Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của giai cấp tư sản việt nam đối với phong trào cách mạng thời kì 1919 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.32 KB, 76 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Thời Pháp thuộc, xã hội Việt Nam có tính chất thuộc địa nửa phong
kiến. Đế quốc Pháp không những nắm quyền cai trị nhân dân ta mà chúng còn
duy trì và phát triển chế độ bóc lột phong kiến Việt Nam để tăng cường cướp
đoạt lợi nhuận ở thuộc địa Việt Nam. Lối cướp đoạt đế quốc kết hợp với lối
bóc lột phong kiến đã tạo nên một chế độ bóc lột rất nặng nề, hà khắc trong xã
hội Việt Nam. Tính chất độc quyền của nền kinh tế thực dân đã dẫn tới hậu
quả là: quan hệ sản xuất phong kiến trong nông nghiệp được duy trì nguyên
vẹn, các ngành thủ công cổ truyền đang còn có tác dụng tích cực bị bóp nghẹt,
kinh tế tư bản dân tộc bị kìm hãm không sao phát triển được. Điều đó làm cho
kinh tế nước ta bị kiệt quệ. Bên cạnh các tầng lớp, giai cấp đại diện cho xã hội
Việt Nam truyền thống, những giai cấp mới cũng có sự phát triển và phân hóa
ngày càng rõ hơn. Tư sản Việt Nam trước Chiến tranh thế giới thứ nhất mới
chỉ là một tầng lớp nhỏ bé kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thương nghiệp,
hoạt động sản xuất còn hạn chế. Từ sau chiến tranh, hoạt động kinh doanh
trong hầu hết các ngành kinh tế, từ xay xát, in ấn, dệt, nhuộm..... cho đến sản
xuất sơn, xà phòng, đường....Một số đã có trong tay những sản nghiệp lớn như
mỏ, đồn điền, các công ty thương mại.... Một số đã có những cơ sở sản xuất
thu hút vài trăm công nhân, mở rộng và phát triển nhanh chóng về thế lực
kinh tế. Tư sản Việt Nam đã thực sự hình thành một giai cấp xã hội vào
những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918). Tuy nhiên do tác
động của điều kiện kinh tế- xã hội nên sau chiến tranh, cơ sở kinh tế của giai
cấp tư sản Việt Nam hết sức nhỏ yếu, do đó thái độ chính trị của họ rất bạc
nhược. Từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam chỉ có
hai con đường: hoặc là thỏa hiệp, hợp tác với chủ nghĩa đế quốc để duy trì địa
vị phụ thuộc của mình mà như vậy thì càng ngày càng đi đến chỗ bế tắc; hoặc




Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

là đi theo phong trào đấu tranh của đông đảo quần chúng cách mạng do giai
cấp vô sản lãnh đạo, song cũng không phải dễ dàng gì vì họ có muôn nghìn
mối quan hệ với chủ nghĩa đế quốc và thế lực phong kiến. Cuối cùng mỗi bộ
phận của giai cấp tư sản Việt Nam cũng đã chọn được con đường đi của mình.
Lớp tư sản mại bản thì đi theo con đường hợp tác làm tay sai cho chủ nghĩa đế
quốc, vì vận mệnh của chúng gắn liền với vận mệnh của chủ nghĩa đế quốc.
Trong lúc đó, tư sản dân tộc đã dần dần đi vào con đường thứ hai, con đường
cách mạng dân tộc dân chủ do giai cấp vô sản lãnh đạo, tuy rằng bước đi của
họ nói chung không lấy gì làm hăng hái lắm. Lớp tư sản này trong điều kiện
nhất định của cách mạng phản đế và phản phong đã trở thành một trong
những lực lượng cách mạng và là bạn đồng minh của cách mạng.
Như vậy, nghiên cứu về giai cấp tư sản Việt Nam góp phần làm sáng tỏ
quá trình hình thành và phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam, để có thể so
sánh với sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản trên thế giới, cũng như
có thể lý giải vì sao giai cấp tư sản Việt Nam không thể trở thành giai cấp
nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đề tài còn là nguồn tư liệu bổ ích
cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong giai đoạn lịch sử Việt
Nam thời cận đại. Đồng thời góp phần giáo dục tinh thần, truyền thống bất
khuất của cha anh cho thế hệ trẻ ngày nay.
Với mong muốn được đi sâu tìm hiểu về giai cấp tư sản Việt Nam thời
Pháp thuộc nên tôi chọn đề tài : Quá trình hình thành, phát triển và vai trò
của giai cấp tư sản Việt Nam đối với phong trào cách mạng thời kì 19191945 làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quá trình hình thành và phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam vẫn

đang là một vấn đề gây tranh cãi nhiều đối với các học giả đương thời. Vấn đề


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

nghiên cứu về giai cấp tư sản Việt Nam trong thời kì 1919-1945 được đề cập
đến trong các công trình nghiên cứu như:
Nguyễn Công Bình với tác phẩm “Tìm hiểu về giai cấp tư sản Việt
Nam thời Pháp thuộc”(1959), Nxb Văn Sử Địa đã tái hiện lại quá trình phát
triển của giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc. Từ đó có thể nhìn thấy sơ
bộ về thời kỳ hình thành giai cấp tư sản Việt Nam. Tác giả đã đi sâu tìm hiểu
về nguồn gốc xuất hiện của giai cấp tư sản Việt Nam trong một điều kiện xuất
hiện mà chủ nghĩa đế quốc Pháp nắm toàn quyền thống trị và chế độ phong
kiến Việt Nam được duy trì và phát triển. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đi sâu
tìm hiểu về mối quan hệ giữa giai cấp tư sản Việt Nam với đế quốc Pháp và
giai cấp địa chủ Việt Nam, từ đó rút ra mấy đặc điểm về kinh tế của giai cấp
tư sản Việt Nam trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Tác giả cũng đã giới
thiệu sơ lược về thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam đối với
phong trào Cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, do nguồn sử liệu còn nghèo nàn
nên tác phẩm chưa giải quyết được một cách thỏa đáng, đúng mức với vị trí,
vai trò của giai cấp tư sản đối với phong trào Cách mạng Việt Nam thời kì
1919-1945.
Vấn đề nhận định về giai cấp tư sản Việt Nam trong thời gian gần đây
đã được đặc biệt chú ý. Trong tác phẩm “Một số ý kiến về sự hình thành và
phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam” (1959), Nxb Sự thật của Minh Tranh
và Nguyễn Kiến Giang, đã đề cập khá sâu sắc đến vấn đề: Lực lượng kinh tế
của giai cấp tư sản như thế nào? Tính chất của họ ra sao? Mại bản hay dân
tộc, thái độ chính trị của họ trong cuộc Cách mạng như thế nào?...

Đề tài về giai cấp tư sản gần đây đã thu hút khá nhiều công trình nghiên
cứu của nhiều tác giả như: “Thái độ của giai cấp tư sản Việt Nam đối với
phong trào dân tộc dân chủ” , luận văn Thạc Sĩ của Nguyễn Tiến Cảnh;
“Hoạt động kinh doanh của tư sản Việt Nam trước 1945”, luận văn Thạc Sĩ


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

của Nguyễn Văn Tạo… Các công trình nghiên cứu đã cung cấp nhiều tài liệu
quý giá ở một mức độ nhất định, đã làm rõ được thái độ cũng như vai trò của
giai cấp tư sản Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Từ đó rút ra những
nhận định đúng đắn nhất về vai trò chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam
trong phong trào cách mạng.
Như vậy, chưa có một công trình nghiên cứu nào khái quát được mọi
mặt hoạt động của giai cấp tư sản Việt Nam từ 1919-1945. Với việc tìm hiểu
đề tài “Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của giai cấp tư sản Việt Nam
đối với phong trào cách mạng thời kì 1919-1945”, tác giả sẽ tổng hợp, khái
quát mọi mặt từ quá trình hình thành, phát triển cũng như vai trò của giai cấp
tư sản Việt Nam thời kỳ 1919-1945.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về quá trình hình thành,
phát triển và vai trò của giai cấp tư sản Việt Nam đối với phong trào cách
mạng thời kì 1919-1945, đã làm rõ vai trò của giai cấp tư sản trong sự phát
triển của kinh tế, cũng như vai trò về chính trị của tư sản Việt Nam đối với
phong trào cách mạng thời Pháp thuộc; góp phần làm rõ sự đúng đắn, sáng
tạo các quan điểm về giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc.
Đề tài này hoàn thiện nhiệm vụ khoa học đề ra của tôi là góp phần

nghiên cứu tìm hiểu về giai cấp tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc, rút ra được
một số nhận xét về mặt tích cực cũng như hạn chế của giai cấp tư sản Việt
Nam thời Pháp thuộc.
Đề tài này dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác nghiên cứu,
giảng dạy.


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này tập trung tìm hiểu về giai cấp tư sản Việt Nam thời kì 19191945 trên các khía cạnh như : Qúa trình hình thành, phát triển cũng như vai
trò chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam đối với phong trào cách mạng Việt
Nam thời kì 1919-1945.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Giai đoạn 1919-1945.
Về không gian: Giai cấp tư sản ở Việt Nam.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành khóa luận này, tác giả đã sử dụng các nguồn tài tư liệu
gốc là các cuốn sách được lưu trữ tại thư viện Quốc gia, thư viện khoa Sử
trường Khoa học Xã hội và Nhân văn như các tác phẩm : “Tìm hiểu giai cấp
tư sản Việt Nam thời Pháp thuộc” của tác giả Nguyễn Công Bình; “Một số ý
kiến về sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam” của Minh
Tranh và Nguyễn Kiến Giang...
Nguồn tài liệu tham khảo là các bài báo, tạp chí, tập san nghiên cứu
viết về quá trình hình thành, phát triển và vai trò của giai cấp tư sản Việt Nam
Nguồn tài liệu từ các công trình nghiên cứu chuyên sâu của nhiều tác
giả được lưu trữ tại thư viện khoa Sử của trường Khoa học Xã hội và Nhân

văn như : “Thái độ của giai cấp tư sản Việt Nam đối với phong trào dân tộc
dân chủ” của Nguyễn Tiến Cảnh; “Hoạt động kinh doanh của tư sản Việt
Nam trước năm 1945” của Nguyễn Văn Tạo ....
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là phương pháp lôgic và lịch
sử. Ngoài đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp... nhằm đảm
bảo tính khoa học của quá trình phân tích, lý giải các sự kiện.


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

5. Đóng góp của đề tài
Khóa luận góp phần dựng lại bức tranh lịch sử về giai cấp tư sản Việt
Nam thời kì 1919-1945 một cách toàn diện, đầy đủ hơn. Qua đó rút ra đặc
điểm và vai trò của giai cấp tư sản Việt Nam thời kì 1919-1945.
Đề tài còn dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu giảng dạy.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận
gồm có 2 chương.
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của giai cấp tư sản
Việt Nam thời kì 1919-1945
Chương 2:Vai trò của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào
cách mạng thời kì 1919-1945


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử


Chương 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
GIAI CẤP TƯ SẢN VIỆT NAM THỜI KÌ 1919-1945
1.1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH GIAI CẤP TƯ SẢN VIỆT NAM
Những điều kiện đầu tiên cần phải có để cho nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa phát sinh là nền sản xuất hàng hóa giản đơn và mối trao đổi trên thị
trường phải phát triển đến mức độ làm cho nhiều tiền bạc được tập trung lại
trong tay của một số người. Đồng thời xã hội ở thành thị và nông thôn phân
hóa tạo nên tầng lớp vô sản làm thuê. Rồi khi đó những người tích lũy được
nhiều tiền của sẽ sử dụng người vô sản làm thuê, chuyên sản xuất hàng hóa
kiếm lời, thì nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mới ra đời. Trong “Các Mác và
chủ nghĩa Mác”, Lê-Nin đã thuyết minh học thuyết thiên tài của Mác về sự
xuất hiện nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rằng: “Điều kiện lịch sử tiên quyết cho
tư bản xuất hiện, trước hết là ở chỗ phải có một số tiền nào đó tích lũy trong
tay những tư nhân, ở một giai đoạn sản xuất hàng hóa đã tương đối cao; sau
nữa là ở chỗ phải có những công nhân tự do về hai phương tiện: tự do không
bị bó buộc hạn chế gì cả trong việc bán sức lao động của họ, và tự do vì
không có ruộng đất và nói chung không có tư liệu sản xuất; phải có những
công nhân không có chủ, những công nhân vô sản chỉ có thể sống được bằng
cách bán sức lao động của mình” [3, tr.33]. Đó cũng là quy luật chung của sự
ra đời của chủ nghĩa tư bản ở tất cả các nước.
Muốn bàn đến sự hình thành của giai cấp tư sản Việt Nam, trước hết
chúng ta hãy cùng nhau xét đến ý niệm của hai tiếng tư sản. Hai tiếng này
dịch từ chữ bourgeois mà ra. Nhiều sách Trung Quốc trước kia đã dịch là thị
dân và cũng có sách đã dịch âm bua-geoa. Hiện nay thì thống nhất là tư sản.
Trong các sách báo Việt Nam, chữ bourgeois cũng đã lần lượt phiên dịch


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

khác nhau: thị dân, trưởng giả và hiện nay cũng thống nhất là tư sản. Vậy
bourgeois, thị dân, tư sản là gì? Theo nguyên nghĩa của nó thì bourgeois chỉ
có nghĩa là người ở thành thị . Nhưng rồi nghĩa ấy dần bị quên đi cho nên về
sau, bua-geoa có nghĩa là kẻ giàu sang, tức tầng lớp trên của xã hội. Song như
vậy cũng không có nghĩa hết thảy đều là tầng lớp trên, mà có thể chia làm 3
hạng: tiểu, trung và đại. Ngày nay ta dịch là tư sản và cũng chia là đại tư sản,
trung tư sản và tiểu tư sản. Nhưng những tiếng trên này từ nguyên nghĩa của
nó đã trở thành có một nội dung rõ rệt, tức là lớp người đại biểu cho quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa trong xã hội. Và ngày nay tư sản không chỉ bao
gồm những người nhất định ở thành thị mà còn gồm cả những người ở nông
thôn như phú nông (tức tư sản nông thôn) và trung nông (tiểu tư sản nông
thôn) [26, tr.157].
1.1.1. Tích lũy tư bản
1.1.1.1. Tích lũy vốn
Kinh tế tư bản chủ nghĩa Việt Nam, từ những mầm mống trong thời kì
phong kiến trước kia, đã tiếp tục nảy sinh và phát triển lên trong thời kì Pháp
thuộc. Giai cấp tư sản hình thành trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Mặc
dù lực lượng của nó nhỏ bé, yếu ớt, nhưng trước khi ra đời nó cũng đã trải
qua một thời kì tích lũy của cải trong tay, để thiết lập nên những xí nghiệp tư
bản chủ nghĩa.
Vai trò thống trị của đế quốc Pháp có một ảnh hưởng rất quan trọng đến
sự phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam. Đế quốc Pháp nắm hết các mạch
máu kinh tế Việt Nam. Đời sống kinh tế của các giai cấp ở nông thôn và thành
thị đều bị Pháp chi phối. Bằng biện pháp kinh tế như độc chiếm thị trường,
độc quyền trong các ngành kinh doanh quan trọng, duy trì và phát triển kinh
tế phong kiến, đồng thời bằng những độc quyền của kẻ thống trị, đế quốc
Pháp đã kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam. Mặt khác, kinh



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

tế tư bản ngoại quốc thâm nhập vào Việt Nam đã làm phá vỡ tính chất tự
nhiên của nền kinh tế Việt Nam, làm cho thị trường Việt Nam được mở rộng.
Những điều kiện đó đã kích thích khách quan cho giai cấp tư sản Việt Nam
phát triển.
Trong nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến đã có những tư nhân Việt
Nam tích lũy được nhiều của cải bằng bóc lột, cướp đoạt, làm vô sản hóa
nhiều người sản xuất khác. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa đã thúc đẩy
họ trở thành những chủ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của kinh tế
hàng hóa đã tạo nên sự phân hóa trong nội bộ đám người tiểu sản xuất hàng
hóa, một số ít giàu có trở thành chủ xí nghiệp trong khi một số khác trở thành
vô sản làm thuê. Để cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển phải
có những tư nhân tập trung được nhiều tiền của vào tay bằng nhiều hình thức,
đồng thời tạo ra tầng lớp vô sản bán sức lao động cho họ. Giai cấp tư sản Việt
Nam hình thành trong thời Pháp thuộc, thực dân Pháp dùng phương thức bóc
lột đế quốc chủ nghĩa để cướp đoạt tài nguyên nhằm thu lợi nhuận cao nhất ở
thuộc địa Việt Nam. Trong điều kiện đó, dĩ nhiên giai cấp tư sản Việt Nam
không thể có những hình thức và mức độ tích lũy tư bản đầu tiên giống như
giai cấp tư sản các nước tư bản Âu châu trước kia. Sự phát triển của nền kinh
tế thuộc địa nửa phong kiến đã tạo nên nhiều hình thức cho tư nhân Việt Nam
tích lũy tiền của trước khi trở thành chủ xí nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Khi thị trường Việt Nam được mở rộng từ Bắc tới Nam, hàng hóa xuất
nhập cảng ngày một nhiều thì tầng lớp thương nhân Việt Nam cũng ngày một
đông, vai trò môi giới của thương nhân cũng ngày một quan trọng. Nhiều
thương nhân đã làm giàu khá nhanh chóng bằng những biện pháp sau: Tăng
cường trao đổi không ngang giá giữa họ với người sản xuất, giữa họ với

người tiêu dùng, lợi dụng tình trạng nông dân và thợ thủ công buộc phải bán
nông phẩm và thủ công nghiệp phẩm để lấy tiền nộp thuế má cho đế quốc mà


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

tiến hành mua rẻ sản phẩm của họ, cho vay nặng lãi, đầu cơ tích trữ và cả
những hoạt động buôn gian bán lận khác. Từ vai trò môi giới địa phương giữa
những người sản xuất hàng hóa, nhiều thương nhân và hội buôn đã tiến lên
thành những chủ bao mua. Kết quả là làm phá sản nhiều người tiểu sản xuất,
trở thành chủ xí nghiệp. Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã có những
thương nhân hoạt động trên phạm vi thị trường khá rộng lớn. Sau Đại chiến
lần thứ nhất (1914-1918) số vốn của công ty Liên Thành đã tăng lên nhanh
chóng từ 93.000 phơ-răng năm 1907 thành 200.000 phơ-răng năm 1920, số
vốn của công ty Quảng Hưng Long đã tăng lên nhanh từ 3.000 phơ-răng năm
1907 thành 200.000 phơ-răng năm 1920... [3, tr.11]. Đồng thời với sự giàu có
của những hãng buôn ấy là sự nghèo túng và phá sản của nhiều người tiểu sản
xuất hàng hóa khác. Trong khi đó, chế độ bóc lột của đế quốc và phong kiến
cũng đã tạo ra rất nhiều người vô sản. Sự tập trung của cải vào tay một số
thương nhân và sự xuất hiện nhiều người vô sản làm thuê là điều kiện cho
thương nhân mở xí nghiệp.
Tư sản Việt Nam có nguồn gốc từ một bộ phận là địa chủ giàu có
chuyển sang kinh doanh công thương nghiệp, chống lại sự độc quyền của thực
dân Pháp. Trong thời Pháp thuộc, địa chủ Việt Nam đã tập trung nhiều ruộng
đất vào tay mình. Bằng nhiều biện pháp như chế độ tô tức, thuế khóa nặng nề,
địa chủ đã làm cho nhiều nông dân bị bần cùng hóa phải bán lẻ ruộng đất cho
địa chủ. Thực dân Pháp tiến hành trao đổi bất bình đẳng về giá cả. Bán cao
giá hàng công nghiệp của chúng và mua rẻ nông phẩm đem xuất cảng để cướp

đoạt tiền vốn của nông dân. Nông dân nghèo túng đã phải bán hết nông phẩm
để nộp thuế, tô và trả nợ, do đó họ ngày càng lệ thuộc chặt chẽ hơn vào địa
chủ. Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất của nông dân đem cho
hoặc bán rẻ cho tay sai để biến bọn này thành địa chủ. Kết quả là sở hữu
ruộng đất của giai cấp địa chủ ngày càng nhiều. Tầng lớp đại địa chủ phát


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

triển. Đại địa chủ Bắc Kì chiếm 17% diện tích cấy lúa Bắc Kì. Ruộng đất tập
trung mạnh nhất vào tay đại địa chủ Nam Kì chiếm tới 34% tổng diện tích cấy
lúa ở Nam Kì. Sự tập trung ruộng đất vào tay địa chủ với nhiều hình thức bóc
lột phong kiến nặng nề, đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp thực hiện chính
sách bóc lột nhân công với giá rẻ mạt, kìm hãm sự phát triển của nền công
nghiệp dân tộc Việt Nam và là một hình thức cho địa chủ tập trung nhiều tiền
của trong tay. Địa chủ đã sử dụng số tiền này vào việc cho vay và mở rộng
thêm đồn điền, trại, ấp, phát canh cho nông dân tá điền. Đã có không ít địa
chủ dùng tiền của tích lũy được lập hội buôn, mở xưởng kinh doanh theo lối
tư bản chủ nghĩa. Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xu hướng tập trung
ruộng đất vào tay địa chủ đã phát triển, lúc đó cũng đã có một số ít địa chủ tư
sản hóa. Từ sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918), sự tập trung
ruộng đất vào tay địa chủ ngày càng nhiều, nhất là ở Nam Kì. Rất nhiều nông
dân bị cướp đoạt hết đất đai. Một số ít địa chủ đã mở xưởng cưa, lò gạch, máy
xay sử dụng hàng chục công nhân. Trong điều kiện mà thóc lúa địa chủ bị
cuốn vào thị trường, việc mua bán lúa gạo rất thịnh hành ở Nam Kì, nên cũng
có nhiều địa chủ bỏ vốn lập ra các công ty buôn bán lúa gạo kiếm lời, một số
còn chung vốn với tư bản ngoại quốc để kinh doanh. Trần Trinh Trạch- đại
địa chủ ở Bắc Kỳ có 17.000 mẫu tây đất và Nguyễn Tấn Sử- đại địa chủ ở Bà

Rịa đã chung cổ phần trong công ty Ngân hàng Việt Nam. Trương Văn Bền đại địa chủ có 17.000 mẫu tây đất cũng là chủ xí nghiệp xà phòng sử dụng 70
công nhân [3, tr.13]. Nhưng do chế độ bóc lột phong kiến được duy trì và phát
triển trong thời Pháp thuộc, nên những địa chủ dù đã bỏ vốn lập hãng buôn,
mở xí nghiệp, hầu hết họ vẫn không bỏ được lối bóc lột phong kiến, vẫn giữ
ruộng đất cho phát canh thu tô.
Có những tư sản Việt Nam có nguồn gốc từ một bộ phận những người
đứng ra bao thầu các bộ phận kinh doanh của Pháp. Nhỏ thì thầu cung cấp


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

gạo, củi, tiếp tế lương thực, nguyên liệu cho Pháp, lớn thì như thầu làm nhà,
làm cửa, làm đại lý phân phối hàng hóa cho Pháp. Nhưng rồi trong những
hoàn cảnh thuận lợi nào đó, họ thấy kinh doanh công nghiệp có nhiều lời hơn.
Ví dụ trong những ngành kinh doanh công nghiệp mà tư bản thực dân chưa
với tới đang đòi hỏi phát triển hay những khi tư bản ngoại quốc hoạt động sút
kém trên thị trường Việt Nam, hàng hóa trở nên khan hiếm thì những phần tử
này có thể chuyển sang mở xí nghiệp, sản xuất. Bùi Huy Tín, chủ nhà máy in
vốn là nhà thầu khoán, cũng giống Nguyễn Hữu Sở, Trần Huynh Kí chung cổ
phần trong Ngân hàng Việt Nam. Một số người còn do việc buôn bán hàng
ngoại hóa, đầu cơ tích trữ... mà phát tài sau đó lập xí nghiệp. Nói chung xu
hướng kinh doanh của số người đã dựa vào thế lực kinh tế và chính trị của đế
quốc mà trở thành giàu có thì họ lại ngày càng đi sâu vào con đường mại bản,
thầu khoán lớn, đại lý hàng ngoại quốc, chung vốn với tư bản ngoại quốc để
mở xí nghiệp và hãng buôn...
Một số quan lại cáo quan về kinh doanh công thương nghiệp với ý thức
phát triển kinh tế dân tộc. Nghiêm Xuân Quảng, nguyên Án sát Lạng Sơn
thành lập Công ty Quảng Hợp Ích buôn vải lụa, mở xưởng dệt ở Hà Nội. Một

số quan chức về hưu ở Thái Bình mở Công ty Nam Phong chuyên dệt chiếu
bán trực tiếp cho lái buôn nước ngoài. Một số đã có ý thức chung vốn lại
thành lập những công ty lớn để có thể cạnh tranh với Pháp và Hoa Kiều. Ở
Quảng Nam, có Quảng Nam hiệp thương công ty phát triển từ năm 19061907, vốn chừng 20 vạn đồng, thu mua lâm thổ sản ở nông thôn chở đi Hà
Nội, Sài Gòn, Hồng Kông bán, rồi lại mua hàng ở các nước đó về. Ở Phan
Thiết có công ty nước mắm Liên Thành đặt nhiều chi nhánh trong nước. Công
ty Phượng Lâu (Thanh Hóa) chuyên buôn tơ lụa, năm 1907 phát triển thêm
nhiều chi nhánh ở Huế, Vinh, Hà Tĩnh.....


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

Cũng có những người hoạt động yêu nước chuyển sang kinh doanh
thương nghiệp để hỗ trợ cho công tác chính trị. Ở Nghệ An, Đặng Nguyên
Cẩn, Ngô Đức Kế mở Triêu Dương thương quán. Ở Hà Tĩnh, Lê Văn Huân
mở hội buôn Mộng Hanh. Ở Hà Nội, Nguyễn Quyền mở hiệu Hồng Tân
Hưng; Hoàng Tăng Bí lập công ty Đông Thành Xương.... Những công ty này
ít vốn, cổ phần nhỏ nên quy mô kinh doanh không phát triển mạnh.
Đó là mấy hình thức chủ yếu về sự tập trung của cải của giai cấp tư sản
Việt Nam trước khi nó ra đời. Do sự thống trị kinh tế của thực dân Pháp và
phong kiến Việt Nam, những hình thức tích lũy của cải ấy đều bị hạn chế và
không có tính chất triệt để. Sự tích lũy của cải bị hạn chế khiến cho tư sản
Việt Nam không thể mở nhiều đại xí nghiệp, kinh tế của họ nhỏ bé và bị phụ
thuộc nhiều vào kinh tế của đế quốc.
1.1.1.2. Tích lũy nhân công
Do chính sách bóc lột và cướp đoạt dã man của thực dân Pháp và
phong kiến Việt Nam đã đẩy sự phá sản trong nông dân, thợ thủ công, dân
nghèo thành thị... ngày càng diễn ra trầm trọng. Chính sách bóc lột của thực

dân Pháp ở nước ta căn bản là đúng như nhận xét trong Sách giáo khoa Chính
trị kinh tế học: “Kết hợp lối cướp bóc đế quốc với hình thức bóc lột phong
kiến đối với người lao động là một đặc điểm của phương pháp bóc lột thuộc
địa đảm bảo lợi nhuận lũng đoạn cho tư bản tài chính của chính quốc. Chủ
nghĩa đế quốc vừa phát triển sản xuất hàng hóa và mở rộng quan hệ tiền tệ,
tước đoạt ruộng đất của nhân dân bản xứ, phá hoại nền tiểu sản xuất thủ công,
đồng thời lại duy trì một cách giả tạo tàn tích phong kiến và du nhập phương
pháp lao động cưỡng bức. Với sự bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa, địa tô hiện vật được thay bằng địa tô tiền, thuế hiện vật được thay bằng
thuế tiền, điều đó đưa đến kết quả làm cho quần chúng nông dân mau bị phá
sản” [15, tr.364].


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

Một trong những biện pháp đẩy nhân dân lao động Việt Nam vào tình
cảnh phá sản, bị vô sản hóa là gánh nặng thuế má. Ngay sau khi chiếm được
mấy tỉnh ở Nam Bộ, thực dân Pháp đã dùng chế độ thuế má hà khắc để tước
đoạt nông dân và các tầng lớp khác. Bộ máy thu thuế ngày càng được tăng
cường. Thuế đinh, thuế điền và các thứ thuế gián thu khác tăng lên đều đặn.
Năm 1880, xứ Nam Bộ đã nộp một số thuế là 20 triệu phơ- răng vàng. Bảy
năm sau, con số đó tăng lên 35 triệu. Hác - Măng, một trong những tên tướng
cướp thực dân đầu tiên đã khoe rằng: “Đó thật sự là một sự cai trị khôn khéo
đối với một nước mà trước khi chúng ta đến đây, chỉ việc cung cấp cho quỹ
nhà vua có 1.500.00 phơ- răng cũng đã bất lực”.[25, tr.95]. Sự cai trị khôn
khéo đó có nghĩa là sự bóc lột về thuế má của bọn thực dân ở Nam Bộ đã tăng
gấp 23 lần so với vua nhà Nguyễn. Và sự cai trị khôn khéo ấy, ai cũng biết là
đã được thực hiện bằng lưỡi lê và mũi súng. Chính sách thuế má của đế quốc

Pháp là chính sách tăng thêm các thứ thuế cũ và đặt thêm nhiều thứ thuế mới.
Chính sách đó không cần tính đến khả năng đóng góp của nhân dân, nhất là
nông dân mà chỉ nhằm mục đích rút ruột nông dân, vơ vét đến cùng cho đầy
túi của chúng. Trong rất nhiều thứ thuế phong kiến được giữ lại, thứ thuế bất
công nhất, tàn dư của thời trung cổ, mà nhân dân ta phải gánh là thuế thân- nó
làm cho nông dân vô cùng khốn quẫn. Trong tình trạng nghèo khổ, nông dân
thiếu thuế là một điều rất dễ hiểu. Nông dân phá sản, ruộng đất càng tập trung
vào tay địa chủ, thực dân.
Sau gánh nặng thuế má là gánh nặng muối, thực dân Pháp đã nắm độc
quyền bán muối từ năm 1897. Chúng đã nâng giá muối bán một cách vô lý từ
0 $50 một tạ năm 1897 lên 2$25 năm 1907. Về rượu chúng cũng nâng giá bán
rượu từ 5 hoặc 6 xu một lít lên 0$26 năm 1926. Cùng với việc tăng sản xuất
lượng rượu thì thuế rượu cùng không ngừng tăng lên. Báo Rạng đông Đông
Dương, ra ngày 8-9-1934 viết: “Chính phủ quyết định từ nay mỗi người dân


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

phải tiêu thụ 7 lít rượu. Tất cả các làng không mua đủ số rượu mà chính phủ
quy định sẽ coi như là đã làm loạn và hương lý sẽ bị trừng phạt. Số rượu phân
phối cho từng làng căn cứ theo số dân đinh, cứ mỗi người 7 lít. Số tiền bán
rượu dù hết hay không cũng phải trả đủ. Việc tiêu thụ rượu là điều bắt buộc
trước hết ở Bắc Kì và Trung Kì, rối sau tới Nam Kì và trong toàn liên bang”
[15, tr.101].
Một trong những nguồn bóc lột chủ yếu của thực dân Pháp là độc
quyền thương mại, nhất là trong vấn đề thu mua thóc gạo để xuất khẩu kiếm
lãi và đầu cơ thóc gạo để lũng đoạn thị trường thóc gạo trong nước. Nhờ cả
một loạt chính sách về thuế quan và giá cả, nền thương mại ở Đông Dương

đều nằm trong tay đế quốc Pháp. “Thương mại thuộc địa, là thương mại độc
quyền, nó ấn cho nhân dân các nước hải ngoại những sự trao đổi không
ngang giá. Nó đè lên nhân dân các nước ấy một gánh nặng ngày càng tăng
thêm do sự cách biệt ngày càng lớn giữa giá cả hàng hóa nhập khẩu và giá cả
sản phẩm xuất khẩu”.[15, tr.103]
Số người vô sản cần công ăn việc làm trong công nghiệp tăng lên
nhanh chóng. Chế độ tiền công của công nhân rất thấp. Đó là điều kiện khách
quan cho tư sản Việt Nam có nguồn nhân công rẻ mạt và làm giàu nhanh
chóng. Nhưng giai cấp tư sản Việt Nam trên con đường ra đời và phát triển
của nó, nó cũng tạo ra một lực lượng công nhân làm thuê. Công nhân ngày
một tập trung đông trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền của tư bản Pháp. Từ
Đại chiến thứ nhất (1914-1918) đến 1929, số công nhân đã tăng từ 100.000
đến trên 220.000 người, công nhân hầm mỏ 53.240 người, công nhân nông
nghiệp 81.188 người. Sự tích lũy tiền bạc của họ là kết quả của việc bóc lột,
cướp đoạt, bần cùng hóa, làm phá sản không ít nông dân, thợ thủ công. Khi
trở thành chủ xí nghiệp họ đã tăng cường tích lũy tư bản bằng việc ra sức bóc
lột công nhân Việt Nam: Kéo dài ngày công, trả thấp tiền công, sử dụng máy


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

móc mới, nâng cao cường độ lao động của công nhân nhưng vẫn trả thấp tiền
công, lợi dụng sức lao động rẻ mạt của phụ nữ, trẻ em và nhiều hình thức bóc
lột xảo quyệt khác. Giai cấp tư sản đã làm giàu bằng những hình thức bóc lột
đó. Nhiều chủ xí nghiệp còn đồng thời là nhà buôn, họ chẳng những trực tiếp
bóc lột công nhân, còn trực tiếp bóc lột người tiểu sản xuất và tiêu thụ nữa. Ví
dụ chủ hãng Đồng Lợi vừa có xưởng ươm tơ ở Thái Bình, vừa có xưởng cảng
tơ và có cửa hiệu buôn ở Việt Trì. Hãng đó đã cung cấp giống tằm và cho

những người trồng dâu nuôi tằm ở địa phương vay vốn lấy lãi để rồi thu mua
tơ cho họ với giá rẻ. Nhờ đó mà đầu thế kỉ XX, hãng này mới là một chủ xí
nghiệp nhỏ, nhưng khoảng năm 1920 đã có trên một 100 công nhân ươm tơ,
dệt lụa, có 30 mẫu trồng dâu, 200 mẫu trồng lúa. Trong giai cấp tư sản Việt
Nam có nhiều người kiêm địa chủ, họ vốn là địa chủ có kinh doanh công
thương nghiệp hay vốn là nhà công thương nghiệp nhưng tậu thêm ruộng đất
cho phát canh thu tô. Số tư sản này chẳng những bóc lột công nhân, còn bóc
lột nông dân bằng nhiều biện pháp như: Chế độ tô tức nặng nề của địa chủ
làm cho nông dân mất dần đất đai vào tay chúng, chế độ thuế khóa nặng nề
của đế quốc làm cho nông dân bị bần cùng hóa phải bán rẻ ruộng đất cho địa
chủ. Nông dân còn bị bóc lột nặng nề về mặt thương nghiệp, trong khi cần có
tiền nộp sưu thuế, trả nợ lãi, mua tư liệu sản xuất và tiêu dùng bắt buộc họ
phải bán nông phẩm đi. Nông dân nghèo túng đã phải bán hết số nông phẩm
để nộp thuế, tô và trả nợ lãi thì họ phải lệ thuộc chặt chẽ hơn vào địa chủ. Các
thứ thuế trực thu và gián thu đặt ra sau chiến tranh ngày một nhiều và nặng
nề. Một người dân ở Nam Kì năm 1913 nộp 5$85 thuế thân, năm 1930 tăng
lên tới 7$50. Đế quốc Pháp còn cướp đoạt ruộng đất của nông dân đem cho
chúng hoặc bán rẻ cho bọn tay sai của chúng, biến bọn này thành địa chủ. Kết
quả là sở hữu ruộng đất của giai cấp đại chủ ngày càng nhiều. Theo thống kê
năm 1930, ở 18 tỉnh Bắc Kì có tới 594.091 gia đình chỉ có dưới một mẫu


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

ruộng còn ở 13 tỉnh Trung Kì là 449.391gia đình chỉ có dưới một mẫu ruộng.
Họ bắt buộc phải đi làm thuê để sống và lĩnh canh ruộng của địa chủ. Đội
quân vô sản và nửa vô sản một phần sống trong cảnh bần cùng hóa ở nông
thôn, làm thuê cho phú nông địa chủ, một phần phải bỏ đi làm hầm mỏ, đồn

điền xí nghiệp cho tư bản Pháp. Đội quân vô sản và nửa vô sản ở nông thôn
Bắc và Trung Kì là nguồn nhân công dự trữ lớn lao nhất của tư bản Pháp ở
Việt Nam. Ngoài số nông dân mất ruộng đất kéo ra thành thị làm thuê, số dân
nghèo thành thị bị phá sản trong thời kì này cũng không phải là ít.
Với mục đích tập trung nhiều ruộng đất trong tay để mở các đồn điền,
xí nghiệp, nhà máy... địa chủ đã bần cùng hóa nông dân phục vụ cho chính
sách bóc lột nhân công với giá rẻ mạt của đế quốc Pháp, đã kìm hãm sự phát
triển của nền công nghiệp dân tộc Việt Nam. Có thể thấy nguyên nhân chủ
yếu làm xuất hiện ngày một đông đảo tầng lớp vô sản làm thuê này là do
chính sách cướp đoạt, bóc lột của đế quốc Pháp cộng với ách bóc lột của địa
chủ phong kiến. Sự xuất hiện ngày càng đông số người làm thuê là một trong
những điều kiện khách quan kích thích cho chủ nghĩa tư bản Việt Nam phát
triển. Giai cấp tư sản Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng con đường phát triển của nó
cũng dựa trên sự bóc lột công nhân Việt Nam bằng nhiều thủ đoạn.
Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa Việt
Nam, của giai cấp tư sản Việt Nam cũng là quá trình phát triển của nền sản
xuất hàng hóa Việt Nam, của sự tập trung tiền của vào tay một số tư nhân và
sự bóc lột của họ đối với giai cấp công nhân và nông dân.
1.1.2. Tiếp thu hệ tư tưởng dân chủ tư sản
Cuối thế kỷ thứ XIX đầu thế kỷ XX, trong khi nền kinh tế - xã hội nước
ta đang có những chuyển biến sâu sắc thì tại nhiều nước ở phương Đông cũng
đã diễn ra nhiều phong trào dân tộc và cải cách theo hướng tư sản. Điển hình


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

là phong trào duy tân ở Nhật, cuộc vận động cải cách ở Trung Quốc, cải cách
của Rama tại Xiêm, tổ chức Đồng minh hội ở Xingapo...

Ở nước ta đầu thế kỷ XX, chính sách cai trị của thực dân Pháp đã tước
đoạt hết quyền tự do của nhân dân ta. Chính sách khai thác của thực dân Pháp
đã làm cho nền kinh tế nước ta bị phụ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế nước
Pháp. Những nhà máy, xí nghiệp, hãng buôn, hệ thống giao thông hợp thành
bộ phận kinh tế tư bản thực dân chỉ có tác dụng tiêu thụ hàng công nghiệp của
tư bản Pháp, vơ vét các mặt hàng nông, lâm để xuất khẩu và ăn cướp có tổ
chức tài nguyên thiên nhiên của nước ta. Nhưng mặt khác, kinh tế tư bản
ngoại quốc thâm nhập vào Việt Nam đã làm phá vỡ tính chất tự nhiên của nền
kinh tế Việt Nam, làm cho thị trường được mở rộng. Bên cạnh các tầng lớp
giai cấp đại diện cho xã hội Việt Nam truyền thống, những giai cấp mới cũng
có sự phát triển và phân hóa ngày càng rõ hơn. Trên cơ sở những biến đổi về
kinh tế và xã hội Việt Nam, cộng với ảnh hưởng cuộc vận động biến pháp từ
bên ngoài dội vào, tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu xuất hiện trên vũ đài chính
trị Việt Nam. Cũng như ở Trung Quốc, trào lưu tư tưởng mới có thể thâm
nhập vào Việt Nam một khi nền kinh tế mới, kinh tế tư bản dần xuất hiện.
Nhưng trào lưu tư tưởng mới chưa có thể thông qua giai cấp tư sản dân tộc
bấy giờ chưa hình thành, mà lại thông qua một số sĩ phu tiến bộ trong giai cấp
phong kiến có xu hướng tư sản hóa.
Đầu thế kỷ XX, xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản thành thị. Vì bị
thực dân Pháp chèn ép nặng nề, tư sản Việt Nam phát triển chậm chạp về mọi
mặt, chưa đủ điều kiện hình thành một giai cấp. Tuy vậy, sự phát triển của
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nói chung và sự lớn lên của tầng lớp tư sản dân
tộc nói riêng đã trở thành cơ sở thuận lợi cho sự tiếp thu các trào lưu tư tưởng
cách mạng từ bên ngoài dội vào. Giai cấp tư sản ở Việt Nam ra đời muộn hơn
so với sự hình thành giai cấp tư sản trên thế giới. Nó ra đời ở một nước thuộc


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử


địa nửa phong kiến nên không thể tự hình thành một hệ tư tưởng dân chủ tư
sản, mà là tiếp thu hệ tư tưởng dân chủ tư sản trên thế giới. Những tác động
khách quan kết hợp với những nhân tố chủ quan đã tạo cơ sở vật chất cho sự
tiếp thu luồng tư tưởng mới và làm xuất hiện một khuynh hướng chính trị
theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản ở nước ta.
Tuy nhiên, lúc này giai cấp tư sản trên thế giới đã lộ rõ mặt phản động.
Sự tiếp thu này là tiếp thu lại từ tư sản ở các nước khác như phong trào Duy
Tân ở Nhật Bản và cuộc vận động cải cách ở Trung Quốc, dẫn đễn cuộc cách
mạng Tân Hợi. Tại Nhật Bản, trước năm 1868, Nhật là nước phong kiến
phương Đông, bế quan tỏa cảng như Việt Nam trước 1858 nên các nước
phương Tây đòi mở cửa thông thương. Nhật Bản nhờ có một số nhà lãnh đạo
thức thời sớm tỉnh ngộ trước họa xâm lăng đã chiến thắng các lực lượng bảo
thủ trong nước, kịp thời phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, mặc dù còn
mang nhiều tàn tích phong kiến. Nhờ có duy tân, đổi mới, cũng có nghĩa là
nhờ phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, Nhật đã giữ được độc lập. Không
những thế đã sớm cường thịnh và cũng sớm có chính sách bành trướng thực
dân. Khi phong trào Cần Vương thất bại, những người Việt Nam yêu nước
đang lo tìm con đường cứu nước mới thì chiến tranh Nga- Nhật nổ ra, Nhật
đại thắng. Sự kiện này vang dội khắp năm châu, tác động mạnh mẽ đến các
nhà yêu nước Việt Nam cũng như nhiều nhà yêu nước khác trong khu vực
Châu Á. Họ bỏ qua bản chất đế quốc của Nhật, chỉ chú ý đến một cường quốc
da vàng đánh bại một cường quốc da trắng. Chỉ cần điều đó Nhật Bản cũng
xứng đáng làm anh cả, làm tấm gương cho dân Châu Á vùng lên. Trong bối
cảnh đó, một số người yêu nước nghĩ rằng, tự ta không đủ sức đánh đuổi giặc
Pháp, thì nay, nếu còn muốn tiếp tục cái chí hướng đó không thể không cầu
viện nước ngoài. Muốn tìm ngoại viện không bằng sang Nhật. Một nước đồng
văn đồng chủng lại là một nước tân tiến. Phong trào Đông Du xuất hiện từ đó.



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

Ngoài tác động của các sự kiện của Nhật Bản, thời kỳ này còn có các
sự kiện diễn ra tại Trung Hoa. Đối với nước ta, Trung Hoa không chỉ là nước
đồng văn, đồng chủng, mà còn là nước cùng cảnh ngộ, ảnh hưởng nho giáo
Trung Quốc ở Việt Nam hết sức sâu đậm. Đầu thế kỷ XX, hầu hết các chí sĩ,
cách mạng yêu nước đều xuất thân từ tầng lớp sĩ phu nho học. Trong những
năm 90 của thế kỷ XX, nhiều tác phẩm của phái cấp tiến Trung Quốc đã được
đưa vào Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng..... nơi có đông đảo Hoa Kiều sinh
sống. Mặc dù cuộc vận động cải cách ở Trung Quốc bị thất bại, nhưng những
tư tưởng tiến bộ của Khang, Lương và cuộc chính biến đã gây được tiếng
vang lớn, hướng nhân dân Trung Quốc về hoài bão một nước Trung Quốc
mới, giàu mạnh ngang bằng các nước tư bản phương Tây. Cũng nhờ đó, một
trào lưu văn hóa, tư tưởng tiến bộ của phương Tây thâm nhập vào Trung
Quốc và bắt đầu tấn công tư tưởng phong kiến quan liêu hủ bại, mở đường
cho tư tưởng dân chủ tư sản phát triển trong xã hội Trung Quốc. Nó thức tỉnh
nhân dân yêu nước, đề cao ý thức độc lập dân tộc, chống ngoại xâm và ý thức
dân chủ chống chuyên chế.
Việt Nam cũng nằm trong sự vận động chung của lịch sử Đông Á khi
đó. Chính vì vậy mà họ đã tiếp thu hệ tư tưởng dân chủ tư sản từ các nước
như Trung Quốc, Nhật Bản. Cho dù tư tưởng dân chủ tư sản đã là lạc hậu đối
với các nước Châu Âu, nhưng đối với phương Đông nói chung và Việt Nam
nói riêng đầu thế kỷ XX thì nó được xem là tiên tiến và cần thiết.
Trong đó, có một bộ phận tiểu tư sản đã theo xu hướng cách mạng tư
sản, và có ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân của Quốc dân Đảng Trung Quốc
do Tôn Dật Tiên lãnh đạo. Họ tập hợp trong tổ chức Việt Nam Quốc dân
Đảng - tổ chức chính trị của tư sản Việt Nam. Nhưng khi Việt Nam Quốc dân
Đảng thành lập (1927) thì Quốc dân Đảng Trung Quốc do Tưởng Giới Thạch

đứng đầu đã vứt bỏ chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên, trở thành một đảng


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

phản động. Điều đó có ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị của Việt Nam Quốc
dân Đảng. Do đó nói là ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam Dân mà Việt Nam
Quốc dân Đảng không hề đề ra khẩu hiệu"bình quân địa quyền, liên minh với
Đảng Cộng sản". Mặc dù tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng có hăng say
chống thực dân Pháp, nhưng với tính chất của giai cấp tư sản, họ đã thiếu nhất
trí, lại theo xu hướng tư sản nên họ cũng không triệt để cách mạng. Cuộc bạo
động non nớt ở Yên Bái thất bại (9-2-1930) đã chấm dứt vai trò cách mạng
của Việt Nam Quốc dân Đảng, chấm dứt luôn cả vai trò cách mạng của các tổ
chức chính trị còn mang ý thức hệ tư sản.
Như vậy, có thể thấy khi thực dân Pháp du nhập phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam thì tầng lớp tư sản ra đời. Nhưng tầng lớp tư
sản khi mới ra đời chưa thể trở thành ngay giai cấp, "chỉ khi nào có ý thức
giai cấp, ý thức đấu tranh cho quyền lợi của mình, cho sự tồn tại và phát triển
của mình, thì tầng lớp tư sản mới trở thành giai cấp" [27, tr.19]. Ăng ghen
nói trong tác phẩm" Bàn về sự tan dã của chế độ phong kiến và sự phát triển
của giai cấp tư sản", đã nêu rõ "Tư sản chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong
điều kiện mầm mống sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu, tức là khi quan hệ
giữa người và người đã do quan hệ tiền tệ chi phối và nộp thuế bằng hiện vật
biến thành nộp thuế bằng tiền” [25, tr.20]. Trong cuốn Tìm hiểu giai cấp tư
sản Việt Nam thời Pháp thuộc, Nguyễn Công Bình viết: "Giai cấp tư sản Việt
Nam chỉ có thể thực sự hình thành một khi lực lượng tư sản Việt Nam đã tập
hợp thành một đoàn người có địa vị kinh tế riêng, trên cơ sở kinh tế đó, bộ
phận kinh tế của tư sản Việt Nam sẽ mâu thuẫn với những bộ phận kinh tế

khác kìm hãm nó phát triển. Lúc đó, ý thức của giai cấp tư sản Việt Nam cũng
đồng thời nảy sinh để bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi của họ” [3, tr.21].
Như vậy, sự phát triển của tầng lớp tư sản trải qua một quá trình nhất định .
Bắt đầu là lớp nhà buôn và người thủ công ở thành thị trong điều kiện sản


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

xuất hàng hóa giản đơn, tới khi công trường thủ công xuất hiện, việc bóc lột
công nhân làm thuê nảy ra, sức lao động biến thành hàng hóa, sự bóc lột giá
trị thặng dư của công nhân làm thuê bắt đầu và mở rộng, kinh tế hàng hóa và
tiền tệ lôi cuốn kinh tế nông dân thì lúc bấy giờ mới có tầng lớp thực sự là tư
sản. Đến giữa thế kỷ XX, giai cấp tư sản Việt Nam thực sự ra đời. Quá trình
phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914-1918) là một quá trình lớn mạnh và chuyển biến từ tầng lớp sang giai
cấp.
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIAI CẤP
TƯ SẢN VIỆT NAM THỜI KỲ 1919-1945
1.2.1. Giai cấp tư sản Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914-1918) đến khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
Trong thời kì đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918), công thương
nghiệp Việt Nam có phát triển hơn. Xuất hiện một số xí nghiệp có tính chất
cơ khí mới, tuy nhiên địa vị kinh tế của tư sản Việt Nam vẫn mờ nhạt trên thị
trường. Dù sao tầng lớp tư sản Việt Nam lúc này cũng đang ở trên một đà
phát triển mới, họ đang tăng cường việc tích lũy tư bản. Đáng chú ý là một số
tư sản lớn đã xuất hiện. Đó cũng là một báo hiệu rằng: Tầng lớp tư sản Việt
Nam đang có những biến chuyển để rồi họ có thể trở thành một lực lượng
đáng kể trong xã hội Việt Nam ở một giai đoạn tới.

Thời kì sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918), tư sản Việt
Nam phát triển với tốc độ khá nhanh chóng. Nó do hai nguyên nhân chính:
Thứ nhất, nền kinh tế hàng hóa Việt Nam trong thời kì này mở rộng.
Hàng hóa được lưu thông rộng rãi trên thị trường trong nước. Những phương
tiện giao thông vận tải ngày càng nhiều, đẩy cho việc giao lưu hàng hóa thêm
nhanh chóng. Sự phát triển kinh tế hàng hóa- tiền tệ thúc đẩy một số người
trong thương nhân và tầng lớp bóc lột tích lũy được thêm nhiều tiền bạc. Tốc


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

độ làm giàu của một số người này từ trong đến sau Đại chiến đã tỏ nhanh
chóng hơn. Số người nông dân ở nông thôn và dân nghèo thành thị bị phá sản
cũng tăng lên nhanh chóng trong thời kì này. Họ trở thành những người vô
sản sẵn sàng bán sức lao động cho nhà tư bản. Sự phát triển của nền kinh tế
hàng hóa, sự tăng cường tích lũy của cải ở một số tư nhân, sự tồn tại của lớp
người vô sản làm thuê là điều kiện cho nhiều tư sản mới mọc ra cũng như
nhiều tư sản Việt Nam lớn hẳn lên.
Thứ hai, mấy năm sau chiến tranh (1919-1924) thực dân Pháp chưa thể
bắt tay ngay vào việc khai thác Việt Nam một cách quyết liệt được. Nền công
nghiệp Pháp lại bị chiến tranh tàn phá chưa khôi phục được nhanh chóng sức
sản xuất. Cuộc đầu tư của tư bản Pháp vào thị trường Việt Nam chưa thể tăng
lên nhanh chóng, đó cũng là một điều kiện khách quan thuận lợi cho sự phát
triển kinh doanh của tư sản Việt Nam. Từ trong chiến tranh trở đi, tư sản Việt
Nam lại đang có một đà vươn lên, nên nó tiếp thu được nhiều điều kiện khách
quan thuận lợi một cách nhanh chóng.
1.2.1.1. Sự hình thành giai cấp tư sản Việt Nam
Quá trình hình thành giai cấp tư sản Việt Nam đã bắt đầu từ trước thời

Pháp thuộc, khi nền kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển tới mức độ làm nảy
sinh mầm mống quan hệ tư bản chủ nghĩa. Vào khoảng những năm 20 của thế
kỷ XX giai cấp tư sản Việt Nam ra đời. Nhưng giai cấp tư sản Việt Nam chỉ
có thể thực sự hình thành một khi lực lượng tư sản Việt Nam đã tập hợp thành
một tập đoàn người có địa vị kinh tế riêng. Trên cơ sở kinh tế đó, bộ phận
kinh tế của tư sản Việt Nam sẽ mâu thuẫn với bộ phận kinh tế khác kìm hãm
nó phát triển. Lúc đó ý thức hệ tư sản cũng đồng thời nảy sinh để bảo vệ và
đấu tranh cho quyền lợi giai cấp họ.
Từ sau đại chiến lần thứ hai giai cấp tư sản Việt Nam có hai đặc điểm
nổi bật đó là:


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

Tư sản Việt Nam đã thành lập được nhiều hội buôn và không ít xí
nghiệp, trong đó có một số xí nghiệp khá to, do đó địa vị kinh tế của tư sản
cũng khá rõ rệt trên thị trường.
Ý thức của giai cấp tư sản Việt Nam đã thể hiện khá rõ nét.
Đó là hai đặc điểm mà từ trước đại chiến lần thứ nhất chưa có, đồng
thời cũng là hai điều kiện thiết yếu cho giai cấp tư sản Việt Nam hình thành.
Hai đặc điểm ấy đã diễn ra cụ thể như sau:
Về kinh tế: Trước Đại chiến lần thứ nhất, xí nghiệp tư bản chủ nghĩa
Việt Nam phần lớn là những công trường thủ công nhỏ bé, chỉ thuê dăm bảy
công nhân thủ công, nhiều ra là vài chục công nhân. Những xí nghiệp lớn còn
là một giấc mơ của tầng lớp công thương Việt Nam lúc bấy giờ. Đến khoảng
1919-1921 có khá nhiều xí nghiệp mới xuất hiện như xí nghiệp dệt ở Vinh An
-Huế, Chân Thụy -Hà Nội, nhà máy gạch Hưng Kì -Bắc Ninh, Nguyễn Văn
Diệm -Cầu Giấy..., sử dụng từ 30- 40 công nhân. Ngoài ra còn có nhiều công

trường thủ công tư bản chủ nghĩa thuê từ 15 đến và chục công nhân thủ công
rải rác thành thị và những công trường thủ công Việt Nam. Về thương nghiệp
có nhiều công ty thương mại có từ trước như Liên Thành, Quảng Hưng
Long... nhiều công ty mới thành lập như công ty Bạch Thái Bưởi... đã hoạt
động trên thị trường Việt Nam và có tiếp xúc với thị trường ngoài nước như
Lào, Cao Miên... Địa vị kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam tuy còn thấp
kém nhưng cũng đã khá rõ trên thị trường.
Về ý thức giai cấp: Sau Đại chiến lần thứ nhất do bộ phận kinh tế tư
bản chủ nghĩa Việt Nam phát triển, ý thức giai cấp tư sản Việt Nam bộc lộ rõ
ràng. Để nâng cao địa vị kinh tế trên thị trường, cũng như để đối phó với
những lực lượng kinh tế khác, tư sản Việt Nam đã dùng nhiều biện pháp mở
rộng quan hệ tư bản chủ nghĩa Việt Nam. Họ đã cùng nhau tập hợp thành tập
đoàn, thành hội với mục đích bảo vệ quyền lợi lẫn nhau.Tư sản Việt Nam kêu


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

Nguyễn Thị Thơm K34A Sử

gọi người Việt Nam bước vào con đường thực nghiệp để phát triển nền kinh
tế tư bản Việt Nam. Tiếng nói ấy phản ánh khá rõ nét quyền lợi và nguyện
vọng của giai cấp tư sản Việt Nam. Ý thức của giai cấp tư sản Việt Nam
chẳng những biểu lộ bằng sự tự giác của họ liên kết với nhau thành tập đoàn,
bảo vệ quyền lợi cho nhau, vận động phát triển công thương nghiệp, mà còn
biểu lộ trong quan hệ đối với thực dân Phápvà các giai cấp khác. Tư sản Việt
Nam đã có phản ứng lại chính sách kinh tế của thực dân Pháp và yêu sách
quyền lợi cho họ. Từ năm 1920 họ đã nói tới sự chèn ép của hàng Tây, hàng
Tàu đối với hàng nội hóa. Năm 1923, tư sản Việt Nam đã tham gia phản đối
tư bản Pháp độc quyền xuất cảng lúa gạo ở cửa biển Sài Gòn.
Tư sản Việt Nam sau đại chiến lần thứ nhất chẳng những đã bộc lộ ý

thức giai cấp trong lĩnh vực kinh tế, họ còn biểu lộ trong lĩnh vực chính trị và
văn hóa. Họ muốn được tự do tham gia vào Hội đồng Quản hạt, Viện Dân
biểu, họ muốn có Hiến pháp, có Nghị viện như trong một chế độ tư bản, họ
muốn có chính đảng của giai cấp tư sản Việt Nam.
Như vậy, từ sau đại chiền thế giới lần thứ nhất (1914-1918), tư sản Việt
Nam đã trở thành một giai cấp có địa vị kinh tế trong nền kinh tế chung của
xã hội, đồng thời có một ý thức giai cấp rõ rệt.
1.2.1.2. Sự phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam trong thời kì này
Có thể nói chưa bao giờ người ta thấy thương nhân Việt Nam hoạt
động mạnh như trong thời kì này. Nhiều thương nhân Việt Nam có tàu và
thuyền trực tiếp buôn bán với nước ngoài như Trung Quốc, Hồng Kông,
Nhật...Thuyền bè Việt Nam ra vào các cửa biển buôn hàng hóa giữa NamBắc, giữa trong nước và ngoài nước ngày càng tăng lên. Theo thống kê mấy
năm sau Đại chiến, hoạt động của thuyền buôn xuất nhập cảng của Việt Nam
dần dần tăng lên. Tổng số hàng hóa do thuyền Việt Nam xuất cảng từ 3 tới 7
nghìn tấn (1922: 6 nghìn tấn, 1923: 3 nghìn tấn, 1924: 6 nghìn tấn, 1926: 7


×