Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái loài hoa tiên ( ASARUM GLABRUM) phục vụ công tác bảo tồn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.57 KB, 46 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
-------------------------

BÙI THỊ XUÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC VÀ SINH THÁI LOÀI HOA TIÊN
(ASARUM GLABRUM MERR.)
PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: THỰC VẬT HỌC

HÀ NỘI, 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
-------------------------

BÙI THỊ XUÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC VÀ SINH THÁI LOÀI HOA TIÊN
(ASARUM GLABRUM MERR.)
PHỤC VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: THỰC VẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Trần Huy Thái, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật
2. TS. Hà Minh Tâm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN
HÀ NỘI, 2012


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học sư phạm Hà
Nội 2 cùng các thầy giáo, cô giáo khoa Sinh – KTNN đã giúp đỡ em trong quá trình
học tập tại trường và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo
thầy giáo TS. Trần Huy Thái và TS. Hà Minh Tâm – người đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô cùng toàn thể các bạn.
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính
mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để đề tài của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2012

Sinh viên

Bùi Thị Xuân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là của chính tôi. Kết quả nghiên cứu
không sao chép và không trùng với bất kỳ khóa luận nào. Nếu sai tôi xin chịu hoàn

toàn trách nhiệm trước hội đồng bảo vệ.
Hà Nội, ngày 13 tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Bùi Thị Xuân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu ......................................................................................2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................3
1.1.

Nghiên cứu chi Hoa tiên......................................................................3

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.........................................................4
1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ...................7
1.2.1. Khu BTTN Bát Đại Sơn và vùng phụ cận .............................................7
1.2.2. Vườn quốc gia Ba Vì và vùng phụ cận ..................................................9
1.2.3. Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng phụ cận ............................................12
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 15
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu..............................................................................15
2. 2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................15
2. 3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................15
2. 4. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................15
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................16

2.5.1. Nghiên cứu về hình thái, sinh học và sinh thái ......................................16
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu về tinh dầu và thành phần hóa học tinh dầu ..17
2.5.3. Điều tra công dụng của loài Hoa tiên .....................................................17
2.5.4. Phương pháp thử hoạt tính sinh học .......................................................17
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................19


3.1. Một số thông tin phân loại về loài Hoa tiên ..........................................19
3.1.1. Một số đặc điểm về hình thái của quả và hạt loài Hoa tiên ...................27
3.1.2. Điều tra công dụng loài Hoa tiên ........................................................... 22
3.1.3. Một số đặc điểm sinh thái của loài Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.) ở khu
vực xã Thái An, Quản Bạ ................................................................................22
3.2. Thành phần hóa học tinh dầu ................................................................ 28
3.2.1. Thành phần hóa học từ thân rễ và lá của loài Hoa tiên ..........................28
3.2.2. Đa dạng về thành phần hóa học của tinh dầu loài Hoa tiên ở các vùng sinh
thái khác nhau ..................................................................................................30
3.3. Thử nghiệm kháng vi sinh vật kiểm định .............................................32
3.4. Nghiên cứu về thực trạng quần thể và đề xuất giải pháp bảo tồn ......33
3.4.1. Quy trình nhân giống bằng hom của các loài Hoa tiên ..........................33
3.4.2. Thử nghiệm nhân giống bằng hạt của các loài Hoa tiên ........................33
3.4.3. Bảo tồn nguyên vị ..................................................................................34
3.4.3. Bảo tồn chuyển vị...................................................................................34
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................36
Kết luận ...........................................................................................................36
Đề nghị .............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................37


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên

VQG

: Vườn quốc gia


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái của quả và hạt loài Hoa tiên ............................................. 21
Bảng 3.2: Kết quả theo dõi nhiệt độ và độ ẩm không khí xã Thái An .......... 23
Bảng 3.3: Kết quả phân tích các mẫu đất ở khu vực xã Thái An.................. 23
Bảng 3.4: Danh sách các loài thực vật thường mọc cùng với loài Hoa tiên . 24
Bảng 3.5: Thành phần hóa học của tinh dầu thân rễ và lá loài Hoa tiên....... 28
Bảng 3.6: Thành phần hóa học của tinh dầu loài Hoa tiên ở các vùng sinh
thái khác nhau .............................................................................................. 30
Bảng 3.7: Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định từ tinh dầu của loài
Hoa tiên ......................................................................................................... 32


1

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Điều tra, xác định các loài thực vật và các quần xã thực vật có giá trị để bảo
tồn là nhiệm vụ quan trọng của các nhà nghiên cứu về thực vật. Các loài trong chi
Hoa tiên (Asarum L.) đều là cỏ nhiều năm, mọc thành từng đám nhỏ ở những nơi
ẩm, ở gần các khe núi, ven đường, dưới tán rừng kín thường xanh. Vùng phân bố
của chúng cũng chỉ ở các khu vực có rừng trên núi cao thuộc các tỉnh như Lào Cai,

Hà Giang, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Ninh và Hà Tĩnh. Mấy năm gần
đây, các loài Hoa tiên (Asarum spp.) đã bị khai thác tận lực để làm thuốc và bán qua
Trung Quốc. Bên cạnh đó rừng nguyên sinh cũng bị tàn phá nhiều, nơi sống của các
loài Hoa tiên cũng ngày càng bị thu hẹp nên tính đa dạng của các loài Hoa tiên đã
và đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Chi Asarum L. ở Việt Nam có 7 loài. Trong đó, đã có 3 loài là Biến hóa núi
cao (Asarum balansae Franch.), Thổ tế tân, Biến hóa (Asarum caudigerum Hance)
và Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.), được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1996,
2007) và Nghị định 32/2006 NĐ - CP của Chính phủ. Những nghiên cứu trong nước
về các loài trong chi Hoa tiên hầu như chưa có. Từ thực tế hiện trạng trữ lượng và
số lượng các cá thể của các loài Hoa tiên ngoài tự nhiên và các nguy cơ đe dọa tuyệt
chủng của chúng, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu các cơ sở khoa học để bảo
tồn, phục hồi và sử dụng bền vững tính đa dạng các loài của chi Hoa tiên ở Việt
Nam là vấn đề thời sự mang tính cấp thiết có nhiều ý nghĩa khoa học và giá trị thực
tiễn cao.
Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi đề xuất đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái loài Hoa tiên (Asarum
glabrum Merr.) phục vụ công tác bảo tồn ở Việt Nam”. Đây là vấn đề có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn rất cao. Hi vọng đề tài của chúng tôi sẽ bổ sung và đóng góp
một số dẫn liệu mới về sinh học và hóa học của loài thực vật mới này.


2

Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, khả năng nhân giống loài Hoa tiên
(Asarum glabrum Merr.) làm cơ sở cho công tác bảo tồn chúng ở một số tỉnh phía
Bắc Việt Nam.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung dẫn liệu (sinh học, sinh thái và hóa học)

về loài Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.) ở Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài bước đầu đưa ra được khả
năng nhân giống sinh dưỡng và hữu tính của loài Hoa tiên, góp phần giúp cho người
dân địa phương có thể gây trồng phát triển chúng tại khu vực vườn rừng của mình
nhằm tăng thu nhập của họ.


3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu chi Hoa tiên (Asarum L.)
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chi Hoa Tiên hay còn gọi là chi Tế tân (Asarum L.) là các loài cây thân thảo
trong họ Mộc hương (Aristolochiaceae Juss.), ưa thích các khu vực ẩm ướt, nhiều
bóng râm và đất giàu mùn. Lá thường hình tim, hoa thường hình cái ấm, mọc ra ở
nách lá, vào mùa xuân. Chi này phân bố rộng rãi ở châu Mỹ, châu Âu, châu Á, với
số lượng khoảng 70 loài. Các loài trong chi Hoa tiên (Asarum L.) thường có giá trị y
học rất cao, được dùng làm thuốc chữa các bệnh ho, cảm, tê thấp, khó tiêu, đau
bụng, bệnh đường ruột,…
Các công trình đề cập đến chi Hoa tiên (Asarum L.) nói chung và loài Hoa tiên
(Asarum glabrum Merr.) chủ yếu là các công trình nghiên cứu phân loại như Merril
(1942) hay các công trình nghiên cứu về hóa sinh như: Tsukasa Iwashina, Junichi
Kitajima (2000) [13]; Zhang SX, Tani T, Yamaji, Ma CM, Wang MC, zhao YY
(2003) [12],... Các công trình này đã cho thấy các loài thuộc chi Tế tân (Asarum L.)
thường có tinh dầu với các thành phần chính là metyl eugenol,  - pinen, myrcen,
borneol, safrol, 1,8 - cineol và asafrol… Các loài trong chi Hoa tiên còn chứa các
hợp chất khác như aristolochia acid, các secquiterpen, sterol… Một số hợp chất
glycosyl flavonoid từ loài Asarum longirhizomatosum đã được xác định như 4, 6, 4‟
- trihydroxy – aurone - 4, 6 – di – o -  - D - glucopirannosid, naringenin – 7 - 4‟ –
di – 0 -  - D - glucopirannosid, naringenin, naringenin – 7 – 0 -  - D glucopirannosid, chacomonaringenin - 2‟ – 0 -  - D - glucopirannosid, naringenin 5, 7 – di – 0 -  - D - glucopirannosid. Trong đó có nhiều hoạt chất có tác dụng
kháng khuẩn, kháng histamin và có khả năng chữa ung thư.

Cho đến nay, các dẫn liệu về đặc điểm hình thái, sinh học và phân bố của loài
Hoa tiên (Asarm gabrum Merr.) chỉ được đề cập đến qua công trình phân loại ở
Trung Quốc; những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của loài này trên thế giới hầu
như chưa có [16].


4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam trải dài từ 8o30‟ tới 23o22‟ độ vĩ Bắc, với tổng diện tích
239.600 km2 trong đó có tới 3/4 đồi núi. Rừng Việt Nam chứa đựng tính đa dạng
sinh học cao và được coi là một trong 16 trung tâm có đa dạng sinh học cao nhất
trên thế giới. Các nhà khoa học ước tính, rừng nhiệt đới Việt Nam có khoảng
12.000 loài thực vật bậc cao, trong đó trên 9.000 loài đã được phát hiện và 23,6%
tổng số loài được biết là loài đặc hữu (Bân, 2003; Chấn, 1999). Phần lớn các loài
đặc hữu tập trung ở 4 khu vực chính: Khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn, khu vực núi
cao Ngọc Linh, cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam và khu vực rừng mưa ở phía Bắc
Trung Bộ. Nhiều loài đặc hữu địa phương chỉ gặp ở một vùng rất hẹp với số cá thể
rất thấp. Trong những năm gần đây, nguy cơ đối với đa dạng sinh học ngày càng
tăng do rừng tự nhiên đã bị tàn phá nặng nề, do áp lực tăng dân số một cách nhanh
chóng, do phát triển kinh tế và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, ...
Các quần xã sinh vật trải qua hàng triệu năm phát triển đang bị đe dọa bởi các
hoạt động của con người. Nhiều loài đang bị suy giảm một cách nhanh chóng, thậm
chí một số loài đang ở ngưỡng của của sự tuyệt chủng mà nguyên nhân chủ yếu do
săn bắt quá mức, do sinh cảnh bị phá hủy và do sự tấn công và cạnh tranh của các
sinh vật ngoại lai. Một số loài cây gỗ quí như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Gụ mật
(Sindora siamensis), nhiều loài cây thuốc như Hoàng liên chân gà (Coptis
chinensis), thậm chí có nhiều loài đã trở nên rất hiếm hay có nguy cơ bị tiêu diệt
như Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis), Hoàng đàn (Cupressus tonkinensis), Bách
xanh (Calocedrus macrolepis), Pơ mu (Fokienia hodginsii),… Thảm thực vật rừng
tự nhiên nước ta bị phân cắt và suy giảm mạnh. Các mảnh rừng còn lại hiện nay là

hậu quả của quá trình phân cắt và thường bị giới hạn về kích thước. Những quần thể
thực vật này thường dễ bị tổn thương và ít có khả năng thích nghi khi môi trường
sống bị thay đổi, đặc biệt chịu áp lực của biến đổi khí hậu.
Các quần thể thực vật đang bị suy giảm về kích thước. Nhiều loài đang bị đe
doạ tuyệt chủng. Danh lục 448 loài loài thực vật đang bị báo động “Đỏ” (BKHCN,
2007; IUCN, 2007). Rất nhiều loài trong số này có giá trị khoa học, y học và thương


5
mại cao. Mặc dù một số loài đang được bảo vệ trong các Khu bảo tồn (khu BTTN
và VQG), vẫn đang trong trạng thái bị đe doạ tuyệt chủng. Cho đến nay, chúng ta
chỉ mới có các công trình nghiên cứu về khu hệ và phân loại. Điều này rất hạn chế
trong công tác hoạch định chiến lược bảo tồn loài, đặc biệt là các loài quí hiếm.
Chính phủ đã có một số biện pháp bảo tồn nguyên vị và chuyển vị. Song do chưa
hiểu hết cơ chế và nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng loài, nên các biện pháp này
cũng chỉ mang hiệu quả nhất thời và không hữu hiệu. Nguy cơ tuyệt chủng loài là
rất lớn. Hiện nay chúng ta còn rất thiếu các thông tin về đa dạng di truyền ở cả 2
mức độ loài và quần thể. Các cơ sở về sinh học, sinh thái loài về da dạng di truyền,
tiềm năng tiến hoá được xem xét như là chìa khoá quan trọng để duy trì sự sống của
loài ở hiện tại và tương lai. Những nghiên cứu về lĩnh vực này còn rất hạn chế và
tản mạn. Một số công trình đại diện của tác giả Nguyễn Tiến Hiệp, Trần Huy Thái
và cộng sự vào các năm từ 2000 đến nay về bảo tồn 5 loài Thông bị đe dọa tuyệt
chủng như: Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis), Bách xanh núi dá
(Calocedrus macrolepis), Bách tán đài loan (Taiwania cryptomerioides), Thủy tùng
(Glyptotropus pensilis), Hoàng đàn hữu liên (Cupressus tonkinensis) của Nguyễn
Minh Tâm và Nguyễn Phương Trang về bảo tồn các loài tuế (Cycas spp.) và 2 loài
cây lá kim Pơ mu (Fokienia hodginsii) và Sa mu dầu (Cunninghamia lanceolata
var. konishii); của Trần Huy Thái về bảo tồn nguyên vị và chuyển vị các loài cây
thuốc quí hiếm, đặc hữu tại Trạm Đa dạng Mê Linh, Vĩnh Phúc. Các kết quả đã cho
thấy, mặc dù trong các quần thể nhỏ tính đa dạng di truyền cao ở một số loài Tuế có

thể liên quan đến phương thức sinh sản và môi trường sống đa dạng, hệ số sinh sản
cận noãn cao. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về đa dạng di truyền quần thể của 2
loài cây lá kim Pơ mu và Sa mu dầu đã chỉ ra mất tính đa dạng di truyền ở cả 2 mức
độ loài và quần thể. Các kết quả nghiên cứu đó phản ánh khả năng thích nghi với
môi trường sống sẽ bị suy giảm trong tương lai gần, nếu chúng ta không có các biện
pháp bảo vệ và phục hồi loài hữu hiệu hơn. Như vậy, những kết quả nghiên cứu này
sẽ là cơ sở khoa học quan trọng cho công tác bảo tồn nguồn gen và duy trì tiến hoá
của một số loài quý hiếm ở nước ta. Để có chiến lược bảo tồn loài hữu hiệu hơn,


6
chúng ta cần phải hiểu được các tác động của con người gây ra đối với loài, quần xã
và hệ sinh thái và xây dựng các phương pháp tiếp cận để hạn chế sự tiêu diệt của
loài và cứu các loài đang bị đe dọa bằng cách đưa chúng hội nhập với các hệ sinh
thái phù hợp với chúng.
Chi Hoa tiên (Asarum L.) ở Việt Nam có 7 loài. Đó là các loài Biến hóa núi
cao (A. balansae Franch.), Biến hóa blume (A. blumei Duch), Biến hóa (A.
Caudigerum Hance), Hoa tiên (A. glabrum Merr.), Tế hoa petelot (A. petelotii O. C.
Schmidt), Tế hoa mạng (A. reticulatum Merr.), Tế tân núi (A. wulingense Liang).
Trong đó đã có 3 loài là Biến hóa núi cao (Asarum balansae Franch.) - phân hạng
EN A1c,d và là yếu tố đặc hữu Bắc bộ. Đây là loài được coi là nguy cấp có nguy cơ
tuyệt chủng ngoài tự nhiên trong một tương lai gần, quần thể suy giảm khoảng 50%
do suy giảm nơi cư trú và khai thác quá mức; loài Thổ tế tân, Biến hóa (Asarum
caudigerum Hance) - phân hạng VU A1a,c,d và loài Hoa tiên (Asarum glabrum
Merr.) - phân hạng VU A1c,d. Đây là loài sẽ nguy cấp đứng trước nguy cơ lớn sẽ
tuyệt chủng ngoài tự nhiên trong một tương lai tương đối gần, do suy giảm quần thể
khoảng 20% vì suy giảm nơi cư trú và khai thác quá mức và là yếu tố đặc hữu Đông
Dương, được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1996, 2007) và Nghị định 32/2006 NĐCP của Chính phủ. Những nghiên cứu trong nước về các loài trong chi Hoa tiên hầu
như chưa có. Từ thực tế hiện trạng trữ lượng và số lượng các cá thể của các loài
Hoa tiên ngoài tự nhiên và các nguy cơ đe dọa tuyệt chủng của chúng, chúng tôi cho

rằng việc nghiên cứu các cơ sở khoa học để bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững
tính đa dạng các loài của chi Hoa tiên ở Việt Nam là vấn đề thời sự mang tính cấp
thiết có nhiều ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao.
Những nghiên cứu ở trong nước về những loài trong chi Hoa tiên hầu như là
rất ít. Cũng chỉ là những mô tả về hình thái, sinh thái và một số dẫn liệu ban đầu về
thành phần hóa học của tinh dầu loài Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.) tại Hà
Giang, vì vậy việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và hóa học cũng
như khả năng bảo tồn loài Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.) là rất cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn.


7
1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
1.2.1. Khu BTTN Bát Đại Sơn và vùng phụ cận
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Khu BTTN Bát Đại Sơn nằm ở vùng biên giới phía Bắc tỉnh Hà Giang có toạ
độ địa lý từ 23004‟27” đến 23011”27” độ vĩ Bắc, từ 104054‟02”đến 105002„30” độ
kinh Đông.
Địa hình địa thế
Bát Đại Sơn có thể chia ra làm 3 kiểu địa hình chính sau:
- Kiểu địa hình núi trung bình, đây là kiểu địa hình phổ biến nhất chiếm hầu
hết diện tích khu bảo tồn.
- Kiểu địa hình đồi cao nằm ở phía Đông Bắc xã Bát Đại Sơn, ở đây chủ yếu
là núi đất, có các đỉnh cao dưới 400 m, địa hình chia cắt mạnh tạo ra nhiều dòng
suối có độ dốc bình quân từ 25-350.
- Kiểu địa hình thung lũng, đặc trưng nhất là khu vực xã Thanh Vân, khu vực
này thuận tiện cho canh tác nông nghệp và chăn thả gia súc.
Địa chất thổ nhưỡng
- Địa chất: Khu BTTN có lịch sử kiến tạo địa chất vào kỷ Đệ Tam, nền vật

chất chính là đá vôi và một số loại đá mẹ khác như: Đá sét, đá sa thạch, chúng phân
bố rải rác trong khu vực với diện tích nhỏ.
- Thổ nhưỡng: Theo số liệu điều tra của phân viện điều tra quy hoạch rừng
Tây Bắc Bộ và Viện điều tra quy hoạch rừng trong dự án khu BTTN Bát Đại Sơn
cho thấy khu vực có 5 loại đất chính sau:
+ Đất Feralít màu nâu vàng phát triển trên đá sa thạch với tầng đất dày, kết cấu
rời rạc chiếm 50 ha.
+ Đất Feralít màu nâu xám phát triển trên đá sét, tầng đất trung bình, kết cấu
hạt mịn, giữ ẩm, phân bố phía Bắc xã Bát Đại Sơn với diện tích là 803 ha.


8
+ Đất Feralít mùn trên núi trung bình thường phân bố ở độ cao trên 700 m
thuộc phía Bắc xã Bát Đại Sơn. Loại này còn chất mùn, kết cấu hạt mịn và giữ ẩm,
phát triển trên núi đá vôi, với diện tích 319 ha và phát triển trên núi đá sét 610 ha.
+ Đất Feralít màu vàng nâu trên sơn nguyên, phát triển trên đá sét 1759 ha.
Phân bố tập trung ở xã Thanh Vân, tầng đất trung bình, thường ở các thung lũng rất
thích hợp trồng các loại cây nông nghiệp.
+ Nhóm đất thung lũng là sản phẩm chủ yếu của đá vôi, phân bố dọc hai bên
bờ sông Miện thuộc xã Cán Tỷ với diện tích 309,5 ha. Độ dày tầng đất từ trung bình
tới sâu, diện tích này cũng chủ yếu dùng để sản xuất nông nghiệp.
Khí hậu thuỷ văn
- Khí hậu: Khu BTTN Bát Đại Sơn nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới gió
mùa, thuộc khí hậu vùng cao Bắc Việt Nam.
+ Lượng mưa trung bình năm từ 2000-2400 mm, tập trung từ tháng 4 đến
tháng 10, chiếm tới 80-90% tổng lượng mưa cả năm.
+ Độ ẩm không khí trung bình 82%, cao nhất 89%, thấp nhất 68%.
+ Nhiệt độ trung bình năm 15oC, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 10oC, nhiệt độ tối
cao tuyệt đối 35oC.
+ Khu vực chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính là gió mùa Đông Bắc từ

tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô lạnh, có kèm theo sương muối và gió
mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm, có mưa lớn kéo dài.
- Thuỷ văn: Sông Miện bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy theo hướng Đông Đông Nam, hình thành vành đai che chắn phía Đông và Đông Bắc của khu bảo tồn,
sông Miện có dòng chảy quanh co, lòng hẹp, độ dốc lớn, nên về mùa mưa tốc độ
dòng chảy khá mạnh.
Do địa hình Kaster phần lớn nước chảy ngầm trong lòng đất, trữ lượng nước
mặt ít, mặt khác người dân lại không có phương tiện để dự trữ nên vào mùa khô xảy
ra hiện tượng thiếu nước trầm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất.


9
1.2.1.2. Đặc điểm về Dân sinh - Kinh tế - Xã hội
- Dân tộc: Khu BTTN Bát Đại Sơn có 4 dân tộc chính:
+ Dân tộc H‟Mông chiếm tỷ lệ 84% tổng dân số.
+ Dân tộc Dao chiếm 8,2% tổng dân số.
+ Dân tộc Tày và Nùng chiếm 6,2% tổng dân số. Còn lại là các dân tộc khác
chiếm 0,7%.
- Dân số: Mật độ phân bố bình quân là 40,7 người/1km2, đông nhất là xã
Thanh Vân 85 người/km2, ít nhất là xã Cán Tỷ, Nghĩa Thuận 17,5 người/km2 còn
trung bình là xã Bát Đại Sơn 43 người/km2.
Như vậy mật độ dân số trong khu vực là rất thưa thớt, lại phân bố không đều,
nơi đông nhất là xã Thanh Vân, ít nhất là xã Cán Tỷ. Tỷ lệ tăng dân số là 2,6 % còn
quá cao.
- Lao động: Số người trong độ tuổi lao động chiếm 31% tổng dân số trong khu
vực. Số lao động nông nghiệp chiếm 94,5%.
Đất nông nghiệp ít, chủ yếu là nương màu (90,7%) nên hàng năm số lao động
nông nghiệp thường dôi dư lớn 30%. Tuy lực lượng lao động dồi dào nhưng do
trình độ thấp, dẫn đến năng suất không cao và tình trạng thiếu ăn xảy ra hàng năm.
1.2.2. Vƣờn quốc gia Ba Vì và vùng phụ cận
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý
VQG Ba Vì nằm trên địa bàn 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thành
phố Hà Nội; huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 60 km
theo đường Quốc lộ 21 A, 87.
VQG Ba Vì có tọa độ địa lý: Từ 20055' đến 21007' Vĩ độ Bắc, từ 105018' đến
105030' kinh độ Đông.
Địa hình địa thế
- Ba Vì là vùng núi trung bình và núi thấp, đồi núi tiếp giáp với vùng bán sơn
địa, vùng này trông như một dải núi nổi lên giữa đồng bằng chỉ cách hợp lưu sông
Đà và sông Hồng 20 km về phía Nam.


10
- Dãy núi Ba Vì gồm hai dải dông chính:
+ Dải dông thứ nhất chạy theo hướng Đông - Tây từ suối Ổi đến cầu Lặt qua
đỉnh Tản Viên và đỉnh Hang Hùm dài 9 km.
+ Dải dông thứ 2 chạy theo hướng Tây - Bắc - Đông - Nam từ Yên Sơn qua
đỉnh Tản Viên đến núi Quýt dài 11 m, sau đó dãy này chạy tiếp sang Viên Nam tới
dốc Kẽm (Hòa Bình).
Địa chất thổ nhưỡng
Khu vực này được hình thành từ những vận động tạo sơn Iđoxini cách đây 150
triệu năm.
Thành phần đá mẹ phân bố trong khu vực Ba Vì rất phong phú và đa dạng
gồm các loại đá chính sau:
- Đá biến chất.
- Đá vôi.
- Đá trầm tích - phún trào.
- Đá trầm tích.
- Đá bở rời.
Về thổ nhưỡng: Nền đất chính của dãy núi Ba Vì là phiến thạch sét và sa thạch

với các loại đất chính sau:
- Đất feralit màu vàng phân bố ở độ cao > 1000 m.
- Đất feralit màu vàng nâu phát triển trên đá phiến thạch sét, sa thạch phân bố
rộng tập trung ở độ cao 500-1000 m.
- Đất feralit màu vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét, sa thạch, phiến
thạch mica và các loại đá trầm tích, phân bố ở sườn và vùng đồi thấp ở độ cao < 500
m.
- Đất phù sa cổ phân bố thành một dải hẹp kéo dài ven sông Đà thuộc 2 xã
Khánh Thượng và Minh Quang, loại đất này đang có chiều hướng thoái hoá bị rửa
trôi.
- Theo tài liệu điều tra lập địa cấp I vùng phục hồi sinh thái xác định diện tích
ở các dạng lập địa như sau:


11
+ Đất bằng nông nghiệp: 150 ha, chiếm 2.3%.
+ Đất phẳng có độ dốc 3-70: 250 ha, chiếm 4,4%.
+ Đất feralit phát triển trên đá mác ma kiềm và trung tính.
+ Đất Feralit phát triển trên đá mác ma kiềm và trung tính.
+ Đất feralit phát triển trên đá mác ma kiềm và trung tính.
+ Đất Feralit phát triển trên đá mác ma kiềm và trung tính.
+ Các loại đất hồ, thổ cư, đất lầy thụt: 91 ha, chiếm 1,9%.
Khí hậu thuỷ văn
- Khí hậu
Đặc điểm chung của Ba Vì bị chi phối bởi các yếu tố vĩ độ Bắc, cơ chế gió
mùa, sự phối hợp giữa gió mùa và vĩ độ tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đông
lạnh và khô.
+ Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,40C. Ở vùng thấp, nhiệt độ tối
thiểu xuống tới 2,70C; nhiệt độ tối cao lên tới 420C. Ở độ cao 400 m nhiệt độ trung
bình năm 20,60C; Từ độ cao 1000 m trở lên nhiệt độ chỉ còn 160C. Nhiệt độ thấp

tuyệt đối có thể xuống 0,20C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,10C.
+ Lượng mưa trung bình năm 2.500 mm, phân bố không đều trong năm, tập
trung nhiều vào tháng 7, tháng 8.
+ Độ ẩm không khí 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1.
Từ độ cao 400 m trở lên không có mùa khô. Mùa đông có gió bắc với tần suất >
40%. Mùa Hạ có gió đông nam với tấn suất 25% và hướng Tây Nam. Với đặc điểm
này, đây là nơi nghỉ mát lý tưởng và khu du lịch giàu tiềm năng nhưng chưa được
khai thác.
- Thủy văn
+ Hệ thống sông suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn núi
Ba Vì và núi Viên Nam. Các suối lớn và dòng nhánh chảy theo hướng Bắc, Đông
Bắc và đều phụ lưu của sông Hồng. Ở phía Tây của khu vực, các suối ngắn và dốc
hơn so với các suối ở phía Bắc và phía Đông, đều là phụ lưu của sông Đà. Các suối
này thường gây lũ và mùa mưa. Về mùa khô các suối nhỏ thường cạn kiệt. Các suối


12
chính trong khu vực gồm có: Suối Cái, suối Mít, suối Ninh, suối Yên Cư, suối
Bơn…
1.2.2.2. Đặc điểm về Dân sinh - Kinh tế - Xã hội vùng đệm
Hiện nay VQG Ba Vì nằm trong phạm vi hành chính của 16 xã thuộc 5 huyện:
Huyện Ba Vì có 7 xã: Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân
Hòa, Yên Bài; huyện Thạch Thất có 3 xã là Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình;
huyện Quốc Oai có 1 xã Đông Xuân; huyện Lương Sơn có 1 xã Lam Sơn; huyện
Kỳ Sơn có 4 xã là Yên Quang, Phú Minh, Phúc Tiến và Dân Hòa.
- Dân tộc và dân số: Trên địa bàn 16 xã có 5 dân tộc sinh sống:
+ Dân tộc Mường chiếm 65% tổng dân số.
+ Dân tộc Kinh chiếm 33% tổng dân số.
+ Dân tộc Dao chiếm 1% tổng dân số.
+ Dân tộc Thái và Cao Lan chiếm 1% tổng dân số.

- Dân số: có 89.928 người (năm 2008).
- Lao động và việc làm: Tổng số lao động trong vùng chiếm 55% dân số chủ
yếu là làm nông nghiệp. Theo báo cáo của các địa phương hiện còn 2.121 hộ nghèo,
chiếm 10,3% số hộ trong vùng. Xã Khánh Thượng là xã có tỷ lệ nghèo nhiều nhất.
Cơ sở hạ tầng ở vùng đệm khá thuận lợi, các xã đều có đường liên xã đã được
trải nhựa, xe ô tô về đến trung tâm xã, đường từ trung tâm xã đến các thôn còn là
đường cấp phối và đường đất.
1.2.3. Vƣờn quốc gia Tam Đảo và vùng phụ cận
1.2.3.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
VQG Tam Đảo nằm trọn trên dãy núi Tam Đảo, một dãy núi lớn dài trên 80
km, rộng 10-15 km chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vườn trải rộng trên 3
tỉnh Vĩnh Phúc (huyện Tam Đảo), Thái Nguyên (huyện Đại Từ) và Tuyên Quang
(huyện Sơn Dương), cách Hà Nội khoảng 75 km về phía Bắc.
VQG Tam Đảo nằm trong khoảng 21°21' đến 21°42' độ vĩ Bắc và 105°23' đến
105°44' kinh Đông.


13
Địa hình địa thế
VQG Tam Đảo là vùng núi cao nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo. Đây là dãy
núi có trên 20 đỉnh cao từ 1.000 m trở lên so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh
Tam Đảo Nord 1.592 m. Địa hình ở đây có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ
chia cắt sâu, dày bởi nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính
Dựa vào độ cao, độ dốc, địa mạo có thể phân chia dãy núi Tam Đảo thành bốn
kiểu địa hình chính:
- Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông suối: Độ cao tuyệt đối < 100 m,
độ dốc cấp I (< 7)0. Phân bố dưới chân núi và ven sông suối.
- Đồi cao trung bình: Độ cao tuyệt đối 100-400 m. Độ dốc cấp II (80 – 150) trở
lên. Phân bố xung quanh chân núi và tiếp giáp với đồng bằng.

- Núi thấp: Độ cao tuyệt đối 400-700 m. Độ dốc trên cấp III (160 – 260). Phân
bố giữa hai kiểu địa hình đồi cao và núi trung bình.
- Núi trung bình: Độ cao tuyệt đối > 700-1590 m. Độ dốc > cấp III. Phân bố ở
phần trên của khối núi. Các đỉnh và đường dông đều sắc và nhọn.
Như vậy có thể nói địa hình Tam Đảo cao và khá đều.
Địa chất thổ nhưỡng
Trong phạm vi toàn bộ dãy núi Tam Đảo, các nhà Lâm học đã phân biệt các
loại đất sau:
- Đất feralit mùn vàng nhạt trên núi trung bình, diện tích 8968 ha, chiếm 17,1.
- Đất feralit có mùn vàng đỏ trên núi thấp, diện tích 9292 ha, chiếm 17,8.
- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên vùng đồi, diện tích 24641 ha, chiếm
47,0%.
- Đất phù xa và bồi tụ sông suối, diện tích 9794 ha, chiếm 18,1%.
Khí hậu thuỷ văn
VQG Tam Đảo nằm trong vùng phân thuỷ của hai con sông chính: Ở phía
Đông Bắc của khối núi là lưu vực sông Công, trong khi phía Tây Nam của khối
núi nằm trong đường phân thủy của sông Đáy. Hầu hết các sông suối bên trong
VQG đều dốc và chảy xiết.


14
Tam Đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa; lượng mưa trung bình hàng năm đạt
đến 2.800 mm và tập trung trong mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 với khoảng 90%
tổng lượng mưa của năm. Trong mùa khô, lượng mưa và độ ẩm ở các đai cao rất
thấp làm cho những vùng này rất dễ bị cháy.
1.2.3.2. Đặc điểm về Dân sinh - Kinh tế - Xã hội vùng đệm
Dân số trong vùng: Tổng số dân cư trong vùng khoảng 148.700 người, trong
đó số người ở độ tuổi lao động là 89.460 người. Dân cư ở Tam Đảo do di dân từ
nhiều nơi đến.



15
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN,
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Loài Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.) ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại một số xã huyện Quản Bạ (Hà Giang), VQG Ba Vì
(Hà Nội), VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ 10/2011 đến 5/2012.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, xử lí và hệ thống các thông tin đã có trong và ngoài nước
về các loài Hoa tiên (Asarum spp.), đặc biệt là loài Hoa tiên (Asarum glabrum
Merr.).
- Điều tra, khảo sát thực địa tại VQG Tam Đảo và một số tỉnh phía Bắc Việt
Nam như: Quảng Bạ (Hà Giang), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Yên Tử (Quảng Ninh),…
để nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái, sự phân bố, trữ lượng tự nhiên
của loài Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.).
- Thu thập tiêu bản và mẫu vật tại các khu vực nghiên cứu cho việc giám định
tên khoa học, phân tích hóa học của loài Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.).
- Xác định hàm lượng, các chỉ số lý hóa học và phân tích thành phần hóa học
của tinh dầu trong các bộ phận của cây (lá và thân rễ).
- Nghiên cứu về hoạt tính sinh học từ tinh dầu loài Hoa tiên (Asarum glabrum
Merr.).
- Thử nghiệm kháng vi sinh vật kiểm định từ tinh dầu của loài Hoa tiên
(Asarum glabrum Merr.).
- Nghiên cứu khả năng gây giống sinh dưỡng và hữu tính, khả năng tái sinh tự
nhiên của loài Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.).
- Đánh giá tình trạng bảo tồn và đưa ra một số phương pháp bảo tồn cho loài

Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.).


16
2.5. Phƣơng pháp nghiêm cứu
2.5.1. Nghiên cứu về hình thái, sinh học, và sinh thái
- Điều tra theo tuyến, trên tuyến thu mẫu tiêu bản, mẫu phân tích tinh dầu loài
nghiên cứu và mẫu tiêu bản các loài thực vật mọc cùng, ghi chép các thông tin: Đặc
điểm hình thái (các đặc điểm sẽ bị mất đi khi mẫu tiêu bản được sấy khô như màu
sắc, hình dạng,…), dạng cây, nơi sống, đặc điểm sinh học, mô tả thành phần các
loài mọc chung.
- Sử dụng máy định vị toàn cầu (GPS) Garmin Hc Vistra đo tọa độ địa lý, độ
cao so với mặt nước biển (a.s.l.), để ghi nhận các điểm phân bố, tuyến điều tra.
- Định loại mẫu vật đã thu được bằng phương pháp hình thái so sánh trên cơ
sở mẫu vật đã có và đối chiếu với các tài liệu đã công bố. Sử dụng một số tài liệu
tham khảo: Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ, Thực vật chí Trung Quốc, Thực
vật chí đại cương Đông Dương, Thực vật chí Việt Nam,… mẫu vật sau khi xác định
trên khoa học được lưu giữ tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
- Thu mẫu đất ở nhiều vị trí khác nhau xung quanh gốc và gần rễ loài Hoa tiên,
toàn bộ mẫu đất được kiểm tra, xử lý và phân tích trong phòng thí nghiệm. Phân
tích mẫu đất xác định các chỉ tiêu: pH, hàm lượng mùn (%OC), lân tổng số (%P205),
lân dễ tiêu (%P205), kali tổng số (%K2O), đạm tổng số (%N):
+ pH: (theo TCVN 6492: 2010). Đo bằng pH - meter trong huyền phù theo tỷ
lệ đất: dung dịch là 1: 2,5 - Cacbon hữu cơ tổng số (OC%): (theo TCVN 6644: 2000).
Phương pháp Walkley - Black: Tác động chất hữu cơ với hỗn hợp Kali Bicromat
(K2Cr2O7) N/3 trong Axit Sunfuric (H2SO4) 25N và chuẩn độ Bicromat dư bằng
muối Mohr (Ferrous Sulphate) với chỉ thị màu BDS (Barium Diphenylamine
Sulphonate).
+ Đạm tổng số (%N) (Theo TCVN 8557: 2010). Phương pháp Kenđan
(Kjeldahl): Phá hủy mẫu bằng Axit Sunfuric, chuyển Nitơ hữu cơ về dạng Sunphat

Amon - (NH4)2SO4, cho kiềm tác động chuyển về dạng NH3 và được thu vào dung
dịch Axit Boric, chuẩn độ với axít tiêu chuẩn (HCl 0,01N).


17
+ Lân tổng số (%P2O5) (theo TCVN 8563: 2010). Sử dụng Axit Pecloric cùng
H2SO4 phân hủy và hòa tan các hợp chất phốtpho trong đất; xác định hàm lượng lân
bằng phương pháp trắc quang (Spectrophotometer).
+ Kali tổng số (%K20) (theo TCVN 8562: 2010). Phân hủy và hòa tan mẫu
bằng hỗn hợp H2SO4 và HClO4 theo M. Jackson; xác định hàm lượng Kali trong
dung dịch bằng quang kế ngọn lửa (Flamephotometer).
+ Lân dễ tiêu: (theo TCVN 8559: 2010). Phương pháp Bray II. Chiết rút
Phoppho bằng dung dịch NH4F 0,03M/HCl 0,1M; so màu ở trên máy chiết quang
chọn lọc ở bước sóng 882 nm.
2.5.2. Điều tra công dụng của loài Hoa tiên (Asarum glabrum Merr.)
Tìm hiểu giá trị sử dụng, tình hình khai thác và buôn bán hai loài Hoa tiên
bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và điều tra có sự tham gia của
người dân (PRA).
2.5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu về tinh dầu và thành phần hóa học tinh dầu
Xác định hàm lượng tinh dầu bằng phương pháp chưng cất hồi lưu trong thiết
bị Clevenger. Định tính và định lượng các thành phần hóa học của tinh dầu bằng
phương pháp sắc kí khí khối phổ GC - MS. Tinh dầu được làm khan bằng Na2SO4
0

và để trong tủ lạnh ở nhiệt độ <5 C: thiết bị GC - MSD: sắc kí khí HP 6890 ghép
nối với Mass Selective Detector Agilent 5973. Cột HP - 5MS có kích thước
0,25  m x 30 m x 0,25 mm và HP - 1 có kích thước 0,25  m x 30 m x 0,32 mm.
0

0


Chương trình nhiệt độ với điều kiện 60 C/2 phút; tăng nhiệt độ 4 /phút cho đến
0

0

0

220 C, sau đó lại tăng nhiệt độ lên 20 /phút cho đến 260 C. Khí mang He. Tra thư
viện khối phổ: NIST 98
2.5.4. Phƣơng pháp thử hoạt tính sinh học
Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định: Các chủng vi sinh vật kiểm định bao
gồm:
- Vi khuẩn Gr (-): Escherichia coli (ATCC 25922), Pseudomonas aeruginosa
(ATCC 25923).
- Vi khuẩn Gr (+): Bacillus subtillis (ATCC 27212), Staphylococcus aureus.


×