Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mỹ ở đông nam á thời tổng thống g w bush (2001 2009)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 106 trang )

1
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
---------------------------

ĐÀO THỊ NGA

SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA MỸ Ở ĐÔNG NAM Á THỜI
TỔNG THỐNG G.W.BUSH
(2001 - 2009)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

GVHD: Nguyễn Thị Nga

HÀ NỘI - 2012


2
LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, Tôi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô giáo trong khoa Lịch Sử – Trƣờng
Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các
thầy cô. Đặc biệt, là cô giáo – Thạc Sỹ Nguyễn Thị Nga – Ngƣời đã trực tiếp
hƣớng dẫn tôi trong thời gian qua.
Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của các
bạn sinh viên trong khoa Lịch Sử đã giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận này.
Là một sinh viên lần đầu nghiên cứu khoa học, chắc chắn đề tài của tôi
không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến


của quý thầy cô và các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 05 năm 2012
Sinh Viên

Đào Thị Nga


3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp
này là thành quả của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn và giúp đỡ của cô giáo –
Thạc Sỹ Nguyễn Thị Nga. Nội dung khóa luận không trùng với bất cứ một
công trình nghiên cứu nào, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.
Hà Nội, Tháng 05 năm 2012
Sinh Viên

Đào Thị Nga


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọ n đề tài
Các nƣớc lớn luôn có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới,
Mỹ là một nƣớc siêu cƣờng có ƣu thế vƣợt trội hầu nhƣ trên tất cả các mặt
nhƣ: kinh tế, quân sự, khoa học, công nghệ, đã và đang sử dụng sức mạnh đó
để thiết lập vị thế bá chủ thế giới. Khoảng hai thập kỉ trở lại đây, kể từ khi
Liên Xô sụp đổ, Chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình toàn cầu hóa, khu vực
hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ với tính phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng

thì các nƣớc lớn đặc biệt là Mỹ đã và đang điều chỉnh sách lƣợc, chiến lƣợc
của mình và Đông Nam Á không nằm ngoài sự điều chỉnh đó.
Nếu nhƣ ở thập niên đầu sau khi Chiến trạnh lạnh kết thúc (thập kỷ 90)
Mỹ có phần “sao nhãng” Đông Nam Á thì bƣớc vào thế kỷ XXI, nhất là từ
sau sự kiện 11 - 9 - 2001, hơn lúc nào hết Mỹ gia tăng chính sách “Mỹ hóa
thế giới” triển khai chiến lƣợc toàn cầu mới, để ý nhiều hơn đến khu vực này.
Việt Nam là thành viên của ASEAN, nằm ở vị trí địa chiến lƣợc đã, đang và
sẽ chịu tác động sâu sắc của sự thay đổi môi trƣờng chính trị thế giới, trƣớc
hết là sự điều chỉnh chính sách của các nƣớc lớn trong đó có Mỹ. Do đó, việc


5
tìm hiểu nguyên nhân, nội dung điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với
Đông Nam Á trong những năm Tổng thống G.W.Bush đƣơng nhiệm (20012009) để từ đó thấy đƣợc đặc điểm, tác động của sự điều chỉnh chính sách đối
ngoại này đối với vị thế của Mỹ ở trên thế giới và Đông Nam Á, đối với khu
vực Đông Nam Á, quan hệ giữa Mỹ và Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam),
quan hệ quốc tế và đƣa ra một vài nhận xét của sự điều chỉnh trên đối với Việt
Nam là một việc làm hết sức cần thiết, mang tính khoa học. Chính vì vậy tôi
chọn “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ ở Đông Nam Á thời
Tổng thống G.W.Bush (2001 - 2009)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
của mình.


6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu sự thay đổi, điều chỉnh chiến lƣợc chính sách đối ngoại của
Mỹ nói chung từ sau Chiến tranh lạnh nhất là ở thời Tổng thống G.W.Bush ở
Đông Nam Á, đặc biệt sau sự kiện ngày 11 - 9 nói riêng đƣợc đông đảo các
học giả, các nhà chính trị trong và ngoài nƣớc quan tâm. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu viết về bối cảnh hay nhân tố tác động đến sự điều chỉnh của

Mỹ và nội dung điều chỉnh đối với khu vực Đông Nam Á và các tài liệu có
liên quan.
2.1. Tài liệu tiếng Việt
Ở Việt Nam cũng xuất hiện khá nhiều công trình viết về chính sách của
Mỹ đối với Đông Nam Á trong những năm gần đây. Trong đó có sách, tạp chí
tiêu biểu nhƣ: sách chuyên đề “Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay” do
tác giả Lê Linh Lan làm chủ biên (2004,Nxb CTQG), trong cuốn sách này tác
giả đề cập đến vấn đề an ninh của Mỹ hiện nay, đƣa ra nguyên nhân, chính
sách và biện pháp đối với trong và ngoài nƣớc nhằm bảo vệ an ninh Mỹ, cuốn
sách này giúp tôi có cách nhìn tổng quát về chiến lƣợc của Mỹ đối với thế
giới trong đó có khu vực Đông Nam Á.
Cuốn sách “Nước Mỹ năm đầu thế kỷ XXI” do tác giả Nguyễn Thiết
Sơn làm chủ biên (2002, Nxb KHXH, Hà Nội), trong cuốn sách này tác giả đã
đề cập đến một số vấn đề tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách đối
ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt trong
phần tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Mỹ trƣớc và sau sự kiện
11/9/2001 đƣợc tác giả đề cập rất rõ nét, dẫn chứng số liệu rõ ràng. Cuốn sách
này giúp cho tôi có cái nhìn khái quát và khách quan về tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội của Mỹ trƣớc và sau sự kiện ngày 11/9 để thấy rõ đƣợc một
nguyên nhân, một cơ sở để tổng thống Bush điều chỉnh chính sách đối ngoại
của mình trên phạm vi toàn thế giới nói chung và Đông Nam Á nói riêng,


7
đồng thời cuốn sách cũng là nguồn cung cấp nhiều số liệu cần thiết, làm tăng
sức thuyết phục cho khóa luận của tôi.
Bài viết “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á
từ sau sự kiện 11 - 9” của Phạm Cao Cƣờng, là tác phẩm quan tâm nhiều
nhất, làm rõ nhất nội dung điều chỉnh chính sách đối ngoại của chính quyền
Bush đối với Đông Nam Á trong nhiệm kỳ của tổng thống G.W.Bush. Trên

cơ sở kế thừa nội dung của chính sách đối ngoại của Bush đối với Đông Nam
Á từ đó rút ra sự điều chỉnh, đặc điểm và tác động của chính sách đối ngoại
của chính quyền Mỹ đối với Đông Nam Á thời tổng thống G.W.Bush.
Bài viết “Lợi ích của Mỹ ở biển Đông”của tác giả Phạm Cao Cƣờng
(tạp chí nghiên cứu quốc tế, 2009, (2) tr. 27-36), tác phẩm này tác giả đề cập
đến một lợi ích của Mỹ ở Đông Nam Á đó là lợi ích trên biển trong đó có
nhiều mặt về kinh tế, chính trị, quân sự từ đó giúp tôi thấy đƣợc lợi ích của
Mỹ ở khu vực Đông Nam Á là rất lớn, vai trò quan trọng của khu vực đối với
Mỹ và là một trong những cơ sở quan trọng để Tổng thống G.W.Bush phải
xem xét để có sự điều chỉnh chính sách với khu vực sao cho phù hợp và thu
đƣợc lợi ích lớn nhất…
2.2. Tài liệu tiếng Anh
Ngoài ra tôi cũng tiếp cận đƣợc một số công trình bằng tiếng Anh trong
đó có những tác phẩm tiêu biểu nhƣ: “China’s Rise Implications forn U.S.
Leadership in Asia”, bài viết này tác giả chủ yếu đi sâu tìm hiểu về quá trình
nổi lên của Trung Quốc do sự suy giảm ảnh hƣởng của các nƣớc lớn (Mỹ,
Anh, Pháp…) ở khu vực từ những năm đầu thế kỷ XXI và điều này tác động
đến chính sách của Mỹ ở châu Á trong đó có khu vực Đông Nam Á.
“Some Issues in US-East Asia Policies” của A. Kelly in trong tập East
Asia and Pacific Affair, số 4, tháng 4-2004. Trong tác phẩm này Kelly rất chú
trọng trình bày một vài vấn đề trong chính sách hƣớng về phía đông châu Á


8
trong đó có khu vực Đông Nam Á của Mỹ thời Tổng thống G.W.Bush. Tác
phẩm nƣớc ngoài với những ngôn ngữ xác đáng giúp tôi có thêm cái nhìn
khách quan và toàn diện hơn về chính sách đối ngoại của Mỹ thời Tổng thống
G.W.Bush với Đông Nam Á, thấy đƣợc chính sách của Bush đối với Đông
Nam Á nằm trong chiến lƣợc chung trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối
với châu Á và toàn cầu từ đó thấy đƣợc tầm quan trọng của khu vực Đông

Nam Á trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
The Asia Foundation, CA. USA, 2004: “Southest Asia in the Sino- US
Strstegic Balance” của Shannon Tow in trong tập tạp chí Southest
Contemporary Asia, số 3, tháng 12 - 2004.v.v.
Mặc dù có nhiều bài nghiên cứu, sách tham khảo liên quan đến đề tài
của khóa luận, nhƣng hiện tại chƣa có một công trình nghiên cứu mang tính
tổng hợp, tƣơng đối chuyên sâu, phân tích đặc điểm và tác động của sự điều
chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ ở Đông Nam Á thời Tổng thống
G.W.Bush (2001- 2009). Bên cạnh đó tôi cũng muốn bƣớc đầu tìm hiểu và
làm rõ về nguyên nhân, nội dung điều chỉnh, đặc điểm và tác động của chính
sách điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ ở Đông Nam Á thời tổng thống
G.W.Bush (2001-2009).
3.Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Về đối tượng nghiên cứu
Đề tài sẽ làm rõ nguyên nhân và nội dung sự điều chỉnh, thay đổi trong
chính sách đối ngoại của Mỹ với Đông Nam Á ở thời Tổng thống G.W.Bush
từ 2001 - 2009, từ đó đƣa ra một số đặc điểm và đánh giá tác động của sự
điều chỉnh này đến vị thế của Mỹ ở Đông Nam Á và trên thế giới, quan hệ của
Mỹ và Đông Nam Á, đối với khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam),
quan hệ quốc tế ở thời điểm đó.
*Nhiệm vụ của đề tài


9
Để thực hiện mục đích trên, đề tài này cần làm rõ những nội dung chính
sau:
Phân tích, làm rõ những yếu tố tác động, cơ sở của điều chỉnh chính sách
đối ngoại của Mỹ thời Tổng thống G.W.Bush ở Đông Nam Á.
Làm rõ nội dung của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ thời
Tổng thống G.W.Bush ở Đông Nam Á từ 2001- 2009.

Làm rõ đặc điểm và tác động của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của
Mỹ thời Tổng thống G.W.Bush đối với Đông Nam Á.
*Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Tổng
thống Mỹ G.W.Bush đối với Đông Nam Á trong hai nhiệm kỳ cầm quyền của
ông từ năm 2001 đến năm 2009.
- Về không gian: Đề tài này chủ yếu nghiên cứu sự điều chỉnh chính
sách đối ngoại của Mỹ ở Đông Nam Á thời Tổng thống G.W.Bush (20012009). Tuy nhiên để làm rõ hơn vấn đề tài này, khóa luận còn phải đề cập đến
chính sách đối ngoại của Mỹ trƣớc đó nhất là thập niên đầu khi Chiến tranh
lạnh kết thúc.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài nghiên cứu chuyên về lịch sử thế giới. Để thực hiện đề
tài, ngƣời viết đã dựa trên quan điểm phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng ta, vận dụng
phƣơng pháp luận mácxít trong nghiên cứu lịch sử.
Trên cơ sở phƣơng pháp luận đó, ngƣời viết đã sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgíc kết hợp với các


10
phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu… để giải quyết
các vấn mà đề tài nghiên cứu đặt ra.
5. Đóng góp của khóa luận
Đối với vấn đề sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ ở Đông Nam
Á thời tổng thống G.W.Bush 2001 - 2009, cũng đã có nhiều nhà nghiên cứu
trong và ngoài nƣớc quan tâm và có nhiều nhà khoa học đã tìm hiểu vấn đề
này, trên cơ sở những tài liệu tham khảo ngƣời viết đã tìm hiểu và trình bày
vấn đề theo một hƣớng mới. Trong đề tài của mình, ngƣời viết đã đi nghiên
cứu cơ sở của sự điều chỉnh, nội dung điều chỉnh và đặc biệt là nêu lên đặc
điểm và đánh giá tác động của sự điều chỉnh này đối với vị thế của Mỹ ở
Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung, tác động đến khu vực Đông

Nam Á, quan hệ Đông Nam Á với Mỹ, quan hệ quốc tế. Đề tài này góp phần
nhận diện và đánh giá sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ ở Đông
Nam Á thời Tổng thống G.W.Bush
Khóa luận còn là tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho việc học tập và
nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ, về quan hệ quốc tế trong những
thập niên đầu của thế kỷ XXI, cũng nhƣ việc giảng dạy lịch sử thế giới hiện
đại.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận đƣợc chia làm 2 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ ở Đông
Nam Á thời tổng thống G.W.Bush (2001- 2009)
Chương 2: Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ ở Đông Nam Á
thời tổng thống G.W.Bush (2001-2009)


11

Chương 1
CƠ SỞ CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA MỸ Ở ĐÔNG NAM Á THỜI TỔNG THỐNG G.W.BUSH
(2001-2009)
1.1. Đông Nam Á trong bối cảnh thế giới
1.1.1. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa
Thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, cục diện thế giới đã có sự thay đổi sâu sắc,
thế giới từ chỗ đối đầu về kinh tế sang vừa hợp tác vừa cạnh tranh kinh tế và
đang tiến nhanh đến một nền kinh tế không biên giới. Điều đó khiến cho sự
phụ thuộc lẫn nhau của các nƣớc này ngày càng sâu sắc hơn. Trong tiến trình
toàn cầu hóa các hoạt động kinh tế này, Mỹ đang phát triển các quan hệ hữu
cơ với các quốc gia trên thế giới thông qua các hoạt động kinh đối ngoại
(buôn bán, đầu tƣ trực tiếp, chế tạo ở nƣớc ngoài và sự đầu tƣ các dòng vốn)

nói riêng và các chính sách đối ngoại nói chung. Xu hƣớng toàn cầu hóa và
khu vực diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đối với một siêu cƣờng nhƣ Mỹ thì xu
thế này tạo điều kiện rất lớn cho Mỹ thực hiện các chiến lƣợc mở rộng cả về
kinh tế lẫn chính trị ra ngoài lãnh thổ của mình tuy nhiên xu thế đó cũng
mang lại không ít khó khăn cho mƣu đồ chiến lƣợc bành trƣớng của chúng.
Đó là một trong những yếu tố quan trọng buộc Mỹ phải quan tâm khi hoạch
định chính sách đối ngoại.
Toàn cầu hóa, khu vực hóa là một xu thế phát triển nổi bật, một đặc điểm
quan trọng của nền kinh tế thế giới từ đầu thập niên 90 đến nay và ngày càng
gia tăng mạnh mẽ trong thế kỷ XXI nó tác động đến tất cả các thực thể, các
nƣớc, tổ chức, mọi ngóc ngách của cuộc sống con ngƣời nên Mỹ và Đông
Nam Á cũng không nằm ngoài tác động đó. Sự tự do hóa thƣơng mại và mở
cửa thị trƣờng đã tạo điều kiện cho Mỹ tiếp tục duy trì các thị trƣờng cũ (châu


12
Âu, Nhật Bản) còn đối với các nƣớc châu Á - Thái Bình Dƣơng trong đó có
Đông Nam Á thì chính sách hƣớng ngoại của Mỹ rất đa dạng. Với kinh
nghiệm của tất cả các nƣớc đã phát triển nhƣ: Mỹ, Nhật, Xin-ga-po…và các
nƣớc đang phát triển nhƣ: Trung Quốc, Việt Nam…đều nhận thấy rõ tầm
quan trọng của nền kinh tế mở cửa đối với sự phát triển hiện nay của đất
nƣớc, xác định đƣợc những nguồn lợi mà họ sẽ thu đƣợc khi phát triển quan
hệ ra ngoài phạm vi biên giới của mình. Do đó, khu vực châu Á - Thái Bình
Dƣơng là nơi hấp dẫn đối với Mỹ về kinh tế (thƣơng mại và đầu tƣ). Hơn nữa,
sau Chiến tranh lạnh ở Đông Nam Á không chỉ có Mỹ mà còn có các công ty
lớn của Nhật Bản, EU, Hàn Quốc…ngày càng quan tâm đến khu vực này với
dòng đầu tƣ vào khu vực này ngày càng lớn tạo nên sự cạnh tranh sôi động
trong hoạt động đầu tƣ phát triển. Đây cũng là nhân tố để Mỹ cần phải xem
xét để điều chỉnh sách đối ngoại của mình cho thích hợp khi cạnh tranh kinh
tế đã trở nên quyết liệt hơn.

Đồng thời với xu hƣớng toàn cầu hóa là khu vực hóa đƣợc đẩy mạnh.
Trong những năm gần đây thế giới đƣợc chứng kiến sự lớn mạnh của các khối
liên kết nhƣ: EU, ASEAN, APEC…các tổ chức này vừa là hệ quả vừa là biểu
hiện của xu hƣớng toàn cầu hóa. Trong chiến lƣợc của mình Hiệp hội các
nƣớc Đông Nam Á ngày càng mở rộng không những về phạm vi lãnh thổ mà
còn thiết lập khu vực Mậu dịch tự do (AFTA) và theo nhiều chuyên gia dự
báo thì sự phát triển hợp tác kinh tế này sẽ không hề có bất lợi gì cho sự buôn
bán và đầu tƣ của các nƣớc lớn trong đó có Mỹ đối với khu vực.
Nhƣ vậy, ta thấy toàn cầu hóa, khu vực hóa đã tạo ra những điều kiện
thuận lợi rất lớn cho Mỹ mở rộng thị trƣờng, hợp tác đầu tƣ với các nƣớc
trong khu vực nhằm thu lợi ích, mở rộng thị trƣờng và dần thực nhiện mƣu đồ
bành trƣớng của mình ra khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên toàn cầu hóa cũng
gây ra những khó khăn cho nƣớc Mỹ, làm cho các nƣớc trong khu vực xích


13
lại gần nhau hơn cả về kinh tế và chính trị tăng thêm sức mạnh của khối đồng
thời các nƣớc lớn khác cũng đƣợc tự do mở rộng ảnh hƣởng của mình ở khu
vực điều này tạo nên những khó khăn, trở ngại lớn trên con đƣờng thực hiện
mƣu đồ bành chƣớng chính trị của mình. Lợi ích của Mỹ ở khu vực này là rất
lớn đi liền với âm mƣu thực hiện mƣu đồ chính trị chiến lƣợc của Mỹ là nô
dịch các nƣớc Đông Nam Á, để có đƣợc những lợi ích và thực hiện đƣợc mƣu
đồ của mình buộc Mỹ phải xem xét và có sự điều chỉnh trong chính sách đối
ngoại của mình.
1.1.2. Vị trí chiến lược của Đông Nam Á
Đông Nam Á gồm các nƣớc trên bán đảo Trung Ấn là: Mi-an-ma, Thái
Lan, Lào, Căm-pu-chia, Việt Nam và các nƣớc thuộc quần đảo Mã Lai nhƣ:
In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Brunây và Đông Timo.
Trong lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh hƣởng mạnh của các nền văn minh lớn
nhƣ: văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ và trong nhiều thế kỷ (từ thế kỷ

XVI đến nay) chịu ảnh hƣởng của nhiều nƣớc nhƣ: Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha, Anh, Pháp, Hà Lan, Hoa kỳ, Nhật Bản.
Trên góc độ địa chiến lƣợc, Đông Nam Á nằm ở khu vực thuận lợi về
mặt giao thƣơng và phòng thủ quốc tế, án ngữ trên con đƣờng hàng hải quốc
tế quan trọng bậc nhất từ Đông sang Tây, từ Ấn Độ Dƣơng sang Thái Bình
Dƣơng, giữa Đông Bắc Á và nam Thái Bình Dƣơng, trong khoảng 2 thập kỷ
trở lại đây, Đông Nam Á trở thành cầu nối hàng không các chuyến bay từ
Đông Bắc Á, Bắc Mỹ sang nhiều nƣớc Tây Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi và
Trung và Đông Âu. Hơn thế nữa vị trí đó đã quy định Đông Nam Á nằm giữa
một vùng có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới: Trung Quốc, Nhật
Bản, các nƣớc NIC châu Á, Ô-xtrây-li-a và Niudilân, tạo cơ hội cho Đông
Nam Á phát triển các mối quan hệ kinh tế trong khu vực, tuy nhiên điều này
cũng đang mang lại những thách thức đối với các nƣớc này trong việc đẩy


14
mạnh và phát triển kinh tế nếu không có chiến lƣợc thích hợp thì sẽ dễ bị lệ
thuộc vào các nƣớc lớn. Hơn nữa khu vực Đông Nam Á còn mang trong mình
nhiều tài nguyên thiên nhiên (than, thiếc, bôxit…) với trữ lƣợng lớn và chất
lƣợng cao. Vị trí địa chiến lƣợc của Đông Nam Á còn đƣợc thể hiện ở chỗ
đây chính là con đƣờng để tiến vào lục địa Á – Âu, lục địa có vị trí quan trọng
nhất trong mọi diễn biến chính trị của lịch sử nhân loại.
Không chỉ có vị trí địa chiến lƣợc, Đông Nam Á còn chứa trong mình
nhiều thuận lợi trong đó có biển đem lại nguồn lợi rất lớn. Nó không chỉ là
các giao điểm của các tuyến hàng hải quốc tế mà còn có eo biển Malắcca có
thể so sánh với eo biển Gibranta hay kênh đào Xuyê về phƣơng diện thƣơng
mại, có cảng Xin-ga-po - cảng quá cảnh quốc tế lớn nhất Đông Nam Á đã
đƣợc hình thành và phát triển ở đây trở thành một tiền đề quan trọng trong
lịch sử “cất cánh” của Xin-ga-po mà thông qua các cảng và eo biển này Mỹ
và các nƣớc lớn có thể chuyên trở hàng hóa trên con đƣờng biển ngắn nhất từ

Ấn Độ Dƣơng sang Thái Bình Dƣơng. Hơn thế trên biển cũng có nguồn tài
nguyên rất lớn nhƣ: thủy hải sản (cá, tôm,…) đặc biệt là dầu mỏ với trữ lƣợng
lớn theo cuộc khảo sát của Phi-líp-pin ở quần đảo Trƣờng Sa, trữ lƣợng dầu
mỏ lên đến 7 tỉ tấn. Cũng cần phải thấy rõ rằng biển của Đông Nam Á không
gắn với chủ quyền của riêng một quốc gia nào (ví dụ theo nhiều báo cáo
Brunây, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Việt Nam đều có chủ quyền trên vùng nƣớc
và vùng thềm lục địa ở biển Đông). Nhƣ vậy, ta thấy vùng này nhiều nƣớc có
quyền lợi nên thƣờng diễn ra tranh chấp giữa các nƣớc trong khu vực và nƣớc
lớn vào khu vực này và Mỹ cũng có nhiều quyền lợi ở đây nên cũng nhƣ các
tổng thống khác G.W.Bush cũng có những chính sách đối với khu vực này để
mang lại lợi ích nhiều nhất cho nƣớc mình.


15
1.2. Lợi ích của Mỹ ở Đông Nam Á
Nhƣ một nhà phân tích đã nêu lên, Đông Nam Á hiện có vị trí quan
trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ hơn bao giờ hết kể từ khi Chiến
tranh lạnh kết thúc [16; 18] tại sao vậy? Vì nó gắn với lợi ích của Mỹ ở Đông
Nam Á. Trong thực tế các nƣớc lớn nói chung và Mỹ nói riêng luôn muốn
vƣơn mình ra để thống trị thế giới nhất là những vùng có vị trí chiến lƣợc nhƣ
khu vực Đông Nam Á. Mỹ ngày càng nhận thức rõ vị trí chiến lƣợc và lợi ích
quan trọng của khu vực Đông Nam Á, đây là khu vực nằm trên tuyến đƣờng
biển quan trọng chiến lƣợc của Mỹ giữa Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng,
hơn nữa đa số nguồn năng lƣợng dầu lửa và khí đốt từ vùng vịnh nhập khẩu
đến Mỹ và hàng hóa xuất khẩu của Mỹ đều đi qua tuyến đƣờng này. Quan
trọng hơn với tƣ cách là một cƣờng quốc quân sự trên thế giới Mỹ cần có một
con đƣờng tự do cho lƣợng quân sự của mình xâm nhập vào khu vực Đông
Nam Á nhằm đáp ứng tình huống đột xuất có thể xảy ra ở tây Thái Bình
Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng. Những điều trên đã phần nào cho thấy lợi ích của
Mỹ ở Đông Nam Á phần lớn là trên biển vậy những lợi ích đó là gì?

Biển ở Đông Nam Á là vùng biển này không chỉ gắn với chủ quyền của
một quốc gia mà với nhiều quốc gia trong khu vực.Theo nhiều báo cáo thì
Brunây, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Việt Nam và đảo Đài Loan đều
tuyên bố chủ quyền đối với các vùng nƣớc lãnh thổ và thềm lục địa ở biển
Đông. Trung Quốc, đảo Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với
quần đảo Hoàng Sa. Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, đảo Đài Loan và Brunây tuyên
bố chủ quyền một phần còn Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố chủ quyền
toàn bộ quần đảo Trƣờng Sa. Khoảng 45 đảo thuộc quần đảo Trƣờng Sa bị
chiếm đóng bởi các lực lƣợng các nƣớc tuyên bố chủ quyền trừ Brunây. Các
nƣớc tranh chấp tại biển Đông tuyên bố chủ quyền dựa trên quy tắc thềm lục
địa, vị trí địa lý hay cơ sở lịch sử. Công ƣớc Luật biển Liên Hợp Quốc năm


16
1982 ghi rõ các nƣớc ven biển có quyền tuyên bố chủ quyền trong vòng 200
hải lý kể từ đƣờng cơ sở tính chiều dài lãnh hải. Ngoài vấn đề tranh chấp chủ
quyền ở biển Đông, các nƣớc ven biển còn phải đối mặt với nhiều vấn đề
phức tạp khác nhƣ: cƣớp biển, ô nhiễm môi trƣờng, quản lý nguồn cá. Hàng
năm một nửa số vụ cƣớp biển diễn ra trên khu vực biển Đông Nam Á (tại eo
biển Malắcca). Biển Đông là một khu vực có nhiều lợi ích cạnh tranh nhau.
Để bảo vệ lợi ích của mình, các nƣớc có tranh chấp chủ quyền tại biển Đông
đang tích cực tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề này, tránh hành
động quân sự và thúc đẩy cơ chế thiết lập hòa bình giải quyết tranh chấp
thông qua hợp tác.
Lợi ích của Mỹ ở khu vực biển này nằm trong lợi ích đa dạng, trong lợi
ích chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng với tƣ cách là một cƣờng
quốc toàn cầu. Trong một báo cáo gần đây lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ
bao gồm:(1) Bảo vệ lãnh thổ Mỹ, ngƣời dân Mỹ, đồng minh và lợi ích của
Mỹ;(2) Ổn định khu vực và loại bỏ bất kỳ cƣờng quốc vƣợt trội hay nhóm
cƣờng quốc nào sẽ đe dọa hay cản trở lợi ích của Mỹ;(3) Phát triển khu vực

và thúc đẩy tự do thƣơng mại và mở cửa thị trƣờng;(4) Đảm bảo một thế giới
ổn định, an toàn và phi hạt nhân;(5) Thúc đẩy các giá trị toàn cầu nhƣ quản lý
tốt, dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo;(6) Đảm bảo tự do hàng hải, điều
kiện tiên quyết để ổn định khu vực và bảo vệ lợi ích của Mỹ [5; 29]. Những
lợi ích này luôn đƣợc duy trì cho dù chính quyền Mỹ có thay đổi. Mỹ ra tăng
dính líu vào khu vực Thái Bình Dƣơng (trong đó có khu vực Đông Nam Á)
cũng là để phục vụ các lợi ích trên.
Lợi ích nữa của Mỹ ở khu vực là lợi ích tự do hàng hải. Đó là lợi ích
then chốt cũng là lợi ích kinh tế và lợi ích an ninh quan trọng nhất đối với
Mỹ. Biển Đông nói chung và biển Đông Nam Á nói riêng là tuyến đƣờng
thƣơng mại quan trọng và Mỹ coi tuyến đƣờng này là vùng nƣớc quốc tế và


17
cho phép tàu thuyền qua lại. Một phân tích của Mỹ nêu “Mối đe dọa với tự do
hàng hải qua biển Đông sẽ phá vỡ nghiêm trọng đến kinh tế khu vực. Sự tăng
trưởng kinhh tế và an ninh của Mỹ phụ thuộc vào việc duy trì tự do với cả tàu
buôn và tàu quân sự” [5; 30]. Mỹ luôn ủng hộ tự do hàng hải trên thế giới,
bao gồm cả biển Đông, có lợi ích tại các tuyến đƣờng biển trong khu vực và
do đó quan tâm đến việc giải quyết hòa bình tranh chấp tại hai quần đảo
Hoàng Sa và Trƣờng Sa và các vùng khác.
Quan ngại sâu sắc về căng thẳng tại biển Đông, Joseph Nye khi còn là
trợ lý Bộ trƣởng quốc phòng Mỹ về an ninh quốc tế cho biết “Nếu xảy ra
hành động quân sự tại quần đảo Trường Sa và cản trở tự do trên biển thì Mỹ
sẽ chuẩn bị ứng phó và đảm bảo hàng hải được tiếp tục” [5; 30]. Hạm đội
Thái Bình Dƣơng của Mỹ, hạm đội 7 hiện đang đóng tại Nhật Bản, Haoai và
Xin-ga-po do tƣớng Robert Willard chỉ huy hoạt động trên vùng biển rộng từ
Thái Bình Dƣơng của Mỹ tới Ấn Độ Dƣơng. Hạm đội bao gồm 180 tàu
thuyền, 1500 máy bay, 125000 thủy thủ khoảng 50 đến 60 tàu của hạm đội
qua lại tại vùng biển này hàng ngày.

Không chỉ về lợi ích quân sự, trên vùng biển này Mỹ còn có lợi ích về
kinh tế và an ninh. Các đảo có tranh chấp tại biển Đông đƣợc cho là chứa một
trữ lƣợng dầu với các ƣớc tính khác nhau, ở vùng biển này đƣợc xác định là
một vùng biển có trữ lƣợng dầu lớn. Từ năm 1972 các công ty dầu khí
phƣơng Tây đã khai thác và khám phá trữ lƣợng dầu mỏ lớn trong khu vực
quanh quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Cuộc khảo sát đầu tiên của Phi-lippin về dầu mỏ ở quần đảo Trƣờng Sa diễn ra ngoài khơi tỉnh đảo Palawan
năm 1976. Theo bộ trƣởng năng lƣợng Mỹ, trữ lƣợng dầu mỏ ở biển Đông
khoảng 7 tỉ thùng dầu trong khi trung tâm khảo sát địa chất Mỹ ƣớc tính tổng
trữ lƣợng dầu mỏ bao gồm cả những nguồn năng lƣợng đƣợc khám phá và
tiềm tàng ở ngoài khơi lên tới 28 tỉ thùng dầu. Trung Quốc tuyên bố trữ lƣỡng


18
tuyên bố có thể lên tới 200 tỉ thùng đủ cung cấp cho Trung Quốc 1 đến 3 triệu
thùng mỗi ngày tƣơng đƣơng 25% lƣợng tiêu thụ dầu mỏ hàng ngày của
Trung Quốc hiện nay là 8 triệu thùng trong đó dầu mỏ ở vùng biển ở Đông
Nam Á chiếm một số lƣợng rất lớn và có vai trò quan trọng đối với các nƣớc
lớn nói chung và Mỹ nói riêng. Nếu kinh tế Mỹ đã bị ổn thƣơng nghiêm trọng
do cuộc khủng hoảng giá dầu năm 2008, giá dầu trên thế giới đã có lúc lên tới
mức 145 đôla/ thùng hồi tháng 7 - 2008 và chạm đáy ở mức 34 đôla/thùng ở
tháng 12 - 2008. Mặc dù Mỹ đã phát triển nguồn năng lƣợng sạch thay thế
nhƣ năng lƣợng gió, mặt trời… nhƣng dầu mỏ đến nay vẫn là nguồn năng
lƣợng tiêu thụ chính của Mỹ nên Mỹ cần nguồn năng lƣợng ở biển Đông nói
chung và ở Đông Nam Á nói riêng.
Chúng ta cũng phải nhắc đến một lợi ích nữa trên biển Đông của Mỹ đó
là lợi ích quận sự. Biển Đông nói chung và biển Đông Nam Á nói riêng là
tuyến đƣờng giao thông quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Mỹ nhằm
đối phó với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống nhƣ
chống hải tặc và khủng bố, đặc biệt tại eo biển Malắcca. Mỹ đã đƣa ra sáng
kiến hàng hải khu vực hồi tháng 4 - 2004 nhằm phát triển quan hệ với các đối

tác trong khu vực có khả năng kiểm soát mối đe dọa hàng hải thông qua luật
quốc tế và trong nƣớc. Sáng kiến này có thể cho phép Mỹ đƣa lực lƣợng hải
quân tới eo biển Malắcca để ngăn chặn khủng bố, hải tặc, buôn lậu ma úy và
ngƣời. Tuy nhiên sáng kiến của Mỹ cũng bị các Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a
phản đối, vì các nƣớc này khẳng định an ninh tai eo biển Malắcca trách nhiệm
của các nƣớc ven biển. Mỹ duy trì các căn cứ quân sự tại Nhật Bản và Phi-líppin nhằm thực hiện nhiệm vụ đồng minh Nhật Bản và Phi-líp-pin từ đó củng
cố lợi ích và khẳng định vị thế của Mỹ ở Biển Đông. Sau khi Phi-líp-pin ký
“Hiệp định trao đổi quân sự giữa hai nƣớc” năm 1995, hạm đội 7 của Mỹ
đƣợc phép neo đậu tại các cảng của Phi-líp-pin ở biển Đông. Nhƣ vậy ngoài


19
lợi ích lớn nhất trên biển ở khu vực này thì Mỹ còn có nhiều lợi ích trong việc
hợp tác buôn bán, đầu tƣ…chính vì những lợi ích to lớn này mà các nhà chính
trị Mỹ phải tìm nhiều biện pháp để có đƣợc quyền lợi ở đây. Tuy nhiên sang
đầu thế kỷ XXI nguy cơ những lợi ích này của Mỹ ở Đông Nam Á bị nguy
hại vậy tại sao hay nguyên nhân nào đƣa đến hệ quả đó để Mỹ phải thực hiện
điều chỉnh chính sách của mình?
1.3. Nguy cơ lợi ích của Mỹ ở Đông Nam Á bị nguy hại
Đông Nam Á là một khu vực có vị trí chiến lƣợc của khu vực châu ÁThái Bình Dƣơng và thế giới, Mỹ là một nƣớc lớn có ảnh hƣởng, có lợi ích
lớn và đạt đƣợc nhiều lợi ích ở đây từ những thế kỷ XX, nhƣng bắt đầu bƣớc
sang thế kỷ XXI những lợi ích của Mỹ đang trong tình trạng bị nguy hại, sự
nguy hại này thể hiện ở nhiều khía cạnh nhƣ: ở Đông Nam Á tồn tại những
điểm nóng của việc gia tăng các cuộc khủng bố, phong trào ly khai, tranh
chấp chủ quyền và chạy đua vũ trang: một số nƣớc xảy ra xung đột; sự gia
tăng đáng kể vai trò của Ấn Độ, Nga và Nhật Bản ở khu vực và đặc biệt là sự
trỗi dậy của Trung Quốc với vai trò ngày càng lớn trong khu vực chính những
vấn đề này đã đe dọa đến lợi ích của Mỹ ở Đông Nam Á. Đó là:
Nguy cơ thứ nhất và tác động lớn nhất, đe dọa đến lợi ích của Mỹ ở
Đông Nam Á đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc với vai trò ngày càng lớn

trong khu vực. Trung Quốc vẫn là nƣớc đƣợc biết đến là nƣớc đông dân nhất
trên thế giới với số dân lên tới trên 1.3 tỷ ngƣời (tại thời điểm đó) chiếm 1/5
dân số toàn cầu, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản nền kinh tế nƣớc này
có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và hứa hẹn trở thành thị trƣờng lớn
nhất mà các doanh nghiệp nƣớc ngoài hƣớng tới. Bên cạnh đó, với lợi thế lao
động lành nghề, giá nhân công rẻ và quy mô của thị trƣờng khổng lồ trong
nƣớc, Trung Quốc đang có xu hƣớng trở thành một công xƣởng của toàn thế


20
giới và đe dọa “đè bẹp” các nƣớc láng giềng trong cuộc chạy đua gay gắt về
thu hút vốn đầu tƣ.
Sau 30 năm tiến hành cải cách kinh tế, Trung Quốc giờ đây đã qua mặt
Mỹ để trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về phƣơng diện tiêu thụ các mặt
hàng nông nghiệp và công nghiệp cơ bản. Theo báo cáo của viện Chính sách
địa cầu: quốc gia đông dân nhất thế giới này đã đạt đƣợc một dấu mốc quan
trọng trong quá trình hiện đại hóa và sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc đang
tạo ra những tác động toàn cầu chẳng những về mặt kinh tế cả môi trƣờng mà
còn có ảnh hƣởng đến chính sách đối ngoại và quốc phòng. Theo dự tính sơ
bộ của tổng cục thống kê Trung Quốc, trong vòng 20 năm đầu thế kỷ XXI,
nền kinh tế Trung Quốc vẫn giữ đƣợc mức độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối
nhanh, mức tăng trƣởng bình quân đạt 8% trong đó 10 năm đầu là hơn 8% và
10 năm sau là hơn 7%. Theo nhiều dự đoán cho thấy GDP của Trung Quốc có
thể sẽ đạt gần 13000 tỷ USD vào năm 2020 và vƣợt Mỹ vào năm 2028 [5;
137]
Hiện nay, Trung Quốc là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế
giới và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài ở mức kỷ lục. Theo Bộ Thƣơng mại Trung
Quốc, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại quốc gia này trong quý I - 2005 tăng
thêm 13.4 tỉ USD, tăng 9.5 % cùng kỳ năm 2004 [28]. Năm 2006, Trung
Quốc là thị trƣờng lớn nhất thế giới về điện thoại di động, thứ 3 về ôtô và là

nƣớc đứng thứ hai về thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Ông Lester Brown, Chủ
tịch Viện chính sách địa cầu nhận xét rằng: “Trung Quốc giờ đây không còn
là một nước phát triển nữa mà đang trở thành một siêu cường kinh tế và là
một nước đang viết nên lịch sử kinh tế thế giới” [29]. Trung Quốc chính là
“ngƣời chơi khổng lồ” trong nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, Trung Quốc còn
thể hiện sự phát triển nhanh chóng trên lĩnh vực khoa học công nghệ qua việc
phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 6, trở thành quốc gia đứng thứ 3 sau


21
Nga và Mỹ đƣa ngƣời vào khoảng không vũ trụ. Trong tƣơng lai, Trung Quốc
cũng có những kế hoạch đƣa ngƣời vào mặt trăng hoặc xây dựng Trạm không
gian vũ trụ.
Đối với khu vực Đông Nam Á, về mặt chính trị thì khu vực này là điểm
tựa, chỗ dựa cho Trung Quốc vƣơn ra thế giới. Các nhà nghiên cứu cho rằng
điều này là thực tế bởi vì tiến lên phía Trung Á rất khó do có nƣớc Nga đang
chiếm ƣu thế ở đó; tiến sang phía Đông Bắc cũng không đƣợc vì vƣớng Nhật
Bản cùng với sự phức tạp của vấn đề Bán đảo Triều Tiên và cũng không đơn
giản khi muốn phát triển sang phía Tây vì đã có Ấn Độ, một cƣờng quốc đang
nổi. Đông Nam Á sự gần gũi về địa lý, văn hóa lịch sử, cùng quan điểm về lợi
ích chung trong xây dựng trật tự kinh tế thế giới công bằng…và đặc biệt là có
lực lƣợng ngƣời Hoa đông đảo, đội ngũ này là một thuận lớn trong các hoạt
động kinh tế với Đông Nam Á. Theo tờ nguyệt san Sapio của Nhật Bản ngày
29 - 7 - 2000: In-đô-nê-xi-a có 7.2 triệu ngƣời Hoa, chiếm 3.5% dân số và
73%GDP: Thái Lan có 5.8 triệu ngƣời, chiếm 69%GDP: Ma-lai-xi-a có 5.4
triệu chiếm 69%GDP [30].
Sau khi bƣớc vào thế kỷ XXI, Trung Quốc đã tăng cƣờng thúc đẩy quan
hệ với khu vực ASEAN. Ngày 16 - 11 - 2001, trong bài phát biểu tại hội nghị
lần thứ V các nhà lãnh đạo Trung Quốc - ASEAN, với nhan đề “nắm tay nhau
sáng tạo”, thủ tƣớng Chu Dung Cơ đã nói “tăng cường hợp tác láng giềng

hữu hảo với các nước ASEAN là chính sách kiên định không thay đổi của
chính phủ Trung Quốc, trong tình hình mới chúng ta phải nắm chắc cơ hội do
toàn cầu hóa kinh tế và các ngành khoa học mang lại, đối phó hiệu quả với
rủi ro và thách thức, cùng nhau mở ra cục diện mới hợp tác cùng có lợi giữa
Trung Quốc - ASEAN” [31]. Hai bên không chỉ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế,
cụ thể là qua khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN mà còn tăng
cƣờng sự hợp tác và tạo sự tin tƣởng cũng nhƣ ủng hộ lẫn nhau về mặt chính


22
trị. Ngay trong năm đầu tiên của thế kỷ XXI, các nhà lãnh đạo Trung Quốc
lần lƣợt đến thăm 50 quốc gia trên khắp các châu lục trong đó có nhiều nƣớc
trong khu vực Đông Nam Á. Đầu tháng 7, phó Thủ Tƣớng Vƣơng Quang Anh
thăm Căm-pu-chia và phó Chủ Tịch nƣớc Hồ Cẩm Đào thăm 3 nƣớc Thái
Lan, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a, đặc biệt ngày 11 - 11 - 2000 Chủ Tịch
Giang Trạch Dân bắt đầu chuyến thăm 3 nƣớc Lào, Căm-pu-chia và Brunây,
ông trở thành chủ tịch đầu tiên thăm 1 trong 3 nƣớc này kể từ những năm
60…Ngoài những chuyến thăm cao cấp trên, trong khoảng thời gian này còn
có nhiều đoàn đại biểu thuộc các ngành của Trung Quốc và các nƣớc Đông
Nam Á qua lại thăm lẫn nhau. Những hoạt động này góp phần quan trọng và
việc khẳng định quan hệ Trung Quốc - Đông Nam Á ngày càng tốt đẹp và thắt
chặt hơn.
Bối cảnh quốc tế sau sự kiện 11 - 9 - 2001 tác động không nhỏ đến cục
diện thế giới nói chung, đến quan hệ ASEAN - Trung Quốc nói riêng. Trong
lúc này Mỹ đang bận rộn với mục tiêu chống khủng bố còn các nƣớc ASEAN
lại tập trung vào khôi phục và phát triển kinh tế. Trung Quốc đang trở nên
hùng mạnh, chủ động bày tỏ thiện chí trong các sáng kiến thúc đẩy quan hệ
hợp tác khu vực với các nƣớc thành viên ASEAN, điều này đã làm cho quan
hệ Trung Quốc - ASEAN phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Thông
qua đó Trung Quốc vừa có thể tăng cƣờng quan hệ hợp tác song phƣơng, xây

dựng một khu vực kinh tế hùng mạnh và liên kết, đồng thời từng bƣớc thực
hiện chiến lƣợc ngoại giao của mình là tăng cƣờng địa vị, ảnh hƣởng thể hiện
vị trí nƣớc lớn trong khu vực Đông Nam Á.
Đối với Trung Quốc và vai trò của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình
Dƣơng nói chung thì việc công bố “Chiến lƣợc an ninh quốc gia” của Mỹ
ngày 17 - 3 - 2004 cho biết “một phần quan trọng trong chiến lược của chúng
ta là thiết lập khu vực châu Á - Thái Bình Dương ổn định, thái bình và thịnh


23
vượng…Chúng ta chào đón sự ra đời của một nước Trung Quốc hùng mạnh,
hòa bình và thịnh vượng” [32]. Bên cạnh đó, một bản báo cáo gần đây (cuối
tháng 1 - 2007) của Vụ nghiên cứu Quốc hội Mỹ đã công bố chi tiết về tình
hình Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dƣơng, trong đó nhấn mạnh vai trò
của Trung Quốc trong việc làm suy giảm ảnh hƣởng của Mỹ tại châu Á. Với
những điều trên có thể thấy, sự lớn mạnh và vai trò ngày càng cao của Trung
Quốc tại Đông Nam Á là một trong những lý do chính khiến Mỹ có sự điều
chỉnh chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng trong đó có
Đông Nam Á.
Nguy cơ thứ hai xuất phát từ chính khu vực Đông Nam Á là sự gia tăng
khủng bố, phong trào li khai ngày càng diễn ra mạnh mẽ, tranh chấp chủ
quyền và chạy đua vũ trang diễn ra trong khu vực cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho Mỹ biết rằng lợi ích của mình ở khu vực này bị đe dọa
nên có những điều chỉnh trong chính sách của mình với khu vực Đông Nam
Á. Đầu tiên, ta phải xem xét đến tác động của sự ra tăng khủng bố và phong
trào li khai ở đây diễn ra thì nguy hại đến lợi ích của Mỹ nhƣ thế nào. Ta thấy
rằng trong thời đại này, toàn cầu hóa đƣợc hiểu là một quá trình kinh tế, bắt
nguồn từ lƣu thông thƣơng mại và dịch vụ, nhƣng sự lƣu thông này không chỉ
là lƣu thông hàng hóa và dịch vụ mà nó còn là sự lƣu chuyển của con ngƣời.
Chi phí hàng không thấp, sự bùng nổ dân số tại các nƣớc nghèo trên thế giới

đã tạo luồng di cƣ sang các nƣớc phát triển, điều này sẽ tạo điều kiện cho
những kẻ theo chủ nghĩa khủng bố sẽ tìm đƣợc nơi trú ẩn cho mình. Đây là
một trong mối nguy hiểm mà toàn cầu hóa đem lại, ở Đông Nam Á cũng là
nơi bị đe dọa bởi nguy cơ đó.
Bƣớc vào đầu thập niên thế kỷ XXI, Đông Nam Á lại trở thành một
trong những điểm nóng trên thế giới về các cuộc xung đột tôn giáo, sắc tộc,
khủng bố bạo lực và ly khai dân tộc. Tình hình bất ổn diễn ra liên tục ở Phi-


24
líp-pin, miền Nam Thái Lan, nhiều đảo nhỏ ở In-đô-nê-xi-a, đã gây ra những
tác động tiêu cực đến ổn định và phát triển của ASEAN. Điều này đƣợc thể
hiện ở chỗ Đông Nam Á là một trong những khu vực tập trung các tín đồ Hồi
giáo trong đó có In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Brunây là những quốc gia có
đông tín đồ Hồi giáo trên thế giới. Tuy nhiên, tín đồ Hồi giáo ở khu vực này
vẫn nổi tiếng là ôn hòa, ảnh hƣởng chính trị đạo Hồi cũng không quá lớn.
Trƣớc sự kiện 11 - 9, các nƣớc Đông Nam Á chƣa quan tâm nhiều đến vấn đề
khủng bố mặc dù đã xảy ra không ít các vụ nghiêm trọng nhƣ từ đầu thập niên
90 của thế kỷ XX, Abu Sayyaf có căn cứ tại miền nam Phi-líp-pin đã tiến
hành hàng loạt các vụ bắt cóc con tin, khủng bố bạo lực…Sau sự kiện ngày 11
- 9 - 2001, Đông Nam Á bị coi là nơi lánh nạn chủ yếu của các thành viên Al
Qeada. Tại một số quốc gia trong khu vực này hình thành một mạng lƣới
khủng bố Hồi giáo, chúng hoạt động xuyên quốc gia có quan hệ với Al Queda
nhƣng độc lập với tổ chức này.
Chỉ riêng ở In-đô-nê-xi-a cũng tồn tại rất nhiều tổ chức Hồi giáo, điển
hình là Jemaaah Islamiah (JI) - một nhóm phái nhỏ ủng hộ việc thiết lập một
nhà nƣớc Hồi giáo trải dài từ miền Nam Thái Lan đến miền nam Phi-líp-pin
bằng biện pháp vũ lực. Chính tổ chức này đã gây nên vụ tấn khủng bố trên
đảo Bali ngày 12 - 10 - 2002 làm gần 200 ngƣời chết (chủ yếu là khách du
lịch nƣớc ngoài) và 300 ngƣời bị thƣơng. Nhà chức trách In-đô-nê-xi-a đã

đánh giá đây là vụ khủng bố tệ hại nhất trong lịch sử nƣớc này. Đảo du lịch
Bali từ “thiên đƣờng hạ giới” trở thành “địa ngục trần gian”…vụ tấn công này
đã giáng đòn chí mạng vào ngành du lịch In-đô-nê-xi-a. Ngoài ra hàng loạt
các công ty lữ hành, hãng hàng không ở châu Âu, Úc và, Mỹ cũng bị ảnh
hƣởng bởi loạt bom ở Bali này. Một điều nguy hiểm hơn là những hoạt động
của JI là đã lan ra nhiều nƣớc Đông Nam Á khác, nhất là những lực lƣợng an
ninh, ngoài mối quan hệ với các tổ chức khủng bố khác, JI còn có các đơn vị


25
hoạt động ngầm ở phần lớn các nƣớc Đông Nam Á. Cảnh sát phi-líp-pin,
Căm-pu-chia, Thái Lan và Xin-ga-po đã bắt giữ chiến binh nghi là thành viên
của JI, vật liệu chế tạo bom cũng đã đƣợc tìm thấy ở Thái Lan và Ma-lai-xi-a.
Tiếp đến là sự bùng phát bạo lực ở 3 tỉnh miền Nam Thái Lan từ đầu
năm 2004 đến nay, nghiêm trọng nhất là vụ khủng bố xảy ra ngày 28 - 4 2004 làm hơn 100 ngƣời thiệt mạng và 25 - 10 - 2004 làm 85 thiệt mạng.
Bƣớc sang đầu năm 2005, mặc dù chính phủ Thái Lan gửi thêm 12000 quân
đến vùng này nhƣng khủng bố ở vùng này không có chiều hƣớng giảm. Ở
Phi-líp-pin cũng vấp phải tình trạng tƣơng tự, ngày 14 - 2 - 2005 đã xảy ra 3
vụ đánh bom ở Manila, thành phố Santos và thành phố Daovao làm hàng chục
ngƣời chết. Ma-lai-xi-a là một nƣớc Hồi giáo tƣơng đối ôn hòa, có luật pháp
khắt khe nhƣng đến đầu năm 2005 cũng phát hiện một nhóm Hồi giáo có vũ
trang, phƣơng thức hoạt động khủng bố giống hệt nhƣ nhóm JI. Mới đây, theo
luật an ninh nội bộ đã có gần 90 phần tử Hồi giáo cực đoan bị bắt tại nƣớc
này. Ở một số nƣớc nhƣ Lào, Căm-pu-chia trong những năm gần đây cũng
thƣờng xảy ra những cuộc đánh bom khủng bố.
Sự phát triển chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á đã tạo điều kiện cho
phong trào li khai có điều kiện phát triển hơn. Sau khi Đông Timo tách ra
khỏi In-đô-nê-xi-a thành lập các nhà nƣớc độc lập thì tại tỉnh Aceh làn sóng
biểu tình bạo động diễn ra rộng khắp, nhằm đòi đƣợc li khai. Ngoài ra theo
thông báo của Cục hàng hải quốc tế (IBM), hải phận Đông Nam Á, đặc biệt là

eo biển Malắcca gần phía In-đô-nê-xi-a bị hải tặc quấy phá nhiều nhất trên thế
giới, các nhà phân tích cho rằng những tên cƣớp biển chủ yếu là những ngƣời
dân In-đô-nê-xi-a bị bần cùng hóa sau khủng hoảng tài chính năm 1997, hoặc
là phiến quân Aceh nằm ở phía bắc eo biển. Chúng có xu hƣớng cƣớp các tàu
cỡ nhỏ hay bắt giữ các thủy thủ đoàn để đòi chuộc …Eo biển Malắcca cũng là
một địa bàn lý tƣởng cho bọn khủng bố có thể thực hiện các kế hoạch tấn


×