Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Khảo sát hoạt động chăn nuôi bò sữa tại xã vĩnh thịnh, huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.48 KB, 51 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: SINH – KTNN
************

HOÀNG THỊ MAI

KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI
BÕ SỮA TẠI XÃ VĨNH THỊNH, HUYỆN
VĨNH TƢỜNG, TỈNH VĨNH PHÖC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. LƢU THỊ UYÊN

HÀ NỘI – 2012

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được rất nhiều sự
động viên và giúp đỡ. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với tất cả các
thầy, cô giáo Khoa Sinh - KTNN đã truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý báu
trong quá trình học tập và hoàn thành khoá luận này.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
hướng dẫn ThS. Lƣu Thị Uyên, người đã nhiệt tình chỉ dẫn, định hướng,
truyền thụ kiến thức trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường,
tỉnh Vĩnh Phúc. Các hộ nông dân, các cơ sở thu mua… đã tạo điều kiện giúp
đỡ trong quá trình nghiên cứu.


Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã
động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về thời gian và bước đầu làm
quen với phương pháp nghiên cứu khoa học nên đề tài này không thể tránh
khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
quý thầy cô và các bạn để đề tài này hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Hoàng Thị Mai

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung tôi đã trình bày trong khóa luận này
là kết quả của quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của
các thầy, cô giáo, đặc biệt là cô giáo Th.s Lƣu Thị Uyên. Những nội dung
này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.

Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Hoàng Thị Mai

3


MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU .......................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2

PHẦN 2: NỘI DUNG ...................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHĂN NUÔI BÕ SỮA TRONG
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH .............................................................................. 3
1.1. Vị trí, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghề nuôi bò sữa ........................... 3
1.1.1. Vị trí của nghề nuôi bò sữa ..................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghề nuôi bò sữa .................................. 3
1.2. Khái quát nghề nuôi bò sữa ở Việt Nam .................................................... 8
1.2.1. Phát triển số lượng và chất lượng giống bò sữa ...................................... 9
1.2.2. Phân bố đàn bò sữa theo vùng sinh thái ................................................ 11
1.2.3. Tổng sản lượng sữa tươi ....................................................................... 13
1.2.4. Thị trường tiêu dùng sữa trong nước .................................................... 14
1.2.5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa .............................................. 15
1.3. Một số quan điểm và phương hướng phát triển nghề nuôi bò sữa ở Việt
Nam ................................................................................................................. 16
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 18
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 18
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
2.2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ......................................................... 18
2.2.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Thịnh .......................... 18
2.2.3. Hiệu quả chăn nuôi bò sữa trong hộ gia đình ở Vĩnh Thịnh ................. 18
2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Thịnh ... 18
2.2.5. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Thịnh 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 20
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ............................................................ 20

3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 20
3.1.2. Thời tiết khí hậu và nguồn nước ........................................................... 20
3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 21
3.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa tại xã Vĩnh Thịnh ...................... 22
3.2.1. Khái quát về tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa tạ địa bàn .............. 22

4


3.2.2. Quy mô và cơ cấu đàn bò sữa của Vĩnh Thịnh ..................................... 23
3.2.3. Tình hình tiêu thụ sữa trên địa bàn ....................................................... 25
3.2.4. Cơ cấu giống và nguồn cung ứng con giống ........................................ 27
3.2.5. Thức ăn dùng trong chăn nuôi bò sữa tại Vĩnh Thịnh .......................... 29
3.3. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa trong hộ gia đình ở Vĩnh Thịnh ....... 32
3.3.1. Quy mô đàn bò sữa trong các hộ theo dõi ............................................ 32
3.3.2. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò sữa trong nông hộ ................................ 32
3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Thịnh ...... 34
3.4.1. Các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến chăn nuôi bò sữa .... 34
3.4.2. Thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Thịnh .............. 38
3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa ở
Vĩnh Thịnh ...................................................................................................... 40
3.5.1. Giải pháp đối với chính quyền địa phương ........................................... 40
3.5.2. Giải pháp đối với nhà khoa học tổ chức tín dụng và ngân hàng ........... 40
3.5.3. Giải pháp đối với nông hộ ..................................................................... 41
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 42
4.1. Kết luận .................................................................................................... 42
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44

5



NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CC

: Cơ cấu

CNBS

: Chăn nuôi bò sữa

CP

: Cổ phần

HTX

: Hợp tác xã

SL

: Số lượng

TL

: Tỷ lệ

UBND


: Ủy ban nhân dân

6


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gần đây, báo chí liên tục đưa tin phản ánh ở nhiều nơi như Tuyên
Quang, Sơn La... các dự án phát triển đàn bò sữa đều bị đổ bể. Trong lúc đó ở
Vĩnh Phúc, đặc biệt là huyện Vĩnh Tường, nơi có đàn bò sữa lớn nhất tỉnh,
chăn nuôi bò sữa diễn ra như thế nào? Cũng có những lo ngại nghi ngờ về khả
năng duy trì, phát triển đàn bò sữa tại địa phương này vì nhiều khó khăn cả
khách quan và chủ quan (Dịch bệnh, giá thức ăn, đầu ra của sản phẩm, kinh
nghiệm chăn nuôi.v.v.). Tuy nhiên, sự thật đàn bò sữa của huyện Vĩnh Tường
đang rất phát triển. Vĩnh Tường đất chật, không có đồng cỏ, không có đất
hoang, ngay đất ở cũng hiếm, thế mà đàn bò sữa trong năm năm trở lại đây
tăng đột biến, mỗi ngày bình quân cả huyện có gần 3.000 lít sữa bò tươi hàng
hóa. [13]
Huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) nằm ở đỉnh của tam giác châu thổ
sông Hồng, vốn là nơi đi đầu trong Khoán 10, đưa cây ngô đông trở thành vụ
chính và trồng ngô đông trên đất ướt. Là một huyện đất chật, người đông với
hơn 191 nghìn dân, chỉ có 87,66 ha đất canh tác nhưng sản xuất nông nghiệp
hàng hóa lại rất phát triển trong những năm gần đây.[13]
Ðể thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, huyện Vĩnh Tường đã
sớm xây dựng đề án phát triển đàn bò trong đó có những điểm trọng yếu là
năm xã vùng bãi, chín xã vùng đất bạc màu có quỹ đất "Hòa thảo" từ 2.000
đến 3.000 ha là vùng trọng điểm nuôi bò và thực hiện các chính sách kinh tế,
khuyến khích người chăn nuôi; phát triển nhanh đàn bò thịt, nuôi bò sữa; thay
đàn bò cóc bằng giống bò lai sind. Các xã nuôi nhiều bò thuộc vùng đất bãi,
trong đó Vĩnh Thịnh, Cao Ðại, An Tường. [13]

Vĩnh Thịnh, một xã vùng bãi có tới 154 hộ nuôi bò sữa với 490 con.
Các hộ này đều nuôi từ hai đến ba con trở lên. Chỉ riêng về giống, nông dân ở

7


đây đã đầu tư không dưới 10 tỷ đồng, đó là chưa kể đến những khoản đầu tư
khác như công cụ, máy vắt sữa, thức ăn, chuồng trại. Cái gì đã thu hút nông
dân nơi đây? Câu trả lời là lợi nhuận và cái mới. [3]
Từ những công đoạn chăm sóc sức khỏe cho đàn bò, đến việc vắt lấy
sữa sao cho hiệu quả và đầu ra cho sản phẩm sữa hàng ngày… Từ chỗ chưa
có một người thành thạo công việc chăm sóc thì giờ đây tất cả những người
đã và đang nuôi bò sữa ở Vĩnh Thịnh đều có thể đã chuyên nghiệp trong nuôi
bò lấy sữa. Theo thời gian, các công đoạn chăm sóc cũng được cải tiến nâng
cao kỹ thuật, việc vắt sữa, thái cỏ cho bò giờ đây đều được thực hiện qua máy
móc. Nhờ thu nhập từ bò sữa, cuộc sống người dân địa phương đã được nâng
lên. [3]
Tuy nhiên, khó khăn còn nhiều. Vĩnh Tường chưa có vùng chuyên canh
sản xuất nông sản và thị trường còn bó hẹp, chưa vươn được xa, sẽ là rào cản
trong bước đi lên. Mặt khác, làm nông nghiệp còn yếu tố rủi ro, khi mưa nắng
thuận hòa, lúc mưa giông bão lụt. Ngày nay sản xuất nông nghiệp hàng hóa
còn có yếu tố thị trường và giá cả điều tiết. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi những
người nông dân Vĩnh Thịnh phải có kiến thức, am hiểu thị trường hơn nữa.
Từ thực tế đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Khảo sát hoạt động chăn
nuôi bò sữa tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng phát triển CNBS tại xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường,
Vĩnh Phúc.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến CNBS ở Vĩnh Thịnh.
- Đề xuất một số biện pháp kinh tế, kỹ thuật đẩy mạnh phát triển CNBS

trong nông hộ tại khu vực nghiên cứu.

8


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHĂN NUÔI BÕ SỮA
TRONG KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
1.1. Vị trí, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghề nuôi bò sữa
1.1.1. Vị trí của nghề nuôi bò sữa [7]
Chăn nuôi là một ngành trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông
nghiệp. Sản phẩm chính của chăn nuôi không những đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của con người mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp
chế biến và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng cho mỗi quốc gia. Theo quan
niệm hiện đại, vai trò ngành chăn nuôi được đánh giá bởi vị thế của nó trong
việc biến đổi cơ cấu kinh tế quốc dân nói chung và cơ cấu nông nghiệp nói
riêng.
CNBS là ngành sản xuất quan trọng của hầu hết các nước nông nghiệp
trên thế giới. Sữa bò là một trong những thực phẩm cao cấp có giá trị dinh
dưỡng cao và tương đối hoàn chỉnh, dễ tiêu hoá, nó có ý nghĩa quan trọng
trong việc tăng cường thể lực và cải tạo nòi giống đặc biệt là đối với những
nước kinh tế đang phát triển như Việt Nam, nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em còn khá cao. Vì vậy, phát triển chăn nuôi bò sữa đang rất được quan tâm
thông qua chương trình chống suy dinh dưỡng trẻ em của Chính phủ. Chăn
nuôi bò sữa là ngành sản xuất hàng hoá và là ngành có giá trị kinh tế cao, đặc
biệt với những nước có tiềm năng về đồng cỏ và nguồn lao động lớn.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nghề nuôi bò sữa [2],[12]
Thứ nhất, Bò sữa là một loại động vật có hệ thần kinh cao cấp, được
con người thuần hoá, chăm sóc, nuôi dưỡng lai tạo theo hướng cho sữa từ
nghìn năm nay, nó chịu tác động của nhiều yếu tố sinh thái môi trường. Sự

tạo sữa không phải là quá trình tích luỹ vật chất giản đơn mà là quá trình sinh

9


lý phức tạp diễn ra trong tế bào tuyến sữa được tổng hợp từ các nguyên liệu
trong máu. Theo các nhà khoa học thì để sản xuất ra 1 lít sữa bình quân phải
có 540 lít máu chảy qua tuyến vú. Bò sữa được hình thành từ các vùng sinh
thái khác nhau: từ vùng lạnh lẽo ở Bắc Âu đến các vùng nhiệt đới ẩm ở Châu
Phi, Nam Mỹ và Châu á. Tuy nhiên các vùng sinh thái khác nhau này đã hình
thành các giống khác nhau: các giống bò sữa cao sản chủ yếu được tạo thành
ở xứ lạnh còn các giống bò cho năng suất sữa thấp chịu được nóng, ẩm và
điều kiện kham khổ hình thành ở xứ nóng. Các yếu tố chủ yếu của sinh thái
môi trường có tác động rõ rệt đến bò sữa đó là: nhiệt độ, độ ẩm, nguồn nước,
đồng cỏ, thức ăn, điều kiện vệ sinh, chăm sóc... Từ đặc điểm này đòi hỏi trong
quy hoạch phát triển CNBS cần phải nghiên cứu điều tra, khảo sát kỹ lưỡng
các yếu tố sinh thái môi trường và đối chiếu với đặc điểm của từng loại giống
đến xác định cơ cấu giống hợp lý cho vùng chăn nuôi khác nhau ở nước ta.
Thứ hai, Bò sữa là một loại tài sản đặc biệt có giá trị cao. Trong sản
xuất CNBS thì bò vắt sữa được xác định đó là một loại tài sản cố định đặc
biệt, có giá trị cao. Muốn có được một con bò cái vắt sữa cần phải trải qua các
giai đoạn nuôi dưỡng chăm sóc bê cái, tuyển chọn bê tơ, lỡ hoặc là phải có
vốn lớn để mua bò cái sinh sản. Để thu hồi vốn đòi hỏi phải qua một thời gian
nhất định, trung bình từ 8 - 10 năm. Ngoài ra, chi phí cho xây dựng chuồng
trại, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho quá trình chăn nuôi cũng khá
lớn. Để đảm bảo năng suất sữa cho đàn bò, đặc biệt là trong chu kỳ khai
thác sữa người chăn nuôi phải cho bò ăn đều đặn và đầy đủ các chất cần
thiết.
Thứ ba, Đặc điểm về quy luật cho sữa
Tất cả giống bò đều có một quy luật chung:

- Bò cái sau khi đẻ thì bắt đầu cho sữa và tăng dần đến tháng thứ 2 hoặc
tháng thứ 3 thì sản lượng sữa cao nhất, sau đó giảm dần đều từ tháng thứ 10

10


thì cạn sữa. Như vậy, một chu kỳ vắt sữa khoảng 30 ngày (1tháng) và thời
gian cạn sữa khoảng 60 ngày (hơn 2 tháng). Sau khi đẻ được 3 - 4 tháng, bò
cái động dục trở lại, nếu cho phối giống kịp thời thì khoảng hơn 9 tháng sau
bò lại đẻ lứa tiếp theo khoảng cách giữa 2 lứa đẻ từ 13 - 14 tháng. Bò sữa có
một đặc điểm đặc biệt là vừa mang thai vừa cho sữa. Sản lượng sữa trong một
chu kỳ vắt sữa lại phụ thuộc vào tuổi của bò sữa.
- Quy luật chung là ở chu kỳ vắt sữa tháng thứ 2 hoặc tháng thứ 3 thì
sản lượng sữa đạt cao nhất sau đó giảm dần. Trong điều kiện sinh trưởng phát
dục và nuôi dưỡng bình thường một bò cái vắt sữa từ 8 - 10 năm (6 - 8 chu kỳ
vắt sữa).
Thứ tư, sản phẩm chính của bò sữa là sữa tươi. Sữa tươi là một loại
thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng rất dễ bị hư hỏng nếu không được
bảo quản, chế biến kịp thời. Trong sữa tươi có đủ các chất dinh dưỡng quan
trọng đối với sự phát triển của cơ thể con người. Từ sữa tươi, tuỳ theo nhu cầu
tiêu dùng của các nước, các vùng khác nhau mà người ta chế biến ra nhiều
loại sản phẩm khác nhau (có khoảng 500 loại mặt hàng thực phẩm từ sữa) phổ
biến nhất: sữa bột, sữa hộp cô đặc có đường, sữa bánh, sữa chua, bơ, fomat
tươi, fomat cứng, sữa tươi tuyệt trùng thanh trùng, cazein... các chất protein
trong sữa rất dễ tiêu lại có hầu hết các loại axit amin không thay thế. Trong
sữa còn đầy đủ các chất khoáng và các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt
pho, lưu huỳnh, sắt, cô ban... Các kết quả nghiên cứu cho thấy "trong sữa tươi
có tới gần 10 chất khác nhau trong đó có đạm, mỡ, đường, vitamin, muối
khoáng, men... Sữa có 20 loại axit amin, 18 loại axit béo, 25 loại muối
khoáng, 12 loại vitamin, 10 loại men, 4 loại đường và một số nguyên tố vi

lượng khác..." Sữa tươi giàu chất dinh dưỡng như vậy nhưng lại rất dễ bị hư
hỏng vì vậy trong CNBS vấn đề đặt ra là vắt sữa và chế biến cần phải có công
nghệ phù hợp, bảo quản và vận chuyển phải được đặc biệt chú ý. Vì thế mà

11


trong quá trình kỹ thuật vắt sữa bò bắt buộc phải đảm bảo các khâu vệ sinh cá
nhân người vắt sữa, chuồng bò, vú bò trước khi vắt sữa và các dụng cụ chứa
sữa, thiết bị chế biến sữa. Việc vận chuyển sữa là hết sữa quan trọng, nếu từ
nơi chăn nuôi bò đến các cơ sở chế biến quá xa hoặc phương tiện, điều kiện
giao thông không thuận lợi thì việc CNBS sẽ không có hiệu quả hoặc sẽ
không thể phát triển được. Ví dụ điều kiện khí hậu, đất đai, đồng cỏ thuận lợi
nhưng xa nơi tiêu thụ cần có thị trường tiêu thụ sữa rộng lớn sát với khu vực
sản xuất điều kiện phương tiện giao thông cho việc thu mua vận chuyển bảo
quản sữa, cung ứng thức ăn và chuyển giao kỹ thuật.
Thứ năm, CNBS là ngành kinh tế sản xuất hàng hoá. Trong sản phẩm
nông nghiệp, sản phẩm dùng để bán gọi là sản phẩm hàng hoá. CNBS là một
ngành kinh tế sản xuất hàng hoá. Bởi vì sản phẩm của nó là sữa tươi và thông
qua chế biến các sản phẩm của sữa được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường
trong và ngoài nước. Đã là một ngành kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước như hiện nay thì tất yếu thị trường và
giá cả có tác động trực tiếp quyết định đến ngành sản xuất này. CNBS và chế
biến sữa rất cần có thị trường và giá cả ổn định. Bởi vì sản phẩm của nó
không phải là sản phẩm tự cung, tự cấp mà phải được tiêu thụ trên thị trường
với giá cả đảm bảo đủ chi phí sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Bò sữa là một
loại tài sản cố định có giá trị cần có vốn đầu tư ban đầu lớn và được thu hồi
trong cả một chu kỳ sản xuất dài từ 8 - 10 năm. Các nhà máy chế biến cũng
cần phải có vốn đầu tư lớn để đầu tư xây dựng lắp đặt các thiết bị hiện đại và
việc thu hồi toàn bộ số vốn đầu tư này đòi hỏi phải có một thời gian dài. Do

đó sản phẩm của ngành CNBS và chế biến sữa cần có thị trường tiêu thụ và
giá cả ổn định.
Thứ sáu, Bò sữa là loại động vật có khả năng chuyển hoá thức ăn có
giá trị dinh dưỡng thấp thành sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Yếu tố đầu

12


vào của bò sữa là cây cỏ, cây ngô, rơm, các loại sản phẩm phụ của ngành
trồng trọt, sau một quá trình chuyển hoá cho ra sản phẩm sữa có giá trị dinh
dưỡng cao. Chính vì vậy tăng cường khả năng tận dụng các phụ phế phẩm
trên cũng chính là tăng hiệu quả của ngành CNBS.
Thứ bảy, ngành CNBS đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng của
người chăn nuôi tương đối cao, hơn hẳn so với các ngành chăn nuôi khác. Dó
đó, người chăn nuôi phải có trình độ nhất định, nếu kỹ thuật chăn nuôi không
tốt sẽ dẫn tới hiệu quả kinh tế không cao, thậm chí có thể bị phá sản.
Ngành CNBS ở nước ta hiện nay chủ yếu phát triển ở hộ nông dân, do
vậy quy mô chăn nuôi đa số là nhỏ lẻ. Do người nông dân Việt Nam còn hạn
chế về tài chính, mỗi hộ chỉ nuôi từ 1 - 6 con, một số hộ có khả năng về vốn
và kỹ thuật thì phát triển quy mô lớn hơn hay phát triển các trang trại chăn
nuôi nhưng số hộ này chiếm tỷ lệ rất ít.
Tóm lại, CNBS là ngành có nhiều thuận lợi song cũng là ngành có độ
rủi ro cao. Những khó khăn trước mắt là chưa có kinh nghiệm cũng như còn ít
hiểu biết về kỹ thuật CNBS nên chưa khai thác được mặt thuận lợi cũng như
khắc phục những bất thuận của các đặc điểm trên. Thực tế đó đã ảnh hưởng
đến việc lựa chọn con giống cũng như đầu tư trang thiết bị cho nó. Ngoài ra,
việc tiêu thụ sản phẩm cũng là một vấn đề khó khăn đối với các hộ do thiếu
những dụng cụ chuyên dùng để đựng sữa khi tiêu thụ mà khoảng cách từ nơi
sản xuất đến nơi tiêu thụ lại khá xa, điều này cũng đã ảnh hưởng không ít đến
chất lượng sữa. Do đó, cần phát triển CNBS theo quy mô tập trung để có thể

tiêu thụ sữa dễ dàng hơn. Như vậy, để phát triển CNBS, ngoài việc nắm vững
các đặc điểm của ngành để tìm tòi vận dụng, khống chế sao cho ngành đạt
hiệu quả cao nhất thì việc làm tốt công tác bảo quản rủi ro và có chính sách
hỗ trợ giúp cho người chăn nuôi cũng là động lực quan trọng cho sự phát triển
của ngành.

13


1.2. Khái quát nghề nuôi bò sữa ở Việt Nam [1], [7], [8]
CNBS ở Việt Nam có lịch sử phát triển trên 50 năm, nhưng bò sữa thực
sự phát triển nhanh từ năm 2001 sau khi có Quyết định số 167/2001/QĐTTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp và
chính sách phát triển bò sữa Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Tổng đàn bò sữa
của nước ta đã tăng từ 41 nghìn con/năm 2001 lên trên 115 nghìn con/năm
2009 và tương tự tổng sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm tăng trên 4 lần từ
64 ngàn tấn/năm 2001 lên trên 278 ngàn tấn/năm 2009.
Trong gần 10 năm thực hiện Quyết Định 167 của Thủ tướng Chính phủ
về phát triển bò sữa giai đoạn 2001-2010, số lượng đàn bò sữa của ta cũng có
lúc thăng trầm khác nhau và đạt bình quân trên 30% năm. Giai đoạn 20012006 tốc độ phát triển đàn bò và sản lượng sữa đã vượt mục tiêu đề ra: số
lượng bò đạt trên 104% (104/100 ngàn con) và sản lượng sữa đạt trên 131%
(197/150 ngàn tấn). Trong những năm vừa qua, năm 2009 CNBS Việt Nam
có nhiều thuận lợi và gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp, CNBS thực sự có hiệu
quả kinh tế so với các vật nuôi khác.
Nhu cầu về sữa tươi sản xuất trong nước tăng cao, đây là cơ hội rất tốt
để phát triển nhanh hơn đàn bò sữa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao
của xã hội. Giá thu mua sữa bò tươi của các công ty sữa trên phạm vi cả nước
dao động từ 7.800 - 8.500 đồng/lít đang rất có lợi và khuyến khích người chăn
nuôi đầu tư phát triển bò sữa. Các công ty, như Công ty Vinamilk, Công ty
sữa quốc tế - IDP Hà Nội, Công ty sữa tương lai Tuyên Quang, Công ty CP
sữa Lâm Đồng, Công sữa TH Milk Nghệ An… đang triển khai chương trình

phát triển vùng nguyên liệu và mở rộng cơ sở chế biến sữa góp phần đưa
ngành CNBS và chế biến sữa của Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới.
Những thành tựu đạt được về chương trình sữa Việt Nam 2001-2010
theo Quyết định 167 của Chính phủ đã khẳng định đường lối đúng đắn về

14


phát triển CNBS của Chính phủ nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp tăng nhanh số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, giảm nhập
siêu sản phẩm sữa, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống
cho cư dân nông nghiệp và nông thôn.
1.2.1. Phát triển số lƣợng và chất lƣợng giống bò sữa
Với quan điểm sản xuất giống bò sữa trong nước là chủ yếu, Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn chủ trương lai tạo và phát triển bò sữa trong
nước thông qua phê duyệt chương trình và các dự án giống bò sữa 2001-2005
và 2006-2010. Tổng vốn đầu tư các dự án giống bò sữa có giá trị hàng chục tỷ
đồng đã hỗ trợ nông dân tinh bò sữa cao sản, dụng cụ, vật tư và công phối
giống đã tạo ra trên 75.000 bò sữa lai HF (F1, F2, F3) cho các địa phương
nuôi bò sữa trên phạm vi cả nước. Ngoài ra cán bộ kỹ thuật và người chăn
nuôi đã được tập huấn nâng cao trình độ quản lý giống, kỹ thuật chăn nuôi,
thức ăn, thú y, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh vắt sữa.v.v. góp phần nâng cao
năng xuất và chất lượng đàn bò sữa.
Trong quá trình lai tạo chọn lọc và nhân giống bò sữa trong nước, đàn
bò lai HF thích nghi và phát triển tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt
Nam, sinh trưởng, sinh sản và cho sữa tốt. Trong thời gian qua ngoài lai tạo
giống bò sữa trong nước việc nhập các nguồn gen bò sữa mới cũng được tiến
hành thông qua nhập bò đực giống HF của các nước trên thế giới như Mỹ, Úc
về sản xuất tinh bò đông lạnh trong nước phục vụ nhân giống bò sữa trên
phạm vi cả nước. Đồng thời trên 15 ngàn bò cái sữa giống HF và Jersey cũng

được nhập về từ Mỹ, Úc, New Zealand, Thái lan về nhân thuần đáp ứng nhu
cầu nuôi bò sữa thuần cao sản của một số tổ chức và cá nhân trong nước. Hiện
nay tổng đàn bò sữa giống HFcủa nước ta khoảng 20.000 con và sẽ tăng lên
nhanh trong những năm sắp tới do nhu cầu nhập giống của các Công ty sữa và
doanh nghiệp ngày càng cao.

15


Phát triển bền vững về số lượng và chất lượng đàn bò sữa là một trong
những mục tiêu quan trọng trong chỉ đạo thực hiện đối với chiến lược phát
triển bò sữa của nước ta giai đoạn 2001-2010 và chiến lược chăn nuôi của
Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Đàn bò sữa của Việt Nam đã phát triển tốt
không chỉ về số lượng mà cả chất lượng trong thời gian gần 10 năm vừa qua.
Theo số liệu của Tổng Cục thống kê Việt Nam, đến tháng 10 năm 2009 tổng
đàn bò sữa năm 2009 của nước ta là 115,518 ngàn con, sản lượng sữa đạt 278
ngàn tấn (Bảng 1.1). [9]
Tổng đàn bò sữa liên tục tăng trong 10 năm vừa qua, tuy nhiên 20052009 tốc độ tăng đàn thấp thậm chí năm 2007 số lượng bò sữa giảm do khủng
hoảng về giá: giá sữa bột thế giới thấp nên tác động đến giá thu mua sữa tươi
của các công ty sữa. Trong nhiều tháng giá sữa tươi của nông dân bán bằng và
dưới giá thành buộc người chăn nuôi phải giảm đàn, thanh lọc loại thải đàn.
Trong quá trình giảm đàn những bò sữa năng xuất thấp, ngoại hình xấu, sinh
sản kém bị loại đã góp phần chọn lọc và nâng cao chất lượng giống bò sữa
Việt Nam. Do đó năm 2007 mặc dù số lượng bò sữa giảm 12% so với 2006
nhưng tổng sản lượng sữa tươi sản xuất ra vẫn tăng trên 8,5%. Từ năm 2008 2009 tốc độ tăng đàn thấp. Thứ nhất do khủng hoảng về melanine từ Trung
Quốc đã ảnh hưởng đến sản xuất chế biến và tiêu dùng sữa ở Việt nam. Sữa
tươi của nông dân Hà Nội và một số tỉnh lân cận không tiêu thụ được phải đổ
đi, nhiều bò sữa phải bán giá bò thịt đã ảnh hưởng đến phát triển CNBS. Thứ
hai do khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới và Việt Nam đã ảnh hưởng đến
phát triển kinh tế nước ta nói chung và tốc độ phát triển của chăn nuôi và bò

sữa nói riêng. Tuy nhiên sang năm 2010 nền kinh tế thế giới và Việt Nam
chuyển sang giai đoạn phục hồi đã và đang có tác động tốt đến Chương trình
phát triển bò sữa của nước ta ở giai đoạn mới.

16


Bảng 1.1. Số lượng đàn bò sữa của Việt Nam 2001-2009
STT

Năm

Số bò

Tăng/giảm so với năm trước

(1000 con)

(%)

1

2001

41,241

17,89

2


2002

55,848

35,43

3

2003

79,225

41,84

4

2004

95,794

20,92

5

2005

104,120

8,70


6

2006

113,215

8,73

7

2007

98,659

-12,86

8

2008

107,983

9,45

9

2009

115,518


6,98

1.2.2. Phân bố đàn bò sữa theo các vùng sinh thái [1],[14],[15]
Phát triển đàn bò sữa của nước ta phát triển trên tất cả các vùng sinh
thái của Việt Nam. Tuy nhiên sự phân bố khác nhau về số lượng đã thể hiện
sự phát triển của bò theo vùng sinh thái và lợi thế của từng vùng.

17


Bảng 1.2. Phân bố đàn bò sữa theo vùng sinh thái
Đơn vị tính: nghìn con
Bắc
Vùng

TD

Năm

và MNPB

ĐBSH

TB

Tây



Nguyên


DHMT

Đông
Nam

ĐBSCL

Bộ

Cả
nước

2001

3,120

3,036

1,46

0,804

33,102

1,837

41,241

2002


3,859

4,030

1,175

1,007

42,938

3,840

55,848

2003

6,954

9,033

5,430

1,732

51,080

4,996

79,225


2004

9,880

11,424

8,749

2,119

56,799

6,823

95,794

2005

10,516

11,975

6,831

2,549

63,939

8,310


104,120

2006

9,415

10,659

4,737

2,901

75,066

10,437

113,215

2007

7,001

9,136

2,857

2,721

67,690


9,254

98,659

2008

8,390

9,328

1,756

2,786

76,587

9,136

107,983

2009

7,217

8,337

1,957

2,839


79,569

15,599

115,518

2009(%)

6,00

7,22

1,69

2,46

68,88

13,50

100,00

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê năm 2009 tổng đàn bò sữa cả nước
có trên 115 ngàn con. Mười tỉnh có đàn bò sữa lớn nhất là: Thành phố Hồ Chí
Minh 73.328 con, Hà Nội 6.800, Long An 6.104, Sơn La 5.136, Sóc Trăng
5.071, Tiền Giang 3.371, Lâm Đồng 2.833, Bình Dương 2.351, Tuyên Quang
1.748, và Đồng Nai 1.670 con.
Trong những năm gần đây nhu cầu về phát triển CNBS cao sản quy mô
công nghiệp là rất lớn, nhiều công ty sữa và doanh nghiệp có dự án phát triển

CNBS trang trại. Từ tháng 8 năm 2009, tại Nghệ An có một dự án lớn về
CNBS công nghiệp của Công ty sữa TH. Đầu năm 2010, sau 3 đợt nhập từ
tháng 3 đến tháng 6 năm 2010 tổng số bò sữa của Công ty là 4590 con bò sữa

18


HF nhập từ New Zealand. Theo kế hoạch và dự kiến hết năm 2010 tổng đàn
bò của Công ty sẽ là 9000 con.
Trong thời gian vừa qua theo thông tin từ Công ty sữa Vinamilk đến
tháng 6/2010 công ty đã nhập về 1000 bò sữa hậu bị HF trong đó 350 bò từ
New Zealand, 350 bò từ Australia và số còn lại từ Thái Land.
Theo quy luật phát triển CNBS của nhiều nước trên thế giới và khu vực
thì việc phát triển vùng nguyên liệu sữa trên quy mô lớn với phương thức
chăn nuôi công nghiệp, khép kín và sản xuất hàng hóa là xu hướng tất yếu của
ngành sữa Việt Nam trong những năm của thập kỷ tới.
1.2.3. Tổng sản lƣợng sữa tƣơi
Tốc độ tăng trưởng về tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước
trong thời gian 10 năm qua trung bình trên 30% năm, tốc độ tăng sản lượng
sữa cao hơn tốc độ tăng đàn bò sữa cho thấy năng xuất sữa và chất lượng
giống được cải thiện. Hiện nay, sữa bò tươi sản xuất trong nước đang được
người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng hơn các sản phẩm sữa chế biến khác.
Giá sữa tươi thu mua của các công ty sữa đang ở mức cao cao có lợi cho
người nuôi bò và khuyến khích cho cho người chăn nuôi đẩy mạnh sản xuất.
Tổng sản lượng sữa tươi trong nước hàng năm tăng nhanh từ số lượng
64 ngàn tấn sữa tươi năm 2001 tăng lên 278 ngàn tấn năm 2009. Năm 2009
mặc dù giá sữa bột thế giới giảm từ 5.500 USD xuống 3.500 USD/tấn nhưng
giá sữa tươi của Việt Nam không chịu ảnh hưởng của giá sữa tươi thế giới.
Trong lúc nông dân các nước EU phải đổ sữa tươi do giá thu mua sữa thấp
nhưng ở Việt Nam giá sữa tươi vẫn ở mức cao từ 8000-9000 đồng trên 1kg.

Tháng 6 năm 2010, giá sữa tươi vùng Ba Vì - Hà Nội, người chăn nuôi được
trả tại nhà máy là 9.200 đồng /lít. Tổng sản lượng sữa tươi hàng năm tại bảng
1.3.

19


Bảng 1.3. Sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm 2001-2009

STT

Năm

Số bò
(1000 con)

Tăng/giảm so
với năm trước
(%)

SL sữa
(1000 tấn)

Tăng/giảm so
với năm trước
(%)

1

2001


41,241

17,89

64,703

25,73

2

2002

55,848

35,43

78,453

21,25

3

2003

79,225

41,84

126,697


61,49

4

2004

95,794

20,92

151,314

19,43

5

2005

104,120

8,70

197,679

30,65

6

2006


113,215

8,73

215,953

9,24

7

2007

98,659

-12,86

234,438

8,56

8

2008

107,983

9,45

262,160


11,82

9

2009

114,461

6,00

278,190

6,11

1.2.4. Thị trƣờng tiêu dùng sữa trong nƣớc [4]
Tâm lý người Việt Nam trong tiêu dùng thường thích hàng ngoại và
sữa ngoại, tuy nhiên sau bão về sữa Trung Quốc có Melanine vào cuối năm
2007 và đầu năm 2008 thì tâm lý về tiêu dùng sữa Việt Nam có thay đổi. Hiện
nay việc sử dụng sữa tươi sản xuất trong nước được nhiều người ưa chuộng
không chỉ ở giá mua rẻ hơn mà chất lượng tốt và an toàn hơn. Mặt khác xu
hướng người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam cũng tác động đến đông đảo
người tiêu dùng sản phẩm sữa Việt. Bình quân sản lượng sữa tươi sản xuất
trong nước trên đầu người hiện nay là 3,2kg chiếm khoảng trên 20% tổng
lượng sữa tiêu dùng hàng năm.
Trong mười năm gần đây mức tiêu dùng sữa và các sản phẩm sữa của
người Việt Nam gia tăng nhanh chóng do thu nhập và đời sống ngày càng
được nâng cao. Nếu bình quân sữa tiêu dùng đầu người năm 2000 là 8kg sữa

20



nước/năm thì năm 2008 là 14,8kg/người năm (bảng 1.4). Khi GDP bình quân
đầu người của Việt Nam tăng trên 1000 USD/năm thì nhu cầu về tiêu dùng
sản phẩm chất lượng cao và sữa ngày càng tăng.
Bảng 1.4. Bình quân sữa tiêu dùng /người hàng năm
Dân số
Năm

(triệu)

B.quân sữa

Tiêu thụ

Tiêu thụ

TL sữa sản

tươi/ng/năm

sữa/ năm

sữa ng/

xuất trong

(lít)

(1000 tấn)


năm (lít)

nước (%)

2000

77,68

0,662

628

8,09

8,18

2001

78,90

0,820

-

-

-

2002


80,00

0,980

-

-

-

2003

81,20

1,560

-

-

-

2004

82,50

1,834

-


-

-

2005

83,12

2,378

1004

12,22

19,39

2006

84,00

2,570

1056

12,71

20,22

2007


84,60

2,771

1239

14,75

18,77

2008

85,30

3,073

1257

14,81

20.07

2009

86,00

3,234

-


-

-

1.2.5. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa [7], [12]
CNBS của Việt Nam chủ yếu là CNBS nông hộ quy mô nhỏ năng xuất
thấp, tuy nhiên CNBS nông hộ thực sự có hiệu quả kinh tế và góp phần nâng
cao thu nhập cải thiện đời sống cho nông dân. Kết quả điều tra nghiên cứu
năm 2009 của Cục chăn nuôi về CNBS nông hộ cho thấy:
- Trung bình về quy mô đàn nuôi trong các nông hộ là 5 con trong đó ở
các tỉnh miền Bắc là 4 con/hộ (dao động từ 2 con đến 17 con) tỷ lệ đàn bò khai
thác sữa tương đối cao, chiếm 65,15% tổng đàn, trung bình ở các tỉnh miền
Nam là 6 con/hộ (dao động từ 3 con đến 25 con).

21


- Giống bò sữa hiện đang nuôi ở Việt Nam trên 80% là bò lai HF có tỷ lệ
máu HF từ 50-97,5%, năng suất sữa trung bình năm 2009 trung bình từ
4000-4500 lít/chu kỳ cho sữa. Khoảng 15% tổng đàn bò sữa là bò
thuần HF có sản lượng sữa trung bình 5.500-6.000 lít/chu kỳ cho
sữa.
- Đối với CNBS nông hộ tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR) đối với bò sữa
có năng suất thấp là 16%, đối với loại bò sữa có năng suất cao IRR là 23%.
Thời gian hoàn vốn trong đầu tư phát triển CNBS hiện nay từ 6 năm với lãi
suất 7,8%/năm đối với bò năng suất thấp, và 4 năm đối với bò năng suất cao.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định rằng việc đầu tư tiền vốn vào để phát
triển CNBS hiện nay là một trong những lựa chọn hàng đầu có tính khả thi
cao.

1.3. Một số quan điểm và phƣơng hƣớng phát triển nghề nuôi bò sữa ở
Việt Nam [8]
Định hướng phát triển CNBS sữa giai đoạn 2006-2010 và 2020 của
nước ta như sau:
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo Nghị quyết 06
của Bộ Chính Trị 12/2000. Chuyển một phần đất canh tác sang trồng cỏ và
cây thức ăn cho chăn nuôi bò.
Phát triển CNBS phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của
từng địa phương, khai thác phát huy tiềm năng và sử dụng được tập quán
chăn nuôi, nguồn lao động, các nguồn lợi tự nhiên về thức ăn để phát triển
CNBS.
Khuyến khích và ưu tiên phát triển chăn nuôi bò trang trại thâm canh
quy mô vừa và nhỏ sản xuất hàng hóa chất lượng cao.

22


Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, từ chăn nuôi bò, trồng
cỏ, vắt sữa, vận chuyển sữa, chế biến sữa và giải quyết công việc cho đội ngũ
cán bộ kỹ thuật chăn nuôi thú y đã được đào tạo tại các trường.
Áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học trong CNBS đặc
biệt các công nghệ sinh học trong công tác giống và sinh sản để tăng nhanh
tiến bộ di truyền, năng suất và chất lượng sản phẩm CNBS.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng chăn nuôi bò,
tăng cường cải tiến quản lý và công tác giống.

23


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG – NỘI DUNG – PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động CNBS tại Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
- Các biện pháp kinh tế - kỹ thuật trong CNBS.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.2.2. Thực trạng phát triển CNBS ở Vĩnh Thịnh
- Quy mô và cơ cấu đàn bò sữa của Vĩnh Thịnh
- Tình hình tiêu thụ sữa tươi trên địa bàn
- Cơ cấu giống
- Thức ăn dùng trong CNBS
2.2.3. Hiệu quả kinh tế CNBS trong hộ gia đình ở Vĩnh Thịnh
2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong CNBS ở Vĩnh Thịnh
- Thuận lợi
- Khó khăn
2.2.5. Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển CNBS ở Vĩnh Thịnh
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Các tài liệu báo cáo, tình hình kinh tế xã hội của xã Vĩnh Thịnh.
- Các số liệu thống kê của huyện, xã về tình hình sản xuất, tiêu thụ, chế
biến và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong CNBS.
- Các tài liệu được thu thập qua sách báo, công trình nghiên cứu, trang
Web về tình hình chăn nuôi, tiêu thụ, chế biến sản phẩm, áp dụng tiến bộ kỹ
thuật trong CNBS.

24


- Phương pháp chuyên gia
Thu thập thông tin từ các chuyên gia như: cán bộ khuyến nông, phòng

nông nghiệp huyện... Từ đó, đưa ra các phân tích, đánh giá chính xác nhất
hoạt động liên kết trên địa bàn.
- Phương pháp xử lí số liệu
Sau khi thu thập thông tin chúng tôi tiến hành phân loại và sắp xếp các
loại thông tin để thuận tiện hơn trong việc phân tích thông tin.

25


×