Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đa dạng địa học vùng hà tiên- kiên lương: tài nguyên thiên nhiên cần bảo tồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 11 trang )

ĐA DẠNG ĐỊA HỌC VÙNG HÀ TIÊN-KIÊN LƯƠNG:
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CẦN BẢO TỒN
Hà Quang Hải, Lê Thị Bạch Linh, Nguyễn Ngọc Tuyến
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh

1. GIỚI THIỆU
Đa dạng địa học (Geodiversity) là sự đa dạng các yếu tố, các tập hợp, các biểu hiện, các hệ
thống, các quá trình địa chất (các kiểu đá, khoáng vật, hóa thạch), các yếu tố địa mạo (các dạng địa
hình, các quá trình hình thành) và thổ nhưỡng (Murray Gray 2004) [12, 13].
Đa dạng địa học được xem như tương đương với đa dạng sinh học (Bảng 1). Thuật ngữ “đa
dạng địa học” được dùng đầu tiên trong các công bố ở Đức và Australia [12, 13, 16].
Bảng 1: Sự tương tự giữa đa dạng địa học và đa dạng sinh học
Loại Đa dạng sinh học Đa dạng địa học
Thứ bậc đa dạng Gen
Loài
Môi trường sống
Sinh quyển
Khoáng vật
Đá (thổ nhưỡng)
Dạng địa hình
Địa quyển
Tự nhiên Hữu sinh Phi sinh
Cơ chế Các quá trình sinh vật học
và sinh thái học
Các quá trình nội sinh và ngoại
sinh
Học thuyết khoa học Sự tiến hóa Kiến tạo mảng
Các tài
nguyên
Thiết thực Ví dụ., thực phẩm, lông
thú…


Kim loại, đá làm bê tông…
Năng lượng Nhiên liệu sinh học, động
vật…
Nhiên liệu hóa thạch, năng lượng
địa nhiệt…
Khác Ví dụ., ngà voi Đá quí, hóa thạch…
Theo Sai L Ng and Lawal M Mara [16]
Hiện có đến 5000 khoáng vật đã được phát hiện, các khoáng vật kết hợp để tạo nên hàng ngàn
loại đá khác nhau. Hàng ngàn loài hóa thạch đã được mô tả và có thể còn hàng ngàn loài chưa được
phát hiện [12, 13]. Trên bề mặt trái đất, các quá trình vật lý diễn ra trong giai đoạn tân kiến tạo và kiến
tạo hiện đại đã hình thành sự đa dạng về địa chất và địa mạo rất lớn (ví dụ: bờ biển, băng hà, sườn dốc,
gió, thủy văn, phong hóa, núi lửa, kiến tạo…). Có thể kết luận rằng đa dạng địa học cũng phong phú
như đa dạng sinh học. Thực tế, không có một hành tinh nào trong hệ mặt trời có sự đa dạng địa học như
trái đất [12]. Hơn nữa, căn cứ vào sự ảnh hưởng của đa dạng địa học đối với đa dạng sinh học và sự tiến
hóa của nó, có thể nhận thấy đa dạng địa học là nền tảng cho sự sống phức tạp phát triển.
Đa dạng địa học có nhiều giá trị nhưng đang bị đe dọa bởi các tác động của tự nhiên và con
người. Nhiều geosite (điểm địa chất có giá trị) được thiên nhiên chạm khắc qua hàng ngàn, hàng triệu
năm đang bị phá hủy hoặc đã bị biến mất. Sự kiện Nàng Tô Thị ở Lạng Sơn, Hòn Phụ Tử ở Kiên Giang
bị gẫy đổ [5] hay các thân gỗ hóa thạch ở miệng núi lửa Chư A Thai ở Pleicu đang bị khai thác cho thấy
thực trạng này [7]. Vì vậy, cần có những giải pháp bảo tồn các di sản tự nhiên quí giá này.
2. GIÁ TRỊ CỦA ĐA DẠNG ĐỊA HỌC Ở HÀ TIÊN-KIÊN LƯƠNG
Các giá trị của đa dạng địa học đã được Gray [12] phân loại thành sáu nhóm:
- Giá trị tồn tại
- Giá trị văn hóa
- Giá trị mỹ quan
- Giá trị kinh tế
- Giá trị chức năng
- Giá trị nghiên cứu khoa học và giáo dục.
Các công trình nghiên cứu địa chất cho thấy vùng Hà Tiên - Kiên Lương có sự đa dạng về đặc
điểm địa chất và địa mạo [1, 2, 4, 6]. Tại đây hệ tầng trầm tích có tuổi cổ nhất Nam Bộ đã được thiết lập

(hệ tầng Hòn Heo - D
2-3
hh) [1, 4]. Hiện diện tương đối đầy đủ các đá magma (phun trào, xâm nhập,
trầm tích); các dạng địa hình được hình thành trong các môi trường địa chất khác nhau (sông, biển, đầm
lầy…) như xâm thực, bóc mòn, karst hóa, trầm tích; tài nguyên khoáng sản cũng khá phong phú nhất là
nguồn vật liệu xây dựng. Chính sự đa dạng địa học đã tạo cho khu vực những kiểu cảnh quan đẹp, nhiều
cảnh quan đã được công nhận là danh thắng quốc gia như Khu du lịch Hòn Chông, Thạch Động, núi Đá
Dựng. Có thể sơ bộ trình bày một số giá trị đa dạng địa học nổi bật (qui mô khu vực Nam Bộ) vùng Hà
Tiên – Kiên Lương:
- Có sự xuất lộ các đá tuổi Devon-Cacbon, là các đá trầm tích tuổi cổ nhất khu vực (khoảng 350
triệu năm).
- Có những cấu trúc địa chất điển hình như nếp uốn, bối tà, đơn nghiêng.
- Vết lộ ghi nhận đứt gẫy chờm nghịch: các đá vôi tuổi Pecmi (245-286 triệu năm) phủ chờm lên
cát kết tuổi Trias (208-245 triệu năm).
- Địa mạo karst đặc trưng: hệ thống hang động phân bố theo các độ cao khác nhau, địa hình
carư, thung lũng karst. Nhiều hang động có những măng đá, nhũ đá, cột đá với hình thù kỳ thú.
- Có bốn mức nước biển phân bố ở các độ cao khác nhau. Các dấu tích này là những minh
chứng cho sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã từng tác động đến khu vực.
- Cảnh quan địa mạo đa dạng từ đầm lầy, bờ biển, bãi biển, núi, đồi, đảo và quần đảo.
- Có trữ lượng đá vôi khá lớn, là nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
Sự đa dạng địa học nói trên ít nhiều đã được con người sử dụng vào các mục đích khác nhau
như tâm linh (lập chùa trong hang động), du lịch, giáo dục, kinh tế (khai thác khoáng sản, nông nghiệp,
lâm nghiệp, thủy sản) và cả trong hoạt động quân sự.
Khu vực Hà Tiên – Kiên Lương có nhiều geosite (điểm địa học) nổi bật về giá trị này hoặc giá
trị khác; một số geosite đạt được nhiều giá trị đồng thời. Bảng 2 trình bày tổng quát các giá trị đa dạng
địa học vùng Hà Tiên – Kiên Lương
Bảng 2 Tóm tắt các giá trị đa dạng địa học
Giá trị tồn tại 1. Giá trị tồn tại Tự nhiên phi sinh không phụ thuộc vào sự định giá
của con người
Giá trị văn hóa 2. Văn hóa dân gian

3. Khảo cổ/lịch sử
4. Tâm linh
5. Cảm nhận vị trí
Các truyền thuyết (Thạch Động, núi Đá Dựng,
Hòn Phụ Tử)
Các di tích khảo cổ, ý nghĩa lịch sử
Chùa chiền, đền thờ
Địa hình bờ biển có các mũi nhô, các đỉnh núi cao
Giá trị mỹ quan 6. Cảnh quan địa phương
7. Địa du lịch
Cảnh quan biển, núi hình chóp nón, karst
Tìm hiểu cấu tạo địa chất (uốn nếp, đứt gẫy), đặc
8. Hoạt động giải trí
9. Cảm hứng nghệ thuật
điểm địa hình (đảo, quần đảo, bờ biển…)
Leo núi, khám phá hang động, tìm hóa thạch
Vẽ tranh, chụp ảnh, sáng tác văn thơ
Giá trị kinh tế 10. Năng lượng
11. Khoáng sản công
nghiệp
12. Khoáng sản xây dựng
13. Đất
Than bùn, thủy triều và sóng
Kaolin, phosphat
Đá vôi, đá khối, đá nghiền, sét gạch ngói
Sản xuất lương thực, gỗ, hàng thủ công (cỏ bàng)
Giá trị chức
năng
14. Nền móng
15. Tích trữ

16. Sức khỏe
17. Chôn cất
18. Kiểm soát ô nhiễm
19. Các chức năng đất
20. Các chức năng địa hệ
21.Các chức năng hệ sinh
thái
Các tòa nhà, cơ sở hạ tầng
Lưu trữ carbon trong đất đầm lầy và than bùn
Cảnh quan chữa bệnh, nghỉ dưỡng
Nghĩa trang, hố chôn chất thải
Cuội sỏi, cát lọc nước, địa hình che chắn
Nông nghiệp, thủy sản, rừng ngập mặn
Nước mặt, nước ngầm, các quá trình bờ
biển, gió…
Đa dạng sinh học (trên đá vôi, đầm lầy, cửa
sông…)
Giá trị nghiên
cứu khoa học và
giáo dục
22. Phát hiện khoa học
23. Lịch sử nghiên cứu
24. Giám sát môi trường
25. Giáo dục và đào tạo
Các quá trình địa chất, kiến tạo, lịch sử của
Trái đất, khảo cổ địa chất.
Xác định ban đầu về địa tầng, hoạt động núi
lửa…
Sự thay đổi mực nước biển, tốc độ xói lở – bồi tụ
Nghiên cứu ngoài trời, thực tập chuyên ngành

Theo Murray Gray [12], có sửa đổi
3. CÁC GEOSITE NỔI BẬT
Geosites là những phần địa quyển có ý nghĩa quan trọng đặc biệt để nhận thức về lịch sử trái
đất. Chính xác hơn, các geosites được định nghĩa là các đối tượng địa chất hoặc địa mạo có giá trị khoa
học, giá trị văn hóa/lịch sử, giá trị thẩm mỹ và /hoặc giá trị xã hội/kinh tế do nhận thức hoặc khai thác
của con người. Như vậy geosite là những điểm địa chất cụ thể phản ánh tính đa dạng địa học cho một
khu vực, vùng hoặc quốc gia.
Căn cứ vào các tiêu chí phân loại, sơ bộ xếp các geosite vùng Hà Tiên – Kiên Lương thuộc các
geosite khu vực (một vài geoosite có thể đạt cấp quốc gia như Thạch Động, Hòn Chông), bao gồm các
kiểu được trình bày trong bảng 3.
Bảng 3: Phân loại geosite vùng Hà Tiên – Kiên Lương
Kiểu geosite Tên geosite
Địa tầng Paleozoi
- Hệ tầng Hòn Heo (D-C
1
hh)
- Hệ tầng Hà Tiên (Pht)
Rạch Đùng; Hòn Heo
Chùa Hang; Hang Tiền; Ba Hòn; Đá Dựng
Địa tầng Mezozoi
- Hệ Tầng Núi Cọp (T
2
a nc)
- Hệ tầng Minh Hòa (T
2
a mh)
- Hệ tầng Hòn Nghệ (T
2
l hn)
- Hệ tầng Ta Pa (T

3
-J
1
tp)
- Hệ tầng Nha Trang (K
2
nt)
Núi Ông Cọp; Mũi Nai; Hòn Đội Trưởng
Minh Hòa
Hòn Nghệ
Đảo Hòn Nghệ
Đông Nam Hòn Đốc; Sơn Trà
Địa tầng Kainozoi Trầm tích thềm biển ở Hòn Chông và giồng cát biển ở
Ba Trại tuổi Holocen giữa.
Kiến tạo (Uốn nếp, đứt gẫy, khe nứt) Thạch Động; Hòn Trẹm; Đá Dựng; núi Lò Vôi
Địa mạo bờ biển Bờ biển Trias Mũi Nai; Bờ biển Devon-Permi Hòn
Chông; Bờ biển Holocen Vịnh Cây Dương
Địa mạo Karst Thạch Động; Đá Dựng; Mo So; Cá Sấu; Hang Tiền; Hòn
Chông (Hòn Phụ tử, Chùa Hang, Động Kim Cương,
Hang Giếng Tiên); Bãi Nam Hòn Nghệ
Địa mạo cảnh quan Núi Tà Pang; đồng bằng Phú Mỹ; quần đảo Hải Tặc;
quần đảo Bà Lụa; Đảo Hòn Nghệ.
Với tính đa dạng địa học như trình bày trên, có thể nói trong quá trình khai thác các danh lam
thắng cảnh chúng ta đã bỏ qua nhiều giá trị địa học mà tự nhiên ban cho. Chúng tôi nêu một số ví dụ
dưới đây.
3.1. Cụm Geosite Hòn Chông
Cụm geosite Hòn Chông bao gồm một số geosite như Chùa Hang, Hòn Phụ Tử, Mũi Hòn Trẹm.
Theo quyết định số 100-VH/QĐ ký ngày 21 tháng 1 năm 1989 của Bộ Văn hóa, Hòn Chông là thắng
cảnh cấp Quốc gia. Trong quyết định này chỉ đề cập đến giá trị cảnh quan Hòn Chông, rất nhiều giá trị
địa chất khác chưa được đề cập. Các giá trị đó là:

1) Về địa tầng: tại chân núi Chùa Hang đã phát hiện được các hóa thạch minh chứng đá vôi
(thuộc hệ tầng Hà Tiên) có tuổi Pecmi (Hình 1, 2) [4]. Cách Chùa Hang khoảng 2000 m về phía tây bắc
là geosite Hòn Trẹm, tại đây lộ đá cát kết tuổi cổ nhất Nam Bộ (D-C
1
) [1, 4], các đá này bị biến dạng
mạnh có góc cắm thẳng đứng hoặc bị uốn nếp (Hhình 3, 4).
2) Về địa mạo: tồn tại địa hình karst nhiệt đới duy nhất ở Nam Bộ. Đó là các khối núi vách
đứng, đỉnh nhọn; các tầng hang động hay các mức ngấn nước biển (Hình 5, 6) là dấu ấn minh chứng
cho sự biến đổi khí hậu trong lịch sử phát triển địa chất.
3) Giá trị văn hóa/lịch sử: hang karst được sử dụng lập chùa Hải Sơn, là điểm du lịch tâm linh.
Tại đây có những truyền thuyết về sự tồn tại của Hòn Phụ Tử.
4) Giá trị thẩm mỹ: cụm geosite Hòn Chông thuộc cảnh quan bờ biển xói mòn trên các đá trầm
tích cổ (cát kết, đá vôi) (Hình 7), địa hình có sự tương phản với bờ biển Mũi Nai (nơi cấu tạo chủ yếu
bởi vật liệu phun trào).
5) Giá trị kinh tế: ngoài mục đích du lịch giải trí, du lịch tâm linh; cụm geosite Hòn Chông có
thể trở thành điểm du lịch địa chất phục vụ nghiên cứu, học tập rất giá trị.
Hình 1: Hóa thạch Parafusulina sp. Trong đá
vôi Hệ tầng Hà Tiên Tại núi Hòn Chông [ 4]
Hình 2: Hóa thạch huệ trong đá vôi màu xám
trắng hệ tầng Hà Tiên tại Chùa Hang
Hình 3: Cát kết uốn nếp tại Mũi Hòn Trẹm Hình 4: Cát kết, phiến sét cắm đứng, phương
200
o
tại Mũi Hòn Trẹm

×