Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tràn xả lũ hồ chứa sông ray bà rịa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 110 trang )

Đồ án tốt nghiệp

TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây đất nước ta đang trên đà phát triển kinh tế hội nhập cùng với
các nước trong khu vực. Đời sống nhân dân ngày càng được đổi mới và phát triển,song
do đất nước ta phần lớn sản xuất nông nghiệp nên mặc dù đang trên đà công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước nhưng cũng không ngừng phát triển nông nghiệp một cách toàn
diện để nông nghiệp luôn là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Do
đó nhà nước ta không ngừng đưa ra hàng loạt các dự án các công trình thủy lợi phục vụ
cho nông nghiệp, sinh hoạt, cũng như nhu cầu về điện.Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh
có diện tích cây nông nghiệp và chủ yếu là công nghiệp tương đối lớn.Nhưng vì điều
kiện địa hình và thời tiết phức tạp lên lượng nước tưới cho diện tích cây trồng trên là
tương đối khó khăn.Vì vậy yêu cầu có những công trình hồ chứa thủy lợi là rất bức
thiết .Công trình hồ chứa nước sông Ray ra đời là nhằm giải quyết các yêu cầu
này.Công trình sẽ đáp ứng nhu cầu về dùng nước cho sản xuất, sinh hoạt,phục vụ và
phát triển du lich … cho toàn bộ huyện Châu Đức, cải thiện đời sống nhân dân trong
khu vực .

(NOTE: nếu bạn cần bản vẽ để tham khảo thì gửi email
cho mình nha - - chúc bạn thành
công!)

SVTH:

Trang 1

GVHD:Nguyễn Anh Tiến



Đồ án tốt nghiệp

TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I............................................................................................................................ 4
GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................................................... 4
1.1 .CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH ......................................... 4
1.1.1. Vị trí công trình : ......................................................................................................... 4
1.1.2. Nhiệm vụ công trình : .................................................................................................. 4
1.1.3. Quy mô, kết cấu các hạng mục công trình : ............................................................... 4
1.1.4. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình : ..................................................... 6
1.2- CÔNG TÁC VÀ CHUẨN BỊ LÀM ĐƯỜNG :............................................................ 11
1.3.DẪN DÒNG THI CÔNG .............................................................................................. 11
1.3.1. Chọn tần suất thiết kế: .............................................................................................. 11
1.3.2. Chọn thời đoạn dẫn dòng: ......................................................................................... 11
1.3.3. Xác định lưu lượng dẫn dòng: ................................................................................... 11
1.3.4.Đề xuất phương án dẫn dòng: .................................................................................... 11
CHƯƠNG II ........................................................................................................................ 12
THIẾT KẾ THI CÔNG CÔNG TRÌNH CHÍNH .............................................................. 12
2.1. Công tác hố móng : ....................................................................................................... 12
2.1.1.Thiết kế tiêu nước hố móng : ....................................................................................... 12
2.1.2. Giới thiệu sơ lược tràn xả lũ : ..................................................................................... 14
2.1.3. Xác định phạm vi mở móng : ...................................................................................... 15
2.1.4. Trình tự thi công đào lớp phủ..................................................................................... 15
2.1.5.Thiết kế thi công đào móng tầng đá ........................................................................... 21
2.2. Công tác thi công bê tông : ........................................................................................... 22
2.2.1. Tính toán khối lượng và dự trù vật liệu: .................................................................... 22

2.2.2.1. Mục đích, yêu cầu :.................................................................................................. 22
2.2.2.2. Dự trù khối lượng vật liệu : ..................................................................................... 23
2.2.3. Tính toán cấp phối bê tông : ....................................................................................... 26
2.2.5.Tính toán công cụ vận chuyển : ................................................................................. 33
2.2.6. Thiết kế tổ chức thi công cho khoảnh đổ điển hình : ............................................... 36
2.2.7. Đổ, san, đầm và dưỡng hộ bê tông : .......................................................................... 38
2.3. Công tác ván khuôn :.................................................................................................... 42
2.3.1. Lựa chọn ván khuôn: ................................................................................................. 42
2.3.2. Tổ hợp lực tác dụng lên ván khuôn : .......................................................................... 43
2.3.2.1. Ván khuôn chịu áp lực ngang – Ván khuôn đứng : ................................................ 43
2.3.2.2. Tính toán kết cấu ván khuôn : ................................................................................. 45
2.3.3. Công tác lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn : ................................................................. 52
2.4. Cốt thép và các công tác khác : .................................................................................... 52
CHƯƠNG III....................................................................................................................... 53
KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG ................................................................................... 53
3.1.Nội dung và trình tự lập kế hoạch tiến độ công trình đơn vị :..................................... 53
3.2.Phương pháp lập kế hoạch tiến độ :.............................................................................. 55
3.2.1. Để lập kế hoạch tiến độ thi công người ta thường dùng các phương pháp như: ....... 55
3.2.2. Nguyên tắc lập kế hoạch tiến độ : ............................................................................... 55
3.2.3. Trình tự lập kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị : ......................................... 55
3.3. Kiểm tra tính hợp lý của biếu đồ cung ứng nhân lực :................................................ 55
3.4. Trình tự lập kế hoạch thi công trình đơn vị : .............................................................. 56

SVTH:

Trang 2

GVHD:Nguyễn Anh Tiến



Đồ án tốt nghiệp

TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa

3.4.1. Tài liệu cơ bản : .......................................................................................................... 56
3.4.2. Trình tự thi công : ...................................................................................................... 56
3.4.3. Trình tự lập tiến độ :................................................................................................... 57
CHƯƠNG IV ....................................................................................................................... 71
BỐ TRÍ MẶT BẰNG .......................................................................................................... 71
4.1. Mục đích : .................................................................................................................... 71
4.2. Nhiệm vụ :..................................................................................................................... 71
4.3. Nguyên tắc : .................................................................................................................. 71
4.4. Công tác kho bãi : ......................................................................................................... 71
4.4.1. Xác định lượng vật liệu dự trữ trong kho . ............................................................... 71
4.4.2. Xác định diện tích kho :.............................................................................................. 72
4.5. Tổ chức cung cấp điện – nước trên công trường :....................................................... 74
4.5.1. Tổ chức cung cấp nước : ............................................................................................ 74
4.5.1.1. Xác định lượng nước cần dùng : ............................................................................. 74
4.5.1.2. Chọn nguồn nước : .................................................................................................. 76
4.5.1.3. Tổ chức cung cấp điện : ........................................................................................... 76
4.6. Bố trí quy hoạch nhà tạm thời trên công trường : ...................................................... 79
4.6.1. Xác định số người trong khu nhà ở : .......................................................................... 79
4.6.2. Xác định diện tích nhà ở và diện tích chiếm chỗ của khu vực xây nhà :.................... 79
4.6.3. Sắp xếp bố trí nhà ở và kho bãi : ................................................................................ 79
4.7. Đường giao thông : ....................................................................................................... 79
4.7.1. Đường ngoài công trường : ........................................................................................ 79
4.7.2. Đường trong công trường : ........................................................................................ 80
CHƯƠNG V ........................................................................................................................ 80
DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ ................................................................................... 80
5.1. Khái niệm...................................................................................................................... 80

5.3. Lập dự toán công trình đơn vị : ................................................................................... 80
5.4. Các bộ phận hợp thành dự toán : .................................................................................. 80
5.4.1. Giá trị dự toán xây lắp: ............................................................................................... 80
CÁC PHỤ LỤC ................................................................................................................... 93

SVTH:

Trang 3

GVHD:Nguyễn Anh Tiến


Đồ án tốt nghiệp

TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 .CÁC TÀI LIỆU CƠ BẢN VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH
1.1.1. Vị trí công trình :
Công trình được xây dựng tại huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cách tỉnh
lỵ Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng trên 30 km.
+ Phía Bắc giáp kênh chính hồ Sông Ray huyện Châu Đức
+ Phía Đông giáp Sông Ray
+ Phía Tây giáp Suối Ngang - khu tưới hồ Đá Bàng
+ Phía Nam giáp Suối Bà Đáp

1.1.2. Nhiệm vụ công trình :
Nhiệm vụ chủ yếu của công trình là cung cấp nước tưới cho khu tưới của đập dâng Ba
Bàu với diện tích là 4670 ha


1.1.3. Quy mô, kết cấu các hạng mục công trình :
Công trình hồ chứa nước sông Ray có quy mô không lớn. Diện tích đất bị chiếm dụng
nhỏ Công trình được duyệt là công trình cấp III.Hồ chứa nước sông Ray gồm các hạng
mục công trình sau :
a) Hồ chứa
- Cao trình MNGC:
78.31m
- Cao trình MNDBT:
75.80m
- Cao trình MNC:
65.00m
- Dung tích toàn bộ VTB:
37.0 x 106 m3
- Dung tích hữu ích VHI :
34.0 x 106 m3
- Dung tích chết VC :
3.0 x 106 m3
- Diện tích ngập MNGC:
615.9ha
- Diện tích ngập MNDBT:
526.6ha
- Diện tích ngập MNC:
107.9ha
b) Đập đất
SVTH:

Chiều dài đập theo đỉnh
Chiều cao lớn nhất
Cao trình đinh đập

Cao trình cơ 1
Cao trình cơ 2
(thượng lưu)
Cao trình đỉnh đống đá tiêu nước hạ lưu
Chiều rộng đỉnh đập
Chiều rộng cơ 1 và 2
Chiều rộng mặt đống đá tiêu nước
Trang 4

700m
26.90m (so với đáy sông)
79.70m
73.00m
66.00m
62.00m
6.00m
4.00m
3.00m
GVHD:Nguyễn Anh Tiến


Đồ án tốt nghiệp
TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa
- Hệ số mai 1
2.5
- Hệ số mái 2
3.5
- Hệ số mái 3
4.0
- Hệ số mái trong của đống đá tiêu nước

1.5
- Hệ số mái ngoài của đống đá tiêu nước
2.0
c) Tràn xả lũ
Tràn xả lũ hồ chưa nước Sông Ray cao trình ngưỡng 70,7 m cao trình đáy tràn 65,5m,
chiều rộng mỗi cửa là 10m lưu lượng xả lớn nhất của tràn 236,64m3/s .Hình thức tiêu năng là
dốc nước kết hợp với mũi phun và hố xói, chiều dài dốc nước 77 m , độ dốc đáy i =0,05% ,
chiều rộng dốc nước từ 22-15m. Đập tràn được đặt trên nền đá,nền đập tràn được khoan phun
chống thấm với 3 hàng khoan phụt mỗi hàng cách nhau 0,68m.
Tiêu năng kiểu mũi phun kết hợp với hố xói.
Hố xói có cao trình đáy tạo lòng 55,0m
Đáy hố xói dự kiến 51,4m.
Mái dốc thượng lưu : 1:2,0
Mái dốc hạ lưu : 1:1,5
Kênh xả :
Chiều dài kênh xả : 292,8m
Chiều rộng kênh xả: 20m
Cao dộ đáy lênh : 55,0m
Độ dốc đáy kênh : 0,0025

d) Cống lấy nước dưới đập
- Cống lấy nước
- Khẩu diện
- Lưu lượng thiết kế
- Cao trình ngưỡng cống
- Chiều rộng đáy kênh xả
- Cao trình đáy đầu kênh xả

cống hộp BTCT
2x(2.0 x 2.0)m

15.0m3/s
63.7m
5.0m
63.1m

e) Cống xả
- Cống xả hạ lưu
- Khẩu diện
- Lưu lượng thiết kế
- Cao trình ngưỡng cống xả
- Chiếu dài kênh dẫn thượng lưu
- Chiều dài kênh xả
- Chiều rộng đáy kênh xả
f) Cống đầu kênh chính
- Cống đầu kênh chính
- Khẩu diện
SVTH:

Cống hở BTCT
2 x (2x3)m
15.0m3/s
62.5m
30m
150m
5.0m
Cống hở BTCT
(1.5x2.3)m
Trang 5

GVHD:Nguyễn Anh Tiến



Đồ án tốt nghiệp
- Cao trình ngưỡng cống xả
- Lưu lượng thiết kế

TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa
63.2m
2.52m3/s

1.1.4. Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình :
1.1.4.1. Điều kiện địa hình :
 . Lòng hồ nằm ngang song song với tuyến đập, núi cao bao bọc chung quanh :
phía tây dãy núi cao lên đến 350m, phía đông dãy núi cao lên đến 220m và
thấp dần xuống đến sông Ray chính là vị trí dự kiến xây dựng CTĐM. Cao độ
lòng hồ thấp nhất 53.5m và từ cao độ 70.0m là chân núi. Vì vậy , Diện tích
ngập từ cao độ 70 đến 80.0 không tăng nhanh so với cao độ dưới 70.0m.
 Khu tưới có cao độ từ 65 xuống 5.0m thấp dần theo hướng đông . Độ dốc mặt
đất từ hồ sông Ray đến khu tưới rất lớn nên dễ chọn cao độ khống chế tự chảy
cho khu tưới ngay sau các hồ. Riêng khu tưới sau đập dâng Ba Bàu khá thoải
nên cần cao độ khống chế tự chảy 39.0m
 Lòng hồ là rừng tre gai bụi rậm dày đặc, cây gỗ tốt gần như không còn nhiều
mà chủ yếu là cây tái sinh còn nhỏ. Vườn, ruộng nhà cửa, kho tàng , trong
lòng hồ hầu như không đáng kể và cũng không có di tích văn hóa lịch sử.

Khu tưới ngay sau hồ sông Ray hiện nay được qui hoạch rừng sản xuất
nhưng chưa được trồng bao nhiêu mà hiện nay lác đác trồng thanh long, lúa
và màu. Nhà cửa trong khu tưới này không đáng kể.

Khu tưới Ba bàu đã được phủ kín cây trồng , đường sá và nhà cửa ở dày đặc

dọc theo các trục đường.
.

1.1.4.2. Điều kiện khí hậu , thuỷ văn và đặc trưng dòng chảy :
1.1.4.2.1: Điều kiện khí hậu thuỷ văn :
1.1.4.2.1.1Các đặc trưng khí tượng

Bảng1-1 : Các Đặc Trưng Cơ Bản
Stt
1
2
3
4
5
6
7
1
2
3
4
5
6
1
2

SVTH:

Đặc trưng
A. Đặc Trưng Lưu Vực Đập Sông Ray
Diện tích lưu vực

Độ dài sông chính
Độ rộng trung bình lưu vực
Mật độ sông suối
Độ hạ thấp lưu vực
Độ cao bình quân lưu vực
Độ dốc bình quân lòng sông
B. Khí Hậu
Nhiệt độ bình quân năm
Độ ẩm bình quân năm
Lượng mưa năm bình quân lưu vực
Lượng mưa sinh lũ
Tốc độ gió tối đa
Tổn thất hồ chứa năm
C. Thủy Văn ( Tuyến Đập Sông Ray )
Chuẩn dòng chảy năm
Dòng chảy năm thiết kế

Trang 6

Ký hiệu

Đơn vị

F
Ls
Bl
D
H
Z
Js


Km2
Km
Km
Km/Km²
m
m
%o
o

Trị số
100
17
5.9
0.58
1200
600
18.8

Tbq
Ubq
Xbqlv
Xbqkt
Vmaxp
Zo

c
%
mm
mm

m/s
mm

26.8
79.5
2500
2429
25.5
700

Qo

m³/s

2.05

GVHD:Nguyễn Anh Tiến


TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa

Đồ án tốt nghiệp

Với P = 50 %
P = 75%
P = 80%
P = 85 %
P = 90 %
Đỉnh lũ thiết kế
P = 0.5 %

P= 1%
P = 1.5 %
P= 5%
P = 10 %
Tổng lượng bùn cát hàng năm

3

4

Qp
-

m³/s
-

1.96
1.50
1.38
1.25
1.15

Qmaxp
-

m³/s
-

Wo


10³m³/năm

783
653
552
289
190
9.98

1.1.4.2.2 Thủy văn
a) Dòng chảy năm
Bảng1-2: Lưu Lượng Tháng Của Năm Thiết Kế tại tuyến đập sông Ray
P
%

Qp
(m3/s) VII
VIII
IX
Tuyến Đập Sông Ray
2.50 2.23 4.79 5.79
1.96 1.74 3.80 4.92
1.50 1.34 2.93 3.78
1.38 1.24 2.71 3.50
1.25 1.13 2.46 3.19
1.15 1.05 2.29 2.96

25
50
75

80
85
90

X

XI

7.58
6.51
5.02
4.64
4.22
3.92

3.94
2.63
2.02
1.87
1.70
1.58

Tháng
XII
I
1.18
0.98
0.735
0.659
0.572

0.493

0.808
0.651
0.485
0.434
0.376
0.324

II

III

IV

V

VI

0.425
0.380
0.282
0.253
0.219
0.188

0.273
0.228
0.171
0.152

0.133
0.114

0.311
0.186
0.137
0.124
0.108
0.093

0.637
0.517
0.383
0.345
0.299
0.258

2.01
1.00
0.744
0.665
0.580
0.496

b) Dòng chảy lũ chính vụ
Bảng1-3 Qúa Trình Lũ Thiết Kế Tại Tuyến Đập Sông Ray Qp : m3/s
Thời gian
P(%)
( giờ )
0.1

0.5
1
1.5
2
5
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

SVTH:

20
102
456
855
985
968
926
859

759
663
560
465
388
325

16
81
363
680
783
770
736
683
603
527
445
370
309
259

14
67
302
567
653
642
614
569

503
440
371
308
258
216

11
57
256
479
552
543
519
481
425
372
314
261
218
182

Trang 7

8
41
184
345
397
390

373
346
306
267
226
187
157
131

6
30
134
251
289
284
272
252
223
195
164
136
114
95

10
4
20
88
165
190

187
179
166
146
128
108
90
75
63

GVHD:Nguyễn Anh Tiến


TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa

Đồ án tốt nghiệp
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
W ( 106m³ )
W ( 106m³ )

271

231
195
163
136
118
105
95
87
78
35.3
35.3

215
184
155
130
108
94
83
76
69
62
28.1
28.1

180
153
130
108
90

78
69
63
57
52
23.4
23.4

152
129
110
91
76
66
59
53
49
44
19.8
19.8

109
93
79
66
55
48
42
38
35

31
14.2
14.2

80
68
57
48
40
35
31
28
25
23
10.4
10.4

52
45
38
31
26
23
20
18
17
15
6.8
6.8


c) Dòng chảy lũ của các tháng chuyển mùa
Thời gian
( Giờ )
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Qmaxp(m³/s)
Wp (106 m3)


SVTH:

Bảng1-4 : Qúa Trình Lũ Thiết Kế Tại Tuyến Đập Sông Ray Q (m³/s)
Tháng XII
Tháng V
Tháng VI
1%
2%
5%
10%
1%
2%
5%
10%
1%
2%
5%
9
44
193
362
417
410
393
364
320
281
237
198
165

138
114
99
83
68
57
50
44
40
37
33
417
15.0

6
31
138
258
297
292
280
259
228
200
169
141
117
98
81
70

59
48
41
36
31
28
27
23
297
10.7

5
23
101
190
219
216
206
191
168
148
124
104
86
73
60
52
44
36
30

27
23
21
20
17
219
7.9

3
17
75
140
161
158
152
141
124
108
92
76
64
53
44
38
32
26
22
19
17
15

14
13
161
5.8

7
37
162
303
349
343
329
305
268
235
198
165
138
116
96
83
70
57
48
42
37
33
31
28
349

12.5

5
25
109
204
235
231
221
205
181
158
134
111
93
78
64
56
47
38
32
28
25
22
21
19
235
8.4

Trang 8


3
17
73
137
158
156
149
138
121
106
90
75
62
52
43
37
32
26
22
19
17
15
14
12
158
5.7

2
8

37
69
79
78
74
69
61
53
45
37
31
26
22
19
16
13
11
10
8
7
7
6
79
2.8

7
35
154
288
332

327
313
290
255
224
189
157
131
110
91
79
66
54
45
40
35
31
30
26
332
11.9

5
23
103
194
223
219
210
195

171
150
127
106
88
74
61
53
45
36
31
27
23
21
20
18
223
8.0

3
16
69
130
150
148
141
131
115
101
85

71
59
50
41
36
30
24
21
18
16
14
13
12
150
5.4

GVHD:Nguyễn Anh Tiến

10%
2
11
47
88
101
99
95
88
78
68
57

48
40
33
28
24
20
16
14
12
11
10
9
8
101
3.6


Đồ án tốt nghiệp

TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa

d) Quan hệ Q = F(H) tại các mặt cắt sông Ray

Z
(m)
56
57
58
59
59.5

60
61
62
63
64
65

Bảng1-5 : Đường Quan Hệ Q = F ( H ) - Tuyến Đập Sông Ray
W
B
R
n
( m² )
(m)
(m)
34.5
14
2.46
0.035
60
37
1.62
0.035
114.5
72
1.59
0.035
208.5
116
1.80

0.035
272
138
1.97
0.035
346.5
160
2.17
0.030
525
197
2.66
0.025
731
215
3.40
0.025
954.5
232
4.11
0.025
1203
265
4.54
0.025
1481.5
292
5.07
0.025


Q
( m³/s )
61
81
153
301
440
661
1381
2260
3350
4510
5980

1.1.4.3. Điều kiện địa chất tuyến tràn:
 Cấu tạo bồi tích :
Lớp 1: Á sét trung màu xám vàng nâu nhạt, trạng thái nửa cứng – cứng. Lớp
này chỉ phân bố ở bờ sông Móng.
 Cấu tạo tàn – suờn tích :
Lớp 3 : Hỗn hợp đất sét – á sét và dăm sạn của đá gốc. Đất không đồng nhất,
hàm lượng dăm sạn chiếm từ 20 – 60%. Trạng thái cứng.
Lớp 3a : Sét – sét cát có tính dẻo thấp lẫn ít dăm sạn , màu nâu vàng , vàng
nhạt. Trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng.
 Cấu tạo đá gốc
Lớp 4 : Đá bột kết xen kẹp ít cát kết, , phong hóa mạnh liệt thành đất màu xám
vàng – nâu vàng. Đá gần như bị biến màu hoàn toàn mềm yếu nhiều chỗ vỡ vụn thành
dăm, kích thước 0.5 – 3cm, có chỗ thành đất. Nõn khoan dạng dăm cục, thỏi dài đến
10cm.
SVTH:


Trang 9

GVHD:Nguyễn Anh Tiến


Đồ án tốt nghiệp
TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa
Lớp 5 : Đá bột kết, màu xám đen, phong hóa mạnh – vừa. Nhiều chỗ nứt nẻ
chất lớp nhét là sét, oxyt sắt. Nõn khoan thành dăm, kích thước 0.5 – 3cm. Nõn khoan
dạng dăm cục 5cm, thỏi dài đến 30cm.
- Kết quả ép nước thí nghiệm tại hố SM17, tim tràn có trị số 73 Lu (5.0 – 10.0) và 9Lu (10.0 –
15.0) thuộc lớp 5. Kết quả trên cho thấy cần phải xử lý thấm tại vị trí này.

1.1.4.4. Điều kiện dân sinh kinh tế khu vực :
1.1.4.4.1. Điều kiện giao thông :
 Khu vực xây dựng công trình đầu mối hẻo lánh xa khu dân cư. Đường sá chỉ là
đường mòn đi ôtô không thuận lợi trong mùa mưa đặc biệt các cầu ngầm qua
sông Ray không đi được xe ôtô. Cần phải xây dựng tuyến đường bộ dài khoảng
6km đi từ đầu cầu bờ phải đến tuyến 1, phần đường còn lại là đường lâm trường
Ba Bàu dài 13km là đường đất giao thông ôtô thuận lợi ra tới quốc lộ 1A.
.
1.1.4.4.2. Nguồn cung cấp vật liệu , điện , nước :
Hiện nay đường điện lưới quốc gia chỉ mới đến trụ sơ lâm trường Ba Bàu. Nếu muốn
kéo điện vào phải kéo thêm đường dây 20KV dài 12km và nâng công suất đường dây
lên. Rất tốn kém khoảng 1.500.000.000đồng có lẽ phải giao việc này cho điện lực là
hợp lý vì điện phục thi công sau này sẽ phục vụ dân cư và sản xuất nông lâm sản
Vật liệu tại chỗ như cát ,đá không đủ trữ lượng để làm mà phải lấy cát từ long sông
Dinh.Đá thì phải lấy từ mỏ Tà Zôn và mỏ Tân Hà.
1.1.4.4.3. Điều kiện cung cấp vật tư , thiết bị , nhân lực :
 Cát : lòng sông Ray có cát nhưng không có nhiều để đáp ứng nhu cầu , do vậy

phải vận chuyển từ sông Dinh về công trường với cự ly khoảng 70km
 Đá: trong khu vực không có mỏ đá xây dựng mà phải lấy từ mỏ Tà Zôn hay Tân

 Đất đắp: tại bờ phải phía hạ lưu tràn có nguồn đất á sét nặng thích hợp cho đất
đắp đập, cự ly vận chuyển khoảng 500m.
Các loại vật liệu khác
 Xi măng, sắt thép, xăng dầu có thể mua được tại Tỉnh hay tại thành phố Hồ Chí
Minh
 Vải lọc có đủ các loại mua được tại thành phố Hồ Chí Minh
 Tấm thoát nước tổng hợp DCL cần phải đặt hàng trước 4 tháng tại Tp Hồ Chí
Minh
1.1.4.4.4. Thời gian thi công được phê duyệt :
Thời gian thi công công trình đầu mối được phê duyệt là 3 năm
1.1.4.4.5. Những khó khăn và thụân lợi trong quá trình thi công :
Do công trình ở khu vực hẻo lánh ,xa khu dân cư và vật liệu tại chỗ tương đối thiếu .Vì
vậy trong công tác thiết kế và tổ chức thi công sẽ phải tính toán và dự trù kĩ lưỡng

SVTH:
Tiến

Trang 10

GVHD:Nguyễn Anh


Đồ án tốt nghiệp
TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa
1.2- CÔNG TÁC VÀ CHUẨN BỊ LÀM ĐƯỜNG :
Dọn vệ sinh khu vực xây dựng : Chặt cây, san lấp mặt bằng
Xây dựng các công trình tạm :Nhà cửa, lán trại, xí nghiệp phụ, kho tàng, đường tạm thi

công, đường nối với bên ngoài công trường …
Giác móng công trình :Cách xác định tim, mốc, vị trí và kích thước công trình ngoài
thực địa .
1.3.DẪN DÒNG THI CÔNG
1.3.1. Chọn tần suất thiết kế:
Cũng trên cơ sở phân cấp công trình Sông Ray. Lưu lượng dẫn dòng thi công và lưu
lượng ngăn dòng được lấy theo các điều 4.2.6 và điều 4.2.7 của TCXDVN 285: 2002
Mùa lũ ứng với tần xuất p= 5% là Q= 289m3/s .
Lưu lượng dẫn dòng thi công mùa kiệt là 52m3/s
Các công trình dẫn dòng dự kiến xây dựng và sử dụng trong một mùa, đồng thời chọn
thời đoạn mùa kiệt kéo dài từ tháng XII đến tháng V. Chọn lưu lượng dẫn dòng để tính
toán thiết kế cho mùa kiệt là: Q10% = 52 (m3/s ) từ tháng XII đến tháng V, cho mùa lũ
là: Q5% = 289(m3/s ) từ tháng VI đến tháng XI
1.3.2. Chọn thời đoạn dẫn dòng:
Công trình được xây dựng trong thời gian 3 năm nên chọn thời đoạn dẫn dòng thi công
theo mùa.Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 5và mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11
1.3.3. Xác định lưu lượng dẫn dòng:
Công trình được thi công trong một năm và dẫn dòng theo mùa nên lưu lượng phải
được xác định theo giai đoạn.cụ thể như bảng đề xuất dưới đây.
1.3.4.Đề xuất phương án dẫn dòng:
-Mùa khô năm thứ nhất: dẫn dòng qua lòng sông tự nhiên với Qdd = 52 m3/s
-Các mùa con lại sẽ dẫn dòng qua đường hầm dẫn dòng :
+Lưu lượng dẫn dòng mùa khô là: Qdd = 52 m3/s
+ Lưu lượng dẫn dòng mùa mưa là: Qdd = 289 m3/s

SVTH:
Tiến

Trang 11


GVHD:Nguyễn Anh


TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG II
THIẾT KẾ THI CÔNG CÔNG TRÌNH CHÍNH
Thiết kế tổ chức thi công công trình tràn bê tông :

2.1. Công tác hố móng :
2.1.1.Thiết kế tiêu nước hố móng :
2.1.1.Tiêu nước hố móng
Mục đích : Tiêu kiệt nước hố móng, giúp thi công khô ráo, an toàn.
2.1.1.1. Đề xuất và chọn phương án
Cống ngầm được thi công chủ yếu vào mùa khô, đồng thời cao trình đáy móng cống là
tương đối cao so với mức nước ngầm, công được thi công trong thời gian ngắn nên ta
chỉ chọn biện pháp tiêu nước mặt.
2.1.1.2.Xác định lưu lượng nước cần tiêu
a. Thời kỳ đầu
Đây là thời kỳ sau khi đã ngăn dòng và trước khi đào móng. Thời kỳ này thường có các
loại nước: nước đọng, nước mưa và nước thấm.
Q

W
 Qm  Qt
T

(2-1)


Trong đó :
Q – lưu lượng cần tiêu (m3/h);
W- thể tích nước đọng trong hố móng (m3);
T – thời gian đã định để hút cạn hố móng (h);
Qt – lưu lượng nước thấm (m3/h);
Qm – lưu lượng nước mưa (m3/h);
Thời gian đào móng vào mùa khô, cao trình hố móng trên mực nước ngầm và nước
mặt, vì vậy ta có thể bỏ qua tiêu nước thời kì này.
b.
Thời kỳ đào móng
Thời kỳ này thường có các loại nước mưa, nước thấm và nước thoát ra từ trong khối
đất đã đào.
Q = Qm + Qt + Qd
(2-2)
Trong đó :
Q –lưu lượng cần tiêu (m3/h);
Qt –tổng lưu lượng thấm (m3/h). Qt = 0 vì không có thấm khi đào móng;vì đang trong
mùa khô nên lượng nước thấm không đáng kể.
Qd –lưu lượng róc từ khối đất đã đào (m3/h). Qd = 0 vì móng không ở dưới mực nước
ngầm;
SVTH:
Trang 12
GVHD:Nguyễn Anh
Tiến


Đồ án tốt nghiệp
TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa
Qm –lưu lượng nước mưa đổ vào hố móng (m3/h).Vì thời gian đào móng tràn ngắn ( 30

ngày ) và thực hiện vào mùa khô ,nên ta bỏ qua
c. Thời kỳ thi công công trình chính
Thời kỳ này lượng nước cần tiêu gồm : nước mưa, nước thấm và nước thi công
Q = Qm + Qt + Qtc = 675 (m3/h)
Trong đó :
Qm –lưu lượng nước mưa (m3/h).
F.h 6480.2,5
Qm 

 675(m3 / h) ;
24
24
F –diện tích hứng nước mưa của hố móng. F=6480m2.
h –lượng nước mưa bình quân của năm là. h=2500 mm.
Qtc –lưu lượng nước thi công, được xác định theo thực tế. Tuy nhiên lượng nước này là
nhỏ và ít ảnh hưởng đên hố móng nên ta bỏ qua. (m3/h).
Qt –tổng lưu lượng thấm (m3/h).bỏ qua.
2.1.1.3. Lựa chọn thiết bị và bố trí hệ thống tiêu nước hố móng
a. Chọn loại máy bơm
Dựa vào lưu lượng cần tiêu cho từng thời kỳ và cột nước cần bơm, như đã tính ở trên
nhận thấy lưu lượng cần tiêu trong thời kỳ thi công công trình chính Q = 675 (m3/h) là
lớn nhất. Vậy chọn lưu lượng tiêu trong thời kỳ thi công công trình chính làm cơ sở cho
việc chọn thiết bị máy bơm.
 Căn cứ vào lưu lượng bơm và cột áp của máy bơm. Tra sổ tay máy bơm ta chọn
được máy bơm:
Tra biểu đồ loại hệ máy bơm, ta chọn máy bơm ly tâm mã hiệu 3K-6.
Tra biểu đồ đường đặc tính máy bơm xác định các thông số máy bơm:
+ Chọn máy bơm ly tâm mã hiệu 3K- 6
+ Lưu lượng bơm


Q = 60 (m3/h).

+ Hiệu suất

 = 66,3%

+ Công suất động cơ

P =12,5 KW

+ Chiều cao hút max

Hmax = 5,6 m

Số lượng máy bơm cần dùng :
nb



QTK
675

 11,25 ( chiếc )
N bomw
60

Chọn 12 chiếc máy bơm.
b.
Bố trí hệ thống tiêu
Do diện tích hố móng không quá lớn, lưu lượng tiêu chủ yếu là nước mưa nên ta đào

rãnh dọc theo hố móng để dẫn nước tập trung nước cần tiêu.
SVTH:
Trang 13
GVHD:Nguyễn Anh
Tiến


Đồ án tốt nghiệp
TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa
Bố trí máy bơm: lượng nước cần tiêu nhỏ và cột nước ít thay đổi nên chọn đặt máy
bơm cố định, nước cần tiêu được dẫn hố tập trung nước về phía hạ lưu cống. Máy bơm
đặt trên hố tập trung.

Hình 2-1: Bố trí hệ thống tiêu nước

Hình 2-2: Bố trí máy bơm

2.1.2. Giới thiệu sơ lược tràn xả lũ :
Tràn xả lũ hồ chưa nước Sông Ray cao trình ngưỡng 70,7 m cao trình đáy tràn
65,5m, chiều rộng mỗi cửa là 10m lưu lượng xả lớn nhất của tràn 236,64m3/s .Hình
thức tiêu năng là dốc nước kết hợp với mũi phun và hố xói, chiều dài dốc nước 77 m ,
độ dốc đáy i =0,05% , chiều rộng dốc nước từ 22-15m. Đập tràn được đặt trên nền
đá,nền đập tràn được khoan phun chống thấm với 3 hàng khoan phụt mỗi hàng cách
nhau 0,68m.
Tiêu năng kiểu mũi phun kết hợp với hố xói.
Hố xói có cao trình đáy tạo lòng 55,0m
SVTH:
Tiến

Trang 14


GVHD:Nguyễn Anh


Đồ án tốt nghiệp
TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa
Đáy hố xói dự kiến 51,4m.
Mái dốc thượng lưu : 1:2,0
Mái dốc hạ lưu : 1:1,5
Kênh xả :
Chiều dài kênh xả : 292,8m
Chiều rộng kênh xả: 20m
Cao dộ đáy lênh : 55,0m
Độ dốc đáy kênh : 0,0025
+. Tính toán khối lượng đất đá cần đào :
Tính khối lượng cần đào nhằm mục đích dự kiến thời gian và phương tiện hợp lý để
đào móng công trình, trên cơ sở đó tính toán số lượng trang thiết bị, vật tư phục vụ đào
móng, và thi công móng .
Khối lượng đất đá cần đào tính gần đúng theo công thức sau:
F F 
V   1 2 L
 2 

Trong đó:
+ L : Khoảng cách đoạn tính toán theo mặt cắt dọc (m)
+ F1,F2 : Diện tích hai mặt cắt ngang đại diện (m2).
Kết quả tính toán như bảng sau :
Bảng khối lượng đào móng công trình

Khối lượng đất cần đào

26480m3

Bảng : 2-1
Khối lượng đá cần đào
5710m3

Tổng khối lượng đào móng
32190m3

2.1.3. Xác định phạm vi mở móng :
Xác định hình dạng kích thước hố móng, trên cơ sở đó tính toán khối lượng cần đào và
chọn biện pháp thi công hiệu quả. Đồng thời phải đảm bảo hình dạng kích thước khi
tiến hành xây lắp công trình. Thông thường chiều rộng đáy móng cần đào rộng hơn
chiều rộng kết cấu móng theo thiết kế khoảng 3m-4m, để thuận tiện cho viêc lắp ván
khuôn, công nhân đi lại và làm việc, an toàn cho người và cho phương tiện thi công …

2.1.4. Trình tự thi công đào lớp phủ
2.1.4.1. Lựa chọn phương án phối hợp xe máy :
Theo tài liệu địa chất tuyến tràn ta có tầng phủ dày 0.56m. Để bóc bỏ tầng phủ này có
nhiều phương án chọn như sau :
-Phương án 1: Dùng máy ủi để bóc tầng phủ:
+Ưu điểm: Lực ủi lớn. Lưỡi ủi có thể thay đổi tư thế làm việc tương ứng với loại đất và
tính chất công việc. Thích hợp đào đắp khối đất thấp (khoảng 2m đến 3m). Có thể ủi
được gốc cây.
+Nhược điểm: Khoảng cách vận chuyển đạt hiệu quả ngắn (< 100m). Góc lên dốc cho
phép không lớn hơn 250, góc xuống dốc không quá 350. Chỉ ủi được tầng phủ mỏng.
+Kết luận: Để mặt bằng thi công được trống trải thì đất tầng phủ bóc bỏ phải được đưa
đến bãi thải. Mặt khác khoảng cách vận chuyển khá xa 1km. Do đó không dùng
SVTH:
Tiến


Trang 15

GVHD:Nguyễn Anh


Đồ án tốt nghiệp
TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa
phương án này.
-Phương án 2: Dùng máy cạp bóc tầng phủ:
+Ưu điểm: Kết hợp đào và vận chuyển. Cho năng suất cao (có dung tích thùng q = 1,4
m3 đến 40 m3). Đào được đất lẫn đá (có đường kính  < 400 mm). Vận chuyển đi xa, ít
rơi vãi.
+Nhược điểm: Lực cắt đất trung bình. Lực kéo hạn chế. Chỉ đạt hiệu quả cao khi chiều
dài vận chuyển từ 300m đến 5000m. Năng suất kém ở những nơi mấp mô.
+Kết luận: Với phương án này, khoảng cách đào và vận chuyển ngắn nên năng suất
không cao.
-Phương án 3 : Dùng tổ hợp máy ủi + máy đào + ô tô:
+Ưu điểm: Đào được khối đất dày. Vận chuyển đi được xa (vận chuyển bẳng ô tô). Đào
được khối đào thấp hơn mặt bằng máy đứng do đó thích hợp cho việc đào móng.
+Nhược điểm: Phối hợp nhiều phương tiện. Yêu cầu tính toán phối hợp xe máy hợp lý
để nâng cao năng suất, giảm giá thành.
+Kết luận: Phương án này thích hợp cho việc đào móng công trình (đào tầng phủ). Đề
nghị chọn tổ hợp máy ủi + đào + ô tô để đào tầng phủ. Máy ủi có tác dụng hổ trợ ủi
gom cho máy đào làm việc hiệu quả, máy xúc có nhiệm vụ xúc và đổ đất vào ô tô và ô
tô có nhiệm vụ chuyển đất ra bãi thải.
Do đó chọn tổ hợp máy ủi + đào + ô tô. Sơ đồ làm việc như hình vẽ .
Hình2.3 Tổ hợp máy đào đất đá.

2


SU
MA
KO

3

1

Ghi chú: 1; 2; 3: Máy ủi, máy xúc, ô tô.
2.1.4.2. Lựa chọn xe máy :
Theo sổ tay máy thi công ta có thể chọn các loại máy thi công phục vụ cho công tác
đào móng như sau :
- Máy ủi (KOMATSU):
Các thông số kỹ thuật như:( Tra sổ tay chọn máy thi công xây dựng, trang 42,nhà xuất
SVTH:
Tiến

Trang 16

GVHD:Nguyễn Anh


Đồ án tốt nghiệp
TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa
bản xây dựng )
- Mã hiệu: D50A – 16.
- Động cơ: (Mã hiệu/Công suất, kw) = (4D130/110).
- Chiều dài lưỡi ben: b = 3.72m.
Hình 2.4 Máy ủi

- Chiều cao lưỡi ben: h = 0.875m.
- Góc cắt đất:  = 550.
- Sức kéo: 123 KN.
- Vận tốc di chuyển: Vtiến khoảng 2.6 đến
9.1km/h; Vlùi khoảng 3.5 đến 7.9km/h.
- Chiều dài xe: L = 4.555m.
- Chiều rộng xe: B = 2.34m.
- Chiều cao xe: H = 2.86m.
- Trọng lượng: G = 11.65 Tấn.
-Máy xúc gầu nghịch (KOMASU):
Hình 2.5 Máy xúc
Các thông số kỹ thuật như:
(Tra sổ tay chọn máy thi công xây dựng,
NXBXD Hà Nội-1999)
- Mã hiệu: EO5122-A.
- Hệ thống dẫn động thủy lực.
- Dung tích gầu: q = 1.6m3.
R
- Tầm với: R = 10m.
- Chiều cao nâng gầu: h = 5.5m.
H
- Chiều sâu lớn nhất khi đào: H = 6.2m.
- Trọng lượng máy: G = 36 Tấn
- Thời gian của một chu kỳ (khi quay = 900): tck = 20 giây.
- Chiều dài xe tính từ trọng tâm : a = 3.1 m.
- Chiều rộng xe: b = 3m.
- Chiều cao xe: c = 2.95m.
- Ô tô tự đổ (KAMAZ):
Các thông số kỹ thuật như:
(Tra sổ tay chọn máy thi công của Công ty

thủy điện Sông Đà)
- Mã hiệu: KAMA3-5511.
- Trọng tải: 10 Tấn.
- Tự trọng: 8.77 Tấn.
- Tốc độ di chuyển lớn nhất: VMax = 80 Km/h.
- Kích thước giới hạn: D x R x C = 7.1m x
2.5m x 2.7m.
- Kích thước thùng xe: D x R x C =
4.6m x 2.32m x 0.82 m.
- Phương đổ vật liệu: phía sau.
:
-Chọn máy đào :
SVTH:
Tiến

Trang 17

M
KO

AS

U

Hình 2.6 Ô tô tự đổ

GVHD:Nguyễn Anh

h



Đồ án tốt nghiệp
TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa
Tra định mức xây đung cơ bản ta có năng suất của các loại máy như bảng sau :

Bảng: 2-2
Mã hiệu
AB.2543
AB.4143

Thành phần hao
phí
Máy đào  1.6m3
Máy ủi  110CV
Nhân công 3/7
Ô tô 10 tấn

Định mức

Đơn vị

0.228
0.045
1.758
0.84

Ca
Ca
Công
Ca


Năng suất
(m3/ca)
438.59
2222.22
119.05

Số lượng máy đào được xác định theo công thức :
Nđào =

q dao

(2-3)

 dao

Trong đó :
+ Nđào : Số lượng máy đào (chiếc)
+ qđào : Cường độ thi công (m3/ca)
qđào =

V
T

(2-4)

Trong đó:
+ T : Thời gian đào (ca),T = 40 ca
+ Vđào : Thể tích đất đào (m3), Vđào = 26480(m3)



qđào =

26480
= 662(m3/ca)
40

+  đào : Năng suất máy đào tính theo định mức như bảng (2-2)
Số máy đào
Nđào =

662
= 1.5 (chiếc)
438.59

 Đề nghị chọn số lượng máy đào 2chiếc và 01 chiếc dự trữ
- Chọn ôtô :
Số lượng ôtô để vận chuyển đất đào được xác định theo công thức :
 .N
Noto = dao dao
(2-5)
 oto
Trong đó :
+ Nôtô : Số lượng ôtô tính toán (chiếc)
+ ôtô : Năng suất của ôtô tính theo định mức bảng (2-2)(m3/ca)
ôtô = 119.05(m3/ca)
+ Nđào : số máy cần đào (chiếc)
Nđào =2(chiếc)
+ đào : Năng suất của máy đào tính theo định mức bảng (2-2)(m3/ca)
đào = 438.59(m3/ca)

SVTH:
Tiến

Trang 18

GVHD:Nguyễn Anh


TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa

Đồ án tốt nghiệp


Nôtô =

438.59  2
= 7.3
119.05

(chiếc)

 Vậy chọn số lượng ôtô chọn là 8 (chiếc) và dự trữ 2(chiếc).
- Chọn máy ủi :
Số lượng máy ủi được tính theo công thức (máy chủ đạo là máy đào )
Nui =

n. d .N d
Nu

(2-6)


Trong đó :
+ nđ : Số lượng máy đào , nd = 2
+ Nđ : Năng suất máy đào , Nđ = 438.59(m3/ca)
+ Nu : Năng suất máy ủi , Nu = 2222.22(m3/ca)
Thay các giá trị vào công thức (3-9) ta được
Nu =

2  438.59
= 0.4
2222.22

 Chọn 1 máy ủi và 1 dự trữ
Bảng tổng hợp máy móc thi công giai đoạn I như bảng sau
Bảng :2-3
Số xe làm việc
Số xe dự trữ
Khối
Số ngày
3
lượng(m ) thi công Máy đào
ôtô
Máy ủi Máy đào
ôtô
Máy ủi
26480
20
2
8
1

1
2
1
c. Kiểm tra sự phối hợp xe máy :
- Điều kiện I :
Kiểm tra xen sự phối hợp giữ máy đào và ôtô có phối hợp đồng bộ và hợp lý không , có
đảm bảo điều kiện làm việc liên tục và thời gian ngừng làm việc là ít nhất hay không .
Năng suất thực tế của ôtô phục vụ cho máy đào phải lớn hơn năng suất thực tế của máy
đào, để máy đào có thể phát huy hết khả năng làm việc . Việc kiểm tra như sau :
Nôt . oto  dao ( 2-7)
Trong đó :
+ đào : Năng suất của 01 máy đào , đào = 438.59 (m3/ca)
+ Nôtô : Số lượng ôtô kết hợp với một máy đào (34 chiếc)
+ ôtô : Năng suất của ôtô , ôtô = 119.05(m3/ca)
 Nôtô ôtô = 4  119.05 = 476.2(m3/ca) > 438.59 (m3/ca) thoả mãn (2-7)
 Chọn 4 xe kết hợp với 1 máy đào
- Điều kiện II:
Kiểm tra sự phối hợp giữa ôtô và máy đào :
Số gầu xúc đầy một ôtô được xác định theo công thức :
m=

Q.K p
q. K .K H

(2-8)

Trong đó :
+ Q : Tải trọng ôtô, Q = 10 Tấn
+ tn : Trọng lượng riêng của đất tự nhiên ở bãi vật liệu, có tn = 1.79(t/m3)
+ q : Dung tích gầu , q = 1.6m3

SVTH:
Tiến

Trang 19

GVHD:Nguyễn Anh


Đồ án tốt nghiệp
TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa
+ KH: Hệ số đầy gầu , tra bảng (6-10), trang 129, giáo trình thi công tập I.Với đất cấp
III tra được KH = 0.9
+ Kp : Hệ số tơi xốp của đất tra bảng (6-10) được Kp = 1.25
Thay các giá trị vào (3-8) ta được :
m=

10  1.25
= 4.84
1.6  1.79  0.9

Vậy để xúc đầy một ôtô máy đào cần xúc 5 gầu . Theo kinh ngiệm thi công thì số lần
máy đào để đổ đầy một ôtô khoảng 4~7 gầu .
Vậy sự phối hợp giữa máy đào và ôtô là hợp lý .
- Điều kiện III:
Kiểm tra điều kiện làm việc liên tục của máy đào :
Theo quy định trong suốt thời gian của một xe chở nặng đến vị trí đổ và quay trở lại vị
trí chờ lấy đất thì máy dào đã xúc xong cho các xe khác phối hợp với máy đào , điều
kiện này phải thoả mãn điều kiện sau :
(no – 1)tx 


L
L
+ +tt +td
v1 v2

(2-9)

Trong đó :
+ no : Số lượng ôtô phối hợp với một máy đào , no = 4
+ tx : Thời gian xúc đầy một xe , có kể thời gian lái vòng trong điều kiện chật hẹp .
tx = m.tck + tc (2-10)
+ tck : Chu kỳ làm việc của máy xúc ,
tck =

q.K H .K B 1.6  0.9  0.9
=
=3,28.10-3 = 94.56 s
438.59  0.9
N dao .K p

+ q : Dung tích gầu.
+ Nđào : Năng suất máy đào
+ tc : Thời gian dịch chuyển của khoang đào, tc = 30s
+ m : Số gầu xúc đầy cho một ôtô , m =5.

tx = 5  94.56 + 30 = 502.8 s
+ L : Quãng đường vận chuyển L = 1km
+ v1 : Vận tốc xe khi có tải , v1 = 20km/h.
+ v2 : Vận tốc xe khi không tải , v2 = 35km/h.
+ tt : Thời gian trở ngại dọc đường của ôtô, chọn tt = 40s.

+ tđ : Thời gian đổ đất của xe vận chuyển, có kể thời gian lái vòng trong điều kiện chật
hẹp ở bãi vật liệu, chọn tđ = 90s.
Thay các giá trị vào (2-9) ta được :
(4-1)  502.8 = 1508.4 >

3600 3600

 40  90 = 412.83
20
35

Vậy đảm bảo điều kiện làm việc liên tục của máy đào.
2.1.4.3.Dự trù vật tư ca máy
Bảng:2-4
Mã hiệu
AB.2543
SVTH:
Tiến

Thành phần hao
phí
Máy đào  1.6m3

Định mức

Đơn vị

0.228

Ca


Trang 20

Năng suất
(m3/ca)
438.59

GVHD:Nguyễn Anh


TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa
0.045
Ca
2222.22
Máy ủi  110CV
Nhân công 3/7
1.758
Công
56.88
AB.4143
Ô tô 10 tấn
0.84
Ca
119.05
Bảng dự trù ca máy giai đoạn đào tầng phủ
Đồ án tốt nghiệp

Bảng:2-5
Thời
Cường

Nhân
Máy
Máy
gian
độ
Ôtô(ca)
công
đào (ca)
ủi(ca)
3
(ca)
(m /ca)
(công)
26480
40
662
57
12
222
466
2.1.5.Thiết kế thi công đào móng tầng đá
Theo tài liệu địa chất tuyến tràn lớp đá tầng móng thuộc lớp đá có tính chất:Bột kết,xen
cát kết,phong hóa mạnh đến vừa và nhẹ.Màu xám đen,xám xanh đá nứt nẻ mạnh.Hơn
nữa khối lượng cần đào là không lớn lắm lên ta có thê tiến hành thi công bằng cách
đào đá thủ công
Tra (Định Mức Xây Dựng Cơ Bản số 1242/1998/QĐ-BXD),với công tác đào phá đá
bằng thủ công trong phạm vi 30m (tính cho 100m3).Với đá cấp III, tra được thành phần
hao phí ghi như bảng sau.
Bảng định mức công tác đào phá đá bằng thủ công(BL.1000)
Bảng:2-6

Khối lượng (m3)

Mã hiệu

Hao phí

Định mức

Đơn vị

BL.111
Nhân công 3/7
263,08
Ca
Tra “Định Mức Xây Dựng Cơ Bản số 1242/1998/QĐ-BXD”,với công tác vận chuyển
tiếp 1000m bằng ô tô tự đổ(tính cho 100m3),với đá cấp IV tra đươc ghi ở bảng sau.
Bảng định mức cho công tác vận chuyển tiếp 1000m(BJ.0000)
Bảng:2-7
Mã hiệu

Hao phí

Mã hiệu Định mức

Đơn vị

BJ.113

Ô tô 10T


0.42

Ca

Phương án thi công: Thi công thủ công bằng cách đập,bốc xếp và chuyển lên phương
tiện vận chuyển.
-Khối lượng đào: Vđ=5710m3
-Tổng sô ngày thi công :10 ngày
-Số ca thi công trong 1 ngày:1ca/ngày đêm (8h/ca)
+Số công:nc =

SVTH:
Tiến

5710.1.2,63
=150 công
100

Trang 21

GVHD:Nguyễn Anh


TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa

Đồ án tốt nghiệp

5710.1.0.42
+Số ca máy(ô tô):n=
=24 ca

100

2.2. Công tác thi công bê tông :

2.2.1. Tính toán khối lượng và dự trù vật liệu:
- Mục đích:
Việc tính toán khối lượng công trình để làm cơ sở cho : Dự trù vật liệu (xi măng, cát,
đá, thép..), bố trí thời gian thi công, tính toán cường độ thi công, chọn máy móc thiết bị
hợp lý để đẩy nhanh tiến độ thi công và nâng cao hiệu quả xây lắp .
Kết quả tính toán khối lượng kết cấu công trình thể hiện cụ thể như bảng sau :
Bảng tổng hợp khối lượng bê tông

Loại bê tông
M200
M100

Bảng: 2-8
Khối lượng bê
Khối lượng vữa bê
3
tông(m )
tông (m3)
2950.61
3024.37
254.26
260.61

Ghi chú
BTCT
BTL


2.2.2. Phân đợt đổ và khoảnh đổ bê tông :
2.2.2.1. Mục đích, yêu cầu :
Trong công trình thuỷ lợi nói chung, ở đây cụ thể là tràn bê tông ,các cấu kiện bê tông
có kích thước và cấu kiện lớn . Mặt khác còn có các khe nhiệt , khe thi công , khe lún ...
Đồng thời còn do điều kiện thi công : Thời tiết, khí hậu, nhân lực, máy móc nên công
trình không thể đổ một lần là xong mà phải phân thành nhiều khoảnh đổ, đợt đổ .
- Mục đích :
Việc phân khoảnh, phân đợt đổ bê tông nhằm đáp ứng các mục đích sau :
+ Phân khoảnh đổ hợp lý đảm bảo chất lượng làm tăng nhanh tốc độ thi công , tránh
được hiện tượng nứt nẻ hoặc sinh khe lạnh trong quá trình thi công cũng như trong quá
trình sử dụng .
+ Phân khoảnh đổ, đợt đổ hợp lý, phù hợp điều kiện nhân lực, máy móc góp phần đẩy
nhanh tiến độ thi công, đảm bảo tiến độ xây dựng .
+ Nếu khoảnh đổ quá lớn sẽ làm cồng tác ván khuôn giảm, tốc độ đổ bê tông nhanh,
tăng tính hoàn chỉnh của kết cấu, giảm bớt công tác xử lý khe thi công nhưng dễ phát
sinh khe lạnh và toả nhiệt khó khăn, và ngược lại.
- Yêu cầu :
+ Công trình được chia thành nhiều khối đổ theo mặt bằng cũng như theo chiều cao và
được giớ hạn bởi khe lún , khe nhiệt độ , khe thi công ...
+ Khe thi công giúp cho quá trình thi công được thuận tiện nhưng là điểm yếu về khả
năng chịu lực, chống thấm, chống trượt. Vì vậy khi thi công khối đổ cần xem xét kỹ
sao cho số mạch thi công là ngắn nhất, mạch thi công nên bố trí ở những nơi chịu lực
không lớn hoặc ở những nơi công trình không chịu ảnh hưởng của mực nước thay đổi .
+ Chiều dài khối đổ nên lấy bằng khoảng cách giữa hai khe lún hoặc hai trụ pin sao cho
kích thước mặt bằng nhỏ hơn 100m2.
+ Số lượng mạch thi công càng ít càng tốt, tuy nhiên nếu chiều cao khối đổ lớn số mạch
thi công giảm thì nhiệt độ trong khối đổ tăng thêm làm xuất hiện vết nứt do nhiệt, mặt
khác có thể gây ra quá tải cho lớp đổ bên dưới khi chưa đạt cường độ chịu lực cần thiết,
SVTH:

Tiến

Trang 22

GVHD:Nguyễn Anh


Đồ án tốt nghiệp
TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa
việc chống đỡ ván khuôn phức tạp, theo kinh nghiệm thì chiều cao khối đổ thường
khoảng 3~4m là thích hợp .
+ Kích thước khối đổ phải đảm bảo không phát sinh khe lạnh, nghĩa là phải thoả mãn
bất đẳng thức sau:
Ftt 

k .N .T1  T2 
h

Dựa theo kết cấu công trình cũng như khối lượng của nó, dựa trên mục đích, yêu cầu
của việc phân đợt, phân khoảnh như trên. Kết quả phân chia đợt, khoảnh đổ bê tông
như bảng phụ lục
Khối lượng vữa bê tông cho từng đợt đổ :
Viv = 1,025.Vithanh khí (2-11)
Cường độ đổ bê tông từng đợt :
Qi =

Vi v
Ti

(2-12)


Trong đó:
+Qi : Cường độ đổ bê tông (m3/ca )
+Ti : Thời gian đổ bê tông (ca)
+Vithanh khí : Thể tích bê tông đã hoàn thành theo thiết kế (m3)
+Viv : Khối lượng vữa bê tông (m3)
Vẽ biểu đồ cường độ thi công bê tông (phụ lục). Sau khi phân đợt, phần khoảnh vẽ
được biểu đồ cường độ thi công bê tông theo thời gian (Q~T) . Dựa trên biểu đồ quan
hệ ta chọn được cường độ thi công bê tông thiết kế Qtk = 19.22( m3/h), tương ứng với
khối lượng đổ và cường độ đổ lớn nhất .
2.2.2.2. Dự trù khối lượng vật liệu :
a. Dự trù vật liệu :
Dựa theo thành phần cấp phối bê tông ở bảng 2-13 ta tính được thành phần vật liệu cho
1m3 bê tông . Kết quả tính toán như bảng sau :

STT

Mác bê
tông

1

M200

Khối
lượng
vữa bê
tông
KL/1m3
2950.62


2

KL/1m3

M100

254.56

Bảng: 2-9
Thành phần cấp phối
Xi (T)

Cát (T)

Đá (T)

Nước
(m3)

Ghi chú

326.56
987.65
274.3
71.48

554
1626.82
590

149.3

1389.7
4192.4
1399.5
363.82

156.7
512.25
156.7
46.46

Đá
46
Đá
12

Bảng :2-10 tổng hợp khối lượng vật liệu :
Xi măng (T)
1059.13

Tổng cộng
SVTH:
Tiến

Cát vàng (T)
Trang 23

1776.12
GVHD:Nguyễn Anh



TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa
363.82
Đá 46 (T)
4192.4
Đá 12 (T)
3
Nước (m )
585.71

Đồ án tốt nghiệp

Theo “Định mức vật tư xây dựng cơ bản của nhà xuất bản xây dựng” ban hành theo
quyết định số 22/2001/QĐ – BXD, ngày 24/8/2001 của bộ xây dựng . Tra được thành
phần phần trăm hao hụt vật liệu trong các khâu thi công, vận chuyển và bảo quản . Kết
quả như bảng sau :

Bảng: 2-11
HAO HỤT VẬT LIỆU TÍNH THEO % KHỐI LƯỢNG GỐC
Công tác
Trong thi công
Trong vận chuyển
Trong bỏa quản
Tổng hao hụt

Xi măng (m3)
MH
128
128

128

%
1.0
0.5
0.5
2.0

Cát (m3)
MH
011
011
011

%
2.0
3.0
5.0
10.0

Đá (m3)
MH
034
034
034

%
1.5
1.0
0.5

3.0

Theo kinh nghiệm trong 1m3 bê tông có cốt thép thì cần dùng 100kg/1m3 bê tông, Ta
có tổng khối lượng bê tông cốt thép là 2862.07m3 ( BTCT M200), khi đó khối lượng
thép cần dùng là : (2950.62  100)/1000 = 295.062 tấn.
Khối lượng dự trù như sau

Vật liệu

Đơn vị

Xi măng

T

Cát vàng
Đá 46
Đá 12
Nước
Thép

T
T
T
m3
Tấn

Khối
lượng
gốc

1059.13

% hao hụt

1776.12
363.82
4192.4

585.71
295.062

2
10
3
3
0
0

Khối
lượng dự
trù
1080.31
1953.732
374.73
125.77
585.71
295.062

b. Phân tích chọn phương án thi công bê tông :
Trong công tác thi công bê tông có thể dùng cơ giới hoàn toàn, có thể kết hợp thủ công

hoặc thi công hoàn toàn bằng thủ công .
Thi công cơ giới hoàn toàn :
SVTH:
Tiến

Trang 24

GVHD:Nguyễn Anh


Đồ án tốt nghiệp
TKTCCT: Tràn xả lũ hồ chứa sông Ray-Bà Rịa
- Đặc điểm : Toàn bộ các công tác : Vận chuyển vật liệu ,trộn, vận chuyển vữa đến
khoảnh đổ, đổ vữa vào khoảnh đổ, san bê tông, đầm bê tông …đều được tiến hành bằng
máy .
- Ưu điểm : Thi công cơ giới hoàn toàn làm cho quá trình thi công diễn ra nhanh chóng,
đạt hiệu quả cao, giảm bớt sức lao động của con người, mang lại hiệu quả kinh tế đáng
kể .
- Nhược điểm : Phương pháp này yêu cầu máy móc, phương tiện đầy đủ , hiện đại, máy
móc phải làm việc ổn định, phối hợp hợp lý, yêu cầu công nhân có kỹ thuật tay nghề
cao .
- Ứng dụng : Phương pháp này thường ứng dụng trong xây dựng các công trình khối
lớn như : Đập tràn, đập bê tông trọng lực và các công trình có quy mô lớn . phương
pháp này thường dùng ở những nơi có công nghệ tiên tiến. Hoặc những đơn vị thi công
có đầy đủ phương tiện máy móc .
Thi công cơ giới kết hợp thủ công :
- Đặc điểm : Cũng như phương pháp trên, cũng sử dụng máy móc trong thi công nhưng
ở một số khâu như : Nạp vật liệu vào máy trộn, san, đầm hay một số công tác khác
được thực hiện bằng thủ công.
Hình 2.8 Phương pháp thi công cơ giới kết hợp thủ công


1

2

3

4
5

Ghi chú:
1- Ô tô vận chuyển vật liệu.
2- Nạp vật liệu bằng thủ công.
3- Máy trộn.
4- Cần cẩu.
5-Khoảnh-đổ.
- Ưu điểm : Quá trình thi công diễn ra tương đối nhanh, đảm bảo được tiến độ thi công,
giải quyết sức lao động, tạo việc làm cho công nhân .
- Nhược điểm : Tiến trình thi công không được nhanh và tiên tiến như phương pháp thi
công hoàn toàn .
- Ứng dụng : Phương pháp thi công kết hợp này thường dùng thi công ở những công
trình vừa và nhỏ, những đơn vị thi công hạn chế về máy móc và thiết bị. Phương pháp
này thường áp dụng ở những nước đang phát triển, khi mà máy móc còn thiếu và nguồn
nhân công còn thừa.
Thi công thủ công hoàn toàn:
- Đặc điểm : Ngược lại với phương pháp thi công cơ giới hoàn toàn , nghĩa là toàn bộ
các khâu trong quá trình thi công bê tông đều được thực hiện bằng lao động thủ công .
SVTH:
Tiến


Trang 25

GVHD:Nguyễn Anh


×