Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Ảnh hưởng của văn hóa ấn độ đến văn hóa chăm pa (thế kỷ II thế kỷ XV)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 109 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn hóa Chăm Pa
(thế kỷ II – thế kỷ XV)” được hoàn thành tại khoa Lịch Sử, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2 dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Th.s Trần Thị Thu Hà.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất
tới cô Trần Thị Thu Hà - người đã hướng dẫn tận tình, góp ý trực tiếp và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn tới các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Lịch Sử đã giảng dạy tôi trong suốt thời
gian qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, thầy cô trong
khoa Lịch Sử, tập thể lớp K35 Cử nhân Lịch Sử, các bạn sinh viên cùng
ngành các khóa K36, K37, K38 Cử nhân Lịch Sử đã động viên, góp ý và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Lâm Thị Yến

Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN



Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô
Trần Thị Thu Hà. Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên

Lâm Thị Yến

Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .............................................................................................. - 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... - 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... - 3 3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................. - 7 4. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ........................................... - 8 5. Đóng góp của khóa luận ......................................................................... - 9 6. Bố cục khóa luận .................................................................................... - 9 B. NỘI DUNG......................................................................................... - 10 Chương 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VƯƠNG QUỐC CHĂM PA ...... - 10 1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC CỔ
CHĂMPA .............................................................................................. - 11 1.1.1. Quá trình hình thành vương quốc cổ Chăm Pa ............................ - 11 1.1.2. Quá trình phát triển của vương quốc cổ Chăm Pa ....................... - 12 (thế kỷ II - thế kỷ XV) .............................................................................. - 12 1.2. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
VƯƠNG QUỐC CHĂM PA .................................................................. - 14 1.2.1. Thiên nhiên miền Trung với vương quốc Chăm Pa ..................... - 14 1.2.2. Nền nông nghiệp Chăm Pa ......................................................... - 17 1.2.3. Ưu thế lâm - ngư - thương nghiệp của Chăm Pa ......................... - 19 1.2.4. Cư dân và xã hội Chăm Pa .......................................................... - 21 1.3. SƠ LƯỢC NỀN VĂN HÓA CHĂM ............................................... - 23 Tiểu kết chương 1
Chương 2: SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐẾN VĂN HÓA
CHĂM PA (THẾ KỶ II – THẾ KỶ XV) .............................................. - 28 2.1. SƠ LƯỢC NỀN VĂN HÓA ẤN ĐỘ VÀ THUẬT NGỮ “ẤN ĐỘ
HÓA”....................................................................................................... - 29 Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp


2.1.1. Giới thiệu tổng quát về đất nước và văn hóa Ấn Độ.................. - 29 2.1.2. Thuật ngữ “Ấn Độ hóa” ............................................................ - 30 2.2. QUÁ TRÌNH DU NHẬP VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐẾN ĐẤT NƯỚC
CHĂM PA .............................................................................................. - 31 2.2.1. Những nguyên nhân dẫn đến sự giao lưu văn hóa Ấn - Chăm.... - 31 2.2.2. Dấu tích lịch sử của Ấn Độ tại Chăm Pa .................................... - 34 2.2.3. Phương thức và mức độ tiếp xúc văn hóa Ấn - Chăm ................ - 36 2.3. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ ĐẾN VĂN HÓA CHĂM
PA (THẾ KỶ II – THẾ KỶ XV) ............................................................ - 39 2.3.1. Trong hệ thống chính trị - xã hội............................................... - 39 2.3.2. Trong lĩnh vực tôn giáo ............................................................ - 45 2.3.3. Trong các lĩnh vực ngôn ngữ, chữ viết, văn học, lịch pháp ....... - 55 2.3.4. Trong lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc .......................................... - 60 2.3.5. Trong lĩnh vực nghệ thuật điêu khắc ......................................... - 65 2.3.6. Trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc và múa ............................... - 74 2.4. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA ẤN
- CHĂM (THẾ KỶ II – THẾ KỶ XV) ................................................. - 79 2.4.1. Quá trình giao lưu văn hóa mang tính vương quyền và phục vụ
vương quyền ............................................................................................ - 79 2.4.2. Quá trình giao lưu văn hóa bằng con đường hòa bình, và trên cơ sở
nền văn hóa bản địa Chăm Pa. .................................................................. - 83 2.4.3. Quá trình giao lưu toàn diện và sâu sắc, có sự kết hợp hài hòa giữa
các yếu tố ................................................................................................. - 85 2.4.4. Dấu ấn bản địa trong quan hệ giao lưu văn hóa Ấn – Chăm. .. - 87 Tiểu kết chương 2
C. KẾT LUẬN ........................................................................................ - 93 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. - 97 Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

-1-

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Vương quốc cổ Chăm Pa nằm ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung
Việt Nam ngày nay. Đó là một vùng lãnh thổ hẹp về bề ngang, có bờ biển trải
dài, uốn cong, quanh năm đắm mình trong ánh nắng mặt trời ấm áp và những
cơn gió biển. Có thể vì thế mà con người nơi đây trở nên nhạy cảm hơn và
giàu trí tưởng tượng hơn, để ngàn năm trước, họ đã cho ra đời một trong
những nền văn hóa sớm và đặc sắc nhất vùng Đông Nam Á - nền văn hóa
Chăm Pa.
Từ những thế kỷ trước Công nguyên, vùng đồng bằng duyên hải miền
Trung xưa của Việt Nam đã là một địa bàn dừng chân lí tưởng cho những con
thuyền ngược xuôi giữa hai nền văn minh lớn của phương Đông lúc bấy giờ là
Trung Quốc và Ấn Độ. Trên những con thuyền ngược xuôi buôn bán, ngoài

những kiện hàng đầy ắp, các thương nhân luôn mang theo ít nhiều những yếu
tố văn hóa của đất nước họ, đặc biệt là tôn giáo và niềm tin. Thuyền buôn của
các nước ghé đến buôn bán bao nhiêu lần thì cũng bấy nhiêu lần những yếu tố
văn hóa bên ngoài tràn vào vùng đất bên bờ duyên hải miền Trung đó. Từ đấy
một sự lựa chọn và thích ứng thực tế đã diễn ra trong lịch sử để hình thành
nên một nền văn hóa Chăm, mang đậm tính bản địa.
Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, thông qua những thương nhân,
nhà sư, tu sĩ Bà la môn và cả những người nhập cư, văn hóa Ấn Độ - một nền
văn hóa duy linh và giàu trí tưởng tượng đã đến Chăm Pa và các nước khác
trong khu vực Đông Nam Á. Chắc hẳn, vì những người dân bản địa nơi đây
đã tìm thấy trong nền văn minh Ấn Độ một “tiếng nói chung”, một sự đồng
cảm trong lĩnh vực tâm linh cũng như trong tâm tư, tình cảm, vậy nên họ đã
đón nhận những yếu tố văn hóa Ấn Độ - vốn có trình độ cao hơn, với một thái
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

-2-

độ nhiệt tình. Những quốc gia “Hin đu hóa” ra đời và Chăm Pa là một trong
những nước tiêu biểu.
Chăm Pa, với nền văn hóa - nghệ thuật mang đậm chất tâm linh đã phát
triển rực rỡ trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, sau những biến thiên, đổi dời của
lịch sử, vương quốc Chăm Pa tới nay đã không còn, còn chăng chỉ là những
đền tháp sừng sững “trơ gan cùng thế tuyệt”, những bức phù điêu, tượng đá
sinh động ẩn chứa bao nhiêu điều… những tháp Chăm phơi sương gió cùng
năm tháng, tháp Chăm vững vàng như một dấu ấn không thể phai mờ. Những

đền tháp, công trình điêu khắc, văn bia, chữ viết ấy chính là những mảng màu
của quá khứ, những bằng chứng sống động về mối quan hệ giao lưu văn hóa
giữa Chăm Pa với các nước bên ngoài. Đó là những “văn bia không lời”, giúp
ta giải mã những ẩn số của quá khứ, để hiểu và cảm nhận về nền văn hóa nghệ thuật Chăm Pa.
Để giải mã nền văn hóa Chăm Pa, văn hóa Ấn Độ là chìa khóa. Bởi lẽ,
văn hóa Ấn độ là nền tảng để xây dựng nên văn hóa Chăm Pa. Nhận xét về
mối quan hệ giữa văn hóa Chăm Pa và văn hóa Ấn Độ, TS Ngô văn Doanh đã
khẳng định: “Một điều không thể phủ nhận được là những ảnh hưởng Ấn Độ
đã góp phần cực kì quan trọng vào quá trình hình thành ra vương quốc Chăm
Pa cũng như một nền văn hóa phát triển rực rỡ và đầy bản sắc văn hóa
Chăm” [12, 7].
Tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa Chăm Pa trong
suốt quá trình hình thành, phát triển, của vương quốc cổ này, chúng ta có thể
biết được Chăm Pa đã tiếp thu văn hóa Ấn như thế nào, từ bao giờ, bằng
những con đường hay phương thức nào? Tiếp thu ở những khía cạnh, lĩnh vực
nào? Mức độ ra sao? Vai trò và ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến với tộc
người Chăm có sâu rộng không? Có lấn át được những lớp văn hóa bản địa
không? Đồng thời biết được quá trình ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đến văn hóa
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

-3-

Chăm Pa mang những đặc điểm nào? Để từ đó chúng ta có thể tìm ra những
nét đặc sắc của văn hóa Chăm Pa, khẳng định được giá trị của nó so với các
nền văn hóa khác trên khu vực và thế giới.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử hậu duệ của người Chăm cổ đã trở
thành một bộ phận máu thịt của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, lịch sử văn hóa Chăm Pa đã trở thành một phần của lịch sử - văn hóa dân tộc. Chính
vì lẽ đó chúng ta không thể không hiểu về những di sản còn lại của người
Chăm xưa. Tìm hiểu để biết thêm về lịch sử - văn hóa của một bộ phận dân cư
Việt nam, đồng thời, cũng là để góp phần quá trình lưu giữ và trân trọng nền
văn hóa dân tộc.
Xuất phát từ những mục đích ấy, người viết xin đi vào nghiên cứu đề
tài: “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn hóa Chăm Pa (thế kỉ II - thế
kỉ XV)” với mong muốn được góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào
việc lưu giữ văn hóa Chăm Pa nói riêng, cũng như văn hóa dân tộc Việt Nam
nói chung trong bối cảnh “toàn cầu hóa” hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuối thế kỷ XIX, những khám phá của khảo cổ học và việc tiếp xúc với
bia ký Chăm Pa đã gây nên sự chú ý của các nhà nghiên cứu về lịch sử Chăm
Pa. Thư mục của P.D.Lafont và của Lương Ninh (1992) đã cho biết con số ít
nhất là hơn 1000 tài liệu.
Những học giả người Pháp là những người đầu tiên nghiên cứu về
Chăm Pa, trong các kĩnh vực khác nhau như Abel Bergaigne, E.Aymonier,
L.Finot nghiên cứu về văn bia ; E.M Durand nghiên cứu về dân tộc học; về
khảo cổ học có J.Y.Claeys và về nghệ thuật có H.Parmentier, và sau ông là
Ph.Stern, Jean Boisselier… Với các tác phẩm Nghệ thuật xứ Chăm Pa (xứ An
Nam cũ) và tiến trình của nó (F. Stem), Nghệ thuật tạc tượng Chăm Pa –
nghiên cứu về các đạo giáo và tiếu tượng học (J. Boisselier), Cham art (E.
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp


-4-

Guillon)… các tác giả đã phân tích khá cụ thể những công trình kiến trúc và
các tác phẩm điêu khắc tiêu biểu của vương quốc Chăm Pa cổ, đồng thời cũng
chỉ ra những chi tiết mang dấu ấn của sự giao lưu văn hóa với bên ngoài (Ấn
Độ, Angko…).
Trong lĩnh vực lịch sử, năm 1911, G.Maspero xuất bản cuốn “Vương
quốc cổ Chăm Pa”. Đây là tác phẩm duy nhất viết về lịch sử Chăm Pa từ đầu
cho đến năm 1471. G.Maspero viết lịch sử Chăm Pa theo vương triều. Có thể
nói đây là một tài liệu có giá trị cao về mặt tư liệu, đặt nền móng cho việc
nghiên cứu lịch sử Chăm Pa.
Năm 1944, G.Codes với tác phẩm “Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn
Đông” (2011, Nxb Thế giới) đã đề cập đến lịch sử Chăm Pa trong khuôn khổ của
một tác phẩm viết chung về lịch sử cổ đại ở các nước Viễn Đông chịu ảnh hưởng
của nền văn minh Ấn Độ. Có thể coi đây là tác phẩm đầu tiên đề cập đến con
đường thương mại của Lâm Ấp trong những thế kỷ đầu Công nguyên.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về Chăm Pa không còn là một vấn đề mới mẻ.
Đã có nhiều thế hệ học giả quan tâm nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực khảo
cổ học. Thông báo hàng năm của Viện Khảo cổ học luôn có những báo cáo
mới, những kết quả nghiên cứu mới. Đây có thể coi là những tài liệu gốc,
mang tính cập nhật cao được sử dụng trong khóa luận.
Việc nghiên cứu Chăm Pa dưới góc độ dân tộc học, nghệ thuật, văn hoá
cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Vấn đề ảnh hưởng của Ấn Độ đối
với văn hóa Chăm Pa đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ, và trong một thời
gian dài.
Có thể nói GS Lương Ninh là người đã đặt nền móng cho việc nghiên
cứu lịch sử văn hóa Chăm Pa tại Việt Nam. Những nghiên cứu của ông mang
tính cổ điển và trên cơ sở phát hiện mới, trong đó có việc giải mã các bia cổ
Chăm Pa. Liên quan trực tiếp đến văn hóa - nghệ thuật cổ Chăm Pa, GS
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử


GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

-5-

Lương Ninh đã có những bài viết như “Thần tích Hindu giáo và nghệ thuật
tiếu tượng Hindu ở Đông Nam Á”(1994), “Lịch sử vương quốc Chăm
Pa”(2004, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội)… trong những công trình này, bên
cạnh việc trình bày về sự hình thành, phát triển của vương quốc Chăm Pa qua
từng thời kỳ, GS Lương Ninh còn đề cập tới mối quan hệ giao lưu văn hóa
Chăm Pa và Ấn Độ, chỉ ra một số ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa
Chăm. Ông đã phân tích một số nét khác biệt trong việc thể hiện thần tích
Hindu. Gần đây nhất, với tác phẩm “Văn minh Chăm Pa” (2006, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội) GS Lương Ninh tiếp tục tạo ra một dấu ấn mới.
Đi theo con đường nghiên cứu mà GS Lương Ninh đã gợi mở, GS Ngô
Văn Doanh cũng có nhiều công trình đặc sắc về văn hóa - nghệ thuật của
vương quốc Chăm Pa. Có thể kể đến công trình nghiên cứu “Văn hoá Chăm
Pa” (2002, Nxb Văn hóa dân tộc), tác phẩm “Du khảo Văn hoá Chăm” …đã
trở nên khá quen thuộc. Những bài viết “Ấn Độ và văn hóa Chăm Pa” (1994),
“Tháp cổ Chăm pa, sự thật và huyền thoại (1994)”, “Thánh địa Mỹ Sơn”
(2003)”, “Điêu khắc Chăm Pa (2004)”… bài viết “Ấn Độ và văn hóa Chăm
Pa” của Ngô Văn Doanh đã cho chúng ta biết vì sao văn hóa Ấn Độ đến
Chăm Pa và cung cấp cho chúng ta những tri thức cô đọng và toàn diện về
ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa - nghệ thuật Chăm Pa. Theo quan điểm
của tác giả, văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng khá sâu đậm của văn hóa Ấn
Độ. Tuy nhiên văn hóa Ấn Độ, xét cho cùng cũng chỉ là “lớp vỏ ngoài” của
nền văn hóa Chăm Pa đậm chất bản địa mà thôi, những tác phẩm này cho ta

cái nhìn sâu sắc và khái quát về nền văn hóa Chăm. Ảnh hưởng của các yếu tố
bên ngoài tới văn hóa Chăm Pa cũng được đề cập, đặc biệt ảnh hưởng của văn
hóa Ấn Độ được nói nhiều hơn cả.
Bên cạnh những tác phẩm của Ngô Văn Doanh, là những công trình
nghiên cứu và bài viết của Lê Đình Phụng. Các tác phẩm “Tìm hiểu kiến trúc
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

-6-

tháp Chăm Pa (2005)”, “Phong cách Mỹ Sơn E1 trong nghệ thuật đá Chăm
Pa (2006)”… tất cả đã cung cấp cho ta nhiều hiểu biết về kiến trúc và điêu
khắc của vương quốc Chăm Pa cổ, cùng với những ảnh hưởng của Ấn Độ
được thể hiện trên các công trình đó. Hay tác phẩm “Văn hoá Chăm” (1993,
Nxb Khoa học xã hội Hà Nội) của Phan Xuân Biên và các cộng sự, cho người
đọc khái quát nhất về vương quốc Chăm Pa.
Chuyên nghiên cứu về Chăm Pa còn có Trần Kỳ Phương. Qua các bài
viết như “Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng” (1987), “Di sản nghệ thuật
Chăm tại miền Trung Việt Nam” (2001), “Phế tích Chăm Pa: khái luận về
kiến trúc đền tháp”…cho ta thấy những ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ tới
các công trình nghệ thuật.
Chỉ viết riêng về điêu khắc, tác phẩm “Điêu khắc Chăm và thần thoại
Ấn Độ của Huỳnh Thị Được” (2005) đã cho ta một cái nhìn so sánh trong hình
tượng điêu khắc Chăm Pa và nguyên mẫu của nó ở Ấn Độ.
Trong luận án tiến sĩ của Hà Bích Liên, “Quan hệ giữa vương quốc cổ
Chăm Pa với các nước trong khu vực” (2000), tác giả đã phân tích một số

khía cạnh của văn hóa Chăm Pa như một bằng chứng của sự giao lưu, thông
qua đó ta có thể hiểu được một số điều ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới
Chăm Pa.
Luận án Phó tiến sĩ “Điêu khắc đá Chăm Pa” của Phạm Hữu Mỹ cũng
là công trình có giá trị về lĩnh vực điêu khắc đá của vương quốc Chăm Pa.
Trong công trình này, tác giả đã mô tả tỉ mỉ tất cả những tác phẩm điêu khắc
đá của Chăm Pa, và ảnh hưởng của Ấn Độ tới điêu khắc đá Chăm, tác giả cho
rằng “quá trình ChămPa tiếp thu văn hóa Ấn Độ đồng thời cũng là quá trình
từng bước bản địa hóa kết hợp với tín ngưỡng bản địa” [80, 37].
Ngoài ra còn có những bài viết được đăng tải trên mạng Internet như
“Điêu khắc Chăm Pa ở Bình Định” của Cao Xuân Phổ… “Ảnh hưởng của văn
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

-7-

hóa Ấn Độ đến tôn giáo người Chăm ở Ninh Thuận” của Phan Quốc Anh,
“Thời điểm du nhập Phật giáo vào Chăm Pa của Thông Thanh Khánh”…
những bài viết cho ta biết một số điều về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối
với văn hóa Chăm Pa.
Về lĩnh vực nghệ thuật múa và âm nhạc Chăm Pa, có bài viết “Nghệ
thuật múa Chàm” của Ngọc Canh, tác phẩm “Bước đầu tìm hiểu, phục hồi
múa cung đình Chăm của Đặng Hùng”… các tác phẩm này đã trình về nghệ
thuật múa Chăm Pa, từ nguồn gốc, các hình thái, đến động tác múa, trong đó
các tác giả cũng đã đề cập tới sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới âm nhạc
và múa Chăm Pa.

Thông qua những điều trình bày trên, ta thấy vương quốc Chăm Pa
cũng như nền văn hóa Chăm và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới văn hóa
Chăm Pa ở một khía cạnh nào đó đã được nhiều học giả trong và ngoài nước
bàn tới một cách sâu sắc. Tuy nhiên nghiên cứu về ảnh hưởng của nền văn
hóa Ấn Độ tới toàn bộ nền văn hóa Chăm Pa mang tính thông sử thì chưa có
học giả nào đi sâu nghiên cứu vì vậy tôi xin chọn vấn đề Ảnh hưởng của văn
hóa Ấn Độ tới văn hóa Chăm Pa (thế kỷ II – thế kỷ XV) làm đề tài nghiên
cứu. Trên đây cũng là những tư liệu lịch sử khoa học giúp tôi hoàn thành bài
khóa luận trên.
3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu nghiên cứu
Để hoàn thành bài khóa luận trên tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tài
liệu khác nhau đó là:
Các tác phẩm của chủ nghĩa Mác - LêNin, chủ trương đường lối của
nhà nước về văn hóa, làm cơ sở phương pháp luận cho bài viết.
Các tư liệu lưu trữ tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Dân tộc học,
Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện Đại học sư phạm Hà Nội, Thư viện
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

-8-

trường Đại học sư phạm Hà Nội II, Thư viện trường Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề đặt ra, người viết sử dụng hai phương pháp

nghiên cứu chuyên ngành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic.
Ngoài ra người viết còn sử dụng các phương pháp khác nhau như phân
tích, so sánh, thống kê… để đánh giá các nguồn sử liệu và có những kết luận
khoa học.
4. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích: Tìm hiểu những biểu hiện của sự ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ
đến tộc người Chăm ở Việt Nam trên tất cả những khía cạnh văn hóa trong
khoảng thời gian từ thế kỷ II – thế kỷ XV. Đồng thời, tìm hiểu mức độ tiếp
nhận văn hóa Ấn Độ của người Chăm. Và những đặc điểm đặc trưng, điển
hình nhất của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa Ấn - Chăm. Để từ đó
chúng ta có thể tìm ra những nét đặc sắc của văn hóa Chăm Pa, khẳng định
được giá trị của nó so với các nền văn hóa khác trong khu vực và trên thế
giới.
Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, khóa luận tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu và khái quát chung vương quốc Chăm Pa (thế kỷ II – thế kỷ
XV).
- Làm rõ quá trình du nhập văn hóa Ấn Độ tới đất nước Chăm Pa.
- Tìm hiểu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới văn hóa văn hóa
Chăm Pa trong tất cả các khía cạnh (thế kỷ II – thế kỷ XV).
- Từ đó rút ra những đặc điểm đặc trưng của quá trình giao lưu văn hóa
Ấn - Chăm.
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp


-9-

Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Một phần khu vực miền Trung Việt Nam ngày nay từ
tỉnh Quảng Bình - Ninh Thuận.
Về thời gian: từ năm thế kỷ II - thế kỷ XV, đây là giai đoạn tồn tại của
vương quốc cổ Chăm Pa.
5. Đóng góp của khóa luận
Qua việc tìm hiểu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới văn hóa
Chăm Pa, người viết đã cố gắng làm sáng tỏ, nguyên nhân, con đường, Ấn Độ
tới đất nước Chăm Pa, đến phương thức tiếp xúc của người Ấn vào xã hội
Chăm Pa, và những tác động của văn hóa Ấn Độ tới nền văn hóa Chăm Pa.
Từ đó, người viết mong muốn góp phần vào việc phục dựng lại nền văn hóa
Chăm Pa đặc sắc một thời, khẳng định tính dân tộc bản địa sâu sắc của văn
hóa Chăm, và sự tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Việt Nam - Ấn Độ.
Đây là đề tài nghiên cứu toàn diện về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ tới
văn hóa Chăm Pa (thế kỷ II – thế kỷ XV), nên nó có ý nghĩa về mặt tư liệu.
Nhằm giúp cho việc nghiên cứu văn hóa dân tộc Chăm, cũng như những ai
quan tâm đến vấn đề này.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Tìm hiểu chung về vương quốc cổ Chăm Pa
Chương 2: Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn hóa Chăm Pa
(thế kỷ II - thế kỷ XV)

Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà



Khóa luận tốt nghiệp

- 10 -

B. NỘI DUNG
Chương 1
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VƯƠNG QUỐC CHĂM PA

Trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, với mức độ đậm nhạt của
những mối quan hệ xã hội và những cung bậc cảm xúc khác nhau, những sản
phẩm nghệ thuật của con người tạo ra cũng khác nhau. Nói một cách khác,
lịch sử văn hóa có quan hệ mật thiết, bị chi phối bởi quốc gia - dân tộc. Sự ra
đời và phát triển của văn hóa Chăm Pa cũng không nằm ngoài quy luật này.
Trong những bối cảnh lịch sử cụ thể, với những biến động về chính trị cũng
như sự suy thịnh về kinh tế, mối quan hệ giao lưu giữa Chăm Pa với các nước
cũng như mức độ ảnh hưởng của các nền văn hóa bên ngoài, đặc biệt là ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ, đến Chăm Pa cũng có sự thay đổi. Chính vì vậy,
để hiểu một cách toàn diện và sâu sắc về nền văn hóa Chăm và để hiểu rõ hơn
về những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn hóa Chăm Pa, chúng ta cần
phải đi tìm hiểu tiến trình ra đời và phát triển về vương quốc này, cũng như
những khái quát của nền văn hóa Chăm trong một giai đoạn lịch sử (thế kỷ II
- thế kỷ XV).
Từ sự khái quát chung này ta có thể hiểu được: Sự ra đời, phát triển của
vương quốc và nền văn hóa Chăm Pa không tách rời với ảnh hưởng của văn
hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, không phải bất cứ thời điểm nào văn hóa Ấn Độ cũng
ảnh hưởng đến Chăm Pa với mức độ như nhau và được người Chăm Pa tiếp
nhận một cách rập khuôn, máy móc. Bởi lẽ, văn hóa luôn mang tính sáng tạo
chủ thể sáng tạo là con người có những mối quan hệ xã hội phức tạp, có tình
cảm, có nguyện vọng, tâm tư.


Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

- 11 -

1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VƯƠNG QUỐC CỔ CHĂMPA
1.1.1. Quá trình hình thành vương quốc cổ Chăm Pa
Lịch sử vương quốc Chăm Pa cổ được khôi phục dựa trên ba nguồn sử
liệu chính: Các di tích bao gồm các công trình đền tháp xây bằng gạch còn
nguyên vẹn cũng như đã bị phá hủy và các công trình chạm khắc đá. Các văn
bản còn lại bằng tiếng Chăm và tiếng Phạn trên các văn bia và bề mặt các
công trình bằng đá. Sử sách của Việt Nam và Trung Quốc, các văn bản ngoại
giao và các văn bản liên quan khác.
Chủ nhân của vương quốc Chăm Pa là tộc người Chăm, có nguồn gốc
Malayo - Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại
văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ I và II trước Công nguyên. Người Chăm bắt đầu
cư trú tại đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam từ khoảng năm 200 sau
Công nguyên. Các nghiên cứu khảo cổ cho thấy người Chăm chính là hậu duệ
về mặt ngôn ngữ và văn hóa của người Sa Huỳnh. Nói cách khác, trên cơ sở,
nền tảng phát triển của nền văn hóa bản địa Sa Huỳnh, vào khoảng cuối thế
kỷ thứ 2 SCN, vương quốc Champa được hình thành. Ngôn ngữ Chăm thuộc
ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian).
Theo các sử liệu Trung Quốc, vương quốc Chăm Pa được biết đến đầu
tiên với tên là nước Lâm Ấp - được thành lập năm 192, thừa lúc nhà Hậu Hán
suy yếu (sau cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn của Hai Bà Trưng), một viên

chức quận Tượng Lâm (phía Nam Thừa Thiên ngày nay) là Khu Liên đã lãnh
đạo người Chăm nổi lên khởi nghĩa chống lại nhà Hán dành thắng lợi, lập nên
nước Lâm Ấp (xứ Rừng).
“Tân Thư” - một thư tịch cổ Trung Quốc năm 280 đã xác định: “Vương
quốc về phía Nam, giáp nước Phù Nam. Hai nước gồm rất nhiều bộ lạc và
liên kết với nhau, lợi dụng núi non hiểm trở, họ không chịu quy phục Trung

Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


- 12 -

Khóa luận tốt nghiệp

Quốc” [19, 82]. Từ thời điểm đó (năm 192), trên dải đất miền Trung Việt
Nam nổi lên một tiểu quốc độc lập - mang tên là Lâm Ấp, sau gọi là Chăm Pa.
1.1.2. Quá trình phát triển của vương quốc cổ Chăm Pa
(thế kỷ II - thế kỷ XV)
Sau khoảng thời gian ra đời đến thế kỷ VII. Vương quốc Lâm Ấp đã trở
thành một quốc gia sớm phát triển ở Đông Nam Á. Hàng hải của vương quốc
này đã rất nổi tiếng và đã từng thực hiện chủ quyền Nhà nước trên các đảo lớn
ở biển Đông, mà thư tịch cổ Trung Quốc thường gọi là Giao Chỉ Dương.
Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, người Lâm Ấp gọi là B’lao Brai Kan (Cù
lao bãi lớn). Người Chăm H’re còn ghi nhớ một bài kinh cúng khi ra khai thác
quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa vào các tháng 1 – 4 hàng năm theo lịch cổ…
Với một vị trí đặc biệt - “ngã tư đường” giao lưu quốc tế, ngay từ buổi đầu
lập nước - với cương vị chủ thể của một xã hội, cư dân Chăm Pa đã nhanh
chóng hấp thụ nền văn minh Ấn Độ cùng nhiều nền văn minh lớn trong và

ngoài khu vực như Trung Hoa, Java… bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp
để xây dựng hoàn thiện bộ máy nhà nước và tạo ra những giá trị văn hóa độc
đáo của mình đây chính là giai đoạn người Chăm đã bắt đầu có các văn bản
mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữ Chăm, họ đã có bộ chữ cái hoàn
chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm.
Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X, vương quốc của người Chăm bước vào thời
kì hoàng kim - họ đã kiểm soát được việc buôn bán hồ tiêu và tơ lụa giữa
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, và đế quốc Abbassid ở Baghad. Họ đã xây
dựng lên các ngôi đền tháp, các kiểu kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc mà
hiện giờ còn lưu lại hầu khắp các tỉnh miền Trung. Hơn thế nữa, vương quốc
Lâm Ấp đã mở rộng cương vực lãnh thổ trở thành một đế chế hùng mạnh bậc
nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.

Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

- 13 -

Theo sách sử ghi: Năm Vinh Minh thứ 9 (cuối thế kỷ V) Lâm Ấp giành
được độc lập và xâm chiếm vương quốc Phù Nam. Vương quốc Lâm Ấp
chiếm toàn bộ lãnh thổ của thuộc quốc Phù Nam từ phía Nam Đèo Cả đến
tiếp giáp Đồng Nai. Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ vào phía Nam đưa lại một sự
kiện chính trị to lớn là sự hình thành một vương quốc mới bao gồm Lâm Ấp
là chủ thể và phần đất rộng lớn vốn là thuộc quốc của Phù Nam. Vương quốc
mới này được ghi lại trong thư tịch cổ Trung Quốc mang tên Hoàn Vương,
sau đó đổi tên là Champapura - Chiêm Thành. Tài liệu Trung Quốc sớm nhất

sử dụng tên có dạng “Chăm Pa” là vào năm 877. Chăm Pa là tên một loại hoa
- mọc rất nhiều ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc gọi là hoa đại. Dạng rút gọn
của nó là Chăm, biến âm là Chàm. Âm Hán Việt là Chiêm Thành, rút gọn là
Chiêm.
Từ thế kỷ XII - XV Chăm Pa bước vào giai đoạn suy yếu. Các yếu tố
dẫn đến sự suy yếu đó chính là Chăm Pa ở vị trí địa lí lý tưởng - nằm trên các
tuyến đường thương mại, bị chuyển đổi, dân số ít, và thường xuyên chiến
tranh với các nước láng giềng là Đại Việt ở phía Bắc và Phù Nam ở phía Tây
và Nam.
Dưới sức ép từ Đại Việt - quốc gia nằm ở phía Bắc Việt Nam ngày nay,
vương quốc Chăm Pa ngày càng suy yếu và chấm hết khi kinh thành Vijaya
(tức Chà Bàn) bị chinh phục và phá hủy vào ngày 02 tháng 03 năm
1471, sau 4 ngày giao tranh với quân Đại Việt do Hoàng đế Lê Thánh Tông
trực tiếp chỉ huy. Vua Chăm là Trà Toàn bị bắt sống, các địa khu Amaravati
và Vijaya được sát nhập vào đất Đại Việt, lập nên thừa tuyên Quảng Nam.
Chăm Pa trở thành thuộc quốc của Đại Việt.
Chính quyền tự trị của người Chăm chấm dứt vào năm 1832, khi Hoàng
đế Minh Mạng đổi Thuận Thành thành phủ Ninh Thuận và đặt quan lại cai trị
trực tiếp. Nuớc Chiêm Thành con cháu ngày càng suy yếu, họ Nguyễn lấy đất
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

- 14 -

nước ấy đặt ra phủ huyện đổi tên nước ấy đặt làm trấn Thuận - thành. Lịch sử
vương quốc Chăm Pa chính thức dừng lại ở đây.

Như vậy từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV, lãnh thổ của vương quốc Chăm
Pa có nhiều biến động về biên giới phía Bắc với Đại Việt. Lãnh thổ Chăm Pa
ban đầu là vùng mà ngày nay bao gồm các tỉnh từ Quảng Bình cho đến Ninh
Thuận, Bình Thuận. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông sau khi đánh bại quân
Chiêm, sáp nhập Chiêm, và lãnh thổ Chiêm chỉ còn bao gồm các tỉnh Phú
Yên – Khánh Hòa và Ninh Thuận – Bình Thuận.
Về phía Tây, tuy lãnh thổ Chăm Pa bao gồm cả Tây Nguyên nhưng
năm 1471 vua Lê Thánh Tông tách phần đất thuộc Tây Nguyên thành nước
Nam Bàn và từ đó miền đất này không còn thuộc cương vực của Chăm Pa.
Vương quốc Chăm Pa với nhiều tên gọi khác nhau trong sử sách Trung
Hoa, sử sách Đại Việt như Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành, với các
miền lãnh thổ cũng có thể là các "tiểu quốc" xuất hiện trong sử sách Hoa Việt dưới những tên Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính, châu Ô, châu Lý, Chiêm
Động, Cổ Lũy, Thi Bị, Thượng Nguyên, Bôn Đà Lãng… đã trải qua một giai
đoạn lịch sử 1600 năm tồn tại, từ năm 192 sau Công nguyên đến khi mất chủ
quyền năm 1835 với khoảng 10 triều đại với gần 100 vị vua Chăm Pa, một
thời gian dài hơn bất kì quốc gia cổ đại nào khác trong khu vực Đông Nam Á.
Trong khoảng thời gian đó trên nền tảng văn hóa bản địa đã phát triển, đã sớm
tiếp thu sâu sắc những thành tố văn hóa Ấn Độ, là nhân tố để cư dân Chăm Pa
sáng tạo nền nên văn hóa Chăm độc đáo.
1.2. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
VƯƠNG QUỐC CHĂM PA
1.2.1. Thiên nhiên miền Trung với vương quốc Chăm Pa
Vương quốc Chăm Pa xưa hình thành và phát triển trên dải đất ven biển
miền Trung Việt Nam từ dãy Hoành Sơn (Quảng Bình) đến Bình Thuận.
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp


- 15 -

Vương quốc cổ này có tên chữ Phạn là Nagara Campo (Vương quốc Chiêm
Thành). Đó là vùng đất có địa thế hẹp chiều Tây Đông, dài chiều Nam - Bắc,
một mặt dựa vào dãy Trường Sơn cao vút người Pháp gọi là Chaine
annamitique, Trường Sơn mênh mông chân núi mà người Nga gọi là miền
trước núi, một mặt tiếp giáp biển Đông sâu thẳm.
Xét về mặt kiến tạo địa lý, vùng đất của vương quốc cổ Chăm Pa xưa
có thể chia làm bốn khu vực chính tương đương với bốn đồng bằng lớn: Một
là, khu vực đồng bằng Bình - Trị - Thiên; Hai là, khu vực đồng bằng Nam –
Ngãi – Định; Ba là, khu vực đồng bằng Phú Yên – Khánh Hòa; Bốn là, khu
vực đồng bằng Ninh Thuận - Bình Thuận. Mỗi khu vực đại lý trên đều có
những nét vừa rất chung và cũng vừa rất riêng cả về kiến tạo địa hình, địa lý
lẫn khí hậu.
Ở phía Bắc sau những bầu, phá và các cồn cát là một loạt những đồng
bằng dài và hẹp của ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Từ
Nam đèo Hải Vân cho tới giáp với Phú Yên là cả một chuỗi đồng bằng lớn
nhỏ nối đuôi nhau chạy từ Bắc xuống Nam, vùng đồng bằng Nam - Ngãi Định. Hầu hết những đồng bằng lớn ở đây, xét về mặt kiến tạo, đều là những
vùng biển cũ được phù sa sông và phù sa biển bồi đắp nên. Vùng đồi núi sau
lưng đồng bằng Quảng Nam không chỉ không cằn cỗi, mà rộng lớn và phì
nhiêu. Những đồi núi ở đây không quá cao (từ 200m đến 600m), có sườn
thoai thoải và những thung lũng rộng được cấu tạo bằng sa cổ và phù sa mới.
Vùng đất Nam - Ngãi - Định còn có một vùng biển sâu nhiều cá và
những cảng biển lớn như cảng Hội An (Quảng Nam), Thị Nại (Quy Nhơn)
(Bình Định), Khánh Hòa, Nha Trang, Phan Rang (Ninh Thuận) vv... thuận
tiện cho thuyền bè qua lại giao lưu, buôn bán. Tất cả những điều kiện tự nhiên
ưu đãi đó từ xưa đã biến vùng đất này thành nơi giàu có, cư dân đông đúc.

Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử


GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

- 16 -

Từ phía Nam - Ngãi - Định, dãy núi Trường Sơn tiến dần ra sát biển,
khép lại vùng đồng bằng Nam - Ngãi - Định lại. Sau khối núi đèo Cù Mông,
đất đai lại mở rộng ra thành đồng bằng Phú Yên trù phú. Ở phía Nam của các
đồng bằng Phú Yên là một dải đồng bằng thuộc tỉnh Khánh Hòa, với đồng
bằng Ninh Hòa, đồng bằng Nha Trang, đồng bằng Ba Ngòi…
Khu đồng bằng cuối cùng của miền Trung và cũng là vùng cực Nam
của vương quốc Chăm Pa cổ là vùng đồng bằng khô hạn Ninh Thuận - Bình
Thuận. Nơi đây có những đồng bằng nhỏ hẹp và khô cạn hơn so với các vùng
khác như đồng bằng Phan Rang, đồng bằng Tuy Phong (Ninh Thuận), đồng
bằng Phan Rí (Bình Thuận).
Mặc dù có những thay đổi ít nhiều cả về cảnh quan địa lý lẫn khí hậu từ
vùng này sang vùng khác, thì dải đồng bằng miền Trung từ đèo Ngang ở phía
Bắc đến mòi Kê Gà ở phía Nam vẫn có những nét chung, thống nhất của một
khu vực địa lý.
Đặc điểm nổi bật đầu tiên về kiến tạo địa hình và cảnh quan địa lý của
miền đất này là sự gắn bó mật thiết với hai yếu tố biển và núi: Dãy Trường
Sơn ở phía Tây và biển Đông ở phía Đông. Các đồng bằng không lớn và kế
tiếp nhau chạy từ Bắc xuống Nam giữa một bên là núi, một bên là biển. Còn
dãy Trường Sơn thì có lúc chạy tới sát biển làm cho các đồng bằng bị thu hẹp
lại hoặc bị phân tách các đồng bằng ra với nhau. Cả một vùng biển dài không
chỉ tác động đến khí hậu mà còn ảnh hưởng đến việc hình thành ra nhiều dạng
địa hình đặc biệt ở miền Trung như các cồn cát duyên hải, các bãi vông và

phá.
Đặc điểm thứ hai của vùng đồng bằng miền Trung là địa hình thiên
nhiên của các dòng sông ngắn. Do tính chất địa hình núi và biển gần như nằm
sát nhau, dưới chân đèo là các con sông ngắn, dốc, chủ yếu chảy theo hướng
Tây - Đông ra biển, và mỗi con sông đều là một hệ thống riêng rẽ. Những con
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

- 17 -

sông này, cùng với đường bờ biển cao và khúc khuỷu ở miền Trung đã tạo
thành những vịnh - cảng là nơi neo đậu thuyền. Bờ biển miền Trung lồi lõm,
ngoài bờ là những đảo, quần đảo được hình thành trong quá trình vận động
tạo sơn như: đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn –
Cù Lao Ré (Quảng Ngãi), Hòn Tre (Khánh Hòa), Phú Quý (Ninh - Bình
Thuận), Hoàng Sa – Trường Sa… Những đảo này một mặt là “bình phong”
ngăn chặn song gió biển Đông, mặt khác chúng còn là tuyến đầu trong quá
trình giao thoa văn hóa khu vực và quốc tế, nối Đông Nam Á lục địa với
Đông Nam Á hải đảo, nối Bắc – Nam và Đông – Tây.
Chính đặc điểm địa hình và khí hậu đó đã tạo nên một thảm thực vật
gần như thống nhất suốt dải đất miền Trung: thảm rừng phi lao, rừng thưa lá
trên cát và đồi trọc ven biển, trảng cỏ thứ sinh, rừng kín thứ sinh… với sự đa
dạng của các hệ sinh thái núi - rừng, hệ sinh thái châu thổ, và hệ sinh thái đồi
- cao nguyên.
Trên nền tảng môi sinh như vậy của miền Trung Việt nam, đã từng
chứng kiến sự ra đời và phát triển của một trong những vương quốc ra đời

sớm nhất, có thời gian tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử cổ trung đại Đông
Nam Á, đó là vương quốc Chăm Pa. Thiên nhiên đã giúp người Chăm cổ xây
dựng được một cơ cấu kinh tế tổng hợp bao hàm nghề nông trồng lúa nước nghề rừng, khai thác gỗ, trầm hương - nghề thủ công, rèn sắt, dệt vải, lụa, chế
tạo đồ thủy tinh, làm đồ mĩ nghệ, trang sức vàng bạc - nghề buôn bán đường
biển và đường sông. “Cơ cấu kinh tế tổng hợp của Chăm Pa là sự kế tục và
phát huy lên một trình độ cao của phức hệ văn hóa Sa Huỳnh” [23, 65].
1.2.2. Nền nông nghiệp Chăm Pa
Những hình ảnh phổ biến nhất về lịch sử sinh thái và kinh tế Chăm Pa
có thể được hình dung như sau: Thiếu những đồng bằng rộng lớn do vậy thiếu
luôn cả một nền nông nghiệp phát triển, là một cường quốc biển tồn tại chủ
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

- 18 -

yếu nhờ vào việc bán ra những mặt hàng lâm sản nhưng với số lượng không
lớn.
Theo chính sử nhà Tấn (265 – 420), năm 347 Lâm Ấp đã tấn công Nhật
Nam (vùng Bình Trị Thiên ngày nay) - thuộc quyền cai trị của Trung Quốc, vì
vị quan cai quản Nhật Nam là người Trung Quốc khi đó quá tham lam và: “Vì
Lâm Ấp thiếu ruộng lúa nước và thèm muốn đất Nhật Nam”.
Đoạn miêu tả về Chiêm Thành trong Lingwai – tập sách ghi chép về
tỉnh Quảng Tây và các nước Nam Hải biên soạn năm 1178, có chép: “Tất cả
đất đai đếu là cát trắng, đất trồng trọt được thì rất hiếm”. Sông ngắn và dốc,
lượng mưa thấp không đủ tạo nên những đồng bằng rộng lớn và màu mỡ như
đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Suốt dải đất miền Trung còn để lại

những dấu tích của những công trình trị thủy mang lại màu xanh cho cây cối
như hệ thống dẫn nước hình kỷ hả, các đập nước, hồ nước…
Nhiều nhà nghiên cứu cổ đã nói đến sự tồn tại và phát triển của của nền
nông nghiệp ở Chăm Pa, dựa trên nguồn tư liệu trong các thư tịch cổ Trung
Quốc về sản phẩm nông nghiệp của Chăm Pa, G.Maspero cho rằng: Có ít
đồng bằng, đất trồng trọt thì hiếm, ít lúa nhưng nhiều rau đậu, trồng nhiều
cây ăn quả, trồng dâu để nuôi tằm và trồng bông. Đến mùa bông nở, bông
trắng như lông ngỗng. Người ta lấy bông ra rồi kéo sợi dệt vải thô, nhuộm đi
dệt thành vải ngũ sắc và vải lốm đốm. Vải bông trở thành một thứ hàng quý
để cống phẩm và trao đổi. “Cư dân Chăm Pa đã tranh thủ xuất khẩu mọi thứ,
từ nước lã ở các giếng Chàm ven biển đến Trầm hương, duy chỉ có một thứ bị
cấm là gạo vì thiếu” [38, 18].
Tuy nhiên, theo Thủy kinh chú (thế kỷ VI) người Chiêm Thành biết
trồng lúa 2 vụ (xích điền và bạch điền, lúa đỏ và lúa trắng) từ đầu Công
nguyên. Từ 1993 khi đập các gạch vụn ở tháp Chàm thấy nhiều vỏ trấu.
Người Chăm đã thuần dưỡng được giống lúa không cần nhiều nước được gọi
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

- 19 -

là “lúa Chiêm” (Chiêm Thành). “Loài thóc nếp của các huyện về phủ Triệuphong có nhiều loại: nếp mây, nếp kỳ lân, mùi thơm chất mềm. Các loài lúa tẻ
là : lúa sá hạt đỏ, cấy về tháng 11 và gặt vào tháng 4, lúa chiên hột to màu
đỏ, gieo mà tháng 10 đến thảng 3 được gặt.” [32, 12].
Qua đây có thể thấy nông nghiệp Chăm Pa không phải là thế mạnh của
vương quốc Chăm Pa. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên là lý do cản trở sự phát

triển của một nền nông nghiệp ở đây. Nhà nghiên cứu Y.Sakurai cho rằng
Chăm Pa là một trong những thể chế có khuynh hướng buôn bán nhỏ, hướng
nền kinh tế ra bên ngoài, một đặc điểm của những quốc gia Đông Nam Á có
lãnh thổ hẹp, dân cư ít, giàu lâm sản nhưng không có nền nông nghiệp phát
triển – Dẫn theo: Momoki, Chăm Pa chỉ là một thể chế biển (Những ghi chép
về nông nghiệp và nghành nghề trong các tư liệu Trung Quốc).
1.2.3. Ưu thế lâm - ngư - thương nghiệp của Chăm Pa
Chăm Pa vốn nổi tiếng là xứ sở của gỗ và trầm hương: “Các rừng về
châu Bố-Chính có thứ gỗ gọi là gỗ “ngật”, lại có tên là gỗ dầu, sắc nó trắng,
chất nó mềm” [38, 18]. Trầm hương của Nhật Nam đã được người Trung
Quốc biết đến rất sớm từ khoảng thế kỷ III sau Công nguyên và luôn được ghi
chép là cống vật của Chăm Pa. Sách Thủy Kinh Chú cho biết người ta phải
mua gỗ trầm hương của Chăm Pa: “Bằng lượng vàng nặng tương đương”.
Về khoáng vật: Có nhiều mỏ bạc, đồng, sắt, thiếc và đặc biệt trữ lượng
vàng của Chăm Pa thì trở thành huyền thoại - điều đã cuốn hút người Ấn Độ
vượt biển đến Chăm Pa từ rất sớm. Sách Lương Thư của Trung Quốc ghi
rằng: “Nước đó có núi vàng, đá đều màu đỏ - trong đó sinh ra vàng. Vàng ban
đêm bay ra giống như đom đóm” [5, 13].
Ngoài lâm sản và khoáng vật như trên, vào đầu thế kỷ XVII, Zhang
Xie, dựa vào những nguồn sử liệu Trung Quốc trước đó đã làm một bản danh
sách những sản vật của Chăm Pa như sau: “ngọc, ngọc trai, ngọc trai lửa, hổ
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


Khóa luận tốt nghiệp

- 20 -


phách, pha lê, ốc tiền, các loại đá pusashi, sừng tê, ngà voi, mai rùa, trầm
hương, gỗ đàn hương, long não, xạ hương, đinh hương, hồng thủy, dầu lửa,
bông, vải, chiếu lá cọ, sáp ong vàng, lưu huỳnh, gỗ vang, gỗ mun, tre, gạo, tổ
yến, hạt tiêu, cau, dừa, mít, ớt lục nhục đậu khấu, tê giác, sư tử, voi, vượn, khỉ
trắng, voi trắng, chim, vẹt, rùa” [7, 121 – 125].
Biển Chăm Pa có nguồn thủy sản đa dạng và phong phú. Có thể nói,
ngay từ rất sớm, ý thức được nguồn lợi này, người Chăm đã vươn ra chiếm
lĩnh biển khơi với nghề đánh cá. Một trong những ghi chép về hải thuyền lớn
của Zhenghe vào đầu thế kỷ XV có ghi “nhiều người làm nghề chài lưới, ít
người làm nghề gieo trồng, bởi vậy thóc gạo không nhiều” [18, 4].
Trái với nông nghiệp, thương nghiệp của Chăm Pa rất phát triển. Được
thiên nhiên phú cho 1000km đường bờ biển với hình bờ biển khúc khủy tạo
nên những vũng và vịnh sâu mà từ ngàn năm trước Công nguyên người Nam
Đảo đã biết giong buồm tìm đến. Chăm Pa còn được xem như một cái “chợ tự
nhiên” vì những sản vật quý hiếm. Đặc biệt cái “chợ tự nhiên” này lại nằm
giữa tuyến đường biển nối Trung Hoa với Ấn Độ. Sách An Nam Chí Lược của
Lê Tắc biên soạn vào năm 1333, phần Các dân biên cảnh phục dịch có đưa lời
bình về vị trí tự nhiên của Chiêm Thành (Chăm Pa): Nước này ở ven biển,
những thuyền buôn của Trung Hoa vượt biển đi lại với các nước ngoại phiên
đều tụ ở đây, để lấy củi, nước chứa. Đấy là bến thứ nhất của phương Nam.
Do vậy, “Ngay từ rất sớm cùng với sự lớn mạnh của Vương quốc Chăm
Pa, ngày càng có nhiều cảng thị ra đời dọc bờ biển miền Nam Trung Bộ đánh
dấu vai trò của Chăm Pa trong hệ thống buôn bán ở biển Nam Trung Quốc
như Nhật Lệ (Quảng Bình), cửa Việt (Quảng Trị), cửa Đại Chiêm (Hội An,
Quảng Nam), của Thị Nại (Quy Nhơn)” [20, 43].
Sự cho phép của điều kiện tự nhiên và thói quen văn hóa tộc người đã
sớm hình thành ở người Chăm một truyền thương mại đi biển. Dựa theo
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà



Khóa luận tốt nghiệp

- 21 -

những dòng sông lớn ở miền Trung Việt Nam, họ đã thiết lập một hệ thống
trao đổi hàng hóa từ miền xuôi lên miền ngược – một hệ thống nội thương để
trao đổi các loại muối, mắm, tôm, đường mía, đồ gốm, mã não... Trong hệ
thống thương mại thế giới, đến cuối thế kỷ IV, người Chăm đóng vai trò như
những “con thoi” trên vùng biển Đông và Nam Á.
Đối với vương quốc cổ này biển là điều kiện đầu tiên mở ra con đường
giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực – biển Chăm Pa được biết đến
như một tuyến đường giao thông, sau đó là thương mại và văn hóa. Nhiều mối
quan hệ với nhiều màu sắc khác nhau đã từng đến và đi trên vùng biển này.
Quan hệ kinh tế theo những tuyến đường thương mại, quan hệ chính trị bang
giao ngược xuôi với những đoàn triều cống, rồi chiến tranh và xung đột quân
sự… Đi sau tất cả những quan hệ đó, nhưng lại có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn,
rộng hơn, nhanh hơn là giao lưu văn hóa và tương tác văn hóa khu vực. Sản
phẩm của sự giao lưu, tiếp xúc này đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong
lòng xứ sở Chăm.
1.2.4. Cư dân và xã hội Chăm Pa
Cư dân Chăm Pa
Về mặt chủng tộc, người Chăm (cùng với một số dân tộc Tây Nguyên)
thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo, là một bộ phận của nhóm loại hình Indonexia.
Người Indonexia cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ đại. Đó là một
vùng rộng lớn, phía Bắc tới sông Dương Tử, phía Đông tới vùng quần đảo
Philipin, phía Nam tới hải đảo Indonexia và phía Tây tới bang Assam của Ấn
Độ. Chính vì lẽ đó có người cho rằng về mặt chủng tộc, người Chăm vốn là
những người thuộc dòng dõi quý tộc của Ấn Độ, bị thất thế ở chính quốc nên

phiêu bạt đi tìm đất nước để dung thân.
Người Chăm da đen, mắt sâu, tóc quăn, mũi hếch. Y phục (giống Mã
Lai), dùng mảnh vải (kama) quấn quanh người từ phải sang trái. Theo ghi
Lâm Thị Yến – K35 Cử nhân lịch sử

GVHD: Trần Thị Thu Hà


×