Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng tin xã hội của người Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 201 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ KHÁNH HÕA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÕNG TIN XÃ HỘI
CỦA NGƢỜI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ KHÁNH HÕA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÕNG TIN XÃ HỘI
CỦA NGƢỜI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62 31 30 01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Nguyễn Quý Thanh
Chủ tịch hội đồng

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học



Đánh giá LATS cấp ĐHQG

Hà Nội - 2015


LỜI CÁM ƠN
Đề tài luận án này tôi bắt đầu theo đuổi từ năm 2010, khi tôi tham gia xây
dựng đề cƣơng nghiên cứu đề tài “Sự hình thành và phát triển của vốn xã hội ở Việt
Nam” để xin tài trợ của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
(Nafosted). Sau đó, đƣợc sự động viên, khuyến khích và chỉ bảo rất nhiều của chủ
nhiệm đề tài (mà sau này là ngƣời hƣớng dẫn khoa học cho đề tài luận án của tôi),
tôi đã sử dụng bộ dữ liệu của đề tài để phát triển thành luận án của mình.
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Quý Thanh đối với
những sự chỉ bảo, động viên và hỗ trợ của thầy trong việc thực hiện luận án cũng
nhƣ trong công việc của tôi.
Bên cạnh đó, tôi xin cám ơn đến chồng, con trai và bố mẹ tôi, những ngƣời
luôn ở bên cạnh tôi, tạo điều kiện để động viên và hỗ trợ về mặt tinh thần, thời gian
và vật chất mỗi khi tôi gặp khó khăn.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô trong khoa Xã hội học, trƣờng
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những góp ý
thấu đáo về mặt chuyên môn và hết sức tạo điều kiện trong việc chuẩn bị thủ tục để
tôi hoàn thành luận án này.
Trong nghiên cứu này, tôi cũng xin đƣợc gửi lời cám ơn đến Thạc sĩ Nguyễn
Trung Kiên, TS Trần Văn Kham trong việc động viên và hỗ trợ tìm các tài liệu liên
quan.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Khánh Hòa



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình đề tài luận án này do chính tôi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Quý Thanh. Những kết quả từ những công trình
nghiên cứu chung của tác giả dùng trong luận án đều đã đƣợc sự đồng ý của đồng
tác giả. Đề tài luận án của tôi sử dụng một phần cơ sở dữ liệu của đề tài “Sự hình
thành và phát triển Vốn xã hội ở Việt Nam” do PGS.TS Nguyễn Quý Thanh là chủ
nhiệm đề tài, trong đó, tôi là một trong những nghiên cứu viên chính của đề tài.
Việc sử dụng dữ liệu của đề tài để thực hiện luận án này đã đƣợc sự đồng ý của chủ
nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Khánh Hòa


MỤC LỤC

MỤC LỤC ...............................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................3
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................3
DANH MỤC HỘP ..................................................................................................3
MỞ ĐẦU .................................................................................................................4
1.
Lý do chọn đề tài nghiên cứu ........................................................................4
2.
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu .................................................................6
3.

Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................7
4.
Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................7
5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................7
5.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................................... 7
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................................ 7

6.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...............................................8

6.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................ 8
6.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................ 8

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN ..........................................................................................9
1.1. Tổng quan nghiên cứu về lòng tin xã hội ......................................................9
1.1.1. Các quan điểm và cách tiếp cận về lòng tin xã hội......................................................... 9
1.1.2. Bản chất và chức năng của lòng tin xã hội ................................................................... 12
1.1.3. Cách đo lòng tin xã hội đƣợc các nghiên cứu trƣớc sử dụng ....................................... 16
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng của lòng tin xã hội .................................................................... 19
1.1.5. Hệ quả của lòng tin xã hội ............................................................................................ 25

1.2.
Những vấn đề đề tài luận án tập trung nghiên cứu ..................................29
CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................33
2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................33
2.1.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng........................................................................................ 34
2.1.2. Lý thuyết vốn xã hội ..................................................................................................... 36
2.1.3. Thuyết vai trò xã hội và giá trị xã hội ........................................................................... 37

2.1.4. Các quan điểm về các yếu tố ảnh hƣởng đến lòng tin xã hội ....................................... 39

2.2. Khung phân tích...........................................................................................41
2.3.
Khái niệm công cụ....................................................................................42
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................48
2.4.1. Phân tích tài liệu .......................................................................................................... 49
2.4.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin .................................................................................... 50
2.4.3. Phƣơng pháp đo lòng tin xã hội ................................................................................. 51
2.4.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin.................................................................. 55

1


CHƢƠNG 3 : CẤU TRÖC LÕNG TIN XÃ HỘI CỦA NGƢỜI VIỆT NAM .............59
3.1. Thực trạng lòng tin và phân theo các nhóm dân cƣ.....................................59
3.1.1. Lòng tin với cá nhân cụ thể ........................................................................................ 59
3.1.2. Lòng tin với ngƣời khác đƣợc khái quát .................................................................... 64
3.1.3. Mức độ phân cực của lòng tin .................................................................................... 69

3.2. Các thành tố trong cấu trúc lòng tin xã hội ...................................................74
3.2.1. Các thành tố trong cấu trúc lòng tin xã hội ................................................................ 74
3.2.2. Các thành tố lòng tin và lòng tin xã hội khác biệt giữa các nhóm dân cƣ .................. 75

3.3. Mối quan hệ giữa các thành tố của khách thể lòng tin xã hội ........................78
3.3.1. Các thành tố trong cấu trúc khách thể của lòng tin xã hội............................................ 79
3.3.2. Sự ảnh hƣởng của các thành tố đến lòng tin xã hội ...................................................... 80

3.4. Lòng tin xã hội và khoảng cách xã hội ..........................................................84
3.5. Một số thảo luận về cấu trúc lòng tin xã hội .................................................90

CHƢƠNG 4 : SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHỦ THỂ VÀ KHÁCH THỂ CỦA LÕNG TIN XÃ HỘI ...........................................94
4.1. Sự ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân, gia đình và cộng đồng
xã hội .....................................................................................................................95
4.1.1. Sự chế định của các đặc điểm cá nhân ......................................................................... 99
4.1.2. Sự ảnh hƣởng của nhóm đặc điểm gia đình ................................................................ 103
4.1.3. Sự ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc đặc điểm cộng đồng/xã hội ................................ 105

4.2. Sự ảnh hƣởng của thiết chế xã hội ...............................................................110
4.2.1. Thực hành công vụ ..................................................................................................... 111
4.2.2. Thiết chế giáo dục và thiết chế y tế ............................................................................ 118
4.2.3. Thiết chế truyền thông đại chúng ............................................................................... 121

4.3. Bàn luận về cách thức xây dựng lòng tin xã hội của ngƣời Việt Nam ........126
KẾT LUẬN, HẠN CHẾ VÀ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH ...........................................131
1.
Kết luận......................................................................................................131
2.
Hạn chế của luận án ...................................................................................135
3.
Một số gợi ý về chính sách ........................................................................136
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...................................................................................................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................139
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................

2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: So sánh lòng tin với ngƣời khác cụ thể giữa nam giới và nữ giới...................... 61
Bảng 3.2: So sánh lòng tin với ngƣời khác cụ thể giữa khu vực nông thôn và đô thị ......... 63
Bảng 3.3: So sánh lòng tin với ngƣời khác đƣợc khái quát giữa nam giới và nữ giới ........ 65
Bảng 3.4: So sánh lòng tin với ngƣời khác đƣợc khái quát giữa khu vực sống nông thôn và
đô thị .................................................................................................................................... 66
Bảng 3.5: Mức độ phân cực của lòng tin ............................................................................. 71
Bảng 3.6: So sánh các thành tố lòng tin xã hội giữa nam giới và nữ giới ........................... 76
Bảng 3.7: So sánh các thành tố lòng tin xã hội giữa nông thôn và đô thị............................ 77
Bảng 3.8: Tƣơng quan giữa các thành tố trong cấu trúc khách thể của lòng tin xã hội....... 79
Bảng 3.9: Sự ảnh hƣởng của các thành tố đến lòng tin xã hội............................................ 81
Bảng 4.1: Yếu tố ảnh hƣởng đến mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong cấu trúc lòng
tin xã hội .............................................................................................................................. 97
Bảng 4.2: Sự thay đổi về chỉ số hành chính công ở Việt Nam từ 2011-2013 ................... 114
Bảng 4.3: Sự thay đổi về chỉ số minh bạch và tham nhũng ở Việt Nam ........................... 115
Bảng 4.4: Mức độ phân cực của lòng tin với thông tin từ truyền thông đại chúng ........... 123

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tƣ tƣởng về lòng tin của G. Simmel và những ảnh hƣởng của nó ...................... 15
Hình 2.2: Khung phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lòng tin xã hội ................................ 42
Hình 2.3: Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 48
Hình 2.4: Các chỉ báo đo lòng tin xã hội ............................................................................. 53
Hình 3.1: Mức độ phân cực của lòng tin đối với khách thể ................................................. 72
Hình 3.2: So sánh trọng số của các thành tố trong lòng tin xã hội ...................................... 82
Hình 3.3: Mô hình khoảng cách xã hội giữa chủ thể với các cá nhân/nhóm/giai tầng xã hội
............................................................................................................................................. 85

DANH MỤC HỘP
Hộp 3.1: Quan sát bình chọn hộ nghèo ở khu vực nông thôn ............................................. 67
Hộp 3.2: Lợi dụng lòng tin vào nhóm công chức, viên chức .............................................. 86
Hộp 4.1: Bác sĩ Google ...................................................................................................... 124


3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
“Lòng tin xã hội” không phải là một thuật ngữ mới đối với các nhà nghiên
cứu xã hội học. Các tác giả Giddens [1994], Weigert và Lewis [1985] đã bàn về
nguồn gốc, quan niệm và cách tiếp cận về lòng tin xã hội. Ngay từ đầu thế kỷ 20,
tác phẩm của Simmel [trong Mollering, 2001] từ đã đề cập đến chức năng của lòng
tin xã hội. Hoặc các tác giả nhƣ Portes [1998], Hall [1999], Halpern [2005], Glaeser
[2000], Putnam [2000] lại đề cập đến các yếu tố ảnh hƣởng đến lòng tin xã hội. Hay
Brehm, Rahn, Hearn [1997], và Putnam [1995,2000] bàn về lòng tin và sự tham gia
của công dân; Fukuyama [1999] và Coleman [1988] bàn về lòng tin với sự đoàn kết
xã hội, Woolcock [2001], Francois [2005], Putnam [1995], Fukuyama [1999] và
Cook [2001] lại bàn về lòng tin với vốn xã hội,… Thay vì tìm hiểu sâu hơn về các
chiều cạnh của “lòng tin xã hội”, các tác giả nghiên cứu, đặc biệt là các tác giả
nghiên cứu về vốn xã hội, lại coi lòng tin xã hội đƣơng nhiên là một thành tố quan
trọng trong vốn xã hội. Do vậy, ngƣời ta thƣờng bàn luận các vấn đề “quan hệ xã
hội”, “mạng lƣới xã hội” hay “sự tham gia xã hội”,… xung quanh vốn xã hội, còn
lòng tin xã hội thƣờng đƣợc coi là thứ “có sẵn”, “hiển nhiên” nằm trong vốn xã hội,
mà chƣa bàn đến các yếu tố cấu thành lên lòng tin xã hội, cũng nhƣ, các yếu tố tạo
thành hay ảnh hƣởng đến nó.
Trong thời gian gần đây, thuật ngữ “lòng tin” cũng đƣợc nhắc đến nhiều trên
các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, nhiều ngƣời cho rằng “lòng tin của ngƣời
Việt Nam” có những biến đổi. Tất nhiên, đặt trong một bối cảnh xã hội biến đổi thì
lòng tin cũng có biến đổi để phán ánh thực tế xã hội. Nhƣng dù biến đổi thế nào,
trong trật tự của một xã hội, sự biến đổi của lòng tin cũng nhƣ các thành tố bên
trong một xã hội nhất định, đều cần trong một giới hạn nhất định. Vậy lòng tin xã
hội của ngƣời Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào? Đó có phải là một thực thể đơn nhất?

Đâu là những yếu tố ảnh hƣởng đến lòng tin xã hội của ngƣời Việt Nam? Câu trả lời
cho những câu hỏi này vẫn là một khoảng trống trong các nghiên cứu của Việt Nam.

4


Tác giả luận án là ngƣời tham gia vào công việc tƣ vấn xã hội cho nhiều dự
án phát triển tại Việt Nam. Ngay từ những năm đầu tiên làm “nghề” của mình, tác
giả cũng đã từng tự đặt ra câu hỏi “vốn xã hội là gì mà tại sao Ngân hàng thế giới
họ lại quan tâm đến vấn đề vốn xã hội đến vậy, bằng chứng là Ngân hàng thế giới
có cả một mảng rất lớn nghiên cứu liên quan đến vốn xã hội bên cạnh mảng nghiên
cứu về giới, về dân tộc thiểu số, đói nghèo …?”. Câu hỏi này vẫn thƣờng đi theo tác
giả trong những năm tháng tham gia các dự án phát triển ở nhiều tỉnh, thành phố
trong cả nƣớc, cũng nhƣ có thời gian đƣợc tiếp xúc với nhiều ngƣời Việt Nam ở các
miền đất nƣớc. Đặc biệt khi tham gia vào công tác thông tin – giáo dục – truyền
thông, tác giả nhận thấy, bất kỳ cán bộ cấp xã hay cấp thôn nào cũng nhấn mạnh
đến công tác tuyên truyền, và song song với nó là việc củng cố lòng tin của ngƣời
dân. Bên cạnh đó, ngƣời ta cũng luôn nỗ lực cố gắng mở rộng các quan hệ xã hội
của mình. Nhƣng liệu có mở rộng đƣợc mạng lƣới quan hệ xã hội của mình nếu
không đặt vấn đề xây dựng lòng tin xã hội?
Ngoài ra, tác giả đƣợc tham gia chuẩn bị và thực hiện đề tài “Sự hình thành
và phát triển Vốn xã hội ở Việt Nam”. Khi tìm hiểu và tiếp xúc các tài liệu liên
quan đến Vốn xã hội, tác giả thấy rằng, khi nhắc đến vốn xã hội, các tác giả nghiên
cứu trƣớc đều nhắc đến lòng tin xã hội, cho dù là ít, và họ coi đây là một thành tố
quan trọng của vốn xã hội. Nhƣng các tài liệu liên quan đến lòng tin xã hội tại Việt
Nam lại rất hạn chế, đặc biệt là các nghiên cứu tìm hiểu về lòng tin của ngƣời Việt
Nam ở quy mô cả nƣớc. Chính việc tham gia vào đề tài là một cơ hội đƣợc tiếp cận
với một nguồn dữ liệu nghiên cứu phong phú về vốn xã hội nói chung và lòng tin xã
hội nói riêng của ngƣời Việt Nam.
Chính những lý do này đã thôi thúc tác giả tìm hiểu về lòng tin xã hội của

ngƣời Việt Nam nhằm đóng góp một phần lấp khoảng trống về lòng tin xã hội nói
riêng, và bổ sung thêm vào các nghiên cứu về vốn xã hội tại Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án này, tác giả sẽ tập trung đi nghiên
cứu mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể và một phần mối quan hệ chủ thể và đối
tƣợng của lòng tin trong cấu trúc tam giác đạc bao gồm ba yếu tố có tác động qua
5


lại lẫn nhau trong cấu trúc sự kiện lòng tin. Dù luận án này chƣa thể giải thích hết
các chiều cạnh trong mối quan hệ bên trong cấu trúc của sự kiện lòng tin, nhƣng
nghiên cứu này là một hƣớng để tác giả và những ngƣời nghiên cứu quan tâm đến
lòng tin xã hội sau này có thể tiếp tục phát triển và mở rộng thêm.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu nhằm tìm kiếm quy luật của các yếu tố ảnh hƣởng đến
lòng tin xã hội của ngƣời Việt Nam.
Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến lòng tin xã hội – mà trong trƣờng
hợp này là mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của lòng tin xã hội, tác giả sẽ đi
tìm hiểu những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến lòng tin xã hội. Tuy nhiên, nếu chỉ
tìm hiểu các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến lòng tin xã hội thì có thể lại bỏ qua mất
những yếu tố ảnh hƣởng một cách gián tiếp đến lòng tin xã hội. Với giả định rằng
khách thể của lòng tin xã hội là một cấu trúc đa thành tố, các thành tố có mối liên hệ
với nhau và có mối liên hệ chặt chẽ với cấu trúc chung của lòng tin xã hội, do đó, có
thể xảy ra trƣờng hợp có những yếu tố bên ngoài chỉ thể hiện sự ảnh hƣởng trực tiếp
đến các thành tố của lòng tin xã hội mà không thể hiện sự ảnh hƣởng này đến lòng
tin xã hội. Nhƣng rõ ràng, một yếu tố khiến một thành tố lòng tin thay đổi thì nó
cũng kéo theo sự thay đổi của lòng tin xã hội chung. Trên cơ sở đó, nghiên cứu
hƣớng đến các mục tiêu sau:
- Đo lƣờng thực trạng lòng tin xã hội của ngƣời Việt Nam.
- Xem xét mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc khách thể lòng tin và của
mối quan hệ của từng thành tố với cấu trúc chung.

- Xem xét mối liên hệ giữa lòng tin xã hội và khoảng cách xã hội.
- Đánh giá các yếu tố thuộc nhóm cá nhân, gia đình và cộng đồng/xã hội ảnh
hƣởng đến mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của lòng tin xã hội. Từ đó,
nghiên cứu chỉ ra nhóm yếu tố quy định lòng tin xã hội của ngƣời Việt Nam.
- Xem xét sự ảnh hƣởng của một số thiết chế xã hội đến lòng tin xã hội của ngƣời
Việt Nam, đặc biệt là mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và lòng tin.
6


3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là cấu trúc lòng tin xã hội của ngƣời Việt Nam và các
yếu tố ảnh hƣởng đến lòng tin xã hội của ngƣời Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện từ năm 2011 đến 2015 trên một số tỉnh/thành phố
tại Việt Nam. Một phần dữ liệu phục vụ cho luận án thuộc đề tài “Sự hình thành và
phát triển Vốn xã hội ở Việt Nam” - do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ
quốc gia tài trợ, và PGS.TS Nguyễn Quý Thanh là chủ nhiệm đề tài.
Bên cạnh đó, luận án này tập trung vào xem xét cấu trúc của sự kiện lòng tin
xã hội từ góc độ quan hệ giữa chủ thể (ai tin) và khách thể (tin vào ai) và một phần
mối quan hệ giữa chủ thể và đối tƣợng lòng tin (tin cái gì), còn quan hệ khách thể
và đối tƣợng lòng tin chƣa đƣợc phân tích và nghiên cứu sâu trong luận án này.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài làm rõ cấu trúc của lòng tin xã hội và làm rõ cơ chế ảnh hƣởng đến
lòng tin xã hội, từ đó tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện lý thuyết về lòng tin xã hội nói
riêng và vốn xã hội nói chung.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Lòng tin là thành tố của vốn xã hội. Trong đó vốn xã hội cùng với kinh tế,
văn hóa,… hƣớng đến phát triển bền vững. Các phát hiện trong luận án góp phần đề
xuất chính sách xây dựng và phát triển lòng tin xã hội của ngƣời Việt Nam.


7


6.

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

6.1.

Câu hỏi nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trƣớc đây đã thực hiện và thực tế

nghiên cứu của các nghiên cứu về lòng tin xã hội tại Việt Nam, trong nghiên cứu này,
tác giả đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu chính:
-

Cấu trúc lòng tin xã hội của ngƣời Việt Nam nhƣ thế nào?

-

Yếu tố nào ảnh hƣởng đến lòng tin xã hội của ngƣời Việt Nam?

6.2.

Giả thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu đặt ra hai giả thuyết chính liên quan đến câu hỏi nghiên cứu, trong

mỗi giả thuyết chính lại có những giả thuyết phụ kèm theo nhằm nhiệm vụ chứng
minh từng phần trong giả thuyết chính.

Giả thuyết chính H1: Lòng tin xã hội là một cấu trúc đa thành tố, các thành tố
có mối liên hệ với nhau và có mối liên hệ ở mức độ khác nhau với lòng tin xã hội.
-

H1.1: Lòng tin xã hội không phải là một thực thể đơn nhất mà là một cấu trúc
đa thành tố, các thành tố lại đƣợc tạo thành từ các lòng tin cơ bản là các lòng
tin vào ngƣời khác cụ thể và ngƣời khác đƣợc khái quát hóa.

-

H1.2: Các thành tố trong lòng tin xã hội có mối liên hệ với nhau và với tổng
thể lòng tin xã hội, nhƣng mức độ quan hệ với lòng tin tổng thể lại khác nhau.
Giả thuyết chính H2: Với sự kiểm soát của các yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân,

các yếu tố cộng đồng và gia đình/xã hội có ảnh hƣởng không đồng nhất đến lòng tin
xã hội. Tuy nhiên, các yếu tố thuộc nhóm cộng đồng/ xã hội là nhóm yếu tố có ảnh
hƣởng lớn nhất tới lòng tin xã hội so với nhóm yếu tố gia đình.
- H2.1: Tính cố kết cộng đồng càng cao, lòng tin xã hội càng lớn;
- H2.2: Quy mô và đặc điểm của gia đình, đặc điểm cá nhân có ảnh hƣởng
không nhất quán đến lòng tin xã hội;
- H2.3: Sự vận hành của các truyền thông đại chúng và các thiết chế xã hội có
ảnh hƣởng đến lòng tin xã hội.
8


CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.1.

Tổng quan nghiên cứu về lòng tin xã hội

Từ thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ trƣớc, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội có

những nghiên cứu về lòng tin xã hội ở những chiều cạnh và lĩnh vực khác nhau.
Trong phần tổng quan, tác giả sẽ đi xem xét các nghiên cứu về lòng tin xã hội ở các
góc độ: các quan điểm về lòng tin xã hội (định nghĩa, khái niệm và cách thức tiếp
cận); bản chất của lòng tin; các phƣơng pháp đo lòng tin xã hội; các yếu tố ảnh
hƣởng/quy định lòng tin xã hội; các hệ quả của lòng tin xã hội.
1.1.1. Các quan điểm và cách tiếp cận về lòng tin xã hội
Các ngành khoa học thƣờng đề cập đến lòng tin xã hội và tầm quan trọng của
nó là: kinh tế học, tâm lý học, chính trị học và xã hội học. Tuy nhiên, khi nghiên cứu
về lòng tin xã hội, các ngành khoa học này đều xem xét lòng tin bắt nguồn từ quan
điểm triết học, coi nó nhƣ một ý thức xã hội, nó phản ánh thực tế xã hội, và chính bối
cảnh xã hội và tồn tại xã hội quy định lòng tin xã hội.
Kinh tế học thƣờng coi lòng tin là thứ chất xúc tác cho các hoạt động kinh tế
đƣợc thực hiện dễ dàng. Nhà kinh tế học Hardin coi lòng tin là một hàng hóa tƣợng
trƣng (symbolic commodity) [Hardin trong Misztal, 1996], còn Misztal [1996] lại
cho rằng lòng tin là sự cần thiết chung cho sự thành công của nền kinh tế thị trƣờng.
Cùng với quan điểm của Miszta, Arrow [2000] cũng cho rằng lòng tin giúp tăng
cƣờng việc hợp tác giữa các cá nhân, mà đó là yếu tố quyết định để thúc đẩy quá
trình phát triển kinh tế. Không nằm ngoài quan điểm trên, Putnam [2000] và Krishna
[2000] cũng coi lòng tin là thứ giúp cỗ máy thị trƣờng hoạt động tốt thông qua sự
tăng cƣờng hợp tác, củng cố quá trình trao đổi.
Trong khi đó, chính trị học tập trung vào nghiên cứu lòng tin với chính quyền
và các thiết chế (truyền thông, hệ thống tòa án,…), và ảnh hƣởng tích cực của lòng
9


tin với xã hội dân chủ qua việc tham gia bầu cử và thực hiện các nghĩa vụ công dân
đối với nhà nƣớc.
Còn các nhà tâm lý học lại tập trung định nghĩa lòng tin trong các phân tích ở

cấp độ cá nhân và nhấn mạnh vào các chủ đề nhƣ bản chất của tính cách đáng tin,
các quá trình ẩn sau thái độ tin tƣởng, và làm thế nào xây dựng lòng tin ở trẻ em qua
quá trình xã hội hóa. Nhƣ Lewis và Weigert [1985, tr.975] đã tổng kết, các nhà tâm
lý học thƣờng sử dụng các cụm từ “lòng tin giữa các cá nhân” thay vì thuật ngữ
“lòng tin xã hội”. Hầu hết các nghiên cứu tâm lý học dựa trên các nghiên cứu thí
nghiệm với quy mô mẫu nhỏ.
Đối với xã hội học, lòng tin lại đƣợc coi là điều kiện thúc đẩy các mối quan hệ
xã hội, hay là phƣơng tiện để xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội [Michael,
2001]. Định nghĩa của Misztal [1996] cho rằng, lòng tin gồm việc tin vào hệ quả của
hành động chủ ý của ngƣời khác có phù hợp với suy đoán và mong đợi của chúng ta
hay không. Khái niệm về lòng tin này nhƣ sự hỗ trợ bởi thực tế, các cá nhân lựa chọn
hành động hay tƣơng tác với ngƣời khác dựa trên mức độ tin tƣởng mà họ đặt vào
ngƣời đó. Thậm chí, Luhmann [1979] xem lòng tin nhƣ việc giúp suy giảm sự phức
tạp hay không chắc chắn. Còn Lewis và Weigert [1985], việc suy giảm sự phức tạp ở
đây đƣợc thể hiện nhƣ một cơ chế sao chép cho phép các cá nhân thích nghi với các
tình huống không chắc chắn hoặc phức tạp mà họ đang ngày càng phải đối mặt trong
các xã hội hiện đại.
Cũng từ cách góc độ xã hội học, một số tác giả lại xem xét lòng tin xã hội
trong bối cảnh cụ thể hơn. Nhƣ nhà xã hội học ngƣời Anh, Giddens, xem xét về lòng
tin trong sự tƣơng tác xã hội. Ông cho rằng lòng tin là phƣơng tiện làm ổn định các
mối quan hệ tƣơng tác giữa con ngƣời với nhau. Tin cậy vào một ngƣời khác là có
thể tin rằng ngƣời này sẽ có một loạt những phản ứng mà mình mong đợi [Giddens,
1994]. Nhƣ vậy, nhờ có lòng tin, tính “có thể dự đoán đƣợc” của hành động sẽ tăng
lên từ phía các chủ thể tham gia tƣơng tác cũng nhƣ từ phía “ngƣời quan sát”. Trong
khi đó, Castelfranchi và Falcone [1999] lại xem xét lòng tin từ cách tiếp cận nhận
10


thức, khi lòng tin xã hội đƣợc xem nhƣ một yếu tố tinh thần, thái độ và quan hệ xã
hội. Ở đây, sự “tin tƣởng” đƣợc xem nhƣ một sự “đánh cƣợc” vào một quan hệ, và

do vậy, sự “tin tƣởng” cũng luôn bao hàm cả những rủi ro. Tác giả phân tích sâu hơn
về hình thức của lòng tin xã hội, dựa trên thuyết duy lý và cụ thể là trên cơ sở đạo
đức, danh tiếng, vị thế trong tổ chức và chính quyền (lòng tin giữa ba bên). Theo đó,
có thể tăng cƣờng lòng tin của chúng ta bằng cách tác động vào các yếu tố nhƣ sự
cam kết, các hợp đồng và yếu tố tham gia của chính quyền. Cũng phải nói rằng, theo
tác giả Weigert và Lewis [1985, tr.972], các nhà xã hội học xem các chiều cạnh nhận
thức, cảm xúc và hành vi của lòng tin xã hội là riêng rẽ và phân biệt chỉ cho mục
đích phân tích nó. Còn trong các tình huống thực tế, các chiều cạnh này liên quan
đến nhau và khó có thể tách biệt đƣợc.
Mặc dù cũng coi lòng tin xã hội là thứ đem lại hệ quả tốt đẹp, nhƣng khác với
cách tiếp cận lòng tin xã hội từ tâm lý học và kinh tế học, theo Weigert và Lewis
[1985, tr. 968], các nhà xã hội học xem xét lòng tin xã hội nhƣ là “sự kiện xã hội”
(social fact) bắt nguồn từ nhóm, từ xã hội nhiều hơn là từ cá nhân hay hành vi của cá
nhân. Khi đó, lòng tin xã hội đƣợc xem nhƣ một vật sở hữu gắn liền với các quan hệ
xã hội xảy ra giữa con ngƣời. Trần Hữu Quang [2006] bổ sung thêm nhận định này
khi cho rằng, nguồn gốc của lòng tin xã hội không phải xuất phát từ lòng tốt hay từ
thiện ý chủ quan của cá nhân mà nó tồn tại trên nền tảng các quy ƣớc và chuẩn mực
xã hội trong khuôn khổ của những định chế xã hội nhất định.
Tuy nhiên, sự tách biệt giữa các ngành các ngành khoa học trong việc xem xét
lòng tin xã hội là rất khó khăn. Ví dụ, nhƣ Putnam [2000] đề cập đến việc giải thích
xu hƣớng xã hội (mang tính chính trị) nhƣng ông lại hƣớng đến việc xem xét suy
giảm cam kết công dân (civic commitment) dƣới sự tác động của các yếu tố nhƣ đô
thị hóa vùng ven, sự tham gia lao động của phụ nữ, tiền tệ, áp lực thời gian, sự phát
triển của công nghệ và vô tuyến truyền hình – đây lại là những thứ liên quan nhiều
đến xã hội học hơn là chính trị học. Do vậy, các nhà khoa học thƣờng sử dụng cách
tiếp cận đa ngành đề xem xét lòng tin xã hội.

11



Dù vậy, từ góc độ nào, các nhà khoa học đều có xu hƣớng thừa nhận rằng,
lòng tin xã hội ảnh hƣởng tích cực lên cá nhân, cộng đồng, nơi làm việc, tổ chức, hay
thậm chí cả quốc gia. Mà điển hình nhƣ Rotter [Rotter, 1980, tr.1] coi lòng tin xã hội
là biến số quan trọng ảnh hƣởng đến các mối quan hệ của con ngƣời ở các cấp độ, từ
cá nhân, nhóm đến cộng đồng, xã hội, từ mối quan hệ giữa chính phủ với công dân,
ngƣời mua và ngƣời bán, bệnh nhân và bác sĩ, bố mẹ và con cái,..
1.1.2. Bản chất và chức năng của lòng tin xã hội
Vậy bản chất của lòng tin là gì? Các tác giả trong các nghiên cứu về lòng tin
cũng có đƣa ra những nhận định khác nhau về bản chất của lòng tin. Lòng tin đƣợc
xem nhƣ là trạng thái mong đợi phù hợp với hành động và mục đích của ngƣời khác.
Ví dụ nhƣ lòng tin đƣợc coi là cơ sở cho hành vi mang tính mạo hiểm của cá nhân
[Coleman, 1988], sự hợp tác [Gambetta, 1988], giảm sự phức tạp xã hội [Luhmann,
1979], trật tự xã hội [Mistal, 1996], vốn xã hội [Coleman, 1988], [Putnam, 1995],…
Nhà nghiên cứu Mollering [2001] ngƣời Đức đã nghiên cứu các tác phẩm của
Simmel (dựa vào các văn bản tiếng Đức) cho thấy Simmel là một trong các tác giả có
đề cập đến vấn đề lòng tin (trust) ngay từ những năm cuối của thế kỷ 19, đầu thế kỷ
20. Từ những tƣ tƣởng này của Simmel, rất nhiều các tác giả sau đó đã phát triển các
nghiên cứu về lòng tin theo hƣớng kế thừa và mở rộng.
Theo Mollering [2001], những nhà nghiên cứu về lòng tin xã hội gần đây
thƣờng ít đề cập đến những đóng góp của Simmel về lòng tin. Điều này có thể do
Simmel không mấy khi thể hiện sự quan tâm rõ ràng và xuyên suốt trong các tác
phẩm của ông về khái niệm này. Những ý tƣởng của ông về lòng tin đƣợc tìm trong
ba đoạn văn ngắn, một đoạn trong tác phẩm Philosophie de Geldes (Triết lý về tiền)
(1900), hai đoạn trong tác phẩm Soziologie (Xã hội học) (1908) với độ dài không
quá mƣời trang. Ấy vậy mà, những đoạn văn này lại khiến ngƣời ta liên tƣởng và
nhấn mạnh vào kiểu cách tiêu biểu của trƣờng phái Simmel, nhƣ chức năng của lòng
tin. Ông tuyên bố mạnh mẽ nhất về ý nghĩa của lòng tin khi nói rằng “nếu con ngƣời
không có lòng tin với nhau, bản thân xã hội sẽ tan rã” hay gọi lòng tin là “một thứ
12



sức mạnh nhân tạo quan trọng nhất trong xã hội”. Đối với cá nhân, chức năng của
lòng tin nhƣ “giả thuyết chắc chắn - cơ sở cho hành động thực tế”. Do vậy, Simmel
coi lòng tin thể hiện một sức mạnh mà nó làm việc cho hoặc thông qua cá nhân,
nhƣng cùng lúc lại cho và thông qua sự hợp tác giữa con ngƣời nói chung. Bản thân
chức năng lòng tin cũng tự biểu lộ ở tất cả các cấp độ xã hội.
Bên cạnh xem xét chức năng, các ý tƣởng của Simmel còn xem xét bản chất
của lòng tin, nhƣ các thành tố tạo nên sức mạnh này. Theo quan điểm của Simmel,
lòng tin bao gồm hình thức yếu của nhận thức sâu sắc (weak form of intensive
knowledge) và niềm tin mang tính tôn giáo (quasi-regilious faith), đặc biệt còn có
tính có đi – có lại (reciprocity) và nghĩa vụ đạo đức (moral obligation). Điểm chú ý ở
đây là có sự khác biệt giữa chức năng cứng đóng góp vào lòng tin (bao gồm hành vi
và việc duy trì sự cố kết xã hội) và những cơ sở mềm mà lòng tin xuất hiện. Sự khác
biệt này là do Simmel nghi ngờ rằng liệu phải có một thứ gì khác trong lòng tin: một
yếu tố huyền bí mà ông coi giống nhƣ là niềm tin tôn giáo.
Một trong những tác giả coi Simmel nhƣ là một trong những ngƣời có quan
điểm đầu tiên về lòng tin là Niklas Luhmann. Mặc dù Luhmann chỉ sử dụng bốn
đoạn trích chính từ các tác phẩm của Simmel [Luhmann, 1979] mà nội dung của
chúng không liên quan đến lòng tin theo ý nghĩa mà Simmel nêu ra. Nhƣng
Luhmann chấp nhận việc coi lòng tin nhƣ “sự pha trộn giữa cái nhận thức và cái
không nhận thức đƣợc” của Simmel. Đặc biệt Luhmann đã nhấn mạnh trong cùng
một câu rằng “lòng tin luôn nằm ngoài các bằng chứng có sẵn”, nhƣng ông lại không
đề cập rõ đến tƣ tƣởng của Simmel về “nhận thức hạn chế”. Quan trọng hơn,
Luhmann lại không thừa nhận mối quan tâm của Simmel về thành tố niềm tin không
điều kiện [Mollering, 2001]. Nhƣng giống nhƣ Simmel, bí quyết của lòng tin là giảm
sự phức tạp xã hội thông qua việc khái quát hóa trong các hệ thống: “hệ thống thay
thế cái sẵn có bên trong bằng cái sẵn có bên ngoài và nhƣ vậy sẽ tăng tính khoan
dung của cái không chắc chắn trong những mối quan hệ ở bên ngoài” [Luhmann,
1979, tr. 26]. Nếu đoạn văn chung từ bài luận của Luhmann đơn giản là lòng tin có
chức năng giảm tính phức tạp mang tính duy lý, thì sẽ khó để đƣa ra bất cứ sự giống

13


nhau nào với quan điểm của Simmel về “thành tố thêm vào niềm tin tôn giáo mang
tính tâm lý – xã hội”. Từ đó, Luhmann làm rõ một điểm là lòng tin khác biệt đáng kể
với sự hi vọng hay niềm tin tôn giáo, trong đó nó phản ánh sự ngẫu nhiên hơn là việc
“không biết”.
Helbert Frankel [1977] chú ý đến mối liên hệ giữa Simmel và Luhmann khi
xem xét khái niệm “pha trộn giữa cái nhận thức và cái không nhận thức đƣợc”. Đáng
chú ý là ông liên kết quan điểm của Simmel và Luhmann trong bối cảnh triết lý đồng
tiền, đó là, trong lĩnh vực mà bản thân Luhmann không đƣa ra mối liên hệ. Frankel
quan tâm đến cả nhân tố sự hiểu biết đƣợc khái quát và nhân tố khác trong lòng tin.
Ông chấp nhận sự khác biệt giữa lòng tin cá nhân và lòng tin đƣợc khái quát hóa và
quan điểm rằng lòng tin tồn tại ở “những nơi mà sự hiểu biết chính xác không sẵn
có” [Frankel trong Mollering, 2001].
Theo trật tự thời gian, dòng suy luận này đi từ Simmel tới Luhmann và tới
Frankel. Nó đƣợc tiếp nối bởi Lewis và Weigert. Động lực chính của Lewis và
Weigert là coi lòng tin nhƣ một hiện tƣợng xã hội học hơn là hiện tƣợng tâm lý học.
Bàn về vấn đề huyền bí của lòng tin nhƣ một hiện tƣợng “bắt đầu khi dự đoán kết
thúc”, Lewis và Weigert phân biệt giữa cơ sở nhận thức và cơ sở cảm xúc của lòng
tin (thứ mà đƣợc đặt trong lòng tin mang tính hành vi). Do đó, họ chấp nhận khái
niệm “pha trộn giữa cái đƣợc nhận thức và cái không nhận thức đƣợc” nhƣng thêm
vào nhân tố cảm xúc mà thiếu nó lòng tin không xảy ra “lòng tin trong cuộc sống
hàng ngày là sự pha trộn của cảm xúc và suy nghĩ hợp lý” [Lewis và Weigert, 1985].
Lewis và Weigert đã đƣa ra bản chất của lòng tin dựa vào ý tƣởng của Simmel và
đƣa ra thêm một nhân tố đƣợc gọi là cảm xúc. Đó là phần kinh nghiệm đơn nhất và
cƣỡng bức xã hội của lòng tin”. Tất nhiên, với quan điểm này của Lewis và Weigert
đã kết hợp tƣ tƣởng của Luhmann và làm lan tỏa mạnh hơn quan điểm các thành tố
về sự hiểu biết quy nạp và niềm tin (faith).
Giddens sau đó cũng tiếp tục dòng tƣ tƣởng của Simmel-Luhmann khi quan

tâm đến “sự hiểu biết hạn chế” và sự khác biệt hệ thống cá nhân. Nhƣng Giddens
14


không giống Luhmann, đã trích dẫn từ đoạn mà Simmel nói về yếu tố tôn giáo trong
lòng tin. Ông chú ý rằng, lòng tin trong đoạn trích chỉ đƣợc hiểu một phần và vẫn
còn mơ hồ. Giddens công nhận lòng tin khác với sự hiểu biết hạn chế nhƣ việc coi
“sự biến đổi của sự cam kết, mà tính chất của lòng tin không thay đổi”. Trong xã hội
truyền thống, sự cam kết này nhƣ sự chấp nhận hoàn cảnh một cách bị động hay theo
thói quen nhiều hơn là sự chuyển biến về lòng tin. Điều này gợi ý rằng, có một mối
liên hệ giữa nhân tố thêm vào mà Simmel đề cập với định nghĩa của Giddens về sự
an toàn bản thể và lòng tin cơ bản [Giddens trong Morelling, 2001]. Sự giải thích của
Misztal [1996] về tƣ tƣởng của Simmel cũng tƣơng tự nhƣ của Giddens, đặc biệt bà
nhấn mạnh tới thành tố niềm tin bên ngoài “bằng chứng xác thực”. Blau và Fox đã
xây dựng khái niệm lòng tin xa hơn nhƣng lại không sử dụng quan điểm cụ thể của
Simmel về lòng tin.
Tƣ tƣởng về lòng tin của Simmel và những ảnh hƣởng đến các nghiên cứu
sau này có thể mô tả bằng sơ đồ theo mốc thời gian từ những năm đầu của thế kỷ 20:
Lane

Misztal

Giddens

1990
Lewis & Weigert

1980
Fox


Frankel
Luhman
n

1970
Blau

Simmel
1900
Hình 1.1: Tƣ tƣởng về lòng tin của G. Simmel và những ảnh hƣởng của nó
Nguồn: Morelling, 2001.
15


1.1.3. Cách đo lòng tin xã hội được các nghiên cứu trước sử dụng
Cũng giống nhƣ vốn xã hội, cách thức đo lòng tin xã hội còn nhiều vấn đề
chƣa đƣợc thống nhất. Putnam đã từng nói rằng “dù lòng tin đƣợc coi là trung tâm
của lý thuyết về vốn xã hội, ngƣời ta mong đợi có những chỉ báo hành vi mạnh mẽ
về khuynh hƣớng của lòng tin xã hội (social trust) hay sự không tin (misanthropy).
Nhƣng tôi chƣa từng thấy có cách đo nào nhƣ vậy.” [Putnam, 1995 trong Glaeser và
cộng sự, 2000]. Điều này cho thấy, các cách đo lòng tin xã hội vẫn còn nhiều ý kiến
trái chiều.
Hầu hết các khảo sát xã hội (điển hình là các cuộc Điều tra giá trị thế giới và
từ năm 1981 đến 2012) để đo lòng tin xã hội đều sử dụng duy nhất một câu hỏi: “nói
chung, bạn có cho rằng hầu hết mọi ngƣời có thể tin tƣởng đƣợc hay bạn cần phải rất
thận trọng trong quan hệ với mọi ngƣời? 1- Hầu hết mọi ngƣời có thể tin tƣởng đƣợc;
2- Cần phải rất thận trọng” [Hiệp hội Điều tra giá trị thế giới, 2000, 2005]. Cuộc
khảo sát với quy mô trên 100 quốc gia/vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục trên toàn
thế giới, có cỡ mẫu trên 1000 ngƣời trong mỗi quốc gia. Tỉ lệ ngƣời trả lời chọn
phƣơng án “hầu hết mọi ngƣời có thể tin tƣởng đƣợc” đƣợc xem xét để đánh giá một

xã hội có chỉ số lòng tin xã hội cao hay thấp.
Cuộc Điều tra giá trị thế giới đƣợc thực hiện tại Việt Nam từ năm 2000 và tiến
hành 5 năm một lần. Trong đó, để đo lòng tin xã hội vẫn sử dụng câu hỏi chung do
Khảo sát giá trị thế giới xây dựng. Đây có thể xem nhƣ những khảo sát thực nghiệm
quy mô lớn đầu tiên về vấn đề này ở Việt Nam. Mặc dù câu hỏi đo lòng tin xã hội
theo các cuộc Điều tra giá trị thế giới này khá thú vị, nó tập trung vào mối quan hệ
giữa chủ thể và khách thể trong cấu trúc của lòng tin xã hội, song nó lại mơ hồ hay
khó diễn đạt. Điều này giống nhƣ nhận định mà Putnam đã đƣa ra về việc cách đo
lòng tin xã hội chƣa đáp ứng đƣợc kỳ vọng khi mà lòng tin luôn đƣợc coi là trung
tâm của vốn xã hội.
Cũng sử dụng câu hỏi về lòng tin xã hội giống với các cuộc Điều tra giá trị thế
giới, nhƣng các cuộc điều tra chất lƣợng cuộc sống ngƣời Châu Âu [European
16


Quality of Life Survey, 2012] lại sử dụng phƣơng án trả lời theo thang khoảng 10
điểm: 1-10 điểm. Trong đó, 1 điểm đánh giá là “cực kỳ thận trọng trong quan hệ với
mọi ngƣời” và 10 điểm là “hầu hết mọi ngƣời có thể tin tƣởng đƣợc”. Với thang đo
này, kết quả nghiên cứu sẽ dễ dàng phân tích và xem xét mức độ lòng tin xã hội của
ngƣời Châu Âu nhƣ thế nào so với thang đo nhị phân nhƣ trong các cuộc điều tra giá
trị thế giới.
Một cách đo lòng tin khác đƣợc các nhà nghiên cứu thuộc trƣờng Đại học
Harvard và Viện công nghệ Massachusetts thực hiện năm 2000 với sự tham gia 258
sinh viên đại học Harvard. Việc đo lòng tin đƣợc thực hiện bằng cách thực hiện các
thí nghiệm qua việc thƣởng tiền ở hai trò chơi [Glaeser, 2000].
Ở trò chơi thứ nhất, những ngƣời tham gia đƣợc chia thành những cặp hai
ngƣời chơi và Ban tổ chức trao cho ngƣời chơi B 15 Đôla Mỹ. Hai ngƣời chơi trao
đổi với nhau qua hai thông điệp (1) Tôi hứa sẽ gửi trả cho A ít nhất một khoản mà A
gửi cho tôi, ví dụ nếu A gửi cho tôi 4 Đôla, sau khi ban tổ chức gấp đôi số tiền này
cho tôi, tôi sẽ gửi trả lại cho A ít nhất 4 Đôla; (2) Tôi không hứa gì với A. A lựa chọn

có thể gửi hết, một ít hoặc không gửi gì trong số 15 Đôla Mỹ cho B. Ban tổ chức sẽ
gấp đôi số tiền A gửi cho B. B sẽ lựa chọn gửi trả lại tất cả, một ít hay không gửi trả
lại gì cho A. A tin B sẽ gửi trả lại một khoản tƣơng ứng. Cách này nhằm đo mức độ
tin tƣởng với ngƣời lạ. Tƣơng tự, khoản tiền đƣợc trả lại để đo tính đáng tin của B.
Trong trò chơi thứ hai, ban tổ chức cố ý đánh rơi tại một số địa điểm công
cộng trong khuôn viên trƣờng đại học những phong bì, trong đó mỗi phong bì có 10
Đôla Mỹ có ghi tên ngƣời nhận. Giá trị mà ngƣời có tên trên phong bì nhận đƣợc sẽ
đo sự đáng tin của ngƣời khác.
Với hai trò chơi này, theo Glaesser và cộng sự [Glaesser và cộng sự, 2000],
các nhà nghiên cứu đã xem xét sự ảnh hƣởng của các đặc điểm cá nhân, những kết
nối xã hội (social connections) và vị thế xã hội và vốn xã hội cá nhân ảnh hƣởng đến
lòng tin và sự đáng tin cậy nhƣ thế nào, mà cụ thể ở đây các tác giả tập trung đo mối
17


quan hệ giữa chủ thể - khách thể và khách thể với đối tƣợng của lòng tin trong cấu
trúc của lòng tin xã hội.
Một cách đo lƣờng lòng tin khác nhƣng có khuynh hƣớng thiên về phục vụ
cho khoa học chính trị, do các nghiên cứu bầu cử Quốc gia Mỹ (the American
National Election Studies – ANES) thực hiện hai năm một lần từ năm 1958 đến nay.
Để nghiên cứu lòng tin vào chính quyền, các nghiên cứu đã sử dụng câu hỏi “Bạn có
thể tin tƣởng nhƣ thế nào vào những điều mà chính quyền Washington làm là đúng?
– Luôn luôn tin, hầu hết là tin, hay chỉ đôi khi tin”. Theo Chanley [2002], với cách
đo này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự thay đổi lòng tin của ngƣời dân vào
chính quyền Mỹ. Trong đó, sự suy giảm lòng tin vào chính quyền đi kèm với việc
việc suy giảm tỉ lệ ngƣời dân xác định các vấn đề khủng bố, bảo vệ lãnh thổ và các
chính sách nƣớc ngoài là những vấn đề quan trọng nhất mà nƣớc Mỹ đang phải đối
mặt. Và những yếu tố nhƣ sự kiện khủng bố ngày 11/9 lại làm tăng lòng tin của
ngƣời dân vào chính quyền. Tuy nhiên, với thang đo khoảng nhƣ vậy, thật khó đánh
giá lòng tin của ngƣời dân vào chính quyền Mỹ chính xác nhƣ thế nào, khi mà thang

đo không có ngay cả phƣơng án “không bao giờ tin”. Câu hỏi đo của các cuộc điều
tra lớn này mặc dù mang tính chính trị nhiều, nhƣng nó lại thể hiện đƣợc mối quan
hệ ba bên chủ thể - khách thể - đối tƣợng trong cấu trúc của lòng tin.
Mặc dù, những cách đo lòng tin xã hội nhƣ trên đã góp phần đáng kể trong
việc xem xét một số yếu tố ảnh hƣởng đến lòng tin xã hội, cũng nhƣ so sánh sự khác
biệt lòng tin xã hội ở từng quốc gia, khu vực. Nhƣng không phải cách đo nào cũng là
những công cụ đo thực sự nhạy cảm để có thể phát hiện các biểu hiện, cấp độ khác
nhau của lòng tin xã hội, cũng nhƣ có những phân tích cụ thể, sâu sắc hơn về lòng tin
xã hội. Trong số các cách đo về lòng tin xã hội, cách đo mà cuộc điều tra chất lƣợng
cuộc sống của ngƣời Châu Âu sử dụng đƣợc xem là cách đo mà dựa vào đó có thể
phân tích sâu hơn nhằm hiểu các đặc điểm và các yếu tố ảnh hƣởng đến lòng tin xã
hội. Tuy nhiên, với câu hỏi về “ngƣời khác” (khách thể của lòng tin) nói chung nhƣ
vậy lại khiến việc xem xét và so sánh mối quan hệ của chủ thể với những cá

18


nhân/nhóm ngoài mình khó khăn hơn, vì rõ ràng là, đối với mỗi cá nhân, thì mức độ
và mối quan hệ với những ngƣời khác nhau đều ở mức độ khác nhau.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng của lòng tin xã hội
Có nhiều cách phân chia các nhóm yếu tố ảnh hƣởng đến lòng tin xã hội. Nhƣ
các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard và học viện Công nghệ Massachusetts đã
phân các yếu tố ảnh hƣởng thành ba nhóm: nhóm đặc điểm cá nhân, các liên kết xã
hội (social connections) và các vị thế xã hội và vốn xã hội của cá nhân [Glaeser và
cộng sự, 2000]. Hay Michael [2001] đã chia các yếu tố quy định lòng tin xã hội
thành ba cấp độ: cá nhân, nhóm và cộng đồng/xã hội. Có một vài tác giả đề cập đến
một số yếu tố thuộc nhóm gia đình, nhƣng chƣa từng xếp các yếu tố này vào một
nhóm khi xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến lòng tin xã hội. Trong khi đó, với bối
cảnh ở Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc Đông Á, sự ảnh hƣởng và liên hệ qua lại giữa
cá nhân và gia đình là rất lớn. Đặc biệt, quan hệ gia đình đƣợc coi là một nguồn vốn

xã hội quan trọng của cá nhân. Vì vậy, kế thừa các tác giả đi trƣớc và đặt trong bối
cảnh của Việt Nam, trong nghiên cứu này chúng tôi chia các yếu tố ảnh hƣởng đến
lòng tin xã hội ở ba cấp độ: cấp độ cá nhân, cấp độ gia đình và cấp độ cộng đồng/ xã
hội. Việc phân chia các cấp độ này chỉ mang tính chất tƣơng đối, vì bản thân có
những yếu tố (nhƣ yếu tố lối sống) có thể xếp vào yếu tố cá nhân, nhƣng đồng thời
cũng có thể xếp vào yếu tố xã hội.
1.1.4.1. Các yếu tố thuộc nhóm yếu tố cá nhân
Yếu tố ảnh hƣởng liên quan đến nhóm yếu tố thuộc đặc điểm cá nhân đƣợc rất
nhiều các tác giả đề cập đến.
Portes, Deylhey, Newton đƣa ra nhận định rằng, các yếu tố thuộc về đặc điểm
cá nhân nhƣ giới, tuổi, học vấn, nghề nghiệp, ly hôn đƣợc xem là ảnh hƣởng đến sự
gắn kết và tham gia xã hội – yếu tố đƣợc xem là hệ quả của lòng tin [Halpern, 2005],
[Hall, 1999], [Delhey & Newton, 2002], [Portes, 1998]. Bên cạnh đó, có rất nhiều
những nhận định của các nhà xã hội học liên quan đến nhóm yếu tố cá nhân nhƣ tính
19


cách, mức độ quen biết giữa các cá nhân, học vấn và hiểu biết xã hội có ảnh hƣởng
đến lòng tin xã hội nhƣ: Một ngƣời càng mạo hiểm thì ngƣời đó càng dễ tin ngƣời
khác [Hardin trong Cook, 2001, tr. 14]; Bạn càng tin vào ngƣời khác, ngƣời đó càng
tin vào bạn [Hardin trong Cook, 2001, tr. 14]; Sự tƣơng đồng giữa một cá nhân và
những ngƣời khác về những đặc điểm cụ thể càng lớn (giá trị, sở thích, nhân dạng),
các cá nhân đó càng dễ tin tƣởng nhau hơn [Nee và Sanders trong Cook, 2001, tr.
374]; Liên quan đến học vấn và hiểu biết xã hội, Yamagashi cho rằng những cá nhân
có sự hiểu biết càng thấp thì càng có xu hƣớng ít tin tƣởng hơn [Yamagashi trong
Cook, 2001, tr.121]; Nhƣng Dalton trong nghiên cứu của mình [Dalton, 2005] lại chỉ
ra học vấn và vị thế xã hội lại có quan hệ theo chiều nghịch với lòng tin vào chính
quyền ở hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới ngoài Na-uy. Một ngƣời càng
quen biết ngƣời khác, anh ta càng dễ tin tƣởng ngƣời đó hơn [Macy và Skvoretz,
1998, tr. 639]; Các cá nhân trong mối quan hệ tƣơng tác càng nhiều, họ càng dễ tin

ngƣời khác hơn; Một ngƣời càng chắc chắn về ngƣời khác, anh ta càng có thể tin
tƣởng ngƣời khác trong các mối quan hệ thân thiết [Sorrentino và cộng sự, 1995, tr,
319], [Kee và Knox, 1970, tr. 359]; Một ngƣời càng tin rằng sự tin tƣởng của anh ta
bị phản bội, anh ta càng trở nên ít tin tƣởng ngƣời khác hơn [Deutsch, 1958, tr.279];
càng nhiều trao đổi giữa các cá nhân không dựa trên hợp đồng rõ ràng, họ càng tin
tƣởng nhau hơn; Một ngƣời có tầm nhìn dài hạn, thì càng dễ tin tƣởng ngƣời khác
trong các mối quan hệ trao đổi [Molm, Peterson và Takahashi, 1999, tr. 1396];
Những ngƣời càng tin rằng họ biết động cơ của ngƣời khác, họ càng tin tƣởng ngƣời
đó hơn [Brickman trong Michael, 2001]. Một số nghiên cứu tại Mỹ [Glaeser và cộng
sự, 2000, Pew Research, 2007] chỉ ra rằng những yếu tố về đặc điểm cá nhân nhƣ
giới tính, màu da, sinh viên năm thứ nhất không thể hiện có mối quan hệ tới lòng tin,
trong khi đó những yếu tố này lại có ảnh hƣởng đến tính đáng tin của chủ thể ở các
mức ý nghĩa thống kê khác nhau. Yếu tố tuổi ít đƣợc đề cập là có mối liên hệ tuyến
tính tới lòng tin, mà nó đƣợc xem nhƣ là có mối quan hệ phi tuyến tính với lòng tin,
khi nghiên cứu tại Mỹ [Pew Research, 2007] cho rằng những ngƣời trung tuổi và cao

tuổi có lòng tin cao hơn những ngƣời trẻ tuổi, nhƣng lại không có sự khác biệt về
lòng tin giữa nhóm ngƣời trung tuổi và cao tuổi. Tƣơng tự nhƣ vậy, Dalton
20


[Dalton, 2005] cũng cho rằng, tuổi cũng không đƣợc xem là yếu tố có mối liên hệ
nhất quán đến lòng tin vào chính quyền ở các quốc gia khác nhau
Mặc dù có khá nhiều tác giả để cập đến sự ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc
nhóm yếu tố cá nhân đến lòng tin xã hội, tuy nhiên, các tác giả phân tích các yếu tố
cá nhân một cách rời rạc, và cũng chƣa đề cập đến sự ảnh hƣởng của mức độ hài
lòng về cuộc sống của bản thân cá nhân đến lòng tin xã hội nhƣ thế nào.
1.1.4.2. Các yếu tố thuộc nhóm yếu tố gia đình
Có ít nghiên cứu đề cập đến các yếu tố gia đình nhƣ là một nhóm yếu tố ảnh
hƣởng đến lòng tin xã hội. Trong khi gia đình là bối cảnh mà phần lớn con ngƣời lần

đầu tiên học cách tin tƣởng ngƣời khác. Các yếu tố thuộc về gia đình nhƣ việc ly hôn
của bố mẹ đƣợc coi là ảnh hƣởng đến lòng tin [Hall, 1999]. Xét về chiều cạnh tâm lý
học xã hội, Erikson trong bảy giai đoạn phát triển con ngƣời của mình nhận thấy
rằng, một đứa trẻ hình thành cảm giác tin tƣởng cơ bản vào chính nó và cũng nhƣ thế
giới bên ngoài thông qua các mối quan hệ độc lập và nhất quán với bố hoặc mẹ,
thông thƣờng là mẹ [Erikson, 1963]. Trái lại, nhà tâm lý học Bowlby lại cho rằng,
lòng tin đƣợc hình thành từ sự gắn bó trong mối quan hệ giữa đứa trẻ và những
ngƣời chăm sóc chúng đầu tiên, không nhất thiết phải là mẹ đẻ [Bowlby trong
Piliavin và Charng, 1990, tr. 41]. Để xem xét một số yếu tố thuộc nhóm yếu tố gia
đình ảnh hƣởng đến lòng tin, Glaeser [2000] đã sử dụng mô hình hồi quy với hai
biến độc lập liên quan đến gia đình của chủ thể nghiên cứu: (1) số giờ làm việc kiếm
tiền (có tƣơng quan mạnh đến thu nhập gia đình thấp; và (2) bố của chủ thể có bằng
đại học hay không. Kết quả là số giờ làm việc kiếm tiền có ảnh hƣởng nghịch tới
lòng tin ở mức ý nghĩa 10% và trình độ học vấn của bố là đại học không ảnh hƣởng
gì đến lòng tin của chủ thể. Glaeser [2000] cũng không tìm thấy mối liên hệ giữa
những ngƣời là “con một” có ảnh hƣởng đến lòng tin xã hội của họ.
Nhìn chung, trong phạm vi tài liệu tiếp cận đƣợc, tác giả thấy có ít nghiên cứu
đề cập đến nhóm yếu tố gia đình khi đề cập đến mối quan hệ giữa các nhóm yếu tố
gia đình với lòng tin xã hội.
21


×