Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tìm hiểu hiện trạng nghề nuôi trồng thủy sản tại một số xã của huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc và những yếu tố ảnh hưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.04 KB, 31 trang )

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vĩnh Phúc với địa bàn gần Hà Nội, là cửa ngõ giao thương thuận lợi với
các tỉnh phía Tây, Tây Bắc, có hệ thống sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy
chảy qua tạo thành khu vực nuôi trồng thuỷ sản lớn. Nuôi trồng thuỷ sản nói
chung, phương thức canh tác, nuôi trồng nói riêng, trên thực tế, đã có những
chuyển biến vượt bậc, khởi sắc trong hơn 10 năm qua. Từ những mô hình nuôi
quảng canh ban đầu, lệ thuộc hoàn toàn vào con giống thu gom từ tự nhiên, thụ
động lợi dụng nguồn thức ăn có sẵn trong ao hồ, sau một thời gian nuôi, thì tiến
hành thu hoạch. Đến nay, nhiều phương thức nuôi thuỷ sản đã được cải tiến và
đưa vào áp dụng như nuôi bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh…cho kết
quả cao về sản lượng, năng suất, kích thước hàng hoá, tính ổn định và sự bền
vững của mô hình.[ 10]
Yên Lạc là huyện phát triển mạnh hoạt động nuôi trồng thủy sản.Thực sự
khởi sắc từ năm 1990 và đến năm 2010, nuôi trồng thủy sản ở Yên Lạc bùng
phát cả về diện tích lẫn đối tượng nuôi.Việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy
sản được tiến hành chủ yếu tại các hồ, ao, đầm và một phần diện tích ruộng trũng
canh tác nông nghiệp kém hiệu quả.
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngành thuỷ sản
được quan tâm đầu tư, phát triển nhanh và phổ biến rộng rãi trên 10/17 xã của
huyện. Với sự tăng nhanh cả về tốc độ và tỷ trọng, ngành thuỷ sản đang từng
bước trở thành ngành mũi nhọn có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo cho
việc duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững của ngành nông nghiệp của
huyện. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, nuôi trồng thủy sản Yên Lạc cũng
còn gặp những khó khăn nhất định, cần sớm được tháo gỡ. [11]

1


Từ thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu hiện trạng nghề nuôi trồng
thủy sản tại một số xã của huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc và những yếu tố ảnh


hưởng”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Thực trạng nghề nuôi trồng thủy sản huyện Yên Lạc
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy
sản.

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Vị trí của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân [5]
Ngành Thuỷ sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế đất nước. Quy mô của ngành Thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của
ngành Thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân.
 Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho con người.
Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần
chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp
nguồn dinh dưỡng dồi dào.
 Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm, cung
cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế
quốc dân, Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực
phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn.
 Xoá đói giảm nghèo

2


Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc phát
triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không những
cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp phần xoá
đói giảm nghèo.

 Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển sang
nuôi trồng thuỷ sản. Nuôi trồng thủy sản đã phát triển với tốc độ nhanh, thu được
hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở
các vùng ven biển, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho
nông dân.
 Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn Việt
Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và lao
động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi quảng
canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt nước ao
hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán thâm canh
và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao.
 Nguồn xuất khẩu quan trọng
Trong nhiều năm liền, Ngành Thuỷ sản luôn giữ vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong
bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đất nước.
Ngành Thuỷ sản còn là một trong 10 ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt trên
một tỷ USD.
2.2. Nuôi trồng thủy sản [5]
2.2.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản

3


The FAO (2008) thì nuôi trồng thủy sản (tiếng anh: aquaculture) là nuôi các
thủy sinh vật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ
thuật vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất;
Khái niệm nuôi thủy sản đơn giản hơn đó là nuôi hay canh tác động và thực vật
dưới nước.
2.2.2 Đối tượng nuôi trồng thủy sản

Nhóm cá (fish) :Là những động vật nuôi có đặc điểm cá rõ rệt, chúng có thể là cá
nước ngọt hay cá nước lợ. Ví dụ: cá tra, cá bống tượng, cá chình,…
Nhóm giáp xác (crustaceans): Phổ biến nhất là nhóm giáp xác mười chân, trong
đó tôm và cua là các đối tượng nuôi quan trọng. Ví dụ: Tôm càng xanh, tôm sú,
tôm thẻ, tôm đất, cua biển,.
Nhóm động vật thân mềm (molluscs) : Gồm các loài có vỏ vôi, nhiều nhất là
nhóm hai mảnh vỏ và đa số sống ở biển (nghêu, sò huyết, hầu, ốc hương,....) và
một số ít sống ở nước ngọt (trai ngọc).
Nhóm rong (Seaweeds): Là các loài thực vật bậc thấp, đơn bào, đa bào, có loài
có kích thước nhỏ, nhưng cũng có loài có kích thước lớn như Chlorella,
Spirulina, Chaetoceros, Sargassium (lấy Alginate), Gracillaria (lấy agar agar),….
Nhóm bò sát (Reptilies) và lưỡng thê (Amphibians)
Bò sát là các động vật bốn chân có màng ối (ví dụ: cá sấu). Lưỡng thê là
những loài có thể sống cả trên cạn lẫn dưới nước (ví dụ: ếch, rắn,…) được nuôi
để lấy thịt, lấy da dùng làm thực phẩm hoặc dùng trong mỹ nghệ như đồi mồi
(lấy vây), ếch (lấy da và thịt), cá sấu (lấu da),...
2.3. Phương thức nuôi trồng thủy sản [5]
2.3.1. Nuôi thủy sản siêu thâm canh
Nuôi thủy sản siêu thâm canh là nuôi có năng suất cao, trung bình hơn 200
tấn/ha/năm; sử dụng thức ăn viên công nghiệp có thành phần dinh dưỡng đáp
4


ứng nhu cầu của đối tượng nuôi; giống được sản xuất từ các trại (hay là
giống nhận tạo); không dùng phân bón và loại bỏ hết địch hại; kiểm soát hoàn
toàn các điều kiện nuôi ( nước được bơm hay tự chảy, thay nước hoàn toàn chủ
động và kiểm soát chất lượng nước, có sục khí,…). Nuôi chủ yếu trong ao nước
chảy (flowing water pond), trong lồng (cage), bể (tank) hay trong hệ thống máng
nước chảy (raceways)
2.3.2. Nuôi thủy sản thâm canh

Nuôi thâm canh là hình thức nuôi có năng suất dưới 200 tấn/ha/năm; kiểm
soát tốt các điều kiện nuôi; chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu
quả sản xuất đều cao; và có xu hướng tiến tới chủ động kiểm soát tất cả các điều
kiện nuôi (khí hậu và chất lượng nước); và các hệ thống nuôi có tính nhân
tạo (man-made culture system).
2.3.3. Nuôi thủy sản bán thâm canh
Nuôi thủy sản bán thâm canh là hình thức nuôi có năng suất từ 2-20
tấn/ha/năm; lệ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn tự nhiên nhờ vào bón phân hay
cho ăn bổ sung; giống được sản xuất từ các trại (hay là giống nhận tạo); bón
phân định kỳ, trao đổi nước hay sục khí định kỳ; cấp nước bằng máy bơm hay tự
chảy. Nuôi trong ao, quầng hay bè đơn giản.
2.3.4. Nuôi thủy sản quảng canh cải tiến
Nuôi thủy sản quảng canh cải tiến là hình thức nuôi có năng suất từ 0,5-5
tấn/ha/năm; có thể cho ăn bổ sung bằng thức ăn chất lượng thấp; giống được
sản xuất từ các trại (giống nhân tạo) hay thu gom ngoài tự nhiên; bón phân vô cơ
hay hữu cơ thường xuyên; quan sát một số yếu tố chất lượng nước đơn giản.
Nuôi ao, lồng đơn giản (ví dụ nuôi cá lồng dựa vào thức ăn tự nhiên và có bổ
sung thức ăn)
2.3.5. Nuôi thủy sản quảng canh
5


Nuôi thủy sản quảng canh là hình thức nuôi mà mức độ kiểm soát hệ thống nuôi
thấp (môi trường, thức ăn, địch hại, bệnh,…); mức độ đầu tư ban đầu, kỹ thuật
áp dụng và hiệu quả sản xuất đều thấp (năng suất <500 kg/ha/năm); phụ
thuộc nhiều vào thời tiết, chất lượng nước; nuôi tận dụng mặt nước tự nhiên (ví
dụ: đầm phá, vịnh, eo ngách); và không chủ động được loại thức ăn tự nhiên cho
cá.
2.3.6. Nuôi kết hợp thủy sản với nông nghiệp
Nuôi thủy sản bán thâm canh kết hợp với nông nghiệp (bao gồm cả chăn

nuôi) là hình thức thức nuôi phối hợp để tận dụng điều kiện của nhau. Ví dụ:
nuôi kết hợp cá với trồng lúa.
2.3.7. Nuôi luân canh
Nuôi thủy sản luân canh là hình thức không nuôi liên tục hai hay nhiều vụ
một đối tượng trên cùng một diện tích sản xuất. Ví dụ như nuôi một vụ tôm càng
xanh và một vụ trồng lúa trên ruộng lúa hay nuôi luân phiên một vụ tôm sú và
một vụ cá rô phi trong ao tôm. v.v.
2.4. Nuôi thủy sản sinh thái (Organic Aquaculture)
Định nghĩa về nuôi thủy sản sinh thái vẫn còn nhiều tranh cải. Song, nhiều
ý kiến cho rằng đó là hình thức nuôi dựa vào các quá trình sinh học tự nhiên; sử
dụng phân hữu cơ và khống chế địch hại bằng biện pháp sinh học (không dùng
phân bón hay hóa chất tổng hợp); giống không bị nhiễm thuốc và hóa chất và là
sản phẩm từ quá trình biến đổi gen, không dùng nguyên liệu biến đổi gen để làm
thức ăn,..
2.5. Đặc điểm môi trường ao thủy sản [5]
Môi trường ao nuôi thủy sản bao gồm các yếu tố lý, hóa và sinh học. Mỗi yếu
tố có ý nghĩa khác nhau đối với sinh vật nuôi đồng thời có ảnh hưởng lớn đến
chất lượng môi trường ao.
6


Trong ao nuôi thủy sản, đặc biệt là ao nuôi mật độ cao thì môi trường mang tính
nhân tạo do sự kiểm soát theo ý của con người nên rất dễ biến động. Vì vậy,
quản lý môi trường ao nuôi là làm sao cho các yếu tố lý, hóa và sinh học phù hợp
nhất với đối tượng nuôi.
Nhiệt độ
Trong ao nuôi thủy sản nhiệt độ thay đổi theo ngày đêm và chiều sâu cột nước.
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tầng nước gọi là sự phân tầng nhiệt độ. Trong
ao nhỏ, cạn ở ở vùng nhiệt đới thì sự phân tầng thường diễn ra hàng ngày. Vào
ban ngày thì nước tầng mặt ấm và ban đêm thì lớp nước mặt bị lạnh đi. Cá và

giáp xác thì chịu đựng kém với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột do vậy không
nên chuyển chúng đột ngột thả chúng vào nước có nhiệt độ cao hơn hoặc
thấp hơn. Thông thường sự thay đội nhiệt độ đột ngột khoảng 3 hay 4oC sẽ
gây sốc hoặc gây chết sinh vật. Ở vùng nhiệt đới thì nhiệt độ ao nuôi được quản
lý chủ yếu thông qua cột nước trong ao. Tùy mùa vụ mà có thể điều chỉnh mức
nước ao hợp lý để giữa nhiệt độ thích hợp cho loài nuôi.
Độ pH
Trong các ao nuôi thì pH dao động trong khoảng 6-9 (ao nước ngọt) và 8-9 (ao
nước lợ) và có sự biến động theo ngày đêm bởi quá trình quang hợp và hô hấp
của phiêu sinh thực vật. Khi quá trình quang hợp tăng (xảy ra vào ban ngày)
thì hàm lượng CO2 trong nước giảm làm cho H+cũng giảm và pH tăng và ngược
lại khi quá trình hô hấp (xảy ra vào ban đêm) tăng thì CO2 trong nước giảm là
cho H+tăng và pH giảm (CO2 + H2O=HCO3- + H+).
Quản lý pH trong ao nuôi chủ yếu là bón vôi và điều chỉnh hàm lượng phiêu sinh
thực vật trong ao cho hợp lý. Khi ao bị pH thấp thì nên trao đổi nước, bón vôi,
bón phân hay bón vôi cho bờ ao trước khi mưa nếu pH đất thấp. Trong trường
hợp pH cao thì có thể kiểm soát thông qua cải tạo ao tốt ở đầu vụ nuôi, không
7


cho thức ăn quá thừa và bón phân quá liều, thay nước. Những trường hợp pH
tăng cao do quang hợp thì phải giảm hàm lượng phiêu sinh qua thay nước giảm
tảo, diệt cục bộ tảo trong ao nuôi bằng hóa chất. Ngoài ra, có thể diệt tảo bằng
bón vôi vào buổi tối để vôi lấy CO2 làm thiếu CO2 cho tảo quang hợp vào sáng
hôm sau và làm chết cục bộ tảo (CaCO3 + CO2 + H2O = Ca2+ + 2HCO3-). Tuy
nhiên, không được bón bất kỳ loại vôi nào khi pH cao hơn 8,3 và tốt nhất là bón
vôi.
Oxy hòa tan
Oxy hòa tan là yếu tố chất lượng nước quan trọng trong ao nuôi. Oxy là
yếu tố quan trọng cho quá trình hô hấp của cá cũng nhưng cho các quá

trình phân hủy các vật chất hữu cơ trong nước.
Trong ao nuôi thủy sản thì oxy hòa tan có từ hai nguồn chính là khuếch
tán từ không khí và từ quá trình quang hợp của tảo vào ban ngày. Tuy
nhiên, quá trình hô hấp của sinh vật trong ao có thể gây giảm mức oxy hòa tan
vào ban đêm.
Trong ao có hàm lượng oxy thấp thường xuyên, sinh vật sẽ ít ăn và chúng sẽ
không chuyển hóa thức ăn một cách hiệu quả như ở ao nuôi có hàm lượng hòa
tan bình thường. Khí quá bão hòa cũng có thể gây hại cho sinh vật nuôi ví dụ
sinh ra bệnh bọt khí. Quang hợp có thể gây quá bão hòa oxy ở tầng mặt của ao,
nhưng điều này thường không gây hại cho sinh vật. Chúng có thể di chuyển đến
nơi sâu hơn nơi hàm lượng oxy hòa tan thấp hơn và hàm lượng oxy bão hòa cao
hơn.
Quản lý hàm lượng ao oxy trong ao nuôi có nhiều cách khác nhau. Trong ao nuôi
có mức độ thâm canh cao thì dùng máy sục khí hay quạt nước để tăng cường oxy
từ không khí vào nước ao. Nếu oxy giảm thấp vào buổi sáng do tảo nhiều thì nên
giảm bớt hàm lượng tảo trong ao. Ngoài ra, có trường hợp oxy phân tầng vào
8


ban ngày do tảo quang hợp mạnh thì có thể dùng máy sục khí để phá bỏ sự
phân tầng và làm oxy phân bố đều trong cột nước ao. Thay nước cũng là
một trong những biện pháp làm tăng oxy trong nước ao, nhất là những ao
nuôi không thâm canh.
Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand – COD)
COD là lượng oxy tiêu tốn cho quá trình phân hủy hữu cơ trong nước được gọi
là tiêu hao oxy hóa học (COD). Trong môi trường càng có nhiều vật chất hữu cơ
thì hàm lượng COD càng cao. COD là một chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ
dinh dưỡng của nước. Hàm lượng COD thích hợp cho ao nuôi thủy sản là từ 1530 ppm, giới hạn tối đa cho phép là nhỏ hơn 35 ppm. Hạn chế hàm lượng COD
trong ao có thể qua hạn chế sự tích lũy của vật chất hưu cơ (ví dụ thức ăn) ở đáy
ao nuôi.

Nhu cầu oxy sinh học (Biologial Oxygen Demand – BOD)
BOD là lượng oxy tiêu tốn cho quá trình hô hấp của thủy sinh vật trong điều kiện
nhất định. BOD thường được xác định ở điều kiện 20oC trong 3 hoặc 5 ngày
(BOD3 hoặc BOD5). Khi mật độ sinh vật trong nước cao thì quá trình hô hấp sẽ
tiêu tốn nhiều oxy, do đó BOD cũng là một yếu tố dùng để đánh giá mức độ giàu
dinh dưỡng hay nhiễm bẩn của thủy vực. Tránh làm ao nuôi bị dơ bẩn và kiểm
soát hàm lượng tảo và sinh vật khác trong ao là biện pháp hữu hiệu để quản lý
BOD.
2.6. Quyết định số 332/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án
phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 [8]
1. Mục tiêu chung
Phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
có hiệu quả, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững; trở thành ngành sản xuất
chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước,
9


đồng thời tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông, ngư dân, đảm bảo an sinh
xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển,
đảo của Tổ quốc.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2015 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3,60 triệu tấn, trên diện tích
1,10 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 - 4,0 tỷ USD, giải quyết việc
làm cho khoảng 3,0 triệu lao động.
b) Đến năm 2020 sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn, trên diện tích
1,2 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 5,0 - 5,5 tỷ USD, giải quyết việc làm
cho khoảng 3,5 triệu người.
3. Nhiệm vụ cụ thể
a). Phát triển sản xuất giống: hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất, cung ứng
giống thủy sản từ Trung ương đến các địa phương. Đến năm 2015: cung cấp

100% giống thủy sản cho nhu cầu nuôi; 70% giống các đối tượng nuôi chủ lực
(tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tôm càng xanh, rô phi, nhuyễn thể) là giống
sạch bệnh. Phấn đấu đến năm 2020: 100% giống các đối tượng nuôi chủ lực là
giống chất lượng cao, sạch bệnh.
b) Phát triển nuôi trồng thủy sản: mở rộng diện tích nuôi thâm canh, có năng suất
cao, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường. Nâng cao năng suất, sản lượng các
vùng nuôi tôm quảng canh hiện có, trên cơ sở nâng cấp hệ thống thủy lợi, áp
dụng rộng rãi công nghệ nuôi tiên tiến. Phấn đấu đến năm 2015, 100% cơ sở
nuôi, vùng nuôi các đối tượng chủ lực đạt tiêu chuẩn tiên tiến về chất lượng và
an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng và áp dụng rộng rãi công nghệ nuôi thủy
sản lồng, bè, phù hợp với điều kiện môi trường và kinh tế xã hội ở các vùng ven
biển, đảo và hồ chứa.

10


c) Về sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và vật tư thiết bị phục vụ nuôi trồng
thủy sản: phát triển nhanh ngành công nghiệp sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh
học, vật tư thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản, gắn kết với xây dựng các vùng
nuôi thủy sản nguyên liệu, đồng thời đảm bảo các sản phẩm có chất lượng cao và
giá thành hợp lý.
d) Tổ chức lại sản xuất: tổ chức tốt việc thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản
đảm bảo tuân thủ các quy định về điều kiện sản xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm, đồng thời tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nuôi trồng với chế biến, tiêu
thụ sản phẩm. Đến 2012, hoàn thiện quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản
toàn quốc, quy hoạch nuôi một số đối tượng nuôi chủ lực và quy hoạch chi tiết ở
các địa phương. Xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi đồng bộ, gắn với xây dựng tổ
chức, quản lý của các mô hình kinh tế hợp tác, quản lý cộng đồng và thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới.


CHƯƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghề nuôi trồng thủy sản tại huyện Yên lạc
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm tự nhiên-kinh tế-xã hội huyện Yên Lạc
2. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở một số xã thuộc huyện Yên Lạc
- Diện tích, sản lượng, năng suất
- Cơ cấu- thành phần các đối tượng nuôi
- Phương thức nuôi
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Điều tra thực địa
- Thống kê từ tài liệu
11


- Phỏng vấn nông dân

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế- xã hội huyện Yên Lạc [ 14]
 Vị trí địa lý của huyện
Yên Lạc là một trong số các huyện đồng bằng phía Nam của tỉnh Vĩnh Phúc.
Diện tích tự nhiên của huyện là 106,72 Km2, chiếm 7,8% tổng diện tích tự
nhiên tỉnh Vĩnh Phúc.
Huyện Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 16 xã, chia thành 3
tiểu vùng sản xuất nông nghiệp với các hướng chuyên môn hoá khác nhau :
+ Tiểu vùng Phía Bắc : Gồm 4 xã phía Bắc là Đồng Văn, Đồng Cương, Tề Lỗ
và Trung Nguyên. Hướng sản xuất chính là trồng lúa, các cây công nghiệp (lạc,
đậu tương) và chăn nuôi lợn, gia cầm, bò, thuỷ sản.
+ Tiểu vùng trung tâm (vùng giữa) : Gồm 7 xã vùng giữa xung quanh thị trấn
Yên Lạc. Hướng sản xuất chính là trồng lúa, các loại cây công nghiệp (đậu

tương, lạc), rau, nuôi lợn, gia cầm, bò và thuỷ sản.
+ Tiểu vùng phía Nam : Gồm 6 xã phía nam vùng ven Sông Hồng. Hướng sản
xuất chính là trồng lúa, trồng dâu, rau, đậu và chăn nuôi lợn, gia cầm, và bò.
 Đất đai-thổ nhưỡng
Hầu hết toàn bộ diện tích của huyện đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác
nhau. Đất chưa sử dụng chỉ có 692 ha, chiếm 6,48% tổng diện tích. Trong tổng
diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp có 7.746,63 ha, chiếm gần 72,6%. Với diện
tích nhỏ, dân số đông, nên diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người rất
thấp, chỉ có 537 m2/người, còn nếu tính cho lao động nông nghiệp thì có 1.146
m2/lao động nông nghiệp.

12


Hệ số sử dụng đất nông nghiệp của Yên Lạc rất cao, lên đến 2,43 lần trong
những năm vừa qua. Có thể nói, với hệ số quay vòng đất ở mức độ này, không
thể nâng cao hơn nữa hệ số sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, để tiếp tục nâng
cao hiệu quả sử dụng đất nhằm tăng trưởng sản xuất nông nghiệp cần thay đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đưa vào sử dụng những loại giống cây
trồng và vật nuôi mới có giá trị cao và năng suất cao.
 Dân số
Dân số năm 2009 có gần 144.702 người, chiếm 12,5% tổng dân số của tỉnh
Vĩnh Phúc (trong khi đó diện tích chỉ chiếm 7,8%). Là huyện có mật độ dân số
cao nhất tỉnh (1.360 người/Km2).
- Số người trong tuổi lao động năm 2009 có 84.360 người. Nếu tính theo tăng tự
nhiên, thì trung bình hàng năm dân số trong tuổi lao động tăng thêm 2000-2.500
người (hàng năm có 2.500-3.000 thanh niên 14 tuổi bước vào tuổi lao động) là
sức ép lớn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
 Nông nghiệp - thủy sản
Sản xuất nông nghiệp thời kỳ 2001-2010 tăng khá nhanh. Tốc độ tăng giá trị sản

xuất toàn ngành nông nghiệp tăng bình quân 5,4%/năm (song vẫn thấp hơn tốc
độ tăng GTSX nông nghiệp của toàn tỉnh, trên 6%/năm). Động lực tăng trưởng
chính của ngành nông nghiệp huyện là sự phát triển nhanh của các ngành chăn
nuôi và thuỷ sản (giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 10,1%/năm, thuỷ sản tăng
14,1%/năm), góp phần đáng kể tạo nên tốc độ tăng trưởng cao và chuyển dịch
cơ cấu tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp của huyện.
Sau 3 năm thực dồn ghép ruộng đất, huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) đã hoàn
thành xong việc chuyển đổi dồn ghép ruộng đất với tổng diện tích thực hiện hơn
5.646,/5.784 ha, đạt 97,6%. Số thửa bình quân/hộ là 3,8 thửa (giảm 4,3 thửa/hộ),
diện tích bình quân 1 thửa 534,7 m2, tăng 300 m2 so với trước chưa chuyển đổi,
13


thửa lớn nhất trên 3.800 m2, diện tích bờ giảm 3%. Huyện đã trở thành địa
phương đầu tiên thực hiện thành công chủ trương chuyển đổi dồn ghép ruộng đất
của tỉnh, bước đầu đưa cơ giới hoá vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất và hình
thành nhiều xứ đồng đạt giá trị kinh tế cao.
Toàn huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) có tổng diện tích đất nông nghiệp trên
7.746 ha, chiếm 72% tổng diện tích đất toàn huyện. Theo Nghị định 64/CP, trước
đây diện tích đất nông nghiệp huyện Yên Lạc được chia thành 260.000 thửa, mỗi
hộ có từ 8 đến 12 thửa, thửa ruộng nhỏ nhất cho có 10m2, lớn nhất gần 300 m2.
Sau khi thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa, huyện tập trung chỉ đạo chuyển
dịch cơ cấu mùa vụ, thay đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, mạnh dạn phá bỏ
thế độc canh cây lúa nước, đưa vào sản xuất hai vụ lúa chính là vụ xuân và vụ
mùa, bằng các giống lúa lai có năng suất, chất lượng cao, tiếp tục đưa vào gieo
trồng vụ thứ ba trên chân đất hai vụ lúa là giống ngô, đậu tương, lạc tạo thành
cây hàng hoá.
4.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản huyện Yên Lạc
4.2.1. Diện tích nuôi và sản lượng thủy sản huyện Yên Lạc
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản

huyện Yên Lạc được quan tâm đầu tư, phát triển nhanh và phổ biến rộng rãi trên
10/17 xã của huyện. Với sự tăng nhanh cả về tốc độ và tỷ trọng, thuỷ sản đang
từng bước trở thành mũi nhọn có ý nghĩa quyết định trong việc đảm bảo cho duy
trì tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững của ngành nông nghiệp huyện Yên Lạc.
Bảng 2. Diện tich và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ 2000-2010
Diện tích nuôi
( ha )

14

Năng suất bình
quân
( tấn/ha/năm)

Sản lượng
( tấn)


2000

616

1,9

1.192

2005

800


2,1

2.300

2010

1200

3,0

4.580

5,9
Tăng trưởng 2000-2005
(%/năm)
10,0
Tăng trưởng 2005-2010
(%/năm)
Cục thống kê Vĩnh Phúc [1]

1,9

18,2

6,0

19,8

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 1.200 ha năm 2010 (tăng 400 ha so với
2005). Sản lượng thuỷ sản thu hoạch đã tăng mạnh từ năm 2000 đến nay, từ

1.192 tấn năm 2000 lên 2.300 tấn năm 2005 (tăng trung bình 18,2%/năm trong
thời kỳ 2000-2005) và lên 4580 tấn năm 2010, tăng trưởng bình quân giai đoạn
2005-2010 là 19,8%/năm.
Nuôi trồng thủy sản huyện Yên Lạc giai đoạn 2000 -2010 không chỉ mở
rộng về diện tích mà còn đạt được tăng trưởng cao cả về năng suất do chuyển
đổi cơ cấu thành phần nuôi và phương thức nuôi, năng suất bình quân năm 2010
đạt 3,0 tấn/ha/năm, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2010 là 6,0%/năm.
Yên Lạc phấn đấu đạt 1.500 ha nuôi trồng thủy sản vào năm 2015 và ổn
định mức này trong những năm sau. Trong đó quan tâm khai thác diện tích đáng
kể mặt nước sông Hồng nằm trong địa phân huyện để phát triển thủy sản– hiện
nay vẫn chưa được khai thác.

4.2.2. Khái quát một số đặc điểm nuôi trồng thủy sản ở huyện Yên Lạc
Bảng 3 . Phương thức nuôi trồng thủy sản huyện Yên Lạc

15


Số hộ nuôi/số hộ
điều tra

Tỷ lệ (%)

Loại hình mặt nước
Ao, hồ, đầm

19/30

63,3


Ruộng trũng

11/30

36,7

Quảng canh

2/30

6,7

Bán thâm canh

18/30

60,0

Thâm canh

10/30

33,3

Cá thịt

30/30

100,0


Cá giống

0/30

0

Nuôi ghép loài

28/30

93,3

Cá –lúa

8/30

26,7

Hình thức nuôi

Hướng nuôi

Mô hình nuôi

-Yên Lạc phổ biến cả hai loại hình mặt nước: Ao, hồ, đầm và ruộng trũng, trong
đó tỷ lệ nuôi cá trong ao, hồ, đầm cao hơn, chiếm 63,3%
- Mức độ thâm canh trong nuôi trồng thủy sản chưa cao, có 33,3 % hộ thâm
canh, 60,0% hộ nuôi bán thâm canh và vẫn còn 6,7 % nuôi quảng canh tận dụng,
chủ yếu là trên diện tích nhỏ trong khuôn viên gia đình. Diện tích mặt nước lớn
đều được đầu tư ở các mức độ khác nhau.

- Cũng từ phương thức bán thâm canh dẫn đến hầu hết các hộ nuôi ghép nhiều
loài, số hộ nuôi một loài trong một ao nuôi chiếm tỷ lệ rất thấp.

16


- Mô hình cá –lúa cũng khá phổ biến ở Yên Lạc do đặc điểm diện tích ruộng
chiêm trũng lớn.
- Trong 30 hộ điều tra không có hộ nào nuôi cá giống. Hiện nay, toàn tỉnh Vĩnh
Phúc có 13 cơ sở sản xuất giống trong đó gồm Chi cục thuỷ sản, Trung tâm thuỷ
sản cấp I và 11 hộ nông dân. Công tác sản xuất giống thuỷ sản ổn định và có
tăng trưởng hàng năm đáp ứng nhu cầu nuôi của nhân dân trong tỉnh và xuất bán
cho tỉnh ngoài. Giống thuỷ sản đảm bảo chất lượng, uy tín.
- Dù mức độ đầu tư thâm canh cao hay thấp thì hầu hết các hộ nuôi theo kiểu gia
đình, quy mô nhỏ (phổ biến trung bình là 1 ha/hộ), chưa phát triển được nhiều
mô hình trang trại chăn nuôi quy mô lớn; các cơ sở hậu cần phục vụ nghề thuỷ
sản chưa được tổ chức theo kiểu công nghiệp; sản phẩm đơn điệu (chủ yếu là cá
trắm, trôi ), giá trị thấp, bán sản phẩm tươi sống là chính nên phụ thuộc rất lớn
vào thị trường.
Chủ trương của Vĩnh Phúc trong phát triển nuôi trồng thủy sản trong những năm
tới là tổ chức chăn nuôi thuỷ sản theo hình thức kinh tế trang trại. Xây dựng và
phát triển các trang tại nuôi trồng thuỷ sản tập trung kết hợp với chăn nuôi gia
súc, gia cầm và trồng cây ăn quả... Đưa tiến bộ khoa học-công nghệ nuôi trồng
thuỷ sản vào sản xuất ( giống mới, thức ăn chế biến an toàn, cơ giới hoá việc
làm thoáng mặt nước, cấp nước sạch và thoát nước thải, phòng chống dịch
bệnh...). Từng bước tổ chức sản xuất, bảo quản và tiêu thụ hàng hoá theo kiểu
công nghiệp. Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và nguồn nước trong
quá trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Năm 2010, Chi cục Thuỷ sản tỉnh đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá
thâm canh truyền thống với diện tích 3,2 ha tại 5 hộ nuôi kép ở Yên Lạc. Giống

cá thả là chép, chim trắng, mè, trôi, trắm cỏ với phương thức nuôi ghép để tận
dụng thức ăn. Mật độ nuôi 1 con/m2. Ngoài diện tích nuôi cá thương phẩm, các
17


hộ đều có diện tích 0,1 - 0,4 ha để nuôi cá giống riêng, trọng lượng cá khi thả từ
0,2 - 0,3 kg/con. Thức ăn chủ yếu là các loại có sẵn như thức ăn xanh, thô, phân
ủ, tự chế. Năng suất thu được bình quân 5 tấn/ha/6 tháng. Năng suất đạt từ 10 11 tấn/ha, lợi nhuận đạt 40 - 60 triệu đồng/ha. Tính hiệu quả mô hình nuôi thâm
canh rất cao. Mô hình trình diễn này đã khuyến khích nhiều hộ nông dân đầu tư
phát triển. [ 14]
4.2.3. Cơ cấu đàn cá nuôi tại Yên Lạc
Bảng 4. Thành phần đàn cá nuôi ở Yên Lạc
Đối tượng nuôi

Tỷ lệ (%)

Phương pháp nuôi

Trắm cỏ

26,3

Nuôi ghép loài



11,4

Nuôi ghép loài


Chép

18,5

Nuôi ghép loài

Trôi

30,1

Nuôi ghép loài

Rô phi

4,4

Nuôi ghép loài

Chim trắng

5,6

Nuôi đơn/Nuôi ghép loài

Đối tượng nuôi khác

3,7

Nuôi đơn/Nuôi ghép loài


- Hiện nay, đối tượng nuôi chủ yếu của thuỷ sản huyện Yên Lạc là các loại cá
truyền thống như mè, trôi, trắm cỏ, chép. Ngoài ra, gần đây cá rô phi, cá chim
trắng, chép lai đang được các hộ dân quan tâm đưa vào cơ cấu nuôi.
- Cơ cấu thành phần loài thay đổi theo hướng tăng các đối tượng nuôi có năng
suất, đầu ra của sản phẩm rộng, trong đó cá trôi chiếm tỷ lệ 30,1% cơ cấu đàn,
sau đó là cá trắm cỏ 26,3%, các chép 18,5%.
- Phương pháp nuôi chủ yếu là ghép loài, ít hộ nuôi đơn.

18


- Ngoài việc nuôi các loại thuỷ sản truyền thống, để đa dạng hoá và tăng giá trị
sản xuất nuôi trồng các hộ dân còn tiếp tục nuôi trồng các giống thuỷ sản khác
mang giá trị cao hơn như: baba, ếch, cá sấu,… tuy nhiên số lượng và diện tích
nuôi trồng còn nhỏ. Vài vụ gần đây, nhiều chủ đầm ở Nguyệt Đức vừa đưa con
cá tra và basa ra miền Bắc nuôi thử thành rất thành công. Riêng tại Nguyệt Đức
có hơn 200 chủ đầm thủy sản cỡ lớn từ 2 - 3 hecta đều có thả cá tra và basa xen
kẽ.
Thời gian gần đây chi cục thủy sản Vĩnh Phúc đã cùng với nông dân Yên lạc và
một số địa phương khác nuôi thử nghiệm thành công một số đối tượng mới : cá
Quế, cá lăng, cá Anh Vũ trong môi trường nhân tạo -giống cá quý hiếm được di
thực thành công từ môi trường tự nhiên sang nuôi thuần hóa trong môi trường
nhân tạo.
- Trong báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nông, lâm, thủy sản tỉnh Vĩnh
Phúc đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 [4 ], trọng tâm phát triển ngành là tập
trung nuôi cá thịt, sản xuất con giống và nuôi các loại con đặc sản cho năng suất
và giá trị kinh tế cao như cá trắm đen, cá chim trắng, cá chép lai, cá quả, rô phi
đơn tính, cá rô đồng, tôm càng xanh, ba ba, ếch v.v.... Điều đó đồng nghĩa với
việc Yên Lạc cần thay đổi cơ cấu đàn nuôi chú trọng vào các đối tượng có giá trị
hơn nữa.

4.2.4. Nguồn thức ăn nuôi trồng thủy sản huyện Yên Lạc
Thức ăn có vai trò rất qua trọng trong nuôi tròng thủy sản thâm canh và
bán thâm canh, quyết định năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn
về mặt dịch bệnh. Ở Yên Lạc, do diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nên những
nguồn thức ăn vốn rất dồi dào ở các vùng quê khác thì ở đây cũng khan hiếm.
người nuôi cá hầu hết phải mua thêm thức ăn xanh bên cạnh việc tận dụng mọi

19


nguồn thân, lá các loại cây trồng nông nghiệp, rau xanh…Mặc dù vậy thì chủng
loại thức ăn cũng rất đa dạng.
- Thức ăn tươi, có các loại như các loại rau xanh, cỏ, cá tạp, tôm, ốc... Các loại
thức ăn này khi chế biến chỉ cần rửa sạch, băm hoặc nghiền vừa cỡ với
miệng cá, rồi cho cá ăn ngay khi còn tươi. Loại thức ăn này thích hợp với các
loại cá, như trê, trắm cỏ, chim trắng, rô phi...
- Thức ăn viên tự chế hay mua thức ăn công nghiệp, đặc biệt cần thiết với mô
hình nuôi thâm canh.
- Phân chuồng cũng được sử dụng phổ biến trong nuôi cá.
Bảng 5 . Thức ăn nuôi trồng thủy sản ở Yên Lạc
Loại thức ăn

Số hộ sử dụng/số hộ điều tra

Tỷ lệ (%)

Thành phần thức ăn chủ yếu
Cỏ, phụ phẩm tươi của cây

30/30


100,0

Cám ngô, cám gạo

30/30

100,0

Bột săn

15/30

50,0

Thức ăn viên công nghiệp

5/30

25,0

Thức ăn hỗn hợp tự chế

30/30

100,0

Phân hữu cơ

30/30


100,0

Phân vô cơ

5/30

25,0

trồng

Phân bón

Tồn tại lớn nhất hiện nay về thức ăn là người nuôi chủ yếu sử dụng phân gia súc,
gia cầm để nuôi trồng thủy sản không được kiểm soát. Có những giai đoạn nuôi

20


phải sử dụng đến phân bón thì phân này phải được xử lý bằng cách ủ kỹ với 1%
vôi trước khi cho cá ăn và phải bón liều lượng thích hợp nếu không sẽ làm xấu
môi trường ao nuôi.
Thức ăn tự chế cần phối hợp nhiều loại để có loại thức ăn hỗn hợp có đầy đủ
thành phần dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển của cá. Khi cho ăn phải theo
dõi chặt chẽ, chú ý đến các hiện tượng bất thường và có các biện pháp xử lý
thích ứng. Cách cho ăn tốt nhất hiện nay là sử dụng thức ăn công nghiệp viên,
vừa đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cá, vừa quản lý thức ăn triệt để và quản lý
được chất lượng nước trong ao có hiệu quả nhất. Tuy nhiên vì giá thành thức ăn
viên cao, nên 100% hộ nuôi cá tự phối chế thức ăn hỗn hợp.


4.2. 5. Áp dụng kỹ thuật tiến bộ ( KTTB ) nuôi trồng thủy sản ở Yên Lạc
Bảng 6 . Áp dụng KTTB trong nuôi trồng thủy sản ở huyện Yên Lạc
Các KTTB

Số hộ áp dụng/số hộ

Tỷ lệ ( %)

điều tra
Con giống chất lượng cao ( năng suất,

27/30

90,0

Chế biến thức ăn an toàn

10/30

33,3

Chuẩn bị ao nuôi đúng yêu cầu kỹ

25/30

83,3

Cơ giới hóa việc làm thoáng mặt nước

3/30


10,0

Cấp nước sạch, thoát nước thải

3/30

10,0

Phòng chống dịch bệnh

27/30

90,0

Mô hình tiên tiến

3/30

10,0

sạch bệnh, v.v. )

thuật

21


Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của Yên Lạc, hầu hết nông dân có kinh nghiệm
về nuôi thủy sản, vì thế con giống rất được chú trọng, 90% hộ điều tra đều sử

dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng từ các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh,
chuẩn bị ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo công tác vệ sinh phòng
dịch bệnh.
Tuy nhiên, chủ yếu là nuôi bán thâm canh, nguồn thức ăn đa dạng, nhiều khi
không được chọn lựa, phân bón nuôi cá không ủ hoai mục,.. số hộ đảm bảo chế
biến thức ăn an toàn chỉ đạt 33,3%.
Số hộ có khả năng đầu tư máy sục nước, hệ thống cấp, thoát nước đúng quy
trình nuôi thủy sản không cao( 10,0%), một phần do khó khăn về vốn, một phần
do tỷ lệ nuôi cá ruộng ở Yên Lạc khá cao.
Nhằm giúp nông dân tăng cường các KTTB trong nuôi trồng tủy sản, công
tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về thuỷ sản được Chi cục thủy sản
chú trọng. Năm 2010, Chi cục thủy sản xây dựng được 7 chuyên mục Thủy sản
Vĩnh Phúc trên Đài PT và TH Vĩnh phúc, với nội dung phổ biến kỹ thuật ươm
nuôi, cách phòng, trị bệnh cho thủy sản, kiến thức pháp luật, văn bản hướng dẫn
thi hành Luật thủy sản; in và phát tờ rơi, quảng cáo bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
mở được 17 lớp tập huấn cho 830 lượt người tham gia về nuôi cá thâm canh; tổ
chức các hội thảo thăm quan mô hình nuôi thủy sản trong và ngoài tỉnh. [ 14]
4.2.6. Mô tả một số mô hình nuôi trồng thủy sản của huyện Yên Lạc
Qua điều tra chúng tôi nhận thấy ở Yên Lạc có một số mô hình chăn nuôi
không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn đảm bảo các tiêu chí về chất
lượng sản phẩm và vệ sinh môi trường, được người nuôi thủy sản ở nhiều địa
phương khác đến tham quan, học tập.
22


 Mô hình một lúa-một cá
Phương thức canh tác "cấy một vụ lúa và nuôi một vụ cá" trên đồng ruộng trũng
ở Yên Lạc không những là bước đi mới về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật
nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là biện pháp mới để xây dựng cánh
đồng 50 triệu đồng và hộ nông dân có thu nhập cao của tỉnh Vĩnh Phúc, nên đã

được các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng đến Vĩnh Phúc để học phương thức canh
tác trên.
Yên Lạc đã thử nghiệm cơ chế khoán nuôi cá một vụ ở đầm chiêm trong vụ mùa
cho hộ nông dân đã đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với cấy vụ lúa mùa.
Ðến khi gặt lúa chiêm, những hộ nông dân nuôi cá ở đầm phải đóng hệ thống
cống tiêu để giữ nước ở trong lòng đầm và tạo nguồn thức ăn cho cá như: rạ
chiêm ở đầm, cỏ, rong và bón thêm phân chuồng xuống đầm cho cá ăn,
Ðề phòng dịch bệnh xảy ra đối với cá nuôi trong đồng chiêm, các hộ nuôi cá
phải thường xuyên thay đổi nguồn nước ở trong lòng đầm và diệt chuột cũng như
đuổi chim, cò thường xuống đầm để ăn cá con. Vào mùa mưa bão, các hộ nông
dân nuôi cá phải tôn cao bờ đầm và cắm đăng giăng lưới không để cá ra khỏi
đầm. Ðến tháng 9, các hộ nuôi cá ở đầm chiêm phải tháo nước để thu hoạch cá
và trả lại ruộng đầm cho nông dân gieo cấy lúa chiêm đúng thời vụ. Vĩnh Phúc
đã chuyển 4.300 ha đồng chiêm sang thực hiện phương thức "Cấy một vụ lúa và
nuôi một vụ cá" đã đem lại hiệu quả kinh tế gấp 3, 4 lần so với phương thức canh
tác cấy hai vụ lúa. [14 ]
 Mô hình trồng lúa cho cá ăn
Mô hình này phát triển tự phát từ một số hộ nông dân có ruộng ở vùng trũng.
Vào năm 2005, mô hình nuôi cá – lúa kết hợp nở rộ tại nhiều trang trại ở Vĩnh
Phúc. Thế nhưng hầu hết các chủ đầm đều chỉ dám thả xen vào đầm lúa các loại

23


cá không ăn cỏ như mè, trôi, chép... Nếu thả cá trắm cỏ, chúng sẽ “tàn sát” lúa
đến tận gốc.
Cá trắm cỏ phàm ăn và dễ nuôi. Nếu đảm bảo được thức ăn thì lãi sẽ rất cao. Cái
khó là kiếm cỏ để chúng ăn thoải mái. Thường thì các hộ chăn nuôi phải mua cỏ
để nuôi cá trắm. Tính trung bình một con cá cỡ 500-700g mỗi ngày cần 1/3kg
cỏ, nuôi hàng nghìn con thì số lượng cỏ cần mua sẽ là 300-400kg. Với giá cỏ

hiện nay các chủ đầm phải mua là 45.000đồng/100kg thì một mẫu đầm nuôi cá
trắm cỏ, chỉ duy nhất chi phí cỏ đã lên tới xấp xỉ 150.000đồng.
Vì thế một số nông dân đã thử nghiệm cho cá trắm cỏ ăn lúa, khi lúa bắt đầu đẻ
nhánh thì thả cá vào ruộng. Cá trắm cỏ ham ăn lúa hơn cả các loại cỏ thông
thường như cỏ sữa, cỏ vực… Đến thời điểm lúa bắt đầu chín thì 2/3 diện tích lúa
đã bị đàn cá ăn. Đến lúc cá đạt trọng lượng 1,5kg/con có thể thu hoạch thì gần
như 100% diện tích lúa cũng được những cá trắm cỏ ăn sạch sẽ.
Cá ăn lúa tới phần nào gọn luôn phần đó nên hầu như không có chất thải. Bên
cạnh trắm cỏ, trong đầm vẫn có thể thể thả xen với số lượng lớn các loại cá tầng
đáy có thể ăn phần gốc lúa như trôi, gáy, mè… Với 1,0 mẫu đầm thả cá theo
phương pháp này, người chăn nuôi hầu như không mất công và chi phí gì mà vẫn
thu về ngót nghét 50 triệu đồng/năm - gấp 3 lần để lúa lại. Ngoài ra, ưu điểm của
cách nuôi này còn ở chỗ cá rất ít bị bệnh do đầm luôn sạch sẽ. [ ]
 Mô hình nuôi cá theo phương pháp hữu cơ
Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân Việt Nam và Tổ chức Phát triển nông nghiệp
châu Á-Đan Mạch (ADDA) một số nông dân xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc đã
xây dựng mô hình nuôi cá thử nghiệm theo phương pháp hữu cơ.
Quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản hữu cơ bền vững, hứa hẹn cung cấp cho người
tiêu dùng những loại cá chất lượng cao, thơm ngon, bổ dưỡng, an toàn.

24


Cơ cấu đàn cá gồm trắm, trôi, mè, chép, rô phi, sử dụng thức ăn tinh là bột ngô,
cám gạo là chính. Ao nuôi sử dụng phần nhiều thức ăn xanh như cỏ, thân ngô.
Sử dụng phân hữu cơ ủ làm thức ăn cho cá. Phân chuồng (phân lợn nuôi bằng
cám gạo, cám ngô, không sử dụng thuốc tăng trọng) ủ 3-4 tháng cho hoai mục.
Khi cho cá ăn múc nước dội lên cho phân rỉ từ từ xuống ao để cá ăn...
Nuôi cá hữu cơ phải tuân theo nhiều tiêu chuẩn khắt khe như: nguồn cá giống
được sinh sản tự nhiên; không sử dụng các chất hoá học, chất kích thích tăng

trưởng; không sử dụng thức ăn công nghiệp, thức ăn có nguy cơ tiềm ẩn bệnh
dịch, ô nhiễm môi trường (phân tươi); thuốc phòng, chữa bệnh cho cá là các loại
thảo dược tự nhiên hoặc thuốc sinh học do Bộ Thuỷ sản quy định. [ ]
Năng suất cá hữu cơ giảm từ 30-40kg/sào so với cá truyền thống. Cá hữu cơ tuy
chậm lớn, nhưng màu sắc sáng hơn, bụng thon, thịt nở, săn chắc chứ không nhạt
như thịt của cá nuôi truyền thống và cá nuôi công nghiệp.
Quy trình kỹ thuật nuôi cá hữu cơ không quá khó đối với nông dân, nhưng đầu ra
của sản phẩm còn gặp nhiều vấn đề. Chi phí cho con giống, thức ăn, công nuôi
cá hữu cơ cao hơn so với cá nuôi truyền thống và cá nuôi công nghiệp. Để có lãi,
ít nhất giá bán cá hữu cơ phải cao hơn so với cá truyền thống 3.000-4.000đ/kg.
Vì thế hiện tại mô hình nuôi này cũng chỉ dừng lại ở việc thử nghiệm
4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản huyện Yên Lạc
4.3.1. Thuận lợi
- Những năm gần đây nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu đàn cá, áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật… chăn nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Yên Lạc có
nhiều chuyển biến tích cực cả về diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất,
góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

25


×