Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

So sánh đặc điểm vi học, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của Cây Thiên niên kiện ở Côn Đảo với thiên niên kiện dược dụng (Homalomena occulta (Lour.) Schott)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



TRẦN THỊ THANH TÚ







SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM VI HỌC, THÀNH PHẦN HÓA HỌC,
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY THIÊN NIÊN KIỆN
Ở CÔN ĐẢO VỚI THIÊN NIÊN KIỆN DƯỢC DỤNG
(Homalomena occulta (Lour.) Schott)






Chuyên ngành: SHTN – Hướng Hóa Sinh
Mã số : 60 42 30


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC






NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN CÔNG LUẬN






THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2011
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Thầy hướng
dẫn, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Với tất cả lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi những
lời cảm ơn chân thành đến:
Người hướng dẫn khoa học – PGS. TS. Trần Công Luận, người thầy đã tận tình
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi l
ời cảm ơn Th.S Dương Mộng Ngọc và các bạn trong phòng Hóa –
Chế phẩm, Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp. HCM đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi
thực hiện đề tài.
Con xin cảm ơn ba má và bố mẹ đã luôn hỗ trợ, ủng hộ con về vật chất và tinh
thần để con vững vàng yên tâm hoàn thành chương trình cao học.
Xin gửi lời cảm ơn đến những anh, chị, em bạn bè thân thiết, đặc biệt là em
Đức Thịnh đã giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong quá trình thực hiện đề tài này.
Xin gửi lời cảm ơn đến anh Thanh Nguyên và bạn Cẩm Tú, những người đồng
nghiệp dễ thương đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng là lời cảm ơn dành cho gia đình nhỏ của tôi, cảm ơn chồng đã luôn
bên vợ, cảm ơn con gái bé nhỏ
luôn là động lực giúp mẹ vượt qua mọi khó khăn và sự

có mặt của con luôn là thành công lớn nhất của đời mẹ.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 – 2011



MỞ ĐẦU

Chi Thiên niên kiện (Homalomena) thuộc họ Ráy (Araceae) là một chi lớn, bao
gồm nhiều loài được dùng làm thuốc. Homalomena occulta (Lour.) Schott, hoặc
Homalomena aromatica Schott là một trong số loài thuộc chi này có tính dược dụng rất
cao. Loài này thuộc loại cây thảo to, mập, thân rễ dài, có mùi thơm, lá to mọc từ thân
gốc hình tim, cụm hoa hình bông mo; phân bố khá rộng, phổ biến ở các tỉnh Nam
Trung Quốc đến các nước trên bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam Á Ở Việt
Nam, phân bố chủ y
ếu ở các tỉnh vùng núi, cả ở miền Nam lẫn miền Bắc. Độ cao phân
bố từ 300 -700 m hoặc hơn.
Thiên niên kiện được xếp vào loại cây thuốc quý, đóng vai trò quan trọng trong
các bài thuốc cổ truyền của Việt Nam cũng như một số nước khác như Trung Quốc, Ấn
Độ, Malaysia… Thiên niên kiện được dùng chữa thấp khớp, tay chân và các khớp
xương nhức mỏi hoặc co quắp tê bại, rất tố
t cho những người cao tuổi, già yếu; chữa
đau dạ dày, làm thuốc kích thích tiêu hóa; toàn cây được dùng chữa bệnh ngoài da …
Ngoài ra, thân rễ Thiên niên kiện được dùng làm chất thơm và kích thích, bột thân rễ
cho vào thuốc lá hoặc trong thành phần các thuốc bột để hít, tinh dầu Thiên niên kiện
được dùng làm hương liệu trong kỹ nghệ nước hoa, làm dầu xoa bóp…
Hiện nay, đã có những công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước chứng
minh được tính dược dụng của loài cây này. Tuy nhiên, chúng chưa nhiều, chưa phổ
biến và chưa đáp ứng triệt để nhu cầu sức khỏe con người. Có những nghiên cứu cụ thể
như: tách chiết và phân tích thành phần hóa học tinh dầu, tìm các chất mới thuộc nhóm
sesquiterpenoid trong thân rễ loài dược liệu này và chứng minh hoạt tính sinh học của

chúng,…
Mặt khác, ở Việt Nam, Thiên niên ki
ện có trữ lượng khá phong phú trong khu
vực. Tuy nhiên, do khai thác liên tục nhiều năm, nguồn cây thuốc này đã bị giảm sút
nhiều. Kể thêm nạn phá rừng trầm trọng và triền miên cũng là nguyên nhân làm thu
hẹp vùng phân bố tự nhiên của Thiên niên kiện.
Do vậy, cần có thêm nhiều nghiên cứu về chúng để khai thác, sử dụng chúng
hiệu quả hơn, nhằm mục đích phục vụ lợi ích về sức khỏe, cũng như lợi ích kinh tế
cho con người ngày nay.
Trong đợt điều tra thực địa ở Vườn Quốc gia Côn Đảo vào tháng 12/2010 củ
a
Trung tâm Sâm và Dược Liệu Tp. HCM, đoàn khảo sát đã thu thập được 2 mẫu Thiên
niên kiện có cuống lá xanh và cuống lá tím đỏ với trữ lượng có thể khai thác được.
Vì thế, với trữ lượng rất nhiều của 2 loài Thiên niên kiện này ở Côn Đảo thì
chúng có thể thay thế nguồn Thiên niên kiện dược dụng hiện nay. Vì vậy, nhằm để
tìm hiểu rõ hơn về 2 loài Thiên niên kiện này, cũng để so sánh với cây Thiên niên
kiện dược dụng, chúng tôi th
ực hiện đề tài: “So sánh đặc điểm vi học, thành phần
hóa học và hoạt tính sinh học của Thiên niên kiện ở Côn Đảo với Thiên niên kiện
dược dụng (Homalomena occulta (Lour.) Schott)”.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, ĐỒ THỊ VÀ CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây Thiên niên kiện 1
1.1.1. Vị trí phân loại 1

1.1.2. Phân loại khoa học 1
1.1.3. Hình thái học 2
1.1.4. Sinh thái học và phân bố 2
1.1.5. Thành phần hóa học 4
1.1.6. Công dụng và bộ phận dùng 4
1.1.7. Bài thuốc có Thiên niên kiện 5
1.1.7.1. Chữa thấp khớp, đau nhức xương 5
1.1.7.2. Chữa đ
au bụng kinh 5
1.1.7.3. Chữa dị ứng, mẩn ngứa, lở sơn 6
1.1.8. Các nghiên cứu về Thiên niên kiện 6
1.1.8.1. Nghiên cứu trong nước 6
1.1.8.2. Nghiên cứu ngoài nước 6
1.2. Gốc tự do và chất chống oxy hóa 8
1.2.1. Gốc tự do 8
1.2.2. Chất chống oxy hóa 9
1.3. Đại cương một số chủng khuẩn, nấm mốc, nấm men 12
1.3.1. Vi khuẩn Gram âm 12
1.3.1.1. Escherichia Coli 12
1.3.1.2. Pseudomonas aeruginosa 13
1.3.2. Vi khuẩn Gram dương 14
1.3.2.1. Staphylococcus aureus 14
1.3.2.2. Streptococcus pyogenes 15
1.3.3. Nấm mốc Trychophyton mentagrophytes 16
1.3.4. Nấm men Candida albicans 16
1.4. Giới thiệu sắc ký lớp mỏng 17
1.5. Giới thiệu sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) 18
1.6. Giới thiệu phương pháp khuếch tán đĩa 19
1.6.1. Phương pháp đặt khoanh giấy lọc 19
1.6.2. Phương pháp đục lỗ thạch 19

1.7. Phương pháp MIC 19
PHẦN 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, hóa chất và trang thiết bị 20
2.1.1. Nguyên liệu 20
2.1.2. Dung môi, hóa chất 20
2.1.3. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Khảo sát vi phẫu dược liệu 21
2.2.1.1. Mô tả dược liệu 21
2.2.1.2. Soi bột 21
2.2.1.3. Vi phẫu 22
2.2.2. Khảo sát độ tinh khiết 22
2.2.2.1. Độ ẩm 22
2.2.2.2. Xác định độ tro 24
2.2.3. Khảo sát thành phần hóa học 26
2.2.3.1. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật 26
2.2.3.2. Định tính xác định các nhóm hợp chất 28
2.2.4. Khảo sát tính chất và hàm lượng tinh dầu 34
2.2.4.1. Chiết xu
ất tinh dầu 34
2.2.4.2. Định tính bằng phản ứng hóa học 35
2.2.4.3. Định tính bằng SKLM 35
2.2.4.4. Định tính và định lượng bằng GC-MS 36
2.2.5. Phương pháp chiết xuất dược liệu 37
2.2.5.1. Chiết cao tổng cồn 96% 37
2.2.5.2. Chiết cao tổng cồn 45% 37
2.2.6. Các phương pháp xác định hoạt tính chống oxy hóa 37
2.2.6.1. Xác định năng lực khử 37
2.2.6.2. Hoạt tính kháng gốc hydroxyl tự do 39
2.2.6.3. Thử nghiệm DPPH 41

2.2.7. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn 42
2.2.7.1. Môi trường thử nghiệm 42
2.2.7.2. Phương pháp khuếch tán đĩa 43
2.2.8. Phương pháp MIC 47
PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Vi học 49
3.1.1. Vi phẫu thân rễ 50
3.1.2. Soi bột 54
3.2. Khảo sát độ tinh khiế
t 58
3.2.1. Độ ẩm 58
3.2.2. Độ tro 59
3.3. Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học 59
3.3.1. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật 59
3.3.2. Định tính xác định các nhóm hợp chất 63
3.3.2.1. Định tính bằng phản ứng hóa học 63
3.3.2.2. Định tính bằng SKLM 64
3.4. Khảo sát tính chất và hàm lượng tinh dầu 67
3.4.1. Định tính bằng phản ứng hóa học 67
3.4.2. Định tính bằng SKLM 68
3.4.2.1. Tinh dầu 68
3.4.2.2. Cắn n-hexan 71
3.4.3. Xác định hàm lượng tinh dầu 72
3.4.4. Định tính và định lượng bằng GC-MS 73
3.5. Kết quả các mẫu cao chiết 77
3.5.1. Kết quả độ ẩm 77
3.5.2. Hiệu suất 78
3.6. Khảo sát khả năng chống oxy hóa của các mẫ
u cao chiết 78
3.6.1. Năng lực khử 78

3.6.2. Hiệu quả kháng gốc hydroxyl tự do 80
3.6.3. Hoạt tính kháng gốc tự do DPPH 83
3.6.3.1. Mẫu cao TNK-DD 96% 83
3.6.3.2. Mẫu cao TNK-DD 45% 84
3.6.3.3. Mẫu cao TNK-Xanh 96% 84
3.6.3.4. Mẫu cao TNK-Xanh 45% 85
3.6.3.5. Mẫu cao TNK-Đỏ 96% 86
3.6.3.6. Mẫu cao TNK-Đỏ 45% 87
3.6.3.7. Chứng dương 88
3.7. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu và mẫu cao chiết 91
3.7.1. Kết quả khuếch tán đĩa 91
3.7.1.1. Trên các mẫu cao 91
3.7.1.2. Trên tinh dầu 93
3.7.2. Kết quả khảo sát MIC 96
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận 100
4.2. Đề nghị 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Định tính coumarin 1
2. Định tính flavonoid 2
3.
Định tính tannin 3
4. Định tính triterpenoid 4
5. Mật độ quang xác định năng lực khử của các mẫu 6
6. Mật độ quang xác định hiệu quả kháng gốc hydroxyl tự do của các mẫu 8
7. Mật độ quang xác định hiệu quả kháng DPPH của các mẫu 11
8. Mật độ quang xác định hiệu quả kháng DPPH của các chứng dương 13
KẾT QUẢ SẮC KÝ KHÍ GHÉP KHỐI PHỔ (GC – MS) CỦA CÁC MẪU TINH DẦU







DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, ĐỒ THỊ VÀ CÁC THUẬT
NGỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các chất chống oxy hóa và cơ chế tác dụng 11
Bảng 2.2: Thuốc thử dùng phân biệt 2 loại tannin 32
Bảng 2.3: Quy trình khảo sát năng lực khử 38
Bảng 2.4: Quy trình khảo sát khả năng kháng gốc hydroxyl tự do 40
Bảng 2.5: Quy trình thử nghiệm DPPH 42
Bảng 2.6: Thứ tự đặt đĩa giấy trên các mẫu cao 45
Bảng 2.7: Thứ tự đặt đĩa giấy trên các mẫu tinh dầu 45
Bảng 2.8: Quy trình khảo sát MIC của mẫu cao 48
Bảng 2.9: Quy trình khảo sát MIC của mẫu tinh dầu 48
Bảng 3.10: Cảm quan các mẫu dược liệu 49
Bảng 3.11: Kết quả vi phẫu 50
Bảng 3.12: Kết quả soi bột 54
Bảng 3.13: Kết quả độ ẩm 58
Bảng 3.14: Kết quả độ tro 59
Bảng 3.15: Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật mẫu TNK-DD 60
Bảng 3.16: Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật mẫu TNK-Xanh 61
Bảng 3.17: Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật mẫu TNK-Đỏ 62
Bảng 3.18: Kết quả định tính xác định các nhóm hợp chất 63
Bảng 3.19: Kết quả xác định hàm lượng tinh dầu 72
Bảng 3.20: Thành phần hóa học tinh dầu 73
Bảng 3.21: Kết quả độ ẩm các mẫu cao chiết 77
Bảng 3.22: Hiệu suất chiết cao 78

Bảng 3.23: Năng lực khử của mẫu thử nghiệm và chứng d
ương 78
Bảng 3.24: Hiệu quả kháng gốc hydroxyl tự do của các mẫu thử nghiệm và chứng
dương 80
Bảng 3.25: Hoạt tính kháng DPPH của mẫu TNK-DD 96% 83
Bảng 3.26: Hoạt tính kháng DPPH của mẫu TNK-DD 45% 84
Bảng 3.27: Hoạt tính kháng DPPH của mẫu TNK-Xanh 96% 84
Bảng 3.28: Hoạt tính kháng DPPH của mẫu TNK-Xanh 45% 85
Bảng 3.29: Hoạt tính kháng DPPH của mẫu TNK-Đỏ 96% 86
Bảng 3.30: Hoạt tính kháng DPPH của mẫu TNK-Đỏ 45% 87
Bảng 3.31: Hoạt tính kháng DPPH của các chứng dương 88
Bảng 3.32: Giá trị IC
50
của các mẫu thử nghiệm và chứng dương 90
Bảng 3.33: Kết quả đo đường kính kháng khuẩn (mm) 94
Bảng 3.34: Kết quả phần trăm vô khuẩn của các mẫu thử nghiệm có khả năng kháng
khuẩn (%) 95
Bảng 3.35: Kết quả giá trị MIC trên cao TNK-DD 96% 96
Bảng 3.36: Kết quả giá trị MIC trên cao TNK-Đỏ 96% 97
Bảng 3.37: Kết quả giá trị MIC trên mẫu tinh dầu TNK-DD 97
Bảng 3.38: Kết quả giá trị MIC trên mẫu tinh dầu TNK-Xanh 98
Bảng 3.39: Kết quả giá trị MIC trên mẫu tinh dầu TNK-Đỏ 98
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cây Thiên niên kiện dược dụng 1
Hình 1.2: C
ấu trúc hóa học của các chất (1), (2), (3) 7
Hình 1.3: Cấu trúc hóa học của các chất (4), (5), (6) 8
Hình 1.4: Escherichia coli 12
Hình 1.5: Pseudomonas aeruginosa 13
Hình 1.6: Staphylococcus aureus 14

Hình 1.7: Streptococcus pyogenes 15
Hình 1.8: Trychophyton mentagrophytes 16
Hình 1.9: Candida albicans 16
Hình 2.10: Quy trình phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật 27
Hình 3.11: Các mẫu bột dược liệu 50
Hình 3.12: Mảnh bần 56
Hình 3.13: Mảnh mô mềm 56
Hình 3.14: Mảnh mô cứng 56
Hình 3.15: Mảnh mạch vạch 57
Hình 3.16: Mảnh mạch mạng 57
Hình 3.17: Mảnh mạch xoắn 57
Hình 3.18: Tinh thể calci oxalat hình cầu gai 57
Hình 3.19: Tinh thể calci oxalat hình kim nằm rải rác 58
Hình 3.20: Tinh thể calci oxalat hình kim trong túi bao bọc 58
Hình 3.21: Hạt tinh bột 58
Hình 3.22: Kết quả vi phẫu thân rễ 53
Hình 3.23: SKLM định tính hợp chất coumarin 64
Hình 3.24: SKLM định tính nhóm polyphenol 66
Hình 3.25: Kết quả định tính tinh dầu bằng phản ứng hóa học 67
Hình 3.26: SKLM định tính tinh dầu với h
ệ benzen - ethyl acetat (9-1) 68
Hình 3.27: SKLM định tính tinh dầu với hệ toluen - ethyl acetat (15 - 5) 69
Hình 3.28: SKLM định tính cắn n- hexan với hệ dung môi Toluen - Ethyl acetat (15 -
5) 71
Hình 3.29: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu cao với MRSA 91
Hình 3.30: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu cao với Staphylococcus aureus 91
Hình 3.31: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu cao với Streptococcus pyogenes 92
Hình 3.32: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu cao với Pseudomonas aeruginosa 92
Hình 3.33: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu cao với E. coli 92
Hình 3.34: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu cao với AREC 92

Hình 3.35: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu cao với Candida albicans 92
Hình 3.36: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu cao v
ới Trychophyton mentagrophytes 92
Hình 3.37: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu tinh dầu với MRSA 93
Hình 3.38: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu tinh dầu với Staphylococcus aureus 93
Hình 3.39: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu tinh dầu với Streptococcus pyogenes 93
Hình 3.40: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu tinh dầu với Pseudomonas aeruginosa 93
Hình 3.41: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu tinh dầu với E. coli 93
Hình 3.42: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu tinh dầ
u với AREC 93
Hình 3.43: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu tinh dầu với Candida albicans 94
Hình 3.44: Khả năng kháng khuẩn của các mẫu tinh dầu với Trychophyton
mentagrophytes 94
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Năng lực khử của các mẫu cao 79
Đồ thị 3.2: So sánh năng lực khử của mẫu cao TNK-Đỏ 96% và chứng dương 80
Đồ thị 3.3: Hiệu quả kháng gốc hydroxyl tự do của các mẫu cao 81
Đồ thị 3.4: So sánh khả năng kháng gốc hydroxyl của mẫu thử và chứng dương 82
Đồ thị 3.5: Hoạt tính kháng DPPH của mẫu cao TNK-DD 96% 83
Đồ thị 3.6: Hoạt tính kháng DPPH của mẫu cao TNK-DD 45% 84
Đồ thị 3.7: Hoạt tính kháng DPPH của mẫu cao TNK-Xanh 96% 85
Đồ thị 3.8: Hoạt tính kháng DPPH của mẫu cao TNK-Xanh 45% 86
Đồ thị 3.9: Hoạt tính kháng DPPH của mẫu cao TNK-Đỏ 96% 87
Đồ thị 3.10: Hoạt tính kháng DPPH của mẫu cao TNK-Đỏ 45% 88
Đồ
thị 3.11: Hoạt tính kháng DPPH của Vitamin C 89
Đồ thị 3.12: Hoạt tính kháng DPPH của BHA 89
Đồ thị 3.13: Hoạt tính kháng DPPH của BHT 90
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DPPH 1,1 – diphenyl – 2 - picrylhydrazyl

CC Repeated column chromatography (Sắc kí cột lặp lại)
CHCl
3
Chroloform
GC - MS Gas liquid chromatography - mass spectrometry (Sắc ký khí ghép
khối phổ)
EtOH Ethanol
EtOAc Ethyl acetat
HTCO% Hoạt tính chống oxy hóa tính theo phần trăm
IC
50
Nồng độ có hoạt tính chống oxy hóa đạt 50%
IR Infrared Spectroscopy
n - BuOH n - Buthanol
NMR Nuclear Magnetic Resonance
MS Mass spectrometry
MeOH Methanol
Me
2
CO Aceton
MSD Mass spectrometry detector
PƯ Phản ứng
SKLM Thin layer chromatography (Sắc kí lớp mỏng)
TT Thuốc thử
UV Ultra Violet
DĐVN Dược điển Việt Nam
TNK-DD Mẫu Thiên niên kiện dược dụng
TNK-Xanh Mẫu Thiên niên kiện có cuống lá xanh
TNK-Đỏ Mẫu Thiên niên kiện có cuống lá tím đỏ





1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tổng quan về cây Thiên niên kiện
1.1.1. Danh pháp
Tên thường gọi: Thiên niên kiện
Tên khoa học: Homalomena occulta (Lour.) Schott.
Tên khác: Sơn thục, Bao kim, Ráy hương, Sơn phục, Vắt vẻo, Vạt hương (Tày),
Hìa hẩu ton (Dao), T’rao yêng (K’Ho), Duyên (BaNa) [12].
1.1.2. Phân loại khoa học
Giới : Thực vật (Plantae)
Ngành : Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp : Hành (Liliopsida)
Bộ : Trạch Tả (Alismatales)
Họ : Ráy (Araceae)
Chi : Thiên niên kiện (Homalomena)
Loài : Homalomena occulta


Hình 1.1: Cây Thiên niên kiện dược dụng
2


1.1.3. Hình thái học
Cây thảo to, thân rễ dài, mọc bò ngang, thẳng hay cong queo, có nhiều đốt, bẻ ra
có xơ cứng, mùi thơm.

Lá mọc tập trung ở đầu thân rễ, có thể dài đến 30 cm, rộng 18 cm, thùy bên 6
cm, gốc hình tim sâu, toàn bộ lá nom giống hình tam giác, đầu nhọn, mép nguyên, gân
ở gốc có 3 cái ở mỗi bên, tỏa rộng, hướng lên, gân bên mờ ở mặt trên, mỗi bên 7 - 9
cái; cuống lá dài 27 - 50 cm, gốc cuống phình và xòe ra chiếm 1/3 cuống tính từ dưới
lên.
Cụm hoa là một bông mo màu lục nhạt, không bao gi
ờ mở rộng, dài 4 - 5 cm,
rộng 10 - 15 mm; mỗi khóm thường có 3 - 4 bông mo, cuống bông mo dài 5 - 15 cm;
bông mo ngắn hơn mo, chỉ dài 3 - 4 cm; phần mang hoa cái hình bầu dục chỉ dài bằng
một nửa phần mang hoa đực, không có bao hoa; hoa đực có 4 nhị rời, chỉ nhị rộng rất
ngắn, bao phấn song song; hoa cái có nhị lép hình khối, dài bằng đầu nhụy, bầu hình
trứng, điểm những chấm mờ, noãn nhiều.
Quả mọng, thuôn, chứa nhiều hạt có vân.
Mùa hoa quả: tháng 4 - 6.
Cây có công dụng tương tự: Loài Homalomena tonkinensis Engl. và những loài
khác mới phát hiện như H. gigantea Engl., H. pierreana Engl. cũng được gọi là Thiên
niên kiện và được dùng [12].
1.1.4. Sinh thái học và phân bố
Chi Homalomena Schott gồm một số loài thân cỏ, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt
đới châu Á và châu Mỹ. Ở khu vực Đông Nam Á, có 7 loài, đều được dùng làm thuốc.
Việt Nam có 6 loài, 4 loài được dùng làm thuốc:
- H. occulta (Lour.) Schott phân bố khá phổ biến ở các tỉnh vùng núi, cả ở
mi
ền Nam lẫn miền Bắc. Độ cao phân bố từ 300 – 700 m hoặc hơn.
- H. gigantea Engl. có tên khác là Thiên niên kiện lá to, được phát hiện ở xã
3

Đinh Trang Hòa, Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng; vùng rừng Suối
Lạnh thuộc xã Hòa Thịnh, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên và vùng rừng Khe Lét,
Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Độ cao phân bố từ 100 - 600 m, riêng ở Khe Lét đã trên 700

m.
- H. pierreana Engl., Thần phục hay Thiên niên kiện lá hình thìa, mới phát
hiện được ở 2 điểm thuộc một số xã huyện Phước Sơn và Trà My tỉnh Quảng Nam; ở
độ cao 600 - 700 m.
- H. vietnamensis được phát hiện ở V
ườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
Như vậy, trong số 4 loài trên, loài H. occulta có vùng phân bố rộng nhất. Tất cả
đều được khai thác, thu mua ở Việt Nam. Trên thế giới, loài Thiên niên kiện H. occulta
cũng có vùng phân bố rộng, từ các tỉnh Nam Trung Quốc đến các nước trên bán đảo
Đông Dương và khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, loài Thiên niên kiện lá to chỉ
thấy ở Trung Quốc và Việt Nam. Loài có tên là Thần phục có thể là đặc hữu hẹp

miền Nam Việt Nam.
Thiên niên kiện là cây ưa ẩm và ưa bóng điển hình, thường mọc thành đám, đôi
khi thuần loại, dọc theo các bờ khe suối dưới tán rừng kín thường xanh. Cây sinh
trưởng và phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm; mỗi năm mọc ra 3 - 5 lá mới; các lá cũ
tồn tại trên một năm mới bị thay thế; đồng thời phần thân rễ cũng phát triển dài thêm từ
3 - 6 cm. Thiên niên kiện có khả nă
ng sinh chồi gốc khỏe. Trong tự nhiên, cây thường
tạo thành khóm với nhiều nhánh thân rễ từ gốc. Cây trưởng thành ra hoa quả hàng năm.
Mặc dù số quả trên mỗi bông khá nhiều (10 - 30), nhưng lượng cây con mọc từ hạt ít.
Cây trồng được bằng hạt và các đoạn thân rễ.
Thiên niên kiện là cây thuốc quý của Việt Nam, có trữ lượng khá phong phú
trong khu vực. Lượng khai thác hàng năm, ước tính từ 200 - 500 tấn để cung cấp cho
nhu cầu sử d
ụng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do khai thác liên tục nhiều năm,
nguồn cây thuốc này đã bị giảm sút nhiều. Mặt khác, nạn phá rừng trầm trọng và triền
4


miên cũng là nguyên nhân làm thu hẹp vùng phân bố tự nhiên của Thiên niên kiện.
1.1.5. Thành phần hóa học
Thân rễ Thiên niên kiện Homalomena occulta chứa tinh dầu 0,25%, trong đó có
α - pinen, β - pinen, limonen, linalol, α - terpineol, nerol, myrcenol và eugenol (Rue
Hakai và cs, 1982).
Zhou Chenning và cs, 1991 cho biết tinh dầu Thiên niên kiện chứa linalol
36,8%, terpinen – 4 – ol, cedrenol, sausurea lacton, U - cadinol, α – terpineol và
moslen.
Theo Alder và Lucius 1963, tinh dầu Thiên niên kiện có nguồn gốc ở Việt Nam
chứa linalol 56,84%, terpinen – 4 – ol, acetaldehyd, aldehyd propionic, aldehyd
butyric, U
3
– caren, sabinen, limonen, α - terpinen, β - terpinen, γ – terpineol, α –
terpineol.
Theo Trần Văn Sung và cs (1992), rễ Thiên niên kiện chứa (-) - α – cadinol, (-)
– T- muurolol, homalomenol C và homalomenol D [24].
Theo công bố khác của Trần Văn Sung và cs, 1992, rễ Thiên niên kiện còn có
oplopanol, oplodiol, bulatantriol, homalomenol A, homalomenol B, 1β, 4β, 7α –
trihydroxyeudesman [24].
1.1.6. Công dụng và bộ phận dùng
Thiên niên kiện có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, vào 2 kinh can, thận, có tác
dụng trừ phong thấp, mạnh gân xương.
Thiên niên kiện được dùng chữa thấp khớp, tay chân và các khớp xương nhức
mỏi hoặc co quắ
p tê bại, rất tốt cho những người cao tuổi, già yếu.
Ngày dùng 6 - 12 g dưới dạng thuốc sắc, rượu thuốc hoặc dạng bột phối hợp với
nhiều vị khác làm hoàn tán. Cũng có thể dùng tươi giã nát, ngâm rượu xoa bóp chỗ đau
tê nhức, tê bại. Rễ Thiên niên kiện khô, tán nhỏ, rắc trừ được sâu, nhậy, và còn được
dùng trong bài thuốc chữa phù với lá phù dung, rễ cỏ xước, ý dĩ, hy thiêm, thổ phục
5


linh. Ngoài ra, rễ Thiên niên kiện giã với muối, đắp làm tan nhọt độc. Tinh dầu dùng
chế dầu xoa.
Ở Ấn Độ, thân rễ Thiên niên kiện được dùng làm chất thơm và kích thích.
Thân rễ cắt thành từng đoạn dài 10 - 27 cm, sấy nhanh ở nhiệt độ dưới 50
0
C cho khô
đều mặt ngoài, làm sạch vỏ và bỏ các rễ con, rồi phơi hoặc sấy ở 50 – 60
0
C đến khô.
Bột thân rễ cho vào thuốc lá hoặc trong thành phần các thuốc bột để hít. Toàn
cây được dùng chữa bệnh ngoài da. Tinh dầu Thiên niên kiện được dùng làm hương
liệu trong kỹ nghệ nước hoa [12].
1.1.7. Bài thuốc có Thiên niên kiện
1.1.7.1. Chữa thấp khớp, đau nhức xương
Thiên niên kiện 20 phần, Hy thiêm 40 phần, Mộc qua 35 phần, Ngưu tất 5 phần.
Sắc uống ngày một thang.
Thiên niên kiện, Dây chiều, Kê huyết đằng, Đan sâm, Thục đị
a, Xích thược,
Thổ phục linh, Độc hoạt, Khương hoạt, Tang ký sinh, Đỗ trọng, mỗi vị 12 g; Đảng sâm
20 g, Hoài sơn 14 g, Ngưu tất 10 g, Nhục quế 8 g. Sắc uống ngày một thang.
Thiên niên kiện, Rắn hổ mang, Rắn ráo, Rắn cạp nong, Kê huyết đằng, Hà thủ ô
trắng, Ngũ gia bì. Ngâm rượu uống.
Thiên niên kiện 12 g, rễ Cỏ xước 40 g, Hy thiêm 28 g, Thổ phục linh 20 g, cỏ
Nhọ nồi 16 g; Ngải cứu, Thương nhĩ tử, m
ỗi vị 12 g. Sao vàng, sắc uống ngày một
thang.
Thiên niên kiện 12 g, rễ Bưởi bung 10 g, quả Dành dành 8 g. Tất cả thái mỏng,
phơi khô, ngâm với rượu uống.
Thiên niên kiện, Vòi voi, Kim ngân, Cỏ xước, Thổ phục linh, Hy thiêm, Ké đầu

ngựa, cây Xấu hổ, Dây đau xương, cây Cà gai. Các vị lượng bằng nhau, rửa sạch phơi
khô. Đun kỹ, cứ 1 kg dược liệu lấy 1 lít nước thuốc, chế thành 2 dạng: rượu thuốc và
sirô để uống.

6

1.1.7.2. Chữa đau bụng kinh
Thân rễ thiên niên kiện, rễ Bưởi bung, rễ Bướm bạc, gỗ Vang, rễ Sim rừng, các
vị bằng nhau. Sắc uống.
1.1.7.3. Chữa dị ứng, mẩn ngứa, lở sơn
Rễ Thiên niên kiện, Sả, Gừng, mỗi vị 10 g. Sắc uống trong ngày.
1.1.8. Các nghiên cứu về Thiên niên kiện
1.1.8.1. Nghiên cứu trong nước
Trong Hội nghị khoa học và công nghệ hóa hữu cơ toàn quốc lần thứ III ở

Nội năm 2005, Bùi Thị Yến My và ctv, trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên Tp. HCM đã
tiến hành khảo sát tinh dầu căn hành Thiên niên kiện (Homalomena aromatica Schott)
ở Côn Đảo.
Kết quả thu được là: Căn hành Thiên niên kiện thu hái ở Vườn Quốc gia Côn
Đảo tuy cho hiệu suất tinh dầu thấp nhưng các cấu phần chính trong tinh dầu đa dạng
hơn trong đó murolol, α – cadinol chiếm tỉ lệ cao. Sự hiện diện của các cấu ph
ần này
trong tinh dầu làm cho tinh dầu có tính đặc thù góp phần làm hoạt tính sinh học của
tinh dầu này mạnh hơn. Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu trên một số chủng khuẩn
như Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus
subtilis… cũng khá cao (dựa trên đường kính vòng vô khuẩn) [8].
1.1.8.2. Nghiên cứu ngoài nước
Năm 1992, T.V.Sung và ctv đã công bố 3 chất mới thuộc nhóm sesquiterpene:
1β,4β,7α - trihydroxyeudesmane (1), homalomenol A (2) và homalomenol B (3) từ rễ
của Thiên niên kiện dược dụ

ng H. aromatica [24]. Theo nghiên cứu này, rễ Thiên niên
kiện nghiên cứu được thu hái tại Việt Nam; sau quá trình phơi khô và xay thành bột
thô, mẫu được chiết nóng với dung môi CHCl
3
bằng phương pháp Soxhlet trong 10
giờ, sau đó thu hồi dung môi và phần còn lại được phân tách bằng sắc ký cột nhanh lặp
lại với silica gel là chất hấp phụ. Dung dịch rửa giải petroleum ether - EtOAc (7 : 3)
phân tách chất 2, 3 và dung dịch rửa giải petroleum ether - EtOAc (1 : 1) phân tách
7

chất 1. Cấu trúc hóa học của 3 chất này được xác định bằng phổ hồng ngoại IR, phổ
cộng hưởng từ hạt nhân (NMR), và khối phổ (MS):

Hình 1.2: Cấu trúc hóa học của các chất (1), (2), (3)

Năm 2007, Wang Y.F. và cs đã phân lập được 3 chất thuộc nhóm
sesquiterpenoids mới từ các phần phía trên của H. occulta (1β,4β,7β -
trihydroxeudesman ; 1β,4β,7β,11 - tertrahydroxeudesman và homalomentetraol). Sau
đó, thử hoạt tính sinh học bằng phươ
ng pháp đĩa giấy khuếch tán và phương pháp MIC
cho thấy đều có hoạt tính kháng khuẩn với một số loại vi khuẩn Gram dương và Gram
âm, tuy nhiên hoạt tính không mạnh [30].
Năm 2008, Hu Y.M. và cs đã công bố kết quả nghiên cứu về tác dụng của các
sesquiterenoid được phân lập từ H. occulta đến sự phát triển, sự phân chia và hàm
lượng khoáng chất trong nguyên bào xương in vitro. Kết quả là phân lập được 2
sesquiterpenoid mới có tác dụng kích thích sự phát triển của nguyên xương bào
ở 1
liều lượng nhất định (homalomenol E (4,6,7 – trihydroxy – isodaucan (1α, 4β - OH, 5α,
6α, 7α)) (4) và (-)1β,4β,6α - trihydroxy – eudesma (5)). Ngoài ra, các nhà nghiên cứu
còn phân lập được 1 ester daucan mới (6) và 5 sesquiterenoid đã được biết đến; trong

đó ester (6) chưa thấy biểu hiện rõ tác dụng với nguyên bào xương, 4 sesquiterenoid có
tác dụng mạnh đến sự phát triển và phân chia của nguyên bào xương. Theo nghiên cứu
này, rễ thiên niên kiện được thu hái ở Longseng – tỉnh Guangxi – Trung Quốc, sau quá
trình phơi khô và xay thành bột thô, mẫu đượ
c chiết ngấm kiệt với EtOH - H
2
O (95 : 5)
3 lần, dịch EtOH cô tới cắn sau đó được lắc phân đoạn với petroleum ether, CHCl
3
, n -

×