Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất giống cam sành tại huyện quang bình, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.7 KB, 45 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây cam sành (Citrus nobilis lour) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới Đông Nam Châu Á. Vùng có thể trồng đƣợc cây cam sành từ 35
vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam. Đa số các giống cam, quýt có thể sinh trƣởng
đƣợc trong phạm vi nhiệt độ từ 12 - 39oC, nhiệt độ thích hợp là 23 - 29oC, cây
ngừng sinh trƣởng khi có nhiệt độ nhỏ hơn 10oC hoặc lớn hơn 40oC.
Đối với Việt Nam cây cam sành cũng có thể trồng đƣợc khắp nơi trên
cả nƣớc trong đó có một số nơi nổi tiếng với cây cam nhƣ: cam sành Bắc
Quang, Quang Bình (Hà Giang), cam sành Bố Hạ (Bắc Giang), cam sành
Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành đồng bằng sông Cửu Long… Sản phẩm
cam sành đƣợc coi là một trong những loại cây đặc sản của một số địa
phƣơng mang tính hàng hóa cao.
Vùng Trung du - Miền núi phía Bắc có nhiều lợi thế về khí hậu, đất đai
nguồn gen phong phú cho phép phát triển tốt về cây ăn quả. Trong tập đoàn
cam quýt ở vùng này, cam sành (Citrus nobilis lour) là một giống lai giữa
cam và quýt (C.reticulata x C.sinensis of swinggle) hiện nay đang có diện tích
trồng lớn nhất so với các giống khác, sản phẩm cam sành đƣợc coi là đặc sản
của một số địa phƣơng mang tính hàng hóa cao.
Cam sành là loại cây ăn quả đặc sản của Hà Giang và đƣợc trồng tập
trung chủ yếu tại 3 huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình.
Quang Bình là một huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Giang,
đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về khí hậu, thổ nhƣỡng, thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, cam sành nơi đây đƣợc biết đến bởi hƣơng thơm, vị ngọt đậm đà.
Hiện Quang Bình có tổng diện tích trồng cam là 420,69 ha với sản lƣợng là
2442,38 tấn [4]. Cây cam đã góp phần giúp nhiều hộ nông dân đồng bào thiểu
số của Quang Bình có cuộc sống ấm no, ổn định, thoát nghèo vƣơn lên trở



Bùi Thị Duyên

1

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

thành khá giả. Nghề trồng cam cũng góp phần giải quyết việc làm cho hàng
chục nghìn lao động.
Mấy năm trở lại đây, đang có những diễn biến do nhiều nguyên nhân
dẫn đến sự sụt giảm diện tích cam sành của tỉnh Hà Giang nhƣ: Tác động của
nền kinh tế thị trƣờng dẫn đến tình trạng không ổn định giá và luôn bị sâu
bệnh phá hoại do biến đổi thời tiết mang lại. Cùng với ít đƣợc đầu tƣ chăm
sóc theo đúng quy trình kĩ thuật dẫn đến tình trạng cam bị sụt giảm sản lƣợng,
mẫu mã xấu.
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao
năng suất giống cam sành tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang”.
2. Mục đích yêu cầu
2.1. Mục đích
Đánh giá thực trạng sản xuất của giống cam sành và áp dụng một số
biện pháp kỹ thuật nhằm góp phần tăng năng suất giống cam sành tại huyện
Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
2.2. Yêu cầu
- Tìm hiểu về tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình

sản xuất cây ăn quả của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
- Theo dõi tình hình sinh trƣởng, phát triển các giống cam quýt đƣợc
trồng trên đất huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
- Nghiên cứu, ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng
suất, phẩm chất của giống cam sành trồng trên đất huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang.

Bùi Thị Duyên

2

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc của cam quýt
Cam quýt nói riêng, cây có múi nói chung là những loại cây phân bố
rất rộng, gần nhƣ có mặt ở hầu hết các lục địa và ở mỗi vùng tùy theo điều
kiện tự nhiên mà có những giống thích hợp, những đặc tính riêng. Cam quýt
có sự phân bố rộng là do khả năng dễ thích nghi với nhiều môi trƣờng sống
khác nhau, do khả năng dễ lai tạo giữa các chủng để tạo ra những chủng mới
có khả năng thích nghi cao hơn [7].
Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng cam quýt đang đƣợc trồng hiện nay
đều có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Châu Á.
Tanaka (1979) đã vạch đƣờng ranh giới xuất xứ của giống thuộc chi Citrus từ
phía Đông Ấn Độ (chân dãy Himalaya) qua Úc, miền nam Trung Quốc, Nhật

Bản…[11].
Theo Trần Thế Tục (1980) nghề trồng cam quýt ở Trung Quốc đã có từ
3000 - 4000 năm trƣớc. Hán Ngữ Trực đời Tống trong “Quýt lục” đã ghi chép
về phân loại và các giống quýt ở Trung Quốc. Điều này cũng khẳng định
thêm về nguồn gốc các giống cam, chanh (Citrus sinensis obeck) và các giống
quýt ở Trung Quốc theo đƣờng danh giới gấp khúc Tanaka [11].
Việt Nam, cam quýt đƣợc trồng khắp các tỉnh từ Bắc chí Nam. Ngƣời
có đất rộng thì trồng thành vƣờn, còn dân vùng đất chật nhà nào cũng có trồng
một vài gốc quýt. Các vùng cam quýt nổi tiếng thƣờng là vùng đất phù sa cũ,
cao, đất tƣơng đối nhẹ, ven sông. Có nơi dân còn vực đất phù sa lên đắp vào
các chân ruộng để trồng cam quýt. Miền Bắc Việt Nam có vùng trồng cam nổi
tiếng ven sông Thƣơng, sông Sỏi, sông Hồng, sông Lô, sông Ngàn Phố, sông
Châu Giang, sông Thái Bình [7].
Nhiều tác giả cho rằng quýt Kinh (Citrus nobilis lour) là ở miền Nam
Việt Nam. Thực tế ở Việt Nam ta từ Bắc chí Nam địa phƣơng nào cũng có

Bùi Thị Duyên

3

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

trồng cam sành với rất nhiều vật liệu giống và các tên địa phƣơng khác nhau
mà không nơi nào trên thế giới có: Cam sành Bố Hạ, Cam sành Hàm Yên,
cam sen Yên Bái…[11].

1.2. Tình hình sản xuất cam quýt
1.2.1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới
Cam quýt là loại quả quan trọng nhất so với trƣớc đây vài chục năm,
đứng trên cả nho, chuối, táo. Tổng diện tích trồng cam quýt trên 2 triệu hecta,
tập trung nhiều ở các nƣớc có khí hậu cận nhiệt đới nhƣ: Tây Ban Nha,
Brazin, Hoa Kỳ, Trung Quốc, các nƣớc ven Địa Trung Hải. Tức là đƣợc trồng
nhiều từ vĩ tuyến 30 đến 35oC. Hiện nay sản xuất cam quýt từ vùng nhiệt đới
đã tăng lên gần bằng các nƣớc cận nhiệt đới. Hằng năm cam quýt sản xuất tới
65 triệu tấn hoặc cao hơn, chiếm 27% so với tổng các loại trái cây khác [7].
Cam quýt có nhiều loại, trong đó quan trọng nhất là cam, chiếm tới
82% tổng lƣợng cam quýt. Quýt, chanh vỏ mỏng, bƣởi chùm tăng nhanh hơn,
3 loại quả này đều là cây của vùng cận nhiệt đới, nên sản xuất cam quýt cận
nhiệt đới tăng nhanh [7].
Trong tiêu thụ, cam quýt dùng ăn tƣơi một phần, còn đa số (2/3 sản
lƣợng) qua chế biến. Các nƣớc ôn đới tỉ lệ cam quýt chế biến đến 80 - 90%
trong khi đó các nƣớc nhiệt đới chủ yếu ăn tƣơi, nên tỉ lệ qua chế biến rất
thấp. Một số quả nhƣ cam, bƣởi chùm chế biến dễ dàng nhất, đảm bảo chất
lƣợng tốt nên đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích. Quýt, bƣởi, bƣởi chùm tiêu thụ chủ
yếu ở các nƣớc nhiệt đới [7].
Sản xuất cam quýt ở Châu Á vẫn còn nhiều khó khăn, mặc dù là vùng
phát xuất cây có múi, nhƣng năng suất cam quýt hiện nay ở các nƣớc Châu Á
thấp hơn các nƣớc Tây Âu và giá thành đầu tƣ trên đơn vị diện tích lại cao
nên tiêu thụ chủ yếu là thị trƣờng nội địa. Giá thành sản xuất cao và năng suất

Bùi Thị Duyên

4

Lớp K34D Sinh - KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

thấp do phải chịu nhiều áp lực của sâu bệnh, trong đó quan trọng nhất là bệnh
vàng lá greening và các bệnh virus, tuổi thọ của vƣờn cam thƣờng ngắn.
1.2.2. Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam
Cho đến nay ngƣời ta vẫn chƣa xác định đƣợc cam quýt trồng ở Việt
Nam từ lúc nào, nhƣng chắc chắn cam, quýt, bƣởi…là những cây trái trồng
lâu đời nhất và phổ biến nhất. Có thể do đây là những cây bản địa, đƣợc tổ
tiên ta thuần dƣỡng, và bản thân chúng cũng rất dễ thích nghi với điều kiện
trồng trọt, dùng làm thuốc, làm thực phẩm và làm cây cảnh [7].
Màu sắc các quả cam quýt chín đỏ, hoa thơm, lá xanh quanh năm nên
đƣợc ƣa thích, trồng để làm đẹp cho nhà cửa. Cây quất thƣờng trồng vào
chậu, bồn làm cảnh chơi trong dịp tết. Vỏ, hoa, quả của nhiều loại cam quýt
đƣợc dùng phổ biến trong đông y. Các bộ phận của cây, nhất là lá, hoa, quả
non chứa nhiều tinh dầu, dùng làm nguyên liệu chiết tinh dầu thơm [7].
Tóm lại, cam quýt là một trong những cây ăn trái quý của Việt Nam,
đƣợc trồng nhiều nhất trong các vƣờn gần nhà. Tuy nhiên diện tích trồng còn
ít, kỹ thuật trồng hạn chế, do đó năng suất còn thấp [7].
Tuy cam quýt là cây rất quan trọng, trồng ở nhiều nơi, nhƣng các vƣờn
kinh doanh rất nhỏ chỉ trong phạm vi vài hecta đến vài trăm hecta, giống cây
chƣa tốt, chƣa có hệ thống phòng trừ sâu bệnh, cam quýt có nhiều chủng loại
nhƣng điều kiện tự nhiên ở Việt Nam trải dài đến 15 vĩ tuyến, nên trong một
vƣờn có thể trồng nhiều giống quan trọng. Miền Bắc có chế độ gió mùa đặc
biệt mùa đông lạnh hơn so với các vùng khác cùng vĩ tuyến trên thế giới,
đồng bằng sông Cửu Long lại là vùng nhiệt đới ẩm điển hình nên việc trồng
cam quýt có nhiều điểm khác nhau rõ rệt giữa hai miền: Miền Bắc có cam,
cam Bố Hạ thơm ngon, đẹp mã, còn miền Nam có nhiều loại bƣởi ngon,

chanh mỏng vỏ, quýt xiêm sản lƣợng rất cao [7].

Bùi Thị Duyên

5

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Qua đặc điểm khí hậu đất đai cho thấy, Việt Nam có nhiều điều kiện
thuận lợi cho việc trồng và phát triển cam quýt nói riêng, cây có múi nói
chung. Điều đáng lƣu ý, muốn sản xuất lớn, sản lƣợng cao cần có quy hoạch ở
từng vùng, cần điều tra dịch bệnh để kịp thời phòng bệnh lây lan. Song song
với việc trồng phải tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển tiêu thụ và chế biến
[7].
1.3. Tình hình nghiên cứu cây cam quýt trong và ngoài nƣớc
1.3.1. Nghiên cứu về việc cắt tỉa cho cây cam quýt
Sự sinh trƣởng tự nhiên của cây ăn quả thƣờng không đáp ứng yêu cầu
về cấu trúc tối ƣu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây. Ngƣời làm vƣờn
cần phải tác động tích cực để tạo dựng hệ thống cành khung và cành nhánh
của cây phù hợp, đây là một kỹ thuật quan trọng trong trồng, chăm sóc cây ăn
quả nó đƣợc xây dựng trên những cơ sở sau:
Trong sản phẩm quả nói chung và quả cam quýt nói riêng đều chứa
chất dự trữ là đƣờng, bột, dầu…. chỉ có đủ ánh sáng quang hợp tốt mới có thể
có sản lƣợng cao, chất lƣợng tốt. Không phải tất cả ánh sáng mặt trời đều
đƣợc sử dụng nhƣng nếu cây chỉ nhận đƣợc ít hơn 25 - 30% ánh sáng mặt trời

thì không ra hoa, kết quả tốt đƣợc (Philip Cao Văn, 1997) [13]. Việc cắt tỉa
đối với với cam quýt sẽ giúp cho cây loại bớt những cành lá thừa, quang hợp
bản thân đƣợc ít và che lấp ánh sáng của những cành non khỏe, gây hại lớn
hơn. Chỗ nào cây mọc rậm rạp cũng là chỗ sâu bệnh tập trung nhiều nên việc
cắt tỉa hợp lý sẽ tạo ra một thế cây hợp lý với thế cây đó khả năng hấp thụ mặt
trời là tốt nhất, điều này đồng nghĩa với việc cây đƣợc cung cấp nhiều năng
lƣợng nhất từ ánh sáng mặt trời.
Mỗi cây ăn quả cần một thế đứng vững chắc, với bộ khung cành khỏe,
phân phối đều trong tán cây để có thể mang khối lƣợng quả lớn, đặc biệt nặng
khi sắp chín. Để cho cây phát triển tự do thì cành khỏe, cành yếu - cành yếu bị

Bùi Thị Duyên

6

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

che khuất không có quả, cành khỏe thì mang nhiều quả quá vừa kiệt sức ảnh
hƣởng đến chất lƣợng, vừa dễ bị gãy khi gió mạnh.
Kinh nghiệm trong nghề trồng cây ăn quả của các nƣớc cho thấy: thân
chính cây cao thì khoảng cách giữa bộ phận trên mặt đất và rễ dƣới mặt đất
càng xa, cây chậm ra quả, quả bé và nguyên nhân là chúng vận chuyển nhựa
luyện, nhựa nguyên phải đi một khoảng cách quá lớn, làm giảm chất lƣợng
của quá trình trao đổi dòng năng lƣợng trong cây. Do vậy ngƣời ta muốn có
thân chính thấp cành trong tán không nên quá dày, bộ phận ra quả trên cây

không nên quá xa thân chính và cành chính. Điều này có thể đƣợc làm rất tốt
khi chúng ta tiến hành cắt tỉa tạo hình, cắt tỉa thƣờng niên cho cây [1].
Cắt tỉa nhằm nâng cao tính hoạt động sinh lý của mô tế bào và hiệu suất
thoát hơi nƣớc cho nên trong điều kiện khô hạn, việc làm này là một trong
những biện pháp cải thiện chế độ nƣớc của cây.
Cam quýt có số lƣợng hoa quả lớn, tuy nhiên tỷ lệ đậu rất thấp. Những
năm có điều kiện thời tiết thuận lợi cho cam quýt ra hoa đậu quả, số quả trên
cây nhiều xảy ra hiện tƣợng cạnh tranh dinh dƣỡng vì vậy khi thu hoạch quả
nhỏ, năng suất thấp, chất lƣợng kém. Để khắc phục hiện tƣợng này, biện pháp
tỉa định quả sẽ loại bỏ những quả nhỏ, quả sâu bệnh, những cành mang quá
nhiều quả tạo ra số lƣợng quả phù hợp với cây. Đảm bảo tính hài hòa giữa
sinh trƣởng - phát triển, khắc phục đƣợc hiện tƣợng ra hoa đậu quả cách năm
[1].
Tóm lại trong kỹ thuật làm vƣờn hiện đại, đốn, cắt tỉa có thể coi nhƣ
một kỹ thuật “giải phẫu” ngày càng đƣợc áp dụng rộng rãi, cũng nhƣ một
chuyên gia giải phẫu phải có kiến thức chuyên nghiệp, phải có kinh nghiệm
và tay nghề. Nguyên tắc chung là cắt “thận trọng” khi cây còn non, cắt rất ít
khi cây già, cắt nhiều hơn vào mùa đông hoặc mùa khô, khi cây ngừng sinh
trƣởng thì cắt nhiều, mùa mƣa cây sinh trƣởng mạnh cắt ít [9].

Bùi Thị Duyên

7

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học


1.3.2. Nghiên cứu về các phương pháp nhân giống cam quýt
Đối với các loại cây ăn quả có múi có các phƣơng pháp nhân giống:
Gieo hạt, giâm cành, chiết cành, ghép
*Gieo hạt: Để gieo hạt cần chọn những hạt mẩy, không sâu bệnh từ
những quả tốt, đem rửa sạch, hong khô ở chỗ mát rồi gieo ngay. Thƣờng gieo
vào tháng 10 - 11 [6].
* Chiết cành: Chiết theo truyền thống không sử dụng thuốc kích thích
sinh trƣởng thì sau 60 - 90 ngày là có thể hạ bầu chiết, nếu sử dụng kích thích
sinh trƣởng ( - NAA ở nồng độ 2000 - 6000 ppm bôi vào vết cắt) cần 30 - 45
ngày. Sau hạ bầu chiết ra ngôi khoảng 2 - 3 tháng mới đƣợc đem đi trồng ở
vƣờn cố định [6].
Khi chiết cành cần lƣu ý:
+ Chọn cành có kích thƣớc nhỏ, cành có thứ bậc cao, (từ cành cấp III
trở lên), ở vị trí lƣng chừng tán, ngoài bìa tán.
+ Không chiết cành đã già cỗi, sâu bệnh
*Giâm cành: Mật độ cắm cành giâm thƣờng là 150 - 250 cành/m2. Đất
để giâm cành thƣờng là đất cát sạch, độ dày là 10 - 12cm. Chất kích thích ra
rễ thƣờng là

- NAA, cũng có thể dùng IMA và một số chất kích thích khác

[6].
*Ghép: Phƣơng pháp ghép là phƣơng pháp nhân giống phổ biến và
đem lại hiệu quả cao đối với cây cam quýt. Trong các kiểu ghép thì kiểu ghép
mắt với những kỹ thuật mới và quy trình nhân giống mới khắc phục các
khuyết điểm mà các phƣơng pháp nhân giống khác còn tồn tại [6].
- Chuẩn bị gốc ghép
Giống gốc ghép: Hiện nay các nƣớc trồng cây có múi trên thế giới sử
dụng nhiều gốc ghép khác nhau tùy theo đất đai, khí hậu, sự tƣơng thích của


Bùi Thị Duyên

8

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

giống ghép, bệnh hại nơi trồng. Tỷ lệ giữa các giống gốc ghép sản xuất trong
từng năm thƣờng thay đổi theo nhu cầu thị trƣờng.
Thời vụ ghép: ở các tỉnh miền Bắc là các tháng 9 - 12, tùy theo thời tiết
trong năm. Đối với vụ xuân có thể ghép từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 3.
1.3.3. Nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cây cam quýt
*Làm đất và chuẩn bị trồng
Trƣớc khi trồng 1 - 2 tháng, đất phải đƣợc dọn sạch cỏ, cày bừa kĩ, chia
ô rạch hàng, đào hố bón phân lót.
Mật độ trồng đối với các cây ghép trên gốc ghép gieo hạt là khoảng 300
- 500 cây/ha. Khoảng cách cây và hàng có thể là 4 m x 5 m hoặc 6 m x 7 m,
tùy thuộc vào loại cây (cam, quýt, bƣởi, chanh) thì có thể trồng với mật độ
dày hơn, từ 800 - 1200 cây/ha, với khoảng cách là 4 m x 2 m; 3 m x 3 m hoặc
3 m x 4 m [10].
*Thời vụ trồng
Vùng Bắc Trung Bộ trồng vào tháng 8 - 9 dƣơng lịch hàng năm. Vùng
đồng bằng Sông Hồng trồng vào mùa xuân từ tháng 3 - 4, vùng đồng bằng
sông Cửu Long trồng vào đầu mùa mƣa để tiết kiệm công tƣới nƣớc hoặc
trồng cuối mùa mƣa.

*Giống trồng
Tùy vùng đất, khí hậu và nhu cầu tiêu thụ của thị trƣờng mà chọn giống
trồng cho thích hợp. Cây giống phải đạt tiêu chuẩn sinh trƣởng, sạch bệnh và
có nhãn xác nhận, do đó nên mua ở những địa chỉ đáng tin cậy.
*Chuẩn bị hố trồng và cách trồng
Kích thƣớc hố đào là 40 cm x40 cm x 40 cm hoặc 60 cm x 60 cm x 60
cm. Ở vùng đồi núi cần đào hố sâu hơn, rộng hơn (70 cm x 70 cm x 70 cm).
Lớp đất đào lên trộn đều với 30 kg phân chuồng hoai mục + (0,2 - 0,5) kg
phân lân + (0,1 - 0,2) kg K2SO4. Lấp hố trƣớc khi trồng 15 - 20 ngày.

Bùi Thị Duyên

9

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

*Trồng cây con
Khi đất đào ở giữa hố đã lấp một hố nhỏ, sâu và rộng hơn bầu cây con
một chút. Đặt cây thẳng và lấp đất cao hơn mặt bầu 3 – 5 cm, nén đất chặt và
tƣới nƣớc. Sau đó mỗi ngày tƣới nƣớc một lần để giữ độ ẩm đất khoảng 70%
trong 10 ngày liền. Về sau tùy theo độ ẩm của đất mà tiến hành tƣới 3 - 5
ngày một lần.
Chú ý khi đặt cây phải xoay mắt ghép hƣớng về chiều gió để tránh gãy
nhánh. Sau trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Không đƣợc lấp đất cao đến
vị trí mắt ghép [10].

*Trồng cây che mát
Cây có múi thích hợp ánh sáng tán xạ, vì vậy nên trồng các cây nhƣ:
cóc, mận, na, cau, trám….để che mát.
*Phân bón cho cây cam quýt
Cam quýt cần đƣợc bón nhiều phân, cân đối các nguyên tố dinh dƣỡng,
đủ vi lƣợng cây mới sinh trƣởng khỏe, sung sức, chống chịu tốt với sâu bệnh
và bệnh hại, bền cây và cho thu hoạch cao.
Muốn bón phân cho cây cam quýt có hiệu quả cần căn cứ vào tính chất,
tình hình sinh trƣởng của cây và sản lƣợng thu hoạch hằng năm.
- Chƣơng trình nghiên cứu phát triển cam quýt của UNDP tại Việt Nam
đề nghị 1 công thức bón phân cho cam quýt theo tuổi cây nhƣ sau:
+ Cây từ 1 - 4 năm tuổi: 1 năm bón 1 lần phân chuồng 30kg cùng với
0,1 - 0,2 kg phân lân nung chảy (lân văn điển) vào cuối mùa sinh trƣởng (từ
tháng 11 - 1).
Lần 1: 30% phân đạm.
Lần 2: 40% đạm + kali.
Lần 3: 30% đạm còn lại.

Bùi Thị Duyên

10

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

+ Cây từ 5 - 8 tuổi liều lượng bón như sau: Phân chuồng tốt 30 - 50

kg/năm, đạm ure 1 - 2 kg, phân lân dạng nung chảy 3,5 kg, phân kali dạng
sunfat 1 - 1,2 kg, phân chuồng và phân lân bón 1 lần vào sau vụ thu hoạch.
Bón 60% phân đạm và 40% phân kali vào tháng 1 - 2, 60% phân kali
và 40% phân đạm còn lại vào tháng 5 - 6. Cũng có thể chia đều phân đạm bón
làm 3 lần:
Tháng 1 - 2: 40%
Tháng 5 - 6: 30%
Tháng 8 - 9: 30%
Cách bón: rắc cách gốc từ 30 - 50cm, phủ một lớp mỏng đất bột, rơm
rác, tƣới nƣớc. Tránh phủ đất quá dày, sát gốc sẽ gây bệnh thối gốc cam quýt.
- Có thể kết hợp với tuổi cây và năng suất cam quýt để chỉ định bón
phân thích hợp:
+ Cây từ 1 - 3 năm tuổi: phân chuồng 25 – 30 kg/cây, phân lân nung
chảy hoặc photphat nghiền 200 – 500 g/cây, phân ure 150 – 200 g/cây.
+ Cây từ 4 - 5 tuổi: phân chuồng 30 kg/cây, đạm ure 3000 g, lân nung
chảy 500 g/cây, sunfat kali 300 g, vôi bột 500 – 600 g/cây.
Phân lân và phân chuồng bón một lần vào cuối mùa sinh trƣởng cùng
với vôi bột. Phân đạm và kali chia làm 3 lần nhƣ đã nêu ở trên.
+ Cây từ 6 - 8 năm tuổi trở lên: có thể căn cứ vào sản lƣợng thu hoạch
hằng năm để định lƣợng phân bón. Nếu thu hoạch 15 tấn quả/ha mật độ trồng
600 cây cần bón cho một cây: 30 kg phân chuồng/cây, đạm ure 400 g/cây,
phân lân nung chảy 1000 g/cây, vôi bột 1000 g/cây, sunfat kali 500 g/cây. Với
năng suất 30 tấn/ha và mật độ là 1200 cây/ha, thì lƣợng phân bón cho một cây
cũng nhƣ trên. Nếu năng suất vẫn là 15 tấn/ha thì lƣợng phân bón cho một cây
rút xuống còn 1/2. Trong trƣờng hợp năng suất tăng gấp đôi: 60 tấn/ha thì
lƣợng phân bón cho một cây cũng đƣợc tăng lên tƣơng ứng.

Bùi Thị Duyên

11


Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Tổng lƣợng phân chuồng, phân lân và vôi bột đƣợc bón một lần vào
tháng 11 - 1. Phân kali, đạm đƣợc chia làm 3 thời kỳ bón vào mùa xuân, mùa
hè, mùa thu nhƣ ở trên [11].
*Tưới nước
Tƣới nƣớc là biện pháp chống hạn tích cực nhất: Nếu chủ động về nƣớc
tƣới thì tháo nƣớc vào các rãnh nông ở 2 bên bìa tán cây, sau 1 ngày thì tháo
cạn. Không chủ động về nƣớc thì cần xây dựng các ống dẫn nƣớc và các giàn
tƣới phun di động [11].
*Tỉa cành
Thời kỳ kiến thiết cơ bản cây cam quýt chƣa có quả cần phải chú ý tỉa
cành tạo tán cho cây: cắt tỉa bớt các cành nhỏ, những cành vƣợt và cành mọc
sâu trong tán, những cành bị nhiễm sâu, bệnh hại. Công việc này cũng đƣợc
tiến hành thƣờng xuyên sau mỗi mùa thu hái: cắt bỏ những cành khô, cành
tăm, cành quả mọc yếu và những cành sâu bệnh, nhằm tạo cho cây thông
thoáng, ít sâu bệnh [11].
* Thu hoạch
- Thời điểm thu hoạch
Cây có múi từ khi ra hoa cho đến khi thu hoạch khoảng 7 - 10 tháng,
tùy theo giống, tuổi cây, tình trạng sinh trƣởng…. Nên thu hoạch vào lúc trời
mát và nhẹ tay (tránh lúc nắng gắt làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ), không
nên thu quả sau mƣa hoặc có sƣơng mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tổn trữ.
- Cách thu hoạch

Dùng dao cắt cả cuống quả, lau sạch cho vào giỏ hoặc sọt tre để nơi
thoáng mát, phân loại, chờ vận chuyển đến nơi bảo quản và tiêu thụ.

Bùi Thị Duyên

12

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

1.3.4. Nghiên cứu về sâu bệnh hại trên cam quýt
Các loại cam quýt thƣờng bị rất nhiều loại sâu bệnh gây hại. Mức độ
gây hại, thời gian gây hại thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào giống, kỹ thuật
canh tác và điều kiện sinh thái mỗi vùng trồng.
*Sâu hại cam quýt: Một số loại sâu hại cam quýt là
- Sâu vẽ bùa (Phyllosnistis Citrella): Là loại sâu ƣa tán thấp, cây cao
khoảng 1,5 m trở xuống. Ban đêm loại bƣớm này bay ra đẻ trứng vào chồi
non lá non. Phá hoại chủ yếu ở thời kỳ vƣờn ƣơm và cây nhỏ 3 - 4 năm đầu
mới trồng. Trên cây lớn thƣờng phá hoại vào thời kỳ lộc non, nhất là đợt lộc
xuân. Sâu non nở ra ăn các lớp biểu bì trên lá, tạo thành các lớp ngoằn nghèo
có phủ sáp trắng, lá xoăn lại cuối đƣờng cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng
đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất từ tháng
2 - 10. Nếu bị sâu vẽ bùa cây quang hợp kém ảnh hƣởng đến sinh trƣởng
đồng thời tạo ra ngững vết thƣơng cơ giới, là cơ hội để bệnh loét xâm nhập.
+ Biện pháp phòng trừ: Khi chồi non 1 – 2 cm phun lần 1, sau 6, 7 ngày
chồi non vẫn phát triển thì phun lần 2. Dùng thuốc Polytrin, liều lƣợng

25ml/10 lít nƣớc [8].
- Ngài chích hút (Ophideres sp): Ngài chích hút tấn công chích vỏ quả
khi chín và chích hút dịch quả chủ yếu vào ban đêm. Nó dùng vòi đâm thủng
vỏ quả có đƣờng kính khoảng 1 mm, màu nâu sẫm. Mô xung quanh lỗ bắt đầu
bị thối tạo thành quầng nâu trên bề mặt vỏ. Những quả bị gây hại bắt đầu bị
rụng và thối hoàn toàn.
Bƣớm có sải cánh khoảng 10 mm, trong năm xuất hiện 2 - 4 lứa. Sâu
non không ăn quả. Bƣớm xuất hiện chủ yếu vào mùa hè và mùa thu khi
quả chín.
+ Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh vƣờn, thu dọn sạch tàn dƣ, làm cỏ kịp thời.

Bùi Thị Duyên

13

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

- Dùng bẫy độc và bẫy ánh sáng để tiêu diệt.
- Tất cả những quả rụng nên gom lại, đào hố chôn [8].
- Ruồi vàng đục quả (Dacus dorsalis): Ruồi cái đẻ trứng trong khoang
nhỏ của vỏ quả đang chín.Triệu trứng đầu tiên trên quả bị gây hại có thể quan
sát thấy những lỗ nhỏ khoảng 1 mm. Từ đấy sâu non đào lỗ chui vào trong
tép. Thông thƣờng có giọt gôm nhỏ từ trong lỗ chảy ra. Sau khi gây hại vết
bệnh bắt đầu thối và trở thành màu nâu. Cuối cùng quả bị rụng xuống và hủy

hoàn toàn.
+ Biện pháp phòng trừ:
- Dùng thuốc Dipterex nồng độ 0,2% để phun lên quả
- Dùng bẫy bả để tiêu diệt ruồi
- Vệ sinh vƣờn quả, đặc biệt là thu gom tất cả quả rụng, đào hố chôn xa
vƣờn cây là rất cần thiết nhằm ngăn chặn sự phát triển của ruồi
*Nhện: Trên cây cam quýt có hai loại nhện gây hại chủ yếu là nhện
trắng (Phyllocoptes) và nhện đỏ (Panonychus citri). Cả hai loại nhện trắng và
nhện đỏ đều chích hút cả lá lẫn quả nhƣng nhện trắng gây hại nhiều hơn đối
với quả còn nhện đỏ gây hại chủ yếu trên lá.
+ Triệu trứng: Nhện trắng là nguyên nhân gây nên rám quả và rám lá.
Chúng chích hút bề mặt dƣới của lá và phía quả bị lấp bởi tán lá. Quả bị gây
hại trở nên nhỏ hơn và có màu đen.
Nhện đỏ gây ra các đốm nhỏ màu vàng trên lá và quả. Những lá bị nhện
đỏ gây hại nặng chuyển sang màu vàng và dị dạng.
Trong điều kiện thời tiết thuận lợi nhện trắng có thể có tới 25 lứa trong
năm, trong khi nhện đỏ nhiều nhất cũng chỉ có 8 - 10 lứa trong năm. Cả nhện
đỏ và nhện trắng đều thích thời tiết hanh khô.
+ Biện pháp phòng trừ:

Bùi Thị Duyên

14

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học


- Áp dụng chặt chẽ các biện pháp canh tác nhƣ mật độ trồng, vệ sinh
vƣờn, bón phân cân đối đủ dinh dƣỡng.
- Theo dõi vƣờn quả kịp thời để phun thuốc, sử dụng luân phiên các
thuốc đặc trị để chống nhện quen thuốc nhƣ: Trebon, Danitol và dầu khoáng
DC - Tron plus (C24), nồng độ 0,5%. Điều quan trọng là tạo điều kiện cho
thiên địch của nhện phát triển [8].
- Ngoài ra còn có rất nhiều loại sâu hại cam quýt khác nhƣ: sâu đục
thân, cành (Anoplophora chinensis), rầy chổng cánh (Diaphorina citri), rệp
sáp (Icerya purchasi karkell), rệp sáp giả (Pseudococcus citri risso), rệp nâu,
rệp đen (các loài thuộc họ Aphididae).
*Bệnh hại cam quýt
- Bệnh vàng lá gân xanh, vàng bạc: Triệu trứng đầu tiên trên lá già có
những đốm vàng loang lổ. Sau đó các lá đó nhỏ lại, phiến lá ngả sang màu
vàng, gân lá còn giữ màu xanh, đầu tiên chỉ một vài lá trên cây bị bệnh. Bệnh
nặng cả trên cây đều thể hiện triệu trứng và có một vài cành bị khô chết và
cuối cùng cây chết.
Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn Liberobacter asiaticum và do rầy
chổng cánh (Diaphorina citri) làm tác nhân lây truyền bệnh, ngoài ra bệnh
còn lan theo con đƣờng nhân giống vô tính nhƣ chiết, ghép và thực vật
thƣợng đẳng ký sinh (dây tơ hồng). Vi khuẩn sống và sinh sản rất tốt trên cây
rau dừa cạn.
+ Biện pháp phòng trị:
- Không dùng giống ở những vƣờn cây có triệu trứng bệnh, hoặc giống
không rõ xuất xứ.
- Khi cây nhiễm nhẹ, cắt tỉa và tiêu hủy các cành, cây bị bệnh để tránh
lây lan. Khi cây bị nhiễm nặng cần loại bỏ cây ra khỏi vƣờn.

Bùi Thị Duyên


15

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

- Khi cây chớm bệnh phun (50g CuSO4 + 50g CuSO3)/8 lít nƣớc;
Copper Zine WP đến khi cây hồi phục bình thƣờng. Để ngừa bệnh có thể
phun các loại thuốc trên 2 lần/năm [8].
- Chủ yếu là phòng trị và hạn chế mật độ của rầy chổng cánh để tránh
lây lan bệnh.
*Bệnh loét cam quýt:
Bệnh thƣờng gây nên những vết đốm trên lá và quả cũng nhƣ gây nên
các dị tật trên vỏ. Lúc đầu là những vòng tròn, sau đó phát triển thành những
đốm không bình thƣờng.Vết bệnh có những quầng vàng đặc trƣng xung
quanh đốm.
Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Xanthomonas citri. Vi khuẩn gây
bệnh loét lan truyền trên một cây hoặc lan sang bên cạnh nhờ gió và mƣa té,
chủ yếu theo hƣớng gió và mƣa, chúng xâm nhập qua lỗ khí khổng hoặc
những vết thƣơng cơ giới. Sự lây truyền đi xa qua con đƣờng nhân giống vô
tính.
- Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh tất cả là việc làm cần thiết. Trong những vùng có gió nên
trồng các cây khác làm vành đai chắn gió.
- Sử dụng giống kháng bệnh, sử dụng thuốc hóa học nhƣ phun dung
dịch Booc đô 1%; Ridomil 240 EC/ND (0,3% hay 30g/10 lít nƣớc).
Sâu bệnh hại cam quýt là một trong những nguyên nhân chính làm

giảm năng suất, phẩm chất của nhà vƣờn, gây thiệt hại cho ngƣời nông dân.
Vì vậy công tác bảo vệ thực vật cần đƣợc tiến hành hiệu quả. Nhƣng chúng ta
cần biết cam quýt là một sản phẩm đƣợc con ngƣời sử dụng nên nó cần đƣợc
đảm bảo an toàn. Với xu thế sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn GAP, thì
việc lựa chọn một hệ thống canh tác, phòng trừ dịch hại là hết sức quan trọng.
Trong đó quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một giải pháp tối ƣu hiện nay
[8].

Bùi Thị Duyên

16

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

CHƢƠNG 2. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Giống cam sành đƣợc trồng ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2/2011 - 4/2012
- Địa điểm nghiên cứu: Một số xã trồng cam thuộc huyện Quang Bình,
tỉnh Hà Giang.
2.3. Vật liệu nghiên cứu
- Axit Boric (H3BO3): có nguồn gốc Trung Quốc, dạng tinh thể, màu
trắng, dễ tan trong nƣớc. Hàm lƣợng nguyên chất là 17,5% B.
- Komic: Dạng lỏng, dễ tan trong nƣớc. Hàm lƣợng nguyên chất là: N

3,5%, P2O5 7%, Cu 100 ppm, Zn 200 ppm, Mg 800 ppm, Mn 100 ppm.
- Yogen: Dạng dung dịch, dễ tan trong nƣớc. Hàm lƣợng gồm: N
30,3%, P2O5 10%, K2O 10%, còn lại là MnO, MgO, B2O5, S, Fe, Cu, Zn,
Mo…
- Atonic 1,8 DD: Dạng dung dịch, dễ tan trong nƣớc. Hàm lƣợng chính
là: hợp chất nitro thơm 1,8 g/lít, là hợp chất kích thích sinh trƣởng.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Điều tra hiện trạng sản xuất cam, quýt tại huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang.
- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
- Hiện trạng sản xuất cây ăn quả nói chung.
- Hiện trạng sản xuất cam quýt ở Quang Bình bao gồm: Giống, diện
tích, năng suất, sản lƣợng, kỹ thuật chăm sóc, phân bón, sâu bệnh hại, giá bán,
thu nhập…

Bùi Thị Duyên

17

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

- Tình hình sinh trƣởng, phát triển của cam sành.
2.4.2. Một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng phát triển và
năng suất giống cam sành ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
* Nghiên cứu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi.

* Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số phân bón qua lá đến năng suất
giống cam sành.
* Nghiên cứu ảnh hƣởng của biện pháp che phủ đất đến khả năng sinh
trƣởng phát triển của cây cam sành 2 - 3 năm tuổi.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Điều tra hiện trạng sản xuất cam quýt tại huyện Quang Bình, tỉnh
Hà Giang
- Các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập qua Phòng thống kê, Phòng nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quang Bình, và các xã trồng cam của
huyện Quang Bình.
- Đặc điểm của các giống đƣợc đo đếm trực tiếp trên một số cây cam,
quýt đang trồng tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
2.5.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động đến sinh trưởng phát
triển và năng suất giống cam sành ở huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang
* Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số phân bón qua lá đến động thái
rụng quả, năng suất chất lƣợng cam sành
Gồm 5 công thức:
- Công thức 1: Phun nƣớc lã (đối chứng)
- Công thức 2: Phun chế phẩm Yogen: 0,1%
- Công thức 3: Phun chế phẩm Atonic: 0,2%
- Công thức 4: Phun axit Boric 100ppm
- Công thức 5: Phun chế phẩm Komix: 0,2%
Phun vào lúc trời râm mát ở các giai đoạn nhƣ sau:

Bùi Thị Duyên

18

Lớp K34D Sinh - KTNN



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

- Lần 1: Phun sau khi hoa rộ
- Lần 2: Phun khi quả lớn 1cm
Thí nghiệm có 5 công thức, mỗi công thức 5 cây, mỗi cây là một lần nhắc
lại và đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn. Các yếu tố phi thí nghiệm
là đồng đều.
* Nghiên cứu ảnh hƣởng của biện pháp che phủ đất đến khả năng sinh
trƣởng phát triển của cây cam sành 2 - 3 năm tuổi.
Gồm 2 công thức:
Công thức 1: Để cỏ giữa 2 hàng cam
Công thức 2: Che phủ bằng rơm rạ, rác.
(độ dày của vật liệu che phủ là 15 cm)
2.5.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng phát triển (ở cây 2 tuổi, cây 5 - 8 tuổi)
- Kích thƣớc tán lá: Đo đƣờng kính tán lá theo hƣớng Đông - Tây, Nam
- Bắc bằng thƣớc mét theo hình chiếu của tán.
- Chiều cao cây: Đo từ gốc lên ngọn
- Chu vi gốc (cm): Đo ở vị trí cách mặt đất 20 - 25 cm
- Số cành cấp 1, cấp 2 (cành/cây): Đếm toàn bộ số cành cấp 1, cấp 2.
* Theo dõi thời gian ra lộc
- Bắt đầu ra lộc: 10% cành ra lộc
- Lộc ra rộ: 70% cành ra lộc
- Kết thúc ra lộc: 90% cành ra lộc
* Theo dõi chất lượng lộc
- Số lộc/cành: Đếm 8 cành về 4 phía
- Chiều dài lộc: Đo từ gốc đến mút lộc

* Theo dõi thời gian ra hoa
- Bắt đầu ra hoa: 10% cành ra hoa
- Hoa rộ: 70% cành ra hoa
- Kết thúc ra hoa: 70% số hoa trên cành tán

Bùi Thị Duyên

19

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

* Theo dõi thành phần cơ giới quả
- Tỷ lệ phần ăn đƣợc (%) (múi)
- Tỷ lệ phần không ăn đƣợc (%) (vỏ + hạt)
2.5.4. Xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm EXCEL và IRRISTART

Bùi Thị Duyên

20

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất cây ăn quả của huyện Quang
Bình - tỉnh Hà Giang
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
*Vị trí địa lý: Quang Bình là một huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang,
nằm về phía Tây Nam tỉnh, có tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ 22o 1213 đến
22o 3441 vĩ độ Bắc, từ 103o 5640 đến 104o 1725 độ kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần.
- Phía Nam giáp huyện Bắc Quang và tỉnh Yên Bái.
- Phía Đông giáp huyện Bắc Quang.
- Phía Tây giáp tỉnh Lào Cai.
Quang Bình là một huyện mới thành lập theo nghị định 146/ND - CP
ngày 1 tháng 12 năm 2003 của chính phủ (đƣợc chia tách ra từ 12 xã của
huyện Bắc Quang, một xã của huyện Xí Mần và hai xã của huyện Hoàng Su
Phì). Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã, với diện tích đất tự nhiên là
79.188,04 ha, chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh [12].
*Địa hình: Là huyện thuộc vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang, địa hình
huyện Quang Bình đƣợc chia thành 3 dạng chính sau.
- Địa hình núi cao trung bình: Gồm phần diện tích thuộc các xã Tiên
Nguyên, Bản Rịa, Xuân Minh, Tân Trịnh, Tân Bắc…với độ cao từ 900 1.700m. Phần lớn đất ở địa hình này đều có độ dốc trên 25o, đá mẹ lộ thiên
tạo thành cụm và chủ yếu là đá granit, đá vôi, phiến thạch mica. Địa hình chia
cắt mạnh tạo ra các tiểu vùng với các điều kiện khí hậu khác nhau.
- Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao thay đổi từ vài chục đến 900m, phân
bố ở tất cả các xã. Địa hình có dạng đồi báp úp, hoặc lƣợn sóng thuận lợi cho
phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

Bùi Thị Duyên


21

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

- Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất bằng thoai thoải hoặc lƣợn sóng
ven sông Con và sông Bạc. Các loại đất trên địa hình này đƣợc hình thành từ
các sản phẩm bồi tụ (phù sa và dốc tụ). Do địa hình khá bằng phẳng có điều
kiện giữ nƣớc và tƣới nƣớc nên hầu hết đất đã đƣợc khai thác trồng lúa và hoa
màu [12].
*Khí hậu: Quang Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu
ảnh hƣởng của chế độ gió mùa, nhƣng do nằm sâu trong lục địa nên ảnh
hƣởng của mƣa bão trong mùa hè, gió mùa Đông Bắc trong mùa đông kém
hơn các nơi khác thuộc vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
Chế độ gió mùa có sự tƣơng phản rõ: Mùa hè có gió mùa Đông Nam
kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mƣa nhiều. Mùa Đông có
gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh khô
và ít mƣa [12].
*Tài nguyên đất: Kết quả xây dựng bản đồ tỷ lệ 1/25.000 (kết quả
chỉnh lý bổ sung bản đồ đất huyện Quang Bình năm 2005 do Trung ƣơng hội
khoa học đất Việt Nam xây dựng). Đất đai huyện Quang Bình đƣợc chia
thành 5 nhóm (Major Soil Group), những tính chất chính của từng nhóm
đất là:
- Nhóm đất phù sa P (tên theo FAO-UNESCO là Fluvisols): Diện tích
2.721,8 ha, chiếm 3,42% tổng diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất gley GL (tên theo FAO-UNESCO là Gleysols): Diện tích
1.377,5 ha, chiếm 1,73% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất than bùn T (tên theo FAO-UNESCO là Histosols): Diện
tích 5 ha chiếm 0,01% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất xám X (tên theo FAO-UNESCO là Acrisols): Diện tích
74.145,47 ha chiếm, 93,28% diện tích tự nhiên.

Bùi Thị Duyên

22

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

- Nhóm đất đỏ F (tên gọi theo FAO-UNESCO là Ferralsols): Diện tích
195 ha, chiếm 0,24% diện tích tự nhiên [12].
*Tài nguyên rừng: Hiện tại tổng diện tích có rừng: 40.796,17 ha, trong
đó: Rừng tự nhiên: 32.348,65 ha, rừng trồng 9.447,52 ha. Đặc biệt, Quang
Bình nằm trong vùng nguyên liệu giấy của công ty giấy Bãi Bằng với diện
tích đất có rừng lớn và phân bố ở nhiều khu vực khác nhau [12].
3.1.2. Điều kiện đất đai và tình hình sản xuất cây ăn quả
Quang Bình có diện tích đất tự nhiên là 79.188,04 ha, trong đó dất
nông nghiệp 35.626 tính đến tháng 01 năm 2011 (nguồn chi cục thống kê
huyện Quang Bình). Cơ cấu đất nông nghiệp của Quang Bình phân bổ theo
bảng 3.1
Bảng 3.1. Cơ cấu đất nông nghiệp của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

Thứ tự

Hạng mục

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

1

Đất nông nghiệp

35.626

100

2

Cây lâu năm

7.373

20,69

3

Cây hằng năm

3.025


8,49

4

Cây lâm nghiệp

20.235

56,79

5

Nuôi trồng thủy sản

1.07

3,00

6

Đất nông nghiệp khác

3.933

11,03

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quang Bình tháng 1 năm 2011)
Nhƣ vậy diện tích trồng cây lâm nghiệp là 20.235 chiếm 56,79% đất
nông nghiệp. Cây lâu năm chiếm 20,69% (7.373 ha) và đất nuôi trồng thủy
sản 3.00% (1.07 ha). Trong xu thế hiện nay do quá trình chuyển đổi cơ cấu

cây trồng vật nuôi diễn ra mạnh mẽ nên diện tích đất trồng cây lâm nghiệp và
cây lâu năm có xu hƣớng tăng. Diện tích cây hằng năm có xu hƣớng tăng ít và
đi vào ổn định.
Về nhóm cây lƣơng thực diện tích có thay đổi, lúa, ngô tăng nhẹ. Điều
đó chứng tỏ: vấn đề an ninh lƣơng thực chƣa đảm bảo đủ đáp ứng nhu cầu,

Bùi Thị Duyên

23

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

bên cạnh đó nghành chăn nuôi phát triển nên nhu cầu lúa, ngô, khoai, sắn tăng
mạnh. Riêng về cây ăn quả diện tích giảm khá mạnh. Sự giảm về diện tích cây
ăn quả của Quang Bình chủ yếu do ngƣời nông đân phá bỏ các vƣờn tạp, các
loại cây ăn quả có giá trị thấp nhƣ những cây hồng đã già, chanh, nhãn…Thay
vào đó là những vƣờn quả tập trung có quy mô sản xuất tốt hơn. Cơ cấu cây
ăn quả của huyện đƣợc thể hiện ở bảng 3.2
Bảng 3.2. Cơ cấu cây ăn quả của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang (tính
đến năm 2011)
Thứ Chủng loại cây
tự

Diện tích


Sản lƣợng

hiện có

cho sản

(tấn)

(ha)

phẩm

Diện tích

Tỷ lệ (%)

1

Cam

420,69

41,1

73,45

2442,38

2


Quýt

47,50

4,6

71,42

265,38

3

Chanh

40,48

3,9

28,78

91,82

4

Chuối

59,80

5,8


145,80

558,42

5

Mận, đào

36,20

3,5

18,49

57,87

6

Nhãn

129,10

12,6

14,71

178,26

7


Vải

170,60

16,5

21,95

351,21

8

Hồng

64,70

6,3

41,03

217,44

9

Xoài

59,20

5,7


8,65

50,02

Nguồn: (Chi cục thống kê huyện Quang Bình, năm 2011) [4].
Số liệu bảng cho thấy: chủng loại cây ăn quả của Quang Bình rất đa
dạng. Tuy nhiên diện tích cây ăn quả có múi là chủ đạo, trong đó cam chiếm
tỷ lệ lớn nhất (41,1 %). Vậy có thể thấy cam là cây ăn quả chính trong cơ cấu
cây ăn quả của huyện.
Điều kiện kinh tế - xã hội Quang Bình có nhiều thuận lợi trong việc
phát triển cây ăn quả nói chung và cây có múi nói riêng nhƣ: Vị trí địa lý
thuận lợi, cơ sở hạ tầng tƣơng đối phát triển, nông dân thƣờng xuyên đƣợc
tập huấn về các phƣơng pháp khoa học kỹ thuật mới. Đất đai màu mỡ, quỹ đất
còn nhiều là cơ sở để mở rộng diện tích.

Bùi Thị Duyên

24

Lớp K34D Sinh - KTNN


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp đại học

3.2. Tình hình sản xuất tiêu thụ cam quýt ở huyện Quang Bình, tỉnh Hà
Giang
Điều tra hiện trạng sản xuất cây ăn quả ở các xã trồng cam quýt của
huyện Quang Bình chúng tôi thấy: Cam quýt là loại cây đem lại giá trị kinh tế

cao cho vùng, có ƣu thế trong việc sản xuất sản phẩm hàng hóa, thị trƣờng
đầu ra rộng lớn hầu nhƣ toàn miền Bắc. Có thể thấy diện tích trồng cam của
các xã trong năm 2011 nhƣ sau : Hƣơng Sơn 185.41 ha, Tiên Yên 59.90 ha,
Yên Hà 72.30 ha, Tân Trịnh 25.80 ha, Vỹ thƣợng 33.20…[4].
3.2.1. Các giống cam, quýt trồng chủ yếu tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà
Giang
Cây ăn quả có múi chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số diện tích cây ăn
quả của huyện Quang Bình. Để có thể nhận biết tổng quan về tình hình phát
triển cây ăn quả có múi của địa bàn nghiên cứu thể hiện ở bảng 3.3
Bảng 3.3. Diện tích năng suất qua các năm của nhóm cây có múi
Năm

2009

2010

Chủng
Loại

Diện
tích
(ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

Diện
tích
(ha)


Cam sành

1024,6

71,0

Quýt

54,0

Chanh

37,8

Năng
suất
(tạ/ha)

2011
Diện
tích
(ha)

Năng
suất
(tạ/ha)

1027,80 72,44


420,69

73,45

71,0

55,26

70,41

47,50

71,42

28,0

38,60

28,25

40,48

28,78

Nguồn: (Chi cục thống kê huyện Quang Bình) [2], [3], [4].
Kết quả điều tra cho thấy ở Quang Bình trồng 3 loại quả có múi chính
đó là cam sành, quýt, chanh. Trong đó đứng đầu là cam sành với diện tích và
năng suất cao hơn so với hai loại quả còn lại.
Nhóm cam, quýt có nhiều giống nhƣng ở Quang Bình chỉ trồng duy
nhất cam sành là chủ yếu.Việc phân bố cam sành trồng ở các xã thể hiện trong

bảng 3.4

Bùi Thị Duyên

25

Lớp K34D Sinh - KTNN


×