Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Bước đầu nghiên cứu phân loại chi đay (corchorus l ) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 51 trang )

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn làm khóa luận của
TS. Hà Minh Tâm Trừơng Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và TS. Đỗ Thị Xuyến Viện Sinh
thái và tài nguyên Sinh vật. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy
cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Dương Đức Huyến cùng tập thể cơ quan phòng Thực
vật – Viện Sinh thái và tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và
cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp này tôi xin chân trọng cảm ơn phòng tiêu bản
Thực vật Viện dược liệu; phòng tiêu bản trường Đại học Khoa hoc Tự nhiên; trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự giúp đỡ động viên của gia đình và bạn bè trong suốt
thời gian học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân trọng cảm ơn.

Xuân Hòa, ngày 5 tháng 5 năm 2011

Sinh viên làm khóa luận

Nguyễn Thị Thanh Loan

i


Khoá luận tốt nghiệp đại học


Nguyễn Thị Thanh Loan

LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận tốt nghiệp, tôi xin cam đoan:
Khóa luận tốt nghiệp Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Đay (Corchorus L) ở Việt Nam,
là công trình nghiên của cá nhân tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Minh Tâm
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và TS. Đỗ Thị Xuyến Viện Sinh thái và tài nguyên Sinh vật.
Các kết quả tìm thấy trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
nghiên cứu Khoa học nào trước đây.

Xuân Hòa, ngày 5 tháng 5 năm 2011

Sinh viên làm khóa luận

Nguyễn Thị Thanh Loan

ii


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
Chương 1. TÔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1. Trên thế giới....................................................................................... 4

2. Các nghiên cứu gần Việt Nam............................................................ 4
3. Ở Việt Nam........................................................................................ 5
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THƠI VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 8
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 8
2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 8
2.3. Thời gian nghiên cứu........................................................................ 8
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 8
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 15
3.1. Hệ thống phân loại chi Đay ( corchorus L.) ở Việt Nam................... 15
3.2. Đặc điểm hình thái chi Đay ( corchorus L.) qua các đại diện ở Việt
Nam ............................................................................................................. 15
3.3. Khoá định loại các loài thuộc chi Đay ( corchorus L) ở Việt Nam.... 21
3.4. Đặc điểm các loài trong chi Đ ay ( corchorus L.) ở việt nam............ 22
3.5 Giá trị sử dụng của các loài thuộc chi Đay ( corchorus L.) ở Việt Nam
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 38
1. Kết luận.............................................................................................. 38
2. Kiến nghị............................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

iv



Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ
thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Do tác động của tự nhiên cũng
như của con người làm cho hệ thực vật luôn luôn bị biến đổi. Nghiên cứu phân loại
thực vật một cách chính xác là vấn đề rất cần thiết vì đó là cơ sở khoa học cho các
lĩnh vực khoa học khác như Sinh thái học, Sinh lý thực vật, Tài nguyên thực vật,
Dược học,...
Chi Đay (Corchorus L.) là một chi thực vật có ý nghĩa lớn cả về mặt kinh tế và
khoa học. Trên thế giới, chi này có khoảng 35 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt
đới của châu Phi và châu Á, trong đó đa số các loài được dùng để lấy sợi từ vỏ của
thân, một số loài được sử dụng rộng rãi làm rau ăn hay làm thuốc,.... Việt Nam chi
Đay hiện biết có 4 loài.
Trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu về phân loại và giá trị của
chi Đay như: Bentham and Hooker (1862), C. Phengklai (1993), Kubitzki K. and
Bayer C. (2003). Ở Việt Nam, chỉ có một số công trình nghiên cứu về chi này như
Gagneppain (1911), Phạm Hoàng Hộ (1991), Võ Văn Chi (1997, 2004),.... Tuy
nhiên, các công trình này thường chỉ được giới thiệu tóm tắt các loài hay chỉ giới
thiệu đến chi hoặc các thông tin đã quá cũ so với những thay đổi hiện nay, gây
không ít khó khăn cho việc tra cứu. Để góp phần vào các công trình nghiên cứu
phân loại thực vật ở Việt Nam nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu ứng dụng các
loài này ở nước ta, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: ''Bước đầu nghiên cứu phân loại
và giá trị tài nguyên của chi Đay (Corchorus L.) - Họ Đay (TILIACEAE Juss.) ở
Việt Nam''.
Mục đích

- Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Đay (Corchorus L.) ở Việt
Nam một cách hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Đay ( Tiliaceae) phục vụ
cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan.

1


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về vị trí phân loại chi Đay (Corchorus L.) trong họ Đay (Tiliaceae
Juss.).
- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái các đại diện thuộc chi Đay (Corchorus L.)
ở Việt Nam, qua đó xây dựng khoá định loại đến loài.
- Chỉnh lý danh pháp, mô tả các loài thuộc chi Đay (Corchorus L.) ở Việt
Nam.
- Tìm hiểu giá trị sử dụng của các loài thuộc chi Đay (Corchorus L.) ở Việt
Nam.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
* Ý nghĩa khoa học:
- Kết quả của đề tài cung cấp những dẫn liệu cơ bản về phân loại chi Đay
(Corchorus L.) ở Việt Nam, góp phần bổ sung thêm vốn kiến thức cho chuyên
ngành phân loại thực vật, tạo sự hiểu biết sâu sắc hơn về mặt phân loại cho họ Đay
nói chung và chi Đay nói riêng.
*Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của đề tài phục vụ cho các ngành ứng dụng và sản xuất nông, lâm
nghiệp, y - dược, sinh thái, tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học,...
- Góp phần nâng cao chất lượng sử dụng các phương pháp trong nghiên cứu và

giảng dạy môn Phân loại thực vật nói chung trong đó có chi Đay nói riêng.

2


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

Điểm mới của đề tài (nếu có):
- Lần đầu tiên sau gần một thế kỉ, đây là công trình khảo cứu đầy đủ và có hệ
thống nhất về phân loại chi Đay (Corchorus L.) ở Việt Nam.
- Toàn bộ các taxon thuộc chi Đay ở Việt Nam gồm 4 loài đã được chỉnh lý về
mặt danh pháp (nếu có), trích dẫn tài liệu, mô tả các đặc điểm có hình vẽ và hình
ảnh minh hoạ.

3


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Trên thế giới:
Chi Đay (Corchorus L.) trên thế giới có khoảng 35 loài phân bố ở khắp nơi
nhưng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới của châu Phi và châu Á. Người đầu tiên đề cập
đến chi này là Linnaeus - nhà thực vật học người Thuỵ Điển - trong công trình nổi
tiếng Species Plantarum xuất bản năm 1753[ 22], ông đã đặt tên cho rất nhiều chi
và loài thực vật trong đó có chi Đay (Corchorus L.) với 5 loài được công bố. Các

loài này được đặt trong chi Đay thuộc phân lớp nhiều nhị (Polyalthia). Một số công
trình về sau của các tác giả khác đã bổ sung thêm một số loài như Blauco (1837)
công bố thêm 2 loài là C. aestuans và C. catlartiaus; Lamk (1786) công bố thêm 2
loài là C. acungutalus và C. fascicularis; Raeuschet (1797) công bố thêm loài C.
autichorus,... các tác giả đều có cách sắp xếp chi Đay (Corchorus L.) cùng vào các
loài thuộc họ phân lớp nhiều nhị giống như Linneus.
Năm 1789, Jussieu là người đầu tiên đặt tên cho họ Đay là Tiliaceae, tác giả
xếp chi Đay (Corchorus L.) vào họ này, bên cạnh các chi như Grewia, Berrya,
Colona, Hainania, Muntingia, Schoutenia vì có cùng đặc điểm nhị nhiều, cánh hoa
rời và bao phấn 2 ô.
Về sau, các công trình nghiên cứu của các tác giả khác đều xếp chi Đay
(Corchorus L.) vào họ Đay (Tiliaceae Juss.) như: Bentham & Hooker (1862) đã xây
dựng hệ thống phân loại cho họ Đay (Tiliaceae Juss.), các tác giả xếp chi Đay
(Corchorus L.) trong tông Đay (Tribus: Tilieae), nằm trong loạt Hoa đều (Series –
Holopetalae) bên cạnh các chi khác như Entelea, Sparmannia, Honckenya,
Corchoropsis, Luhea, Mollia, Trichospermum, Muntingia, Tilia, Leptonychia,
Schoutenia vì có cùng đặc điểm là cánh hoa rời, chỉ nhị rời, bao phấn 2 ô.
A. Engler (1964)[ 17], xếp chi Corchorus vào trong tông Đay (Tribus:
Corchoreae) thuộc phân họ Đay (Unterfam: Tilioideae) họ Đay (Tiliaceae) vì có
đặc điểm bầu hợp, trong mỗi lá noãn có 2 - nhiều noãn.

4


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

Trong các công trình của các tác giả khác như A. Takhtajan (1997, 2009)[28],
V. H. Heywood (1993),... đều xếp chi Đay (Corchorus L.) vào trong tông Đay

(Tribus: Cochoreae) thuộc phân họ Đay (Subfam: Tilioideae), họ Đay (Tiliaceae) vì
có các đặc điểm: Bầu trên, đài rời, bao phấn chia thành 2 ô, có cột nhị nhuỵ rất ngắn
hay gần như không có cột nhị nhuỵ.
Như vậy, dù dựa vào đặc điểm khác nhau nhưng các giả đều thống nhất xếp
chi Đay (Corchorus L.) vào họ Đay (Tiliaceae).
2. Các nghiên cứu gần Việt Nam:
Ở một số nước lân cận với Việt Nam, cũng có một số công trình nghiên cứu đề
cập đến phân loại chi Đay như:
+ M. T. Masters in D. J. Hooker (1875)[14], khi nghiên cứu hệ thực vật tại Ấn độ đã
mô tả các đặc điểm hình thái của chi Đay (Corchorus L.) và 3 loài thuộc chi này có
ở Ấn Độ là C. capsularis L.; C. aestuans L; C. olitorius L. với các bản mô tả ngắn
gọn, không có hình vẽ minh hoạ, mẫu chuẩn, mẫu nghiên cứu.
+ C. A. Baker (1934)[13], khi nghiên cứu hệ thực vật tại đảo Java (In-đô-nê-xi-a) đã
đưa ra đặc điểm hình thái của chi Đay (Corchorus L.) và đã xây dựng khoá định
loại cho 4 loài thuộc chi này là C. capsularis L; C. frilocularis L; C. aestuans L; C.
olitorius L. Trong công trình này, các loài được mô tả dưới dạng khoá phân loại,
không có mô tả chi tiết, không có hình vẽ minh hoạ, mẫu chuẩn, mẫu nghiên cứu.
+ H. T. Chang & R. H. Miau (1989)[16] khi nghiên cứu hệ thực vật tại Trung Quốc
đã giới thiệu đặc điểm 4 loài chi Đay (Corchorus L.): C. capsularis L; C. aestuans
L.; C. trilocularis; C. olitorius L. bằng tiếng Trung Quốc và có hình vẽ của 2 loài.
+ C. Phengklai (1993)[27] khi nghiên cứu hệ thực vật tại Thái Lan, đã xây dựng
khoá định loại và mô tả cho 4 loài thuộc chi Đay (Corchorus L.): C. capsularis, C.
olitorius, C. aestuans và C. siamenis. Trong đó, các loài đều có phần mô tả ngắn
gọn và hình vẽ minh hoạ.
+ T. S. Liu and H. C. Lo (1993)[25] khi nghiên cứu hệ thực vật tại đảo Đài Loan,
đã đưa ra đặc điểm hình thái của chi Đay (Corchorus L.), xây dựng khoá định loại
5


Khoá luận tốt nghiệp đại học


Nguyễn Thị Thanh Loan

cho 3 loài: C. capsularis, C. olitorius, và C. aestuans. Riêng loài C. aestuans có 2
thứ là C. aestuans var. aestuans và C. aestuans var. brevicaulis. Trong các loài này
có 1 loài có hình vẽ minh hoạ.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về phân loại nêu trên, còn một số công
trình đề cập đến giá trị tài nguyên của các loài thuộc chi Đay (Corchorus L.), như
công trình “Tài nguyên Thực vật Đông Nam Á - Các loài cây lấy sợi”. Brink M. &
Escobin R. P. (2003)[15], đã đưa ra các thông tin về một số loài thuộc chi Đay
(Corchorus L.) như đặc điểm hình thái, phân bố, hình thức sử dụng, và đánh giá đây
là các loài có triển vọng trong việc khai thác sợi từ vỏ của thân.
3. Ở Việt Nam
Cho đến nay các công trình nghiên cứu họ Đay (Tiliaceae Juss.) nói chung và
chi Đay (Corchorus L.) ở Việt Nam còn rất ít. Người đầu tiên mô tả chi Đay ở Việt
Nam là J. Loureiro (1790), trong tác phẩm “Thực vật ở miền Nam Việt Nam”, trong
đó, ông đưa ra chi Đay ở miền Nam Việt Nam có một loài là Đay quả tròn (C.
capsularis).
F. Gapnepain (1911)[18] khi nghiên cứu về hệ thực vật của các nước ở Đông
Dương đã mô tả chi Đay (Corchorus L.) ở Việt Nam với 3 loài: C.capsularis L.; C.
olitorius L. và C. acutangulus Lamk. (nay được gọi là C. aestuans). Mặc dù đây là
công trình thực vật chí tương đối đầy đủ về phân loại họ này thời bấy giờ nhưng đây
là công trình đã được nghiên cứu cách đây gần một thế kỷ nên đến nay đã bộc lộ
một số thiếu sót như sai sót về số lượng loài hiện nay đã thay đổi, chưa trích dẫn
đầy đủ các tài liệu, mẫu chuẩn (typus), mẫu nghiên cứu, danh pháp, và còn được
viết bằng tiếng Pháp nên cho đến nay đã không còn phù hợp nữa và gây khó khăn
cho những người nghiên cứu tiếp theo.
Lê Khả Kế (1975)[10] trong khi nghiên cứu về các loài Cây cỏ thường thấy ở
Việt Nam, đã mô tả 3 loài: Corchorus estuans; C. capsularis; C. olitorius với 2 loài
có hình vẽ là loài Đay quả dài (C. olitorius) và Đay quả tròn (C. capsularis).


6


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

Các công trình của Phạm Hoàng Hộ (1991, 1999)[8] như “Cây cỏ Việt Nam”
đã công bố chi Đay ở Việt Nam gồm có 3 loài C. acutangulus, C. capsularis và C.
olitorius với bản mô tả rất ngắn gọn và hình vẽ đơn giản. Công trình “Cây cỏ Việt
Nam'' tuy có nhiều hạn chế như danh pháp, không có tài liệu trích dẫn, không có
mẫu nghiên cứu. Nhưng cho đến nay, đây vẫn là tài liệu quan trọng cho việc định
loại sơ bộ những loài thực vật có ở Việt Nam.
Nguyễn Tiến Bân (2003)[2], trong ''Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam họ Đay – Tiliaceae”, tác giả đã chỉnh lí danh pháp và đưa ra danh lục 3 loài thuộc
chi Đay (Corchorus L.) hiện biết ở Việt Nam. Tác giả đã cung cấp một số dẫn liệu
về vùng phân bố, cũng như giá trị sử dụng các loài trong chi Đay.
Đỗ Thị Xuyến (2009) đã công bố một loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam
thuộc chi Đay (Corchorus L.).
Ngoài các công trình mang tính phân loại đã trình bày ở trên, còn có một số ít
các công trình khác đề cập đến giá trị sử dụng của các loài cây trong chi Đay
(Corchorus L.) ở Việt Nam như: Võ Văn Chi (1997)[4] trong ''Từ điển cây thuốc
Việt Nam''; Võ Văn Chi (2003)[5] trong ''Từ điển thực vật thông dụng'', Võ Văn Chi
(2004) trong “Cây rau trái đậu”.
Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách đầy đủ và có hệ thống, cập nhật về họ Đay (Tiliaceae Juss.) nói chung và
chi Đay (Corchorus L.) nói riêng ở Việt Nam.

7



Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI, THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Đay (Corchorus L.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và
tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Đay (Corchorus L.) trên thế giới và của
Việt Nam, đặc biệt là các tài liệu chuyên khảo.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Đay (Corchorus L.) ở Việt Nam,
hiên được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật như Phòng tiêu bản Thực vật Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN); phòng tiêu bản thực vật, trường Đại học
Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU); phòng tiêu bản thực vật,
Viện Sinh học nhiệt đới - Tp. Hồ Chí Minh (VNM) (ảnh chụp); phòng tiêu bản thực
vật Viện Dược liệu (HNPM) và các mẫu vật tươi sống được thu thập từ thực địa.
Tổng số mẫu nghiên cứu là: 56 tiêu bản của 22 số hiệu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Các loài thuộc chi Đay (Corchorus L.) ở các tỉnh thành của Việt Nam như
Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thừa Thiên-Huế,
Đồng Nai, Khánh Hoà, Bến Tre.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11/2009 đến tháng 4/2011
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Đay (Corchorus L.), chúng tôi sử dụng phương
pháp Hình thái so sánh. Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho đến nay vẫn là
phương pháp chính và phổ biến nhất. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo
bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm

của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi môi trường. Việc so

8


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng
một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh
với nụ, hoa so sánh với hoa,…)
Việc nghiên cứu về giá trị tài nguyên của chi, dựa trên cơ sở giá trị của các
loài, gồm: Giá trị khoa học của các loài dựa trên kết quả về phân loại và giá trị sử
dụng (trên thế giới và ở Việt Nam), tình hình thực tế sử dụng các loài và kết quả
điều tra thu thập thông tin trong dân gian.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành cả 2 công tác nội nghiệp và
ngoại nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu
thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái
tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống, thu thập các thông tin về giá trị sử dụng
các loài trong dân gian và các thông tin khác.
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các mẫu vật
khô được tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật được phân tích,
chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn
(nếu có), các chuyển khảo, các bộ thực vât chí (nhất là ở Việt Nam và các nước lân
cận) để phân tích, so sánh và định loại.
Các bước tiến hành:
Bước 1. Nghiên cứu tài liệu, nhằm:
Lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp cho việc xác định vị trí, giới hạn và cách

sắp xếp các taxon nghiên cứu (chi Corchorus L.) vì giới hạn của một taxon sẽ ảnh
hưởng đến vị trí và cách sắp xếp taxon đó trong hệ thống phân loại.
Nắm vững bản chất của các taxon cần nghiên cứu về các đặc điểm hình thái
để thu được những bộ phận quan trọng nhất để việc làm tiêu bản được đầy đủ và
thuận lợi cho việc giám định sau này và các đặc điểm dễ nhận biết ngoài tự nhiên;
phân bố (địa điểm, độ cao); sinh học (thông tin về thời gian ra hoa, thời gian quả
chín, khả năng tái sinh); sinh thái (nơi sống, khả năng thích ứng, loại hình sinh thái
9


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

thích hợp (ven biển, đồi trọc, rừng nguyên sinh hay thứ sinh,…), độ cao so với mặt
biển);…Trên cơ sở đó, xác định điểm và tuyến nghiên cứu phù hợp với việc nghiên
cứu, như đặc điểm các loài thuộc chi Đay (Corchorus L.) thường là các loài cây ưa
sáng nên các tuyến đi thu mẫu thường phải là các tuyến có ánh sáng hở, ven đường,
ven đồi, ven rừng, rừng thứ sinh,....
Bước 2. Nghiên cứu thực địa: Tham gia các tuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để
thu thập mẫu vật, phân tích mẫu ở trạng thái tươi, tìm hiểu các thông tin về sinh
thái, giá trị sử dụng. Cần phải làm tốt các công việc dưới đây:
Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Để thu mẫu đầy đủ và đại diện cho khu
vực nghiên cứu cần phải xác định tuyến và điểm nghiên cứu, vì không thể đi hết các
điểm. Tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu vực nghiên
cứu, có thể chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau cắt ngang các vùng đại diện
cho khu nghiên cứu. Tuyến thu mẫu được thiết lập phụ thuộc vào địa hình khu vực
nghiên cứu.
Phương pháp thu mẫu: Chất lượng mẫu đặc trưng cho từng loài, một mẫu vật
đầy đủ là mẫu vật có cả cơ quan dinh dưỡng (cành, lá,…) và cơ quan sinh sản (hoa,

quả).
Mỗi cây thu từ 3-10 tiêu bản hoặc nhiều hơn. Cùng một cây thu mẫu ở cả cành
non và cành già để thấy được sự biến đổi theo di truyền,cùng một loài thu ở nhiều
địa điểm khác nhau để thấy được sự biến đổi theo sinh thái.
Sau khi thu mẫu, mẫu được cắt tỉa sao cho kích thước tối đa cỡ 40 x 30 cm
(các vật đi kèm để bảo quản mẫu như kẹp, tủ sấy, tủ bảo quản,… đều tuân theo kích
thước này). Sau khi cắt tỉa, mẫu được đeo etikét, các mẫu trên cùng 1 cây được
đánh cùng 1 số hiệu mẫu.
Lưu ý: Dùng bút chì hoặc bút chuyên dụng (không phai mực khi ngâm tẩm)
ghi chép những thông tin về đặc điểm mẫu vật (kích thước cây, đặc điểm thân,
cành, lá, màu sắc và mùi vị hoa, quả,…), phân bố, toạ độ (dùng GPRS để xác định),
sinh thái, giá trị sử dụng,… vào sổ lý lịch tiêu bản và ghi các thông tin tóm tắt (nơi

10


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

thu, người thu, ngày thu, số hiệu mẫu, các thông tin khác) vào phiếu etiket. Trong
quá trình thu mẫu, nên chụp ảnh toàn bộ cây và mẫu vật.
Xử lý và bảo quản mẫu: Sau khi đeo nhãn, mẫu được cắt tỉa và đặt gọn trong
một tờ báo gấp tư, trên mỗi tiêu bản phải rõ các phần quan trọng cho việc nhận biết:
lá (mặt trên, mặt dưới), lá kèm, hoa, quả, sau đó xếp mẫu thành chồng nhỏ và dùng
cặp mắt cáo để ép chặt mẫu (mỗi kẹp khoảng 30 mẫu), các cặp mẫu được sấy bằng
tủ sấy ở nhiệt độ 70-80oC trong 3 ngày liên tục hoặc phơi nắng đến khô, trong thời
gian này, mỗi ngày nên thay báo mới để mẫu chóng khô. Nếu không có điều kiện để
làm khô mẫu ngay thì các mẫu được bó chặt và cho vào túi polyetylen, sau đó cho
cồn (50-70oC) vừa đủ thấm vào các bó mẫu để bảo quản, thời gian bảo quản không

lên quá 1 tháng.
Bước 3. Phân tích, mô tả các mẫu vật trong phòng thí nghiệm:
Dụng cụ: Kính lúp (bao gồm kính lúp thông thường và kính lúp màn hình),
kim mổ, kẹp, khay mổ, thước đo kích thước mẫu, máy ảnh,…
Phương pháp tiến hành: Dựa trên nguyên tắc phân tích mẫu vật: Phân tích từ
tổng thể bên ngoài đến các chi tiết bên trong, phân tích từ các đặc điểm lớn đến nhỏ.
Đối với mẫu vật khô phải làm cho hoa và quả cần phân tích trở lại trạng thái ban
đầu bằng cách đun sôi hoặc ngâm cồn pha loãng (khoảng 40 độ), sau đó dùng kim
nhọn để tách từng bộ phận để quan sát.
Trong khi phân tích mẫu, phải ghi chép các đặc điểm, vẽ hình, chụp ảnh.
Sau đó, kết hợp với các tài liệu chuyên nghành (bản mô tả gốc, các chuyên khảo,
thực vật chí,…) và mẫu chuẩn - typus (nếu có) để xác định tên khoa học của mẫu
vật.
Bước 4. Viết báo cáo: Được tiến hành trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, từ
đó xác định vị trí và giới hạn của taxon nghiên cứu, sau đó tiến hành mô tả và xây
dựng khoá định loại các taxon,…chỉnh lý phần danh pháp và cuối cùng hoàn chỉnh
các nội dung khoa học khác dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và quy
phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, cụ thể như sau:

11


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

Thứ tự soạn thảo:
- Thứ tự soạn thảo loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên
gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm
công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến,

tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Viêt Nam khác (nếu
có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. Class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo
nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên
cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có).
- Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên
gọi, tên Viêt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm
công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cập đến,
các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài typ của chi,
tổng số loài và số loài có ở Việt Nam, ghi chú (nếu có), khoá định loại các loài có ở
Việt Nam (chỉ áp dụng với những chi có từ 2 loài trở lên).
- Thứ tự soạn thảo họ: Mô tả, nêu typus của họ, tổng số chi và số chi có ở Việt
Nam.
- Thứ tự soạn thảo các bậc phân loại phụ (phân họ, phân chi, phân loài hay thứ…):
Tương như soạn thảo chi nhưng tóm tắt ngắn gọn hơn và không có khoá định loại.
Danh pháp: Danh pháp của các taxon được trích dẫn và chỉnh lý theo luật
danh pháp quốc tế hiện hành.
Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin
ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan sinh dưỡng (dạng sống, cành, lá) đến cơ quan
sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt).
- Để xây dựng bản mô tả cho 1 loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về
loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có),các chuyên khảo,
từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Nếu có sự khác biệt so
với tài liệu gốc và các tài liệu khác, chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung.

12


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan


- Bản mô tả chi đựoc xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong
chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác
(thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi
chú bổ sung.
- Bản mô tả các bậc phân loại phụ (phân họ, tông, phân chi,…) được xây dựng trên
cơ sở tóm tắt những đặc điểm chung và cơ bản nhất của các taxon dưới đó.
- Bản mô tả họ được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả chi và các bậc phân
loại phụ (phân họ, tông).
Xây dựng khoá định loại: Lựa chọn cách xây dựng khoá lưỡng phân (kiểu ziczắc, răng cưa), cách làm được tiến hành như sau: Từ tập hợp đặc điểm mô tả chi và
các taxon chọn ra cặp các đặc điểm đối lập và xếp chúng vào 2 nhóm (các đặc điểm
được chọn phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các
taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục cho ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào
2 nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi phân biệt được hết các taxon.
Địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. Class.), mẫu vật chuẩn (Typus): Dựa vào tài
liệu gốc, mẫu vật chuẩn và các chuyên khảo, được trích dẫn theo quy ước quốc tế.
Sinh học và sinh thái: Trình bày theo khả năng thông tin hiện có (được thu
thập thông qua tài liệu và mẫu vật). Dữ liệu sinh học bao gồm các thông tin về thời
gian ra hoa, thời gian quả chín, khả năng tái sinh (bằng hạt, chồi, mức độ tái sinh).
Dữ liệu về sinh thái là những thông tin vê nơi sống, khả năng thích ứng, loại hình
sinh thái thích hợp (ven biển, đồi trọc, rừng nguyên sinh hay thứ sinh,…), độ cao so
với mặt biển,…
Phân bố: Bao gồm phần phân bố ở Việt Nam và trên thế giới.
- Phân bố ở Việt Nam: Được xác định căn cứ vào mẫu vật và tài liệu. Các tỉnh được
trích dẫn theo thứ tự từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông theo quy soạn thảo thực
vật chí ở Việt Nam.
- Phân bố trên thế giới: Được xác định căn cứ vào tài liệu và được trích dẫn theo
quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam.
13



Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

Mẫu nghiên cứu: Được xác định căn cứ vào những mẫu vật đã nghiên cứu,
trích dẫn kèm theo trình tự địa điểm thu mẫu và theo quy phạm soạn thảo thực vật
chí Việt Nam.
Giá trị sử dụng: Được xác định thông qua tài liệu và điều tra thực địa, bao
gồm giá trị khoa học (loài đặc hữu, quý hiếm, nguồn gen độc đáo,…), giá trị kinh tế
(làm thực phẩm, làm thuốc, lấy gỗ,…) và hiện trạng nguồn lợi (theo sách đỏ, theo
các tài liệu khác).
Ghi chú: Nêu những ý kiến còn tranh cãi, những bổ sung của tác giả.

14


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHI ĐAY (CORCHORUS L.) Ở VIỆT NAM.
Hệ thống phân loại chi Đay (Corchorus L.) ở Việt Nam nói chung có it các công
trình. Người đầu tiên mô tả chi Đay ( Corchorus L.) ở Việt Nam la J. Loureiro
(1790) trong tác phẩm ‘‘Thực vật ở miền Nam Việt Nam’’.Sau đó có hệ thống
nghiên cứu của F. Gapnepain tương đối đầy đủ nhưng đó là công trình được nghiên
cứu cách đây gần một thế kỷ nên đến nay đã bộc lộ nhiếu sai sót và không còn phù
hợp, cho đến nhưng người nghiên cứu tiếp theo như Lê Khả Kế (1975), Phạm
Hoàng Hộ ( 1991, 1999), Nguyễn Tiến Bân (2003) cũng chỉ cung cấp thêm một số

dẫn liệu nhưng vẫn chưa đầy đủ.Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay chưa có một
công trình nào ở Việt Nam nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống, cập nhật về họ Đay (
Tiliaceae Juss) nói chung và chi Đay ( Corchorus L.) nói riêng.
3.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CHI ĐAY (CORCHORUS L.) QUA CÁC ĐẠI
DIỆN Ở VỆT NAM.
3.1.1. Dạng sống
Các loài thuộc chi Đay (Corchorus L.) ở Việt Nam đa số là cây thân cỏ (thảo)
hay bụi nhỏ (nửa bụi). Thân hình tròn, vỏ màu đỏ tía (C. capsularis) hay màu xanh
(C. olitorius), có lông hay nhẵn, phân cành thẳng đứng hay hơi ngang với nhiều
cành xoè rộng.
3.1.2. Lá (Hình3.1)
Lá đơn, mọc cách, thường gần như xếp xoắn trên thân, xanh cả 2 mặt. Cuống
lá có xẻ rãnh ở phía trên, ngắn.
Phiến lá màu xanh, hình bầu dục (C. olitolaris) hay hình trứng (C. siamensis),
hay hình trứng thuôn (C. capsularis). Gốc lá hình tròn hay tù. Chóp lá nhọn (C.
capsularis) hoặc tù (C. olitorius). Mép lá có răng cưa, gốc lá có 2 răng kéo dài
thành sợi như dạng có 2 tai (C. capsularis, C. olitorius, C. aestuans) hoặc 4 tai (C.
olitorius) hoặc không có tai (C. siamesis). Gân lá từ gốc 3 (C. estuans, C.

15


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

capsularis, C. olitorius, C. siamesis). Phiến lá có lông hay nhẵn cả hai mặt hoặc chỉ
có lông trên gân.
Lá kèm 2 cái ở hai bên của cuống lá, màu xanh, hình đường hay hình kim,
nhỏ.

3.1.3. Hoa và cụm hoa ( Hình3.2)
Hoa mọc đơn độc hay cụm hoa hình xim ở nách lá (C. capsularis) hay đối
diện với lá (C. olitorius, C. siamensis,...). Hoa lưỡng tính, hoa đều, bao hoa mẫu 5,
xếp van. Cuống hoa ngắn. Lá bắc hoa nhỏ.
Đài: 5 lá đài, rời nhau, màu xanh (C. olitorius) hay màu đỏ tía (C. capularis).
Hình mũi mác (C. capsularis) hay mác thuôn có đuôi (C. olitorius, C. aestuans).

16


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

Hình 3.1: Một số dạng lá của chi Đay (Corchorus L.)
1. lá hình trứng hẹp có 2 tai (C. capsularis); 2. lá hình bầu dục có 2 tai (C.
olitorius); 3. lá hình bầu dục có 4 tai (C. olitorius); 4. lá hình trứng không có tai (C.
siamensis)
Hình 1,2,3: ( hình vẽ theo C. Phengklai, 1993)
17


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

Hình 4: (hình vẽ theo Đ. T. Xuyến, 2009)

Cánh hoa: 5 cánh hoa, rời nhau, màu vàng, hình trứng ngược (C. aestuans),
bầu dục thuôn (C. olitorius) hay thuôn dài gần như hình đường (C. siamensis),

thường nhẵn hay hay có lông ở mép phía gốc.
Đế hoa lồi, hình thành cột nhị nhuỵ, rất ngắn đôi khi gần như không có cột nhị
nhuỵ.
Bộ nhị: nhiều, chỉ nhị rời nhau, đính ở xung quanh bầu. Bao phấn 2 ô, gần
hình cầu, đính lưng, lắc lư, khi chín mở theo đường nứt dọc.
Bộ nhuỵ: bầu thượng, gồm 3-5 lá noãn dính lại với nhau, mỗi lá noãn có
nhiều noãn. Vòi nhuỵ 1, thường ngắn, hơi phình to gần thành hình dùi. Đầu nhuỵ
nguyên, dạng điểm, trên có nốt dạng tuyến dày đặc.
3.1.4. Quả (Hình3.2)
Quả nang khi chín có màu nâu tối hay đen, hình trụ (C. acutangulus, C.
olitorius, C. siamesis) hay hình cầu (C. capsularis). Vỏ quả mỏng như dạng giấy
hay dày dạng da, khi chín mở theo chiều dọc thành 5 mảnh vỏ, có nốt sần, có vết
thắt ở đỉnh (C. olitorius) hay không có (C. capsularis), có mỏ (C. aestuans) hay có
răng (C. siamensis),...
3.1.5. Hạt:
Hạt nhiều, nhỏ, hình đa diện, có nội nhũ, phôi thường cong; lá mầm hình tim,
có dạng lá.
Typus: C. olitorius L.
Chi Đay (Corchorus) có khoảng 35 loài phân bố ở khắp nơi nhưng chủ yếu ở
vùng nhiệt đới châu Phi và Á. Ở Việt nam hiện biết 4 loài.

18


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

Hình 3.2: Một số dạng cụm hoa, hoa, quả của chi Đay (Corchorus L.)
1. Cụm hoa vàquả (C. aestuans); 2. hoa bổ dọc (C. aestuans); 3. quả hình trụ có mỏ

ở đỉnh (C. aestuans); 4. quả hình trụ có vết thắt ở đỉnh và có răng (C. olitorius); 5.
quả hình cầu (C. capsularis)

Hình 4,5: (vẽ theo C. Phengklai, 1993)
19


Khoá luận tốt nghiệp đại học

Nguyễn Thị Thanh Loan

Hình1,2.3:( vẽ theo T. S. Liu & H. C. Lo, 1993)

3.3. KHOÁ ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI THUỘC CHI ĐAY (CORCHORUS L. ) Ở
VIỆT NAM
1A. Hoa mọc ở nách lá. Quả hình cầu, đỉnh cụt, không có mỏ, không có răng. Phiến
lá không có lông ........................................................................ 1. C. capsularis
1B. Hoa mọc đối diện với nách lá. Quả hình trụ, đỉnh có răng hay có mỏ. Phiến lá
có lông.
2A. Quả thắt ở đỉnh. ......................................................................... 2. C. olitorius
2B. Quả không thắt ở đỉnh.
3A. Gốc lá có 2 răng kéo dài thành sợi. Quả không có răng, có 3-5 mỏ ở đỉnh.
……. ........................................................................................... 3. C. aestuans
3B. Gốc lá có 2 răng không kéo dài thành sợi. Quả có 3-5 răng ở đỉnh................
…………………………………………………………………...4. C. siamensis

20


Khoá luận tốt nghiệp đại học


Nguyễn Thị Thanh Loan

3.4. ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI TRONG CHI ĐAY (CORCHORUS L.) Ở VIỆT
NAM.
3.4.1. Corchorus aestuans L. – Đay dại
L. 1759. Syst. Nat. ed. 10, 2: 1079; H. T. Chang & R. H. Miau, 1989. Fl. Reipubl.
Pop. Sin. 49 (1): 80; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 1: 560; T. S. Liu & H. C. Lo,
1993. Fl. Taiwan ed. 3: 724. Pl. 368; Phamh. 1999. op. cit. ed. 1: 480. f. 1927.
[“estuana”]; C. Phengklai, 1993. Fl. Thailand, 6(1): 30; N. T. Ban, 2003. Checkl.
Pl. Sp. Vietn. 2: 568; T. Ya, M. G. Gilbert & L. J. Dorr, 2008. Fl. China, 2: 249.
– Corchorus aesticans Hill, 1769. Veg. Syst. 14: 23. f. 19.
– Corchorus acutangulus Lamk. 1786. Encycl. 2: 104; Mast. in Hook. f. 1875. Fl.
Brit. Ind. 1: 398; Gagnep. 1911. Fl. Gen. Indoch. 1: 558. f. 57; id. 1945. Suppl. Fl.
Gen. Indoch. 1: 471; Auct. 1972. Ico. Corn. Sin. 2: 803. f. 3335.
– Corchorus fuscus Roxb. [1814. Hort. Beng. 42. nom. nud.]; 1832. Fl. Ind. 2: 582.
– Bố dại, Rộp, Dop, Rau nhớt.
Cây bụi nhỏ, cao khoảng 0,5-0,8 m; cành kéo dài xoè rộng bao trùm xuống
mặt đất; vỏ màu đỏ nâu, lúc non có lông. Lá đơn, mọc cách, màu xanh. Cuống lá xẻ
rãnh, dài 0,5-1,5cm, có lông tơ. Phiến lá màu xanh, dạng màng, hình thuôn đến tròn,
kích thước 2,5-8 x 2,5-5,3 cm, có lông rải rác; chóp lá nhọn hoặc tù; gốc hình tròn
hoặc hơi hình tim; mép lá có răng cưa, 2 răng phía gốc kéo dài thành sợi như 2 tai;
gân gốc 3, gân phụ 4-7. Lá kèm 2, mọc ở hai bên của cuống lá, hình kim, dài 0,5-1
cm. Hoa mọc đơn độc ở nách đối diện lá hoặc tạo thành cụm xim mang 2 hoa;
cuống cụm hoa dài 1,5 mm, có mấu; thường mang lá bắc nhỏ xoè ra, lá bắc dài
khoảng 1,5-3,5 mm, có lông. Đài 5, rời nhau, màu xanh, hình mác thuôn, kích thước
4,0-4,5 x 1-1,5 mm, đỉnh có mũi nhọn kéo dài như gai, gốc cắt ngang, có một gân rõ
ở giữa, uốn ra ngoài khi nở hoa. Cánh hoa 5, rời nhau, màu vàng, hình trứng ngược,
kính thước 4-4,5 x 2-2,5 mm, đỉnh tròn, gốc hình nêm, có lông mịn đặc biệt ở mép
phía gốc. Cột nhị nhuỵ rất ngắn. Nhị nhiều, chỉ nhị rời, mảnh, không lông, dài 2,8-


21


×