Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

So sánh quan điểm cứu nước của phan bội châu và phan châu trinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.67 KB, 59 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghiên cứu về lịch sử chống Pháp của nhân dân ta mọi người đều nhận thấy
rằng trên 80 năm đô hộ của Thực dân Pháp tức là trên 80 năm tranh đấu không
ngừng của nhân dân Việt Nam. Mỗi cuộc đấu tranh đều nhằm mục đích đánh đuổi
ngoại xâm giải phóng dân tộc. Tuy nhiên mỗi giai đoạn có những tính chất đặc
biệt của nó, có những con người được nhân dân kính trọng tin tưởng vào sự nghiệp
cứu nước của dân tộc.Trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam vào đầu thế
kỉ XX, Phan Bội Châu (1867-1940) và Phan Châu Trinh(1872-1926) đều là những
vị lãnh tụ nổi tiếng được nhân dân Việt Nam kính trọng. Cả cuộc đời của hai Cụ
tiêu biểu cho toàn bộ giai đoạn phát triển của phong trào dân tộc Việt Nam đầu thế
kỉ XX và có ảnh hưởng sâu rộng đối với phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
Trong những năm tháng đen tối của đất nước trước khi xuất hiện Nguyễn Ái Quốc,
nhân dân ta gửi gắm niềm tin và hi vọng vào Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
và phong trào giải phóng dân tộc do hai Cụ lãnh đạo. Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh xứng đáng với danh hiệu là nhà yêu nước chân chính mà toàn dân Việt Nam
ngưỡng mộ.
Từ trước tới nay vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về quan điểm cứu nước
của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Việc đánh giá quan điểm cứu nước của
hai cụ không đơn giản, có những quan điểm hai Cụ đồng nhất với nhau nhưng có
những quan điểm hoàn toàn khác xa nhau. Điều đó được chứng minh trong việc đề
ra chủ trương và những hoạt động cách mạng của hai Cụ. Phan Bội Châu chủ
trương theo xu hướng bạo động cách mạng. Phan Châu Trinh chủ trương theo xu
hướng cải cách xã hội. Trong chủ trương của hai Cụ có những điểm tiến bộ thể
hiện được xu thế của thời đại, đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào yêu nước Việt
Nam đầu thế kỉ XX.Song ở những chủ trương này còn nhiều mặt hạn chế và những
mặt hạn chế này đã làm cho cả hai xu hướng đều đi đến thất bại trong sự nghiệp


giải phóng dân tộc. Chính vì muốn đi sâu tìm hiểu rõ hơn về quan điểm cứu nước
của hai Cụ có sự giống nhau và khác nhau như thế nào, nguyên nhân nào đã đưa


tới sự giống nhau và khác nhau đó, đồng thời để biết quan điểm đó đã ảnh hưởng
tới phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX ra sao, mà tôi đã chọn đề tài : “So
sánh quan điểm cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh” làm khóa luận
tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nghiên cứu và tìm hiểu về Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã có rất nhiều
nguồn tư liệu đề cập đến. Có nhiều công trình chuyên khảo viết về hai ông như: Ái
Hiền có viết cuốn: “Một nhà ái quốc chân chính Phan Châu Trinh”, (Nxb Hội
Đông Dương liên hữu quốc tế, 1945). Đến năm 1946 ông viết thêm cuốn: “Phan
Châu Trinh tiểu sử”, (Nxb Quốc tế, 1946) có nói về tuổi trẻ, gia đình, quê hương
và hoạt động cách mạng của Phan Châu Trinh. Tôn Quang Phiệt là một trong
những người có công đầu tiên trong nghiên cứu về Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh qua cuốn: “Tìm hiểu Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh”, (Nxb Văn Sử
Địa, Hà Nội, 1956). Ông trình bày về tiểu sử, chủ trương thủ đoạn cách mạng và
điều kiện giai cấp của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Đến 1957, Tôn Quang
Phiệt dịch cuốn: “Phan Bội Châu, Phạm Trọng Điềm”. Việc nghiên cứu không
dừng lại ở đó, cuối năm 1958 Tôn Quang Phiệt còn viết thêm cuốn: “Phan Bội
Châu và một giai đoạn lịch sử chống Pháp của nhân dân Việt Nam”, (Nxb Cục
xuất bản, 1958). Ông đã nghiên cứu tỉ mỉ cuộc đời nhà chiến sĩ từ đầu đến cuối thể
hiện phong trào cách mạng đầu thế kỉ XX. Nguyễn Văn Kiệm viết cuốn: “Lịch sử
Việt Nam đầu thế kỉ XX-1918”, (Nxb Giáo dục, 1979), đã trình bày về hoàn cảnh
lịch sử cũng như các phong trào diễn ra vào giai đoạn lịch sử này. Huỳnh Lý có
viết cuốn: “Phan Châu Trinh thân thế và sự nghiệp”, (Nxb Đà nẵng, 1992). Đinh
Xuân Lâm cũng viết khá nhiều về Phan Bội Châu, năm 1997 tác giả viết cuốn:
“Phan Bội Châu (1867-1940) con người và sự nghiệp”, (Nxb Trường ĐH Khoa


học xã hội và nhân văn, 1997). Đến năm 2005 ông viết tiếp cuốn: “Phong trào
Đông du và Phan Bội Châu”, (Nxb Nghệ tĩnh), có nghiên cứu về hoạt động cứu
nước và những đóng góp của Phan Bội Châu. Cùng năm 2007 Nguyễn Ngọc Cơ

xuất bản hai cuốn sách: “Lịch sử Việt Nam từ 1958-1918 (Nxb Đại học sư phạm
Hà Nội), và cuốn: “Phong trào dân tộc trong đấu tranh chống Pháp ở Việt Nam từ
1885-1918”, ( Nxb Đại học sư phạm hà Nội).
Các tạp chí khoa học cũng viết khá nhiều về Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh. Trần Huy Liệu có viết bài: “Phan Bội Châu tiêu biểu cho cuộc vận động yêu
nước đầu thế kỉ XX”, (Nghiên cứu lịch sử số 105/1967). Trong tạp chí nghiên cứu
lịch sử có bài viết của Lương Chí Minh với nhan đề: “Nghiên cứu, so sánh Phan
Bội Châu và Phan Châu Trinh” đã nghiên cứu so sánh tư tưởng chính trị và hoạt
động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Đỗ Thị Hòa Hới có viết bài: “Phan
Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỉ XX”, ( Triết học sơ 1/1992). Đến
năm năm 2005 tác giả viết tiếp bài: “Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt
Nam đầu thế kỉ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh”, (Tạp chí triết học số 11/2005).
Các luận án tiến sĩ, thạc sĩ cũng có những bài viết về hai ông. Chương Thâu
dành cả cuộc đời của mình để nghiên cứu về Phan Bội Châu, ông đã viết rất nhiều
cuốn sách về Phan Bội Châu trong đó có cuốn luận án phó tiến sĩ khoa học với
nhan đề: “Phan Bội Châu con người và sự nghiệp”, (Nxb Văn Sử Địa, 1981) đã
trình bày xuất thế cũng như hoạt động của Phan Bội Châu nói lên tư tưởng chính
trị của ông trong suốt quãng đời hoạt động cách mạng của mình. Hay trong Luận
án Phó tiến sĩ khoa học của Đỗ Thị Hòa Hới: “Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Phan
Châu Trinh”, (Nxb Viện triết học, Hà Nội, 1994), đã trình bày về hoàn cảnh gia
đình, xã hội cũng như quá trình hoạt động cách mạng của Phan Châu Trinh với sự
chuyển đổi tư tưởng đi từ chủ nghĩa yêu nước kiểu cũ đến với chủ nghĩa dân
quyền, đồn thời cũng so sánh khác nhau giữa quan điểm của Phan Bội Châu và
Phan Châu Trinh.


Trên đây là những tư liệu quý của các tác giả đã nghiên cứu về Phan Bội
Châu và Phan Châu Trinh.
3. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu của đề tài là để tìm hiểu về quan điểm cứu nước của
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Những quan điểm cứu nước của hai Cụ xuất
phát từ những nguyên nhân cụ thể có những điểm giống và khác nhau song đều có
những tác động tới phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
3.2.1 Phạm vi về thời gian.
Giới hạn của đề tài nằm trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX (18671872) đến đầu thế kỉ XX (1925-1926)
3.2.2. Phạm vi không gian
Nghiên cứu trong xã hội Việt Nam thời thuộc địa gắn với phong trào yêu
nước Việt Nam đầu thế kỉ XX và những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và
Phan Châu Trinh ở Nhật Bản và Trung Quốc.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Các sách chuyên khảo do các tác giả viết về Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh và phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.
Các bài viết nghiên cứu về những hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu
và Phan Châu Trinh đăng trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử.
Các luận án tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Phan
Bội Châu và Phan Châu Trinh
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở phương pháp luận là lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh


Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành cơ bản: phương pháp lịch sử và
phương pháp logic kết hợp các phương pháp so sánh, phân tích…
5. Đóng góp của khóa luận.
Về mặt khoa học khóa luận góp phần tìm hiểu đánh giá về quan điểm cứu
nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Thấy được những đóng góp nhất
định của hai ông trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Về mặt thực tiễn khóa luận còn là tài liệu tham khảo góp phần giáo dục
truyền thống yêu nước, truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ và nhân dân trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
6. Cấu trúc của bài khóa luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Bối cảnh lịch sử và sự xuất hiện khuynh hướng dân chủ tư sản
ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Chương 2: So sánh quan điểm cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh.

Chương 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ XUẤT HIỆN KHUYNH HƯỚNG
DÂN CHỦ TƯ SẢN Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX
1.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX.
1.1.1. Bối cảnh lịch sử trong nước.


1.1.1.1. Xã hội thực dân nửa phong kiến.
Cuối thế kỉ XIX toàn bộ đất nước ta bị đặt dưới ách thống trị của thực dân
Pháp.Chúng bắt đầu tiến hành kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ nhất kéo dài từ
năm 1897 đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).Xã hội Việt Nam giờ đây
chuyển thành xã hội thực dân nửa phong kiến.Với bộ máy chính quyền thực dân đã
được thiết lập chúng bắt đầu thi hành các chính sách áp bức khai thác bóc lột nhân
dân ta.
* Về chính trị-xã hội.
Nhà nước bảo hộ thi hành chính sách thực dân nhằm biến nước ta thành thị
trường tiêu thụ hàng hóa và bóc lột nhân công để thu về lợi nhuận cao nhất cho tư
bản Pháp đồng thời kìm hãm xã hội Việt Nam trong tình trạng trì trệ của một nước
nông nghiệp lạc hậu để dễ bề thống trị. Thực dân Pháp nắm quyền điều khiển bộ
máy thống trị và câu kết với giai cấp phong kiến phản động đầu hàng làm tay sai
cho chúng. Cả bộ máy quan lại triều Nguyễn từ trên xuống dưới đều là cùng với bè

lũ xâm lược ra sức đàn áp nhân dân ta. Cùng với việc thiết lập tổ chức bộ máy
hành chính quân sự, cảnh sát, nhà tù chúng thực hiện chính sách “dùng người Việt
trị người Việt” dùng binh lính thuộc địa để bảo vệ thuộc địa hoặc để lấn chiếm
thuộc địa. Chúng ra sắc lệnh bắt thanh niên Việt Nam đi lính, ngoài thành lập quân
đội chính qui chúng còn lập đội lính khố xanh chuyên để đàn áp các cuộc khởi
nghĩa, hoặc canh giữ nhà tù, phục vụ các đạo quan binh.
Chính quyền thực dân còn xiết chặt cai trị bằng hệ thống tòa án, nhà tù dày
đặc trên khắp Việt Nam. Người dân trên đất Việt Nam đều xử theo luật chính quốc
phối hợp với luật Gia Long, không cần biết đến phong tục tập quán của người bản
xứ. Các quan tòa người Pháp chỉ xử án theo sách vở, tất cả những người Việt Nam
bị chúng qui là “biến loạn” đều bị đưa ra tòa án binh xét xử. Thực dân Pháp biến
nước ta thành một nhà tù lớn, nhân dân ta thành những người tù khổ sai đem mồ


hôi, máu và nước mắt làm giàu cho bọn cai trị. Một không khí chính trị ngột ngạt
bao trùm lên đất nước Việt Nam.
Xã hội thì duy trì những hủ tục thời phong kiến. Nạn cờ bạc không bị cấm
đoán mà còn được khuyến khích bằng việc cho phép mở các sòng bạc để thu thuế.
Tệ uống rượu không bị hạn chế. Dân Việt Nam bị bắt phải uống một loại rượu có
cồn độ nặng do hãng rượu độc quyền Phoongten sản xuất. Thực dân Pháp còn mở
các cơ quan thu mua và các ti bán thuốc phiện để thu ngân sách cho phủ toàn
quyền. Ở nông thôn, hủ tục ma chay, cưới xin, nạn thù hằn giữa các phe, giáp vẫn
tồn tại và không kém phần trầm trọng.Thêm vào đó là nạn bói toán, mê tín dị đoan
ngày càng nặng nề. Những người đi ngược lại bị chúng ngăn cấm và trừng trị như
các phong trào Đông kinh nghĩa thục năm 1907, cuộc vận động duy tân 1905-1908
ở Trung kì….Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: “Rượu cồn và thuốc phiện
cùng báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân
của chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại” [15, tr.9].
Tóm lại, trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX song song với việc
đàn áp các phong trào chống lại chúng thì bộ máy thống trị của thực dân Pháp cũng

dần được kiến lập và kiện toàn.Đó cũng là việc làm trước tiên để bọn thực dân
Pháp đi đến mục đích chính là khai thác bóc lột tàn nhẫn đối với nhân dân Việt
Nam.Tuy nhiên với những chính sách thực dân của Pháp và đặc diểm cơ cấu bộ
máy nhà nước thuộc địa đã góp phần quan trọng tạo nên vị thế các giai tầng xã hội
ở Việt Nam.
* Về kinh tế.
Trước khi Pháp xâm lược, kinh tế nước ta chỉ là nước nông nghiệp tự cấp tự
túc. Thủ công nghiệp có nghề có kĩ thuật khá tinh xảo nhưng do kinh tế hàng hóa
chưa phát triển nên còn ở mức phường bạn chứ chưa thành công xưởng và chỉ
đóng khung trong từng địa phương nhỏ hẹp. Thương nghiệp chỉ là buôn bán nhỏ,
làm nhiệm vụ trao đổi từng vùng, do giao thông không thuận lợi và thuế khóa nặng


nề nên cũng kém phát triển. Việc buôn bán với chính sách bế quan tỏa cảng do
triều đình ngăn chặn.
Thực dân Pháp độc chiếm nước ta giành lấy quyền thống trị về chính trị sử
dụng nó vào phát triển kinh tế theo lợi ích của chúng. Chính sách kinh tế Pháp ở
Việt Nam có thể nói gọn là: bán hàng hóa, khai thác nguyên liệu bằng cách được
phát triển trong giới hạn không hại gì đến công nghiệp chính quốc.
Trên cơ sở chính sách đó, thực dân Pháp đã thực hiện độc chiếm thị trường,
độc quyền ngoại thương, mua rẻ hàng nông nghiệp và bán đắt hàng công nghiệp.
Chúng cũng độc quyền thu mua xuất khẩu những mặt hàng quan trọng từ than đá
quặng mỏ, nông lâm hải sản …Đồng thời chúng sử dụng bộ máy thống trị để đề ra
những luật lệ, tô thuế hết sức nặng nề, nhằm bần cùng hóa nhân dân lao động tạo ra
nguồn nhân công rẻ mạt cung cấp cho công cuộc khai thác thuộc địa.
Kết quả của chính sách đó tác động tới nền kinh tế theo hai chiều hướng tiêu
cực và tích cực:
Về mặt tiêu cực chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đầu thế kỉ
XX đã làm cho kinh tế Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế nước Pháp.
Việt Nam thực sự trở thành thị trường tiêu thụ và là nơi bổ sung nguyên liệu cho

công nghiệp chính quốc. Bộ phận kinh tế thực dân nặng tính thương mại và độc
quyền không những không giúp ích cho sự phát triển kinh tế nước ta mà còn làm
nền kinh tế nước ta bị kiệt quệ, phá hủy nghiêm trọng nguồn tài nguyên.Kinh tế tư
bản dân tộc cũng mang nặng tính thương mại lại phụ thuộc vào kinh tế thực dân
nên không có sự đột phá để giải phóng lực lượng sản xuất.Kinh tế nông nghiệp tuy
bị lôi cuốn vào kinh tế hàng hóa bởi việc xuất khẩu gạo nhưng không có điều kiện
tích lũy vì nông dân phải đóng thuế quá nặng nề nên vẫn ở nguyên tình trạng lạc
hậu.Quan hệ sản xuất và lối bóc lột phong kiến được thực dân Pháp cố tình duy trì
để mang lại lợi ích cho chúng. Sự kết hợp giữa hai phương thức bóc lột đó đã dẫn


tới sự hình thành phương thức bóc lột thuộc địa, bảo đảm siêu lợi nhuận tối cao
cho thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
Về mặt tích cực bên cạnh đó với sự du nhập phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa, phương thức sản xuất phong kiến có tính chất tự cung tự cấp không còn
độc quyền thống trị như trước nữa, một kiểu công thương nghiệp theo lối tư bản
chủ nghĩa xuất hiện. Do có sự mở rộng giao lưu hàng hóa nên đã làm phá sản chính
sách bế quan tỏa cảng của triều đình nhà Nguyễn, làm cho Việt Nam có cơ hội tiếp
xúc với thế giới nhất là với Châu Âu tư bản chủ nghĩa.
* Về văn hóa-giáo dục.
Để đào tạo những người giúp việc trực tiếp trong các tổ chức chính trị và
kinh tế của chúng, bọn thực dân Pháp phải tổ chức nền giáo dục. Tùy theo yêu cầu
chính trị của từng giai đoạn mà chúng đưa ra những chủ trương cụ thể. Nhưng
quán xuyến trong tất cả mọi thời kì là xây dựng nền giáo dục thực dân-nửa phong
kiến với mục đích nhằm nô dịch và đồng hóa nhân dân Việt Nam. Phương châm
của chúng là một mặt ra sức duy trì để lợi dụng nền nho học với chế độ khoa cử
lỗi thời, mặt khác chỉ mở tại các đô thị lớn một số ít trường tiểu học Pháp-Việt,
trường thông ngôn trong phạm vi tối cần thiết. Chúng bãi bỏ mọi chế độ thi cử theo
hệ thống nho học cũ và thay vào đó một hệ thống giáo dục lai căng què quặt gọi là
“giáo dục Pháp-Việt” đóng khung trong bậc tiểu học, dạy bằng chữ Quốc ngữ và

chữ Pháp nhằm tiếp tục đào tạo một số người giúp việc có trình độ Tây học. Nền
giáo dục này cũng là để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa với quy mô lớn
để tăng cường nô dịch nhân dân về mặt tư tưởng, ý thức văn hóa giáo dục
Như vậy thực dân Pháp đã làm nên một nền giáo dục mà không bao giờ đi
chệch tôn chỉ của chúng đã đặt ra từ đầu. Trước tiên giáo dục có kết quả tăng
cường dồi dào giá trị sản xuất của thuộc địa. Ngoài ra nó phải chọn lọc và đào tạo
nhiều tay hợp tác, những công chức bản xứ lương trả ít tốn hơn cho ngân sách
thuộc địa. Dù ít nhiều phục vụ mục đích thực dân, các hoạt động trong văn hóa


giáo dục đã góp phần nâng cao hiểu biết của một bộ phận người dân là rạn nứt nền
giáo dục Nho học và các giá trị Nho giáo truyền thống ở nước ta.
1.1.1.2. Sự phân hóa giai cấp
Sự thống trị của thực dân Pháp với sự tiến hành đẩy mạnh khai thác trên
quy mô lớn từ đầu thế kỉ XX đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam có những biến
chuyển quan trọng. Phương thức bóc lột mới theo hướng tư bản chủ nghĩa đã được
du nhập vào Việt Nam, bắt đầu xâm nhập các khu vực kinh tế nông, công thương
nghiệp. Đồng thời phương thức bóc lột cũ theo lối phong kiến cổ truyền cũng được
thực dân Pháp cố tình duy trì để mang lại lợi ích kinh tế cho chúng. Trong bối cảnh
đó, xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX bắt đầu thay đổi khá mạnh. Nhân dân lao động
bị bần cùng hóa, xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc, nông thôn và thành thị đều có
những biến chuyển rõ rệt.
Giai cấp địa chủ là lực lượng thống trị cũ của xã hội. Trước tình hình đất
nước bị xâm lược, do quyền lợi cụ thể của từng bộ phận trong giai cấp địa chủ có
chỗ khác nhau nên thái độ của họ trước kẻ thù cũng khác nhau. Nhìn chung cả giai
cấp là thỏa hiệp đầu hàng giặc. Bên cạnh bọn Việt gian này một số khác tuy cũng
ra làm quan nhưng mang tâm lí tùy thời để yên thân hưởng lạc, một bộ phận khác
có nhân cách hơn nhưng thiếu bản lĩnh bi quan trước thời cuộc, cáo quan về nhà
cũng không tham gia tích cực gì cho kháng chiến. Ngoài ra một số sĩ phu thức thời
thấy rõ được quyền lợi của phong kiến cũng chỉ là quyền lợi làm tay sai cho đế

quốc. Họ tiếp thu truyền thống của dân tộc, sống gần gũi với nhân dân, hăng hái
cùng với nhân dân chống giặc cứu nước. Nhưng vốn xuất thân từ một giai cấp suy
tàn, kiên trì hệ tư tưởng lỗi thời cho nên cuối cùng không tránh khỏi thất bại. Về
sau tư tưởng yêu nước của số sĩ phu này sẽ còn được thế hệ đi sau tiếp nối trong
hoàn cảnh khác có phần mới mẻ hơn, tức là thế hệ yêu nước chống Pháp của các
nhà Nho đầu thế kỉ XX.


Giai cấp nông dân chiếm đại đa số trong nhân dân, trước kia dưới chế độ
phong kiến, họ đã bị áp bức bóc lột nặng nề, đến lúc này họ lại bị thêm tầng áp bức
mới nữa của đế quốc xâm lược, do đó sức phản kháng của họ càng mạnh, ý chí
chiến đấu của họ càng cao. Họ là đội quân chủ lực của mọi cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống bè lũ phong kiến tay sai đầu hàng giặc suốt từ cuối thế kỉ
XIX đến đầu thế kỉ XX và về sau nông dân vẫn là đại đa số nhân dân trong nước là
đội quân hùng hậu của cách mạng giải phóng dân tộc.
Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cũng làm xã hội Việt Nam
nảy sinh những giai cấp, tầng lớp mới như: công nhân, tiểu tư sản, tư sản.
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời cùng với thời kì thực dân Pháp thực
hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Họ sống tập trung đông, số
phận cũng cực khổ không kém gì cuộc đời nông dân trước đây. Thay vào thuế và
sưu dịch là sự bóc lột theo lối tư bản rất khắc nghiệt của bọn chủ. Họ làm việc cả
ngày lẫn đêm trong điều kiện rất thiếu thốn. Những công trường xí nghiệp của thực
dân Pháp và tư sản Việt Nam mới mở trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX đã thu hút hàng ngàn người lao động làm thuê. Năm 1909, tổng số công nhân
toàn quốc lên tới 550.000 người. Với số lượng tương đối đông đảo và chất lượng
biểu hiện ở tính tập trung cao, làm việc trong guồng máy tư bản chủ nghĩa, kĩ thuật
hiện đại, có tính đấu tranh chống kẻ thù chung. Công nhân Việt Nam có những
điều kiện cần và đủ để hình thành một giai cấp. Tuy vậy giai đoạn này công nhân
nước ta đang ở trong giai đoạn tự phát, là lực lượng cơ bản của cách mạng, chưa
trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. Nó sẽ lớn lớn lên nhanh chóng sau cuộc Đại

chiến thế giới thứ nhất và nhất là từ những năm 20 trở về sau. Nó sẽ trở thành giai
cấp vì nó và phất cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đi
lên toàn thắng sau này.
Nền kinh tế Việt Nam cũng sản sinh ra tầng lớp tư sản dân tộc đầu tiên. Đó
là các chủ xí nghiệp, xưởng thủ công rải khắp ba kì, nhưng đông nhất là các chủ


hàng buôn bán hàng nhập khẩu của Pháp hoặc hàng nội hóa. Họ bị tư sản Pháp
chèn ép và chính quyền thực dân kìm hãm nhưng vì quá phụ thuộc vào kinh tế của
Pháp và chưa thoát li được lối bóc lột phong kiến nên họ không dám ra mặt chống
Pháp và mong muốn sự cải tổ để dễ làm ăn. Thêm vào đó là tình trạng quá yếu ớt
về thế lực kinh tế của họ, cho nên trong cuộc vận động cách mạng dân tộc dân chủ
đầu thế kỉ XX, họ chưa có vai trò gì mà cũng chưa tỏ rõ thái độ. Biểu hiện tích cực
nhất của họ đối với cách mạng chỉ là một vài hành động hảo tâm ủng hộ Quang
Phục hội, Đông Kinh Nghĩa Thục.
Một tầng lớp khá đông đảo cũng xuất hiện trong giai đoạn này đó là tầng lớp
tiểu tư sản thành thị, gồm tiểu chủ, thợ thủ công, tiểu thương, những viên chức
nhỏ…, đồng lương của họ tuy ít nhưng vẫn còn dễ chịu hơn người nông dân, công
nhân, dân nghèo thành thị. Tuy nhiên với mức sinh hoạt đắt đỏ cuộc sống của họ
cũng eo hẹp, lại bấp bênh luôn bị đe dọa bởi nạn mất mùa đói kém hoặc những
chính sách kinh tế, chính trị thất thường của chính quyền thực dân. Vì vậy họ cũng
mong muốn đất nước được độc lập, cuộc sống được đảm bảo và nhân cách được
tôn trọng. Ý thức này đặc biệt mạnh trong những người ít nhiều có trí thức như
công chức nghèo, kí lục, nhà giáo, thanh niên học sinh. Nhiều người đã tham gia
tích cực vào công cuộc vận động yêu nước đầu thế kỉ XX, nhưng do địa vị kinh tế
và chính trị trung gian họ không đủ khả năng đóng vai trò chủ động trong cuộc vận
động cách mạng này.
Tầng lớp có vai trò tích cực nhất trong cuộc cách mạng đầu thế kỉ XX là lớp
trí thức nho học mới, xuất hiện trong quá trình phân hóa lớp sĩ phu cũ. Sau những
thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, lớp sĩ phu có tâm huyết với nạn

nước trải qua những thử thách lớn. Nhiều người chán nản trước thời cuộc, một số
tuy không mất hết khí tiết nhưng lại tỏ ra bi quan bế tắc:
“Thôi thôi đến thế thời thôi nhỉ
Mây trắng về đâu nước chảy xuôi”


(Nguyễn Khuyến “Hoài cổ”)
Một số khác vẫn giữ vững lòng ưu ái với quốc dân, họ vẫn hun đúc lòng căm
thù kẻ cướp nước, nung nấu tâm can tìm ra một con đường cứu nước. Vào lúc đó
tiếng vang của nhiều biến cố lớn từ bên ngoài dội vào: Cuộc Vận động Duy Tân
của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu (Trung Quốc), ảnh hưởng của “Tân thư”,
“Tân văn” truyền cho họ ngọn lửa nhiệt tình cách mạng.
Sự ra đời của nền kinh tế tư bản dân tộc, sức mạnh hơn hẳn của nền kinh tế
Tư bản chủ nghĩa so với kinh tế phong kiến càng củng cố thêm quyết tâm của họ.
Họ đã mạnh dạn mở cuộc vận động cách mạng giải phóng đất nước theo con
đường dân chủ tư sản. Những sĩ phu yêu nước lớp mới này đã lãnh trách nhiệm
lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta trong khi xã hội chưa sản
sinh một giai cấp lãnh đạo thực sự tiên tiến.
Tình hình phân hóa giai cấp trong xã hội ta hồi cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX sẽ là tiền đề quan trọng đối với việc tìm hiểu tính chất phong trào yêu nước
chống Pháp đầu thế kỉ XX cũng như tìm hiểu tư tưởng các lãnh tụ phong trào ấy
Tóm lại âm mưu và chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp là nhằm nắm độc quyền nền kinh tế Đông Dương, khai thác bóc lột được
nhiều lợi nhuận của nền kinh tế nước ta, trong khi vẫn duy trì nền kinh tế phong
kiến, hạn chế kìn hãm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy, quá
trình chủ nghĩa tư bản hóa diễn ra chậm chạp không triệt để. Nhưng những năm
đầu thế kỉ XX, kinh tế-xã hội vẫn có sự chuyển biến mới. Những yếu tố của nền
kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa tạo cơ sở tiền đề cho tư tưởng, đường lối cách
mạng dân chủ tư sản thâm nhập vào nước ta.
1.1.2. Bối cảnh lịch sử thế giới

Cuối thế kỉ XIX các nước tư bản chính trên thế giới đã dần dần phát triển
thành Đế quốc chủ nghĩa. Trong các nước này, mâu thuẫn giai cấp do chủ nghĩa đế
quốc sinh ra ngày càng trở nên sâu sắc, giai cấp công nhân đã chuyển mình mạnh


mẽ và đã tiến hơn một bước trong việc đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Trong khi
đó các nước Phương Đông chậm tiến hơn, nhiều tư tưởng cách mạng - những tư
tưởng đã sớm phát sinh ở các nước Phương Tây từ thế kỉ trước - từ đây mới phát
triển mạnh mẽ và tác động đến các nước Phương Đông thuộc địa và nửa thuộc địa.
Tư tưởng đó thể hiện rõ rệt nhất ở cuộc Duy Tân Minh Trị nước Nhật Bản năm
1868, tiếp theo là ở Trung Quốc với trào lưu tư tưởng có tính chất cải lương tư sản
của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu sôi nổi một thời, rồi đến các cuộc vận động
cách mạng của Tôn Trung Sơn mà đỉnh cao nhất của nó là cách mạng Tân Hợi năm
1911 đã làm “Châu Á thức tỉnh”. Đúng như Lênin đã nhận định “Ở Châu Á một
phong trào dân chủ đang phát triển và đang lớn mạnh ở khắp mọi nơi, giai cấp tư
sản ở đây vẫn còn đi với nhân dân để chống lại thế lực phản động”. [12, tr.24].
Hàng trăm người tỉnh ngộ hướng về độc lập tự do, phong trào cách mạng ở Châu Á
đã gây nên sự hào hứng đối với cả những công nhân giác ngộ. Những tư tưởng ấy
đã thông qua cuộc vận động duy tân ở Trung Quốc qua các Tân thư, Tân báo, cũng
như cuộc cải cách Minh Trị duy tân ở Nhật Bản và ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong
trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX
1.1.2.1. Cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản (1868)
Nhật Bản trước năm 1868, là nước phong kiến đứng trước nguy cơ xâm lược
của các nước tư bản phương Tây. Do có sự tiếp xúc với người Hà Lan ở đảo
Deshima (Naiasaki) từ trước nên sau khi chính quyền Tokugawa nới rộng việc cấm
lưu hành sách tìm hiểu về khoa học kĩ thuật phương Tây, phong trào Hà Lan học ra
đời từ đó. Những học giả Hà Lan do bất mãn với chính sách đóng cửa của chính
quyền Mạc Phủ nên từ chỗ chỉ tìm hiểu về Hà Lan đã chuyển sang tìm hiểu cả các
nước Châu Âu khác, điều giúp cho người dân Nhật Bản thấy được sự cần thiết của
việc mở cửa thông thương với thế giới bên ngoài. Đồng thời các nhà Hà Lan học

còn đề nghị chính quyền phong kiến Nhật Bản cần phải áp dụng khoa học kĩ thuật
và vũ khí của phương Tây để có thể đương đầu với sự xâm lược của chủ nghĩa thực


dân phương Tây. Ngoài ra, những người theo tư tưởng Hà Lan học còn chủ trương
khuếch trương mậu dịch để biến nước Nhật thành một nước có tiềm lực kinh tế
hùng mạnh như các nước tư bản phương Tây. Vào thời điểm mà các nước phương
Đông đứng trước nguy cơ bị các nước phương Tây xâm lược bất cứ lúc nào thì
việc thực thi chính sách bế quan tỏa cảng của chính quyền Mạc Phủ đã trở nên lỗi
thời. Mãi đến khi một hạm đội Hải quân của Mĩ bao gồm 4 chiếc thuyền do 4 đô
đốc Matthew Calbraith.Perry chỉ huy cập bến cảng Upara (thuộc vịnh Tôkio) thì
chính quyền Mạc Phủ mới chấp nhận mở cửa.
Trong những năm 1860-1861, chính quyền Mạc Phủ đã cử các phái đoàn
sang Mỹ và Châu Âu với mục đích học tập văn minh phương Tây. Tuy nhiên, do
chính quyền Mạc Phủ kí kết các điều ước thông thương với phương Tây không có
sự thỏa thuận của Thiên Hoàng cùng với việc cho phép các nước phương Tây được
hưởng quyền lãnh sự tài phán và quyền ưu đãi tối huệ quốc, nên đã gây ra sự bất
mãn trong quảng đại quần chúng nhân dân. Một số Vương quốc Tây Nam, nơi có
nền kinh tế hàng hóa phát triển đã nhân cơ hội đó muốn phục hồi lại quyền lực cho
Thiên Hoàng đã tiến hành cuộc đấu tranh loại trừ ảnh hưởng của các nước phương
Tây. Khẩu hiệu được nêu lên lúc này là “ủng hộ Thiên Hoàng đánh đuổi ngoại
quốc”, song do không nhận được ủng hộ của chính quyền Mạc Phủ nên khẩu hiệu
trên đã mang một nội dung hoàn toàn mới là lật đổ chính quyền Mạc Phủ. Đấy là
cơ sở tiền đề dẫn đến sự xung đột giữa chính quyền Mạc Phủ với các lực lượng
chống đối ở các Vương quốc Tây Nam, đưa đến sự thành công của cuộc cải cách
nổi tiếng trong lịch sử gọi là Minh Trị Duy Tân.
Điều cần thấy ở đây là ngay trong thời kì thống trị của chính quyền Mạc
Phủ, Thiên Hoàng Komei đã hai lần đứng ra dàn xếp mối quan hệ căng thẳng giữa
các Vương quốc Tây Nam với chính quyền Mạc Phủ. Trong lần thứ hai, chính
quyền Mạc Phủ chấp nhận lời đề nghị của Thiên Hoàng và tự tính ngày 10-5-1863

sẽ tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các nước đã tấn công vào các tàu thuyền của


nước ngoài đi qua eo biển Shimoioseki. Do tương quan lực lượng chênh lệch nên
các vương quốc Tây Nam đành chấp nhận thất bại. Sau sự kiện đó các vương quốc
Tây Nam thay đổi lập trường chống phương Tây bằng cách dựa vào phương Tây
để hiện đại hóa lực lượng quốc phòng. Điều đó làm Mạc Phủ cũng thấy cần thiết
dựa vào Pháp để tăng cường quân sự nên đã nhượng bộ Pháp trong nhiều vấn đề.
Chính sách thỏa hiệp của chính quyền Mạc Phủ làm Nhật Bản có nguy cơ trở thành
thuộc địa của Pháp đã gây nên sự chống đối quyết liệt của các vương quốc Tây
Nam. Đến lúc này chính quyền Mạc Phủ đã trở thành vật cản đối với sự phát triển
của đất nước. Chính vào thời điểm này Thiên Hoàng Komei qua đời. Người kế vị
là thái tử Mutsuhio đã cho phép các vương quốc Tây Nam tiến hành cuộc đấu tranh
lật đổ chính quyền Mạc Phủ. Tháng 1-1868, các vương quốc Tây Nam giành được
quyền thắng lợi nhất định ở Sekigahara. Ngày 3-1-1868 chính quyền mới của
Thiên Hoàng được thành lập mở đầu cho kỉ nguyên mới trong lịch sử Nhật Bản-kỉ
nguyên Minh Trị.
Sau khi lên nắm quyền, Minh Trị tiến hành cuộc cải cách trên tất cả các mặt
chính trị, kinh tế, quốc phòng và văn hóa giáo dục. Trong đó phương châm của
Minh Trị là học hỏi khoa học kĩ thuật phương Tây kết hợp với truyền thống Nhật
Bản. Nhờ đó, Nhật Bản không những giữ được thế cân bằng trong quan hệ với các
nước tư bản Âu-Mỹ mà còn bảo toàn được chủ quyền dân tộc và sự toàn vẹn lãnh
thổ. Đến những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở
thành một cường quốc tư bản ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Nhật Bản đã
trở thành đế quốc da vàng. Các công ty độc quyền xuất hiện tuy vẫn còn mang
nhiều tàn tích của chế độ phong kiến. Đó là đặc trưng của con đường tư bản hóa
mà nước Nhật dựa trên sự cấu kết quý tộc phong kiến và giai cấp tư sản. Chế độ
đại địa chủ tồn tại dưới hình thức bóc lột nặng nề, sự cách biệt giữa thành thị và
nông thôn rất sâu sắc. Đời sống nhân dân lao động cực khổ, khiến thị trường trong
nước bị co hẹp, bọn tư bản Nhật phải tăng cường chính sách xâm lược để tìm kiếm



thị trường mới. Năm 1882-1884 gây sự ở Triều Tiên, năm 1895 chiếm Đài loan
của Trung quốc. Đặc biệt năm 1905, Nhật Bản đánh thắng Nga Hoàng. Sự kiện này
đã gây chấn động lớn đến các nước Châu Á, làm xuất hiện trào lưu sung bái Nhật,
muốn học theo Nhật Bản. Một khuynh hướng mong chờ Nhật Bản giúp đỡ đã nảy
nở và phát triển ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam.
1.1.2.2. Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc (1898)
Từ cuối thế kỉ XIX khi mà các nước Phương Tây đổ xô sang Viễn Đông tìm
thị trường, thì đối tượng chính của chúng là Trung Quốc, một nước đông dân, đất
rộng, tài nguyên phong phú. Kể từ cuộc chiến tranh thuốc phiện 1840 Trung Quốc
lâm vào tình trạng nửa thuộc địa vương triều Mãn Thanh suy bại dần. Giai cấp
phong kiến đã trở nên phản động, không đương nổi xứ mệnh lịch sử trọng đại nữa.
Bấy giờ có một số sĩ phu tiến bộ hướng về phương Tây tìm chân lí để cứu nguy
cho đất nước. Họ chủ trương một chính sách khai phóng học tập khoa học kĩ thuật
phương Tây, cải cách kinh tế, chính trị xã hội để mau chóng tiến kịp các nước tiên
tiến trên thế giới. Nhưng phải đến sau chiến tranh Trung-Nhật (1894) với điều ước
Mãn Quan các nước đế quốc bắt đầu tranh tô giới, vạch phạm vi thế lực hòng chia
cắt Trung Quốc, nguy cơ dân tộc ngày càng trở nên nghiêm trọng thì các sĩ phu có
tên tuổi như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu...mới nhảy lên vũ đài chính trị hô
hào biến pháp. Do đó có một cuộc chính biến năm Mậu Tuất 1898 nổi tiếng tồn tại
100 ngày từng làm chấn động dư luận thế giới. Cùng đó các nhà trí thức thực hiện
xuất bản nhiều sách báo toàn bộ nhằm truyền bá tư tưởng duy tân do Cường học
hội...chủ trương. Phong trào duy tân này cuối cùng bị Tây Thái Hậu cùng tập đoàn
phong kiến đàn áp Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu phải trốn sang Nhật nhưng
cũng góp phần thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân đề cao ý thức độc lập dân
tộc. Trào lưu tư tưởng văn hóa tiến bộ tấn công vào tư tưởng phong kiến quan liêu
hủ bại, mở đường cho tư tưởng dân chủ tư sản phát triển ở xã hội Trung Quốc. Đối



với Việt Nam, chính cuộc vận động biến pháp Mậu Tuất này đã góp phần cỗ vũ
lớn cho phong trào duy tân của các sĩ phu yêu nước tiến bộ chủ trương đầu thế kỉ.
Có thể nói phong trào Duy Tân ở Trung Quốc, Nhật Bản cùng với các Tân
thư, Tân văn đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam, như một hồi chuông tỉnh mộng
đối với các sĩ phu yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ. Ý kiến sau đây của Huỳnh Thúc
Kháng là một minh chứng: “Địa ngục mấy tầng, ngọn triều Âu tràn vào bốn mặt,
đồng nội mịt mù, đêm dài vằng vặc, bỗng đâu gà hàng xóm gáy lên một tiếng, giấc
mộng quần chúng thoạt tỉnh dậy: Sau cuộc Trung-Nhật chiến tranh (1894), Canh tý
liên bính (1900), người Trung Hoa đã dịch các học thuyết Đông Tây; sách báo của
các danh nhân như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu; tạp chí của phái cách mạng
Tôn Dật Tiên lần lượt lọt vào nước ta. Trong học giới có bạn đã sẵn có tư tưởng
quốc gia cùng đau đớn với giống nòi, được đọc loại sách báo nói trên, như trong
buồng tối bỗng chợt thấy có tia sáng lọt vào…” [10, tr.36]
1.2.

SỰ XUẤT HIỆN KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN Ở VIỆT
NAM ĐẦU THẾ KỈ XX
Cuối thế kỉ XIX, phong trào vũ trang chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương

do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đứng đầu đã lụi tàn với sự thất bại của cuộc
khởi nghĩa Hương Khê (1896). Bên cạnh đó, phong trào yêu nước mang màu sắc
tôn giáo xuất hiện vào những năm cuối thế kỉ XIX chứng tỏ sự khủng hoảng của hệ
tư tưởng phong kiến không còn đủ khả năng tập hợp nhân dân vào công cuộc cứu
nước, như phong trào “Hội kín” ở Nam Kì, phong trào Vương Quốc Chính (1895 1896) cũng lần lượt thất bại.
Tranh thủ thời gian hòa bình thực dân Pháp khẩn trương xây dựng và củng
cố bộ máy cai trị và bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam nói riêng
cũng như Đông Dương nói chung.
Trong buổi giao thời của lịch sử Việt Nam lúc đó, một số nhà yêu nước ở
nước ta đã phải đi tìm một cuộc sống ẩn dật, chờ thời.Một số chán đời không ra



làm quan.Một số xem như việc lớn đã qua chán nản, bế tắc. Tuy vậy, cũng có
không ít những sĩ phu vẫn một lòng sắt son với sự nghiệp cứu nước, cứu dân ngày
đêm trăn trở làm thế nào và đi theo con đường nào để cứu được nước.
Tình hình trên đây chứng tỏ phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta đang
lâm vào tình trạng bế tắc, khủng hoảng về một con đường cứu nước.
Sau khi bình định xong về mặt quân sự, thực dân Pháp liền đẩy mạnh thực
hiện chính sách khai thác thuộc địa cùng với những chính sách chính trị xã hội,
kinh tế, văn hóa-giáo dục làm mâu thuẫn đế quốc và nhân dân ta vốn sâu sắc ngày
càng sâu sắc hơn. Đó là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy phong trào cách mạng nhân
dân ta nhanh chóng phát triển.
Mặt khác bước vào đầu XX cùng với chế độ thực dân nửa phong kiến ra đời
thay thế chế độ phong kiến vốn đã lụi tàn, một trạng thái ý thức xã hội cũng
chuyển biến theo và cũng là điều phù hợp với trào lưu chung của thế giới tức là xu
thế tư sản hóa. Sự có mặt của hệ tư tưởng tư sản là một nhân tố mới có vai trò khá
quan trọng trong đời sống tư tưởng của xã hội Việt Nam.Lịch sử đặt ra hai nhiệm
vụ thời đại cần giải quyết là đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc và cách
tân xã hội để đất nước Việt Nam tiến kịp các nước văn minh tiến bộ trên thế giới.
Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ mật thiết hỗ trợ lẫn nhau
Giữa thế kỉ XIX hai nhiệm vụ này có phần nào được đặt ra nhưng còn thiếu
sự kết hợp chặt chẽ.Những người văn thân Cần Vương chống Pháp như Phan Đình
Phùng, Tôn Thất Thuyết thì hầu như chỉ biết tập trung ý chí sức mạnh cho đánh
ngoại xâm. Ngược lại những người muốn tiến hành cải cách duy tân đát nước như
Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ thì ý thức trực tiếp chống Pháp lại lu mờ. Khi
phong trào Cần Vương thất bại bài học thực tế rút ra là với một kẻ thù mạnh có
trình độ văn minh, khoa học kĩ thuật phát triển, nếu chỉ dùng vũ khí thô sơ và nhiệt
tình không thôi thì không thể được. Vì vậy muốn đánh thực dân xâm lược và củng
cố xây dựng đát nước thì phải làm sao cho dân mạnh nước giàu, phải thực hiện cải



cách đổi mới xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa. Thời đại mới quyết định nhiệm
vụ mới và phải có một giai cấp tiên tiến đảm nhận.Nhưng xã hội Việt Nam đang
trong quá trình phân hóa sâu sắc. Nông dân là nạn nhân chính của chế độ thực dân,
mang trong mình khả năng cách mạng lớn lao, nhưng nông dân không đại diện cho
một phương thức sản xuất tiên tiến cho nên không thể xây dựng một hệ tư tưởng
độc lập. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị quá nhỏ bé cũng như nông dân nó chỉ là bạn
đồng minh của cách mạng chứ không thể lãnh đạo cách mạng. Giai cấp tư sản đang
trong quá trình hình thành lại rất yếu ớt phụ thuộc vào tư sản nước ngoài và mang
tính chất thỏa hiệp với đế quốc.Còn giai cấp công nhân bắt đầu hình thành từ cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất nhưng số lượng chưa nhiều nên chưa hình thành
một giai cấp tự giác và có Đảng tiên phong lãnh đạo.
Như vậy, trong buổi giao thoa đầu thế kỉ XX cách mạng Việt Nam ở trong
tình trạng khủng hoảng giai cấp lãnh đạo, trong khi đó cả dân tộc đang chìm trong
cảnh mất nước. Trước tình hình đó một, tầng lớp sĩ phu yêu nước-bộ phận tiên tiến
nhất từ giai cấp phong kiến có hấp thu ít nhiều từ “tân học” đứng ra đảm nhận sứ
mệnh cách mạng Việt Nam. Họ lấy lại niềm tin biết dựa vào đông đảo nhân dân
yêu nước và tiến lên cùng thời đại tìm phương thức cứu nước.
Cùng với những tư tưởng tiến hóa luận của chủ nghĩa Đac Uyn…Đó là
những lí luận về xã hội học với những bậc đại nho mới đã được một đội ngũ môn
đồ đầy nhiệt tình truyền bá, nổi bật ở Trung Quốc: Khang Hữu Vi, Lương Khải
Siêu… Ở Nhật Bản có Cát Điền Tùng Âm…
Những học thuyết mới trên đã lóe lên trong óc những nhà yêu nước Việt
Nam đang đi tìm đường cứu nước biến thành những gợi ý đầy sức hấp dẫn để giải
đáp các vấn đề lịch sử đang đặt ra. Họ đã đón nhận những lí luận chính trị, tư
tưởng triết học và quan điểm đạo đức đó như là một thứ vũ khí hệ tư tưởng tư sản
một thứ vũ khí vay mượn, không phải được hình thành và tôi luyện trong cuộc đấu
tranh chống phong kiến của chính bản thân những người yêu nước tiến bộ này, nên


không khỏi có những điểm phiến diện. Người sinh ra nó, chủ nghĩa tư bản giờ biến

thành chủ nghĩ đế quốc và nó trở thành vũ khí trong tay những tên đao phủ đối với
các dân tộc. Tuy vậy các nhà nho học “tân học” ở nước ta lúc này khởi lên những
phong trào cứu nước mang màu sắc của thời đại mới. Họ trở thành thủ lĩnh của
những phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX mang tên là cải cách Duy Tân (19051908), Đông Kinh Nghĩa Thục (1907), Duy Tân hội-Đông Du (1904-1909), Việt
Nam Quang Phục hội… Tựu trung có thể chia thành hai xu hướng phản ánh phong
trào giải phóng dân tộc:
Xu hướng thứ nhất là mở mang dân trí là phương châm căn bản. Về mặt
chính trị chủ trương những cuộc cải cách trước hết là trong bộ máy vua quan cũ đã
mục nát đến tận gốc.Để tiến hành sự thay đổi đó thì phải dựa vào bọn đế quốc,
mong chúng giúp trong cuộc cải cách và bằng con đường đó dần giành được độc
lập dân tộc.Đó là xu hướng cải cách ôn hòa mà Phan Chu Trinh là người đại diện
tiêu biểu.
Xu hướng thứ hai là chủ trương dùng bạo động, lực lượng cách mạng đánh
đuổi đế quốc thực dân giành lại độc lập cho nước nhà, nhưng lại cầu ngoại viện mà
lúc đầu định nhờ vào sự giúp đỡ của Nhật Bản. Xu hướng này người đại diện là
Phan Bội Châu
Sở dĩ có nhiều xu hướng khác nhau là do điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể
nhất định. Những người đứng đầu các xu hướng ấy là Phan Châu Trinh và Phan
Bội Châu vẫn là những nhà yêu nước chân thành.Tên tuổi và sự nghiệp của họ gắn
liền với một giai đoạn nhất định của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.Bởi
vì họ đã có những cống hiến nhất định trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Tiểu kết chương
Do điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa giáo dục tư tưởng ở nước ta trong
những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có nhiều chuyển biến lớn cùng với
những ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản vào nước ta đã tạo ra


những tiền đề cho tư tưởng, đường lối cách mạng dân chủ tư sản, trong đó có
phong trào duy tân cứu nước thâm nhập, nảy sinh và phát triển.
Các nhà nho yêu nước thức thời và những nhà Tây học tiến bộ đã đóng vai

trò quan trọng trong việc tiếp thu tư tưởng đường lối cách mạng dân chủ tư sản Tây
Âu và tuyên truyền vận động, phát động phong trào duy tân trong cả nước. Tiêu
biểu cho những nhà yêu nước tiến bộ tiếp thu tư tưởng mới này đó chính là Phan
Bội Châu và Phan Châu Trinh

Chương 2. SO SÁNH QUAN ĐIỂM CỨU NƯỚC CỦA
PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHÂU TRINH
Quan điểm cứu nước là cách suy nghĩ lập trường tư tưởng riêng về việc làm
đối với đất nước. Trước Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã có những quan
điểm cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến như những người văn thân Cần Vương
chống Pháp như Phan Đình Phùng, Tôn Thất Thuyết thực hiện bạo động vũ trang
hay những tư tưởng canh tân đất nước nhưng chưa được thực hiện như Nguyễn
Trường Tộ, Phạm Phú Thứ. Trước sự suy tàn của chế độ phong kiến và những yêu
cầu mới của lịch sử, những người yêu nước Việt Nam đã ý thức được sự lỗi thời


của thiết chế cũ. Đồng thời với sự tiếp thu luồng tư tưởng dân chủ tư sản mới đã
giúp những tầng lớp sĩ phu yêu nước đoạn tuyệt những tư tưởng quân chủ bảo
hoàng, chuyển sang tư tưởng dân chủ cộng hòa. Tiêu biểu cho tầng lớp sĩ phu tiến
bộ này là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Cùng tiếp thu luồng tư tưởng mới
nhưng hai ông lại có những quan điểm cứu nước riêng của mình. Phan Bội Châu
theo xu hướng bạo động vũ trang, Phan Châu Trinh theo xu hướng cải cách. Ở
quan điểm cứu nước của hai ông trong quá trình hoạt động cứu nước cũng thể hiện
có những mặt giống và khác nhau.
2.1. NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU TRONG QUAN ĐIỂM CỨU NƯỚC
CỦA PHAN BỘI CHÂU VÀ PHAN CHÂU TRINH
2.1.1. Mục đích cứu nước
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đi hai con đường khác nhau nhưng đều
chung một mục đích là đem lại độc lập cho nước nhà. Hai ông lớn lên trong khi tai
họa trực tiếp hàng đầu mà Việt Nam gặp phải là sự xâm lược của ngoai bang. Năm

1858 Pháp đồng lõa với Tây Ban Nha cùng nhau tổ chức hạm đội, pháo kích vào
cảng Đà Nẵng mở màn cho cuộc xâm lược bằng vũ trang của chúng vào Việt Nam.
Năm 1867 khi Phan Bội Châu ra đời, 6 tỉnh Nam Kỳ lần lượt bị rơi vào tay Pháp.
Năm 1873, sau khi Phan Chu Trinh sinh được một năm, quân Pháp phát động cuộc
xâm lược thứ nhất vào Bắc Kỳ. Đến năm 1883 khi Phan Bội Châu 17 tuổi, Phan
Chu Trinh 12 tuổi bọn thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn phải kí hiệp định
bán nước “điều ước Thuận Hóa” thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp đối với Việt
Nam, toàn bộ Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Phan Bội Châu và Phan Chu
Trinh xuất thân trong gia đình phong kiến, sống trên mảnh đất Trung Kỳ nơi diễn
ra mạnh mẽ các cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp. Từ bé hai ông đã chịu ảnh
hưởng của những cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân ở quê hương cũng như
chứng kiến cảnh mất nước đã hun đúc lên trong hai ông ý chí quyết tâm phải giành
lại độc lập cho nước nhà, mang lại các quyền lợi cho nhân dân. Đó là điều mà hai


ông luôn mong muốn thực hiện được mục đích đó, bởi vậy ngay từ nhỏ cả hai ông
đã tham gia phong trào yêu nước và đi sâu vào tìm kiếm ra con đường cứu nước
thật sự.
2.1.2. Chuyển hóa tư tưởng
Sau khi phong trào Cần vương bị đàn áp và tan rã đã chứng tỏ hệ tư tưởng
phong kiến đã lỗi thời không còn thích hợp với hoàn cảnh lịch sử mới nữa. Với yêu
cầu mới của lịch sử mới đòi hỏi phải có hệ tư tưởng mới, trước hoàn cảnh đất nước
cũng như thế giới tác động vào đã làm chuyển hóa tư tưởng của Phan Bội Châu và
Phan Châu Trinh từ chủ nghĩa yêu nước kiểu cũ đến với chủ nghĩa yêu nước với hệ
tư tưởng mới.
Phan Bội Châu lớn lên giữa những ngày phong trào Cần Vương với Phan
Đình Phùng bắn những phát đạn cuối cùng, Hoàng Hoa Thám trở thành mãnh hổ
rừng xanh. Ngay trên quê hương của ông còn đâu những tiếng trống Bình Tây dồn
dập của Trần Tấn… cho nên thực dân Pháp có thể rảnh tay mà tiến hành khai thác
thuộc địa. Rõ ràng muốn thắng Pháp giành độc lập cho dân tộc không thể đi theo

con đường cũ mà phải đổi mới.
Trước sự suy tàn của chế độ phong kiến và những yêu cầu mới của lịch sử,
Phan Bội Châu đã ý thức được sự lỗi thời của thiết chế cũ về mọi mặt. Đúng lúc đó
các Tân thư, Tân văn của Trung Quốc, Nhật Bản dội vào nước ta đã giới thiệu
những tư tưởng dân chủ tư sản của phương Tây dưới lăng kính của tư tưởng lập
hiến. Các trào lưu tư tưởng đó giúp Phan Bội Châu đoạn tuyệt với tư tưởng quân
chủ bảo hoàng, chuyển sang tư tưởng dân chủ cộng hòa.
Tuổi thơ Phan Châu Trinh sớm chứng kiến cảnh đất nước bị xâm lăng. Tuổi
niên thiếu ông được cha mang theo tập luyện võ sĩ trong quân, đã tận mắt chứng
kiến những gương anh dũng của nghĩa quân. Khoảng cuối năm 1887 khi phong
trào Cần Vương ở Nam-Ngãi-Bình dần dần bị đàn áp tan rã, cha ông đột ngột bị
ám hại khiến ông vô cùng đau xót. Khác trước đó, giờ đây ông hết sức chăm chỉ


học hỏi sách vở, giáo dục nho học đã rèn đúc cho ông những giá trị lớn có ảnh
hưởng đến việc hình thành tư tưởng dân chủ của ông.Những bài học về trách
nhiệm của kẻ sĩ sẽ là động cơ thôi thúc ông dấn thân vào cuộc đấu tranh tìm con
đường sống mới cho dân tộc tồn vong.Giống như Phan Bội Châu ông tự cảm thấy
mình phải có bổn phận xoay lại tình thế đất nước.Là người có chí giúp đời giúp
nước, lúc đầu Phan Châu Trinh ra nhậm chức ở kinh thành Huế, ông tưởng rằng có
công việc thì sẽ hữu ích.Về sau ông đã nhận thức được làm quan cũng chỉ là lối
chầu chực. Vậy mà không chịu để thói thường mê hoặc ông đã thoát ra khỏi ràng
buộc lợi danh. Nhờ vậy ông đã đánh giá đúng thực chất bộ máy vua quan phong
kiến là bi hài, bất lực.
Đến khi ông nhận được Tân thư, Tân văn thì những băn khoăn day dứt đã
được giải tỏa, ông coi đây là bước ngoặt tư tưởng. Ông vui mừng khi tìm được
sách báo mới gợi ý về tương lai và như “trận gió mát thấu vào tận óc thổi sạch
những đám mây mù che đậy thuở nay”. Sách mới ông đọc bao gồm cả sách chữ
Hán truyền tải tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây và cả những tập đề nghị cải
cách đất nước của Nguyễn Trường Tộ. Có thể nói việc hình thành nên tư tưởng

mới của ông là sự kết hợp hai nguồn tư tưởng mới đó. Ông đã chủ trương phát huy
vai trò của người dân, trước hết là giáo dục thức tỉnh họ tự ý thức lấy quyền và
trách nhiệm của mình.Từ khi tiếp thêm nội dung dân quyền vào tư tưởng canh tân,
Phan Châu Trinh chỉ rõ đây là sinh lộ mới cho dân.
Từ cuối thế kỉ XIX trở đi với sự thay đổi tình hình trong nước cũng như tác
động từ bên ngoài dội vào đó là một luồng gió mới Duy tân thổi vào đem theo
những trang sách, những tấm gương lừng lẫy Cát Điền Tùng Âm, Phúc Trạch Dụ
Cát của Nhật Bản, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu của Trung Quốc… một thế
giới đang thực sự đổi mới như thế ắt cần đến những con người đổi mới, mà Phan
Bội Châu và Phan Châu Trinh là những con người đổi mới xứng đáng ở Việt Nam.
2.1.3. Thống nhất về quan điểm giáo dục


×