Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội ở xã thanh long (huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên) từ 1986 đến 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.21 KB, 73 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Văn Nam và các thầy
cô trong khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn
tôi nghiên cứu và thực hiện Khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên các phòng ban trong
Thư viện tỉnh Hưng Yên, Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện xã Thanh
Long, Ban Quản lý các Khu công nghiệp…cùng những người đã tận tình giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, thu thập tài
liệu phục vụ nghiên cứu đề tài khóa luận.
Trong quá trình thực hiện, nghiên cứu đề tài, do thời gian có hạn và bước
đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, nên tôi không thể tránh
khỏi những hạn chế, thiếu xót rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy
cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2012
Ngƣời thực hiện

Nguyễn Thị Thuần


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp “Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở xã Thanh Long
(huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) từ 1986 đến 2011” của tôi được hoàn thành
dưới sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên Nguyễn Văn Nam.
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của bản
thân tôi, không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác. Những
kết quả tôi thu được và trình bày trong khóa luận tốt nghiệp của mình hoàn
toàn chân thực và không có trong một đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2012
Ngƣời thực hiện



Nguyễn Thị Thuần


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ XÃ THANH LONG (HUYỆN YÊN
MỸ, TỈNH HƢNG YÊN) TRƢỚC NĂM 1986 ............................................ 6
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ .................................................... 6
1.2. SỰ HÌNH THÀNH XÃ THANH LONG VÀ TRUYỂN THỐNG
LỊCH SỬ - VĂN HÓA ..................................................................................... 9
1.3. KHÁI QUÁT KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ THANH LONG TRƯỚC
NĂM 1986....................................................................................................... 15
Chƣơng 2. BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ THANH LONG
(HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƢNG YÊN) TỪ 1986 ĐẾN 2011 ................. 22
2.1. BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ THANH LONG TỪ 1986
ĐẾN 1996 ........................................................................................................ 22
2.1.1. Biến đổi kinh tế ..................................................................................... 22
2.1.2. Biến đổi xã hội ...................................................................................... 35
2.2. BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ THANH LONG TỪ 1997
ĐẾN 2011 ........................................................................................................ 40
2.2.1. Biến đổi kinh tế ..................................................................................... 40
2.2.2. Biến đổi xã hội ...................................................................................... 52
2.3. NHẬN XÉT VỀ SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ
THANH LONG (HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN) TỪ 1986
ĐẾN 2011 ........................................................................................................ 60
KẾT LUẬN .................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68
PHỤ LỤC



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 - 1986) của Đảng Cộng
sản Việt Nam là một mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đất nước sang
thời kì đổi mới. Với đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm đưa nước ta
thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Sự nghiệp đổi mới do
Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đi vào cuộc sống đã khơi dậy mọi tiềm năng,
tạo động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước trong thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
Cùng nằm trong sự chuyển biến chung ấy, cơ cấu kinh tế - xã hội đã có
những biến đổi tương ứng, phức tạp mà đa dạng nhưng về cơ bản là biến đổi
theo hướng tích cực, công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chủ động trong hội nhập
kinh tế hiện nay. Cơ cấu kinh tế - xã hội là đặc trưng cơ bản nhất của mỗi một
thời kì lịch sử. Nó vừa là kết quả, vừa là yếu tố thúc đẩy lịch sử phát triển. Sự
biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội những năm sau luôn có sự kế thừa, hoàn thiện
hơn so với những năm trước, có sự thay đổi phù hợp với hoàn cảnh mới, với
chủ trương của Đảng và Nhà nước. Những chuyển dịch trong kết cấu kinh tế xã hội cho phép ta hiểu sâu sắc hơn về sự biến đổi của cả lịch sử giai đoạn
tương ứng. Không những thế việc tìm hiểu đó còn rút ra những bài học kinh
nghiệm cho giai đoạn sau nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển cao nhất
trong điều kiện hiện nay.
Sự thay đổi ấy đã được minh chứng qua thực tế phát triển từ 1986 đến
2011 ở xã Thanh Long (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Trong hơn 20 năm
đổi mới, kinh tế - xã hội xã Thanh Long có những bước phát triển nhanh
chóng, cơ cấu kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực trong sự chuyển
biến chung của đất nước, đồng thời là một mô hình điển hình về sự phát triển



2

kinh tế - xã hội cho nhiều địa phương học tập tham khảo. Với ý nghĩa to lớn
như vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở xã
Thanh Long (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) từ 1986 đến 2011” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội là một đề tài thu hút khá đông sự quan
tâm nghiên cứu của nhà nghiên cứu, nhà khoa học đặc biệt là trong thời kì đổi
mới. Vấn đề kinh tế - xã hội nói chung đã được đề cập tới trong các văn kiện
của Đảng cũng như các cuốn sách của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã
nêu lên những yêu cầu, định hướng đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta. Các
công trình trên ở dạng tổng quát với những vấn đề chung và phạm vi rộng.
Tác phẩm Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên
xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh của đồng chí Lê Duẩn, (Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1968) đã nói rõ vị trí, vai trò của kinh tế địa phương đối với sự
phát triển kinh tế đất nước thời đổi mới.
Những đề tài nghiên cứu cụ thể ở các làng xã tiêu biểu như công trình Đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp - thành tựu, vấn đề, triển vọng, (Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994) của tác giả Nguyễn Văn Bích. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn của Lê Đình Thắng. Ninh Hiệp truyền thống và phát
triển của Tô Duy Hợp, 1993. Bên cạnh các nhà nghiên cứu trong nước, đề tài
còn thu hút được sự nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như Một số vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam của Benedict J,
Jame Scott… Các công trình trên chủ yếu tìm hiểu làng xã Việt Nam truyền
thống, các công trình về làng xã Việt Nam thời kì đổi mới đặc biệt là giai đoạn
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ít được nghiên cứu hơn.
Bên cạnh đó còn nhiều bài viết khác trên các tạp chí, các kỉ yếu hội thảo
khoa học.



3

Ngoài ra đề tài cũng thu hút khá đông các sinh viên thực hiện như Biến
đổi cơ cấu kinh tế - xã hội xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên trong
hơn 20 năm đổi mới (1986 - 2008) của Nông Quý Trinh (Khóa luận tốt nghiệp
Cử nhân Lịch Sử, 2009). Biến đổi kinh tế - xã hội ở làng Đồng Kỵ, xã Đồng
Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong những năm từ 1986 đến 2005 của
Nguyễn Văn Nam (Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Lịch Sử, 2010)…
Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ, hệ thống và toàn
diện về sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở xã Thanh Long, huyên Yên Mỹ,
tỉnh Hưng Yên từ 1986 đến 2011. Vì thế, thông qua khóa luận tốt nghiệp của
mình sẽ giúp cho tôi có thêm nhiều kiến thức về lịch sử địa phương mình,
đồng thời cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn khách quan, đầy đủ và chi tiết
nhất về biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, cũng như những thành tựu đã đạt
được và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã Thanh Long trong
tương lai.
3. Mục đích và nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sự biến đổi kinh tế - xã hội của xã Thanh Long góp phần làm
rõ sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong công cuộc đổi mới, phản ánh cụ thể
hóa thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước qua một miền quê tiêu biểu.
Cung cấp một mô hình phát triển kinh tế - xã hội điển hình, năng động,
sáng tạo, một tấm gương biết tận dụng thời cơ xây dựng phát triển quê hương
giàu mạnh đó là niềm tự hào của nhân dân Thanh Long, đồng thời thông qua
những thành công và hạn chế trong xây dựng quê hương Thanh Long từ 1986
đến 2011, công trình nghiên cứu muốn đưa ra dự báo và thiết kế mô hình cho
sự phát triển ổn định bền vững trong tương lai của Thanh Long.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát về xã Thanh Long trước năm 1986 để thấy được khó khăn

cũng như thuận lợi trong xây dựng quê hương hiện tại và tương lai.


4

Trình bày một cách khách quan, toàn diện về biến đổi kinh tế - xã hội ở
xã Thanh Long từ 1986 đến 2011.
Rút ra những nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở xã Thanh Long
(huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên).
Về thời gian: Trong những năm từ 1986 đến 2011.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu
Về nguồn tư liệu phục vụ cho khóa luận đó là:
Các văn kiện của Đảng có liên quan đến vấn đề nghiên cứ u
Các sách báo, tạp chí và các chương trình nghiên cứu đã công bố có liên
quan đến đề tài.
Các báo cáo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân xã
Thanh Long.
Các tư liệu do tham gia khảo sát, phỏng vấn, điền dã tại địa phương
nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Về phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgic là chủ đạo. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp
khác như phương pháp khảo sát điều tra, phương pháp thống kê, so sánh,
phân tích tổng hợp.
5. Đóng góp của khóa luận

Nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở xã Thanh Long từ 1986
đến 2011 có những đóng góp cả về mặt lí luận và thực tiễn đó là:


5

Khóa luận dựng lại bức tranh hoạt động kinh tế và xã hội ở Thanh Long
từ 1986 đến 2011.
Khóa luận đáng giá những nét cơ bản về thành tựu, kết quả của hoạt
động kinh tế xã hội ở Thanh Long từ 1986 đến 2011. Qua đó khẳng định
đường lối đổi mới của Đảng ta nói chung và Đảng bộ, chính quyền xã Thanh
Long nói riêng là đúng đắn, phù hợp.
Khóa luận đã khai thác được một nguồn tài liệu địa phương có giá trị, tập
hợp các tài liệu đó thành một hệ thống, phục vụ cho công tác nghiên cứu lịch
sử địa phương.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Khái quát về xã Thanh Long (huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng
Yên) trước năm 1986.
Chương 2: Biến đổi kinh tế - xã hội ở xã Thanh Long (huyện Yên Mỹ,
tỉnh Hưng Yên) từ 1986 đến 2011.


6

Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ XÃ THANH LONG (HUYỆN YÊN MỸ,
TỈNH HƢNG YÊN) TRƢỚC NĂM 1986
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƢ
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Long là một xã nằm ở phía Tây Nam huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng
Yên. Mang hình dáng đặc biệt giống như hình ngũ giác, Thanh Long tiếp giáp
với nhiều xã. Phía Đông Bắc xã giáp xã Ngọc Long. Phía Tây Bắc xã giáp xã
Đồng Than. Phía Đông xã giáp Thị trấn Yên Mỹ. Phía Nam xã giáp xã giáp
xã Minh Châu, Trung Hưng. Phía Tây xã giáp xã Việt Cường. Nằm trên địa
bàn rộng khoảng hơn 1,5 km2.
Nằm bên các con đường giao thông huyết mạch như đường 199 chạy từ
Mễ Sở - Văn Giang ra Cống Tráng - Kẻ Sặt, tiếp giáp với Thị trấn Yên Mỹ,
cách khu công nghiệp Phố Nối 5km về phía Tây Bắc. Con đường 35B nối từ
đường 39A chạy ra Đồng Than lên Phố Nối - một tuyến đường quan trọng mở
ra các xã. Xã Thanh Long còn có hệ thống đường liên thôn, liên xã đã được
xây dựng khá hoàn chỉnh. Cùng với hệ thống sông đào Bắc Hưng Hải tạo
thành một hệ thống giao thông thủy rất tiện lợi cho tàu thuyền đi lại. Sự thuận
tiện và phát triển của giao thông đã phục vụ đời sống sinh hoạt, đi lại sản xuất
và phát triển kinh tế.
Với hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải bắc ngang qua các thôn trong
xã và đặc biệt là sự tiếp giáp với nhiều xã lân cận đã tạo ra sự kết nối, các mối
quan hệ mở rộng, đa dạng, đa chiều…đã tạo nên bản tính năng động, không
ngừng biến đổi và khả năng thích ứng cao tác động lớn đến lịch sử hình
thành, phát triển và đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Thanh Long.


7

1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Là một xã thuộc đồng bằng Bắc Bộ, vùng đất trù phú thuộc đồng bằng
châu thổ sông Hồng có quan hệ tự nhiên, chặt chẽ về nhiều mặt với vùng châu
thổ nên đặc điểm khí hậu và thủy văn của Thanh Long mang những nét chung
của vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ.

Địa hình của xã Thanh Long tương đối bằng phẳng, có con sông Bắc
Hưng Hải bắc ngang qua. Đất đai chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, cảnh quan
thiên nhiên tươi đẹp.
Địa hình, đất đai, khí hậu ở đây rất thuận lợi cho trồng lúa nước, rau
màu, thâm canh tăng vụ, cây ăn quả…
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình cả năm là 23o
C - 24o C, độ ẩm trung bình cả năm từ 85 - 90 %. Số giờ nắng trong năm bình
quân 1.531 giờ. Lượng mưa cả năm xấp xỉ 1.500 mm.
Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh thường kéo
dài từ tháng 11 đến tháng 3 và gần trùng với mùa ít mưa từ tháng 11 đến
tháng 4. Mùa hạ nắng, nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 và gần trùng với
mùa nhiều mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp
khí hậu với độ dài trung bình xấp xỉ một tháng.
Tính chất phân mùa khí hậu đã tác động trực tiếp đến môi trường sinh
thái, cơ cấu cây trồng theo mùa vụ của xã Thanh Long nói riêng và huyện
Yên Mỹ nói chung. Trước cách mạng tháng Tám, Thanh Long trồng rất nhiều
tre quanh các làng để làm hàng rào bảo vệ. Mọc xen với tre còn có nhiều cây
thuốc quý như bình vôi, mây, khúc tần, sộp…Ngoài ra trong các gia đình còn
trồng nhiều cây ăn quả đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ như bưởi,
cam, chuối, đặc biệt là nhãn…Nhiều cây lấy gỗ được trồng để lấy gỗ làm nhà
như xoan, bạch đàn, liễu…Do trồng nhiều tre và cây cối nên rất nhiều loài
chim đến trú ngự, tiêu biểu như cò, vạc, điếu...


8

Thanh Long có con sông Bắc Hưng Hải, có một số ao hồ có thể phát triển
nghề thủy sản. Ngành chăn nuôi gia cầm, gia súc cũng được phát triển. Nằm ở
địa bàn có vị trí giao thông thuận lợi, là khu vực gần trung tâm của huyện, tiếp
giáp với thị trấn Yên Mỹ, do đó Thanh Long có nhiều điều kiện để phát triển

kinh tế tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và nhất là làng nghề truyền thống.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi trên cho phép Thanh Long
phát triển một nền kinh tế đa dạng, nhất là kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là phát triển làng nghề truyền
thống. Đảng bộ và nhân dân xã Thanh Long đã và đang phát huy những tiềm
năng, thế mạnh vốn có của mình để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng mảnh
đất nơi đây thành một vùng quê giàu đẹp, hiện đại và văn minh.
1.1.2. Dân cƣ
Nằm ở khu vực được khẳng định là một trong những cái nôi của nền văn
minh Việt cổ, có nhiều chứng tích lịch sử để có thể khẳng định rằng, từ rất
sớm con người đã bắt tay khai phá, tạo dựng cơ nghiệp, mở mang làng xóm ở
Thanh Long, dần dần dân số ngày một đông. Theo kết quả điều tra dân số năm
1927 thì xã Thanh Long có 9.985 người. Mật độ dân số 2.589 người/ km2.
Cơ cấu dân số trẻ, số người dưới độ tuổi lao động (1 - 15 tuổi) là 34,7%,
trong độ tuổi lao động (16 - 60 tuổi) là 56%, ngoài độ tuổi lao động (60 tuổi
trở lên) là 9,3 %. Dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, tốc độ gia tăng dân số hàng
năm lên tới 1,8% đã tạo ra lực lượng lao động dồi dào, được bổ sung đáng kể
hàng năm là một lợi thế của Thanh Long để phát triển kinh tế - xã hội.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trên 90% dân số trong xã còn
mù chữ song hiện nay dân số biết chữ là 100%, trong đó dân số có trình độ
phổ thông cơ sở trở lên, nhiều người có trình độ cử nhân, tiến sĩ… Đây là
nguồn nhân lực, nguồn chất xám dồi dào để phát triển sản xuất kinh tế - xã
hội ở Thanh Long.


9

Ở mỗi làng trong xã có những sắc thái riêng. Người dân Long Vỹ năng
động, tháo vát trong làm ăn kinh tế, buôn bán. Người dân Châu Xá, Thượng
Tài chất phác, thuần hậu. Người dân Đặng Xá, Thụy Lân hiếu học, chuộng

văn học, tao nhã, có chí. Song trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và
giữ nước, những giá trị, những tinh hoa văn hóa của nhân dân trong xã cùng
là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức
cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái khoan
dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, dũng
cảm trong chiến đấu, anh dũng không sợ hi sinh gian khổ, luôn có tinh thần
học hỏi, cầu tiến vươn lên cùng với đó là sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị
trong lối sống. Đó là nét đẹp đồng thời là truyền thống quý báu của con người
Thanh Long.
1.2. SỰ HÌNH THÀNH XÃ THANH LONG VÀ TRUYỀN THỐNG
LỊCH SỬ - VĂN HÓA
1.2.1. Sự hình thành xã Thanh Long
Xã Thanh Long ngày nay là kết quả hình thành và phát triển từ một vùng
quê của người Việt cổ, trải qua quá trình lịch sử cả ngàn năm cùng những
bước thăng trầm của lịch sử.
Xã Thanh Long được thành lập trên cơ sở hai xã cũ là Thanh Nga (thuộc
tổng Đồng Than) và Đông Xá (thuộc tổng Tử Dương), hai tổng này đều thuộc
huyện Yên Mỹ cũ. Thanh Nga gồm ba thôn: Nhân Lý (thường gọi là làng
Nga), Đặng Xá (thường gọi là làng Đừng hay Cheo Vàng) và thôn Châu Xá.
Đông Xá cũng bao gồm ba thôn: Long Vỹ (thường gọi là làng Đội hay Long
Vỹ văn hiến), thôn Thụy Lân (thường gọi là Đồng Bãi) và thôn Thượng Tài.
Xã Thanh Long với tư cách là một đơn vị hành chính cấp cơ sở như hiện
nay cũng trải qua một quá trình biến đổi.


10

Năm 1956, trong quá trình tiến hành cuộc cải cách ruộng đất, chính phủ
đã lấy các thôn: Châu Xá, Đặng Xá, Nhân Lý, Long Vỹ, Thụy Lân, Thượng
Tài để thành lập xã Thanh Long. Xã Thanh Long ngày nay chính thức được

hình thành và ổn định.
Thanh Long nằm ở khu vực được khẳng định là một trong những cái nôi
của nền văn minh Việt cổ. Có một số chứng tích lịch sử để có thể khẳng định
rằng, từ rất sớm con người đã bắt tay vào khai phá, tạo dựng cơ nghiệp, mở
mang làng xóm ở Thanh Long. Như xã Đồng Than xưa tên Nôm gọi là làng
Thơn, ra đời từ rất sớm. Nghiên cứu địa danh học ở Thanh Long thấy rằng
một số làng xã cổ ở đây thường có tên chữ và tên Nôm. Tên Nôm thường
dùng là tên các loài thủy tộc hay sự vật gần gũi với đời sống của cư dân làm
nghề săn bắt các trên sông hồ, đầm ao…
Theo các nhà Địa danh học, Sử học và Dân tộc học thì làng vừa có tên
nôm, lại vừa có tên chữ ở nước ta thường được ra đời từ thời Hùng Vương,
muộn nhất là vào thời Bắc thuộc. Cho đến ngày nay, trên mảnh đất Thanh
Long đã phát lộ một số di tích văn hóa cổ. Dù chỉ là những phát hiện lẻ tẻ về
những công cụ đồng thau, chì lưới bằng đất nung… Ở các xã Đồng Than,
Minh Châu, Thanh Long, Trung Hưng, Việt Cường cho phép phác họa diện
mạo phân bố dân cư của huyện Yên Mỹ thời đại các vua Hùng. Các tín hiệu
khảo cổ học chính là những vật chứng đích thực về những làng xóm cổ xưa.
Như vậy, mảnh đất này từ hàng ngàn năm về trước đã là điểm dừng
chân, quần cư của dòng người Việt cổ từ vùng rừng núi phía Bắc xuống khai
phá đồng bằng, khi đó còn là đầm lầy, rừng rậm. Qua quá trình đấu tranh
chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống mới, dần dần cộng đồng dân cư
hình thành làng xã ra đời.
Về quy mô của làng xã Thanh Long xa xưa chưa khảo cứu được tường
tận, chưa tìm thấy tài liệu thành văn nào cụ thể. Chỉ biết rằng trước năm 1945,


11

Thanh Long gồm hai xóm hay còn gọi là “nhất xã nhị thôn”. Đó là hai thôn
(xóm): Thanh Nga và Đông Xá.

Truyền ngôn các dòng họ ở Thanh Long cho biết, tổ tiên của các dòng họ
đều có nguồn gốc từ Hà Nam, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc…đến. Có những
dòng họ không nhớ nguồn gốc từ đâu. Hiện nay ở Thanh Long có tới trên 10
họ, trong đó có dòng họ Nguyễn, Lê, Hoàng, Đặng, Trần, Đỗ là những họ lớn
và cư ngụ ở đây đã trên 12 đời.
Trong lịch sử, dân số của xã đã trải qua những biến động cơ học rất lớn.
Nhiều dòng họ có nguồn gốc lâu đời đã chuyển đi nơi khác. Song lại có rất
nhiều người mới từ nhiều miền tới khai hoang, lập trại, làm ăn sinh sống. Dù
là đến trước hay sau, nhân dân Thanh Long luôn một lòng đoàn kết, cùng
nhau xây dựng quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp.
Qua các dấu tích văn hóa và lịch sử cùng các tài liệu khảo cổ học, chứng
tỏ rằng hàng ngàn năm về trước, ông cha ta đã tới vùng đất này quần cư lập
nghiệp từ rất sớm, hình thành nên một vùng quê hoàn chỉnh từ kinh tế, chính
trị, xã hội cho đến những phong tục tập quán, cùng các thiết chế tín ngưỡng,
tôn giáo. Từ chiếc nôi miền quê Thanh Long ấy, người Thanh Long tỏa ra
mọi vùng đất, đem tài, đem sức đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ
đất nước Việt Nam.
1.2.2. Truyền thống lịch sử - văn hóa
1.2.2.1. Truyền thống lịch sử cách mạng
Truyền thống lịch sử cách mạng xã Thanh Long hòa vào dòng lịch sử
của dân tộc Việt Nam với những truyền thống lịch sử, cách mạng hào hùng,
truyền thống văn hiến lâu đời và thật giàu bản sắc văn hóa. Trong tiến trình
lịch sử lâu dài ấy, truyền thống yêu nước và đoàn kết của nhân dân Thanh
Long đã kết tinh thành một dòng chảy liên tục. Từ những buổi đầu dựng nước
và giữ nước, người dân Thanh Long đã đồng lòng đoàn kết dũng cảm trong
chiến đấu đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước.


12


Ngay buổi đầu công nguyên, vào đời vua Hùng thứ 6, giặc Ân đem
quân xâm lược nước ta, trai tráng và dân làng Thanh Long đã tích cực tham
gia đánh thắng giặc Ân xâm lược. Kiên cường đấu tranh chống lại quân xâm
lược nhà Tần. Trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, nhân dân đã dũng
cảm chiến đấu trong đạo quân nghĩa dũng. Sau khi khởi nghĩa Hai Bà Trưng
thất bại, chính nơi đây đã thành điểm chủ yếu, đối phó của chính quyền Hán,
quân Lương.
Năm 548, vào thời Triệu Việt Vương khi quân Lương xâm lược. Trước
sức tấn công của quân xâm lược, nhân dân Thanh Long cũng như nhân dân
các xã lân cận đã bền bỉ đấu tranh, giải phóng quê hương xã tắc.
Vào thế kỉ X, nước ta rơi vào sự đô hộ của chính quyền phong kiến
phương Bắc, nhân dân Thanh Long nói riêng đã luôn sát cánh cùng triều đình
phong kiến dân tộc chống lại sự xâm lược đô hộ của phương Bắc.
Từ thế kỉ XIX, cùng với cả nước, Thanh Long lầm than dưới ách đô hộ
của thực dân Pháp. Với truyền thống quật cường, lòng yêu nước thiết tha,
nhân dân Thanh Long lại tích cực hưởng ứng các phong trào khởi nghĩa
chống Pháp. Truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất của nhân dân Thanh
Nga - Đông Xá đã được khơi dậy và phát huy dưới ánh sáng soi đường của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới đường lối cách mạng đúng đắn sáng suốt của
Đảng, nhiều cơ sở và phong trào cách mạng xã được xây dựng. Trải qua
những bước thăng trầm nhưng vẫn không ngừng vững chắc đi lên. Ngày 19 5 - 1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập, những tư tưởng cách mạng của
Đảng thông qua chương trình hoạt động của mặt trận đã được lan truyền tới
nhân dân trong xã. Đầu năm 1944, đồng chí Tuấn Đạt - một cán bộ Việt Minh
cơ sở khu an toàn Bãi Sậy đã tìm cách lui tới thôn Nhân Lý để gây thêm đầu
mối cho cách mạng. Nhiều thanh niên, học sinh thôn Nhân Lý như Hà Văn
Phúc là người địa phương đầu tiên được tuyên truyền giác ngộ vào tổ chức


13


Việt Minh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và mặt trận Việt Minh, nhân dân
Thanh Long đã nổi dậy giành chính quyền từ tay địch. Dưới sự lãnh đạo sáng
suốt và tài tình của Đảng Cộng sản thông qua mặt trận Việt Minh, toàn thể
nhân dân Thanh Long cũng như nhân dân của cả nước đã nhanh chóng biết
chớp lấy thời cơ ngàn năm có một, tiến hành Tổng khởi nghĩa làm nên kỳ tích
vĩ đại là thành công trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra
đời, độc lập chưa được bao lâu nhân dân Thanh Long lại cùng nhân dân cả
nước bước vào cuộc trường kì kháng chiến chống Pháp gian khổ kéo dài 9
năm (1945 - 1954). Đây là nơi giao tranh ác liệt giữa ta và địch, chúng mưu
toan mở rộng vùng chiếm đóng, dùng hệ thống Tháp canh hương đồn để bình
định. Song cuộc đấu tranh giữa nhân dân và chính quyền địch vẫn diễn ra
quyết liệt và cuối cùng hòa chung với thắng lợi của cả nước, cuộc kháng
chiến chống Pháp ở Thanh Long đã giành được thắng lợi vẻ vang.
Sau chín năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng
lợi vẻ vang, trong không khí tưng bừng náo nức của ngày hội giải phóng dân
tộc, nhân dân Thanh Long tiếp tục bắt tay vào cuộc xây dựng khôi phục nền
kinh tế - xã hội, xây dựng Chủ nghĩa xã hội tích cực chi viện cho miền Nam
và bảo vệ miền Bắc, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc.
Những chiến thắng vang dội ấy mãi là niềm tự hào, là dấu son tô thắm
truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm giữ nước, giữ nhà của người
dân Thanh Long, là động lực to lớn thôi thúc Đảng bộ, nhân dân toàn xã nỗ
lực phấn đấu vươn lên xây dựng phát triển quê hương ngày càng đổi mới,
đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của cả nước, tạo nền tảng cho quê
hương Thanh Long ngày càng vững vàng bước tiếp trên con đường cách
mạng.


14


1.2.2.2. Truyền thống văn hóa
Xã Thanh Long là một trong những chiếc nôi của nền văn hóa cổ truyền.
Trong quá trình dựng xây làng xóm, nhân dân đã tạo dựng nên những truyền
thống lịch sử nhân văn mang đậm sắc thái riêng, góp phần tạo nên bản sắc
văn hóa dân tộc. Trong kho tàng văn học dân gian của nhân dân Thanh Long,
ca dao, ngạn ngữ chiếm một vị trí quan trọng. Các thôn trong xã đều có đầy
đủ các công trình văn hóa tín ngưỡng cổ truyền của làng quê Việt Nam như
đình, chùa, đền, miếu. Và cho đến tận ngày nay, đình chùa vẫn là nơi diễn ra
các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, đáp ứng nhu cầu
tâm linh của con người về tín ngưỡng. Toàn dân đều theo tín ngưỡng thờ
Phật. Trong gia đình đều có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Gia đình nào cũng có
bàn thờ gia tiên đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Các dòng họ đều có nhà
thờ tổ. Ngoài ra ở các thôn còn có thờ thành hoàng làng, những vị anh hùng
có công đối với dân tộc…thể hiện sự tôn kính, đức tin của nhân dân. Đạo lí
“uống nước nhớ nguồn” là chất keo củng cố mối quan hệ thân tộc, làm tăng
tính đoàn kết, gắn bó trong tình làng nghĩa xóm.
Nhiều lễ hội truyền thống của các làng thu hút đông đảo nhân dân trong
xã tham gia giao lưu. Tục “rước nước” được nhiều thôn tổ chức linh đình thu
hút khá đông khách thập phương đến lễ chùa vãn cảnh. Ngoài nghi thức tế lễ
trang nghiêm ở đình, chùa… còn nhiều lễ rước đông vui và nhiều trò chơi,
biểu diễn văn nghệ dân gian hấp dẫn như chọi gà, đánh cờ, đấu vật, kéo co,
hát chèo…
Ngoài ra nhân dân Thanh Long còn có tình yêu thương đất nước và yêu
thiên nhiên, yêu cuộc sống, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu,
không sợ gian khổ hy sinh, luôn có tinh thần học hỏi vươn lên, đoàn kết tương
thân tương ái, chung tay xây dựng quê hương giàu mạnh đặc biệt là tính cách
sáng tạo, năng động và tháo vát trong làm ăn kinh tế. Nhân dân trong xã có



15

truyền thống đoàn kết tương thân tương ái gắn bó lẫn nhau, tạo nên một cộng
đồng bền chặt vừa mang yếu tố láng giềng vừa mang yếu tố truyền thống.
Đây là một tập tục truyền thống đoàn kết cộng đồng tốt đẹp, cần phát huy
trong thời kì mới.
Tất cả những thành tựu văn hóa nhân dân Thanh Long sáng tạo ra, gìn
giữ, lưu truyền và phát huy đã minh chứng sự lao động cần cù, thông minh,
lòng dũng cảm, yêu quê hương, đất nước. Những giá trị văn hóa truyền thống
ấy chính là nguồn lực tinh thần, nền tảng tinh thần để khi những giá trị đó
được phát huy và nội tâm hóa thành sức mạnh tinh thần của mỗi người dân,
không chỉ là động lực kích thích họ trong lao động sáng tạo, xây dựng và bảo
vệ đất nước mà đồng thời còn góp phần tạo nên những sắc thái, giá trị riêng
của văn hóa quê hương Thanh Long, đồng thời góp phần tô đậm vào bản sắc
văn hóa dân tộc ta.
1.3. KHÁI QUÁT KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ THANH LONG TRƢỚC
NĂM 1986
1.3.1. Tình hình kinh tế
Thanh Long là một xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi vì thế ngay từ
những buổi đầu, hoạt động kinh tế của nhân dân Thanh Long diễn ra khá
mạnh mẽ, không chỉ cấy lúa, chăn nuôi, đánh cá, hoạt động buôn bán cũng đã
được chú trọng. Nhưng phát triển mạnh mẽ nhất vẫn là nghề trồng lúa. Nhân
dân Thanh Long đã tích cực khai hoang đất đai để mở rộng diện tích lấy đất
sản xuất, nhờ đó diện tích đất canh tác không ngừng được tăng lên. Người dân
đã bỏ ra nhiều ngày công để đào con sông Bắc Hưng Hải, xây dựng hệ thống
thủy lợi, tích cực tham gia đắp đê ngăn lũ lụt để đảm bảo nguồn nước tưới
tiêu phục vụ sản xuất.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, kinh tế - xã hội Thanh
Long bước sang trang sử mới. Ngay khi cuộc kháng chiến chống Pháp còn



16

đang tiếp diễn, nhân dân Thanh Long đã bắt tay vào hàn gắn vết thương do
chiến tranh gây nên, tích cực hăng hái sản xuất với tinh thần miệt mài, sôi nổi.
Nhiều khẩu hiệu đã được đề ra “người cày có ruộng”, thực hiện triệt để giảm
tô, giảm tức…đã tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh và hoàn thành cách
mạng ruộng đất, hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Người
nông dân đã làm chủ được ruộng đồng mới có thể thực sự đẩy mạnh được
năng suất phục hồi được kinh tế làm cơ sở bước đầu cho sự nghiệp phát triển
văn hóa giáo dục.
Năm 1958 - 1960, nhân dân Thanh Long hăng hái đi vào con đường hợp
tác hóa nông nghiệp. Trong những năm này, quê hương Thanh Long phải
đương đầu với những khắc nghiệt của thiên nhiên, là nơi bị hạn hán nặng nề
nhất, nhưng được sự quan tâm của Đảng bộ chính quyền và đặc biệt là Bác
Hồ kính mến đã xuống tại chỗ nắm sát tình hình, thăm hỏi và động viên nhân
dân đoàn kết chống hạn, phong trào tứ hóa cũng được phát động. Sự kiện này
làm tăng sự phấn khởi, tin tưởng trong nhân dân. Mọi người dân đều hăng
say, làm việc đêm ngày không ngừng nghỉ. Năm 1959, các hợp tác xã bắt đầu
được xây dựng theo quy mô thôn hoặc xóm. Các xã viên tự nguyện góp trâu
bò, ruộng đất, công cụ lao động vào hợp tác xã. Xã viên đi làm được tính theo
công điểm thu nhập của các hộ xã viên phụ thuộc vào năng suất cây trồng
cũng như số công điểm ghi được. Mỗi hợp tác xã có một ban quản trị gồm
chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và một số ủy viên do xã viên bầu ra. Năm 1960,
trong xã đã thành lập được 11 hợp tác xã. Thôn nhỏ như Đặng Xá - Thượng
Tài có 2 hợp tác xã, thôn vừa như Nhân Lý - Châu Xá - Thụy Lân có 5 hợp
tác xã, thôn lớn nhất là Long Vỹ có 4 hợp tác xã. Số lượng xã viên khá chênh
lệch, hợp tác xã Thượng Tài chỉ có 27 xã viên trong khi đó hợp tác xã lớn
nhất của Long Vỹ lên tới 97 xã viên, việc mở rộng phong trào diễn ra khá
nhanh chóng, thu hút được 90% số hộ trong toàn xã. Cùng với việc vận động



17

phong trào hợp tác hóa trong lĩnh vực nông nghiệp, xã đã chú trọng tiến hành
việc vận động hợp tác hóa cả trong thương nghiệp và tín dụng cũng được xây
dựng. Hợp tác xã mua bán đã thu hút được 100% số hộ trong toàn xã. Ngoài
những mặt hàng do công ty bách hóa phân phối về, hợp tác xã mua bán còn
chủ động khai thác nguồn hàng bản đảm cung cấp những thứ hàng hóa cần
thiết cho nhân dân. Hợp tác xã tín dụng có tới 800 xã viên, ban đầu đã có vốn
đầu tư cho xã viên vay với lãi xuất nhẹ và huy động được tiền tiết kiệm trong
nhân dân. Hoạt động tích cực của hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã mua bán đã
thiết thực góp phần giảm bớt khó khăn của nhân dân trong xã.
Hợp tác xã đẩy mạnh công tác thủy lợi, đào đắp kênh mương, quy hoạch
đồng ruộng và hệ thống thủy nông. Các hợp tác xã thành lập các tổ, đội
chuyên giống, thủy lợi, chăn nuôi, chú trọng áp dụng khoa học kĩ thuật vào
sản xuất. Nhờ vậy diện tích gieo cấy, nhất là diện tích đất trồng lúa hai vụ
tăng nhanh.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ nhân dân xã Thanh Long đã phấn đấu hoàn
thành hai kế hoạch 5 năm: lần thứ nhất (1961 - 1965) và lần thứ hai (1976 1980) trên nhiều lĩnh vực đã vượt chỉ tiêu. Năm 1961, năng suất lúa bình quân
của hợp tác xã đạt 71,5 kg thóc/ sào/ vụ. Năm 1965, năng suất lúa bình quân
cả xã đạt 5,3 tấn/ ha, sản lượng đạt 2.350 tấn, ngày công được cải thiện, các
giống lúa ngắn ngày có năng suất cao được đưa vào sản xuất. Ngoài ra hợp
tác xã còn đẩy mạnh thâm canh tăng vụ và làm tốt công tác thủy lợi do đó
ngoài cây lương thực chính là lúa thì các cây như ngô, khoai, lạc, đậu tương,
đay… cũng được đẩy mạnh. Hợp tác xã chú trọng phát triển đàn trâu bò cày
kéo, chăn nuôi lợn, gia cầm. Trong đó số đàn lợn của xã tăng lên nhanh
chóng. Đặc biệt đàn gia cầm vịt thịt phát triển nhanh. Năm 1976 là 6.000 con,
đến năm 1980, số lượng tăng lên tới 10.000 con. Việc cải tạo mặt nước thả cá
cũng phát triển cả ở khu vực tập thể và cả gia đình.



18

Trong việc tập trung vào việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là
trồng trọt, chăn nuôi. Đảng, chính quyền đã quan tâm đến phát triển các
ngành nghề khác như: sản xuất gạch ngói, các ngành dịch vụ, mộc, nề, rèn, cơ
khí nhỏ thu hút hàng ngàn lao động. Cả xã có 8 lò gạch, lò ngói Sông Cầu
được mở rộng. Hàng năm sản xuất được 3,5 - 5 triệu viên gạch, 2 triệu viên
ngói, đáp ứng yêu cầu xây dựng, những công trình phúc lợi của địa phương.
Ngoài ra hợp tác xã còn mở rộng một số nghề thủ công như dệt, mây tre
đan… Song, nghề mộc và chạm khắc gỗ là được đầu tư chú trọng hơn cả.
Manh nha từ khá sớm (những năm 1957) các sản phẩm làm ra chủ yếu là sập,
tủ chè, hoành phi câu đối… phục vụ trong đồ dùng sinh hoạt của nhân dân.
Đến những năm 1960 - 1970, khi nhà nước chủ trương cho phép khai thác
rừng lấy gỗ xuất khẩu và phục vụ công nghiệp, sinh hoạt, một số gia đình ở xã
Thanh Long đã chuyển sang nghề buôn gỗ, xẻ gỗ…
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân
Thanh Long cùng nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
Như vậy đến những năm 1980, trong cơ cấu kinh tế, trồng trọt vẫn giữ
vai trò chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng chủ yếu vẫn là lúa, ngô,
khoai, đậu tương, lạc… năng suất vẫn chưa cao. Cùng với đó là ngành chăn
nuôi cũng được hợp tác xã chú trọng đầu tư phát triển. Tuy nhiên khi mà quy
mô của hợp tác xã mở rộng ra toàn xã thì khó khăn hạn chế của mô hình kinh
tế hợp tác hóa - tập thể hóa của cơ chế quản lý quan liêu bao cấp bắt đầu được
bộc lộ rõ. Hợp tác xã càng mở rộng quy mô, bộ máy quản lý càng lớn thì càng
trở nên cồng kềnh, xa rời thực tiễn sản xuất. Năng lực trình độ quản lý ngày
càng bất cập vì quy mô hợp tác xã ngày càng mở rộng và phức tạp trong điều
hành lực lượng lao động chuyên môn hóa. Bên cạnh đó, việc làm ăn tập thể ăn

chia theo công điểm được đẩy lên cao trào, quản lý yếu kém đã dẫn đến tình


19

trạng xã viên không nhiệt tình lao động thiếu trách nhiệm trong sản xuất, giá
trị một ngày công lao động ngày càng thấp. Đời sống người dân trong bối
cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội của đất nước ngày càng khó khăn thiếu
thốn, hiện tượng người dân bỏ ruộng chạy chợ đi buôn bán ở bên ngoài ngày
càng trở nên phổ biến.
Hợp tác xã tín dụng và mua bán với phương thức hoạt động là làm đại lý
cho công ty thương nghiệp huyện để phân phối một số mặt hàng được bán
theo hình thức phân phối. Tuy nhiên sự phân phối của hợp tác xã mua bán
không đáp ứng hết nhu cầu của người dân. Độc quyền mua bán các mặt hàng
thiết yếu như lương thực và các hàng nông sản khác, tình trạng ngăn sông
cấm chợ, cản chở lưu thông đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân.
Sớm nhận ra những hạn chế trong cơ chế quản lý, ngày 13 - 01 - 1981,
Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 100 BBT/TW về khoán sản
phẩm đến nhóm và người lao động trong sản xuất nông nghiệp (thường gọi là
Khoán 100). Mỗi hộ gia đình được hợp tác xã giao cho đảm nhận một số khâu
canh tác nhất định, với mức chi phí về giống, vốn, phân bón, công lao động
và sản lượng tương ứng. Hộ gia đình có thể tự động đầu tư thêm công sức, chi
phí để tăng sản lượng vượt khoán vi họ được hưởng hầu hết sản phẩm đó.
Thực tiễn khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động đã tạo động lực mạnh
mẽ cho người lao động, tạo khí thế mới cho sản xuất nông nghiệp. Đảng ủy xã
Thanh Long đã tập trung chỉ đạo công tác quản lý hợp tác xã theo tinh thần
của chỉ thị 100 của Ban Bí thư. Chính sách bước đầu đã có tác dụng, vừa phát
huy được vai trò điều hành sản xuất của hợp tác xã, vừa phát huy tính sáng
tạo, ý thức trách nhiệm của người lao động. Nhưng đến giữa những năm 80
của thế kỉ XX, cơ chế khoán 100 đã dần bộc lộ những hạn chế, chế độ sở hữu

tập thể về tư liệu sản xuất và nhiều yếu tố của cơ chế quản lý cũ tồn tại được
duy trì, hợp tác xã vẫn là đơn vị sản xuất chủ yếu. Người nhận khoán phải


20

tuân thủ kế hoạch sản xuất, quy trình kỹ thuật và định mức chi phí của hợp tác
xã. Bộ máy quản lý của hợp tác xã cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu quả
trong việc quản lý và điều hành sản xuất. Đời sống nhân dân không được cải
thiện. Đặc biệt với cuộc điều chỉnh giá tiền lương càng làm tình hình thêm tồi
tệ, đòi hỏi phải đổi mới toàn diện.
1.3.2. Tình hình xã hội
Trước năm 1986, Thanh Long vẫn là một xã thuần túy, sản xuất nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu. Đây là giai đoạn mà các hợp tác xã hoạt động
mạnh mẽ. Với phương thức sản xuất tập thể và phân phối chủ yếu theo công
điểm nên giữa các hộ nông dân không có sự phân hóa về mặt thu nhập.
Trong lĩnh vực giáo dục, ngành giáo dục Mầm non, Tiểu học, THCS
(Trung học cơ sở), Bổ túc văn hóa đều có tiến bộ vững chắc. Các lớp mẫu
giáo đã thu hút gần 90% các cháu đến lớp. Tỉ lệ học sinh lên lớp ở cả cấp 1 và
cấp 2 đạt 97%. Chất lượng học sinh tốt nghiệp hàng năm ngày được nâng cao.
Trường Tiểu học và THCS được đầu tư xây dựng nâng cấp, nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường. Phong trào thi đua dạy tốt học tốt được thầy
và trò tích cực hưởng ứng. Tuy nhiên, kinh tế ở những năm này chưa thật sự
phát triển, đời sống vật chất của các gia đình còn thiếu vì thế mà việc cho con
em ăn học còn là một điều khó khăn. Tỷ lệ học sinh bỏ học nhiều, phần đông
học sinh chỉ học hết cấp 2. Về trình độ chuyên môn của các giáo viên còn
chưa được đào tạo cơ bản, do đó chất lượng giáo dục còn chưa được đảm bảo.
Công tác y tế được các cấp, các ngành và đông đảo nhân dân quan tâm.
Trạm y tế xã được củng cố. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ cho đội ngũ cán bộ y tế được nâng cao. Trạm y tế hàng năm đảm bảo khám

và chữa bệnh cho hàng ngàn lượt người. Do làm tốt công tác vệ sinh phòng
bệnh nên một số dịch bệnh đã được dập tắt kịp thời. Việc vận động sinh đẻ có
kế hoạch được chú ý, số phụ nữ đặt vòng tránh thai ngày một tăng. Tỷ lệ gia


21

tăng dân số hàng năm giảm dần. Năm 1976 là 3,3 %, năm 1980 giảm xuống
còn 2,8%. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu, trình độ chuyên
môn của cán bộ y bác sỹ vẫn còn nhiều hạn chế.
Các hoạt động văn hóa xã hội trong những năm này có nhiều tiến bộ.
Phong trào văn nghệ của quần chúng ngày càng phát triển mạnh đã góp phần
tích cực, biểu dương kịp thời gương người tốt việc tốt, tuyên truyền nếp sống
văn minh, đấu tranh giảm bớt tục lệ lạc hậu trong ma chay cưới xin tạo nên
không khí tươi vui lành mạnh. Các chế độ xã hội đối với người có công vơi
cách mạng người già neo đơn, người nghèo được Đảng bộ chính quyền quan
tâm hơn. Công tác quân sự ở địa phương và bảo vệ anh ninh chính trị và trật
tự xã hội được tăng cường. Tuy nhiên, công tác thông tin, truyền thanh chưa
thực sự phát triển.
Như vậy, trước đổi mới cũng như nhiều vùng quê khác trên đất nước ta
kinh tế của xã Thanh Long chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chưa phát huy được
thế mạnh của địa phương, các ngành nghề phi nông nghiệp ít có điều kiện
phát triển. Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp đầy bất cập. Đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn. Tình hình trên nhất thiết đòi hỏi
cần phải có những bước đột phá mới về chính sách phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.


22


Chƣơng 2
BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ THANH LONG
(HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƢNG YÊN) TỪ 1986 ĐẾN 2011
2.1. BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở XÃ THANH LONG TỪ 1986
ĐẾN 1996
2.1.1. Biến đổi kinh tế
2.1.1.1. Sản xuất nông nghiệp
* Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới cơ chế quản
lý kinh tế nông nghiệp.
Khoảng giữa những năm 80 của thế kỉ XX, cơ chế khoán 100 bước đầu
tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Chỉ thị 100 của Ban Bí
thư về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động ruộng đất phần nào đã
được “cởi trói” cho nông dân, nông thôn trong nông nghiệp nhưng chưa đủ
tầm để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. Với những cải
cách nửa vời không tạo ra bước phát triển căn bản mà ngược lại đất nước
ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, lạm phát tăng nhanh tới trên 80%, giá cả
cao bột phát, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân. Nhưng nó
đã tạo ra một sức ép thúc đẩy quá trình đổi mới ở Việt Nam.
Trong bối cảnh chung của đất nước, tỉnh Hải Hưng cũng đứng trước
những khó khăn thử thách. Giá cả thị trường không ổn định. Công tác củng cố
và cải tạo quan hệ sản xuất còn hạn chế. Trong nông nghiệp, những sai lệch
về khoán sản phẩm làm cho nông dân không phấn khởi sản xuất, nợ đọng sản
xuất ngày càng tăng. Đời sống nhân dân thấp kém, nhiều hộ thiếu ăn, đứt
bữa…
Trước tình hình đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 - 1986)
đã thực hiện công cuộc đổi mới nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng phát


×