Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Đánh giá các giống khoai lang nhập nội trồng vụ thu đông năm 2013 tại hoàng mai hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 35 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
------------***-----------

ĐINH THỊ KHUYÊN

ĐÁNH GIÁ CÁC GIỐNG KHOA LANG
NHẬP NỘI TRỒNG VỤ THU ĐÔNG
NĂM 2013 TẠI HOÀNG MAI – HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Th.S ĐỖ XUÂN CẦU

HÀ NỘI - 2014


Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ThS. Đỗ Xuân
Cầu,Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có củ - Viện cây lương thực và
cây thực phẩmđã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tôi các phương pháp
nghiên cứu khoa học và những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện khóa
luận.
Đồng thời tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sinh – KTNN Trường
Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2, đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp thu những kiến
thức chuyên môn về chuyên ngành kĩ thuật nông nghiệp
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS.Trịnh Văn Mỵvà tập thể cán bộ của Trung
tâm nghiên cứu và phát triển cây có củ - Viện cây lương thực và cây thực
phẩmđã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này mặc dù đã hết sức cố


gắng nhưng chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót. Vì vậy tôi kính
mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Đinh Thị Khuyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu, số liệu được trình bày trong
khóa luận: “Đánh giá các giống khoai lang nhập nội trồng vụ thu đông
năm 2013 tại Hoàng Mai - Hà Nội” dưới sự hướng dẫn của ThS. Đỗ Xuân
Cầu - Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có củ -Viện cây lương thực và
cây thực phẩm là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả của tác giả
khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Đinh Thị Khuyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chon đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu......................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây khoai lang .................................. 3
1.2. Giá trị dinh dưỡng và sử dụng của khoai lang ........................................... 3
1.3. Đặc điểm hình thái và sinh lý của cây khoai lang...................................... 5
1.4. Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây khoai lang ............................................... 6
1.5. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới và Việt Nam .......................... 8

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 12
2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 12
2.2. Thời gian thực hiện ................................................................................. 12
2.3. Địa điểm .................................................................................................. 12
2.4. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng ...................................................... 12
2.5. Chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................... 14
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................... 17
3.1. Đặc điểm thực vật học cơ bản của một số giống khoai lang nhập nội .... 17
3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển thân lá của các giống khoai
lang nhập nội ................................................................................................... 19
3.3. Đánh giá yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai
lang nhập nội ................................................................................................... 21
3. 4. Đánh giá mức độ sâu bệnh hại của các giống khoai lang nhập nội ........ 23
3.5. Đánh giá chất lượng ăn nếm của các giống khoai lang nhập nội ............ 24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 27


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích khoai lang của một số nước trênthế giới
(2010 – 2012) (1000ha) ..................................................................................... 9
Bảng 1.2. Năng suất khoai lang của một số nước trênthế giới
(2010 – 2012) (tấn/ha) ..................................................................................... 10
Bảng 1.3. Sản lượng khoai lang của một số nước trênthế giới
(2010 – 2012) (1000tấn).................................................................................. 10
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai lang của các vùng
miền ở Việt Nam năm 2010 ............................................................................ 11
Bảng 2. Phân nhóm giông khoai lang (ngày) .................................................. 15
Bảng 3.1. Đặc điểm thực vật học của các giống khoai lang nhập nội
trồng vụ thu đông 2013 tại Hoàng Mai - Hà Nội ............................................ 17

Bảng 3.3. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
khoai lang nhập nội trồng vụ thu đông 2013 tại Hoàng Mai - Hà Nội ........... 22
Bảng 3.4. Mức độ sâu bệnh hại chính trên các giống khoai lang
nhập nội trồng vụ thu đông 2013 tại Hoàng Mai - Hà Nội ............................. 23
Bảng 3.5. Phẩm chất củ của một số giống khoai lang nhập nội trồng
vụ thu đông 2013 tại Hoàng Mai - Hà Nội ..................................................... 25


MỞ ĐẦU
1. Lý do chon đề tài
Khoai lang (Impoea batatas (L) Lam) là cây lương thực có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế nông nghiệp toàn thế giới, đứng hàng thứ bảy trên thế
giới sau lúa mì, lúa nước, ngô, khoai tây, lúa mạch, sắn. Nó được trồng ở 114
quốc gia trên thế giới. Khoai lang có khối lượng đường bột (cacbonhydrat),
vitamin A và năng lượng cao hơn so với lúa mì, lúa nước, sắn. Nó là nguồn
cung cấp tinh bột (carbonhydrate), protein, chất khoáng và vitamin rất quan
trọng đối với con người và vật nuôi (Woolfe 1992)[12]. Khoai lang là một cây
đa tác dụng, được con người sử dụng củ và lá để làm thức ăn gia súc, chế biến
bột, rượu cồn, bánh kẹo, làm dược phẩm.
Ở những nước đang phát triển, khoai lang được xếp hàng quan trọng thứ
5 về cung cấp năng lượng và diện tích trồng sau lúa gạo, lúa mì, sắn (CIP
2000)[10]. Theo thống kê của FAO (2012)[11], sản lượng khoai lang toàn cầu
năm 2012 là 103,1 triệu tấn, trong đó châu Á là vùng sản xuất lớn nhất với
81,1 triệu tấn, riêng Trung Quốc 73,1 triệu tấn.
Khoai lang là cây dân gian đã được trồng từ lâu đời ở nước ta, có phổ
thích nghi rất rộng, có thể trồng được ở nhiều điều kiện khí hậu, đất đai khác
nhau. Tuy nhiên, tình hình sản xuất khoai lang ở Việt Nam trong những năm
qua sụt giảm cả về diện tích và sản lượng. Năng suất khoai lang trung bình
của nước ta còn thấp so với thế giới (10,07 tấn/ha so với thế giới là 12,75
tấn/ha)(FAO 2012)[11]. Về chất lượng, hàm lượng chất khô chỉ đạt khoảng

25% (chất khô) và 20% (tinh bột) so với thế giới là 32 – 35% (chất khô) và
25% (tinh bột). Đặc biệt là β-caroten (chất tạo màu) trong các giống khoai
lang của ta cần phải được nâng lên về hàm lượng và đa dạng về màu sắc. Để
sản xuất khoai lang theo hướng hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao ở Việt
Nam thì cần phải có những giống có chất lượng cao với một số tiêu chí chính

1


như: Hàm lượng chất khô trên 25%, tinh bột trên 22% và năng suất củ phải
đạt 20 tấn/ha.
Ngoài ra, song song với việc lai tạo giống trong nước; việc nhập nội,
đánh giátuyển chọn và phát triển những giống tốt thích nghi với điều kiện ở
nước ta sẽ rút ngắn thời gian tạo giống mới, đem lại giá trị kinh tế cao, tiết
kiệm chi phí trong nghiên cứu. Đây cũng là hướng tiếp cận tốt để tuyển chọn
giống mới.
Chính vì vậychúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá các giống khoai lang
nhập nội trồng vụ thu đông năm 2013 tại Hoàng Mai – HàNội”.
2. Mục tiêu
- Chọn tạo giống khoai lang sử dụng theo hướng đa dụng, năng suất khá
- cao.
- Chọn tạo giống thích hợp cho ăn tươi, phẩm chất tốt, hàm lượng chất
khô đạt >25%.
- Chọn tạo giống theo hướng để chế biến chips, có màu ruột củ hấp dẫn.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây khoai lang

Khoai lang có nguồn gốc từ bán đảo Iucatan ở Châu Mỹ La Tinh, là loại
cây có củ được phổ biến rộng nhất. Nó có tính thích ứng và đề kháng rất
mạnh, nên trồng được ở nhiều điều kiện sinh thái khác nhau. Là một cây có củ
có thời gian sinh trưởng ngắn (3 – 5 tháng) và không biểu hiện một đặc tính
thời vụ rõ rệt, bởi vậy khoai lang được trồng như cây bảo hiểm phối hợp trong
hệ thống canh tác với cây có hạt (như lúa) ở Đông Nam Á, với cây có củ khác
(khoai mỡ, khoai nước…) ở Châu Úc và là cây rất quen thuộc ở Philippin và
Nhật Bản…(Đinh Thế Lộc và CS 1997)[1].
Khoai lang trở thành phổ biến từ rất sớm tại các đảo trên Thái Bình
Dương, từ Nhật Bản tới Polynesia. Một lý do có lẽ là nó có thể cho thu hoạch
khá sớm nếu như các loại cây trồng khác bị thất thu do bão, lụt. Nó là đặc
trưng trong nhiều món ăn ở Nhật Bản, Đài Loan, Philippines và nhiều quốc
gia khác. Indonesia, Viêt Nam, Ấn Độcùng một số quốc gia châu Á cũng là
các quốc gia trồng nhiều khoai lang. Ugana (đứng thứ tư sau cộng hòa
Tanzania) và một số quốc gia châu phi khác cũng trồng nhiều khoai lang do
nó là một thành phần quan trọng trong khẩu phần ăn tại các quốc gia này.
Châu Âu cũng có trồng khoai lang, nhưng sản lượng không đáng kể. Tuy
nhiên hiện nay cây khoai lang vẫn được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới, á
nhiệt đới Châu Á, Châu Mỹ La Tinh (Ưng Định 1957)[8].
1.2. Giá trị dinh dƣỡng và sử dụng của cây khoai lang
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng
Đây là cây lương thực có khối lượng đường bột (cacbonhydrat), vitamin
A và năng lượng cao hơn so với lúa mì, lúa nước, sắn. Thành phần khoai lang
tươi: 68% nước,0,8% protit, 28,5% gluxit, 34 mg% canxi, 50 mg%
phootspho,23 mg% vitamin C. Thành phần khoai lang khô: 11% nước, 2,2%
protit, 80% gluxit.
3


Củ là những nguồn lương thực dinh dưỡng mà nó được sử dụng chống

lại sự thiếu hụt dinh dưỡng ở các vùng đang phát triển trên thế giới. Củ không
chỉ là một nguồn năng lượng tốt ôn hòa nhưng cũng chứa lượng nước quan
trọng để hòa tan vitamin C và B tổng hợp, bên cạnh là phần tiếp ứng yêu cầu
hàng ngày cho vitamin B1 và vitamin B6.
Những lá và những ngọn mềm – giòn cũng là những nguồn cung cấp dồi
dào vitamin C và một số vitamin B đặc biệt vitamin B2 mà nó còn bị thiếu
nhiều trong khẩu phần ăn của dân vùng Châu Á.
Qua sự hiểu biết về giá trị dinh dưỡng của củ và lá cây khoai lang càng
thấy rõ lợi ích của chúng để sử dụng chúng hàng ngày và trong tương lai góp
phần giảm đói và đadạng bữa ăn cho nhân dân(Mai Thạch Hoành 2011)[2].
1.2.2. Sử dụng
Khoai lang là cây đa dụng cho người và gia súc ở tấtcả các bộ phận của
cây:
- Thân lá: Làm thức ăn cho gia súc là chủ yếu, bằng 3cách sau: Cho ăn
tươi, ủ lên men và pha trộn với các thức ăn khác.
- Rễ và thân ngầm: Thân ngầm già và rễ phụ cũng được thu để cho đại
gia súc ăn như: Trâu, bò...
+ Rễ củ (gọi là củ) ngoài ăn thô như luộc, nấu thức ăn tươi còn thái lát
phơi khô để dự trữ cho khi cần hay làm hàng hóa bán dần dần.
+ Củ còn được chế biến thành bột khô thô (flour) làm các bánh ăn và nấu
rượu. Chế biến bột tinh (starch) được chế biến: Bột tan, bột phân giải và hóa
đường hoặc pha với bột dong riềng làm miến.
+ Gốc câygià khi thu cũng được sử dụng làm rau ăn sống cho đại gia súc
như trâu, bò, ngựa, dê...có nơi nông dân còn thái nhỏ nấu chín hay ủ chua
chogia súc,gia cầm như lợn, ngan, gà...(Nguyễn Thế Yên 1999)[7].
- Ngoài ra, chúng còn là cây dược phẩm quý, cótính truyền thống:
+ Ăn khoai lang chữa táo bón và bệnh trĩrất có hiệu quả.
4



+ Với người bị đái tháo đường sẽ ổn định tốt lượng đường trong máu.
+ Chất Mucin (Mucoprotein) có trong khoai lang có tác dụng duy trì sự
bôi trơn các khớptrong cơ thể, giữ tính đàn hồi các huyếtquản dộng mạch,
ngăn ngừa xơ cứng động mạch và thoái hóa mô liên kết của gan và thận.
+ Theo các chuyên gia của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư của
Nhật Bản cho biết:Khoai lang chín, sống đều là loại thức ăn có tỷ lệ ức chế
ung thư rất mạnh (khoai lang chín là 98,7%; khoai lang sống là 94,4%)(Mai
Thạch Hoành 2011)[2].
1.3. Đặc điểm hình thái và sinh lý của cây khoai lang
1.3.1. Đặc điểm hình thái
Khoai lang là loài cây thân thảo, dạng thân mềm bò hoặc leo, sống hàng
năm, có các lá mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân vịt, các hoa trắng, vàng
hay tím, hình phễu có tràng hợp và kích thước trung bình. Rễ củ ăn được có
hình dáng thuôn dài và thon, chứa tinh bột và đường, lớp vỏ nhẵn nhụi có
màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Lớp cùi thịt có màu từ trắng, vàng, cam, tím.
Như các loài cây Bìm Bìm khác, hoa lưỡng tính hình chuông có tràng
hợp, cuống dài và kích thước trung bình. Hoa thường mọc ở nách lá hoặc đầu
ngọn thân, mọc riêng rẽ hoặc thành chùm 3 – 7 hoa. Củ có hình hơi tròn, có 3
mảnh vỏ(Ưng Định 1957)[8].
1.3.2. Đặc điểm sinh lý
Khoai lang là cây trồng quanh năm vì nó có tập tính sinh sản vô hạn nhờ
sinh sản vô tính. Nhưng nó được trồng trong điều kiện bình thường như cây
hàng năm. Nhờ nó sinh sản vô tính trong một quỹ thời gian 3 -4 tháng trong
năm để thu được bộ phận kinh tế là củ.
Tuy được trồng trên đất nghèo dinh dưỡng và độ pH tương đối thấp (đất
chua) thậm chí cả trên đất mới khai phá chưa được canh tác. Khoai lang cho
năng suất nói chung là thấp so với cây lương thực khác, nhưng cho năng suất
tổng sinh khối cao và có giá trị sử dụng cao nhất. Khi chúng gặp điều kiện bất
5



lợi như: Khô hạn hay mưa bão thì chúng bị thiệt hại ở mức ít nhất. Vì những
lý do trên, đây là cây lương thực- thực phẩm dự phòng, khi lương thực chính
bị hao hụt và thiếu, hay vùng thường gặp thiên tai, khó khăn và lương thực
thường không ổn định (Đinh Thế Lộc và CS 1997)[1].
1.4. Yêu cầu ngoại cảnh đối với cây khoai lang
1.4.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của
khoai lang. Chúng cónguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên để thân lá sinh trưởng
thuận lợi, củ hình thành và phát triển tốt cần có điều kiện nhiệt độ tương đối
cao.
- Ogle (1950) khi nghiên cứu xử lý trong các điều kiện nhiệt độ khác
nhau (10, 15, 21 và 23°C) đối với 3 giống khoai lang (Unit I; Goldrush;
Heartogold) đã có nhận xét: Nhiệt độ tối thích là khoảng giữa 21 - 23°C.
- Hartner và Whitney trồng giống khoai lang Yellow jersey trên đất cát
pha được giữ ở các nhiệt độ khác nhau từ 10 đến 45,5°C đã có những nhận
xét: Ở nhiệt độ 10°C lá chuyển màu vàng và cây sẽ chết; ở nhiệt độ 15°C
phần lớn lá vẫn giữ được màu xanh, nhưng cây không lớn được; ở nhiệt độ từ
20 đến 25°C cây sẽ sinh trưởng nhanh hơn, tỷ lệ với nhiệt độ. Nhiệt độ tăng
tới 45°C cây sinh trưởng không tốt bằng ở nhiệt độ 25°C (Mai Thạch Hoành
2011)[2].
Ở Việt Nam từ miền Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ nhiệt độ quanh năm
thường cao nên thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của chúng. Ở các tỉnh
miền Bắc thường có một mùa đông giá lạnh (từ tháng 11 – 12 đến 1 – 2) nên
nhiệt độ thấp đã có ảnh hưởng ít nhiều đến sinh trưởng phát triển của cây cả ở
các tỉnh đồng bằng cũng như trung du miền núi trong những thời vụ cụ thể.

6



1.4.2. Ánh sáng
Khoai lang đã được trồng thử có kết quả ở các vùng ôn đới có nhiệt độ
cao, mùa hè tương đối nóng. Ở các vùng đó cũng như các vùng nhiệt đới
câysinh trưởng phát triển thuận lợi do có điều kiện cường độ ánh sáng cao.
Vốn có nguồn gốc nhiệt đới nên cây có phản ứng ánh sáng ngày ngắn.
Thời gian chiếu sáng thích hợp trong một ngày từ 8 – 10 giờ ánh sáng.
Để cây ra hoa được thuận lợi ngoài điều kiện “ngày ngắn” cần phải có
điều kiện “cường độ ánh sáng yếu” (cường độ ánh sáng bằng 26,4% cường độ
ánh sáng trung bình).
Ở nước ta khoai lang thường ra hoa vào mùa đông, bởi vì mùa đông có
điều kiện thuận lợi về thời gian chiếu sáng trong một ngày ngắn cũng như
cường độ ánh sáng yếu nên cây dễ ra hoa. Tuy nhiên mùa đông lại là mùa có
điều kiện nhiệt độ thấp, điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi nên cũng khó
khăn cho hoa khoai lang thụ tinh và kết hạt. Nếu ngày dài, đêm ngắn thì thuận
lợi cho sự phát triển thân lá hơn củ và ngược lại.
Ở Việt Nam nói chung chế độ ánh sáng tương đối tốt, nếu đầu tư thâm
canh cao chắc chắn sẽ đạt được năng suất khoai lang cao.[1]
1.4.3. Nước
Chúng là một cây hoa màu trồng cạn, thời gian sinh trưởng ngắn (3-5
tháng) nhưng trong quá trình sinh trưởng phát triển đã tổng hợp lên một lượng
vật chất hữu cơ khá lớn. Đó là nhờ đã sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời,
lá khoai lang tổng hợp CO2và NH2tạo nên chất hữu cơ – nguyên liệu để tạo ra
các bộ phận của cây cũng như tất cả các vật chất dự trữ vào củ.
Như vậy nước trời đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát
triển của cây. Mặc dù độ ẩm đất thích hợp cho khoai lang nói chung là khoảng
70 – 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng, nhưng nhu cầu về nước qua từng thời kỳ
sinh trưởng phát triển cũng khác nhau.

7



Trong điều kiện sản xuất ở nước ta cũng cần lưu ý tới khả năng cung cấp
nước cho cây ở các thời vụ trồng khác nhau. Vụ đông xuân cây khoai lang
thường thiếu nước, cây dễ bị hạn khó bén rễ ở thời kỳ đầu. Vụ đông dễ bị
thiếu nước vào giai đoạn cuối. Kết quả trong sản xuất cho thấy năm nào hạn
nhiều, số lần tưới tăng lên thì năng suất vụ đông càng cao.
1.4.4. Đất đai
Do khoai lang có đặc tính thích ứng và đề kháng rất mạnh nên trồng ở
bất cứ loại đất nào cũng có thể cho năng suất. Ở tất cả các loại đấtcó thành
phần cơ giới cũng như tính chất hóa học khác nhau cũng đều có thể trồng
được.
Tuy nhiên thích hợp nhất cho cây phát triển tốt vẫn là loại đất nhẹ, tơi
xốp, lớp đất mặt sâu.
Ở các loại đất cát ven biển (duyên hải miền Trung), đất bạc màu xấu (Hà
Bắc) vẫn phát triển tốt, năng suất cao nếu đầu tư phân bón cao.
Độ pH đất cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của khoai lang.
Phát triển thuận lợi nhất trong đất trung tính (pH = 6,5 – 7) hoặc hơi chua (pH
= 6 – 6,5) (Mai Thạch Hoành 2011)[2].
1.4.5. Chất dinh dưỡng
Khoai lang cần nhiều chất dinh dưỡng cả các nguyên tố đa lượng và vi
lượng. Tuy nhiên các nguyên tố đa lượng (trước hết là NPK) vẫn là các
nguyên tố chủ yếu cần thiết cho khoai lang.
1.5. Tình hình sản xuất khoai lang trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Trên thế giới
Trong các cây lương thực thì khoai lang là cây trồng quan trọng được
trồng ở 114 quốc gia trên thế giới và đứng thứ 5 sau lúa gạo, lúa mỳ, ngô, sắn.
Ở các nước đang phát triển, chúng được xếp hạng thứ 5 trong sản xuất
giá trị kinh tế, thứ 6 trong sản xuất năng lượng, thứ 9 trong sự sản xuất
protein và nó có tính linh hoạt rất lớn trong việc sử dụng làm thực phẩm, thức
8



ăn chăn nuôi và các sản phẩm công nghiệp (Vũ Tuyên Hoàng, Mai Thạch
Hoành, Nguyễn Thế Yên và CS 1992)[9].
Theo thống kê của FAO (2012)[11], sản lượng khoai lang toàn cầu năm
2012 là 103.145.500 tấn, trong đó châu Á là vùng sản xuất lớn nhất với
81.096.554 tấn, riêng Trung Quốc 73.140.000 tấn. Sản lượng khoai lang của
châu Phi là17.999.686tấn,châu Mỹ sản xuất 3.244.382 tấn, châu Âu có sản
lượng thấp nhất là 51.359tấn.Năng suấttrung bình toàn thế giới năm 2012
đạt12,75tấn/havà biến động rất lớn từ 32,7 tấn/ha tại Reunion đến 29,8tấn/ha
tại Israel. Các nước khác đạt năng suất cao là:Hoa Kỳ và Úc là 23,4 –
24,7tấn/ha;Đài Loan 22,7 tấn/ha và Mexico 17,5 tấn/ha. Trên 90% sản phẩm
khoai lang ở châu Á được sử dụng làm thức ăn gia súc, phần còn lại được
dùng làm lương thực cho con người và để chế biến (FAO 2012)[11].
Bảng 1.1. Diện tích khoai lang của một số nước trên
thế giới (2010 – 2012) (1000ha)
Nước

2010

2011

2012

Toàn thế giới

8.389,52

8.218,32


8.087,12

Trung Quốc đại lục

3.544,69

3.481,82

3.472,60

Nigeria

1.100,00

1.100,00

1.115,00

Cộng hòa Tanzania

620,00

699,07

670,00

Uganda

576,22


531,79

540,00

Indonesia

181,07

177,86

178,30

Viet Nam

140,00

146,82

141,32

Madagascar

150,80

154,00

125,90

Angola


156,59

159,53

121,78

Papua New Guinea

129,00

120,78

120,00

Mozambique

120,00

119,00

120,00

(Nguồn: 2012)

9


Bảng 1.2. Năng suất khoai lang của một số nước trên
thế giới (2010 – 2012) (tấn/ha)
Nước


2010

2011

2012

Toàn thế giới

12,29

12,79

12,75

Trung Quốc đại lục

20,93

21,64

21,06

Nigeria

3,00

3,00

3,05


Cộng hòa Tanzania

4,21

5,11

4,51

Uganda

4,58

4,80

4,91

Indonesia

11,33

12,33

13,93

Viet Nam

8,74

9,28


10,07

Madagascar

7,13

7,16

7,15

Angola

6,30

6,55

5,30

Papua New Guinea

5,13

5,17

4,83

Mozambique

7,08


7,23

7,50

Bảng 1.3. Sản lượng khoai lang của một số nước trên
thế giới (2010 – 2012) (1000tấn)
Nước
Toàn thế giới

2010

2011

2012

103.120,75

105.113,10

103.145,50

74.172,50

75.362,00

73.140,00

Nigeria


3.300,00

3.300,00

3.400,00

Cộng hòa Tanzania

2.424,20

3.573,30

3.018,18

Uganda

2.838,00

2.554,00

2.650,00

Indonesia

2.051,05

2.192,24

2.483,47


Viet Nam

1.318,50

1.362,19

1.422,50

Madagascar

919,13

1.102,95

900,00

Angola

986,56

1.045,10

644,85

Papua New Guinea

615,00

620,00


580,00

Mozambique

920,00

860,00

900,00

Trung Quốc đại lục

10


1.5.2. Ở Việt Nam
Đây là cây lương thực được trồng lâu đời ở Việt Nam, xếp hàng thứ 3
sau cây lúa, cây ngô vàlà nước có diện tích khoai lang đứng hàng thứ 6 trên
thế giới sau Trung Quốc, Indonesia, Urandda, Nigeria và Tanzania. Hiện nay,
chúng là cây có củ được phân bố rộng rãi ở nước ta. Vùng núi, trung du Bắc
Bộ,duyên hải Miền Trung, châu thổ sồng Hồng, Tây Nguyên,đồng bằng sông
Cửu Long, chúng luôn có mặt trong nhiều cơ cấu luân canh của nhiều vùng
đất (Nguyễn Văn Kiên, Nguyễn Thị Ngọc Huệ và CS 2006)[5].
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, diện tích và sản lượng có xu
hướnggiảm dần, năng suất củchưa được cải tiến nhiều và còn cách xa so với
thế giới. Theo số liệu thống kê năm 2012, tổng diện tích khoai langcủa nước
là141324 ha, sản lượng đạt142,3 triệu tấn. Diện tíchtrong cả nước liên tục
giảm, từ 304.000 ha năm1995đến 205.000ha năm 2000 đến 180.000 ha năm
2007 đến140000ha năm2010 đến 141324 ha năm 2012 (FAO 2012)[11].
Nguyên nhân chủ yếu là do: Thiếu thị trường tiêu thụ, giống lẫn tạp và thoái

hóa, đất trồng khoai thường nghèo dinh dưỡng, sự gây hại củ sùng và sâu đục
dây, đầu tư cho nghiên cứu phát triển thấp.
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai lang của các vùng miền
ở Việt Nam năm 2010
Diện tích Năng suất Sản lượng
(1000ha)
(tạ/ha)
(Nghìn tấn)

Vùng trồng
Đồng bằng sông Hồng

27

91,5

247

Trung du và miền núi phía Bắc

39

65,7

256,2

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

54


63,1

341

Tây Nguyên

14

107,6

150,7

Đông Nam Bộ

2

79

15,8

14,8

207,1

306,5

150,8

87,3


1317,2

Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nƣớc
11


CHƢƠNG 2.ĐỐI TƢỢNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu bao gồm 12 giống trong đó 11 giống nhập từ Nhật
Bản(Kintoki, Okinawan, Ganet, Kotobuki, Naruto-imo, Sweetpotato, Kokel 14, KL
số 2, Kl số 1, Bate, 13-KL01) và 1 giống đối chứng là giống khoai langHoàng
Long đang được trồng phổ biến tại nơi nghiên cứu.
2.2. Thời gian thực hiện
- Thời gian thực hiện thí nghiệm: Từ đầu tháng 09/2013 đến hết tháng
01/2014.
2.3. Địa điểm
- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: Phường Trần Phú - Hoàng Mai - Hà Nội.
- Loại đất: Đất phù sa ngoài đê sông Hồng
- Cây trồng vụ trước: Cây ngô
2.4. Phƣơng pháp thí nghiệm đồng ruộng
Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và
giá trị sử dụng của giống khoai lang (QCVN 01-60: 2011/BNNPTNT),
phương pháp của Trung tâm nghiên cứu khoai tâyquốc tế (CIP) và một số quy
định của Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây có củ -Viện cây lương thực
và cây thực phẩm.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo
kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại.
- Diện tích thí nghiệm: Diện tích 01 ô thí nghiệm (01 lần nhắc) là 12 m2
cả rãnh (1,2 mr X 5 md X 2 luống = 12 m2). Lên luống cao 30-40cm. Xung

quanh thí nghiệm có ít nhất 1 luống bảo vệ.
- Diện tích thí nghiệm: 3 lần nhắc x 12 giống x 12 m2/lần nhắc = 432 m2.
- Diện tích bảo vệ: 108m2 (25% diện tích thí nghiệm).
- Tổng diện tích thí nghiệm 540m2.

12


- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Nhắc 1

Nhắc 2

Nhắc 3

Luống 1

KINTOKI

Luống 2

HOÀNG LONG (đ/c) KL SỐ 2

13-KL01

Luống 3

OKINAWAN

NARUTO- IMO


KOKEI 14

Luống 4

GARNET

KL SỐ 1

BATE

Luống 5

KOTOBUKI

BATE

KINTOKI

Luống 6

NARUTO- IMO

HOÀNG LONG (đ/c) OKINAWAN

Luống 7

SWEET POTATO

KOTOBUKI


KL SỐ 1

Luống 8

KOKEI 14

13-KL01

HOÀNG LONG (đ/c)

Luống 9

KL SỐ 2

KINTOKI

KL SỐ 2

Luống 10

BATE

KOKEI 14

GARNET

Luống 11

KL SỐ 1


SWEET POTATO

KOTOBUKI

Luống 12

13-KL01

OKINAWAN

NARUTO- IMO

GARNET

SWEET POTATO

- Mật độ trồng: Trồng luống đơn, mỗi ô thí nghiệm chia thành hai luống,
trồng 50 dây trên một ô. Đặt dây giống phẳng dọc luống 5 dây/m, lấp đất sâu
5-10cm để chừa 3 lá đầu ngọn, ấn chặt cổ dây khi lấp đất.
- Mức phân bón (tính cho 01ha): 1,8 tấn phân hữu cơ vi sinh sông Gianh +
60 N + 60 P2O5 + 120 K2O.
- Cách bón phân:
+ Bón lót: 100% hữu cơ vi sinh sông Gianh + 100% P2O5 + 1/3 N + 1/3
K2O.
+ Bón thúc lần 1: Sau trồng 20- 25 ngày, bón hết 2/3 lượng N còn lại.
Kết hợp làm cỏ, xới xáo nhẹ.

13



+ Bón thúc lần 2: Sau bón thúc lần 1 từ 20-25 ngày, bón hết 2/3 lượng
K2O còn lại. Kết hợp làm cỏ, xới xáo cho đất trong luống trồng khoai lang tơi
xốp và vun vồng cao gọn luống, kín cổ dây.
- Tưới nước: Đảm bảo đủ ẩm thường xuyên (65-80% độ ẩm tối đa). Sau
mỗi lần xới, vun và bón thúc kết hợp tưới rãnh.
2.5. Chỉ tiêu theo dõi
2.5.1. Chỉ tiêu thực vật học
+ Màu sắc thân (sau trồng 30 ngày): Tím, xanh, xanh nhạt, màu khác
(quan sát các cây trên ô).
+ Dạng thân (sau trồng 45 ngày): Đứng, bán đứng, bò lan (quan sát các
cây trên ô).
+ Màu sắc lá ngọn.
+ Màu sắc lá thứ từ trên xuống.
+ Hình dạng phiến lá (chia thuỳ nông, chia thuỳ sâu, không chia thuỳ).
+ Hình dạng củ.
+ Màu sắc vỏ củ (thu hoạch): Tím, vàng, trắng, đỏ, màu khác (quan sát
màu vỏ củ của mỗi giống).
+ Màu sắc ruột củ (thu hoạch): Tím, vàng, trắng, màu khác (bổ củ, quan
sát và đánh giá màu ruột củ của mỗi giống).
2.5.2. Chỉ tiêu sinh trưởng
Số ngày từ trồng đến dây hồi xanh: Ngày, khi có 70% số hom giống đã
phục hồi và phát triển (quan sát các cây trên ô).
Số ngày từ trồng đến bắt đầu hình thành củ: Ngày, khi có 70%thân chính
phân cành cấp 1 (quan sát các cây trên ô).
Số ngày từ trồng đến dây phủ kín luống: Ngày, khi thân lá phủ kín toàn
bộ luống(quan sát các cây trên ô).

14



Thời gian sinh trưởng (số ngày từ trồng đến thu hoạch): Ngày, thu hoạch
khi củ chín sinh lý, khoảng 1/3 số lá (chủ yếu là lá gốc chuyển vàng tự nhiên).
Quan sát các cây trên ô:
+ Tỷ lệ cây sống (%): Số hom giống sống/tổng số hom giống đem trồng.
Quan sát và thống kê các cây trên ô.
+ Sinh trưởng thân lá (sau trồng 30, 60 và 90 ngày): Thang điểm 1- Tốt,
3- Trung bình, 5- Kém. Quan sát các cây trên ô.
Bảng 2. Phân nhóm giông khoai lang (ngày)
Nhóm giống

Vụ xuân

Vụ đông

Ngắn ngày

<105

<90

Trung bình

105-120

90-110

Dài ngày

>120


>110

2.5.3. Chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất
+ Số khóm thu hoạch/ô (thu hoạch): Khóm/ô; đếm số khóm thực thu tại
mỗi ô thí nghiệm khi thu hoạch.
+ Khối lượng thân lá/ô (thu hoạch): Kg/ô; cân khối lượng thân lá thực
thu tại mỗi ô thí nghiệm.
+ Số củ/ô (thu hoạch): Củ/ô; đếm số củ thực thu tại mỗi ô thí nghiệm khi
thu hoạch.
+ Khối lượng củ/ô (thu hoạch): Kg/ô; tổng khối lượng củ thu được tại
mỗi ô thí nghiệm; phân loại củ theo cỡ củ và cân riêng từng loại: Củ to (khối
lượng >250g), củ trung bình (khối lượng 200 - 250g), củ nhỏ (khối lượng <
200g).
+ Số củ loại/ô (đường kính chỗ lớn nhất của củ < 3cm): % trọng lượng
củ loại trên tổng trọng lượng củ thu được tại mỗi ô thí nghiệm. Năng suất củ,
năng suất thân lá/ha.

15


2.5.4. Chỉ tiêu phẩm chất củ
+ Phẩm chất ăn nếm (đánh giá các chỉ tiêu sau thu hoạch 7- 10 ngày)
+ Độ ngọt (thử ăn nếm chất lượng sau luộc và cho điểm bằng thang
điểm): Điểm 1 - Rất ngọt; 3- Ngọt; 5- nhạt. Thử nếm và cho điểm.
+ Độ bở (thử nếm chất lượng sau luộcvà cho điểm): Điểm 1- Rất bở; 3Bở; 5- Không bở; 7- Nhão.
+ Xơ (thử nếm chất lượng sau luộcvà cho điểm): Điểm 1 - không xơ; 2ít xơ; 3- xơ; 5- Rất nhiều xơ.
+ Hàm lượng chất khô củ (sau trồng 7-10 ngày): %.
+ Hàm lượng đường tổng số (sau trồng 7-10 ngày).
+ Đánh giá tổng hợp: Điểm 4- Rất ngọn, rất ưa thích; điểm 3- Ngon;

điểm 2 - chấp nhận được; 1 - Rất kém, loại bỏ
2.5.5. Chỉ tiêu đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh
+ Sâu đục thân (khi thu hoạch): %; điều tra tất cả các khóm có triệu
chứng bị hại/ô.
+ Bọ hà (khi thu hoạch): %; điều tra tất cả các khóm có triệu chứng bị
hại/ô.
+ Bệnh virus: % cây bị bệnh/tổng số cây quan sát.
+ Bệnh thối đen (khi bị hại): %; điều tra tất cả các khóm có triệu chứng
bị hại/ô.
+ Bệnh ghẻ: % cây bị bệnh/tổng số cây quan sát.
2.5.6. Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng chương trình IRRISTAT 5.0
và phần mềm bảng tính Excel.

16


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá đặc điểm thực vật học của một số giống khoai lang nhập nội
Đặc điểm thực vật học của giống có ý nghĩa quan trọng đểphân biệt
giống và đánh giá tiềm năng năng suất và là cơ sở đểxây dựng các biện pháp
kỹthuật phù hợp cho từng giống. Kết quả đánh giá đặc điểm thực vật học
được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Đặc điểm thực vật học của các giống khoai lang nhập nội
trồng vụ thu đông 2013 tại Hoàng Mai - Hà Nội
Giống

Dạng
hình
thân


Màu sắc
thân

Màu sắc

trƣởng
thành

Màu sắc
lá ngọn

Dạng
hình
củ

Màu
sắc vỏ
củ

Màu
sắc
ruột củ

Hoàng Long
(đ/c)

Bò lan

Tím


Xanh

Xanh
vàng

Dài&
Elip

Hồng
nhạt

Vàng

Kokei 14

Bò lan

Tím

Xanh

Xanh tím

Dài

Tím

Vàng
đậm


Okinawan

Bò lan
rộng

Xanh
chấm tím

Xanh

Xanh tím

Dài

Tím

Tím
đậm

KL số 1

Bò lan

Tím

Xanh

Xanh tím


Dài

Tím

Vàng
đậm

KL số 2

Bò lan

Tím

Xanh

Xanh tím

Dài

Tím

Vàng
đậm

Naruto- Imo

Bò lan

Xanh
chấm tím


Xanh

Xanh
vàng

Dài

Tím

Vàng

Kintoki

Bò lan

Xanh

Xanh

Xanh
vàng

Dài

Tím

Vàng

Bate


Bò lan

Xanh

Xanh

Xanh tím

Dài

Tím
TB

Vàng
đậm

Kotobuki

Bò lan

Xanh
chấm tím

Xanh

Tím

Dài


Tím

Vàng

Sweet Potato

Bò lan

Tím

Xanh

Xanh
vàng

Dài

Tím

Garnet

Bò lan

Tím

Xanh

Xanh tím

Dài


Tím

13-KL01

Bò lan

Xanh

Xanh

Xanh

Dài

Vàng

17

Vàng
đậm
Vàng
đậm
Vàng


Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy các giống tham gia thí nghiệm có đặc
điểm thực vật học rất đa dạng về kiểu thân gồm có dạng thân bò, nửa đứng.
Màu sắc – hình dạng lá, củ, ruột rất khác nhau.
- Các giống khoai lang nghiên cứu có dạng hình thân bò lan, riêng

Okinawan có dạng hình bò lan rộng.
- Màu sắc thân chia 3 nhóm: Xanh, xanh chấm tím và tím.
+ Nhóm thân xanh: Có giống Kintoki, Bate, 13-KL01.
+ Nhóm thân xanh châm tím: Okinawan, Naruto- Imo, Kotobuki.
+ Nhóm thân tím: giống Hoàng Long (đ/c), Kokei 14, KL số 1, KL số
2, Sweet Potato, Gamet.
- Màu sắc lá ngọn của các giống khoai lang nghiên cứu có 4 nhóm: xanh,
xanh vàng, xanh tím, tím. Trong đó:
 Nhóm có màu sắc lá ngọn xanh: 13-KL01.
 Nhóm có màu sắc lá ngọn xanh vàng: Hoàng Long (đ/c), NarutoImo, Kintoki, Sweetpotato.
 Nhóm có màu sắc lá ngọn xanh tím: Kokei 14, Okinawa, KL số 1,
KL số 2, Bate, Gamet.
 Nhóm có màu sắc lá ngọn tím: Duy nhất có giống Kotobuki.
- Màu sắc lá trưởng thành (lá thứ 5 từ trên xuống): Tất cả các giống thí
nghiệm đều có màu sắc lá trưởng thành xanh.
- Dạng hình phiến lá: Phiến lá các giống thí nghiệm hầu hết đều có dạng
hình tim, không chia thùy. Giống Okinawan có lá xẻ thùy nông. Giống 1KL01 có lá xẻ thùy sâu.
- Dạng hình củ của các giống thí nghiệm có dạng hình trụ dài, riêng đối
chứng Hoàng Long có dạng hình củ dài và elips.

18


- Màu sắc vỏ củ của các giống thí nghiệm có màu tím, Bate có vỏ củ tím
trung bình, 13-KL01 có màu vàng và đối chứng Hoàng Long có màu hồng
nhạt.
- Màu sắc ruột củ: Chia 3 nhóm vàng, vàng đậm và tím đậm.
 Nhóm có màu sắc ruột củ vàng đậm: Kokei 14, KL số 2, Bate,
Sweetpotato, Gamet.
 Nhóm có màu sắc ruột củ vàng: Hoàng Long (đ/c), Naruto- Imo,

Kintoki, Kotobuki và 13-KL01.
 Nhóm có màu sắc ruột củ tím đậm: Có giống Okinawan.
Từ đặc điểm thực vật học mô tả cho thấy các giống khoai lang thínghiệm
có hình dạng thân lá, hình dạng củ đẹp, màu sắc củ đẹp phù hợp thị hiếu
người tiêu dùng, thích hợp cho phát triển hàng hóa.
3.2. Đánh giá khả năng sinh trƣởng phát triển thân lá của các giống
khoai lang nhập nội
Đặc điểm sinh trưởng của giống do bản chất di truyền quyết định, trong
một điều kiện môi trường tương đồng, cụthể đặc tính giống quyết định đến
sinh trưởng phát triển và năng suất, phẩm chất. Kết quả được trình bày tại
bảng 3.2.
Qua số liệu bảng 3.2 cho thấy:
- Khả năng hồi xanh sau trồng: Từ 8-10 ngày sau trồng, các giống có
thời gian trung bình từ 8-9 ngày (bao gồm cả đối chứng), Naruto-Imo có thời
gian hồi xanh sau trồng lâu nhất: 10 ngày.
- Tỷ lệ cây sống: Từ 88-100%, thấp nhất là Naruto- Imo với tỷ lệ cây
sống 88,00%. Các giống có tỷ lệ cây sống đạt 100% gồm: Hoàng Long (đ/c),
Okinawan và 13-KL01. Garnet và Sweetpotato đạt tỷ lệ sống 98,67%. Các
giống khác có tỷ lệ cây sống đạt từ 92,00-97,33%. Thấp nhất là hai giống
Kokei 14 với 89,33% và Naruto- Imo với 88,00%.

19


Bảng 3.2. Khả năng sinh trưởng và phát triển thân lá của các giống khoai
lang nhập nộitrồng vụ thu đông 2013 tại Hoàng Mai - Hà Nội
Khả năng phát triển

Hồi


Tỷ lệ

Thân lá

xanh sau

cây

phủ luống

trồng

sống

sau trồng

(30

(60

(90

ST&PT

(ngày)

(%)

(ngày)


NST)

NST)

NST)

(Ngày)

Hoàng Long (đ/c)

8

100

53

2

1

2

90

Kokei 14

9

89,3


59

3

3

4

111

Okinawan

8

100

53

2

1

2

120

KL số 1

8


96

56

3

2

3

117

KL số 2

8

97,3

56

3

2

3

115

Naruto- Imo


10

88

62

4

3

4

95

Kintoki

9

94,7

56

4

3

4

100


Bate

9

92

59

4

3

4

93

Kotobuki

8

94,7

56

2

1

2


97

Sweet Potato

9

98,7

56

2

1

3

119

Garnet

9

98,7

53

2

1


3

117

13-KL01

9

100

56

3

2

3

115

Giống

thân lá (điểm 1-5)

Thời
gian

Trồng 10/9/2013 - Thu ngày 24/01/2014
* Ghi chú:


+ NST

:

Ngày sau trồng.

+ ST&PT

:

Sinh trưởng và phát triển.

- Thân lá phủ luống sau trồng: Từ 53-62 ngày. Các giống có thân lá phủ
luống nhanh nhất là: Hoàng Long (đ/c), Okinawan, Garnet với thời gian 53
ngày. Các giống khác có thời gian phủ luống trung bình trong khoảng 56-59
ngày. Dài nhất là giống Naruto- Imo với thời gian 62 ngày.
- Khả năng phát triển thân lá: Được chấm điểm theo 3 giai đoạn (giai
đoạn phân cành cấp I, giai đoạn phủ luống, giai đoạn trước khi thu
hoạch).Trong đó:
20


×