Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Chống bán phá giá một số vấn đề và giải pháp cho doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 57 trang )

2015
ANTI DUMPING


TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP HCM
Khoa Thương Mại-Du lịch-Marketing

NHÓM THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Ngọc Tuyết
Võ Thị Thảo Nguyên
Lê Phan Khắc Sanh
Nguyễn Trung Quân
Lý Thanh Toàn
Trần Ly Ly
Mai Quỳnh Hoa
Lê Thanh Ngọc Hà

GVHD: HOÀNG THU HẰNG

N


MỤC LỤC
ChươngI.

BÁN PHÁ GIÁ VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN ........................................ 2

1.

Các quy định của WTO về bán phá giá: (ADP) ........................................................... 2



2.

Tại sao lại bán phá giá: ................................................................................................... 3

3.

Ảnh hưởng của việc bán phá giá:................................................................................... 4
a

Đối với nước xuất khẩu: ............................................................................................. 5

b

Đối với nước nhập khẩu: ............................................................................................ 6

4.

“Vụ kiện” chống bán phá giá là gì? ............................................................................... 7

5.

Thuế chống bán phá giá là gì?........................................................................................ 9

6.

Chống bán phá gía được quy định ở đâu: ................................................................. 9

7.


Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá là gì? ............................................. 10

8.

Biên độ phá giá được tính như thế nào?...................................................................... 10

9.

Yếu tố “thiệt hại “ được xác định như thế nào? ......................................................... 11

10.

Ai được quyền kiện chống bán phá giá: .................................................................. 13

11.

Một vụ kiện chống bán phá giá được tiến hành như thế nào? .............................. 15

12.

Quy trình thủ tục , phòng vệ thương mại, kháng kiện ban phá giá : ................... 16

ChươngII. THỰC TRẠNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ NGÀNH TÔM VIỆT NAM:............... 17
1.

Tình hình chống bán phá giá trên thế giới:................................................................. 17

2.

Tình hình chống bán phá giá tại Việt Nam:................................................................ 19


3.

Thực trạng xuất khẩu thủy sản và cuộc chiến chống bán phá giá Tôm:.................. 21

4.

Kháng kiện của Việt Nam lên WTO: .......................................................................... 27


a

Sử dụng phương pháp “Quy về 0 – Zeroing” trong tính toán biên độ phá giá; .. 28

b Giới hạn số lượng bị đơn được lựa chọn điều tra trong điều tra ban đầu và rà
soát hành chính; ................................................................................................................ 28
c
Phương thức xác định thuế suất áp dụng đối với các bị đơn tự nguyện không
được lựa chọn trong điều tra rà soát hành chính lần 2 và 3; ........................................ 28
d Phương pháp xác định mức thuế suất toàn quốc dựa trên thông tin sẵn có bất lợi
đối với những doanh nghiệp Việt Nam không chứng minh được sự độc lập trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của họ với Nhà nước............................................................. 28
5.

Bài học kinh nghiệm từ vụ kiện ................................................................................... 30
a

Ý nghĩa của vụ việc.................................................................................................... 30

b


Về vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp ............................................................... 31

6.

Tình hình sau kháng kiện: ............................................................................................ 32

7.

Vụ kiện AD đầu tiên của VN và Những bài học kinh nghiệm: ................................. 36

8.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP:.......................... 37
a

Giai đoạn tiền khởi kiện: .......................................................................................... 37

b

Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ: ......................................................................................... 37

c

Giai đoạn điều tra...................................................................................................... 37

d

Một số lưu ý khác ...................................................................................................... 37


9.
10.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CƠ QUAN ĐIỀU TRA ........................................ 38
Ý NGHĨA CỦA CỤ KIỆN ........................................................................................ 38

ChươngIII. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO DN VN ĐỂ VƯỢT RÀO CẢN CHỐNG
BÁN PHÁ GIÁ Ở NƯỚC NHẬP KHẨU ................................................................................ 39
1.

Nhóm giải pháp để không bị khởi kiện: ...................................................................... 39

2.

Vận động hành lang ...................................................................................................... 42

3.

Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá............................................. 42


4.

Những lợi ích mà Hệ thống cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá mang lại?
44

5.

Phạm vi và đối tượng cảnh báo? .................................................................................. 44


6.

Nhóm giải pháp đối phó khi bị khởi kiện:................................................................... 47

7.

Nhóm giải pháp khi bị thua kiện: ................................................................................ 48


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, chống bán phá giá có thể xem là công cụ bảo hộ hợp pháp được sử
dụng nhiều nhất trên thế giới. Số liệu điều tra cho thấy, số vụ ngày có xu hướng
tăng khi nền kinh tế thế giới càng phát triển theo hướng tăng cường hội nhập và
liên kết. Vậy nó nói lên điều gì? Liệu có mâu thuẫn không khi chúng ta tăng
cường hội nhập là để có thể tận dụng được tài nguyên và nhân lực của từng quốc
gia, mặt khác chúng ta lại kiện lẫn nhau vì lợi thế cạnh tranh của quốc gia đó
khiến cho hàng hóa của họ rẻ hơn nội địa? Sẽ ra sao nếu không còn rào cản kinh
tế khi cả thế giới là một thị trường, mỗi quốc gia đều chuyên môn hóa, sản xuất
và tiêu dùng là một chuỗi liên tục và hoàn thiện ? Có lẽ, đây là tương lai kinh tế
mà chúng ta cần hợp sức xây dựng và kiến tạo trong một thời gian lâu dài hơn
nữa, tuy nhiên, trước khi có thể đạt đến điều đó, chúng ta vẫn cần tăng cường
năng lực nền kinh tế nội địa, tìm được lợi thế cạnh tranh hợp lý. Vì thế, đề giúp
doanh nghiêp có thể nắm rõ về quy trình cũng như cách thức đối phó với các vụ
kiện chống bán phá giá trên thế giới, nhóm chúng tôi đã đưa ra một số vấn đề và
giải pháp từ chính phủ, hiệp hội và ban ngành liên quan…nhằm phần nào hỗ trợ
doanh nghiệp trong nước có thể đương đầu với khó khăn và thách thức từ môi
trường kinh doanh quốc tế.

1|Page



ChươngI.

BÁN PHÁ GIÁ VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN
1. Các quy định của WTO về bán phá giá: (ADP)

Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng tượng xảy ra khi 1 loại hàng
hóa được xuất khẩu với giá thấp hơn giá bán mặt hàng đó tại thị trường nội địa
nước xuất khẩu.
Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng
lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Ybán phá giá từ nước A sang nước B.
Hiểu đơn giản: Nếu giá xuất khẩu của 1 mặt hàng thấp hơn nội địa của nó thì sản
phẩm đó bị coi là bán phá giá. Để xác định hành động bán phá giá ta phải so sánh
giá cả ở 2 thị trường.Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định giá hàng hoá ở thị
trường nước xuất khẩu (giá trị bình thường) và giá ở thị trường nước nhập khẩu
(giá xuất khẩu) để tạo ra cơ sở chính xác cho sự so sánh giá trên hai thị trường là
khá phức tạp. Theo WTO, giá trị bình thường của hàng hoá là giá của hàng hoá
đã được ấn định phụ thuộc vào sức tiêu thụ trên thị trường nước xuất khẩu. Khi
không có giá nội địa để so sánh thì gía trị bình thường được coi là tổng các chi
phí sản xuất, tiêu thụ hàng hoá cộng với một phần lợi nhuận nào đó. Hoặc theo
cách khác, giá trị bình thường có thể là giá xuất khẩu sang một nước thứ
ba.Trong trường hợp khi nước xuất khẩu chưa được công nhận là có nền kinh tế

2|Page


thị trường thì giá trị bình thường được xác định trên cơ sở giá hàng hoá tương tự
của một nước thứ ba có nền kinh tế thị trường.
Giá xuất khẩu hàng hoá thường được xác định trên cơ sở giá giao dịch giữa

người xuất khẩu và nhập khẩu tại nước nhập khẩu. Tuy nhiên, giá giao dịch có
thể không được chấp nhận là giá xuất khẩu trong trường hợp buôn bán đối lưu,
hoặc trao đổi nội bộ.
Khi giá xuất khẩu thấp hơn so với giá trị bình thường của hàng hoá thì nước nhập
khẩu được quyền áp dụng thuế chống bán phá giá để bảo hộ cho sản xuất trong
nước vì bán phá giá bị cho là hình thức cạnh tranh không lành mạnh.
Để xem xét có hiện tượng bán phá giá hay không, không những chỉ cần so sánh
các mức giá trên hai thị trường mà còn phải xác định được mức độ thiệt hại vật
chất mà bán phá giá gây ra cho ngành sản xuất của nước nhập khẩu.
Theo WTO, thiệt hại do bán phá giá gây ra có thể là: thiệt hại vật chất đối với sản
xuất công nghiệp trong nước; nguy cơ gây ra tổn thất vật chất hoặc gây cản trở
đến hoạt động của ngành công nghiệp tương tự trong nước. Đây là một tiêu thức
khó định lượng một cách rõ ràng, chính xác. Vì vậy các nước nhập khẩu có nhiều
cơ hội để áp dụng công cụ bảo hộ sản xuất trong nước bằng áp thuế chống bán
phá giá khi họ cho rằng hàng nhập khẩu có thể gây thiệt hại cho sản xuất trong
nước.
2. Tại sao lại bán phá giá:
Hành động bán phá giá xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến những
nguyên nhân chính sau:
- Tăng thêm thị phần nhằm tăng quy mô kinh doanh.

3|Page


- Cố tình bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước nhập
khẩu để chiếm thế độc quyền.
- Tăng thêm lợi nhuận nhờ tăng doanh thu (mức thu lợi nhuận trên từng sản
phẩm có thể ít hơn, nhưng tổng lợi nhận tuyệt đối gia tăng), ngoài ra tăng lợi
nhuận nhờ giảm các chi phí do quy mô kinh doanh tăng lên.: Có thể 1 số nc làm
ra sp với giá thành rất thấp do sử dụng lao động trẻ em, tiền lương thấp và sử

dụng lao động của tù nhân làm hàng xuất khẩu. Việc sử dụng lao động trẻ em
ngoài việc mang lại siêu lợi nhuận còn là cách để cạnh tranh với đối thủ cạnh
tranh. Nhờ giá nhân công rẻ, người ta có thể hạ giá sản phẩm, xuất khẩu hàng hóa
bán phá giá ở nước ngoài.
- Có thể thu được lợi nhuận siêu ngạch sau khi đã độc quyền chiếm lĩnh thị
trường: do thu được lợi nhuận siêu ngạch có được từ trốn thuế nhâp khẩu, hàng
ngoại sẽ điều tiết và chiếm lĩnh được thị trường với giá cạnh tranh so với hàng sx
trong nước.
VD: Hàng vải trên thị trường VN, trên thực tế hàng vải nội chỉ giữ 20% thị phần,
còn 80% thị phần là hàng vải ngoại nắm giữ. Trong đó Trung Quốc chiếm 60%
thị phần, phần lớn số vải từ TQ là do nhập lậu, trốn thuế nên được bán với giá
chỉ bằng 1/3 -1/2 hàng sx trong nước.
- Củng cố, gia tăng giá trị thương hiệu ở hải ngoại.
- Đôi khi việc bán phá giá là do việc bất đắc dĩ do nhà sản xuất, xuất khẩu không
bán được hàng, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng
nên bán phá giá để thu hồi vốn
3. Ảnh hưởng của việc bán phá giá:

4|Page


Bán phá giá có thể có lợi trong 1 số trường hợp, nhưng nếu lạm dụng quá thì sẽ
gây nhiều tác hại đối với nước nhập khẩu cũng như nước xuất khẩu.
a

Đối với nước xuất khẩu:

- Tích cực:
+ Giúp doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm, tăng thu
được ngoại tệ, giúp tiêu thụ được hàng tồn kho, đặc biệt các mặt hàng như lương

thực, thực phẩm, quần áo lỗi mốt,…
VD: Ở Pháp, khi bắt đầu mùa hè đã có hàng tồn đọng như: thực phẩm sắp hết
hạn sử dụng, quần áo, dày giép lỗi mốt,…lên tới 50% số dự trữ bán ra. Loại này
được bán với giá thấp hơn 30% giá thị trường.
Đến cuối mùa, hàng tồn đọng chỉ còn vài % và được bán cho những người
chuyên nghiệp với giá =1/10 giá cũ. Họ sẽ đẩy số hàng này ra nước ngoài bán
phá giá.
+ Là công cụ quan trọng trong chính sách Ngoại thương của đất nước nhằm giúp
cho việc thực hiện những mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của nước đó.
-Tiêu cực:
+ Người tiêu dùng trong nước chị thiệt do phải chịu giá cao hơn so với trước đây
do có sự thỏa thuận về giá giữa các doanh nghiệp.
+ Các doanh nghiệp bán phá giá, lượng hàng hóa đó lại được bán cho chính các
doanh nghiệp trong nước mình, do đó quay lại lũng đoạn thị trường trong nước.

5|Page


+ Việc bán phá giá nhằm mục đích thu được lợi nhuận nên 1 vài nước đã sử dụng
lao động trẻ em, phụ nữ, lao động tù nhân với giá rẻ mạt. Hậu quả là người lao
động bị ngược đãi nặng nề.
Ví dụ: Trung Quốc là nước tiểu biểu sử dụng lao động tù nhân. Theo số liệu của
văn phòng Quốc tế về lao động trẻ em(BIT) thì trên toàn thế giới có trên 250
triệu trẻ em từ 5-14 tuổi đang tham gia hoạt động kinh tế.
b

Đối với nước nhập khẩu:

- Tích cực:

+ Người tiêu dùng có cơ hội để lựa chọn, tiêu dùng những mặt hàng mới, lạ giá
cả dễ chấp nhận.
+Các dịch vụ trong nước phải tìm cách cải tiến mẫu mã hàng hóa, đổi mới máy
móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm , tích cực áp dụng công nghệ tiên tiến,
tận dụng nguồn nhân lực để hạ chi phí sản xuất nhằm giữ vũng vị trí trên thị
trường và thu được lợi nhuận tối ưu.
-Tiêu cực:
+ Người tiêu dùng nước nhập khẩu họ phải sử dụng những mặt hàng kém chất
lượng, hàng giả, đôi khi cả hàng quá thời hạn sử dụng, không đảm bảo về an toàn
về an toàn thực phẩm, vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nguời
dân.
+Các chủ doanh nghiệp, những người kinh doanh do hám lợi, thu được lợi nhuận
cao, do đó tìm mọi cách nhập lậu hàng hóa, trốn thuế gấy thất thu cho Ngân sách
Nhà Nước.Hơn nữa do không thể cạnh tranh với hàng nước ngoài nên nhiều xí

6|Page


nghiệp trong nước bị đình trệ sản xuất, bị phá sản hoàn toàn.Khi đó nó là nguyên
nhân quan trọng gây ra hiện tượng trì trệ, hạn chế tốc độ phát triển nền kinh tế
của nước nhập khẩu.
+Về mặt xã hội, việc các xí nghiệp bị đóng cửa sản xuất hoặc ở bên bờ của sự
phá sản hoạt động cầm chừng đã làm cho nhiều công nhân không có việc làm,
đời sống khó khăn, thất nghiệp tăng, kèm theo nó là các tệ nạn xã hội cũng gia
tăng gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế xã hội của nước nhập khẩu.
Trong WTO,Bán phá giá được xem là“hành vi cạnh tranh không lành mạnh”của các nhà sản xuất,xuất khẩu nước ngoài
đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Và các“vụ kiện chống bán phá giá”và tiếp đó là các biện pháp chống bán
phá giá (kết quả của các vụ kiện)là một hình thức để hạn chế hành vi này.

4. “Vụ kiện” chống bán phá giá là gì?

Đây thực chất là một quy trình Kiện→Điều tra→Kết luận
Áp dụng biện pháo chống bán phá giá (nếu có) là 1 nước nhập khẩu đối với 1
loại hàng hóa nhập khẩu từ 1 nước nhất định khi có những nghi ngờ rằng loại
hàng hóa đó bị bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu.
Mặc dù thường được gọi là “vụ kiện” (theo cách gọi ởViệt Nam), đây không
phải thủ tục tố tụng tại Toà án mà là thủ tục hành chính và do cơ quan hành chính
nước nhập khẩu thực hiện .Thủ tục này nhằm giải quyết một tranh chấp thương mại
giữa một bên là nghành sản xuất nội địa và một bên là các nhà sản xuất, xuất
khẩu nước ngoài; nó không liên quan đến quan hệ cấp chính phủ giữa hai nước
xuất khẩu và nhập khẩu.

7|Page


Vì trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan được thực hiện gần giống như trình tự
tố tụng xử lý 01 vụ kiện tại tòa nên thủ tục này còn được xem là “thủ tục bán tử
pháp”. Ngoài ra, khi kết thúc vụ kiện, nếu không đồng ý với quyết định cuối
cùng của cơ quan hành chính, các bên có thể kiện ra Toà án (lúc này, vụ việc
xử lý tại toà án thực sự là một thủ tục tố tụng tư pháp).
NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA MỘT VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ

Đối tượng: là một loại hàng hóa nhất định nhập khẩu từ một hoặc mọt số nước xuất
khẩu

Nguyên đơn: nghành sx nội địa nước NK SX ra sản phẩm tương tự với SP bị cho là
bán phá giá gây thiệt hại

Bị đơn: Tất cả các doanh nghiệp nước ngoài SX và xuất khẩu hàng hóa /sản phẩm là
đối tượng của đơn kiện


Cơ quan xử lý vụ kiện: là 1 hoặc 1 số cơ quan hành chính được nước NK trao quyền
điều tra chống bán phá giá và quyết dịnh áp dụng biên pháp chống bán phá giá

8|Page


5. Thuế chống bán phá giá là gì?
Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với các nhà xuất khẩu một sản phẩm cụ thể
từ một quốc gia cụ thể khi xét thấy có khuynh hướng giảm mức giá của hàng hóa thấp
hơn giá trị thông thường, từ đó ước lượng những thiệt hại đã bị gây ra bới bán phá giá đối
với các nghành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu. Thuế chống bán phá giá áp dụng cho
nhà sản xuất sản phẩm đã được bán phá giá và căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ của sản
phẩm chứ ko áp dụng đối với nước thứ 3(trong trường hợp xuất khẩu qua trung gian 1
nước thứ 3) và quá trình điều tra chỉ áp dụng cho nước xuất xứ. Mặc dù bị thanh tra, kiểm
soát và phạt do vi phạm Luật chống bán phá giá, các doanh nghiệp vẫn theo đuổi chiến
dịch này.
Thuế chống bán phá giá là biện pháp được sử dụng phổ biến nhất, được áp dụng đối với
sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho
nhà sản xuất nước đó.
Về bản chất, đây là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào
sản phẩm nước ngoài nhập khẩu, là đối tượng của quyết định áp dụng biện pháp chống
bán phá giá.
Điều kiện để áp đặt thuế chống bán phá giá:
Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi xác định được đủ 3 điều kiện:
-

Hàng nhập khẩu bị bán phá giá
Nghành sản xuất sản phẩm tương tự nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể;
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại

nói trên.

Bán phá giá được xác định thông qua việc so sánh về giá giữa giá thông thường và giá
xuất khẩu theo công thức: Giá thông thường →Giá xuất khẩu = X
(Trong đó các giá này phải được đưa về cùng 1 cấp độ thương mại mà thường là “giá xuất
xưởng”)
Nếu X > 0 thì có hiện tượng bán phá giá.
6. Chống bán phá giá được quy định ở đâu:
Trong WTO, các nguyên tắc về chống bán phá giá được quy định tại:

9|Page


 Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại(GATT) (bao gồm các
nguyên tắc chung về vấn đề này);
 Hiệp định về chống bán phá giá( Agreement Anditumping Practises-ADA) chi
tiết hóa Điều VI GATT(các quy tắc, điều kiện, trình tự thủ tục kiện- điều tra và
áp dụng biện pháp chống bán phá giá cụ thể)
Mỗi nước lại có quy định riêng về vấn đề chống bán phá giá (xây dựng trên cơ sở các
nguyên tắc chung liên quan cua WTO). Các vụ kiện chống bán phá giá và việc áp
thuế chống bán phá giá thực tế ở các nước tuân thủ các quy định nội địa này.
Đối với các doanh nghiệp, đề có hiểu biết chung về những vấn đê cơ bản nhất về
chống bán phá giá trong thương mại quốc tế, doang nghiệp chỉ cần tiếp cận các quy
định của WTO về vấn đề này là đủ. Tuy nhiên, để biết chi tiết về trình tự, thủ tục cơ
quan có thẩm quyền trong các vụ kiện chống bán phá giá cụ thể ở mỗi thị trường xuất
khẩu, doanh nghiệp cần tìm nhiều các quy định pháp luật về chống ban phá giá của
nước đó.
7. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá là gì?
Không phải cứ có hiện tượng hàng hóa nước ngòa bán phá giá là nước nhập khẩu có thể
áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa đó.

Theo quy định của Wto thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực
hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống
bán phá giá, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 3 điều kiện sau:
 Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá ( với biên độ phá giá không thấp hơn 2%);
 Nghành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc
bị đe dọa thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của nghành sản
xuất trong nước ( gọi chung là yếu tố “thiệt hại”);
 Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói
trên.
8. Biên độ phá giá được tính như thế nào?
Là khoảng chênh lệc có thể tính được giữa giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu của
nước A so với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào nước A.
Biên độ phá giá được tính theo công thức:
Biên độ bán phá giá =
Trong đó:
10 | P a g e

𝐺𝑖á 𝑡ℎô𝑛𝑔 𝑡ℎườ𝑛𝑔−𝐺𝑖á 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑘ℎẩ𝑢
𝐺𝑖á 𝑥𝑢ấ𝑡 𝑘ℎẩ𝑢


Giá thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu(hoặc
giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang 1 nước thứ ba, hoặc giá xây dựng
từ tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp
lí – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng biện pháp này);
Giá xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu
(hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên).

Sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tralà:


9. Yếu tố “thiệt hại” được xác định như thế nào?
Việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra chống bán
phá giá và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho nghành sản xuất
nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện
pháp chống bán phá gá.
 Về hình thức: các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 2 dạng: thiệt hại thực tế, hoặc
nguy cơ thiệt hại(nguy cơ rất gần);
 Về mức độ: các thiệt hại này phải ở mức đáng kể,
 Về phương pháp: các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các
yếu tố có liên quan đến thực trạng của nghành sản xuất nội địa (ví dụ tỉ lệ và mức
tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản
lượng, năng suất, nhân công,…)
10. Một mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu không nhiều có thể bị kiện
chống bán phá giá không ?
Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra (và không được
áp thuế chống trợ cấp) nếu nước xuất khẩu là nước đang phát triển và có lượng nhập

11 | P a g e


khẩu sản phẩm liên quan dưới 3% tổng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào nước nhập
khẩu là một nước đang phát triển, Việt Nam được hưởng quy chế này.
Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng nếu tổng số lượng nhập khẩu sản phẩm
liên quan từ tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự ( cũng là nước đang phát
triển co lượng nhập khẩu thấp hơn 3%0 chiếm trên 7% tổng lượng nhập khẩu hàng hóa
tương tự vào nước nhập khẩu.
XÁC ĐỊNH LƯỢNG NHẬP KHẨU
“KHÔNG ĐÁNG KỂ” NHƯ THẾ NÀO?
Giả sử Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và Camphuchia ( là các nước đang phát triển)
cùng với nhiều nước khác cùng nhập khẩu 1 mặt hàng X vào nước Y.

Trong đó:
o Hàng Trung Quốc chiếm 10% tổng lượng nhập khẩu hàng X vào Y.
o Các nước Việt Nam, Ấn Độ, Camphuchia mỗi nước chiếm 2,5% tổng lượng
nhập khẩu hàng X vào Y;
o 82,5% tổng lượng nhập khẩu hàng X vào Y đến từ các nước khác.
Nếu nghành sản xuất mặt hàng X của nước Y định kiện chống bán phá giá mặt
hàng X chỉ của Việt Nam nhập khẩu vào Y thì đơn kiện sẽ bị bác bỏ hoặc nếu vụ
kiện đã khởi xướng thì cũng sẽ bị đình chỉ do Việt Nam là nước đang phất triển
và có lượng nhập khẩu ít hơn 3% tổng nhập khẩu hàng X vào Y.
Nếu vụ kiện chống lại VIệt Nam và Trung Quốc thì cũng theo tiêu chí này, vụ
việc có thể sẽ tiếp tục với hàng Trung Quốc nhưng phải chấm dứt với hàng Việt
Nam.Tuy nhiên nếu vụ kiện tiến hành chống lại cả Việt Nam,Campuchia, Ấn Độ
và Trung Quốc thì vụ kiện sẽ được tiến hành bình thường với tất cả 4 nước này
vì tổng lượng nhập khẩu hàng X vào nước Y từ 3 nước Việt Nam,Ấn Độ,
Campuchia( nước đang phát triển có lượng nhập trong tổng nhập hàng X vào Y
dưới 3%) là 7,5% (cao hơn mức 7% theo quy định).

12 | P a g e


11. Ai được quyền kiện chống bán phá giá:
Một vụ kiện chống bán phá giá chỉ có thể được tiến hành nếu nó được bắt đầu bởi các chỉ
thể có quyền khởi kiện là:
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu (hoặc đại diện của ngành), hoặc
Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.
Hầu hết các vụ kiện chống bán phá giá trên thực tế đều được khởi xướng từ đơn kiện của
nghành sản xuất nội địa nước nhập khẩu
Để được xem xét đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
I. Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự
chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bới tất cả các nhà sản xuất

đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện, và
II. Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự
của toàn bộ nghành sản xuất trong nước

13 | P a g e


VÍ DỤ VỀ ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN CỦA NGHÀNH SẢN
XUẤT NỘI ĐỊA NƯỚC NHẬP KHẨU

Giả sử ngành sx của mặt hàng A của nước B muốn kiện các nhà SX XK VN
vì đã bán ohas giá mặt hàng A vào nước B.
Nếu nghành SX mặt hàng A của nước B có tổng cộng 5 nhà sản xuất
(NSX), trong đó:






14 | P a g e

NSX 1 sx ra 9% tổng sản lượng nội địa A của nước B.
NSX 2 sx ra 5% tổng sản lượng nội địa A của nước B.
NSX 3 và 4 sx ra 15% tổng sản lượng nội địa A của nước B
NSX 5 sx ra 56 % tổng sản lượng nội địa A của nước B
Nếu NSX 4(15%) khởi kiện, các NSX 1(9%), 2(5%),3(15%) đều bày
tỏ ý kiến về việc khởi kiện này và NSX 5(56%) không có ý kiến gì
thì:
Nếu NSX 2 ( 5%) ủng hộ, NSX 1(9%) và 3( 15%) phản đối: tổng sản

lượng của các NSX ủng hộ (NSX 4 và 2) là 20% nhỏ hơn so với 24%
tổng sản lượng của các NSX phản đối ( NSX 1 và 3) => Đơn kiện sẽ
bị bác bỏ do không thỏa mãn điều kiện.
Nếu NSX 1(9%) ủng hộ, NSX 2(5%) và 3( 15%) phản đối: tổng sản
lượng của các NSX ủng hộ (NSX 4 và 1) là 24% lớn hơn so vwois
20% tổng sản lượng của các NSX phản đối (NSX 2 và 3) nhưng lại
nhỏ hơn 25% => Đơn kiện sẽ bị bác bỏ do thỏa mãn điều kiện I
nhưng ko thỏa mãn điều iện II


12. Một vụ kiện chống bán phá giá được tiến hành như thế nào?
Một vụ kiện chống bán phá giá thực chất là tổng hợp các bước điều tra, xác minh các yêu
cầu trong đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá
đối với hàng hóa bị kiện hay không.
Có thể tóm tắt các bước cơ bản của “vụi kiện chống bán phá giá” như sau:
Bước 1: Nghành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kienj ( kèm theo chứng cứ ban
đầu);
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra( hoặc từ chối đơn kiện,
không điều tra);
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn kiện,
không điều tra)
Bước 4: Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời như buộc
đặt cọc, ký quỹ,..);
Bước 5: Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá về thiệt hại ( có thể bao gồm điều tra thực
địa tại nước xuất khẩu);
Bước 6: Kết luận cuối cùng;
Bước 7: Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá( nếu kết luận cuối cùng khẳng
định có việc bán phá giá gây thiệt hại);
Bước 8: Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá(hàng năm cơ quan điều tra cso
thể sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nghành xuất khẩu và điều chỉnh

mức thuế).
Bước 9: Rà soát hoàng hôn( 5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán
phá giá hoặc rà sát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm
dứt việc áp dụng thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa.
Từ bước 1 đến bước 7 của một vụ điều tra chống bán phá giá thường kéo dài
khoảng 18 tháng đến 2 năm. Tuy nhiên, bước 8 và 0 có thể kéo rất dài sau đó.

15 | P a g e


13. Quy trình thủ tục, phòng vệ thương mại, kháng kiện bán phá giá :
- Thu thập thông tin về ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước nhập khẩu;
- Quan sát động thái báo chí khi đề cập đến sản phẩm tương tự tại nước nhập khẩu;
Trước khi xảy ra vụ
kiện

- Thu thập thông tin về thị trường sản phẩm tương tự tiêu thụ tại nước nhập khẩu;
- Cục QLCT sẽ thông tin tới doanh nghiệp về khả năng có thể xảy ra vụ kiện dựa trên
phân tích tình hình xuất nhập khẩu;

- Phối hợp với những nhà nhập khẩu sản phẩm tại nước điều tra để thu thập
thêm thông tin và sự ủng hộ của họ;
- Nghiên cứu, xem xét phương án thuê luật sư tư vấn trong trường hợp vụ kiện
xảy ra;
Khi nguyên đơn nộp
đơn khởi kiện

- Thành lập nhóm phụ trách vụ việc tại đơn vị;
- Phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội, các cơ quan trong và ngoài nước để có thêm
thông tin vụ việc;

- Nghiên cứu đơn kiện của nguyên đơn để xây dựng lập luận phản bác nếu đơn
kiện không đầy đủ và hợp lệ. Các doanh nghiệp có thể liên hệ với Cục QLCT

16 | P a g e


- Tiếp tục Phối hợp với những nhà nhập khẩu sản phẩm tại nước điều tra để thu thập
thêm thông tin và sự ủng hộ của họ;
- Nghiên cứu, xem xét phương án thuê luật sư tư vấn hỗ trợ quá trình kháng kiện;
- Liên hệ chặt chẽ với Hiệp hội, các cơ quan trong và ngoài nước để có thêm thông tin
vụ việc;

Khi cơ quan điều tra
khởi xướng điều tra

- Hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra nước ngoài (trả lời các bản câu hỏi đầy đủ,
đúng hạn; hợp tác trong quá trình thẩm tra…) tránh việc bị sử dụng những thông tin
bất lợi sẵn có khi ra kết luận;
- Liên hệ với các cơ quan Chính phủ để thực hiện hiệu quả các phương án vận động
hành lang;
- Nghiên cứu phương án cam kết giá với cơ quan điều tra để thoát khỏi vụ kiện.

Trong trường hợp không bị áp thuế, cần tiếp tục theo dõi diến biến thị trường và động
thái của ngành sản xuất trong nước tại nước nhập khẩu đề phòng các vụ việc có thể tái
diễn trong tương lại
Khi cơ quan điều tra ra
quyết định
- Trong trường hợp bị áp thuế và nghi ngờ cơ quan điều tra nước ngoài vi phạm quy
trình thủ thục  nghiên cứu phương án khởi kiện ra WTO;
- Liên hệ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính phủ để chuẩn bị cho các đợt rà

soát hành chính
- Hợp tác với cơ quan điều tra trong các lần Rà soát hành chính.

ChươngII.

THỰC TRẠNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ NGÀNH TÔM VIỆT NAM:
1. Tình hình chống bán phá giá trên thế giới:
Theo số liệu của Ban Thư ký WTO, từ năm 1995 đến hết năm 2014 trên thế giới đả

tiến hành 4757 cuộc điều tra về chống bán phá giá, đứng đầu danh sách là Ấn độ (740 vụ),
Hoa Kỳ (527 vụ) và EU (468 vụ) đây vẫn là những thị trường truyền thống về vấn đề kiện
bán phá giá trong suốt hơn 1 thập kỷ qua.Trong số 104 nước bị kiện, các nước đứng đầu
là Trung Quốc (1052 vụ), Hàn Quốc (349 vụ) và Hoa Kỳ (266 vụ). Như vậy, có thể thấy
dù nền kinh tế thế giới không ngừng vận động và biến đổi về mọi mặt, từ chất lượng cho
đến số lượng hàng hóa hay biến đổi về quan hệ cung cầu từ sản xuất đến nhu cầu tiêu
dùng, nhưng các thị trường lớn trong lĩnh vực Chống Bán Phá Giá vẫn không thay đổi
nhiều hay thậm chí là không hề thay đổi. Bởi trong số các nước phát triển, Hoa Kỳ và EU
17 | P a g e


vẫn luôn đi đầu trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Ấn Độ là nước đang phát triển
sử dụng công cụ này nhiều nhất. Nhật Bản thì tương đối đặc biệt khi chỉ áp dụng thuế
chống bán phá giá có 8 lần nhưng có đến 187 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá.
Riêng Trung Quốc thì có có thể được coi là quốc gia "đi đầu" trong việc bán phá giá hàng
hóa sang các nước khác khi bị kiện đến 1052 lần. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu của Trung
Quốc hiện đang phải chịu một bất lợi lớn là nhiều nước phát triển chưa coi nền kinh tế
Trung quốc là kinh tế thị trường, do đó hàng xuất khẩu của nước này hay bị coi là bán phá
giá, mặc dù trên thực tế có thể không phải như vậy. (nguồn www.wto.org).
Tại thị trường EU, tính cho đến 31/04/2015 đã có 81 vụ kiện chống bán phá giá
mà sau đó được mở rộng thành 26 vụ kiện chính thức. Tại thị trường Hoa Kỳ, chỉ tính

trong năm 2014 đã có đến 27 vụ kiện do Hoa Kỳ khởi xướng nhắm vào các thị trường
đang phát triển: nhiều nhất là Trung Quốc với 10 vụ, Đài Loan 3 vụ, còn lại Mexico, Ấn
Độ, Việt Nam, Hàn Quốc, Malaysia,Thổ Nhĩ Kỳ, Oman mỗi quốc gia 2 vụ.. Một số mặt
hàng của Việt Nam đã bị Hoa kỳ kiện bán phá giá như sau:
Cá philê đông lạnh (A-552-801)
Tôm nước ấm đông lạnh (A-552-802)
Ống thép dẫn dầu (A-552-817)
Túi nhựa PE (A-552-806)
Túi nhựa PE (C-552-805)
Mắc áo thép (A-552-812)
Mắc áo thép (C-552-813)
Lò xo không bọc (A-552-803)
Tuabin điện gió (A-552-814)
Ống thép không gỉ chịu lực (A-552-816)

18 | P a g e


2. Tình hình chống bán phá giá tại Việt Nam:
BIỂU ĐỒ SỐ NƯỚC KIỆN VN BÁN PHÁ GIÁ TỪ 1994-T09/2015

CÁC NƯỚC KIỆN
16%
MỸ (11 VU )̣
34%

EU( 11 VỤ )
16%

THỔ NHĨ KỲ ( 10 VỤ )

ẤN ĐỘ ( 8 VỤ )
BRAXIN ( 6 VỤ )
KHÁC ( 24 VỤ )

9%

14%
11%

Nguồn: Hội đồng tư vấn về Phòng vệ thương mại-VCCI
Các nước khác gồm: CANADA 4 VỤ, THÁI LAN 4 VỤ, MALAYSIA 4 VỤ ,
INDONESIA … VV
Trong số các vụ kiện chống bán phá giá thì Hoa Kỳ và EU là 2 quốc gia chiếm tỷ
trọng lớn nhất, đồng thời đây cũng là 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Điều
này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu chuẩn bị khi xuất khẩu hàng hóa hay
thiết lập quan hệ với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó là việc thiếu quan sát và tìm
hiểu nhu cầu cũng như biến động từ thị trường nhập khẩu. Để dẫn đến tình trạng là trong
5 vụ kiện đúp Chống bán phá giá và chống trợ cấp thì đã có đến 4 vụ từ thị trường Hoa
Kỳ. Liên tiếp các vụ kiện với mức thuế suất cao và bất lợi cho doanh ngiệp xuất khẩu Việt
Nam xảy ra chỉ vì các DN của ra không được chuẩn bị và đầu tư kỹ lưỡng về các nguyên
tắc và quy định khi quyết định đầu tư ra thị trường nước ngoài.
Từ năm 1994 đến 2000 đa phần các vụ kiện đều nhỏ và không để lại hậu quả nhiều,
thông thường là tự chấm dứt hay là nguyên đơn rút đơn kiện. Có thể do thời gian đầu gia
nhập kinh tế thế giới, cả sản lượng và chất lượng hàng hóa của Việt Nam đều chưa lớn,
19 | P a g e


chưa gây khó khăn đáng kể cho ngành sản xuất nội địa của các quốc gia kiện bán phá giá.
Tuy nhiên, đây có thể coi là tiếng chuông cảnh báo cho chúng ta về luật chơi khi muốn
hòa mình vào “dòng chảy” thị trường thế giới. Thế nhưng, hầu hết các doanh nghiệp Việt

Nam khá hời hợt với việc tìm hiểu và quan tâm đến các yêu cầu và tiêu chuẩn thế giới để
nâng cao chất lượng và thương hiệu hàng Việt Nam. Hậu quả là từ năm 2002 trở đi, hàng
loạt thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam kiện chúng ta phá giá như: Hoa Kỳ, EU,
Brazin, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ,.. trên các hàng hóa chủ đạo như: Thủy sản đông lạnh, Ống
thép các loại, Giầy dép, Mắc áo,…Mặc dù có những vụ điều tra kết luận cuối cùng là
không áp thuế CBPG cho hàng hóa Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình điều tra thì Việt
Nam vẫn bị áp một số biện pháp tạm thời, làm mất đi tính cạnh tranh của hàng hóa trong
suốt khoảng thời gian chờ có kết luận cuối cùng. Trong tổng số 70 vụ thì có đến 39 vụ là
Việt Nam bị áp dụng các mức thuế suất chống bán phá giá hoặc các biện pháp tạm thời,
nghĩa là chiếm 55,71% trên tổng số. Tuy nhiên, trong số 70 vụ thì có đến 12 vụ kiện đang
điều tra và chưa có kết luận cuối cùng, vậy thực ra tỷ lệ VN bị áp dụng các biện pháp
trừng phạt thực sự là 67.24%. Chỉ có 8 trong tổng số 70 vụ nghĩa là 11,42% các vụ kiện là
Việt Nam hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân như: Nguyên đơn rút đơn
kiện, hoặc không có bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa, số lượng
nhập khẩu không đáng kể,..…
BIỂU ĐỒ SỐ VỤ KIÊN BÁN PHÁ GIÁ QUA TỪNG NĂM (1994-T09/2015)
SỐ VỤ

11

9
7
7
5
3

4
3

3


3

2

2004

2005

2006

2

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015


Nguồn: Hội đồng tư vấn về Phòng vệ thương mại-VCCI
20 | P a g e


×