Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế của giống hồng không hạt gia thanh tại xã gia thanh huyện phù ninh tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.57 KB, 46 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Triệu Thanh Loan
Sinh viên lớp K34D, khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, trƣờng Đại học
Sƣ phạm Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dƣới sự hƣớng
dẫn khoa học của Th.S. Dƣơng Tiến Viện. Số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng bảo vệ bất cứ một
công trình khoa học nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Triệu Thanh Loan

SV: Triệu Thanh Loan

Lớp K34D – Sinh KTNN


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trì nh học tập và hoàn thành luận văn này , tôi đã nhận
đƣợc sƣ̣ hƣớng dẫn , giúp đỡ quý báu của các thầy cô , các anh chị, các em và
các bạn. Với lòng kí nh trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn


chân thành tới:
Ban chủ nhiệm khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S. Dƣơng Tiến Viện,
ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề
tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBNN, phòng NN & PTNN huyện Phù
Ninh - tỉnh Phú Thọ. Đảng uỷ, UBND, HĐND xã Gia Thanh và các hộ gia
đình trong xã đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình theo
dõi thu thập số liệu cho luận văn.
Tôi xin cảm ơn chân thành tới bạn bè và gia đình đã giúp đỡ và động
viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Triệu Thanh Loan

SV: Triệu Thanh Loan

Lớp K34D – Sinh KTNN


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích - yêu cầu của đề tài

3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Nguồn gốc và phân loại

4

1.2. Giá trị kinh tế

8


1.3. Những nghiên cứu về phân bố và sản xuất hồng

9

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP

16

NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

16

2.2. Thời gian - địa điểm nghiên cứu

16

2.3. Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu.

16

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

18

SV: Triệu Thanh Loan

Lớp K34D – Sinh KTNN



Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội

18

3.1.1 .Điều kiện tự nhiên

18

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

19

3.2. Đặc điểm cây, quả hồng không hạt Gia Thanh

19

3.3. Thực trạng sản xuất hồng không hạt tại địa phƣơng

21

3.3.1. Một số chính sách của tỉnh Phú Thọ nhằm khuyến khích

21

phát triển sản xuất hồng không hạt
3.3.2. Quá trình phát triển hồng không hạt Gia Thanh tại xã


22

Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
3.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ

24

3.4. Hiệu quả kinh tế của cây ăn quả trong vƣờn đồi các hộ gia đình

29

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

33

1. Kết luận

33

2. Đề nghị

33

TÀI LỆU THAM KHẢO

34

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÂY HỒNG KHÔNG HẠT GIA


36

THANH

SV: Triệu Thanh Loan

Lớp K34D – Sinh KTNN


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Diện tích, sản lƣợng hồng một số nƣớc trên thế giới

10

1.2

Diện tích, sản lƣợng hồng ở Việt Nam


11

1.3

Diện tích hồng ở một số tỉnh năm 2006

12

3.1

Đặc điểm hình thái của quả hồng Gia Thanh

20

3.2

Phân bố cây ăn quả trong vƣờn - đồi gia đình tại Gia Thanh

23

Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ
3.3

Số lƣợng, tỷ lệ cây ăn quả trong vƣờn đồi gia đình tại xã Gia

27

Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ năm 2011
3.4


Giá trị kinh tế của cây ăn quả trồng tại Gia Thanh (Phù Ninh

28

- Phú Thọ)
3.5

Hiệu quả kinh tế của các cây ăn quả trong từng hộ gia đình

Hình
3.1

Tên hình

31

Trang

Tình hình phát triển hồng không hạt tại Gia Thanh - Phù

22

Ninh Phú Thọ
1

Cây giống đƣợc ƣơm trong bầu

36

2


Cây hồng không hạt Gia Thanh

36

3

Quả hồng

37

SV: Triệu Thanh Loan

Lớp K34D – Sinh KTNN


Khoá luận tốt nghiệp Đại học
4

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

Giống hồng Gia Thanh tham dự hội thi tuyển chọn cây ƣu tú

37

giống hồng không hạt

SV: Triệu Thanh Loan

Lớp K34D – Sinh KTNN



Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nƣớc ta hiện nay có nhiều cây ăn quả đặc sản đƣợc ƣu tiên phát triển
trong sản xuất nông nghiệp ở từng vùng. Trong đó có cây hồng không hạt Gia
Thanh, là một trong số những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ.
Cây hồng (Diospyros kaki T.) là một trong những loại cây ăn quả quan
trọng của các nƣớc châu Á thuộc miền ôn đới nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản,
Triều Tiên, Việt Nam.
Ở Việt Nam, quả hồng là một loại quả quý rất đƣợc ƣa dùng bởi vị ngọt
mát, đậm đà, phù hợp với mọi lứa tuổi. Ngoài các chất bổ dƣỡng trong quả,
các bộ phận khác của cây hồng có mặt trong nhiều bài thuốc của Y học
phƣơng Đông: "thị đế" - tai hồng, "thị tất" - nƣớc ép quả hồng, "thị sƣơng" đƣờng tiết ra từ quả hồng khi làm mứt. Quả ngon, mà còn đẹp nên hồng
thƣờng đƣợc sử dụng nhiều trong các ngày lễ long trọng của dân tộc.
Cây hồng đƣợc ngƣời xƣa mệnh danh là "thất tuyệt" bởi nhiều ƣu điểm
mà các cây trồng khác không có nhƣ: dễ trồng, chịu khô hạn, chịu đất xấu ít
thâm canh, ít sâu bệnh, cây bền, lá to tán rộng cho nhiều bóng mát. Năng suất
cây ổn định, phẩm vị quả ngon cho nên trồng hồng cho thu nhập cao hơn
nhiều so với các loại cây khác.
Do những đặc điểm trên nên cây hồng là một trong những cây trồng
chủ lực trong chủ trƣơng thay đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện xóa đói giảm
nghèo trong nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Phú Thọ.
Xã Gia Thanh (huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ) không chỉ đƣợc nhiều
ngƣời biết đến bởi nghề nón lá truyền thống, mà ở đây còn nổi tiếng vì một
loại đặc sản quý, đó là hồng Gia Thanh. Không biết giống hồng này có từ bao


SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

1


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

giờ, nhƣng theo các cụ cao tuổi trong làng kể lại, đây là giống cây bản địa
đƣợc trồng cách đây hàng trăm năm. Ngƣời Gia Thanh rất gắn bó với cây
hồng không hạt truyền thống. Thu nhập từ cây hồng cũng khá cao, bình quân
các gia đình trồng hồng mỗi năm cho thu từ vài triệu đến vài chục triệu
đồng/năm. Hồng Gia Thanh cùng với hồng Hạc Trì là hai giống cây đặc sản
quý của tỉnh Phú Thọ, sản phẩm của nó đƣợc đánh giá cao không chỉ tại địa
phƣơng mà còn đƣợc nhân dân cả nƣớc biết đến.
Hồng Gia Thanh là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Các kết quả
nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ - Viện nghiên cứu
rau quả, Trƣờng Trung học Nông lâm nghiệp Khải Xuân, hội làm vƣờn tỉnh
đều xác định giống hồng này ra hoa đậu quả tốt. Quả hồng to, không có rãnh
và đặc biệt là không có hạt. Khi chín cả vỏ và thịt quả màu vàng. Thịt quả ăn
giòn ,vị ngọt đậm, mùi thơm đặc trƣng. Nhờ những ƣu điểm trên mà hồng Gia
Thanh rất đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng, quả dễ bán và đƣợc giá hơn so với
các giống hồng khác. Quả hồng chín vào khoảng rằm tháng bảy đến rằm
tháng tám âm lịch. Đặc biệt hồng chín vào đúng dịp trung thu sẽ bán đƣợc giá
rất cao.
Trồng hồng Gia Thanh kết hợp với các biện pháp kỹ thuật cải tạo đất
thay thế cây bạch đàn giá trị thấp và làm cạn kiệt đất là hƣớng đi đúng nhằm

nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ tài nguyên đất. Mặt khác hồng Gia
Thanh là giống địa phƣơng nên rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng
sản xuất, ngƣời dân am hiểu và có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây.
Vùng phát triển dự án là xã Gia Thanh - huyện Phù Ninh, với trên 360 ha đất
nông nghiệp, chủ yếu là đất đồi rất phù hợp với sự phát triển của cây hồng, có
thể đem lại năng xuất và giá trị kinh tế cao hơn trồng các loại cây khác nhƣ
cây bạch đàn, sắn, cọ...
SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

2


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

Trải qua nhiều thăng trầm, có lúc cây hồng ở đây bị lãng quên bởi
nhiều lý do. Ngày nay, do điều kiện sống thay đổi, loại quả đặc sản này đƣợc
nhiều ngƣời ƣa thích hơn, vì thế hồng Gia Thanh đƣợc trở lại vị thế và trở
thành loại cây trọng điểm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân xã Gia
Thanh nói riêng và của tỉnh nói chung.
Những năm gần đây, nhiều hộ dân trong xã đã mạnh dạn cải tạo vƣờn
tạp, phá bỏ các cây trồng hiệu quả thấp, đƣa giống hồng Gia Thanh vào trồng
trên diện rộng và bƣớc đầu đem lại hiệu quả cao.
Là sinh viên chuyên ngành kỹ thuật nông nghiệp, em rất quan tâm đến
lĩnh vực cây ăn quả, đặc biệt là hƣớng bảo tồn, phát triển và giá trị kinh tế của
các loại cây đặc sản ở nƣớc ta nói chung và ở quê hƣơng em nói riêng. Do
vậy em chọn đề tài : “Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế
của giống hồng không hạt Gia Thanh, trồng tại xã Gia Thanh - huyện

Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ.”
2. Mục đích - yêu cầu của đề tài
- Điều tra thực trạng phát triển của giống hồng Gia Thanh tại địa
phƣơng (xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).
- Đánh giá đƣợc giá trị, hiệu quả kinh tế mà cây hồng Gia Thanh đem
lại, so sánh hiệu quả việc trồng hồng với các loại cây khác từ đó thấy đƣợc ý
nghĩa của việc chọn hồng không hạt Gia Thanh là cây để phát triển kinh tế
nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về
thực trạng sản xuất, cơ cấu phân bố các loại cây ăn quả, đặc biệt là hồng
không hạt Gia Thanh.

SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

3


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

Là cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế của giống hồng Gia Thanh đã và
đang đƣợc đầu tƣ phát triển tại Gia Thanh - Phù Ninh - Phú Thọ, khẳng định
vị trí của cây hồng Gia Thanh trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế,
nâng cao đời sống cho các nông hộ.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và phân loại

1.1.1. Nguồn gốc
Cây hồng (Diospyros) thuộc bộ thị (Ebenales), họ thị (Ebenaceae).
Đƣợc trồng phổ biến nhất hiện nay là hồng phƣơng Đông (Diospyros kaki T.),
có nơi gọi là “hồng Á nhiệt đới”, “hồng Nhật Bản”. Loài hồng này, nguyên
thủy xuất phát từ Trung Quốc (nguyên sản ở lƣu vực sông Trƣờng Giang,
phân bố tự nhiên ở 33°- 37° vĩ Bắc), là một loài cây thay lá, thƣờng rụng lá
khi ra quả. (Võ Văn Chi, Dƣơng Đức Tiến [1]; Trần Thế Tục [12].)
Ở Trung Quốc ngƣời ta dùng gốc ghép hồng là Diospyros
rhombifolia.H.,còn ở vùng núi miền Tây Trung Quốc có mọc hoang dại loài
hồng Trung Quốc (D.sinensis H) - dạng này rất gần với hồng phƣơng Đông
nhƣng khác về kích thƣớc lá và quả. Theo ý kiến của N.M. Murri (1994) và
nhiều nhà nghiên cứu khác, loại hình trồng trọt của hồng bắt nguồn từ sự lai
tạo tƣ nhiên của hai dạng này để chọn giống, ngƣời ta sử dụng hồng Mêhicô
(D.elenastee) có đặc điểm sản lƣợng ổn định, phẩm chất tốt. Những cây dại
của hồng phƣơng Đông đặc biệt nhiều ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc, ở đó
chúng sinh trƣởng trên độ cao cách mặt biển 1200 m [12].
Cây hồng sau khi đƣợc trồng khắp miền Đông Á, đến thế kỷ 19 đƣợc
phổ biến vào Đông Nam Á, châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, các nƣớc Địa Trung
Hải.

SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

4


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2


Ở Việt Nam không xác định đƣợc nguồn gốc và xuất xứ cây hồng. Chỉ
biết rằng hiện nay hồng đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc và vùng cao
của miền Nam (Đà Lạt). Miền Bắc có nhiều giống hồng quý và mang tên khác
nhau theo từng địa phƣơng nhƣ: hồng ngâm Lạng Sơn, hồng Hạc Trì (Phú
Thọ), hồng Gia Thanh (Phú Thọ), hồng Thạch Thất (Hà Nội), hồng Nhân Hậu
(Nam Định)...
1.1.2. Phân loại
Cây hồng (Diospyros) thuộc bộ thị (Ebenales), họ thị (Ebenaceae),
phân lớp sổ (Dilleniaceae), lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae), ngành thực vật
hạt kín (Angiospermae) [1], [2].
Theo các nhà phân loại học Nhật Bản hiện nay trên thế giới có khoảng
800- 1000 loài hồng và đƣợc trồng phổ biến ở các nƣớc có khí hậu ôn hoà
thuộc châu Á, Bắc Mỹ, trong đó có 04 loài đƣợc trồng để lấy quả là: D.kaki
Linn; D.oleifera Cheng; D.virginiana Linn; D.lotus Linn. (dẫn theo Yung
Kyung Choi, Jung Hokim) [15].
Chi Diospyros gồm 400 loài chủ yếu phân bố ở vùng Á nhiệt đới châu
Á, châu Phi và Nam Mỹ. Một số loài (trong đó có hồng phƣơng Đông) phân
bố rộng trên các vùng ôn đới.
Hồng đƣợc chia ra thành hai nhóm là hồng chát và hồng không chát
trong đó nhóm hồng không chát có khả năng thƣơng mại lớn hơn (Nguyễn
Văn Cƣơng, 1997 [7]).
Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [15] trích dẫn kết quả nghiên
cứu cho biết: Mori (1953) chia hồng thành 4 nhóm đó là:
- Nhóm 1: Nhóm PCNA (Pollination Constant Non - Astringent) là
nhóm gồm những giống hồng không chát, không biến đổi với sự thụ phấn, thịt

SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

5



Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

quả thƣờng có những đốm tanin sẫm. Các giống thuộc nhóm này nhƣ: Fuju,
Jiro, Gosh, Suruga...
- Nhóm 2: Nhóm PVNA (Pollination Variant Non - Astringent) là
nhóm gồm những giống không chát và biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả có
những đốm tanin sẫm, khi không có hạt thì thịt quả có vị chát. Các giống
thuộc nhóm này nhƣ: Zenjimaru, Shogatsu, Mizushima, Anahya kume...
- Nhóm 3: Nhóm PCA (Pollination Constant Astringent) là nhóm gồm
những giống chát, không biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả không có những
đốm tanin sẫm. Các giống thuộc nhóm này nhƣ: Yokomo, Yosumizo,
Shakokashi, Hagakushi, Hachiya...
- Nhóm 4: Nhóm PVA (Pollination Variant Astringent) là nhóm gồm
những giống chát và biến đổi với sự thụ phấn, quả có thể chát khi đƣợc thụ
phấn và có một vài đốm tanin sẫm xung quanh hạt. Các giống thuộc nhóm
này nhƣ: Azumi, Shirazu, Emon, Kosshuhya kume, Hiratanenashi.
* Theo Phạm Văn Côn trích dẫn tài liệu của Voronxov (1982) [12] thì
trên thế giới hiện nay trồng phổ biến 03 loại hồng là:
- Hồng dại (Diospyros lotus L): Nhị bội thể 2n = 30, cây có thể cao 2030 m, đƣờng kính gốc thân có thể đạt 70 cm, thuộc loại cây có hoa đơn tính
khác gốc, quả bé (trọng lƣợng trung bình 15 g/quả), rất chát.
- Hồng Virgi (D.virginiana L): Tứ bội thể 4n = 60 hoặc lục bội thể
6n = 90, cây có thể cao 30-35 m, đƣờng kính gốc thân có thể đạt 70-80 cm,
thuộc loại cây có hoa đơn tính khác gốc, quả bé (trung bình 22 g/quả), quả khi
chín màu đỏ thơm ngon không chát, chất lƣợng quả tốt hơn hồng phƣơng
Đông.
- Hồng phƣơng Đông (D.kaki T): Lục bội thể 6n = 90, cây sinh trƣởng

nhanh, rụng lá mùa đông, chiều cao cây đạt 12 – 15 m, tán cây loà xoà, hoa có
SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

6


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

thể đơn tính cùng gốc hay khác gốc, quả to (trọng lƣợng có thể đạt 200
g/quả).
* Theo Phạm Văn Côn [3] những kết quả điều tra về hồng từ những
năm 1990 cho thấy ở Việt Nam có 03 loài hồng là:
- Hồng lông (Diospyros tokinensis L.) phân bố rải rác khắp nơi trên
miền Bắc, thân cây cao to, phân cành ngang, tạo nhiều tầng cành, tán hình
tròn. Lá thuôn dài, mặt trên màu xanh sẫm có lông màu xanh, mặt dƣới màu
xanh nhạt có lông màu hơi vàng. Quả to tròn hoặc hơi dẹt, khi chín lông trên
quả rụng đi quả chuyển sang màu vàng hồng, quả có nhiều hạt (6-9 hạt), cây
sinh trƣởng khoẻ, sản lƣợng cao nhƣng chất lƣợng quả kém (quả có mùi hôi
nên còn đƣợc gọi là hồng hôi hay hồng trâu).
- Hồng cậy (Diospyros lotus L.) đƣợc trồng rải rác ở các tỉnh phía Bắc
nhƣ: Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình... Thân cây cao to, tán lớn. Lá nhỏ hẹp
mặt trên màu xanh đậm nhẵn nhƣng không bóng, mặt dƣới màu xanh nhạt có
ít lông. Quả bé hình tròn dẹt, trọng lƣợng trung bình 10 g/quả, hạt nhiều (6-7
hạt), quả chín vàng, ăn ngọt.
- Hồng trơn có lá nhẵn (Diospyros kaki L.) đƣợc trồng ở miền Bắc và
vùng Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Thân cây thƣờng có màu nâu, góc độ phân cành
hẹp, tán hình tròn hoặc hình tháp. Lá hình bầu dục hoặc elíp, mặt trên lá có

màu xanh sẫm, mặt dƣới lá có màu vàng nhạt. Quả chƣa chín có màu xanh
lục, nhẵn, trơn, khi chín có màu vàng đỏ, quả có thể không hạt hoặc ít hạt hơn
so với hai loài trên tuỳ theo giống, hạt nhỏ khó mọc mầm, cây sinh trƣởng
khoẻ, phẩm chất quả ngon. Loài này đƣợc chia ra hai nhóm chính là hồng
ngâm và hồng dấm:

SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

7


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

+ Nhóm hồng ngâm: Chất chát (tanin) trong quả có khả năng hoà tan
trong nƣớc, nên đƣợc khử chát bằng cách ngâm quả trong nƣớc sạch để rút
chất chát (tanin) trong qua ra làm cho quả không còn vị chát, cũng có thể đem
dấm cho quả chín mềm mà không cần ngâm, khi đó tanin ở dạng tự do chuyển
sang dạng kết hợp thì quả sẽ có vị ngọt và không còn vị chát, nếu sử lý chát
bằng dấm chín thì quả sẽ ngọt hơn so với ngâm vì trong quá trình dấm thì một
phần chất tanin đƣợc chuyển thành đƣờng.
+ Nhóm hồng dấm: Chất tanin trong quả thuộc dạng không hoà tan
trong nƣớc. Nên đƣợc khử chát bằng cách dấm đất đèn hoặc đốt hƣơng... Sau
khi đƣợc dấm thì quả chín mềm và không còn chát.
1.2. Giá trị kinh tế
Cây hồng (Diospyros kaki T.) là một trong những loại cây ăn quả quan
trọng của nƣớc châu Á thuộc miền ôn đới nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên, Việt Nam,... và là một trong những cây ăn quả Á nhiệt đới chịu rét nhất.

Nó cho quả ngon và bổ. Thành phần hóa học của quả thay đổi theo giống, độ
chín và tuổi cây... Quả hồng chứa 10 – 16% đƣờng, chủ yếu là đƣờng glucose
và fructoze, đƣờng saccarose rất ít vì thế hồng thuộc loại quả dành cho ăn
kiêng. Lƣợng axít thấp - 0,1%, ngoài ra trong quả chín còn chứa vitamin C,
vitamin PP, B1, B2, carotein và các hợp chất hữu cơ…
Quả hồng đƣợc dùng rộng rãi để ăn tƣơi cũng nhƣ phơi khô. Trong khi
phơi khô chúng đƣợc phủ 1 lớp đƣờng và lƣợng đƣờng có thể tăng đến 60 –
62%. Ở nhiều nƣớc châu Á ngƣời ta đánh giá hồng có giá trị dinh dƣỡng và
phẩm vị ngon hơn nhiều loại quả khác. Ở Trung Quốc, Nhật Bản hồng là một
trong những thứ chính trong khẩu phần ăn hằng ngày [3], [4], [12].
Quả hồng và các bộ phận của cây hồng đều là những vị thuốc đã đƣợc
dùng từ lâu đời trong Đông y học. Theo Đông y, quả hồng vị ngọt chát, tính

SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

8


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các
chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất... Vỏ, rễ thân cây hồng còn đƣợc dùng làm
thuốc cầm máu, chữa bệnh tiêu chảy. Đặc biệt, quả hồng có hàm lƣợng iốt cao
có tác dụng tốt trong phòng ngừa bệnh bƣớu cổ.
Theo Vũ Văn Chuyên (1985), quả hồng ngâm rƣợu uống là một vị
thuốc bổ để chống suy nhƣợc. Tai quả phơi hoặc sấy khô gọi là “Thị đế” dùng
chữa ho, nấc, đầy bụng. Khi làm mứt, đƣờng tiết ra gọi là “Thị sƣơng” có

đƣờng manit dùng chữa đau và khô cổ họng. Nƣớc ép từ quả hồng chƣa chín
phơi hay sấy khô gọi là “Thị tất” dùng chữa huyết áp cao [4].
Theo Kotami và các cộng sự (2000) cho biết: Chất tanin và các hợp
chất trong quả có nhiều tác dụng sinh lý nhƣ kháng khuẩn, chống dị ứng, làm
giảm chứng cao huyết áp.
Việc trồng hồng đƣợc sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, ngoài ăn
quả còn để chữa các bệnh nhƣ: Bệnh liệt, tê cóng, bỏng và làm ngƣng chảy
máu vì trong lá của hồng có rất nhiều chất nhƣ tanin, phenol, axit hữu cơ,
chlorophyl… nhƣng tanin là yếu tố chủ yếu [14].
Cây hồng là cây ăn quả quý không chỉ đem lại thu nhập cao mà còn có
giá trị tạo cảnh quan và góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái bền vững. Phát
triển cây hồng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu và góp phần trong
chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá.
1.3. Những nghiên cứu về phân bố và sản xuất hồng
1.3.1. Phân bố và sản xuất hồng trên thế giới
Các nghiên cứu đều cho rằng Trung Quốc là nƣớc trồng hồng nhiều
nhất thế giới, hồng đƣợc trồng trên khắp đất nƣớc Trung Quốc (trừ các tỉnh
Hắc Long Giang, Nội Mông, Tân Cƣơng và Tây Tạng), các tác giả Trung
Quốc cho rằng vùng trồng hồng tốt nhất là từ vĩ tuyến 33°- 37° vĩ Bắc, ở đây
SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

9


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

có nhiều giống hồng tốt, chất lƣợng cao, sinh trƣởng, phát dục thuận lợi (Vũ

Công Hậu) [8], những nƣớc có diện tích, sản lƣợng hồng lớn sau Trung Quốc
là: Hàn Quốc, Nhật Bản...(bảng 1.1)

Bảng 1.1. Diện tích, sản lƣợng hồng một số nƣớc trên thế giới
Tên nƣớc

Trung

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Diện

Sản

Diện

Sản

Diện

Sản

tích

lƣợng


tích

lƣợng

tích

lƣợng

(ha)

(tấn)

(ha)

(tấn)

(ha)

(tấn)

540.003 1.775.338 603.108 1.833.357 653.200 1.825.000

Quốc
Hàn Quốc

29.070

281.143

27.943


249.207

28.000

250.000

Nhật Bản

24.400

269.300

24.400

265.000

24.400

232.500

Brazin

6.350

65.500

6.400

66.000


6.700

67.000

Italia

2.891

54.170

2.900

55.000

2.900

55.000

Israen

4.400

39.800

4.400

39.400

4.400


40.000

Niudilan

385

1.200

385

1.200

390

1.300

SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

10


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

Iran

100


1.000

100

1.000

100

1.000

Australia

75

650

75

650

75

650

Mehico

50

450


50

450

50

450

Tổng số

607.724 2.488.551 669.761 2.511.264 720.215 2.472.900
( Nguồn: FAO 2005)

Morton (1987) cho rằng hồng đƣợc trồng đầu tiên ở Trung Quốc, sau
đó du nhập vào Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, đến cuối thế kỷ 19 hồng
mới đƣợc du nhập vào Mỹ, Australia, Palestine, Italia, Pháp, Nga, Brazin,
Mexico... Trung Quốc là nƣớc có diện tích hồng đang thu hoạch lớn nhất thế
giới (chiếm 90,7%) sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây cũng là ba quốc gia
có những nghiên cứu sâu về cây hồng trên tất cả các lĩnh vực [12], [16].
Do những tính chất và đặc điểm sinh học khác nhau nên các loài thuộc
chi Diospyros cũng có các vùng phân bố khác nhau nhƣng tập trung chủ yếu ở
châu Á và Bắc Mỹ, sự phân bố của các loài còn phụ thuộc vào mục đích và
nhu cầu sử dụng của ngƣời trồng.
Loài Diospyros kaki L. Phân bố chủ yếu ở 4 nƣớc: Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Ở châu Á quả hồng đƣợc sử dụng chủ yếu để
ăn tƣơi, tại Trung Quốc, Nhật Bản quả hồng đƣợc sử dụng làm một trong
những món tráng miệng chính trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các sản phẩm
chế biến từ hồng thƣờng đƣợc tiêu thụ mạnh ở thị trƣờng châu Âu, ngƣời
châu Âu ở vùng Địa Trung Hải đã quen với cây hồng và cho rằng quả hồng

chín rất ngọt, hƣơng vị đậm đà và có tập quán thƣờng dùng thìa ăn hồng khi
đã chín nhũn (Vũ Công Hậu [8]; Trần Thế Tục [12] ).
1.3.2. Phân bố và sản xuất hồng ở Việt Nam

SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

11


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

Hồng là loại cây ăn quả quan trọng đã đƣợc trồng từ rất lâu ở Việt Nam
vì quả hồng có phẩm vị ngon, trồng hồng có hiệu quả kinh tế cao hơn so với
trồng một số loại cây ăn quả khác nhƣ mơ, mận, đào...
Bảng 1.2. Diện tích, sản lƣợng hồng ở Việt Nam
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (Tạ/ha) Sảnlƣợng (tấn)

1998

2.575,00

46,00


5.469

2000

4.713,00

46,20

9.750

2004

4.827,70

47,00

10.507

(Nguồn: Viện nghiên cứu rau quả Trâu Quỳ, Hà Nội)
So với các cây ăn quả dài ngày khác cây hồng có rất nhiều ƣu điểm
nhƣ: dễ trồng, chịu hạn tốt, chịu đƣợc đất xấu, ít sâu bệnh, sinh trƣởng khoẻ,
lá to tán lá rộng tạo độ che phủ chống xói mòn tốt, năng suất cao và tƣơng đối
ổn định. Vì vậy trồng hồng cho thu nhập cao hơn trồng các loại cây ăn quả
khác trên cùng địa bàn.
Những năm gần đây cây hồng đang ngày càng đƣợc chú ý phát triển ở
nhiều tỉnh trên cả nƣớc, nhƣng tập chung chủ yếu ở vùng trung du, miền núi
phía Bắc, vùng cao của miền Nam nhƣ Lạng Sơn, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc
Giang, Hòa Bình, Bắc Cạn, Lâm Đồng...
Bảng 1.3. Diện tích hồng ở một số tỉnh năm 2006
Số TT


Tên tỉnh

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Thái Nguyên*

1.565,00

17,24

2

Bắc Giang

1.562,00

17,20

3

Lâm Đồng*

700,00

7,71


4

Lạng Sơn

2.200,30

24,23

5

Hoà Bình

615,00

6,77

SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

12


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

6

Yên Bái


631,50

6,96

7

Bắc Cạn

173,00

1,91

8

Nghệ An*

221,00

2,43

9

Hà Tĩnh*

229,00

2,52

10


Hải Phòng*

117,00

1,29

11

Phú Thọ

59,00

0,65

12

Các tỉnh khác*

1.007,00

11,09

Ghi chú: - Nguồn Cục thống kê các tỉnh.
- Những tỉnh có đánh dấu (*) Số liệu năm 2004
Kết quả điều tra và nghiên cứu về cây hồng của nhiều tác giả (Phạm
Văn Côn, Nguyễn Đức Lƣơng, Trần Nhƣ Ý) đều cho rằng ở Việt Nam có rất
nhiều vùng trồng hồng, mỗi vùng đều có những giống hồng ngon và nổi tiếng.
* Một số giống hồng có chất lƣợng cao đang đƣợc phổ biến trong sản
xuất [12], [16]:

- Hồng Gia Thanh (Phù Ninh - Phú Thọ)
Cây sinh trƣởng khỏe, có dạng tán hình bán cầu, thân xù xì, phân cành
ngang, so hồng Hạc Trì hồng Gia Thanh tán cây rộng và phân cành không
gọn, lá cây hồng Gia Thanh nhọn ngắn, có mầu xanh vàng.
Quả hồng to, không có rãnh, không có hạt, quả nặng 80-200 g. Khi chín
cả vỏ và thịt quả màu vàng, dáng quả vuông dƣới quả thuôn tròn, đáy quả hơi
lõm. Thịt quả ăn giòn, vị ngọt đậm, mùi thơm đặc trƣng. Quả hồng chín vào
khoảng rằm tháng bảy đến rằm tháng tám âm lịch.
- Hồng Hạc Trì (Việt Trì - Phú Thọ)

SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

13


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

Cây sinh trƣởng khỏe. Thân, cành xù xì, tán cây dạng tròn, phân cành
xiên, dáng cành hơi rủ, lá xanh đậm mép lá hơi vểnh ngƣợc.
Quả to không có hạt, mẫu mã đẹp, dạng quả vuông thành chia bốn múi
lõm sâu rõ rệt, đỉnh và đáy quả cũng lõm sâu, nặng 100-150 g, quả có màu
xanh vàng, khi chín có màu vàng sáng, thịt quả vàng đậm có nhiều cát ăn
giòn, ngọt mát, thời gian chín và thu hoạch vào khoảng trung tuần tháng 9.
- Hồng Tiến (Lập Thạch - Vĩnh Phúc)
Cây cao trên 10 m, tán rộng trên 8 m. Lá to hình bầu dục, mặt trên màu
xanh đậm, không bóng, mặt dƣới màu trắng xanh có nhiều lông tơ.
Quả hình trụ vuông. Trọng lƣợng quả trung bình 120-160 g, không hạt

hoặc có 1-2 hạt bé dẹt. Chín vào tháng 10, khi chín quả có mầu đỏ hồng, thịt
quả màu đỏ. Vỏ quả nhẵn, thuộc nhóm hồng dấm, nhƣng quả chín trên cây ăn
cũng không chát.
- Hồng Thạch Thất (Hà Nội)
Cây sinh trƣởng khỏe, phân cành thấp, tán cây hình đống rơm, lá to
hình bầu dục, mặt trên màu xanh đậm và bóng, mặt dƣới có lông tơ màu vàng
xanh.
Quả to, hình trụ tròn, nặng 120-200 g, không có cạnh góc, sai quả, chín
vào tháng 11, 12, khi chín vỏ quả màu vàng đỏ, thịt quả màu đỏ hồng. Cần
giấm chín mềm mới ngọt đậm.
- Hồng Nhân Hậu (Lý Nhân - Hà Nam)
Cây sinh trƣởng khỏe, phân cành thấp, tán hình cầu, lá to hình bầu dục
dài, không bóng.
Quả có dạng hình chuông, núm quả lõm xuống. Nặng trung bình 100 g.
Chín sớm vào tháng 9, khi chín vỏ quả màu đỏ, thịt quả màu đỏ hồng, dẻo.
Dấm 1-2 ngày là chín ngọt đậm.
SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

14


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

- Hồng Trứng Lốc (Đà Lạt - Lâm Đồng)
Cây có tán lớn, năng suất cao có thể đạt 5-6 tạ/cây/năm, có khả năng
chống chịu tốt với sâu bệnh, dễ trồng.
Quả hình trứng, khi chín có màu hồng, bóng láng. Quả khi chín ăn rất

ngọt, giòn, thích hợp cho việc vận chuyển đi xa, thời gian thu hoạch sớm từ
tháng 6 - 8.
- Hồng Trứng muộn (Đà Lạt - Lâm Đồng)
Cây có tán trung bình, năng suất cao có thể đạt 3-4 tạ/cây/năm, chống
chịu tốt, quả khó rụng khi gió lớn.
Quả hình trứng, khi chín có màu hồng, bóng. Chất lƣợng quả không
bằng hồng trứng lốc, nhƣng vì chín muộn (thu hoạch hàng năm vào tháng 1011) nên giá bán cao.
- Hồng Pome tròn (Đà Lạt - Lâm Đồng)
Quả tròn to, mã đẹp, năng suất tƣơng đối cao, trung bình đạt 1
tạ/cây/năm. Quả chín có mầu đỏ son, phẩm chất tốt, rất đƣợc ƣa chuộng. Thu
hoạch muộn vào tháng 9 - 10 hàng năm.
- Hồng Chén (Đà Lạt - Lâm Đồng)
Cây có tán lá trung bình, cành yếu nên thƣờng phải có biện pháp chống
đỡ khi quả lớn. Lá nhiều, thƣờng che khuất quả, năng suất trung bình, quả
lớn, hơi dẹt về phía cuống, phẩm chất tốt, đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng.
Thu hoạch muộn vào tháng 9-10 hàng năm.
- Hồng ăn liền (Đà Lạt - Lâm Đồng)
Cây có tán lá thấp bé, có thể trồng với mật độ dày. Quả tròn dẹt không
có hạt, khi chín mầu vàng đỏ, có thể ăn ngay khi quả ở trạng thái cứng, thịt
quả giòn, ngọt, trọng lƣợng trung bình 200-250 g/quả.
- Hồng vuông Thạch Hà (Hà Tĩnh)

SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

15


Khoá luận tốt nghiệp Đại học


Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

Cây cao trung bình 9,5 m, đƣờng kính tán cây 9,2 m, thân không to lắm
(đƣờng kính gốc khoảng 27 cm), tán hình dù. Lá to hơi bầu dài 15 cm, rộng
11cm, mặt trên xanh đậm và bóng, mặt dƣới có màu xanh nhạt và có lông
màu vàng mọc dày theo gân lá.
Quả hình vuông có khía sâu dọc quả, chiều cao và đƣờng kính quả
khoảng 6,3 cm, trọng lƣợng quả 160 g. Vỏ quả hơi dày, bóng, dễ bóc, vỏ khi
chín có màu đỏ vàng, ít xơ, thịt quả có mầu đỏ hồng, đƣợc nhiều ngƣời ƣa
thích.
- Hồng không hạt Quản Bạ (Hà Giang)
Cây cao, tán lá rộng, năng suất cao và khá ổn định; có thể cho thu
hoạch trên 20 năm. Lúc mới hái, quả to bằng quả trứng gà, vỏ xanh chen lẫn
những ánh vàng, sau khi ngâm vài hôm, quả ăn giòn, ngọt đậm, nhiều bột mịn
và thơm hơn các giống hồng khác; vỏ quả cứng, thịt quả chắc nên dễ bảo
quản và vận chuyển đi xa. Hồng chín rộ từ trung tuần tháng 9 đến tháng 11
hàng năm.
- Hồng Bảo Lâm (Cao Lộc - Lạng Sơn)
Cây cao, to. Lá bé hơn các giống khác. Quả hình tròn dài trọng lƣợng
trung bình có thể đạt 60 -70 g. Khi chín vỏ quả màu vàng đất, thƣờng chín
vào rằm tháng 8 âm lịch, thuộc giống hồng ngâm, ăn giòn, ngọt, thơm.

CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Giống hồng không hạt Gia Thanh.
Một số loại cây ăn quả chính đƣợc trồng ở địa phƣơng.

SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN


16


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

2.2. Thời gian - địa điểm nghiên cứu
- Thời gian:
Năm 2011 - 2012
- Địa điểm nghiên cứu:
Xã Gia Thanh - huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ.
2.3. Nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Nội dung
- Thực trạng sản xuất hồng không hạt tại xã Gia Thanh - huyện Phù
Ninh - tỉnh Phú Thọ.
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội .
+ Đặc điểm cây, quả hồng không hạt Gia Thanh.
+ Tình hình sản xuất và tiêu thụ .
- So sánh hiệu quả kinh tế của hồng Gia Thanh
- Đánh giá giá trị kinh tế của cây hồng không hạt Gia Thanh và các loại
cây ăn quả, cây lâm nghiệp khác đƣợc trồng ở địa phƣơng; từ đó so sánh hiệu
quả kinh tế sản xuất hồng không hạt Gia Thanh với các loại cây trồng khác.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập tài liệu nghiên cứu :
+ Số liệu thứ cấp:
Tài liệu đã đƣợc công bố qua sách báo, tạp chí, internet, các số liệu
thống kê,báo cáo, kế hoạch dự án của phòng NN & PTNN huyện Phù Ninh,
tỉnh Phú Thọ.

+ Số liệu sơ cấp:
Số liệu điều tra thực tế tại các hộ nông dân và vùng chuyên canh trồng
hồng không hạt tại xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ.
Số liệu đƣợc thu thập từ điều tra phỏng vấn nông hộ, các cán bộ quản lý
phụ trách phát triển dự án về trồng hồng.
SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

17


Khoá luận tốt nghiệp Đại học

Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

- Phƣơng pháp xử lý số liệu:
Số liệu đƣợc xử lý trên máy tính theo các chỉ tiêu điều tra trên phần
mềm Microsoft Excel.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

18


Khoá luận tốt nghiệp Đại học


Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2

Huyện Phù Ninh nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, dọc trên
đƣờng quốc lộ số 2. Phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng và tỉnh Tuyên Quang;
phía Nam giáp huyện Lâm Thao và thành phố Việt Trì; phía Tây giáp huyện
Thanh Ba và thị xã Phú Thọ; phía Đông có sông lô bao bọc, là địa giới với
huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, rất thuận lợi về giao thông thủy bộ.
Xã Gia Thanh là một xã nằm sát trung tâm huyện, thị trấn giao thông
thuận tiện của huyện Phù Ninh, nằm trong tam giác khu công nghiệp Việt Trì
- Lâm Thao - Bãi Bằng nên có nhiều lợi thế về thị trƣờng tiêu thụ nông sản
phẩm, nhất là hoa quả tƣơi.
- Đất đai và địa hình
Huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ có tổng diện tích đất tự nhiên là
16.723,26 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 8420,58 ha chiếm
50,24% diện tích đất tự nhiên, đất đồi gò và đất vƣờn là 5250,8 ha chiếm
62,49% diện tích đất tự nhiên. Đất đai ở đây chủ yếu thuộc nhóm đỏ vàng,
vàng nhạt phát triển trên đá Gnai. Đất có tầng canh tác dầy > 70 cm. Địa hình
chủ yếu là đồi thấp có độ dốc từ 3 đến 25°.
Vùng thực hiện dự án phát triển giống hồng không hạt là xã Gia Thanh,
xã có trên 50% là đất nông nghiệp trên tổng diện tích toàn xã là 620,65 ha,
nơi có đất đai địa hình đại diện cho diện tích đất đồi gò và đất vƣờn của
huyện.
- Khí hậu – thời tiết
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là
23,5°C, số giờ nắng trung bình cả năm là 1.353 giờ, lƣợng mƣa trung bình
khoảng 1600- 1700 mm, độ ẩm trung bình 86%, sƣơng muối và mƣa đá
không xảy ra hoặc tần xuất xảy ra rất thấp, đây là điều kiện thuận lợi để cây
hồng sinh trƣởng và phát triển tốt, ra hoa đậu quả ổn định.
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

SV: TriÖu Thanh Loan
Líp K34D – Sinh KTNN

19


×