Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Chế độ ruộng đất thời lê sơ (1428 1527)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.11 KB, 74 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu ........................................... 3
3.1.Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 3
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................. 4
4.1.Nguồn tư liệu .......................................................................................... 4
4.2.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
5. Đóng góp của khóa luận ......................................................................... 5
6. Bố cục khóa luận .................................................................................... 5

Chương 1:KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT TRƯỚC THỜI LÊ SƠ
(THẾ KỈ X – XIV) ....................................................................................... 6
1.1.HOÀN CẢNH LỊCH SỬ ........................................................................ 6
1.1.1.Tình hình chính trị ............................................................................... 6
1.1.2.Tình hình kinh tế ................................................................................. 9
1.1.3.Tình hình xã hội................................................................................... 12
1.2. CÁC LOẠI HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT .......................................... 14
1.2.1. Bộ phận ruộng đất do Nhà nước Trung ương trực tiếp quản lý ........... 14
1.2.2. Bộ phận ruộng đất công làng xã.......................................................... 18
1.2.3. Ruộng đất tư hữu ................................................................................ 25

Chương 2: CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527)
........................................................................................................................................................................ 27



2.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ ....................................................................... 27
2.1.1. Tình hình chính trị .............................................................................. 27
2.1.2. Tình hình kinh tế ................................................................................ 32
2.1.3. Tình hình xã hội ................................................................................. 34
2.2. CÁC LOẠI HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT THỜI LÊ SƠ .................... 36
2.2.1. Ruộng đất thuộc quyền sở hữu Nhà nước ........................................... 36
2.2.1.1. Ruộng quốc khố ............................................................................... 36
2.2.1.2. Ruộng đất do Nhà nước ban cấp...................................................... 39
2.2.1.3 Ruộng đồn điền................................................................................. 44
2.2.2. Ruộng đất công làng xã ...................................................................... 47
2.2.3. Ruộng đất tư hữu thời Lê sơ ............................................................... 53
2.2.3.1. Chính sách nhà Lê sơ với ruộng tư .................................................. 53
2.2.3.2.Các loại ruộng đất tư hữu................................................................. 56
2.3. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT TRONG XÃ
HỘI THỜI LÊ SƠ ........................................................................................ 60
2.3.1. Đặc điểm ruộng đất thời Lê Sơ ........................................................... 60
2.3.2. Tác động của chế độ ruộng đất trong xã hội thời Lê Sơ ...................... 62
KẾT LUẬN.................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề ruộng đất là một vấn đề lớn và có tính chất rất quan trọng đối với
mỗi quốc gia. Là một hình thái cấu trúc kinh tế đặc biệt nó chẳng những quyết
định về sản xuất nông nghiệp, chi phối mọi mặt về kinh tế, mà nó còn quyết
định bộ mặt xã hội của một thời đại nói chung. Ruộng đất càng chiếm giữ địa
vị quan trọng hơn khi chúng ta đặt nó trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến,
bởi vì trong xã hội phong kiến nền kinh tế căn bản là sản xuất nông nghiệp.

Chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất là cơ sở của quan hệ sản xuất phong
kiến và toàn bộ thiết chế chính trị. Vì vậy, việc nghiên cứu về chế độ ruộng
đất mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình lịch sử của chế độ
phong kiến Việt Nam. Tìm hiểu về vấn đề này góp phần làm sáng tỏ thêm
những giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc đồng thời khái quát toàn diện
và sâu sắc hơn đặc điểm của một thời đại hoàng kim Đại Việt ở thế kỷ XV –
XVI.
Trong lịch sử dân tộc ta, thế kỷ XV – XVI có một vị trí đặc biệt. Đó là
những thế kỷ đánh dấu sự phát triển thịnh vượng của chế độ phong kiến Việt
Nam. Nghiên cứu giai đoạn lịch sử này để hiểu biết chế độ phong kiến Việt
Nam đang trong thời kỳ phát triển thịnh đạt nhất, cũng như xác định vai trò vị
trí của nhà nước phong kiến thời Lê Sơ trong lịch sử đất nước. Việc nghiên
cứu chế độ ruộng đất thế kỉ XV – XVI sẽ góp phần vào giải quyết nhiệm vụ
nói trên, ngoài ra nó còn là những bài học kinh nghiệm quý báu cho việc quản
lý ruộng đất trong thời kỳ hiện nay.
Dưới góc độ kinh tế, ruộng đất tồn tại với tư cách là tư liệu sản xuất nó
gắn liền với xã hội loài người. Vì vậy, ruộng đất luôn luôn đặt dưới các mối
quan hệ nhất định, đó là các quan hệ sở hữu, quan hệ chiếm hữu, phân phối,…


gọi chung là chế độ ruộng đất. Ruộng đất nói lên tính chất cơ bản của nhà
nước, của chế độ xã hội được thiết lập trên đó cũng là bản chất của giai cấp
thống trị. Việc nghiên cứu toàn bộ chế độ ruộng đất trong thời kỳ phong kiến
nước ta đang ở giai đoạn hoàng kim giúp chúng ta hiểu thêm tầm quan trọng
của vấn đề ruộng đất và vấn đề nông dân trong các cuộc cánh mạng.
Có thể nói rằng việc tìm hiểu về chế độ ruộng đất trong lịch sử Viêt Nam
có một tầm quan trọng đặc biệt, vừa có ý nghĩa về khoa học, vừa có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc. Chính vì ý nghĩa to lớn đó mà tác giả quyết định chọn đề tài
“Chế độ ruộng đất thời Lê Sơ (1428-1527)” làm đề tài khóa luận.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay, nghiên cứu về vấn đề ruộng đất trong lịch sử phong kiến
nói chung và vấn đề ruộng đất thời Lê Sơ nói riêng (thế kỷ XV – XVI) không
còn là một đề tài mới mẻ. Nó đã có một quá trình lịch sử nghiên cứu kể từ sau
Cách mạng tháng Tám 1945, và đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Đến năm 1949, công trình “Việt Nam lịch sử giáo trình” của tác giả Đào
Duy Anh ra đời, qua đó nội dung vấn đề ruộng đất thời kỳ Lê Sơ đã được đề
cập một cách khái quát, cơ bản. Tác phẩm nêu lên sự phổ cập của chế độ
ruộng đất thời Lê Sơ “Đại khái ruộng đất trong nước đều là của nhà vua”, qua
đó người đọc thấy được những điểm giống cũng như những khác biệt cơ bản
trong chế độ sở hữu ruộng đất của nhà Lê Sơ so với các triều đại phong kiến
trước đó.
Năm 1959, tác giả Phan Huy Lê đã có một bài viết đề cập tới vấn đề ruộng
đất thời Lê Sơ: “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ (thế kỷ
XV)”. Sau năm 1975 khi đất nước được hoàn toàn độc lập, vấn đề ruộng đất
thời kỳ Lê Sơ lại được đưa ra xem xét một cách cụ thể hơn. Đến năm 1979,
tác giả Vũ Huy Phúc viết cuốn “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Viêt Nam nửa đầu


thế kỷ XIX”. Trong quá trình nghiên cứu, vấn đề ruộng đất thời Lê Sơ cũng
được đề cập và có những đánh giá rất sâu sắc.
Tới đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, vấn đề ruộng đất thế kỷ XI – XV lại
được đặt ra thông qua bài viết “ Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI –
XVIII ”, của Trương Hữu Quýnh.
Tất cả những điều này cho thấy, vấn đề ruộng đất là một mảng đề tài rộng
lớn đã có một quá trình nghiên cứu lâu dài, với sự tham gia chung sức của các
nhà khoa học. Tuy nhiên chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề
ruộng đất thời Lê Sơ, vì vậy vấn đề ruộng đất thời Lê Sơ chỉ được nghiên cứu
một cách khái lược, chưa trình bày được một cách có hệ thống lô-gic, khoa
học. Một số tác giả đã có những đánh giá rất xác đáng về chế độ ruộng đất
thời kỳ này nhưng chưa đầy đủ, chưa có cái nhìn đa chiều toàn diện về vấn

đề. Việc đi sâu tìm hiểu đề tài này mang lại nhiều hiểu biết hơn nữa cho người
đọc về quá trình phong kiến hóa thế từ thế kỷ X đến XV, vấn đề kinh tế cũng
như mọi mặt xã hội của Đại Việt thế kỷ XV – XVI.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những nét khái quát nhất về tình hình chế độ ruộng đất ở
các giai đoạn trước triều Lê Sơ, để qua đó hiểu được cơ sở, nền móng và sự
kế thừa của chế độ ruộng đất dưới thời Lê Sơ. Vấn đề ruộng đất trong thời đại
đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam cần được đề cập sâu rộng và nhiều
hơn nữa, không chỉ cho người đọc thấy những đặc điểm nổi bật trong lĩnh vực
kinh tế nông nghiệp nói chung, mà nó còn ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu của
xã hội đương thời. Mặt khác, đề tài còn là nguồn tư liệu để phục vụ cho công
cuộc xây dựng kinh tế nông nghiệp, trong lĩnh vực ruộng đất đang diễn ra
hiện nay.


3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài đi sâu vào nghiên cứu nội dung của chế độ ruộng đất triều Lê Sơ.
Thông qua tìm hiểu vấn đề này, tác giả có điều kiện rút ra những đánh giá,
ảnh hưởng của chế độ ruộng đất nói riêng và đời sống kinh tế - xã hội triều
Lê Sơ nói chung.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1.


Nguồn tư liệu

Để nghiên cứu về vấn đề chế độ ruộng đất thời Lê Sơ (1428 – 1527), tác
giả dựa vào một số nguồn tư liệu chủ yếu của: Phan Huy Lê với công
trình“Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam”, Trương Hữu Quýnh với“Đại
cương lịch sử Việt Nam”.
Ngoài ra, còn có các công trình sử học khác như “Đại Việt sử ký toàn thư”
do Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê biên soạn; “Lịch triều hiến chương
loại chí” của Phan Huy Chú. Các giáo trình, sách chuyên khảo về thời Lê Sơ.
Các bài nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành như: Nghiên cứu lịch sử,
Dân tộc học…
4.2.

Phương pháp nghiên cứu

Công trình nghiên cứu dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác – Lê Nin về lịch sử. Đề tài đã quán triệt hai phương pháp cơ
bản trong nghiên cứu lịch sử là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.
Vận dụng hai phương pháp này để xem xét, so sánh phân tích đối chiếu các
vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống và lôgic để hoàn thành khóa luận đạt kết
quả tốt nhất.


5. Đóng góp của khóa luận
Nghiên cứu đề tài “Chế độ ruộng đất thời Lê Sơ (1428-1527)” tác giả
mong muốn có một số đóng góp khi nghiên cứu về triều đại huy hoàng nhất
trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam:
Thứ nhất, khóa luận góp phần khôi phục lại một mảng bức tranh hoàn
chỉnh và có hệ thống về hệ thống chế độ ruộng đất thời Lê Sơ từ năm 1428
đến năm 1527, từ đó giúp người đọc thấy được sự khác biệt cũng như sự thay

đổi trong chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước phong kiến qua các triều đại
trước và sau đó.
Thứ hai, thông qua việc tìm hiểu, khai thác nguồn tư liệu gốc và tư liệu
tham khảo người viết cố gắng dựng lại một cách cụ thể, đầy đủ và toàn diện
nội dung vấn đề ruộng đất của vương triều Lê Sơ. Thông qua đó, có thể rút ra
một vài nhận xét, đánh giá những mặt tích cực và hạn chế trong chế độ sở hữu
ruộng đất của nhà nước.
Ngoài ra, đề tài cũng là nguồn tài liệu bổ ích phục vụ cho quá trình học
tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử Việt Nam cổ trung đại nói chung và về
kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ riêng
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT TRƯỚC
THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ X – XIV)
Chương 2: CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT THỜI LÊ SƠ (1428 – 1527)
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CHẾ ĐỘ RUỘNG
ĐẤT TRONG XÃ HỘI THỜI LÊ SƠ


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT TRƯỚC THỜI LÊ SƠ
(THẾ KỈ X – XIV)
1.1.

HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

1.1.1. Tình hình chính trị
Trong những năm đầu kể từ khi Khúc Thừa Hạo giành quyền tự chủ năm
905, thời gian trong bối cảnh của thế kỷ X, nhân dân ta đã tự tạo cho mình

được một nền tảng khá vững chắc để rồi hai lần đánh bại quân xâm lược Nam
Hán, đặc biệt là ở lần hai, với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, không chỉ
khẳng định quyền làm chủ của người dân Việt trên đất nước mình, mà từ đó
còn tạo nên cái uy cần thiết cho Ngô Quyền, người chỉ đạo cuộc kháng chiến
đã xưng vương, xác lập chế độ quân chủ. Đại Việt thế kỷ X, dưới sự trị vì của
các triều đại Ngô – Đinh – Tiền Lê, nền chính trị bước đầu đã đi vào ổn định
và thống nhất sau nhiều năm rối loạn. Nước ta đã tiến một bước quan trọng
trên con đường khẳng định nền độc lập dân tộc. Điều này thể hiện sự quá độ
sang một thời kỳ phát triển ổn định theo hướng phong kiến hóa ngày càng
vững chắc và mang đậm ý thức dân tộc.
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, vua quyết định rời đô từ Hoa Lư ra
Thăng Long. Đây là một quyết định có tính chất lịch sử, thể hiện tầm nhìn
chiến lược của một vị vua đứng đầu đất nước. Nó không chỉ là sự phát triển
của đất nước về mọi mặt mà còn thể hiện sự trưởng thành của ý thức dân tộc
của giai cấp thống trị. Từ đây Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế - chính
trị - văn hóa của cả nước. Năm 1054, nhà Lý quyết định đổi tên nước là Đại
Việt. Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền được củng cố thêm một
bước.
Năm 1226, dưới sự điều khiển của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng chính
thức nhường ngôi cho Trần Cảnh. Vương triều Lý chấm dứt sau 215 năm tồn


tại. Cuộc thay đổi triều đại, chuyển chính quyền từ dòng họ Lý sang họ Trần
diễn ra trong hoàng cung và triều đình mà hầu như không có tác động gì xáo
trộn xã hội, không một ảnh hưởng gì lan xa. Tập đoàn quý tộc họ Trần rất
khôn khéo, dần dần từng bước vững chắc và cuối cùng nắm giữ chính quyền
nhanh gọn.
Vương triều Lý – Trần bước đầu xây dựng bộ máy Nhà nước quân chủ
chuyên chế Trung ương tập quyền, đứng đầu là vua. Vua là người nắm mọi
quyền hành trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo. Giúp việc cho

vua là một hệ thống cơ quan và các chức quan chuyên trách. Thể chế chính trị
nhà Trần là nền quân chủ quý tộc. Quan lại đều xuất thân từ quý tộc tôn thất
nhà Trần. Bộ máy quan lại ngày càng được củng cố vững chắc và hoàn thiện.
Thông qua chế độ giáo dục, thi cử, đội ngũ quan lại có học thức dần dần đóng
vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước, mặc dù có học tập kinh nghiệm của
các triều đại phong kiến Trung Hoa, nhưng bộ máy quốc gia thời Lý - Trần vẫn
thể hiện tính tự chủ, độc lập dân tộc.
Nhà nước Lý – Trần là nước quân chủ quý tộc và mang tính quan liêu, vì
thế giai cấp thống trị luôn có ý thức trong việc đem lại quyền lợi kinh tế cũng
như chính trị cho bộ phận này, buộc họ trung thành với Nhà nước. Trong khi
ngân quỹ Nhà nước còn nhiều hạn hẹp, điều này sẽ chi phối phần nào đến
chính sách kinh tế - tài chính nói chung và chính sách ruộng đất của nhà nước
Lý – Trần nói riêng.
Vào nửa cuối thế kỷ XIV, sau một thời gian phát huy được mặt tích cực
đối với sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, thì vào cuối thời Trần, thiết chế
chính trị quân chủ quý tộc nhà Trần đã bộc lộ rõ sự suy yếu thảm hại, những
mâu thuẫn gay gắt giữa quý tộc với các tầng lớp trong xã hội, trong đó có cả
tầng lớp quan liêu nho sỹ. Điều đó đã kìm hãm sự tiến hóa của xã hội Đại
Việt. Lúc này, yêu cầu lịch sử đặt ra đó là, muốn vượt qua cuộc khủng hoảng


cuối thế kỷ XIV đòi hỏi phải có một cuộc cải cách toàn diện. Muốn vậy phải
có một Nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh đủ khả năng tiến hành
cuộc cải cách, lãnh đạo dân tộc đánh thắng giặc ngoại xâm.
Năm 1400, nhà Hồ thiết lập. Hồ Quý Ly đã đưa ra nhiều biện pháp giải
quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội cuối triều Trần thông
qua nhiều chính sách cải cách. Trong đó, Hồ Quý Ly cũng rất quan tâm đến
chính sách tài khóa của quốc gia.
Không những thế, trong giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, nhân dân
Đại Việt còn phải tiến hành đấu tranh chống lại các thế lực ngoại xâm. Không

một thế kỷ nào nhân dân Đại Việt được sống trong hòa bình trọn vẹn: kháng
chiến chống Tống (1075-1077), ba lần kháng chiến chống quân Nguyên
Mông (1258-1288)... yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc trở
thành một yêu cầu thường trực, cấp thiết trong giai đoạn lịch sử này.
Về mặt lãnh thổ, trong giai đoạn này, lãnh thổ Đại Việt không ngừng
được mở rộng xuống phía Nam. Năm 1069, vua Chămpa là Chế Củ xin dâng
3 châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính để chuộc mạng, nhà Lý mở rộng miền đất
phía Nam xuống Bắc Quảng Trị ngày nay.
Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua
Chămpa là Chế Mân. Chế Mân đã dành hai châu Ô và Lý để làm sính lễ.
Ngay sau khi cai quản vùng đất mới, vua Trần sai Hành khiển Đoàn Nhữ Hài
đến phủ dụ cư dân địa phương, chọn người Chàm có uy tín làm quan, cấp
ruộng đất cho dân Chàm đồng thời miễn tô thuế cho họ 3 năm. Trần Anh
Tông đổi tên gọi vùng đất mới là Thuận Hóa. Năm 1400, Hồ Quý Ly cử quân
đánh Champa nhằm yên mặt Nam để chống lại phương Bắc. Năm 1402, trong
một lần bị thua, vua Champa phải xin nộp đất Động Chiêm và Cổ Lũy cho
nhà Hồ. Đây chính là hai châu Thăng Hoa và Tư Nghĩa mà sau này nhà Hồ đã
đặt tên.


Có thể thấy rằng, việc mở rộng lãnh thổ như trên bên cạnh ý nghĩa tích
cực trong việc khai hoang mở rộng diện tích đất đai, còn đặt ra cho nhà nước
phong kiến những khó khăn, thách thức mới. Đó là làm sao phải có những
chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng địa phương, vùng miền
trong cả nước, trong đó ruộng đất của Nhà nước cũng cần có sự điều chỉnh
cho phù hợp. Đây là vấn đề cấp bách đặt ra với nhà nước Lý – Trần – Hồ.
1.1.2. Tình hình kinh tế
 Nông nghiệp
Trong hàng loạt các vấn đề về kinh tế thì, ruộng đất là nguồn tư liệu sản
xuất chính của nhân dân lao động, đặc biệt kinh tế nông nghiệp lại là ngành

kinh tế chủ yếu của Đại Việt. Có củng cố và phát triển sản xuất nông nghiệp
thì nhà nước mới đảm bảo nguồn lợi từ thuế ruộng đất để duy trì nguồn tài
chính cho ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, bên cạnh công việc xây dựng và
củng cố chính quyền nhà nước phong kiến ở thế kỷ X – XIV còn đưa ra nhiều
biện pháp tích cực nhằm khuyến khích, phát triển kinh tế nông nghiệp. Năm
1010, Lý Công Uẩn xuống chiếu bắt tất cả những người đào vong phải trở về
quê cũ. Năm 1065, Lý Thánh Tông cho thực hiện chiếu khuyến nông vào đầu
xuân, Vua thường tiến hành cày vài đường trong lễ “tịch điền” để khuyến
khích nhân dân lao động sản xuất. Bên cạnh đó, nhà nước Lý – Trần ban hành
nhiều đạo luật bảo vệ quyền tư hữu tài sản, đặc biệt là ruộng đất, bảo vệ trâu
bò nhằm giữ gìn sức kéo trong nông nghiệp. Trong luật pháp nhà Lý có quy
định “người ăn trộm trâu hoặc giết trộm trâu bò đều phải bồi thường trâu và
phạt đánh 80 trượng”. [12, tr.143].
Trong lĩnh vực, công tác trị thủy và sửa chữa đê điều cũng được nhà nước
phong kiến Việt Nam quan tâm. Năm 1077, nhà Lý cho đắp đê sông Như
Nguyệt; Năm 1108, nhà Lý cho đắp đê Cơ Xá từ Yên Phụ đến Lương Yên.
Luật nhà nước thời Trần coi việc xây dựng và sửa chữa đê điều là việc của


toàn dân kể cả triều đình. Nhà nước Lý – Trần còn đặt các chức chánh phó Hà
đê sứ để chuyên trông coi việc đắp đê. Đây là một việc làm có ý nghĩa rất lớn
của nhà nước đối với nhân dân trong việc bảo vệ và sản xuất nông nghiệp.
Nhà nước Lý – Trần – Hồ còn thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất
nông nghiệp thông qua chủ trương khai hoang, mở rộng diện tích canh tác, từ
đó củng cố cơ sở kinh tế và tài chính của nhà nước. Trong đó nguồn lợi từ
thuế ruộng đất là một phần rất quan trọng trong những chủ trương của nhà
nước.
Như vậy, trong các thế kỷ X – XIV, nhà nước phong kiến Việt Nam rất
chú trọng và quan tâm tới công tác trị thủy, thủy lợi, có nhiều biện pháp
khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, nền kinh tế nông nghiệp được ổn

định, cơ sở kinh tế tài chính của nhà nước từ tô thuế được củng cố, tạo cơ sở
sức mạnh cho quốc gia trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn
này cũng có những khó khăn nhất định. Sau mỗi cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm, nền kinh tế bị suy sụp và bị tàn phá nghiêm trọng. Sau chiến tranh
đất bị bỏ hoang nhiều, tình trạng chấp chiếm ruộng đất của bọn quan lại ngoại
bang diễn ra phổ biến, nhân dân phải bỏ làng mạc quê hương đi phiêu tán.
Thực trạng trên ảnh hưởng không nhỏ đến tài chính quốc gia, vì vậy yêu cầu
đặt ra đối với nhà nước phong kiến Việt Nam là làm cách nào để phục hồi
ruộng đất hoang hóa, khôi phục kinh tế nông nghiệp để củng cố cơ sở kinh tế
cho nhà nước, đảm bảo cho bộ máy nhà nước tồn tại lâu dài.
Nhìn chung, kinh tế nông nghiệp có bước thăng trầm theo những biến cố
của lịch sử dân tộc, những bước thăng trầm đó có ảnh hưởng trực tiếp tới
nguồn lợi từ tô thuế ruộng đất của nhà nước phong kiến Việt Nam, chính vì
vậy bằng mọi cách nhà nước đều có những biện pháp thích hợp để khắc phục
và ổn định sự hoạt động của bộ máy nhà nước.


 Thủ công nghiệp và thương nghiệp
Thời kì này thủ công nghiệp và thương nghiệp có những bước phát triển
nhất định. Trong đó phải kể đến một loạt các quan xưởng được xây dựng để
phục vụ cho nhu cầu của vua, quan trong triều đình.Thời Lý – Trần, Thăng
Long không những là trung tâm chính trị văn hóa mà còn là trung tâm kinh tế
của cả nước với nhiều hoạt động buôn bán sôi nổi. Thời Lý cảng Vân Đồn là
quân cảng và thương cảng diễn ra các hoạt động trao đổi buôn bán chính sang
thời Trần, Thăng Long vừa là nơi buôn bán vừa là nơi làm thủ công nhưng
vẫn mang vẻ “quốc tế của một đô thành”. Bên cạnh đó còn nhiều trung tâm
buôn bán khác như: Thanh Hoa, Lạch Trường…. cùng với đó còn có rất nhiều
làng nghề thủ công truyền thống ra đời như: Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà, Phự
Lóng (Bắc Ninh) chuyên làm gốm, Hoa Tràng (Nam Định) chuyên luyện sắt,

Làng Bưởi (Gia Lương, Bắc Ninh) chuyên đúc đồng….Các hoạt động thương
nghiệp diễn ra rộng khắp và sôi nổi. Sự phát triển nền kinh tế hàng hóathâm
nhập vào cả nông thôn. Hiện tượng mua bán ruộng đất diễn ra tương đối phổ
biến, do đó có ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân.
Sau những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm ngành kinh tế thủ công
nghiệp và thương nghiệp cũng bị ảnh hưởng to lớn. Sau kháng chiến chống
quân Nguyên Mông, các xưởng thủ công bị tàn phá nghiêm trọng, sản xuất bị
đình đốn. Các hoạt động thương nghiệp cũng bị gián đoạn do phải tập trung
vào đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước.
Như vậy, trong các thế kỷ X – XIV, bộ máy quản lý nhà nước dần được
củng cố và hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương. Đại Việt về cơ bản vẫn
là một nước nông nghiệp. Diện tích lãnh thổ không ngừng được mở rộng, quá
trình khai hoang phục hóa ruộng đất vẫn được tiến hành. Vấn đề ruộng đất là
vấn đề mà nhà nước phong kiến Việt Nam hết sức quan tâm nhằm ổn định
tình hình chính trị trong nước.


1.1.3. Tình hình xã hội
Xã hội Đại Việt sau một thời kỳ phát triển phồn vinh từ thế kỷ XI đến nửa
sau thế kỷ XIV đã lâm vào cuộc khủng hoảng khá sâu sắc trên nhiều lĩnh vực.
Trước hết, đó là sự sa đọa của các tầng lớp quý tộc cầm quyền. Vương
triều Trần từ vua Trần Dụ Tông (1341-1369) trở về sau, ngày càng đi vào con
đường suy tàn. Vua quan đua nhau ăn chơi hưởng lạc, không quan tâm chăm
lo đến đời sống của người nông dân như trước. Trong nội bộ tầng lớp quý tộc
cầm quyền chia bè phái, mâu thuẫn, giết hại lẫn nhau để tranh giành địa vị,
quyền lực ngày càng khốc liệt. Trong khi đó, từ đầu thế kỷ XIV, do mất mùa,
đói kém, nông dân đã bán nhà cửa, ruộng vườn, con cái, bán mình làm nô tỳ cho
các quý tộc địa chủ giàu có. Bọn chúng xâm chiếm hoặc mua rẻ ruộng đất, mở
rộng các điền trang, tăng thêm số người làm. Nhiều nhà thờ cũng trở thành chủ
đất lớn với nhiều điền nô. Cùng với tình trạng đó, vua quan, quý tộc lo ăn chơi,

hưởng lạc, không chăm lo thực hiện các chức năng của Nhà nước, lại còn ra sức
huy động sức người, sức của của nhân dân phục vụ cho các cuộc chiến tranh
“chinh phạt” các nước Ai Lao, Champa. Bởi vậy, đời sống của nhân dân vô cùng
cực khổ, tình trạng nhân dân phiêu tán trở nên khá phổ biến. Lúc này, Nhà nước
không còn đủ sức quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, sửa đắp và bảo vệ đê
điều, các công trình thủy lợi. Từ nửa sau thế kỷ XIV, đó có 9 lần vỡ đê, lụt lớn
vào các năm 1348, 1351, 1352, 1353, 1358, 1359, 1360, 1378, 1393, 11 lần hạn
hán...Hậu quả tất nhiên của thiên tai, chiến tranh là tình trạng mất mùa, đói kém.
Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt và
phong trào khởi nghĩa nông dân cuối thế kỷ XIV. Đó là các cuộc khởi nghĩa
của Ngô Bệ ở Hải Dương năm 1344, cuộc khởi nghĩa của Tề ở Bắc Giang
năm 1354, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thanh ở Thanh Hóa năm 1379, cuộc
khởi nghĩa của Phạm Sư Ôn ở Hà Tây năm 1390...Lực lượng đông đảo nhất
tham gia các cuộc khởi nghĩa là nông dân nghèo, nông nô, nô tỳ trong các


điền trang của vương hầu, quý tộc Trần. Điều đó chứng tỏ, từ nửa cuối thế kỷ
XIV, xã hội Đại Việt đã bước vào cuộc khủng hoảng, vương triều Trần đã suy
thoái trầm trọng. Thiết chế chính trị quân chủ quý tộc và quan hệ bóc lột nông
nô, nô tỳ lúc này đã khủng hoảng, kìm hãm sự tiến hóa của xã hội Đại Việt,
làm cho quá trình phong kiến hóa trong xã hội tiến tới xác lập một thể chế
quân chủ quan liêu chuyên chế, một Nhà nước phong kiến Trung ương tập
quyền thống nhất và mạnh, một quan hệ sản xuất địa chủ - nông dân lệ thuộc
thống trị nền kinh tế bị cản trở. Bởi lẽ, tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần từ
vua đến quan lại vẫn ra sức giữ nguyên thiết chế quân chủ quý tộc, trong khi
mô hình này đã bộc lộ rõ sự suy yếu và những mâu thuẫn gay gắt không thể
điều hòa giữa quý tộc với các tầng lớp xã hội.
Tình trạng xã hội bất ổn nêu trên còn là nguyên nhân dẫn đến sự đình đốn
và trì trệ trong sản xuất và phát triển kinh tế, đứng trước cánh cửa suy vong
các vương triều phong kiến Đại Việt, giặc phương Bắc nhanh chóng nắm bắt

cơ hội này, triều đình của vua quan nhà Hồ mới được thành lập đã ban hành
nhiều cải cách khắc phục khó khăn tuy nhiên nhưng mâu thuẫn dai dẳng từ
việc cướp ngôi đoạt vị khiến lòng người không phục, là nguyên nhân không
nhỏ dẫn tới những cải cách chưa thể thực hiện đúng như mong muốn, trong
khi đó ở phương bắc nhà Minh đã sẵn sàng cho một lịch trình chinh phạt Nam
tiến của chúng xuống Đại Việt.
Sau khi nhà Hồ để đất nước rơi vào tay giặc Minh, Đại Việt bước vào giai
đoạn đô hộ lần thứ hai sau gần bốn thế kỷ độc lập. Trong khoảng thời gian 20
năm dưới sự cai trị của triều đình phong kiến phương Bắc, bên cạnh những
thay đổi về cơ cấu tổ chức chính quyền thì bộ mặt xã hội Đại Việt có nhiều
thay đổi, từ mối quan hệ về tổ chức xã hội, cơ cấu giai cấp cho đến kinh tế,
triều đình phong kiến phương Bắc muốn nô dịch và đồng hóa nhân dân ta,
chúng đã thi hành nhiều chính sách khắc nghiệt nhằm đàn áp tinh thần chiến


đấu của nhân dân ta. Đứng trước nhiều khó khăn do chính sách thâm độc của
giặc gây nên, song được sự giúp đỡ đồng lòng của nhân dân người anh hùng
dân tộc Lê lợi đã phất cờ khởi nghĩa giành lại nền độc lập tự chủ quốc gia,
xây dựng nên một xã hội Đại Việt phát triển rực rỡ là bước phát triển đỉnh cao
trong thời đại phong kiến Việt Nam.
1.2. CÁC LOẠI HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT
1.2.1. Bộ phận ruộng đất do Nhà nước Trung ương trực tiếp quản lý
Trong những thế kỷ đầu độc lập, giai cấp thống trị đã lấy mô hình nhà
nước giai cấp phong kiến phương Bắc làm hình mẫu để xây dựng nhà nước
của mình. Tuy nhiên, do ý thức dân tộc , lại thường xuyên phải đương đầu với
những cuộc đấu tranh xâm lược nên việc xây dựng đất nước vững mạnh là
tinh thần chung của các triều đại phong kiến Việt Nam trong giai đoạn thế kỷ
X – XIV. Giống như nhà nước phương Đông lúc bấy giờ, Vua là người có
quyền lực tối cao của đất nước, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà Vua.
Nhưng quyền sở hữu ruộng đất của nhà vua là quyền sở hữu trên danh nghĩa,

trong thực tế sử dụng có nhiều hình thái chiếm hữu ruộng đất khác nhau.
Trong các thế kỷ X – XIV có hình thức sở hữu ruộng đất như:
- Ruộng sơn lăng
Với tư cách giai cấp thống trị, nhà Lý và nhà Trần đều sử dụng quyền sở
hữu ruộng đất của mình để cấp đất, đặt ruộng phù hợp với một triều đại quân
chủ. Đây là loại ruộng dùng vào việc thờ phụng tổ tiên dòng họ nhà Vua. “ Ở
các vùng có lăng mộ nhà Vua, ruộng đất được giao cho dân cày cấy và nộp
một khoản hoa lợi phục vụ việc thờ cúng, bảo vệ lăng mộ của các vua ” [14,
tr.23]. Cư dân ở đây được miễn mọi lao dịch. Tuy nhiên, tổng diện tích của
ruộng sơn lăng rất nhỏ không có tác dụng gì đáng kể trong chế độ sở hữu
ruộng đất nói chung.


Sử cũ chép " xa giá nhà vua đến châu Cổ Pháp, sai các quan đo đất vài
mươi dặm, đặt làm cấm địa sơn lăng". Ruộng sơn lăng được đặt ra nhằm lấy
thu hoạch chi phí vào việc thờ phụng tổ tiên của các họ vua. Căn cứ vào
nguồn sử liệu thực địa, chúng ta có thể thấy ruộng sơn lăng gồm hai phần :
một khu ruộng mộ và một khu ruộng thờ. Về nguyên tắc, ruộng sơn lăng được
giao làm ruộng công vĩnh viễn cho dân sở tại chia nhau cày cấy, nộp một ít
hoa lợi để chi phí cho việc sửa sang, bảo vệ lăng tẩm cho nhà vua. Trong
nhiều thế kỷ ruộng đất sơn lăng nói chung không bị tư hữu hóa. Tuy nhiên
tổng diện tích sơn lăng không lớn và mang những tính chất cơ bản của loại
ruộng thờ rải rác ở các địa phương.
Ở thời Trần, do các vua được chôn ở nhiều nơi khác nhau cho nên ruộng
sơn lăng cũng được đặt rải rác ở các làng Thái Đường, Long Hưng... nói
chung tính chất quốc hữu của sơn lăng được nhân dân địa phương tôn trọng.
Về nguyên tắc, dân thủ lệ được miễn nghĩa vụ đối với nhà nước để có đủ điều
kiện trông nom, chăm sóc lăng miếu các vua. Do có được những khoản ưu đãi
đó mà cư dân ở đây không nghĩ đến việc chiếm công vi tư. Hơn nữa thường
các triều đại sau biến bộ phận ruộng đất sơn lăng này thành ruộng thờ tự, do

đó góp phần bảo vệ tính chất quốc hữu của nó.
Tổng diện tích ruộng đất sơn lăng, như vậy, không lớn và tính chất đặc
biệt của nó đã khiến nó không gây tác dụng gì đáng kể đối với sự phát triển
của chế độ ruộng đất nói chung.
- Ruộng tịch điền
Bên cạnh ruộng sơn lăng, thời Lý - Trần vẫn tồn tại một số khu ruộng tịch
điền do nhà nước trực tiếp quản lý. Tịch điền là một loại ruộng lấy hoa lợi chi
vào việc tế tự, còn nữa thì chẩn cấp cho dân nghèo hoặc để tiếp khách. Đây
cũng là loại ruộng nghi lễ nông nghiệp, tàn dư của mạt kỳ chế độ cộng xã
nguyên thủy. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu hết sức cần


thiết của các triều đại nước ta buổi đầu độc lập. Do vậy trong hoàn cảnh đó,
mượn nghi lễ cày tịch điền của các triều đại phong kiến phương Bắc là một
điều thiết thực và phù hợp với hoàn cảnh một nước nông nghiệp như nước ta
. Nghi lễ cày tịch điền được tiền hành đều đặn và liên tục qua các triều đại LýTrần. Năm 1028 " mùa xuân, vua (Lý Thái Tông) ngự ra Bố Hải khẩu( nay là
thị xã Thái Bình) cày ruộng tịch điền. Sai quan dọn cỏ, đắp đàn. Vua thân tế
Thần nông xong, cầm cày muốn làm lễ tự cày, các quan tả hữu có người can
rằng : " Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì phải làm thế". Vua nói:
"Trẫm không tự cày thì lấy gì mà làm xôi cúng, lấy gì để xướng suất thiên
hạ!" Thế rồi đẩy cày 3 lần rồi thôi".[ 4, tr.214].
Tịch điền đúng là loại ruộng nghi lễ nông nghiệp. Sang thời Trần, nghi lễ
này chỉ còn là một sự cúng tế đơn thuần. Khác với các triều đại sau này, các
triều đại Lý- Trần thường sử dụng những khu ruộng công ở các địa điểm
trọng yếu đối với nông nghiệp làm ruộng tịch điền. Theo ghi chép cũ, bấy giờ
ruông tịch điền được đặt ở các địa điểm như Đọi Sơn (Thanh Liêm - Hà Nam
Ninh), Bố Hải Khẩu (Thái Bình )...
Sau khi vua làm lễ hạ cày xong, ruộng tịch điền được giao cho nhân dân
địa phương cày cấy. Việc các vua Lý hàng năm đi xem cày, xem gặt ở các
khu ruộng tịch điền và dựng hành cung ở đây để trú ngụ, sự kiện năm 1316 "

mùa đông vua sai tể thần, tôn thất cùng các quan gặt ruộng tịch điền" chứng
tỏ điều đó... Ở thời Lý- Trần, nông dân địa phương cày cấy tịch điền theo
nghĩa vụ lao dịch. Thỉnh thoảng để cho quan lại trung ương sát với tình hình
sản xuất nhà vua lại bắt họ đi gặt. Thu hoạch mùa màng hoàn toàn thuộc về
nhà vua. Việc nuôi " quan ngưu "( trâu bò công ) một phần chủ yếu nhằm
cung cấp sức kéo cho các nông dân cày ruộng tịch điền.
Mặc dù quan hệ sản xuất ở loại ruộng tịch điền đáng lưu ý nhưng do tổng
diện tích của nó quá hẹp, không đủ gây một ảnh hưởng gì quan trọng đến sự


phát triển của nông ngư nghiệp. Thu nhập của nhà nước ở bộ phận ruộng tịch
điền không thể là nguồn thu nhập chính của gia đình nhà vua.
- Ruộng đồn điền
Việc tổ chức khai hoang lập làng và lập đồn điền bắt đầu ở thời Lý - Trần.
Tù binh và dân bị tù tội là lực lượng chủ yếu của các tổ chức khai hoang này.
Những cuộc chiến tranh với các nước xung quanh đã đưa lại một số tù binh
đáng kể. Nhiều tù binh được phân phát cho các vương hầu làm nô tỳ, số còn
lại được Nhà nước biến thành một lực lượng khai hoang. Năm 1252 trong lần
đánh Champa, Trần Thái Tông lại bắt thêm một số tù binh Chăm đưa về cho
khai hoang lập làng ở Nghệ An và ở một số vùng thuộc Bắc Bộ. Nhiều tù
binh Tống, Nguyên, Ai Lao cũng được sử dụng vào công cuộc khẩn hoang.
Như vậy là từ thời Lý, trên đất nước ta nảy sinh một số làng do tù binh khẩn
hoang lập thành và phụ thuộc nhà nước. Việc sử dụng tù binh vào công cuộc
khẩn hoang, mở rộng diện tích canh tác rõ ràng có ý nghĩa quan trọng đối với
sản xuất nông nghiệp đương thời. Bên cạnh đó đến thời Trần, nhà nước bắt
đầu thực hiện chính sách đồn điền.
“ Đồn ” nghĩa là tập trung đông người, “ điền ” nghĩa là làm ruộng. Chế
độ này có từ thời Hán và tồn tại mãi đến thời Thanh (bên Trung Quốc ), nhằm
tổ chức khai hoang nuôi quân đội hay thành lập các điểm di dân, cho nên có
quân đồn, dân đồn và thương đồn. Trong thời kỳ trước Lý đã có đồn điền ở

trên lãnh thổ nước ta. Thời Lý- Trần vẫn tiếp tục tồn tại các đồn điền.
Năm 1344, nhà Trần cho đặt các chức" đồn điền chánh, phó sứ ở ty
khuyến nông" chuyên về việc mộ dân khia hoang. Một số sử liệu địa phương
cho phép chúng ta suy nghĩ rằng làng Quán La ( thuộc huyện Từ Liêm- Hà
Nội ) là một đồn điền của nhà Trần. Đồn điền này được duy trì cho đến thế kỷ
XVIII. Sử cũ cũng nêu trường hợp Tảo Xã (hay Cảo Xã), (Từ Liêm- Hà Nội ),
nơi đày các tội nhân loại vừa .“ Cảo Xã là khu ruộng thuộc sở hữu nhà nước,


xuất hiện từ thời Lý. Tội nhân bị đày ra đây, gọi là Cảo Điền hoành, phải cày
3 mẵu ruộng, mỗi năm nộp 300 thăng thóc” [12, tr.136].
Như vậy xuất phát từ nhu cầu mở rộng diện tích canh tác, nhà Trần đã
thành lập các sở đồn điền bên cạnh việc khuyến khích các vương hầu khai
hoang, thành lập điền trang.
Năm 1128 đưa 6 quân luân phiên làm nông, chính là quân đồn điền. Năm
1344 đặt ty khuyến nông, chức đồn điền sứ và phó sứ… Đây đều là những
hình thức đồn điền khác nhau. Có quân điền do quân lính canh tác, có đồn
điền do quan nô canh tác, có dân đồn điền do dân canh tác.
Vấn đề thân phận, người cày trong bộ phận ruộng quốc khố khá phức tạp.
Ở một số nơi người cày giữ thân phận " Cảo điền hoành" hay " Cảo điền nhi "
nghĩa là thân phận nô lệ. Dưới thời Lý, chúng ta không rõ họ phải chịu nghĩa
vụ nặng nề ra sao nhưng nói chung họ có thể trở lại địa vị thường dân khi hết
hạn tù tội. Tóm lại thân phận người cày trong bộ phận ruộng quốc khố có thể
thuộc vào hai phạm trù : nô tỳ hay nô lệ, chịu sự chi phối hoàn toàn của nhà
nước; nông dân phụ thuộc, nộp tô ngay vào mùa lúa chín. Do đó, nhà Trần có
thể tiếp nhận mọi cách dễ dàng những nô tỳ của các quý tộc, vương hầu theo
giặc, bị tịch thu tài sản.
1.2.2. Bộ phận ruộng đất công làng xã
- Bộ phận ruộng đất do các làng xã cày cấy
Làng xã hình thành từ sớm ở nước ta. Những khái niệm làng, chạ nảy sinh

từ xa xưa được duy trì cho đến các thế kỷ sau. Trong các thế kỷ bị chính
quyền phương Bắc xâm chiếm và đô hộ, nhân dân Việt Nam đã cố gắng bảo
vệ nền tự trị của mình rào làng để biến thành " pháo đài xanh " chống lại một
cách hiệu quả mọi chính sách thống trị, đồng hóa của chính quyền đô hộ, bảo
vệ những di sản văn hóa dân tộc.


Ruộng đất công làng xã trong những thế kỷ X – XIX còn được gọi là
“quan điền” hay “quan điền bản xã”. Loại ruộng đất này chiếm phần lớn
trong các loại ruộng đất thời kỳ này. Đối với loại ruộng đất này, nhà nước
thường giao cho các làng xã quản lý và chia cho nông dân cày cấy. Trong
trường hợp này, nông dân là người lĩnh canh ruộng đất của nhà vua và có
nghĩa vụ nộp tô thuế cho nhà nước. Ruộng đất công làng xã rộng lớn cho nên
địa tô phải nộp trên ruộng đất này cũng chiếm phần chủ yếu trong các nguồn
thu của nhà nước. Điều đáng chú ý là mặc dù ruộng đất công ở các làng xã
thuộc quyền sở hữu của nhà Vua nhưng nông dân cũng có những quyền hạn
nhất định như: “ruộng đất của thôn xã nào chỉ chia cho những người ở thôn
xã đó, tùy theo phong tục của từng địa phương,khụng có tình trạng vua quan
đuổi nông dân ra khỏi làng xã của họ để chấp chiếm ruộng đất của họ trừ khi
họ phạm tội ” [14, tr.24].
Theo địa bạ Gia Long 4 (1085) tổng diện tích ruộng đất công làng xã ở
nhiều địa phương còn chiếm tỷ lệ 50,60% tổng diện tích công tư. Như vậy có
thể khẳng định rằng ở thời Lý - Trần ruộng công làng xã giữ một tỷ lệ lớn về
tổng diện tích và chiếm ưu thế. Đây là bộ phận ruộng đất cơ sở của nhà nước
trung ương chuyên chế Lý - Trần. Tuy nhiên chế độ sở hữu nhà nước đối với
bộ phận ruộng đất này còn có nhiều chỗ hạn chế. Làng xã Việt Nam gồm
nhiều loại, phần lớn là làng xã cổ, có nhiều ruộng công chúng được duy trì
bền vững trong cuộc đấu tranh lâu dài trước đây, do đó trong thời độc lập vẫn
giữ được ít nhiều tính tự trị cấn thiết. Nhà nước trung ương không thể tước
đoạt hết những tự trị đó trong một lúc. Đối với phần lớn ruộng đất công làng

xã, nhà nước trung ương giao cho các làng xã quản lý và lo việc phân chia cày
cấy, thu thuế để nộp cho nhà nước. Làng xã có quyền hưởng thụ toàn bộ
ruộng đất công của mình, có quyền phân chia cho các thành viên đến tuổi (18
tuổi).


Một vấn đề đặt ra là ở thời Lý - Trần ruộng đất công làng xã đã được phân
chia cho dân đinh như thế nào. Khái niệm " danh điền " để chỉ những ruộng
có người đứng tên, phân biệt với ruộng quan là loại ruộng không có chủ cố
định. Như vậy chúng ta có thể duy đoán rằng ruộng công làng xã nói chung
được chia lại định kỳ theo tục lệ cho các thành viên đến tuổi trong làng xã.
Tuy nhiên ngay dưới thời Trần, không phải làng nào cũng có hoặc có nhiều
ruộng công, không phải người dân nào cũng được xếp vào hạng được chia
ruộng công. Đó cũng là lý do nhà Trần đã quy định trong đánh thuế " ai
không có ruộng đất thì được miễn tất cả ".
Theo lệ của thời Lý- Trần những dân đinh được chia ruộng công đều chịu
mọi nghĩa vụ đối với nhà nước, từ nộp tô thuế đến đi sưu dịch. Đây là cơ sở
chủ yếu để nhà Lý và nhà Trần thực hiện chính sách " ngụ binh ư nông " . Và
như thế khi chiếm đoạt quyền sở hữu của làng xã về ruộng đất công để biến
bộ phận ruộng đất này thành một bộ phận thuộc sở hữu nhà nước, nhà LýTrần đã tạo cho mình nguồn thu nhập lớn nhất. Tuy nhiên do những hạn chế
chung trong sự phát triển của nhà nước nó buộc phải duy trì tổ chức làng xã
cũ với tư cách là một đơn vị kinh tế- xã hội, trực tiếp quản lý ruộng đất và dân
đinh.
- Ruộng phong thưởng và ban cấp ruộng đất
Nhà nước phong kiến Đại Việt thế kỷ X - XIV ngày càng củng cố được
quyền thống trị về mặt chính trị và dựa vào đó mà tăng dần quyền hạn của
mình đối với ruộng đất công làng xã. Hai hình thức sử dụng quyền sở hữu nhà
nước về ruộng đất phổ biến là phong cấp các hộ nông dân và phong cấp ruộng
đất.
Có thể hiểu rằng ở thời Lý, nhà nước chưa ban hành được một quy chế

bổng lộc đầy đủ. Quan lại lớn nhỏ đều chủ yếu dựa vào một phần thu thuế
được, mà sống. Từ năm 1236 nhà nước đã định lệ cấp bổng lộc cho các quan


văn võ trong ngoài, nhưng " quy chế không khảo được ", có lẽ lấy ở thuế
công, định làm mức thưởng. Nhà Trần vẫn dừng ở phương thức " phân chia
thu nhập ". Mãi đến năm 1316, Trần Minh Tông mới quy định việc cấp dân
hộ cho các quan lại. Chế độ lương bổng được tăng lên một bước.
Trên bước đường xây dựng một nhà nước ngày càng hoàn chỉnh các tập
đoàn thống trị phong kiến Đại Việt thế kỷ X - XIV đã từng bước sử dụng
ruộng đất công làng xã vào việc phong cấp cho quan lại, họ hàng, cận thần và
công thần của mình.
Phong thưởng cho những người có công bằng làng hay hộ nông dân là
một hình thức được thường xuyên sử dụng trong thời Lý - Trần. Hình thức
phong hộ của các triều đại Phương Bắc được sử dụng sớm nhất là thực ấp.
Thời Lý việc ban thực ấp có lẽ được thực hiện phổ biến hơn. Phần lớn các đại
thần có công đều được ban thực ấp. Theo thần Tích địa phương, thái úy Tô
Hiến Thành được ban thực ấp ở Cổ Am (Vĩnh Bắc- Hải Phòng ), thái úy Lý
Công Bình được ban thực ấp ở An Lão ( Bình Lục- Hà Nam Ninh ).
Ở nước ta, thông thường thực ấp chỉ gồm 1, 2 xã. Tất nhiên việc ban thực
ấp này tùy thuộc công lao, chức vụ của người được ban và khi ban, nhà nước
cũng chú ý đến làng xã hay vùng đất đem ban là địa phương giàu hay nghèo,
nhiều hay ít hộ. Do việc phong cấp của nhà nước quá rộng rãi và do công lao
của các công thần tương đối lớn, nhà nước không thể phong thưởng thực ấp
một cách đầy đủ nhưu trước nữa. Vì vậy nhà Lý buộc phải một mặt đánh giá
cao giá trị đóng góp của người được phong bằng thực ấp, mặt khác quy định
rõ số hộ thực phong mà họ được hưởng. Dưới thời nhà Trần tồn tại hình thức
“thái ấp”. Đây là chính sách ban cấp ruộng đất và bổng lộc cho các vương
hầu, quý tộc Trần. Với hình thức ban cấp thái ấp người nông dân được cấp
còn bị lệ thuộc theo quan hệ nông nô, nô tỳ với người được phong cấp ruộng

đất. Về thực chất, thái ấp là vùng đất riêng của các quý tộc Trần.


Khác với hình thức thực ấp nói trên, chế độ ban thưởng thực ấp kèm thật
phong tính theo đơn vị hộ. Mỗi hộ tất nhiên tương ứng với một tô thuế nhất
định tùy theo thực trạng tài sản. Người được phong có thể tự cử người đi thu
tô thuế cũng có thể nhận số tô thuế tương ứng với số hộ được phong, do một
cơ quan hay viên chức của nhà nước thu và giao. Như vậy hình thức phong
thưởng này không đặt ra một sự tương ứng với một diện tích ruộng đất hay
một số làng xã nào đó, nghĩa là nhà nước trung ương vẫn giữ cho mình quyền
sở hữu ruộng đất. Khi người được phong chết hay vì lý do gì đó bị cách chức,
nhà nước không cần thiết phải thực hiện một hành vi sung công điền sản hay
lấy lại ruộng đất. Ngay từ thời Lý nhà nước đã lấy hộ nông dân cấp cho các
sư. Chính sách phong thưởng thực ấp kèm thật phong chỉ được thực hiện ở
thời Lý song cũng không phổ biến. Còn ở thời Trần thì nguồn sử liệu hoàn
toàn không thấy nói gì về chính sách này. Như vậy khi ban cấp thực phong,
nhà nước mất quyền chi phối đối với nông dân trong một thời gian nhất định.
Chính vì vậy, nhà Lý rất hạn chế ban cấp theo hình thức “thực phong”. Về
nguyên tắc phần lớn các trường hợp thực ấp, thực phong, ruộng đất được cấp
vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước, người được cấp phong chỉ có quyền
chiếm hữu và sử dụng trong một thời gian nhất định và không phải là ruộng
đất tư. Tuy nhiên chỉ có trường hợp đặc biệt, “ nhà vua ghi rõ việc ban cấp
ruộng đất vĩnh viễn thì ruộng đất mới trở thành ruộng đất tư. Đơn cử như
trường hợp vua Lý Thái Tông cấp vĩnh viễn cho Lê Phụng Hiểu hơn nghìn
mẫu ruộng làm tư điền để biểu dương công lao” [12, tr. 38].
Có thể nói chế độ ban cấp ruộng đất cho vương hầu, quý tộc đó có từ
trước nhưng sang đến thời Lý chế độ này mới phát triển mạnh, dưới các hình
thức “thực ấp”, “thực phong”. “Đối với thực ấp, nhà nước giao quyền thu tô
thuế cho người được ban cấp ruộng đất, người nông dân không bị lệ thuộc
vào người được cấp ruộng đất, có nghĩa là họ vẫn phải thực hiện chế độ lao



dịch, đi lính cho nhà nước, còn tô thuế thì nộp cho người được cấp ruộng đất.
Đối với hình thức ban cấp thực phong nhà nước ban cấp cả người lẫn đất.
Người nông dân phải nộp tô, chịu lao dịch đi lính cho người được cấp ruộng
đất” [14,tr. 24].
Bên cạnh đó ruộng đất nhà chùa cũng là một loại ruộng do nhà nước ban
cấp cho các nhà chùa. Bộ phận ruộng đất này tồn tại khá phổ biến vào thời kỳ
đầu của chế độ phong kiến Việt Nam, nhất là dưới thời Lý, Trần khi Phật giáo
đó phát triển đến giai đoạn toàn thịnh và trở thành chính giáo của nước ta thời
kỳ đó.
Dưới thời Trần bên cạnh chủ trương phong thưởng bằng ruộng đất nhà
nước đã thi hành chính sách ban cấp thang mộc ấp. Theo nghĩa gốc của nó
thang mộc ấp là đất của nhà Vua ban cho các chư hầu để lấy thu nhập chi phí
vào việc "trai giới" khi về chầu. Nó cũng có nghĩa là đất gốc của một triều
đại. Hình thức ban thang mộc ấp hay giao cho một vùng nào đó làm ấp thang
mộc có nghĩa gần như thực ấp. Người được ban ấp thang mộc ấp có thể vừa tu
tô thuế để hưởng vừa xây dựng dinh thự để ở ngay trên vùng đất này.
Sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông sử cũ đã ghi lại một vài cách
phong thang mộc ấp. Ngoài việc thưởng tước, chức, nhà Trần còn cấp ruộng
và ban thưởng thang mộc ấp. Năm 1289 tướng Nguyễn Khoái được phong liệt
hầu và " ban cho một quận làm thang mộc ấp, gọi là Khoái Lộ ". Như vậy
thang mộc ấp biến thành một hình thức ban thưởng tương tự như thực ấp. Các
hình thức ban thưởng kiểu thực ấp, thang mộc ấp bằng đơn vị làng, ấp chỉ phù
hợp với thời Lý- Trần, khi mà nhà nước trung ương chưa nắm chắc được số
lượng ruộng đất cảu từng địa phương trong nước và chưa đặt ra cách ban
thưởng ruộng đất.
Cùng với những hình thức ban thưởng nói trên các triều đại phong kiến
Đại Việt thế kỷ X – XIV, còn có chế độ miễn mọi tô thuế, nghĩa vụ cho một



×