Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng tmcp tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 66 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

I H C KINH T TP.HCM

NGUY N TI N HUY

LU NV N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2001


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I :NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NHTM
1.1 Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại………………………………………………….
1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính ngân hàng thương mại…………………………………………..
1.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính ngân hàng thương mại…………………………………………….
1.1.3 Vai trò của phân tích tài chính ngân hàng thương mại…………………………………………………
1.1.4 Các phương pháp sử dụng để phân tích…..………………………………………………………………………..
1.2 Các Báo Cáo Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại……….……….……………………
1.2.1 Bảng tổng kết tài sản…………………………………………………………………………………………………………………
1.2.2 Báo cáo thu nhập –chi phí và kết quả kinh doanh…………………………………………………………
1.3 Phân Tích Thực Trạng Tài Chính Của NH TM Qua Các Báo Cáo Tài Chính..


1.3.1 Phân tích tài sản có…….…………………………………………………………………………………………………………….
1.3.2 Phân tích hoạt động tín dụng………………………………………………………………………………………………….
1.3.3 Phân tích hoạt động kinh doanh khác…………………………………………………………………………………
1.3.4 Phân tích tài sản nợ…….……………………………….…………………………………………………………………………..
1.3.5 Phân tích huy động vốn. ………….…………………………………………………………….………………………………
1.3.6 Phân tích vốn tự có. …………..…………………………………………………………………………………………………….
1.3.7. Phân tích khả năng sinh lợi. ……………………………………………………………………….………………………
1.3.8. Phân tích khả năng thanh toán……………………………………………………………………………………………
1.3.9 Phân tích các tài sản ngoại bảng. ……..………………………………………………………………………………
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC NH TMCP TẠI TP.HCM
2.1 Quá Trình Hình Thành Và Kết Quả Hoạt Động Của Các NH TMCP Tại
TP.HCM………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
2.1.1 Quá trình hình thành của hệ thống NH TMCP tại TP.HCM………………………………………
2.1.2. Kết quả hoạt động của hệ thống NH TMCP tại TP.HCM .…….………….……………………
2.2 Thực Trạng Tài Chính Của Các NH TMCP Hiện Nay…………………………………………….
2.2.1 Phân tích tài sản Có. ………………………………………….……………………………….…………………………………..
2.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng.………………………….……………………………………………………………………
-1-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

2.2.3 Phân tích tài sản Nợ (nguồn vốn) ..………..………….……………………………………………………………….
2.2.4 Phân tích huy động vốn….……………………………………………………………………………………………………….
2.2.5 Phân tích vốn tự có……….………...…….…..……………….…………………………………………………………………
2.2.6 Phân tích khả năng sinh lợi. ..……………..……………………………………..……………………………………….
2.2.7 Phân tích khả năng thanh toán..………………..……………………………………………………………………….
2.3 Những Tồn Tại Trong Hoạt Động Của Các NH TMCP Và Những Nguyên
Nhân Của Những Tồn Tại Đó…………………………………………………………………………………………………….
2.3.1 Các tồn tại do cơ chế quản lý và điều hành của nhà nước.………………………..………………

2.3.2 Các tồn tại trong hoạt động kinh doanh của các NH TMCP………....…………………………
2.3.3 Nguyên nhân của các tồn tại kể trên. ....…………………………………………………………………..……..
CHƯƠNG III. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC NH TMCP
3.1 Những Gỉai Pháp Nội Tại Của Các NH TMCP………………………………………..………………….
3.1.1 Chính sách sử dụng vốn. ....………………………………………………………………..……………………………….
3.1.2 Trong chính sách huy động nguồn vốn. ....…………………………………..………………………………….
3.1.3 Cơ cấu sử dụng vốn – nguồn vốn. ....……………………………………………………………………..………….
3.1.4. Quản trò khả năng sinh lợi. ....…………………………………………………………………………………………….
3.1.5. Quản trò thanh khoản ………....…………………………………………………………………………………………..….
3.1.6 Một số kiến nghò khác. ....…………………………………………………………………………………………………….
3.2 Những Giải Pháp Của Các Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước …………………………………….
3.2.1 Chế độ tài chính đối với các TCTD …………………………………………………………..………………………
3.2.2 Quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro. ....…………………………………………………
3.2.3 Về cơ chế điều hành lãi suất. ....……………………………………….…………………………………………………
3.2.4 Về tổ chức và sắp xếp lại hệ thống NH TMCP……....……………………………………………………

-2-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

LỜI MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA LUẬN ÁN.
Sự tồn tại và phát triển vững chắc của hệ thống ngân hàng quốc gia là
một trong những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Khác với các ngành kinh doanh khác, sự sụp đổ của một ngân hàng trong hệ
thống có thể nhanh chóng dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống, và qua đó làm
ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó vai trò quản lý và giám sát của Nhà
nước đối với các ngân hàng và công tác quản trò điều hành hoạt động kinh

doanh của bản thân các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.
Mặc dù có những kết quả đóng góp nhất đònh vào sự phát triển của nền
kinh tế nước ta trong hơn 10 năm qua, nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh
của hệ thống ngân hàng Việt nam nói chung và hệ thống NH TMCP nói riêng
vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn cần khắc phục. Có nhiều nguyên nhân, trong
đó nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng chưa chú trọng và thực hiện chưa
tốt công tác đánh giá và phân tích tình hình tài chính của ngân hàng, để qua đó
thực hiện quản lý và giám sát tốt các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do
đó, việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động tài chính của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại TP.HCM “
là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. MỤC TIÊU CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU .
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là dựa trên cơ sở phân tích thực
trạng tài chính của các NH TMCP tại TP.HCM để đưa ra các giải pháp nhằm
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của các NH TMCP.

-3-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

3. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đề tài tập trung phân tích và đánh giá tình hình tài chính của các NH
TMCP trên đòa bàn Tp.HCM.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Tôn trọng tính khoa học đó là phản ánh tính trung thực của sự vật, hiện
tượng trong quá trình vận động và phát triển không ngừng. Khi đặt sự vật và
hiện tượng trong trạng thái luôn vận động, có mối quan hệ tác động qua lại,
chúng ta mới hiểu được bản chất của đối tượng, từ đó phát hiện ra những quy
luật phải tuân thủ, trên cơ sở đó tìm kiếm ra chân lý, áp dụng vào thực tế để cải

biến sự vật, hiện tượng lên tầm cao hơn và lại kích thích sự vận động, phát triển
của sự vật.
Xuất phát từ phương pháp luận khoa học này, luận án áp dụng phương
pháp nghiên cứu cơ bản là trên cơ sở thống kê, phân tích các dữ liệu được thu
thập qua khảo sát thực tế tại các NH TMCP, để đưa ra các vấn đề cốt lõi trong
việc phân tích hoạt động tài chính của NH TMCP.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN.
− Giúp các cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở giám sát, quản lý và đánh giá
hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng, nhằm đảm bảo tính an toàn và
hiệu quả của toàn hệ thống ngân hàng.
− Giúp các ngân hàng đánh giá một cách đầy đủ và chính xác tình hình tài
chính, thực lựïc tài chính và các kết quả kinh doanh của ngân hàng, trên cơ
sở đó vạch ra chiến lượïc hoạt động đúng đắn, phù hợp với thực lực của ngân
hàng, nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
− Giúp các NH TMCP từng bước áp dụng các công cụ quản trò kinh doanh hiện
đại vào hoạt động kinh doanh tại ngân hàng.

− Góp phần bổ sung và hoàn thiện lý luận khoa học về quản trò tài chính trong
ngân hàng thương mại.

6.NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN.
− Lời mở đầu.
− Ba chương
̇ Chương I : Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính NHTM.
̇ Chương II : Thực trạng tài chính của các NH TMCP tại TP.HCM
-4-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.


̇ Chương III : Những biện pháp nâng cao hiệu quả hạt động tài chính
của các NH TMCP
− Kết luận.

Mục lục, tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1.1 Khái Niệm Về Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại.
Phân tích tình hình tài chính của NHTM là việc sử dụng các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM đó trong một
thời kỳ nhất đònh mà thông thường là một năm. Qua đó để tìm hiểu các nguyên
nhân dẫn đến hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả, nhằm tìm ra các giải
pháp hoàn thiện các hoạt động NTHM ngày càng hiệu quả hơn.
1.1.2 Mục Tiêu Của Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại.
Mục tiêu cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng là lợi nhuận. Các lónh vực hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cao
luôn là điều hấp dẫn đối với các nhà quản trò ngân hàng. Họ không chỉ hướng
tới các lợi nhuận hiện tại mà còn đề ra các chiến lược để hướng tới lợi nhuận
trong tương lai. Vì lợi nhuận là kết quả tổng hợp của toàn bộ quá trình kinh
doanh của ngân hàng nên nó bò chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Việc phân tích tài
chính để đánh giá một cách chi tiết các yếu tố này để từ đó tìm ra các giải pháp
nhằm nâng cao thu nhập và tiết giảm chi phí, qua đó làm tăng lợi nhuận của
ngân hàng là điều rất cần thiết.
Kinh doanh tiền tệ là lónh vực hoạt động có nhiều rủi ro và rủi ro là vấn
đề không thể tránh khỏi trong hoạt động ngân hàng. Các rủi ro luôn tồn tại và
bao trùm lên tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng, các nhà quản trò không
thể loại bỏ được rủi ro mà chỉ có thể thông qua phân tích tài chính, các nhà
-5-



Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

quản trò ngân hàng nhận biết và dự đoán trước các rủi ro có thể xảy ra, từ đó
xây dựng các biện pháp nhằm hạn chế mọi tác hại của nó gây ra.
Tóm lại, mục tiêu chính của phân tích tài chính NHTM bao gồm :
− Xây dựng chính sách sử dụng vốn tối ưu, trên cơ sở đó tận dụng hết mọi ưu
thế tài chính của ngân hàng để tăng thu nhập, qua đó làm tăng lợi nhuận của
ngân hàng.
− Xây dựng chính sách huy động nguồn vốn hợp lý với chi phí thấp nhất để
tiết giảm chi phí, qua đó làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.
− Phát hiện sớm các rủi ro trong hoạt động và đề ra các biện pháp hạn chế.
1.1.3 Vai Trò Của Phân Tích Tài Chính Ngân Hàng Thương Mại.
1.1.3.1 Phân tích tài chính là công cụ để đánh giá hoạt động NHTM.
Thông qua quá trình phân tích tài chính, NHTM có thể đánh giá được
hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM trong thời gian qua. Bằng các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật như lợi nhuận, thu nhập, cơ cấu vốn – tài sản….. các nhà
quản trò ngân hàng có thể thấy được chất lượng hoạt động, tốc độ phát triển,
quy mô hoạt động và tính ổn đònh bền vững trong hoạt động của ngân hàng.
1.1.3.2 Phân tích tài chính là công cụ để ngân hàng xây dựng và đánh giá
chiến lược kinh doanh của mình.
Thông qua quá trình phân tích tài chính, NHTM có thể xây dựng được
chiến lược kinh doanh cho phù hợp với năng lực chuyên môn và thực lực tài
chính của mình. Qua phân tích tài chính, NHTM cũng có thể đánh giá được
chiến lược kinh doanh của mình đề ra có đúng đắn hay không, có phù hợp với
xu thếù phát triển chung của nền kinh tế hay không, có điểm nào sai sót cần điều
chỉnh hay không…. qua đó ngân hàng có các biện pháp điều chỉnh kòp thời nhằm
đạt được mục tiêu của chiến lược kinh doanh đã đề ra.
1.1.3.3 Phân tích tài chính là công cụ để ngân hàng đánh giá điểm mạnh và

điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của mình.
Kết quả tài chính là tổng lượng của nhiều yếu tố trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Thông qua phân tích tài chính, chúng ta có thể đánh giá
được khả năng quản trò, trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất….. của ngân hàng,
từ đó tìm ra các điểm mạnh cần phát huy và các điểm yếu cần khắc phục trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

-6-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

1.1.3.4 Phân tích tài chính là công cụ để đánh giá thực trạng tàì chính của
ngân hàng.
Mục tiêu chủ yếu của phân tích tài chính đánh giá một cách chính xác và
đầy đủ thực trạng tài chính của một NHTM. Đánh giá thực trạng tài chính của
ngân hàng đang trong tình trạng xấu hay tốt để trên cơ sở đó đề ra các giải pháp
khắc phục hoặc phát huy, nhằm bảo đảm cho sự hoạt động ổn đònh và phát triển
lâu dài của bản thân ngân hàng và của cả hệ thống NHTM.
1.1.3.5 Phân tích tài chính là công cụ giúp NHNN thực hiện tốt vai trò quản lý
và giám sát hoạt động của các NHTM.
Hệ thống NHTM có vai trò rất lớn trong nền kinh tế vì đây là nơi nắm
giữ phần lớn của cải xã hội dưới dạng tiền gởi, là nơi phân phối vốn cho các
ngành kinh tế khác hoạt động, là hệ thống thanh toán của cả quốc gia. Do có
vai trò quan trọng như vậy nên Chính phủ luôn cố gắng áp đặt sự kiểm soát
chặc chẽ và thường xuyên đối với hệ thống NHTM thông qua NHNN. Việc
kiểm tra, giám sát và quản lý của NHNN đối với các NHTM là nhằm đảm bảo
tính an toàn và đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, và qua đó
đảm bảo tính ổn đònh và phát triển của nền kinh tế. Phân tích tài chính NHTM
để đánh giá đúng thực trạng tài chính của các NHTM là công cụ rất hữu ích,

giúp cho NHNN thực hiện tốt vài trò quản lý và giám sát của mình đối với các
NHTM.
1.1.4 Các Phương Pháp Sử Dụng Để Phân Tích.
1.1.4.1 Phương pháp luận.
Phân tích thực trạng tài chính của ngân hàng phải lấy phương pháp luận
của chủ nghóa duy vật biện chứng làm cơ sở, điều này được thể hiện qua các
điểm sau :
− Phải nghiên cứu, xem xét các sự kiện ở trạng thái vận động và phát triển.
Bản thân các số liệu trong kỳ phân tích không thể phản ánh chính xác chất
lượng hoạt động và xu hướng phát triển của ngân hàng. Ví dụ dư nợ của
ngân hàng đến ngày 31/12/1999 là 700 tỷ đồng, con số này không biểu hiện
được khả năng cho vay của ngân hàng là tốt hay xấu. Do đó, khi phân tích ta
phải nghiên cứu các số liệu, các sự kiện qua nhiều thời kỳ khác nhau để
thấy được xu hướng phát triển và quy luật vận động của chúng.
− Phải nghiên cứu các hiện tượng kinh tế trong mối quan hệ hữu cơ với các
hiện tượng kinh tế khác. Một hiện tượng kinh tế thường chòu ảnh hưởng của
-7-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

nhiều hiện tượng kinh tế khác. Mặt khác chính hiện tượng kinh tế đang
nghiên cứu cũng có thể ảnh hưởng đến các hiện tượng kinh tế khác. Như
vậy, các hiện tượng kinh tế luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Do đó,
muốn đánh giá đúng hiện tượng kinh tế, chỉ ra đúng nguyên nhân, xác đònh
đúng mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng…… cần phải xem xét toàn
diện các mối quan hệ kinh tế đó. Nói cách khác, khi phân tích ta không thể
xem xét từng hiện tượng riêng biệt mà phải đặt chúng trong mối quan hệ
giữa các hiện tượng kinh tế với nhau.
− Phải có quan điểm lòch sử cụ thể khi đánh giá các hiện tượng kinh tế. Mọi

hiện tượng kinh tế đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi qua
nhiều thời kỳ. Vì vậy, muốn đánh giá bản chất của hiện tượng, khi phân tích,
ta không chỉ nghiên cứu tình hình hiện tại mà còn phải quan tâm đến quá
khứ, tức là quán triệt quan điểm lòch sử.
− Xem xét các hiện tượng kinh tế phải xuất phát từ thực tế khách quan. Phân
tích tài chính là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động của ngân hàng, làm
cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng phù hợp với từng điều kiện cụ thể
và với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan. Muốn nhận thức đúng
thực trạng tài chính của ngân hàng đòi hỏi phân tích phải xuất phát từ thực
tiễn hoạt động của ngân hàng, trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp khoa
học để phân tích, đánh giá. Các báo cáo phân tích phải chính xác và trung
thực, phản ánh đúng thực chất hoạt động của ngân hàng.
− Phát hiện mâu thuẫn, phân loại mâu thuẩn và đề ra các biện pháp giải quyết
mâu thuẩn. Quá trình vận động và phát triển của các hoạt động kinh tế luôn
tồn tại các mâu thuẩõn. Chính mâu thuẩõn và giải quyết mâu thuẩõn là động
lực thúc đẩy cho hoạt động kinh tế phát triển. Phân tích phải phát hiện được
các mâu thuẩõn, có như vậy các nhà quản trò mới nhận biết được khả năng
tiềm tàng của ngân hàng và đề ra các biện pháp giải quyết hữu hiệu.
− Phải đi sâu vào từng bộ phận cấu thành chỉ tiêu phân tích. Các chỉ tiêu dùng
để phân tích tài chính NHTM đều do nhiều bộ phận cấu thành. Việc đi sâu
nghiên cứu các bộ phận sẽ giúp ích cho việc xác đònh nguyên nhân làm tăng
giảm các chỉ tiêu. Ví dụ trong phân tích lợi nhuận, người ta quan tâm đến
yếu tố thu nhập và yếu tố chi phí, trong đó bao gồm nhiều khoản mục khác
nhau. Nghiên cứu sâu từng khoản mục sẽ giúp cho người phân tích nhận biết
được nguyên nhân làm tăng hay giảm lợi nhuận và từ đó có thể đề ra các
biện pháp giải quyết thích hợp.
-8-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.


1.1.4.2 Các phương pháp phân tích.
1.1.4.2.1 Phương pháp so sánh.
Phương pháp này sử dụng việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã
được lượng hóa về cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau.
1.1.4.2.2 Phương pháp đồ thò.
Phương pháp đồ thò là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng
kinh tế bằng các dạng khác nhau của đồ thò như biểu đồ tròn, đứng, ngang,
đường cong đồ thò….
1.1.4.2.3 Phương pháp liên hệ cân đối.
Phương pháp liên hệ cân đối là phương pháp mô tả và phân tích các hiện
tượng kinh tế khi giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hay phải tồn tại sự
cân bằng.
1.1.4.2.4 Phương pháp phân tổ.
Phương pháp phân tổ là phương pháp phân chia các hiện tượng kinh tế
theo nhóm, dấu hiệu cơ bản của hiện tượng kinh tế đó. Phương pháp phân tổ
được sử dụng để phân tách các chỉ tiêu tổng hợp thành các bộ phận cấu thành
để phân tích.
1.1.4.2.5 Các phương pháp kết hợp khác.
Trong quá trình phân tích, có những chỉ tiêu ngoài việc sử dụng một
phương pháp nhất đònh, chỉ tiêu đó còn được phân tích bằng cách sử dụng nhiều
phương pháp kết hợp nhau hoặc xen kẽ nhau. Ví dụ, để đánh giá chỉ tiêu lợi
nhuận, ta có thể so sánh lợi nhuận năm nay so với các năm trước, sau đó phân
tách chỉ tiêu lợi nhuận thành các bộ phận cấu thành để phân tích.
1.2. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.2.1. Bảng Tổng Kết Tài Sản.
1.2.1.1 Khái niệm.
Bảng TKTS là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ tài sản
hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của ngân hàng tại một thời điểm nhất
đònh.

Bảng TKTS là một báo cáo tài chính quan trọng và chủ yếu nhất. Dựa
vào Bảng TKTS, nhà quản trò có thể biết được tài sản hiện có, hình thái vật
chất, cơ cấu tài sản, tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả tài chính của
-9-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

ngân hàng. Thông qua bảng TKTS, các nhà phân tích có thể nghiên cứu, đánh
giá trình độ quản lý, chất lượng kinh doanh cũng như dự đoán những triễn vọng
của ngân hàng trong tương lai.
1.2.1.2 Nội dung.
Bảng TKTS được chia thành hai phần: Tài sản Có (hay còn gọi là Sử dụng
vốn) và tài sản Nợ (hay còn gọi là Nguồn vốn), thể hiện như sau :
1.2.1.2.1 Tài sản Có.
Tài sản Có là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng. Tài sản Có là
phần tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Tài sản Có bao gồm các khoản mục sau :
− Tiền mặt tại quỹ : bao gồm các khoản tiền mặt VND, vàng, ngoại tệ tiền
mặt, ngân phiếu thanh toán hiện đang tồn quỹ để đảm bảo nhu cầu chi trả
trong ngày làm việc của ngân hàng.
− Tiền gởi và DTBB tại NHNN : là khoản tiền gởi của NHTM tại NHNN
nhằm hai mục tiêu là dùng để thanh toán liên ngân hàng giữa các NHTM
với nhau và dùng để duy trì DTBB theo tỷ lệ quy đònh trên tổng số tiền huy
động được.
− Cho vay : là khoản mục tài sản được sử dụng vào hoạt động cho vay tín dụng
của NHTM. Thông thường khoản tài sản này chiếm từ trên 60% tổng giá trò
tài sản Có của NHTM.
− Đầu tư liên doanh - mua cổ phần : là khoản tài sản được ngân hàng sử dụng
để thực hiện các nghiệp vụ đầu tư tài chính như: đầu tư, liên doanh hoặc
mua cổ phần. Theo quy đònh của NHNN thì tỷ lệ vốn dùng vào hoạt động

đầu tư – liên doanh, mua cổ phần không vượt quá 30% vốn tự có của ngân
hàng.
− Tài sản cố đònh và CCLĐ : bao gồm trụ sở, máy móc thiết bò và các phương
tiện làm việc khác. Đây là các cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu đối
với ngân hàng.
− Các khoản phải thu : là khoản vốn mà ngân hàng đang bò các tổ chức, cá
nhân khác chiếm dụng, và thông thường thì ngân hàng không thu được lãi từ
khoản vốn này.
− Tài sản Có khác : là phần tài sản của ngân hàng được sử dụng vào các mục
đích khác nhau như các khoản ký quỹ, cầm cố nhằm bảo đảm thanh toán của

-10-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

ngân hàng tại các đơn vò khác, các khoản tạm trích, các khoản chờ phân bổ,
tạm nộp thuế…..
1.2.1.2.2 Tài sản Nợ.
Tài sản Nợ hoặc nguồn vốn của NHTM là những giá trò tiền tệ do ngân
hàng huy động hoặc tạo lập được, và được sử dụng để đầu tư, cho vay và thực
hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Tài sản Nợ bao gồm các thành phần chủ
yếu sau :
− Tiền gởi của khách hàng : là những phương tiện tiền tệ do ngân hàng thu
nhận được từ nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ ký thác và các nghiệp vụ
khác để làm vốn kinh doanh.
− Vốn vay từ NHNN hoặc các TCTD khác : là nguồn vốn hình thành từ việc
ngân hàng tiến hành các hoạt động vay mượn vốn của các NHTM khác
thông qua thò trường liên ngân hàng, hoặc vay của NHNN hoặc từ các đònh
chế tài chính quốc tế để giải quyết kòp thời nhu cầu về vốn của ngân hàng.

− Vốn ủy thác đầu tư : là nguồn vốn được hình thành từ việc các đònh chế tài
chính quốc tế tiến hành dự án đầu tư tài chính thông qua NHTM để cho vay
đối với các đối tượng của dự án. Trong các dự án loại này, NHTM là trung
gian giữa đònh chế tài chính quốc tế và người vay vốn trong nước.
− Các khoản ký quỹ bảo đảm thanh toán: là nguồn vốn hình thành từ các
khoản ký quỹ mở thư tín dụng, ký quỹ bảo đảm thanh toán séc, ký quỹ bảo
lãnh……của các khách hàng tại NHTM, thông qua đó NHTM đứng ra cam kết
bảo lãnh để cho khách hàng của NHTM có đủ điều kiện tham gia vào các
hoạt động kinh doanh của khách hàng.
− Vốn và các quỹ : là nguồn vốn hình thành từ vốn tự có của ngân hàng và các
loại quỹ của ngân hàng. Vốn tự có là vốn do các chủ sở hữu đóng góp hình
thành nên. Các loại quỹ của ngân hàng được hình thành từ kết quả của quá
trình hoạt động kinh doanh thông qua hình thức lợi nhuận để lại.
− Các khoản phải trả : nguồn vốn này được hình thành từ các khoản nợ chưa
thanh toán, các khoản vốn mà ngân hàng đang chiếm dụng của các tổ chức,
cá nhân khác ….. mà ngân hàng thường không phải trả lãi hoặc trả lãi rất
thấp khi sử dụng nguồn vốn này.
− Tài sản Nợ khác: bao gồm các khoản dự phòng giảùm giá tài sản, các khoản
chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch giá ngoại tệ….
1.2.1.2.3 Phần ngoại bảng.
-11-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

Ngoài các giao dòch được phản ánh trong Bảng TKTS, NHTM còn tham
gia các giao dòch chưa được thừa nhận là tài sản Có hoặc tài sản Nợ. Các giao
dòch này được theo dõi riêng ở các tài khoản ngoài bảng TKTS, bao gồm : các
cam kết cho vay, các hợp đồng bảo lãnh công nợ, bảo lãnh ngân hàng, các hợp
đồng liên quan đến lãi suất, các hợp đồng giao dòch hối đoái như SWAP,

OPTIONS, FUTURES, các cam kết khác…..
Mặc dù sự biến động của các giao dòch ngoại bảng không làm thay đổi
đến vốn và nguồn vốn của ngân hàng nhưng nó chứa đầy rủi ro, có thể làm ảnh
hhưởng đến độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng. Do đó, khi phân tích,
các nhà quản trò ngân hàng cần phải quan tâm đến các loại tài sản này.
1.2.2 Báo Cáo Thu Nhập –Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh.
1.2.2.1 Khái niệm.
Báo cáo thu nhập – chi phí và kết quả kinh doanh của NHTM là bảng
tổng hợp tổng kết kết quả kinh doanh của NH trong một thời kỳ nhất đònh. Qua
báo cáo này, ngân hàng có thể nhận biết được các khoản thu nhập, các khoản
chi phí và kết quả lổ lãi của ngân hàng trong một kỳ hoạt động kinh doanh.
1.2.2.2 Kết cấu.
Báo cáo thu nhập – chi phí và kết quả kinh doanh của NHTM bao gồm 2
phần chính là thu nhập và chi phí, cụ thể như sau :
1.2.2.2.1 Thu nhập.
Thu nhập là các khoản thu bằng tiền mà ngân hàng thu được thông qua
các hoạt động kinh doanh , bao gồm :
− Thu từ hoạt động tín dụng : là các khoản thu lãi mà ngân hàng thu được qua
hoạt động cho vay.
− Thu từ dòch vụ thanh toán ngân quỹ : là các khoản thu về dòch vụ chuyển
tiền, thu về dòch vụ thanh toán XNK, thu từ các dòch vụ thu chi hộ, thu lãi
tiền gởi tại các TCTD khác.
− Thu từ hoạt động kinh doanh khác bao gồm thu từ hoạt động đầu tư liên
doanh, góp vốn, mua cổ phần, thu kinh doanh ngoại hối, thu hoa hồng, thu từ
nghiệp vụ ủy thác và đại lý, thu kinh doanh chứng khoán
− Các khoản thu nhập bất thường khác.
1.2.2.2.2 Chi phí.
-12-



Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

Chi phí là các khoản chi bằng tiền mà ngân hàng chi ra nhằm đảm bảo
cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng được tiến hành. Các khoản chi phí
của một ngân hàng bao gồm :
− Chi về huy động vốn là khoản chi trả lãi cho các khoản vốn mà ngân hàng
đi vay từ các thành phần kinh tế và dân cư trong xã hội.
− Chi về dòch vụ thanh toán ngân quỹ là các khoản chi liên quan đến dòch vụ
thanh toán và chuyển tiền như cước phí bưu điện, cước phí mạng viễn thông,
phí chuyển tiền qua các TCTD khác.
− Chi phí nhân viên là các khoản chi như chi trả lương và các khoản phụ cấp
khác cho nhân viên.
− Chi phí quản lý bao gồm các khoản chi về giấy tờ vật liệu văn phòng phẩm,
chi phí đào tạo, chi phí điện thoại.
− Chi phí về tài sản bao gồm các khoản chi khấu hao, bảo dưỡng, sữa chữa,
mua sắm, bảo hiểm…. tài sản.
− Chi dự phòng là khoản chi dự phòng để xữ lý các rủi ro phát sinh trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
− Chi về bảo hiểm tiền gởi là khoản chi cho Quỹ bảo hiểm tiền gởi của Ngân
hàng nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi cho người gởi tiền khi TCTD gặp khó
khăn trong việc chi trả tiền gởi cho khách hàng.
− Các khoản chi phí bất thường khác.
1.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI QUA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
1.3.1 Phân Tích Tài Sản Có.
1.3.1.1 Khái niệm .
Phân tích tài sản Có là việc phân tích và đánh giá hiệu quả của việc sử
dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nói cách khác, đó là
việc đánh giá hiệu quả của việc chuyển các nguồn vốn huy động và vốn tự có
thành các tài sản kinh doanh của ngân hàng.

Một ngân hàng thực hiện được chiến lược quản lý tài sản Có của mình
được xem là có chất lượng khi đáp ứng được các yêu cầu sau:
− Tỷ lệ tài sản Có sinh lợi bình quân trong tổng tài sản Có chiếm tỷ trọng cao.

-13-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

− Tài sản Có không sinh lợi chiếm tỷ trọng vừa phải nhằm đảm bảo khả năng
thanh toán của ngân hàng.
− Cơ cấu tài sản Có sinh lợi được phân bổ hợp lý nhằm phân tán rủi ro và đa
dạng hóa hoạt động của ngân hàng.
− Tỷ lệ rủi ro thấp và nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng.
1.3.1.2 Chỉ số dùng để phân tích tài sản Có.

♦ Chỉ số 1. Cơ cấu tài sản Có.
Số dư từng loại tài sản Có / Tổng tài sản Có
Ý nghóa: Chỉ số này cho biết kết cấu tài sản Có của ngân hàng, qua đó
biết được chiến lược sử dụng vốn của ngân hàng, các điểm mạnh và điểm yếu
trong chiến lược sử dụng vốn. Chỉ số này cũng cho biết được những rủi ro tiềm
ẩn trong cơ cấu tài sản của ngân hàng.

♦ Chỉ số 2. Tỷ trọng tài sản Có sinh lợi.
Số dư tài sản Có sinh lợi / Tổng tài sản Có
Ý nghóa: Chỉ số này cho biết tỷ trọng các loại tài sản Có đem lại thu
nhập cho ngân hàng chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng tài sản Có của ngân
hàng.
1.3.2 Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng.
1.3.2.1 Khái niệm.

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của một NHTM, do
đó khi phân tích chất lượng tài sản Có của ngân hàng thì thường người ta phân
tích hoạt động tín dụng của ngân hàng đó. Một ngân hàng có chất lượng tín
dụng thì đồng thời chất lượng tài sản Có của ngân hàng đó cũng cao.
1.3.2.2 Các chỉ số dùng để phân tích.
Phân tích hoạt động tín dụng là việc làm rất phức tạp và đòi hỏi nhiều
nguồn thông tin khác nhau, trong phạm vi Bảng TKTS thì các nhà quản trò có
thể sử dụng các chỉ số sau đây để phân tích hoạt động tín dụng gồm :

♦ Chỉ số 1. Cơ cấu cho vay.
Dư nợ từng loại cho vay / Tổng dư nợ cho vay
-14-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

Ý nghóa: Chỉ số này cho biết cơ cấu cho vay của NHTM. Mỗi loại cho
vay có cơ cấu lãi suất, thời hạn và mức rủi ro khác nhau, do đó phân tích cơ cấu
cho vay giúp các nhà quản trò ngân hàng đánh giá được hoạt động tín dụng của
ngân hàng mình.

♦ Chỉ số 2. Quy mô hoạt động tín dụng.
Tổng dư nợ cho vay / Tổng tài sản Có
Ý nghóa: Chỉ số này cho biết quy mô của hoạt động tín dụng của NHTM.
Thường chỉ số này đạt từ 0,65 å 0,7, tức tỷ trọng hoạt động tín dụng chiếm từ
65% å 70% tổng tài sản của ngân hàng.

♦ Chỉ số 3. Chất lượng hoạt động tín dụng.
Dư nợ xấu / Tổng dư nợ cho vay
Ý nghóa: Chỉ số này xác đònh chất lượng tín dụng của NHTM. Chỉ số này

càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém. Theo khuyến cáo
của của NHNN thì một NHTM được xem là có chất lượng tín dụng tốt khi chỉ
số này tối đa không quá 5%.
1.3.3 Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Khác.
Ngoài hoạt động tín dụng, để đánh giá một cách đầy đủ chất lượng tài
sản Có và chất lượng hoạt động của ngân hàng, nhà quản trò ngân hàng cũng
cần phân tích các hoạt động khác như :
− Phân tích hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng cần tập trung phân
tích các quy đònh của NN về kiểm soát ngoại hối, trong đó chủ yếu là việc
kiểm soát trạng thái ngoại hối của các ngân hàng.
− Về hoạt động hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, khi phân tích cần chú ý
tính tuân thủ của ngân hàng về tỷ lệ đầu tư trên vốn tự có theo quy đònh của
NN. Khi đánh giá hoạt động hùn vốn, mua cổ phần cần phải so sánh với tỷ
suất lợi nhuận bình quân thu được từ các hoạt động khác của ngân hàng để
đánh giá hiệu quả của hoạt động này.
− Đối với hoạt động bảo lãnh, khi phân tích cần chú ý tỷ lệ bảo lãnh tối đa cho
một khách hàng, tổng mức bảo lãnh so với vốn tự có để đánh giá mức độ an
toàn của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.

-15-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

− Phân tích các hoạt động cung cấp dòch vụ để đánh giá khả năng tìm kiếm lợi
nhuận ở các hoạt động dòch vụ cũng như đánh giá được tính phong phú và đa
dạng trong hoạt động của ngân hàng.
1.3.4 Phân Tích Tài Sản Nợ.
1.3.4.1 Khái niệm.
Phân tích tài sản Nợ là việc phân tích và đánh giá hiệu quả của việc huy

động các nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Phân tích tài sản Nợ giúp các
nhà quản trò ngân hàng có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ về hiệu quả của chiến
lược huy động vốn của ngân hàng, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp điều chỉnh
và xữ lý kòp thời nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng.
Một ngân hàng thực hiện được chiến lược quản lý tài sản Nợ của mình
được xem là có hiệu quả khi đáp ứng được các yêu cầu sau:
− Huy động đầy đủ và nhanh chóng các nguồn vốn nhằm đảm bảo nguồn vốn
hoạt động của ngân hàng.
− Các nguồn vốn huy động với chi phí thấp.
1.3.4.2 Chỉ số phân tích.
Phân tích tổng quát tài sản Nợ giúp nhà quản trò có cái nhìn khái quát về
cơ cấu tài sản Nợ và xác đònh được chi phí phải trả khi sử dụng nguồn vốn huy
động được. Khi phân tích tổng quát tài sản Nợ, người phân tích thường sử dụng
chỉ số cơ cấu tài sản Nợ sau:
Số dư từng loại tài sản Nợ / Tổng tài sản Nợ
Ý nghóa: Chỉ số này giúp cho nhà quản trò ngân hàng biết được cơ cấu
nguồn vốn của ngân hàng mình. Mỗi loại nguồn vốn đều có những yêu cầu
khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả….do đó ngân hàng cần
phải quan tâm, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kòp thời có những
chiến lược huy động nguồn vốn cho từng thời kỳ nhất đònh.
1.3.5 Phân Tích Huy Động Vốn.
1.3.5.1 Khái niệm.
Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM với các doanh
nghiệp khác là NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ bên
ngoài, còn nguồn vốn của các doanh nghiệp chủ yếu là vốn tự có. Do đó khi
-16-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.


phân tích nguồn vốn của ngân hàng thì vấn đề cần chú ý là phân tích tình hình
huy động vốn.
Vốn huy động từ bên ngoài ngân hàng bao gồm nhiều loại vốn khác như:
như tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán, vốn ký quỹ, vốn vay từ các TCTD
khác, vốn ủy thác đầu tư…..mỗi loại vốn trên lại có những yêu cầu khác nhau về
chi phí, tính thanh khoản…… do đó phân tích và đánh giá từng loại vốn huy động
giúp nhà quản trò xây dựng được kế hoạch huy động từng loại nguồn vốn phù
hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng.
1.3.5.2 Các chỉ số phân tích.

♦ Chỉ số 1. Cơ cấu vốn huy động.
Số dư từng loại vốn huy động / Tổng vốn huy động
Ý nghóa: Chỉ số này xác đònh cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Như
đã nói ở trên, vốn huy động của ngân hàng bao gồm nhiều loại với những yêu
cầu khác nhau, do đó việc xác đònh cơ cấu vốn huy động sẽ giúp cho nhà quản
trò ngân hàng thực hiện các biện pháp quản trò các loại vốn này.

♦ Chỉ số 2. Khả năng huy động vốn
Số dư huy động vốn / Tổng vốn tự có
Ý nghóa: Chỉ số này xác đònh khả năng huy động vốn của một đồng vốn
tự có, hay nói cách khác, chỉ số này giúp nhà quản trò xác đònh khả năng và quy
mô thu hút vốn của ngân hàng.

♦ Chỉ số 3. Hiệu quả của vốn huy động
Tổng dư nợ cho vay/ Tổng nguồn vốn huy động
Ý nghóa: Chỉ số này cho biết hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động
và giúp so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn của ngân hàng.
Thường chỉ số này đạt từ 0,8 å 0,9 là tốt vì thể hiện ngân hàng đã sử dụng hiệu
quả đồng vốn huy động vào các hoạt động mang lại thu nhập .
1.3.6 Phân Tích Vốn Tự Có.

1.3.6.1 Khái niệm.

-17-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

Phân tích vốn tự có của các NH TMCP là nhằm đánh giá độ an toàn đối
với các rủi ro của ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
1.3.6.2 Các chỉ số phân tích.

♦ Chỉ số 1. Độ an toàn của vốn tự có.
Số dư vốn tự có / Tổng tài sản Có
Ý nghóa: Chỉ số giúp xác đònh độ an toàn của vốn tự có đối với quy mô
hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ số này càng cao thì độ an toàn vốn
của ngân hàng càng cao.

♦ Chỉ số 2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Chỉ số COOK).
Số dư vốn tự có / Giá trò quy đổi tài sản Có rủi ro
Ý nghóa: Chỉ số giúp xác đònh khả năng bù đắp các rủi ro bằng nguồn
vốn tự có của của ngân hàng. Theo quy đònh của NHNN thì chỉ số này tối thiểu
phải là 8%.
1.3.7. Phân Tích Khả Năng Sinh Lợi.
1.3.7.1 Khái niệm.
Phân tích khả năng sinh lợi nhằm đánh giá năng lực của ngân hàng trong
việc sử dụng các tài sản vào hoạt động kinh doanh để mang lại lợi nhuận cho
ngân hàng. Qua phân tích khả năng sinh lợi, các nhà quản trò có thể nhận biết
được khả năng tìm kiếm lợi nhuận và hiệu quả về tài chính trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
Thông qua phân tích lợi nhuận, các nhà quản trò ngân hàng có thể theo

dõi, kiểm soát và đánh giá lại các chính sách kinh doanh trong tương lai, đồng
thời các nhà quản trò cũng có thể đưa ra những nhận xét và đánh giá đúng hơn
về kết quả hoạt động đạt được, xu hướng tăng trưởng và các nhân tố tác động
đến tình hình lợi nhuận của ngân hàng.
1.3.7.2 Các chỉ số phân tích.

♦ Chỉ số 1. Chỉ số ROA.
Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản Có
Ý nghóa: Chỉ số cho thấy được khả năng kinh doanh tổng quát của ngân
hàng. Chỉ số này giúp xác đònh hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA
-18-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cao, tuy nhiên nếu ROA quá
lớn sẽ đi kèm theo đó là rủi ro.

♦ Chỉ số 2. Chỉ số ROE.
Lợi nhuận ròng / Tổng vốn tự có
Ý nghóa: Chỉ số ROE đo lường hiệu quả của một đồng vốn tự có. Chỉ số
này cho biết lợi nhuận ròng mà cổ đông nhận được từ vốn đầu tư của ngân
hàng, ROE càng lớn thì lợi nhuận của cổ đông càng lớn.
1.3.8 Phân Tích Khả Năng Thanh Toán .
1.3.8.1 Khái niệm.
Khả năng thanh toán (hay còn gọi là khả năng chi trả ) của ngân hàng là
khả năng có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng các tài sản lưu động có
thể chuyển thành tiền trong thời kỳ phù hợp với khả năng trả nợ.
1.3.8.2 Chỉ số phân tích .
Tài sản Có có thể thanh toán ngay / Tài sản Nợ phải thanh toán ngay

Ý nghóa: Chỉ số này thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn
của ngân hàng. Chỉ số này thấp báo hiệu sự khó khăn trong việc thanh toán các
khoản nợ. Chỉ số này cao thể hiện khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, nếu chỉ
số này cao quá cũng không tốt vì điều đó thể hiện ngân hàng đang quản lý
không tốt tài sản của mình.
1.9 Phân Tích Các Tài Sản Ngoại Bảng.
Mặc dù các giao dòch ngoại bảng không làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự
biên động vốn và nguồn vốn của ngân hàng song nó chứa đầy rủi ro tiềm ẩn có
thể ảnh hưởng đến độ an toàn trong kinh doanh của NHTM. Do đó khi phân tích
các nhà quản trò ngân hàng luôn phải tâm đến các giao dòch ngoại bảng bao như
các cam kết cho vay, bảo lãnh ngân hàng, các hợp đồng liên quan đến lãi suất,
các hợp đồng giao dòch ngoại tệ …

-19-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM

2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI TP.HCM.
2.1.1 Quá Trình Hình Thành Của Hệ Thống NH TMCP Tại TP.HCM.
Vào những năm cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 là thời kỳ sôi động ở
TP.HCM cũng như cả nước trong việc triển khai thực hiện Nghò quyết Đại hội
Đảng lần VI (1986) và lần VII (1991) về đổi mới nền kinh tế đất nước. Chuyển
đổi nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang xây dựng và phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thò trường có sự

quản lý của Nhà nước theo đònh hướng XHCN.
Ở thời điểm đó, hoạt động tiền tệ – ngân hàng được xác đònh có vai trò
là mũi nhọn, động lực góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới. Nghò quyết TW 3
(Khóa VI), Quyết đònh 218/HĐBT (1987) và Nghò đònh 53/HĐBT ngày
26/3/1988 của Hội đồng bộ trưởng đã chỉ đạo chủ trương chuyển hoạt động
ngân hàng từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN. Thực
-20-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

hiện chủ trương đó, hệ thống NHNN được tách ra và thành lập các ngân hàng
chuyên doanh, từng bước vừa nghiên cứu vừa làm, đi từ thí điểm, thực nghiệm
để xây dựng mô hình tổ chức và xây dựng cơ chế hoạt động hạch toán kinh
doanh đối với hoạt động ngân hàng là nhiệm vụ mới mẽ và gặp không ít khó
khăn.
Tại Tp.HCM, cùng với việc xây dựng các ngân hàng chuyên doanh như
Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và
Ngân hàng Đầu tư phát triển thì nhà nước đã thí điểm xây dựng mô hình NH
TMCP, đầu tiên là Ngân hàng Sài gòn Công thương (1987) và tiếp đến là Ngân
hàng TMCP Xuất nhập khẩu Eximbank (1988). Đó là bước khởi đầu đổi mới tổ
chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng trên đòa bàn TP.HCM. Hình thành
mạng lưới ngân hàng thực hiện cơ chế hạch toán kinh doanh, tách khỏi hệ thống
ngân hàng một cấp, tiếp cận dần với nền kinh tế thò trường. Chuyển hoạt động
từ chổ chỉ quan hệ với thành phần kinh tế quốc doanh là chủ yếu sang quan hệ
với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế.
Cũng trong thời kỳ này đã có sự bộc phát hình thành một hệ thống các
HTX tín dụng và các tổ chức doanh nghiệp huy động vốn kinh doanh khác, cùng
hoạt động kinh doanh tiền tệ rộng khắp trên đòa bàn TP.HCM với gần 200 cơ
sở. Trong lúc tình hình đồng tiền Việt nam đang ở thời kỳ lạm phát cao, trình độ

quản lý kinh doanh yếu kém, chưa có hành lang pháp lý và sự hoạt động của
các tổ chức này đã vượt quá tầm kiểm soát của nhà nước. Chính vì vậy mà hệ
thống này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, đến cuối năm 1989 và đầu năm
1990 đã bò đổ vỡ, tan rã để lại hậu quả rất xấu về kinh tế xã hội, phải mất rất
nhiều công sức, của cải vật chất để xữ lý các hậu quả này.
Đến tháng 5/1990, Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh Ngân
hàng, HTX tín dụng và công ty tài chính ra đời đã tạo hành lang pháp lý đầu
tiên cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, đánh dấu bước ngoặt mới trong tiến
trình đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt nam. Từ đó
từng bước hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp, phân đònh rõ chức năng quản
lý của NHNN và chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM.
Trên cơ sở đó, ở đòa bàn TP.HCM đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện
việc điều chỉnh hoạt động của các NH TMQD và các NH TMCP. Thành lập các
NH TMCP trên cơ sở hợp nhất các HTX tín dụng và thành lập thêm một số NH
TMCP mới. Trong một thời gian ngắn tổ chức và sắp xếp lại hệ thống ngân
hàng, các NH TMCP hình thành và hoạt động cùng với các NH TMQD tạo
-21-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

thành một mạng lưới các NHTM hoạt động góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh
tế xã hội.
Đến cuối năm 2000, hệ thống NH TMCP tại TP.HCM đã có 23 NH
TMCP đang hoạt động, trong đó có 17 NH có Hội sở chính tại TP.HCM và 6
NH có Hội sở chính ngoài TP.HCM. Trong số các NH TMCP có Hội sở tại
TP.HCM thì có có 3 NH TMCP được thành lập trước khi có Pháp lệnh ngân
hàng, có 3 NH TMCP được thành lập mới và 11 NH TMCP được thành lập trên
cơ sở hợp nhất các HTX tín dụng. Nhìn chung hoạt động của các NH TMCP
cũng có những kết quả rất khác nhau, có ngân hàng đã và đang hoạt động rất

tốt với hiệu quả kinh doanh và uy tín rất cao, tuy nhiên cũng có NH TMCP hoạt
động rất yếu kém và đang đứng trên bờ vực phá sản hoặc giải thể.
2.1.2 Kết Quả Hoạt Động Của Hệ Thống NH TMCP Tại TP.HCM.
Điểm nổi bật nhất về thành tựu đạt được trong 10 năm đổi mới tổ chức
và hoạt động của các NH TMCP là đã thiết lập được hệ thống tổ chức ngân
hàng từng bước thích ứng với yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế đất
nước theo đướng lối đổi mới. Sau 10 năm đổi mới hệ thống NH TMCP đã phát
triển được mạng lưới hoạt động rộng khắp, tiếp cận được với mọi thành phần
dân cư, phong cách phục vụ văn minh và lòch sự hơn, trình độ chuyên môn ngày
càng nâng cao. Các thành tựu đạt được trong 10 năm đổi mới hoạt động của các
NH TMCP như sau :
2.1.2.1 Góp phần đáng kể trong công cuộc huy động vốn phục vụ cho phát triển
nền kinh tế.
Với mạng lưới hoạt động tương đối rộng khắp cùng với cơ chế hoạt động
linh hoạt, có thể nói hệ thống NH TMCP đã có những đóng góp nhất đònh trong
công cuộc huy động vốn trong nước phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế.
Số liệu về hoạt động huy động vốn của hệ thống NH TMCP từ năm 93
đến nay cho thấy nếu như năm 93 các NH TMCP chỉ huy động được 1.838 tỷ
đồng – chiếm 27,7% tổng huy động của toàn hệ thống NH tại TP.HCM thì đến
năm 2000 tổng số dư huy động vốn của các NH TMCP đã là 16.377 tỷ đồng –
chiếm 29,6% tổng vốn huy động của các hệ thống ngân hàng tại TP.HCM. Số
vốn huy động đến năm 2000 đã tăng 7,9 lần so với năm 93, bình quân mỗi năm
đạt tốc độ tăng trưởng là 98,8%.
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn của xã hội.

-22-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.


Với cơ chế hoạt động khá linh hoạt và thông thoáng, các NH TMCP là
một trong những kênh cung cấp vốn khá quan trọng đối với các thành phần kinh
tế, đặc biệt là đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Đến cuối năm
2000, tổng vốn cho vay của hệ thống NH TMCP đã tăng đáng kể so với năm 93,
nếu như dư nợ cho vay năm 93 là 1.958 tỷ đồng thì đến năm 2000 dư nợ cho vay
đã đạt 12.171 tỷ đồng – tăng 5,2 lần so với năm 93, tốc độ tăng trưởng tín dụng
bình quân đạt 65,2%/năm.
Loại hình cho vay của các NH TMCP ngày càng đa dạng và phong phú
hơn, nếu như trong giai đoạn đầu các NH TMCP cho vay chủ yếu đối với các
đơn vò kinh tế, các doanh nghiệp vay vốn để sử dụng vào mục đích kinh doanh
thì đến nay, các NH TMCP đã và đang thực hiện cho vay với nhiều loại hình
cho vay khác nhau như cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng, cho vay sữa chữa và
mua nhà….qua đó đã góp phần đáp ứng được nhu cầu về vốn sản xuất kinh
doanh và tiêu dùng của các tầng lớp dân cư trong nền kinh tế.
2.1.2.3 Mở rộng mạng lưới hoạt động và đa danïg hóa các loại hình dòch vụ
ngân hàng nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.
Với mạng lưới hoạt động rộng khắp, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và linh hoạt
nên trong thời gian qua, các NH TMCP đã bắt đầu tập trung vào các hoạt động
cung cấp dòch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trong
xã hội, và thực tế cho thấy các hoạt động cung cấp dòch vụ của các NH TMCP
ngày càng hiệu quả và đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng của xã hội
như: dòch vụ đòa ốc của Ngân hàng Á châu, dòch vụ như thu chi trả hộ cho các
công ty, dòch vụ chi trả kiều hối tận nhà, dòch vụ chuyển tiền nhanh… của Ngân
hàng Đông Á. Với quy mô hoạt động dòch vụ ngày càng tăng thì thu nhập từ các
hoạt động dòch vụ ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập
của các NH TMCP, đây có thể nói là bước phát triển về chất trong hoạt động
của các NH TMCP.
2.1.2.4 Góp phần cùng NHNN trong việc chấn chỉnh, củng cố và xây dựng hê
thống NHTM ngày càng vững chắc và lành mạnh.
Trong thời gian qua, các NH TMCP đã góp phần cùng NHNN trong việc

chấn chỉnh, sắp xếp là tổ chức lại hệ thống NH TMCP, theo đó một số NH
TMCP có tiềm lực và khả năng tài chính mạnh đã cùng nhau kết hợp lại với
NHNN để hỗ trợ giải quyết các hậu quả tại một số NH TMCP yếu kém và gặp
khó khăn về khả năng thanh toán. Ngoài ra, một số NH TMCP đã đứng ra sáp
nhập hoặc mua lại các NH TMCP bò thua lổ hoặc kinh doanh không hiệu quả.
-23-


Chương I. Một số nội dung cơ bản về phân tích tài chính ngân hàng thương mại.

Những việc làm nói trên của các NH TMCP đã được đánh giá cao và đem lại
một số kết quả nhất đònh, góp phần làm lành mạnh hóa hệ thống NH TMCP nói
riêng và hệ thống NHTM tại TP.HCM nói chung.
2.2 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HIỆN NAY.
Cùng với các ngân hàng khác, hệ thống NH TMCP đã có những đóng
góp nhất đònh vào những kết quả chung của hệ thống NHTM tại TP.HCM trong
thời gian qua. Một trong những đóng góp nổi bật nhất là đã từng bước khắc
phục những hậu quả xấu của cuộc đổ vỡ các HTX tín dụng và dần dần hình
thành một hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, do đa số được
hình thành mới hoặc trên cơ sở hợp nhất các HTX tín dụng, kinh nghiệm chưa
nhiều nên hiệu quả hoạt động của hệ thống các NH TMCP nhìn chung còn chưa
cao, trong đó vấn đề về thực trạng tài chính của các NH TMCP hiện nay là vấn
đề cần phải phân tích và đánh giá cụ thể.
2.2.1 Phân Tích Tài sản Có.
2.2.1.1 Cơ cấu tài sản Có.
BẢNG 1 . CƠ CẤU TÀI SẢN CÓ CỦA CÁC NH TMCP
STT

Chỉ tiêu


Năm
Năm
Năm Tỷ lệ BQ
1998
1999
2000 năm 2000
61,3% 62,4% 50,4%
56,8%

1

Cho vay

2

Hùn vốn , liên doanh, mua CP

3

Tiền gởi tại NHNN+TCTD khác

4

Tiền mặt - vàng - ngoại tệ

3,0%

5


Tài sản cố đònh

6
7

1,7%

2,1%

2,3%

2,6%

19,6% 16,8%

29,4%

20,0%

2,6%

2,4%

1,6%

2,9%

3,6%

2,6%


1,4%

Các khoản phải thu

3,8%

4,3%

3,3%

1,8%

Tài sản có khác

7,7%

8,1%

9,6%

15,8%

Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 1998, năm 1999 và năm 2000 của NHNN
TP.HCM
Sử dụng vốn của các NH TMCP trong các năm qua chủ yếu tập trung vào
hoạt động cho vay với tỷ trọng năm 98 là 61,3%, năm 99 là 62,4% và năm 2000
giảm chỉ còn 50,4%. Mặc dù tỷ trọng vốn cho vay trong năm 2000 có giảm so
với năm 1999 nhưng dư nợ cho vay cuối năm 2000 vẫn tăng 24,3% so với năm
-24-



×