Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Thành phần sâu hại ngô, diễn biến và biện pháp phòng chống sâu xanh (helicoverpa armigera) tại vùng phúc yên, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.12 KB, 38 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

NGUYỄN THỊ HUYỀN

“THÀNH PHẦN SÂU HẠI NGÔ, DIỄN BIẾN
VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG CHỐNG SÂU XANH
(Helicoverpa armigera Hubner)
TẠI VÙNG PHÖC YÊN, VĨNH PHÖC”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kỹ thuật Nông nghiệp
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. VŨ THỊ THƢƠNG

HÀ NỘI - 2014


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi nhận
được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, chu đáo của ThS. Vũ Thị Thương – GV.
Khoa Sinh- KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin gửi tới cô lời
cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Dương Tiến Viện và tập thể cán bộ của khoa
Sinh - KTNN đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu làm đề tài.
Trong quá trình làm đề tài, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tổ
chức và cá nhân trong và ngoài trường, những người bạn đã tạo mọi điều kiện


giúp đỡ trong thời gian học tập thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin tỏ lòng biết ơn vô hạn tới gia đình và người thân đã khích
lệ động viên trong thời gian học tập và hoàn thành đề tài

Xuân Hòa, ngày

tháng

năm 2014

Sinh viên làm khóa luận
Nguyễn Thị Huyền

Nguyễn Thị Huyền

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN

Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận tốt nghiệp, tôi xin cam đoan:
Khóa luận tốt nghiệp: “THÀNH PHẦN SÂU HẠI NGÔ, DIỄN BIẾN VÀ
BIỆN PHÁP PHÕNG CHỐNG SÂU XANH (Helicoverpa armigera Hubner)
TẠI VÙNG PHÖC YÊN, VĨNH PHÖC” là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Vũ Thị Thương – GV Khoa SinhKTNN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Các kết quả báo cáo trong luận văn
là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu khoa học nào trước
đây.


Xuân Hòa, ngày

tháng

năm 2014

Sinh viên làm khóa luận
Nguyễn Thị Huyền

Nguyễn Thị Huyền

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU ............................................... 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................... 2
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC .. 3
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Phúc Yên, Vĩnh Phúc ................. 3
1.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 3
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 4
1.1.2.1 Điều kiện kinh tế ................................................................................... 4
1.1.2.2 Điều kiện xã hội .................................................................................... 5

1.2 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt nam .................................... 5
1.3 Những nghiên cứu về sâu hại trên ngô ..................................................... 6
1.3.1 Những nghiên cứu chung ........................................................................ 6
1.3.2 Đặc điểm một số loại sâu hại ngô ............................................................ 7
1.3.2.1 Sâu xám ................................................................................................. 7
1.3.2.2 Sâu xanh ................................................................................................ 8
1.3.2.3 Sâu đục thân ......................................................................................... 9
1.3.2.4 Sâu cắn lá .............................................................................................. 9
1.3.2.5 Rệp hại ngô ..........................................................................................10
1.3.2.6 Châu chấu hại ngô ...............................................................................11
1.4 Những nghiên cứu về sâu xanh ................................................................12
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................................16
2.1 Đối tƣợng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ...............................................16
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................16

Nguyễn Thị Huyền

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................16
2.1.3. Dụng cụ và hóa chất nghiên cứu ...........................................................16
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................17
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ..............................................................................17
2.2.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................17

2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................17
2.3.1 Nội dung nghiên cứu...............................................................................17
2.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................17
2.3.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu thành phần sâu hại ngô ............................17
2.3.2.2.Phƣơng pháp điều tra diễn biến sâu xanh Helicoverpa armigera ....18
2.3.2.3 Phƣơng pháp tính hiệu lực thuốc ........................................................18
2.4. Chỉ tiêu theo dõi và tính toán ...................................................................19
2.5. Xử lí số liệu ...............................................................................................19
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................20
3.1 Một vài nét cơ bản về địa điểm nghiên cứu ..............................................20
3.2 Thành phần sâu hại ngô, diễn biến và biện pháp phòng chống sâu xanh
(Helicoverpa armigera Hubner) tại vùng Phúc Yên - Vĩnh Phúc. .................21
3.2.1 Thành phần các loài sâu hại ngô tại Phúc Yên – Vĩnh phúc ................21
3.2.2 Diễn biến của sâu xanh hại ngô..............................................................24
3.2.3 Bƣớc đầu nghiên cứu biện pháp phòng chống sâu xanh H. Armigera .26
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................28
Kết luận............................................................................................................28
Kiến nghị ..........................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................29
PHỤ LỤC HÌNH

Nguyễn Thị Huyền

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 3.1 Thành phần sâu hại trên ngô vụ đông năm 2013 tại Phúc Yên – Vĩnh
Phúc ..................................................................................................................21
Bảng 3.2 Bảng mật độ gây hại sâu xanh H. Armigera trên cây ngô vụ đông năm
2013 tại Phúc Yên - Vĩnh Phúc. ........................................................................24
Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện mật độ sâu xanh H. Armigera qua các giai đoạn sinh
trưởng trên giống ngô nếp HN88 .......................................................................25
Bảng 3.3 Hiệu lực phòng trừ sâu xanh H. Armigera của chế phẩm Metarhizium
trên ngô vụ hè thu năm 2013 tại Phúc Yên - Vĩnh Phúc ....................................26

Nguyễn Thị Huyền

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngô là một loại ngũ cốc quan trọng, đứng thứ ba sau lúa mì và lúa gạo. Là
cây lương thực, giàu dinh dưỡng hơn lúa mì và lúa gạo, diện tích trồng ngô
chiếm 19% tổng diện tích cây ngũ cốc góp phần nuôi sống gần 1/3 dân số trên
toàn thế giới (Nguyễn Hữu Tình và cộng sự, 1997), sản lượng sản xuất ngô ở thế
giới trung bình hàng năm từ 696,2 đến 723,3 triệu tấn (năm 2005-2007) [8].
Trong đó nước Mỹ sản xuất 40,62% tổng sản lượng ngô và 59,38% do các nước
khác sản xuất. Sản lượng ngô xuất khẩu trên thế giới trung bình hàng năm từ
82,6 đến 86,7 triệu tấn. Ở Việt Nam ngô đứng thứ 2 sau lúa và được trồng nhiều
ở Cao Bằng, Lai Châu, Thanh Hoá, Đồng Nai. Sản xuất ngô ở nước ta đang

ngày càng đựơc mở rộng về diện tích, năng suất và sản lượng ngày một nâng
cao. Năm 1961 cả nước có 104,8 nghìn ha ngô, năng suất 1,9 tấn/ha, sản lượng
204,2 nghìn tấn. Đến 2007 diện tích đạt 157,49 nghìn ha (tăng 50%), năng suất
đạt 4,9 tấn/ha (tăng 157%), sản lượng đạt 764,2 nghìn tấn (tăng 274%) (FAO,
2008).[12]
Theo ghi nhận của Đặng Thị Dung tại Cổ Bi và Đa Tốn (2003) [4] trên
ngô có 23 loài sâu hại. Trong đó sâu xanh Helicoverpa armigera là loài gây hại
rất nguy hiểm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Chúng đục thân, cắn cờ,
đục bắp làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bắp, chất luợng hạt phấn. Sâu
xanh H. armigera là một loài đa thực, đã có rất nhiều nghiên cứu về đặc điểm
sinh học, tập tính gây hại của loài này trên rau họ hoa thập tự, cà chua và một số
cây trồng khác, nhưng nghiên cứu trên ngô thì còn quá ít.
Bên cạnh đó, tại địa bàn Phúc Yên – Vĩnh Phúc, nơi chúng tôi dự định
tiến hành nghiên cứu đề tài thì nguồn tiêu thụ ngô có điểm đặc biệt như sau: một
loạt hộ dân hình thành một phố bán ngô nướng, ngô luộc dọc quốc lộ 2 đoạn từ

Nguyễn Thị Huyền

1

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

cầu Kim Anh đến tận cao tốc Nam Thăng Long - Nội Bài, khách hàng chủ yếu
là khách đường dài đi qua đây. Ở đây ngô bán chạy quanh năm. Vì vậy nghiên
cứu nâng cao năng suất, chất lượng bắp ngô tại địa bàn này rất có ý nghĩa thực

tiễn.
Xuất phát từ thực tế như trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
”Thành phần sâu hại ngô, diễn biến và biện pháp phòng chống sâu xanh
(Helicoverpa armigera Hubner) tại vùng Phúc Yên - Vĩnh Phúc”.
2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
* Mục đích
Nghiên cứu thành phần sâu hại, diễn biến mật độ của Sâu xanh
(Helicoverpa armigera Hubner) từ đó có cơ sở đề xuất biện pháp phòng chống
đối tượng này trên ngô.
* Yêu cầu
- Nắm được thành phần sâu hại trên ngô tại Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
- Nắm được diễn biến mật độ của Sâu xanh (Helicoverpa armigera
Hubner) trên cây ngô trong thời gian nghiên cứu
- Đề xuất được biện pháp phòng chống Sâu xanh (Helicoverpa armigera
Hubner) dựa trên kết quả nghiên cứu.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
* Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ cung cấp nguồn dẫn liệu mới cho khoa học về thành phần sâu
hại và diễn biến của sâu xanh H. armigera trên ngô ở vùng Phúc Yên - Vĩnh
Phúc.
* Ý nghĩa thực tiễn
Dựa trên các kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại ngô và diễn biến
của sâu xanh H. armigera trên cây ngô và bước đầu thử nghiệm biện pháp sinh
học phòng chống sâu xanh H. armigera trên ngô.

Nguyễn Thị Huyền

2

K36C Sinh - KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
CHƢƠNG I

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Phúc Yên, Vĩnh Phúc
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Thị xã Phúc Yên nằm ở phía đông tỉnh Vĩnh Phúc, phía đông bắc của thủ
đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô 30km.
* Vị trí địa lí:
Thị xã Phúc Yên có chiều dài theo trục Bắc - Nam, dài 24km từ phường
Hùng Vương đến đèo Nhe, xã Ngọc Thanh giáp với tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên
- Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên
- Phía Nam, Đông giáp thủ đô Hà Nội.
* Về địa hình:
Thị xã Phúc Yên có 12.029,55 ha diện tích tự nhiên, địa hình đa dạng, có
cả nông thôn và đô thị, vùng đồi rừng, vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng. Địa
hình và cảnh quan của thị xã khá đa dạng và phong phú, có sông Ba Hanh, sông
Cà Lồ, có hồ Đại Lải diện tích 525 ha bước đầu đã đình hình là khu du lịch,
ngoài ra còn có các đầm hồ khác như Đầm Láng, Đầm Rượu, sông Cà Lồ....có
thể phát triển các loại du lịch vui chơi giải trí, du lịch thắng cảnh, du lịch sinh
thái, kết hợp với nuôi trồng thủy sản.[15]
* Khí hậu:
Thị xã Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ
trung bình hằng năm khoảng 23ºC, nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hạ, hanh khô và
lạnh kéo dài về mùa Đông.

Nhiệt độ chênh lệch khá lớn: nhiệt độ cực đại tuyệt đối 41,6ºC, trong khi
nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối chỉ khoảng 3,1ºC. Độ ẩm không khí trung bình hằng

Nguyễn Thị Huyền

3

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

năm ở khoảng 83%, độ ẩm cực tiểu tuyệt đối là 16%.
Lượng mưa trung bình 1.661mm. Về mùa hạ thường có nhiều mưa giông
bão từ tháng 5 đến tháng 8, gây ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nhất là sản
xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân.[15]
* Đất đai:
Theo số liệu thống kê, tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã có 12.029,55
ha, trong đó phân ra:
- Đất nông nghiệp: 8.356 ha chiếm 69,6% tổng diện tích, trong đó đất để
sản xuất nông nghiệp chiếm 29,7%, đất lâm nghiệp chiếm 38,6%, đất nuôi trồng
thủy sản chiếm 1,2%.
- Đất phi nông nghiệp: có trên 3.470 ha, chiếm 28,9% tổng diện tích,
trong đó đất để ở chiếm 6,8%, đất chuyên dùng bao gồm đất trụ sở công an, đất
công trình sự nghiệp, đất an ninh, đất quốc phòng, đất sản xuất, đất kinh doanh
phi nông nghiệp và đất công trình công cộng chiếm 16,2%, đất dành cho tín
ngưỡng tôn giáo và nghĩa trang, nghĩa địa chiếm 0,5%, đất sông suối và mặt
nước chiếm khoảng 5,3%.

- Đất chưa sử dụng: chiếm khoảng 1,5% tổng diện tích
Nhìn chung, khả năng khai thác đất đai của thị xã còn khá dồi dào, tuy không
thực giàu chất dinh dưỡng nhưng lại nằm gần kề thủ đô Hà Nội, nên đất của thị
xã đã trở thành tài nguyên có giá trị kinh tế cao.[15]
1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
1.1.2.1 Điều kiện kinh tế
Vào năm 2010 lao động làm nghề nông, lâm giảm đáng kể từ 53,72%
xuống còn 22,53%. Nhìn chung về lực lượng lao động của thị xã khá dồi dào về
số lượng. Mặc dù có nguồn lao động trẻ dồi dào nhưng lại thiếu nguồn nhân lực
có chất lượng cung ứng cho ngành sản xuất và các ngành khác đang phát triển
trong thị xã, dẫn đến tình trạng thừa lao động nhưng vẫn phải nhận lao động

Nguyễn Thị Huyền

4

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

nhập cư từ bên ngoài vào. Ngoài ra việc tiếp thu thành tựu khoa học kĩ thuật vào
sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc áp dụng IPM vào
phòng trừ sâu bệnh càng gặp nhiều khó khăn hơn.[15]
1.1.2.2 Điều kiện xã hội
Thị xã phúc yên có tổng số dân là 92815 người, số người trong độ tuổi lao
động 61490 người, xấp xỉ 66,3%; trong đó số người sản xuất nông nghiệp là
11100 người, xấp xỉ 22,53%.[15]

1.2 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt nam
Trên thế giới, trong các cây lương thực thì cây ngô đứng thứ 3 về diện
tích, thứ 2 về sản lượng và đứng thứ nhất về năng suất. Nếu như thức ăn ở các
nước châu Âu là bánh mì, khoai tây, sữa; ở các nước châu Á là cơm, thịt cá, rau
thì ở châu Mĩ La Tinh lại là ngô, đậu đỗ và ớt.
Các nước có diện tích ngô lớn là Mỹ, Trung Quốc, Brazil, Ấn độ,
Mexico…. Trong đó Mỹ nổi tiếng với diện tích và năng suất ngô lai rất cao.
Các nước có năng suất bình quân toàn quốc cao là: Hy Lạp 9,9 tấn/ha;
Thụy Sỹ 8,6 tấn/ha, Chi Lê 8,3 tấn/ha; Áo 8,2 tấn/ha; Italia 7,8 tấn/ha; Mỹ 7,5
tấn/ha (Nguyễn Hữu Tình, 1997) [8]. Sau hàng chục năm, năng suất ngô ở Việt
Nam vẫn chỉ bằng khoảng 1/3 năng suất các nước kể trên. Theo niên giám tổng
cục thống kê năm 2010 [13], năng suất ngô bình quân nước ta năm 2009 chỉ đạt
4,3 tấn/ha và sản lượng đạt 5.031.000 tấn. Diện tích các vùng trồng ngô năm
2009 như sau: Đồng bằng Sông cửu long 3.907.200 ha; Bắc trung bộ và duyên
hải miền trung 1.424.000 ha, Đồng bằng sông Hồng 1.228.300 ha; Trung du
miền núi phía Bắc 1.114.100 ha; Tây Nguyên 459.400 ha và Đông Nam Bộ là
394.400 ha. Cũng trong giai đoạn này thì sản lượng ngô đạt cao nhất là đồng
bằng sông Cửu Long đạt 21.769.500 ha, đứng thứ 2 là đồng bằng sông Hồng
7.244.6 ha.

Nguyễn Thị Huyền

5

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


Ở Việt Nam, mặc dù ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai (sau cây
lúa), song cây ngô chưa được chú trọng nên chưa phát huy được tiềm năng. Vụ
trồng ngô chỉ được coi là vụ phụ trong cơ cấu cây trồng hằng năm (lúa xuân –
lúa mùa – ngô đông). Diện tích ngô trồng nhỏ lẻ, không tập trung thành các
vùng sản xuất lớn, lại đa phần (70% diện tích ngô) được trồng trên đất có độ
cao. Từ đó kéo theo vấn đề bảo vệ thực vật trên ngô chưa được chú trọng đúng
mức. Những nghiên cứu và ứng dụng biện pháp bảo vệ thực vật trên ngô cũng ít
hơn trên cây lúa rất nhiều.
Những năm gần đây nhờ có chính sách khuyến khích và nhiều tiến bộ kỹ
thuật, cây ngô đã có những bước tiến về diện tích, năng suất và sản lượng. Một
số tỉnh có diện tích ngô lớn là Cao Bằng, Lai Châu, Thanh Hóa.
1.3 Những nghiên cứu về sâu hại trên ngô
1.3.1 Những nghiên cứu chung
Cho đến nay, các kết quả nghiên cứu về sâu hại ngô rất nhiều nhưng chỉ
tập trung nghiên cứu thành phần sâu hại ngô và một số đối tượng dễ bắt gặp như
sâu đục thân, sâu cắn lá...
Khi nghiên cứu thành phần sâu hại ngô, Đặng Thị Dung (2003) ghi nhận
có 23 loài sâu hại thuộc 6 bộ, 15 họ trong đó 3 loài xuất hiện phổ biến là rệp, sâu
đục thân và sâu cắn lá. Mật độ sâu cắn lá ngô Mythimma loreyi tương đối cao,
đỉnh cao vào giai đoạn ngô 5-7 lá (4,4-5,4 con/10cây) vào lúc bắp thâm râu –
chín sữa (3,4-4,5 con/10cây). Bên cạnh đó, H. armigerra cũng xuất hiện với tần
suất tương đối phổ biến (++) [3]
Cũng theo Đặng Thị Dung (2003) [4], vòng đời của sâu đục thân ngô
Ostrinia furnacalis Guenee ở vụ xuân 2003 là 36,4 ± 1,47 ngày ở điều kiện nhiệt
độ, ẩm độ trung bình 24,2oC, 77,8%. Mật ong nguyên chất là thức ăn tốt nhất
cho truởng thành. Mỗi trưởng thành cái có thể đẻ liên tục trong 6 ngày, ngày thứ
3 có số lượng trứng cao nhất. Loài sâu này gây hại trên cả 3 giống ngô điều tra

Nguyễn Thị Huyền


6

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

tại vụ xuân. Giống ngô nếp gây hại nặng hơn giống Bioseed 9861 và LVN 10.
Mật độ sâu trên ngô nếp cao nhất vào giai đoạn ngô thâm râu chín sữa đến chín
sáp (31,2-32,4 con/10cây, tỷ lệ hại lên tới 96% giai đoạn ngô chín).
Theo Dương Thị Thanh Nga (2010) [5] thì thời gian phát dục các pha của
sâu xám Agrotis ypsilon Rott. Khi nuôi bằng thân ngô non ảnh hưởng bởi nhiệt
độ, với nhiệt độ tăng dần 28,29±0,86 oC; 29,87±0,46oC; 31,44±0,49oC vòng đời
sâu xám giảm dần tương ứng 53,43±0,77 ngày; 40,37±1,24 ngày và 37,80±0,46
ngày. Số lượng trứng và thời gian đẻ trứng của trưởng thành sâu xám phụ thuộc
vào yếu tố thức ăn thêm; trưởng thành cái sâu xám ăn thêm dung dịch chua ngọt
có khả năng đẻ trứng nhiều nhất 2274,86±24,70 quả/trưởng thành cái (đợt 6/4 –
26/4) và 1165,86±49,30 quả/trưởng thành cái (đợt 8/7 – 1/8). Sâu non sâu xám
tuổi 7 là giai đoạn sâu phá hại mạnh nhất và giai đoạn ngô thích hợp nhất cho
sâu xám gây hại là ngô 1 – 2 lá. Sức gây hại của sâu non sâu xám tuổi 7 trên cây
lạc ở các giai đoạn từ nảy mầm đến 42 ngày là như nhau, mỗi đêm sâu cắn được
> 2 mầm cây. Sâu non sâu xám tuổi 7 phá hại mạnh nhất trên cây đậu tương ở
giai đoạn từ nảy mầm đến 5 ngày sau nảy mầm với 2,97±0,17 cây/con/ngày.
1.3.2 Đặc điểm một số loại sâu hại ngô
1.3.2.1 Sâu xám
Tên khoa học: Agrotis ipsilon Rott
* Đặc điểm hình thái

Trứng hình cầu dẹt, lúc mới đẻ có màu trắng sữa, khi gần nở có màu tím
sẫm. Sâu non màu xám hay đen bóng, đầu màu nâu sẫm, dài 37- 47 mm. Nhộng
màu cánh dán dài 18- 24mm. Bướm màu nâu tối, thân dài 16- 23mm, cánh trước
màu xám có 6 chấm, giữa cánh có vân hình quả thận, hình tròn, hình gậy.
* Đặc điểm gây hại
Sâu xám là loài sâu đa thực, chúng không chỉ hại nặng trên ngô mà còn
hại cả đậu tương. Bướm trưởng thành đẻ trứng trên lá cây, thân cây, hoặc trên

Nguyễn Thị Huyền

7

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

cây cỏ trên mặt đất. Sâu non tuổi nhỏ sống ở trên lá, tuổi lớn ban ngày ẩn nấp
dưới mặt đất, ban đêm chui lên phá hại, sâu non hóa nhộng trong đất.
Sâu xám thường hại ngô ở tất cả các vùng vào giai đoạn cây con. Ở các
tỉnh phía Bắc sâu xám hại nặng trên ngô trồng trong vụ đông xuân và vụ xuân.
Ngô đông xuân gieo sớm đầu tháng 10 đến giữa tháng 10 bị hại nhẹ hơn so với
ngô gieo vào cuối tháng 10 đến tháng 11. Sâu thường gây hại vào ban đêm, sâu
tuổi 1- 3 ăn lá ngô non hoặc gặm xung quanh thân ngô. Tuổi 4 trở đi sâu phá
mạnh, cắn đứt ngang thân ngô non kéo xuống đất. Sâu tuổi 6 mỗi đêm có thể cắn
đứt 3- 4 cây ngô non. Khi cây ngô có 7- 8 lá thân cây đã cứng, sâu thường đục
vào thân gần sát gốc ăn phần non mềm ở giữa làm thân cây ngô bị héo và chết.
Ruộng ngô bị sâu xám gây hại trông mất khoảng lỗ chỗ, mật độ cây giảm, thiệt

hại về năng suất. Sâu xám thường hại nặng trên ngô trồng trên đất cát pha và đất
thịt nhẹ.[14]
1.3.2.2 Sâu xanh
Tên khoa học: Helicoverpa armigera Hubner
* Đặc điểm hình thái
Trứng hình cầu dẹt, sâu non hình ống, đẫy sức có thể dài tới 35-50 mm,
có nhiều màu khác nhau. Trên mỗi đốt thân sâu non có 4 u lông, xếp thành hình
thang. Sâu non hóa nhộng trong đất, nhộng màu nâu, dài khoảng 17- 20 mm.
Bướm trưởng thành màu vàng nâu hay vàng nhạt, dài khoảng 15- 17mm.
* Đặc điểm gây hại
Sâu xanh cũng là một loại sâu đa thực, có phổ kí chủ tương đối rộng, hại
ngô và một số loại cây màu. Sâu xanh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng
của cây ngô, khi cây ngô còn non sâu ăn các bộ phận non của ngô như ngọn, lá
non làm thủng lá, làm cây ngô sinh trưởng chậm. Lúc ngô trỗ cờ sâu đục vào lá
bao cờ gây hại cho bao phấn, bông cờ. Khi cây có bắp, sâu ăn hạt non hoặc đục
vào trong bắp, chất thải do sâu non bài tiết làm kết dính lá bao cờ, cản trở việc

Nguyễn Thị Huyền

8

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

trỗ cờ và tung phấn. Trên cây ngô, sâu non cắn phá râu ngô làm giảm tỉ lệ đậu
hạt, nhiều khi sâu còn đục và ăn phần đầu bắp ngô, gây thối bắp ngô khi gặp

mưa.[14]
1.3.2.3 Sâu đục thân
Tên khoa học: Ostrinia nubilalis Hubner
* Đặc điểm hình thái
Trứng đẻ thành ổ xếp dạng vẩy cá. Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ màu
trắng sữa, trên mặt trơn bóng, sau có một chấm đen rõ dần lên. Sâu non màu nâu
vàng, có những vạch nâu mờ chạy dọc trên lưng từ đầu đến cuối mình sâu.
Nhộng cái lớn hơn nhộng đực. Bướm trưởng thành thân dài, cánh trước màu
vàng tươi đến vàng nhạt, có 2 đường vân màu thẫm chạy trên cánh theo hình gấp
khúc. Mép trước và mép ngoài màu đậm hơn giữa cánh trở về mép sau. Cánh
sau có màu sáng hơn và các đường vân màu nhạt hơn.
* Đặc điểm gây hại
Bướm trưởng thành sống ẩn nấp trong bẹ lá, đẻ trứng trên lá, sâu non nở
ra ăn thủng lá nõn, hay ăn vào bao cờ, cuống cờ lám cờ gãy gục, hoa phấn khô
héo, không tung phấn được. Sâu từ tuổi 3 trở lên đục phá vào thân làm cây chậm
phát triển, thậm chí ngừng phát triển. Khi cây lớn, sâu đục trong thân để lại phân
ở đường đục. Thân ngô bị đục ít khi chết, nếu gặp gió to có thể bị gãy ngang.
Bắp bị sâu đục lúc còn nhỏ bị gãy non, không lớn lên được. Bắp ngô non có thể
bị đục từ thân bắp đến cuống bắp, nếu bắp đã cứng thì sâu đục từ đầu bắp đến
giữa bắp. Sâu xuất hiện quanh năm nhưng phá hoại mạnh nhất ở giai đoạn trỗ cờ
phun râu, đóng bắp.[14]
1.3.2.4 Sâu cắn lá
Tên khoa học: Mythimna Loreyi Duponchel
* Đặc điểm hình thái

Nguyễn Thị Huyền

9

K36C Sinh - KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Trưởng thành màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt, hoạt động về đêm ban ngày
ẩn nấp chỗ tối. Con cái đẻ trứng từng ô trên lá nõn, bẹ lá, trên cờ hoặc râu bắp.
Trứng hình bầu dục, mới đẻ màu trắng sữa sau chuyển sang màu nâu, sau
khoảng một tuần trứng nở.
* Đặc điểm gây hại
Sâu phá hại chủ yếu trong vụ ngô thu - đông, phá hại mạnh từ tháng 12
đến tháng 2. Ngài hoạt động về ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong bẹ lá ngô hoặc
bờ cỏ, ngài thích mùi chua ngọt, để trứng thành từng ô, các ô xếp liền với nhau
như vẩy cá
Sâu phá hại bắt đầu từ thời kỳ ngô có 5 - 8 lá. Sâu hoạt động nhiều vào
ban đêm, ban ngày thường ẩn trong nõn ngô, trong bẹ lá hoặc chui xuống gần
gốc. Khi cây còn nhỏ sâu hóa nhộng ở dưới đất (sâu 2 - 5 cm). Từ khi cây trỗ cờ
đi sâu hóa nhộng trong bẹ lá, lá bi hoặc trong bắp.[14]
1.3.2.5 Rệp hại ngô
Tên khoa học: Aphis Mayclis Fitch
* Đặc điểm hình thái
Rệp ngô sinh sản theo lối đơn tính và đẻ con. Trong quần thể rệp thường
thấy nhiều loại hình: Rệp cái không cánh, rệp cái có cánh và rệp con.
Rệp trưởng thành có hai loại hình, rệp có cánh và rệp không cánh dài 1,52,3 mm, màu vàng nhạt hoặc xanh xám, cơ thể hình bầu dục, thân mềm. Chân và
tuyến tiết sáp ngắn, màu xanh đen. Rệp cái có cánh có đầu, ngực màu đen và
bụng màu xanh.
Rệp non màu xanh sáng, chân và tuyến tiết sáp giống như trưởng thành có
màu đen. Rệp non trải qua 7- 10 lần lột xác mới thành rệp trưởng thành.
Một năm có từ 7- 10 lứa. Rệp là loài ưa ẩm, xuất hiện trên đồng ruộng vào

khoảng tháng 10,11 phát triển nhiều trong tháng 1, 2 lúc ẩm độ không khí cao.
Từ tháng 4 trở đi số lượng rệp giảm dần. Trong mùa hè chỉ thấy rệp xuất hiện lẻ

Nguyễn Thị Huyền

10

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

tẻ. Những ruộng gieo dầy, ẩm độ không khí cao rệp phát triển mạnh. Thiên địch
của rệp là một số loài bọ rùa và ấu trùng ruồi Sirphus SP.
* Đặc điểm gây hại
Rệp ngô là một trong những loại sâu hại quan trọng. Chúng thường gây
hại từ khi cây ngô 8, 9 lá đến khi thu hoạch. Rệp bám trên lá, trong nõn, bẹ lá, lá
bi, hoa cờ v.v… chích hút nhựa các bộ phận làm cho cây còi cọc, bắp nhỏ, năng
suất và chất lượng ngô giảm. Rệp phát triển nhanh và gây hại mạnh khi nguồn
thức ăn đầy đủ, nhất là những ruộng ngô gieo dầy, ẩm độ không khí trong ruộng
cao hoặc ruộng ngô bị hạn. Rệp ngô còn là môi giới truyền virut gây bệnh khảm
lá, đốm lá ngô.[14]
1.3.2.6 Châu chấu hại ngô
Tên khoa học: Oxya chinensis Thunberg
* Đặc điểm hình thái
Châu chấu trưởng thành màu xanh hay vàng bóng, râu đầu hình sợi chỉ có
nhiều đốt. Châu chấu đẻ trứng thành ổ trong bẹ lá, nếp gấp của lá và trên những
bụi cỏ, trứng dài hình hơi cong. Châu chấu non gây hại ngay từ khi nở. Kích

thước của trưởng thành to nhỏ khác nhau tùy theo từng loài.
* Đặc điểm gây hại
Có rất nhiều loại châu chấu gây hại ngô như châu chấu lúa, châu chấu
sống lưng vàng, châu chấu ngô, châu chấu mía… Châu chấu di chuyển thành
từng đàn, cả trưởng thành và châu chấu non đều gây hại, chúng gặm cả lá non và
lá già, làm khuyết từng mảng hoặc thủng lá. Khi di chuyển thành đàn lớn chúng
gây thành dịch, có thể phá hại ruộng ngô hoặc cả vùng. Châu chấu xuất hiện
quanh năm và cũng tùy thuộc vào số lượng mà có thể gây tác hại lớn hay nhỏ.
Chúng hoạt động mạnh vào lúc trời mát mẻ thường từ 7 - 10 giờ sáng và 3 - 5
giờ chiều.[14]

Nguyễn Thị Huyền

11

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1.4 Những nghiên cứu về sâu xanh
Theo Peason 1958, Fitt (1985) [19] thì sâu xanh H.armigera là dịch hại
cây trồng nông nghiệp chủ yếu ở rất nhiều khu vực trên thế giới như: Châu Mỹ,
Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Đông, Đông Âu, Phía Đông và Phía Bắc Australia,
New Zealand và rất nhiều đảo phía Đông Thái Bình Dương.
Trên thế giới sâu xanh H.armigera gây hại trên 60 loại ký chủ là cây trồng
sản xuất và 67 ký chủ hoang dại.
Trưởng thành sâu xanh H.armigera là loại sâu hại chủ yếu được phân bố

ở rất nhiều vùng trên thế giới. Sâu non của chúng tấn công nhiều loại cây trồng
sản xuất và cây hoang dại. Trước những năm 1994, tại Nhật Bản mật độ của loài
sâu này nhìn chung là thấp, thiệt hại cho cây trồng không đáng kể, nhưng đến
năm 1994 (Yoshimatsu, 1994) đã công bố sâu xanh H.armigera bùng phát mật
độ thành dịch ở một số vùng ở miền tây Nhật Bản [19].
Sâu xanh H.armigera Hubner thuộc họ ngài đêm Noctuidae bộ cánh vẩy
Lepidoptera. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả sâu xanh phá hại quanh
năm, vòng đời của chúng tương đối dài và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện: nhiệt
độ, độ ẩm... Sâu xanh có thể gây hại trên 181 loại cây trồng khác nhau trên thế
giới như: bông, các loại đậu, ngô, thuốc lá, đậu nành, nho, lạc, cà chua, mướp
tây, sup lơ... và nhiều loại cây trồng khác.
Theo Singh H, 1975 trưởng thành sâu xanh H.armigera phân biệt đực cái
có thể dựa trên chùm lông ở chóp bụng (chỉ ngài cái mới có đặc điểm này), ngài
cái có chiều rộng sài cánh 40 mm, ngài đực nhỏ hơn (dài 35,4mm), cánh trước
màu nâu nhạt với đường viền nhiều chấm có dấu hiệu hình thân màu sẫm ở mặt
dưới của mỗi cánh trước, cánh sau có màu nhạt hơn ở đỉnh cuối mỗi cánh có
một chấm màu sẫm [20].
Giai đoạn tiền nhộng 1 - 2 ngày, nhộng có dạng chùy, chiều dài 14-18
mm. Nhộng mới có màu xanh vàng sau đó màu nâu sáng, giai đoạn nhộng dài

Nguyễn Thị Huyền

12

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


16 ngày, trên thân nhộng đốt cuối xuất hiện gai màu nâu sẫm. Nhộng già trước
khi vũ hóa có màu nâu đậm.
Trứng sâu xanh có màu trắng vàng và sẫm hơn khi sắp nở, chiều dài trứng
0,5 mm, rộng 0,54 mm. Sâu non mới nở có màu trắng trong dài 1,3- 1,6 mm,
dọc thân có 1 vạch vàng da cam, mạnh cứng đầu có màu nâu sẫm, sâu non đẫy
sức dài 35 – 42 mm, mặt bụng phẳng, mặt lưng lồi lên. Cơ thể sâu non có màu
xanh nhợt, mỗi phía trên cơ thể sâu non có một sọc gẫy, bên cạnh (mặt lưng) có
một vạch có nhiều lông màu trắng nằm rải rác. Mỗi đốt ngực có 1 đôi chân, có 3
đôi chân ngực, 4 đôi chân bụng xếp ở các đốt 3, 4, 5 và 10.
Ngài cái đẻ trứng đơn lẻ, giai đoạn sâu non phát triển không giống nhau
cho dù cùng một trưởng thành cái đẻ ra. Giai đoạn trứng kéo dài 1 - 8 ngày, sâu
non 14 - 51 ngày, nhộng 7 - 114 ngày, vòng đời 22 - 162 ngày. Ngài cái có màu
vàng nâu sẫm, ngài đực có màu xám, hơi xanh sáng. Sâu non có 6 tuổi, 5 lần lột
xác có khả năng tiêu diệt lẫn nhau trong quá trình nhân nuôi, sâu non đẫy sức
hóa nhộng, nhộng nằm trong đất.[12]
Sâu xanh cũng là một loại sâu đa thực, có phổ ký chủ tương đối rộng, hại
ngô và một số loại cây màu. Sâu xanh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng
của cây ngô. Khi cây ngô còn non, sâu ăn các bộ phận non của ngô như ngọn, lá
non làm thủng lá, làm cây ngô sinh truởng chậm. Lúc ngô trỗ cờ sâu đục vào lá
bao cờ, gây hại cho bao phấn, bông cờ. Khi cây có bắp, sâu ăn hạt non hoặc đục
vào trong bắp. Chất thải do sâu non bài tiết làm kết dính lá bao cờ, cản trở việc
trổ cờ và tung phấn. Trên cây ngô, sâu non cắn phá râu ngô, làm giảm tỉ lệ đậu
hạt. Nhiều khi sâu còn đục và ăn phần đầu bắp ngô, gây thối bắp ngô khi gặp
mưa.
Đặc điểm sinh học của sâu xanh H. armigera được một số tác giả nghiên
cứu và công bố trên một số thức ăn như cây bông, thức ăn nhân tạo (Hou
MaoLin, Sheng ChengFa, 2000) [17] và cà chua (Vũ Thị Lan Hương, 2009)

Nguyễn Thị Huyền


13

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

[12]. Các tác giả này cũng khẳng định thức ăn khác nhau có ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của sâu xanh (thời gian phát dục và trọng lượng các pha,
thời gian và số lượng trứng đẻ của trưởng thành).
Rất nhiều các công bố trong và ngoài nước đều khẳng định sâu xanh H.
armigera kháng cao với nhiều nhóm thuốc hoá học. Do sâu xanh là loài sâu hại
chủ yếu trên khắp thế giới và thông thường người dân sử dụng biện pháp hoá
học đầu tiên để chặn đứng sự phá hại của loài này. Chính vì vậy mà dẫn đến khả
năng kháng thuốc của loài này với nhiều nhóm hoạt chất như Organchlorine,
Cacbamate, Oraganophosphates và Pyrethroid ở rất nhiều quốc gia (Sharma,
2006) [19]. Mức chống thuốc tổng hợp pyrethroids của sâu xanh thay đổi tùy
theo liều lượng (từ 80-96.4%) đối với cypermethrin, fenvalerate, deltamethrin,
lambda - cyhalothrin và beta - cyfluthrin (P. Duraimurugan, A. Regupathy,
2005) [16].
Do tính kháng thuốc mạnh mẽ nên trên thế giới cũng như Việt nam, đặc
biệt là Ấn Độ và Nhật Bản coi biện pháp IPM là biện pháp tốt nhất để quản lý
loài sâu hại này, trong đó ưu tiên các biện pháp sinh học như pheromone giới
tính, chế phẩm virus nhân đa diện NPV và chế phẩm BT (Picanco, 2007) [18]
Chế phẩm virus nhân đa diện NPV được các nhà khoa học Viện BVTV nghiên
cưú và ứng dụng từ những năm 80 và đạt hiệu quả cao tại các tỉnh Sơn La, Hà
Nội, Đồng Nai, Ninh Thuận…Loài sâu này rất mẫn cảm với NPV, đặc biệt là

sâu non tuổi nhỏ (Ngô Trung Sơn, 1991) [11]. Vì vậy cần chủ động phòng trừ
sớm ở các giai đoạn. Theo Nguyễn Văn Tuất, 2005 [10], triển khai thí điểm tại
Hoài Đức – Hà Nội và Tiền Phong – Vĩnh Phúc hiệu lực phòng trừ H. armigera
của NPV đạt 57,7% và hỗn hợp V-BT (BT+NPV) đạt từ 65 đến 100% (Nguyễn
Văn Hoa và cộng sự, 2000) [7]. Còn để tiêu diệt pha trưởng thành thì bẫy
Pheromone cũng là hướng sinh học đang mang lại triển vọng cho đối tượng này.
Theo Lê Văn Trịnh [9], qua các năm 2001-2004 nghiên cứu sử dụng PG trừ sâu

Nguyễn Thị Huyền

14

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

xanh đục quả cà chua thu đựơc số lượng trưởng thành trung bình/ngày/bẫy là
139,2 con. Viện BVTV đã áp dụng PG tại một số tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng,
Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
Với đặc tính sinh học và khả năng gây hại của chúng thì sâu xanh
H.armigera là mối đe dọa nguy hiểm cho sản xuất nông nghiệp trên thế giới.

Nguyễn Thị Huyền

15

K36C Sinh - KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp
CHƢƠNG II

ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM,THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các loại sâu hại ngô (sâu đục thân, sâu cắn lá, sâu xám, châu chấu….) và
sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubner) trên đồng ruộng thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Giống ngô nếp HN88
- Chế phẩm sinh học Metarhizium.
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
Ngô nếp HN88: Là giống do Công ty cổ phần giống cây trồng trung ương
sản xuất, đang trong giai đoạn sản xuất khảo nghiệm, bao gồm những đặc điểm
nổi bật sau:
- Là giống ngô nếp lai ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng rất ngon, ăn
nguội vẫn dẻo, có vị đậm, thơm đặc trưng.
- Sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt.
- Bắp to dài, lá bi kín, không hở đuôi chuột, năng suất bắp tươi đạt 18 - 20
tấn/ha, độ đồng đều bắp rất cao, tỷ lệ bắp loại 1> 95%.
- Thời gian từ gieo đến lúc thu hoạch bắp tươi 62 - 67 ngày.
2.1.3. Dụng cụ và hóa chất nghiên cứu
- Vợt côn trùng (đường kính 0,5m; cán dài 1m)
- Ống nghiệm
- Lọ thủy tinh

- Khay nhôm
- Kính lúp

Nguyễn Thị Huyền

16

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Cồn 70oC, chế phẩm nấm xanh Metarhizium
- Thước đo, sổ ghi chép và một số dụng cụ liên quan.
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Điều tra diễn thành phần sâu hại ngô và diễn biến của sâu xanh sẽ được
thực hiện tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài sẽ nghiên cứu vào vụ ngô Đông năm 2013 (từ tháng 8/2013 –
4/2014).
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Nắm được thành phần sâu hại trên ngô tại vùng Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
- Nắm được diễn biến mật độ của sâu xanh trên cây ngô trong thời gian
nghiên cứu.
- Đề xuất biện pháp phòng chống sâu xanh trên ngô tại vùng nghiên cứu
đạt hiệu quả kinh tế, môi trường.

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu
2.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu thành phần sâu hại ngô
Sẽ được thực hiện theo tài liệu QCVN 01- 38, 2010 [1]: Điều tra theo
phương pháp tự do theo hàng.
- Quan sát từ xa đến gần sau đó điều tra trực tiếp trên cây hoặc bộ phận
của cây, trong trường hợp không làm ngay được ngoài đồng ruộng thì thu mẫu
về phòng phân tích.
- Dùng vợt: Điều tra các loài dịch hại bay nhảy ở tầng lá trên của cây
trồng. Cách vợt: Mỗi điểm vợt 3 vợt/điểm (một lần vợt đi và một lần vợt trở lại
mới tính là một vợt; miệng vợt luôn vuông góc và sâu xuống tán lá khoảng 1/3

Nguyễn Thị Huyền

17

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

miệng vợt; lấy thân người vợt làm tâm quay vợt 1800. Sau đó đếm số dịch hại có
trong vợt.
- Dùng khay: Để điều tra các loài dịch hại phân bố ở tầng lá dưới của cây
trồng hoặc trong tán lá. Mỗi điểm điều tra 2 khay (tùy theo mật độ dịch hại và
sinh vật có ích); đặt khay nghiêng một góc 450 so với gốc cây hoặc mặt đất,
dùng khay đập 2 đập vào gốc cây hoặc tán lá đối diện với miệng khay. Sau đó
đếm số dịch hại có trong khay
2.3.2.2.Phương pháp điều tra diễn biến sâu xanh Helicoverpa armigera

Sẽ được thực hiện theo tài liệu QCVN 01- 38, 2010 [1]: Điều tra theo
phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 10 cây, định kỳ 7 ngày/lần.
Yếu tố điều tra: Ruộng ngô thí nghiệm chúng tôi đã lựa chọn đại diện theo
giống, thời vụ, địa hình, tập quán sản xuất, giai đoạn sinh trưởng.
Khu vực điều tra: Từ 2 ha trở lên.
Điểm điều tra: mỗi yếu tố điều tra 5 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường
chéo của khu vực điều tra.
Điều tra định kỳ: 7 ngày/lần ở tuyến với các yếu tố điều tra trong khu vực
điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ 2, thứ 3 hàng tuần.
2.3.2.3 Phương pháp tính hiệu lực thuốc
- Thuốc sinh học: chế phẩm nấm xanh Metarhizium do viện bảo vệ thực
vật sản xuất. thành phần: bào tử nấm Metarhizium anisopliae 2 × 109 bt/g và
giá thể. Liều lượng 30kg nấm xanh /ha. Pha 1kg nấm xanh / bình 16 lít. Chất
bám dính là nước rửa bát với tỷ lệ 0,05 – 0,1%. Cách pha: dùng xô nhựa pha 5 –
10 ml chất bám dính vào 12 – 16 lít nước, khuấy đều cho bám dính tan vào
nước. Sau đó hòa chế phẩm nấm vào và khuấy đều và đổ qua phễu lọc và bình
phun.

Nguyễn Thị Huyền

18

K36C Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

- Thử nghiệm thuốc: theo dõi mật độ sâu trước và sau 1, 3, 7 ngày sau

phun. Hiệu lực thuốc tính theo công thức Henderson - Tilton.
Cb × Ta
HL (%) = (1 -

) × 100
Ca × Tb

Trong đó: HL: Hiệu lực thuốc
+ Ta: Số cá thể sâu hại sống ở công thức xử lý thuốc sau phun.
+ Tb: Số cá thể dịch hại sống ở công thức xử lý thuốc trước phun.
+ Ca: Số cá thể dịch hại sống ở công thức đối chứng sau phun.
+ Cb: Số cá thể dịch hại sống ở công thức đối chứng trước phun.
2.4. Chỉ tiêu theo dõi và tính toán

- Tần suất xuất hiện các loài sâu (%)

- Mật độ sâu xanh (con/10 cây)

Số lần bắt gặp
=

Tổng số lần điều tra

× 100

Số sâu bắt gặp
=

Tổng số cây điều tra


× 10

Tổng số cây bị hại
- Tỷ lệ hại (%)

=

Tổng số cây điều tra

× 100

2.5. Xử lí số liệu
Các số liệu thí nghiệm sẽ được xử lý bằng phần mềm xử lý thống kê trong
Excel.

Nguyễn Thị Huyền

19

K36C Sinh - KTNN


×