Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Tình hình sản xuất lúa lai và hiệu quả kinh tế của lúa lai thương phẩm trong sản xuất nông nghiệp ở từ sơn bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.87 KB, 49 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn, em đã nhận
được sự giúp đỡ vô cùng quý báu của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên và
bạn bè.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo - Tiến sĩ Nguyễn Đình Thi,
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, Thạc sĩ Dương Tiến Viện, các thầy giáo,
cô giáo khoa Sinh – KTNN trường ĐHSPHN2 cùng gia đình và bạn bè đã tạo
điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Phòng kinh tế - Uỷ ban nhân dân thị xã Từ
Sơn đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Hiền

NguyÔn ThÞ HiÒn

1

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Hiền

NguyÔn ThÞ HiÒn

2

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
FAO: Tổ chức nông lương Thế giới
IRRI: Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế
NSBQ: Năng suất bình quân
Dv : Dịch vụ

NguyÔn ThÞ HiÒn


3

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng lúa của VIệt Nam ..................................... 12
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa lai của Việt Nam ................... 18
Bảng 4.1. Thực trạng đất canh tác của thị xã năm 2010................................ 27
Bảng 4.2. Diện tích và sản lương lúa của Từ Sơn ......................................... 28
Bảng 4.3. Cơ cấu diện tích gieo trồng các giống lúa ..................................... 30
Bảng 4.4. Cơ cấu diện tích lúa lai................................................................. 31
Bảng 4.5. Diện tích gieo cấy lúa lai ở một số xã (phường) của Thị xã Từ Sơn
năm 2010...................................................................................................... 33
Bảng 4.6. Cơ cấu các giống lúa lai trên địa bàn thị xã năm 2010.................. 34
Bảng 4.7. Năng suất bình quân lúa lai, lúa thuần, lúa nếp ở Từ Sơn ............. 37
Bảng 4.8. Năng suất một số giống lúa lai được gieo cấy trên địa bàn thị xã
năm 2010...................................................................................................... 38
Bảng 4.9. Sản lượng lúa lai của Từ Sơn (2005 – 2010) ................................ 39
Bảng 4.10. Các chỉ tiêu chi phí đầu tư ban đầu............................................. 42
Bảng 4.11. Thu nhập trên một sào Bắc bộ .................................................... 43

NguyÔn ThÞ HiÒn


4

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2
MỤC LỤC

Lời cảm ơn.................................................................................................... 1
Lời cam đoan ................................................................................................ 2
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................. 3
Danh mục các bảng ...................................................................................... 4
Mục lục ......................................................................................................... 5
Phần 1: Mở đầu ............................................................................................ 7
1.1 Lý do chọn đề tài...................................................................................... 7
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài..................................................................... 9
Phần 2: Tổng quan tài liệu......................................................................... 10
2.1 Cơ sở lý luận .......................................................................................... 10
2.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 10
2.2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới và ở Việt Nam...................... 10
2.2.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai trên Thế giới và ở Việt Nam. 14
2.2.3 Triển vọng và thách thức khi phát triển lúa lai..................................... 18
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................... 22
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 22
3.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 22
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 22
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................. 24
4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thị xã Từ Sơn........................... 24

4.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 24
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 25
4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của thị xã Từ Sơn ................................. 26
4.2.1 Thực trạng đất canh tác của thị xã năm 2010 ....................................... 26
4.2.2 Tình hình diện tích sản xuất và sản lượng lúa của thị xã ...................... 27

NguyÔn ThÞ HiÒn

5

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

4.3 Thực trạng diện tích gieo trồng các giống lúa lai, lúa thuần, lúa nếp trên
địa bàn thị xã................................................................................................ 29
4.4 Tình hình sản xuất lúa lai ở Thị xã Từ Sơn............................................. 31
4.4.1 Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa laỉ ở Từ Sơn qua các năm ................... 31
4.4.2 Cơ cấu các giống lúa lai được gieo trồng trên địa bàn thị xã Từ Sơn năm
2010 ............................................................................................................. 33
4.4.3 Năng suất lúa lai của thị xã Từ Sơn ..................................................... 35
4.4.4 Sản lượng lúa lai của thị xã Từ Sơn ..................................................... 39
4.5 Đánh giá hiệu quả kinh tế của lúa lai thương phẩm trên địa bàn thị xã Từ
Sơn............................................................................................................... 40
4.6 Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất lúa lai ở thị xã Từ Sơn ........ 44
Phần 5: Kết luận và kiến nghị ................................................................... 46
5.1 Kết luận.................................................................................................. 46

5.2 Kiến nghị............................................................................................... 47
Tài liệu tham khảo...................................................................................... 48

NguyÔn ThÞ HiÒn

6

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ bao đời nay, cuộc sống của người dân Việt Nam gắn bó với ruộng
nương, chăn nuôi. Từ thời kỳ sơ khai cho tới ngày nay, nền nông nghiệp có
vai trò quan trọng trong xã hội. Chính từ nông nghiệp mà con người có lương
thực, thực phẩm để duy trì cuộc sống. Trong hơn nửa thhế kỷ qua, sản xuất
nông nghiệp thế giới đã có những biến động mạnh mẽ, nên nông nghiệp cổ
truyền với mục tiêu tự cung tự cấp một cách khiêm tốn đã được thay thế bằng
nền sản xuất hiện đại, lấy sản xuất hàng hoá làm mục tiêu chủ yếu để đáp ứng
cho nhu cầu nông sản ngày một tăng nhanh. Trong nông nghiệp, trồng trọt là
một trong những ngành sản xuất chủ yếu. Lịch sử phát triển của ngành trồng
trọt lúc đầu chỉ là ngành độc canh một vài cây trồng, trải qua năm tháng đi lên
cùng với sự tiến bộ của khoa học ngành trồng trọt phân chia thành nhiều
ngành sản xuất nông nghiệp khác nhau.
Cây lúa là một cây trồng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, thích ứng
với điều kiện khí hậu nhiệt đớivà có điều kiện lịch sử trồng trọt lâu đời. Cây

lúa có vai trò quan trọng trong đời sống của xã hội và sự phát triển của hàng
triệu người trên trái đất. Trên Thế giới, lúa gạo là lương thực chính của 1,3 tỷ
người nghèo nhất trên thế giới, là kế sinh nhai chủ yếu của nông dân. Là
nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người.
Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu người và 100% người Việt Nam sử
dụng lúa gạo làm lương thực chính, 80% dân số làm nông nghiệp nên việc
đầu tư cho phát triển nâng cao sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Nước ta
đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với
sự phát triển của các ngành công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp hiện nay
đang dần bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng để phát triển công

NguyÔn ThÞ HiÒn

7

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

nghiệp, dịch vụ. Để đảm bảo sản lượng lúa gạo thì khả năng mở rộng diện
tích không nhiều, do đó chủ yếu vẫn dựa vào các biện pháp kỹ thuật tác động
để tăng năng suất. Trong hệ thống các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất
thì sử dụng giống có năng suất cao vẫn là biện pháp quan trọng và có hiệu quả
nhất. Việt Nam đã nhập nội nhiều giống lúa tốt từ Trung Quốc, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp thu những thành tựu nghiên cứu tiến bộ
kỹ thuật về lúa lai thông qua hệ thống khuyến nông để mở rộng sản xuất. Lúa
lai được gieo trồng ở Việt Nam từ năm 1991. Hiện nay diện tích lúa lai là hơn

600.000 ha hàng năm với năng suất trung bình từ 6 – 6.3 tấn/ha, cao hơn lúa
thuần từ 15 – 20 % [11]. Việc sử dụng lúa lai đã góp phần nâng cao năng suất,
sản lượng lúa và tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho nông dân thông qua
việc xuất hạt lai. Lúa lai góp phần đảm bảo an ninh lương thực ở nhiều tỉnh
phía Bắc và Trung bộ. Lúa lai đã góp phần tăng năng suất lúa, tăng thu nhập
cho nông dân thông qua xuất khẩu gạo trong nhiều năm qua. Trong tương lai
xuất khẩu gạo ở Việt Nam vẫn là ngành sản xuất lớn trong nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá, phát triển bền vững về năng suất, chất lượng và có
sức cạnh tranh cao trên thị trường Quốc tế.
Từ Sơn là thị xã cửa ngõ của tỉnh Bắc Ninh, là đô thị vệ tinh của thủ đô
Hà Nội và là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hoá - giáo dục của tỉnh Bắc
Ninh. Cùng với xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước Từ Sơn
cũng đang dần chuyển mình. Nhiều khu công nghiệp đã mọc lên trên địa bàn
thị xã, song song với nó là diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp do
chuyển sang phát triển công nghiệp. Để đảm bảo thu nhập cho người nông
dân, Từ Sơn đã đổi mới cơ cấu cây trồng trên địa bàn thị xã, một số cây trồng
được đưa vào sản xuất như: lúa, khoai tây, đỗ, lạc, rau các loại…Trong đó lúa
vẫn là cây trồng chủ yếu. Nhằm tăng năng suất và sản lượng lúa, thị xã Từ
Sơn đã đưa một số giống lúa lai vào sản xuất nông nghiệp, đó là một giải
pháp quan trọng và thích hợp để đảm bảo an ninh lương thực của thị xã.

NguyÔn ThÞ HiÒn

8

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Chính vì những lý do trên mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tình hình sản xuất lúa lai và hiệu quả kinh tế của lúa lai thương phẩm
trong sản xuất nông nghiệp ở Từ Sơn - Bắc Ninh”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài:
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất lúa lai của thị xã Từ sơn trong thời gian
gần đây.
- Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa lai thương phẩm ở thị xã
Từ Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất lúa lai thương
phẩm ở thị xã Từ Sơn.

NguyÔn ThÞ HiÒn

9

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận:
Trong thời kỳ hiện nay, khi dân số ngày càng tăng mà diện tích trồng
trọt ngày càng bị thu hẹp do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và đẩy
mạnh công nghiệp hoá ngành nông nghiệp để trở thành nền nông nghiệp hàng
hoá thì áp lực đặt ra cho ngành nông nghiệp là hết sức lớn lao. Cây lúa là một

trong những cây lương thực chủ lực góp phần giải quyết những vấn đề trên.
Chính vì vậy làm sao để có thể tăng sản lượng lúa đảm bảo an ninh
lương thực trong khi khả năng mở rộng diện tích là không nhiều. Việc đưa
các giống lúa lai vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, tăng sản lượng lúa là
việc làm cần thiết hiện nay.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới và ở Việt Nam
2.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Trên Thế giới lúa chiếm một vị trí quan trọng, đặc biệt ở vùng Châu Á.
Ở Châu Á, lúa gạo là món ăn chính giống như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê
của dân châu Phi hoặc lúa mì của dân châu Âu và Bắc Mỹ. [8]
Theo thống kê của tổ chức lương thực Thế giới ( FAO,2008) cho thấy
có 114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên 1.000.000
ha tập trung ở châu Á,…, 31 nước có diện tích trồng lúa khoảng 100.000 –
1.000.000 ha. Trong đó có 27 nước có năng suất trên 5 tấn/ha, đứng đầu là Ai
Cập (9,7 tấn/ha), Úc (9,5 tấn/ha). [8]
Cũng theo ( FAO,2008) diện tích trồng lúa trên Thế giới đã gia tăng rõ
rệt từ năm 1961 – 1980. Trong vòng 19 năm đó diện tích diện tích trồng lúa
trên Thế giới tăng bình quân 1,53 triệu ha/năm. Từ năm 1980, diện tích lúa
tăng chậm và đạt cao nhất vào năm 1999 (156,8 triệu ha) với tốc độ tăng
trưởng bình quân 630.000 ha/năm. Từ năm 2000 trở đi diện tích trồng lúa Thế

NguyÔn ThÞ HiÒn

10

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp


Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến năm 2005 còn 155,1
triệu ha. Từ 2005 đến 2008 diện tích trồng lúa tăng liên tục đạt 159 triệu ha
cao nhất từ 1995 đến nay. [8]
Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất lúa bình quân trên Thế giới
cũng tăng khoảng 1.4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ 1961 đến 1985. Từ 1990
trở đi đến thời điểm hiện nay năng suất lúa trên Thế giới liên tục được cải
thiện đạt 4,3 tấn/ha năm 2008 [8]. Năm 2008 nước sản xuất lúa đạt năng suất
cao nhất là Uruguay 8,01 tấn/ha, kế đến là Mỹ 7,68 tấn/ha. [10]
Tình hình nhìn chung của các nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất
Thế giới năm 2008, đứng đầu vẫn là 8 nước Châu Á là: Ấn Độ, Trung Quốc,
Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines. Tuy
nhiên năng suất chỉ có hai nước có năng suất cao hơn 5 tấn/ ha là Việt Nam và
Trung Quốc. Mặc dù năng suất lúa ở các nước Châu Á còn thấp nhưng do
diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là nguồn đóng góp rất quan trọng cho
sản lượng lúa trên Thế giới (trên 90%). Như vậy có thể nói Châu Á là vựa lúa
quan trọng nhất Thế giới. [8]
Sản lượng lúa gạo trên Thế giới tiếp tục tăng trong những năm gần đây,
năm 2008 là 661,811 triệu tấn.Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA)
sản lượng lúa gạo trên Thế giới niên vụ 2010/2011 đạt khoảng 452,5 triệu tấn
tăng gần 2% so với niên vụ 2009/2010.
FAO ước tính đến năm 2015, sản lượng lúa gạo toàn cầu phải đạt tối
thiểu 679 triệu tấn mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Để đạt được
chỉ tiêu này Uỷ ban lúa gạo Quốc tế đang tích cực chỉ đạo các thành viên khắc
phục những tình trạng như: thiếu nước, thiếu công nhân, và thiếu vốn …để
tăng năng suất một cách bền vững đảm bảo an ninh lương thực Thế giới.

NguyÔn ThÞ HiÒn


11

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

2.1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Bảng 2.1 Diện tích và sản lượng lúa của Việt Nam
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(tr.ha)

(tấn/ha)

(tr.tấn)

1990

6,04

3,18


19,23

1991

7,3

2,28

16,63

1992

6,47

3,34

21,6

1993

6,56

3,48

22,84

1994

6,61


3,56

23,53

1995

6,76

3,69

24,97

1996

7,0

3,77

26,4

1997

7,1

3,88

27,53

1998


7,36

3,96

29,14

1999

7,65

4,1

31,39

2000

7,66

4,25

32,52

2001

7,50

4,28

32,11


2002

7,50

4,59

34,45

2003

7,45

4,64

34,57

2004

7,47

4,84

36,15

2005

7,33

4,89


35,83

2006

7,32

4,89

35,85

2007

7,21

4,99

35,94

2008

7,4

5,23

38,73

2009

7,44


5,24

38,95

Năm

Nguồn: niên giám thống kê 2010 [14]

NguyÔn ThÞ HiÒn

12

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Nước ta là nước nông nghiệp với đặc trưng là nghề trồng lúa, sản xuất
lúa ở quốc gia và là nước đứng thứ 2 về xuất khẩu gạo tại Châu Á sau Thái
Lan. Sự phát triển của sản xuất lúa gạo ở Việt Nam được thể hiện thông qua
sự tăng lên về diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm.
Thông qua biểu 1 ta thấy:
Về diện tích trồng lúa của Việt Nam, từ năm 1990 đến năm 2000 diện
tích trồng lúa của Việt Nam liên tục tăng : Năm 1990 là 6,04 triệu ha, năm
2000 tăng lên mức 7,66 triệu ha. Năm 2001 nước ta chuyển đổi cư cấu cây
trồng sang nuôi trồng thủy sản nên diện tích trồng lúa giảm xuống còn 7,50
triệu ha và tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Đến năm 2009 diện tích
trồng lúa của nước ta còn 7.44 triệu ha. Theo ước tính sơ bộ của Tổng cục

thống kê diện tích lúa năm 2010 của nước ta khoảng 7,51 triệu ha.
Về năng suất lúa : Những năm trước đây do sản xuất còn lạc hậu, chưa
áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp vì vậy năng suất lúa đạt thấp.
Mặc dù thấp nhưng năng suất lúa vẫn tăng lên qua các năm : Năm 1990 năng
suất chỉ đạt 3,18 tấn/ha, đến năm 2000 tăng lên là 4,25 tấn/ha và tiếp tục gia
tăng. Năm 2005 đạt 4,89 tấn/ha. Đến năm 2009 năng suất lúa của nước ta ở
mức 5,24 tấn/ha. Theo ước tính sơ bộ năng suất lúa năm 2010 là 5,32 tấn/ha.
Sự tăng về năng suất lúa cho thấy nghề trồng lúa của nước ta đang phát triển
theo chiều sâu.
Về sản lượng lúa : Từ năm 1990 đến nay sản lượng lúa gạo của nước ta
tăng lên đáng kể. Năm 1990 sản lượng lúa mới chỉ đạt 19,23 triệu tấn, sau 10
năm đến năm 2000 sản lượng lúa là 32,53 triệu tấn, năm 2005 là 35,79 triệu
tấn và đến năm 2009 sản lượng lúa của nước ta đạt mức 38,95 triệu tấn. Cũng
theo ước tính sơ bộ của tổng cục thống kê sản lượng lúa năm 2010 là khoảng
40 triệu tấn. Với sản lượng lúa đạt được như hiện nay Việt Nam không chỉ
đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước mà còn xuất khẩu ra Thế giới.

NguyÔn ThÞ HiÒn

13

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Như vậy, mặc dù diện tích trồng lúa có giảm xuống trong những năm
gần đây do chuyển một phần diện tích trồng lúa sang sử dụng vào mục đích

khác nhưng năng suất lúa của nước ta lại liên tục tăng nên vẫn đảm bảo sản
lượng lúa tăng lên hàng năm.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất lúa lai trên thế giới và ở Việt Nam.
2.2.2.1. Nghiên cứu, sản xuất lúa lai trên Thế Giới
Việc khai thác nghiên cứu cường lực giống trên cây lúa được Viện
Long Bình, nhà khoa học Trung Quốc được xem là cha đẻ của lúa lai nghiên
cứu và áp dụng thành công trên diện rộng đầu tiên trên Thế giới. Ông đã phát
hiện cây lúa có cường lực ưu thế lai trong tự nhiên vào năm 1964, do sự biểu
hiện vượt trội với các cây lúa xung quanh, chính nhờ phát hiện này đã khích
lệ ông tìm hiểu và nghiên cứu thành công tạo ra giống lúa lai cho năng suất
tăng từ 15 – 20% so với lúa thường.
Lúa lai có thể cho năng suất cao hơn 20% so với lúa thuần. Trong
những năm gần đây, diện tích lúa lai đã chiếm 50% trong tổng diện tích trồng
lúa của Trung Quốc. Năng suất trung bình của lúa lai là 7 tấn/ha trong khi
năng suất của lúa thuần là 5,6 tấn/ha. Nếu làm một phép tính đơn giản chúng
ta cũng có thể thấy sự gia tăng về tổng sản lượng do lúa lai mang lại lớn như
thế nào.
Nhờ đã phát minh ra lúa lai Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề
lương thực đối với một nước đông dân nhất thế giới, hơn một tỷ người. Các
nhà khoa học Trung Quốc khác tạo ra giống lúa lai đầu tiên năm 1974. Năm
1976 diện tích lúa lai của Trung Quốc là 12,4 triệu ha, NSBQ là 6,9 tấn/ha.
Năm 1995 diện tích lúa lai 2 dòng là 2,6 triệu ha chiếm 18% diện tích lúa lai
của Trung Quốc, năng suất cao hơn lúa lai 3 dòng từ 5 – 10% [1]. Năm 2006
diện tích gieo trồng lúa lai của Trung Quốc lên tới 18 triệu ha, chiếm 66 %
diện tích trồng lúa cả nước, NSBQ đạt 7 tấn/ha, cao hơn lúa thuần 1,4
tấn/ha.[7]

NguyÔn ThÞ HiÒn

14


K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Việt Nam và Ấn Độ là những nước tiếp theo tiến hành nghiên cứu và
thương mại hoá các giống lúa lai với năng suất cao hơn các giống lúa thuần
truyền thống. Thành công trong sản xuất lúa lai góp phần giúp Việt Nam trở
thành nước đứng thứ hai trong xuất khẩu gạo tại Châu Á. [9]
Ngoài cái nôi là Trung Quốc lúa lai cũng được mở rộng ra các nước
trồng lúa Châu Á khác như: Ấn Độ, Philippines, Ai Cập,Việt Nam...nhờ sự
giúp đỡ của Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO), Viện nghiên cứu lúa gạo
Quốc tế IRRI, chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc, Ngân hàng phát
triển Châu Á. Trong những năm 2001 – 2002, diện tích trồng lúa lai của các
nước tên Thế giới khoảng 800.000 ha. Những năm 2006 chỉ tính diện tích lúa
lai của Việt Nam và Bangladesh đã đạt 786.429 ha. [4]
Một số nghiên cứu và phát triển lúa lai của các nước trồng lúa lai:
(1) Trung Quốc
Trung Quốc là nước đầu tiên trên Thế giới sử dụng lúa lai trong sản
xuất đại trà từ năm 1976, diện tích gieo cấy là 133,3 ngàn ha [6]. Nghiên cứu
và sản xuất lúa lai của Trung Quốc đã được nhận giải thưởng đặc biệt về phát
minh năm 1981. Mặc dù phát triển lúa lai thương phẩm sớm nhưng lúa lai lúc
đó còn nhiều nhược điểm nên khó mở rộng diện tích. Qua nhiều năm nghiên
cứu Trung Quốc đã tạo ra nhiều vật liệu bất dục đực di truyền tế bào chất và
dòng duy trì tương ứng tạo ra nhiều tổ hợp lúa lai gieo trồng phổ biến trong
sản xuất. Ngoài hệ thống lúa lai 3 dòng giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất,
Trung Quốc đã thành công đưa vào sản xuất lúa lai 2 dòng cho năng suất cao

hơn lúa lai 3 dòng từ 5 – 10%.
Ngày nay, Trung Quốc đã hình thành hệ thống nghiên cứu lúa lai đến
tận các tỉnh, đào tạo cán bộ nghiên cứu và kỹ thuật viên đông đảo, xây dựng
hệ thống sản xuất, kiểm tra, khảo nghiệm và chỉ đạo thâm canh lúa lai thương
phẩm.

NguyÔn ThÞ HiÒn

15

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

(2) Ấn Độ
Bắt đầu nghiên cứu lúa ưu thế lai từ năm 1970, nhưng đến năm 1989
mới được hệ thống hoá và tăng cường thực sự [1]. Việc phát triển lúa lai đang
được phát triển ở Ấn Độ, tuy gặp một số khó khăn do chất lượng gạo thấp, giá
lúa giống cao, nhưng phần lớn nông dân vẫn muốn tiếp tục canh tác lúa lai.
Năm 1996 Ấn Độ đã sản xuất được 1300 tấn hạt lai F1 và gieo cấy
khoảng 500.000 ha lúa lai thương phẩm, năng suất hạt lai chỉ đạt khoảng 1,5 –
2 tấn/ha. [6]
(3) Philipines
Bắt đầu thương mại hoá lúa lai từ năm 2002, với sự nỗ lực của chính phủ
năm 2003 lúa lai đã phát triển vượt bậc. Diện tích tăng lên từ 25.232 ha trong
mùa nắng lên đến 56.802 ha trong mùa mưa, năng suất bình quân 6 tấn/ha [1].
Chính quyền Philipines đã có những hỗ trợ cần thiết về mặt thị trường cho sự

phát triển của các chương trình lúa lai như: cho vay vốn sản xuất, hỗ trợ một
phần giá hạt giống, thu mua lúa lai cho nông dân với giá cao. Với nỗ lực này,
chương trình lúa lai sẽ được phát triển mạnh trong thời gian tới.
(4) Bangladesh
Các nghiên cứu về lai tạo các giống lúa lai đã được tiến hành tại Viện
Nghiên cứu lúa Bangladesh từ năm 1983. Nhưng những nghiên cứu chính
thức về các giống lúa lai phù hợp với quốc gia này được bắt đầu từ năm 1993
trong khuôn khổ hợp tác với Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI).
Lúa lai được trồng tại đất nước này từ năm 2001 – 2002 trong diện tích
khoảng 2510 ha. Trong năm 2005 – 2006 diện tích trồng lúa lai tăng lên
nhanh chóng đạt 202429 ha do ưu thế về năng suất cao.
2.2.2.2. Nghiên cứu, sản xuất lúa lai ở Việt Nam
Lúa là cây lương thực chính ở Việt Nam, cung cấp lương thực và là
ngành sản xuất truyền thống trong nông nghiệp. Mục tiêu sản xuất lúa đến

NguyÔn ThÞ HiÒn

16

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

năm 2010 là duy trì diện tích trồng lúa ở mức 3,96 triệu ha, sản lượng đạt 40
triệu tấn, cao hơn năm 2003 là 5,5 triệu tấn [13].
Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lúa lai vào năm 1983 tại Viện khoa học
kỹ thuật Nông nghiệp, Viện di truyền Nông nghiệp, Viện lúa Đồng bằng sông

Cửu Long, với sự hỗ trợ của IRRI, FAO và các đề tài nghiên cứu cấp quốc
gia.
Lúa lai thương phẩm được gieo trồng ở Việt Nam từ năm 1991, lúa lai
đã thể hện được ưu thế lai về: tiềm năng năng suất, chịu thâm canh và khả
năng chịu sâu bệnh. Với mục tiêu tăng năng suất lúa, đảm bảo an ninh lương
thực, chính phủ đã có nhiều chính sách đầu tư để mở rộng diện tích trồng lúa
lai, như đầu tư nhập khẩu giống, nghiên cứu phát triển các giống lúa lai trong
nước và trợ giá giống cho người nông dân. Đến nay, lúa lai đã được trồng ở
40/64 tỉnh của cả nước, diện tích lúa lai tăng lên nhanh chóng từ 100 ha (năm
1991) lên 700.000 ha (năm 2009). Động lực thúc đẩy phát triển lúa lai với tốc
độ nhanh chóng là sự kết hợp của 3 yếu tố: tiềm năng ưu thế lai cao về năng
suất, sự quan tâm của lãnh đạo và chính sách hợp lý của Nhà nước.
Sự phát triển nhanh chóng của lúa lai tại Việt Nam được thể hiện qua sự tăng
lên về diện tích, năng suất và sản lượng.

NguyÔn ThÞ HiÒn

17

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa lai của Việt Nam
Năm

Diện tích (ha)


Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

1992

11.094

6,22

59.004

1993

34.648

6,75

233.874

1994

60.077

5,84

354.353

1995


73.503

6,14

451.308

1996

102.800

5,85

601.380

1997

187.700

6,35

1.191.895

1998

200.000

6,50

1.300.000


1999

233.000

6,47

1.507.510

2000

340.000

6,45

2.193.000

2001

480.000

6,44

3.091.200

2002

500.000

6,30


3.150.000

2003

600.000

6,30

3.780.000

2004

577.000

6,22

3.588.940

2005

353.000

6,50

2.294.500

2006

584.000

Nguồn: Nguyễn Khắc Quỳnh, Ngô Thị Thuận [5]

2.2.3. Triển vọng và thách thức khi phát triển lúa lai.
2.2.3.1. Triển vọng khi phát triển lúa lai
- Việt Nam có lợi thế lớn về tự nhiên, chúng ta có truyền thống sản xuất
lúa nước từ lâu đời, diện tích trồng lúa trong cả nước khá lớn, nông dân cần
cù năng động. Những yếu tố này đã giúp đất nước ta trở thành một nước sản
xuất lúa gạo nổi tiếng trên Thế giới. Việt Nam đông dân, có khoảng 4 triệu ha
đất trồng lúa, bình quân đầu người khoảng 500m2 nhưng đã áp dụng thâm
canh, đưa năng suất lúa lên 42.7 tạ/ha, cao nhất khu vực Đông Nam Á. [6]

NguyÔn ThÞ HiÒn

18

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

- Trong tương lai sản xuất lúa gạo vẫn là ngành sản xuất lớn trong nền
nông nghiệp của chúng ta. Sản xuất lúa gạo phải trở thành ngành sản xuất
hàng hoá lớn, phát triển bền vững, theo hướng năng suất cao, phẩm chất tốt,
hiệu quả kinh tế cao và đặc biệt phải có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường
Thế giới, vì vậy cần có hai yêu cầu quan trọng: Thứ nhất,lúa gạo sản xuất ra
phải đảm bảo chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước, và đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu, có sức cạnh tranh, qua đó làm tăng giá trị xuất khẩu.
Thứ hai, nâng cao giá trị sản xuất hàng hoá trên đất lúa, tăng thu nhập cho

người trồng lúa.
Qua 17 năm (1991 – 2008) công nghệ lúa lai đưa vào Việt Nam, nó đã
có chỗ đứng khá bền vững, nông dân chấp nhận, góp phần đưa công nghệ
trồng lúa lai của Việt Nam vươn tới trình độ cao của khu vực.
Theo Nguyễn Công Tạn và cộng tác viên (2002), triển vọng và định hướng
phát triển lúa lai của Việt Nam trong tương lai có thể dự đoán như sau:
- Chúng ta sẽ tiếp tục mở rộng diện tích lúa lai ở các tỉnh miền Bắc, ven
biển miền Trung và Tây Nguyên, đây là các vùng sinh thái thích nghi với các
tổ hợp lúa lai hiện nay, đảm bảo sản xuất lúa lai có hiệu quả.
- Tổ chức sản xuất hạt giống đối với các tổ hợp lai đang dùng phổ biến
và có đủ vật liệu khởi đầu. Áp dụng công nghệ sản xuất hạt giống cho năng
suất cao, hạ giá thành, chủ động cung cấp hạt giống chất lượng cao, giá rẻ cho
nông dân.
- Tập trung nghiên cứu và nhập nội các tổ hợp lúa lai mới không chỉ
năng suất cao mà chất lượng phải tốt, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, thích ứng
rộng và chống chịu sâu bệnh.
- Xây dựng cơ sở mạnh về nghiên cứu lúa lai, đào tạo đội ngũ các nhà
khoa học nghiên cứu về khoa học và công nghệ lúa lai có trình độ cao, nâng
cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của các Viện, Trường.

NguyÔn ThÞ HiÒn

19

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2


- Xây dựng mạng lưới kỹ thuật về lúa lai, chủ yếu là hệ thống sản xuất
hạt giống để tạo ra đủ hạt giống chất lượng cao cung cấp cho sản xuất. Xây
dựng mạng lưới khuyến nông rộng khắp để đưa tiến bộ kỹ thuật về lúa lai đến
với nông dân.
- Tăng cường hợp tác khoa học kỹ thuật với các nước trên Thế giới, đặc
biệt là với Trung Quốc. Có chính sách hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nghiên
cứu khoa học, sản xuất hạt giống lúa lai.
2.2.3.2 Những trở ngại chính trong sản xuất lúa lai tại Việt Nam
- Tuy lúa lai đã đưa vào sử dụng 17 năm (1991 – 2008), nhưng sản xuất
lúa lai hiện tại vẫn chưa có quy hoạch cụ thể và chắc chắn. Những tỉnh có
điều kiện sản xuất lúa như vùng đồng bằng Bắc bộ, năng suất lúa lai cao hơn
lúa thuần, mà tỷ lệ trồng lúa lai còn ít do sản xuất lúa hàng hoá chưa được chú
trọng. Đối với các tỉnh khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa diện tích
cấy lúa ít, thiếu lương thực, trồng lúa lai rất thích hợp nhưng diện tích gieo
trồng lúa lai còn thấp do khó khăn về thuỷ lợi và chính sách hỗ trợ, nhất là
chính sách khuyến nông. [5]
- Hệ thống quản lý giống chưa tốt nên nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng
việc nhập khẩu để kinh doanh hạt giống lúa lai kiếm lời, nhiều khi không chú
ý đến nguồn gốc, chất lượng gieo trồng của lô hạt giống, nhất là những vụ
thiếu hạt giống đã nhập cả lô hạt giống lẫn, giống kém chất lượng làm giảm
năng suất, gây hại cho sản xuất và tâm lý xấu cho nông dân. Hiện nay vẫn còn
rất ítnhững công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, xã hội trong sản xuất
lúa lai ở nước ta. [5]
- Lúa lai bị sâu bệnh tấn công mạnh, năng suất cao nhưng không ổn
định, nguồn giống phụ thuộc nước ngoài, giá lúa lai giống cao, vì vậy không
khích lệ nông dân trồng.
- Diện tích lúa lai càng mở rộng, nguy cơ xói mòn gen trong quần thể
ngày càng lớn, các thế hệ sau phân ly, nguy cơ hình thành một quần thể lúa
khó kiểm soát trong tương lai. [1]


NguyÔn ThÞ HiÒn

20

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

- Độ thuần hạt giống: sản xuất hạt lai ngoài Trung Quốc còn tồn tại vấn
đề về độ thuần. Độ thuần ảnh hưởng rất lớn tới năng suất. Nếu độ thuần
không đảm bảo dẫn đến năng suất lúa lai giảm, làm người nông dân không có
động lực để sử dụng. [6]
- Giá thành hạt lai cao hơn lúa thuần 5 – 6 lần, hướng phát triển trong
tương lai giảm giá thành sản xuất hạt lai hay hỗ trợ cho người sản xuất hạt lai
sẽ khuyến khích nông dân sử dụng.
- Chất lượng hạt lai: ngày nay mức sống người dân ngày càng được cải
thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Người ta không chỉ ăn no mà còn
phải ăn ngon, vì vậy cần chất lượng hạt cao, tuy nhiên hiện nay chất lượng
gạo của lúa lai còn thấp, đây là một vấn đề hạn chế sự tiếp nhận lúa lai của
nông dân.
- Sản xuất hạt lai F1 trên diện rộng: muốn mở rộng diện tích lúa lai
thương phẩm cần phải có hạt giống lai để cung ứng với số lượng lớn. Hiện tại
chúng ta gặp rất nhiều khó khăn như thiếu nhân lực có kỹ thuật cao, cần
nguồn tài chính lớn để mua sắm trang thiết bị chuyên dùng, đào tạo đội ngũ
cán bộ chỉ đạo và tổ chức sản xuất tại cơ sở. Đây là những vấn đề trở ngại cho
việc mở rộng diện tích sản xuất lúa lai. Vấn đề chọn tạo và tiến hành trình

diễn lúa lai lâu hơn lúa thường cũng là một vấn đề hạn chế.[6]

NguyÔn ThÞ HiÒn

21

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các giống lúa: lúa lai, lúa thuần, lúa nếp được gieo trồng trên địa bàn
thị xã Từ Sơn.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Vụ mùa năm 2009, vụ xuân và vụ mùa năm
2010.
- Địa điểm nghiên cứu: Các xã và phường của thị xã Từ Sơn.
3. 2. Nội dung nghiên cứu:
- Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Từ Sơn.
- Tình hình sản xuất lúa nói chung và lúa lai thương phẩm trên địa bàn
thị xã Từ Sơn, cụ thể về: diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lúa lai
- So sánh hiệu quả kinh tế của giống lúa lai và giống lúa nếp, lúa thuần
- Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh sản xuất lúa lai ở thị

xã Từ Sơn.
3. 3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: điều tra thu thập qua các báo cáo thống
kê của phòng kinh tế tổng hợp thị xã Từ Sơn.
- Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp xử lý số liệu: số liệu thu được xử lý theo phương pháp
thống kê và phần mềm Excel.

NguyÔn ThÞ HiÒn

22

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

- Công thức đánh giá hiệu quả kinh tế:
H=Q–C
Trong đó: H: hiệu quả
Q: kết quả thu được
C: chi phí bỏ ra.

NguyÔn ThÞ HiÒn

23

K33D – Sinh KTNN



Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thị xã Từ Sơn
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
* Vị trí địa lý:
Từ Sơn là một thị xã cửa ngõ phía nam của tỉnh Bắc Ninh, cửa ngõ phía
bắc của thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý như sau:
 Phía Bắc giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh).
 Phía Nam giáp huyện Gia Lâm (Hà Nội).
 Phía Tây giáp huyện Đông Anh (Hà Nội).
 Phía Đông giáp huyện Tiên Du (Bắc Ninh).
* Địa hình:
Địa hình thị xã Từ Sơn tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, rất
thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt và nuôi trồng thuỷ
sản.
4.1.1.2. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã qua 3 năm không đổi là 6133 ha,
trong đó đất nông nghiệp qua 3 năm lại giảm, cụ thể: Năm 2008 là 3158,4 ha,
đến năm 2010 giảm xuốngcòn 3021,6 ha. Diện tích đất nông nghiệp giảm là
do chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở.
Trong diện tích đất nông nghiệp, đất cây trồng hàng năm giảm, bình
quân 3 năm đất cây hàng năm giảm 3,8%, từ 2920 ha (năm 2008) còn 2809,4
ha (năm 2010).
Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng lên nhưng không đáng kể,

năm 2008 là 206,1 ha, năm 2009 tăng lên là 212,2 ha, năm 2010 so với năm
2009 diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản không tăng lên.

NguyÔn ThÞ HiÒn

24

K33D – Sinh KTNN


Khãa luËn tèt nghiÖp

Tr­êng §HSP Hµ Néi 2

Về diện tích đất lâm nghiệp thì không thay đổi qua 3 năm (2008 –
2010) là 1,3 ha.
Về đất chuyên dùng và đất ở của thị xã qua 3 năm tăng lên, nguyên
nhân là do đất xây dựng cơ bản và đất giao thông tăng.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Từ Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt
độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (
tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C ( tháng 1 ). Sự chênh
lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ
tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó
tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm
là tháng 1.
Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông

Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm
sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm
gây mưa rào.
Nhìn chung khí hậu rất thuận lợi cho môi trường sống, sự phát triển của
hệ sinh thái động_thực vật, đặc biệt là thuận lợi cho sự phát triển sản xuất
nông nghiệp.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Dân số:
Tổng dân số thị xã Từ Sơn là 143843 người. Mật độ dân số là 2345
người/km2, gấp 2 lần mật độ dân số bình quân vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng và là một trong những thị xã đông dân nhất Việt Nam.

NguyÔn ThÞ HiÒn

25

K33D – Sinh KTNN


×