Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Ảnh hưởng của phật giáo đối với sự phát triển của nhà đường (618 907)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 103 trang )

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thạc sỹ
Nguyễn Thị Bích – người hướng dẫn khoa học đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn
em trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử trường Đại
học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và góp ý để em
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và cán bộ viên chức Bảo tàng
Bắc Ninh - nơi tôi thực tập chuyên ngành đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin bày tỏ lòng tri ân đối với gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên
tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Loan

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan bản khóa luận này được hoàn thành do sự cố gắng, nỗ lực
tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân, cùng với sự giúp đỡ tận tình của Thạc sỹ
Nguyễn Thị Bích. Bản khóa luận này không trùng với kết quả của các tác giả
khác. Nếu trùng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đọc để bản khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013

Tác giả

Nguyễn Thị Loan

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
NỘI DUNG ................................................................................................ 7
Chương 1: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO THỜI NHÀ ĐƯỜNG
(618 – 907 ) ................................................................................................ 7
1.1. Sự du nhập Phật giáo vào Trung Quốc................................................. 7
1.1.1. Thời điểm du nhập ............................................................................ 7
1.1.2. Con đường du nhập ........................................................................ 10

1.2. Tình hình Phật giáo trước thời kỳ nhà Đường .................................... 13
1.2.1. Phật giáo thời nhà Hán (206 TCN – 220) ........................................ 13
1.2.2. Phật giáo thời Tam Quốc (220-280)............................................... 16
1.2.3. Phật giáo triều đại nhà Tấn (280 – 419) .......................................... 17
1.2.4. Phật giáo thời Nam Bắc Triều (420 – 569)...................................... 22
1.2.5. Phật giáo thời nhà Tùy (589 – 618)................................................. 29
1.3. Sự phát triển của Phật giáo thời nhà Đường (618 – 907).................... 31
*Tiểu kết chương 1 ................................................................................... 42
Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI SỰ

PHÁT

TRIỂN CỦA NHÀ ĐƯỜNG (618 – 907)................................................. 44
2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo trên lĩnh vực chính trị ................................ 44
2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trên lĩnh vực văn hóa................................. 53
2.2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn học ............................................ 53
2.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến kiến trúc, điêu khắc ......................... 57
2.2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo đến hội họa, âm nhạc.............................. 62
2.2.4. Ảnh hưởng của Phật giáo đến phong tục tín ngưỡng ....................... 67
2.2.5. Ảnh hưởng của Phật giáo đến đạo đức ............................................ 73
2.3. Ảnh hưởng của Phật giáo trên lĩnh vực xã hội ................................... 74
2.4. Ảnh hưởng của Phật giáo đến kinh tế ................................................ 75

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

2.5. Đặc điểm của Phật giáo thời nhà Đường (618 – 907)......................... 76
*Tiểu kết chương 2 ................................................................................... 78
KẾT LUẬN .............................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 83
PHỤ LỤC ................................................................................................ 87

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-1-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dân tộc Trung Hoa có lịch sử thành văn trên 4000 năm, Phật giáo Trung
Quốc cũng có hơn 2000 năm đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Vì vậy khi nói đến
bề dày lịch sử Trung Quốc không thể bỏ qua vấn đề Phật giáo, một tôn giáo rất
quan trọng cấu thành văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Phật giáo Trung quốc là sản phẩm của sự giao thoa giữa hai nền văn minh
tầm cỡ của thế giới là Ấn Độ và Trung Hoa. Có thể nói rằng, sự hiện diện của
Phật giáo trong nhiều vùng đất rộng lớn và đông dân cư này đã mở ra một bước
ngoặt mới trong quá trình tồn tại và phát triển của Trung Hoa. Tuy nhiên không
phải nhân dân Trung Quốc tiếp nhận Phật giáo ngay mà phải mất gần 5 thế kỷ

Phật giáo mới có thể thích hợp và trở thành một dòng tư tưởng có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến văn hóa Trung Quốc. Phật giáo đã ghi dấu ấn đậm nét trong lịch
sử văn hóa tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo Trung Quốc.
Trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Trung Quốc đã trải qua
những bước thăng trầm. Lịch sử phát triển của Phật giáo Trung Quốc có thể nói
gắn liền với các thời kỳ phát triển của các quốc gia Trung Quốc. Vì thế người ta
thường chia lịch sử phát triển của Phật giáo Trung Quốc ra các thời kỳ trùng với
các giai đoạn lịch sử. Chúng ta có thể nhìn sự phát triển của Phật giáo Trung
Quốc theo hai cách chia sau đây:
Thứ nhất, theo bài viết “Vài nét về sự xuất hiện Phật giáo ở Trung
Quốc” trên tạp chí “Nghiên cứu Trung Quốc”, số 2, tháng 4/1997 của tác giả
Nguyễn Thị Quế dựa trên tiến trình phát triển của Phật giáo Trung Quốc chia ra
làm năm thời kỳ:
1. Thời kỳ phiên dịch: Từ khi Phật giáo bắt đầu truyền vào (67 – 220) cho
đến thời Đông Tấn (317 – 420). Thời kỳ này chủ yếu kinh sách được dịch từ
tiếng Tây vực và tiếng Phạn ra tiếng Hán.
2. Thời kỳ nghiên cứu: từ thời Đông Tấn (317 – 420) đến thời Nam Bắc

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-2-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

triều (420 – 581). Đây là thời kỳ ngoài phiên dịch người ta còn chú ý đến nghiên

cứu giáo nghĩa đích thực của kinh điển để hiểu đúng giáo lý mà truyền bá.
3. Thời kỳ kiến thiết: Từ thời nhà Tùy (581 – 618) đến nhà Đường
(618 – 907). Đây là thời kỳ phát triển toàn thịnh của Phật giáo. Nghĩa lý đích
thực của Phật giáo đã được chuyển chính xác sang tiếng Trung Quốc một cách tỉ
mỉ và hoàn chỉnh.
4. Thời Kỳ kế thừa: Từ thời ngũ đại (907 – 960) đến thời nhà Minh
(1368 – 1644). Thời Kỳ này Phật giáo vẫn tiếp tục tuân theo những tư tưởng và
tông phái đã được xác định của nhà Tùy, Đường, không có sự thay đổi gì về
giáo lý tăng đoàn.
5. Thời Kỳ suy thoái: Từ nhà Thanh (1644) trở về sau.
Thứ hai, theo cách phân chia của hòa thượng Thích Thanh Kiểm trong
cuốn “Lịch sử Phật giáo Trung Quốc” lại phân thành bốn thời kỳ dựa trên cơ sở
nét nổi bật của Phật giáo dưới các triều đại. Bốn thời kỳ đó là:
1. Thời kỳ “Tây vực Phật giáo” (từ khi Phật giáo truyền vào cho đến đời
nhà Tùy).
2. Thời kỳ “Các tông độc lập” (từ nhà Tùy đến nhà Tống).
3. Thời kỳ “Tây Tạng – Mông Cổ Phật giáo” là thời kỳ Lạt ma giáo của
nhà Nguyên).
4. Thời kỳ “Chư tôn dung hợp Phật giáo” (từ nhà Thanh lại đây) [25; 7]
Trong các thời kỳ trên thì Phật giáo Trung Quốc thời nhà Đường
(618 – 907) là thời kỳ phát triển toàn diện nhất. Phật giáo xuất hiện trong tất cả
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và nó để lại ảnh hưởng sâu sắc
toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đó. Điều đặc biệt là dưới thời nhà Đường, Phật
giáo còn ảnh hưởng rộng lớn đến các nước trong khu vực như Nhật Bản và một
số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia… Có thể nói, việc tìm hiểu đề
tài “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với sự phát triển của nhà Đường
(618 – 907)” có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt lý luận khoa học mà còn có ý

Nguyễn Thị Loan


K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-3-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

nghĩa thực tiễn.
Về mặt lý luận, đề tài sẽ góp phần làm rõ sự phát triển của Phật giáo thời
nhà Đường và ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội Trung Quốc thời nhà Đường.
Về mặt thực tiễn, sự phát triển cực thịnh của Phật giáo thời nhà Đường và
ảnh hưởng của nó có liên hệ mật thiết với lịch sử phát triển của Phật giáo ở các
nước trong khu vực mà đặc biệt là Phật giáo Việt Nam. Do vậy, tìm hiểu về lịch
sử Phật giáo Trung Quốc sẽ góp phần quan trọng trong nghiên cứu lịch sử Phật
giáo Việt Nam.
Với lí do vừa nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của Phật giáo
đối với sự phát triển của nhà Đường (618 – 907)” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới hiện nay. Hình thành
trên đất nước đa tôn giáo Ấn Độ, Phật giáo nhanh chóng được lan truyền ra các
nước xung quanh đặc biệt là Trung Quốc. Đến thời nhà Đường Phật giáo phát
triển cực thịnh ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội. Vì vậy, sự phát triển của Phật giáo Trung Quốc trở thành đề tài nghiên cứu
thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước.
Tác phẩm “Sử Phật giáo thế giới, tập 1: Ấn Độ - Trung Quốc” của tác giả
Giới Đức viết (nhà xuất bản Thuận Hóa, 2008). Trong tập 1 này tác giả viết về

quá trình trình phát sinh phát triển của Phật giáo Trung Quốc từ lúc du nhập sau
đó trải qua các giai đoạn phát triển dưới các triều đại của Trung Quốc. Đây là
cuốn sách cung cấp tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu Phật giáo ở Trung
Quốc, mang tính chuyên môn cao.
Tác phẩm “Đàm đạo với Phật Đà”, do Lý Giác Minh và Lâm Thấm viết,
được Vũ Ngọc Quỳnh dịch (Nxb Văn học, Hà Nội, 2004). Cuốn sách này là
cuộc nói chuyện giữa Phật Đà Lý Giác Minh với người học trò của mình là Lâm

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-4-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Thấm về mối quan hệ giữa Phật giáo với các bậc đế vương và Phật giáo với nền
văn hóa Trung Quốc. Vì vậy cuốn sách đã cung cấp một số tư liệu cũng như
cách nhìn nhận đánh giá về mối quan hệ giữa Phật giáo với chính trị và văn hóa
xã hội Trung Quốc.
Công trình nghiên cứu “Các đế vương với Phật giáo Trung Quốc” của tác
giả Vương Trí Bình, do Đào Nam Thắng dịch (Nxb Văn hóa Thông tin, 2002),
thông qua các tích truyện về các đế vương với Phật giáo, đã góp phần khẳng
định thêm ảnh hưởng của Phật giáo đối với nền chính trị Trung Hoa thời trung
đại.
Tác phẩm “Lược sử Phật giáo Trung Quốc” (từ thế kỷ I sau CN đến thế
kỷ X) do soạn giả Viên Trí viết (Nxb tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2006).

Trong cuốn sách này tác giả viết về lịch sử Phật giáo Trung Quốc từ khi mới du
nhập đến thế kỷ X. Đây là tác phẩm nghiên cứu về Phật giáo Trung Quốc theo
tiến trình lịch sử, cung cấp thêm thông tin về Phật giáo Trung Quốc qua các triều
đại.
Các tạp chí viết bằng tiếng Việt như: tạp chí “Nghiên cứu Trung Quốc”
có bài viết của tác giả Đỗ Công Định (số 2, tháng4/2000): “Quá trình du nhập
và ảnh hưởng của Phật giáo đối với văn hóa truyền thống Trung Quốc” tác giả
đã giới thiệu về quá trình du nhập và một vài ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo tới
văn hóa Trung Quốc.
Những công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến quá trình du nhập và
phát triển của Phật giáo Trung Quốc qua các thời kỳ, đặc biệt là có sự nhấn
mạnh đến sự phát triển của Phật giáo thời nhà Đường và ảnh hưởng của nó trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trên cơ sở kế thừa những công
trình nghiên cứu trên sẽ là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng giúp tôi hoàn
thành đề tài này.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-5-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Mục đích của đề tài nhằm làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo đối với sự phát

triển của nhà Đường (618 – 907). Do đó, đề tài sẽ tập trung vào giải quyết các
nhiệm vụ sau:
Chứng minh được sự phát triển cực thịnh của Phật giáo Trung Quốc dưới
thời nhà Đường.
Phân tích chứng minh được ảnh hưởng của Phật giáo đến tình hình kinh tế,
chính trị, cũng như văn hóa xã hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển của Phật giáo
Trung Quốc thời nhà Đường (618 – 907) và ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Trung Quốc. Qua đó làm rõ được sự phát triển
cực thịnh của Phật giáo Trung Quốc thời nhà Đường.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc thời nhà
Đường (618 – 907).
Về không gian: Sự ảnh hưởng của Phật giáo thời nhà Đường đến các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Trung Quốc.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là các sách báo, tạp
chí, luận văn.
Phương pháp chủ yếu sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài là phương
pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, đối chiếu, so sánh. Ngoài ra còn sử
dụng phương pháp hệ thống liên ngành như lịch sử với văn học, lịch sử với hội
họa, kiến trúc. Từ đó có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về ảnh hưởng của
Phật giáo đối với sự phát triển của nhà Đường.
5. Đóng góp của khóa luận
Đóng góp chủ yếu của khóa luận:
Phân tích và làm rõ những ảnh hưởng của Phật giáo đối với tình hình kinh
tế, chính trị, xã hội và văn hóa Trung Quốc thời nhà Đường.

Nguyễn Thị Loan


K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-6-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa luận góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu khi nghiên cứu về
Phật giáo Trung Quốc. Đây có thể xem là một tài liệu tham khảo đối với các bạn
sinh viên chuyên ngành lịch sử văn hóa và lịch sử thế giới.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khóa luận
được chia làm 2 chương chính như sau:
Chương 1: Sự phát triển của Phật giáo thời nhà Đường (618 – 907)
Chương 2: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với sự phát triển của nhà Đường
(618 – 907)

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-7-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2


NỘI DUNG
Chương 1
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO THỜI
NHÀ ĐƯỜNG (618 – 907 )
1.1. Sự du nhập Phật giáo vào Trung Quốc
1.1.1. Thời điểm du nhập
Xung quanh vấn đề niên đại du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc có
nhiều giả thuyết liên quan đến sự kiện đó.
Thứ nhất, thuyết Tây phương Thánh Giả của Khổng Tử. Tây phương
Thánh giả tức là chỉ vào Phật. Thiên Trọng Ni trong sách Liệt Tử có chép:
“Khâu nghe phương Tây có bậc Thánh giả, không trị mà không loạn, không nói
mà tự tin, không giáo hóa mà tự làm” [25; 26]. Theo thuyết này thì ngài Khổng
Tử đã biết đến Phật giáo. Thuyết này nếu căn cứ vào phương diện lý luận thì
không vững vàng. Vì đó chỉ là một sự giả thác của Liệt tử về ý nghĩa chính trị,
không phải chính Khổng Tử đã nghĩ như vậy. Hơn nữa, Tây phương Thánh giả
có thể chỉ vào bất cứ một Thánh giả nào, chưa chắc đã ám chỉ Phật.
Thứ hai, thuyết Thích Lợi Phòng đem Phật giáo truyền vào Trung Quốc.
Người ta cho rằng vị tu sĩ ngoại quốc tên là Shi-li-fang (Thích Lợi Phòng), mang
kinh sách Phật giáo đến Trung Quốc vào triều đại của Tần Thủy Hoàng. Theo
sách Lịch Đại Tam Bảo Kỷ:“Đời vua Tần Thủy Hoàng năm thứ IV (243 TCN),
có vị Sa Môn Tây vực là Thích Lợi Phòng, gồm tất cả là 18 người đem kinh Phật
truyền vào Trung Quốc. Vua Tần Thủy Hoàng cho việc đó là quái gở, liền bắt
bỏ ngục. Nhưng tới nửa đêm, vua thấy có người thân vàng, cao 1 trượng 6 thước,
tới phá ngục cứu ra. Thấy thế vua rất sợ hãi và rập đầu kính lễ” [25; 24]. Giả
thuyết này là do Phật giới Phật tử Trung Quốc nêu ra, nhưng bia ký của Asoka
cũng như biên niên sử Tích Lan không hề để lại dấu tích nào về việc truyền bá
đạo Phật của Asoka ở Trung Hoa. Mặt khác, thuyết này thấy xuất xứ ở cuốn

Nguyễn Thị Loan


K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-8-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

“Chu Tử Hành Kinh Lục” được dẫn chứng trong bộ “Lịch Đại Tam Bảo Kỷ”,
nhưng sách đó là sách giả tạo của hậu thế, nên không đáng tin cậy.
Thứ ba, thuyết Trương Khiên đã thấy được Phật giáo. Một số học giả Phật
giáo cho rằng một đặc phái viên đời nhà Tiền Hán tên là Trương Khiên du hành
xuyên suốt vùng Trung Á đến tận Parthia trong thế kỷ II TCN, trên đường đi
ông nghe đến đạo Phật và đưa tin đó về nước. Nhưng theo nghiên cứu chỉ có tài
liệu Phật giáo của triều đại Đường ghi lại thông tin trên trong khi đó các tài liệu
trước đó không có tài liệu nào nhắc đến đức Phật.
Thứ tư, thuyết lễ bái hình người vàng. Thời vua Võ Đế nhà Tiền Hán năm
thứ II năm 121 TCN). Vua sai tướng Hoắc Khử Bệnh đánh rợ Hung Nô, sau khi
đánh thắng Hung Nô ở các tỉnh biên giới phía Bắc Trung Hoa viên tướng này đã
tìm thấy một số tượng hình người được làm bằng vàng. Số tượng ấy từng được
xem như là tượng Phật và là những chứng cớ đánh dấu sự khởi nguyên của Phật
giáo tại Trung Hoa [25; 24]. Tuy thế, ngày nay người ta chứng minh được các
tượng vàng ấy không phải là hình tượng đức Phật, mà là biểu tượng của một số
thần thánh của Hung Nô.
Thứ năm, thuyết Lưu Hướng nói đến Phật điển. Sau đời vua Võ Đế nhà
Tiền Hán đến thời vua Thành Đế, vua sai Lưu Hưóng chỉnh đốn lại sách vở của
triều đình tại Các Thiên Lộc, Lưu Hướng đã thấy Phật điển. Bộ “Phật Tổ Thống
Kỷ” có dẫn chứng một đoạn trong văn trong cuốn “Liệt Tiên Truyện” của Lưu
Hướng: “Tôi kiểm điểm thư tàng, sưu tầm đại sử, để soạn Liệt tiên đồ. Kể từ vua

Hoàng Đế trở xuống cho tới nay có hơn 700 người được đạo tiên, sau khi xét
định thực hư, được 146 người, tổng số đó có hơn 70 người đã thấy kinh Phật”
[25; 25]. Tuy nhiên, trong bộ “Phật Tổ Thống Kỷ” có dẫn chứng ký lục của Lưu
Hướng, mà ký lục này lại không không có căn cứ rõ ràng.
Thứ sáu, thuyết niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10. Giả thuyết được nhiều sử
gia Phật giáo quan tâm trong các thập nên gần đây. Đó là câu chuyện liên quan
đến Hán Minh Đế (58 – 75) nhà Hậu Hán. Theo thuyết này, vào một đêm nọ

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-9-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Minh Đế nằm mộng thấy vị thần sắc bay liệng trong không gian sáng hôm sau
ông kể lại câu chuyện ấy cho quân thần nghe. Trong số ấy, vị quan tên Phó Nghị
trả lời rằng ông ta nghe kể có một vị thánh ở Ấn Độ đã chứng ngộ giải thoát và
được tôn xưng là Phật, người có thân thể bằng vàng và có thể bay liệng giữa
không trung. Vua đồng ý với giải thích của Phó Nghị và sai một phái đoàn ra
nước ngoài để tìm hiểu về vị thánh này, đồng thời sưu tập giáo lý của ngài. Khi
trở về, phái đoàn ấy mang về cuốn kinh “Tứ Thập Nhị Chương”. Hán Minh Đế
ra lệnh xây dựng một ngôi chùa ngoài thành Lạc Dương để tôn trí kinh.
Nhưng thuyết này cũng bị giới học giả Âu Mỹ không công nhận, vì họ thắc
mắc không hiểu Phó Nghị đã nghe tin tức ấy từ lúc nào, ở đâu và làm thế nào để
vị quan này biết được tin ấy. Phía sau câu chuyện này cũng có một vài giải thích

chứng minh đó là sự thật.
Bằng chứng khẳng định sự hiện diện của Phật giáo dưới triều đại nhà Hán
trước giấc mộng của Minh Đế là tiểu sử của Sở Anh Vương. Anh Vương là anh
em cùng cha khác mẹ với Hán Minh Đế, được phong hầu năm 39 và phong
vương vào năm 41. Lúc đầu Anh Vương cư trú tại kinh đô nhà Hán, nhưng vào
năm 52 chuyển về sống tại Bành Thành (kinh thành của nước Sở). Tại đây, Anh
Vương tổ chức một đại tiệc chay để cúng dường cho các Tỳ kheo và cư sĩ Phật
tử sống tại Bành Thành để sám hối những việc xấu đã làm trong quá khứ. Chính
việc ấy là bằng chứng rõ ràng về sự hiện hữu của một cộng đồng Phật giáo tại
Trung Hoa vào năm 65. Điều quan trọng ở đây là cộng đồng này bao gồm cả tu
sĩ lẫn cư sĩ, không phải trong thành Lạc Dương mà là ở một vùng xa xôi hẻo
lánh. Tuy chúng ta không biết giới tu sĩ là người ngoại quốc hay Trung Hoa,
nhưng những cư sĩ đích thực là người dân bản xứ. Hơn nữa vào thời điểm ấy
người ta đã ăn chay, và chắc chắn Sở Anh Vương đã quy y Phật giáo. Sự hiện
diện của hàng ngũ Tỷ kheo và cư sĩ Phật tử tại địa phương này cho thấy rằng
cộng đồng Phật giáo đã hiện diện trước năm 65, nghĩa là Phật giáo du nhập vào
trước đó khá lâu, có thể vào những năm đầu công nguyên.

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-10-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Nhìn chung, hiện nay người ta kết luận rằng những nguồn tài liệu liên quan

đến niên đại du nhập của Phật giáo được nêu ra ở trên chỉ là huyền sử, không
đáng tin cậy. Có thể chúng được giới Phật tử nhiệt thành của đạo Phật thêu dệt
nên, vì sau khi Phật giáo đã bám rễ ở Trung Hoa, các tín đồ muốn chứng minh
sự hiện hữu lâu đời của Phật giáo ở đây. Duy chỉ có thuyết thứ sáu là có căn cứ
tương đối chính xác được nhiều sử gia công nhận.
Như vậy, theo các căn cứ trên ta có thể tin tưởng rằng cuối thời Tây Hán,
đầu thời Đông Hán là thời kỳ Phật giáo truyền vào Trung Quốc. Hầu hết các
sách viết về Phật giáo Trung Quốc đều cho rằng đây là mốc thời gian Phật giáo
du nhập vào Trung Quốc.
1.1.2. Con đường du nhập
Vào thời cổ đại đã xuất hiện nhiều nền văn minh lớn như văn minh Ấn Độ,
Trung Quốc, Ai Cập… Các xứ dẫn đầu nền văn minh nhân loại ấy sớm phát
triển các ngành nghề để đáp ứng nhu cầu cho xã hội, dẫn đến việc trao đổi hàng
hóa, những nhu yếu phẩm lẫn tiện nghi sinh hoạt. Con đường trao đổi lúc này là
con đường giao thương buôn bán bằng đường biển qua các tàu thuyền. Con
đường thứ hai là con đường bộ thông qua những đoàn lạc đà thồ hàng sang các
vùng khác nhau qua các sa mạc. Trên hai con đường buôn bán trao đổi này có sự
tham gia của các nhà truyền giáo hoặc một vài Phật tử, có mang theo các tượng
Phật, Bồ Tát, Chư Thiên… một số kinh hoặc tín ngưỡng tôn giáo ở xứ sở của
mình. Chính vì thế, ta có thể cho rằng đạo Phật từ Ấn Độ được du nhập vào
Trung Quốc chỉ có hai con đường ấy.
Về phương diện địa lý, người ta có thể từ Ấn Độ đến Trung Quốc bằng cả
đường bộ lẫn đường thủy. Trong cuốn“Lịch sử Phật giáo Trung Quốc” viết
rằng: “Trước hết, từ Ấn Độ Phật giáo được truyền vào nước Đại Nhục Chi, An
Tức thuộc Bắc Ấn, sau đó phát triển sang vùng Tây Vực và cuối cùng đến Trung
Quốc” [25; 21]. Theo tác phẩm trên, các nước Tây Vực nằm rải rác quanh sa
mạc Takla makan, dọc theo chân của ba dãy núi Thiên Sơn, Côn Lôn và Thông

Nguyễn Thị Loan


K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-11-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Lĩnh. Con đường xuyên qua vùng này là lộ trình trọng yếu nối kết hai nền văn
hóa Trung – Ấn. Từ Tây Vực người ta có thể đi đến Ấn Độ bằng hai con đường
từ phía Bắc và phía Nam.
Nếu đi từ phía Nam, người ta sẽ khởi hành từ Đôn Hoàng và Ngọc Môn
thuộc địa phận Trung Hoa, dọc theo phía Bắc núi Côn Lôn đi qua các nước như
Lopnor, Khotan, Yarkand đến Kashgar người ta đi dọc theo phía Tây núi Thông
Lĩnh, rẽ về phía Nam nối kết với ngả đường Bắc Ấn Độ. Nếu đi từ phía Bắc
người ta cũng khởi hành từ Đôn Hoàng, Ngọc Môn rồi đi dọc theo chân núi phía
Nam của dãy Thiên Sơn, xuyên qua các nước Hà Mi (Y Ngô), Turfan (Cao
Xương), Karashar (Yên Ký), Kuccha (Khâu Tư), Aksu (Cô Mặc), Ush (Ôn Túc),
đến Kashgar, nối liền với con đường ở phía Nam Ấn Độ [25; 22 – 24].
Trong cuốn Đạo giáo và các tôn giáo Trung Quốc Henri Maspero đã viết
rằng: “Vào cuối thế kỷ thứ II TCN, Trung Quốc đã chinh phục được một số nước
thuộc vùng Trung Á và có mối quan hệ với Bactria, Parthia và Ấn Độ. Vào thời
điểm này, vua chúa của triều đại Kushan thường phái sứ giả đến các xứ ấy. Giới
thương nhân cũng mang ngọc từ xứ Khotan cũng như thăm xứ Parthia và
Kasmir đến Trung Hoa sau đó họ lại mua hàng tơ lụa của Trung Quốc và vận
chuyển về đất nước mình bằng con đường này” [19; 77]. Trong đoàn của giới
thương nhân thường có các nhà truyền giáo của đạo Phật đi theo để cầu nguyện
và đem sự bình yên đến cho họ trong suốt cuộc hành trình. Cũng có ý kiến cho
rằng, vào thời điểm lúc bấy giờ Phật giáo từ Ấn Độ sang Trung Quốc bằng cả

đường bộ lẫn đường thủy. Tuy nhiên, đáng tin cậy nhất là Phật giáo được truyền
vào Trung Hoa bằng con đường Trung Á.
Bên cạnh trục lộ chính thuộc vùng Trung Á, còn có hai đường bộ khác,
tuy nhiên các Tỳ kheo ít khi đi con đường này. Con đường thứ nhất đi qua tiểu
bang Assam của Ấn, đi lên phía trên của nước Miến Điện dẫn vào địa phận của
Yunna ở phía Tây Bắc Trung Quốc. Đường thứ hai đi qua hai nước Nepal và
Tibet. Trong một khoảng thời gian ngắn vào triều đại nhà Đường, giới tu sĩ

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-12-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Trung Quốc đã đi bằng con đường này để đến Ấn Độ.
Cũng theo “Lịch sử Phật giáo Trung Quốc” nếu đi bằng đường thủy
người ta sẽ khởi hành từ hải cảng thuộc tỉnh Quảng Đông, đi qua các ốc đảo ở
phía Đông Á rồi đến Ấn Độ. Đường thủy rất tiện cho việc giao thông buôn bán
nhưng lúc đầu ít được sử dụng và mãi đến thời Đông Tấn nó mới trở nên phổ
biến.
Trong khi ấy, theo nghiên cứu của Kenneth K.S. Ch’en cũng cho thấy
rằng Phật giáo có thể từ Kasmir sang Trung Quốc bằng cả đường bộ lẫn đường
thủy. Vào thế kỷ II và thế kỷ I TCN, nếu chọn hướng đi theo đường bộ người ta
thường khởi hành từ phía Bắc Ấn Độ đến Afghanistan rồi đến Balkh và cuối
cùng đến Kashgar (Sớ lặc). Từ đây họ có thể đi đến Đôn Hoàng, một tỉnh biên

giới phía Tây Bắc Trung Quốc. Vì đến Đôn Hoàng đầu tiên nên nơi đây đã trở
thành trung tâm Phật giáo quan trọng nhất.
Các đoàn thương gia và truyền giáo cũng có thể từ Ấn Độ đến Trung Hoa
bằng con đường biển. Những hải cảng chính ở vịnh Bengal là cảng
Kaveripattanam nằm ở cửa sông Hằng. Vào thời điểm đó, tàu Trung Quốc sẽ
khởi hành từ Bharukaccha (ngày nay là Broach) nằm ở bờ Tây Ấn Độ. Sau khi
rời các cảng trên, tàu ghe có thể đi thẳng đến Java, hoặc đi theo bờ biển dọc
quanh bán đảo Malay cho đến khi đến Tonkin hoặc Canton thuộc phía Nam
Trung Quốc. Vào nửa đầu thế kỷ thứ VII, khi quyền lực của Trung Hoa không
còn ảnh hưởng lớn đến vùng Trung Á, ngày càng có nhiều Tỳ kheo chọn đường
biển làm phương tiện chính trong việc qua lại giữa hai nước Ấn – Hoa. Điển
hình là năm 671, Nghĩa Tịnh rời Trung Quốc đến Ấn Độ bằng con đường biển
này đến năm 695, ông cũng trở về bằng con đường này.
Vào khoảng thế kỷ thứ I TCN Phật giáo thật sự đã định hình một cách ổn
định ở vùng Trung Á. Sau đó, nhiều phái đoàn truyền giáo đi qua các sa mạc để
đưa Phật giáo vào các trung tâm văn minh và thịnh vượng của Trung Hoa. Trung
Hoa lúc này đang dưới sự cai trị của đế chế hùng cường và bành trướng của nhà

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-13-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Hán. Trong khi ấy, ở miền Tây của châu Á, dân tộc Scythians đang củng cố lãnh

địa của họ, tại đây Phật giáo đã có một nền tảng vững chắc. Giới lái buôn,
thương nhân thường có những chuyến du hành qua lại giữa hai trung tâm văn
minh này. Một số đoàn truyền bá Phật giáo cũng xuất hiện trong số các lái buôn,
thương nhân đó. Cuộc giao thoa giữa hai nền văn minh trên đã mở ra những
bước chuyển động văn hoá vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa.
1.2. Tình hình Phật giáo trước thời kỳ nhà Đường
1.2.1. Phật giáo thời nhà Hán (206 TCN – 220)
Nhà Hán là một trong những triều đại phát triển rực rỡ nhất Trung Quốc
và có công mở rộng lãnh thổ Trung Hoa. Sau khi nhà Tần sụp đổ, Sở Hoài
vương lên làm Hoàng đế, các tướng lĩnh có công lật đổ nhà Tần xảy ra xích
mích trong việc phong đất, phong vương. Trong số đó có Lưu Bang người có
công lớn trong việc lật đổ nhà Tần mặc dù đã được phong làm Hán vương ở Hán
Trung, Ba Thục nhưng việc phong vương này không như mong muốn nên ông
đã gây ra chiến tranh Hán – Sở. Đến năm 202 TCN Lưu Bang đánh bại quân Sở
và được tôn lên làm vua, hiệu là Hán Cao Tổ. Khi mới lên ngôi Hán Cao Tổ
đóng đô ở Lạc Dương, sau dời sang Trường An, vì vậy lịch sử gọi triều Hán do
Lưu Bang lập nên là Tây Hán hoặc Tiền Hán để phân biệt với Đông Hán hoặc
Hậu Hán sau này.
Sau hơn 2 thế kỷ trị vì nhà Tây Hán đã dần suy yếu, nội bộ lục đục mâu
thuẫn, thế lực bên ngoài gây chiến. Đến năm 25, nhà Đông Hán được thành lập
dưới sự hỗ trợ của quân Lục Lâm, Lưu Tú đánh bại Vương Mãng và lên làm
vua, quốc hiệu vẫn gọi là Hán, nhưng đặt đô tại Lạc Dương.
Mặc dù tình hình chính trị nhà Hán không được ổn định, thường xảy ra
các cuộc khởi nghĩa của nông dân và của các thế lực bên ngoài khác nhưng kinh
tế nhà Hán vẫn được củng cố, có bước phát triển vượt bậc so với nhà Tần. Kinh
tế nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp đều được chú trọng và phát triển.
Nông nghiệp với sự xuất hiện của các công cụ bằng sắt và chính sách khuyến

Nguyễn Thị Loan


K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-14-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

nông của triều đình làm tăng năng suất cây trồng. Về công nghiệp hình thành
hình thức sản xuất theo phường, hội. Nghề làm gốm đã bắt đầu sản xuất được
những mặt hàng đẹp, nghề rèn sắt có sự cải biến trong kỹ thuật. Sự phát triển
của nông nghiệp, công nghiệp đã làm thương mại phát triển xuất hiện những
thương nhân ngoại quốc lập các trung tâm buôn bán thịnh vượng, đổi hàng của
Ấn Độ, Trung Đông lấy hàng Trung Hoa.
Ca ngợi sự phát triển của nhà Hán, thiên “Thực hóa chí” (thượng) của
sách “Hán thư” đã chép một cách khuếch đại rằng: “Đến đầu thời Vũ Đế, trong
khoảng 70 năm, nước nhà vô sự, nếu không gặp lụt lội hạn hán thì nhân dân
người no nhà đủ. Lẫm vựa ở các đô thị cho đến những nơi hẻo lánh đều đầy ắp,
kho tàng của nhà nước thì thừa của cải. Tiền ở kinh đô tích lũy hàng trăm vạn,
dân xâu tiền mục mà không xếp lại được. Thóc kho để hết năm này sang năm
khác đầy tràn ra bên ngoài, mục không ăn được. Nhân dân khắp mọi đường mọi
ngõ đều có ngựa, trên đồng có từng đàn. Những người cưỡi ngựa cái bị khinh
thường, không được đến dự hội hè”[30 ; 243].
Sự phát triển về kinh tế tạo điều kiện cho các tôn giáo tư tưởng phát triển
trong lòng quần chúng nhân dân cũng như triều đình. Thời Hán, bên cạnh những
tư tưởng tôn giáo truyền thống như Khổng giáo, Đạo giáo, Nho giáo được các vị
vua đề cao coi trọng còn có sự du nhập của một tôn giáo mới là Phật giáo. Vì
mới du nhập, thế lực còn non yếu lại bị chèn ép, bài xích bởi văn hóa truyền
thống Trung Quốc nên Phật giáo phải nương tựa vào Nho giáo và Đạo giáo.

Đạo Phật khi mới vào Trung Quốc thì các tín đồ Đạo giáo đều thấy ngay nó
hợp với họ, các nhà sư cũng thấy các tín đồ Đạo giáo như là anh em của mình,
còn các kẻ sĩ đạo Khổng xa lạ với họ. Thực ra, Phật và Đạo khác hẳn nhau Phật
giáo không nhận cái Ngã (ta) là thực. Phật tìm sự giải thoát ở Niết Bàn, Đạo tìm
sự trường sinh nhưng cả hai tôn giáo đó có những điểm giống nhau: Thờ phượng,
trầm tư, luyện hơi thở, kiêng một số thức ăn... nhất là có truyền thuyết Lão Tử
về già qua phương Tây, mà đạo Phật cũng ở phương Tây, cho nên tín đồ Đạo

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-15-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

giáo cho rằng Phật với Lão là một.
Thời Hán Phật giáo chỉ dừng lại ở một bộ phận thuộc tầng lớp trên trong
xã hội nhưng Phật giáo cũng đã được một số người trong dân chúng biết đến.
Theo sử sách ghi lại thời kỳ này có Trách Dong, người Đan Dương (huyện
Tuyên Thành tỉnh An Huy) đời vua Hiến Đế, thuộc dòng dõi hào tộc đã tập hợp
hơn 3000 người kiến thiết một tu viện Phật giáo lớn, số người đến lễ bái có trên
vạn người [25; 33].
Vì mới du nhập vào Trung Quốc nên Phật giáo thời nhà Hán chỉ lấy việc
dịch kinh sách làm trọng yếu. Các nhà sư có đóng góp lớn trong sự nghiệp dịch
kinh thời Hán là Ca Diếp và Trúc Pháp Lan.
Hai vị sư Ca Diếp và Trúc Pháp Lan chuyên về công việc dịch kinh điển.

Hai ngài đã phiên dịch bộ kinh điển đầu tiên tại chùa Bạch Mã – là ngôi chùa
Phật giáo đầu tiên trên đất nước Trung Quốc. Bộ kinh đó là “Tứ thập nhị
chương”. Đặc biệt, Trúc Pháp Lan sau đó còn dịch được một số bộ kinh như
“Thập địa đoạn kết tinh” 8 quyển, “Pháp hải tạng kinh” 1 quyển, “Phập bản
hạnh kinh” 5 quyển… Từ đó, Phật giáo được triều đình Trung Quốc thừa nhận
và cho phép xây dựng chùa, dịch kinh và truyền bá.
Sau khi Phật giáo được thừa nhận thì các nhà truyền đạo từ Tây Vực kéo
sang Trung Quốc ngày càng nhiều. Nổi bật trong số các nhà truyền đạo đó có
An Cao Thế và Chi Câu La Sấm. An Cao Thế là thái tử của vua An Tức. Sau khi
xuất gia ngài đi sâu vào học kinh, luận, thông hiểu phép thiền quán. Năm 147,
ngài đến Lạc Dương tỉnh Hà Nam. Trong khoảng 20 năm sống tại đây, ngài
chuyên lo công việc phiên dịch kinh điển. Tất cả kinh điển người dịch sang chữ
Hán là 34 bộ gồm 40 quyển.
Ngài Chi Câu La Sấm là người nước Đại Nhục Chi, tới Trung Quốc vào
khoảng niên hiệu Quang Hòa (178 – 183) đời vua Linh Đế. Trong khoảng 12
năm, ngài đã phiên dịch sang chữ Hán những bộ kinh điển Đại Thừa như “Kinh
thư lăng nghiêm” 2 quyển, “Kinh ban chu tam muội” 1 quyển… Tất cả kinh

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-16-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

điển ngài dịch là 10 bộ gồm 20 quyển.

Sự nghiệp phiên dịch kinh điển của An Cao Thế và Chi Câu La Sấm đã đặt
nền móng cho Phật giáo Trung Quốc. Ngoài An Cao Thế và Chi Câu La Sấm
còn có Trúc Phật Sóc người nước Thiên Chúc (Ấn Độ), Ưu Bà Tắc An Huyền
người nước An Tức, Nghiêm Phật Điều người nước Hán. Nghiêm Phật Điều là
người Lâm Hoài (tỉnh An Huy), là vị Sa môn Trung Quốc đầu tiên và cũng là
người Trung Quốc đầu tiên tham gia vào công việc phiên dịch kinh điển.
1.2.2. Phật giáo thời Tam Quốc (220 – 280)
Lúc nhà Hán suy yếu, các chư hầu chia nhau cát cứ, thôn tính, tranh giành
đất đai, quyền lực nên loạn lạc, đói khổ xảy ra khắp nơi. Sau 42 năm chiến tranh,
thiên hạ được phân gọi là Tam Quốc. Tào Tháo phò vua bù nhìn nhà Hán, chiếm
cứ vùng Giang Bắc, sau lập nên nhà Ngụy, đóng đô ở Lạc Dương (tỉnh Hà Nam).
Tôn Quyền uy trấn Giang Nam, chiếm lĩnh Kinh Châu và Dương Châu, lập nên
nhà Ngô, đóng đô ở Kiến Nghiệp (tỉnh Triết Giang). Lưu Bị cũng với danh
nghĩa phò Hán, có Khổng Minh làm quân sư, chiếm Tây Thục, đóng đô ở Thành
Đô (tỉnh Tứ Xuyên).
Ba nước Ngụy, Thục, Ngô tạm thời kí kết hiệp ước hòa bình, chia ba thiên
hạ, dân tình yên ổn duy trì được 60 năm.
Thời Tam quốc do các nước thường xuyên xảy ra tranh chấp nên ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, trong công
nghiệp có nghề đóng thuyền rất phát triển. Nước Ngô đóng được loại thuyền lớn
cao 5 tầng, có thể chứa được 3000 người. Nhờ kỹ thuật đóng thuyền tiến bộ nên
người của nước Ngô còn vượt biển đến buôn bán với các nước bên ngoài, tạo
điều kiện cho việc giao lưu văn hóa trong đó có Phật giáo.
Phật giáo ở đất Ngụy: Lạc Dương vốn là trung tâm của Phật giáo, tuy
không phát triển bằng Bành Thành và Luy Lâu nhưng ảnh hưởng của nó đã lây
sang quần chúng. Do chiến tranh loạn lạc giới tri thức đã mất niềm tin vào Nho
giáo, nên họ muốn tìm một tôn giáo mới đáp ứng cho nguyện vọng tâm linh.

Nguyễn Thị Loan


K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-17-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Tuy nhiên kinh sách vào thời đó chưa nhiều, người Trung Quốc chưa có ai xuất
gia, chỉ có các nhà sư Ấn Độ tìm đến Lạc Dương, chủ yếu cũng chỉ dịch kinh là
chính. Thời này, đáng kể là các ngài Đàm-ma-ca-la, Khương Tăng Ngải, Đàm
Đế, Bạch Diên, An Pháp Hiền…Một số kinh các vị đã dịch là:“Tăng Kỳ giới
bổn”,“Vô lượng thọ”,“Đàm vô đức yết ma”,“Vô lượng thanh tịnh bình đẳng
giác kinh”.
Đặc biệt là quyển “Tăng kì giới bổn” của ngài Đàm-ma-ca-la và “Đàm vô
đức yết ma” của ngài Đàm Đế là nói về giới luật và cách thức thọ trì giới pháp
cho người xuất gia. Từ đây, người Trung Quốc mới chính thức có người thọ giới
Tỳ kheo. Người đầu tiên này chính là Chu Sĩ Hành.
Phật giáo ở đất Thục: Phật giáo tuy có đến chậm nhưng đặc biệt có ngài
Châu Tử Hoàng là một cao tăng Trung Quốc đã qua Tây Vực học chữ Phạn và
tìm nguyên bản kinh chữ Phạn để dịch lại góp phần làm giàu thêm sự nghiệp
phiên dịch kinh Phật của Trung Quốc.
Phật giáo ở đất Ngô: Phật giáo được truyền tới nước Ngô sớm hơn nước
Ngụy nên sinh hoạt Phật giáo ở đây khá rầm rộ nhất là phương diện dịch thuật
và xuất hiện nhiều nhà dịch thuật nổi tiếng như Chi Khiêm, Khương Tăng Hội,
Chi Khương Lương.
Chi Khiêm dịch kinh gần 30 năm, sau đó vào thâm sơn ẩn dật. Sự nghiệp
của Khiêm vừa phiên dịch vừa chú thích được 27 kinh đại lược là: “Duy Mật
Cật”, “Đại Bát Nê hoàn”, “Pháp cú”, “Thụy ứng bản khởi”, “Đại A Di Đà

kinh”, “Liễu bản tiên sinh tử kinh”, “Tán Bồ tát liên cú”, “Đạo thọ kinh”.
Những kinh điển mà Khương Tăng Hội đã dịch gồm: “Lục Độ Tập kinh”,
“Tạp Thí Dụ kinh” và chú thích bộ “Pháp Kính kinh”, “ Đạo Thụ Vương kinh".
Như vậy, Phật giáo thời Tam Quốc mặc dù chỉ có thêm một số các kinh
sách nhưng tình hình chùa chiền, tăng lữ tín đồ đã bắt đầu phát triển xa rộng.
1.2.3. Phật giáo triều đại nhà Tấn (280 – 419)
Sau khi nước Ngụy diệt nhà Thục, Tư Mã Viêm cướp ngôi vua, lập nhà

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-18-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

Tây Tấn đóng đô ở Lạc Dương. Mấy năm sau, Tư Mã Viêm tiến quân về Nam,
diệt nhà Ngô rồi thống nhất thiên hạ.
Từ khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc đến thời đại Tây Tấn, Phật giáo đã
được phổ cập rộng rãi. Thời vua Huệ Đế trị vì ông cho dựng chùa Hưng Thành ở
Lạc Dương và đặt tiệc trai cúng giàng cho 100 vị tăng. Vua Mẫn Đế dựng chùa
Linh Thông và Bạch Mã ở kinh thành Tràng An, hết sức bảo hộ Phật giáo.
Trong cuốn “Biện chính luận” của tác giả Vương Lâm có viết rằng: “Tự viện tất
cả có 108 ngôi, tăng ni có hơn 3.700 người” [17; 42]. Tuy vậy, Phật giáo đời
Tây Tấn cũng không có thay đổi gì lớn, ngoài công việc phiên dịch kinh điển.
Về sự nghiệp phiên dịch kinh điển của thời Tây Tấn: Với sự phát triển về
chùa chiền, tăng lữ, tín đồ, kéo theo sự yêu cầu cấp thiết của kinh điển để đáp

ứng cho việc học hỏi, nghiên cứu, thuyết giảng. Trong thời kì này có các vị sư
người Tây Vực, các vị sư và các cư sĩ người Trung Quốc đã có công trong dịch
kinh như: Đàm ma la sat, An Pháp Khâm, cư sĩ Nhiếp Thừa Vãn, cư sĩ Nhiếp
Đạo Chân… Trong số các Tăng sĩ và cư sĩ nêu trên, người thì dịch từ 1 bộ, 2 bộ,
5 bộ, có vị dịch được 24 bộ, 50 bộ…Nổi bật nhất thời nay là ngài Đàm ma la sát
dịch được 175 bộ, gồm 354 quyển.
Cuối thời Tây Tấn tình hình chính trị xã hội bắt đầu loạn lạc. Các rợ Hung
Nô, Tiên Tỵ, Yết ở phương Bắc, các rợ Chi, Khương ở phương Tây, hợp lại
thành 5 dân tộc Ngũ Hồ tràn xuống chiếm lĩnh những bình nguyên trù phú, các
thành thị sầm uất của Trung Quốc, dần đà họ tiến về phương Nam.
Trong số đó có Lưu Thông, thuộc rợ Hung Nô là có thế lực nhất, ông tiến
quân về Lạc Dương, diệt nhà Tây Tấn, lập nên nhà Tống. Dòng dõi cuối cùng
của nhà Tây Tấn là Tư Mã Duệ, rút lui cố thủ miền Giang Nam, lập ra nhà Đông
Tấn, đóng đô ở Kiến Khang.
Nhà Triệu lập quốc ở phương Bắc, được hai đời là Tiền Triệu và Hậu
Triệu thì các nước còn lại của Ngũ Hồ lại nổi lên tranh cướp đất đai không chia
thắng bại, kết quả bị phân chia thành 16 nước Ngũ Hồ ở phương Bắc gồm các

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-19-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

nước: Thành Hán (303 – 437), Hán Triệu (304 – 329), Hậu Triệu (319 – 350),

Tiền Lương (324 – 376), Tiền Yên (337 – 370), Tiền Tần (351 – 394), Hậu Tần
(384 – 417), Hậu Yên (384 – 409), Tây Tần (385 – 431), Hậu Lương (386–403),
Nam Lương (397 – 414), Nam Yên (398 – 410), Tây Lương (400 – 420),
Bắc Lương (401 – 439), Hạ (407 – 431), Bắc Yên (409 – 436). Như vậy miền
Nam Trung Quốc lúc này là nhà Đông Tấn, miền Bắc Trung Quốc là 16 nước
Ngũ Hồ.
Mặc dù bị phân chia lãnh thổ nhưng Phật giáo thời kỳ này có điều kiện phát
triển hơn trước.
Ở phương Bắc, Phật giáo rất thịnh đạt, đặc biệt là nhà Hậu Triệu, Tiền
Tần, Hậu Lương và Hậu Tần. Điều này đã thúc đẩy Phật giáo được truyền bá và
phát triển mạnh mẽ ở một vùng rộng lớn.
Hậu Triệu là một nước lớn có kinh tế phát triển thời đó. Vua Triệu là Thạch
Lặc và con trai là Thạch Hổ nổi tiếng hung ác, nhưng sau được sự giáo hóa của
vị danh tăng Phật Đồ Trừng mà hai cha con Thạch Lặc và Thạch Hổ đã hối cải
từ đó đi rất tin tưởng và sùng Phật. Phật Đồ Trừng là người có công rất lớn đối
với sự phát triển của Phật giáo nhà Hậu Triệu. Trong việc truyền đạo, ông suốt
đời chỉ lấy đức độ và tài năng để cảm hóa con người. Tương truyền ông có rất
nhiều phép lạ “Hòa thượng lấy ra một cái chậu, rồi đổ đầy nước vào trong chậu
đó, sau đó thắp một nén hương và cầu khấn. Một lúc sau trong chậu bỗng nhiên
mọc lên một bông hoa sen mầu xanh, rồi nó từ từ lớn lên, tỏa sáng long lanh lóa
mắt” [2 ; 51]. Vì thế, cha con Thạch Lặc rất tôn kính Phật Đồ Trừng tôn ông là
“Đại Hòa thượng” và “Hòa thượng quốc chi đại bảo” tức vị Hòa thượng quý
báu nhất trong nước.
Nhà Tiền Tấn, một nước mạnh nhất trong 16 nước Ngũ Hồ, Phật giáo cũng
rất thịnh với sự đóng góp của Thích Đạo An. Sau khi được nghe tên tuổi của
Đạo An, Tiền Tần vương là Phù Kiên kể với các quan đại thần của mình rằng
“Ngài Đạo An ở Tương Dương là một vị cao tăng có phép thần, nếu như có điều

Nguyễn Thị Loan


K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-20-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

kiện, nhất định ta sẽ mời ngài về giúp ta về việc chính sự” [13; 63]. Ông không
chỉ là người thầy tôn giáo mà còn là cố vấn chính trị tối cao của vua Phù Kiên.
Nhờ sự sùng ái của vua, Thích Đạo An đã cho xây dựng nhiều chùa chiền để
dịch kinh sách, tạo nên những tiền đề cơ bản quan trọng đối với sự phát triển của
Phật giáo Trung Quốc.
So với thời Tiền Tần, Phật giáo nhà Hậu Tần còn phát triển hơn. Vua Hậu
Tần là Diệu Thành, Diệu Hưng đều sùng đạo Phật. Đại biểu cho hoạt động
truyền giáo thời kỳ này là Cưu Ma La Thập. Ông hoạt động tích cực và rất coi
trọng việc dịch kinh sách. Ngài Cưu Ma La Thập tiếp nối sự nghiệp hoằng
dương chính pháp của các bậc tiền bối và đưa Phật giáo Trung Quốc phát triển
hơn các triều đại trước.
Như vậy, Phật giáo thuộc 16 nước Ngũ Hồ có bước phát triển hơn giai đoạn
trước, nó đã có vị trí quan trọng trong lòng các bậc đế vương, chứng tỏ nó đã có
ảnh hưởng lớn đến chính trị.
Ở miền Nam, lúc này là nhà Đông Tấn trị vì, ngoài việc dịch kinh điển ra
đã bắt đầu có sự hình thành tổ chức giáo đoàn Phật giáo. Thời Đông Tấn, số
tăng ni ở Trung Quốc đã lên tới 24.000 người với 1.780 ngôi chùa [25; 42].
Chính lý do tăng ni ngày càng đông, chùa viện ngày càng nhiều mà vấn đề giáo
đoàn được chú ý quan tâm nhiều hơn.
Phật giáo thời Đông Tấn không chỉ chú trọng đến công việc phiên dịch
kinh điển mà còn chú trọng đến việc nghiên cứu để phát triển tư tưởng của Phật

giáo. Phật giáo thời này lấy tư tưởng “Không” trong kinh Bát Nhã làm trọng
yếu, đã tách tư tưởng Lão Trang ra ngoài. Ngài Đạo Sinh sang tạo ra phương
pháp chia khoa mục để chú thích kinh điển. Ngài Tuệ Quán khi sửa chữa bản
dịch của kinh Niết Bàn đã đem giáo lý của đức Phật chia thành Đốn giáo, Tiệm
giáo. Trong Tiệm giáo lại chia ra làm Ngũ thời giáo. Vì ở thời kỳ này, kinh
A Hàm và Tiểu Thừa A Tỳ đã được dịch ra chữ Hán nên có phong trào nghiên
cứu A Tỳ đàm học, sau này hình thành “A Tỳ đàm tông”. Từ chỗ ngài Cưu Ma

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


Khóa luận tốt nghiệp

-21-

Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2

La Thập dịch các bộ luận Đại thừa như “Trung luận”, “Bách luận”, “Thập nhị
môn luận” mà thành lập ra Tam luận tông. Từ thành thực lập luận ra Thành thực
tông, tư tưởng kinh Niết Bàn trở thành cơ sở của Niết Bàn tông, tư tưởng kinh
Hoa nghiêm trở thành cơ sở của Hoa nghiêm tông sau này.
Thời Đông Tấn nổi lên phong trào Tây du cầu pháp, tiêu biểu có chuyến
Tây du của Pháp Hiển.
Pháp Hiển (399 – 418) họ Cung, là người Võ Dương ở Bình Dương thuộc
tỉnh Sơn Tây ngày nay. Sử ghi lại rằng lúc còn nhỏ khi sống cùng cha mẹ, ngài
luôn ốm đau, nhưng khi được gửi vào chùa thì lại khỏe mạnh, cường tráng. Do
vậy ngài ở chùa từ lúc 3 tuổi và hiếm khi về nhà. Sau khi cha mẹ qua đời, ngài
gia nhập tăng đoàn năm 12 tuổi và được thọ đại giới. Pháp Hiển rất quan tâm

đến Luật tạng. Sau thời gian nghiên cứu học hỏi, ngài nhận thấy giới luật lưu
hành ở Trung Hoa vào thời đó là chưa đầy đủ và rất lộn xộn. Do vậy, Pháp Hiển
nuôi dưỡng ý nguyện du hành sang Ấn Độ để sưu tập thêm về Luật tạng.
Pháp Hiển không phải là người Trung Hoa đầu tiên đi Ấn Độ học Phật
pháp mà từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc thời vua Minh Đế nhà Hán
(58 – 75) đã có nhiều chuyến hành trình của đệ tử xứ Phật, xuất gia cũng như tại
gia, từ Trung Quốc đi Ấn Độ với những động cơ khác nhau như tìm cầu kinh
sách, tầm danh sư học đạo, hoặc hành hương tứ thánh tích: Lumbini, Bodhagaya,
Sarnath và Kusinara. Con đường buôn bán nối kết vùng Đông Á với phía Tây rất
thuận tiện cho sự thông thương giữa hai nước này nhưng không có ai trong tổng
số người khởi hành trước Pháp Hiển trở về quê hương với những ước mong mà
họ ấp ủ. Vì vậy, sự thành công của chuyến Tây du của ngài được xem như là
mốc ngoặt lịch sử làm động lực thúc đẩy Phật giáo đồ tìm về quê hương của đức
Phật.
Pháp Hiển lên đường cầu pháp vào lúc 65 tuổi. Pháp Hiển cùng với năm
người bạn đồng hành gồm Huệ Cảnh, Đạo Chỉnh, Huệ Ứng và Huệ Ngỗi rời
Trường An vào năm 399. Sau khi rời Trường An phái đoàn của Pháp Hiển đi

Nguyễn Thị Loan

K35 CN Lịch Sử


×