Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu thích nghi với chức năng của cây gấc (momordica cochinchinensis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 51 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
----------

NGUYỄN THỊ HƢƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ CẤU TẠO
GIẢI PHẪU THÍCH NGHI VỚI CHỨC NĂNG CỦA
CÂY GẤC(MOMORDICA COCHINCHINENSIS)

khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Chuyên ngành: Thực vật học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. ĐỖ THỊ LAN HƢƠNG

Hµ néi – 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Nhiệm vụ của đề tài ........................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 3
5. Bố cục luận văn .................................................................................................. 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
1. Nghiên cứu hình thái giải phẫu thực vật trên thế giới ..................................... 4
2. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật ở Việt Nam ..................................... 6
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VÀ PHƢƠNG PHÁP


NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 9
1. Đối tƣợng nghiêm cứu ....................................................................................... 9
2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 9
3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 9
4.1. Phương pháp xác định tỉ lệ hạt nảy mầm ....................................................... 9
4.2 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ...................................................... 10
4.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ....................................... 10
4.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................................... 12
Chƣơng 3. . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 14
1. Đặc điểm hình thái cây gấc.............................................................................. 14
2.Khả năng nhân giống của gấc .......................................................................... 15
3. Khả năng sinh trƣởng của loài gấc mọc từ hạt ............................................. 19
I. Rễ cây ............................................................................................................... 20
1. Rễ cây ............................................................................................................... 20
2. Hình thái của rễ ............................................................................................... 20
3. Cấu tạo sơ cấp của rễ....................................................................................... 22
4. Cấu tạo thứ cấp rễ gấc ..................................................................................... 23


II. THÂN CÂY .................................................................................................... 25
1. Thân ................................................................................................................. 25
2. Hình thái .......................................................................................................... 26
3. Giải phẫu thân cây gấc .................................................................................... 29
3.1. Cấu tạo sơ cấp thân cây .............................................................................. 29
3.2. Cấu tạo thứ cấp của thân............................................................................. 31
III. Lá cây ............................................................................................................ 33
1. Hình thái lá cây gấc ......................................................................................... 33
2. Cấu tạo giải phẫu lá ......................................................................................... 34
IV. QUẢ ............................................................................................................... 37

1. Thời kỳ quả xanh ............................................................................................. 39
2. Thời kỳ quả chín .............................................................................................. 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 41
1. Hình thái cấu tạo giải phẫu ............................................................................. 41
2. Chỉ tiêu sinh trƣởng......................................................................................... 41
3. Đề nghị ............................................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 43


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đỗ Thị Lan
Hương đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo phòng thí
nghiệm thực vật cùng các thầy cô giáo trong tổ Thực vật, khoa Sinh
–KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ em trong quá trình làm
luận văn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hương


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn
của Tiến sỹ Đỗ Thị Lan Hương.
Tôi xin cam đoan:
- Đây là kết quả của tôi nghiên cứu.
- Kết quả này không trùng với kết quả nghiên cứu của bất kỳ
tác giả nào đã được công bố.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Sinh viên

Nguyễn Thị Hương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Thí nghiệm

: TN

Đối chứng

: ĐC


DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 1. Hình thái rễ cây gấc
Ảnh 2. Rễ cây gấc ở các ô thí nghiệm: a.che sáng 25%, b.che sáng 50%
Ảnh 3. Cấu tạo sơ cấp của rễ cây gấc
Ảnh 4. Cấu tạo thứ cấp của rễ cây gấc
Ảnh 5. Hình thái thân cây gấc
Ảnh 6. Cấu tạo một phần bó dẫn thân gấc
Ảnh 7. Cấu tạo sơ cấp thân cây gấc
Ảnh 8. Cấu tạo thứ cấp thân cây gấc
Ảnh 9. Lá cây gấc ở các ô thí nghiệm: a. che sáng 50%, b. che sáng 25%
Ảnh 10. Cấu tạo giải phẫu phiến lá gấc
Ảnh 11. Cấu tạo giải phẫu gân chính lá gấc

Ảnh 12. Cấu tạo giải phẫu cuống lá gấc
Ảnh 13. Hình thái quả gấc
Ảnh 14. Cấu tạo giải phẫu vỏ quả gấc thời kỳ quả xanh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Kết quả thí nghiệm đợt 1
Bảng 2.Kết quả thí nghiệm đợt 2
Bảng 3.Kết quả thí nghiệm đợt 3
Bảng 4.Thời gian mọc chồi/ thời gian sống của cành giâm
Bảng 5. Khả năng sinh trưởng của loài gấc mọc từ hạt
Bảng 6. Ảnh hưởng của việc che sáng và tưới nước đến chiều dài rễ chính, rễ
bên của cây gấc
Bảng 7.Ảnh hưởng của việc che sáng khác nhau tới chiều cao cây gấc
Bảng 8. Ảnh hưởng của việc tưới nước khác nhau tới chiều cao cây gấc


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cây gấc (Momordica cochinchinensis) thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae)
là một trong những loài cây được dùng làm thuốc trong dân gian từ lâu. Cây
gấc là một trong những cây đã được trồng từ lâu ở Việt Nam có vị trí quan
trọng trong nếp sống truyền thống của người Việt cũng như giá trị dinh dưỡng
to lớn của gấc đối với sức khỏe con người.
Cây gấc được trồng khắp nơi ở Việt Nam, ngoài ra còn có ở Ấn Độ,
Trung Quốc, Thái Lan, Malaxia và nhiều nước khác. Cây gấc thuộc dạng dây
leo thân thảo sống nhiều năm, vươn lên tới tầng cây cao, gặp dải dác trong
rừng thứ sinh, các khe núi, ven đường, thường được trồng để lấy quả.
Cây gấc sống nhiều năm, leo nhờ tua cuốn ở nách lá. Lá mọc so le, phiến
xẻ 3 – 5 thùy sâu. Hoa mọc riêng rẽ ở nách lá, hoa đực có lá bắc to, tràng hoa

màu vàng. Hoa cái có lá bắc nhỏ. Quả to có nhiều gai, khi chín có màu gạch
đến đỏ thẫm, hạt dẹt cứng màu đen.
Gấc vừa là một loại cây được dùng làm thuốc, vừa là một loại cây thực
phẩm đặc biệt của Việt Nam. Có khoảng 45 loài thuộc chi momordica trên thế
giới phân bố ở các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, thịt gấc được sử dụng chủ
yếu để nấu xôi gọi là xôi gấc. Lá gấc non thái chỉ được dùng như một loại gia
vị không thể thiếu trong món củ niễng sào rươi, một món ăn đặc biệt ở miền
Bắc. Gần đây, quả gấc bắt đầu tiếp thị ra ngoài khu vực Châu Á dưới dạng
nước ép trái cây bổ dưỡng, dầu gấc có chứa hàm lượng tương đối cao các
dinh dưỡng thực vật.
Ngoài việc sử dụng trong ẩm thực, gấc còn được sử dụng để hỗ trợ điều
trị bệnh khô mắt giúp tăng cường thị lực do nó là nguồn khá tốt để bổ sung
Vitamin A dưới dạng carotein.
1


Quả gấc có rất nhiều tác dụng như: bổ sung vitamin giúp đôi mắt sáng đẹp,
công dụng làm đẹp chống lão hóa da, giúp da mịn màng tươi trẻ phòng chống
ung thư, tác dụng tốt đối với hệ tim mạch, nhuận tràng tốt cho hệ tiêu hóa nâng
cao sức đề kháng của cơ thể, hạt gấc dùng để làm thuốc trong dân gian.
Tóm lại, gấc là một thực phẩm – thuốc độc đáo ở Việt Nam. Việc trồng
gấc và sử dụng các chế phẩm của nó sẽ góp phần phòng và điều trị bệnh thiếu
vitaminA ở trẻ em đã tạo được nguồn thực phẩm có chứa các chất chống oxy
hóa làm cho người già khỏe mạnh tăng sức đề kháng của cơ thể giúp con người
khỏe đẹp.
Hiện nay do nhu cầu sử dụng cây gấc đang bị khai thác kiệt quệ. Ở một
số vùng, người dân đã tiến hành ươm trồng cây thuốc này theo kinh nghiệm
chăm bón và nhân giống trong dân gian. Do vậy chất lượng và năng suất thu
hoạch của cây gấc không được đảm bảo.
Mặc dù cây gấc được biết đến từ lâu, nhưng cho đến nay có ít nghiên

cứu khoa học về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây thuốc này. Để
giúp cho sự bảo tồn nguồn gen quý và tăng năng suất cũng như mở rộng
phạm vi trồng giống cây này, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình
thái và cấu tạo giải phẫu thích nghi với chức năng của cây gấc
(Momordica cochinchinensis)”
2. Nhiệm vụ của đề tài
- Thu nhập dẫn liệu về các chỉ tiêu giải phẫu.
- Làm quen và nắm các phương pháp nghiên cứu về hình thái giải phẫu
cơ quan sinh dưỡng của thực vật
- Trên cơ sở các số liệu thu thập được, rút ra một số nhận xét về mối
quan hệ giữa cấu tạo và chức năng sống với môi trường.

2


Nghiên cứu giải phẫu cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá, quả của cây gấc
nhằm rút ra những đặc điểm cấu tạo và đặc điểm thích nghi chung của chúng
với môi trường.
3. Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu các đặc điểm hình thái cây gấc.
+ Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo giải phẫu rễ, thân, lá và quả của cây gấc.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện môi trường (ánh sáng,
nước tưới) đến sinh trưởng của cây gấc.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Bổ sung thêm kiến thức về hình thái, giải phẫu của một số loài thực
vật thân leo.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Ứng dụng kết quả đạt được làm phong phú thêm dẫn liệu về hình thái,
giải phẫu thích nghi khi giảng dạy bộ môn “hình thái giải phẫu thực vật”,

“sinh lí học thực vật”, “Sinh thái học”... trong trường phổ thông, Cao đẳng
và Đại học.
5. Bố cục luận văn

Gồm 43 trang, 14 ảnh, 8 bảng được chia thành các phần chính như
sau: phần I (Mở đầu: 3 trang), phần II (Tổng quan tài liệu: 4 trang), phần III
(Đối tượng, địa điểm, thời gian, phương pháp nghiên cứu: 5 trang), phần IV
(Kết quả nghiên cứu và biện luận: 25 trang), phần V (Kết luận và ý kiến đề
xuất: 2 trang), tài liệu tham khảo: 1 trang.

3


Chƣơng 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1. Nghiên cứu hình thái giải phẫu thực vật trên thế giới
Thực vật có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người
cũng như các sinh vật khác trên trái đất. Xã hội loài người khi mới hình thành
đã tiếp xúc với giới thực vật phong phú xung quanh để phục vụ nhu cầu về
cái ăn, cái ở của mình. Xã hội càng phát triển, con người càng có thêm những
hiểu biết về tầm quan trọng của thực vật đối với sự tồn vong của sinh giới.
Takhtajan (1971) đã hệ thống hóa nguồn gốc, sự tiến hóa của cơ quan, các
mô thực vật hạt kín trong cuốn “Những nguyên lý tiến hóa của thực vật hạt
kín”.Nghiên cứu hình thái giải phẫu thực vật từ xưa đến nay rất đa dạng và
phong phú. Các tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu của các cơ quan trong cây.
Cách đây 2300 năm, Theophrastus (371-288 trước công nguyên) là
người sáng lập môn Thực vật học. Ông nghiên cứu về hình thái giải phẫu cơ
thể thực vật và các dẫn liệu trình bày trong tác phẩm “Lịch sử thực vật”,
“Nghiên cứu về cây cỏ”. Trong tác phẩm này, ông có đề cập đến sự thích nghi

của cây cỏ với môi trường sống, các đặc điểm khác nhau của thực vật khi
sống trong môi trường khác biệt, ví dụ cây trường sinh, cây rụng lá, cây sống
trong nước. Ông đã chia cây thành các bộ phận rễ, thân, lá, hoa, quả, ông
cũng chú ý đến sự tạo thành vòng hàng năm của gỗ.
Vào thế kỷ XVII, sau phát minh kính hiển vi, Robert Hooke (1635-1722)
đã sử dụng kính hiển vi đầu tiên có độ phóng đại 30 lần để quan sát lát cắt
thực vật. Ông đã mở đầu cho một giai đoạn mới nghiên cứu cấu trúc tế bào và
các công trình khác đã dẫn tới sự ra đời của “Học thuyết tế bào” (1838).
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật hiển vi quang học mà một khoa học
mới hình thành, nghiên cứu cấu tạo bên trong cơ thể thực vật, đó là giải phẫu
thực vật. Sau R.Hooke, vào những năm 70 của thế kỷ XVII, nhà động vật học
4


người Ý - Malpighi và nhà thực vật người Anh - Grew đã công bố nhiều công
trình giải phẫu về tổ chức học (mô học), vì vậy có thể xem Malpighi và Grew
là những người đặt nền móng nghiên cứu giải phẫu thực vật ngày nay.
Sau khi học thuyết tế bào ra đời thì tế bào học bắt đầu phát triển nhanh
chóng. Remark (1841) khám phá phân bào không tơ, De Flimming (18981880) nghiên cứu phân bào giảm phân ở động vật, Strasbuger tìm thấy phân
bào gián phân ở thực vật, E. Van Beneden (1887) khám phá sự giảm phân,
Waldeyer (1990) nghiên cứu thể nhiễm sắc, Hertwing (1875) nghiên cứu sự
thụ tinh, Van Beneden, Boveri (1876) tìm thấy trung thể, Altman (1884)
khám phá ty thể và bộ máy golgi (1989)...
Học thuyết tế bào ra đời thúc dẩy nhiều bộ môn học mới ra đời như
hình thái học, giải phẫu học, tế bào học, di truyền học, sinh lý học, sinh hóa
học. Từ đó các nhà khoa học đã đi sâu tìm mối liên quan giữa cấu tạo và chức
năng. Ngay từ năm 1874 Svendener đã chú ý đến việc áp dụng nguyên tắc,
nghiên cứu giải phẫu trên quan điểm chức năng sinh lý. Sau 10 năm,
G.Habeclan phát triển đầy đủ hướng này trong cuốn sách “Giải phẫu, sinh lý
thực vật”.

Giữa thế kỉ XIX, công trình nghiên cứu về thực vật có hạt của
Hoffmeister đã xóa bỏ ngăn cách giữa thực vật Hạt trần và thực vật Hạt kín.
Ông đã xác định được quy luật chung cho thực vật trong chu trình sống dưới
sự xen kẽ thế hệ giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính, góp phần quan
trọng trong việc giải thích sự tiến hóa của giới thực vật.
Năm 1877, De Barry cho xuất bản cuốn “Giải phẫu so sánh các cơ quan
sinh dưỡng”, trong đó phân biệt các mô, túi tiết, mạch, ống nhựa mủ,...
Càng về sau này tác giả càng đi sâu nghiên cứu cấu tạo chi tiết của các
loài cụ thể. Katherien Esau trong cuốn “Giải phẫu thực vật” đã mô tả cấu tạo
giải phẫu cơ quan dinh dưỡng và sinh sản của một số loài thân leo thuộc lớp
5


Hai lá mầm như: Mộc hương, Bí ngô, Nho trồng,...Qua nghiên cứu cấu tạo
giải phẫu rễ một số loài bà đã chứng minh cấu tạo giải phẫu liên quan đến
chức năng của rễ hấp thụ, rễ dự trữ.
2. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật ở Việt Nam
Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa luôn biến động làm cho thực vật
ở nước ta đa dạng về số lượng cũng như thành phần loài. Vì vậy những kiến
thức về thực vật khá phong phú.
Năm 1980, Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản giáo trình Hình thái giải
phẫu thực vật của nhóm tác giả Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn
Tề Chỉnh cùng một số giáo trình khác như: Hình thái học thực vật của nguyễn
Bá,... đều mô tả hình thái giải phẫu chung của các cơ quan sinh dưỡng, chưa
đi sâu vào đối tượng loài cụ thể.
Việt Nam có hệ thực vật đa dạng, từ lâu trong nhân dân cũng đã có
những kiến thức về Thực vật học khá phong phú. Lê Quý Đôn (thế kỷ XVI)
trong bộ “Vân đài loại ngữ” đã mô tả khá chi tiết một số loài cây. Sau Lê Quý
Đôn, Nguyễn Trứ (đời Lê) đã đi sâu hơn về thực vật trong cuốn “Việt Nam thực vật
học”.

Những năm gần đây việc nghiên cứu và giảng dạy hình thái giải phẫu
được chú ý ở các trường phổ thông và đại học. Nhiều cuốn sách của tác giả
trong nước đã được xuất bản phục vụ cho việc học tập nghiên cứu như: “Hình
thái và giải phẫu thực vật” của các tác giả Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên
Hồng, Nguyễn Tề Chỉnh, “Hình thái học thực vật” của Nguyễn Bá, “Thực
vật học” của Cao Thúy Chung....
Phan Nguyên Hồng (1970) mô tả hình thái và cấu tạo giải phẫu một số
cơ quan của các loài cây ngập mặn theo hướng thích nghi.
Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Tề Chỉnh (1980) và Hoàng
Thị Sản, Nguyễn Văn Ba (1998) đều đề cập đến đặc điểm cấu tạo và sự phát
6


triển chung của cơ thể thực vật, đồng thời cũng đưa ra nhiều dẫn liệu về hình
thái và giải phẫu thích nghi của loài.
Nguyễn Thị Hồng Liên (1999) trong luận văn cao học: “Cấu tạo giải
phẫu thích nghi cơ quan sinh sản của cây Trang” đã tìm ra đặc điểm thích
nghi sinh sản của một số loài cây họ Đước trong điều kiện bãi lầy ngập mặn.
Lê Xuân Tuấn(1999) nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và giải
phẫu ở loài Bần chua, Trang, Tra làm chiếu, tác giả đã mô tả đặc điểm chung
của thân cây hai lá mầm và chỉ ra một số sai khác.
Phan Thị Bích Hà(2002) nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu khả năng chuyển
cây dừa nước từ Miền Nam ra trồng trên một số vùng rừng ngập mặn ở Miền
Bắc” tác giả đã chỉ ra được một số đặc điểm cấu trúc thích nghi với điều kiện
chịu hạn, chịu nhiều tác động cơ học nên lá cứng, dòn, và các nghiên cứu về
cấu tạo giải phẫu rễ, thân và lá của cây Dừa nước ở các vùng khác nhau.
Ngoài các nghiên cứu của các tác giả trên, các nghiên cứu về hình thái
giải phẫu thích nghi phù hợp với chức năng của các cơ quan dinh dưỡng bước
đầu cũng đã được nghiên cứu một cách cụ thể như: Đỗ Thị Lan Hương (2004)
nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu thích nghi với chức năng

của một số cây trong 3 họ Bầu bí, Củ nâu và Khoai nang; tác giả Nguyễn
Chung Hà (2007) nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu một số loài họ Ráy
trong một số môi trường khác nhau; tác giả Nguyễn Văn Quyền (2008)
nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi và sinh lý của một số loài
thuộc họ Cau.
Đỗ Thị Lan Hương(2012) trong luận án tiến sĩ “ Nghiên cứu đặc điểm
hình thái và cấu tạo giải phẫu của một số loại cây dây leo thuộc miền bắc
Việt Nam” đã tìm ra những đặc điểm thích nghi của một số loài cây họ Bầu bí
trong điều kiện khác nhau.

7


Nhìn chung các công trình nghiên cứu hình thái, giải phẫu thích nghi phù
hợp với chức năng bước đầu đã được nghiên cứu một cách cụ thể.

8


Chƣơng 2.
ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN,
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tƣợng nghiêm cứu
- Nghiên cứu rễ, thân, lá, hạt, quả của cây gấc
2. Địa điểm nghiên cứu
- Thu mẫu tại ruộng của nhân dân Yên Mỹ- Xuân Hòa
- Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm thực vật học Khoa sinh - KTNN
trường ĐHSP Hà Nội 2
3. Thời gian nghiên cứu

Tháng 4-2012 đến tháng 5-2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp xác định tỉ lệ hạt nảy mầm
Tỷ lệ nảy mầm của hạt được xác định theo công thức:
Số hạt nảy mầm
Tỷ lệ hạt nảy mầm (%) =

Tổng số hạt đem gieo

x 100%

Tỷ lệ này theo dõi từ khi hạt gieo.
Kỹ thuật gieo ươm bằng hạt theo kinh nghiệm của người dân: Thu hái
quả chín, đãi sạch phần thịt quả lấy hạt ngâm trong nước ấm 350 - 400 trong 89 giờ, vớt hạt ra hong khô rồi ủ hạt trong vải thô. Hàng ngày, lấy hạt ra rửa
sạch bằng nước ấm rồi hong khô hạt, tiếp tục ủ trong vải khô. Khoảng 12 - 15
ngày hạt nứt nanh (thò mấm trắng) ra thì đem hạt gieo trên đất đã làm nhỏ, có
đánh luống. Khi cây cao 3 - 5cm đem cấy vào bầu, làm giàn che cho cây con.
Sau 3 - 4 tháng cây con cao 30 - 40cm thì đem trồng.
Theo kinh nghiệm của người dân khi gieo ươm hạt gấc thì tỷ lệ nảy mầm
của hạt ở nhiệt độ 25 - 300C là 80%, ở nhiệt độ 200C là 45 - 50%.
9


4.2 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
* Phương pháp đo tăng trưởng chiều cao.
Để xác định tăng trưởng đường kính của cây, tôi dùng thước kéo (độ
chính xác 0,1mm) đo tại vị trí sát gốc thân cây chính. Chiều cao chồi của cây
được đo bằng thước dây từ vị trí xuất phát của chồi sát thân cây chính của
ngọn chồi. Chiều cao của thân cây được đo 30 ngày/1lần.
*Thu mẫu:

+ Tiến hành thu thập mẫu ở ruộng của nhân dân Yên Mỹ - Xuân Hòa.
+ Quan sát mô tả, chụp ảnh về tình thái chung của cây gấc.
* Ngâm mẫu:
+ Chọn mẫu kích thước trung bình.
+ Xử lí sơ bộ, rửa sạch bùn đất sau đó để ráo nước.
+ Ngâm mẫu vào dung dịch cồn 30- 40% để giữ mẫu.
* Xác định số lá sinh ra, số lá rụng và số lá trên cây
Đếm số lá trên cây và số lá rụng cùng thời gian đo tăng trưởng chiều
cao cây. Số lượng lá rụng được xác định bằng các vết lá trên cây. Số lượng lá
sinh ra là tổng của số lá trên cây và số lá rụng.
4.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
4.3.1. Phương pháp cắt mẫu bằng dao lam
4.3.2 Phương pháp làm tiêu bản
Chúng tôi tiến hành nhuộm kép với thuốc nhuộm xanh metylen, carmine.
Quy trình nhuộm như sau:
+ Bước 1: Lát cắt được ngâm vào dung dịch nước javen trong 15 - 30 phút để
tẩy sạch nội chất của tế bào.
+ Bước 2: Rửa sạch javen bằng nước cất.
+ Bước 3: Ngâm mẫu bằng dung dịch axit axetic để tẩy sạch javen còn dính
lại (nếu không javen sẽ làm mất màu của thuốc nhuộm).
10


+ Bước 4: Rửa sạch axit axetic bằng nước cất (rửa 2 -3 lần).
+ Bước 5: Nhuộm đỏ mẫu bằng dung dịch carmine trong khoảng thời gian 20
- 30 phút.
+ Bước 6: Rửalại mẫu trong nước cất.
+ Bước 7: Nhuộm trong dung dịch xanh metylen loãng khoảng 1 - 2 phút.
+ Bước 8: Rửa sạch mẫu bằng dung dịch glyxerin
Chú ý: Nếu cần giữ mẫu đã nhuộm trong thời gian dài thì có thể tăng

thời gian nhuộm lên gấp đôi sau đó rửa lại bằng nước cất và bảo quản trong
dung dịch glyxerin.
Chúng tôi sử dụng phương pháp đo trực tiếp bằng kính hiển vi soi nổi
chụp ảnh kỹ thuật số kết nối trực tiếp với máy vi tính qua phần mềm chuyên
dụng.
4.3.2.1. Giải phẫu rễ
Cắt ngang đoạn rễ (bánh tẻ) các lát cắt được đem nhuộm kép để quan sát
4.3.2.2. Giải phẫu thân
Cắt ngang những đoạn giữa thân (bánh tẻ) các lát cắt chọn được đem nhuộm
kép để quan sát.
4.3.2.3. Giải phẫu lá
Chọn những lá bánh tẻ, xác định phần để cắt, dùng dao lam cắt đệm trên
cà rốt. Chọn những lát thật mỏng sau đó đem nhuộm kép rồi quan sát.
Cách lấy biểu bì: Bóc lá dùng dao sắc gợt nhẹ lớp biểu bì mặt trên hoặc
mặt dưới của lá.
Tuy nhiên, việc lấy biểu bì lá không phải lúc nào cũng thực hiện đươc dễ
dàng. Nếu muốn lấy biểu bì trên ở mặt trên (mặt dưới) sau đó cạo dần bỏ phần
thịt lá đến khi còn lớp trong suốt lá được.
4.3.3. Phương pháp sử lí số liệu
Các thông số liệu thu được sử lý thống kê gồm các tham số
11


* Số trung bình  X 

X : giá trị trung bình
X i : các biến số

n: dung lượng mẫu (n = 30).
* Độ lệch chuẩn

S

n



X  X 

2

i

n

i 1

* Sai số trung bình
m


n

4.3.4. Phương pháp quan sát biểu bì lá
- Bóc biểu bì lá để quan sát cấu tạo hiển vi, đun mẫu lá (1cm2) trong
dung dịch HNO3 loãng thời gian 1 - 2 phút, cho đến khi lá có màu vàng và có
nhiều bọt khí trên bề mặt thì dừng lại.
- Lấy mẫu lá ra rửa sạch bằng nước.
- Đưa mẫu lá vào đĩa đồng hồ đựng nước cất.
- Dùng kim mũi mác tách 2 lớp biểu bì (trên và dưới) ra.
- Dùng đầu bút lông đánh nhẹ trên bề mặt (mặt trong của biểu bì) mẫu đã

tách để rửa sạch phần thịt lá.
- Nhuộm mẫu bằng dung dịch xanh metylen từ 30 giây đến 1 phút.
- Lấy mẫu ra rửa sạch bằng nước cất.
- Đặt lên lam kính, tiến hành quan sát.
4.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Tiến hành bố trí thí nghiệm tại vườn thực nghiệm trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2.
Cách tiến hành:

12


Lấy cây gấc đã được gieo từ hạt, ươm trồng trong bầu đất từ 3 - 4 tháng
tuổi, có chiều cao 25 - 30cm, trồng vào 7 ô thí nghiệm (TN) mỗi ô một chậu,
trong đó:
+ Ba ô đầu: bố trí trồng trong chế độ ánh sáng khác nhau với chế độ
tưới nước cho cây như nhau bằng cách sử dụng lưới che ở các mức độ che
sáng 25%(ô TN I); 50% (ô TN II); 100% (ô TN III).
+ Ba ô tiếp theo: sử dụng chế độ tưới nước khác nhau ở các mức độ
0,25lít/m2/ngày đêm (ô TN IV); 0,5lít/m2/ngày đêm (ô TN V); 1lít/m2/ngày
đêm (ô TN VI);
+ Một ô đối chứng (ô TN VII)
Trên cơ sở đó, tiến hành đo các chỉ số về tốc độ sinh trưởng, hình
dạng kích thước lá, kích thước cây với thời gian 30 ngày/1 lần.
Từ đó rút ra nhận xét ảnh hưởng của các chế độ ánh sáng và tưới nước
khác nhau tới sinh trưởng của cây.

13



Chƣơng 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Đặc điểm hình thái cây gấc
Gấc là một loại cây sống nhiều năm, leo nhờ tua cuốn ở nách lá, mỗi
năm khô héo một lần nhưng năm sau vào mùa xuân từ gốc lại mọc ra nhiều
thân mới. Mỗi gốc có nhiều dây, mỗi dây có nhiều đốt.
Lá mọc so le chia thùy khá sâu tới 1/3 hay 1/2 phiến. Đường kính phiến
lá 12-20cm,phía đáy hình tim mặt trên màu xanh lục sẫm sờ ram ráp. Hoa
mọc riêng rẽ ở nách lá. Hoa đực, hoa cái riêng biệt, nở vào các tháng 4-5.
Cánh hoa màu vàng nhạt. Quả to,có nhiều gai, khi chín có màu gạch đỏ đến
đỏ thẫm. Tháng 6 có quả non hình bầu dục dài 15-20cm, ngoài có nhiều gai
mềm đẹp. Trong quả có nhiều hạt xếp thành hàng dọc, quanh hạt có màng
màu đỏ,khi bóc màng đỏ thấy có một lớp vỏ cứng đen quanh mép có răng cưa
tù và rộng. Hạt dài 25-30mm, rộng 19-30mm, dày 5-10mm
*Phân bố
Trồng khắp nơi ở Việt Nam. Ngoài ra còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc,
Malaixia và nhiều nước khác nữa.
* Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, khe núi, ven đường. Cây ưa đất tơi
xốp,cao ráo nhiều mùn, ẩm mát. Trồng bằng hạt hay dâm cành vào tháng 2-3
âm lịch. Thu hoạch quả vào tháng 9-12 đến hết tháng 1-2 năm sau.

14


.
*Công dụng:
Nhân hạt gấc: Hạt gấc chỉ mới thấy dùng trong nhân dân,chưa có cơ sở
nghiên cứu khoa học.Theo các sách cổ, hạt gấc có vị đắng hơi ngọt,tính

ôn,hơi độc có tác dụng chữa mụn nhọt, sưng tấy dùng trong những trường
hợp ngã bị thương, sung độc, phụ nữ bị sưng vú.
Dầu gấc: được sử dụng từ 1942. Dùng trong những trường hợp cần đến
vitamin A hay caroten:bệnh chậm lớn ở trẻ em, các bệnh về mắt (khô mắt,
quáng gà) chữa các vết loét làm cho mau lên da non trong những vết bỏng vết thương.
Rễ gấc: sao vàng, tán nhỏ dùng chữa tê thấp sưng tay chân.
2.Khả năng nhân giống của gấc
a. Khả năng nhân giống bằng hạt
Chọn quả lấy hạt ở những cây có quả to, sai, chín đẹp. Trước khi gieo
cần phải trà rửa thật sạch lớp nhớt bọc quanh vỏ hạt để hạt dễ nảy mầm.
Xử lý hạt: Ngâm hạt trong dung dịch axit sunfuric 10% trong khoảng 2024giờ cho vỏ hạt mềm dễ nảy mầm hơn hoặc ngâm hạt trong nước ấm 50-60
0

C trong khoảng 10-12giờ cũng cho tỷ lệ nảy mầm cao. Sau khi xử lý được

hạt cho hạt nảy mầm. Khi cây con cao khoảng 20cm sẽ đem trồng vào các hố
đã được chuẩn bị. Trồng bằng hạt cho cả cây đực và cây cái chỉ có cây cái
mới có quả, do đó nên trồng bằng hom.
*Thí nghiệm: Trước khi gieo hạt, xử lý hạt bằng nước ấm khoảng 5060OC trong khoảng 10-12giờ với các lô thí nghiệm.
-Thí nghiệm đợt 1(tháng 10/2012)
Gieo 10 hạt vào 4 lô thí nghiệm: cả 4 lô được gieo trực tiếp trên đất màu
phù sa đã được xử lý. Kết quả được trình bày trong bảng:
Bảng 1.Kết quả thí nghiệm đợt 1
15


Phương pháp xử lý hạt
Xử lý hạt
gian Ngày gieo


bằng

Thời

nước

xử lý(giờ)

Số

Số hạt

hạt

nảy

gieo

mầm

Thời gian
nảy mầm

Tỷ lệ
nảy
mầm

nóng
Lô số 1


10h

20/10/2012

10

8

13 ngày

80%

Lô số 2

11h

20/10/2012

10

9

12 ngày

90%

Lô số 3

12h


20/10/2012

10

7

14 ngày

70%

Đối

Gieo

chứng

tiếp

20/ 10/2012

10

6

15 ngày

60%

trực


* Thí nghiệm đợt 2 (tháng 11/2012)
Gieo 10 hạt vào 4 ô thí nghiệm: cả 4 ô được gieo trong bầu đã được
xử lý. Kết quả được trình bày trong bảng 2
Bảng 2. Kết quả thí nghiệm đợt 2
Phương pháp xử lý hạt
Xử lý hạt
bằng nước
nóng

Thời gian xử

Ngày gieo

lý (giờ)

Số hạt

Số hạt
nảy

gieo

mầm

Thời
gian
nảy
mầm

Tỷ lệ

nảy
mầm

Lô số 1

10h

15/11/2012 10

5

15ngày

50%

Lô số 2

11h

15/11/2012 10

6

13ngày

60%

Lô số 3

12h


15/11/2012 10

4

14ngày

40%

Đối cứng

Gieo trực tiếp

15/11/2012 10

4

16 ngày 40%

* Thí nghiệm đợt 3 (tháng 12/2012)

16


Gieo 10 hạt vào 4 lô thí nghiệm: cả 4 lô được gieo trong khay nhựa. Kết
quả được trình bày trong bảng 3
Bảng 3.Kết quả thí nghiệm đợt 3
Phương pháp xử lý hạt
Xử lý hạt
bằng nước


Thời gian xử

Ngày gieo

lý (giờ)

nóng

Số hạt

Số hạt
nảy

gieo

mầm

Thời gian
nảy mầm

Tỷ lệ
nảy
mầm

Lô số 1

10h

20/12/2012 10


7

16 ngày

70%

Lô số 2

11h

20/12/2012 10

8

14 ngày

80%

Lô số 3

12h

20/12/2012 10

6

15 ngày

60%


Đối chứng

Gieo trực tiếp

20/12/2012 10

6

17 ngày

60%

*Kết luận
Qua các thí nghiệm cho thấy:
-Việc gieo hạt qua xử lý ngâm nước ấm sẽ cho tỷ lệ nảy mầm tương đối
cao.Việc xử lý hạt bằng việc ngâm nước ấm khoảng 11giờ sẽ rút ngắn thời
gian nảy mầm hơn việc gieo hạt không được xử lý.
-Tùy điều kiện cụ thể của từng nơi có thể gieo hạt ươm trên luống hay
gieo trong bầu:
+ Gieo hạt trực tiếp ra luống:đất gieo phải tơi xốp, bằng phẳng, sạch
cỏ,sau đó bón phân chuống ủ mục khoảng 2-3kg/m. Luống cần đảm bảo thoát
hơi nước tốt trong mùa mưa thuận lợi chăm sóc,luống cao 10-15cm,rộng 0.51m, khoảng cách gieo 12x6cm. Đặt hạt nằm ngang tránh phơi mầm lên trên
hoặc xuống dưới. Độ sâu lấp hạt khoảng 2-3cm.
+Gieo hạt trong bầu: ươm cây trong bầu có những ưu điểm sau:
-Chăm sóc bảo vệ cây con dễ dàng,thuận lợi, tiết kiệm được công lao
động.
17



×