rời các khối đất, tiếp đó là sự cạnh tranh trực tiếp
hay cô lập về địa lý của các khu hệ sinh vật (biota).


- Trang 15 Darwin đã từng đề cập đến ảnh hưởng của yếu tố địa lý đối với tiến hóa của
sinh vật trong tác phẩm “Về nguồn gốc các loài” (năm 1859), và các ấn phẩm
khác dựa trên sự quan sát và thu thập dữ liệu trên phạm vi toàn cầu. Hơn nửa
thế kỷ gần đây, lĩnh vực khoa học tự nhiên đã tập trung vào giảng dạy, nghiên
cứu và tài trợ chính cho sinh học ở cấp tế bào, gen, và phân tử, hoàn toàn xa rời
cách tiếp cận kiểu bức tranh tổng thể của Darwin. Chúng ta đã thu được lợi ích
từ những khám phá khoa học theo hướng hiển vi và siêu vi của khoa học tự
nhiên. Tuy nhiên người ta ngày càng đi sâu vào các miếng ghép mà quên đi bức
tranh lớn toàn thể.
Tóm lại, tích hợp giữa đa dạng sinh-địa học là một hướng tiếp cận khoa
học tổng hợp mới và cần thiết, chỉ khi nhận thức được địa học là nền tảng của
hệ sinh thái thì chúng ta mới lĩnh hội hoàn toàn rằng “Trái đất và cư dân của
Trái đất luôn tiến hóa cùng nhau”.
2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu vùng Hà Tiên- Kiên Lương

Hà Tiên – Kiên Lương phân bố ở phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, Bắc
giáp Campuchia, với đường biên giới dài 13,7 km, Đông và Nam giáp huyện
Hòn Đất, Tây giáp vịnh Thái Lan. Đường bờ biển kéo dài 60 km (hình 2.1).
Hà Tiên là một thị xã nhỏ, có diện tích 82.39 km2 gồm 5 phường: Thuận
Yên, Tô Châu, Pháo Đài, Đông Hồ, Bình San; 2 xã là Mỹ Đức và Tiên Hải.
Riêng xã đảo Tiên Hải bao gồm các đảo trong quần đảo Hà Tiên (quần đảo Hải
Tặc) như: Hòn Đốc, Hòn Long, Hòn Đước....Dân số Hà Tiên theo số liệu thống
kê năm 2008 là 44,570 người, mật độ dân số là 541 người/1 km2 [20].
Huyện Kiên Lương có diện tích 896.24 km2, gồm 1 thị trấn (Kiên
Lương) và 10 xã: Bình An, Bình Trị, Dương Hoà, Hoà Điền, Kiên Bình, Phú
Lợi, Phú Mỹ, Tân Khánh Hoà, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú và 2 xã đảo: Hòn Nghệ và
Sơn Hải. Hiện nay 5 xã: Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú, Phú Lợi, Phú
Mỹ đã thuộc về huyện Giang Thành mới thành lập. Dân số Kiên Lương là
101,556 người, mật độ dân số là 113 người/1 km2 [20]. Dân cư tập trung nhiều
trong thị trấn Kiên Lương.
1) Sơn văn


- Trang 16 Hà Tiên – Kiên Lương là vùng đồng bằng thấp với các dải núi và khối
núi sót cao từ 10 đến 300 m và thềm lục địa với các quần đảo và đảo nhỏ nhô
trên mặt biển từ 10 đến 100 m. Các núi cấu tạo bởi đá phun trào có dạng chóp
nón. Các núi cấu tạo bằng đá vôi có dạng khối, vách thẳng đứng, lởm chởm;
một số khối có một hoặc hai tầng hang động đẹp.
Nhiều núi, đảo, quần đảo trong khu vực là những thắng cảnh có tiềm
năng du lịch như: núi Tô Châu, Đá Dựng, Thạch Động, Mo So, Hòn Chông,
đảo Hòn Nghệ, quần đảo Hải Tặc, Bình Trị ...Dải ven biển Hà Tiên – Kiên
Lương có những cảnh quan tự nhiên đẹp như bãi biển Mũi Nai (Lộc Trĩ), Hòn
Chông, vịnh Cây Dương.
Hệ thống sông tự nhiên rất ít, sông Giang Thành là sông lớn nhất, bắt
nguồn từ Campuchia, chảy vào khu vực Hà Tiên, dài khoảng 23 km. Sông đổ

vào vũng Đông Hồ với chiều rộng cửa sông trên 200 m. Hệ thống kênh nhân
tạo dày đặc, kênh Vĩnh Tế nối thông với sông Giang Thành tạo nên tuyến
đường thuỷ quan trọng từ thị xã Châu Đốc đến thị xã Hà Tiên. Ngoài ra kênh
Hà Tiên - Rạch Giá và nhiều kênh cấp nhỏ hơn.
2) Khí hậu
Hà Tiên – Kiên Lương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,
khí hậu ở đây có những đặc điểm chính như sau:
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,2°C. Nhiệt độ trung bình thấp
nhất là 23,9oC, thường vào khoảng tháng 12 - tháng 1; nhiệt độ cao nhất là
30,2°C, thường vào tháng 4 - 5. Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất quan trắc được là
14,8°C, nhiệt độ tuyệt đối cao nhất là 37,6°C. Số giờ nắng trung bình từ 6,5 đến
7,5 giờ/ngày. năng lượng bức xạ trung bình 150 - 160 kcal/cm2 năm.
Độ ẩm trung bình 81,9%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có nhiều
năm mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các khu vực khác của đồng bằng
Sông Cửu Long. Lượng mưa khá lớn, ở Hà Tiên trung bình 2.118 mm/năm; ở
Kiên Lương tới 3.013 mm/năm. Lượng mưa lớn nhất từ tháng 5 đến tháng 10,
tổng lượng mưa các tháng này là 2.500 mm. Còn các tháng mùa khô là 500mm.
Bão ít xảy ra, cơn bão số 5 (Linda) năm 1997 là cơn bão lớn nhất của
khu vực. Tốc độ gió lớn nhất đo được là 40m/s ( ngày 03/11/1997).


- Trang 17 3) Giá trị tài nguyên và các vấn đề về bảo tồn
Hà Tiên – Kiên Lương có giá trị cao về đa dạng sinh học bao gồm nhiều
loại sinh cảnh độc đáo khác nhau từ những loại chỉ phân bố ở đồng bằng trũng

Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu và các vị trí khảo sát (tỷ lệ 1: 250,000)


- Trang 18 thấp biến động theo mùa do sự chi phối của quá trình sông, biển đến các loại
sinh cảnh ổn định hơn trên núi sót và karst đá vôi. Hai thảm thực vật có ý nghĩa

nhất hiện nay là trảng cỏ ngập nước theo mùa rộng lớn còn sót lại duy nhất ở
đồng bằng sông Cửu Long và thảm thực vật núi đá vôi mang những nét đặc thù
so với các khu vực khác của Việt Nam và Đông Nam Á.
Vùng đồng bằng Hà Tiên được đánh giá là một trong những vùng quan
trọng nhất trong việc bảo tồn các loài chim nước lớn quý hiếm ở đồng bằng
sông Cửu Long, như loài Sếu đầu đỏ Grus antigone sharpii, loài Cò quắm cánh
xanh Pseudibis davisoni, Giang sen Mycteria leucocephala, Hạc cổ trắng
Ciconia episcopus và Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis.
Bên cạnh đó, vùng núi đá vôi mang tính đa dạng sinh học rất cao về khu
hệ động vật không xương sống trong hang động, trong đó có ít nhất là hai chi
bọ cánh cứng được xác định là đặc hữu của khu vực. Khu hệ ốc cạn của vùng
karst đá vôi cũng có giá trị đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài đặc hữu địa
phương hoặc đặc hữu vùng. Ngoài ra, các vùng núi đá vôi còn là nơi cư trú của
ít nhất hai quần thể voọc độc lập với nhau, định loại sơ bộ xác định loài này là
Voọc xám Trachypithecus germaini (Tran Triet 2001, Truong Quang Tam et al.
2001).
Hiện nay, trảng cỏ ngập nước theo mùa ở khu vực đang bị đe doạ
nghiêm trọng do việc chuyển đổi thành đất canh tác nông nghiệp và lâm
nghiệp. Diện tích lớn trong khu vực đã được quy hoạch để chuyển đổi thành đất
thổ cư và đất nông nghiệp. Hai hoạt động đe dọa nhất đối với hệ sinh thái trảng
cỏ ngập nước theo mùa là phát triển nuôi trồng thủy sản và đào kênh mương
làm cho các sinh cảnh tự nhiên bị chia cắt và làm thay đổi chế độ lũ. Việc xây
dựng kênh mương cùng với những thiếu sót về mặt quản lý bảo tồn tạo điều
kiện cho việc chuyển đổi những diện tích lớn trảng cỏ ngập nước theo mùa
thành ao tôm và một số diện tích nhỏ hơn thành đất nông nghiệp và trồng tràm.
Nhiều núi đá vôi đang bị suy thoái rất nhanh và biến mất dần do khai
thác đá vôi làm vật liệu xây dựng. Việc khai thác đá vôi đã và đang gây tác
động mạnh mẽ đến khu hệ động thực vật đặc thù vùng đá vôi. Ngoài ra, việc
tăng dân số nhanh chóng cũng gián tiếp gây tác động tiêu cực lên tính đa dạng



- Trang 19 sinh học.
2.2.2. Lịch sử nghiên cứu về đa dạng sinh học và đa dạng địa học
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về đa dạng sinh học bao gồm:
- Tác giả Trần Triết từ năm 1997 đến năm 2001 khi nghiên cứu thảm thực
vật đất ngập nước vùng Hà Tiên – Kiên Lương đã ghi nhận được 262 loài thực
vật bậc cao hiện diện trên đất ngập nước vùng Hà Tiên- Kiên Lương [15].
- Dự án “Bảo Tồn và Khai Thác Bền Vững Đồng Cỏ Bàng Phú Mỹ”, năm
2007, thuộc Hội Sếu Quốc Tế và Đại Học Khoa Học Tự Nhiên (Nguyễn Phúc
Bảo Hòa, Trần Triết, Tăng Phương Giản) đã có những đánh giá cơ bản về khu
hệ phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, động vật đáy, thực vật, côn trùng
nước, cá, lưỡng cư, bò sát, và chim tại vùng Dự án, bao gồm định danh thành
phần loài và ước lượng mức độ phong phú tương đối [12].
- Tác giả Lý Ngọc Sâm, Trương Quang Tâm, Lê Công Kiệt năm 2008 đã
có công trình nghiên cứu hệ thực vật núi đá vôi Kiên Giang, đưa tổng số loài
thực vật ghi nhận được lên đến 322 loài so với công bố năm 1974 của tác giả
Lê Công Kiệt, trong đó có 2 loài mới [17].
- Tác giả Lê Công Kiệt, năm 1995 đã nghiên cứu về sinh học hang động,
bước đầu mô tả và nhận dạng một số sinh vật sống trong hang núi đá vôi Hà
Tiên [17].
- Tác giả Louis Derharveng, Anne Bedos, Lê Công Kiệt, Lê Công Mẫn và
Trương Quang Tâm năm 2008 đã công bố tài liệu về nhóm động vật chân đốt
tại vùng núi Hòn Chông (Kiên Giang), với mô tả 235 loài đặc hữu, Hòn Chông
được xem là điểm nóng nhất về đa dạng sinh học trong vùng nhiệt đới cho
nhóm động vật sống sâu trong đất, và là vùng dễ bị tác động nhất [17].
- Tác giả J.J. Vermeulen, Phùng Lê Cang, Trương Quang Tâm với nghiên
cứu về nhóm ốc núi khu vực núi đá vôi Hòn Chông- Hà Tiên đã ghi nhận 65
loài ốc núi, trong đó có 36 loài mới và đặc hữu [17].
- Tác giả Nguyễn Ngọc Sang, Robert W. Murphy, Nikolai L. Orlov và jing
Che với nghiên cứu lưỡng cư và bò sát ở Hòn Chông, Kiên Giang đã ghi nhận

45 loài lưỡng cư và bò sát thuộc 12 họ, 2 bộ [17].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học chủ yếu là


- Trang 20 khảo sát đa dạng thành phần loài và phân chia các kiểu sinh cảnh theo loại quần
xã ưu thế. Mối quan hệ địa – sinh thái chưa được chú trọng làm sáng tỏ. Giải
thích về nguyên nhân đa dạng sinh học, các tác giả có sự thống nhất chung là
yếu tố cách ly địa lý, đây cũng là cách giải thích phổ biến trên thế giới.
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu về địa chất Hà Tiên- Kiên Lương giai
đoạn từ năm 1975 đến nay:
1) Bản đồ địa chất khoáng sản miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1:500 000 do
Nguyễn Xuân Bao chủ biên (1975 – 1978). Các kết quả nghiên cứu của công
trình này đã được sử dụng để biên tập bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:500
000 do Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, Lê Văn Trảo, Trần Phú Thành chủ
biên.
2) Bản đồ địa chất đồng bằng Nam Bộ tỷ lệ 1:200 000 do Hoàng Ngọc
Kỷ và Nguyễn Ngọc Hoa chủ biên (1980 – 1991).
3) Hiệu đính bản đồ địa chất loạt tờ đồng bằng Nam Bộ tỷ lệ 1:2000 000
do Nguyễn Xuân Bao chủ biên (1992 – 1993).
4) Bản đồ địa chất và khoáng sản nhóm tờ Hà Tiên – Phú Quốc tỷ lệ 1:
50 000 do Trương Công Đượng chủ biên (1994 – 1998) [16].
5) Phân chia địa tầng N – Q và nghiên cứu cấu trúc địa chất đồng bằng
Nam Bộ do Nguyễn Huy Dũng chủ biên (2000 – 2003) [11].
Các công trình này từng bước đã làm sáng tỏ và thể hiện chi tiết các đơn
vị địa chất có tuổi và thành phần vật chất khác nhau trên bản đồ. Một số phân
vị địa tầng đã được xác lập:
- Hệ tầng Hòn Chông (Nguyễn Xuân Bao) tuổi Devon muộn – Carbon
sớm (D3-C1). Các đá hệ tầng này lộ ven bờ biển Kiên Lương (núi Bình Trị và
Rạch Đùng) gồm cát kết thạch anh hạt vừa và nhỏ phân lớp trung bình, xen với
đá phiến thạch anh – felspat, bột kết và phiến sét [13]. Sau này Trương Công

Đượng xếp các thành tạo này vào hệ tầng Hòn Heo tuổi Devon giữa – muộn
(D2-3 hh) [16].
- Hệ tầng Hà Tiên tuổi Permi (P ht) chủ yếu là đá vôi, lộ rải rác ở khu
vực Kiên Lương và hai khối ở Hà Tiên (núi Đá Dựng, Thạch Động).
- Hệ tầng Hòn Ngang tuổi Trias (T hng) lộ từ Bãi Ớt đến Mũi Nai và


- Trang 21 phần lớn diện tích đảo Bà Lụa. Hệ tầng gồm phun trào ryolit porphyr, ryolit
thạch anh, felsic porphyr. Trương Công Đượng xếp các thành tạo này vào hệ
tầng Núi Cọp (T2 anc) [16].
- Hệ tầng Nha Trang tuổi Kreta (K nt) lộ rải rác ở Kiên Lương, quần đảo
Hải Tặc, gồm ryolit, ryodacit và tuf dăm kết.
- Các đá phân bố tại đảo Hòn Nghệ cũng được xây dựng thành một hệ
tầng như: Hệ tầng Minh Hòa, chủ yếu là đá vôi dạng khối (T2a mh); các trầm
tích lục nguyên thuộc hệ tầng Hòn Nghệ (T2 hn); hệ tầng Tà Pa (T3-J1 tp) gồm
cuội kết, cát bột kết màu tím.
- Hệ tầng Kiên Lương được thiết lập cho các trầm tích cát bột gắn kết
yếu quan sát được trong các lỗ khoan (độ sâu 35 – 70 m) ở vùng Kiên Lương.
Theo Nguyễn Ngọc Hoa (1994) các trầm tích có tuổi Pleistocen sớm, nguồn
gốc sông biển (am Q13 kl), nhưng theo Trương Công Đượng, các trầm tích này
có tuổi Pliocen (N22 kl) [16].
- Các trầm tích Kainozoi được các tác giả phân chia khá chi tiết theo tuổi
và nguồn gốc: Hệ tầng Mỹ Tho (aQI3 mt); hệ tầng Long Toàn (mQI-II lt); hệ
tầng Long Mỹ (mQI-II lm); hệ tầng Hậu Giang (mQIV1-2 hg).
Khá nhiều kết quả khoa học đã đạt được từ những công trình nghiên
cứu, nhưng phần lớn các công trình này chưa xem xét đến các điểm địa chất,
địa mạo có giá trị tồn tại là các di sản tự nhiên, chưa làm nổi bật ý nghĩa của
các điểm này. Vì vậy chưa có giải pháp bảo tồn, dẫn đến việc các điểm địa
chất, địa mạo đang bị suy thoái bởi các tác động tự nhiên hoặc chính do con
người.



- Trang 22 -

2.3. Phương pháp nghiên cứu
Từ những nội dung nghiên cứu đã nêu, đề tài được định hướng theo sơ đồ sau:
Đa dạng sinh học
Bản đồ phân bố thực
vật, thống kê thành phần

Đa dạng địa học
Bản đồ địa chất, địa
hình, địa mạo

Tích hợp cơ sở dữ liệu
Bản đồ địa- sinh thái; mối
quan hệ giữa các biến
Mối quan hệ đa dạng địa học và đa dạng sinh học
Hình 2.2. Khung định hướng nghiên cứu
Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học và vẽ bản đồ phân
bố các sinh cảnh
Điều tra thành phần
thực vật

Điều tra sự phân bố/phân
vùng thực vật

Vẽ bản đồ phân bố các
kiểu sinh cảnh chính


Thiết kế kế hoạch nghiên cứu

Phạm vi NC
- Các geosite
thuộc 5 hệ
tầng

Thiết kế lấy mẫu NC
PP chọn điểm
- Theo hệ tầng
- Theo độ cao

Trang thiết bị
- Thực địa
- Trong phòng lab

Phân tích số liệu

PP thu mẫu
Kết quả
- Đếm cây tại ô NC, tính - Thành phần loài
biomass
theo hệ tầng
- Bản đồ phân bố
- Lấy mẫu, làm thảo tập
PP bảo quản, vận
chuyển mẫu
- Đánh dấu mẫu
- chât bảo quản


Phân tích mẫu
- Định tính, định lượng

Hình 2.3. Kế hoạch nghiên cứu đa dạng thảm thực vật


- Trang 23 2.3.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu
- Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm địa chất, địa hình, và địa

mạo hiện có của khu vực Hà Tiên – Kiên Lương.
- Tổng hợp các tài liệu về đa dạng sinh học và sự phân bố các sinh cảnh
trên diện tích Hà Tiên – Kiên Lương.
Trên cơ sở đó, tiến hành số hóa bản đồ, tổng hợp và lọc nguồn thông tin
để có cái nhìn tổng quan về vùng nghiên cứu, sau đó phác thảo kế hoạch nghiên
cứu, thực hiện và điều chỉnh lại.
2.3.2. Phương pháp chọn điểm thu mẫu thực vật
Dựa vào ảnh quan sát trực tiếp từ Google Earth ở mỗi vị trí geosite định
khảo sát, tùy theo tính chất phân bố thảm thực vật đều hay không đều, xác định
các đường định mẫu (transect line) và ô nghiên cứu. Nguyên tắc và phương
pháp chọn điểm nghiên cứu như sau:
a) Tại mỗi vị trí geosite khảo sát, tùy vào quy mô của thảm thực vật đặt 12 đường định mẫu (transect line) sao cho điểm chọn đặt đường định
mẫu không quá gần nhau, và nằm ở các vị trí mang tính đại diện phản
ánh sự phân bố thảm thực vật từng vùng.
b) Dọc các đường định mẫu, ít nhất 3 điểm sẽ được chọn để đặt ô nghiên
cứu. Các ô nghiên cứu này phải dược đặt tại các điểm đại diện thể hiện
được sự phân bố của thảm thực vật ở các vùng khác nhau về sinh thái
(độ phủ ..) và độ cao.
Các ô nghiên cứu có kích thước 10 m x 10 m, tiến hành quan sát và thu
mẫu thực vật trong các ô. Kết quả từ 3 ô nghiên cứu tại mỗi điểm khảo sát sẽ
bổ sung cho nhau để làm tăng tính chính xác của số liệu.



- Trang 24 -

Hình 2.4. Ví dụ một đường lấy mẫu và ô nghiên cứu
đặt tại vị trí khảo sát núi Hòn Chông, điểm màu vàng là vị trí đặt ô nghiên cứu
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Bảng 2.2. Vị trí và thời điểm khảo sát
Thời điểm

Vị trí khảo sát

Chiều 09/08/09

Thạch Động

Sáng 10/08/09

Thạch Động

Chiều 10/08/09

Từ Mũi Nai đến cầu Tô Châu

Sáng 11/08/09

Núi Mo So

Chiều 11/08/09


Hang Cá Sấu

Sáng 12/08/09

Hòn Phụ Tử

Chiều 12/08/09

Hòn Chông

26/08/09

Hòn Chông

27/08/09

Núi Bình Trị

29/09/09

Núi Bình Trị

30/09/09

Xã Phú Mỹ


- Trang 25 Tại mỗi ô nghiên cứu tiến hành các nội dung sau:
2.3.3.1. Thu thập các thông số môi trường
- Xác định toạ độ địa lý của vị trí lấy mẫu (dùng GPS)

- Thông số địa chất: hệ tầng khảo sát, thành phần và tính chất thạch học
- Thông số về địa hình: độ cao khu vực lấy mẫu
- Mô tả về địa mạo: cảnh quan và quá trình động lực chính (quá trình
sông, biển, hướng gió…)
2.3.3.2. Quan sát, đo đạc thông số thực vật và thu thập mẫu tại mỗi ô
nghiên cứu
- Ghi chép hoặc vẽ phác hoạ/chụp ảnh các loài cây lên sổ nhật ký
- Quan sát và ghi chép hình dáng, cấu trúc thân, rễ, lá và hoa/quả của
từng loài/cây
- Thu thập mẫu cây đại diện cho từng loài (ở các kích cỡ cây khác
nhau)
- Bảo quản (dùng hoá chất) và gắn nhãn cho mỗi mẫu thu được (mã số
hóa mẫu, thời gian, ngày lấy mẫu và mẫu/theo loài được ghi ngay
lên nhãn mẫu).
- Những cây khó nhận dạng loài, bắt buộc phải thu mẫu
2.3.3.3. Vật liệu và trang thiết bị phục vụ thu mẫu ngoài thực địa
Dụng cụ để đo đạc các thông số môi trường tại điểm lấy mẫu: GPS, nhiệt
kế thuỷ ngân đo nhiệt độ đất, dụng cụ đo pH đất, dụng cụ đo Eh
Dụng cụ để thu thập mẫu: Máy ảnh có độ phóng đại lớn, Thước kẹp/dây
đo bán kính cây và xác định chiều cao 1.3 m, cuộn dây nilon/nhựa để giăng ô
nghiên cứu, các cọc cắm (1.5 m dài và 50 mm đường kính) để cố địng các góc
của ô nghiên cứu, các mã số của cây, túi đinh 5 cm và búa (để đánh dấu điểm
1.3 m), biểu mẫu để ghi chép số liệu, túi/lọ nhựa và nhãn (giấy dùng được dưới
nước), bút chì (để ghi chép thông tin và nhãn), hoá chất để cố định mẫu cây,
dụng cụ phân tích mẫu, xủ ly ảnh và lập bản đồ tại phòng thí nghiệm, các tài
liệu phân loại thực vật, các tài liệu khác về thuộc tính sinh học thực vật, kính
hiển vi/lúp, giấy thấm, dao, kéo, khay.



×