Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

ứng dụng kỹ thuật gis đánh giá khả năng thích nghi của các nhóm giống lúa chịu mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.19 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

PHAN HỒNG PHÚ

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GIS ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
THÍCH NGHI CỦA CÁC NHÓM GIỐNG LÚA
CHỊU MẶN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cần Thơ – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-oOo-

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GIS ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG
THÍCH NGHI CỦA CÁC NHÓM GIỐNG LÚA
CHỊU MẶN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cán bộ hướng dẫn:
PGS.TS. Võ Quang Minh


Ths. Trần Thị Ngọc Trinh

Sinh viên thực hiện:
Phan Hồng Phú
MSSV: 4087887
Ngành: QLĐĐ K34

Cần Thơ – 2011
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TNTN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI


XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN
Xác nhận đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật Gis đánh giá khả năng thích nghi của các
nhóm giống lúa chịu mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Sóc Trăng”.
Sinh viên thực hiện: PHAN HỒNG PHÚ (MSSV: 4087887).
Lớp Quản lý đất đai khoá 34 – Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai – Khoa Môi Trường và
Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/08/2011 đến ngày 30/11/2011.
Nhận xét của bộ môn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
……………………………………

Cần Thơ, Ngày ….. tháng …. năm 2011

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TNTN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI


XÁC NHẬN THỰC TẬP
Sinh viên thực hiện: PHAN HỒNG PHÚ (MSSV: 4087887).
Lớp Quản lý đất đai khoá 34 – Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai – Khoa Môi Trường và
Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại học Cần Thơ.
Với mục đích thực hiện đề tài“Ứng dụng kỹ thuật Gis đánh giá khả năng thích
nghi của các nhóm giống lúa chịu mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh
Sóc Trăng”.
Đã thực tập tại Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai, Khoa Môi Trường và Tài Nguyên
Thiên Nhiên, Trường Đại học Cần Thơ từ ngày 01/08/2011 đến ngày 30/11/2011.
Nhận xét của Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

……………………………………
Cần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2011

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TNTN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chứng nhận báo cáo luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật Gis đánh
giá khả năng thích nghi của các nhóm giống lúa chịu mặn trong điều kiện biến
đổi khí hậu tỉnh Sóc Trăng”.
Sinh viên thực hiện: PHAN HỒNG PHÚ (MSSV: 4087887).
Lớp Quản lý đất đai khoá 34 – Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai – Khoa Môi Trường và
Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/08/2011 đến ngày 30/11/2011.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………
Cần Thơ, ngày.......tháng.......năm 2011
Cán bộ hướng dẫn


Ths. Trần Thị Ngọc Trinh

iv


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TNTN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO

Hội đồng báo cáo luận văn tốt nghiệp chứng nhận đề tài: : “Ứng dụng kỹ thuật Gis
đánh giá khả năng thích nghi của các nhóm giống lúa chịu mặn trong điều kiện
biến đổi khí hậu tỉnh Sóc Trăng”.
Sinh viên thực hiện: PHAN HỒNG PHÚ (MSSV: 4087887).
Lớp Quản lý đất đai khoá 34 – Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai – Khoa Môi Trường và
Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/08/2011 đến ngày 30/11/2011.
Kính trình hội đồng xem xét.
Báo cáo luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá mức:…………
Ý kiến của hội đồng:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………

Cần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2011
Chủ tịch Hội đồng

v


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.

Tác giả luận văn

Phan Hồng Phú

vi


LỊCH SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Phan Hồng Phú.
Ngày sinh: 08/03/1990.
Nơi sinh: Bình Thành – Lấp Vò – Đồng Tháp.
Họ tên cha: Phan Hồng Vinh.
Họ tên mẹ: Võ Thị Sở.
Tốt nghiệp trung học phổ thông vào tháng 06/2008 tại trường Phổ thông trung học
Lấp Vò I – xã Bình Thành – Huyện Lấp Vò – Đồng Tháp.
Vào trường Đại Học Cần Thơ tháng 08/2008, học ngành Quản Lý Đất Đai.
Tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Quản Lý Đất Đai năm 2011.


vii


LỜI CẢM TẠ
Qua hơn 3 năm được học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ
và khoảng 3 tháng (01/08/2011 – 30/11/2011) thực hiện đề tài. Em xin chân thành
cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ, Quý Thầy Cô Khoa Môi Trường và
Tài Nguyên Thiên Nhiên, Quý Thầy Cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, Thầy Cô Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai. Đã tận tình dãy dỗ, rèn luyện và cung
cấp cho em có được kiến thức vô cùng quý báu, là hành trang tri thức giúp em vững
bước trên bước đường tương lai sau này.
Em xin chân thành cảm ơn:
Thầy Lê Tấn Lợi, thầy đã tận tình chỉ dần và dìu dắt em trong suốt quá trình
học tập từ khi bước chân vào trường Đại Học Cần Thơ.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Trần Thị Ngọc Trinh đã trực tiếp hướng dẫn
em thực hiện đề tài và em đồng biết ơn sâu sắc đến Thầy Võ Quang Minh, Thầy
Trương Chí Quang, Cô Huỳnh Thị Thu Hương, Cô Phan Kiều Diễm, Chị Nguyễn
Thị Hồng Châu cùng các thầy cô khác trong Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai đã giúp
em thực hiện đề tài này.
Con xin chân thành cám ơn Cha, Mẹ đã động viên và lo lắng cho con trong
suốt quá trình học tập để đạt được kết quả học tập như ngày hôm nay.
Xin chân thành cám ơn Lớp Quản Lý Đất Đai K34 đã động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong suốt quá trình làm luận văn.

Phan Hồng Phú

viii


TÓM LƯỢC

Với vị thế là một tỉnh ven biển, địa hình tương đối thấp, Sóc Trăng luôn phải chịu
sự đe dọa của sự xăm nhập mặn hàng năm. Và là một trong những tỉnh ở ĐBSCL
sản xuất lúa cung cấp trong nước và cho xuất khẩu. Do đó việc chọn giống lúa phù
hợp với đất đai, chịu đựng được những khó khăn như sự nhiễm mặn, ngộ độc phèn,
điều kiện ngập úng, thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất cao và chất lượng tốt
là rất cần thiết.
Vì thế đề tài này nhằm mục đích là đưa công nghệ vào đánh giá chính xác và nhanh
chống các yếu tố tự nhiên tác động lên canh tác lúa trong tỉnh. Các phần mềm
MapInfo, ArcMap và GS+ được sử dụng để lưu trữ những dữ liệu không gian và phi
không gian, xây dựng thành những bản đồ đơn tính. Sử dụng bản phân cấp thích
nghi theo FAO và ứng dụng phần mềm ArcMap để chồng lấp, tổ hợp các bản đồ
đơn tính với nhau. Với phương pháp được áp dụng là phương pháp yếu tố giới hạn
của FAO để đánh giá khả năng thích nghi cho các giống lúa chịu mặn có triển vọng
được chọn.
Qua quá trình nghiên cứu đã thành lập được các bản đồ thích nghi đất đai trong điều
kiện tự nhiên và tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất các giống lúa chịu
mặn trong tỉnh, từ đó kịp thời điều chỉnh lịch thời vụ tránh những tác hại đến sự
sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất sau này. Đưa những giống lúa chịu mặn
có khả năng nhất trên từng vùng thích nghi khác nhau.
Ngoài ra đề tài còn ước đoán được mức độ bị ảnh hưởng của các vùng thích nghi
dưới tác động của biến đổi khí hậu với phương án mực nước biển dâng 1m.

ix


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA…………………………………………………………………..i
NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN………………………………………………………ii
NHẬN XÉT CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI………………………...iii

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN…………………………………......iv
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG………………………………………………………...v
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………….vi
LỊCH SỬ CÁ NHÂN……………………………………………………………..vii
LỜI CẢM TẠ…………………………………………………………………….viii
TÓM LƯỢC……………………………………………………………………….ix
MỤC LỤC…………………………………………………………………………..x
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT…………………………………………………...xiii
DANH SÁCH HÌNH……………………………………………………………..xiv
DANH SÁCH BẢNG…………………………………………………………….xvi
GIỚI THIỆU……………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1-LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU…………………………………………..2
1.1 ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI.....................................................................................2
1.1.1. Định nghĩa đánh giá đất đai……………………………………………...2
1.1.2 Một số định nghĩa cơ bản trong đánh giá đất đai theo FAO……………...2
1.1.3 Mục tiêu của đánh giá đất đai…………………………………………….3
1.1.4 Phương pháp đánh giá đất đai…………………………………………….4
1.1.5 Qui trình đánh giá đất đai theo FAO (1976)……………………………...5
1.2 CÁC GIỐNG LÚA CHỊU MẶN TRIỂN VỌNG TỈNH SÓC TRĂNG.....8
1.3 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU....................................................................................11
1.3.1 Khái quát chung về biến đổi khí hậu (BĐKH)………………………….11
1.3.2 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến canh tác lúa ở ĐBSCL………………….14
1.3.3 Các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và dự báo sơ bộ tác động nước biển
dâng đối với ĐBSCL……………………………………………………………15
x


1.3.4 Dự án canh tác lúa chống biến đổi khí hậu ở ĐBSCL……………………17
1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ PHẠM VI THÍCH NGHI
TIÊU BIỂU..........................................................................................................18

1.5 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS....................19
1.5.1 Định nghĩa GIS………………………………………………………….19
1.5.2 Các khả năng của GIS…………………………………………………...19
1.5.3 Một số ứng dụng của GIS……………………………………………….19
1.6 GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRONG ĐỀ TÀI....21
1.6.1 MapInfo professional……………………………………………………21
1.6.2 ArcGis.......................................................................................................21
1.6.3 GS PLUS (GS+)…...……………………………...…………………….22
1.7 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA TỈNH SÓC TRĂNG..................................22
1.7.1 Vị trí đại lý………………………………………………………………22
1.7.2 Khí hậu…………………………………………………………………..22
1.7.3 Vũ lượng………………………………………………………………...22
1.7.4 Thủy văn………………………………………………………………...23
CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP……………………………24
2.1 PHƯƠNG TIỆN............................................................................................24
2.2 PHƯƠNG PHÁP ..........................................................................................24
CHƯƠNG 3-KẾT QUẢ THẢO LUẬN…………………………………………27
3.1 TÌNH HÌNH GIEO TRỒNG LÚA Ở SÓC TRĂNG TỪ 1992 – 2010......27
3.2 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA TỈNH SÓC TRĂNG.............................31
3.2.1 Theo điều kiện tự nhiên tỉnh Sóc Trăng………………………………...31
3.2.2 Phân bố theo thời vụ canh tác lúa……………………………………….32
3.3 ĐÁNH GIÁ PHẠM VI THÍCH NGHI CỦA CÁC NHÓM GIỐNG LÚA
CHỊU MẶN CÓ TRIỂN VỌNG TỈNH SÓC TRĂNG....................................33
3.3.1 Kết quả thành lập bản đồ thích nghi đất đai trong điều kiện tự nhiên……….34
3.3.2 Phân cấp thích nghi cho các giống lúa triển vọng…………………....…34
3.3.3 Đánh giá phạm vi ứng dụng của các nhóm giống lúa triển vọng……….37

xi



3.4 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
SẢN XUẤT LÚA TỈNH SÓC TRĂNG.............................................................53
3.4.1 Ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn trong mùa khô khi nước biển dâng 1
mét…………………………………………………………………………….54
3.4.2 Ảnh hưởng của mực nước biển dâng 1 mét trong mùa lũ.......………….58
CHƯƠNG 4 - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……………………………………….60
4.1 KẾT LUẬN....................................................................................................60
4.2 KIẾN NGHỊ...................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….62
PHỤ LỤC………………………………………………………………………….65

xii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Diễn giải

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cữu Long

ĐVĐĐ

Đơn vị đất đai


FAO

Food Agriculture Organization

Tổ chức nông lương Thế giới

GIS

Geographic Information System

Hệ thống thông tin địa lý

TN

Thích nghi

T. Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng

UBND

Ủy ban nhân dân

IRRI

International Rice Research Institute Viện nghiên cứu lúa quốc tế

PP


Phương pháp

TP

Thành phố

Bộ NN

Bộ Nông Nghiệp

PTNT

Phát triển Nông thôn

SXT

Sản xuất thử

ĐH

Đại học

WB

World bank

Ngân hàng thế giới

VNCPT


Viện nghiên cứu phát triển

CTV

Cộng tác viên

IPCC

Intergovernmental Panel on

Ban liên chính phủ về biến

Climate Change

đổi khí hậu

BĐKH

Biến đổi khí hậu

MT & TNTN

Môi Trường và Tài Nguyên
Thiên Nhiên

xiii


DANH SÁCH HÌNH


Hình

1.1

1.2

3.1

Tên hình
Quy trình đánh giá đất đai cho quy hoạch sử dụng đất đai (De Vos
t.N.C.,1978; H. Huizing, 1988; Lê Quang Trí, 1997)
Bản đồ hiện trạng mực nước trong mùa kiệt và mùa lũ ở ĐBSCL
theo kịch bản mực nước biển dâng của Tô Văn Trường (2008)
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi a) diện tích; b) năng suất lúa từ 1992 2010

Trang

7

13

30

3.2

Bản đồ cao trình tỉnh Sóc Trăng

32

3.3


Bản đồ cơ cấu mùa vụ tỉnh Sóc Trăng

33

3.4

Bản đồ phân vùng thích nghi các giống lúa chịu mặn vụ Đông xuân

38

3.5

Bản đồ phân vùng thích nghi giống lúa chịu mặn kém vụ Hè thu

41

3.6

Bản đồ phân vùng thích nghi nhóm giống lúa chịu mặn trung bình vụ
Hè Thu

42

3.7

3.8

3.9


Bản đồ phân vùng thích nghi nhóm giống lúa chịu mặn cao vụ Hè
Thu
Bản đồ phân vùng thích nghi các nhóm giống lúa chịu mặn vụ Thu
Đông
Bản đồ phân vùng thích nghi các nhóm giống lúa chịu mặn kém vụ
Xuân hè

43

48

49

3.10

Bản đồ phân vùng thích nghi các nhóm giống lúa chịu mặn trung bình
vụ Xuân hè

50

3.11

Bản đồ phân vùng thích nghi các nhóm giống lúa chịu mặn cao vụ
Xuân hè

51

xiv



3.12

3.13

Bản đồ hiện trạng mực nước max trong mùa kiệt tỉnh Sóc Trăng dưới tác
động của BĐKH theo phương án nước biển dâng 1M tính đến năm 2100
Bản đồ sự xâm nhập mặn max trong mùa kiệt tỉnh Sóc Trăng dưới tác
động của BĐKH theo phương án nước biển dâng 1M tính đến năm 2100

55

56

Biểu đồ mô tả phần diện tích bị tác động của BĐKH bởi sự xâm nhập

3.14

mặn vào mùa kiệt với phương án mực nước biển dâng 1 mét tỉnh Sóc

57

Trăng

3.15

3.16

3.17

3.18


Biểu đồ diện tích thích nghi cho các nhóm giống chịu mặn vụ Xuân hè

Bản đồ độ sâu ngập max trong mùa lũ tỉnh Sóc Trăng theo phương án
mực nước biển dâng 1 mét tính đến năm 2100
Biểu đồ mô tả phần diện tích bị tác động của BĐKH bởi sự ngập lụt vào
mùa lũ với phương án mực nước biển dâng 1 mét tỉnh Sóc Trăng
Biểu đồ diện tích thích nghi cho các nhóm giống chịu mặn vụ Thu Đông

57

58

59

59

xv


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1


Tóm tắt một số đặc tính của 11 giống triển vọng ở Sóc Trăng

11

3.2

Diện tích gieo trồng lúa ở Tỉnh Sóc Trăng từ 1992 – 2010

27

3.3

Năng suất gieo trồng lúa của Tỉnh Sóc Trăng từ 1992 - 2010

28

3.4

Sản lượng lúa của Tỉnh Sóc Trăng từ 1992 - 2010

39

3.5

Phân cấp thích nghi đối với nhóm giống lúa chịu mặn kém

35

3.6


Phân cấp thích nghi đối với nhóm giống lúa chịu mặn trung bình

36

3.7

Phân cấp thích nghi đối với nhóm giống lúa chịu mặn cao

37

3.8

3.9

3.10

3.11

Tổng diện tích thích nghi của các nhóm giống lúa chịu mặn ứng với
từng đơn vị hành chánh - vụ Đông xuân

39

Tổng diện tích thích nghi của ba nhóm giống lúa ứng với từng đơn vị
hành chánh - vụ hè thu

44

Tổng diện tích thích nghi của ba nhóm giống lúa ứng với từng đơn vị
hành chánh – vụ Thu Đông


47

Tổng diện tích thích nghi của ba nhóm giống lúa ứng với từng đơn vị
hành chánh – vụ Xuân hè

52

xvi


GIỚI THIỆU

Năng suất gieo trồng lúa của Tỉnh Sóc Trăng tăng chậm trong những năm đầu
nhưng từ những năm 2001 thì năng suất tăng nhanh hơn do hệ thống đê, tưới cũng
dần ổn định theo quá trình phát triển cơ sở hạ tầng của Tỉnh. Đồng thời cho thấy
năng suất của hai vụ Đông xuân và Hè thu luôn đạt cao hơn năng suất trong vụ mùa
điều này cũng chứng tỏ được việc canh tác trong vụ Mùa còn tồn tại nhiều khó
khăn. Trong năm 2010 thì năng xuất vụ Đông xuân là 59,80 tạ/ha, vụ Hè thu 58,65
tạ/ha nhưng năng suất trong vụ Mùa chỉ đạt được 27,87 tạ/ ha.
Bên cạnh đó, Sóc Trăng còn chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh. Đáng kể
nhất là sự xâm nhập mặn của mực nước biển đã đưa ra một bài toán khó cho công
tác quản lí cũng như đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Là một tỉnh có nền sản
suất nông nghiệp lâu đời ven biển với cao trình tương đối thấp (0.63-1.09m), tư liệu
sản suất đất nhiễm mặn khá cao, chưa kể tới những vùng đất quanh năm ngập mặn
đã làm thay đổi lớn tập quán sản xuất của người dân địa phương.
Mặc dù các nhà chức năng đã cùng hợp tác với người dân xây dựng hệ thống đê bao
ngăn mặn, khoanh vùng sản xuất lúa lên tới 3 vụ làm năng suất lúa hàng năm dần
ổn định, nhưng không dừng lại đó, tỉnh Sóc Trăng luôn chịu áp lực bởi cao trình
thấp, đất nhiễm mặn cao, mực nước biển mỗi năm ngày một tăng, thời tiết khô hạn

kéo dài liên tục. Chính vì lý do trên mà đề tài “Ứng dụng kỹ thuật Gis đánh giá
khả năng thích nghi của các nhóm giống lúa chịu mặn trong điều kiện biến đổi
khí hậu tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện với mục tiêu:
 Xây dựng các bản đồ đơn tính cho các yếu tố: cao trình, đất, thủy văn và bản đồ
mặn hàng tháng của tỉnh, giúp các nhà chức năng có cách nhìn tổng quan về các tác
động xâm hại.
 Tìm ra từng nhóm giống thích nghi nhất cho điều kiện cụ thể từng vùng.
 Xây dựng bản đồ thich nghi tương ứng với tác động biến đổi khí hậu toàn cầu
giúp khoanh vùng thích nghi cũng như dự báo kịp thời các diễn biến xấu từ đó đề
xuất giải pháp hữu hiệu nhất giải quyết vấn đề.

1


CHƯƠNG 1 – LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI
1.1.1 Định nghĩa đánh giá đất đai
Đánh giá đất đai là một cơ sở then chốt quan trọng trong việc sử dụng đất cho cây
trồng. Kết quả đánh giá đất đai cho ta những thông tin về những loại đất và điều
kiện tự nhiên khác nhau (đơn vị bản đồ đất đai) cho việc lựa chọn kiểu sử dụng đất
đai (Huzing, 1992).
Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các cơ sở dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên
nhiên, những yêu cầu về quản trị và bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai. Do đó,
việc thực hiện cần phải phối hợp đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất, cây
trồng, hệ thống canh tác, cũng như các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế xã hội.
Tùy theo từng vùng và mục đích đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai khác nhau mà
thành phần các nhà khoa học cũng thay đổi (Lê Quang Trí, 2004).
Khi quyết định thay đổi sử dụng đất đai sẽ đưa đến khả năng hoặc là tạo ra lợi
nhuận cao cho sử dụng đất đai hoặc là thất bại hoàn toàn. Trong sự thay đổi này

mang tính chất kinh tế nhiều hơn là chú ý đến sự tác động thay đổi môi trường. Chủ
trương và quyết định trong việc sử dụng đất đai là hoạt động chính trị, thường
xuyên bị ảnh hưởng nhiều bởi tình trạng kinh tế và xã hội (Lê Quang Trí , 2004).
Do đó, khả năng thích nghi đất đai cho một kiểu sử dụng nào đó thì cũng phải xác
định cả về tính khả thi về mặt kinh tế xã hội lẫn môi trường sinh thái, trong đó để
xác định vấn đề này thì lệ thuộc hoàn toàn vào mục đích kinh tế xã hội và sinh thái
con người trong cộng đồng xã hội của thời kỳ đó cho phát triển (Roãn Ngọc Chiến,
2001).
1.1.2 Một số định nghĩa cơ bản trong đánh giá đất đai theo FAO
 Các đơn vị đất đai hay đơn vị bản đồ đất đai: là những diện tích đất đai với
những đặc tính đủ khác biệt với đơn vị đất đai khác có ảnh hưởng đến khả năng
thích nghi đất đai cho các sử dụng đất khác nhau (FAO, 1986). Các đơn vị bản đồ
đất đai phải được khoanh vẽ trên bản đồ, có tính đồng nhất, có giá trị thực tế liên
quan đến sử dụng đất đai có mục đích, được định nghĩa càng đơn giản càng tốt,
được định nghĩa theo những đặc tính tương đối ổn định của đất, nước, khí hậu. (Lê
quang Trí, 1996).
 Kiểu sử dụng đất đai chính là sự phân chia nhỏ sử dụng đất nông thôn thành
đất nông nghiệp có tưới, đất nông nghiệp nước trời, đất đồng cỏ tự nhiên, đất rừng,
đất nghỉ ngơi giải trí (FAO, 1976)
 Kiểu sử dụng đất đai (Land Utilization Type-LUT): là kiểu sử dụng đất đai
được mô tả hoặc xác định ở cấp độ chi tiết nhiều hơn so với kiểu sử dụng đất đai
2


chính (FAO, 1976). Đối với đất nông nghiệp tưới, đó là một kiểu sử dụng đất đai
liên quan đến một loại cây trồng, có sự kết hợp nhiều loại cây trồng hoặc một hệ
thống canh tác với những phương pháp quản lý và tưới chuyên biệt trong một môi
trường canh tác và kinh tế xã hội rõ ràng (FAO, 1976). Đối với nông nghiệp nước
trời, đó là một kiểu sử dụng đất liên quan đến một loại cây trồng, sự kết hợp nhiều
loại cây trồng hoặc một hệ thống canh tác với một môi trường canh tác và kinh tếxã hội chuyên biệt (FAO, 1983).

 Yêu cầu sử dụng đất đai (Land Use Requirement-LUR): Các yêu cầu sử dụng
đất đai được dựa trên cơ sở của các chất lượng đất đai được xác định về điều kiện
sản xuất và quản lý của một kiểu sử dụng đất (FAO, 1976). Mỗi kiểu sử dụng đất
đai bao gồm một hay nhiều loại cây trồng với ba yêu cầu sử dụng đất đai liên quan
đến chức năng của kiểu sử dụng đất đai: các yêu cầu về sinh lý của cây trồng, các
yêu cầu về quản lý và kỹ thuật canh tác của kiểu sử dụng, các yêu cầu về tính ổn
định bền vững môi trường (Lê Quang Trí, 1996).
 Chất lượng đất đai (Land quality-LQ): là thuộc tính của đất đai mà những tác
động trong từng tính chất của nó ảnh hưởng lên khả năng thích nghi đất đai cho một
kiểu sử dụng đất đai chuyên biệt (FAO, 1983). Chất lượng đất đai là khả năng của
đất đai đáp ứng theo các yêu cầu chuyên biệt cho kiểu sử dụng đất. Chất lượng đất
đai không thể đo lường hay ước lượng trực tiếp được như: chế độ nhiệt, khả năng
cung cấp dinh dưỡng, nguy hại do xói mòn,…(Van Diepen và ctv, 1991).
 Đặc tính đất đai (Land Characteristics-LC): là thuộc tính đất đai đơn giản có
thể đo lường hay ước lượng trực tiếp (FAO, 1976) như: pH, phần trăm dinh dưỡng
trong đất, vũ lượng hằng năm,…
1.1.3 Mục tiêu của đánh giá đất đai
Theo Lê Quang Trí (2004), thì :
Đánh giá đất đai phải được đặt trong mối quan hệ đến thực trạng sử dụng đất đai
hiện tại. Tuy vậy, thông thường thì nó phải bao gồm việc thay đổi và hiệu quả của
nó khi thay đổi sử dụng đất đai và trong vài trường hợp cũng thay đổi trong bản
thân của đất đai.
Đánh giá phải quan hệ đến kinh tế của những doanh nghiệp hay trang trại, kết quả
xã hội cho người dân trong vùng và cho cả quốc gia, và những hậu quả, lợi hay hại
cho môi trường. Do dó, mục tiêu của đánh giá đất đai phải trả lời những câu hỏi
sau:
+ Đất đai hiện nay đang quản lý thế nào và những gì sẽ xảy ra khi sử dụng đất
đai hiện tại không thay đổi?
+ Có cách gì để cải thiện phương pháp canh tác hiện nay đối với sử dụng đất
hiện tại?

3


+ Những cách sử dụng đất đai nào khác mà có thể liên quan đến khả năng về tự
nhiên, kinh tế và xã hội của vùng này?
+ Trong những kiểu sử dụng này thì cái nào có thể cho khả năng sản xuất bền
vững hay lợi ích khác?
+ Những ảnh hưởng nào làm xấu môi trường, kinh tế, xã hội kèm theo của mỗi
loại sử dụng đất đai trên?
+ Như vậy ta phải đầu tư những gì cần thiết để cho được sản lượng mong ước và
có ảnh hưởng môi trường thấp nhất?
+ Những lợi nhuận gì có được từ mỗi dạng sử dụng?
Nếu giới thiệu một sử dụng đất đai mới bao gồm luôn sự thay đổi có ý nghĩa trong
bản thân của đất đai, thí dụ như xây dựng hệ thống tưới, thì những câu hỏi bổ sung
thêm sau đây cần được trả lời:
+ Những thay đổi gì trong điều kiện đất đai thì có khả thi và cần thiết, và làm thế
nào để có các điều kiện đó?
+ Những gì không cần thiết phải đầu tư mà vẫn có thể thực hiện được những gì
thay đổi này?
Tiến trình đánh giá không xác định được tự nó thay đổi sử dụng đất đai mà nó phải
được thực hiện và quyết định được những cơ sở dữ liệu nào cần được cung cấp. Nó
sẽ được hiệu quả hơn trong vai trò là kết quả từ đánh giá đất đai sẽ cho dược những
thông tin về hai hoặc nhiều hơn những dạng tiềm năng của sử dụng trong mỗi dạng
vùng đất đai trong đó bao gồm luôn cả kết quả, lợi và hại của mỗi dạng sử dụng đó.
1.1.4 Phương pháp đánh giá đất đai
Có rất nhiều phương pháp phân tích nhưng trong giới hạn của đề tài ta chỉ nghiên
cứu và tìm hiểu sâu về phương pháp phân tích tự nhiên cụ thể là Đánh giá đất đai
theo FAO (1976).
Đây là hệ thống bao gồm các nguyên tắc và quan điểm trên cơ sở đánh giá thích
nghi cấp Quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương.

Nguyên tắc là đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho loại sử dụng đất đai riêng
biệt trên cơ sở phương pháp đánh giá đất đai FAO (1976) và phát triển hình thành
các phương pháp đánh giá đất đai cho: nông nghiệp sử dụng nước trời (1983); lâm
nghiệp (1984); nông nghiệp sử dụng tưới (1985); cho đồng cỏ thì đang phát hành.
Phương pháp đánh giá đất của FAO được sử dụng để đánh giá thích nghi tự nhiên
của đất đai đối với các kiểu sử dụng đất. Có nhiều thuận lợi do phương pháp này đã
ứng dụng thành công ở nhiều nơi (Roãn Ngọc Chiến, 2001).
Đánh giá phân hạng đất đai thực tế là đánh giá sử dụng đất đai và xem khả năng
thích nghi của đất đai cho một loại sử dụng chuyên biệt (Beek,1978). Phân hạng
4


thích nghi đất đai là sự so sánh giữa những chất lượng đất đai của một đơn vị bản
đồ đất đai với những yêu cầu của kiểu sử dụng đất đai, đồng thời phải tìm ra nếu
khả năng cải thiện đất đai ở quy mô nhỏ và như thế người nông dân có thể tự cải
thiện trong khả năng của họ (Lê Quang Trí, 1996).
Phân hạng khả năng thích nghi đất đai theo FAO (1976) được phân thành bốn cấp:
bộ, lớp, lớp phụ, đơn vị.
- Bộ thích nghi đất đai - phản ánh loại thích nghi bao gồm: S: thích nghi và N:
không thích nghi. Bộ thích nghi S bao hàm kiểu sử dụng đất đai cho năng suất có
lợi, có thể điều chỉnh đầu tư mà không chấp nhận sự rủi ro, thiệt hại do nguồn tài
nguyên.
- Lớp thích nghi đất đai - phản ánh cấp độ thích nghi trong bộ bao gồm:
S1: Thích nghi cao
S2: Thích nghi trung bình
S3: Thích nghi kém
N1: Không thích nghi hiện tại
N2: Không thích nghi vĩnh viễn
- Lớp phụ thích nghi đất đai - phản ánh loại giới hạn hay loại chính của tính toán
cải tạo được yêu cầu trong lớp. Số lượng lớp phụ thì tùy theo các giới hạn được

chọn lựa và tùy thuộc vào mục tiêu mà có sự khác nhau trong phân loại. VD: S2n:
thích nghi trung bình giới hạn là khả năng dinh dưỡng. S3me: thích nghi kém giới
hạn là ẩm độ và xói mòn..
- Đơn vị thích nghi đất đai - phản ánh những sự khác nhau nhỏ trong yêu cầu
của lớp phụ. VD: lớp S2n-1, S2n-2,… Những số này có thể bất kỳ tùy theo các cấp
chia trong một lớp phụ.
1.1.5 Qui trình đánh giá đất đai theo FAO (1976)
Lê Quang Trí (1996), Quy trình đánh giá đất đai được mô tả và tiến hành qua các
bước sau:
+ Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai dựa trên kết quả điều tra khảo sát
các nguồn đất đai như: khí hậu, địa mạo, đất, nước, thực vật, nước ngầm. Mỗi đơn
vị bản đồ đất đai sẽ có những đặc tính riêng và khác so với những đơn vị bản đồ đất
đai lân cận.
+ Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phù hợp và liên quan đến chính
sách và phát triển được xây dựng bởi các nhà quy hoạch cũng như phải phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội và tự nhiên môi trường trong khu vực đang thực hiện.

5


+ Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành chất
lượng đất đai mà những chất lượng đất đai này ảnh hưởng trực tiếp đến những kiểu
sử dụng đất đai đã chọn lọc.
+ Xác định yêu cầu đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc, hay gọi là
yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở của các chất lượng đất đai.
+ Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai với các
chất lượng đất đai trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai. Kết quả cho được sự phân hạng
khả năng thích nghi đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai của từng kiểu sử dụng đất
đai.
Các bước thực hiện trong quy trình đánh giá đất đai được trình bày một cách hệ

thống trong sơ đồ của Hình 1.1

6


MỤC ĐÍCH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
Quốc gia, vùng, khu vực, Huyện

Kiến thức về điều kiện
kinh tế-xã hội

Kiến thức về điều kiện
sinh học, tự nhiên

XÁC ĐỊNH YÊU CẦU
CẦN THAY ĐỔI

THẢO LUẬN BAN ĐẦU
Diện tích, mục đích, tỉ lệ, phương
pháp, thời gian

KHẢO SÁT KT-XH
Dân số, cơ sở hạ tầng, thị
trường, giá, lưu thông

KHẢO SÁT SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
Hiện trạng sử dụng, HTCT, quản
lý và năng suất, các TN

KHẢO SÁT ĐẤT ĐAI

Khí hậu, địa chất, địa
mạo, nước, đất, thực vật

Bản đồ sinh thái
khí hậu nông
nghiệp
Chọn lọc kiểu sử dụng đất đai
và định nghĩa

Hiện trạng sử dụng đất
đai và cách quản lý

YÊU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Sử dụng đất đai có thể điều
chỉnh theo chất lượng đất
đai

Bản đồ đơn vị đất đai
và đặc tính đất đai

CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI

ĐỐI CHIẾU

Chất lượng đất đai có thể cải
thiện theo yêu cầu sử dụng

THÍCH NGHI HIỆN TẠI VÀ TIỀM NĂNG CHO MỖI ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI


BẢN ĐỒ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI
Phân tích KTXH + Môi trường

BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG THÍCH
NGHI ĐẤT ĐAI

Hình 1.1 : Quy trình đánh giá đất đai cho quy hoạch sử dụng đất đai (De Vos
t.N.C.,1978; H. Huizing, 1988; Lê Quang Trí, 1997).

7


3.3 CÁC GIỐNG LÚA TRIỂN VỌNG CỦA TỈNH SÓC TRĂNG
Với những yêu cầu của việc chọn giống lúa, trong năm qua Viện lúa Đồng bằng
Sông Cữu Long đã nghiên cứu và cho lai tạo ra các giống lúa chống chịu với khô
hạn và có khả năng kháng mặn tốt. Trước tình hình biến đổi khí hậu và nước biển
dâng trong tương lai ở Đồng bằng Sông Cữu Long, Viện lúa ĐBSCL đã đưa ra
những giống lúa mới triển vọng, đây là những giống lúa tương lai cho ĐBSCL.
Riêng đối với Sóc Trăng đang bắt đầu áp dụng một số giống lúa mới, triển vọng
đang được khuyến cáo sản xuất.
Theo Trung tâm giống cây trồng Sóc Trăng (2009), 11 giống được coi là giống lúa
triển vọng của Sóc Trăng có những đặc tính như sau
3.2.1 OM 5976

Được chọn tạo từ Viện lúa ĐBSCL giữa tổ hợp lai (Thái lan/OM 2031)
Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày. Chiều cao cây 90-95 cm, nở buội rất mạnh, dạng
hình gọn đẹp, cứng cây, ít đổ ngã, trổ tập trung, dạng hơi dấu bông, bông dài, nhiều
nhánh gié, tỷ lệ chắc cao, vỏ trấu mỏng, gạo dài, tỷ lệ bạc bụng thấp, khả năng
chống chịu rầy và bệnh đạo ôn tương đối khá. Trọng lượng 1000 hạt trung bình từ
24-26 g. Tiềm năng năng suất khá cao và ổn định qua các vụ khảo nghiệm tại Trại

giống đạt 6-8tấn/ha. Thích hợp cả hai vụ Đông xuân lẫn Hè thu.
3.3.2 MTL 574
Đây là giống được chọn tạo từ Viện NC phát triển ĐBSCL - Đại Học Cần Thơ
Thời gian sinh trưởng 95-100 ngày. Chiều cao cây 95-100cm, nở buội mạnh, dạng
hình gọn đẹp, trổ tập trung, bông to dài, nhiều nhánh gié, tỉ lệ chắc cao, hơi khoe
bông, gạo dài, khá, tỷ lệ bạc bụng thấp, kháng đạo ôn khá, chống chịu rầy nâu trung
bình khá, thích hợp cho vùng khó khăn. Trọng lượng 1000 hạt trung bình từ 26-28
g. Thích hợp cả hai vụ Đông xuân và Hè thu. Năng suất khá cao và ổn định qua các
vụ khảo nghiệm tại trại giống và các vùng trong tỉnh, đạt 6-8 tấn/ha.
3.3.3 OM 5472
Được chọn tạo từ Viện lúa ĐBSCL giữa tổ hợp lai (OM 2718/Jasmine 85), giống
được Bộ NN cho phép SXT trong năm 2009.
Thời gian sinh trưởng 95-100 ngày ở Vụ Hè thu và 90-95 ngày ở Vụ Đông xuân.
Chiều cao cây 95-100cm, trọng lượng 1000 hạt trung bình 25-27g nở buội mạnh,
dạng hình đẹp, trổ hơi chậm, bông dài, tỷ lệ chắc cao, hạt đóng dày, vỏ trấu mỏng,
chống chịu rầy nâu và vàng lùn khá, chú ý bệnh đạo ôn và bón phân cân đối (đặc
biệt là ở đầu vụ Hè thu) để ngăn ngừa kịp thời, gạo dài trong, ít bạc bụng, có mùi
thơm nhẹ, mềm cơm. Đây là giống lúa dễ canh tác thích nghi rộng, đặc biệt với
vùng khó khăn. Năng suất khá cao và ổn định đạt khoảng 6-8 tấn/ha trong cả hai vụ
Đông xuân và Hè thu.
8


×