Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Góp phần nghiên cứu phân loại và giá trị tài nguyên chi khoai môn (colocasia schott) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 42 trang )

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thực vật, nguồn tài nguyên sinh học vô cùng quí giá. Chúng cho ta khí
oxi để thở, thức ăn để ăn, gỗ để làm nhà, các nguyên liệu dùng trong công
nghiệp như tinh dầu, nhựa, tanin...đặc biệt đó còn là nguồn tài nguyên cây
thuốc hết sức to lớn và quý báu. Nhận thức được sự quan trọng đó, thực vật
đã trở thành đối tượng nghiên cứu quan trọng của khoa học sinh học ngay từ
thuở sơ khai. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều chuyên
ngành khoa học nghiên cứu về thực vật. Trong đó, chuyên ngành Phân loại
thực vật là cơ sở cho các chuyên ngành thực vật khác. Việc phân loại các loài
cây, làm sáng tỏ các mối quan hệ thân thuộc giữa chúng, không những có tầm
quan trọng về mặt lý thuyết mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn, góp phần vào
việc bảo tồn và khai thác một cách bền vững nguồn tài nguyên thực vật. Phân
loại thực vật một cách chính xác sẽ cung cấp tài liệu cho nhiều ngành khoa
học khác có liên quan.
Chi Khoai Môn (Colocasia Schott), thuộc họ Ráy (Araceae Juss.) là một
trong những chi có giá trị kinh tế và khoa học rất lớn. Ở Việt Nam, mặc dù
với số loài không lớn, nhưng chúng phân bố rộng rãi, được trồng và sử dụng
rất phổ biến; Cây Khoai sọ là một trong những cây được loài người sử dụng
làm thức ăn cho người và gia súc sớm nhất. Cho đến nay, Khoai sọ vẫn là một
trong những cây quan trọng trong cơ cấu cây trồng không những ở Việt Nam
mà còn ở nhiều nước nhiệt đới châu Phi, châu Á và châu Úc.
Để chuẩn bị cho việc nghiên cứu một cách toàn diện về phân loại chi
Khoai môn ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữ liệu cho việc nhận biết, sử
dụng các loài thuộc chi này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Góp phần nghiên cứu

SV: Nguyễn Thị Huệ



1

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

phân loại và giá trị tài nguyên chi Khoai môn (Colocasia Schott ) ở Việt
Nam”.
Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Khoai môn (Colocasia
Schott ) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ
Ráy (Araceae Juss.), phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và
cho những nghiên cứu có liên quan.
Nội dung nghiên cứu
– Phân tích các hệ thống phân loại chi Khoai Môn (Colocasia Schott)
trên thế giới, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các loài thuộc
chi Khoai môn ở Việt Nam.
– Xây dựng bản mô tả các loài thuộc chi Khoai Môn (Colocasia Schott)
ở Việt Nam.
– Xây dựng khoá định loại các loài thuộc chi Khoai Môn (Colocasia
Schott) ở Việt Nam.
– Tìm hiểu giá trị tài nguyên các loài thuộc chi Khoai Môn (Colocasia
Schott) ở Việt Nam.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài sẽ góp phần bổ sung vào tài liệu về
phân loại thực vật ở Việt Nam, đồng thời sẽ góp phần bổ sung một phần kiến

thức về chi Khoai Môn (Colocasia Schott) ở Việt Nam phục vụ cho việc
nghiên cứu, tra cứu thông tin về chi này.
 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng
dụng và sản xuất lâm nghiệp, y dược, sinh thái và tài nguyên sinh vật,…
Điểm mới của đề tài
 Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Khoai môn
(Colocasia Schott) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống.
SV: Nguyễn Thị Huệ

2

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

 Bổ sung về giá trị sử dụng cho 2 loài: Colocasia lihengiae, Colocasia
menglaensis.
Bố cục của khóa luận: gồm 32 trang, 5 hình vẽ, 4 ảnh, 1 bảng được chia
thành các phần chính như sau: Mở đầu (3 trang), chương 1 (Tổng quan tài
liệu: 4 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp
nghiên cứu: 4 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 21 trang), kết luận và
kiến nghị (1 trang), tài liệu tham khảo: 23 tài liệu, bảng tra tên khoa học và
tên Việt Nam, phụ lục.

SV: Nguyễn Thị Huệ

3


K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Các nghiên cứu chi Khoai môn (Colocasia Schott) trên thế giới
Chi Khoai môn (Colocasia Schott) là một chi nhỏ thuộc họ Ráy
(Araceae), trên thế giới có khoảng 11 loài [15], phân bố chủ yếu ở các vùng
nhiệt đới châu Phi, châu Á. Ở Việt Nam có 4 loài.
Trước khi chi Khoai môn được công bố, Linnaeus đã công bố loài Arum
esculentum và Arum colocasia (sau này được chuyển vào chi Colocasia với
tên gọi Colocasia esculenta (L.) Schott) trong công trình nổi tiếng Species
Plantarum xuất bản năm 1753 [21].
Đến năm 1832 [23], Schott mới chính thức công bố chi Khoai môn đặt
tên là Colocasia với Typus là loài Colocasia antiquorum Schott và xếp chi
Colocasia trong họ Araceae. Sau khi chi Khoai môn được công bố, một số tác
giả đã nghiên cứu và công bố một số loài thuộc chi này như: Schott (1859)
công bố 2 loài là Colocasia affinis và Colocasia fallax; LiHeng & Z. X. Wei
(1993) công bố loài Colocasia heterochroma; C. L. Long & K. M. Liu (2001)
[22] công bố loài Colocasia lihengiae,...
Engler & K. Krause (1920) [13] khi xây dựng hệ thống phân loại cho
ngành Hạt kín, đã xếp chi Colocasia vào họ Araceae Juss.. Các hệ thống của
Hutchinson (1969) [18] và Takhatajan (2009) [24] cũng có quan điểm giống
với Engler.
Ở một số nước lân cận với Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu

về chi Colocasia dưới dạng các công trình thực vật chí, như công trình của J.
D. Hooker (1894) [17] trong ” Flora of British India” đã mô tả sơ lược về chi
Colocasia, đồng thời mô tả 6 loài: C. antiquorum, C. affinis, C. fallax, C.
virosa, C. manii, C. gigantea. Tác giả xếp chi này vào họ Araceae dựa trên
đặc điểm: cây thảo; hoa đơn tính, không có bao hoa, noãn nhiều, đính vách.
SV: Nguyễn Thị Huệ

4

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Baker & Bakh f. (1963) [12] khi nghiên cứu các loài của chi Colocasia ở
đảo Java (Indonexia), đã xếp chi này vào họ Araceae dựa trên đặc điểm: cây
thảo; lá không chia thùy; noãn nhiều; có phần phụ. Tác giả đã mô tả 2 loài là
C. esculenta; C. gigantea.
Hay (1996) [16] khi nghiên cứu chi Colocasia ở Malaysia và Australia đã
mô tả cụ thể đặc điểm của chi Colocasia, xây dựng khóa định loại 3 loài (C.
esculenta, C. gigantea, C. ovesbia), cung cấp các thông tin về danh pháp, đặc
điểm phân bố của các loài.
Năm 1979, LiHeng trong Flora Reipublicae populairis sinicae [19] đã mô
tả đặc điểm của chi Colocasia, xây dựng khóa định loại và mô tả 8 loài ( C.
esculenta, C. antiquorum, C. fallax, C. tonoimo, C. kotoensis, C. gigantea, C.
formosana, C. konischii) có kèm theo hình vẽ minh họa. Các tác giả trong
công trình Flora of China năm 2007 [20] khi nghiên cứu hệ thực vật Trung
Quốc cũng giữ nguyên quan điểm xếp chi này vào họ Araceae, đồng thời mô

tả chi tiết 6 loài và có hình ảnh kèm theo.
Rafael Govaert and David G. Frodin năm 2002 trong World Checkeist
and Bibliography of Araceae [15] đã thống kê sự có mặt của 11 loài thuộc chi
Colocasia họ Araceae.
Như vậy, dù dựa vào đặc điểm khác nhau nhưng các tác giả đều thống
nhất xếp chi Khoai môn (Colocasia Schott) vào họ Ráy (Araceae).
1.2. Các nghiên cứu chi Khoai môn (Colocasia Schott) ở Việt Nam
Hiện nay các công trình nghiên cứu họ Ráy (Araceae) nói chung và chi
Khoai môn (Colocasia Schott) nói riêng ở Việt Nam còn rất ít. Người đầu tiên
nghiên cứu chi Khoai môn ở Việt Nam là Gagnepain (1912) [14], trong công
trình Thực vật chí đại cuơng Đông Dương (Flore Générale de l'.Indo-Chine).
Tác giả đã mô tả đặc điểm của chi, xây dựng khóa định loại và mô tả 3 loài:
C. kerrii, C. antiquorum, C. indica, trong công trình này tác giả xếp chi Colocasia
SV: Nguyễn Thị Huệ

5

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

vào họ Ráy (Araceae). Mặc dù đây là công trình thực vật chí tương đối đầy đủ về
phân loại họ Ráy thời bấy giờ nhưng công trình này đã được xuất bản cách đây
hơn 100 năm, cho đến nay, danh pháp một số loài không còn phù hợp, các
dẫn liệu vẫn chưa đầy đủ, nhất là các thông tin về phân bố, sinh thái... Ngoài
ra, công trình này viết bằng tiếng Pháp, nên không thuận lợi cho việc tra cứu.
Công trình “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999) [10] đã đề

cập tới chi Khoai môn (Colocasia Schott) gồm có 2 loài với mô tả ngắn gọn
và có hình vẽ sơ bộ kèm theo. Tuy nhiên công trình này có nhiều hạn chế như
danh pháp, không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu. Nhưng cho
đến nay, đây vẫn là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ những loài
thực vật có ở Việt Nam.
Nguyễn Tiến Bân (2003) [2] trong “Danh lục các loài thực vật Việt
Nam”, tập III, tác giả đã thống kê sự có mặt của 3 loài (C. esculenta, C.
gigantea, C. lihengiae) thuộc chi Khoai môn hiện biết ở Việt Nam. Tác giả đã
cung cấp một số dẫn liệu về vùng phân bố, cũng như giá trị sử dụng các loài
trong chi Khoai môn.
Nguyễn Văn Dư (2007) [8] công bố một loài mới là Colocasia
menglaensis thuộc chi Colocasia, họ Araceae bổ sung cho hệ thực vật Việt
Nam.
Ngoài ra còn một số công trình đề cập đến chi Colocasia dưới dạng tài
nguyên như: Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn
Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiên, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy
Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2004) [4] với
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, giới thiệu một loài làm thuốc là
Colocasia esculenta; Lê Trần Đức (1997) [9] giới thiệu giá trị làm thuốc của
loài Colocasia esculenta trong công trình Cây thuốc Việt Nam trồng hái chế

SV: Nguyễn Thị Huệ

6

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

biến trị bệnh ban đầu; Võ Văn Chi (2012) [6] giới thiệu 2 loài làm thuốc là
Colocasia esculenta và Colocasia antiquorum.
Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống, cập nhật về họ Ráy (Araceae) nói
chung và chi Khoai môn (Colocasia Schott) nói riêng ở Việt Nam.

SV: Nguyễn Thị Huệ

7

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. 1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Khoai Môn (Colocasia Schott) hiện có ở Việt Nam
dựa trên cơ sở là các tài liệu và mẫu vật.
Tài liệu: Bao gồm các tài liệu của các công trình nghiên cứu, phân loại
về chi Khoai Môn (Colocasia Schott) đã có trên thế giới và ở Việt Nam.
Mẫu vật: Các mẫu vật về các loài thuộc chi Khoai Môn (Colocasia
Schott) ở Việt Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN).
Tổng số mẫu nghiên cứu là 22 số hiệu với hơn 50 tiêu bản. Việc phân

tích mẫu vật được tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh Thái và
Tài nguyên Sinh vật). Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo một số mẫu thu thập
được trong khi điều tra thực địa và các ảnh chụp mẫu vật trên internet.
2. 2. Phạm vi nghiên cứu: Khắp cả nước
2. 3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06/2012 đến tháng 4/2013
2. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Khoai môn (Colocasia Schott) ở Việt Nam,
chúng tôi sử dụng phương pháp Hình thái so sánh [9]. Đây là phương pháp cổ
điển nhưng cho đến nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất trên thế
giới và phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở nước ta. Phương pháp này dựa
trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là
cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và
ít biến đổi bởi môi trường. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các
cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng

SV: Nguyễn Thị Huệ

8

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với
hoa,…)
Việc nghiên cứu về giá trị tài nguyên của chi, dựa trên cơ sở giá trị của
các loài, gồm: Giá trị khoa học của các loài dựa trên kết quả về phân loại và

giá trị sử dụng (trên thế giới và ở Việt Nam), tình hình thực tế sử dụng các
loài và kết quả điều tra thu thập thông tin trong dân gian.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành cả 2 công tác nội nghiệp
và ngoại nghiệp.
Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa
nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu
ở trạng thái tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống, thu thập các thông tin
về giá trị sử dụng các loài trong dân gian và các thông tin khác.
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật. Việc nghiên cứu các
mẫu vật khô được tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật
được phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc
và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyển khảo, các bộ thực vât chí (nhất là ở
Việt Nam và các nước lân cận) để phân tích, so sánh và định loại.
Việc nghiên cứu phân loại chi Khoai Môn (Colocasia Schott) được tiến
hành theo các bước như sau:
Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi
Khoai Môn (Colocasia Schott). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp
với việc phân loại chi này ở Việt Nam.
Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Khoai Môn
(Colocasia Schott) hiện có.
Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm
mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan
khác.
SV: Nguyễn Thị Huệ

9

K35A- Sinh



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của
chi, xây dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần
danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung
khoa học khác của đề tài.
– Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực
vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự như sau:
Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công
bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên
khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu
ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu
có), mô tả, loài typ của chi, ghi chú (nếu có).
Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo
tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác
giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu
chính và các tài liệu ở Việt nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các
tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu
chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy
ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng,
ghi chú (nếu có).
– Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc
truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành,
lá,...) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt).
Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã
phân tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu
typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản
mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong

chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác
SV: Nguyễn Thị Huệ

10

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

(thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những
ghi chú bổ sung.
– Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa
chọn cách xây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành
như sau: Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập
hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn
phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon).
Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào
hai nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy đến khi phân biệt hết các taxon.
Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện
hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam.

SV: Nguyễn Thị Huệ

11

K35A- Sinh



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hệ thống phân loại chi Khoai môn (Colocasia Schott) ở Việt Nam.
Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Khoai môn và họ Ráy, tham
khảo các công trình thực vật chí ở các nước gần Việt Nam và các công trình
nghiên cứu về họ Ráy ở Việt Nam, chúng tôi thấy quan điểm xếp chi Khoai
môn vào họ Ráy (Araceae) của Engler & K. Krause (1920), Baker & Bakh f.
(1963) và Takhatajan ( 2009) đã giải thích tương đối thoả đáng mối quan hệ
giữa các taxon. Về hệ thống phân loại, các tác giả đều thống nhất quan điểm
chi Khoai môn được phân loại trực tiếp đến loài mà không có các bậc trung
gian như phân chi (subgenus) hay nhánh (section). Quan điểm này hiện được
hầu hết các tác giả nghiên cứu về chi Khoai môn sử dụng để sắp xếp chi và
các loài.
Chính vì vậy, chúng tôi đã dựa vào hệ thống của Takhatajan (2009),
Rafael Govaert and David G. Frodin (2002) và Nguyễn Tiến Bân (2003) để
xác định giới hạn, vị trí của chi và sắp xếp các loài thuộc chi Khoai môn ở
Việt Nam. Trên cơ sở quan điểm này chi Khoai môn (Colocasia Schott) ở
Việt Nam có 4 loài, được xếp vào họ Ráy (Araceae), bộ Ráy (Areales), phân
lớp Cau (Arecidae), lớp Hành (Liliopsida) hay còn gọi là lớp Một lá mầm
(Monocotyledones), ngành Mộc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành
Hạt kín (Angiospermae).
3.2. Đặc điểm phân loại chi Khoai môn (Colocasia Schott) ở Việt Nam.
COLOCASIA Schott – KHOAI MÔN
Schott, 1832. Melet. Bot. 18, nom. Cons.; Engl. & K. Krause, 1920.
Pflanzenr. 71 (IV. 23 E): 62; Gagnep. 1912. Fl. Gén. Indoch. 6: 1138; H. Li,
1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 13(2): 67; A. Hay, 1996. Sandakania 7: 31; Mayo &

al. 1997. Gen. Arac. 280-283, pl. 103, 130A; Govaert & al. 2002. World
SV: Nguyễn Thị Huệ

12

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Checkl. Bibliogr. Arac. 269; V. D. Nguyen, 2005. In N.T. Ban Checkl. Pl.
Vietn. 3:882.
– LEUCOCASIA Schott, 1857. In Oesterr. Bot. Wochenbl. 7: 34.
3.2.1. Dạng sống (hình 3.1)
Cây thảo thân rễ hoặc thân củ, thường xanh hoặc rụng lá. Thân củ gần
hình cầu, hình bầu dục hoặc gần hình trụ, mọc ngầm dưới đất, bên ngoài có
những vòng sẹo lá rất rõ nhưng nhiều khi bị che phủ bởi các sợi do bẹ lá hoặc
lá vảy (tên tiếng anh có thuật ngữ là cataphyll) thoái hóa để lại; đỉnh củ có
chồi lá, chồi bên nhiều khi phát triển thành củ con dính liền với củ mẹ. Thân
rễ hình trụ, bao bởi lá vảy, phân nhánh thành các dải bò trên mặt đất (C.
menglaensis, C. esculenta), thân có nhựa mủ trắng (C. gigantea).
3.2.2. Lá
Lá đơn, nguyên, hình khiên, mọc xoắn vòng; cuống lá dài hơn nhiều so
với phiến lá, mọng, nhẵn, ít khi có lông (C. menglaensis) hoặc có phấn trắng
(C. gigantea), bẹ cuống rõ, dài 1/3 cuống hoặc hơn; phiến lá hình trứng (C.
esculenta, C. menglaensis) hay trứng rộng (C. gigantea); chóp lá tù hay tròn
đôi khi nhọn; gốc lõm xuống nhiều hay ít thành hình tim; đỉnh 2 thùy gốc
thường tù hay tròn; gân bên hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, chạy nối với

nhau bằng gân chung ở mép, gân ở tai gốc lá khá phát triển, gân con xuất phát
từ các gân bên nối với nhau trên một gân trung gian song song với gân bên.
3.2.3. Cụm hoa (hình 3.2, 3.3)
Cụm hoa dạng bông mo bao gồm cuống bông mo, mo và cụm hoa bông
(hay gọi là bông nạc). Bông mo mọc ở nách lá, có thể đơn độc (C. esculenta)
hoặc nhiều bông mo xuất phát từ một nách lá (C. menglaensis, C. gigantea, C.
lihengiae); cuống ngắn hơn cuống lá; mo thắt ở giữa tạo thành phần ống mo
và phiến mo; phần ống hình trứng tới trứng thuôn, tồn tại cùng với quả, rách
ra khi quả chín; phần phiến màu trắng (C. gigantea), màu xanh, xanh xám tới
SV: Nguyễn Thị Huệ

13

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

vàng (C. esculenta, C. menglaensis), hình thuyền tới mác, cong gập ra ngoài
rồi rụng sớm. Bông nạc không cuống, ngắn hoặc dài hơn mo; chia ra thành
các phần khác nhau; phần cái ở gốc, hình trụ hay hình nón, ngắn hoặc dài, có
các bầu thưa hoặc xếp xít nhau, thường xen kẽ bởi các hoa bất thụ; giữa phần
đực và phần cái là phần hoa bất thụ hẹp, thường thắt lại ở giữa, mang các hoa
bất thụ có hình dạng khác nhau, thường ít nhiều dang phiến; tiếp đến là phần
đực hình trụ tới hình thoi, mang các hoa đực xếp xít nhau; tận cùng là phần
phụ hình nón, nón thuôn, tới hình dùi, nhỏ, thường nhăn nheo, đôi khi không
có phần phụ (C. lihengiae).
3.2.4. Hoa (hình 3.3)

Hoa đơn tính, không có bao hoa. Có 3 loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa
trung tính. Hoa đực nhóm 3-6,chỉ nhị đính với nhau thành khối cụt; bao phấn
thường hình nón, đính bên, mở bằng lỗ ở đỉnh. Hoa trung tính xen kẽ với bầu
hình lăng trụ, cụt ở đỉnh; các hoa trung tính ở phần bất thụ giữa phần đực và
phần cái đa dạng về hình dạng, thường là các phiến hình lục giác, hình thoi
hay hình trụ, thấp hơn các hoa trung tính ở phần cái nhiều. Hoa cái chỉ là một
bộ nhụy (bầu). Bầu hình trứng, hình cầu hay hình chai, có 1 ô, nhiều noãn;
vòi nhụy ngắn, hẹp hoặc không có; núm nhụy hình đĩa hoặc hơi có thùy; noãn
nửa đảo, cuống noãn dài, noãn đính vách.
3.2.5. Quả
Quả mọng, hình nón hoặc thuôn, màu xanh tới trắng hoặc đỏ, nhiều hạt.
Hạt vỏ mỏng, nội nhũ từ ít tới nhiều hoặc không có.
Typus: Colocasia antiquorum Schott (Arum colocasia L.) Typ. Cons.
Chi Khoai môn có 11 loài, phân bố từ Ấn Độ tới Đông và Nam Trung
Quốc xuống Đông Nam Á. Việt Nam hiện biết có 4 loài, phân bố rải rác khắp
cả nước.

SV: Nguyễn Thị Huệ

14

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2


1

Hình 3.1. Dạng sống của chi Colocasia Schott
1. Thân rễ (C. menglaensis), 2. Thân củ (C. esculenta)
(1. theo J. T. Yin, H. Li & Z. F. Xu, 2004; 2. theo Võ Văn Chi, 1997)

SV: Nguyễn Thị Huệ

15

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

1

2
Hình 3.2. Một số bông mo

1. Bông mo C. lihengiae (theo C. L. Long & K. M. Liu, 2001)
2. Bông mo C. menglaensis (theo J. T. Yin, H. Li & Z. F. Xu, 2004)

SV: Nguyễn Thị Huệ

16

K35A- Sinh



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Phần phụ

2

Phần đực

Phần hoa
bất thụ
Phần cái

3

Cuống
bông nạc

4
1

Hình 3.3. Cấu tạo bông nạc và hoa
1. Bông nạc ở C. menglaensis; 2. Hoa đực; 3. Hoa cái (Bầu); 4. Hoa bất thụ
(1. Hình theo J. T. Yin, H. Li & Z. F. Xu, 2004; 2,3,4. Hình vẽ theo mẫu
N.V. Dư & N.X. Viết 359, (HN))

SV: Nguyễn Thị Huệ


17

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

3.3. Khóa định loại các loài thuộc chi Khoai môn ( Colocasia Schott) ở
Việt Nam.
1A. Bông nạc không có phần phụ...........................................1. C. lihengiae
1B. Bông nạc có phần phụ.
2A. Bông mo đơn độc. Mặt trên lá có lông mịn, không thấm
nước.......................................................................................2. C. esculenta
2B. Bông mo 4-5 cái hoặc nhiều hơn. Mặt trên lá không có lông mịn, ít
nhiều thấm nước.
3A. Cuống lá và cuống bông mo có phấn trắng. Phiến mo trắng -xanh.
...............................................................................................3. C. gigantea
3B. Cuống lá và cuống bông mo có lông tơ mịn. Phiến mo vàng
đậm........................................................................................4. C. menglaensis

SV: Nguyễn Thị Huệ

18

K35A- Sinh



Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Khoai môn (Colocasia Schott)
ở Việt Nam.
3.4.1. Colocasia lihengiae C. L. Long & K. M. Liu – Khoai sọ lí
C. L. Long & K. M. Liu, 2001. Bot. Bull. Ac. Sin. 42: 313; V.D. Nguyen &
X.V. Nguyen, 2003. Proc. Nat.; V. D. Nguyen, 2005. in N.T.Ban Checkl. Pl.
Vietn. 3: 883.
Cây thân rễ, cao tới hơn 1m. Thân rễ hình trụ, dài 14 cm, đường kính 14,5 cm, thuôn ở gốc; phân đốt, đốt dài 7 mm, có nhiều sợi do bẹ lá khô xác
để lại. Lá hình khiên; cuống dài tới 1 m; bẹ cuống lá dài 30-45 cm, cánh bẹ
rộng khoảng 6 mm ở phần giữa bẹ, thẳng; thùy trước cuống hình trứng thuôn
tới tam giác, dài 20-26 cm, đỉnh nhọn, đôi khi có mũi nhọn dài 2 cm; thùy
gốc hình tam giác, dài 12-14 cm, rộng 8-10 cm, phần hợp sinh giữa 2 thùy
dài 6-8 cm; gân giữa và gân bên nổi rõ, gân bên 4-6 cặp, gân ở thùy gốc 2-3
cặp, gân con không nổi rõ. Bông mo 4-5 cái ở nách lá, thường xếp thẳng
hàng giống như nan quạt; cuống bông mo dài 22-25(40) cm, đường kính 0,50,7 cm; mo dài 12-14 cm; ống mo hình bầu dục thuôn, dài 3-3,5 cm, đường
kính 1,2-1,5 cm, màu xanh lục nhạt; phiến mo hình trứng thuôn, dài 10-12,5
cm, rộng 5-6,5 cm, đỉnh nhọn, màu trắng tới vàng nhạt. Bông nạc ngắn hơn
mo, dài 7cm, có cuống ngắn 3-5 mm, màu trắng; phần hoa cái hình nón tới
hơi hình thoi, dài 2,2-2,5 cm, đường kính 7-8 mm, hoa nhiều, màu xanh lục
hay hơi vàng nhạt, xen lẫn nhiều hoa trung tính khác nhau về hình dạng;
phần bất thụ giữa phần đực và phần cái hình trụ, có khi hơi thắt lại ở giữa,
màu trắng ngà, dài khoảng 1,7 cm, đường kính 4-5 mm; phần mang hoa đực
hình trụ, dài 2,7-2,9 cm, đường kính 5-5,5 mm, đỉnh tù, cụt; phần phụ không
có. Hoa đực gần như vuông, dài 1,8 mm, rộng 1,8 mm, gồm 4-6 nhị dính lại
thành khối; bao phấn mở bằng lỗ ở đỉnh. Bầu hình cầu, rộng 1,5 mm, 1 ô; vòi
nhụy dài 0,2 mm; núm nhụy hơi vuông, nhỏ hơn bầu nhiều, 4 thùy; noãn
SV: Nguyễn Thị Huệ


19

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

nhiều, đính vách. Hoa bất thụ giữa phần đực và cái thường có hình dạng khá
đồng đều, tròn hay dài.
Loc. class: China, Yunnan Prov., Mengla, Mengxing River watershed.
Typus: Long Chun-lin & Li Mailan 9806 (holo. – KUN); Long Chun-lin &
Li Mailan 9824 (para. KUN).
Sinh học và sinh thái: Mọc dưới tán rừng thường xanh ẩm ướt, ở độ cao
800 m. Mùa hoa tháng 6-8, mùa quả 9-10.
Phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Lạng Sơn (Hữu Lũng), Hà Nội (Ba Vì).
Ngoài ra còn có ở Trung Quốc (Vân Nam) và Lào (Luang Phrabang).
Mẫu nghiên cứu: HÀ NỘI, Ba Vì, N.V.Dư & N.X.Viết 358 (HN).
Giá trị sử dụng: Lá làm thức ăn cho gia súc.

SV: Nguyễn Thị Huệ

20

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Hình 3.4. Colocasia lihengiae C. L. Long & K. M. Liu
1. Dạng sống, 2. Bông mo, 3. Hoa đực, 4. Bầu
5. Mặt cắt ngang của bầu, 6. Noãn, 7. Bông nạc
( Hình theo C. L. Long & K. M. Liu, 2001)

SV: Nguyễn Thị Huệ

21

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

3.4.2. Colocasia esculenta (L.) Schott – Khoai môn
Schott, 1832. Melet. Bot. 18; Gagnep. 1912. Fl. Gén. Indoch. 6: 1138; Backer
& Bakh. f. 1963. Fl. Jav. 1: 120; H. Li, 1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 13(2): 67; A.
Hay, 1996. Sandakania, 7: 31; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 3: 441, fig.
8315; id. 1999. Illustr. Fl. Vietn. 3: 353, fig. 9125; Govaert & al. 2002. World
Checkl. Bibliogr. Arac. 272; V. D. Nguyen, 2005. in N.T.Ban Checkl. Pl.
Vietn. 3: 882.
– Arum esculentum L. 1753. Sp. Pl. 965.
 Arum colocasia L. 1753. l.c. 985.
 Caladium esculentum (L.) Vent. 1801. Descr. Pl. Nov. Tab. 30.
 Colocasia antiquorum Schott, 1832. l.c.18.

 Colocasia esculenta var. aquatilis Hass. 1840. Pl. Jav. Rar. 150.
 Colocasia antiquorum var. aquatilis (Hassk.) Krause, 1920. Pflanzenr.
Arac. 71 (IV. 23E): 68.
 Colocasia esculenta var. antiquorum (Schott) Hubb. & Rehder, 1932. Bot.
Mus. Leafl. 1.
 Khoai sọ, Khoai nước, Môn nước, Môn ngọt, Mak phữa (Thái), Mak phước
(Tày).
Cây thân rễ hoặc thân củ, cao 30-80cm. Thân rễ hình trụ, nằm dưới hay
đôi khi nổi trên mặt đất, có đốt, có lá vảy bao phủ, phân nhánh thành các dải
trườn trên mặt đất dài tới 1m; thân củ gần hình cầu hay gần hình trụ, đường
kính 3-6(7) cm, trong màu trắng, ngoài bao phủ bởi các sợi do lá vảy thoái
hóa để lại, màu nâu đen, có vết tích các vành đốt do sẹo lá để lại, các chồi bên
phát triển thành các củ con dính liền với củ mẹ. Lá hình khiên; cuống lá dài
30-80cm, màu xanh xỉn hoặc hơi nâu, phần bẹ lên tới 1/2 cuống; phiến lá hình
trứng tới trứng rộng, có kích thước khá đa dạng, có khi dài tới 50cm, rộng tới
35cm, mặt trên màu xanh lục, thường có lông mịn, không thấm nước; thùy
SV: Nguyễn Thị Huệ

22

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

trước cuống hình trứng tới trứng thuôn, có khi hơi tròn, chóp nhọn, gân bên 410; thùy gốc hình trứng, dài gần bằng 1/2 thùy trước, đỉnh tù hay tròn, hợp
sinh tới 1/2–1/3 chiều dài. Bông mo đơn độc, mọc ở nách lá; cuống bông mo
ngắn hơn cuống lá; mo dài 15-35cm; ống mo hình trứng đến trứng thuôn, màu

xanh đậm hay nhạt ở ngoài; phiến mo hình trứng, cuộn lại, màu vàng, thơm.
Bông nạc ngắn hơn mo, dài 7-12 cm; phần cái dài 1,5-3 cm, mang nhiều hoa
cái xếp xen lẫn với các hoa bất thụ; phần hoa bất thụ giữa phần đực và phần
cái thắt lại, dài 1-1,5 cm; phần đực dài 3-6 cm; phần phụ có chiều dài biến
đổi. Hoa đực hình trụ dài, dài 1,2 mm, rộng 0,2cm. Bầu hình trứng, 1 ô, nhiều
noãn; vòi nhụy ngắn; núm nhụy hơi có thùy, noãn nửa đảo, cuống noãn dài,
giá noãn vách. Quả mọng vàng khi chín, kích thước 3-4mm, nhiều hạt.
Typus:

Arum minus, nymphaeae foliis, esculentum Sloane, Voy.

Jamaica Nat. Hist.(1725) 2: tab. 106, f. 1(fid. Nicolson, 1979: 456).
Sinh học và sinh thái: Mọc hoang dại nơi ẩm ướt hoặc được trồng trên
ruộng cạn. Mỗi năm trồng 2 vụ: vụ xuân (tháng 3-4), vụ thu (tháng 8-9), thời
gian sinh trưởng gần một năm; có 2 thời kỳ sinh trưởng: 6 tháng đầu phát
triển dọc và lá, từ tháng 7 phát triển củ, khi củ già lá lụi dần.
Phân bố: Phổ biến khắp Việt Nam. Ngoài ra, còn có ở Trung Quốc,
Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonexia, các nước nhiệt đới khác ở châu Á,
châu Đại Dương và châu Phi.
Mẫu nghiên cứu: TUYÊN QUANG, V.X. Phương & al. 6928 (HN). –
VĨNH PHÚC, Phương & al. 4465 (HN). – HÀ NỘI, 034, 045 & 631 (HN);
N.V.Dư 49 (HN). – QUẢNG BÌNH, V.X.Phương & al. 4359 (HN).
Giá trị sử dụng: Lá, củ làm thức ăn cho gia súc. Củ làm thức ăn cho
người, cuống lá làm rau ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ;
dùng ngoài giã nhỏ, trộn với dầu dừa xoa đắp diệt kí sinh trùng và trị ghẻ. Lá
giã chữa rắn cắn, ong đốt, mụn nhọt. Lá sắc uống dùng chữa bệnh tâm thần
SV: Nguyễn Thị Huệ

23


K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

mê man, động thai. Ở Trung Quốc, hoa dùng trị tử cung thoát thùy, trẻ em
kinh phong, đau dạ dày, thổ huyết, trĩ sang. Ở Malayxia, thân cây dùng để trị
vết thương.
Ghi chú: Theo các tác giả Trung Quốc trong Floria of China, loài C.
esculenta và C. antiquorum là hai loài khác nhau. Tuy nhiên, qua nghiên cứu
mẫu, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt giữa hai loài không thật sự rõ ràng.
Chính vì vậy, chúng tôi đồng ý với quan điểm của Baker & Bakh. F (1963) và
Nguyễn Tiến Bân (2003) cho rằng chúng chỉ là một loài.

SV: Nguyễn Thị Huệ

24

K35A- Sinh


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

3.4.3. Colocasia gigantea (Blume) Hook. f. – Dọc mùng
Hook. f. 1894. Fl. Brit. Ind. 6: 524; Backer & Bakh. f. 1963. Fl. Jav. 1: 120;
S.Y. Hu, 1968. Dansk. Bot. Ark. 23: 429; H. Li, 1979. Fl. Reip. Pop. Sin. 13

(2): 70; Phamh. 1991. Illustr. Fl. Vietn. 3: 441, fig. 8314; A. Hay, 1996.
Sandakania 7: 33; Phamh. 1999. Illustr. Fl. Vietn. 3: 353, fig. 9124; Govaert
& al. 2002. World Checkl. Bibliogr. Arac. 273; V. D. Nguyen, 2005. in N.T.
Ban Checkl. Pl. Vietn. 3: 882.
– Cladium gigantea Blume, 1923. Catalogus. 103.
– Leucocasia gigantea (Blume) Schott, 1857. In Oesterr. Bot. Wochenbl.
7: 34.
– Colocasia prunipes K. Koch & c. D. Bouché, 1854. Index Seminum
(B) 1854. 4.
– Colocasia indica aut. Non Hassk.: Engl. & K. Krause, 1920. Pflanzenr.
Arac. 71(IV. 23E): 69.
– Môn to, Mùng thơm
Cây thân rễ, cao 50-150 cm, thường xanh, có nhựa mủ trắng. Thân hình
trụ, thường ngắn, đôi khi dài khoảng 40 cm, đường kính 5-10 cm, có khi hơn.
Lá hình khiên, 3-4 lá cùng với nhau; cuống lá mập, dài tới 100 cm, bẹ lên tới
gần 1/2 cuống, có phấn trắng; phiến lá hình trứng rộng, gần tròn, gốc hình
tim, dài rộng từ vài chục cm tới hàng mét, màu xanh nhạt, mặt dưới có lớp
phấn trắng, mặt trên nhẵn; gân hình lông chim, nổi rõ mặt dưới; gân bên 5-6
cặp, gân ở thùy gốc 4-5 cái; phần hợp sinh giữa hai thùy dài 4-6 cm. Bông mo
xuất phát ở nách lá, ít tới nhiều, xếp thành hàng ngang; cuống mảnh, dài gần
20 cm,có phấn trắng; mo dài tới 15 cm, thắt ở giữa; ống mo hình trứng thuôn,
dài 5 cm, rộng 2-2,5 cm, màu xanh nhạt tới đậm; phiến mo dài 12 cm, rộng 8
cm, cong hình thuyền, trắng xanh, mỏng. Bông nạc dài bằng có khi dài hơn
mo; phần cái hơn hình nón, dài 2 cm, đường kính 1,3 cm, gốc hơi thuôn lại,
SV: Nguyễn Thị Huệ

25

K35A- Sinh



×