Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN - GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

HOÀNG QUỲNH NGỌC

CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU – (GLOBAL VALUE CHAIN GVC) KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2012


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo,
cô giáo trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là các thầy cô Khoa sau đại học đã
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệp giúp tác giả hoành thành luận văn này.
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Bùi Ngọc Sơn – Phó hiệu
trưởng Trường Đại học Ngoại Thương, người hướng dẫn khoa học đã nhiệt tâm và
tận tình hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn thạc sỹ này.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động
viên, cổ vũ và tạo điều kiện về thời gian cho tác giả trong suốt quá trình viết luận
văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng từ việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, tổng hợp các
ý kiến của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước về lĩnh vực này, song luận văn vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận được sự nhận xét,
đóng góp ý của các thầy cô và các bạn.


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN
CẦU ................................................................................................................................. 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU .............................................. 5
1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị ...................................................................................... 5
1.1.1.1. Khái niệm......................................................................................................... 5
1.1.1.2. Phân loại.......................................................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu ..................................................................... 12
1.1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu.................................................................... 12
1.1.2.2. Phân loại chuỗi giá trị toàn cầu..................................................................... 15
1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN
CẦU............................................................................................................................ 19
1.2.1. Làm rõ việc phân chia lợi ích giữa các chủ thể tham gia chuỗi...................... 19
1.2.2. Giúp các quốc gia xác định được cách thức hội nhập vào thị trường quốc tế
và kết nối với nền kinh tế toàn cầu ........................................................................... 20
1.3. CÁC PHƯƠNG THỨC THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU .... 20
1.3.1. Xét theo hình thức quản trị chuỗi ................................................................... 20
1.3.2. Xét theo mặt hàng tham gia chuỗi giá trị ....................................................... 22
1.3.3. Xét theo năng lực sản xuất trong chuỗi........................................................... 22
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ
TOÀN CẦU ............................................................................................................... 23
1.4.1. Yếu tố môi trường, thể chế, chính sách ........................................................... 23
2.4.2. Yếu tố cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ ....................................................... 24
3.4.4. Yếu tố thị trường tiêu thụ toàn cầu ................................................................. 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA
MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................. 27

2.1. THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH
CAO SU MALAYSIA................................................................................................ 27
2.1.1. Tổng quan thị trường cao su thiên nhiên thế giới........................................... 27
2.1.1.1. Tổng quan thị trường cao su thế giới............................................................. 27
2.1.1.2. Đặc điểm chuỗi giá trị cao su toàn cầu .......................................................... 30
2.1.2. Thực trạng tham gia chuỗi giá trị cao su toàn cầu của Malaysia................. 32
2.1.2.1. Phương thức tham gia và vị trí của Malaysia trong chuỗi giá trị cao su toàn
cầu. ............................................................................................................................. 32


2.1.2.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào chuỗi giá trị cao su toàn
cầu của Malaysia. ....................................................................................................... 34
2.2. THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA NGÀNH
CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM ẤN ĐỘ .................................................................... 41
2.2.1. Tổng quan thị trường công nghiệp phần mềm thế giới .................................. 41
2.2.1.1. Tổng quan thị trường công nghiệp phần mềm thế giới.................................. 41
2.2.1.2. Đặc điểm chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp phần mềm ............. 42
2.2.2. Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp phần mềm
Ấn Độ ......................................................................................................................... 44
2.2.2.1. Phương thức tham gia và vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công
nghiệp phần mềm Ấn Độ ............................................................................................ 44
2.2.2.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của
ngành gia công Ấn Độ................................................................................................ 46
2.3. THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU CỦA
THÁI LAN ................................................................................................................. 53
2.3.1. Tổng quan thị trường dệt may thế giới ........................................................... 53
2.3.1.1. Tổng quan thị trường dệt may thế giới........................................................... 53
2.3.1.2. Đặc điểm chuỗi giá trị dệt may toàn cầu ........................................................ 54
2.3.2. Thực trạng tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Thái Lan ............... 57
2.3.2.1. Phương thức tham gia và vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may

Thái Lan ..................................................................................................................... 57
2.3.2.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
.................................................................................................................................... 59
2.5. THỰC TRẠNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM
.................................................................................................................................... 64
2.5.1. Thực trạng........................................................................................................ 64
2.5.1.1. Thực trạng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam ............................ 64
2.5.2. Nguyên nhân .................................................................................................... 69
2.5.2.1. Nhận thức và tư duy về quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh theo mô
hình chuỗi còn nhiều hạn chế.................................................................................... 69
2.5.2.2. Đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ chưa hiệu quả........... 70
2.5.2.1. Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao và lành nghề............................... 71
2.5.2.5. Năng lực tham gia và cạnh tranh của các tác nhân vào chuỗi giá trị toàn cầu
còn nhiều hạn chế ...................................................................................................... 72
2.5.2.4. Ngành công nghiệp phụ trợ chưa được quan tâm ......................................... 74
2.5.2.5. Các chính sách, chiến lược phát triển còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ ... 75
CHƯƠNG III. MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP
ÁP DỤNG ...................................................................................................................... 77
3.1. CÁC BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM ..................................................... 77
3.1.1. Bài học kinh nghiệm trong việc quản lý vĩ mô của Nhà nước ........................ 77
3.1.1.1. Chính phủ có những chính sách hỗ trợ, điều tiết và định hướng rõ ràng ..... 77
3.1.1.2. Đầu tư nghiêm túc vào nguồn nhân lực chất lượng cao................................ 78


3.1.1.3. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ........................................................... 78
3.1.1.4. Xây dựng thương hiệu quốc gia, mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế .......... 79
3.1.2. Bài học kinh nghiệm từ phía các doanh nghiệp .............................................. 80
3.1.2.1. Sự nỗ lực, độc lập và tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chính
bản thân các doanh nghiệp ........................................................................................ 80
3.1.2.2. Không ngừng nâng cao tính cạnh tranh, định hướng phát triển các sản phẩm

phù hợp với thị trường................................................................................................ 80
3.1.2.3. Xây dựng cho mình hình ảnh và thương hiệu riêng trong mắt khách hàng.. 81
3.1.2.4. Chú trọng đầu tư và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ....................... 81
3.2. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA
VIỆT NAM ................................................................................................................ 82
3.2.1. Quan điểm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của nhà nước.............................. 82
3.2.2. Định hướng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ................................................... 82
3.3. CÁC GIẢI PHÁP ÁP DỤNG NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC THAM GIA VÀO
CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM.................................................... 84
3.3.1.
Nhóm giải pháp về chính sách của Nhà nước ........................................... 84
3.3.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật ...................................... 84
3.3.1.2. Từng bước điều chỉnh, chuyển định hướng chiến lược từ phát triển sản xuất
và xuất khẩu hoàng hóa theo bề rộng và tốc độ cao hiện nay sang phát triển theo
hướng coi trọng chất lượng và hiệu quả .................................................................... 86
3.3.1.3. Hoàn thiện chiến lược nguồn nguyên liệu..................................................... 88
3.3.1.4. Chú trọng đầu tư, phát triển nguồn nhân lực................................................ 89
3.3.1.5. Thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích chuyển giao công nghệ............... 91
3.3.1.6. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại.. 92
3.3.1.7. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ........................................................... 93
3.3.2 Về phía doanh nghiệp ....................................................................................... 94
3.3.2.1. Các doanh nghiệp cần tích cực và chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu trên cơ sở lựa chọn đúng đắn các khâu cần ưu tiên nhằm khai thác lợi thế so
sánh, phát triển nhanh và bền vững ........................................................................... 95
3.3.2.2. Đẩy mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết ................................................ 96
3.3.2.3. Đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển hoạt động R&D .................................. 97
3.3.2.4. Tăng cường đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực, thu hút nhân tài. ............... 98
3.3.2.5. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu ........................................... 99
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh
Tên viết tắt
TNCs
MNCs
FDI

ANRPC
RISDA
OECD
OEM
ODM
CVC
IRSG
MARDEC
MRB
RRIM
R&D

SEI
CMM
STP
EU

THTI
OBM


Tiếng nước ngoài

Transnational Corporations
National Multicultural
Conference and Summit
Foreign Direct Investment
The Association of Natural
Rubber Producing Countries
Rubber Industry Smallholders
Development Authority
The Organisation for Economic
Co-operation and Development
Original equipment
manufacturing
Original design manufacturing
Company Value Chain
International Ruber Study Group
Malaysia Rubber Development
Corporation
Malaysia Rubber Board
Rubber Research Institute of
Malaysia
Research and Development
Software Engineering Institute
Capability Maturity Model
Software Technology Parks
European Union
Thailand textile insitute
Original brandname
munufacturing


Danh mục từ viết tắt Tiếng Việt
KHCN
CNTT
CSTĐ
CNPM

Tiếng việt
Các công ty xuyên quốc gia
Các tập đoàn đa quốc gia
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp hội các nước sản xuất ca su
tự nhiên
Cơ quan phát triển cao su tiểu
điền

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế
Sản xuất bằng thiết bị nước
ngoài

Sản xuất theo thiết kế riêng
Chuỗi giá trị doanh nghiệp
Nhóm nghiên cứu cao su quốc
tế
Tập đoàn phát triển cao su
Ủy ban cao su
Viện nghiên cứu cao su
Nghiên cứu và phát triển
Viện kỹ nghệ phần mềm

Mô hình thành thục năng lực
Công viên phần mềm
Liên minh Châu Âu
Viện Dệt may Thái Lan
Sản xuất theo thương hiệu
riêng

Khoa học công nghệ
Công nghệ thông tin
Cao su tiểu điền
Công nghệ phần mềm


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

SỐ

TÊN BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1
Chuỗi giá trị doanh nghiệp
Hình 1.2
Bốn liên lết trong chuỗi giá trị giản đơn
Hình 1.3
Minh họa chuỗi giá trị mở rộng ngành gỗ
Hình 1.4
Minh họa chuỗi giá trị kết hợp một số ngành
Hình 1.5
Mô hình chuỗi giá trị gia tăng

Hình 2.1
Kênh tiêu thụ cao su của những người sản xuất cao su
tiểu điền
Hình 2.2
Kênh marketing xuất khẩu CSTN
Hình 2.3
Kênh phân phối CSTN tiểu điền của Malaysia
Hình 2.4
Mô hình chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm phần
mềm
Hình 2.5
Sơ đồ chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
Hình 3.1
Vai trò của FDI đối với quá trình CNH-HĐH tại các
nước đang phát triển
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1
So sánh chuỗi giá trị do người bán và người mua chi
phối
Bảng 2.1
Sản lượng cao su tự nhiên của một số quốc gia trên thế
giới
Bảng 2.2
Một số tập đoàn lớn của ngành cao su Malaysia
Bảng 2.3
Xuất khẩu CSTN của Malaysia 2007-2010
Bảng 2.4
Tỷ trọng thị trường xuất khẩu phần mềm Ấn Độ
Bảng 2.5
Các thị trường xuất khẩu dệt may chính của Thái Lan

Bảng 2.6
Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của hàng hóa XNK
VN
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Sản lượng tiêu thụ CSTN của thế giới 2000-2010
Biểu đồ 2.2 Sản lượng CSTN của khối ANRPC 2004-2010
Biểu đồ 2.3 Vị trí của Malaysia trên thị trường cao su thế giới
Biểu đồ 2.4 Thị phần sản xuất cao su tự nhiên thế giới
Biểu đồ 2.5 Các thị trường xuất khẩu CSTN của Malaysia
Biểu đồ 2.6 Kim ngạch XNK, cán cân thương mại của VN giai
đoạn 2006-2010

SỐ
TRANG
7
9
11
12
13
31
31
32
42
56
91
17
28
36
39
52

64
67
28
29
33
34
40
65


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi một sản phẩm khi được tạo ra đều chứa đựng trong đó giá trị bao gồm
một xâu chuỗi các mắt xích giá trị kết nối tạo nên. Trong thời đại toàn cầu hóa, các
mắt xích tạo nên giá trị cuối cùng của một sản phẩm có thể nằm ở nhiều quốc gia –
lãnh thổ khác nhau, hay một sản phẩm được sản xuất tại một quốc gia nhưng vẫn
mang các giá trị toàn cầu từ đó tạo nên các chuỗi giá trị toàn cầu. Thông thường,
một chuỗi quá trình tạo nên giá trị toàn cầu của một sản phẩm trải qua ba phân
khúc: nghiên cứu và phát triển; sản xuất, xây dựng thương hiệu và thương mại. Các
doanh nghiệp từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới sẽ trở thành những mắt xích
quan trọng và có thể chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị .
Hiện nay, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng là một xu thế
phổ biến và mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội to lớn, kể cả với các nước đang
và kém phát triển. Trên thực tế, nhiều nước đang phát triển thông qua chuỗi giá trị
toàn cầu đã đang cố gắng từng bước cải thiện vị trí của mình, tham gia vào những
mắc xích tạo ra nhiều giá trị cao hơn. Tuy nhiên, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
cũng dẫn đến sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng chặt chẽ.

Vì vậy, các nước dù giàu hay nghèo, dù lớn hay nhỏ cũng cần phải tìm cách không
ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nếu như không muôn bị đánh bại
trong cuộc chiến toàn cầu của nền kinh tế.
Ở nước ta, khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu không phải là mới mẻ và cũng đã
được nhiều người đưa ra phân tích tìm hiểu, tuy nhiên các doanh nghiệp trong nước
vẫn dè dặt và chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, phần lớn các doanh
nghiệp vẫn chủ yếu dừng ở khâu gia công và lắp đặt sản phẩm, giá trị đóng góp
trong chuỗi rất thấp. Nếu các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam không lựa
chọn mục tiêu sống còn là phải vươn lên cạnh tranh ở hai phân khúc tạo giá trị gia
tăng cao nói trên, thì khoảng cách với các nước phát triển sẽ ngày một xa. Khi các


2

doanh nghiệp Việt Nam tiến sâu vào hội nhập quốc tế, cùng với tiến trình hội nhập
của đất nước thì việc doanh nghiệp xác định họ đang ở nấc thang nào trong chuỗi
giá trị toàn cầu mà họ sẽ tham gia là rất quan trọng để có hướng đi nhanh và đúng
đắn. Vì vậy, việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu trở
thành một vấn đề trọng đại đối với các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như nền kinh
tế Việt Nam khi đã gia nhập thị trường thế giới. Và Việt Nam rất cần vươn lên để
phát triển khâu đầu cũng như là khâu cuối trong chuỗi giá trị này, đó cũng chính là
sự lựa chọn tất yếu để thoát khỏi tụt hậu và lệ thuộc. Tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu chính là quy luật tất yếu của thời hội nhập.
Do vậy, việc nghiên cứu Chuỗi giá trị toàn cầu cũng như những kinh nghiệm
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của một số nước trên thế giới nhằm rút ra bài
học vào giải pháp cho Việt Nam trong việc đẩy mạnh tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu là hết sức cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Chuỗi
giá trị toàn cầu – (Global Value Chain – GVC) kinh nghiệm của một số nước
trên thế giới và bài học cho Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.


2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu không phải là khái niệm mới đối với thế giới
nhưng vẫn còn tương đối mới mẻ đối với Việt Nam. Hiện nay, có một số công trình
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước phân tích về chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng
phần lớn các nghiên cứu của Việt Nam vẫn chủ yếu là dưới góc độ toàn cầu hóa. Có
thể liệt kê một số công trình nghiên cứu cụ thể:
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Tác giả Micheal Porter đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Chuỗi giá trị” vào
năm 1990 trong cuốn “Competitive Advantage” của mình. Sau Micheal Porter có
nhiều nhà khoa học nghiên cứu sâu về đề tài này như Gary Gereffi với nghiên cứu
“The governance of global value chains”, 2 đồng tác giá Raphael Kaplinsky và
Mike Morris với cuốn “A Handbook for value chain research”….Ngày nay đề tài
này dang được nhiều nhà khoa học trên thế giới tiếp tục nghiên cứu.


3

Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu hóa vẫn còn tương đối mới mẻ,
hiện nay cũng có một số công trình nghiên cứu như:
- “Tăng cường năng lực tham gia của ngành Nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu
trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam” của nhóm PGS.TS Đinh Văn Thành chủ biên.
- Công trình nghiên cứu của Bộ Thương Mại do PGS.TS Đỗ Thị Loan chủ
nhiệm về “Đẩy mạnh việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain –
GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp may Việt Nam”.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu cấp bộ, các bài luận văn và khóa luận
v.v…Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu đều chủ yếu đi sâu về một lĩnh vực hay
ngành hàng nhất định. Những kinh nghiệm và bài học mang tính quy luật cho việc
tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của tất cả các ngành hàng hầu như ít được nói đến.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Thông qua đề tài, luận văn đề xuất những giải pháp đẩy mạnh tham gia chuỗi
giá trị toàn cầu của Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chuỗi giá trị toàn cầu và thực tiễn áp dụng ở một số
nước trên thế giới.
Phạm vi nghiên cứu:
(1) Về nội dung: Nội dung luận văn sẽ giải quyết theo 03 mục tiêu đã nêu ở trên
(2) Về thời gian: Luận văn sẽ tập trung vào việc phân tích thực tiễn tham gia
vào chuỗi giá trị toàn cầu ở một số ngành của một số nước chủ yếu chạy dài
từ những năm toàn cầu hóa bắt đầu lan rộng trên thế giới.
(3) Về không gian: Chọn một số nước tiêu biểu có những lợi thế cạnh tranh
tương tự Việt Nam ở một số ngành như: ngành cao su ở Malaysia, ngành
may mặc ở Thái Lan và nước có lĩnh vực mà Việt Nam có tiềm năng và có
thể học tập kinh nghiệm như chuỗi giá trị toàn cầu ngành gia công phần mềm
ở Ấn Độ.


4

5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau: phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh, đối chiếu, thống
kê và tổng hợp với sự hỗ trợ của các công cụ minh họa như bảng biểu, sơ đồ,
hình vẽ.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
• Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chuỗi giá trị toàn cầu
Chương 2: Thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của một số
nước trên thế giới

• Chương 3: Một số bài học rút ra cho Việt Nam và các giải pháp áp
dụng


5

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ
TOÀN CẦU

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị
1.1.1.1. Khái niệm
Chuỗi giá trị được GS. Michael Porter, một chuyên gia về lĩnh vực nghiên
cứu năng lực cạnh tranh nghiên cứu đầu tiên. Ông đưa thuật ngữ này lần đầu tiên
vào năm 1985 trong cuốn sách phân tích về lợi thế cạnh tranh (Competitive
Advantage), khi khảo sát kỹ các hệ thống sản xuất, thương mại và dịch vụ đã đạt tới
tầm ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ và các quóc gia phát triển khác. Theo đó “Chuỗi giá trị
là tổng thể các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm hoặc
dịch vụ nào đó. Trong chuỗi giá trị diễn ra quá trình tương tác giữa các yếu tố cần
và đủ để tạo ra một hoặc một nhóm sản phẩm và các hoạt động phân phối, tiêu thụ
sản phẩm, nhóm sản phẩm đó theo một phương thức nhất định. Giá trị tạo ra của
chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi công đoạn của chuỗi.”
Tiếp theo, năm 2002 trong cuốn sách “Handbook for value chain” của 2 nhà
đồng tác giả Raphael Kaplinsky và Mike Morris đưa ra một quan điểm về chuỗi giá
trị: “ Chuỗi giá trị được hiểu là một chuỗi các hoạt động cần thiết để biến một sản
phẩm hay dịch vụ từ khi còn là ý tưởng thông qua nhiều công đoạn sản xuất khác
nhau (bao gồm sự kết hợp giữa những yếu tố đầu vào và các biến đổi vật chất của
các nhà dịch vụ và sản xuất) đến khi được phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng,
kể cả việc xử lý sản phẩm đã qua sử dụng”.

Như vậy, có thể thấy một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia
trong chuỗi nỗ lực để tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi.
Chuỗi giá trị có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng:


6

Theo nghĩa hẹp: Chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động của một doanh
nghiệp để sản xuất ra một sản phẩm hay dịch vụ nhất định. Các hoạt động này bao
gồm nhiều giai đoạn: giai đoạn đưa ra ý tưởng, giai đoạn thiết kế sản phẩm, giai
đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu, giai đoạn sản xuất, giai đoạn marketing, giai đoạn
phân phối và giai đoạn thực hiện hậu mãi. Tất cả những hoạt động này liên kết với
nhau tạo thành “chuỗi” kết nối người sản xuất và người tiêu dùng. Mỗi một hoạt
động trong từng giai đoạn lại bổ sung giá trị cho sản phẩm cuối cùng.
Theo nghĩa rộng: Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp các hoạt
động do nhiều người tham gia (người sản xuất sơ cấp, người gia công chế biến, nhà
buôn, người cung cấp dịch vụ…) để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm
được đưa ra bán. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên
liệu thô và dịch chuyển theo các mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong chế biến,
lắp ráp, kinh doanh.
Chuỗi giá trị của doanh nghiệp:
Trong công trình nghiên cứu của M.Porter (1985) về lợi thế cạnh tranh,
Porter đã dùng khái niệm chuỗi giá trị để phân tích đánh giá xem một công ty nên
định vị thế nào trên thị trường trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng
và đối thủ cạnh tranh khác. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để một công ty có thể
cung cấp cho khách hàng một loại hàng hóa hay dịch vụ có giá trị tương đương với
đối thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược cạnh tranh chi
phí thấp), hoặc là làm thế nào để một công ty có thể sản xuất một mặt hàng mà
khách hàng muốn mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt). Porter cho
rằng, nguồn lợi thế cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào doanh nghiệp như một

tổng thể. Các hoạt động của doanh nghiệp cần phân tích thành một loạt các hoạt
động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một hoặc nhiều các hoạt động.
Chuỗi giá trị doanh nghiệp (Company Value Chain – CVC) bao gồm các hoạt động
cơ bản và hoạt động hỗ trợ. Chuỗi giá trị bắt đầu từ các giá trị đầu vào và kết nối
các giá trị của hoạt động khác cho đến khi chuyển toàn bộ giá trị, bao gồm cả giá trị
gia tăng của doanh nghiệp sang khởi đầu chuỗi giá trị mới cho khách hàng. Chuỗi
giá trị doanh nghiệp được mô tả theo sơ đồ sau:


7

Cơ sở hạ tầng của công ty
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ
Mua sắm
Chuỗi giá

Logistics

Hoạt

Logistics

Marketing

trị nhà cung

đầu vào

động sản


bên

và bán

xuất

ngoài

hàng

cấp

Dịch
vụ

Hình 1.1: Chuỗi giá trị doanh nghiệp
Nguồn: Đinh Văn Thành, 2010

Trong mô hình này, người ta phân tích chuỗi giá trị để tìm ra lợi thế cạnh
tranh, chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết định chiến lược và quản lý điều hành doanh
nghiệp.
Về thực chất, chuỗi giá trị doanh nghiệp là một tập hợp các hoạt động nhằm
thiết kế, sản xuất, bán hàng, giao hàng và hỗ trợ sản phẩm của doanh nghiệp (9 hoạt
động tương ứng, trong đó chia ra 5 hoạt động chủ chốt và 4 hoạt động hỗ trợ).
o 5 hoạt động chủ chốt là những hoạt động đóng vai trò chính trong
việc tạo ra giá trị cho khách hàng. Đó là:
- Hậu cần nội bộ (Inbound logistics): bao gồm các hoạt động như tiếp nhận,
lưu kho, kiểm soát nguyên vật liệu tồn kho..
- Hoạt động sản xuất (operations): bao gồm tất cả các hoạt động của máy

móc, dây chuyền, đóng gói bao bì, kiểm tra chất lượng…nhằm biến nguyên liệu đầu
vào thành thành phẩm.
- Hậu cần bên ngoài (outbound logistics): là toàn bộ hoạt động nhằm đưa sản
phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Marketing và bán hàng (marketing & sales) là các hoạt động marketing
trong đó hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng, quảng cáo, PR…


8

- Cung cấp dịch vụ khác (Services): bao gồm các hoạt động nhằm duy trì và
tăng giá trị sản phẩm như các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, bảo hành, lắp đặt, nâng
cấp…
o Đi liền với các hoạt cơ bản là 4 hoạt động hỗ trợ:
Đây là những hoạt động tuy không trực tiếp và đóng vai trò chính trong việc
tạo ra giá trị dành cho khách hàng nhưng lại có ý nghĩa trợ giúp cho tất cả các hoạt
động chủ chốt nói trên mà thiếu chúng thì không thể tiến hành các hoạt động chủ
chốt được. Chẳng hạn như:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp
- Quản trị nguồn nhân lực
- Quản trị kỹ thuật, công nghệ
- Thu mua nguyên vật liệu, máy móc, các bộ phận phụ tùng, thay thế…
Hệ thống chuỗi giá trị:
Xét theo các cấp độ khác nhau của chuỗi, ở cấp độ doanh nghiệp (hay tổ
chức), mỗi cá nhân là một giá trị, mỗi bộ phận là một giá trị hợp lại với nhau sẽ tạo
thành chuỗi giá trị, gọi là “chuỗi giá trị doanh nghiệp”; ở góc độ quốc gia, mỗi địa
phương là một giá trị, mỗi doanh nghiệp hay cơ quan là một giá trị, các giá trị này
hợp lại với nhau tạo thành “chuỗi giá trị quốc gia”; ở góc độ toàn cầu, mỗi quốc gia,
mỗi doanh nghiệp là một giá trị, các giá trị này hợp lại với nhau sẽ thành “chuỗi giá
trị toàn cầu”.

1.1.1.2. Phân loại
Những hoạt động chính trong chuỗi giá trị bao gồm: Nghiên cứu và phát
triển; thiết kế sản phẩm, dịch vụ hay quy trình; sản xuất; Nghiên cứu tiếp thị và bán
hàng; phân phối; Và các dịch vụ cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Chuỗi giá trị
có thể được tạo ra bởi nhiều công ty khác nhau.
Trong chuỗi giá trị, các hoạt động không chỉ bao gồm hoạt động sản xuất
hàng hóa hữu hình, mà còn bao gồm các hoạt động dịch vụ. Chuỗi giá trị có thể chia
thành chuỗi giá trị giản đơn, chuỗi giá trị mở rộng và chuỗi giá trị kết hợp


9

a. Chuỗi giá trị giản đơn
Quan điểm quản trị kinh doanh cho rằng chuỗi giá trị là một trong những
phương pháp hiện đại giúp đánh giá tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp thông qua các công đoạn. Song ngày nay với trào lưu toàn
cầu hóa nền kinh tế thế giới thì ít có doanh nghiệp nào có thể thống lĩnh toàn bộ một
chuỗi giá trị. Thay vì thế, doanh nghiệp dựa vào thế mạnh của mình để tham gia vào
chuỗi giá trị bằng cách chuyên môn hóa từng công đoạn.
Chuỗi giá trị giản đơn bao gồm toàn bộ các hoạt động nhằm biến một sản
phẩm hay dịch vụ từ khâu ý tưởng qua các công đoạn sản xuất, chế biến, phát triển,
phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và dịch vụ hậu mãi, thanh lý hay tái chế.

Thiết kế
và phát
triển sản
phẩm

Sản xuất:
- logistics đầu vào

- Sản xuất

Marketing
và bán
hàng

Tiêu thụ/
Tái chế

- Cung cấp tư liệu
sản xuất
- Đóng gói bao bì

Hình 1.2. Bốn liên kết trong chuỗi giá trị giản đơn
Nguồn: Kaplinsky & Morris, 2010

Quan điểm về chuỗi giá trị giản đơn Mike Morris nhấn mạnh tầm quan
trọng của hoạt động thiết kế, chế biến sản phẩm, thậm chí hoạt động tái chế cũng
được coi là một khâu quan trọng trong chuỗi giúp gia tăng giá trị cho doanh
nghiệp. Khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên hạn hẹp thì
việc


10

ứng dụng các công nghệ xử lý và tái chế sản phẩm cũ, phục vụ cho hoạt động
gia tăng giá trị trong sản xuất cũng là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp.

b. Chuỗi giá trị mở rộng
Chuỗi giá trị mở rộng là chuỗi chi tiết hóa các hoạt động cơ bản trong

chuỗi giá trị giản đơn, mức độ chi tiết hóa các hoạt động cơ bản càng cao càng
cho thấy sự tham gia của nhiều thành viên vào chuỗi.
Trên thực tế, chuỗi giá trị mở rộng không chỉ là một liên kết như trong
chuỗi giản đơn mà nó phức tạp hơn bao gồm những liên kết khác nhau đan xen
nhau. Một ví dụ điển hình là chuỗi giá trị gỗ, trong chuỗi giá trị này các liên
kết được phát triển bắt đầu từ hoạt động gieo hạt, cung cấp hóa chất, bơm
nước để trồng rừng, sau đó gỗ được khai thác và đưa về xưởng để làm nguyên
liệu phụ trợ như keo dính, sơn để làm ra các sản phẩm nội thất từ gỗ theo
yêu cầu của khách hàng đến từ những quốc gia khác nhau. Tùy thuộc vào
yêu cầu của thị trường, đồ gỗ nội thất được phân phối qua các khâu trung gian
khác nhau rồi mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng.


11

Gieo hạt

Hóa chất

Máy móc

Lâm nghiệp

Xưởng cưa
Thiết kế

Máy móc

Sản xuất nội
thất


Người mua
Nhà buôn
trong nước

Nước

Dịch vụ
mở rộng

Máy móc

Logistics, tư
vấn chất lượng

Sơn, chất kết
dính, bọc

Nhà buôn nước
ngoài

Nhà bán lẻ
trong nước
Khách hàng

Nhà bán lẻ
nước ngoài

Tái chế


Hình 1.3. Minh họa chuỗi giá trị mở rộng ngành gỗ
Nguồn: Kaplinsky & Morris, 2000
c. Chuỗi giá trị kết hợp
Chuỗi giá trị kết hợp là chuỗi được kết hợp bởi các chuỗi đơn lẻ tại đó các
nhà cung cấp chính có thể tham gia vào việc gia tăng giá trị trong những chuỗi khác
nhau. Chuỗi giá trị của ngành sản xuất giấy và bột giấy, ngành sản xuất đồ gỗ nội
thất và ngành khai thác khoáng sản là những chuỗi đơn lẻ nhưng nguyên liệu được


12

cung cấp cho những ngành sản xuất này đều từ ngành lâm nghiệp. Và vai trò của
từng chuỗi giá trị đơn lẻ là tương đương nhau.
Lâm nghiệp

Bột giấy và
giấy

Xây dựng

Xưởng cưa

Cổ phần
nội địa

Đồ nội thất

Khai thác mỏ

Ngành DIY


Cổ phần
nước ngoài

Hình 1.4. Minh họa chuỗi giá trị kết hợp một số ngành
Nguồn: Kaplinsky & Morris, 2010
Những chuỗi nhỏ trong một chuỗi kế hợp này trong một số trường hợp chỉ
thu hút một lượng khách hàng nhỏ hoặc cũng có khi lượng khách hàng của các
chuỗi này được phân bổ đều nhau. Thị phần mà chuỗi giá trị kết hợp tạo ra tại
những thời điểm khác nhau không giống nhau giữa các chuỗi nhỏ. Sự thay đổi về
chiến lược kinh doanh và công nghệ của một ngành sản xuất nào đó trong chuỗi có
thể làm cho lượng khách hàng hoặc nhà cung cấp của chuỗi nhỏ đó có khả năng
phát triển mạnh trong tương lại. Hơn nữa, thị phần sẽ ảnh hưởng đến vị thế của một
nhà cung cấp nào đó trong chuỗi – những người kiểm soát một loại công nghệ chủ
chốt hoặc nguyên liệu sản xuất.
1.1.2. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu
1.1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu
Chuỗi giá trị có thể diễn ra trong một phạm vi hẹp tại một vùng miền hoặc
trong phạm vi một quốc gia và cũng có thể diễn ra ở phạm vi toàn cầu. Với chuỗi
giá trị diễn ra trên phạm vi toàn cầu, ta gọi là chuỗi giá trị toàn cầu. Khi đó, các mắt
xích tạo nên giá trị cuối cùng của một sản phẩm đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia


13

- lãnh thổ, hoặc một sản phẩm thuần túy ra đời tại một địa phương cụ thể nhưng vẫn
mang giá trị toàn cầu tạo nên các chuỗi giá trị toàn cầu. Nếu xét một cách cụ thể thì
chuỗi quá trình tạo giá trị toàn cầu bao gồm các phân khúc liên tiếp sau: Nghiên cứu
và phát triển; thiết kế sản phẩm, dịch vụ; sản xuất; Marketing và bán hàng; Phân
phối; Dịch vụ khách hàng. Các doanh nghiệp từ nhiều quốc giá trên thế giới sẽ trở

thành những mắt xích quan trọng và có thể chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị .
Morris (2001) đã lập sơ đồ một loạt các hoạt động trong chuỗi giá trị để phân
tích và chỉ ra giá trị gia tăng được tạo ra trong các hoạt động như thế nào. Mô hình
chuỗi giá trị gia tăng được mô tả như sau:

Giá trị gia tăng

R&D

Thiết kế

Sản xuất

Phân phối

Marketing

Hình 1.5. Mô hình chuỗi gá trị gia tăng
Nguồn: Kaplinsky and Morris, 2000

Trong mô hình trên, giá trị gia tăng được tạo ra nhiều nhất ở khâu R&D và
Marketing, khâu thiết kế và phân phối có giá trị gia tăng thấp hơn, khâu thấp nhất là
sản xuất. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trải qua nhiều công đoạn, mỗi
công đoạn góp phần tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm đó. Sự phân công lao
động xã hội càng phức tạp, phạm vi phân công lao động xã hội càng lớn, quá trình
tạo ra sản phẩm càng chi tiết và càng trải rộng ra trên không gian nhiều nền kinh tế.


14


Sự gia tăng thêm giá trị vào sản phẩm cũng vì thế càng nhiều công đoạn hơn. Một
quá trình chế tạo và tiêu thụ sản phẩm như vậy, xét dưới góc độ kinh tế (gia tăng
thêm giá trị), được các nhà kinh tế gọi là “chuỗi giá trị”. Tùy quy mô phân công lao
động xã hội, các phân đoạn tham gia vào quá trình sản xuất một sản phẩm mà chuỗi
giá trị có thể nằm trong một vùng, một nền kinh tế, một khu vực hay thâm trí toàn
cầu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, xu hướng chung là quy trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm hiện nay có quy mô toàn cầu.
Như vậy, mô hình GVC cho phép các công đoạn của chuỗi đặt tại các quốc
gia khác nhau có khả năng đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Trong
GVC, một mặt các Tập đoàn đa quốc gia và xuyên quốc gia thường giữ vai trò then
chốt do tính chất hoạt đồng xuyên biên giới và có khả năng thu hút hợp tác, thương
mại và đầu tư của các Tập đoàn này. Thông qua chuỗi giá trị toàn cầu, các công ty
xuyên quốc gia phối hợp hoạt động trong quá trình sản xuất, nhằm tận dụng lợi thế
so sánh để có được chi phí sản xuất thấp nhất. Mặt khác, nó cho phép các doanh
nghiệp nhỏ và vừa của các nước đang phát triển có thể tham gia vào một số công
đoạn mà mình có lợi thế so sánh, phù hợp với tiềm lực, kỹ năng và kinh nghiệm
cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Đó cũng là một trong những phương thức thích
hợp để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo lập được chỗ đứng trên thị trường thế giới
trong điều kiện toàn cầu hóa và sự bành trướng ngày càng lớn của các Tập đoàn đa
quốc gia và xuyên quốc gia.
Do giá nhân công cũng như các dịch vụ hỗ trợ tại các nước phát triển ngày
càng có xu hướng tăng cao nên xuất hiện xu hướng các Tập đoàn kinh tế lớn của
các nước thường sử dụng nguồn lực bên ngoài chính quốc (outsourcing). Một số
công trình nghiên cứu đã kết luận rằng đối với các nước đang phát triển cách tốt
nhất là phải trở thành một bộ phận của GVC và chỉ như vậy mới có thể đem lại hiệu
quả cao hơn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển
thường chủ động các chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp trở thành một bộ phân của
GVC. Khi đó có thể xây dựng được các chiến lược nhằm khai thác lợi thế cạnh
tranh quốc tế trên nền tảng sử dụng những điều kiện thuận lợi của địa phương hoặc
quốc gia, giảm chi phí, phát triển khoa học công nghệ để doanh nghiệp có thể tham



15

gia ngày càng sâu rộng vài những khâu mang lại giá trị cao trong chuỗi giá trị toàn
cầu.
Đối với phần lớn các nước trên thế giới, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu
mang lại cho họ cơ hội tăng trưởng kinh tế và nâng cao thu nhập. Quá trình toàn cầu
hóa hiện nay đã vươn tới cả các lĩnh vực sản xuất trực tiếp các bộ phận chi tiết được
kết nối và điều phối trên phạm vi toàn cầu, mở ra cơ hội lớn cho các nước kém phát
triển, tạo cơ hội để bước vào kỷ nguyên mới của sự tăng trưởng kinh tế, được thể
hiện không chỉ ở khả năng có thể được mức thu nhập cao hơn, mà còn gia tăng sản
lượng các loại sản phẩm đa dạng với chất lượng cao hơn.
Những nước đi sau trong việc gia nhập thị trường toàn cầu đều gặp khó khăn
chung là tham gia vào một thị trường mà ở đó đã có sẵn những người cung và mối
quan hệ cung-cầu đã được thiết lập. Vậy nên nhiệm vụ quan trọng đầu tiên là phải
tìm được chỗ đứng trên thị trường, giành được thị phần, giữ được thị phần và mở
rộng thị phần. Gia nhập chuỗi là nhiệm vụ quan trọng đối với người chưa tham gia
hay đến sau nhưng nhiệm vụ quan trọng ngay sau khi tham gia phải xác lập vị thế
của mình trong chuỗi, từng bước nâng cấp vị thế trong chuỗi.
Tóm lại, tham gia và chuỗi, nâng cao vị thế trong chuỗi, nhằm vào những
khâu có giá trị gia tăng cao chính là mục tiêu chiến lược của các hãng, các quốc gia
nghiên cứu về chuối giá trị toàn cầu.
1.1.2.2. Phân loại chuỗi giá trị toàn cầu
Căn cứ vào loại công ty nào dẫn dắt, chi phối sự hoạt động của toàn bộ hệ
thống các mắt xích trong chuỗi giá trị, chuỗi giá trị toàn cầu thường được chia làm :
Chuỗi giá trị do nhà sản xuất chi phối; chuỗi giá trị do người mua chi phối; và các
liên kết cụm với sự thống lĩnh của các tập đoàn lớn.
a.


Chuỗi giá trị do nhà sản xuất chi phối (Người bán sản phẩm cho các
công ty phân phối)

Các công ty có quy mô lớn như các công ty xuyên quốc gia (TNCs), các
công ty đa quốc gia (MNCs) đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi giá trị do nhà sản


16

xuất chi phối và điều phối mạng lưới sản xuất phối hợp (bao gồm các liên kết
thượng nguồn và hạ nguồn của chúng).
Trong chuỗi giá trị do nhà sản xuất chi phối, thường là các nhà chế tạo lớn,
có uy tín, đóng vai trò trung tâm trong việc kết nối, điều phối toàn bộ mạng lưới sản
xuất. Đây chính là điểm đặc trưng của các ngành có hàm lượng vốn và công nghệ
cao như sản xuất ô tô, máy bay, máy tính điện tử, linh kiện bán dẫn và các sản phẩm
cơ khí chế tạo. Chuỗi giá trị được dẫn dắt bởi nhà sản xuất có mạng lưới rộng lớn
các chi nhành (công xưởng), các nhà bán lẻ, các mô hình này cũng rất phổ biến đối
với các nước công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu, phát triển các lĩnh vực
công nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu dùng sử dụng nhiều lao động như dệt may, đồ
chơi, hàng thủ công và đồ điện dân dụng. Một mạng lưới rộng khắp các nhà thầu
phụ ở các nước đang phát triển tham gia lắp ráp, hoàn chỉnh sản phẩm cho các nhà
sản xuất chính ở nước ngoài.
b.

Chuỗi giá trị do người mua chi phối (người mua sản phẩm của các

nhà sản xuất để phân phối ra thị trường)
Chuỗi giá trị do người mua chi phối phù hợp với các ngành công nghiệp
trong đó các tập đoàn bán lẻ và tiếp thị lớn, các nhà sản xuất đóng vai trò quan
trọng trong việc thiết lập mạng lưới sản xuất phi tập trung tại nhiều nước xuất khẩu

khác nhau, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Mô hình này đang bắt đầu phổ biến
trong các ngành lao động chuyên sâu, công nghiệp hàng tiêu dùng như dệt may,
giày dép, đồ chơi, đồ gia dụng, điện tử gia dụng, thủ công mỹ nghệ. Sản xuất thông
thường được thực hiện bởi mạng lưới phân tầng thông qua các nhà thầu phụ đảm
nhận khâu hoàn thiện sản phẩm cho những người mua nước ngoài. Họ phải cam kết
sản xuất theo thiết kế, yêu cầu kỹ thuật của các hãng bán lẻ, các nhà sản xuất gián
tiếp lớn trên thế giới.
Mô hình chuỗi giá trị do người mua chi phối đặc biệt phát triển mạnh trong
thời gian gần đây, gắn với sự phát triển của kinh tế dịch vụ và được hỗ trợ về mặt
kỹ thuật của công nghệ điện tử. Những ví dụ điển hình cho mô hình chuỗi giá trị
được dẫn dắt bởi nhà bán hàng là các hãng bán lẽ nổi tiếng nhứ Wal-Mart, Sears và
IC Penney, các công ty kinh doanh đồ thể thao và tạp phẩm như Nike hay Reebook,


17

các hãng định hướng quảng cáo thời trang hay chuyên thiết kế như Lize Claiborne,
Gap và The Limited Inc,…Đặc điểm chung của mô hình chuỗi giá trị được dẫn dắt
bởi nhà bán hàng là “những nhà chế tạo không có công xưởng”, sản phẩm vật chất
của họ chủ yếu là các mẫu thiết kế.
Bảng 1.1: So sánh chuỗi giá trị do người bán và người mua chi phối
Các tiêu chí

Chuỗi do người bán chi

Chuỗi do người mua chi

phối

phối


Hoạt động chi phối

Sản xuất công nghiệp

Thương mại

Năng lực cốt lõi

Nghiên cứu và phát triển,

Thiết kế, Marketing

Sản xuất
Rào cản gia nhập

Lợi thế kinh tế theo quy mô

Lợi thế kinh tế đặc thù

Ngành hàng

Hàng tiêu dùng lâu bền, sản

Hàng tiêu dùng không lâu

phẩm cấp trung, tư bản phẩm bền
Các ngành điển hình

Điện thoại, máy tính, máy

bay

Chủ thể sở hữu các công

Các công ty xuyên quốc gia

Hàng may mặc, giày dép,
đồ chơi
Các công ty nội địa, chủ
yếu ở các nước đang phát

ty sản xuất

triển
Những liên kết hệ thống Đầu tư

Thương mại

chính
Kết cấu hệ thống

Theo chiều dọc

Theo chiều ngang

Nguồn: Gereffi, 2011
Không giống với mô hình chuỗi giá trị do các nhà sản xuất dẫn dắt, nơi mà
lợi nhuận thu được chủ yếu từ quy mô sản xuất, khối lượng hàng hóa bán ra và công
nghệ tiên tiến; trong mô hình chuỗi giá trị được dẫn dắt bởi người mua, lợi nhuận
thu được chủ yếu nhờ sự liên kết của những khâu có giá trị gia tăng cao như nghiên

cứu, thiết kế, bán hàng, marketing và dịch vụ tài chính. Các nhà bán lẻ, thiết kế,
nghiên cứu thị trường hoạt động như những nhà chiến lược nhằm liên kết các nhà
sản xuất, các công xưởng, các nhà kinh doanh thương mại trên khắp thế giới đối với


18

các loại sản phẩm họ cần để cung cấp cho thị trường. Lợi nhuận thường tập trung
lớn nhất ở những khâu có khả năng hạn chế những người mới gia nhập thị trường
trên toàn chuỗi.
Người bán hàng chính là người mua hàng của những nhà sản xuất, do đó
chuỗi giá trị do người mua chi phối là phần mở rộng của toàn cầu hóa. Là kết quả
của quá trình tự do hóa thương mại và bãi bỏ quy định về thị trường lao động, mô
hình này cũng phản ánh sự thay đổi quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ toàn cầu, với
những người mua lớn ngày càng tăng ưu thế trong các hoạt động kinh tế thông qua
sự điều hành chuỗi và việc chắt lọc các lợi ích kinh tế.
c. Chuỗi liên kết theo mô hình cụm
Mô hình cụm công nghiệp là sự hội tụ các hoạt động có liên quan hoặc liên
kết với nhau gồm các ngành công nghiệp, các nhà cung cấp, các dịch vụ hỗ trợ thiết
yếu, cơ sở hạ tầng và những điều kiện cần thiết khác. Đây chính là sự hội tụ của rất
nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cũng như cơ sở hạ tầng cần thiết cho các
hoạt động công nghiệp. Các khu chế xuất, khu công nghiệp hay khu kinh tế mở là
những dạng điển hình cho mô hình liên kết theo cụm…Liên kết theo cụm phản hánh
sự liên kết mang tính mạng lưới nhất, ở đây bao gồm cả các liên kết dọc và các liên
kết ngang (liên kết chức năng).
Trên thực tế, sự phân biệt các chuỗi giá trị toàn cầu theo ba hình thức trên chỉ
mang tính tương đối. Bởi vì trong bối cảnh ngày nay, toàn cầu hóa và quốc tế hóa
đã trở lên sâu sắc hơn bao giờ hết. Các TNCs khổng lồ đã thay đổi khá lớn, thuê
ngoài (outsourcing) nhiều hoạt động và phát triển các liên minh chiến lược với cả
đối thủ cạnh traanh. TNCs trở nên ít nhất thể hóa theo chiều dọc hơn nhưng lại có

xu hướng liên kết theo kiểu mạng lưới hơn. Mức độ toàn cầu hóa sâu sắc hơn với
việc ứng dụng nhiều hơn công nghệ thông tin trong những lĩnh vực như thiết kế, chế
tạo, dịch vụ mua bán, điều phối chuỗi cung ứng...đã tạo ra nhiều khả năng liên kết
mới hấp dẫn hơn. Đối với các hãng, việc tăng cường liên kết modun giữa người
mua và nhà cung ứng đã được thực hiện trong cả mạng do người mua chi phối và
mạng do nhà sản xuất chi phối


×