Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng và chịu úng của một số giống cà dùng làm gốc ghép cho cây cà chua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 54 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
===********===

NGUYỄN THỊ MINH HẰNG

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG
VÀ CHỊU ÚNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CÀ
DÙNG LÀM GỐC GHÉP CHO CÂY CÀ CHUA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. DƢƠNG TIẾN VIỆN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân,
tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô, bạn
bè, người thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Dƣơng Tiến Viện, người tận
tình hướng dẫn, định hướng giúp tôi về chuyên môn trong suốt quá trình thực
hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị trong Viện nghiên
cứu Rau quả tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội; các thầy cô trong khoa Sinh KTNN cùng các thầy cô trong trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng tôi xin được chân thành gửi lời cảm ơn tới gia đình, tập thể
bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện


thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Hằng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài là do tôi trực tiếp nghiên cứu và có tham khảo
tài liệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác giả. Tuy nhiên đó là cơ sở để
tôi thực hiện đề tài này. Đề tài này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, các
nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được
báo cáo trong các hội nghị khoa học nào. Nếu phát hiện bất cứ gian lận nào
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Minh Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3
1.1. Giới thiệu chung về cây cà chua ........................................................... 3
1.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và ở Việt Nam........................ 8
1.3. Yêu cầu của cây cà chua đối với điều kiện ngoại cảnh........................ 16
1.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua ghép trên thế giới và ở Việt
Nam .......................................................................................................... 21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNGVÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ............................................................................................................ 28
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu. ..................................... 28
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................ 28
2.3. Phương pháp xử lí số liệu ................................................................... 31
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 32
3.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số giống cà sử dụng làm gốc
ghép cho cây cà chua ................................................................................. 32
3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số giống cà sử dụng làm gốc
ghép cho cây cà chua trong điều kiện gây ngập nhân tạo ........................... 33
3.3. Đánh giá khả năng chịu úng của một số giống cà sử dụng làm gốc ghép
cho cây cà chua ......................................................................................... 36
Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 40
4.1. Kết luận .............................................................................................. 40
4.2. Đề nghị ............................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 41


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Giải nghĩa

AVRDC

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu Á

CT

Công thức


CC

Chiều cao

ĐC

Đối chứng

ĐK

Đường kính

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới giai đoạn 2005-2012 ........ 9
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cà chua của các châu lục trên thế giới năm 2010
..................................................................................................................... 10
Bảng 1.3. Diện tích trồng cà chua của các nước dẫn đầu thế giớigiai đoạn
2005-2009 (nghìn ha) ................................................................................... 11
Bảng 1.4. Năng suất cà chua của các nước dẫn đầu thế giớigiai đoạn 20052009 (tấn/ha) ................................................................................................ 12
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008 ....... 14
Bảng 1.6. Sản xuất cà chua tại một số tỉnh năm 2005 ................................... 15
Bảng 3.1. Khả năng sinh trưởng của 3 giống cà dùng làm gốc ghép cho cây cà
chua .............................................................................................................. 32
Bảng 3.2. Khả năng tăng trưởng chiều cao và đường kính thân cây của 3

giống cà dùng làm gốc ghép cho cây cà chua ............................................... 33
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của ngập úng đến sự tăng trưởng số lá ....................... 34
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của ngập úng đến chiều dài lá .................................... 35
Bảng 3.5. Khả năng hình thành rễ khí sinh của 3 giống cà dùng làm gốc ghép
cho cây cà chua ............................................................................................ 37
Bảng 3.6. Tỷ lệ vàng lá do ảnh hưởng của ngập nhân tạo ............................. 37
Bảng 3.7. Tỷ lệ héo lá do ảnh hưởng của ngập úng ...................................... 38
Bảng 3.8. Khả năng hồi phục sau khi kết thúc ngập úng của các giống cà dùng
làm gốc ghép cho cây cà chua ...................................................................... 39


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cà chua là một loại thực phẩm quan trọng trong đời sống thường ngày
của con người.
Nhu cầu tiêu thụ cà chua ở nước ta rất lớn và nhu cầu này ngày càng
tăng vì cà chua là loại rau ăn quả cung cấp nhiều chất có lợi cho sức khỏe của
con người. Trong cà chua có chứa nhiều loại vitamin như A, C và các chất vi
lượng khác như Ca, Fe, P, K, Mg,… [3]. Mặt khác, cà chua là loại thực phẩm
dễ chế biến và sử dụng, có thể dùng ăn tươi, nấu, chế biến thành cà chua khô,
cà chua bột, tương cà chua,… Bên cạnh đó, cà chua còn là mặt hàng xuất
khẩu có nhiều triển vọng vì sản phẩm cà chua ở nước ta được thu hoạch vào
đúng thời điểm nhiều nước không trồng được trong mùa đông lạnh [13].
Việc sản xuất cây cà chua đem lại hiệu quả cao cho người nông dân.
Tuy nhiên, phần lớn diện tích trồng cà chua ở miền Bắc đều tập trung vào vụ
đông từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, năng suất cao nhưng giá
thành bán ra thấp, tiêu thụ chậm nên hiệu quả kinh tế chưa cao; vụ hè thu từ
tháng 4 đến tháng 10 diện tích giảm do thời tiết không thích hợp cho cây sinh

trưởng, bị chết nhiều do bệnh hại và ngập úng.
Nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng biện pháp ghép cây con của cà chua
lên cây cùng họ có khả năng chống lại một số bệnh từ đất, đặc biệt là bệnh
héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) và chịu được ngập úng. Nhật
Bản, Đài Loan, Hàn Quốc..., là những nước tiên phong đi đầu sử dụng kỹ
thuật ghép cà chua trên gốc cà tím hay trên một loài cà chua khác có khả năng
kháng bệnh và chống chịu bệnh tốt; có thể trồng trong điều kiện trái vụ.
Năm 1998, Viện Nghiên cứu Rau quả đã nghiên cứu thành công và đưa
vào ứng dụng quy trình công nghệ ghép cà chua trên gốc cà tím ở các tỉnh
đồng bằng sông Hồng và tiếp tục hoàn thiện quy trình kỹ thuật này nhằm


2

nâng cao hơn nữa tính khả thi và hiệu quả của phương pháp trồng cà chua
ghép trong điều kiện bất lợi của thời tiết trái vụ, đặc biệt là tình trạng ngập
úng của giai đoạn vụ tháng hè thu. Việc đánh giá khả năng sinh trưởng và
chịu úng của các giống cà qua đó lựa chọn được giống làm gốc ghép cho cây
cà chua để có thể trồng trong điều kiện trái vụ là có ý nghĩa thực tiễn. Xuất
phát từ lí do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng
sinh trƣởng và chịu úng của một số giống cà dùng làm gốc ghép cho cây
cà chua”
2. Mục đích nghiên cứu
Theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng và chịu úng của một số giống
cà làm gốc ghép cà chua trong điều kiện gây úng nhân tạo để lựa chọn giống
gốc ghép có khả năng sinh trưởng, chịu úng tốt sử dụng làm gốc ghép cho cây
cà chua.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số giống cà sử dụng làm gốc ghép
cho cà chua

- Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số giống cà sử dụng làm gốc ghép
cho cà chua trong điều kiện gây ngập nhân tạo
- Đánh giá khả năng chịu úng của một số giống cà sử dụng làm gốc ghép cà
chua


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây cà chua
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại cây cà chua
Cà chua có nguồn gốc ở Peru, Bolivia, Ecuado. Trước khi tìm ra châu
Mỹ thì cà chua đã được trồng ở Peru và Mêhico. Những loài cà chua hoang
dại gần gũi với loài cà chua trồng ngày nay vẫn tìm thấy ở dọc theo dãy núi
Andes (Peru), đảo Galapagos (Ecuado) và Bolivia. Các nhà vườn trồng, thuần
dưỡng những giống cà chua quả nhỏ và dạng hoang dại. Những giống và loài
hoang dại này được mang từ nơi xuất xứ đến Trung Mỹ, rồi đến Mêhico [3].
Đến đầu thế kỷ XVIII, các giống cà chua đã trở nên phong phú và đa
dạng, nhiều vùng đã trồng cà chua làm thực phẩm. Vào thế kỷ XIX (1830)
quả cà chua đã trở thành loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn thường
ngày [3].
Cà chua là cây trồng thuộc họ cà (Solanaceae), có tên khoa học là
Lycopersicon esculentum Mill, cà chua còn có nhiều tên gọi khác như: L.
Lycopersicum, S. Lycopersicon, L. Kort... [3]. Từ lâu có nhiều tác giả nghiên
cứu về phân loại cà chua và lập thành hệ thống phân loại theo quan điểm
riêng của mình. Theo H.J.Muller (1940) thì loài cà chua trồng hiện nay thuộc
chi phụ Eulycopersion C.H.Muller. Tác giả phân loại chi phụ này thành 7
loài, loài cà chua trồng hiện nay (Lycopersicon esculentum L.) thuộc loài thứ
nhất [2]. Theo L.B.Lihner Nonnecke (1989) thì L.esculentum là loài cà chua
trồng có 4 biến chủng sau.

+ L. esculentum var. Commune là giống cà chua thông thường. Hầu hết
những giống cà chua trồng đều thuộc biến chủng này. Đặc điểm là thân, lá
rậm rạp, sum suê, quả có khối lượng trung bình lớn.
+ L. esculentum var. Grandifolium. Lá của biến chủng này to, giống lá
khoai tây, mặt lá rộng và láng bóng, số lá trên cây ít.


4

+ L. esculentum var. Validum. Cà chua anh đào, cây đứng, mập.
+ L. esculentum var. Pyriforme. Cà chua hình quả lê.
Tất cả các loài cà chua đều có số nhiễm sắc thể 2n : 24.
1.1.2. Đặc điểm thực vật học cây cà chua
Cà chua là loại thân thảo, sống theo mùa, ưa khí hậu ấm áp và ánh sáng
đầy đủ. Có ánh sáng cây mới sinh trưởng và phát triển tốt. Cà chua sinh
trưởng và phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ trung bình từ 22 oC 26oC. Nếu nhiệt độ trên 35oC cây cà chua ngừng sinh trưởng, khi nhiệt độ
xuống dưới 10oC cà chua không ra hoa. Mặc dù được xếp vào nhóm cây
tương đối chịu hạn song cà chua cũng là cây ưa nước, cà chua cần một lượng
nước lớn cho suốt quá trình sinh trưởng, phát triển nên cà chua cần phải được
tưới nhiều nước, nếu để ruộng trồng cà chua lúc thừa lúc thiếu nước sẽ làm
cho quả dễ bị nứt. Vào thời gian ra hoa nếu thiếu nước sẽ làm cho hoa được
hình thành ít, dễ bị rụng quả [10].
* Rễ: Rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất
lớn. Trong điều kiện tối hảo những giống tăng trưởng mạnh có rễ ăn sâu 11,5m và rộng 1,5-2,5m, vì vậy cà chua chịu hạn tốt. Khi cấy rễ chính bị đứt,
bộ rễ phụ phát triển và phân bố rộng nên cây cũng chịu đựng được điều kiện
khô hạn. Bộ rễ ăn sâu, cạn, mạnh hay yếu đều có liên quan đến mức độ phân
cành và phát triển của bộ phận trên mặt đất, do đó khi trồng cà chua tỉa cành,
bấm ngọn, bộ rễ thường ăn nông và hẹp hơn so với điều kiện trồng tự nhiên
[7] .
* Thân: Cà chua có thân tròn, phân nhánh nhiều, cao 0,6-1m, toàn thân có

lông mềm và lông tuyến, đặc tính của cây cà chua là bò lan ra xung quanh
hoặc mọc thành bụi.
Tùy khả năng sinh trưởng và phân nhánh các giống cà chua được chia làm
4 dạng hình:


5

- Dạng sinh trưởng hữu hạn (determinate)
- Dạng sinh trưởng vô hạn (indeterminate)
- Dạng sinh trưởng bán hữu hạn (semideterminate)
- Dạng lùn (dwart)
* Lá: Lá kép lông chim phân thuỳ, số lượng thuỳ không cố định. Lá chét
hình trứng thuôn dài 7-12cm, rộng 2-5 cm, đầu nhọn hoặc tù, gốc lệch, mép
khía, răng thô, cuống dài 2-3cm [7].
* Hoa: Hoa cà chua màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá, mỗi chùm 5-8 hoa
hoặc nhiều hơn. Khi gặp những điều kiện bất lợi như quá lạnh, quá nóng, quá
khô hạn, quá mướt hoặc thiếu dinh dưỡng, sâu bệnh gây hại,... thì sẽ làm cho
hoa và quả dễ bị rụng. Thường người ta sử dụng chất kích thích sinh trưởng
2,4D để ngăn cản hiện tượng này [6].
* Quả: Quả cà chua có hình tròn hoặc hơi dẹt, cũng có giống quả hình
trứng, hình quả lê,... Khi quả chín, tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống mà có
màu sắc khác nhau như màu đỏ, màu hồng, màu vàng và một số màu sắc khác
[1]. Chất màu chủ yếu của cà chua là carotinoit, chlorophyll, theo mức độ
chín, lượng chlorophyll giảm, lượng carotinoit tăng. Trong quả cà chua có
chứa thịt quả, chất dịch chua ngọt và nhiều hạt dẹt hình thận [7]. Lớp thịt
càng dày, buồng đựng hạt càng bé, chất lượng quả càng cao. Ở độ chín hoàn
toàn, lượng vitamin C và carotenoit đạt tỷ lệ cao nhất, lượng acid giảm, lượng
đường tăng, thịt quả có vị ngọt hơn lúc xanh. Lượng protopectin giảm làm
cho vỏ dễ tách ra và quả bị mềm.

Dựa vào đặc điểm hình thái của quả mà người ta phân loại cà chua
thành các nhóm khác nhau. Ở nước ta, các giống cà chua đang được trồng chủ
yếu thuộc ba nhóm chính là nhóm cà chua múi, nhóm cà chua hồng và nhóm
cà chua bi (hay còn gọi là cà chua ta hoặc cà chua kiu) [13].


6

- Cà chua múi: Quả to, nhiều ngăn tạo thành múi. Quả có vị chua, nhiều
hạt, ăn không ngon, nhưng cây mọc khoẻ, sai quả, chống chịu sâu bệnh tốt.
Giống điển hình là cà chua múi Hải Phòng [12].
- Cà chua hồng: Là loại cà chua được trồng phổ biến hiện nay. Quả có
hình dạng như quả hồng, không có múi hoặc múi không rõ. Chất lượng ăn
tươi cũng như lúc chế biến và nấu ăn cao do thịt quả đặc, nhiều bột, lượng
đường cao. Phần lớn trong nhóm này là các giống được lai tạo, chọn lọc trong
nước và một số giống nhập nội. Một số giống thường được trồng là PT18,
HT7, HT14, VT3, HP1, MV1,... [12]
- Cà chua bi: Là giống địa phương, gặp rải rác ở các vùng núi cao và
ven biển miền Trung, chúng có lượng acid cao, hạt nhiều, năng suất thấp do
quả bé nhưng khả năng chống chịu tốt nên được sử dụng làm vật liệu tạo
giống. Gần đây, nhiều vùng trong nước đã trồng các giống cà chua quả nhỏ
nhập nội. Những giống này cho năng suất và chất lượng tốt, được sử dụng chủ
yếu như một loại quả sau bữa ăn. Các giống có màu sắc và hình dáng rất đa
dạng [12].
* Hạt: Hạt cà chua nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối.
Hạt nằm trong buồng chứa nhiều dịch bào kiềm hãm sự nảy mầm của hạt.
Trung bình có 50-350 hạt trong trái. Trọng lượng 1000 hạt là 2,5-3,5 g [3].
1.1.3. Giá trị dinh dƣỡng của cà chua
Tuy thành phần dinh dưỡng của cà chua không cao (trong 100g ăn
được chứa 0,6g protein; 4,2 g gluxit; 12g Ca; 26mg P; 1,4 mg Fe; 2 mg

caroten; 0,06 mg Vitamin B1; 40mg Vitamin C; 0,5 mg vitamin PP; 22
KCalo) nhưng lại có tác dụng về mặt y học. Cà chua có vị ngọt, tính mát, giúp
giải nhiệt, chống hoại huyết, kháng khuẩn, lọc máu, nhuận tràng, giúp tiêu
hoá tốt tinh bột. Nước ép cà chua tốt cho gan, dạ dày. Cà chua là loại quả có
khả năng chống lão hoá tốt vì có chứa hàm lượng licopen [3]. Lycopen hoạt


7

động như chất chống oxy hóa cực mạnh trong cơ thể, chống lại tác hại của các
gốc tự do, khôi phục những tế bào bị tổn hại, tiêu diệt những phần tử thoái
hóa, kiềm chế quá trình oxy hóa của DNA do đó cà chua có tác dụng tốt đối
với nhiều bệnh như: ung thư, tim mạch, chống lão hóa,…
Vitamin C trong quả cà chua khi nấu chín vẫn giữ được phần lớn khối
lượng, chỉ bị bay hơi tương đối ít vì trong quả cà chua có chứa acid xitric là
loại acid vừa có tác dụng bảo vệ vitamin C vừa có tác dụng tiêu được các chất
béo [6]. Cà chua chín cây có chất lượng tốt hơn so với cà chua chín trong thời
gian bảo quản.
Do có thành phần dinh dưỡng phong phú nên cà chua đã trở thành món
ăn thông dụng của nhiều nước trên 150 năm nay và là cây rau ăn quả được
trồng rộng rãi khắp các châu lục [3]. Cà chua cũng là loại rau có nhiều cách
sử dụng. Có thể dùng quả tươi, trộn salat, nước giải khát, xào nấu,... hoặc
được chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác nhau như: cà chua cô đặc,
nước quả, nước sốt cà chua, tương cà chua, cà chua đóng hộp,...
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao nhưng ở
một số vùng ở nước ta nó còn giữ giá trị thấp trong cơ cấu cây trồng.
1.1.4. Giá trị kinh tế của cà chua
Cà chua là cây rau có giá trị kinh tế cao, được trồng rộng rãi trên thế
giới. Cà chua có thể cho năng suất cao, sinh trưởng nhanh, bảo quản được
tương đối dài hơn so với các loại rau khác, quả có khả năng vận chuyển được

thuận lợi và đi xa [5]. Vì vậy trồng cà chua đã thực sự mang lại hiệu quả kinh
tế cao.
Theo FAO (1999), hiện có tới 158 nước trồng cà chua. Diện tích cà
chua trên thế giới là 3254000 ha, năng suất là 27.77 tấn/ha, sản lượng 90.36
triệu tấn. Một số nước có năng suất cà chua cao trên 100 tấn/ha như Hà Lan


8

(425 tấn/ha), Thụy Sĩ (383 tấn/ha), Thụy Điển (327 tấn/ha), Na Uy (291
tấn/ha), Ailen (201 tấn/ha),... [2].
Cà chua là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu
quan trọng của nhiều nước. Ở Mỹ (1997) tổng giá trị xuất khẩu một hecta cà
chua cao hơn 4 lần so với lúa nước, 20 lần so với lúa mỳ [2].
Ở Việt Nam, cà chua là cây rau quan trọng của nhiều vùng chuyên
canh, là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Theo số liệu điều tra của Phòng
Nghiên cứu kinh tế thị trường - Viện Nghiên cứu rau quả (2003) cho biết, sản
xuất cà chua ở đồng bằng sông Hồng cho thu nhập bình quân từ 42-68 triệu
đồng/ha/vụ, với mức lãi thuần 15-26 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với
lúa nước.
Như vậy, cà chua là cây trồng có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập vượt
trội so với lúa nước, ngô và một số loại rau màu khác là cây mang lại thu
nhập cao cho người sản xuất.
1.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Cà chua là một loại rau ăn quả được sử dụng rộng rãi trên khắp thế
giới. Chúng được sử dụng trong để làm thực phẩm trong bữa ăn, làm đồ uống
(nước ép, sinh tố), trong thẩm mỹ (mặt nạ) và đặc biệt là trong công nghiệp
chế biến. Chính vì thế mà diện tích trồng cà chua luôn luôn tăng qua các năm.
Theo dõi tình hình sản xuất cà chua trên thế giới những năm gần đây được

chúng tôi trình bày trong bảng 1.1.


9

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới giai đoạn 2005-2012
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2005

4.571,11

27,99

127,93

2006


4.639,81

28,07

130,23

2007

4.188,58

32,78

137,29

2008

4.238,54

33,54

142,15

2009

4.393,05

34,82

152,96


2010

4.539,76

33,48

152,08

2011

4.723,07

33,46

158,02

2012

4.803,68

33,68

161,79

Nguồn: FAOSTAT | FAO Statistics Division 2013
Số liệu bảng 1.1 cho thấy trong 8 năm gần đây diện tích trồng cà chua
trên thế giới biến động không ổn định, đạt cao nhất vào năm 2011 và 2012,
giảm thấp nhất trong năm 2007 sau đó tăng trở lại đạt mức cao nhất vào năm
2012.
Nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật năng suất bình quân cà chua trên thế

giới tăng đáng kể qua từng năm (tốc độ tăng trung bình khoảng 5,8% năm),
mức độ tăng cao nhất đạt được giữa năng suất trung bình năm 2007 và 2006
(16,8%) và giữa năm 2009 so với năm 2005 là 24,4% dẫn đến sản lượng hàng
năm cũng tăng.


10

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất cà chua của các châu lục trên thế giới
năm 2010
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

Châu Phi

860,74

20,02

17236,03


Châu Mỹ

479,07

50,86

24365,66

Châu Á

2433,49

33,58

81812,01

Châu Âu

553,40

34,32

21760,17

Châu Úc

9,13

63,28


577,66

Châu lục

Nguồn: FAO Database Static 2011
Trong 10 năm (từ năm 2001 đến năm 2010) diện tích trồng cà chua thế
giới tăng 1,09 lần (từ 3990,03 nghìn ha lên 43338,83 nghìn ha), sản lượng
tăng 1,35 lần (từ 107977,76 nghìn tấn lên 145,51 nghìn tấn), trong khi đó
năng suất không có sự thay đổi đáng kể.
Theo bảng 1.2 thì năm 2010, Châu Á có diện tích trồng cà chua
(2433,49 nghìn ha) và sản lượng (81812,01 nghìn tấn) lớn nhất thế giới. Tuy
nhiên Châu Úc và Châu Mỹ có năng suất lớn nhất: Châu Úc là 63,28 tấn/ha;
Châu Mỹ là 50,86 tấn/ha.


11

Bảng 1.3. Diện tích trồng cà chua của các nƣớc dẫn đầu thế giới
giai đoạn 2005-2009 (nghìn ha)
STT

Tên nƣớc

2005

2006

2007

2008


2009

1

Trung Quốc

1.304,76

1.404,60

903,94

850,93

920,83

2

Ấn Độ

505,40

546,10

596,00

566,00

599,10


3

Italia

138,76

122,19

125,30

115,48

124,00

4

Mỹ

164,28

169,81

170,66

162,58

175,44

5


Thổ Nhĩ Kỳ

270,00

228,71

226,67

300,00

324,61

6

Ai Cập

195,00

220,11

225,63

240,17

250,00

7

Tây Ban Nha


72,29

56,69

53,30

54,87

62,20

8

Brazil

60,53

58,89

58,40

60,91

67,61

9

Mêhico

118,68


126,56

116,73

101,78

99,09

10

Hy Lạp

34,70

33,88

33,00

25,00

27,05

Nguồn: FAOSTAT | FAO Statistics Division 2011
Trên thế giới cà chua được trồng quanh năm, mặc dù cà chua là cây
trồng được xem là mẫn cảm với sương giá nhưng nó vẫn được trồng thành
công trong điều kiện che chắn từ Equador cho đến tận vùng cực Bắc như
Alaska. Hiện nay trên thế giới việc sản xuất cà chua được chuyên môn hóa
cao, các nước có nền công nghiệp tiên tiến áp dụng việc thu hoạch cà chua
bằng máy. Cà chua sản xuất ở châu Mỹ, châu Âu thường được chế biến thành

các dạng sản phẩm khác nhau như cà chua đóng hộp, cà chua cô đặc. Xuất
khẩu cà chua cô đặc ở châu Âu chiếm tới 56% lượng xuất khẩu toàn thế giới
(năm 1999). Gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến trong viêc sản xuất và chế biến cà chua để phấn đấu trở thành
nước xuất khẩu cà chua lớn nhất thế giới [9]
Số liệu bảng 1.3 cho thấy, mặc dù là nơi phát triển cà chua trồng muộn
nhưng Châu Á lại là châu lục có diện tích trồng cà chua lớn nhất thế giới và


12

gấp 4-5 lần các châu lục khác. Trong các nước có diện tích trồng cà chua lớn
nhất thì Trung Quốc là nước có diện tích lớn nhất và chiếm khoảng 50% diện
tích trồng cà chua của cả châu Á và đây cũng là nước có sản lượng cà chua
lớn nhất thế giới.
Bảng 1.4. Năng suất cà chua của các nƣớc dẫn đầu thế giới
giai đoạn 2005-2009 (tấn/ha)
STT

Tên nƣớc

2005

2006

2007

2008

2009


1

Trung Quốc

24,23

23,15

39,93

46,94

49,27

2

Ấn Độ

17,46

17,98

16,87

18,20

18,61

3


Italia

51,79

51,98

52,12

51,76

55,46

4

Mỹ

72,55

72,18

83,12

84,38

80,61

5

Thổ Nhĩ Kỳ


37,22

43,09

43,88

36,62

33,10

6

Ai Cập

38,97

38,96

38,29

38,32

40,00

7

Tây Ban Nha

66,55


67,04

76,58

73,81

74,01

8

Brazil

57,05

57,10

58,75

63,50

63,76

9

Mêhico

23,59

22,91


26,99

28,85

26,15

10

Hy lạp

49,38

46,30

44,39

53,54

49,91

Nguồn: FAOSTAT | FAO Statistics Division 2011
Số liệu bảng 1.4 cho thấy Mỹ, Tây Ban Nha và Italia là các nước có
năng suất cà chua tương đối ổn định và cao nhất trên thế giới đặc biệt là Mỹ,
với năng suất trung bình rất cao 70-80 tấn/ha, gấp 3-4 lần năng suất trung
bình của các nước châu Á. Bên cạnh đó, Trung Quốc có năng suất trung bình
khá cao (36,7 tấn/ha) và tăng liên tục qua các năm từ 24,23 tấn/ha năm 2005
thì đến 2009 năng suất cà chua của Trung Quốc đã lên tới 49,26 tấn/ha và
tương đương với năng suất bình quân của cả châu Mỹ, nơi được coi là khởi
nguyên, quê hương của cà chua.



13

1.2.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
Ở Việt nam, cà chua đã được sử dụng làm thực phẩm rất phổ biến ở cả
3 miền.
Tuy nhiên, việc trồng và sản xuất cà chua ở nước ta còn có nhiều bất
cập như chưa có bộ giống tốt cho từng vụ trồng, lượng giống được cung cấp
chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài nên chí phí cho sản xuất còn cao. Sản
phẩm sản xuất ra chủ yếu tập trung ở chính vụ (vụ đông xuân) khoảng 70%,
nửa thời gian còn lại trong năm (tháng 5-10) thường bị thiếu hụt cà chua cho
tiêu dùng. Đầu tư cho sản xuất cà chua còn thấp, chưa có quy trình canh tác
thích hợp cho từng mùa vụ và các giống khác nhau. Sản xuất còn mang tính
nhỏ lẻ manh mún, chưa có sản phẩm hàng hoá lớn cho chế biến công nghiệp.
Quá trình canh tác, thu hái hoàn toàn thủ công. Mặc dù vậy sản xuất cà chua ở
Việt Nam có nhiều thuận lợi do có quỹ đất lớn, thời tiết phù hợp, nguồn lao
động dồi dào, người nông dân có kinh nghiệm, cần cù trong lao động nên nó
là loại rau quả chủ lực được nhà nước ta xếp vào nhóm cây ưu tiên phát triển
do:
- Nhu cầu về cà chua trong nước hiện rất cao (năm 1998) bình quân cà chua
sản xuất trên đầu người ở Việt Nam là 2,9 kg/năm. Trong khi trên thế giới
là 16kg/người/năm [9]
- Cà chua là loại cây trồng cho sản phẩm vừa phục vụ tiêu dùng tươi, công
nghiệp chế biến cũng như xuất khẩu sản phẩm tươi và đã qua chế biến.
- Cây cà chua cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác, khả
năng mở rộng diện tích lớn vì nó là cây trồng vụ đông xen giữa hai vụ lúa,
không ảnh hưởng tới an ninh lương thực ở các tỉnh phía Bắc.
Đối với cà chua một loại rau có nhu cầu lớn cả về tiêu dùng trong nước
cũng như chế biến xuất khẩu thời gian qua, công tác nghiên cứu về giống



14

cũng như quy trình sản xuất đã được quan tâm và thu được kết quả tương đối
đa dạng.
Bảng 1.5.Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2004

24,64

172,10

424,13

2005


23,35

198,00

462,44

2006

22,96

196,00

450,43

2007

23,28

197,00

458,21

2008

24,84

216,00

535,43


Nguồn: Tổng cục thống kê 2008
Theo số liệu thống kê năm 2008 của Tổng cục thống kê, diện tích trồng
cà chua cả nước là 24,8 nghìn ha, tăng 181% so với 2000 (13,7 nghìn ha).
Với năng suất trung bình 197,8 tạ/ha, sản lượng đạt 433,2 tấn mới chỉ
đủ cung cấp cho bình quân đầu người là 5,5 kg quả/năm, bằng 35% so với
mức trung bình toàn thế giới và năng suất cà chua chỉ bằng 62% [9].
Năm 2000 diện tích trồng cà chua ở Việt Nam là hơn 13 nghìn ha, sau 8
năm diện tích trồng cà chua đã tăng lên gần 24,84 nghìn ha. Năng suất và sản
lượng cũng tăng nhanh. Năm 2008, năng suất là 216,00 tạ/ha và sản lượng là
535,43 nghìn tấn, tăng nhanh so với năm 2000.


15

Bảng 1.6. Sản xuất cà chua tại một số tỉnh năm 2005
Địa phƣơng

Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(ha)

(tạ/ ha)

(tấn)


Cả nước

23566,0

197,8

5554661,00

Hà Nội

310

207,9

6445,00

Hải Phòng

963

319,4

30761,00

Vĩnh Phúc

519

217,6


11294,00

Hà Tây

698

115,2

8038,00

Bắc Ninh

632

243,8

15408,00

Hải Dương

1180

227,8

26876,00

Hưng Yên

734


161,1

11823,00

Hà Nam

140

212,1

2970,00

Nam Định

1959

177,5

34772,00

Thái Bình

948

216,6

20534,00

Ninh Bình


173

134,4

2325,00

Lâm Đồng

3920

374,7

146870,00

Cao Bằng

55

41,6

229,00

Nguồn: Tổng cục thông kê 2006
Theo kết quả của bảng 1.6, những tỉnh có diện tích trồng cà chua lớn
(trên 500 ha) đều là những nơi có năng suất cà chua khá cao (trên 200 tạ/ha)
và chủyếu tập trung ở khu vực đồng bằng Sông Hồng; đặc biệt như Hải Phòng
với năng suất bình quân đạt 319,4 tạ/ha; Bắc Ninh 243,8 tạ/ha; Hải Dương
227,8 tạ/ha. Đây là những địa phương có năng suất cà chua đạt cao nhất miền
Bắc đồng thời cao nhất cả nước. Các địa phương có diện tích trồng cà chua
lớn nhất cả nước bao gồm: Nam Định (1959 ha), Hải Dương 1180 (ha). Như

vậy, khả năng thâm canh cây cà chua ở nước ta phụ thuộc nhiều vào mức độ
chuyên canh trong sản xuất.


16

Tuy nhiên nếu so với các nước trong khu vực, năng suất cà chua của
nước ta là khá cao (Thái Lan: 98 tạ/ha; Philippin: 83tạ/ha; Indonexia: 79
tạ/ha). Khả năng tăng năng suất cà chua của chúng ta 5 năm trở lại đây là khá
cao 197,8 tạ/ha trong khi đó năm 2001 là 157,17 tạ/ha. Đó cũng là một trong
những nguyên nhân làm cho sản lượng cà chua năm 2005 tăng [9].
1.3. Yêu cầu của cây cà chua đối với điều kiện ngoại cảnh
Cà chua cũng như các cây trồng khác, trong suốt quá trình sinh trưởng
và phát triển nó chịu tác động của các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh
sáng, nước và độ ẩm, đất và chất dinh dưỡng.
1.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
cà chua: từ nảy mầm, tăng trưởng cây, nở hoa, đậu quả, hình thành hạt và
năng suất thương phẩm.
Cà chua có thể sinh trưởng, phát triển thuận lợi trong phạm vi 20oC27oC. Giới hạn nhiệt độ tối cao và tối thấp đối với cà chua là 35oC và 12oC.
Ngưỡng nhiệt ban ngày và ban đêm ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng, hình
thành quả, tỉ lệ đậu quả, năng suất quả và hạt. Tuy nhiên nhiệt độ ban đêm
đóng vai trò quan trọng. Quang hợp của lá cà chua phát triển khi nhiệt độ đạt
tối ưu 25oC-30oC. Nhiệt độ lớn hơn 35oC làm giảm quá trình quang hợp [23].
Nhiệt độ không những ảnh hưởng trực tiếp tới sinh truởng dinh dưỡng
mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự ra hoa đậu quả, năng suất và chất lượng của
cà chua. Ở thời kỳ phân hoá mầm hoa, nhiệt độ khôngkhí ảnh hưởng đến vị trí
của chùm hoa đầu tiên. Cùng với nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất có ảnh
hưởng đến số lượng hoa/chùm. Khi nhiệt độ không khí trên 30oC/25oC
(ngày/đêm) làm tăng số lượng đốt dưới chùm hoa thứ nhất. Nhiệt độ không

khí lớn hơn 30oC/25oC (ngày/ đêm) cùng với nhiệt độ đất trên 21oC làm giảm
số hoa trên chùm [9].


17

Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá
trình thụ phấn thụ tinh, nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển của hoa, khi
nhiệt độ (ngày/đêm) trên 30oC/24oC làm giảm kích thước hoa, trọng lượng
noãn và bao phấn. Nhiệt độ cao làm giảm số lượng hạt phấn, giảm sức sống
của hạt phấn và của noãn. Tỷ lệ đậu quả cao ở nhiệt độ tối ưu là 18oC-20oC.
Khi nhiệt độ ngày tối đa vượt 38oC trong vòng 5-9 ngày trước hoặc sau khi
hoa nở 1-3ngày, nhiệt độ đêm tối thấp vượt 25oC-27oC trong vòng vài ngày
trước và sau khi nở hoa đều làm giảm sức sống hạt phấn, đó chính là nguyên
nhân làm giảm năng suất. Quả cà chua phát triển thuận lợi ở nhiệt độ thấp, khi
nhiệt độ trên 35oC ngăn cản sự phát triển của quả và làm giảm kích thước quả
rõ rệt [23].
Bên cạnh đó nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các chất điều hoà sinh trưởng
có trong cây. Sau khi đậu quả, quả lớn lên nhờ sự phân chia và sự phát triển
của các tế bào phôi. Hoạt động này được thúc đẩy bởi một số hooc môn sinh
trưởng hình thành ngay trong khi thụ tinh và hình thành hạt. Nếu nhiệt độ cao
xảy ra vào thời điểm 2-3 ngày sau khi nở hoa gây cản trở quá trình thụ tinh,
Auxin không hình thành được và quả non sẽ không lớn mà rụng đi.
Sự hình thành màu sắc quả cũng chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, bởi
quá trình sinh tổng hợp caroten rất mẫn cảm với nhiệt. Phạm vi nhiệt độ thích
hợp để phân huỷ chlorophyll là 14-15oC, để hình thành lycopen là 12oC-30oC
và hình thành caroten là 10oC-38oC. Do vậy nhiệt độ tối ưu để hình thành sắc
tố là 18oC-24oC. Quả có màu đỏ-da cam đậm ở 24oC-28oC do có sự hình
thành lycopen và caroten dễ dàng. Nhưng khi nhiệt độ ở 30oC-36oC quả có
màu vàng đó là do lycopen không được hình thành. Khi nhiệt độ lớn hơn

40oC, quả giữ nguyên màu xanh bởi vì cơ chế phân huỷ chlorophyll không
hoạt động, caroten và lycopen không được hình thành. Nhiệt độ cao trong quá


18

trình phát triển của quả cũng làm giảm quá trình hình thành pectin, là nguyên
nhân làm cho quả nhanh mềm hơn [11].
Nhiệt độ và độ ẩm cao còn là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho
một số bệnh phát triển. Theo Walker và Foter (1946) bệnh héo rũ Fusarium
phát triển mạnh ở nhiệt độ đất 28oC, bệnh đốm nâu (Cladosporiumfulvum
Cooke) phát sinh ở điều kiện nhiệt độ 25-30oC và độ ẩm không khí 85-90%,
bệnh sương mai do nấm Phytophythora infestans phát sinh phát triển vào thời
điểm nhiệt độ thấp dưới 22oC, bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia
solanacearum) phát sinh phát triển ở nhiệt độ trên 20oC [2].
1.3.2. Ánh sáng
Cà chua thuộc cây ưa ánh sáng, cây con trong vườn ươm nếu đủ ánh
sáng (5000 lux) sẽ cho chất lượng tốt, cứng cây, bộ lá to, khoẻ, sớm được
trồng. Ngoài ra ánh sáng tốt, cường độ quang hợp tăng, cây ra hoa đậu quả
sớm hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn (Trần Khắc Thi, 2005) [13].
Theo Kuddrijavcev (1964), Binchy và Morgan (1970) cường độ ánh
sáng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cà chua – Trích
theo luận văn thạc sỹ Lê Thị Thủy (2000) [16]. Điểm bão hoà ánh sáng của
cây cà chua là 70.000lux (là cây trồng cần nhiều ánh sáng chỉ sau cây dưa
hấu). Cường độ ánh sáng thấp làm chậm quá trình sinh trưởng và cản trở quá
trình ra hoa. Cường độ ánh sáng thấp làm vươn dài vòi nhụy và tạo nên những
hạt phấn không có sức sống, thụ tinh kém (Johnson và Hell1953) – Trích theo
Lê Thị Thủy (2000) [16]. Ánh sáng đầy đủ thì việc thụ tinh thuận lợi, dẫn đến
sự phát triển bình thường của quả, quả đồng đều, năng suất tăng. Khi cà chua
bị che bóng, năng suất thường giảm và quả bị dị hình (Man và Hallyaner,

1968) – Trích theo luận văn thạc sỹ Lê Thị Thủy (2000) [16].Trong điều kiện
thiếu ánh sáng năng suất cà chua thường giảm, do vậy việc trồng thưa làm
tăng hiệu quả sử dụng ánh sáng kết hợp với ánh sáng bổ sung sẽ làm tăng tỷ lệ


19

đậu quả, tăng số quả trên cây, tăng trọng lượng quả và làm tăng năng suất.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà chua không phản ứng với độ dài ngày,
quang chu kỳ trong thời kỳ đậu quả có thể dao động từ 7-19 giờ. Tuy nhiên
một số nghiên cứu khác cho rằng ánh sáng ngày dài và hàm lượng Nitrat ảnh
hưởng rõ rệt đến tỷ lệ đậu quả. Nếu chiếu sáng 7 giờ và tăng lượng đạm thì
làm cho tỷ lệ đậu quả giảm trong khi đó ánh sáng ngày dài làm tăng số
quả/cây. Nhưng trong điều kiện ngày ngắn nếu không bón đạm thì chỉ cho
quả ít, còn trong điều kiện ngày dài mà không bón đạm thì cây không ra hoa
và không đậu quả.
Theo một số kết quả nghiên cứu thì cà chua là cây trồng không phản
ứng chặt chẽ với thời gian chiếu sáng trong ngày. Vì vậy nhiều giống cà chua
có thể ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng dài hoặc ngắn. Nếu nhiệt độ
thích hợp thì cây cà chua có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiều vùng sinh thái
và nhiều mùa vụ khác nhau.
1.3.3. Nƣớc và độ ẩm
Cà chua có yêu cầu về nước ở các giai đoạn sinh trưởng rất khác nhau,
xu hướng ban đầu cần ít về sau cần nhiều. Lúc cây ra hoa là thời kỳ cần nhiều
nước nhất. Nếu ở thời kỳ này độ ẩm không đáp ứng, việc hình thành chùm
hoa và tỷ lệ đậu quả giảm.
Cây cà chua do sinh trưởng và phát triển trong thời gian dài, trong quá
trình sinh trưởng, phát triển hình thành khối lượng thân lá lớn, năng suất sinh
vật học và năng suất kinh tế khá cao nên yêu cầu độ ẩm của cây cà chua là rất
lớn.

Cà chua sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở độ ẩm đất 70-80%, ẩm độ
không khí là 45-55%. Cây cà chua chịu được hạn nhưng không chịu được
úng, khi chuyển từ chế độ ẩm thấp sang chế độ ẩm cao đột ngột như tưới nước
nhiều hoặc mưa to sau một thời gian dài thường gây nên hiện tượng nứt


×