Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Ảnh huởng của phun chế phẩm kích thích ra lá đến sinh truởng và năng suất hai giống ớt red chilli và pat 34

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.96 KB, 40 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
- -  - -

BẾ THỊ PHƢỢNG

ẢNH HƢỞNG CỦA PHUN CHẾ PHẨM KÍCH
RA LÁ ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT
HAI GIỐNG ỚT RED CHILLI VÀ PAT 34

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

HÀ NỘI, 2012
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
1


KHOA SINH - KTNN
- -  - -

BẾ THỊ PHƢỢNG

ẢNH HƢỞNG CỦA PHUN CHẾ PHẨM KÍCH
RA LÁ ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT
HAI GIỐNG ỚT RED CHILLI VÀ PAT 34

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN VĂN ĐÍNH



HÀ NỘI, 2012

LỜI CẢM ƠN
2


Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc của mình đối với sự chỉ bảo tận tình của thầy Nguyễn Văn Đính – tiến sĩ Sinh học,
ngƣời đã hƣớng dẫn và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quý báu để hoàn thành khóa luận.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô trong tổ Sinh lý thực
vật và các thầy, cô phụ trách phòng thí nghiệm, thƣ viện cùng những ý kiến đóng góp của
các bạn sinh viên Khoa Sinh – KTNN trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2 đã động viên,
khích lệ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.
Trong qua trình nghiên cứu khoa học chắc chắn để tài của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
Xuân Hòa, ngày… tháng… năm 2012
Sinh viên

Bế Thị Phƣợng

LỜI CAM ĐOAN
3


Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu ảnh hƣởng của phun chế phẩm kích
thích ra lá đến sinh trƣởng và năng suất hai giống ớt Redchilli và Pat34” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của thầy
Nguyễn Văn Đính. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là

trung thực và chƣa từng ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Xuân Hòa, ngày… tháng… năm 2012
Sinh viên

Bế Thị Phƣợng

4


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Bảng 3.1: Chiều cao cây của 2 giống ớt khi phun chế phẩm kích thích ra lá lần 1.
Bảng 3.2: Chiều cao cây của 2 giống ớt khi phun chế phẩm kích thích ra lá lần 2.
Bảng 3.3: Số cành cấp 1 của 2 giống ớt khi phun chế phẩm kích thích ra lá lần 1.
Bảng 3.4: Số cành cấp 1 của 2 giống ớt khi phun chế phẩm kích thích ra lá lần 2.
Bảng 3.5: Số quả trên cây của hai giống ớt khi phun chế phẩm kích thích ra lá lần 1
Bảng 3.6: Số quả trên cây của hai giống ớt khi phun chế phẩm kích thích ra lá lần 2
Bảng 3.7: Chiều dài quả của hai giống ớt khi phun chế phẩm kích thích ra lá lần 1
Bảng 3.8: Chiều dài quả của hai giống ớt khi phun chế phẩm kích thích ra lá lần 2

5


DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Hình 3.1: Ảnh hƣởng chế phẩm Antonik phun lần 1 đến chiều cao cây
Hình 3.2: Ảnh hƣởng chế phẩm Antonik phun lần 2 đến chiều cao cây
Hình 3.3: Ảnh hƣởng chế phẩm Antonik phun lần 1 đến số cành cấp 1 hai giống ớt
Hình 3.4: Ảnh hƣởng chế phẩm Antonik phun lần 2 đến số cành cấp 1 hai giống ớt
Hình 3.5: Ảnh hƣởng chế phẩm Antonik phun lần 1 đến số quả trên cây
Hình 3.6: Ảnh hƣởng chế phẩm Antonik phun lần 2 đến số quả trên cây
Hình 3.7: Ảnh hƣởng của chế phẩm Antonik phun lần 1 đến chiều dài quả

Hình 3.8: Ảnh hƣởng của chế phẩm Antonik phun lần 2 đến chiều dài

DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
ĐC: đối chứng
TN: thí nghiệm
* : là sự sai khác giữa TN và ĐC có ý nghĩa thống kê

6


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 2
4. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn ............................................................................. 2
NỘI DUNG .......................................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3

1.1.Giá trị dinh dƣỡng của cây ớt ..................................................................... 3
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và Việt Nam ..................... 4
1.3. Đặc điểm và tình hình nghiên cứu trên đối tƣợng cây ớt .......................... 5
1.3.1.Nguồn gốc, sự phân bố ớt trên thế giới và Việt Nam ..................... 5
1.3.2. Đặc điểm hình thái và phân loại cây ớt ......................................... 6
1.3.3. Kĩ thuật làm đất, gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh ở
cây ớt ........................................................................................................ 8
1.3.4. Tình hình nghiên cứu ớt trên thế giới và Việt Nam ...................... 9
1.4. Phân bón lá và các kết quả nghiên cứu về phân bón lá ................................................ 10
1.4.1. Khái quát về phân bón lá và các nghiên cứu về phân bón lá .......................... 10

1.4.2. phân bón lá Antonik 1.8DD ............................................................................ 13

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 15
2.1. Đối tƣợng ................................................................................................ 15
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 15
2.3. Xử lý số liệu thu đƣợc ............................................................................. 16
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 17
3.1. Ảnh hƣởng của phun chế phẩm kích thích ra lá đến sự sinh trƣởng của hai giống ớt . 17
3.1.1. Ảnh hƣởng của phun chế phẩm kích thích ra lá đến chiều cao của hai giống ớt ...... 17
3.1.2. Ảnh hƣởng của phun chế phẩm kích thích ra lá đến số cành cấp 1 của hai giống ớt 20
3.2. Ảnh hƣởng của phun chế phẩm kích thích ra lá đến năng suất của hai giống ớt ......... 23
3.2.1. Ảnh hƣởng của phun chế phẩm kích thích ra lá đến số quả trên cây ........................ 23
3.2.2. Ảnh hƣởng của phun chế phẩm kích thích ra lá đến chiều dài
của quả ................................................................................................................................ 27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 30

1. Kết luận ...................................................................................................... 30
2. Kiến nghị .................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 31
7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ớt có tên khoa học là Capsicum annuum L. là loại cây thuộc họ Cà
(Solanaceae), chi Ớt (Capsicum L.) [3], có nguồn gốc từ Châu Mỹ, bắt nguồn
từ một số loài hoang dại, đƣợc thuần hóa và trồng ở Châu Âu, Ấn Độ cách
đây hơn 500 năm, chỉ có 2 - 3 loài phân bố rộng rãi và phổ biến [5]. Ớt là một
loại gia vị có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, hàm lƣợng
vitamin B, C và một số chất có trong ớt đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe,

phòng chống một số bệnh [17].
Cây ớt phát triển tốt ở đất thịt nhẹ, đất pha cát dễ thoát nƣớc, có khả
năng chịu hạn cao, không chịu đƣợc úng, nhiệt độ sinh trƣởng thích hợp từ
25-300C. Việt Nam là nƣớc nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu
nóng, ẩm, mƣa nhiều tuy nhiên sự phân bố các yếu tố đó lại không đều trong
năm và ở từng vụ trồng nên ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng và năng suất của
cây ớt. Vì vậy, tùy từng vùng khác nhau mà tiến hành gieo trồng các vụ khác
nhau. Nhƣng tựu trung lại có 2 vụ chính là vụ đông – xuân và vụ hè – thu [5].
Ở nƣớc ta, cây ớt là một loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao, đƣợc trồng
chủ yếu tại các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Những năm gần đây, một số tỉnh
vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng đã bắt đầu trồng ớt với diện tích lớn, nhằm
cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, các công ty sản xuất các mặt hàng
thực phẩm để tiêu thụ và xuất khẩu, đem lại lợi nhuận cao. Trong quá trình
trồng ớt có nhiều yếu tố nhƣ đặc điểm di truyền của giống, yếu tố khí hậu,
phân bón, chất kích thích tăng trƣởng,…làm ảnh hƣởng trực tiếp đến sinh
trƣởng và năng suất của ớt. Vì vậy để tăng năng suất cây trồng ngoài việc bón
phân và tƣới tiêu hợp lí thì bổ sung chất kích thích sinh trƣởng là một việc
làm hữu hiệu giúp tăng quá trình sinh trƣởng và năng suất của cây. Hiện nay
các thuốc kích thích sinh trƣởng đƣợc bán rất nhiều trên thị trƣờng nhƣng các
8


chế phẩm đó thật sự có tác dụng cho sinh trƣởng và năng suất của cây hay không
thì chƣa có một công bố nào khẳng định tác dụng của nó. Chính vì lí do trên tôi
đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Ảnh hưởng của phun chế phẩm kích thích ra lá
đến sinh trưởng và năng suất hai giống ớt Red chilli và Pat 34”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hƣởng của việc phun kích thích ra lá đến sinh trƣởng
và năng suất của một số giống ớt. Trên cơ sở đó xác định giá trị của chế phẩm
phun kích thích ra lá hiện đang đƣợc bán trên thị trƣờng.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của phun thuốc kích thích ra lá đến một số chỉ
tiêu sinh trƣởng: chiều cao cây, số cành chính trên cây.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của phun thuốc kích thích ra lá đến một số chỉ
tiêu năng suất: số quả trên cây, chiều dài quả, khối lƣợng quả.
4. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn
- Ý nghĩa lý luận: kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung tài
liệu về đặc điểm sinh trƣởng của cây ớt, đánh giá vai trò của thuốc kích thích
ra lá đến sinh trƣởng và năng suất của cây.
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu của đề tài giúp đánh giá tác
dụng của thuốc kích thích ra lá hiện đang bán trên thị trƣờng đến sinh trƣởng
và năng suất của cây ớt từ đó làm cơ sở khuyến cáo ngƣời sản xuất.

9


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giá trị dinh dƣỡng của cây ớt
Các nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc cho biết ớt chứa chất capsaicin là trợ
thủ đắc lực cho mục tiêu giảm cân và cuộc chiến chống béo phì, chất cay
trong ớt có thể làm dịu các căn bệnh nhƣ đái tháo đƣờng hay nghẽn mạch [6].
Ớt là một nguồn vitamin C phong phú. Vitamin C là một chất chống
ôxi hóa có thể hòa tan trong nƣớc. Việc sử dụng thƣờng xuyên các thực phẩm
giàu vitamin C giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh scobut; tăng sức đề kháng đối
với các tác nhân lây nhiễm (tăng cƣờng miễn dịch) và thanh lọc các yếu tố có
hại, gây viêm nhiễm khỏi cơ thể; giúp loại bỏ các chất có hại khỏi cơ thể [25].
Trong quả ớt còn có các chất chống ôxi hóa khác nhƣ vitamin A, và các
chất flavonoid nhƣ sắc tố vàng beta, alpha, lutein, zeaxanthin, và ryptoxanthins.
Các chất chống ôxi hóa trong ớt giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động gây tổn
thƣơng của các nguyên tố tự do nẩy sinh trong các điều kiện stress, bệnh tật [25].

Ớt chứa một lƣợng phong phú khoáng chất nhƣ kali, mangan, sắt, và
magiê. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và dịch cơ thể giúp kiểm
soát nhịp tim và huyết áp [25].
Ớt còn có một nhóm Vitamin B phức hợp phong phú chẳng hạn nhƣ
niacin, pyridoxine (vitamin B-6), riboflavin và thiamin (vitamin B-1). Các
vitamin này đặc biệt quan trọng nên cơ thể cần chúng từ các nguồn bên ngoài
để bổ sung [25].
Ớt có những vitamin và khoáng chất ở mức cao. Chỉ 100 g ớt tƣơi cung
cấp (% của liều lƣợng nên dùng hàng ngày) 240% vitamin-C (Ascorbic
acid), 39% vitamin B-6 (Pyridoxine), 32% vitamin A, 13% sắt,14% đồng, 7%
kali, nhƣng không có cholesterol (theo nguồn: Cơ sở dữ liệu dinh dƣỡng Mỹ
USDA) [25].

10


1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ớt trên thế giới và Việt Nam
Xuất phát từ giá trị dinh dƣỡng, hiệu quả kinh tế cao, cây ớt ngày càng
đƣợc trồng phổ biến và ƣa chuộng. Trong họ cà (Solonaceae), ớt có tầm quan
trọng thứ hai, chỉ sau cà chua. Ngày nay ớt đƣợc trồng rộng rãi trên toàn thế
giới, đặc biệt nhiều ở các nƣớc châu Mỹ và một số nƣớc châu Á nhƣ: Trung
Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Inđônêsia, Việt Nam, Malaysia [19].
Diện tích trồng ớt trên toàn thế giới (1992) là 1.057.000 ha, đứng thứ
năm trong các loại rau trồng [13].
Bên cạnh hình thức sử dụng ớt là loại gia vị, trên thế giới theo tập quán
từng vùng, việc dùng ớt rất đa dạng: ớt đƣợc dùng nhƣ một loại rau xanh
hoặc để trộn salat, lá ớt dùng nấu canh…Có rất nhiều loại thuốc chữa nôn
mửa, sốt, khản cổ, đƣợc chế biến từ ớt. Ớt còn đƣợc dùng để chế biến thuốc
xua đuổi côn trùng [20].
Hiện nay, Ấn Độ là nƣớc sản xuất ớt lớn nhất thế giới với khoảng 1 triệu

tấn mỗi năm, chỉ riêng Chợ Guntur (lớn nhất châu Á) có 1 triệu bao ớt [27].
Ở nƣớc ta, cây ớt đã đƣợc trồng từ rất lâu đời nhƣng chủ yếu tập trung
ở các tỉnh miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), vùng ven
đô, khu vực đông dân cƣ (Hà Nội, Hải Dƣơng, Thái Bình, Vĩnh Phúc…).
Vùng chuyên canh đã đƣợc hình thành ở Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế. Tuy nhiên, diện tích trồng ớt có thể mở rộng ra ở vùng đồng bằng Bắc
Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và miền Tây Nam Bộ [13]. Việt Nam đang nổi
lên nhƣ một nƣớc xuất khẩu ớt lớn [23]. Giá trị của ớt góp phần đƣa Kim
ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam tháng 1/2010 tăng 27,8% [29].
Việt Nam là nƣớc nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu
nóng, ẩm, mƣa nhiều tuy nhiên sự phân bố các yếu tố đó lại không đều trong
năm và ở từng vụ trồng nên ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng và năng suất của
cây ớt. Vì vậy tùy từng vùng khác nhau mà tiến hành gieo trồng các vụ khác
11


nhau, để đảm bảo năng suất cao, tăng hệ số sử dụng đất, cây ớt thƣờng đƣợc
gieo trồng vào hai vụ chính là:
- Vụ Đông -Xuân: gieo hạt từ tháng 10-11, trồng tháng 11-12, thu hoạch
vào tháng 4-5.
- Vụ Hè -Thu: gieo hạt tháng 6-7, trồng tháng 8-9, thu hoạch vào tháng 1-2.
1.3. Đặc điểm và tình hình nghiên cứu trên đối trƣợng cây ớt
1.3.1. Nguồn gốc, sự phân bố ớt trên thế giới và Việt Nam
Cây ớt có nguồn gốc rất cổ xƣa từ Mêxico, Trung và Nam Mỹ. Safford
đã phát hiện quả ớt khô tại một nghĩa địa có 2000 năm tuổi ở Peru [1]. Ớt là một
phần trong ẩm thực của loài ngƣời ít nhất là 7500 năm trƣớc Công nguyên và
có lẽ sớm hơn. Có những bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở tây nam
Ecuador cho thấy ớt đã đƣợc thuần hóa hơn 6000 năm về trƣớc, và là một
trong những loại cây trồng đầu tiên ở châu Mỹ. Ngƣời ta cho rằng ớt đã đƣợc
thuần hóa bởi những cƣ dân tiền sử ở các khu vực khác nhau của Nam và Bắc

Mỹ, từ Peru ở phía Nam đến Mexico ở phía Bắc và một số vùng của các bang
Colorado và New Mexico bởi các dân tộc Pueblo Cổ đại) [27].
Ở Nam Mỹ, từ một dạng cây ớt cay hoang dại, đƣợc thuần hóa và trồng
nhiều nhất ở Bắc và Nam Mỹ. Sau đó đƣợc trồng ở châu Âu, Ấn Độ cách đây
hơn 500 năm [5].
Ớt đƣợc Crixtôp Côlông đƣa vào Tây Ban Nha vào năm 1493 khi ông
ghé vào nƣớc này trên hành trình trở về sau chuyến đi vòng quanh thế giới
của ông [4]. Chrixtop Côlông đã là một trong những ngƣời Châu Âu đầu tiên
thấy ớt (ở Caribe), và gọi chúng là "tiêu" vì chúng có vị cay tƣơng tự (không
phải bề ngoài giống nhau). Ớt đã đƣợc trồng khắp nơi trên thế giới sau thời
Columbus. Diego Aslvarez Chanca, một thầy thuốc trong chuyến đi thứ hai
của Columbus đến West Indies năm 1493, đã mang những hạt ớt đầu tiên về
Tây Ban Nha, và đã lần đầu viết về các tác dụng dƣợc lý của chúng vào năm
12


1494. Từ Mêxico, vào thời đó đang là thuộc địa của Tây Ban Nha, cũng là
một nƣớc kiểm soát thƣơng mại với Châu Á, ớt đã nhanh chóng đƣợc chuyển
qua Philippines và sau đó là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản với sự trợ
giúp của các thủy thủ Châu Âu. Gia vị mới này đã nhanh chóng đƣợc sử dụng
trong chế biến thức ăn của các quốc gia này [27].
Khu vực Châu Á cuối thế kỷ 14 cây ớt đã đƣợc trồng ở Trung Quốc và
lan rộng qua Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên đầu thế kỷ 15. Các giống ớt trồng
ở vùng này thuộc nhóm cay hay hơi cay Ở Đông Nam Á nhƣ Inđônêsia, cây
ớt đƣợc trồng sớm hơn châu Âu và hiện nay đã bao phủ toàn khu vực với
dạng ớt cay là chủ yếu. Mãi đến tận thế kỷ thứ 16 ngƣời châu Âu mới biết
trồng cây ớt. Việc gieo trồng đƣợc phổ biến từ vùng Địa Trung Hải đến nƣớc
Anh vào năm 1548 và đến Trung Âu vào cuối thế kỷ thứ 16. Sau đó những
ngƣời Bồ Đào Nha mang ớt từ Barazil đến Ấn Độ trƣớc năm 1885 và việc
trồng ớt đƣợc thông báo ở Trung Quốc vào khoảng năm 1700. Ớt đƣợc nhập

vào Triều Tiên khoảng cuối thế kỷ thứ 17 [4].
Cây ớt có mặt ở nƣớc ta, đƣợc du nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ. Diện
tích phân bố khá rộng rãi, tập trung ở miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam
diện tích trồng ớt còn phân tán. Ở Việt Nam cây ớt ngọt do ngƣời Pháp đƣa
sang [15].
1.3.2. Đặc điểm hình thái và phân loại cây ớt
a. Đặc điểm hình thái
Ớt là cây hàng niên ở dạng hoang dại có thể sống và cho trái liên tục
trong nhiều năm, là cây có khả năng chịu hạn cao. Nhiệt độ thích hợp cho
sinh trƣởng, phát triển của cây từ 25-300C. Ở thời ra hoa đậu trái thì độ ẩm
(đất và không khí) đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khối lƣợng
và chất lƣợng trái. Độ ẩm đất thấp (dƣới 70%) trái bị cong và vỏ trái không
mịn, nếu độ ẩm đất trên 80% làm bộ rễ kém phát triển, cây còi cọc [10].
13


Rễ: ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ.
Thân: Ớt là cây bụi thân gỗ 2 lá mầm, thân thƣờng mọc thẳng, đôi khi có
dạng thân bò [1] khi cây già phần gốc thân chính hóa gỗ, dọc theo chiều dài
thân có 4-5 cạnh. Thân có lông hoặc không lông, cây cao 35-65 cm, có giống
cao 125-135 cm. Ớt phân tán mạnh, kích thƣớc tán thay đổi tùy theo điều kiện
canh tác và giống.
Lá: Ớt thƣờng có lá đơn mọc xoắn trên thân chính [ 1] đôi khi mọc chùm
thành hình hoa thị, lá nguyên có hình trứng đến bầu dục, phiến lá nhọn ở đầu,
lá màu xanh nhạt hoặc đậm, có lông hoặc không.
Hoa: Ớt thƣờng có hoa lƣỡng tính, mọc đơn hoặc thành chùm 2-3 hoa.
Hoa nhỏ, dài, lá đài nhỏ, hẹp và nhọn.
Quả: quả có 4 thùy, hình dạng rất thay đổi từ hình cầu đến hình nón, bề
mặt quả có thể phẳng, gợn sóng, có khía hay nhẵn; khi chín có màu đỏ, đen,
vàng, da cam.

b. Phân loại
Theo các tài liệu về phân loại học thực vật [2], [12]thì ớt thuộc hệ thống
phân loại sau:
Ngành thực vật hạt kín (Magnoliophyta), bộ Hoa mõm sói
(Scrophulariales), họ cà (Solanaceae), chi Capsicum.
Chi capsicum bao gồm 20-30 loài, trong đó có 5 loài trồng trọt chính là:
Capsicum annuum L., Capsicum frutescens L.,Capsicum chinenes Jacquin,
Capsicum pendulum Willdenow, Capsicum pubescens Ruiz & Pavon.
Ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ thì ớt có 3 loài sau: Capsicum
frutescens L., Capsicum annuum L., Capsicum baccatum L. trong đó hai loài
Capsicum annuum L., Capsicum baccatum L. có nguồn gốc từ Brazil [7].

14


1.3.3. Kĩ thuật làm đất, gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh ở cây ớt
- Chuẩn bị đất: Đất thoát nƣớc tốt, có cơ cấu thoáng xốp nhƣ: Đất cát
pha, đất thịt pha sét, đất phù xa ven sông và đất canh tác lúa.Đất không hoặc ít
nhiễm phèn mặn, có hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, pH đất 5,5-6,5 [22].
- Kỹ thuật làm đất: Làm đất kỹ, cày xới sâu 20- 25cm, phơi ải 10-15
ngày, lên luống cao 20cm, rộng 1m.(có thể cao hoặc rộng hơn tuỳ theo vùng
đất) [22].
- Ươm cây con: Xử lý hạt ớt bằng nƣớc ấm 3 sôi 2 lạnh (53 0C) trong 30
phút, hong khô dƣới ánh nắng nhẹ, gieo hạt vào bầu đã đƣợc xử lý thuốc để
ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4-5 lá thật (25-35 ngày
sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng. Có thể trồng theo khoảng cách: 50 x 30
cm hoặc 70 x 60 cm. Trƣớc khi nhổ cần xiết nƣớc 5- 6 ngày, tƣới đẫm 4-6 giờ
sau đó nhổ trồng ngay lúc sáng hoặc lúc chiều mát. (Lƣợng phân bón khi làm
bầu giống nhƣ bón lót, nhƣng chú ý đất phải thật tơi mịn và sạch; vật liệu làm
bầu cần đƣợc khử trùng để hạn chế một số bệnh ở giai đoạn cây con) [22].

- Chăm sóc ớt: Mùa mƣa cần đảm bảo thoát nƣớc tốt, mùa nắng phải
tƣới nƣớc đầy đủ. Tỉa bỏ các cành, lá dƣới điểm phân cành để cây ớt phân tán
rộng và gốc đƣợc thông thoáng và bón phân đầy đủ cho cây [22].
- Thu hoạch: Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống
trái, tránh làm gãy nhánh, bình thƣờng cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc
tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 3 tháng[22].
- Một số sâu, bệnh thường gặp: Bọ trĩ, bọ phấn trắng, sâu xanh đục trái,
sâu ăn tạp, bệnh thán thƣ…Để phòng trừ hiệu quả cần thực hiện một số biện
pháp sau: cày ải sớm để tiêu diệt nguồn dịch hại trong đất, thu hoạch ớt đúng
thời vụ tránh để quả quá lâu, nhất là khi trời mƣa, ớt đến giai đoạn thu hoạch,
vệ sinh đồng ruộng, không vứt quả, cây bệnh trên ruộng. [31].

15


1.3.4. Tình hình nghiên cứu ớt trên thế giới và Việt Nam
Ớt là loại rau ăn quả gia vị không thể thiếu đƣợc trong bữa ăn hàng
ngày, đặc biệt vùng Đông Nam Á và nhiều nƣớc nhiệt đới khác. Ớt đƣợc chế
biến dƣới nhiều dạng và đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu quan
trọng. Bởi thế cây ớt là một đối tƣợng nghiên cứu khá rộng rãi về mọi mặt:
nguồn gốc, phân loại, giống, sâu bệnh hại, tác động các biện pháp kỹ thuật
thâm canh nhằm tăng năng suất, đến công nghệ chế biến sau thu hoạch, đặc
biệt là kỹ thuật làm tƣơng ớt xuất khẩu cũng nhƣ dùng trong nội địa và cả
những nghiên cứu trong lĩnh vực y học ngày càng đƣợc đẩy mạnh. Để đáp
ứng nhu cầu của sản xuất nhƣ năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt với
điều kiện ngoại cảnh bất lợi (chịu nóng, hạn hán, rét), chống sâu bệnh (do vi
khuẩn, vi rút), các nhà khoa học, Viện nghiên cứu rau quả đã chú ý nhiều về
nguồn gen ớt, vì nguồn gen dùng làm vật liệu khởi đầu để chọn lọc hoặc lai tạo
cho giống ớt thích hợp với điều kiện sinh thái mỗi vùng [21].
Ở Ấn Độ. Desai V.G.P.; Patil M.M. và Aniarkar M.V., 1987 nghiên cứu

sự rụng hoa ớt bằng chất điều hòa sinh trƣởng. Kết quả cho thấy: tùy theo
mùa vụ, tỉ lệ rụng hoa ớt nằm trong khoảng 50 - 95% [18].
Trong y học có nhiều nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của ớt. Theo
các nhà nghiên cứu Australia, sử dụng ớt trong những bữa ăn có thể giảm
nguy cơ rối loạn insilin liên quan đến bệnh tiểu đƣờng [28].
Nghiên cứu về cây ớt ở Việt Nam còn rất nhiều mới mẻ, chủ yếu là Viện
Nghiên cứu Rau Quả, Viện Dinh dƣỡng học, Viện Khoa học Nông nghiệp và
các trƣờng đại học Nông nghiệp I, …về một số khía cạnh của cây ớt nhằm
phục vụ sản xuất. Tiềm năng phát triển cây ớt ở nƣớc ta rất to lớn, đặc biệt ở
các tỉnh Miền Trung có dải cát ven biển chạy dài trên 30.000 ha đất cát biển
đều có khả năng trồng ớt. Do ứng dụng các tiến bộ khoa học về giống, các

16


biện pháp kỹ thuật thâm canh nên khối lƣợng ớt trái vụ đƣợc sản xuất ngày
càng nhiều hơn [16].
Những nghiên cứu về phân vi lƣợng cho ớt bƣớc đầu đã đƣợc chú ý
qua việc sản xuất và sử dụng các chế phẩm tăng năng suất, phân bón lá nhƣ xí
nghiệp sản xuất phân bón lá Sài Gòn nghiên cứu sản xuất các chế phẩm tăng
năng suất rau, đậu, ớt và đã triển khai phun cho ớt trên nhiều địa bàn trồng ớt
có kết quả tốt. Một số nghiên cứu cho thấy, các loại ớt vỏ xanh, trái nhỏ có
hàm lƣợng capsaicin cao hơn.
1.4. Phân bón lá và các kết quả nghiên cứu về phân bón lá
1.4.1. Khái quát về phân bón lá và các nghiên cứu về phân bón lá
Thuật ngữ phân bón đƣợc hình thành và giao tiếp trong quá trình làm
việc. Từ phân bón dùng để chỉ các chất để bón vào đất hoặc bổ sung lên lá
nhằm bổ sung các chất dinh dƣỡng mà đất không cung cấp đầy đủ cho cây.
Với sự gia tăng dân số nhanh chóng và đất đai canh tác bị giới hạn,
ngƣời ta phải nâng cao năng suất nông sản để thỏa mãn nhu cầu thực phẩm và

bảo đảm an toàn lƣơng thực, qua hai yếu tố sản suất căn bản - phát triển hệ
thống tƣới tiêu và sử dụng phân hóa học.
Theo Bùi Quang Lanh: từ những năm 60 của thế kỉ trƣớc, nông
dân miền Bắc đã sử dụng phân bón hoá học. Ban đầu mới có phân đạm
sử dụng phối hợp với phân chuồng đã đƣa năng suất lúa từ 1 tấn/ha/vụ
lên 2tấn/ ha/ vụ. Khi nông dân biết sử dụng thêm phân lân thì năng
suất thì năng suất lúa đƣợc tăng lên 3 -3,5 tấn/ha/vụ và khi biết sử dụng
thêm phân Kali thì năng suất lúa tăng lên 5-7 tấn/ha/vụ. Nhƣ vậy: Đạm, lân và
kali là những yếu tố chính ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng, nếu cây trồng
đƣợc bón đủ, cân đối và đúng kĩ thuật thì năng suất tăng đột biến. Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy, cây trồng không chỉ cần đạm, lân, kali

17


mà còn rất nhiều chất dinh dƣỡng khác nhƣ vôi, magiê, lƣu huỳnh,
silíc, sắt, bo, kẽm, đồng,… [9].
Tuy nhiên trong thực tế không phải ngƣời nông dân nào cũng sử
dụng phân bón đúng kĩ thuật, nên có nhiều ngƣời đầu tƣ thâm canh cao
nhƣng năng suất, chất lƣợng nông sản lại giảm do bón không cân đối,
không đúng thời điểm. Việc sử dụng phân bón qua lá sẽ khắc phục
đƣợc các nhƣợc điểm trên. Các loại phân bón qua lá là những hợp chất
dinh dƣỡng, có thể là các nguyên tố đa lƣợng, trung lƣợng hoặc vi
lƣợng, đƣợc hoà tan trong nƣớc và phun lên cây để cây hấp thu,
bón phân qua lá là một giải pháp chiến lƣợc an toàn dinh dƣỡng cho
cây trồng [14].
Phân bón lá đƣợc chia làm 2 dạng chính:
- Sử dụng các chất sinh trƣởng giúp cây tăng cƣờng sinh trƣởng,
từ đó tăng khả năng hấp thu các chất dinh dƣỡng đa lƣợng.
- Không chứa các chất sinh trƣởng mà chỉ dựa vào nguyên tố khoáng vi

lƣợng, đa lƣợng đƣợc phối hợp trộn theo một tỉ lệ hợp lí giúp cây
trồng sinhtrƣởng ổn định một cách tự nhiên.
Hiện nay, nhiều nƣớc trên thế giới và nƣớc ta đã sử dụng phân bón lá
khá phổ biến, đặc biệt trong khâu trồng rau hoa, cây ăn quả và cây công
nghiệp nhƣ cà phê, ca cao, bông vải, dâu, đậu nành... Theo số liệu đã đƣợc
công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dƣỡng qua lá đạt tới 95%. Ở Philippin
dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa 1,5 lần so với dùng phân bón gốc qua
rễ và gấp 3,3 lần khi không bón phân. Dùng phân bón lá, lƣợng bón chỉ tốn
bằng 1/4 so với phân bón qua đất [11]. Việc sử dụng phân lá đã có từ giữa thế
kỷ 17 (1676), lúc mà ông E. Mariotte (Pháp) đã tìm thấy lá cây có thể hấp thụ
nƣớc từ bên ngoài. Năm 1916 ông M. O. Johnson (Mỹ) phun chất sulfat sắt
lên cây dứa có lá vàng làm cho cây này trở nên xanh trong vài tuần lễ [30].
18


Phân bón lá đƣợc xem nhƣ phƣơng pháp bón phân bổ túc hoặc dùng
chữa trị các loài bệnh sinh lý thực vật do sự xáo trộn hoặc thiếu chất dinh
dƣỡng đất đai, làm ảnh hƣởng đến các chất kích thích tố trong cây, làm ảnh
hƣởng đến khả năng hấp thụ của hệ thống rễ và sự phát triển của cây (thí dụ:
chất kẽm (Zn), đồng (Cu), ... hoặc áp dụng thêm phân hay thay thế phân bón
để kích thích sự phát triển cây hoặc rễ củ trƣớc khi trổ bông (nhƣ chất đạm
(N), lân (P), magnesium (Mg) v.v...) hoặc áp dụng nhằm kích thích sự biến
chế dinh dƣỡng của cây trong lúc trổ bông và thành lập trái, hạt để bảo đảm
năng suất cao và tăng cao chất lƣợng (nhƣ chất Mg, manganese (Mn)...)
Thƣờng sử dụng phân bón lá, nếu áp dụng đúng phƣơng pháp, có thể thu
đƣợc lợi tức kinh tế cao vì hiệu quả của sự hấp thụ phân bón lá cao đến 80%
so với 20-50% phân bón đƣợc hấp thụ ở rễ [30].
Phân bón lá đƣợc sử dụng rất nhiều tại các nƣớc phát triển, nhƣng còn
chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi tại các nƣớc chậm tiến. Tuỳ theo mục đích và
yêu cầu có thể có thể bổ sung chế phẩm kích thích sinh trƣởng theo các

phƣơng pháp sau: [24].
- Phun lên cây: Dùng để phun cho các cây trồng lấy lá hoa, quả và thân.
Nồng độ phun đƣợc tính bằng mg/lít. Tùy từng giai đoạn phát triển của cây
mà có nồng độ phun thích hợp. Trong một đời cây có thể phun nhiều lần.
- Ngâm củ, cành vào dung dịch: Để tăng thời gian tiếp xúc và khả năng
hấp thu, ngƣời ta có thể ngâm các củ và cành vào dung dịch có chứa chế
phẩm sinh trƣờng có nồng độ thích hợp.
- Bôi lên cây: Khi hai phƣơng pháp trên không thực hiện đƣợc thì ngƣời
ta dùng phƣơng pháp bôi trực tiếp dung dịch có nồng độ đậm đặc hơn lên cây.
- Tiêm trực tiếp lên cây: phƣơng pháp này chủ yếu dùng trong công tác
nghiên cứu ứng dụng.

19


1.4.2. Phân bón lá Atonik 1.8DD [26]
Atonik 1.8DD là hợp chất kích thích sinh trƣởng cây trồng sử dụng trên
lúa, cây ăn trái rau màu và hoa cảnh. Do công ty ADC – 101 Phan Đình
Phùng - TP Cần Thơ sản xuất.
Thành phần: hợp chất nitro thơm: 1.8g/l
Hƣớng dẫn sử dụng: lƣợng dùng 150-200ml/ha (trong khoảng 5001000 lít nƣớc).
Atonik rất an toàn với cây trồng cũng nhƣ con ngƣời và động vật.
Atonik có thể phối hợp với các loại nông dƣợc khác. Trong trƣờng hợp phun
lá, hiệu lực của Atonik sẽ đƣợc tăng thêm khi hoà thêm các chất có khả năng
bám dính.
Công dụng:
Atonik là thuốc kí ch thí ch sinh trƣởng cây trồng thế hệ mới . Cũng nhƣ
các loại vitamin Atonik làm tăng khả năng sinh trƣởng đồng thời giúp cây
trồng tránh khỏi nhƣ̃ng ảnh hƣởng xấu do nhƣ̃ng điều kiện sinh trƣởng không
thuận lợi gây ra.

Atonik có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ , nẩy mầm, tăng khả năng ra
chồi mới sau khi thu hoạch . Ngoài ra Atonik cũng làm tăng khả năng sinh
trƣởng, ra hoa đậu quả của các loại cây t rồng. Đặc biệt là làm tăng năng suất
và chất lƣợng nông sản.
Kích thích sự nảy mầm và ra rễ, phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt
giống. Phun tƣới trên ruộng mạ, cây con: làm cho cây mạ, phát triển khoẻ
mạnh, phục hồi nhanh chóng sau khi trồng.

20


Các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá Antonik 1.8DD
đối với cây trồng
Kết quả nghiên cứu của Vũ Ngọc Lan và cộng sự [8] cho thấy Atonik
thúc đẩy khả năng ra lá, có hiệu quả đối với tăng trƣởng chiều dài cành, lá,
thúc đẩy việc phân hóa mầm hoa trong quả trình ra hoa và chất lƣợng hoa.
Theo kết quả nghiên cứu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thành phố Hồ Chí Minh cho thấy năng suất của cây rau muống nƣớc khi phun
Atonik tăng cao hơn so với đối chứng 10% [32].

21


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng 2 giống ớt: Red chili và Pat 34.
* Giống Pat 34 ( Big hot P34) Thời kỳ cây con cây sinh trƣởng mạnh
khả năng phân cành cao, tốc độ phân cành mạnh, ra hoa tập trung, tỷ lệ đậu
quả cao. Trọng lƣợng quả 20gram/quả, chiều dài trung bình 16-18 cm, đƣờng
kính 2- 2.5 cm, vỏ quả dày, màu sắc đẹp, năng suất trái đạt 3-4 tấn/1.000 m2.

Khả năng thích ứng tốt trong điều kiện thời tiết bất lợi. Kháng sâu bệnh tốt,
đặc biệt kháng bệnh thán thƣ trái.
* Giống Red chili: quả dài 10 - 15 cm, đầu nhọn, khi chín có màu đỏ
tƣơi, cây có thể sống 5 - 6 tháng, nếu trồng hốc có thể kéo dài 2 - 3 năm.
Năng suất đạt 300 - 400 kg quả/sào.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn
chỉnh ngoài đồng ruộng với 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm 40m2.

+ Công thức đối chứng (ĐC): không phun chế phẩm kích thích ra lá
Atonik 1.8 DD.
+ Công thức thí nghiệm (TN): phun chế phẩm kích thích ra lá Atonik 1.8
DD.
Lần 1: phun ngày 20/02/2011, khi cây đƣợc 7 – 8 lá thật.
Lần 2: phun ngày 15/03/2011, khi 50% số cây nghiên cứu có hoa.
Phƣơng pháp xác định chỉ tiêu nghiên cứu
- Xác định sự sinh trƣởng của cây
+ Đo chiều cao cây (cm): chiều cao cây đƣợc đo từ gốc (nơi có rễ đầu
tiên) đến ngọn bằng thƣớc. Mỗi công thức đo 30 cây ngẫu nhiên vào các thời
điểm sau khi phun 5, 10, 15, 20 ngày.
22


+ Số cành cấp 1 của cây: đếm số cành trực tiếp từ thân chính. Mỗi công
thức đếm 30 cây ngẫu nhiên vào các thời điểm sau khi phun 5, 10, 15, 20
ngày.
- Xác định năng suất
Đánh giá năng suất bằng các yếu tố sau:
+ Số quả trên cây: đếm ngẫu nhiên số quả thu hoạch ở các lần. Mỗi
công thức 30 cây.

+ Chiều dài của quả: đo chiều dài quả từ cuống đến chóp các quả thu
hoạch của 30 cây.
2.3. Xử lí số liệu thu đƣợc
Kết quả thực nghiệm đƣợc tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel
theo các tham số:
 Trung bình số học:
n

X
i 1

X=

i

n

 Độ lệch tiêu chuẩn:
n

 =

(X
i 1

i

 X )2
(nếu n<30)


n 1

 Hệ số biến động:
CV% = 


X

 100%

Trong đó: X : Giá trị trung bình các lần thí nghiệm; n: Số lần nhắc lại; m:
Sai số trung bình; CV%: Hệ số biến động;  : Độ lệch chuẩn.

23


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hƣởng của phun chế phẩm kích thích ra lá đến sinh trƣởng của
hai giống ớt
3.1.1. Ảnh hƣởng của phun chế phẩm kích thích ra lá đến chiều cao cây
Chiều cao cây là một trong những đặc trƣng hình thái cơ bản để phân
biệt giống. Nó là đặc tính di truyền, chịu tác động của ngoại cảnh đồng thời
phản ánh sát thực tình hình sinh trƣởng, khả năng phân chia cành liên quan đến
sự ra hoa của cây, sự tăng trƣởng chiều cao của cây biểu hiện quả trình sinh
trƣởng của cây. Kết quả theo dõi ảnh hƣởng của chế phẩm kích thích ra lá đến
chiều cao hai giống ớt đƣợc trình bày trong bảng 3.1; 3.2 và hình 3.1; 3.2
Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy, sau khi phun chế phẩm kích
thích ra lá chiều cao cây ở lô TN có sự chênh lệch so với lô đối chứng. Chiều
cao cây tăng đáng kể nhất là ở giai đoạn sau khi phun 5 ngày. Giống
Red chilli ở công thức ĐC cao 14,9cm, công thức TN cao 21,1cm, đạt

141,6% so ĐC. Giống Pat 34 ở công thức ĐC cao 15,1cm, công thức TN
cao 22,6cm, đạt 149,6% so ĐC. Ở những lần đo tiếp theo, sau 10 ngày,
15 ngày, 20 ngày thì chiều cao của hai giống đạt từ 104,4 – 121,2% so
với ĐC.

24


Bảng 3.1: Chiều cao cây của hai giống ớt khi phun chế phẩm kích thích ra lá
lần 1
Chiều cao cây (cm)

Công
thức

Red Chilli

Pat 34

Sau 5

Sau 10

Sau 15 Sau 20

T.Bình

Sau 5

Sau 10


Sau 15

Sau 20

T.Bình

ĐC

14,9

20,7

26,8

29,3

22,93

15,1

22,7

28,5

32,4

24,68

TN


21,1

25,1

27,1

30,6

25,98

22,6

25,7

31,3

34,6

28,55

121,2*

101,1

104,4*

113,3*

149,6*


113,2*

109,8

106,7*

115,7*

% so 141,6*
ĐC

35

35

30

30

25

25

20

20

15


15

ĐC

ĐC
TN

TN

10

10

5

5

0

0
sau 5 sau 10 sau 15 sau 20

sau 5 sau 10 sau 15 sau 20

Giống Red chilli

Giống Pat 34

Hình 3.1: Ảnh hưởng chế phẩm Antonik phun lần 1 đến chiều cao cây


25


×