Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Những Vấn Đề Lý Luận Chung Về Luật Kinh Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.97 KB, 22 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TP-HCM
KHOA KINH TẾ

LUẬT KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẲNG NGHỀ
Thời lượng: 30 giờ
Biên soạn: ThS. Nguyễn Ngọc Châu
TP-HCM, 4- 2010


CHƯƠNG I.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN CHUNG VỀ LUẬT KINH TẾ
1. Khái niệm Luật kinh tế;
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều
chỉnh của Luật kinh tế;
3. Chủ thể của Luật kinh tế;
4. Nguồn của Luật kinh tế;
5. Vai trò của Luật kinh tế đối với nền kinh tế
quốc dân;


1.Khái niệm Luật kinh tế

Thời kỳ bao cấp:
Luật kinh tế có thể hiểu là tổng hợp các quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, quy định
thể chế quản lý chặt chẽ và toàn diện của Nhà
nước đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh từ
chế độ sở hữu tài sản đến tổ chức hoạt động sản
xuất, các quan hệ hợp đồng, chế độ phân phối
nhằm đảm bảo tính kế hoạch hóa tập trung và


bao cấp của Nhà nước


ĐẶC TRƯNG:
- Hệ thống pháp luật được xây dựng trên nền tảng
chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã
hội
- Các chủ thể không có quyền tự do kinh doanh
- Xác lập sự can thiệp toàn diện của Nhà nước vào
tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp


Công cuộc đổi mới
Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đề
ra đường lối đổi mới chính sách kinh tế chuyển
từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp
sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN
Hiến pháp (1992) sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã
khẳng định:<…cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
với các hình thức tổ chức SXKD đa dạng…>


Sự thay đổi tính chất của các quan hệ kinh tế-pháp
luật giữa Nhà nước và các chủ thể kinh doanh
thể hiện:
- Thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần
- Nhà nước là người đầu tư, chủ sở hữu, còn
doanh nghiệp là một pháp nhân có quyền tự do
trong hoạt động SXKD



Do vậy, Luật kinh tế có thể hiểu là ngành luật điều
chỉnh hoạt động kinh doanh và nhà kinh doanh
thuộc mọi thành phần kinh tế
Khoa học pháp lý hiện nay quan niệm:
Luật kinh tế là các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các
quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức, quản
lý và hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế


2.Đối tượng điều chỉnh và phương pháp
điều chỉnh của Luật kinh tế:
2.1. Đối tượng điều chỉnh
Là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt
động kinh doanh và quản lý nhà nước về kinh tế
Những nhóm quan hệ:
2.1.1. Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
- Chủ thể
- Nội dung
- Khách thể
- Hình thức pháp lý


2.1.2. Nhóm quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản
lý nhà nước về kinh tế đối với các doanh nghiệp
Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

- Ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các
văn bản pháp luật về doanh nghiệp và các văn
bản có liên quan;
- Xác định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan
quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh


- Tổ chức đăng ký kinh doanh, hướng dẫn việc
đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến
lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát
triển kinh tế xã hội;
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức
kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp;
phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán
bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp


- Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh
nghiệp theo định hướng, mục tiêu của chiến
lược, quy hoạch phát triển;
- Kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật của
doanh nghiệp, của cá nhân, tổ chức khác theo
quy định.
2.1.3. Nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh
nghiệp


2.2. Phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật kinh tế
là cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động

vào các quan hệ kinh tế
Đặc điểm các quan hệ kinh tế trong nền KTTT
- Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền tự do
kinh doanh của doanh nghiệp
- Nhà nước can thiệp để đảm bảo định hướng


Do vậy, phương pháp điều chỉnh luật kinh tế là
- Phương pháp quyền uy
- Phương pháp bình đẳng


3. Chủ thể Luật kinh tế
3.1. Các dấu hiệu của chủ thể Luật kinh tế
- Chủ thể Luật kinh tế phải được thành lập hợp
pháp;
- Phải có tài sản riêng;
- Phải có thẩm quyền kinh tế


3.2. Các loại chủ thể của Luật kinh tế
3.2.1. Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế,
- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên
riêng,
- Doanh nghiệp phải có trụ sở,
- Doanh nghiệp phải có tài sản, vốn,
- Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định
của pháp luật về ngành nghề kinh doanh
- Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định

về điều kiện đối với người thành lập và quản lý
doanh nghiệp


3.2.2. Cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế
- Chính phủ
- Bộ, ngành
- UBND các cấp
- Các Sở
- Các cơ quan quản lý thị trường, thuế, tòa án…


4. Nguồn của Luật kinh tế
- Hiến pháp 1992
- Các luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động kinh
doanh
- Các luật, tuy thuộc những ngành luật khác
nhưng có quan hệ điều chỉnh mật thiết tới hoạt
động kinh doanh


- Các Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế
- Các Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ
- Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
- Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ, cơ quan
ngang bộ


- Điều ước quốc tế

- Tập quán thương mại (không phải là một nguồn
luật đương nhiên)


5.2. Vai trò của Luật kinh tế trong nền kinh tế thị
trường Việt Nam
- Pháp luật kinh tế tạo ra môi trường, điều kiện
thuận lợi cho các quan hệ kinh tế tồn tại một cách
tự do, bình đẳng
- Pháp luật kinh tế khắc phục các tiêu cực của
chính cơ chế thị trường, bảo đảm sự kết hợp hài
hòa giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
- Pháp luật kinh tế góp phần phát triển nền kinh tế
theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa


5. Vai trò của Luật kinh tế trong nền kinh
tế thị trường
5.1. Tính tất yếu của việc điều chỉnh bằng pháp luật
các quan hệ kinh tế thị trường
- Trong nền kinh tế cùng tồn tại nhiều loại hình sở
hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau
- Nền kinh tế vận hành trong môi trường tự do
cạnh tranh và động lực cơ bản chi phối là lợi
nhuận
- Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh kinh tế thị
trường chủ yếu bằng các chính sách kinh tế và
ban hành hệ thống pháp luật kinh tế



Nội dung thảo luận
- Đối tượng điều chỉnh của Luật kinh tế.
- So sánh giữa pháp nhân và thể nhân.
- Điều kiện trở thành chủ thể của Luật kinh tế.



×