Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VINGROUP MÃ CHỨNG KHOÁN VIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VINGROUP
- MÃ CHỨNG KHOÁN VIC

Họ và tên sinh viên

:Nguyễn Viết Thùy Linh STT 48

Lớp

: TCNH 19D

Khóa

: 19B

Môn

: Phân tích tài chính

Giảng viên

:TS. Phan Trần Trung Dũng


ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


CAO HỌC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÁO CÁO PHÂN TÍCH CTCP TẬP ĐOÀN VINGROUP

MỤC LỤC
PHẦN I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1. Giới thiệu chung
2. Lĩnh vực hoạt động
3. Định hướng và chiến lược phát

triển
4. Phân tích S.W.O.T
PHẦN II – TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ
NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2013
PHẦN III - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CÔNG TY
PHẦN IV- KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ

Nguyễn Viết Thùy Linh
19D – CH TCNH
STT: 48

Tháng 1/2014


PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1.

Giới thiệu chung


Với tổng vốn điều lệ hơn 7000 tỷ đồng và có giá trị vốn hóa lớn nhất trên
thị trường chứng khoán Việt Nam, khoảng 58 nghìn tỷ đồng (tính đến
tháng 10/2012), Vingroup là Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
Vingroup hiện sở hữu và nắm quyền chi phối tại gần 30 dự án Bất động
sản, Du lịch quy mô lớn, có vị trí đắc địa nhất tại khắp các đô thị và địa
danh du lịch của cả nước. Ở bất cứ lĩnh vực nào, khi tham gia, Vingroup
đều chứng tỏ vai trò người tiên phong và dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu
dùng với việc đem đến cho thị trường những sản phẩm – dịch vụ theo tiêu
chuẩn quốc tế.
(Nguồn: vcbs.com.vn)

Với tiềm lực và vị thế này, Vingroup đang được đánh giá là một trong
những tập đoàn có sự phát triển năng động và bền vững nhất Việt Nam với
nhiều tiềm lực hội nhập quốc tế để vươn lên tầm khu vực và quốc tế.
Xây dựng theo mô hình Tập đoàn với tinh thần “Tập trung lãnh đạo, thống
nhất điều hành, phân cấp quản lý, hội tụ tinh hoa”. Vingroup tập trung phát
triển 4 nhóm thương hiệu chiến lược gồm: Vincom(Bất động sản thương
mại, dịch vụ cao cấp); Vinpearl(Bất động sản Du lịch; Dịch vụ Du lịch –
giải trí); Vincharm(Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ - sắc đẹp); Vinmec(Dịch
vụ y tế chất lượng cao).
Mới đây, Vingroup tiếp tục được xướng tên trong Top 10 "Thương hiệu
mạnh Việt Nam". Tập đoàn này cũng là chủ nhân của các giải thưởng như:
Giải thưởng "Nhà đầu tư bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2012" - do Tạp chí
tài chính hàng đầu thế giới Euromoney bình chọn; Giải thưởng "Bất động

(Nguồn: vcbs.com.vn)

sản khu vực Đông Nam Á 2012" với 2 hạng mục "Chủ đầu tư tốt nhất"
(dành cho Vingroup) và "Dự án biệt thự tốt nhất" (dành cho Khu đô thị

sinh thái Vincom Village); Giải thưởng "Giao dịch tốt nhất Việt Nam
2012" dành cho thương vụ phát hành thành công 300 triệu USD trái phiếu
chuyển đổi Quốc tế do 3 hãng truyền thông tài chính lớn của thế giới là
International Financing Review của Thomson Reuters; The Asset và
Finance Asia đồng loạt vinh danh... Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - Phạm
Nhật Vượng trở thành người Việt Nam đầu tiên có tài sản từ 1 tỷ USD trở
lên, lọt danh sách tỷ phú thế giới năm 2013 do tạp chí danh tiếng Forbes
công bố.

(Nguồn: cafef.vn)
Trang

3

BÁO CÁO PHÂN TÍCH VIC


PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
PHẦN I -Tập
TỔNG
QUAN -VỀ
CÔNG
TYtắt
đoàn Vingroup
Công
ty CP (gọi

là "Tập đoàn Vingroup"), tiền

thân là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi

những người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực
phẩm và thành công rực rỡ với thương hiệu mỳ ăn liền Mivina. Những
năm đầu thế kỷ 21, Technocom luôn có mặt trong bảng xếp hạng Top 100
doanh nghiệp lớn mạnh nhất Ukraina.
Từ năm 2000, Technocom - Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng
được góp phần xây dựng đất nước. Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm
phát triển bền vững, Vingroup đã tập trung đầu tư vào các lĩnh vực du lịch
và bất động sản (BĐS) cao cấp với hai thương hiệu chiến lược là và
Vincom.
Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, 10 năm sau, Vincom đã trở thành
thương hiệu số 1 Việt Nam về BĐS cao cấp với hàng loạt các tổ hợp
TTTM – Văn phòng – Căn hộ cao cấp tại vị trí đắc địa và những khu đô thị
phức hợp lớn, hiện đại, dẫn đầu cho xu thế đô thị thông minh - sinh thái
hạng sang tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, Vinpearl cũng trở thành cánh chim đầu đàn của ngành Du
lịch với chuỗi các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu biệt thự biển, công viên
giải trí, sân golf… đẳng cấp năm sao và trên năm sao quốc tế.
Tháng 1/2012, Công ty CP Vinpearlsáp nhập vào Công ty CP Vincom và
chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn
Vingroup - Công ty CP. Nỗ lực và miệt mài từ những bước đi đầu tiên,
Vingroup đã làm nên những điều kỳ diệu để tôn vinh thương hiệu Việt và
tự hào là Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam được xây dựng bởi
chính những người con Việt và thành công bởi chính trí tuệ, bản lĩnh và
khát vọng Việt Nam.
2. Lĩnh vực hoạt động:
2.1. Bất động sản:
Thương hiệu “Vincom”: là một trong bốn nhóm thương hiệu chiến lược,
Vincom là thương hiệu Bất động sản cao cấp – thế mạnh đặc biệt và cũng
là lĩnh vực phát triển kinh doanh chiếm ưu thế tuyệt đối của Tập đoàn
Vingroup. Tập trung phát triển tại thị trường bất động sản cao cấp, Vincom

là một tên tuổi lớn có vai trò dẫn dắt xu hướng tiêu dùng và thể hiện uy tín
của một nhà đầu tư – quản lý BĐS chuyên nghiệp với các dự án khu đô thị
phức hợp, tổ hợp TTTM
Văn
phòng
Nhà
mô lớn, sang
B Á O– C
ÁO
P H– Â
N ởTcao
Í Ccấp
H quy
VIC
Trang

4

trọng, đẳng cấp bậc nhất Việt Nam.


PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
a. Căn hộPHẦN
cao cấp: Một trong số các sản phẩm chiến lược của thương hiệu
Vincom là các căn hộ cao cấp được thiết kế sang trọng và tiện nghi. Với
phong cách kiến trúc đa dạng, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tích hợp
tối ưu, thông minh giữa tính hiện đại và sự hài hòa với thiên nhiên.Các sản
phẩm Căn hộ cao cấp mang thương hiệu Vincom:
+ Căn hộ cao cấp tại tổ hợp VINCOM CENTER B TP. HỒ CHÍ MINH
+ Căn hộ cao cấp tại tổ hợp VINCOM CENTER BÀ TRIỆU

+ Căn hộ hạng sang tại Khu đô thị TIMES CITY
+ Căn hộ cao cấp tại Khu đô thị ROYAL CITY
b. Trung tâm thương mại: Vingroup xác định chiến lược phát triển chuỗi
Trung tâm thương mại (TTTM) theo 2 dòng thương hiệu là Vincom Center
và Vincom Mega Mall.
Vincom Center là thương hiệu dành cho tất cả các TTTM của Vincom có
diện tích dưới 100.000m2. Đặc điểm chung của các Vincom Center là
những trung tâm mua sắm đẳng cấp quốc tế, cap cấp và sang trọng, có vị
trí đắc địa tại các đô thị.
Song song đó, thương hiệu Vincom Mega Mall sẽ được đặt cho các TTTM
có diện tích trên 100.000m 2. Đây sẽ là các “siêu TTTM” theo mô hình “tất
cả trong một” với không gian mua sắm – giải trí - ẩm thực hoàn hảo, đáp
ứng tiêu chí “một điểm đến – mọi nhu cầu – nhiều lựa chọn” cho tất cả
khách hàng. Bên cạnh việc hội tụ những nhãn hàng cao cấp, cùng hệ thống
siêu thị rộnglớn , chuỗi các nhà hàng ẩm thực, café sang trọng … tại các
Vincom Mega Mall sẽ còn có những quần thể vui chơi giải trí lớn và đặc
biệt hiện đại (sân trượt băng, thủy cung, công viên nước trong nhà, rạp
chiếu phim, game world,…).
Các dự án tiêu biểu:
+ VINCOM CENTER BÀ TRIỆU
+ VINCOM CENTER LONG BIÊN
+ VINCOM CENTER A TP. HỒ CHÍ MINH
+ VINCOM CENTER B TP. HỒ CHÍ MINH
+ VINCOM CENTER NGUYỄN CHÍ THANH
+ VINCOM MEGA MALL – TIMES CITY
+ VINCOM MEGA MALL – ROYAL CITY

BÁO CÁO PHÂN TÍCH VIC
Trang


5


PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
c. Văn phòng: Khu văn phòng Vincom Center HCM

I - TỔ

Khu văn phòng quốc tế hạng A (Vincom Center Office) trải rộng từ tầng 4
đến tầng 20 của tòa cao ốc Vincom Center B tp.Hồ Chí Minh, được thiết kế
để tận dụng tối đa ánh sáng và cảnh quan của Công viên Chi Lăng cùng
các tuyến phố Đồng Khởi, Lê Thánh Tông, Lý Tự Trọng.
Sự sang trọng trong thiết kế và trang trí nội thất đã tạo nên một chuẩn mực
mới cho mô hình văn phòng hiện đại, chuyên nghiệp, mang lại địa điểm
làm việc lý tưởng cho các cơ quan, doanh nghiệp, các tập đoàn lớn tại Tp.
Hồ Chí Minh.
d. Sàn giao dịch bất động sảnVincom là một trong những sàn Giao dịch
Bất động sản (GDBĐS) đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên ở Việt Nam, cung
cấp các dịch vụ: Giao dịch mua bán, chuyển nhượng, thuê, thuê mua BĐS:
Môi giới BĐS; Tư vấn BĐS…
Bên cạnh các sản phẩm BĐS thuộc Tập đoàn, Sàn GDBĐS Vincom còn
kết nối với chủ đầu tư các dự án BĐS, sàn GDBĐS trên toàn quốc, nhằm
đem đến cho khách hàng hệ thống sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú.
Với những thế mạnh về vị trí, công nghệ, sản phẩm và kỹ năng chuyên
môn của đội ngũ nhân sự,…
e. Biệt thự hạng sang:Tọa lạc tại trung tâm quận Long Biên, cách hồ
Hoàn Kiếm chưa đầy 6.5km, Vincom Village là Khu đô thị sinh thái hàng
đầu tại Việt Nam, nơi không chỉ có môi trường sống xanh – sạch – đẹp,
văn minh và hiện đại mà còn có hệ thống dịch vụ và tiện ích hoàn hảo
mang tới cho cư dân một cuộc sống đẳng cấp, tiện nghi và lãng mạn.

Vincom Village là sự kết nối thông minh của quần thể biệt thự bên sông
cao cấp, được thiết kế theo phong cách Tân cổ điển lãng mạn với cụm công
trình chức năng sang trọng, hiện đại cùng hệ thống sông đào, hồ nước
trong xanh, vườn cây sinh thái đa dạng, tràn ngập hơi thở thiên nhiên.
2.2. Du lịch
Thương hiệu “Vinpearl”: Xuất hiện trên thị trường vào đầu thế kỷ 21, qua
10 năm phát triển, Vinpearl đã và đang khẳng định mình là một thương
hiệu Việt hàng đầu về du lịch, mang đẳng cấp quốc tế, với chuỗi sản phẩm
– dịch vụ sang trọng và độc đáo.
Hiện Vinpearl đang phát triển hệ thống sản phẩm du lịch về nghỉ dưỡng và
lưu trú của mình với hai dòng thương hiệu: Vinpearl Resort (tiêu chuẩn 5
B Á O(trên

O PDự
H kiến
 N trong
T Í Cvòng
H V
IC
sao) và Vinpearl Luxury
5 sao).
5 năm
Trang

6


PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
tới, sẽ có hơn 10 tổ hợp khách sạn, resorts mang thương hiệu Vinpearl với


NG QUAN
mệnh danh
“Thiên đường du lịch của Việt Nam” hiện hữu trên khắp mọi
miền. Bên cạnh đó, Vinpearl sẽ còn phát triển dòng sản phẩm BĐS nghỉ
dưỡng với các quần thể biệt thự đẳng cấp nhằm phục vụ cho những khách
hàng có nhu cầu sở hữu cho mình một chốn về riêng tại các thiên đường du
lịch của Việt Nam.
a. Vinpearl Resort: Để tạo nên sự khác biệt và hoàn hảo trong các dịch
vụ, mang tới cho Khách hàng những trải nghiệm hoàn toàn mới về cuộc
sống đẳng cấp và hiện đại. Vinpearl đầu tư xây dựng các tổ hợp công trình
đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế mang thương hiệu Vinpearl Resort tại các vị trí
tuyệt đẹp khắp cả nước cùng hệ thống dịch vụ và tiện ích đảm bảo cho một
cuộc sống tiện nghi và một kỳ nghỉ hoàn hảo.
Vinpearl Resort Nha Trang nằm trong tổ hợp Vinpearl Nha Trang, trên đảo
Hòn Tre, là dự án tiêu biểu của dòng thương hiệu này và đã được Tổ chức
Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) bình chọn là khu nghỉ
dưỡng hàng đầu Việt Nam.
b. Vinpearl Luxury:Vinpearl Luxury là thương hiệu du lịch đặc biệt cao
cấp, mang đẳng cấp quốc tế, hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á
– Châu Á, được đầu tư phát triển bởi Tập đoàn Vingroup với hệ thống hạ
tầng, trang thiết bị hạng sang cùng sự khác biệt vượt trội về đẳng cấp.
Ngoài những tiêu chuẩn dịch vụ đạt mức trên 5 sao (5+ sao), Vinpearl
Luxury còn xây dựng các tiêu chuẩn riêng của mình nhằm tạo nên những
dự án mang đẳng cấp vượt trội về mọi phương diện.
Các dự án tiêu biểu:
+ VINPEARL LUXURY NHA TRANG
+ VINPEARL LUXURY ĐÀ NẴNG
+ VINPEARL LUXURY TP. HỒ CHÍ MINH
c.Vinpearl Golf Club Nha Trang: Nằm trong quần thể du lịch Vinpearl
trên đảo Hòn Tre của Vịnh Nha Trang – một trong 30 vịnh biển đẹp nhất

trên thế giới, sân golf Vinpearl là sân golf trên đảo đầu tiên của Việt Nam
với 18 lỗ golf đạt tiêu chuẩn quốc tế . Vinpearl Golf Nha Trang ẩn mình
trong một thung lũng đẹp nên thơ với những bãi cỏ xanh mướt.Đặc biệt 18
lỗ golf đều ở vị trí tuyệt đẹp có tầm nhìn hướng ra biển.
d. Vinpearl Land: Khu công viên vui chơi giải trí Vinpearl Land được xây
dựng trên diện tích gần 200.000m 2 được nối với đất liền bằng hệ thống cáp
treo vượt biển dài nhất
đạiHvà V
đặc
B Á thế
O giới
C Á(dài
O 3.320m).
P H Â N Hiện
TÍC
IC
Trang

7


PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
sắc với nhiều hạng mục vui chơi có quy mô như Khu vui chơi trong nhà,
Khu vui chơi trong nhà và ngoài trời, Thủy cung Vinpearl, Công viên
nước, Phố mua sắm, Làng ẩm thực, Sân khấu nhạc nước,…
Vinpearl Land có thể sánh ngang với các công viên giải trí hàng đầu của
các nước trong khu vực và thế giới.Đây cũng chính là nơi diễn ra cuộc thi
sắc đẹp lớn nhất của Việt Nam và quốc tế.
e. Khu biệt thự nghỉ dưỡng: Bên cạnh các tổ hợp dịch vụ du lịch – giải trí
hạng sang, Vinpearl còn phát triển dòng sản phầm BĐS nghỉ dưỡng, với

các quần thể biệt thự đẳng cấp nhằm phục vụ cho những khách hàng có
nhu cầu sở hữu cho mình chốn về riêng tại các thiên đường du lịch của
Việt Nam.
Các khu biệt thự này được xây dựng trên những khu đất có vị trí đắc địa
nhất tại các thành phố biển thơ mộng đang trên đà phát triển mạnh như:
Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Nam,… Với hệ thống tiện nghi, tiện ích sang
trọng, hiện đại, các dự án biệt thự mang thương hiệu Vinpearl do Tập đoàn
Vingroup làm chủ đầu tư không chỉ mang tới cho các chủ nhân không gian
sống hoàn hảo, tuyệt đối riêng tư mà còn góp phần xây dựng nên những
cộng đồng dân cư phồn thịnh – nơi tạo dựng và kết nối những giá trị đích
thực của cuộc sống.
Các dự án tiêu biểu:
+ VILLAS - VINPEARL LUXURY ĐÀ NẴNG
+ VILLAS - VINPEARL RESORTHỘI AN
+ VINPEARL VILLAS HÒN TRE
+ VINPEARL VILLAS NGŨ HÀNH SƠN
2.3. Chăm sóc sức khỏe, làm đẹp
Vincharm Spa là một trong những thương hiệu mới của Tập đoàn
Vingroup, là nơi quy tụ những tổ hợp liệu pháp và quy trình chăm sóc sức
khỏe, làm đẹp chuyên nghiệp cùng hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện
đại nhất thế giới. Vincharm tự hào mang đến cho khách hàng những trải
nghiệm tuyệt vời về dịch vụ massage, trị liệu và chăm sóc sắc đẹp cùng
những chương trình luyện tập, rèn luyện sức khỏe hiệu quả tại hệ thống spa
và phòng tập quy mô, đẳng cấp.
Tại mỗi dự án đô thị, TTTM và khu du lịch của Vingroup trên khắp cả
nước đều có phòng tập và khu Spa cao cấp với thương hiệu Vincharm
nhằm góp phần mang lại những giá trị cuộc sống cao cấp nơi đây.
BÁO CÁO PHÂN TÍCH VIC
Trang


8


PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
Các dự án tiêu biểu:
+ VINCHARM SPA BÀ TRIỆU
+ VINCHARM HEALTH CLUB
+ VINCHARM SPA LONG BIÊN
+ VINCHARM SPA VINPEARL LUXURY NHA TRANG
+ VINCHARM SPA VINPEARL LUXURY ĐÀ NẴNG
2.4. Dịch vụ y tế chất lượng cao
Vinmec là thương hiệu dịch vụ y tế chất lượng cao do Tập đoàn Vingroup
đầu tư và phát triển với quan điểm không chỉ là hoạt động đầu tư đơn thuần
mà còn nhằm thực hiện hóa tâm nguyện tham gia vào công tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân, nâng cao an sinh xã hội và phát triển nền y tế Việt
Nam tiên tiến, hiện đại,…
Theo chiến lược, Vingroup sẽ phát triển một chuỗi các bệnh viện cao cấp
mang thương hiệu này tại những đô thị lớn của Việt Nam.
Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec – Bệnh viện khách sạn 5 sao hàng đầu
Việt Nam là dự án khởi đầu cho chiến lược này: Tọa lạc trên một khuôn
viên gần 2.5ha tại “thành phố của thời đại mới – Times City” (458 Minh
Khai – Hà Nội). Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec được xây dựng theo
mô hình bệnh viện – khách sạn tiêu chuẩn 5 sao quốc tế bao gồm 18 khoa,
31 chuyên khoa cùng các đơn vị hỗ trợ chuyên sâu và công nghệ cao. Bên
cạnh đó,tại Vinmec còn có hệ thống 600 phòng bệnh và phòng khám, tất cả
đều theo mô hình phòng đơn. Vinmec là bệnh viện đi đầu tại Việt Nam
trong việc sở hữu hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ hàng đầu
thế giới, bảo đảm các tiêu chí về hiệu quả, an toàn, tiết kiệm thời gian,
chính xác và thân thiện với môi trường. Không chỉ vậy, Vinmec còn gây ấn
tượng với việc áp dụng chuẩn dịch vụ 5 sao của khách sạn, với đội ngũ bác

sỹ, dược sỹ, điều dưỡng viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh
nghiệm và tận tâm với nghề.
2.5. Dịch vụ giáo dục
Tập đoàn Vingroup vừa chính thức công bố tham gia thị trường giáo dục
Việt Nam với thương hiệu Vinschool. Đây là dòng thương hiệu thứ 5 của
Vingroup (sau Vincom, Vinpearl, Vinmec, Vincharm) và là dòng thương
hiệu thứ 2 Tập đoàn phát triển vì mục tiêu hướng tới cộng đồng.Vinschool
B Á động
O Ctrong
Á O lĩnh
P Hvực
ÂN
Í C của
H V
IC
sẽ là thương hiệu hoạt
giáoT dục
Vingroup
với mô
Trang

9

hình trường học liên cấp từ mầm non đến hết phổ thông trung học.


PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
trung học.

VỀ CÔNG


Khởi đầu cho chuỗi Vinschool tại các khu đô thị của Vingroup trên toàn
quốc, trong tháng 8 năm 2013, Vingroup sẽ đồng loạt khai giảng 02 trường
mầm non Vinschool đầu tiên tại Khu đô thịTimes City (458 Minh Khai) và
Vincom Village (Sài Đồng, Long Biên).Các trường tiểu học, trung học cơ
sở và trung học phổ thông sẽ được xây dựng với lộ trình tiếp theo trong các
năm 2014 – 2015. Theo đó, Vinschool sẽ triển khai tuyển sinh các cấp
Mầm Non: từ niên khoá 2013 – 2014; Cấp I & II từ 2014 – 2015 và Cấp III
từ năm học 2015-2016.
3.

Định hướng và chiến lược phát triển

Bằng khát vọng tiên phong cùng chiến lược đầu tư - phát triển bền vững,
Vingroup phấn đấu trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt
Nam và khu vực; hướng đến một Tập đoàn mang đẳng cấp quốc
tế.Vingroup mong muốn tạo nên một thương hiệu Việt, thể hiện tầm vóc trí
tuệ và niềm tự hào Việt Nam trên trường quốc tế.
Cho đến thời điểm hiện tại, Tập đoàn Vingroup vẫn đi theo định hướng
phát triển đa ngành và hướng đến mục tiêu xã hội. Đem đến những dịch vụ
an sinh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí du lịch. Bên cạnh đó vẫn kết
hợp và đẩy mạnh thế mạnh chính là Bất động sản cao cấp. Các dịch vụ mà
Vingroup cung cấp sẽ là các dịch vụ cao cấp, sang trọng, mang đẳng cấp
quốc tế.
Tiếp tục duy trì tỷ lệ vốn hóa cao hàng đầu trên thị trường chứng khoán
Việt Nam, đem lại giá trị đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư, cổ đông cũng
là một trong những định hướng hoạt động của Vingroup.

BÁO CÁO PHÂN TÍCH VIC
Trang


10


PHẦN I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
4.

Phân tích S.W.O.T

TY
ĐIỂM MẠNH
ĐIỂM YẾU

Tập đoàn luôn giữ vị trí top đầu trong các lĩnh vực mà mình hoạt động.
Thế mạnh về tiềm lực vốn.
Khối lượng tài sản hiện tại lớn (Gần 56 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2012).
Ban lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng lãnh đạo.
Hoạt động trên nhiều lĩnh vực, phân tán rủi ro, đồng thời đây lại là các lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao.
Lợi thế thương mại cao (Khoảng 5 nghìn tỷ đồng)
Bề dày lịch sử hoạt động, đã giành được rất nhiều giải thưởng lớn.
Các lĩnh vực mà Tập đoàn đang đầu tư có tỷ lệ nhạy cảm với biến động thị trường (Bất động sản).
Các dự án Tập đoàn tham gia đầu tư đều là dự án cần đầu tư vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm.
CƠ HỘI
THÁCH THỨC
Chất lượng cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu về các dịch vụ du lịch, giải trí, y tế, giáo dục ngày càng cao hơn, thị trường
ngày càng có tiềm năng mở rộng hơn.
Trên thị trường Việt Nam, hiếm có doanh nghiệp nào có được tiềm lực mạnh như Vingroup, vì thế khi càng phát triển và mở
rộng, Vingroup càng bỏ xa các đối thủ cạnh tranh.
Rào cản gia nhập thị trường dịch vụ mà Vingroup đang đầu tư là rất lớn, vì thế, ngoài những đối thủ cạnh tranh hiện tại, sẽ có
rất ít đối thủ nào tham gia thêm vào thị trường mà có tiềm lực mạnh tương đương Vingroup.

Kỳ vọng của người tiêu dùng ngày càng cao, vì thế hoạt động ở lĩnh vực dịch vụ, thách thức rất lớn đối với Vingroup là theo
kịp những xu thế thay đổi, cũng như những nhu cầu mới của người tiêu dùng.
Lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao cũng là mục tiêu nhắm đến của nhiều công ty, tập đoàn khác. Sự cạnh tranh sẽ càng ngày
càng cao hơn, khốc liệt hơn.

BÁO CÁO PHÂN TÍCH VIC
Trang

11


PHẦN II–TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN – DỊCH VỤ DU LỊCH
Tăng trường GDP theo Quý từ 2001-2013

1. Tình hình kinh tế vĩ mô
Tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2013 nhìn chung có chuyển biến
tích cực.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so
với năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III
tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp
hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm
2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những
năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát
tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp

Nguồn: MBS

thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên đây là
mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của cá c
biệ n phá p, giải pháp được Chính phủ ban hành.


Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước
và tăng 6,04% so với tháng 12/2012. Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng
tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân
năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012, thấp hơn nhiều so với
mức tăng 9,21% của năm 2012. Trong năm nay, CPI tăng cao vào quý I
và quý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%; quý II và quý IV, CPI
tương đối ổn định và tăng ở mức thấp với mức tăng bình quân tháng là
0,4%.
Chỉ số giá tiêu dùng năm nay tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:


Giá một số mặt hàng và dịch vụ do Nhà nước quản lý được điều
chỉnh theo kế hoạch và theo cơ chế thị trường. Ví dụ, giá xăng dầu
được điều chỉnh tăng/giảm và cả năm tăng 2,18%, góp vào CPI
chung cả nước mức tăng 0,08%; giá điện điều chỉnh tăng 10%,
đóng góp vào CPI chung khoảng 0,25%. Bên cạnh đó, giá gas cả

Nguồn: Tổng cục thống kê



năm tăng gần 5%, đóng góp vào CPI cả nước với mức tăng 0,08%;
Nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của dân cư và tiêu dùng cho sản xuất





tăng vào dịp cuối năm;
Ảnh hưởng của thiên tai, mưa bão;
Mức cầu trong dân yếu.

Thu hút đầu tư nước ngoài(FDI)từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2013
ước tính đạt 21,6 tỷ USD, tăng 54,5% so vớicùng kỳ năm

BÁO CÁO PHÂN TÍCH VIC
Trang

12


PHẦN II–TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
trước. Vốnđầutư trực tiếp nước ngoài năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 16,6 tỷ USD,
chiếm 76,9% tổng vốn đăng ký; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 2 tỷ
USD, chiếm 9,4%; các ngành còn lại đạt 3 tỷ USD, chiếm 13,7%.Vốn FDI tăng mạnh thể hiện việc tái lập niềm tin trong trung
hạn của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam,góp phần gia tăng nguồn cung ngoại tệ, tạo điều kiện tăng dự
trữ ngoại hối và ổn định tỷ giá.
Về chính sách lãi suất, từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013, NHNN đã 8 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi
VND. Cụ thể, lãi suất huy động VND có kỳ hạn dưới 1 tháng đã giảm từ 6%/năm xuống 1,25%/năm, kỳ hạn từ 1 đến dưới 12
tháng giảm từ 14%/năm xuống còn 7%/năm.
Đối với tiền gửi ngoại tệ, từ tháng 4/2011 đến nay, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD, đưa lãi suất tiền gửi
USD của tổ chức và cá nhân xuống còn 0,25%/năm và 1%/năm.
Cùng với giảm lãi suất huy động, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đặc biệt là đối với 5
lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ
cao. Riêng trong thời gian từ tháng 6/2012 đến 6/2013, NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất đối với các lĩnh vực và
ngành nghề này. Hiện nay, lãi suất cho vay đối với những lĩnh vực này dao động trong khoảng 9%/năm so với mức 13%/năm
trước đây. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm đáng kể. Lãi suất cho vay đối với nền kinh tế giảm nhanh, từ 18,2%
năm 2011 xuống 15,4% năm 2012 và 10,5% trong 6 tháng đầu năm 2013.

Ngoài ra, việc điều chỉnh giảm lãi suất còn giúp đẩy lùi tình trạng đô la hóa nền kinh tế, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương
tiện thanh toán giảm từ 18% cuối năm từ cuối năm 2011 xuống còn 12% năm 2012, tỷ giá được duy trì ổnđịnh từ năm 2011, dự
trữ ngoại hối nhà nước được cải thiện đáng kể. Và cuối cùng, về phía doanh nghiệp, việc điều chỉnh giảm lãi suất đã giúp các
doanh nghiệp tiết giảm chi phí sản xuất, đồng thời ngăn chặn được nguy cơ tái lạm phát. Tuy nhiên, trên thực tế, dù đã điều
chỉnh mặt bằng lãi suất nhưng lãi suất nhìn chung vẫn ở mứccao và đa phần các doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ) vẫn khó tiếp cận tới tín dụng với lãi suất ưu đãi từ các ngân hàng thương mại.

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2014-2015
Từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 có thể thấy, năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn
trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song
tốc độ chậm; khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó khăn: Khu vực FDI giữ được lợi thế tăng trưởng, nhưng không có
sự đột biến trong năm 2014; Nông nghiệp đã đạt đến đỉnh tăng trưởng do chưa thay đổi về cơ cấu, nên khó có khả năng tăng
trưởng cao hơn năm 2013; Khu vực dịch vụ sẽ tăng trưởng khá hơn năm 2013, nhưng chưa có khả năng thúc đẩy cả nền kinh tế.
Tuy nhiên, bức tranh chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm 2012-2013. Do đó, có thể dự báo trong năm 2014
tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 7%. Nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô,
đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và quan trọng nhất là khôi phục lại niềm tin của thị trường.

BÁO CÁO PHÂN TÍCH VIC
Trang

13


PHẦN II–TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
10 DN Bất động sản - Xây dựng có doanh thu 2. Tình hình ngành bất động sản
lớn nhất trong 9T/2013
Nhờ những nỗ lực giải cứu của Chính phủ trong năm 2013, thị trường bất
động sản đã có những tín hiệu khả quan hơn so với năm 2012. Tổng
doanh thu của ngành bất động sản – xây dựng trong 9T/2013đã có sự tăng
trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm trước với mức tăng trưởng 37.5%

đạt 74,286 tỷ đồng. Trong đó, VIC đứng đầu bảng doanh thu với 11,601
tỷ đồng trong 9T/2013, tiếp theo là VCG với 8,423 tỷ đồng, CTD với
3,763 tỷ đồng và PVX với 3,426 tỷ đồng.
Tổng lợi nhuận sau thuế công ty mẹ của ngành cũng có bước đột phá khi
tăng mạnh hơn 2 lần so với cùng kỳ đạt 6,686 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu loại
bỏ doanh thu đột biến từ VIC thì kết quả lợi nhuận của ngành không thực
Nguồn: Vietstock

sự tích cực khi chỉ đạt 752 tỷ đồng và sụt giảm gần 9% so với cùng kỳ.

Doanh thu tăng trưởng tốt nhưng lợi nhuận thực tế lại không mấy khả quan chủ yếu xuất phát từ:
(i) Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu gia tăng. Trong bối cảnh thị trường năm 2013 thì nhiều khả năng: (1) Do ảnh
hưởng dâychuyền của việc tăng giá nhiên liệu (điện, xăng); (2) Giảm giá bán để kích thích tiêu thụ trong hoàn cảnh khó khăn,
(3) Cũng có thể do việc chuyển dịch cơ cấu doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản sang xây dựng đã diễn ra ở nhiều
công ty trong năm qua.
(ii) Chi phí lãi vay gia tăng. Tổng chi phí lãi vay của ngành vẫn gia tăng trong thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến khoản
thu nhập tài chính. Cụ thể, tổng chi phí lãi vay của ngành trong 9T/2013 là 5,280 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 4,348
tỷ đồng. Việc lãi suất đi vay giảm xuống nhưng chi phí lãi vay của ngành vẫn gia tăng xuất phát từ việc tổng giá trị vay nợ của
ngành (ngắn hạn và dài hạn) tại thời điểm cuối tháng 9/2013 vẫn đứng ở mức cao hơn 218 ngàn tỷ đồng, tăng khá mạnh so với
thời điểm cùng kỳ năm ngoái chỉ gần 176ngàn tỷ đồng.
Hàng tồn kho bắt đầu sụt giảm nhưng dự phòng cũng tăng lên. So với thời điểm đầu năm thì lượng hàng tồn kho của ngành tính
đến cuối tháng 9/2013 đã giảm được hơn 400 tỷ đồng. Đây là tín hiệu khá tíchcực; tuy nhiên nếu so với tổng giá trị hàng tồn
kho của toàn ngành với gần 114,371 tỷ đồng thì mức giảm này là không đáng kể.Tuy cải thiện về tổng giá trị hàng tồn kho
nhưng khoản dự phòng của khoản mục này đã gia tăng đáng kể từ mức 328 tỷ đồng đầu năm lên 847 tỷ đồng.
Áp lực trả nợ ngắn hạn cao. Tổng giá trị nợ vay của ngành tính đến cuối tháng 9/2013 là 218,388 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con
số 222,437 tỷ đồng ở thời điểm đầu năm 2013.Nợ vay của ngành vẫn đang tập trung chủ yếu ở khoản nợ vayngắn hạn với gần
152,691 tỷ đồng chiếm gần 70% tổng nợ vay; trong khi đó nợ vay dài hạn chỉ có 65,757 tỷđông. Như vậy, có thể áp lực trả nợ

gốc của ngành vẫn đang đứng ở mức cao. Nỗi lo về áp lực trả nợ của ngành có thể sẽ giảm bớt phần nào khi hoạt
động mua lại nợ xấu của VAMC đang diễn ra khá nhanh trong thời gian qua.

Thu hút FDI vẫn khá tốt. Tính chung trong 11 tháng đầu năm 2013 tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới và tăng
thêm là gần 21 tỉ USD, tăng hơn 54% so với cùng kỳ năm 2012.Tháng 11, cả nước có 4 dự án FDI mới trong lĩnh vực bất động
sản với tổng giá trị gần 300 triệu USD cao nhất kể từ đầu năm.Tuy nhiên, FDI vẫn tậptrung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo với 16,1 tỷ USD, chiếm 77,2% tổng vốn đăng ký.
Trang

14

BÁO CÁO PHÂN TÍCH VIC


PHẦN III–TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
Lợi nhuận, giá vốn, lãi gộp của Vincom qua các
năm (đơn vị: triệu VNĐ)

1. Doanh thu, lợi nhuận
Tổng quan trong cả giai đoạn từ 2008 đến 2012, doanh thu của tập đoàn
Vincom đã tăng 33,06 lần lên 7908 tỷ đồng. Đó là 1 sự bứt phá ấn tượng
trong tình cảnh khó khăn chung của ngành bất động sản. Nguyên nhân của
sự tăng trường này đến từ những tín hiệu tích cực của thị trường và nền
kinh tế nói chung, chiến lược mở rộng kinh doanh và đặc biệt phải kể đến
sự sát nhập của Công ty CP Vinpearlsáp nhập vào Công ty CP Vincom và
chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn
Vingroup - Công ty CP. Tuy nhiên cũng phải cần xem xét lại khi trong thời
kì này lợi nhuận tăng 21.36 lần (thấp hơn so với doanh thu) do chi phí
tăng quá lớn 67,4 lần (đặc biệt là tăng mạnh từ năm 2011 sang năm 2012)
nguyên nhân là do việc ban đầu mở rộng sản xuất và một phần ảnh hưởng

Nguồn: bvsc.com


của lạm phát gia tăng. Đánh giá chung doanh nghiệp đang kinh doanh
khá tốt theo kế hoạch đề ra.

Tổng hợp về kết quả hoạt động kinh doanh của Vingroup

2008
2009
2010
2011
2012
1. Doanh số
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
2. Các khoản giảm trừ
0.00%
0.00%
0.00%
0.00%
0.04%
3. Doanh số thuần
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
99.96%
4. Giá vốn hàng bán


BÁO CÁO PHÂN TÍCH VIC
Trang

15

25.38%
27.21%
23.94%
56.46%
51.75%


PHẦN III–TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
Giá vốn hàng bán hầu như tăng qua từng năm 25.38% vào năm 2008 và
tăng lên 56.46% vào năm 2011, 51.75% năm 2012. Qua đó làm giảm lãi
gộp của tập đoàn qua các năm. Nguyên nhân là do sự phát triển nóng của
thị trường bất động sản khiến giá nhà tăng cao đột biến nhưng cầu không
tăng làm cho tình hình kinh doanh trở nên khó khăn hơn.
Tuy nhiên nếu nhìn vào con số tuyệt đối thì lợi nhuận gộp của tập đoàn vẫn
tăng trưởng khá ổn đinh và nhanh. Đều tăng qua các năm: 178.470 năm
2008 và năm 2012 là 3.812.417 triêu đồng.
Chi phí tài chính( chủ yếu là chi phí lãi vay) của tập đoàn đã giảm đáng kể
xuống còn 13.88% thấp hơn khá nhiều so với một số năm trước đó. Đi
cùng với đó là thu nhập tài chính chỉ còn chiếm 14.9% chứng tỏ doanh
nghiệp đang tập trung vào đúng mục tiêu đề ra là phát triển 4 ngành dịch
vụ, bất động sản mũi nhọn của mình.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 chiếm 12.4% doanh thu tuy đã
thấp hơn so với năm 2011( 19.2 %) nhưng vẫn còn cao hơn so với năm
2010 và 2009. Doanh nghiệp đang dần ổn định quá trình hoạt động sau khi
ROSF và ROCE của Vingroup qua các năm


mở rộng quy mô.
Lãi trước thuế giảm qua các năm 33.57% năm 2012, tuy nhiên về số tuyệt
đối thì vẫn tăng trưởng. dẫn đến, lợi nhuận sau thuế đã giảm từ năm 2008
là 52.68%, kết thúc năm 2012 chỉ còn là 23.35%. nguyên nhân là do các
chi phí đã tăng nhanh hơn so với doanh thu trong thời kì này.
2. Các tỷ số sinh lời
Theo biều đồ trên cho thấy ROSF và ROCE của Vingroup qua các năm
đều giữ ở mức khá ổn đinh mặc dù ROSF năm 2009 giảm khá mạnh do
tình hình kinh tế ảm đạm.

Vòng quay tổng tài sản và vòng quay tổng tài sản
cố định của Vingroup qua các năm.

3. Các tỷ số hiệu quả hoạt động:
Vòng quay tài sản của doanh nghiệp khá ổn đinh vào năm 2008 cứ 1 đồng
tài sản bỏ ra thì tạo được 0.02 đồng doanh thu, 1 đồng tài sản cố định thì
tạo ra 0.09 đồng doanh thu.
Đồng thời qua biểu đồ trên , vòng quay tăng mạnh trong năm 2010
0.1( vòng quay tổng tài sản) và 0.43( vòng quay tài sản cố đinh) chứng tỏ
trong năm này công ty đã sử dụng rất hiệu quả nguồn tài sản của mình để
tạo ra doanh thu. Tuy nhiên 2 năm sau đó thì không còn dùy trì được kết
quả này, đến năm 2012 chỉ còn 0.05 và 0.2, vì sự mở rộng quy mô, mua
thêm nhiều máy móc
mới
đến
quả

O dẫn


Ohiệu
PH
 chưa
N Tđược
Í C Hphát
V huy.
IC

Trang

16

Nguồn: bvsc.com


PHẦN III–TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
Hệ số đòn bẩy tài chính và thanh toán lãi vay

Vòng quay khoản phải trả duy trì khá ổn định mức thấp cho thấy khả năng
đòi nợ của công ty rất tốt, điều này hoàn toàn hợp lý vì hoạt động của
Vincom chủ yếu là cho thuê bất động sản và hoạt động du lịch.
Vòng quay khoản phải thu giảm mạnh từ năm 2008-2009, từ 50.88 xuống
11.31. rút ngắn thời gian thu các KPT Kỳ thu tiền bình quân: khá cao vào
năm 2010, 2011 (đặc biệt 2011: 323.55) và đột ngột giảm mạnh vào 2012
(53.65).kỳ thu tiền bình quân chỉ còn 52,33 – một con số rất ấn tượng bởi
ta biết do đặc trưng của ngành bất động sản nên kỳ thu tiền bình quân
thường là cao.
Tìm hiều sâu hơn, ta sẽ thấy khả năng khả năng thương lượng với các nhà

EPS qua các năm


cung câp giúp giảm bớt áp lực dòng tiền. Trừ dự án Times City có giá trị
người mua trả tiền trước tới nay đạt khoảng 70% tổng đầu tư, các dự án
trọng điểm khác như Royal và Vincom Village đã thu được nhiều tiền của
khách hàng hơn là VIC đã trả cho các nhà cung cấp (thể hiện ở chỉ số kỳ
trả tiền bình quân: 2010: 20.62, 2011: 14.29, và đặc biệt là 2012: 32.51),
công ty ko gặp vấn đề nào với các dự án này. Điều này còn được thể hiện
rõ khi so sánh với chỉ số ngành: 2749.623.
4. Cơ cấu vốn:
Thoạt nhìn công ty có vẻ đang khó khăn nhưng nếu xem xét kĩ, chiếm tỷ
trọng gần như là 100% trong hàng tồn kho là bất động sản để bán đang xây

Giá và P/E qua các năm

dựng tại các dự án Vincom Center A HCM, Royal City, Times City, chi phí
cho biệt thự tại dự án khách sạn và khu nghỉ dưỡng Vinpearl Hội An,. ... tất
cả những công trình trên sắp hoàn thành và đưa vào sử dụng và là những
dự án rất khả thi cùng với sự nỗ lực hoàn thành của công ty. Công ty mặc
dù đối mặt với hàng tồn kho lớn và tỷ lệ đòn bẩy cao, nhưng công ty khác
biệt ở chỗ có quy mô và danh mục tài sản rất lớn để thế chấp, qua đó tiếp
cận nguồn vốn quốc tế, thêm vào đó danh mục tài sản này ko phải là bình
thường mà là danh mục tài sản có vị trí đắc địa đảm bảo dòng tiền thu
trong tương lai.
5. Các tỷ số thị trường

Nguồn: bvsc.com EPS của Vingroup lớn nhất vào năm 2010, chứng tỏ nhà đầu tư trên thị
trường có cái nhìn lạc quan về công ty nhưng sau đó lại giảm vào năm
2011 và 2012
Hầu hết chỉ số đề tăng qua các năm chứng tỏ cổ phiếu VIC có sức thu hút
với các nhà đầu tư.

BÁO CÁO PHÂN TÍCH VIC
Trang

17


PHẦN IV–KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ
Theo thông tin tổng hợp từ Cafef.vn, tính đếntháng 12/2013, giá cổ phiếu VIC đã tăng 18% so với năm 2012 và
P/E dự phòng cho năm 2013 vào khoảng 8.5 lần, vẫn còn hấp dẫn so với P/E bình quân ngành bất động sản ở Việt
Nam cũng như khu vực. Ngoài ra, VIC còn hấp dẫn bởi vị thế khi nắm giữ vị trí công ty bất động sản hàng đầu
Việt Nam xét về quy mô vốn, quy mô doanh thu – lợi nhuận cũng như mức vốn hóa thị trường. Công ty sở hữu
diện tích mặt bằng bán lẻ lớn nhất Việt Nam, cùng với quỹ đất rất lớn tại các vị trí đắc địa trên cả nước với danh
sách dựa án đa dạng thuộc nhiều loại hình sản phẩm từ căn hộ, trung tâm thương mại đến bất động sản du lịch, tập
trung vào phân khúc cao cấp có biên lợi nhuận cao.
Năm 2013 là một năm tiếp tục khó khăn của ngành bất động sản, tuy nhiên, VIC lại có nhiều dấu hiệu khả quan khi
bàn giao hết và hạch toán căn hộ của cá dự án Royal City và Times City, bán 20% cổ phần của Vincom Retail và
hoàn tất một phần Vincom Center B (HCM)… nên nhiều khả năng VIC đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trước
thuế của năm. Đây là kết quả vượt trội so với các công ty cùng ngành. Động lực tăng trưởng này nhiều khả năng sẽ
tiếp tục phát huy và mang lại kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2014 cho VIC.
Dựa trên những phân tích ở trên, người viết khuyến nghị các nhà đầu tư có thể MUA và nắm giữ dài hạn cổ phiếu
này cho mục đích đầu tư giá trị.
Giá cổ phiếu VIC trong 1 năm trở lại đây

BÁO CÁO PHÂN TÍCH VIC
Trang

18




×