Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Điều tra thành phần sâu hại lúa, diễn biến và biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính trên lúa tại sóc sơn hà nội vụ xuân 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.35 KB, 28 trang )

Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng
PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước Việt Nam có bề dày lịch sử 2000 năm văn hiến, văn hóa lúa nước
được cha ông ta phổ biến rộng rãi từ rất sớm, buổi đầu dựng nước và duy trì
đến hiện nay. Nó được tập trung chủ yếu ở đồng bằng Sông Hồng và đồng
bằng Sông Cửu Long.
Nhắc đến Việt Nam, ta nghĩ ngay đến hình tượng cây lúa nước, loại cây
được xem là biểu tượng đặc trưng của văn hóa truyền thống của nước Việt
Nam xưa và nay. Cây lúa đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp lương thực
với mỗi người dân Việt Nam nói riêng và toàn dân Việt nam nói chung. Hơn
nữa, cây lúa nước còn góp phần không nhỏ trong việc thu nhập ngoại tệ cho
đất nước. Hiện nay nước ta là một trong những quốc gia hang đầu về sản xuất
lúa gạo, chỉ đứng thứ 2 sau Thái Lan.
Tuy nhiên trong thực tiễn nông nghiệp, cây lúa gặp phải rất nhiều dịch
hại trong đó có các loài sâu hại. Theo Hồ Khắc Tín (1982) [11], có 461 loài
sâu lúa, trong đó có khoảng 100 loài có hại, song gây hại chính cho cây lúa có
khoảng 20 loài. Sâu cuốn lá là một trong những loài gây bệnh chủ yếu làm
giảm đáng kể năng suất của lúa, đứng thứ 2 là rầy nâu…[11]
Trước tình hình đó công tác bảo vệ thực vật đã triển khai rộng rãi để
giảm tác hại do các loại sâu gây ra. Song do biện pháp phòng trừ chính là sử
dụng thuốc hóa học đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kẻ thù tự nhiên của
các loài sâu bệnh. Làm mất cân bằng sinh thái đồng ruộng, làm ô nhiễm môi
trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mặc dù biện pháp thủ công
và IPM đã được áp dụng nhưng chưa đem lại hiệu quả cao.
Vì vậy, để góp phần nhỏ bé vào công tác phòng trừ sâu bệnh làm tăng
năng suất cây lúa tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra thành phần sâu


Lª §øc ThiÖn

1

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

hại lúa, diễn biến và biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính trên lúa
tại Sóc Sơn, Hà Nội vụ xuân 2010 - 2011”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm xác định được tình hình, diễn biến, tỷ lệ gây hại của các loài sâu
hại chính trên cây lúa tại xã Minh Trí - huyện Sóc Sơn, Hà Nội trên cơ sở đó
đề xuất một số biện pháp phòng trừ các loài sâu hại chủ yếu tại điểm nghiên
cứu.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Thành lập được danh mục sâu hại lúa và mức độ phổ biến của các loài
ở Minh Trí, Sóc Sơn, Hà Nội.
- Xác định được quy luật, diễn biến của một số loại sâu hại chính (sâu
cuốn lá nhỏ, rầy nâu, sâu đục thân…).
- Đề xuất biện pháp phòng trừ hợp lý đối với các loài sâu hại lúa chính
nhằm giúp người dân xác định đúng thời điểm áp dụng các biện pháp phòng
trừ một loài sâu hại chính, áp dụng chương trình IPM vào sản xuất nông
nghiệp để đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân đồng thời bảo vệ môi
trường sinh thái.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC
Đề tài giúp người dân xác định được một số loại sâu hại chính, xác định

đúng thời điểm gây bệnh từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả, áp dụng
được chương trình IPM vào sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại hiệu quả kinh
tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

Lª §øc ThiÖn

2

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng
PHẦN 2. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu về sâu hại lúa trên thế giới
1.1.1. Những nghiên cứu về rầy nâu
Có nhiều tác giả cho rằng khi không có lúa và lúa chét trên đồng ruộng
thì số lượng của rầy nâu giảm, do đó mà việc xử lý gốc rạ để hạn chế lúa chét
được coi là biện pháp có hiệu quả trong phòng trừ rầy nâu.
Khi nghiên cứu về di truyền tính chống chịu của cây lúa với rầy nâu,
qua nhiều tài liệu cho thấy Nhật Bản sớm nhận ra vai trò của giống chống
chịu, họ đã bắt đầu nghiên cứu từ năm 1968. Theo Ikeda và cộng sự [13] họ
đã phát hiện ra 2 gen chống chịu là Bph1 và Bph2.
Khi nghiên cứu về tỷ lệ giữa giống kháng và giống nhiễm trong cơ cấu
cây trồng Fernando [16] nhận xét: sử dụng nhiều giống kháng là một nguyên
nhân làm cho mật độ thiên địch nói chung giảm một cách đáng kể vì không có
sựu cân đối giữa vật chủ và con mồi. Sử dụng hợp lý giống chống chịu trong

cơ cấu cây trồng sẽ tạo điều kiện cho thiên địch phát sinh, phát triển, tích lũy
số lượng lớn góp phần hạn chế sâu hại. Sử dụng giống kháng được coi là biện
pháp có hiệu quả để hạn chế rầy nâu, vì giống kháng chỉ có hai lứa rầy phát
triển trong khi đó trên các giống nhiễm có thời gian sinh trưởng trung bình tới
3 lứa rầy.
1.1.2. Những nghiên cứu về sâu cuốn lá nhỏ
Những nghiên cứu về diễn biến của sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng
cho thấy tùy theo điều kiện thời tiết và mùa vụ trong năm của mỗi vùng mà số
lứa sâu CLN trong năm có khác nhau. Thời gian mỗi lứa sâu chủ yếu phụ
thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ 24-290C, ẩm độ 90% là điều kiện thích hợp cho
sâu CLN phát triển. Thời tiết nắng mưa xen kẽ ảnh hưởng mạnh đến lượng
trứng đẻ và tỷ lệ trứng nở. Nhiệt độ càng thấp thì tỷ lệ trứng nở càng ít và thời
gian phát dục của trứng cũng dài ra (Mochida và CTV) [14].

Lª §øc ThiÖn

3

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

Sâu CLN làm giảm năng suất nhiều nhất ở giai đoạn đòng – trỗ, giảm
năng suất ít nhất là giai đoạn chín sữa (Dyck) [12].
Reissig và CTV [15] nhận xét: những giống lúa bị sâu CLN hại nặng
thường có bản lá rộng, to, dài và cây cao hơn những giống khác.
1.1.3. Những nghiên cứu về sâu đục thân hai chấm

Có khá nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái và biện pháp
phòng trừ các loài trong nhóm sâu đục thân lúa. “Theo Khan (1967), Fluvet
và Vanden Bosch (1987) cho thấy: biện pháp tích cực trong việc phòng trừ
sâu đục thân lúa và thay đổi thời vụ tránh hững cao điểm sâu xuất hiện trùng
với giai đoạn xung yếu của cây lúa, bên cạnh đó vấn đề vệ sinh đồng ruộng
cũng rất quan trọng” [Phan Cát dịch] [2].
Santanakani Job và Pathak (1967) cho thấy mối tương quan thuận giữa
chiều cao cây, chiều dài lá đòng, đường kính thân với tính mẫn cảm với sâu
đục thân. Còn mức độ ráp của bẹ lá, mức độ cuốn chặt với thân của bẹ lá,
thành phần hóa sinh trong cây cũng ảnh hưởng đến tính chống chịu của cây
lúa với sâu đục thân. Silic trong cây có tác dụng làm cây cứng cáp và hạn chế
những tác hại của sâu bệnh. Những giống có hàm lượng silic trong cây cao thì
ít mẫn cảm với sâu đục thân. TS. Rall (1978) còn cho rằng giống có tính
chống chịu sâu đục thân là do sâu gặp khó khăn sau khi vào thân rạ hẹp (Hà
Văn Chức dịch) [3].
1.2. Nghiên cứu về sâu hại lúa ở Việt Nam
Nghiên cứu về sâu hại cây trồng có giáo trình côn trùng nông nghiệp do
Hồ Khắc Tín chủ biên. Ông đã giới thiệu tất cả các loài sâu hại côn trùng
trong cuốn sách này.
Ở Minh Trí, Sóc Sơn có rất nhiều loài như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, sâu
phao, sâu đục thân hai chấm, bọ xít hôi, rầy xanh đuôi đen… Trong đó phổ
biến là sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, sâu đục thân hai chấm và sâu phao.

Lª §øc ThiÖn

4

Líp: K33D – Sinh



Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

1.2.1. Sâu cuốn lá nhỏ
Tên tiếng anh: Rice leaf folder. Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalis
G. Họ: Pyralidae. Bộ: Lepidoptera.
Trưởng thành sâu cuốn lá là 1 loại ngài có màu vàng rơm, kích thước
thân dài 8 – 10 cm. Khi nghỉ cánh xếp hình tam giác cánh trước rìa cánh màu
đen đậm, trên cánh trước có 3 đường ziczac cắt ngang. Cánh sau có 2 đường
ziczac, đường mép dài, đường gốc ngắn.
Ấu trùng màu xanh lá mạ ửng vàng nhạt ở phần giữa, đầu màu nâu, giai
đoạn lớn tối đa dài khoảng 3cm. Khi đụng đến sâu búng mạnh nhả tơ và
rơi xuống.
Trứng màu trắng trong, bầu dục, đẻ rãi rác trên mặt lá gần gân chính.
Nhộng màu nâu sậm, thường thấy trong lá bị cuốn.
Vòng đời: 30-37 ngày, Trứng: 3-4 ngày, Sâu non: 20-25 ngày, Nhộng:
6-8 ngày, trưởng thành: 2-6 ngày.
Ngài hoạt động ban đêm có xu tính mạnh với ánh sáng, ngài cái có xu
tính mạnh hơn. Hoạt động mạnh nhất là lúc từ 9 – 10 giờ đêm đến gần sáng.
Trứng đẻ rải rác, từ 1- 3 quả/lá. Thường chọn những vùng lúa tốt để đẻ.
Sâu non mới nở hoạt động rất nhanh nhẹn, tập trung vào lá non ăn biểu bì chỉ
chừa một phần mỏng, dễ phát hiện. Sau 1 thời gian sâu nhả tơ cuốn lá, sâu
càng lớn thì tổ càng lớn. Lá bị cuốn theo chiều dọc, mặt trên của lá lúa,
thường chỉ 1 con sâu non/cuốn lá.
Sâu nằm bên trong ăn nhu mô lá, trừ biểu bì và thải phân trong tổ, do
vậy khi trời mưa hoặc ẩm độ cao lá dễ bị thối rữa.
Sâu tuổi 4 có thể cuốn 2- 5 lá, trong một giai đoạn phát triển sâu có thể
cuốn 5 – 9 lá.
Sâu làm nhộng ngay trong lá, chúng có thể chui ra, cắn đứt 2 đầu bẹ lá,

nhả tơ bịt kín 2 đầu và làm nhộng bên trong. Phần lớn hóa nhộng trong kẽ lá

Lª §øc ThiÖn

5

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

già hoặc khe hở giữa các tép lúa. Nhộng chỉ có lớp tơ mỏng không có kén
đặc biệt.
Sâu cuốn lá gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông. Những
loại giống lúa có bản lá rộng, thân mềm bị hại nặng. Ruộng lúa sử dụng phân
bón cao, đặc biệt dùng đạm nhiều cũng bị gây hại nặng.
Sâu thích tập trung gây hại ở những vùng lúa ven bờ, ruộng ven hồ
mương, gần thôn ấp.
Ngoài những giới thiệu về đặc tính sinh học của sâu cuốn lá nhỏ đã đề
cập, một số tài liệu còn cho thấy sâu cuốn lá nhỏ có xu tính hướng sáng nhưng
ít vào bẫy đèn (Cục BVTV, 1985), không thích ánh sáng trực xạ của mặt trời
vì vậy ban ngày nó ẩn lấp trong khóm lúa, bờ cỏ; ngài hoạt động giao phối, đẻ
trứng vào ban đêm (Hồ Khắc Tín, 1982) [11].
Theo tài liệu của cục BVTV năm 1985, trong điều kiện tự nhiên
của đồng ruộng Việt Nam, mỗi ngài đẻ trên 50 quả trứng, theo Hồ Khắc Tín,
1982 thì mỗi ngài trung bình đẻ 76 quả trứng, theo Hồ Thị Bích Lam, 1986
[7] mỗi ngài có thể đẻ tới 344 quả trứng. Sức đẻ của mỗi ngài còn phụ thuộc
vào điều kiện thời tiết, chủ yếu là nhiệt độ. Ở nhiệt độ 27,10C số trứng đẻ trên

mỗi ngài cái là 219; nhiệt độ giảm xuống 24,60C thì số lượng trứng đẻ trung
bình mỗi ngài là 121; và ở mức nhiệt độ 20,80C số lượng trứng trung bình là
102/1 ngài cái. Như vậy, nhiệt độ càng cao khả năng đẻ của ngài càng nhiều.
Ngài cuốn lá nhỏ thường đẻ ở phía dưới lá lúa hơn và song song với
gân chính của lá lúa (Hà Quang Hùng, 1985) [6].
Trứng mới đẻ có màu trong, sau chuyển sang màu kem khi sắp nở,
ngoài có lớp lông màu trắng. Thời gian phát dục của các pha này dài hay ngắn
phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam, nhiều kết quả
nghiên cứu đã xác định thời gian phát dục của pha trứng là 3-4 ngày (Cục
BVTV, 1985; Hồ Khắc Tín, 1982) [11].

Lª §øc ThiÖn

6

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

Sâu non cuốn lá nhỏ mới nở rất linh hoạt, nhiều tài liệu cho thấy sau
khi nở, sâu non 1 tuổi thường bò đến những lá non chưa mở và bắt đầu ăn
hoặc chui vào các tổ anh chị để lại nên khó phát hiện, chỉ những người kinh
nghiệm mới có thể phát hiện ra sâu non 1 tuổi.
Sâu non từ 2 tuổi trở đi chúng chuyển sang những lá già nhả tơ cuốn
hai mép lá và bắt đầu ăn phần diệp lục của lá, đẻ lại phần sơ trắng dọc theo
gân chính của lá lúa, cho đến lúc đẫy sức tuổi 5. Nên ruộng lúa bị sâu cuốn lá
nhỏ gây hại thường có màu trắng.

Một số nghiên cứu cho thấy:
+ Sâu non cuốn lá nhỏ 1 tuổi: nhỏ bằng que tăm, đầu có màu đen.
+ Sâu non cuốn lá nhỏ 2 tuổi: từ đầu đen chuyển sang màu vàng.
+ Sâu non cuốn lá nhỏ 3 tuổi: từ màu vàng toàn thân chuyển sang bụng
có màu vàng.
+ Sâu non cuốn lá nhỏ 4 tuổi: 75% cơ thể có màu xanh.
+ Sâu non cuốn lá nhỏ 5 tuổi: toàn thân có màu xanh.
Mỗi cá thể trung bình vừa ăn vừa phá từ 5-9 lá (Hồ Khắc Tín, 1982).
Thời gian phát dục của pha sâu non từ 18-25 ngày, theo Hồ Khắc Tín, 1982
cho rằng pha sâu non từ 14-16 ngày.
Sâu non cuối tuổi 5 bắt đàu hóa nhộng, nhộng có màu vàng sang, trong
quá trình phát triển nhộng chuyển sang màu nâu, thời gian phát dục từ 6-8
ngày (Cục BVTV).
Như vậy bình thường vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ tử 29-41 ngày, tùy
theo mùa vụ, nhiệt độ và môi trường mà vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ dài hay
ngắn. Vậy, sâu cuốn lá nhỏ có vòng đời gồm 4 pha phát dục: Bướm  Trứng
 Sâu non  Nhộng.
Theo nhiều tác giả nghiên cứu cho rằng ở Việt Nam, pha nhộng sâu
CLN có 5 loài ong kí sinh. Pha sâu non có 4 loài ong kí sinh, pha trứng có 3

Lª §øc ThiÖn

7

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng


loài ong kí sinh. Nhưng tùy thuộc vào từng địa phương, từng vùng mà có số
lượng ong kí sinh khác nhau chẳng hạn như ở Mỹ Văn, Hải Hưng có 13 loài
ong kí sinh sâu CLN thuộc 5 họ khác nhau, chủ yếu là các loài ong cự (7/13
loài) (Hồ Thị Bích Lam, 1986) [7]. Theo tổng kết chuyên đề CLN của
Nguyễn Thị Thắng và CTV (1992) [9] cho biết: Tỷ lệ kí sinh CLN ở tất cả các
pha qua các năm được trình bày ở bảng 1.1.

Bảng 1.1. Tỷ lệ sâu CLN bị kí sinh ở các lứa qua 6 năm (1985-1991)
ở vùng đồng bằng Bắc Bộ
Năm theo dõi 1985

1986

1987

1988

1990

1991

Lứa trong năm
Lứa 1

-

5,6

7,8


0,47

-

3,9

Lứa 2

-

2,31

2,5

1,5

3,8

5,0

Lứa 3

-

9,6

15,9

1,2


-

-

Lứa 4

8,5

26,8

4,2

31,2

31,8

37,1

Lứa 5

33,7

7,5

4,3

3,8

34,8


1,2

Lứa 6

37,2

9,1

13,2

4,1

60,3

2,2

1.2.2. Rầy nâu
Rầy nâu sinh sống chủ yếu trên cây lúa (Oryza sativa L.), nhưng ngoài
ra chúng còn phát triển trên 1 số giống lúa dại và cỏ môi Leersia hexandra.
Một vòng đời của rầy nâu dài hay ngắn còn phụ thuộc vào nhiệt độ của môi
trường, nếu nhiệt độ 25oC thì vòng đời của rầy nâu khoảng 28 – 32 ngày còn
nhiệt độ 28oC thì khoảng 23 – 25 ngày. Tại vùng nhiệt đới thì khoảng thời
gian của 1 vụ lúa kéo dài từ 78 – 230 ngày tùy thuộc vào từng loại giống.

Lª §øc ThiÖn

8

Líp: K33D – Sinh



Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

Rầy nâu trưởng thành bám trên gốc lúa để ăn và sinh sản. Dạng cánh
dài có khả năng bay mạnh và bị bẫy đèn thu hút. Rầy cánh dài có thể di
chuyển rất xa, thậm chí tới hàng chục, hàng trăm cây số.
Rầy non và rầy trưởng thành chủ yếu sống tập trung phía gốc lúa, khi
gặp động thì chuyển ngang qua phía đối diện của thân lúa. Trong điều kiện
thích hợp, mật độ rầy có thể rất cao, tới hàng trăm con trên 1 bụi lúa. Trong
quá trình sinh sống, rầy tiết ra chất thảy làm môi trường cho nấm mụi phát
triển, làm đen cả gốc lúa.
Vòng đời trung bình khoảng 20 – 25 ngày (nhiệt độ không khí 27 –
300C), trong thời gian đó trứng 5 – 7 ngày, rầy non 12 – 15 ngày, rầy trưởng
thành 3- 5 ngày đẻ trứng và có thể sống 2 tuần lễ.
1.2.3. Sâu đục thân hai chấm
Tên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker, thuộc họ Pyralidae, bộ
Lepidoptera.
Đặc điểm hình thái:
- Trứng hình đẻ thành ổ hình bầu dục, trên mặt phủ lớp lông màu vàng
nhạt, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở
màu đen.
- Sâu non đẫy sức màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Chân bụng ít phát
triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip.
- Nhộng: con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5, còn con đực có chân
sau dài tới đốt bụng 8. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu
vàng nhạt.
- Con trưởng thành: Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng

nhạt hình tam giác; giữa cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có
một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to

Lª §øc ThiÖn

9

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

đen. Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm
lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.
Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại: Vòng đời của sâu đục thân
bướm 2 chấm từ 54-66 ngày. Nhiệt độ từ 19-25oC có:
+ Thời gian trứng: 8-13 ngày.
+ Thời gian sâu non: 36-39 ngày.
+ Thời gian nhộng: 12-16 ngày.
+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 3 ngày.
Ngài của sâu đục thân bướm 2 chấm có tính hướng sáng mạnh, vũ hóa
về đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứng,
ban ngày ẩn nấp, bị khua động thì bay sang cây khác. Ngài cái hoạt động
mạnh từ 19-20 h, ngài đực từ 23-1 h sáng. Mỗi ngài cái đẻ từ 1-5 ổ trứng (có
100-150 quả trứng/ổ). Một năm sâu đục thân bướm 2 chấm phát sinh 6-7 lứa.
Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp cho sâu phát sinh gây hại.
Sâu non xâm nhập vào bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh
dưỡng làm dảnh vô hiệu và bông bạc, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa.

Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy.
Sâu đục thân bướm hai chấm thường phát sinh gây hại nặng ở vụ lúa
xuân muộn và mùa chính vụ. Các tỉnh Miền Nam và Miền Trung gây hại ở tất
cả các vụ lúa, còn các tỉnh Miền Bắc thi những năm mùa đông rét đậm kéo
dài, vụ mùa khô hạn thì thường phát sinh nặng. Sâu phân bố khắp các vùng
trồng lúa trong nước và trên thế giới.
Chu kỳ sinh sản của sâu đục thân hai chấm trong một năm xuất hiện 6
lứa cụ thể như sau:
+ Lứa sâu thứ 1 xuất hiện vào tháng 3, thời kì lúa xuân con gái.
+ Lứa sâu thứ 2 xuất hiện vào tháng 5, thời kì lúa xuân.

Lª §øc ThiÖn

10

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

+ Lứa sâu thứ 3 xuất hiện vào tháng 6 và 7, thời kì mạ mùa, lúa mùa
sớm.
+ Lứa sâu thứ 4 xuất hiện vào tháng 8, thời kì lúa mùa sớm.
+ Lứa sâu thứ 5 xuất hiện vào tháng 9, thời kì lúa mùa.
+ Lứa sâu thứ 6 xuất hiện vào tháng 10, thời kì lúa mùa.

Lª §øc ThiÖn


11

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, dụng cụ nghiên cứu
- Đối tượng:
+ Một số loài sâu hại lúa (rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai
chấm…) trên đồng ruộng xã Minh Trí, Sóc Sơn, Hà Nội.
+ Giống lúa Khang dân.
- Dụng cụ:
+ Vợt côn trùng (đường kính 0,5m; cán dài 1m).
+ Ống nghiệm
+ Lọ thủy tinh
+ Khay nhôm (20x20x5)
+ Kính lúp
+ Thước đo, sổ ghi chép và một số dụng cụ liên quan
2.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 2/2011 đến tháng 5/2011.
2.3. Địa điểm nghiên cứu
Tại cánh đồng xã Minh Trí – Sóc Sơn – Hà Nội
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Trên đồng ruộng
Điều tra thành phần, diễn biến; thu mẫu ngẫu nhiên một số loại sâu hại

chính mà chủ yếu là ba loài sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm và rầy nâu.
Điều tra, thu mẫu các loại sâu chủ yếu ở các pha sinh trưởng trên các
giai đoạn sinh trưởng của lúa, đem về phòng thí nghiệm để phân tích.

Lª §øc ThiÖn

12

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thực nghiệm được xử lý trên phần mềm Exel 2003 với các
công thức tính cụ thể như sau:
Tổng sâu bắt được (con)
2

- Mật độ sâu (con/m ) =

Tổng diện tích điều tra (m2)

x 100

Tổng số cây (bộ phận) bị hại
- Tỷ lệ hại (%) =


Tổng số cây (bộ phận) điều tra

x 100

Số cây/Số rảnh có sâu
- Tần suất bắt gặp sâu hại (%) =

Lª §øc ThiÖn

13

Số cây/Số rảnh điều tra

x 100

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Minh Trí, Sóc Sơn, Hà Nội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Minh Trí là một xã thuộc huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội. Đây là một
huyện ngoại thành và có điều kiện tự nhiên không được nhiều sự ưu ái của
thiên nhiên.
* Vị trí địa lý:

- Phía Bắc giáp với xã Bắc Sơn Sơn thuộc Vĩnh Phúc.
- Phía Nam giáp với xã Tân Dân.
- Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Tây giáp với 2 xã Minh Phú và Nam Sơn.
* Địa hình:
- Có địa hình phức tạp gồm địa hình đồi núi, đồng bằng, trung du
địa hình dốc từ Đông sang Tây. Xã Minh Trí là xã có địa hình đồi núi,
bị sói mòn do tình trạng chặt phá rừng, đất nghèo chất dinh dưỡng.
* Khí hậu:
- Theo thống kê huyện Sóc Sơn có lượng nhiệt trung bình hàng
năm là khoảng 22,60C.
- Tổng lượng mưa hàng năm là khoảng 1245mm.
- Độ ẩm trung bình là 75% - 79%.
Minh Trí có khí hậu thuộc vùng miền núi phía bắc Việt Nam bị ảnh
hưởng nhiều sói mòn đất do chặt phá rừng bừa bãi, ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp.
* Đất đai:
- Huyện Sóc Sơn có diện tích đất tự nhiên là 30.651 ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 13.000 ha chiếm 42,1 %.

Lª §øc ThiÖn

14

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng


+ Đất lâm nghiệp : 6.185 ha chiếm 20,17 %.
+ Đất chuyên dùng : 5.000 ha chiếm 16,3%.
+ Đất còn lại là : 6.500 ha chiếm 21,12 %.
Trong đó đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng lúa và hoa màu ,đất
trồng cây hàng năm, đất nuôi thủy sản, đất làm vườn, trồng cây lâu năm.
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
Xã Minh Trí có đến 95,15% dân số làm nghề nông nên thu nhập chủ
yếu dựa vào nghề này. Tổng thu nhập bình quân đầu người tính bằng GDP
ước tính khoảng 4,7-6 triệu trên một nhân khẩu. Nhìn chung Minh Trí là một
xã nghèo, thu nhập dựa vào nông nghiệp là chính nên thấp. Việc tiếp thu
thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó
khăn, nhất là việc áp dụng IPM vào phòng trừ sâu bệnh càng gặp nhiều khó
khăn hơn.
3.1.2.1. Xã hội
Huyện Sóc Sơn có tổng số dân là 254000 người, số người trong độ tuổi
lao động là 162000 người, xấp xỉ 63%; trong đó số người sản xuất nông
nghiệp là 155000 người, xấp xỉ 95,17%.
Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc kinh chiếm khoảng 98,12%.
Còn lại 1,88% là các dân tộc khác.
3.2. Tình hình diễn biến gây hại của sâu hại lúa vụ xuân 2011 tại Minh
Trí, Sóc Sơn, Hà Nội
3.2.1. Thành phần các loài sâu hại tại Minh Trí

Lª §øc ThiÖn

15

Líp: K33D – Sinh



Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

Bảng 3.1. Thành phần các loại sâu hại lúa vụ xuân 2011 tại Minh Trí
STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Họ

Mức độ
phổ biến

Bộ cánh vảy (Lepidoptera)
1

Cnaphalocrocis medinalis

Sâu CLN

Pyralidae

+++

Guenee

2

Sâu ĐTHC

Schoenobius mcertellus Walker

Pyralidae

+++

3

Sâu đục thân 5

Chilo surpressalis Walker

Pyralidae

+

Chilotraea auricilia Pudgeon

Pyralidae

+

vạch đầu nâu
4

Sâu đục thân 5

vạch đầu đen

5

Sâu năn

Orseolia oryzae Wood-Masen

Cecidomyiidae

+

6

Sâu róm lúa

Psalis secures Hiibner

Lymantriidae

+

Bộ cánh nửa (Hemiptera)
7

Bọ xít dài hôi

Leptocorisa acuta Thunberg

Coreidae


+

8

Bọ xít xanh

Nezara viridula Linnaeus

Pentatomidae

+

9

Bọ xít đen

Scotinophora lurida Burm.

Pentatomidae

++

Bộ cánh đều (Homoptera)
10

Rầy nâu

Ninaparvata lugens Stal.


Delphacidae

+++

11

Rầy xanh

Nephotetix bipunctatus Fabr.

Cicadellidae

+

Thripidae

+

đuôi đen
Bộ cánh tơ (Thysanoptera)
12

Stenchaetothrips Biformis

Bọ trĩ

Bộ cánh thẳng (Othroptera)
13

Châu chấu lúa


Oxyda inchicata Stal.

Acridiidae

++

14

Cào cào lớn

Acrida chinensis Westwood

Acridiidae

+

15

Cào cào nhỏ

Atractomorpha chinensis Bolivar Acridiidae

++

Ghi chú:

(+): Tần suất bắt gặp < 10%
(++): 10% < Tần suất bắt gặp < 30%
(+++): Tần suất bắt gặp > 30%


Lª §øc ThiÖn

16

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

Qua bảng 3.1 cho thấy số lượng các loài sâu hại lúa tại Minh Trí, Sóc
Sơn khá phong phú, có tới gần 20 loài. Đó mới chỉ là những tìm hiểu sơ lược
ban đầu, số lượng có thể còn ở mức cao hơn. Chúng chính là những thủ phạm
gây thiệt hại không nhỏ tới năng suất cây trồng, làm giảm thu nhập của nhà
nông. Hàng năm người ta ước tính sâu hại có thể làm giảm tới 8-20% năng
suất lúa. Trong đó, đối tượng gây hại chủ yếu ghi nhận được là sâu CLN, rầy
nâu, sâu ĐTHC. Mức thiệt hại được thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Mức độ gây hại của sâu hại chính trên lúa vụ xuân
2010 - 2011 tại Minh Trí, Sóc Sơn
STT

Tên

Diện tích bị

Diện tích phòng


nhiễm (ha)

trừ (ha)

1

Sâu CLN

220

176

2

Rầy nâu

185

160

3

Sâu ĐTHC

185

170

Qua bảng 3.2 nhận thấy diện tích bị nhiễm sâu cuốn lá nhỏ là lớn nhất
(220 ha), tiếp theo là rầy nâu và sâu đục thân hai chấm (185 ha).

3.2.2. Diễn biến các loài sâu hại chính vụ xuân 2010 - 2011
3.2.2.1. Sâu cuốn lá nhỏ
Sự phát triển của các loài sinh vật nói chung và sâu CLN nói riêng phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố (khí hậu, thời tiết, giống…). Đặc biệt sâu CLN
trong một vụ thường có 3 lứa và chúng liên tục có sự gối lứa. Thời gian phát
dục của sâu CLN lại không đồng nhất mà giao động trong một khoảng xác
định. Ứng với mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau của lúa thì mật độ sâu
CLN và tỷ lệ hại cũng khác nhau thể hiện ở bảng 3.3.

Lª §øc ThiÖn

17

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

Bảng 3.3. Diễn biến mật độ sâu CLN và tỷ lệ hại trên giống lúa
Khang dân
Ngày ĐT

GĐ sinh trưởng của lúa

Sâu CLN
MĐS (con/m2)

TLH (%)


22/2

Cấy lúa

0

0

1/3

Bén rễ hồi xanh

0

0

15/3

Đẻ nhánh

3,6

1,79

6/4

Làm đòng

16,2


24,52

20/4

Đòng già

29,2

43,65

27/4

Trỗ bông

8,4

67,65

Ghi chú: TLH – Tỷ lệ hại; MĐS – Mật độ sâu.
Từ bảng số liệu trên tôi đã lập biểu đồ thể hiện tỷ lệ hại của sâu CLN
qua các giai đoạn sinh trưởng trên giống lúa Khang dân như sau:

Cấy lúa

Bén rễ hồi xanh

Đẻ nhánh

Làm đòng


Đòng già

Trổ bông

Tỷ lệ hại (%)
70
60
50
40
30
20
10
0
Sâu CLN

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hại sâu CLN qua các giai đoạn sinh
trưởng trên giống lúa Khang dân

Lª §øc ThiÖn

18

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng


Từ số liệu ở bảng 3.3 và biểu đồ hình 3.1 cho thấy mật độ sâu CLN trên
đồng ruộng rất phức tạp. Mật độ sâu CLN tăng dần trong giai đoạn lúa từ đẻ
nhánh đến sắp trỗ, đỉnh cao là lúc lúa có đòng già sâu đó giảm dần về cuối vụ.
Tuy nhiên tỷ lệ hại vẫn tăng dần từ đầu vụ đến cuối vụ do có sự tích lũy số lá
bị hại từ những giai đoạn sinh trưởng trước đó.
3.2.2.2. Rầy nâu
Vụ xuân 2011, rầy nâu phát triển mạnh ở các giai đoạn đặc biệt ở giai
đoạn làm đòng và trổ bông. Ở các giai đoạn này mật độ rầy nâu khá cao, trung
bình từ 90-120 con/m2. Mật độ đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời
tiết, khí hậu, các giai đoạn sinh trưởng của lúa. Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì
mật độ rầy nâu cũng có sự biến đổi khác nhau được trình bày ở bảng 3.4 và
biểu đồ hình 3.2.
Bảng 3.4. Diễn biến mật độ rầy nâu qua các giai đoạn sinh trưởng
trên giống lúa Khang dân
GĐ sinh trưởng của lúa

MĐS (con/m2)

22/2

Cấy lúa

0

1/3

Bén rễ hồi xanh

0


8/3

Đẻ nhánh

0

15/3

Đẻ nhánh

1,2

22/3

Đẻ nhánh

3,4

29/3

Đẻ nhánh

7,4

6/4

Làm đòng

15,2


13/4

Làm đòng

40,6

20/4

Đòng già

95,4

27/5

Trỗ bông

119,4

Ngày ĐT

Ghi chú: MĐS – Mật độ sâu.

Lª §øc ThiÖn

19

Líp: K33D – Sinh


Mật độ sâu (con/m2)


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

140
120
100
80
60
40
20
0
Cấy Bén rễ Đẻ
Đẻ
Đẻ
Đẻ
Làm Làm Đòng Trỗ
lúa
hồi nhánh nhánh nhánh nhánh đòng đòng
già bông
xanh
Giai đoạn sinh trưởng

Hình 3.2. Diễn biến mật độ rầy nâu hại lúa trên giống lúa Khang dân

Qua bảng 3.4 và biểu đồ hình 3.2 cho thấy rầy nâu xuất hiện chủ yếu
khi lúa đẻ nhánh mạnh, mật độ tăng dần cho đến lúc trổ bông (119,4 con/m2).
Còn ở giai đoạn đầu, từ lúc cấy lúa đến bắt đầu đẻ nhánh, mật độ rầy nâu thấp
thậm chí không xuất hiện, dao động từ 0 – 1,2 con/m2.

3.2.2.3. Sâu đục thân hai chấm
Hoạt động của sâu ĐTHC gắn liền với điều kiện sinh thái, mà điều kiện
sinh thái môi trường luôn thay đổi theo thời gian, không gian, địa lý và điều
kiện kinh tế xã hội. Giống lúa thay đổi, chế độ chăm sóc, phân bón thay đổi
kéo theo quần thể sinh vật sống trong quần xã cũng thay đổi. Vì vậy sự phát
sinh của chúng cũng thay đổi theo từng nơi, từng năm và từng giống lúa.
Dưới đây là bảng diễn biến gây hại của sâu ĐTHC qua từng giai đoạn sinh
trưởng của lúa.

Lª §øc ThiÖn

20

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

Bảng 3.5. Diễn biến mật độ sâu đục thân hai chấm và tỷ lệ hại trên
giống lúa Khang dân
Ngày ĐT

GĐ sinh trưởng của lúa

Sâu ĐTHC
MĐS (con/m2)

TLH (%)


22/2

Cấy lúa

0

0

1/3

Bén rễ hồi xanh

0,6

0,6

15/3

Đẻ nhánh

2,5

0,67

6/4

Làm đòng

4,3


2,14

20/4

Đòng già

2,6

2,94

27/4

Trỗ bông

2,4

3,14

Ghi chú: TLH – Tỷ lệ hại; MĐS – Mật độ sâu.
Từ bảng số liệu trên tôi đã lập biểu đồ thể hiện tỷ lệ hại của sâu ĐTHC
qua các giai đoạn sinh trưởng trên giống lúa Khang dân như sau:
Cấy lúa

Bén rễ hồi xanh

Đẻ nhánh

Làm đòng


Đòng già

Trổ bông

Tỷ lệ hại (%)
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
Sâu đục thân hai chấm

Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ hại sâu ĐTHC qua các giai đoạn sinh
trưởng trên giống lúa Khang dân

Lª §øc ThiÖn

21

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

Qua bảng 3.5 ta thấy mật độ sâu ĐTHC tăng dần và đạt đỉnh cao ở giai

đoạn lúa làm đòng (từ 0  4,3 con/m2) sau đó giảm dần về cuối vụ (4,3 
2,4 con/m2).
Từ biểu đồ hình 3.3 nhận thấy tỷ lệ hại tăng từ đầu vụ tới cuối vụ mặc
dù mật độ sâu hại giảm dần ở cuối vụ. Điều này có thể lý giải do có sự tích
lũy số cây (bộ phận) bị hại từ những giai đoạn sinh trưởng trước đó.
3.4. Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ
Từ những nghiên cứu và hiểu biết về sâu cuốn lá nhỏ tôi xin đề xuất
một số phương pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ như sau:
Thời vụ gieo sạ muộn, gieo cấy giống dễ nhiễm sâu bệnh. Sâu cuốn lá
nhỏ tập trung hại nặng vào 2 thời kỳ sinh trưởng của cây lúa là đẻ nhánh rộ và
làm đòng trổ. Khi vụ lúa chính đã qua các giai đoạn trên, sâu cuốn lá sẽ tập
trung vào trà lúa muộn để phát triển và bảo tồn nòi giống.
Sử dụng phân bón không hợp lý: Bón quá nhiều đạm lại bón lai rai
nhiều lần để lúc nào cây lúa cũng xanh tốt là điều kiện lý tưởng để sâu cuốn lá
nhỏ phát sinh phát triển. Thực hiện biện pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng là
một biện pháp hữu hiệu giúp cây lúa phát triển chắc khỏe hạn chế sự phát
sinh của sâu bệnh nói chung.
Thời tiết khí hậu, đặc biệt là mùa mưa nắng xen kẽ kết hợp ẩm độ cao,
sâu cuốn lá phát sinh rất nặng. Vì vậy cần nắm chắc dự báo thời tiết để chủ
động đưa ra biện pháp ngăn ngừa sớm.
Ký sinh thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng từ các loài ong, nấm,
các loài ăn thịt… Nên chú ý bảo vệ hoặc bổ sung thiên địch như ong mắt đỏ
Trichogramma sp., nấm…
Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ theo hướng bền vững là tăng
cường sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).

Lª §øc ThiÖn

22


Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

Biện pháp canh tác rất quan trọng từ khâu làm đất bón phân, thời vụ,
mật độ gieo cấy, chế độ nước, v.v, nếu làm đúng các biện pháp trên sẽ điều
chỉnh sự phát sinh quá mức của sâu bệnh hại nói chung và sâu cuốn lá nhỏ nói
riêng.
Biện pháp sinh học dựa vào tính đa dạng sinh học, sâu cuốn lá nhỏ có
rất nhiều loại ký sinh đặc biệt là các loài ong và nấm, vi khuẩn… Nên con
người đã lợi dụng thả thêm ong ký sinh, trứng trên đồng ruộng, phun nấm
hoặc vi khuẩn vào giai đoạn thích hợp.
Biện pháp hóa học là vũ khí cuối cùng phải sử dụng khi thời tiết thuận
lợi cho sâu bệnh bùng phát mà các biện pháp khác không đủ sức khống chế.
Khi sử dụng biện pháp hóa học cần thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng để tiết
kiệm chi phí mà hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá vẫn cao: đúng thuốc trừ sâu
cuốn lá - đặc biệt là ưu tiên cho các sản phẩm sinh học như VIBAMEC 1.8 &
3.6 EC, VIMATOX 1.9 EC là thuốc ít ảnh hưởng đến thiên địch, có tính thấm
sâu nhanh nên ít bị rửa trôi, pha thuốc theo liều lượng trên bao bì hướng dẫn.
Nên phun thuốc sau khi bướm nở rộ hoặc khi sâu tuổi nhỏ, nếu sâu đã
cuốn lá nằm trong tổ thì trước khi phun thuốc nên dùng cành tre phất nhẹ trên
đầu thảm lá lúa để tổ tung ra thì hiệu quả phun thuốc sẽ rất cao. Đối với sâu
cuốn lá lúa, khi phun thuốc cần phải chỉnh béc phun nhỏ và đưa vòi phun vừa
qua khỏi ngọn lá lúa để đạt được hiệu quả như mong muốn.
3.5. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân hai chấm
Qua tìm hiểu và nghiên cứu diễn biến của sâu đục thân hai chấm tôi xin
đề xuất biện pháp phòng trừ như sau:

- Bố trí thời vụ gieo sạ thích hợp để khi lúa trồng không trùng thời gian
bướm rộ.
- Sau khi thu hoạch cày lật đất để diệt sâu và nhộng, giảm mật độ sâu ở
vụ sau.

Lª §øc ThiÖn

23

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

- Bảo vệ thiên địch sâu đục thân hai chấm: như các loài ong ký sinh
trứng: Tricchogramma japonicum; Tri. Dendrolimi mats; Tri.Chilonis…
- Dùng bẫy đèn bắt bướm khi bướm rộ.
- Tập trung ngắt ổ trứng, gom lại và đem tiêu huỷ.
- Lúa đẻ nhánh: Sử dụng một trong các loại thuốc sau để rải: Regen
0.3G, Diazan 10H, Vibasu 10H, Patox 4G… (lưu ý giữ mực nước ruộng 2 – 4
cm).
Liều lượng: 1 – 1,5 kg/sào (500m2).
- Lúa đòng trổ: Dùng một trong các loại thuốc trừ sâu đục thân đặc
hiệu:
+ Virtako 40WG, liều lượng 3 gam thuốc pha 16 – 20 lít nước phun 1
sào.
+ Padan 95 SP hoặc Patox 95SP liều lượng 30gr thuốc pha 30 lít nước,
phun 1 sào.

+ Regent 800WG hoặc Tango 800WG, liều lượng 2gr thuốc pha 24 lít
nước, phun cho 1 sào (500m2).
+ Marshal 200SC, liều lượng 50cc thuốc 30 lít nước, phun 1 sào.
Phun thuốc lần 1 khi sâu non nở rộ (hoặc lúa trổ lác đác). Nếu mật độ ổ
trứng cao phun lại lần 2 cách lần 1 từ 4 – 5 ngày).
Áp dụng nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV phòng trừ
sâu đục thân 2 chấm.

Lª §øc ThiÖn

24

Líp: K33D – Sinh


Khãa luËn tèt nghiÖp

GVHD: Vò ThÞ Th­¬ng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Qua điều tra thu nhập tôi thấy thành phần sâu hại trên lúa tại Minh
Trí,. Sóc Sơn, Hà Nội vụ xuân 2010 – 2011 gồm có 15 loài thuộc 9 họ và 5
bộ.
2. Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau của lúa thì mật độ sâu và tỷ
lệ hại cũng khác nhau. Cụ thể:
+ Sâu cuốn lá nhỏ: Mật độ sâu tăng từ giai đoạn đầu đến khi làm đòng,
đỉnh cao nhất là giai đoạn đòng già sau đó giảm dần.
+ Rầy nâu: Mật độ rầy nâu tăng từ đầu vụ tới giai đoạn trổ bông, xuất
hiệ nhiều nhất vào giai đoạn trổ bông sau đó có xu hướng giảm dần.

+ Sâu đục thân hai chấm: xuất hiện nhiều nhất trong giai đoạn làm
đòng, đến giai đoạn trổ bông mật độ có xu hướng giảm. Tuy nhiên tỷ lệ hại
vẫn tăng do có sự tích lũy cây (bộ phận) bị hại từ các giai đoạn sinh trưởng
trước đó.
3. Về việc phòng trừ sâu hại, tiến hành áp dụng rộng rãi biện pháp
phòng trừ tổng hợp IPM kết hợp chặt chẽ các biện pháp sau:
+ Biện pháp canh tác.
+ Biện pháp sinh học: Sử dụng các loài thiên địch để diệt trừ sâu hại.
+ Biện pháp hóa học: Thực hiện nguyên tắc “4 đúng” bao gồm đúng
loại, đúng lượng, đúng thời điểm và đúng kỹ thuật.

Lª §øc ThiÖn

25

Líp: K33D – Sinh


×