Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Bước đầu nghiên cứu phân loại chi mộc thông (iodes blume) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 45 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
LÊ THỊ HIỀN

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI VÀ GIÁ TRỊ
TÀI NGUYÊN CHI MỘC THÔNG (IODES BLUME) Ở
VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Hà Nội, 2013


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
LÊ THỊ HIỀN

BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI VÀ GIÁ TRỊ
TÀI NGUYÊN CHI MỘC THÔNG (IODES BLUME) Ở
VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Thực vật học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Đỗ Thị Xuyến
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
TS. Hà Minh Tâm
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Hà Nội, 2013


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ
của TS. Đỗ Thị Xuyến và TS. Hà Minh Tâm. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Dương Đức Huyến cùng tập thể cán bộ phòng
Thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và
tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ
chức và cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn
Phòng Tiêu bản thực vật – Viện Dược liệu; Phòng Tiêu bản thực vật – Trường ĐH
Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội; Ban chủ nhiệm khoa Sinh _ KTNN –
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình,
bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
ĐHSP Hà Nội 2, ngày 25 tháng 04 năm 2013


Sinh viên
Lê Thị Hiền


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền
LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại và giá trị tài nguyên chi Mộc
thông (Iodes Blume) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Xuyến và TS. Hà Minh Tâm. Các kết
quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào trước đây.

ĐHSP Hà Nội 2, ngày 25 tháng 04 năm 2013

Sinh viên

Lê Thị Hiền


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền
MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu .............................................................................. 3
Chƣơng 2: Đối tƣơng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 7
2.2. Phạm vi nghiên cứu

...................................................................................... 7

2.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 7
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. Vị trí và hệ thống phân loại chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt Nam ........... 11
3.2. Đặc điểm phân loại chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt Nam .................... ...12
3.3. Khóa định loại các loài thuộc chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt Nam ...... 15
3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt Nam 15
3.4.1. Iodes seguini (Lévl.) Rehd .......................................................................... 15
3.4.2. Iodes balansae Gagnep .. ............................................................................. 19
3.4.3. Iodes cirrhosa Turcz. ................................................................................... 22
3.4.4. Iodes vitiginea (Hance) Hemsl. .................................................................... 26
3.5 Bước đầu tìm hiểu giá trị tài nguyên của chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt
Nam ...................................................................................................................... 29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


Khóa luận tốt nghiệp


Lê Thị Hiền
MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Trên thế giới cũng như ở
Việt Nam đã có rất nhiều chuyên ngành khoa học nghiên cứu về thực vật. Trong đó,
chuyên ngành Phân loại thực vật đóng vai trò nền tảng. Phân loại thực vật một cách
chính xác sẽ cung cấp tài liệu cho nhiều ngành khoa học khác có liên quan.
Mặt khác, Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có hệ
thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Do những tác động của tự nhiên cũng như của
con người làm cho hệ thực vật có nhiều biến đổi. Vì vậy, vấn đề đặt ra là nghiên
cứu phân loại thực vật một cách chính xác làm cơ sở khoa học cho các ngành khoa
học khác như Sinh thái học, Sinh lý thực vật, Tài nguyên thực vật, dược học,…
Chi Mộc thông (Iodes Blume), còn gọi là Tử quả hay Dây khố rách, thuộc họ
Thụ đào (Icacinaceae Miers). Ở Việt Nam, tuy là một chi nhỏ, nhưng chúng có mặt
trong các hệ sinh thái rừng thứ sinh; là một chi thực vật có ý nghĩa cả về mặt khoa
học và mặt kinh tế.
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi Mộc
thông ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết, sử dụng các
loài thuộc chi này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bƣớc đầu nghiên cứu
phân loại và giá trị tài nguyên chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi và giá trị tài nguyên chi Mộc
thông (Iodes Blume) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên
cứu họ Thụ Đào (Icacinaceae Miers,1851), phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí
Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan.
Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về vị trí phân loại của chi Mộc thông (Iodes Blume) trong họ Thụ
đào (Icacinaceae).
- Xây dựng bản mô tả các loài thuộc chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt

Nam.

2


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

- Xây dựng khoá định loại các loài thuộc chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt
Nam.
- Tìm hiểu giá trị tài nguyên các loài thuộc chi Mộc thông (Iodes Blume) ở
Việt Nam.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt
Nam về họ Thụ đào ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại
thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Mộc thông (Iodes
Blume) ở Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng
dụng và sản xuất lâm nghiệp, y dược, sinh thái và tài nguyên sinh vật,…

Điểm mới của đề tài
- Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Mộc thông
(Iodes Blume) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống.
- Kết quả của đề tài đã được tác giả công bố trong một bài báo gửi Hội nghị
sinh viên nghiên cứu khoa học các trường Đại học sư phạm toàn quốc lần thứ VI.
[Phụ lục 6].
Bố cục của khóa luận: Gồm 40 trang, 8 hình vẽ, 4 ảnh, 1 bản đồ, 1 bảng được chia
thành các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 3
trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên cứu: 4

trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 19 trang), kết luận và kiến nghị: 1 trang), tài
liệu tham khảo: 20 tài liệu; bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, phụ lục.

3


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Trên thế giới
Chi Mộc thông được Blume công bố năm 1825 [14] với tên gọi là Iodes với

typus là loài Iodes ovalis và xếp vào họ Tiết dê (Menispermaceae).
Về sau, năm 1851 Miers nghiên cứu chi Mộc thông đã chỉ rõ nhóm họ Tiết dê
được đặc trưng bởi có nhựa mủ và hạt hình móng ngựa nên đã tách riêng nhóm các
chi không có đặc điểm này thành một họ riêng biệt mang tên họ Icacinaceae (họ
Thụ đào). Sau Miers, một số tác giả đã nghiên cứu và công bố bổ sung các loài
thuộc chi này như: Turcz. (1854) công bố Iodes cirrhosa Turcz.; Hemsl. (1874)
công bố loài Iodes vitiginea Hemsl.; Gagnep (1912) [16] công bố loài Iodes
balansae Gagnep.; Rehd. (1934) công bố loài Iodes seguini Rehd. Một số công trình
nghiên cứu về chi Iodes tiêu biểu như:
Bentham & Hook. f. (1862) [13] khi xây dựng hệ thống phân loại cho ngành
Hạt kín, đã xếp chi Iodes Blume vào họ Dương đầu (Olacaceae) do có đặc điểm hoa
mẫu 4-5, bầu trên, mang 1-4 ô.
Masters M. T. (1875) [21] khi nghiên cứu hệ thực vật Ấn Độ trong “Flora of

Bristish India” đã xếp chi Mộc thông (Iodes) vào họ Dương đầu (Olacaceae), mô tả
5 loài là Iodes ovalis, Iodes hookeriana, Iodes thomsonfana, Iodes brandisii, Iodes
oblonge.
Về sau hầu hết các tác giả nghiên cứu đều thấy sự khác biệt giữa nhóm các
taxon của họ Olacaceae (gồm các loài có nhị gấp 2-3 lần số cánh hoa) và chi Iodes
(nhị bằng số cánh hoa). Vì vậy, quan điểm tách chi Iodes khỏi họ Dương đầu
(Olacaceae) đặt trong họ Thụ đào (Icacinaceae) hầu như được tất cả các tác giả
nghiên cứu về sau đồng tình như:
V. H. Heywood (1993) [18] khi đưa ra hệ thống phân loại cho các họ của
ngành Hạt kín trên thế giới đã chia họ Icacinaceae vào 4 tông: Icacineae, Iodeae,
Phytocreneae, Farcostigmateae; trong đó chi Iodes được xếp vào tông Iodeae cùng

4


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

với các chi: Mappianthus, Polyporandra, Hosiea, Natsiatum, Natsiatopsis,… cùng
quan điểm này còn có Takhatajan (2009).
Các nước lân cận Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu về chi Iodes
Blume, như: C. A. Backer & R. C. Bakhuizen (1965) [12], khi nghiên cứu hệ thực
vật vùng Java (Inđônêxia) trong “Flora of Java” đã công bố họ Icacinaceae với 11
chi trong đó có chi Iodes Blume dựa trên những đặc điểm: Lá mọc đối, cành với tua
cuốn chẻ đôi ở bên. Hoa nhỏ, cụm hoa kiểu chùy, có màu vàng. Tác giả đã công bố
2 loài thuộc chi Iodes có trong vùng nghiên cứu là loài Iodes ovalis Blume và Iodes
cirrhosa Turcz.
H. Sleumer (1970) [19] khi nghiên cứu về chi Iodes ở Thái Lan, đã xếp chi
này vào họ Icacinaceae, mô tả 2 loài: Iodes cirrhosa Turcz. và loài Iodes vitiginea

(Hance) Hemsl.
H. Sleumer (1971) [20] khi nghiên cứu hệ thực vật vùng Malesia trong
“Flora of Malesiana” cũng xếp chi Iodes vào họ Icacinaceae với những đặc điểm:
Cây bụi hoặc dây leo; nhánh có nhiều lông tơ, thường mang tua ngắn chẻ đôi từ các
mấu (không mọc từ nách lá); lá mọc đối, cụm hoa trên cuống kiểu xim,…và mô tả
7 loài thuộc chi Iodes ở Malesia là: Iodes ovalis Blume, Iodes yatesii Merr., Iodes
reticulata King, Iodes cirrhosa Turcz., Iodes philippinensis Merr., Iodes velutina
King, Iodes hookeriana Baill.
Chuang Hsuan et Hsu Ting-zhi (1981) [22] khi nghiên cứu hệ thực vật Trung
Quốc đã ghi nhận chi Iodes Blume thuộc họ Icacinaceae với những đặc điểm cây
bụi hoặc dây leo, cánh hoa có lớp lông dày bao bọc xung quanh, chỉ dính liền ở đáy,
chỉ nhị ngắn. Tác giả đã mô tả đặc điểm của chi Iodes, mô tả 4 loài có ở Trung
Quốc là: Iodes seguini (Lévl.) Rehd., Iodes balansae Gagn., Iodes cirrhosa Turcz.,
Iodes vitiginea (Hance) Hemsl. Về sau, H. Peng and A. H. Richard (2009) trong
phần tái bản có bổ sung công trình Thực vật chí Trung Quốc bằng tiếng Anh “Flora
of China” cũng có cùng quan điểm.

5


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

1.2. Ở Việt Nam
Cho đến nay các công trình nghiên cứu họ Thụ đào (Icacinaceae) nói chung
và chi Mộc thông (Iodes) nói riêng ở Việt Nam còn rất ít. Trước kia, các công trình
nghiên cứu về chi Mộc thông thường do người nước ngoài (người Pháp) công bố
như Gagnepain (1946) [17] khi nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương đã ghi nhận 2
loài thuộc chi này có trên lãnh thổ Đông Dương là I. ovalis và I. balansae. Điểm

khác biệt của Gagnepain với các tác giả trên thế giới lúc bấy giờ là không đặt chi
Iodes vào họ Icacinaceae mà để trong họ Phytocrenaceae cùng với các chi khác như
Apodytes, Miquelia, Phytocrene, Sarcostigma. Cũng tác giả này vào năm 1946
trong công trình tái bản có bổ sung một số dẫn liệu về phân bố của chi Iodes cũng
vẫn đưa ra quan điểm trên.
Trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu về chi Iodes thường do
người Việt Nam tiến hành điển hình như công trình “Cây cỏ thường thấy ở Việt
Nam” của Lê Khả Kế [8]. Tác giả công bố 1 thứ thuộc chi Iodes thường gặp ở việt
Nam là I. ovalis var. vitiginea; hay công trình “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng
Hộ (1991, tái bản năm 1999) [7]. Trong cuốn sách này, tác giả đã tóm tắt đặc điểm
nhận dạng của 3 loài cùng hình ảnh sơ bộ kèm theo: Iodes seguini (Lévl.) Rehd.,
Iodes cirrhosa Turcz., Iodes vitiginea (Hance) Hemsl. Công trình “Cây cỏ Việt
Nam” tuy còn nhiều hạn chế như không có tài liệu trích dẫn, danh pháp, không có
mẫu nghiên cứu. Nhưng cho đến nay đây vẫn là dẫn liệu quan trọng trong việc định
loại sơ bộ các loài ở Việt Nam.
Nguyễn Tiến Bân (2003) [2], trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” đã
chỉnh lý và đưa ra danh lục 4 loài thuộc chi Mộc thông (Iodes Blume) hiện biết ở
Việt Nam trong đó có 2 loài được ghi nhận làm thuốc. Tác giả đã cung cấp dẫn liệu
về danh pháp, vùng phân bố, dạng sống, sinh thái và giá trị sử dụng của các loài của
chi Mộc thông (Iodes Blume).
Bên cạnh các công trình về phân loại học, còn có một số công trình nghiên
cứu của các tác giả về giá trị tài nguyên của chi Iodes như: Võ Văn Chi (1997,
2004, 2012) trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [6] và “Từ điển thực vật thông

6


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền


dụng” [5], Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004) trong “Cây thuốc và động vật làm thuốc
ở Việt Nam” [3].
Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu
đầy đủ và có hệ thống về phân loại chi và các loài cây làm thuốc chi Mộc thông
(Iodes Blume) ở Việt Nam. Chính vì vậy, công trình nghiên cứu: “Bƣớc đầu
nghiên cứu phân loại và giá trị tài nguyên chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt
Nam” của chúng tôi sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ
thống về phân loại và giá trị tài nguyên chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt Nam.

7


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu
vật và tài liệu.
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Mộc thông (Iodes Blume) trên thế giới
và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt
Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên
Sinh vật (HN), phòng tiêu bản thực vật trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại
học Quốc gia Hà Nội (HNU), phòng tiêu bản thực vật, Viện Dược liệu, Hà Nội
(HNIP).
Tổng số mẫu nghiên cứu là 26 số hiệu với 79 tiêu bản. Việc phân tích mẫu vật

được tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật).
Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo 37 mẫu tiêu bản ở phòng tiêu bản thực vật thuộc
trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), 27 mẫu tiêu
bản ở Viện Dược liệu (HNIP) và một số mẫu thu thập được trong khi điều tra thực
địa và các ảnh chụp mẫu vật trên internet.
2.2. Phạm vi nghiên cứu: Khắp cả nước.
2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2012 đến tháng 5/2013.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Mộc thông (Iodes Blume), chúng tôi sử dụng
phương pháp Hình thái so sánh [11]. Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay
vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất trên thế giới và phù hợp với điều kiện
nghiên cứu ở nước ta. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ
quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan
chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường. Việc so
sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng

8


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh
với nụ, hoa so sánh với hoa,...).
Để làm tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời
cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm
thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái
tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác.

Trong quá trình triển khai đề tài này, tôi đã tiến hành điều tra thực địa tại Trạm
đa Dạng Sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) và một số điểm tại xã Minh Xuân, huyện
Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Đặc trưng của các loài Iodes là các loài thân leo, ưa sáng,
thường leo bám trên các lùm bụi, ven đường, ven rừng thứ sinh nơi có nhiều ánh
sáng nên thuận tiện cho việc thu thập mẫu vật.
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các mẫu
vật khô được tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật được phân
tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật
chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các
nước lân cận) để phân tích, so sánh và định loại.
Việc nghiên cứu phân loại chi Mộc thông (Iodes Blume) được tiến hành theo
các bước như sau:
Bƣớc 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi Mộc
thông (Iodes Blume). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại
chi này ở Việt Nam.
Bƣớc 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Mộc thông (Iodes Blume)
hiện có ở các phòng thí nghiệm.
Dụng cụ: Kính lúp, kim mổ, kẹp, khay mổ, thước đo kích thước mẫu, máy
ảnh,…
Phương pháp tiến hành: Dựa trên nguyên tắc phân tích mẫu vật: Phân tích từ
tổng thể bên ngoài đến các chi tiết bên trong, phân tích từ các đặc điểm lớn đến nhỏ.
Đối với mẫu khô cần làm cho hoa và quả trở về trạng thái ban đầu bằng cách đun

9


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền


sôi hoặc ngâm trong cồn pha loãng (khoảng 400C), sau đó dùng kim nhọn để tách
từng bộ phận để quan sát.
Trong khi phân tích mẫu, phải ghi chép các đặc điểm, vẽ hình, chụp ảnh. Sau
đó kết hợp với các tài liệu chuyên ngành (bản mô tả gốc, các chuyên khảo, thực vật
chí,…) và mẫu chuẩn – typus (nếu có) để xác định tên khoa học của mẫu vật.
Bƣớc 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu,
tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác như
thông tin về sinh thái và giá trị sử dụng.
Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây
dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo
luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề
tài.
- Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và
quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự như sau:
Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố
tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học,
năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề
cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài typ
của chi, ghi chú (nếu có).
Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác
giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên
khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở
Việt nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên
Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật
chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái,
phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có).
- Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin
ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành, lá,...) đến cơ quan
sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt).


10


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân
tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có),
từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi được
xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả
này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường do số loài trong
chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung.
- Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa chọn
cách xây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành như sau: Từ
tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập
và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định, dễ nhận biết và
thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra
cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy đến khi
phân biệt hết các taxon.
Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành
và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam.

11


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Vị trí và hệ thống phân loại chi Mộc thông (Iodes Blume)
Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Mộc thông (Iodes) và họ Thụ
Đào (Icacinaceae), tham khảo các công trình thực vật chí ở các nước gần Việt Nam
và các công trình nghiên cứu về họ Thụ Đào ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy về hệ
thống phân loại của chi Iodes là tương đối đồng nhất ở hầu hết các tác giả nghiên
cứu, còn về vị trí của chi Iodes có 4 quan điểm khác nhau:
+ Quan điểm thứ 1: Chi Iodes thuộc vào họ Tiết dê (Menispermaceae). Đi
theo quan điểm này có Blume (1825).
+ Quan điểm thứ 2: Chi Iodes thuộc vào họ Dương đầu (Olacaceae). Đi theo
quan điểm này có Bentham & Hook. f. (1862), Masters M. T. (1875).
+ Quan điểm thứ 3: Chi Iodes thuộc vào họ Phytocrenaceae. Đi theo quan
điểm này có Gagnepain (1911, 1946).
+ Quan điểm thứ 4: Xếp chi Iodes vào họ Thụ Đào (Icacinaceae). Đi theo
quan điểm này có Mier. (1851), H. Sleumer (1970, 1971), Takhtajan (2009),…
Chúng tôi thấy rằng việc tách các nhóm chi thuộc họ Tiết dê, họ Dương đầu
thành một nhóm họ riêng biệt là rất thỏa đáng do chúng mang các nét khác biệt rõ
ràng; quan điểm 3 và quan điểm 4 thực chất chỉ là sự thay đổi tên của bậc họ, các
chi trong cùng một họ không có sự thay đổi, mặt khác tên họ Icacinaceae được Mier
đặt từ năm 1851. Họ Phytocrenaceae được Gagnepain đặt vào năm 1911. Do vậy
khi nghiên cứu chi Mộc thông (Iodes), chúng tôi đi theo quan điểm của Mier.
(1851), H. Sleumer (1970, 1971), Takhtajan (2009),…, xếp chi Mộc thông (Iodes
Blume) thuộc:
Họ Thụ đào (Icacinaceae).
Bộ Dây gối (Celastrales).
Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm
(Dicotyledonea).
Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành
Hạt kín (Angiospermae).


12


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

3.2. Đặc điểm phân loại chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt Nam.
Iodes Blume – Mộc thông, Tử quả, Dây khố rách.
Blume, 1825. Fl. Neder. Ind.: 23; Benth. & Hook. f. 1862. Gen. Pl. 1: 355; Mast.
1875. Fl. Brit. Ind. 1: 595; Gagnep. 1911. Fl. Gen. Indoch. 1: 844; id. 1948. Suppl.
Fl. Gen. Indoch, 1: 757; Back. & Bakh. 1965. Fl. Jav. 2: 123; Sleum. 1969. Blumea,
17(1): 219; Phamh. 1970. Illustr. Fl. S. Vietn. 1: 694; Sleum. 1970. Fl. Thailand,
2(1): 85; id. 1971. Fl. Males. 7(1): 67; Wu, 1977. Fl. Yun. 1: 173; Chuang. 1981. Fl.
Reip. Pop. Sin. 46: 54.
- Erythrostaphyle Hance. 1873. Journ. Bot. 11: 266.
3.2.1. Dạng sống: Các loài thuộc chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt Nam
có dạng dây leo thân gỗ; thân hình trụ, có nốt sần (I. seguini) hay không có (I.
cirrhosa, I. vitiginea,…), cành có lông dày hoặc thưa, cành non thường có lông tơ
màu vàng. Tua cuốn thường ở nách lá hay đối diện với lá, chẻ hai từ mắt hoặc
không.
3.2.2. Lá: Mọc đối, có cuống, phiến lá hình bầu dục hoặc hình tim. Chóp lá
thường nhọn hay tù. Gốc lá hình tim, mép nguyên, có lông vàng chủ yếu ở mặt
dưới, gân bên hình lông chim.

Hình 1. Hình dạng lá của chi Iodes Blume.
1. Iodes seguinii Rehder; 2. Iodes cirrhosa Turcz; 3. Iodes vitiginea (Hance)
Hemsley.

13



Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

3.2.3. Cụm hoa: Dạng xim tập hợp thành chùy ở nách lá hoặc trên nách lá,
đôi khi ở đỉnh cành, thường có lông hoe.
3.2.4. Hoa: Đơn tính khác gốc, nhỏ, màu trắng (I. seguinii) hoặc vàng (I.
cirrhosa, I. vitiginea) hay hơi xanh (I. vitiginea).
Hoa đực: Đài hợp thành hình chén, có 4-5 thùy, mặt ngoài đài phủ lông
vàng. Tràng thường hợp một phần ở phía dưới (I. cirrhosa), đôi khi hợp tới ½ - ¾
chiều dài tràng tạo thành ống tràng (I. vitiginea), có 4-5 thùy tràng, xếp van, chóp
có mũi nhọn kéo dài và cong; mặt ngoài có nhiều lông. Nhị 4-5 nhị, rời nhau, xếp
xen kẽ với thùy tràng, chỉ nhị ngắn hơn tràng, bao phấn 2 ô, đính gốc, mở trong.
Bầu tiêu giảm, rậm lông.
Hoa cái: Đài và tràng như hoa đực. Không có nhị hoặc có nhị lép. Bầu hình
trứng, hình bầu dục hay trứng ngược, không cuống hoặc có cuống ngắn, thường có
lông; 1 ô, chứa 2 noãn; vòi nhụy không có; núm nhụy dạng đĩa.

Hình 2. Hoa cái đã tách tràng

Hình 3. Hoa đực

3.2.5. Quả và hạt:
Quả hạch hình trứng, hình bầu dục hay trứng ngược, mang núm nhụy và đài
tồn tại. Vỏ quả ngoài mỏng màu vàng hoặc đỏ. Vỏ quả trong hóa gỗ mỏng, bên
ngoài có những gờ dài thưa dạng lưới.
Hạt 1 trong mỗi ô, có nội nhũ, lá mầm to dạng lá, rốn hạt rõ, bề mặt của hạt
thường nhăn nheo.


14


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

Hình 4. Hình dạng quả của Iodes Blume
1.Quả bổ dọc (I. balansae Gagn.); 2 và 4: Quả khi khô (I. balansae Gagn. và I.
cirrhosa Turcz.); 3. Vị trí mang quả (I. seguinii Rehder); 5. Quả bổ ngang (I.
balansae Gagn.).
Typus: Iodes ovalis Blume
3.2.6. Sinh học và sinh thái: Các loài thuộc chi Iodes Blume thường ưa
sáng, ưa khô, mọc rải rác trong rừng, ven rừng, bãi hoang, trảng cây bụi, ở độ cao
đến 1.300 m. Mùa ra hoa và kết quả khác nhau giữa các loài, thường rải rác trong
năm, nhưng tập trung nhiều vào tháng 6-12.
3.2.7. Phân bố: Trên thế giới có khoảng 28 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới
Châu Phi, Châu Á như Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan,
Malaixia, Indonexia, Việt Nam,... Nước ta hiện biết có 4 loài phân bố rải rác khắp
cả nước, nhưng chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Hòa Bình, Hà Nội, Hải

15


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa

Thiên-Huế, Đắk Lắk, Khánh hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai.
3.3. Khoá định loại các loài thuộc chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt Nam.
1a. Thân có nhiều nốt sần ........................................................................ 1. I. seguini
1b. Thân không có nốt sần.
2a. Quả dài 3,0-3,8 cm; trên gân ở mặt dưới lá có lông tơ quăn. ..... 2. I. balansae
2b. Quả ngắn hơn 3 cm; trên gân ở mặt dưới lá không có lông tơ quăn.
3a. Hoa đực với cánh hoa rời; mặt dưới lá có lông nhung mềm ... 3. I. cirrhosa
3b. Hoa đực có cánh hoa dính tới giữa; mặt dưới lá có lông cứng ...................
.................................................................................................. 4. I. vitiginea

3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Mộc thông (Iodes Blume) ở Việt
Nam.
3.4.1. Iodes seguini (H. Léveille) Rehder. – Tử quả seguin
Rehder. 1934. J. Arnold Arbor. 15: 3; Phamh. 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 176; N. T.
Ban, 2001. Check. Pl. Sp. Vietn. 2: 1115; H. Peng & A. H. Richard, 2007. Fl.
China, 12: 512.
- Vitis seguinii H. Lével. 1907. Repert. Spec. Nov. Regni Veg. 4: 331.
Dạng sống: Dây leo, thân gỗ; cành còn non có lông cứng quăn dày đặc; cành
màu xám - nâu, hình trụ, với nhiều nốt sần sáng màu kích thước lớn nổi rõ, thấy rõ
khi già.
Lá: Cuống lá dài 0,5-2 cm, có lông cứng phủ dầy đặc; phiến lá mặt dưới lá
màu xanh sáng bóng; hình trứng hoặc hình tim; kích thước 4-14 × 3-10,5 cm; gốc lá
hình trái tim, chóp lá tù đến nhọn; mặt dưới lá bao phủ bởi nhiều lông cứng xen lẫn
lông tơ rải rác; mép nguyên; gân giữa lồi lên ở mặt dưới, có lông tơ thưa, gân bên 46 cặp, gân lá bậc ba thường không dễ thấy, hình thành mạng lưới mờ.
Cụm hoa: Kiểu xim tập hợp thành hình chùy, mọc ở nách lá hoặc bên, chùy
dài 2-3 cm, có lông tơ màu rỉ sắt.

16



Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

Hoa: Phân tính. Hoa đực: Đài hợp đến giữa, đường kính 1 mm, mang 4-5
thùy, thùy hẹp hình trứng, bên ngoài phủ lông màu rỉ sắt dày đặc. Tràng hoa hợp ở
1/3 phía gốc, mang 4 hoặc 5 thùy tràng; thùy tràng hình trứng đến bầu dục, dài 3-4
mm, đỉnh nhọn, mặt ngoài có lông màu rỉ sắt dày đặc, có xen lẫn lông tơ rải rác, mặt
trong nhẵn. Bộ nhị: 5 cái, xen kẽ với thùy tràng; chỉ nhị thon dần về phía đỉnh; bao
phấn hình trứng hoặc thuôn, dài 0,5 mm. Bộ nhụy: bầu nhụy không phát triển. Hoa
cái: cấu tạo giống hoa đực, nhưng mang bầu phát triển, có lông.
Quả: Quả hạch màu xanh khi non, vàng khi già và chín màu đỏ, dạng trứng
ngược thuôn dài, dài 1,8-2,3 cm, đường kính 1,2 cm, có lông tơ dày đặc. Thịt quả
mịn, vỏ quả trong hơi có rãnh hoặc gồ ghề dạng mạng lưới. Hạt đơn, kích thước
lớn, nhẵn.
Loc. class.: China; Isotype: Bodinier E. 2641 (P - Số hiệu tiêu bản
P00698076).
Phân bố: Hà Giang (Quảng Bạ), Phú Thọ (Xuân Sơn), Hòa Bình, Hà Nội
(Ba Vì - Thủ Pháp), Nghệ An (Quế Phong). Còn có ở Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: HÀ GIANG, DKH 5053 (HN). _ PHÚ THỌ, Phương
6500 (HN); Vũ Anh Thương VAT 41 (HN). _ NGHỆ AN, VN 598 (HN).
Sinh học và sinh thái: Cây ưa sáng, leo trên các lùm bụi, thường sống trong
rừng thứ sinh, trảng cây bụi, ven đường, ở độ cao 700 m trở lên. Mùa ra hoa từ
tháng 1 đến tháng 5, mùa ra quả vào khoảng tháng 4 đến tháng 6.

17


Khóa luận tốt nghiệp


Lê Thị Hiền

Hình 5. Iodes seguinii (Léveillé) Rehder.
1 và 2. cành mang tua cuốn; 3. hoa; 4. cụm quả ; 5. quả khô;
(1, 3-5. theo Phạm Hoàng Hộ, 2000; 2. theo H. Peng and A. H. Richard, 2009)

18


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

1

2

3

4

Ảnh 1. Iodes seguini (H.Léveille) Rehder.
(ảnh 1: Lê Thị Hiền chụp theo mẫu Phương 6500, HN; 2 - 4 chụp mẫu Vũ Anh
Thương VAT 41, HN)

19


Khóa luận tốt nghiệp


Lê Thị Hiền

3.4.2. Iodes balansae Gagnep. – Mộc thông blansa, day dong (Gagnep, 1946)
Gagnep. 1910. Syst. (Paris), 1: 200; id. 1946. Supp. Fl. Gen. Indo-Chine, 1: 758; N.
T. Ban, 2001. Check. Pl. Sp. Vietn. 2: 1115; H. Peng & A. H. Richard, 2007. Fl.
China, 12: 512.
Dạng sống: Dây leo thân gỗ. Cành hình trụ, phủ lông tơ màu vàng, không có
nốt sần; tua cuốn ở bên cạnh và đối diện với cụm hoa.
Lá: Cuống lá dài 1-1,5 cm, thường phủ lông tơ màu vàng; phiến lá hình
trứng, kích thước 5-12 x 2-7 cm; gốc lá gần hình tim, xiên; chóp lá nhọn; trên gân ở
mặt dưới lá có lông tơ quăn màu vàng, gân bên 4-6 cặp, gân cấp 3 nổi rõ, dày đặc,
gần như song song nhau, hình thành mạng lưới mảnh mai nhưng dễ thấy.
Cụm hoa: Cụm hoa hình xim kiểu ngù ở nách lá hoặc bên cạnh nách lá tạo
thành gần như hình nón, dài 4-10 cm, có lông tơ màu vàng dày đặc; cụm hoa đực
thưa hơn cụm hoa cái.
Hoa: Hoa đực: Đài dính nhau ở phía dưới, dài 0,5-1 mm, mang 4 - 5 thùy,
thùy đài mặt ngoài có lông cứng màu vàng, chóp tù hoặc tròn. Tràng hoa hợp ở gốc,
phía trên mang 4 hoặc 5 thùy hình trứng thuôn, dài 2-3 mm, chóp có một gai rất
nhỏ, mặt ngoài có lông cứng màu vàng. Bộ nhị: 4 hoặc 5 cái, xen lẫn với cánh tràng,
chỉ nhị cứng, khỏe, rất ngắn; bao phấn hình trứng, dài 0,5 mm; Bộ nhụy: bầu nhụy
không phát triển hay không thấy rõ. Hoa cái giống như hoa đực nhưng mang bầu
dẹt hay gần hình cầu, nhị không phát triển.
Quả: Quả hạch thuôn dài hay gần hình trứng ngược, hơi ép dẹp, kích thước
3-3,8 x 1,5-2 cm, có lông tơ dày đặc màu vàng, khi khô mỗi bên mang 3 gân theo
chiều dọc, bề mặt có các đường gờ lên gồ ghề rất dễ nhận.
Hạt: Hạt thuôn dài, kích thước 2-2,5 x 1-1,5 cm, bề mặt gồ ghề, không lông;
nội nhũ lớn.
Loc. class.: Vietnam, tonkin; Typus: Balansa B 3981 (P - Số hiệu tiêu bản
P00698073).


20


Khóa luận tốt nghiệp

Lê Thị Hiền

Sinh học và sinh thái: Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng thứ sinh, trảng cây
bụi, ở độ cao đến 1300m. Mùa ra hoa từ tháng 4 đến tháng 7, mùa ra quả vào
khoảng tháng 5 đến tháng 8.
Phân bố: Hòa Bình (Núi Biều); Hà Tây (Ba Vì, Thủ Pháp). Còn có ở Trung
Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông).
Mẫu nghiên cứu: Loài này được Gagnepain (1910), N. T. Bân (2003) ghi
nhận có ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu chi Iodes ở Việt Nam, chúng tôi
chưa tìm thấy mẫu vật thuộc loài này. Bản mô tả theo Gagnepain (1910), N. T. Bân
(2003) và mẫu typus được lưu trữ tại phòng tiêu bản P.

Hình 6. Iodes balansae Gagnep.
1. hoa hình từ dưới lên; 2. một phần đài; 3. một phần tràng hoa nhìn từ mặt trong; 4.
một nhị; 5. bầu có lông; 6. quả cắt ngang; 7. quả cắt dọc; 8. quả khô
(1-7. hình vẽ theo Gagnep. 1911; 8. theo H. Peng and A. H. Richard, 2009).

21


×