Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy nhọc chương i, phần a, sinh học 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473 KB, 79 trang )

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học là vấn đề luôn được Đảng, Nhà
nước và toàn xã hội quan tâm vì dạy học là con đường cơ bản để phát triển trí
tuệ và hình thành nhân cách HS. Vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay là
không ngừng đổi mới phương pháp dạy học để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp
ứng được yêu cầu của xã hội.
Nhận thức được xu thế đó, Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục – đào tạo là
quốc sách hàng đầu”. Để thực hiện quan điểm này nhà nước đã xây dựng chiến
lược phát triển giáo dục – đào tạo: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp
và chương trình giáo dục”
Do vậy, dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt cho HS những kiến
thức khoa học cơ bản mà phải tạo ra nhiều tình huống để HS khám phá, tự tìm
ra kiến thức. Nhưng để làm được điều đó người GV phải có PPDH thích hợp,
có năng lực tổ chức các hoạt động học tập của HS sao cho có hiệu quả, và một
trong những năng lực đó chính là kỹ năng xây dựng và sử dụng CH để HS tiếp
thu kiến thức một cách chủ động, phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của
HS.
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm gắn liền với đời sống sản xuất
nhưng trong trường phổ thông hiện nay môn học này chưa thu hút được nhiều
HS yêu thích, chất lượng dạy và học chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do nội
dung còn nặng về mặt lý thuyết, phương pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình
giảng giải. Mặt khác trong khâu kiểm tra, đánh giá GV thường chỉ yêu cầu HS
nhắc lại kiến thức một cách máy móc, không có những CH yêu cầu HS vận
dụng một cách sáng tạo.

Nguyễn Thị Thúy



1

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Xây dựng và sử dụng CH trong dạy học chương I, phần A, sinh học 11 –
THPT”
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng được hệ thống CH trong dạy học chương I, phần
A, Sinh học 11– THPT.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng được hệ thống CH một cách hợp lý sẽ góp
phần nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 11 nói chung và chương I, phần
A, Sinh học 11- THPT nói riêng.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học 11 ở trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: CH và biện pháp sử dụng CH phục vụ dạy học
chương I, phần A Sinh học 11- THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học chương I, phần A – Sinh học 11
làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.
- Phân tích nội dung cấu trúc chương I, phần A, Sinh học 11 – THPT làm
cơ sở cho việc xây dựng và sử dụng CH.
- Xây dựng hệ thống CH để tổ chức dạy học chương I, phần A, Sinh học 11.

- Thiết kế giáo án có sử dụng CH đã xây dựng để tổ chức dạy một số bài
cụ thể trong chương I, phần A Sinh học 11 – THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý thuyết

Nguyễn Thị Thúy

2

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

- Nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan làm cơ sở lí luận cho
việc xây dựng và sử dụng CH trong dạy học Sinh học như: Lí luận dạy học
Sinh học, PPDH tích cực lấy HS làm trung tâm, đổi mới PPDH, SGK Sinh
học 11…
6.2. Điều tra
Điều tra tình hình xây dựng và sử dụng CH chương I, phần A, Sinh học
11 - THPT của các GV ở trường THPT Bến Tre – Vĩnh Phúc.
7. Những đóng góp mới của đề tài
7.1 Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận của xây dựng và sử dụng CH.
7.2 Xây dựng được hệ thống CH ở các khâu: nghiên cứu tài liệu mới, ôn tập
củng cố, kiểm tra đánh giá làm phương tiện để tổ chức dạy học chương I,
Phần A – Sinh học 11 – THPT.
7.3 Thiết kế được một số giáo án có sử dụng hệ thống CH đã xây dựng làm
tài liệu tham khảo cho sinh viên và GV các trường THPT.


Nguyễn Thị Thúy

3

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm của CH
CH là một dạng cấu trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi,
một mệnh lệnh cần được giải quyết. Trong dạy học, CH được sử dụng như là
một công cụ dùng để tổ chức quá trình nhận thức; kiểm tra; đánh giá và tự
học. Muốn vậy, trong nội dung CH, cái cần tìm phải được đặt trong mối quan
hệ xác định với những kiến thức HS đã học, vốn kiến thức HS đã biết để thiết
kế CH; như vậy mới khơi dậy được những tiềm năng có sẵn, kích thích hứng
thú, khát vọng được giải đáp của HS.
CH lúc đầu là một hiện tượng khách quan đối với người học, nó được vật
chất hóa dưới dạng ngôn ngữ chữ viết, hoặc lời nói và nó chỉ trở thành hiện
tượng chủ quan khi HS tiếp nhận, ý thức nó như một vấn đề cần được giải
quyết. Do đó có thể khái quát về CH: CH là một sản phẩm trung gian quan
trọng quyết định chủ thể nhận thức lĩnh hội được hiểu biết về một sự vật, hiện
tượng nào đó. Trong dạy học cần phải tạo ra sản phẩm trung gian mang tính
nhận thức, theo nguyên tắc đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa cái biết và chưa biết, thì

mới thiết kế được CH.
1.1.2 Bản chất của CH
Những nghiên cứu về bản chất của CH đã xuất hiện từ thời triết học cổ
Hy Lạp. Arixtôt là người đầu tiên đã biết phân tích CH dưới góc độ lôgic, ông
cho rằng đặc trưng cơ bản của CH là buộc người bị hỏi lựa chọn các giải pháp
có tính trái ngược nhau, do đó con người phải có phản ứng lựa chọn, hoặc
cách hiểu này, hoặc cách hiểu khác. Tư tưởng quan trọng bậc nhất của ông

Nguyễn Thị Thúy

4

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

còn nguyên giá trị đó là: “ CH là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã
biết và cả cái chưa biết”
CH = cái đã biết + cái chưa biết
Theo công thức trên, con người sẽ không có tranh cãi, thảo luận, hay
thắc mắc khi chưa có một hiểu biết gì về vấn đề đang bàn, hoặc đã biết tất cả
về điều ấy. Con người muốn biết một sự vật, hiện tượng nào đó khi và chỉ khi
người đó biết đặt những CH: đó là cái gì? Như thế nào? Vì sao? …
Đềcác cho rằng, không có CH thì không sự vận động của tư duy. Vì vậy,
Đềcác khuyên rằng: muốn nhận thức chân lý trước hết phải giành nhiều công
sức bồi dưỡng nghệ thuật đặt CH. Ông cũng nhấn mạnh dấu hiệu bản chất của
CH là phải có mối liên hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết, khi đặt CH phải

xác định tỉ lệ phù hợp giữa hai đại lượng đó thì chủ thể nhận thức mới xác
định được phương hướng cần phải làm gì để trả lời CH đó. Khi chủ thể nhận
thức đã định rõ được cái mình đã biết và cái mình chưa biết thì lúc bấy giờ
mới đặt được CH, và đến lúc đó thì CH thực sự mới trở thành sản phẩm của
quá trình nhận thức.
Ngoài ra một số quan điểm khác cho rằng: trong nhận thức, CH như là
một hình thức biểu hiện lôgic từ chưa biết đến biết, như là giai đoạn của kiến
thức đang hình thành, có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho chúng tôi nghiên
cứu xây dựng và sử dụng CH để tích cực hóa hoạt động của HS trong dạy
học.
1.1.3 Vai trò của CH
Trong dạy học CH có vai trò:
- CH có tác dụng định hướng tri thức mới, phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo học tập của HS

Nguyễn Thị Thúy

5

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

- CH giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống
- Hệ thống CH chứa đựng mâu thuẫn để đặt HS vào tình huống có vấn
đề, HS đóng vai trò là chủ thể của quá trình nhận thức, chủ động giành lấy
kiến thức thông qua trả lời các CH, từ đó khắc phục lối truyền thụ động một

chiều.
- Dạy học bằng CH còn rèn cho HS kỹ năng diễn đạt bằng lời nói. Thông
qua đó HS rèn luyện kỹ năng lập luận lôgic, xử lý thông tin nhanh nhạy,
thông tin được tích lũy dần dần tạo điều kiện phát sinh ý tưởng.
- Dạy học bằng CH giúp GV đánh giá HS về nhiều mặt như: kiến thức,
thái độ… thu được thông tin ngược từ phía HS.
Như vậy, dạy học bằng CH vừa giúp HS lĩnh hội tri thức một cách chủ
động, vừa rèn cho các em các thao tác tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo, vừa
rèn phương pháp học tập.
1.1.4 Các loại CH
* Xét chất lượng CH về mặt yêu cầu nhận thức người ta phân biệt 2 loại
chính:
- Loại CH có yêu câu thấp: Đòi hỏi tái hiện các kiến thức, sự kiện, nhớ
và trình bày một cách có chọn lọc, có hệ thống.
- Loại CH có yêu cầu cao: Đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích tổng hợp,
khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng kiến thức.
Theo Sadker, loại thứ nhất thường được sử dụng khi:
+ HS sắp sửa được giới thiệu tài liệu mới.
+ HS đang luyện tập, thực hành.
+ HS đang ôn tập những tài liệu đã học.
Loại thứ hai được sử dụng trong các trường hợp sau:
Nguyễn Thị Thúy

6

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2


Khóa Luận tốt nghiệp

+ HS đã có những thông tin cơ bản. GV muốn HS sử dụng các thông tin
ấy trong những tình huống phức tạp hơn.
+ HS đang tham gia giải quyết vấn đề.
+ HS đang bị cuốn hút vào cuộc thảo luận sôi nổi và sáng tạo.
* Đi sâu vào trình độ trí tuệ của CH, Benjamin Bloom (1965) đề xuất một
thang 6 mức, tương ứng với 6 mức chất lượng lĩnh hội kiến thức:
1- Biết: CH yêu cầu HS nhắc lại một kiến thức đã biết, HS chỉ dựa vào
trí nhớ để trả lời.
VD: Hãy cho biết quang hợp ở TV là gì?
2- Hiểu: CH yêu cầu HS tổ chức, sắp xếp lại các kiến thức đã học và diễn
đạt lại bằng ngôn từ của mình chứng tỏ đã thông hiểu chứ không phải chỉ biết
và nhớ.
VD: Hãy so sánh cấu tạo, thành phần dịch, động lực của dòng mạch gỗ
và dòng mạch rây?
3- Áp dụng: CH yêu cầu HS áp dụng kiến thức đã học ( định nghĩa một khái
niệm, nội dung, quy luật…) vào một tình huống mới, khác với trong bài học.
VD: Giải thích tại sao vào những buổi trưa nóng đứng dưới bóng cây
cảm thấy dễ chịu
4- Phân tích: CH yêu cầu HS phân tích nguyên nhân hay kết quả của một
hiện tượng, tìm kiếm những bằng chứng cho một luận điểm.
VD: Tại sao nói “ Thoát hơi nước là tai họa cần thiết”
5- Tổng hợp: CH yêu cầu HS vận dụng phối hợp các kiến thức đã có để
giải đáp một vấn đề khái quát hơn bằng sự suy nghĩ sáng tạo của bản thân.
VD: Em hãy chứng minh cấu tạo của lá phù hợp với chức năng quang hợp?

Nguyễn Thị Thúy

7


K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

Chứng minh hệ rễ cây trên cạn có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ
nước và ion khoáng
6- Đánh giá: CH yêu cầu HS nhận định, phán đoán về ý nghĩa của một
kiến thức, giá trị của một tư tưởng, vai trò của một học thuyết, giá trị của cách
giải quyết một vấn đề mới được đặt ra trong chương trình.
VD: Nếu không có cây xanh thì điều gì sẽ xảy ra?
1.1.5. Yêu cầu sư phạm của CH
- CH phải diễn đạt điều cần hỏi
- CH phải có tác dụng kích thích tư duy HS
- CH phải mã hóa được thông tin quan trọng
- CH cần diễn đạt rõ ràng, súc tích, chứa đựng hướng trả lời
1.1.6 Xây dựng CH
1.1.6.1 Nguyên tắc xây dựng CH
- Đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản chính xác của kiến thức;
- Phát huy tính tích cực học tập của HS;
- Phản ánh được tính hệ thống và khái quát;
- Phù hợp với trình độ, đối tượng HS.
- Bám sát mục tiêu bài học
1.1.6.2 Quy trình xây dựng CH: 5 bước
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu kiến thức
Bước 2: Liệt kê và sắp xếp cái cần hỏi
Bước 3: Diễn đạt cái cần hỏi bằng CH và bài tập

Bước 4: Xác định nội dung trả lời cho từng CH

Nguyễn Thị Thúy

8

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

Bước 5: Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt của CH để đưa vào
sử dụng.
1.1.6.3. Xây dựng CH cho các khâu của quá trình dạy học
- Với mỗi nội dung kiến thức, GV cần xây dựng 3 loại CH để sử dụng
trong các khâu của quá trình dạy – học, khâu nghiên cứu tài liệu mới đến khâu
củng cố hoàn thành kiến thức và kiểm tra đánh giá mức độ nắm tri thức đó,
nghĩa là cùng một nội dung sẽ có 3 loại CH, chúng giống nhau ở chỗ đều là
những CH cho phép phát huy cao độ tính tích cực nhận thức của HS, nhưng
chúng khác nhau về mức độ tính tích cực và tính chất CH về phạm vi mức độ,
hệ thống hóa kiến thức, vận dụng kiến thức cũng như cả diễn đạt.
- Nếu yêu cầu cơ bản của CH trong khâu nghiên cứu tài liệu mới là
định hướng và tổ chức các hoạt động tự lực cho HS, thì CH sử dụng trong
khâu tiếp theo phải trên cơ sở củng cố, hoàn thiện kiến thức để hệ thống hóa
đưa những kiến thức mới chiếm lĩnh được vào hệ thống tri thức và kĩ năng
vốn có của HS. Cuối cùng những CH trong khâu kiểm tra đánh giá phải bảo
đảm đánh giá được mức độ thực hiện mục tiêu dạy học đã đề ra.
Ví dụ: Xây dựng CH cho 3 khâu của quá trình dạy học, phần I: Khái quát

về quang hợp ở TV.
*Khâu nghiên cứu tài liệu mới
Nghiên cứu thông tin SGK bài quang hợp ở TV, để lần lượt trả lời các CH
sau:
1. Quá trình quang hợp diễn ra chủ yếu ở phần nào của cây?
2. Các điều kiện cần thiết để quang hợp có thể xảy ra?
3. Các sản phẩm chủ yếu của quá trình quang hợp là gì?

Nguyễn Thị Thúy

9

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

4. Từ đó cho biết khái niệm quang hợp và viết phương trình tổng quát của
quá trình quang hợp?
5. Hãy khái quát vai trò của quá trình quang hợp?
* Khâu ôn tập củng cố
1. Tại sao những buổi trưa nóng đứng dưới bóng cây cảm thấy dễ chịu?
2. Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất?
* Khâu kiểm tra đánh giá
1. Cơ quan nào của TV không thể quang hợp được:
a. Lá

b. Hoa


c. Củ

d. Quả

1.1.7. Sử dụng CH
1.1.7.1. Sử dụng CH trong các khâu của quá trình dạy học
CH được GV sử dụng với những mục đích khác nhau, ở những khâu khác
nhau của quá trình dạy học.
- Sử dụng CH trong khâu nghiên cứu tài liệu mới.
CH mang tính phổ thông, cơ bản, phù hợp với trình độ HS. Nội dung CH
phải chứa đựng mối quan hệ giữa điều chưa biết với những kiến thức, kinh
nghiệm HS đã học, đã biết và kết hợp với các thao tác tư duy, nhờ đó hình
thành được kiến thức, kĩ năng tư duy cho người học. Ngoài ra hệ thống CH
phải phản ánh được tính logic của nội dung bài học.
- Sử dụng CH trong khâu ôn tập củng cố
CH mang tính hệ thống hoá cao ngoài việc thể hiện được mối quan hệ giữa
các thành phần kiến thức, còn có khả năng phát triển tư duy của HS như phân

Nguyễn Thị Thúy

10

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp


tích, so sánh, khái quát, tổng hợp. Ngoài ra CH còn yêu cầu HS vận dụng kiến
thức đã học để giải thích hiện tượng thực tế.
- Sử dụng CH trong khâu kiểm tra đánh giá
CH mang tính khái quát cao, đảm bảo HS khắc sâu kiến thức bài học.
Ngoài ra CH còn đánh giá được trình độ nhận thức của HS, thu được tín hiệu
ngược từ phía HS, để từ đó điều chỉnh quá trình dạy học.
1.1.7.2 Sử dụng CH trong bài lên lớp
1. Chuẩn bị CH trong bài soạn
Để phát triển các phương pháp dạy học tích cực, trong khâu soạn bài cần
coi trọng việc chuẩn bị CH. Tùy đặc điểm trình độ HS, tùy phương pháp được
chọn mà quyết định số lượng hay chất lượng CH thích hợp.
- Cần tránh khuynh hướng hình thức, đặt CH ở những vấn đề dễ hỏi chứ
không phải là hỏi ở những chỗ cần hỏi, sử dụng nhiều loại CH sự kiện hơn là
những CH có yêu cầu cao về nhận thức.
- Những điểm sau đây cần được chú ý về mặt kỹ thuật:
+ Đặt CH cho khớp với những điểm chính trong nội dung bài học.
+ Chú ý tới tỷ lệ CH loại sự kiện và loại CH có yêu cầu cao về nhận
thức.
+ Cần quan tâm đến trình tự logic của các CH, đặc biệt khi áp dụng
phương pháp vấn đáp phát hiện.
+ Sau khi soạn bài xong, nên kiểm tra lại xem các CH có phù hợp với
trình độ HS, có đủ rõ ràng, chính xác không.
2. Nêu câu hỏi trên lớp

Nguyễn Thị Thúy

11

K33B Khoa Sinh - KTNN



Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

- Việc nêu CH cho toàn lớp phải thu hút được sự chú ý và kích thích
hoạt động chung của cả lớp, sau đó mới chỉ định HS nào đó trả lời, khi 1 HS
trả lời, cần yêu cầu cả lớp chăm chú nghe, phát biểu ý kiến nhận xét bổ sung.
- Hiện nay có tình trạng đa số HS rụt rè nói rất nhỏ, không đủ cho các
bạn nghe, biến cuộc đàm thoại giữa thầy với cả lớp thành cuộc đàm thoại giữa
thầy với một HS, hạn chế tác dụng của phương pháp vấn đáp.
- Cần chú ý sau khi nêu CH cho cả lớp hãy để 1 thời gian thích hợp rồi
mới chỉ định HS trả lời.
- Cần đảm bảo cho HS trong lớp được bình đẳng trước cơ hội tiếp nhận
CH và tham gia trả lời CH của thầy.
3. Phản ứng của GV trước câu trả lời của HS
GV phải chăm chú theo dõi câu trả lời của HS, nếu cần thì đặt thêm CH
phụ để gợi ý trả lời, tránh vội vàng nôn nóng cắt ngang câu trả lời của HS khi
không cần thiết. Phải động viên khuyến khích HS, tránh những lời nói, hành
vi
thiếu tôn trọng nhân cách của HS. Phải chú ý uốn nắn, bổ sung câu trả lời của
HS cho cả lớp nghe. Các nhà sư phạm cho rằng nhận xét của GV về câu trả
lời của HS được như sau thì tốt:
- Tập trung vào năng lực của HS chứ không hướng vào bản tính cá nhân,
phê phán có tính xây dựng chứ không công kích.
- Chỉ rõ hướng phấn đấu tiến lên. Nếu GV chỉ nhận xét là trả lời sai mà
không nói rõ sai ở chỗ nào, sửa chỗ sai ấy như thế nào thì làm sao HS tiến bộ
được?

Nguyễn Thị Thúy


12

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

- Tạo ra một không khí trong lớp học chấp nhận có thể thiếu sót để HS
không quá sợ khi trả lời, các HS yếu kém không mặc cảm về trình độ của
mình.
- Khuyến khích, động viên sự cố gắng của HS. Nếu GV tin ở sự cố gắng
của HS thì các em thêm nỗ lực phấn đấu không nản chí.
- GV nên trân trọng mỗi tiến bộ nhỏ của HS tuy nhiên không nên lạm
dụng quá lời khen.
1.2. Cơ sở thực tiễn – Thực trạng về kĩ năng xây dựng và sử dụng CH của
các GV ở trường THPT
1.2.1 Mục tiêu điều tra
Mục tiêu điều tra là : Tìm hiểu thực trạng về kĩ năng xây dựng và sử dụng CH
1.2.2 Nội dung điều tra
Chúng tôi điều tra về các vấn đề chủ yếu: Kiến thức và kĩ năng về xây dựng
và sử dụng CH trong dạy học, những khó khăn trong quá trình xây dựng CH.
1.2.3 Phương pháp điều tra
Chúng tôi đã tiến hành điều tra kỹ năng xây dựng và sử dụng CH của GV dạy
Sinh học tại trường THPT Bến Tre - Vĩnh Phúc bằng phiếu thăm dò (nội dung
phiếu thăm dò xem ở phụ lục), dự giờ, tìm hiểu giáo án, trao đổi với một số GV.
1.2.4 Kết quả điều tra
Qua việc thăm dò, dự giờ, trao đổi với GV về các nội dung điều tra chúng

tôi rút ra kết luận sau:
- Về kiến thức và kỹ năng xây dựng và sử dụng CH trong dạy học Sinh
học: Đa số các GV đã nhận thức được vai trò của việc xây dựng và sử dụng
CH trong dạy học, tuy nhiên CH mà GV đưa ra chưa phù hợp với trình độ
nhận thức của HS, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của HS, CH
Nguyễn Thị Thúy

13

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

thường được sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới. Mặt khác GV
thường sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải, xen kẽ vấn đáp chỉ
nhằm trang bị cho HS kiến thức lý thuyết, chưa chú ý đúng mức đến khâu rèn
luyện khả năng vận dụng cho HS. Do vậy các em học một cách thụ động,
không phát huy được khả năng sáng tạo của HS để vận dụng kiến thức đã học
giải thích các hiện tượng thực tế.
- Về khó khăn: Do GV chưa có lý thuyết về kỹ năng xây dựng CH, thiếu
thời gian, không hứng thú trong chuyên môn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới
thực trạng trên:
+ Nguyên nhân chủ quan:
. Nhiều GV còn ngại khó, sợ mất thời gian, ngại suy nghĩ đầu tư cho
chuyên môn của mình.
. Nhiều GV cho rằng chỉ nên đặt CH cho HS giỏi, còn HS bình thường
thì hỏi chỉ làm mất thời gian.

+ Nguyên nhân khách quan:
. Mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức của mỗi bài học với thời gian của
mỗi tiết dạy.
. Tâm lí của HS coi Sinh học là môn phụ nên không hứng thú và lười
học, lười suy nghĩ. Mặt khác, HS đã quen học thuộc nội dung mà chưa chú ý
phân tích nội dung, chứng minh bản chất nội dung. Do đó, chất lượng dạy và
học hiện nay ở một số trường phổ thông chưa đạt hiệu quả cao.

Nguyễn Thị Thúy

14

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CH ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC
CHƯƠNG I, PHẦN A, SINH HỌC 11 – THPT
2.1. Khái quát nội dung chương trình Sinh học 11 (Sinh học cơ thể)
- Sinh học 11 để cấp đến các hoạt động sống, các quá trình Sinh học cơ
bản ở mức có thể như chuyển hóa vật chất và năng lượng, cảm ứng, sinh
trưởng và phát triển, sinh sản, mối quan hệ phụ thuộc giữa các quá trình Sinh
học ở mức cơ thể và mức TB, tác động của môi trường đến quá trình Sinh học
của cơ thể.
- Mỗi chương trong Sinh học 11 được chia thành 2 phần: phần A, Sinh
học cơ thể TV, phần B – Sinh học cơ thể ĐV. Mặc dù được chia làm 2 phần
nhưng các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể TV và ĐV có những điểm

chung và có những điểm khác biệt. Sự giống nhau trong các chức năng sống
chứng tỏ TV và ĐV có nguồn gốc chung. Sự khác biệt trong các chức năng
sống nói lên sự đa dạng, sự tiến hóa thích nghi của ĐV và TV với môi trường
sống.
* Phần Sinh học cá thể có 4 chương:
- Chương I: Chuyển hóa vật chất và năng lượng.
- Chương II: Cảm ứng.
- Chương III: Sinh trưởng và phát triển.
- Chương IV: Sinh sản
Trong đề tài này chúng tôi quan tâm chủ yếu đến chương I: chuyển hóa
vật chất và năng lượng, phần TV.
2.2. Phân tích nội dung chương I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng Phần A. Ở TV

Nguyễn Thị Thúy

15

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

Chúng tôi tiến hành phân tích nội dung từng bài thuộc chương làm cơ sở
cho việc xây dựng và sử dụng CH ở các khâu của quá trình dạy học.
Tên bài

Mục tiêu (theo chuẩn KTKN)


Nội dung trọng tâm

- Mô tả được cấu tạo của hệ rễ - Phân biệt được cơ chế
cây trên cạn thích nghi với chức hấp thụ nước và ion
Bài 1: Sự hấp
thụ nước và

năng hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
khoáng

muối khoáng - Phân biệt được cơ chế hấp thụ
nước và ion khoáng ở rễ cây
ở rễ
- Nêu những ảnh hưởng của môi
trường đến quá trình hấp thụ
nước và ion khoáng ở rễ.
Mô tả được dòng vận chuyển

- Động lực (cơ chế) vận

các chất trong cây bao gồm:

chuyển của dòng mạch gỗ

Bài 2: Vận

- Con đường vận chuyển

và mạch rây


chuyển các

- Thành phần của dịch được vận

chất trong

chuyển

cây

- Động lực đẩy dòng vật chất di
chuyển
- Nêu được vai trò của quá trình

- Trình bày được hai con

thoát hơi nước đối với đời sống

đường, cơ chế thoát hơi

TV

nước ở lá

Bài 3: Thoát
hơi nước

- Mô tả được cấu tạo của lá
thích nghi với chức năng thoát


Nguyễn Thị Thúy

16

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

hơi nước
- Trình bày được hai con
đường, cơ chế thoát hơi nước ở

- Nêu được các nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình thoát hơi
nước

Bài 4: Vai trò
của các

- Nêu được các khái niệm:

- Nguyên tố dinh dưỡng

Nguyên tố dinh dưỡng khoáng

khoáng thiết yếu và vai


thiết yếu, các nguyên tố đại

trò của chúng với cây

lượng, vi lượng

trồng

nguyên tố

- Nêu được vai trò của các

khoáng

nguyên tố khoáng đối với TV
- Liệt kê được các nguồn cung
cấp dinh dưỡng khoáng cho cây

Bài 5: Dinh

- Nêu được vai trò sinh lí của

- Các quá trình đồng hóa

dưỡng Nitơ ở

nguyên tố nitơ

nitơ trong mô TV


TV

- Trình bày được các quá trình
đồng hóa nitơ ở mô TV
- Nêu được các nguồn nitơ cung - Quá trình chuyển hóa

Bài 6: Dinh

cấp cho cây

nitơ trong đất và cố định

dưỡng Nitơ ở

- Trình bày được các con

nitơ

TV (tiếp theo) đường cố định nitơ và vai trò
của quá trình cố định nitơ

Nguyễn Thị Thúy

17

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2


Khóa Luận tốt nghiệp

bằng con đường Sinh học đối
với TV và ứng dụng thực tiễn
trong ngành trồng trọt
- Nêu được mối quan hệ giữa
liều lượng phân bón hợp lý với
năng suất cây trồng và môi
trường
- Trình bày được khái niệm

- Cấu tạo của lá thích

quang hợp và vai trò của quang

nghi với chức năng quang

hợp ở TV

hợp

Bài 8: Quang

- Chứng minh được lá có cấu

hợp ở TV

tạo phù hợp với chức năng
quang hợp
- Liệt kê được các sắc tố quang

hợp, nơi phân bố trong lá và
nêu chức năng chủ yếu của các
sắc tố quang hợp
- Phân biệt được phản ứng pha

- Hai pha của quá trình

sáng và phản ứng pha tối

quang hợp

Bài 9: Quang

- Phân biệt được các con đường

- Phân biệt được các con

hợp ở các

đồng hóa CO2 ở TV C3, C4,

đường đồng hóa CO2 ở

nhóm TV C3 ,

CAM.

TV C3, C4, CAM.

C4 và CAM


- Giải thích được sự thích nghi
hình thái, giải phẫu tương ứng,

Nguyễn Thị Thúy

18

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

thích nghi sinh lý của nhóm TV
C3, C4, CAM với môi trường
sống.
- Nêu được vai trò của ánh sáng - Ảnh hưởng của ánh
Bài 10: Ảnh

đối với quá trình quang hợp

sáng và nồng độ CO2 đến

hưởng của

- Mô tả được mối phụ thuộc của quang hợp.

các nhân tố


cường độ quang hợp vào nồng

ngoại cảnh

độ CO2

đến quang

- Trình bày được sự ảnh hưởng

hợp

của nước, nhiệt độ, nguyên tố
khoáng đối với quá trình quang
hợp

Bài 11:

- Trình bày được vai trò quyết

- Quang hợp quyết định

Quang hợp

định của quang hợp đối với

năng suất cây trồng.

và năng suất


năng suất cây trồng

cây trồng

- Phân biệt được năng suất sinh
học và năng suất kinh tế.
- Nêu được các biện pháp nâng
cao năng suất cây trồng thông
qua sự điều khiển cường độ
quang hợp

Nguyễn Thị Thúy

- Nêu được bản chất của hô hấp

- Các con đường hô hấp ở

ở TV, viết phương trình tổng

TV

quát và vai trò của hô hấp đối

+ Phân giải kị khí

19

K33B Khoa Sinh - KTNN



Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

với cơ thể TV

+ Phân giải hiếu khí

Bài 12: Hô

- Phân biệt được các con đường

hấp ở TV

hô hấp ở TV liên quan
tới điều kiện có oxi hay không
có oxi
- Mô tả được mối quan hệ giữa
hô hấp với quang hợp và môi
trường

2.3. Xây dựng CH cho 3 khâu của quá trình dạy học.
Tên bài

Mục trong bài

CH xây dựng được

Bài 1: Sự I. Rễ là cơ quan * Khâu nghiên cứu tài liệu mới

hấp
nước
muối
khoáng

thụ hấp thụ nước và 1. Hãy nêu vai trò của nước đối với TB?
và ion khoáng
2. Quan sát hình 1.1 (SGK – 6) hãy mô tả cấu


rễ

tạo bên ngoài của hệ rễ ở TV trên cạn?
3. Hãy nêu mối quan hệ giữa nguồn nước
trong đất và sự phát triển của hệ rễ?
4. Cây trên cạn hấp thụ nước và muối khoáng
chủ yếu qua phần nào của rễ?
5. Quan sát hình 1.1, 1.2 cho biết tại sao nói
miền lông hút của rễ là bề mặt hấp thụ nước
và muối khoáng chủ yếu của cây?
6. Với những loài TV không có lông hút thì rễ

Nguyễn Thị Thúy

20

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2


Khóa Luận tốt nghiệp

cây hấp thụ nước và ion khoáng như thế nào?
7. Môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và
phát triển của lông hút như thế nào?
II. Cơ chế hấp

8. Rễ cây hấp thụ nước theo cơ chế nào?

thụ nước và ion 9. Có những quá trình nào giúp duy trì nồng
khoáng ở rễ cây độ các chất trong dịch bào cao hơn môi
trường?
10. Các ion khoáng di chuyển vào TB lông hút
theo những cơ chế nào?
11. Điều kiện xảy ra quá trình hấp thụ ion
khoáng là gì?
12. Sự xâm nhập của nước và các ion khoáng
từ đất vào mạch gỗ của rễ bằng những con
đường nào? Mô tả cụ thể từng con đường?
13. Có mấy con đường di chuyển của dòng
nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch
gỗ của rễ? Hãy mô tả đặc điểm của mỗi con
đường
14. Đai caspari có vai trò gì trong quá trình
vận chuyển nước từ đất vào mạch gỗ của rễ?
III. Ảnh hưởng
của
nhân


các

tác
môi

trường đối với

15. Hãy kể tên các tác nhân chủ yếu gây ảnh
hưởng đến quá trình hấp thụ nước và ion
khoáng ở rễ?

quá trình hấp 16. Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường theo

Nguyễn Thị Thúy

21

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

thụ nước và ion hướng nào?
khoáng ở rễ cây * Khâu ôn tập củng cố
17. Trình bày đặc điểm, hình thái của hệ rễ
cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ
nước và muối khoáng?
18. Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và các ion

khoáng ở rễ cây?
19. Dựa vào kiến thức đã học để giải thích
hiện tượng: Tại sao rễ cây trong đất khô lại
mọc rất sâu? Vì sao cây trên cạn bị ngập
úng lâu sẽ chết?
* Khâu kiểm tra đánh giá
20. Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau?
Câu 1: Cơ chế giúp rễ hấp thụ nước từ
dung dịch đất
A. Hệ thống vận chuyển trên thành các TB rễ
B. Sự khuếch tán của nước qua thành các TB
biểu bì của rễ
C. Nguồn năng lượng ATP dồi dào do hoạt
động hô hấp của rễ cung cấp
D. Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa
TB lông hút và dung dịch đất
Đáp án: B

Nguyễn Thị Thúy

22

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

Câu 2: Sự hút khoáng thụ động của TB

lông hút phụ thuộc vào:
A. Hoạt động trao đổi chất
B. Sự chênh lệch nồng độ ion
C. Cung cấp năng lượng
D. Hoạt động thẩm thấu
Đáp án: A
21. Hoàn thành phiếu học tập sau?
Tìm hiểu đặc điểm các con đuờng vận
chuyển nước và muối khoáng từ đất vào mạch
gỗ của rễ

Con đường

Thành tế bào – gian bào

Đường đi

Đặc điểm

Bài 2: Vận

* Khâu nghiên cứu tài liệu mới

chuyển các I. Dòng mạch
chất trong gỗ

1. Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất

cây


nào? Đặc điểm của mỗi dòng vận chuyển đó?
2. Mạch gỗ có những đặc điểm nào thuận lợi
cho quá trình vận chuyển nước và muối

Nguyễn Thị Thúy

23

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

khoáng?
3. Dịch mạch gỗ gồm những thành phần nào?
Được tổng hợp từ đâu?
4. Quan sát hình 2.3, 2.4 (SGK – 12) giải thích
hiện tượng thí nghiệm?
5. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây
1 lá mầm?
6.Lực hút do thoát hơi nước ở lá xảy ra như
thế nào?
II. Dòng mạch
rây

7. Nhờ đâu dòng mạch gỗ được vận chuyển
liên tục trong cây?
8. Quan sát hình 2.5 (SGK – 13) và cho biết

cấu tạo của mạch rây?
9. Dịch mạch rây gồm những thành phần nào?
10. Động lực chủ yếu của dòng mạch rây là gì?
11. Dòng mạch gỗ và dòng mạch rây trong thân
có mối liên hệ với nhau như thế nào?
* Khâu ôn tập củng cố
12. Hãy chứng minh cấu tạo của mạch gỗ phù
hợp với chức năng vận chuyển nước, ion
khoáng và cấu tạo mạch rây phù hợp với
chức năng vận chuyển chất hữu cơ?
13. Giải thích một số hiện tượng thực tế?

Nguyễn Thị Thúy

24

K33B Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

Khóa Luận tốt nghiệp

VD: khi cắt ngang thân cây một lá mầm có
hiện tượng rỉ nhựa.
* Khâu kiểm tra đánh giá
14. Hoàn thành phiếu học tập sau?
So sánh về cấu tạo, cách vận chuyển của dòng
mạch gỗ với mạch rây.
Loại

dòng

Dòng
mạch

Dòng mạch rây

gỗ

1.Cấu tạo
2. Thành
phần của
dịch
3. Động
lực
Bài
Thoát
nước

3:

* Khâu nghiên cứu tài liệu mới

hơi I. Vai trò của 1. Hãy cho biết tỉ lệ giữa lượng nước cây sử
quá trình thoát dụng để trao đổi chất và lượng nước bị mất đi
hơi nước

do thoát hơi nước là bao nhiêu? Từ đó rút
ra nhận xét gì?
2. Quá trình thoát hơi nước có vai trò gì đối

với cơ thể TV?
3. Quan sát hình 3.1 và cho biết đặc điểm nào
của lá thích nghi với chức năng thoát hơi

Nguyễn Thị Thúy

25

K33B Khoa Sinh - KTNN


×