Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Thực trạng và các giải pháp phát triển chăn nuôi bò ở xã ngọc thanh, thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.4 KB, 46 trang )

Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

+PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chăn nuôi bò là tập quán lâu đời của người nông dân Việt Nam. Với
điều kiện thời tiết thuận lợi, 3/4 diện tích là đồi núi, có đồng cỏ tự nhiên rộng
lớn, phụ phẩm trồng trọt dồi dào, chăn nuôi bò là một thế mạnh ở nước ta.
Ðưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, trong đó chăn nuôi bò được xác
định có vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở
nhiều vùng nước ta, nhất là ở địa bàn miền núi tạo ra sản phẩm hàng hóa có
giá trị kinh tế cao.
Đời sống vật chất ngày càng tăng cao đồng nghĩa với nhu cầu thịt, sữa,
trứng… ngày càng tăng nhưng khả năng cung cấp còn hạn chế. Thịt bò đại
diện cho nhóm thịt đỏ là một loại thịt hấp dẫn rất giàu dinh dưỡng, được chế
biến thành những món ăn với hương vị đặc biệt cung cấp lượng đạm lớn cho
con người là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích. Trong mấy năm gần
đây, dịch cúm gia cầm bùng phát, dịch liên cầu khuẩn ở lợn, hay gần đây nhất
là hiện tượng trứng gà giả, trứng gà công nghiệp bị tẩy màu… khiến cho
những thực phẩm đó tiêu thụ giảm hẳn, ngược lại nhu cầu thịt bò tăng lên.
Tuy nhiên, ở Việt Nam thịt bò vẫn được xem là món ăn xa xỉ lý do giá của nó
quá cao do ngành chăn nuôi bò thịt chưa được chú trọng phát triển và những
thuận lợi trong chăn nuôi bò thịt chưa được khai thác tận dụng hết.
Ngọc Thanh là một xã thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là
vùng có khả năng canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau do đó có một lượng
phế phụ phẩm nông nghiệp dồi dào mặt khác diện tích chăn thả khá rộng nên
nơi đây là điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi bò. Hơn nữa trong điều kiện
kinh tế của người dân ở đây còn nhiều khó khăn, chưa có khả năng để cơ giới
hoá hoàn toàn trong nông nghiệp thì việc chăn nuôi bò sẽ giải quyết phần nào


Trường ĐHSP Hà Nội 2

1

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

sức kéo, cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt và điều quan trọng là góp
phần tăng thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây. Mặt khác Ngọc Thanh có
ưu thế về vị trí địa lý: là xã thuộc địa phận thị xã Phúc Yên tiếp giáp Hà Nội
một thị trường tiêu thụ thịt bò rộng và tiềm năng; bên cạnh đó tại thị xã Phúc
Yên có nhiều nhà máy, công ty, trường học… đây cũng là nơi tiêu thụ thịt bò
khá lớn.
Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi bò ở Ngọc Thanh còn nhỏ lẻ chưa
được đầu tư nhiều, chưa có hộ nuôi bò theo qui mô trang trại. Nguồn thức ăn
là cỏ tự nhiên dồi dào, bãi chăn thả rộng, phụ phẩm từ nông nghiệp nhiều
(thân lá ngô, rơm lúa, rau khoai…) vẫn chưa được tận dụng triệt để gây lãng
phí. Số lượng và chất lượng đàn bò ở xã chưa phát triển được so với tiềm
năng hiện có của xã.
Nhằm tìm hiểu về thực trạng chăn nuôi bò ở xã Ngọc Thanh, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển chăn
nuôi bò với điều kiện cụ thể ở địa phương chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực
trạng và các giải pháp phát triển chăn nuôi bò ở xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”
1.2. Mục tiêu của đề tài:
- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi bò tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh

Vĩnh Phúc.
- Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi bò với điều kiện thực tế tại địa
phương.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới và trong nước.
2.1.1. Sơ lược tình hình chăn nuôi bò trên thế giới
2.2.1.1. Số lượng và phân bố đàn bò
Chăn nuôi bò thịt phát triển hầu hết ở các quốc gia thuộc các châu lục
và các vùng trên thế giới, châu Mỹ luôn là châu lục có số lượng đàn bò thịt
chiếm tỷ trọng lớn nhất thế giới (khoảng 37,1%).
Bảng 2.1. Biến động về số lượng đàn bò trên thế giới
(ĐVT:1000con)
Quốc gia

Năm
2005


2006

2007

Bra xin

207.157

205.886

199.752

Ấn độ

180.837

178.703

176.594

Trung Quốc

90.134

87.548

82.067

Mỹ


95.438

96.702

97.003

Ắchentina

50.167

50.700

50.750

Ê ti ô pi a

40.390

43.125

43.000

Xu đăng

40.468

40.994

41.404


Mê hi cô

28.763

31.163

31.950

Úc

27.782

28.393

28.037

Băng la đét

24.900

25.100

25.300

Việt Nam

5.541

6.511


6.725

Thế giới

1.350.178

1.361.540

1.357.184

Nguồn: Phòng thống kê của FAO, năm 2009
Từ bảng 2.1 cho thấy tổng đàn bò trên thế giới trong những năm qua
tăng chậm, năm 2007 là 1.357.183 nghìn con, tốc độ tăng trưởng bình quân
giai đoạn 2005-2007 là 0,26 %. Trong đó Braxin, Ấn Độ là các quốc gia có
Trường ĐHSP Hà Nội 2

3

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

tổng đàn bò lớn nhất thế giới, năm 2007 Braxin có 199.752 nghìn con (chiếm
14,72% tổng đàn bò thế giới), Ấn Độ có 176.594 nhìn con (chiếm 13,01%
tổng đàn bò thế giới). Tuy nhiên số lượng đàn bò của cả 2 quốc gia trên đều
có xu hướng giảm trong những năm gần đây, tốc độ giảm bình quân trong giai
đoạn 2005-2007 là 1,8% đối với Braxin và 1,18% đối với Ấn Độ.

Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển và được đánh giá
có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, điều đó cũng được thể hiện thông qua tốc
độ tăng trưởng bình quân đàn bò giai đoàn 2005-2007 là 10,4%/năm và số
lượng đầu con là 6.725 nghìn con năm 2007(chiếm 0,5% tổng đàn bò thế
giới). Đây là kết quả bước đầu khi Việt Nam mới tham gia là thành viên chính
thức của WTO.
Bảng 2.2. Số lượng bò thịt giết mổ trên thế giới
(Đvt: 1000 con)
Quốc gia

Năm
2005

2006

2007

Trung Quốc

40.659

41.579

44.060

Mỹ

33.311

33.850


33.720

Bra-xin

39.430

30.374

30.713

Ắc hen ti na

14.252

13.403

13.500

Ấn độ

12.950

12.510

12.450

Nga

10.672


9.640

9.481

Úc

8.854

8.401

9.081

Mê hi cô

7.666

7.860

7.969

Pháp

5.270

5.100

5.082

Uc crai na


3.821

3.724

3.740

Việt Nam

830

927

1.200

Thế giới

290.652

283.006

287.000

Nguồn: Phòng thống kê của FAO, năm 2009
Với số lượng đàn bò như trên, số lượng bò giết mổ hàng năm trên thế
Trường ĐHSP Hà Nội 2

4

Khoa Sinh - KTNN



Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

giới cũng tương đối lớn, năm 2007 là 287.000 con, cung cẩp cho thị trường
59.852 nghìn tấn thịt (tổng hợp ở bảng 2.2).Trong đó Trung Quốc, Mỹ,
Braxin là những quốc gia có số lượng bò giết mổ lớn nhất thế giới. Năm
2007, số lượng bò giết mổ của Trung Quốc là 44.060 nghìn con (chiếm
15,35% số lượng bò giết mổ trên thế giới) và cung ứng 5.849 nghìn tấn thịt.
Mỹ có số lượng bò giết thịt ít hơn Trung Quốc nhưng do có năng suất cao nên
sản lượng thịt cung ứng lớn (12.044 nghìn tấn thịt tương ứng với 33.720
nghìn con được giết mổ). Lượng giết mổ của Braxin trong những năm qua rất
lớn 10,93% trong giai đoạn 2005-2007. Ngược lại với xu thế đó, số lượng giết
mổ của đàn bò Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tốt 20,57% với tổng lượng bò
giết mổ là 1.200 nghìn con, cung cấp được 206 nghìn tấn thịt vào năm 2007.
Nguyên nhân chính về xu hướng biến động trên có thể do sự khủng
hoảng kinh tế thế giới trong thời gian qua và một số dịch bệnh sảy ra trên đàn
bò một số nước có quy mô chăn nuôi lớn như bệnh bò điên, tụ huyết trùng và
tâm lý của một bộ phận người tiêu dùng thế giới về vấn đề đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm của loại sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao này.
Tuy vậy, xu hướng chung về nhu cầu thịt bò của người tiêu dùng thế giới
cũng không ngừng tăng lên, tổng lượng nhập khẩu thịt bò trên thế giới năm 2008
là 6.834 tấn (với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2008 là 0,41%), thể hiện ở
bảng 2.3
Vì vậy, đây cũng là cơ hội cho các quốc gia có điều kiện phát triển
chăn nuôi bò thịt tạo nhiều sản phẩm cho xuất khấu. Cầu về thịt bò lớn nhất là
Châu Mỹ, trong đó Mỹ là quốc gia có nhu cầu nhập khẩu thịt bò lớn nhất thế
giới 1.151 tấn (chiếm 15% tổng sản lượng thịt bò nhập khẩu của thế giới vào

năm 2008), ngoài ra Nga và Giamaica, Malaixia cũng là các quốc gia có tỷ
trọng nhập khẩu cao.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

5

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 2.3 Tình hình nhập khẩu thịt bò trên thế giới
ĐVT: tấn
Năm
Quốc gia

2006

2007

2008

Hoa Kỳ

1.399

1.384


1.151

Nga

939

1.030

1.137

Gia-mai-ca

678

686

659

Ma-lai-xi-a

383

403

408

Ka-giắc-xtan

298


308

295

Vê-nê-du-ê-la

54

186

320

Ai Cập

292

293

205

Ca-na-đa

180

242

230

Phi-lip-pin


136

153

159

Ấn Độ

93

103

130

Việt Nam

29

89

140

Thế giới

6.791

7.121

6.834


Nguồn: Phòng thống kê của FAO, năm 2009
Tuy nhiên do khủng hoảng kinh tế thế giới, khả năng tự đáp ứng nhu
cầu thịt bò trong nước và tâm lý tiêu dùng của một bộ phận người tiêu dùng
thế giới về an toàn vệ sinh thực phẩm, nên trong những năm gần đây một số
quốc gia có xu hướng giảm lượng thịt nhập như Mỹ, Giamaica, Ka-giắc-xtan,
Ai Cập. Ngược lại, Vê-nê-du-ê-la và Việt Nam có tốc độ nhập khẩu rất cao
(132,10% đối với Việt Nam và 158,24% đối với Vê-nê-du-ê-la).
Về khả năng xuất khẩu thịt bò trên thế giới được tông hợp qua bảng
2.4 sau:
Các quốc gia có khả năng xuất khẩu nhiều nhất phải kể đến đó là các
Trường ĐHSP Hà Nội 2

6

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

cường quốc chăn nuôi bò thịt như: Braxin, Ôxtraylia, Mỹ, Ấn độ, Niudilân...,
tổng lượng xuất khẩu của Braxin là 1.801 tấn năm 2008 (chiếm 23,81% tổng
lượng xuất khẩu của thế giới), của Ôxtraylia là 1.407 tấn (chiếm 18,6% tổng
lượng xuất khẩu của thế giới). Lượng xuất khẩu của Việt Nam chỉ có 135 tấn
năm 2008 (chiếm 1,8% tổng lượng xuất khẩu của thế giới) nhưng tốc độ tăng
xuất khẩu giai đoạn 2006-2008 lên đến 155,36%. Điều đó chứng tỏ nước ta đã
và đang tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới một cách tích cực,
khẳng định vị trí của mình trong trường quốc tế, tạo đà phát triển ngành kinh

tế này và các ngành kinh tế khác trong tương lai.
Bảng 2.4. Tình hình xuất khẩu thịt bò trên thế giới
ĐVT: Tấn
Năm
Nước
2006

2007

2008

Bra-xin

2.084

2.189

1.801

Ô-xtrây-li-a

1.430

1.400

1.407

Hoa Kỳ

519


650

856

Ấn Độ

681

678

625

Niu Di-lân

530

496

533

Ca-na-đa

477

457

494

Ắc-hen-ti-na


552

534

421

U-ru-guay

460

385

361

Pa-ra-guay

232

196

232

Cô-lôm-bi-a

31

114

206


Việt Nam

24

84

135

7.517

7.643

7.565

Thế giới

Trường ĐHSP Hà Nội 2

7

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

Nguồn: Phòng thống kê của FAO, năm 2009
2.2.2. Sơ lược tình hình chăn nuôi bò ở nước ta

2.2.2.1. Số lượng và phân bố đàn bò
Từ xa xưa chăn nuôi bò nước ta chủ yếu là khai thác sức kéo và phân
bón phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, là nguồn của cải dự trữ lúc thiên tai
mất mùa… Ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, có máy
móc và các sản phẩm phân bón thay thế vai trò cung cấp sức kéo và phân
bón của con bò đặt xuống hàng thứ yếu, vai trò cung cấp thịt, sữa chiếm ưu
thế. Do đời sống con người ngày càng cao nên thịt bò ngày càng được tiêu
thụ nhiều hơn. Nhưng trong những năm gần đây số lượng bò được nuôi có
xu hướng giảm nguyên nhân là vì đồng cỏ chăn thả tự nhiên ngày càng bị
thu hẹp, đa phần người nông dân chưa có điều kiện chăn nuôi với số lượng
nhiều. Diễn biến số lượng bò ở nước ta trong một số năm được trình bày cụ
thể dưới đây.
Bảng 2.5: Số lượng bò ở Việt Nam từ năm 2005 – 2010
Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

5.504,7

6.510,8


6.724,7

6.337,7

6.103,3

5.808,3

Số lượng
(nghìn
con)
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2010
Như vậy những năm gần đây đàn bò nước ta có xu hướng tăng và ổn
định. Điều này phản ánh được sự phát triển của nông nghiệp của ta nói
chung và sự phát triển của ngành chăn nuôi bò nói riêng. Nhờ có sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước: Đã cho bà con vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật, không
ngừng nghiên cứu tạo ra những con giống mới và nhập ngoại những con
giống có năng suất cao, thích nghi với điều kiên chăn nuôi ở Việt Nam. Hiện

Trường ĐHSP Hà Nội 2

8

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp


nay, có 15 tỉnh thành tham gia dự án giống bò thịt chất lượng cao. Hàng
nghìn bò thịt giống cao sản đã được nhập về nước ta trong những năm qua
nhằm đáp ứng nhu cầu giống phát triển chăn nuôi của nhân dân. Tỉ lệ đàn bò
lai chiếm trên 30% tổng đàn bò, là đàn bò nền để tiếp tục lai tạo bò thịt chất
lượng cao.
Nước ta có đặc điểm tự nhiên rất đa dạng vì thế sự phân bố đàn bò
trên cả nước có sự khác nhau rõ rệt. Đàn bò nước ta tập trung ở khu vực Bắc
Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ với số lượng trên 62% tổng đàn
bò cả nước. Bò là một trong những gia súc nhai lại dễ thích nghi với những
vùng có thảm thực vật phong phú, khả năng lợi dụng thức ăn thô xanh của
bò rất tốt. Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ là nơi có điều kiện tự nhiên phù
hợp với phát triển bò nên có đến 40% bò cả nước tập trung ở đây. Tuy Tây
Nguyên là vùng đất rộng lớn, có nhiều đất đai và đồng cỏ phù hợp với chăn
nuôi bò nhưng tại đây số lượng bò chỉ chiếm rất ít khoảng 11 % số bò của cả
nước.
Trong 5 năm qua năng suất và chất lượng các giống bò nước ta đã
được cải thiện nhiều, cả nước có khoảng 6,51 triệu con, trong đó có 2,08
triệu bò lai Zebu (chiếm 32% tổng đàn bò). Các tỉnh có số lượng bò lai Sind
cao như Vĩnh Phúc 58,9% (104,3 nghìn bò lai Sind trên tổng số 177,1 nghìn
bò của tỉnh), Hà Tây 85,4% (138 nghìn con trên tổng số 161,7 nghìn con),
Quảng Ngãi 29,2% (83,3 nghìn con trên tổng số 284,6 nghìn con), Tây Ninh
83,0% (104,3 nghìn con trên 125,7 nghìn con)... (Đề án phát triển chăn nuôi
bò thịt đến năm 2020, trang 3)
Bò lai Zebu (Sind, Sahiwal…) đã thích nghi tốt với điều kiện sinh thái
của nước ta, và làm phong phú nguồn gen bò thịt trong nước. Có một số cơ
sở giống bò thịt của các địa phương được củng cố và xây dựng mới để đáp
ứng nhu cầu về con giống và chăn nuôi bò thịt chất lượng cao như Sơn La,
Tuyên Quang, Bình Định, Bình Phước, Lâm Đồng ,Gia Lai, Tp Hồ Chí
Trường ĐHSP Hà Nội 2


9

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

Minh...
Bảng 2.6: Số lượng bò phân bố theo địa phương ở nước ta
Đơn vị:Nghìn con
Số

Vùng/Miền

TT

Năm
2006

2007

2008

2009

2010


CẢ NƯỚC

6.510,8

6.724,7

6.337,7

6.103,3

5.806,3

1

Đồng bằng Sông Hồng

821,5

822,9

729,9

651,7

603,4

2

Miền núi phía Bắc


1.026,6

1.088,8

1.058,9

1.031,7

993,7

2.742,0

2.825,5

2.619,0

2.489,7

2.336,9

Bắc Trung Bộ và Duyên
3

Hải Nam Trung Bộ

4

Tây Nguyên

747,9


756,3

721,3

716,9

694,9

5

Đông Nam Bộ

493,0

541,6

495,1

473,4

440,0

679,8

689,6

713,5

696,6


691,1

Đồng bằng sông Cửu
6

Long

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2010
Số lượng đàn bò đang có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Nếu
so sánh năm 2005 và năm 2010, đàn bò nước ta từ 6.510,8 nghìn con xuống
5.806,3 nghìn con. Chăn nuôi quy mô trang trại đã phát triển, cả nước hiện
nay có trên 6.405 trang trại chăn nuôi bò.Trong đó, Đông Nam Bộ dẫn đầu
cả nước về số lượng với 2.683 trang trại bò. Các trang trại có quy mô chăn
nuôi từ 10-50 con. Chủ trang trại áp dụng các tiến bộ về giống, thức ăn,
chuồng trại cũng như kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng. Vì vậy, năng suất, chất
lượng giống và hiệu quả chăn nuôi được cải thiện.
2.2.2.2. Tình hình chăn nuôi bò thịt
Ngành chăn nuôi bò thịt chuyên dụng chưa thực sự được hình thành ở
Trường ĐHSP Hà Nội 2

10

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp


Việt Nam. Thịt bò trên thị trường chủ yếu là thịt bò nội. Những năm gần đây
do đời sống tăng cao cho nên nhu cầu tiêu thụ thịt bò ngày càng cao đồng
thời giá cả và chất lượng thịt bò cũng tăng lên.
Bảng 2.7: Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng
Đơn vị:Nghìn tấn
Năm
2005
142,2

2006
159,5

2007
206,1

2008
226,7

2009
263,4

2010

278,4

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2010
Như vậy sản lượng thịt bò của nước ta đang có xu hướng tăng nhanh
cụ thể như năm 2005 là 142,2 ngìn tấn thì đến năm 2005 đã tăng lên đến
278,4 nghìn tấn.
Theo Cục Chăn nuôi, mục tiêu trong đề án phát triển chăn nuôi bò thịt

đến 2010 phải đạt số lượng bò thịt là 7,84 triệu con và là 10 triệu con vào
năm 2015. Tổng sản lượng thịt bò lên 222 ngàn tấn vào năm 2010 và 310
ngàn tấn vào năm 2015.
2.2. Đặc điểm một số giống bò thịt hiện nay ở nước ta.
Từ những năm 1960 Nhà nước ta đã có những chương trình cải tiến để nâng
cao năng xuất của giống bò địa phương bằng cách cho lai với các giống bò
Zêbu nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường trong nước và thế
giới về chất lương và số lượng, đặc biệt là chất lượng. Từ đó đến nay số
lượng đàn bò trong nước có khoảng 25-30% số lượng bò lai như bò Laisin,
Brahman…
2.2.1. Bò Vàng
- Nguồn gốc: Bò Việt Nam có nguồn gốc từ bò Bostaurus nhánh bò châu Á
được phân bố rộng rãi ở nhiều vùng cả nước.
Trường ĐHSP Hà Nội 2

11

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

- Ngoại hình: Bò thường có màu vàng, vàng nhạt, vàng cánh gián, nâu và
xám: màu vàng chiếm khoảng 70-80%, màu nâu và nâu xám chiếm 20-30%.
Bò không có thiên hướng sản xuất rõ rệt. Ngoại hình cân xứng. Mắt tinh
lanh lợi; yếm kéo dài từ cổ đến ức; da có nhiều nếp nhăn; u bụng to, nhưng
không sệ. Bốn chân thanh, cứng cáp. Hai chân trước thẳng, hai chân sau đi
thường chạm khoeo. Tầm vóc nhỏ, khối lượng lúc sơ sinh từ 14-15kg. Con

cái đầu và cổ thanh, sừng ngắn. Lúc trưởng thành nặng 160-200kg. Con đực
đầu to, sừng dài chĩa về phía trước, vai cao (con cái không có), lưng và hông
thẳng, hơi rộng, bắp thịt nở nang, mông hơi xuôi, hẹp và ngắn. Trưởng thành
nặng 250-280kg.
- Đặc điểm sinh sản: Tuổi phối giống lần đầu khoảng 20-24 tháng tuổi. Tỷ lệ
sinh sản đạt 50-80%
- Năng suất cho thịt: Năng suất không cao, tỉ lệ thịt xẻ từ 40-44%, thịt hồng,
ít mỡ, khẩu vị thơm.
- Đặc điểm thích nghi: Với ưu điểm nổi bật là chịu kham khổ tốt, có khả
năng chống bệnh tật cao, thích nghi với nhiều vùng khí hậu trong cả nước.
2.2.2. Bò Lai sind
- Nguồn gốc: Bò lai sind là kết quả tạp giao giữa bò Red Sindhi hoặc bò
Sahiwal với bò Vàng Việt Nam. Tỷ lệ máu của bò Lai sind thay đổi rất lớn
giữa các cá thể và do đó ngoại hình và sức sản xuất cũng thay đổi tương ứng.
- Ngoại hình: Đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống. Rốn và yếm rất phát triển:
yếm kéo dài từ đầu đến rốn, nhiều nếp nhăn. U vai nổi rõ. Âm hộ có nhiều
nếp nhăn. Lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc. Đuôi dài, chót đuôi thường
không có xương. Màu lông thường là vàng hoặc sẫm, một số ít con có vá
trắng. Thể vóc lớn hơn bò Vàng: khối lượng sơ sinh 17-19kg, trưởng thành
250-350kg đối với con cái, 400-450 đối với con đực.
- Đặc điểm sinh sản: Tuổi phối giống lần đầu 18-24 tháng, khoảng cách lứa
đẻ khoảng 15 tháng.
Trường ĐHSP Hà Nội 2

12

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến


Khóa luận tốt nghiệp

- Năng suất cho thịt: Tỉ lệ thịt xẻ 48-49%
- Đặc điểm thích nghi: Chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh tật
cao, thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm.
2.2.3. Bò Brahman
- Nguồn gốc: là giống bò nhiệt đới được tạo ra từ Mỹ bằng cách lai bốn
giống bò Zebu với nhau.
- Ngoại hình: Lông màu trắng do hoặc màu đỏ. Khi trưởng thành bò đực
nặng khoảng 680-900kg, bò cái nặng khoảng 450-630kg. Lúc một năm tuổi
con đực nặng khoảng 375kg, con cái nặng khoảng 260kg. Tăng trọng của bê
đực từ 6-12 tháng tuổi khoảng 52-58%.
Ở nước ta, bò Brahman đã được nhập từ Úc để nhân thuần và cho lai
với bò lai Sind để tạo con lai hướng thịt.
2.3. Các phương thức chăn nuôi bò thịt
2.3.1. Chăn nuôi quảng canh, tận dụng và sử dụng sức kéo
Là phương thức chăn nuôi phổ biến cho các hộ chăn nuôi bò của nước
ta. Bởi chăn nuôi bò của nước ta theo phương thức quảng canh và qui mô
theo chăn nuôi nông hộ là chủ yếu. Chăn nuôi bò địa phương là nghề truyền
thống lâu đời của nhân dân ta gắn liền với một nền văn minh lúa nước. Bò là
con vật không thể thiếu trong mỗi nông hộ. Nước ta có khoảng 13 triệu hộ
nông dân trong đó có khoảng 4 triệu nông hộ nuôi bò với qui mô bình quân
1,5-1,6 con/hộ với phương thức nuôi quảng canh và tận dụng. Trên 90% số
bò nước ta chăn nuôi theo phương thức này, chăn nuôi bò để tận dụng sức
kéo trong nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa quan trọng.
2.4.2. Chăn nuôi bán thâm canh
Là phương thức chăn nuôi của các trang trại vừa và nhỏ. Phương thức
này bò được chăn thả trên các bãi, gò, đồng cỏ…hàng ngày trong một thời
gian nhất định khi về chuồng mỗi con được nhốt vào một vị trí nhất định nào

đó. Trong thời gian nhốt trong chuồng bò được ăn cỏ tươi, rơm, thức ăn ủ
Trường ĐHSP Hà Nội 2

13

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

xanh hoặc cỏ khô và thức ăn tinh…
2.4.3. Chăn nuôi thâm canh
Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, thâm canh là một nghề rất mới mẻ
đối với nông dân Việt Nam. Chăn nuôi bò thâm canh đòi hỏi người chăn
nuôi phải có vốn và kỹ thuật chăn nuôi cao. Có khoảng 0,5% hộ chăn nuôi
có qui mô chăn nuôi trang trại lớn trên 100 bò trở lên với phương thức nuôi
thâm canh để nuôi bò sinh sản, sản xuất con giống hoặc vỗ béo thịt. Phương
thức chăn nuôi này chủ yếu với bò lai, bò ngoại chuyên thịt: bò được nuôi
trên đồng cỏ thâm canh luân phiên hoặc nuôi nhốt với khẩu phần ăn hoàn
chỉnh và chuồng trại hiện đại.
2.4. Chiến lược phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam
Chăn nuôi bò thịt là một trong những ngành được Nhà nước, Bộ
NN&PTNT, các địa phương quan tâm ưu tiên phát triển và được nông dân
đồng tình. Đặc biệt từ năm 2001 Chính phủ ban hành quyết định 167/QĐTTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi
bò thịt 2001-2010, trong đó chính sách về cải tạo đàn bò. Đến nay đã có 22
tỉnh và thành phố trong cả nước ban hành chính sách khuyến khích và có
chương trình phát triển chăn nuôi bò. Nội dung chính của các chính sách hỗ
trợ phát triển chăn nuôi bò của các địa phương tập trung các lĩnh vực sau:

2.4.1 Giống bò:
Hỗ trợ giống mới, giống chất lượng cao: Bò lai Zebu, bò cái ngoại hỗ
trợ 40% kinh phí mua giống ( Bắc Kạn, Yên Bái ). Hỗ trợ nuôi bò đực giống:
70% kinh phí mua bò đực giống lai Zebu. Hỗ trợ kinh phí mua và vận chuyển
bò cái sinh sản từ tỉnh ngoài. Hỗ trợ giống gốc theo quyết định 125/CP của
chính phủ ban hành năm 1991. Hỗ trợ kinh phí mua tinh, vật tư phối giống,
nitơ cho thụ tinh nhân tạo (TTNT) cải tạo đàn bò và lai tạo bò thịt ( Hỗ trợ

Trường ĐHSP Hà Nội 2

14

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

50%, 70% và 100% kinh phí TTNT bò ở các khu vực I, II và III của tỉnh Điện
Biên.).
2.4.2. Thức ăn, đồng cỏ:
Hỗ trợ giống trồng cỏ hoặc tiền mua giống 70.000/sào cho trồng cỏ
năm đầu nuôi bò; hỗ trợ các chương trình chế biến thức an thô xanh và thức
ăn viên dự trữ nuôi bò; hỗ trợ xây dựng mô hình trồng cỏ, chế biến thức ăn
thô xanh, ủ chua.
2.4.3. Thú y và phòng bệnh:
Hỗ trợ 50%- 100% tiền mua các loại vacxin và hỗ trợ 500-1000 đồng
tiền công/ mũi tiêm phòng cho bò. Tiêm phòng miễn phí cho các vùng khó
khăn và các an toàn khu.

2.4.4. Vốn vay và lãi suât ngân hàng:
Hỗ trợ 50%- 100% lãi suất vay vốn trong 3 năm ( vốn vay 10-20 triệu
đồng) để mua bò giống và phát triển chăn nuôi bò thịt.
2.4.5. Đào tạo tập huấn, khuyến nông:
Hỗ trợ kinh phí cho các chương trình đào tạo tập huấn, khuyến nông,
tham quan mô hình trình diễn về chăn nuôi bò thịt.
2.4.6. Đầu tư, đất đai:
Tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục đất đai, hỗ trợ giải phóng mặt
bằng, hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng cho các doanh nghiệp đầu tư để xây
dựng trang trại sản xuất giống bò thịt không hạn chế quy mô và lĩnh vực đầu
tư. Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò thịt tập trung thâm canh:
cung cấp giống, vỗ béo bò thịt.
2.4.7. Thị trường:
Tổ chức, thành lập và mở các chợ mua bán giống bò, giới thiệu sản
phẩm giống và thu hút các nhà đầu tư vào chăn nuôi bò thịt. Tìm thị trường
nhập khẩu giống mới, thiết bị chăn nuôi, chế biến thức ăn, chế biến cỏ cho

Trường ĐHSP Hà Nội 2

15

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

chăn nuôi bò và tìm thị trường trong nước cho việc kinh doanh, buôn bán sản
phẩm bò thịt.


2.4.8. Hỗ trợ người nghèo:
Hỗ trợ, ưu tiên người nghèo có cơ hội nuôi bò. Chương trình ngân hàng
bò cho người nghèo. Chính sách hỗ trợ một mái nhà, một con bò, một bể nước
của Hà Giang thực sự giúp đỡ người nghèo.
2.4.9. Hội thi bò:
Tổ chức các lễ hội thi bò, đua bò theo tập quán và truyền thống văn
hóa. Tổ chức hội thi giống bò tốt, hội thi chăn nuôi bò giỏi để khuyến khích
phong trào nuôi bò.
Sự điều tiết vĩ mô của nhà nước là rất quan trọng, nó là động lực
khuyến khích sự phát triển. Trong những năm vừa qua, các chính sách chăn
nuôi bò thịt của nhà nước đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn
nuôi bò thịt nước ta.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

16

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Bò thịt nuôi tại nông hộ xã Ngọc Thanh, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh
Phúc.

3.2. Nội dung nghiên cứu:
3.2.1. Tình hình chăn nuôi bò ở xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc.
3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò ở xã Ngọc Thanh,
thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2.3. Đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi bò ở xã Ngọc Thanh, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc tài liệu.
- Thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp.
- Điều tra. Phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi, sử dụng phiếu điều tra
phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi. (Mẫu phiếu điều tra bố trí ở phần phụ
lục)

Trường ĐHSP Hà Nội 2

17

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc.[7 ], [8], [9].
4.1.1. Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình.

Xã Ngọc Thanh là 1 xã miền núi, dân tộc thuộc ngoại thị thị xã Phúc
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc liền kề với huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc), huyện
Sóc Sơn (TP Hà Nội), phường Đồng Xuân - xã Cao Minh của thị xã Phúc
Yên. Nằm cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên 20km về phía Tây và trung
tâm Thủ đô Hà Nội 40km về phía Đông.
Toàn bộ địa phận hành chính xã Ngọc Thanh là 7.732,68ha.
Ngọc Thanh là xã miền núi, địa hình chia cắt bởi 3 dải núi thấp tạo
thung lũng phía Bắc; phía Nam có địa hình đồng bằng và hồ lớn Đại Lải.
Địa hình bằng và trũng: Tập trung ở phía Nam của xã và dọc theo
thung lũng, chiếm tỷ lệ diện tích 20%, là vùng trồng lúa, màu, thổ canh thổ cư
các thôn phía Nam và hồ Đại Lải.
Địa hình núi thấp, đồi thoải chiếm 80% diện tích tự nhiên toàn xã; bao
gồm các vùng rừng tự nhiên, phòng hộ, rừng trồng sản xuất.
4.1.2. Khí hậu
Khí hậu mang đặc điểm chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
thuộc tiểu vùng IIa chia ra 2 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10;
mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
+ Tổng lượng mưa trung bình năm: 1.550mm (tập trung vào tháng 6, 7, 8,
9 gây ngập úng, xói lở).
+ Độ ẩm tương đối trung bình năm: 84%;
+ Số giờ nắng trung bình năm: 1.760 giờ.
+
Trường ĐHSP Hà Nội 2

18

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến


Khóa luận tốt nghiệp

4.1.3. Điều kiện đất đai, dân số, lao động.
Việc tiến hành điều tra điều kiện đất đai, dân số, lao động của xã
nhằm mục đích xác định những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông
nghiệp và cụ thể là chăn nuôi trâu bò của địa phương. Dưới đây là kết quả
điều tra của chúng tôi về điều kiện đất đai, dân số, lao động của xã Ngọc
Thanh năm 2012 được trình bày cụ thể qua bảng 4.1
Bảng 4.1: Điều kiện đất đai, dân số, lao động
Chỉ tiêu

Số liệu

Đơn vị

Nhân khẩu

12.130

Người

Số người trong tuổi lao động

7.014

Người

Số hộ


2.734

Hộ

Tổng diên tích đất tự nhiên

7.732,68

1. Đất trồng lúa

510,43

2. Đất hoa màu

385,68

3. Ao hồ, sông suối

514,93

4. Đất thổ cư

107,22

5. Mục đích khác

1.832,48

6. Đồi núi


4.381,94

ha

Mật độ dân cư

156

người/ km2

Diện tich đất TN/ đầu người

6374

m2/người

Diện tích đất tự nhiên rộng với tổng diện tích là 7.732,68 ha. Đất trồng
lúa chiếm 510,43 ha. Đồi núi chiếm 4.381,94 ha chiếm 80% diện tích đất tự
nhiên của toàn xã. Diện tích đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên là

Trường ĐHSP Hà Nội 2

19

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp


điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc trong đó có chăn nuôi bò. Những
vùng đồi không dốc lắm có thể tận dụng để trồng cỏ làm thức ăn thêm cho bò.

4.1.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp
4.1.4.1. Tình hình sản suất trồng trọt:
Ở Ngọc Thanh trồng trọt là ngành sản xuất chính, cung cấp lương thực
cho con người và thức ăn cho vật nuôi. Người dân trong xã chủ yếu canh tác
các loại cây trồng chính là lúa, ngô, lạc. Bên cạnh đó các loại cây trồng khác
như rau các loại, cà chua, đậu đỗ, khoai lang, khoai tây... cũng được trồng
nhưng diện tích không nhiều. Phụ phẩm từ các loại cây trồng kể trên đều có
thể tận dụng cho chăn nuôi.
Bảng 4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực một số năm
Loại

Năm 2010

Năm 2011

DT

NS

(ha)

(tấn/ha) (tấn) (ha) (tấn/ha) (tấn) (ha)

(tấn/ha) (tấn)

Lúa


583

4,3

2.507 589

4,7

2.768 597

4,8

2.865,6

Ngô

76

2,5

190

2,96

236,8 85

3,57

303,4


3,4

200,6 62,64 3.5

cây

Khoai,
Sắn

56,87 3,1

SL

DT

80

176,3 59,3

NS

Năm 2012
SL

DT

NS

SL


219,2

(Nguồn: Báo cáo tình hình KT - XH xã Ngọc Thanh năm 2010, 2011, 2012)
Lúa vẫn là cây lương thực chính và được trồng nhiều nhất, năm 2012
lúa được trồng với diện tích 597 ha, tổng sản lượng cả năm thu được đạt
2.865,6 tấn.
Cây ngô cũng được trồng với diện tích khá cao. Diện tích trồng sắn và
khoai cũng chiếm một tỷ lệ nhất định.
Ngoài các loại cây lương thực được trồng nhiều với năng suất, diện tích

Trường ĐHSP Hà Nội 2

20

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

thể hiện trên bảng 4.2 một số cây rau màu khác (rau đậu, cà chua…) cũng
được nông dân trồng nhưng còn nhỏ lẻ. Tuy nhiên cũng đã tận dụng được
những chân đất màu mỡ, dễ canh tác, không bỏ hoang phí, nâng cao hệ số sử
dụng đất.
Như vậy, với sản lượng thu được trên có thể đáp ứng được nhu cầu
lương thực trong xã, ngoài ra còn thu được nguồn phụ phẩm lớn từ cây lương
thực trên làm nguồn thức ăn thô cho trâu bò góp phần giải quyết tình trạng
thiếu thức ăn trong vụ đông xuân.

4.1.4.2 Tình hình sản xuất chăn nuôi.
Diễn biến số lượng đàn gia súc, gia cầm của xã Ngọc Thanh trong mấy
năm gần đây được thể hiện trong bảng 4.3.
Bảng 4.3: Số lượng gia súc, gia cầm qua một số năm

Vật nuôi

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Trâu (con)

1.689

1.560

1.578

Bò(con)

1.398

1.676

1.819

Lợn (con)


10.213

10.356

10.570

656

687

750

Gia cầm (nghìn con

(Nguồn: Báo cáo tình hình KT - XH xã Ngọc Thanh năm 2010, 2011, 2012)
Nhìn chung đàn gia súc, gia cầm của xã biến động không nhiều trong
mấy năm qua.
Số lượng đàn trâu giảm do vai trò cày kéo của trâu giảm, người nông
dân đang chuyển dần sang sử dụng máy nông nghiệp trong sản xuất nông
nghiệp. Một hạn chế khác nữa của trâu là khả năng sinh sản kém dẫn đến hiệu
quả chăn nuôi không cao. Nhiều hộ dân chuyển sang nuôi bò với số lượng
năm 2011 là 1.676 và năm 2012 là 1.819 con.
Đàn lợn cũng có xu hướng tăng nhưng không đáng kể năm 2010 là
Trường ĐHSP Hà Nội 2

21

Khoa Sinh - KTNN



Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

10.213 năm 2011 là 10.356 đến năm 2012 la 10.750 con
Đàn gia cầm ngày càng có chiều hướng tăng đặc biệt năm 2011 là 687
nghìn con đến năm 2012 tăng lên 750 nghìn con.
Nhìn chung chăn nuôi bò tại xã đang ngày càng tăng về số lượng từ
năm 2010 đến năm 2012 tăng khoảng 421 con. Xu thế phát triển chăn nuôi bò
thịt có nhiều lý do. Thịt bò là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đời
sống người dân lên cao, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, thị trường tiêu thụ
rộng. Mặt khác Ngọc Thanh là xã có diện tích tự nhiên tương đối rộng, diện
tích chăn thả nhiều, nguồn lao động dồi dào sẵn có đó là những điều kiện
thuận lợi và động lực cho sự phát triển chăn nuôi bò của xã.
4.2. Tình hình chăn nuôi bò ở xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc.
Với mong muốn có một cái nhìn toàn diện về tình hình chăn nuôi bò tại xã
Ngọc Thanh chúng tôi đã tìm hiểu một số các chỉ tiêu: cơ cấu giống, phương
thức, quy mô chăn nuôi, tình hình sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong chăn
nuôi….
4.2.1. Cơ cấu giống bò
Hiệu quả chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố kỹ thuật: con giống, thức
ăn, chăm sóc thú y, phòng bệnh….Trong đó con giống là yếu tố quan trọng
hàng đầu. Vì vậy trong số các giải pháp công nghệ để có thể thực hiện định
hướng phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2006-2015 ở Việt Nam giải
pháp giống đã được đặc biệt lưu ý. Các nhà chuyên môn đã nhấn mạnh cần
thiết phải cải tạo đàn bò địa phương, lai giống bò ngoại nâng cao số lượng
bò có 75% máu ngoại, đồng thời chọn lọc và nhân thuần các giống bò Zebu
kết hợp nhập các giống bò thịt cao sản phù hợp với điều kiện từng địa

phương.[ 3 ]
Kết quả điều tra về cơ cấu giống bò của xã Ngọc Thanh được thể hiện ở
bảng 4.4
Trường ĐHSP Hà Nội 2

22

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 4.4: Cơ cấu giống bò tại xã Ngọc Thanh
Số liệu
Giống bò
Tỉ lệ (%)

Số con
Lai Sind

786

43.2

Bò Vàng

1033


56.8

Tổng

1819

100

(Nguồn: Báo cáo tình hình KT - XH xã Ngọc Thanh năm 2012)
Kết quả điều tra cho thấy giống bò vàng chiếm 56.8% trong khi đó bò
lai Sind chiếm 43.2% trong tổng số bò nuôi tại xã.
Bò lai Sind có nhiều ưu điểm nổi trội so với bò Vàng Việt Nam nhờ
tầm vóc to hơn, khả năng cho thịt xẻ cao hơn mặt khác khả năng thích nghi
cũng cao (do được lai từ bò Vàng VN). Chiến lược xuyên suốt các chương
trình cải tạo giống bò ở Việt Nam từ giai đoạn những năm 1960 trở lại đây là
Sind hoá đàn bò nội. Trên cơ sở đó để cải tiến nâng cao năng suất của đàn bò địa
phương. Từ đàn bò nền lai Sind sẽ áp dụng các công thức lai khác nhau để có bò
hướng thịt hoặc hướng sữa năng suất cao. Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có
tỷ lệ bò lai Sind cao ở Việt Nam. Tuy vậy tỷ lệ bò lai Sind được nuôi ở Ngọc
Thanh dưới 50%. Đây là yếu tố ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả chăn nuôi bò
ở địa phương.
4.2.2. Quy mô chăn nuôi
Xã Ngọc Thanh chia hai vùng địa hình rõ rệt: vùng bằng và trũng; vùng
núi thấp, đồi thoải. Chúng tôi tiến hành điều tra quy mô chăn nuôi bò của một
số hộ ở hai thôn thuộc khu vực địa hình bằng, trũng (Thôn Đồng Đầm, Đồng
Cao) và hai thôn thuộc khu vực núi thấp, đồi thoải (Lập Đinh, Thanh Cao)
Qui mô chăn nuôi bò đồng nghĩa mức độ phát triển của ngành chăn
nuôi bò tại đại phương. Nếu chỉ dừng ở mức độ chăn nuôi nhỏ lẻ một vài
con thì người chăn nuôi thường không chú tâm vào đầu tư vốn, kỹ thuật,
Trường ĐHSP Hà Nội 2


23

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

chuồng trại…. Ngược lại, khi qui mô đàn bò lớn, con bò sẽ giữ một vai trò
kinh tế cao trong nông hộ, người chăn nuôi mới thực sự đầu tư vào kỹ thuật,
chuồng trại, quan tâm đến con vật kinh tế của mình. Bảng 4.5 cho biết kết
quả điều tra về qui mô chăn nuôi bò của xã Ngọc Thanh.
Bảng 4.5: Qui mô chăn nuôi bò tại xã Ngọc Thanh

Thôn
Đồng Đầm, Đồng Cao

Lập

(n=37)

(n=35)

Đinh,

Thanh

Cao


Chỉ tiêu
Quy mô đàn
(con/hộ)

Số hộ (hộ)

Tỷ lệ (%)

1-3

4-6

7-10

>10

1-3

4-6

7-10

>10

22

12

3


0

18

11

5

1

59.5

32.4

8.1

0

51.4

31.4

14.3

2.9

Nhìn chung quy mô chăn nuôi bò của xã chủ yếu là chăn nuôi theo mô
hình nông hộ, dựa vào lao động trong gia đình và theo phương thức tận dụng
là chính, vì vậy quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ. Chỉ duy nhất một hộ có quy

mô chăn nuôi > 10 con bò (Thuộc vùng Lập Đinh, Thanh Cao). Số hộ có
quy mô chăn nuôi từ 1-3 con chiếm ưu thế (59.5% ở vùng Đồng Đầm, Đồng
Cao; 51.4 % ở vùng Lập Đinh, Thanh Cao)
Vùng Lập Đinh, Thanh Cao có nhiều hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn so
với vùng Đồng Đầm, Đồng Cao. Do Lập Đinh, Thanh Cao địa hình là núi
Trường ĐHSP Hà Nội 2

24

Khoa Sinh - KTNN


Dương Thị Yến

Khóa luận tốt nghiệp

thấp và đồi thoải diện tích chăn thả rộng hơn thích hợp cho phát triển chăn
nuôi đại gia súc.
Quy mô chăn nuôi bò ở các nông hộ tại Ngọc Thanh còn nhỏ có nhiều
lý do: người dân chưa có vốn đầu tư, chưa thực hiện tốt việc nuôi trồng, dự
trữ, bảo quản thức ăn thô xanh, mục đích chăn nuôi của nhiều hộ chỉ là tận
dụng lao động, tận dụng một phần phụ phẩm nông nghiệp … hiệu quả chăn
nuôi chưa cao nên người chăn nuôi không mở rộng quy mô.

4.2.3. Phương thức chăn nuôi.
Thông qua phỏng vấn và quan sát chúng tôi cũng có được thông tin về
phương thức chăn nuôi bò thịt của các nông hộ ở xã Ngọc Thanh.
Bảng 4.6. Phương thức chăn nuôi bò tại xã Ngọc Thanh.

Thôn


Phương thức

Đồng Đầm

Lập Đinh

Đồng Cao

Thanh Cao

Số hộ

Tỷ lệ

Số hộ

Tỷ lệ

(n=37 hộ)

(%)

(n=35 hộ)

(%)

Chăn thả hoàn toàn

0


0

0

0

Nuôi nhốt hoàn toàn

0

0

0

0

Kết hợp chăn thả - nuôi nhốt

37

100

35

100

Phương thức chăn nuôi chăn thả hoàn toàn không được áp dụng tại địa
bàn xã. Nơi có thể chăn thả trâu bò tại địa bàn là bờ đê, bờ ruộng, gò đồi... đòi
hỏi phải có người chăn dắt để tránh trâu bò phá hoại hoa màu. Mặt khác nếu

chỉ dựa hoàn toàn vào thức ăn tự nhiên ở những khu vực trên thì không thể
đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. Chính vì vậy phương thức
chăn thả hoàn toàn không thích hợp với địa bàn người dân không sử dụng.
Trường ĐHSP Hà Nội 2

25

Khoa Sinh - KTNN


×