Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Hoạt động thương nghiệp của thăng long kẻ chợ thế kỷ XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.37 KB, 82 trang )

1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo, Tiến sỹ Bùi Ngọc Thạch.
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa từng được
công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào, đó là những kết quả đúng, nếu sai
tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Tác giả khóa luận

Đỗ Thị MinhThu


2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trường Đại
học Sư Phạm Hà Nội 2, nơi đã đào tạo em trong suốt 4 năm học.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Bùi
Ngọc Thạch - Người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo, giúp đỡ em để em hoàn thành
khóa luận này.
Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Thư viện trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2; Thư viện quốc gia Hà Nội đã giúp em trong quá trình thu thập tư
liệu để làm khóa luận.
Em xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình và bạn bè giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2012
Tác giả khóa luận


Đỗ Thị Minh Thu


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thế kỷ XVII, kinh tế thương nghiệp Đàng Ngoài, thời Lê – Trịnh, có
nhiều điều kiện để phát triển và khởi sắc. Nhiều trung tâm buôn bán diễn ra tấp
nập, trong đó tiêu biểu nhất là Thăng Long – Kẻ Chợ.
Nguyên nhân của sự phát triển đó là do quan hệ thương mại quốc tế sau
những cuộc phát kiến địa lý ngày càng sôi động. Việc giao thương buôn bán qua
lại Đông – Tây trở nên nhộn nhịp. Nhiều thương nhân nước ngoài đã tìm đến Đại
Việt nói chung và Thăng Long – Kẻ Chợ nói riêng để trao đổi buôn bán.
Trong khi đó chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài, đã thực hiện nhiều chính
sách tiến bộ thúc đẩy sản xuất, khuyến khích hoạt động kinh tế hàng hóa, thực hiện
chính sách mở cửa, tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài đến buôn bán, làm
ăn.
Thăng Long – Kẻ Chợ lúc này là kinh đô của chính quyền Lê – Trịnh và là
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả Đàng Ngoài, đã nhanh chóng trở thành
một trung tâm đô thị lớn với 36 phố phường buôn bán sầm uất.
Hoạt động thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ, kết hợp với mạng lưới
chợ búa các vùng xung quanh, làm cho hoạt đông nội thương, ngoại thương phát
triển đa dạng, phong phú. Điều đó không những kích thích sản xuất hàng hóa mà
còn thúc đẩy hoạt động thương nghiệp của cả Đàng Ngoài, góp phần thiết thực vào
việc xây dựng, củng cố chính quyền Lê – Trịnh vững mạnh.
Việc đi sâu nghiên cứu hoạt động thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ
ở thế kỷ XVII, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Qua nghiên cứu, sẽ làm rõ
hơn xu thế quốc tế hóa ở thế kỷ XVI, XVII; vấn đề kinh tế hàng hóa; vấn đề thị
trường; vấn đề quan hệ thương mại Đông – Tây; vấn đề chính sách mở cửa. Từ

những vấn đề đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm và liên hệ với chính sách mở
cửa hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Vấn đề hoạt động thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ ở thế kỷ XVII
đã thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tùy theo mục đích


4

nghiên cứu mà mỗi tác giả, mỗi công trình có cách tiếp cận khác nhau với nội
dung, giới hạn khác nhau.
Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ có hệ
thống, cụ thể về hoạt động thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ ở thế kỷ
XVII. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu vấn đề trên là rất cần thiết.
Trên cơ sở đó, tôi quyết định lựa chọn vấn đề: “Hoạt động thương nghiệp
của Thăng Long – Kẻ Chợ thế kỷ XVII” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề hoạt động thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ chợ thế kỷ XVII đã
có những tác giả, tác phẩm đề cập đến với những mức độ khác nhau như sau:
Một trong những nguồn tài liệu tham khảo viết sớm nhất là cuốn “Ngoại
thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX” của Thành Thế Vỹ xuất bản
năm 1961, giúp bạn đọc thấy được những biến chuyển của Ngoại thương Việt Nam
trong 3 thế kỷ, ảnh hưởng đến cơ cấu xã hội phong kiến Việt Nam. Từ đó, rút ra
tính chất của ngoại thương thời phong kiến Việt Nam trước khi tiếp xúc với chủ
nghĩa tư bản phương tây. Cuốn sách trình bày kỹ lưỡng từ việc xem xét nhiều
nguồn tư liệu khác nhau. Là tài liệu quý cho việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề
ngoại thương có liên quan.
Năm 1993, Nguyễn Thừa Hỷ công bố luận văn “ Về nền kinh tế Thăng Long
– Kẻ Chợ thế kỷ XVI – XVII”. Sau đó nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –
Hà Nội (2010), Ông phát triển luận văn lên thành cuốn : “Thăng Long – Hà Nội thế
kỷ XVII-XVIII-XIX”. Bằng việc khai thác đa dạng các nguồn tư liệu, nhất là nguồn

tư liệu viết bằng tiếng nước ngoài (Anh, Pháp), công trình đã phác hoạ được diện
mạo của Thăng Long – Kẻ Chợ qua các thời kì, nhất là các thế kỉ XVII – XVIII –
XIX, làm nổi bật được kết cấu kinh tế – xã hội, các hoạt động kinh tế của Thăng
Long – Hà Nội các thế kỉ XVII – XVIII – XIX, chính sách của các nhà nước phong
kiến Việt Nam đối với Thăng Long – Kẻ Chợ. Cuốn sách có ảnh hưởng rộng rãi
trong giới nghiên cứu trong và nước, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu
sinh khi tiếp cận lịch sử xã hội Việt Nam thời kì trung đại.
Cũng nằm trong hệ thống dự án tủ sách chào mừng kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long – Hà Nội, cuốn “Lịch sử thủ đô Hà Nội ” của Trần Huy Liệu xuất bản
năm 2000 được chỉnh sửa và tái bản vào 2010 cũng đã ghi dấu những dặm dài lịch
sử, trải qua nhiều tên gọi, Thăng Long – Hà Nội là nơi diễn ra và chứng kiến nhiều


5

sự kiện lớn lao, nhiều biến cố thăng trầm, của riêng mảnh đất này và của chung đất
nước, có nhiều vinh quang chói lọi nhưng cũng không ít tủi cực lầm than. Lịch sử
Thăng Long – Hà Nội vì thế đã trở thành lịch sử chung của đất nước Việt Nam,
của mọi người Việt Nam. Với nội dung khoa học và dễ hiểu, giúp các em học sinh
tiếp cận một cách dễ dàng và hiệu quả. Qua đó, các em sẽ tích lũy được tri thức về
lịch sử, văn hóa xã hội, đồng thời, bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước,
đặc biệt là tự hào hơn về thủ đô nghìn năm văn hiến của Tổ quốc.
“Hà Nội trong nửa đầu thế kỷ XX” là công trình của tác giả Nguyễn Văn
Uẩn do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2000. Công trình là một tập hợp những
kiến thức về Hà Nội trong nửa đầu thế kỷ XX - giai đoạn lịch sử đặc biệt khi Hà
Nội chuyển mình mạnh mẽ từ một đô thị truyền thống của phương Đông sang một
mô hình đô thị phương Tây. Tác giả đã chia Hà Nội ra 18 khu vực để trình bày trên
tất cả các mặt: địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội cũng như những yếu tố tác
động lên nó trong cả quá trình diễn biến suốt nửa đầu thế kỷ thời Pháp thuộc. Đây
sẽ là nguồn tư liệu quý cho nghiên cứu về Hà Nội sau này.

Cuốn sách “Phố phường Hà Nội xưa” của Hoàng Đạo Thúy ,đưa chúng ta
về với cảnh sắc, con người và hoạt động của phố phường Hà Nội qua các thời kỳ
và quá trình hình thành mảnh đất Thăng Long từ khi vua Lý Thái Tổ khởi Chiếu
dời đô đến nay. Bằng những câu chuyện lịch sử với lối dẫn giải thực tiễn sinh
động, lời văn mộc mạc, cuốn sách đã phản ánh khá rõ nét, chân thực trên nhiều
lĩnh vực đời sống xã hội của Thủ đô nghìn năm văn hiến để giúp bạn đọc có cách
nhìn sâu sắc, đầy đủ hơn về lịch sử hình thành, phát triển của Thủ đô từ thuở xa
xưa, nhất là những nét văn hóa đặc trưng, truyền thống được giữ gìn, lưu truyền tới
ngày nay, làm nên bản sắc văn hóa của con người và phố phường Hà Nội.
Nguồn tư liệu phong phú cũng có thể tìm hiểu qua cuốn: “Thăng Long - Kẻ
Chợ thế kỷ XVII qua tư liệu Anh - Hà Lan”, trên cơ sở những tư liệu đã sưu tầm
được của nước ngoài, nhà xuất bản Hà Nội cũng đã triển khai thực hiện cuốn Minh
thực lục - Tư liệu về Thăng Long thế kỷ XIV-XVII (3.500 trang). Cả hai cuốn sách
này đều chứa đựng những tư liệu lịch sử liên quan đến Thăng Long nói riêng và
Việt Nam nói chung, trong đó có những sự kiện lịch sử liên quan đến Việt Nam
được ghi chép khá kỹ thực sự là nguồn tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu.
Ngoài ra, có một số tài liệu viết về ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII
nhưng lại khá lẻ tẻ và sơ sài. Một số công trình được công bố từ rất sớm như: “Một
chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688” của William Dampier, “Những người
châu Âu ở nước An Nam” của C. B. Maybon, “Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài”
của A. De Rhodes…


6

Tuy nhiên, tất cả những cuốn sách kể trên có thiên hướng nghiên cứu Thăng
Long – Hà Nội hoặc theo góc nhìn phát triển của một đô thị hoặc theo cách nhìn
lịch sử của thủ đô, hay chỉ là khía cạnh phố phường, cung cấp tư liệu. Vì vậy, chưa
nghiên cứu chuyên sâu về thương nghiệp Việt Nam thời kỳ này.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích
- Dựng lại bức tranh lịch sử “Hoạt động thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ
Chợ thế kỷ XVII” một cách đầy đủ, có hệ thống, khách quan.
- Nêu rõ cơ sở, điều kiện cho thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ phát
triển ở thế kỷ XVII.
- Rút ra những đặc điểm, vai trò của thương nghiệp Thăng Long – Kẻ Chợ ở
thế kỷ XVII.
3.2. Nhiệm vụ
- Sưu tầm, khai thác, xây dựng thành hệ thống tư liệu có giá trị khoa học để
nghiên cứu đề tài.
- Trình bày cơ sở phát triển thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ thế kỷ
XVII.
- Nêu rõ những hoạt động thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ ở thế kỷ
XVII.
- Từ đó rút ra đặc điểm và vai trò thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ ở
thế kỷ XVII.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Thế kỷ thứ XVII.
- Phạm vi không gian: Địa bàn Thăng Long – Kẻ Chợ ở thế kỷ XVII.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
- Tài liệu thông sử do các cơ quan Trung ương xuất bản như: Quốc sử quán
Triều Nguyễn viện Sử học Việt Nam, viện KHXH – NV, Nxb Giáo dục, phản ánh


7

tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong các thế kỷ XVI, XVII ở nước ta.
Ngoài ra còn có các cuốn như: Dư địa chí, Chiếu dời đô, Đại Việt Sử Ký Toàn
thư…

- Các nguồn tài liệu lịch sử địa phương: về lịch sử Thăng Long – Hà Nội do
Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản.
- Tài liệu chuyên sâu: do nhiều cơ quan, cá nhân nghiên cứu về mặt kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội, văn hóa của Thăng Long – Hà Nội qua các thời. Trong
đó, nhấn mạnh về vấn đề thương nghiệp.
- Các Tạp chí, Viết báo: Cung cấp nhiều tư liệu liên quan đến đề tài.
- Tư liệu dịch thuật từ tiếng nước ngoài: Phản ánh về vương quốc Đàng Ngoài
ở thế kỷ XVII.
- Tài liệu điền giã: thu thập trong nhân dân, qua thực tế điền giã ở khu phố cổ
Hà Nội và tranh ảnh thu được.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào quan điểm phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử để nghiên cứu đề tài.
- Kết hợp giữa phương pháp lích sử và phương pháp lôgíc, trong đó phương
pháp lịch sử là chủ yếu.
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu để xác minh sự kiện.
- Thực hiện phương pháp điền giã để khai thác tư liệu.
5. Đóng góp của đề tài
- Dưng lại bức tranh lịch sử về thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ ở
thế kỷ XVII một cách tương đối đầy đủ, có hệ thống, khách quan.
- Rút ra những đặc điểm và vai trò thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ
ở thế kỷ XVII.
- Đóng góp thêm ý kiến xung quanh chính sách mở cửa của chính quyền Lê –
Trịnh trước đây và chính sách mở cửa của Đảng ta hiện nay.


8

6. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận kết

cấu làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở phát triển thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ thế kỷ
XVII
Chương 2: Hoạt động thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ thế kỷ
XVII
Chương 3: Đặc điểm và vai trò thương nghiệp của Thăng Long – Kẻ Chợ
thế kỷ XVII


9

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ PHÁT TRIỂN THƢƠNG NGHIỆP THĂNG LONG – KẺ CHỢ
THẾ KỶ XVII

1.1.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA
THĂNG LONG – KẺ CHỢ TRƢỚC THẾ KỶ XVII

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thăng Long – Hà Nội nằm trên vùng đất bồi tụ ở trung tâm châu thổ sông
Hồng. Trong quá trình kiến tạo địa chất, khu vực này đã nổi lên như một doi đất
tương đối cao như một vùng đất trũng (còn gọi là “võng Hà Nội”). Cách đây hàng
triệu năm, toàn vùng Hà Nội được nâng lên thành một vùng rộng lớn, có xâm thực
và bóc mòn, đồng thời có bồi đắp do tác dụng trầm tích của sông suối hồi đó,
khoảng một vài vạn năm là thời kỳ biển tiến, nước biển đông ăn sâu vào đất liền,
bao phủ nhiều vùng đồng bằng với nhiều vùng thấp trũng ở phía Nam Hà Nội.
Phần còn lại của Hà Nội thường bị nhiễm mặn.

“ Thành Đại La (tức thành Thăng Long )… ở vào nơi trung tâm trời đất được
cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng nơi Nam - Bắc, Đông - Tây, lại tiện đường
nhìn sông tựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu
cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp Đại
Việt nước ta chỉ có nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn
phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời…”[4, Tr.
65].
Chúng ta đều biết đồng bằng Bắc bộ hay châu thổ sông Hồng – Thái Bình là
một hình tam giác mà đỉnh là Việt Trì và đáy là biển rông ra vịnh Bắc Bộ. Trong
quá trình khai phá đất đai thời dựng nước, véc tơ phát triển của người Việt là tiến
dọc con sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, từ vùng trung du đồng bằng
tiến dần ra biển. Theo vec tơ đó kinh đô người việt đã từ Phong châu, qua Cổ Loa


10

và trụ lại ở Thăng Long, một vị trí có thể coi như trung tâm của đồng bằng. Trong
những thế kỷ sau, khi các luồng giao thương khu vực và quốc tế trở nên sôi động
nhưng vị trí kinh thành không thể tiến gần hơn đến biển, ngoại trừ có một trạm tiền
tiêu của nó là Phố Hiến, một trung tâm thương mại quốc tế, là đỉnh thứ hai của
đồng bằng, đầu mối các triền sông Thái Bình gần biển hơn và cách Thăng Long
khoảng chừng 2, 3 ngày đi đường thuyền theo đường thủy. Đó có thể là một điều
hạn chế cho đà xung lực phát triển kinh tế của Thăng Long – Kẻ Chợ ở những thế
kỷ sau.
Tuy nhiên trong suốt thời kỳ trung đại, vị trí của Thăng Long – Kẻ chợ vẫn
là một trung tâm hội tụ kinh tế toàn vùng đồng bằng bắc bộ và tỏa rộng trong cả
nước. Vị trí trung tâm hội tụ đó đã được các vương triều phong kiến và nhân dân
cả nước khẳng định từ lâu trong lời đánh giá như “chốn tụ hội trọng yếu bón
phương của đất nước” (chiếu dời đô) và “thứ nhất kinh kỳ” (ca dao).
Thế kỷ thứ XVII, các du khách phương Tây đến thăm Thăng Long –

Kẻ Chợ cũng đã sớm nhận ra vị thế hội tụ đó. Nhà buôn Baron có cửa hiệu ở
Thăng Long khoảng cuối thế kỷ XVII, cũng nói về sông Hồng ở Thăng Long như
sau: “Đối với kinh thành, sông này cực kỳ thuận lợi: tất cả các thứ hàng hóa đều
đem tới đây, đây là nơi thâu tóm mọi hoạt động trong nước với một số lượng
thuyền bè vô tận đi đi lại lại khắp nước để buôn bán” [12, Tr. 72].
Kinh đô Thăng Long là trung tâm buôn bán lớn nhất và sầm uất nhất. Do có
ưu thế về vị trí, những người buôn bán muốn đến Thăng Long bằng đường bộ hay
đường sông đều thuận tiện.
Thăng Long ngoài trung tâm đầu não của nhà nước phong kiến còn ở vào địa
thế giao thông thuận lợi cho các mối giao thông buôn bán. Phía đông dọc theo hệ
thống sông Lục Nam, sông Thái Bình có thể ra vùng Hải Phòng, Quảng Ninh; phía
nam theo hệ thống sông Hồng, sông Đáy, sông Vị Hoàng có thể xuống Nam Định,
Ninh Bình; phía bắc có đường bộ từ Lào Cai, Lạng Sơn rất thuận tiện cho việc
buôn bán bằng đường bộ với Trung Quốc. Song, có một điều là tất cả những con
đường đó đều dẫn tới kinh thành Thăng Long phồn hoa và náo nhiệt.


11

Nhờ có sông ngòi thuận tiện, việc liên hệ kinh tế giữa kinh thành Thăng
Long với các địa phương ngày càng chặt chẽ. Những thuyền buôn từ Thanh Hóa Nghệ An và các trấn ở miền Nam ra kinh thành, cũng như các thuyền buôn từ mạn
ngược về kinh thành, luôn luôn có hàng ngày. Việc buôn bán trên sông Hồng lúc
ấy thật là nhộn nhịp. Giáo sĩ Manrini đã ở kinh thành Thăng Long khoảng đầu thế
kỷ XVII, cho biết: “Sông bọc lấy thành thị (Thăng Long), trong một khuỷu rộng,
nên việc buôn bán được dễ dàng, thuyền bè luôn luôn đi lại trên sông. Sông còn
chia ra nhiều ngành, nhiều sông đào, rất có ích cho việc chuyên chở các hàng hóa
và làm cho việc buôn bán giữa các tỉnh ngoài với kinh thành được thuận tiện” [12,
Tr. 72].
Giáo sĩ Richard ở thế kỷ XVIII, cũng rất ca ngợi cảnh buôn bán sầm uất trên
bến sông Hồng ở kinh thành Thăng Long: “Số lượng thuyền bè lớn lắm, đến nỗi rất

khó mà lội được xuống bờ sông: những sông, những bến buôn bán sầm uất nhất
của chúng ta (Âu châu), ngay thành phố Vơnidơ (Venise) nữa với tất cả những
thuyền lớn thuyền nhỏ của nó cũng không thể đem đến cho người ta được một ý
niệm về sự hoạt động buôn bán về dân số trên sông Kẻ Chợ” [12, Tr. 72].
Sông Tô Lịch lúc ấy cũng là nơi thuyền bè buôn bán ra vào tấp nập. Phường
Hà Khẩu (phố Hàng Buồm hiện nay) ở ngay trên ngã ba sông Tô, sông Hồng trở
nên rất sầm uất, nhiều hiệu buôn của người ngoại quốc đều tập trung ở đây. Hồ
Tây khi ấy còn ăn thông với sông Tô, nên những phường ở trên bờ hồ như phường
Nhật Chiêu, phường Tây Hô đều có thuyền bè sầm uất.
Trục giao thông chính trong nước là sông Nhĩ Hà (sông Hồng), đoạn chảy
qua nội thị dài gần 5 km. Bên hữu ngạn sông Nhĩ Hà có nhiều bến đò liền sát với
phố phường tạo ra một mạch giao thương chính nối Thăng Long với các thị trường
các địa phương khác. Hệ thống sông Tô Lịch – Kim Ngưu, trong nhiều thế kỷ vẫn
ăn thông với sông Nhĩ Hà và Hồ Tây, có tác dụng là hệ thống giao thông nội thị
hiệu quả cho nội thương.
Tác dụng của sông Hồng với Thăng Long (Hà Nội) là đối với hoạt đông
giao thương buôn bán. Nối liền với các dòng chi lưu và những dòng sông lân cận
như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Đuống, sông Luộc, một mạng lưới chằng chịt


12

đường giao thông đường thủy trải rộng khắp một vùng trung du và đồng bằng, tạo
nên những xung lực kinh tế cho sự phát triển kinh tế, nhất là trong điều kiện xã hội
thời trung đại, người Việt đi lại và vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng phương tiện
thuyền bè.
Là một khu vực tương đối cao ráo nổi lên ở một khu vực châu thổ khá thấp.
địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Về mặt địa chất – thổ
nhưỡng, vùng đất thăng Long (Hà Nội) được cấu tạo từ những tầng đá trầm tích,
phù sa, dưới lòng đất có nguồn dồi dào các mạch nước ngầm. Nhiều sử sách cũ đã

đánh giá cao chất đất của Thăng Long (Hà Nội). Trong Dư địa chí, Nguyễn Trãi
viết về làng gốm Bát Tràng “ở vùng ấy đất thì trắng, mềm” [20, Tr. 28].
Nguồn nước dồi dào và chất đất thích hợp cũng như khí hậu nóng ẩm mưa
nhiều đã có những tác dụng tích cực đến sự phát triển nông – thủ công nghiệp của
Thăng Long (Hà Nội) trong quá khứ.
Nguồn nước và chất đất cũng là những điều kiện cần thiết và thuận lợi cho
những phố phường và làng chuyên nghề trong những hoạt đông như sản xuất giấy
ở vùng Bưởi, đúc đồng ở Ngũ Xá và đặc biệt là làng Gốm ở Bát Tràng. Còn nghề
dệt vải lụa của Thăng Long gắn liền với các cây trồng thủ công nghiệp như: gai
đay, dâu tằm, là những cây nhà nước khuyến khích trồng trọt.
Trong hệ thống thương mại châu Á, Việt Nam có một vị trí đặc biệt. Là một
quốc gia bán đảo, lại nằm trên những tuyến chính của hệ thống hải thương châu Á,
có nhiều cảng thuận lợi cho sự phát triển của quan hệ giao thương, Việt Nam từng
là một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của Đông Nam Á. Đồng thời,
nước ta giữ vai trò nối kết giữa trung tâm văn hóa, kinh tế lớn của châu Á. Từ
những thế kỷ trước và sau công nguyên, nhiều thương cảng của Việt Nam đã là
điểm đến đầu mối giao thương của các đoàn thuyền buôn, đồng thời là các đoàn
thuyền truyền tải văn hóa đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Á. Giao Châu từng là
nơi diễn ra nhiều hoạt động giao thương vùng, liên vùng hết sức sôi động.
Lái buôn phương tây coi Đàng Ngoài là một vị trí quan trọng cho việc buôn
bán của họ với Trung Quốc và họ thấy rất thuận lợi nếu như họ có một thương


13

điếm ở đây. Vì từ bờ biển này họ chỉ có 3 ngày là tới Áo Môn (Ma Cao), tới Mani
(Manille-Phi-Luật-Tân), tới Bóoc-nê-ô (Bornoe), Batavia (Indonexia).
Với lợi thế nằm cạnh sông Nhị rộng lớn, lại tiện đường thiên lí đi khắp nơi
trong cả nước, nên Thăng Long sớm được người nước ngoài để ý và đặt quan hệ
giao thương. Tuy nhiên, trong suốt thời kì phong kiến từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ

XVI, quan hệ giao thương với nước ngoài ở nước ta hầu như không phát triển. Sử
sách có ghi, triều Lê cũng như nhiều triều đại phong kiến phương Đông khác có
chính sách hạn chế ngoại thương. Phải sang đến thế kỉ XVII - XVIII (thời Lê Trịnh) thì quan hệ làm ăn buôn bán với người nước ngoài mới xây dựng được cơ
sở. Sử sách còn ghi lại, vào năm Đinh Sửu (1637), chúa Trịnh Tráng đã trực tiếp
tiếp tàu buôn Hà Lan đến Thăng Long đặt quan hệ buôn bán.
Nằm trên một trong những tuyến chính của hệ thống thương mại châu Á,
vào thế kỷ XVII các thương cảng của Việt Nam, trong đó có một số thương cảng
Đàng Ngoài, từng giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp và luân chuyển hàng
hóa của mạng lưới, kinh tế khu vực.
Mặt khác, ở nước ta có 2 loại gió mùa rất thuận tiện cho làm ăn buôn bán đó
là gió mùa Đông Bắc từ phương Bắc thổi xuống và gió mùa Tây - Nam từ vịnh
Bengan thổi vào. Cả hai loại gió này đều thuận tiện cho thuyền buôn trong nước
trên các con sông lớn và các thuyền buôn nước ngoài trên biển muốn vào nước ta
làm ăn buôn bán.
Có thể nói, không chỉ có kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp mà kinh tế
thương mại trong đó có thương nghiệp Đàng Ngoài có rất nhiều ưu đãi của tự
nhiên đó cũng là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển, hưng thịnh
của thương nghiệp nước ta nói chung và thương nghiệp Đàng Ngoài nói riêng,
trong nhiều thời kỳ lịch sử.
1.1.2 Điều kiện kinh tế
Kinh tế hàng hóa phát triển từ đời Trần, tuy đình trệ vào thời gian nhà Minh
đô hộ, nhưng vẫn phát triển mạnh vào đầu thời nhà Hậu Lê. Việc buôn bán như
“một mũi tên trúng hai đích” vừa thỏa mãn những hàng hóa xa hoa, vừa đem lại tài


14

lợi cho giai cấp phong kiến thống trị. Ngay từ thời Trần, quan lại và hoàng thân
quốc thích đã đi buôn, đến thời Hậu Lê phát triển và đến thời Trịnh – Nguyễn phân
tranh thì việc buôn bán cũng không xa lạ nữa với các chúa Trịnh, chúa Nguyễn. “Ở

một chế độ phong kiến điển hình, bọn con buôn lần lần tạo nên một giai cấp riêng
biệt và cùng hòa mình vào giai cấp mới đó để đứng ra lật đổ phong kiến địa chủ,
cản trở cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản của chúng” [25, Tr. 32].
Nhưng nói là kinh tế hàng hóa phát triển thì cũng không phải là thay thế hẳn,
mà là sự thay thế đến một chừng mực nào đó cho kinh tế tự nhiên, tự cung , tự cấp.
Quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất phong kiến là bóc lột địa tô. Đó
là địa tô do chế độ chiếm hữu ruộng đất gần như độc quyền của nhà nước phong
kiến quyết định. Nhưng lối sống ăn bám, xa xỉ của bộ máy quan liêu phong kiến đã
thúc đẩy việc “chiếm công vi tư” phát triển, ruộng đất chuyển dần sang tay tư
nhân. Quá trình chuyển hóa đó cũng thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Kinh tế
tự nhiên vì vậy cứ lùi bước. Nhưng kinh tế hàng hóa không thể nảy nở một cách
mạnh mẽ được, vì quan hệ sản xuất ràng buộc như vậy, cho nên rút cục lại, kinh tế
tự nhiên vẫn là chủ yếu, là bộ mặt chính của toàn bộ kinh tế phong kiến.
Nghề nông: được nhà nước phong kiến đặc biệt chú trọng. Vì nguồn sống
chính của phong kiến là địa tô. Nhưng những chính sách của phong kiến đối với
nghề nông bị bạn chế bởi điều kiện lịch sử và điều kiện tự nhiên, nên chỉ nhằm vào
mấy việc chính: Khai khẩn, đắp đê, bảo vệ trâu bò…
Thời gian đầu có làm phát triển sức sản xuất nhưng sau đó vẫn bị kìm hãm
bởi chế độ chiếm hữu phong kiến về ruộng đất, nghề nông chỉ ngoi lên một mức
nào đấy rồi dừng lại. Tình trạng lạc hậu của nghề nông kéo dài như vậy ảnh hưởng
đến sự phát triển của kinh tế hàng hóa và hoạt động thương nghiệp.
Nghề thủ công: Ở một chế độ phong kiến điển hình nghề thủ công tách rời
khỏi nghề nông, một phần nào đó được chuyển hóa với những tiền đề của chủ
nghĩa tư bản và tạo nên những mầm mống của chủ nghĩa tư bản. Ở Việt Nam, nghề
thủ công chỉ phát triển trong phạm vi chế độ địa tô cho phép và mở rộng hơn một
chút cho nhu cầu của nhân dân. Cho nên, nó có những hình thức đặt biệt mà ở


15


phương thức sản xuất phong kiến điển hình không có (những làng thủ công) hay
không giống (đô thị không tách rời chính quyền phong kiến).
Muộn nhất là vào thế kỷ XV, một số làng nghề xuất hiện ở đồng bằng Bắc
bộ và vùng phụ cận ở kinh thành Thăng Long.
Thế kỷ XV, Nguyễn Trãi có ghi trong “Dư địa chí” khi nói về các phường
chuyên nghề ở Thượng Kinh (Thăng Long): “….Phường Tàng Kiếm làm kiệu, áo
giáp, đồ đài, mâm, võng, gấm trừu và dù lọng. Phường Yên Thái làm giấy. Phường
Thụy Chương và phường Nghi Tàm dệt vải nhỏ và lụa. Phường Hà Tân nung đá
vôi. Phường Hàng Đào nhuộm điều. Phường Tả Nhất làm quạt. Tây Hồ có cá to.
Phường Thịnh Quang có long nhãn. Phường Đường Nhân ( Hàng Ngang) bán áo
diệp y…” [20, Tr. 25].
Đầu thế kỷ thứ XVI, Dưới các triều vua cuối của nhà Lê sơ kinh đô Thăng
Long lại có đợt tu sử và mở rộng. Cùng với sự phát triển đỉnh điểm của khu thành
– quan liêu, khu đô thị Thăng Long mang tính chất kinh tế dân gian cũng phần nào
hưng khởi. Cùng với việc phân chia hành chính hai huyện Quảng Đức và Vĩnh
Xương thành 36 phố phường có tác dụng ổn định cộng đồng cư dân đô thị, kích
thích kinh tế; thời Lê sơ, những làng chuyên nghề cũng đã xuất hiện ở vùng ven đô
và trong nội thị là các phường chuyên nghề.
Những làng thủ công sản xuất ra những đặc sản để bán ra khắp nơi đồng
thời với những sản phẩm cùng một loại làm ở những nơi khác. Do những bí mật
nhà nghề nên kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm sản xuất không được phổ biến dẫn
đến hạn chế và không có đà tiến bộ. Hơn nữa mỗi khi có thợ nào lành nghề, tài
hoa, khéo léo đều bị bắt đi phục vụ vua chúa. Có những khi có thợ chế tạo máy
móc tinh xảo nhưng phong kiến cũng không biết sử dụng đưa sáng chế đó vào sản
xuất. Cho nên, trong thời gian dài ngót nghìn năm, nghề thủ công về mặt kỹ thuật
cũng chỉ đạt mức tinh vi, tinh xảo nhất định mà thôi.
Nghề buôn: Nghề buôn tức là một nghề có vai trò trung gian giữa những
người sản xuất và người tiêu thụ. Ở nước ta từ nghề nông và nghề thủ công xuất
hiện nghề buôn. Tình hình của nghề nông và nghề thủ công như vậy tất nhiên nghề



16

buôn không thoát ra khỏi đặc điểm chung đó. Từ chỗ trao đổi ngẫu nhiên tiến đến
trao đổi có tính chất kinh tế hàng hóa, nghề buôn chịu ảnh hưởng của hai mặt chi
phối. Một mặt, là do chế độ chiếm hữu địa tô của phong kiến đưa tới cần phải có
một số sản phẩm nhất định như: thóc gạo, tơ lụa để dùng làm vật trao đổi lấy
những sản vật khác, một mặt là khả năng sản xuất của nông dân, ngoài phần nộp tô
ít nhiều vẫn còn một phần để cung ứng cho nhu cầu riêng và để đem trao đổi lấy
những sản phẩm cần thiết khác. Mặt trên đã chi phối thống trị rất lâu đời, mặt dưới
do tình hình phân hóa trong xã hội, tư hữu về ruộng đất càng phát triển thì càng
thúc đẩy nghề nông và thủ công tiến hơn. Điều đó có nghĩa là càng thúc đẩy kinh
tế hàng hóa phát triển hơn. Có thể nói, khi nghề buôn thịnh vượng là lúc chế độ tư
hữu ruộng đất đã có cơ sở vững chắc. Nhưng cái thịnh vượng của nghề buôn của
Việt Nam cũng chỉ ở mức độ của một nền kinh tế mà chủ yếu vẫn là kinh tế tự
nhiên.
Mặt khác, tầng lớp quan lại, vua chúa cũng dần tập trung vào nghề buôn bán.
Dĩ nhiên, với quyền bính trong tay, họ buôn với một đặc quyền là một trở ngại cho
chính bản thân nghề buôn chứ không nói thúc đẩy nữa: “Những sự nhũng nhiễu
lạm dụng rất nhiều, buôn miệng, buôn nước bọt, buôn kiểu trưng mua ép bán, có
khi còn cướp đoạt trắng trợn ở chỗ ăn quỵt nữa. Tệ hại này trong thời Nguyễn –
Trịnh phân tranh trở đi càng trầm trọng" [25, Tr. 39]. Phan Huy Chú trong “Lịch
triều hiến chương” có nhắc đến những chuyện bẻ phá khung cửi, chặt gãy búa rìu,
phá chặt cây sơn vì trưng dụng gỗ, vải, sơn. Đó là những mặt thật của buôn bán
cách thức trưng mua của phong kiến thống trị.
Xuất hiện trước khá lâu các làng nghề, mạng lưới chợ đóng vai trò chủ chốt
trong đời sống kinh tế ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ: chợ sắt Vân Chàng
(Nam Định), chợ gốm Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh), chợ bán đồ đồng Đại Bái
(Bắc Ninh)…. Cùng với các làng nghề và chợ, vùng đồng bằng Bắc Bộ còn xuất
hiện một thiết chế kinh tế đặc biệt là các làng buôn. Ta có thể kể đến các làng buôn

Đa Ngưu (Hưng Yên) bán thuốc bắc, Báo Đáp (Nam Định) buôn vải mộc và thâm,
Đan Loan (Hải Dương) buôn vải nhuộm… Nhìn chung, các làng buôn đều ở những
vị trí gần các trung tâm đô thị lớn như: Thăng Long, Phố Hiến, Vị Hoàng….


17

Như vậy, một nét nổi bật trong những chuyển biến kinh tế ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ và kinh thành Thăng Long trước thế kỷ XVII là sự phát triển kinh tế hàng
hóa mà sức mạnh là nhờ vào các hoạt động của các làng chuyên nghề thủ công, các
phường buôn bán, mạng lưới chợ và các làng buôn ở vùng lân cận. Chính nền kinh
tế hàng hóa nông thôn đã sản sinh ra kinh tế hàng hóa đô thị và sau đó là đối tác
thường trực gắn bó với với kinh tế hàng hóa của hệ thống các đô thị của vùng đồng
bằng Bắc Bộ, trong đó điển hình là Thăng Long – Kẻ Chợ.
1.1.3 Điều kiện chính trị
Nước Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII ở vào tình trạng chế độ phong kiến
đang tiếp tục đi vào bế tắc. Sự bế tắc này đã diễn ra từ cuối thế kỷ XIV – đầu thế
kỷ XV. Khi thái ấp và điền trang của nhà Trần không còn phù hợp, khi sức sản
xuất không còn phát triển, khi Hồ Quý Ly đưa ra một loạt cải cách làm biện pháp
giải quyết khủng hoảng, nhưng chưa đem lại kết quả gì thì đã bị phong kiến nhà
Minh thôn tính đất nước. Sau hơn mười năm kháng chiến, Lê Lợi tái lập chế độ
phong kiến thích hợp hơn nhưng sự chiếm đoạt của họ Mạc đầu thế kỷ XVI đánh
dấu sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng mới. Lần này chế độ phong kiến Việt Nam
đi vào bế tắc qua một thời gian rất dài. Cơ cấu xã hội phong kiến ở Việt Nam tạo
nên những nền tảng, những quan hệ sản xuất chiếm hữu ruộng đất của vua quan và
địa chủ có một bộ máy quan liêu nặng nề bảo vệ nó khiến cho nông dân bị bóc lột
tàn khốc mà vẫn bị buộc chặt vào mảnh đất đã làm mấm mồng cho sức sản xuất
mới không nảy nở được một cách thuận tiện. Thời gian này phong kiến Trung
Quốc cũng không còn đủ sức xâm chiếm Việt Nam nữa, nhưng sức sản xuất của
Việt Nam vẫn cứ bị tình trạng chiến tranh và rối loạn trong nước làm cho hao mòn

đi.
Lúc này phong kiến Việt Nam lại đi vào con đường cát cứ. Họ Mạc chiếm
giữ miền Cao Bằng và giữa tập đoàn phong kiến họ Mạc cuộc tranh chấp vũ trang
mãi đến cuối thế kỷ XVII (1667) họ Trịnh mới diệt hẳn được họ Mạc. Còn lại tập
đoàn phong kiến mạnh nhất đối lập nhau là họ Nguyễn và họ Trịnh. Hai bên cũng
từng chiến tranh xâu xé nhau hàng nửa thế kỷ (1617 - 1672). Những cuộc chiến
tranh này tất nhiên đưa đến kết quả là phá hủy rất nhiều sức sản xuất. Cuộc tranh


18

chấp vũ trang chấm dứt giữa Nguyễn – Trịnh. Đến khi cả Đàng Trong và Đàng
Ngoài không còn chiến sự nữa, sức sản xuất được phục hồi lại thì mâu thuẫn giữa
sức sản xuất và quan hệ sản xuất lại bùng ra. Chế độ công điền, công thổ và phong
kiến quan liêu cần được thanh toán để mở đường cho sức sản xuất phát triển. Rồi
trong tình hình hai tập đoàn Nguyễn, Trịnh theo cái nếp cũ vơ vét, ngược đãi dân
chúng đến cùng cực.
Thăng Long – Hà Nội là kinh đô lâu đời của Đại Việt và sau đó là thủ phủ
của miền Bắc, sân khấu chính của những diễn biến chính trị, đã chịu ảnh hưởng
sâu sắc của những tác động lịch sử đó. Thăng Long phải trải qua những cuộc binh
lửa thay đổi vương triều, nội chiến, loạn lạc, những cuộc khởi nghĩa của nông dân,
cũng đã nhiều phen bị phá hủy, đổ nát nghiêm trọng. Năm 1592, quân Lê – Trịnh
tiến ra Thăng Long diệt Mạc, cả kinh thành Thăng Long khói lửa ngợp trời, toàn
bộ thành lũy Đại La bị san phẳng. Những cuộc khởi nghĩa trong đó có cuộc khởi
nghĩa nông dân đã nhiều lần đe dọa kinh thành. Ba lần quân Tây sơn tiến sát Thăng
Long tiêu diệt nhà Lê – Trịnh và cuộc xâm lược Mãn Thanh, nhiều công trình kiến
trúc mang tính lịch sử, đặc biệt quần thể phủ chúa Trịnh bị tàn phá nặng nề.
Như vậy, khung cảnh chính trị cho thương nghiệp thế kỷ XVII vẫn tiếp diễn
là cuộc khủng hoảng chế độ phong kiến. Thương nghiệp chịu ảnh hưởng của tình
hình đó, cho nên khi 2 tập đoàn Nguyễn – Trịnh giao tranh, nó cũng tiến hành với

chiều hướng làm lợi cho cuộc phân tranh đó. Dưới sự khống chế của một nhà nước
phong kiến quan liêu, sự níu kéo của cộng đồng làng xã, sự trói buộc của những
định kiến thủ cựu và quan điểm: “trọng nông ức thương” truyền thống. Những
mầm mống mới bị thui chột, đô thị Thăng Long đã không tạo được những chuyển
biến về chất, một bước đột phá để thay đổi mô hình, đời sống của quảng đại quần
chúng nhân dân vẫn không thoát khỏi được các vùng lầy ngưng đọng của sự trì trệ,
nghèo khổ và lạc hậu. Đó cũng chính là mâu thuẫn nghịch lý mang tính lịch sử
trong sự phát triển xã hội Đại Việt truyền thống nói chung.
1.1.4 Điều kiện xã hội
Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội phong kiến Việt Nam bao giờ cũng là mâu
thuẫn giai cấp địa chủ thống trị và giai cấp nông dân bị trị.


19

Chế độ phong kiến sống một cuộc đời áp bức, bóc lột, ăn bám, xa xỉ. Bộ
máy quan liêu phong kiến ngày càng nặng nề để cố giữ sự thống nhất đất nước và
để đảm bảo áp bức bóc lột.
Nông dân bị buộc chặt vào ruộng đất, nai lưng ra lao động để nộp tô: tô hiện
vật, tô tiền, tô lực dịch. Bản thân tính chất lao động cũng đã là nặng nề, khác hẳn
lao động của những người nô lệ, nông nô; thái độ đối đãi của giai cấp bóc lột lại
càng biến nông dân ra những người nô lệ cho địa chủ phong kiến. Phần tô đã quá
nặng, phần tức lại càng trói buộc, đục khoét thêm người dân nghèo khổ. Nhưng kết
quả của lao động mùa màng cũng không được đảm bảo. Thường có những thiên tai
ghê gớm: bão, lụt, hạn…Do đó, mất mùa, đói kém. Đó là một nguyên nhân khiến
kinh tế hàng hóa phát triển rất chậm chạp. Đời sống của dân đã kém sút như vậy,
lại thêm việc tự cung, tự cấp là chủ yếu, nên việc mua những thứ cần thiết cũng chỉ
rút hẹp trong mức tối thiểu nhất. Đó cũng là nguyên nhân cản trở sự phát triển của
kinh tế hàng hóa.
Trong những việc áp bức của phong kiến, có việc giữ độc quyền của phong

kiến trong việc dùng sản phẩm. Một loạt những sản phẩm chỉ để riêng cho vua,
chúa dùng. Rồi cả hệ thống quan liêu cũng có những vật phẩm đặc biệt mà phong
kiến thống trị quy định cho dùng. Muốn quy định cấm đoán dân không được dùng
những thứ dành riêng cho phong kiến, bọn này dùng lời khuyên tránh xa phí, giảm
chi tiêu. Trước hết nói là không tăng thêm những kinh phí của vua chúa nữa, rồi
những đồ dùng thông thường phải rất giản dị, không được sơn son, không được
trang hoàng chi tiết. Các thợ không được đua tài khéo làm ra những đồ dùng hình
thù kỳ lạ để bán. Trên thực tế thì vua, quan không được giản dị như thế.
Một hiện tượng xã hội khá quan trọng trong thời kì phong kiến là sự lưu tán
của người nông dân, có khi của cả dân thủ công nữa. Vừa bị bóc lột, vừa bị mất
mùa, có năm có cả làng xã bỏ quê hương mà đi lang thang và những cuộc khởi
binh của phong trào nông dân chống áp bức, bóc lột phong kiến.
Những đợt di dân nhập cư từ các địa phương nông thôn chuyển dịch về
Thăng Long – Kẻ Chợ đã làm thay đổi bộ mặt ở đó tạo nên một sự bùng nổ dân số
tại sự hưng khởi của Thăng Long – Kẻ Chợ. Không giống như những đợt di thực


20

của các thợ thủ công và nông nô tràn vào các thành thị ở Tây Âu thời kỳ trung đại.
Ở đó sự di dân diễn ra một chiều các thợ thủ công và nông nô vào thành thị sau
một thời gian (thường là một năm) đã trở thành thị dân đầy đủ và mất gốc. Ở Việt
Nam và Thăng Long – Kẻ Chợ nói riêng đã không thể như thế. Đã có một sự di
dân theo chiều ngược lại. Nói khác đi đây là một sự di động xã hội 2 chiều, những
thợ thủ công di cư ra Kẻ Chợ làm ăn sinh sống, nếu lúc nào đó trở nên khá giả
thường sẽ trở lại quê hương tậu nhà tậu ruộng. Thêm vào đó nhà nước phong kiến
vẫn thường xuyên cưỡng bức những người nông dân lưu tán trở về quê cũ để chịu
binh dịch, sưu thuế và lao dịch. Tất cả những điều đó phần nào đã điều tiết sức
căng của mật độ dân số đô thị.
Ở một mặt đối lập khác, thời đoạn lịch sử này cũng như thế kỷ xây dựng

phát triển trên một đà hưng khởi, thịnh vượng của Thăng Long. Quy hoạch đô thị
được mở rộng, bộ mặt đô thị thay đổi. Bên cạnh những căn nhà tranh nhiều gạch
ngói các cửa hàng, cửa hiệu đã xuất hiện. Chợ búa, phố phường tấp nập đông vui.
Những dòng người nhập cư đông đảo từ nông thôn tràn về, hành nghề buôn bán.
Nhiều người nước ngoài lui tới Thăng Long để kinh doanh, góp phần vào sư phát
triển kinh tế, xã hội đô thị trong tầng lớp thương nhân Hoa kiều sau trở thành
người Minh Hương đã giữ một vai trò quan trọng. Cùng với việc xuất hiện một
tầng lớp thị dân khá giả. Những nhà buôn giàu có liên kết với quý tộc, quan liêu,
những đợt sóng văn hóa mới, lối sống mới ra đời mang nhiều tính khai mở và nhân
văn hơn, làm suy yếu, ăn mòn những giáo điều sơ cứng của hệ tư tưởng nho giáo
chính thống, bảo thủ.
Nói tóm lại, tình hình chính trị kinh tế và xã hội của Việt Nam trong thời kì
phong kiến tự chủ, có nhiều mặt ảnh hưởng tới thương nghiệp thế kỷ XVII. Trước
hết, chế độ công hữu ruộng đất của phong kiến Việt Nam, cản trở cho quá trình
phân hóa ở nông thôn, làm trị trệ sự phát triển của kinh tế hàng hóa, giữ khá lâu
bền nên kinh tế tự nhiên. Chế độ áp bức và bóc lột của phong kiến trong các ngành,
các nghề, lòng ham muốn theo đuổi kiếm lời, thỏa mãn lối sống xa hoa, tạo nên đời
sống cùng khổ, nheo nhóc của đa số dân chúng, hạn chế rất nhiều sức mua của dân


21

và quyết định tính chất phục vụ gần như triệt để giai cấp phong kiến địa chủ của
thương nghiệp thế kỷ XVII.
1.2. HOẠT ĐỘNG THƢƠNG NGHIỆP CỦA THĂNG LONG – KẺ CHỢ
TRƢỚC THẾ KỶ XVII
1.2.1. Nội thƣơng
Bắt đầu từ khi nhà Lý định đô ở Thăng Long (năm 1010), cùng với việc triển
khai xây dựng tổng thể, trên quy mô lớn các cung điện, chùa, đền, thành quách là
việc mở mang chợ búa, bến cảng, phường thủ công, phố xá…, khiến bộ mặt đô thị

Thăng Long thay đổi hẳn so với trước.
Tại các cửa thành Thăng Long, hệ thống chợ dần dần ra đời và sầm uất. Đây
là nơi tập trung các hoạt động buôn bán ở Kinh thành. Năm 1035, Vua nhà Lý mở
chợ Tây nhai với hành lang dài (ở vào quãng chợ Ngọc Hà). Cũng thời gian này,
Vua Thái Tông cho mở chợ về Cửa Đông (quãng phố Hàng Buồm ngày nay), hàng
quán chen chúc sát đến bên đền Bạch Mã, rất huyên náo, vì cửa Đông Môn (thời
Lý Trần là của Đông Hoa) trực tiếp ăn thông ra khu vực buôn bán của Kinh thành
(ở vào quãng Hàng Đường-Hàng Buồm bấy giờ). Hai chợ đầu tiên và lớn nhất ở
ngay phía ngoài hai cửa thành Thăng Long thời Lý là chợ Đông (hay chợ Cửa
Đông) và chợ Tây (hay chợ Tây Nhai).
Chợ là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội, nơi hiển thị đầy đủ, rõ ràng và sâu sắc
nhất hoạt động của một vùng, miền. Hà Nội xưa gọi là Kẻ Chợ, có nghĩa là vào thời đó

Hà Nội - chính tên là Thăng Long, là nơi hội tụ các ngành nghề, là nơi họp chợ, là
thị trường lớn nhất Việt Nam. Chợ Thăng Long thì bao gồm một mạng lưới thương
nghiệp lớn nhỏ rải rác khắp đô thành. Mật độ chợ dày đặc nhất là chốn mà nay ta
gọi “khu phố cổ".
Càng về sau, mạng lưới chợ ở Thăng Long đã phát triển mạnh mẽ. Vì là nơi
đô hội, tụ tập đông người, có nhiều phố xá nên mật độ các chợ ở đây dày đặc hơn ở
các nơi khác, nhất là tại khu 36 phố phường buôn bán tập trung. Riêng ở khu buôn
bán trung tâm, theo “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú đã kể ra 8


22

chợ lớn, đó là chợ Cửa Đông, chợ Cửa Nam, chợ Huyện, chợ Đình Ngang, chợ Bà
Đá, chợ Văn Cử, chợ Bác Cử và chợ Ông Nước.
Cũng như ở các địa phương khác, các chợ ở Thăng Long – Kẻ Chợ thường
được lập nên ở những nơi công cộng, thuận tiện cho việc giao thông đi lại, trao đổi
buôn bán, nhìn chung chợ thường được họp ở các cửa ô, cửa thành và bờ sông, bờ

kênh. Cửa ô là nơi dân chúng thuộc các làng xã phụ cận mang hàng hóa vào Kinh
thành trao đổi với khối dân chúng nội thị. Trong đó, có một số chợ đặt địa điểm tại
các cửa ô như các chợ Yên Thái (Bưởi); chợ Dịch Vọng (Ô Cầu Giấy); chợ Cầu
Dừa (Ô Chợ Dừa); chợ Yên Thọ (Ô Cầu Dền).
Cửa thành là nơi ra vào, trao đổi thường xuyên giữa khối quan lại - quân sĩ
trong Hoàng thành và khối bình dân ngoài phố xá. Hàng ngày, các gia nhân, nha lại
của vua quan đã ra ngoài thành mua sắm một khối lượng lớn các thức ăn, vật phẩm
cần thiết. Vì thế chính ở cạnh các của thành, đã sớm xuất hiện các khu chợ đông
đúc, sầm uất.
Bến sông, bờ kênh cũng là nơi tập trung của các loại chợ. Sông Hồng là một
trục buôn bán, chính yếu của Thăng Long – Kẻ Chợ. Ngoài những hoạt động buôn
chuyến đường dài, những hoạt động buôn bán tại chỗ ngay trên sông và bến người
ta còn dựng nên những chợ họp tại hai bên bờ sông để trao đổi hàng hóa. Chợ Bát
Tràng là một chợ lớn họp bên bờ sông tả ngạn, thuộc làng Bát Tràng.
Hai bên bờ sông Tô Lịch cũng là nơi họp chợ đông đúc, buôn bán tấp nập.
Các chợ mọc lên hai bên bờ sông Tô, trong đó có một số là chợ đặc sản, như chợ
Gạo (đầu cửa sông Tô), chợ Hàng Cá. Chợ cầu Đông (quãng ngã tư Hàng ĐườngChợ Gạo ngày nay) là một chợ bên bờ sông Tô, nổi tiếng của kinh thành, đã đi vào
nhiều câu ca dao. Chợ Bạch Mã (tên gọi khác của chợ Cửa Đông) liền sát đó
(quãng phố Hàng Buồm ngày nay), họp sát bờ sông Tô, trên bến dưới thuyền, hoạt
động buôn bán rất tấp nập.
Ngoài những nơi kể trên (cửa ô, cửa thành, bờ sông) còn phải kể đến một số
lượng lớn các chợ lưu động, không tên của Thăng Long – Kẻ Chợ, ở đó những
người buôn bán rong, vặt vãnh, đã dọc theo các đường phố, những ngã ba, ngã tư,


23

những khoảng đất trống, tóm lại là ở tất cả mọi nơi có người qua lại, ngồi bán hàng
không cần hàng quán. Hoạt động nội thương của Đại Việt trong thế kỷ thứ XV là trao đổi
sản phẩm giữa các địa phương. Nhờ hệ thống đường sá được xây dựng và đường sông

được khơi đào, việc lưu thông hàng hoá giữa các địa phương khá thuận lợi.

Sức sống của đô thị Thăng Long với tư cách là trung tâm sản xuất thủ công
nghiệp và buôn bán trao đổi hàng hóa với các mặt hàng hay nghề nghiệp chính là
dệt – nhuộm, gốm – sứ, giấy, đồ trang sức – mỹ nghệ, đúc đồng, rèn sắt, mộc, nề…
được quy tụ tại các phố, phường nằm ngoài các cửa thành phía Đông, phía Bắc và
phía Tây, trong đó tập trung nhất là các phố phường ở cửa thành Đông.
Sang thời Trần, năm 1230 nhà Trần cho hoạch định lại các phường của
Thăng Long, chia đặt 61 phường ở hai bên tả, hữu Kinh thành. Đó là các phường
An Hoa, Cơ Xá, Hạc Kiều, Giang Khẩu, Các Đài, Nhai Tuân, Tây Nhai, Phục Cổ,
Toán Viên… Các phường được mở mang thêm và quy hoạch chặt chẽ hơn, Bến
Đông Bộ Đầu trở thành bến cảng quan trọng nhất trên sông Hồng của Thăng Long
thời Trần, vừa là quân cảng, vừa là cảng dân sự chính, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa
của Kinh thành.
Đến thời Lê, khu phố phường dân cư ngoài Hoàng thành vẫn tiếp tục phát
triển. Năm 1466, vùng kinh sư được đặt thành phủ Trung Đô (đến năm 1469 đổi
gọi là phủ Phụng Thiên) gồm 2 huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương, mỗi huyện có
18 phường, tổng cộng là 36 phường. Đó là các phường Tàng Kiếm, Yên Thái,
Thụy Chương, Nghi Tàm, Hà Thân, Hàng Đào, Tả Nhất, Đường Nhân, Thịnh
Quang… Số người ở các nơi đổ về Đông Kinh buôn bán ngày càng nhiều khiến
cho bộ mặt phố phường, chợ bến cảng thêm đông đúc nhộn nhịp. Có thể nói, giai
đoạn này lượng hàng hóa có mặt trên thị trường đã khá đa dạng (hàng nông sản và
Thủ công nghiệp) và có số lượng khá lớn, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của các tầng lớp nông dân, thị dân và cả các quý tộc cung đình, mà còn có dư thừa
để xuất khẩu ra ngoài biên giới.
Từ thế kỷ XV, vùng kinh sư đặt thành phủ Trung Đô gồm 2 huyện Quảng
Đức và Vĩnh Xương, tới năm 1469 đổi thành phủ Phụng Thiên. Thế kỷ XIX, huyện
Quảng Đức gọi là Vĩnh Thuận và Xĩnh Xương gọi là Thọ Xương, chia làm 36



24

phường, mỗi huyện 18 phường. Quy hoạch của Thăng Long 36 phố phường bắt
đầu từ đó.
Phường là đơn vị tương đương với xã ở nông thôn, là nơi tập hợp những
người làm cùng nghề. Cư dân 36 phường bao gồm cả nông dân, thợ thủ công,
thương nhân. Thăng Long có những phố chợ buôn bán tấp nập và những phường
thủ công nổi tiếng. Sách “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi viết năm 1435 có nhắc tới
một số phường thủ công nghiệp chuyên nghiệp như phường Tàng Kiếm (Hàng
Trống) làm kiệu, áo giáp, đồ đài mâm võng, gấm trừu, dù lọng; phường Yên Thái
(Bưởi) chuyên làm giấy; phường Thụy Chương (Thụy Khuê) và phường Nghi Tàm
(làng Nghi Tàm bên Hồ Tây) dệt vải và lụa; phường Hà Tân (Giang Tân, bờ sông
Hồng) nung vôi; phường Hàng Đào nhuộm điều; phường Tả Nhất (An Nhất) cuối
phố Huế làm quạt; phường Đường Nhân (Hàng Ngang) bán áo diệp y; phường
Thịnh Quang (ngoài Ô Chợ Dừa) làm long nhãn.
“Phố” trong Hán tự có nghĩa là bên sông. Dần dần về sau, nhân dân ta đã
thay đổi ngữ nghĩa của từ “phố” để gọi các con đường giữa các phường và cũng là
nơi để buôn bán. “Phường” nhà Lê, ngoài nội dung chỉ tổ chức của những người
làm cùng nghề còn để chỉ dãy các gian, các nhà bán hàng. Như vậy, phường và phố
không thể đồng nhất với nhau. Do đó đơn vị “36 phố phường” chỉ là đơn vị quy
ước. Một thực tế là chỉ riêng trong khu vực được coi là “khu phố cổ”, nếu tính các
phố có tên với chữ “Hàng” cũng đã lên tới hơn 50.
Có thể nói, nước ta có một truyền thống buôn bán khá lâu đời. Nó bắt nguồn
từ khi mà chúng ta xây dựng được nền tự chủ và phát triển rõ rệt khi kinh đô được
chuyển từ Hoa Lư về Thăng Long. Điều này đã tạo điều kiện cho những người dân
ở nước ta phát huy tính chất của con người Việt. Đó là phong thái nhanh nhẹn, hoạt
bát nhưng rất chịu thương chịu khó mà người ta gọi là vốn có khiếu buôn bán của
những người dân Việt.
1.2.2. Ngoại thƣơng
Vào những thế thế kỉ đầu công nguyên, ở miền Nam châu Á đã có sự giao

dịch buôn bán giữa Trung Hoa với các nước miền Nam và Ấn Độ. Đất Giao Chỉ đã


25

là trạm đỗ đường của các thuyền bè qua lại trên con đường hàng hải thương mại
ấy. Nhà địa lý học thời Đường là Giả Đam đã nói tới con đường quan trọng nhất là
đường biển, từ Quảng Châu qua Vịnh Bắc Bộ, qua Cù Lao Chàm và các hàng hải
của các nước Hoàn Vương và từ đó qua eo biển Ma Lai để sang Nam Dương và Ấn
Độ. Do vị trí quan trọng của nước ta trên đường hàng hải giữa Trung Quốc và các
nước phương Nam nên nước ta ngay từ đầu thể kỉ I là một địa điểm giao thông và
thương mại quốc tế.
Cho đến đầu thời tự chủ, thì dọc biên giới Trung -Việt vẫn có sự giao dịch
nhỏ giữa nhân dân hai nước. Chính quyền hai bên không có sự cấm đoán gì với
những giao dịch đó. Trong các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, nhất là từ thời Lý, thì sự
giao dịch và buôn bán đã phát triển. Sử sách của Trung Quốc đã cho hay là
năm1009, Lê Ngọa Triều đã thương lượng với nhà Tống cho người Việt Nam sang
buôn bán ở Ung Châu và năm sau Lý Công Uẩn lại xin cho thuyền bè Việt Nam
sang tới Ung Châu buôn bán. Nhưng triều đình nhà Tống khước từ, chỉ thỏa thuận
cho thuyền buôn Việt Nam buôn bán ở Quảng Châu và Khâm Châu.
Trong thời Lý, đã có những bạc dịch trường buôn bán ở giáp hai nước, và
những nơi buôn bán lớn như đảo Vân Đồn. Sách Đại Việt sử kí của Ngô Sĩ Liên có
ghi chép lại rằng: “Năm Kỷ Tỵ có nhiều thuyền ngoại quốc là Qua-oa (Java), Hoa
Lạc và Xiêm La tới Hải Đông xin buôn bán, vua Lý Anh Tông bèn lập những trang
ở trên đảo, đặt tên là Vân Đồn để mua bán châu báu, hàng hóa và dân phương
vật”[4, Tr.87]. Tuy mãi đến 1149, nhà Lý mới đặt lệ, song trước đó các thuyền
buôn ngoại quốc nhất là thuyền buôn Trung Quốc đã qua lại nơi đó buôn bán rồi.
Đến thời Trần thì vẫn thi hành một chính sách ngoại thương tương đối rộng
rãi. Thuyền buôn ngoại quốc vẫn cập ở Vân Đồn và một vài thương cảng nhỏ khác
ở Diễn Châu. Đến thời Trần Dụ Tông, nhà Trần đặt “bình hải quan” và các quan

chức đề phòng, trấn giữ Vân Đồn vì lúc đó Vân Đồn đã có đông đúc thuyền bè
ngoại quốc qua lại.
Đến thời Lê Sơ thì ngoại thương có bị hạn chế nhiều, các triều vua Lê đều
thi hành một chính sách “bế quan tỏa cảng”. Trong Đại Việt sử kí toàn thư có cho
hay: “vào năm Quang Thuận thứ VIII (1467) đời Lê Thánh Tông, có tàu buôn Xiêm


×