Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Khảo sát sự thích nghi sinh thái của 10 dòng lúa nhập nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.07 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

-------------

NGUYỄN THỊ ĐÔNG

KHẢO SÁT SỰ THÍCH NGHI SINH THÁI
CỦA 10 DÒNG LÚA NHẬP NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Di truyền

Người hướng dẫn
TS. Đào Xuân Tân - ĐHSP Hà Nội 2
TS. Đỗ Việt Anh - Viện Cây Lương thực VKHNN VN

HÀ NỘI – 2011


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Đào
Xuân Tân - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học và Chuyển
giao Công nghệ, trường ĐHSP Hà Nội 2, TS. Đỗ Việt Anh - Viện Cây Lương
Thực Viện KHNN Việt Nam đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong bộ môn di truyền học


khoa Sinh - KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2, các bạn trong nhóm đề tài đã
giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Đông

1


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Đề tài của tôi không sao chép từ bất cứ một đề tài có sẵn nào.
- Nội dung trong đề tài đảm bảo sự chính xác và trung thực là kết quả nghiên
cứu của bản thân.
Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Nguyễn Thị Đông

2


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh


MỤC LỤC
Trang
Phần I. Mở đầu

9

1. Lí do chọn đề tài

9

2. Mục đích nghiên cứu

10

3. Nội dung nghiên cứu

10

4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài

11

Phần II. Nội dung nghiên cứu

13

Chương 1. Tổng quan tài liệu

13


1. Nguồn gốc cây lúa trồng

13

2. Giá trị kinh tế của cây lúa

13

3. Phân loại cây lúa

14

4. Đặc tính nông sinh học của cây lúa

15

5. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam và thế giới

17

6. Nhập nội và ý nghĩa của nhập nội

19

7. Đặc điểm điều kiện sinh thái của khu vực nghiên cứu (VP)

20

Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu


21

1. Đối tượng nghiên cứu

21

2. Phương pháp nghiên cứu

21

3


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

3. Địa điểm nghiên cứu

24

4. Thời gian nghiên cứu

24

Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

25


A. Đặc điểm nông sinh học của các dòng nhập nội

25

1. Khả năng đẻ nhánh

25

2. Chiều cao cây

27

3. Chiều dài lá đòng và chiều rộng lá đòng

29

4. Chiều dài bông và chiều dài cuống bông

34

5. Thời gian sinh trưởng

38

6. Dạng thân và màu sắc lá

40

7. Màu vỏ trấu, màu vỏ cám


41

8. Chiều dài hạt gạo

41

9. Chiều rộng hạt gạo

43

10. Hình dạng hạt gạo

45

B. Các yếu tố cấu thành năng suất

46

1. Số bông/ khóm

46

2. Số hạt/bông

48

3. Số hạt chắc/bông và tỉ lệ % hạt chắc

50


4. Khối lượng 1000 hạt, năng suất lí thuyết

52

4


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

Phần III. Kết luận và đề nghị

56

1. Kết luận

56

2. Đề nghị

56

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

5


Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Nxb: Nhà xuất bản
NCKH: Nghiên cứu khoa học
HTX: Hợp tác xã
P1000: Trọng lượng 1000 hạt
VP: Vĩnh Phúc
D: dài (chiều dài hạt gạo)
R: rộng (chiều rộng hạt gạo)
FAO: Food and Agriculture Organization (tổ chức nông lương thế giới)
IRRI: International Rice Reseach Institul (Viện nghiên cứu lúa quốc tế)

6


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1. Khả năng đẻ nhánh

26

Bảng 2. Chiều cao cây

28


Bảng 3. Chiều dài lá đòng

30

Bảng 4. Chiều rộng lá đòng, góc lá đòng

32

Bảng 5. Chiều dài bông

35

Bảng 6. Chiều dài cuống bông

37

Bảng 7. Thời gian sinh trưởng

39

Bảng 8. Chiều dài hạt gạo

42

Bảng 9. Chiều rộng hạt gạo

44

Bảng 10. Dạng hạt gạo


45

Bảng 11. Số bông/khóm

47

Bảng 12. Số hạt/bông

49

Bảng 13. Số hạt chắc/bông, tỉ lệ % hạt chắc

51

Bảng 14. Khối lượng 1000 hạt và năng suất lí thuyết

53

7


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1. Khả năng đẻ nhánh


26

Biểu đồ 2. Chiều cao cây

29

Biểu đồ 3. Chiều dài lá đòng

31

Biểu đồ 4. Chiều rộng lá đòng

33

Biểu đồ 5. Chiều dài bông

36

Biểu đồ 6 .Chiều dài cuống bông

38

Biểu đồ 7. Thời gian sinh trưởng

40

Biểu đồ 8. Chiều dài hạt gạo

43


Biểu đồ 9. Chiều rộng hạt gạo

44

Biểu đồ 10. Số bông/khóm

47

Biểu đồ 11. Số hạt/bông

49

Biểu đồ 12. Số hạt chắc/bông

51

Biểu đồ 13. P1000 hạt

54

Biểu đồ 14. Năng suất lí thuyết

55

8


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có dân số đông, trên 80% dân số
sống bằng nông nghiệp. Lúa gạo là cây lương thực chủ yếu và có vai trò quan
trọng trong đời sống nhân dân.
Lúa gạo được sử dụng trong rất nhiều mặt của cuộc sống không chỉ
trong nông nghiệp mà cả trong công nghiệp, thương nghiệp. Lúa gạo và các
sản phẩm từ lúa gạo là thức ăn nuôi sống con người, là nguồn nguyên liệu cho
công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến, các sản phẩm phụ của lúa gạo
còn được sử dụng trong thủ công mĩ nghệ, chế tác ra nghững sản phẩm độc
đáo và hữu ích. Trong thương nghiệp, lúa gạo có vai trò to lớn trong cán cân
xuất-nhập khẩu đưa Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo
(2009), lượng gạo xuất khẩu cả năm đạt 5,8 triệu tấn, kinh ngạch thu về 2,6 tỉ
USD tăng 2,26% về lượng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo khối lượng gạo xuất
khẩu của năm 2011 ước tính đạt mức 7,1 đến 7,4 triệu tấn, tăng lên so với
mức dự báo cuối năm 2010 (dự kiến 5,5-6,1 triệu tấn) [12].
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) xuất khẩu gạo của quý I
năm 2011 đạt 1,850 triệu tấn gạo các loại trị giá 774 triệu USD (kinh ngạch
xuất khẩu FOB đạt hơn 884 triệu USD, tăng 42,23% về số lượng và tăng
45,72% về giá trị [12].
Bên cạnh đó cây lúa cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong an ninh
lương thực quốc gia.
Việc gia tăng dân số một cách nhanh chóng như hiện nay khiến chúng
ta phải đối đầu với nhiều nguy cơ: nhà ở, môi trường, lương thực… trong khi
đó diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp. Để đáp ứng được nhu cầu

9



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

lương thực cho nhân dân cần phải có những giống lúa có năng suất cao, thời
gian sinh trưởng ngắn, chất lượng tốt…
Các giống lúa gốc của nước ta thường chỉ có một số ưu điểm nhất định,
vì vậy việc cải thiện chất lượng giống cây trồng, cụ thể là giống lúa là một
yêu cầu cấp thiết.
Việc cải thiện năng suất, chất lượng giống lúa thu được từ nhiều nguồn:
lai giống, đột biến, hướng ưu thế lai… Một trong các nguồn khác nữa là nhập
nội. Tập đoàn giống được nghiên cứu gồm các dòng thuộc loài phụ Japonica
do VKHNN nhập nội kí hiệu là J1.1, J1.2, J1.3, J1.4, J1.5, J1.6, J1.7, J1.8, J1.9, J1.10.
Được đưa vào khảo sát ở nhiều vùng sinh thái: miền núi (Bắc Cạn), miền biển
(Hải Phòng), miền trung (Nghệ An)…
Ở nước ta nhiều giống lúa đã được nhập nội, tuy nhiên khả năng thích
nghi của chúng với điều kiện của nước ta là rất khác nhau cho nên việc khảo
sát sự thích nghi của chúng là rất cần thiết. Nhằm góp phần đánh giá khả năng
thích nghi của một số dòng nhập nội, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát sự thích nghi sinh thái của 10 dòng lúa nhập nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá khả năng thích nghi sinh thái của 10 dòng lúa nhập nội thông
qua việc khảo sát, đánh giá các chỉ tiêu chính của 10 dòng nhập nội khi gieo
cấy tại khu vực Cao Minh, Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
3. Nội dung nghiên cứu.
Trên cơ sở sự sinh trưởng phát triển của cây lúa (theo IRRI-1996), đề
tài khảo sát các đặc tính nông sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất của
10 dòng lúa nhập nội với các tính trạng sau:
3.1 Một số đặc tính nông sinh học

Chiều cao cây
Khả năng đẻ nhánh

10


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

Chiều dài bông lúa
Chiều dài lá đòng
Chiều rộng lá đòng
Chiều dài cuống bông
Dạng thân
Màu sắc lá
Góc lá đòng
Màu vỏ trấu
Màu vỏ cám
Chiều dài hạt gạo
Chiều rộng hạt gạo
Dạng hạt gạo
Thời gian sinh trưởng
3.2 Các yếu tố cấu thành năng suất
Số hạt trên bông
Số hạt chắc trên bông
Tỉ lệ % hạt chắc
Số bông trên khóm
Trọng lượng 1000 hạt
Năng suất lí thuyết

4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Bước đầu đánh giá được khả năng thích nghi sinh thái của 10 dòng lúa
nhập nội J1.1, J1.2, J1.3, J1.4, J1.5, J1.6, J1.7, J1..8, J1.9, J1.10.
- Ý nghĩa thực tiễn

11


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

Nghiên cứu sự thích nghi sinh thái của 10 dòng lúa nhập nội nhằm chọn
được dòng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sinh thái khu vực, có thể
đưa vào sản xuất.

12


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1. Tổng quan tài liệu

1. Nguồn gốc cây lúa trồng
Cây lúa trồng Oryza sativaL. là một loài thân thảo sống hàng năm. Thời

gian sinh trưởng của các giống lúa dài, ngắn khác nhau và nằm trong khoảng
60-250 ngày.
Về phương diện thực vật học, lúa trồng hiện nay là do lúa dại
Oryzafatua hình thành thông qua một quá trình chọn lọc lâu dài. Loài lúa dại
này thường gặp ở Ấn Độ, Campuchia, Nam Việt Nam, vùng đông nam Trung
Quốc, Thái Lan và Myanma. Họ hàng của lúa trồng là các loài trong chi
Oryza. Người ta đã khảo sát thấy có 22 loài trong chi Oryza có 24 hoặc 48
nhiễm sắc thể.
Trong số 22 loài của chi Oryza chỉ có 2 loài là Oryza sativa và Oryza
glaberrima là lúa trồng nhưng loài Oryza glaberrima chỉ được trồng một diện
tích nhỏ ở Tây Phi [2].
2. Giá trị kinh tế của cây lúa
Lúa là một trong 3 cây lương thực chủ yếu trên thế giới: lúa mì, lúa gạo
và ngô. Khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn lương thực chính,
25% sử dụng lúa gạo trên ½ khẩu phần lương thực hàng ngày. Như vậy lúa
gạo có ảnh hưởng tới ít nhất 65% dân số thế giới.
Sản suất lúa gạo trong vài ba thập kỉ gần đây đã có mức tăng trưởng
đáng kể, có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề thiếu lương thực.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của sinh học đã tạo ra nhiều
giống lúa tốt, có năng suất cao. Nước ta đã có những bước nhảy vọt trong sản
suất lúa gạo, đặc biệt là xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan.

13


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

Các sản phẩm của cây lúa có các chất dinh dưỡng như: tinh bột,

protein, lipit, xenluloza, các vitamin B1, B2, B6, pp… cần thiết cho đời sống
của con người, cho chăn nuôi và cho công nghiệp chế biến mang lại giá trị
kinh tế cao.
Ngoài việc sử dụng làm lương thực ra, lúa gạo và các sản phẩm phụ của
nó còn được chế biến thành các sản phẩm khác cũng có vai trò hết sức quan
trọng như: Rượu, bia, thuốc chữa bệnh, mĩ phẩm…
3. Phân loại cây lúa
Cây lúa thuộc bộ hòa thảo (Graminales) họ hòa thảo (Gramineae), chi
Oryza.
Theo IRRI (1963) chi Oryza gồm 19 loài, chỉ có 2 loài lúa trồng là
Oryza sativaL. (được trồng ở tất cả các châu lục) và Oryza glaberrima (được
trồng ở một số nước châu Phi).
Việc phân loại Oryza sativaL. có nhiều quan điểm khác nhau.
- Theo Kato (1931) chia Oryza thành 2 loài phụ:
Oryza sub.sp.Jamonica Kato (loài phụ Nhật Bản).
Oryza sativa sub. Sp. Indica Kato (loài phụ Ấn Độ).
- Theo Goutchin (1934-1943) trên quan điểm thực vật học có 3 loài
phụ: Indica, Javanica, Japonica. Javanica là loại hình trung gian giữa Indica
và Japonica nhưng gần với Indica hơn.
- Ngoài ra, căn cứ vào mùa vụ gieo cấy trong năm, thời gian sinh
trưởng Oryza sativaL. còn được chia làm lúa chiêm và lúa mùa, theo điều
kiện tưới nước và gieo cấy chia thành lúa nước và lúa cạn, theo chất lượng và
hình dạng hạt gạo chia làm lúa tẻ, lúa nếp, lúa hạt tròn, lúa hạt dài.
Ở nước ta lúa trồng được phân bố từ bắc vào nam, từ ven biển đến đồng
bằng, từ trung du đến miền núi, đa số các giống lúa trồng ở nước ta thuộc

14


Khóa luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

dạng lúa miền nhiệt đới (loài phụ Indica), một số giống lúa miền núi có tính
trung gian giữa loài phụ Indica và loài phụ Japonica.
4. Các đặc tính nông sinh học của cây lúa
- Đặc điểm hình thái của cây lúa
- Rễ lúa: thuộc loại rễ chùm, gồm :
+ Rễ chính: là rễ hình thành từ phôi hạt sau khi nảy mầm, chỉ có một rễ
không phân nhánh, phát triển một thời gian rồi teo đi.
+ Rễ phụ: là rễ hình thành từ các mắt đốt gốc của thân cây (thân mẹ và
thân nhánh). Trên rễ phụ mọc ra các rễ nhỏ, rễ chính sau khi phát triển một
thời gian thì rễ phụ mới sẽ mọc ra làm nhiệm vụ chính trong việc hút chất
dinh dưỡng cung cấp cho cây.
+ Rễ bất định: là một loại rễ phụ được hình thành ở các đốt phía trên
cao của thân. Chức năng của rễ bất định là tham gia vào việc hút chất dinh
dưỡng nhưng giữ vai trò không lớn lắm.
- Thân lúa:
Thân lúa có hình ống tròn, gồm các đốt đặc và gióng rỗng. Số lượng
của đốt và gióng tùy từng giống. Số gióng và chiều dài gióng làm thành chiều
cao cây giữ cho cây đứng vững, độ dày và chiều dài các gióng tùy theo vị trí
trên thân. Thân lúa thời kỳ đẻ nhánh là thân giả, thời kỳ làm đốt trở đi là thân
thật. Chức năng của thân lúa là vận chuyển, dự trữ nước và muối khoáng lên
lá để quang hợp, vận chuyển oxi và các sản phẩm quang hợp từ lá tới các bộ
phận để nuôi sống chung.
- Lá lúa:
Lá lúa được sinh ra từ các mầm lá ở các đốt thân mọc ra ở hai bên thân
chính.
Có hai loại lá lúa


15


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

+ Lá lúa không hoàn toàn (lá bao) là loại lá chỉ có bẹ lá ôm lấy thân,
phát triển ngay sau khi hạt nảy mầm.
+ Lá lúa hoàn toàn (lá thật) là loại lá có bẹ lá , phiến lá, tai lá, cổ lá,thìa
lìa. Lá lúa là trung tâm hoạt động sinh lý của cây lúa: quá trình quang hợp, hô
hấp, tích lũy chất khô... Bẹ lá giúp thân lúa chống đổ và làm nhiệm vụ như
một kho dự trữ đường, tinh bột tạm thời trước khi trổ bông.
Tùy theo chức năng của lá lúa chia làm 3 loại:
+ Lá sinh trưởng sinh dưỡng: thúc đẩy quá trình đẻ nhánh từ lá thứ 3
đến lá thứ 7.
+ Lá quá độ: thúc đẩy quá trình phát triển thân và tạo bông hạt từ lá thứ
8 đến lá thứ 10.
+ Lá sinh trưởng bông hạt: gồm lá đòng (lá trên cùng của cây lúa), và lá
công năng (lá ngay sát lá đòng) là các lá có vai trò vận chuyển các chất đồng
hóa được về bông hạt sau khi cây lúa trổ bông.
- Bông lúa: gồm cuống bông, cổ bông, thân bông, gié, hoa, hạt.
+ Cuống bông: là gióng trên cùng của cây lúa, phần cuối của thân bông.
+ Cổ bông: là đốt nối giữa cuống bông với thân bông.
+ Thân bông: có từ 5-10 đốt, mỗi đốt mọc một gié chính (gié cấp 1),
trên gié cấp 1 có các có các gié cấp 2. Mỗi gié cấp 1 và gié cấp 2 lại chia ra
nhiều chẽn, mỗi chẽn đính một hoa.
+ Hoa lúa: là hoa lưỡng tính. Gồm: Đế hoa, lá bắc, vảy cá, 6 nhị và 2
nhụy .
+ Hạt thóc gồm nội nhũ và phôi. Nội nhũ chiếm phần lớn hạt gạo. Phôi

gồm rễ phôi, trụ phôi.
Chức năng của bông lúa là dự trữ các chất đường, tinh bột được con
người và vật nuôi sử dụng, là cơ quan duy trì đời sống cây lúa ở thế hệ sau.
- Đặc điểm sinh trưởng – phát triển của cây lúa

16


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt nảy mầm được
gieo cho đến khi cây lúa có 85% hạt chín.
Thời gian sinh trưởng dài, ngắn tùy thuộc vào giống và thời vụ gieo cấy
(thường trong khoảng 65- 210 ngày) thời gian sinh trưởng của cây lúa có thể
chia làm 2 giai đoạn lớn ứng với 2 thời kỳ sinh trưởng phát triển là: sinh
trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực [4].
- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: tính từ khi gieo cấy đến khi làm
đòng. Cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển cở quan sinh dưỡng như rễ,
thân, lá, gồm 4 thời kỳ: nảy mầm, mạ, bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh.
- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Tính từ khi cây lúa ngừng đẻ nhánh
đến giai đoạn phân hóa đòng và chín hoàn toàn, thời gian cho giai đoạn này
không đến 60 ngày.
+ Thời kỳ phân hóa đòng: Cây lúa chuyển từ giai đoạn đẻ nhánh sang
giai đoạn làm đòng.
+ Thời kỳ trổ và chín (30 ngày): lúa bắt đầu trổ bông, vào mẩy và chín.
.5. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam và thế giới
- Tình hình sản suất lúa ở Việt Nam
Việt Nam có 2 vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở miền

bắc và đồng bằng sông Cửu Long ở miền nam, hàng năm sản lượng cả nước
đạt 33-34 triệu tấn thóc [13].
Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới sau Thái
Lan. Thu về nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân, mặc dù trước năm
1989 nước ta vẫn phải nhập khẩu gạo. Để có kết quả thắng lợi này là nhờ một
phần không nhỏ của khoa học chọn giống, thay thế giống cũ bằng giống mới
có năng suất cao, phẩm chất tốt.
Ở Việt Nam nhiều thành tựu của việc chọn tạo giống lúa trong vài ba
thập niên qua đã làm các đồng nghiệp quốc tế khâm phục. Từ một số giống

17


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

lúa IR8 hay thần nông 8 vào những năm 70 với nỗ lực của giới khoa học nông
nghiệp Việt Nam đến nay đã có khoảng 70-80 giống lúa được công nhận và
phổ biến.
- Tình hình sản suất lúa trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng 100 quốc gia trồng lúa, vì lúa có khả
năng thích ứng tương đối rộng (có thể trồng ở những nơi có vĩ độ cao đến
những nơi có vĩ độ thấp) nhưng tập trung chủ yếu ở châu Á từ 300B-100N.
Trên thế giới lúa đóng một vị trí quan trọng, đặc biệt là ở vùng châu Á.
Ở châu Á lúa là món ăn chính giống như ngô của dân Nam Phi, hạt kê của
châu Phi hoặc lúa mì của dân Nam Mĩ và châu Âu.
Thống kê của Tổ chức nông lương thế giới (FAO, 2008) cho thấy diện
tích lúa tăng rõ rệt từ 1961-1980, trong vòng 19 năm diện tích lúa trên thế giới
tăng bình quân 1,5 triệu ha/năm. Từ 1980 diện tích lúa tăng chậm với tốc độ

tăng trưởng bình quân 630000 ha/năm. Từ 2000 trở đi diện tích lúa trên thế
giới có nhiều biến động và có xu hướng giảm dần, đến 2005 còn ở mức 155,1
triệu ha. Từ 2005-2008 diện tích lúa gia tăng liên tục đạt 159,0 triệu ha, cao
nhất từ 1995 đến nay. Bên cạnh diện tích trồng lúa, năng suất lúa bình quân
trên thế gới cũng tăng khoảng 1,4 tấn/ha. Trong vòng 24 năm kể từ 19611985, đặc biệt sau cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp của thế giới vào
những năm 1965-1970 với sự ra đời của giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không
cảm quang mà tiêu biểu là giống IR5, IR8 [14].
Nhìn chung năng suất lúa tăng cao ở các nước có trình độ canh tác tốt
và điều kiện khí hậu phù hợp.
Tình hình nhìn chung của các nước có diện tích trồng lúa nhiều nhất thế
giới năm 2008 đứng đầu vẫn là 8 nước châu Á: Ấn Độ, Trung Quốc,
Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanma, Việt Nam và Philippin. Tuy nhiên
chỉ có 2 nước có năng suất cao hơn 5 tấn/ha là Trung Quốc và Việt Nam.

18


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

Mặc dù năng suất lúa ở các nước châu Á vẫn còn thấp nhưng do diện
tích sản suất lớn nên châu Á vẫn là nguồn đóng góp quan trọng cho sản lượng
lúa trên thế giới (90%). Như vậy có thể nói châu Á là vựa lúa quan trọng nhất
của thế giới [12].
6. Nhập nội và ý nghĩa của nhập nội
Việc di chuyển một loài cây hay một giống cây từ nước này sang nước
khác hay từ vùng này sang vùng khác mà trước đó chưa đước trồng ở địa
phương này được gọi là nhập nội.
Nhập nội cây trồng là đưa một kiểu gen hay một nhóm các kiểu gen của

thực vật vào môi trường mới mà ở đó trước đây chúng chưa hề được gieo
trồng.
Nhập nội có thể chia làm 2 loại: nhập nội trực tiếp và nhập nội gián
tiếp.
Nhập nội trực tiếp: khi giống được nhập phù hợp với môi trường mới,
nó được dùng trực tiếp trong sản suất mà không có bất kì sự thay đổi nào của
kiểu gen ban đầu.
Nhập nội gián tiếp: những giống nhập nội được dùng làm vật liệu khởi
đầu để lai với các giống địa phương nhằm chuyển một hoặc một số tính trạng
của giống nhập nội vào giống địa phương.
Việc nhập nội các giống cây trồng từ các nguồn khác nhau nhằm:
Thu nhận những giống của các cây mới.
Cung cấp các giống mới.
Sử dụng làm vật liệu chọn giống.
Nhập nội các nguồn gen chống chịu sâu bệnh hại.
Sử dụng cho các mục đích nghiên cứu.
Có giá trị thẩm mĩ: bổ sung tính đa dạng ở các loại cây cảnh, cây trang
trí và thảm cỏ trong các sân gôn [5].

19


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

7. Đặc điểm điều kiện sinh thái của khu vực nghiên cứu (Vĩnh
Phúc)
Điều kiện địa hình: do đặc điểm vị trí địa lí nên điều kiện tự nhiên tỉnh
Vĩnh Phúc hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: vùng núi, vùng trung du kế tiếp

vùng núi và vùng đồng bằng, trong đó khu vực nghiên cứu của chúng tôi (xã
Cao Minh, Xuân Hòa, Phúc Yên) thuộc vùng trung du kế tiếp vùng núi.
Đất đai: thuộc loại đất phù sa không được bồi trung tính ít chua.
Điều kiện khí hậu: khu vực thí nghiệm thuộc xã Cao Minh phường
Xuân Hòa thị xã Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng
ẩm nhiệt độ trung bình năm 23-250C, trung bình tháng cao nhất 350C tháng
thấp nhất 9-100C. Lượng mưa trung bình năm từ 1500-1700mm phân bố chủ
yếu từ tháng 4 đến tháng 10, độ ẩm không khí 80-90%, chênh lệch không lớn
giữa các tháng trong năm.
Thủy văn: Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, chế độ thủy văn phụ
thuộc vào 2 con sông chính là sông Hồng và sông Lô, ngoài ra còn có hệ
thống sông nhỏ khác: Sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ. Riêng khu vực
chúng tôi thực hiện thí nghiệm (Cao Minh- Xuân Hòa) có chế độ thủy văn
phụ thuộc vào sông Cà Lồ là chủ yếu, sông Cà Lồ cùng với hệ thống tưới tiêu
nơi đây đã cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về mùa
mưa, bên cạnh đó địa bàn này còn có hồ Đại Lải có khả năng cung cấp hàng
triệu m3 nước tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt
cho các hoạt động sản suất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân [12].

20


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

Chương 2. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu

1. Đối tượng nghiên cứu
10 dòng lúa nhập nội J1.1, J1.2, J1.3, J1.4, J1.5, J1.6, J1.7, J1.8, J1.9, J1.10 do

Viện KHNN Việt Nam cung cấp.
2. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại HTX Cao Minh, Xuân Hòa, Phúc Yên,
Vĩnh Phúc; Trung tâm hỗ trợ NCKH và Chuyển giao công nghệ trường ĐHSP
Hà Nội 2 (từ 06/2009 đến 06/2010).
2.1 - Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
Mạ của các dòng được gieo thành từng lô theo phương pháp mạ dược.
Khi mạ được 3-4 lá thật thì đem cấy.
Ruộng làm đất kĩ, san phẳng chia thành từng ô (5m2-8m2).
Mật độ cấy 45 khóm/m2. Cấy 1 dảnh/khóm.
Cấy theo từng dòng cụ thể có cắm biển ghi tên dòng.
Phương pháp thu thập số liệu.
Nghiên cứu các chỉ tiêu nông sinh học và các đặc tính chọn giống:
Chiều cao cây, chiều dài bông, chiều dài cổ bông, số bông/khóm, số hạt/bông,
khối lượng 1000 hạt... các chỉ tiêu này được xác định theo "Hệ thống tiêu
chuẩn đánh giá nguồn gen lúa" năm 1996 của IRRI.
Thang xác định các đặc điểm nông sinh học của lúa theo tiêu chuẩn
IRRI.
STT

Tính trạng

Giai đoạn

1

Chiều cao cây

7-9


2

Chiều dài bông

8

Cách xác định tính

Đơn

trạng

vị

Đo từ mặt đất đến đỉnh
bông (không tính râu)
Đo từ cổ đến đỉnh

21

cm
cm


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

bông
3


Chiều dài lá đòng

6

4

Chiều rộng lá đòng

6

5

Chiều dài cuống
bông

Đo từ góc đến chóp lá
Đo phần rộng nhất của

Đo từ cổ lá đòng đến

8

cổ bông lúa

cm
cm

cm


Đếm số hạt của tất cả
6

Tổng số hạt/bông

các bông thuộc 5

9

khóm điển hình /1

Hạt

khóm là 1 mẫu
7

Số hạt chắc/bông

9

Đếm số hạt chắc

Hạt

8

Số hạt lép/bông

9


Đếm số hạt lép

Hạt

Đếm số bông của 5
9

Số bông/khóm

8-9

khóm điển hình rồi

Bông

tính TB/5 mẫu
10

Khối lượng 1000
hạt

Cân 1000 hạt ở độ ẩm

9

13%

Gam

Tính theo công thức :

NSLT = Số
11

NSLT

bông/khóm x Số

Tấn/

khóm/m2 x Số hạt

ha

chắc/bông x P1000 hạt
x 10-5
Xác định bằng cách
12

TGST

9

theo dõi từ khi gieo
hạt đến khi 85% số

22

Ngày



Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

hạt/bông đã chín.
13

Số khóm/m2: 45 khóm / m2

14

Mùa vụ: vụ mùa 2009, vụ xuân 2010

2.2 - Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Thu thập các số liệu về chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của 10 dòng
từng giai đoạn theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa” (IRRI1996) và quy phạm khảo nghiệm giống lúa 2005.
Các số liệu thu thập được xử lí theo thống kê toán học để xác định các
tham số:
Trung bình mẫu:
n

 Xi
X 

i 1

Xi: Giá trị các biến số

n


X : Giá trị trung bình

n: dung lượng mẫu
Độ lệch chuẩn:
n

 ( Xi  X )


2

i 1

n 1

n  30

Hệ số biến động:
CV% =


X

x100

Sai số trung bình:
m


n


23


Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Đông - k33C - sinh

Trong các chỉ tiêu trên thì thang chuẩn của hệ số biến động được đánh
giá theo mức sau:
CV% <10:

Mức biến động thấp

CV% =10-20%: Mức biến động trung bình
CV% >20%:

Mức biến động cao

3. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại THX Cao Minh, Xuân Hòa, Phúc Yên,
Vĩnh Phúc, Trung tâm Hỗ trợ NCKH và Chuyển giao công nghệ ĐHSP Hà
Nội 2.
4. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu 2 vụ từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 6
năm 2010, vụ mùa 2009 (vụ 1) và vụ xuân 2010 (vụ 2).

24



×