Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo ở đồng băng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 64 trang )

B

TR

GIÁO D C VÀ ÀO T O

NG

CHÂU

I H C KINH T TP.HCM

C HU NH K

LU N V N TH C S KINH T

TP. H Chí Minh – N m 2001


Mục Lục
Chương I
TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM HEO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG.
1. Vai trò của sản phẩm heo trong nền kinh tế ........................................ 1
2. . Thò trường heo tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. ................................... 2
2.1 Cầu thòt heo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long............................................... 2
2.2 Cung thòt heo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. ............................................ 5
3. Ýù nghóa của giải pháp. .......................................................................... 6
Chương II

THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HEO


TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
I. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG HEO CỦA CÁC TÁC
NHÂN THAM GIA (STRUCTURE) .............................................................. 8
1. Người chăn nuôi.................................................................................... 8
1.1 - Tình hình chung về người chăn nuôi. .................................... 8
1.2 - Kênh Marketing của người chăn nuôi. .................................. 9
2. Người thương lái (Lái heo) .................................................................. 11
2.1 - Tổng quan về thương lái. ...................................................... 11
2.2 - Hệ thống kênh Marketing ..................................................... 11
a) Mạng lưới đầu vào và dòng chảy sản phẩm
đầu ra. ........................................................................... 11
b) Tình hình giá cả mua vào và bán ra của Lái
heo................................................................................. 12
3. Lò mổ. ................................................................................................... 13
3.1 -Tổng quan tình hình lò mổ. ..................................................... 13
3.2 - Kênh Marketing ..................................................................... 14
a) Mạng lưới đầu vào ................................................................... 14
b) Dòng chảy sản phẩm đầu ra. ................................................... 14
c) Tình hình giá cả thò trường. ...................................................... 15
4. Người bán lẻ. ........................................................................................ 16
a) Tổng quan tình hình người bán lẻ. ........................................... 16
b) Mạng lưới mua vào của người bán lẻ. ..................................... 16
c) Dòng chảy sản phẩm đầu ra..................................................... 17
5. Người tiêu dùng công nghiệp. .............................................................. 18
a) Người chế biến. .................................................................................... 18
a.1) Tổng quan
....................................................................... 18
-1-



a.2) Mạng lưới đầu vào................................................................. 18
a.3) Dòng chảy sản phẩm đầu ra.................................................. 19
b) Nhà hàng khách sạn. ........................................................................... 20
b.1) Tổng quan ............................................................................. 20
b.2) Mạng lưới đầu vào................................................................. 20
b.3) Dòng chảy sản phẩm đầu ra.................................................. 21
6. Người tiêu dùng. ................................................................................... 21
II. PHÂN TÍCH CƠ CẤU ĐIỀU HÀNH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM
HEO (CONDUCT)........................................................................................ 23
1. Người chăn nuôi.................................................................................... 23
2. Thương lái( Lái heo) ............................................................................. 25
3. Lò mổ.................................................................................................... 25
4. Người tiêu dùng công nghiệp. .............................................................. 26
a) Nhà chế biến. ........................................................................... 26
b) Nhà hàng ................................................................................. 27
5. Người bán lẻ. ........................................................................................ 27
6. Người tiêu dùng. ................................................................................... 28
III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA CÁC TÁC NHÂN THAM GIA
TRONG THỊ TRƯỜNG HEO(PERFORMANCE) .............................................. 30
1. Người chăn nuôi .................................................................................... 30
2. Thương lái (Lái heo) ............................................................................. 31
3. Lò mổ (bao gồm cả những thương lái mua heo hơi sau đó
giết mổ để bán)......................................................................................... 32
4. Người bán lẻ ........................................................................................ 33
IV. NHỮNG TỒN TẠI MÀ CÁC TÁC NHÂN GẶP PHẢI.(RÚT RA
TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU)................................................................................... 34
V. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI KHÁC............................................................. 40
Chương III

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ TIÊU

THỤ SẢN PHẨM HEO
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN ......................................................................... 43
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................... 43
1. Nhóm giải pháp nhằm phát triển sản phẩm heo về số lượng,
chất lượng ........................................................................................... 43

-2-


1.1 - Chính sách tài chính tín dụng nhằm kích thích việc chăn nuôi
....................................................................................................
43
1.2 - Sắp xếp lại cơ câu tổ chức đồng thời quy hoạch những
vùng chăn nuôi trọng điểm......................................................... 44
1.3 - Sản xuất giống có năng suất giống có năng suất và
chất lượng cao.............................................................................. 46
1.4 - Quản lý việc sản xuất thức ăn gia súc (về chất lượng)............... 48
1.5 - Hoàn thiện hoạt động của hệ thống thú y và hoạt động
giết mổ ....................................................................................... 48
1.6 - Giải pháp về môi trường ............................................................. 50
1.7 - Phát triển hình thức kinh tế hợp tác, Hợp tác xã......................... 51
2. Nhóm giải pháp về việc tiêu thụ sản phẩm heo ................................. 52
2.1 - Kiểm soát chi phí đầu vào nhằm giảm giá thành chăn
nuôi, tạo lợi thế cạnh tranh ......................................................... 52
2.2 – Nhà nước phải có chính sách trợ giá cho người chăn
nuôi ............................................................................................. 53
2.3 - Nhà nước cần thiết lập một mạng lưới thông tin hữu
hiệu ............................................................................................. 54
2.4 - Nhà nước cần tổ chức mạng lưới thu mua trực tiếp với
người chăn nuôi, nhằm tạo ra một đối trọng có lợi cho

người chăn nuôi .......................................................................... 54
2.5 - Giữ vững thò trường trong nước, chủ động tìm thò
trường xuất khẩu.......................................................................... 55
2.6 - Kích cầu sản phẩm heo thông qua việc đẩy mạnh
ngành công nghiệp chế biến, đa dạng hoá thực phẩm
chế biến từ thòt heo .................................................................... 57
Kết luận ..................................................................................................... 59

-3-


Lời Nói Đầu
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
CHĂN NUÔI HEO LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP KHÔNG KÉM PHẦN
QUAN TRỌNG Ở VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT LÀ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÀ NƠI
CÓ TỚI 80% NGƯỜI DÂN SỐNG BẰNG NGHỀ NÔNG NGHIỆP. CHÍNH VÌ VẬY, NGƯỜI DÂN
Ở ĐÂY ĐÃ PHẦN NÀO GẮN BÓ VỚI HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI HEO VÀ ĐÂY CŨNG CHÍNH
LÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN.

THỰC VẬY, CON HEO NGÀY NAY

70 – 80% THỊT NÓI CHUNG CHO NHU CẦU TIÊU DÙNG CẢ NƯỚC
MÀ CÒN HƯỚNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU.
KHÔNG CHỈ CUNG CẤP

Nhìn chung trong thời gian qua ngành chăn nuôi heo ở nước ta đã được Nhà
nước phần nào quan tâm đến. Đây cũng là cơ hội cho người dân đẩy mạnh chăn
nuôi so với các nước trong khu vực mà nguyên nhân chủ yếu là do phương thức
chăn nuôi ở nhiều hộ nông dân, trang trại và các tổ chăn nuôi.... chủ yếu là mang
tính truyền thống, dựa vào kỹ thuật, kinh nghiệm vốn có và các nguồn thức ăn, phụ

phẩm từ nông nghiệp chính. Bên cạnh những vấn đề còn đối diện với nghèo nàn
trong quá trình chăn nuôi, thì vấn đề thò trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm heo
vẫn là vấn đề khá phức tạp. Để thấy rõ hơn những thành công cần phải kế thừa
cũng như những thất bại cần phải củng cố, tôi quyết đònh lựa chọn “giải pháp phát
triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo tại Đồng Bằng Sông Cửu Long” làm đề tài
nghiên cứu cho mình. Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết phần nào bài
toán nan giải cho thò trường heo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có đáp số đúng.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
-

Mô tả hoạt động của thò trường chăn nuôi heo

-

Đánh giá hiệu quả hoạt động của các tác nhân trong kênh thò trường heo

-

Xác đònh những khó khăn mà các tác nhân trong kênh phân phối gặp phải.

-

Đề ra giải pháp nhằm phát triển việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
-

Phương pháp thống kê
-4-



-

Xếp hạng tiêu thức

-

Phương pháp phân tích SCP (mô hình cấu trúc thò trường) cụ thể:

• Yếu tố S: cấu trúc thò trường (Structure)
• Yếu tố C: hoạt động của thò trường (Conduct)
• Yếu tố P: hiệu quả hoạt động (Performance)
-

Phân tích kênh phân phối ( Marketing Channel)

4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
-

Đòa điểm nghiên cứu giới hạn ở ba tỉnh đại diện là Cần Thơ, Sóc Trăng và Vónh
Long

-

Cỡ mẫu nhỏ trên mỗi tác nhân trong kênh phân phối

-

Không phân tích đến tác nhân người tiêu dùng cuối cùng


-

Chỉ nhấn mạnh đến thò trường tiêu thụ trong nước

5. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
-

Tổng quan về sản phẩm heo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

-

Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo

-

Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long

-5-


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM HEO Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1. VAI TRÒ CỦA SẢN PHẨM HEO TRONG NỀN KINH TẾ:
-

Một là: ngành đóng góp tạo ra thu nhập quốc dân. Chỉ tính riêng giai đoạn từ

1996 đến 2000 ngành chăn nuôi heo đã tạo ra thu nhập quốc dân đáng kể (xem
bảng 1)
Bảng 1: Giá trò sản lượng đóng góp của ngành chăn nuôi heo
Năm

Sản lượng thòt
(1000 tấn)

Đơn giá
(đồng/tấn)

Thành tiền
(tỷ đồng)

1996

1.076,0

12.789

13.760.964

1997

1.154,2

11.645

13.440.659


1998

1.230,6

13.077

16.092.556

1999

1.452,7

14.918

21.671.378

2000

1.493,38

14.000

20.907.320

Nguồn: niên giám thống kê.

Từ 1996 – 2000, giá trò sản lượng thòt heo ngành chăn nuôi tạo ra là 85.872.877 tỷ
đồng, bình quân mỗi năm đạt 17.174.575 tỷ đồng.
-


Hai là : Ngành thu hút lao động và giải quyết việc làm cho xã hội. Ước tính vào
năm 2000 lao động trong khu vực này chiếm khoảng 15% lao động ở nông thôn.

-

Ba là: Là nhân tố quan trọng góp phần làm thay đổi cơ cấu bữa ăn hàng này của
người dân.

Ngành chăn nuôi heo phát triển sẽ đảm bảo nguồn thực phẩm giàu dinh
dưỡng, ổn đònh cho người dân. Đây là nhân tố vô cùng quan trọng trong bữa ăn
hàng ngày.

-6-


Bảng 2: Giá trò dinh dưỡng của thòt heo so với các loại thòt khác
Loại Thòt

Nước

Chất Đạm

Chất Béo

Chất Khoáng

Thòt heo loại 1 73.0

19.0


7.0

1.0

Thòt heo loại 2 47.5

14.5

37.3

0.7

Thòt bò loại 1

70.5

18.0

10.5

1.0

Thòt bò loại 2

74.2

21.0

3.8


1.0

Thòt trâu

73.0

22.8

3.3

0.9

Thòt thỏ

69.3

21.5

8.0

1.2

Nguồn: Sổ tay chăn nuôi

-

Bốn là: góp phần làm cân đối tỷ lệ chăn nuôi và trồng trọt hướng đến một nền
nông nghiệp phát triển dựa trên sự phát triển cân đối giữa trồng trọt và chăn
nuôi.


Ngành chăn nuôi Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thắng lợi nhất
đònh. Nó đánh dấu sự tăng lên sản lượng thòt cung cấp cho người dân, làm chất
lượng dinh dưỡng bữa ăn gia tăng rõ rệt, góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, chăn nuôi vẫn chưa vượt qua giai đoạn tự cung tự cấp. Các sản
phẩm chăn nuôi chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước là chính chưa đủ sức hòa nhập
và cạnh tranh trên thò trường thế giới.
Sản xuất phát triển làm đời sống của các tầng lớp dân cư được cải thiện làm
tiền đề phát sinh những nhu cầu mới: ăn ngon, đủ chất....Do đó, nhu cầu về thòt heo
trong những năm tới đối với thò trường trong nước vẫn còn rất cao.
2. THỊ TRƯỜNG THỊT HEO TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
Đã từ lâu thòt heo trở thành loại thực phẩm quan trọng của người dân Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Thòt heo hiện diện trong bữa ăn hàng ngày của mọi người,
mọi nhà từ người giàu cho đến người nghèo ở khắp nơi vùng đồng bằng, đặc biệt là
trong các dòp lễ, hội, đình đám.......
Vì vậy, nhu cầu về thòt heo luôn là vấn đề quan tâm trên thò trường thực
phẩm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long và chiếm một tỷ trọng lớn trong thò trường
các loại thực phẩm.

-7-


2.1 Cầu thòt heo tại Đồng Bằng Sông Cửu Long:
Vì thòt heo là món ăn rất phổ biến của người dân đồng bằng nên lượng cầu
về thòt heo trên thò trường rất lớn. Theo số liệu điều tra của 180 mẫu ở rải rác các
tỉnh ĐBSCL và thành phố trong số các hộ có tiêu thụ thòt trung bình mỗi tháng mỗi
hộ gia đình tiêu thụ 5,4 kg thòt nạc; 5,2 kg thòt đùi; 3,5 kg thòt ba chỉ.....Số liệu của
Phòng kinh doanh Công ty Kỹ Nghệ Súc sản (Vissan) cho biết mức tiêu thụ thòt heo
hàng ngày của thành phố Hồ Chí Minh ước khoảng 5500 con trong năm 2000, trong
đó nguồn heo của Thành phố chỉ đáp ứng từ 5-7% số còn lại chủ yếu từ miền Tây
và một ít từ miền Trung. Do vậy, tính chung cho ĐBSCL thì khối lượng cầu về thòt

ở từng chủng loại sẽ rất lớn.
Theo số liệu điều tra trong năm 98 và 99, giá thòt có biến động nhẹ theo từng
quý trong năm và có tăng đột biến vào dòp Tết năm 99. Vì vậy, khối lượng thòt tiêu
thụ của hộ gia đình cũng thay đổi theo nhưng mức thay đổi không lớn (Bảng 1 –
PL1).
Phần lớn các hộ gia đình giảm mua thòt khi giá tương đối cao. Theo số liệu
điều tra, có 41% số hộ giảm lượng mua tại những thời điểm giá cao và theo họ đây
là nguyên nhân quan trọng nhất làm giảm lượng thòt tiêu dùng của hộ gia đình. Từ
quý I đến quý IV năm 98, giá thòt nạc dao động nhẹ từ 29.600 đ đến 29.800 đ/kg,
tương ứng với các mức giá cao nhất vào quý I và thấp nhất vào quý II. Sự biến
động của giá tuân theo tập quán tiêu dùng của người dân nước ta. Vào các tháng
đầu năm, tháng Giêng, tháng Hai trùng với các dòp lễ, Tết lớn của dân tộc nên
người dân có nhu cầu tiêu dùng, dự trữ thực phẩm cao, nhất là thòt heo. Mọi nhà ai
cũng chuẩn bò vài kg thòt tươi hay chế biến trong nhà để phục vụ ngày Tết nên
lượng thòt heo tiêu thụ trong những ngày này rất lớn. Theo quy luật cung cầu, cầu
tăng cao dẫn đến giá tăng, đặc biệt là đối với những sản phẩm thiết yếu như thòt
heo. Ngược lại, vào các tháng trong quý II, nhu cầu về thòt của người dân trầm lắng
trở lại sau những ngày Tết sôi nổi. Số hộ có nhu cầu về thòt giảm đáng kể trong các
tháng này nên giá cả sẽ giảm theo.
Trong những ngày Tết 99 (đầu 2000), diễn biến của thò trường cũng xảy ra
tương tự những ngày đầu năm 1998, giá thòt heo tăng cao, đạt 31.900 đồng/kg đối
với thòt nạc và 28.300 đồng/kg đối với thòt đùi. Nhìn chung, tất cả các chủng loại
thòt heo trong Tết 99 đều tăng cao so với năm 1998. Điều đó dẫn đến lượng thòt tiêu
thụ trung bình của mỗi hộ giảm trong dòp Tết này, khoảng 4,1 kg/hộ/tháng.
Lượng cầu về các sản phẩm thòt gắn liền với lượng cầu về heo hơi (heo bán
nguyên con) vì heo hơi là nguồn cung cấp các sản phẩm từ heo. Do vậy, diễn biến
-8-


giá cả heo hơi trên thò trường gắn liền với giá cả thò trường của các chủng loại thòt

heo. Sự tăng giảm của giá heo hơi dẫn đến sự tăng giảm giá cả của các sản phẩm
thòt. Trong năm 98 đến 99, giá heo hơi dao động xung quanh mức 10.000 – 14.000
đồng/kg và giá tăng cao vào những ngày tết năm 1999 (đầu năm 2000).
Ngoài giá cả, lượng thòt tiêu thụ còn bò ảnh hưởng bởi thu nhập của người
tiêu dùng. Trong số các hộ điều tra có 27% nhóm hộ có thu nhập thấp và 22%
nhóm hộ có thu nhập cao cho rằng thu nhập thấp là nguyên nhân quan trọng làm
giảm lượng thòt tiêu thụ của họ (Bảng 2 – PL1).
Đối với những hộ này, có thể xem thòt heo là một loại hàng hóa bình thường.
Khi thu nhập giảm thì họ giảm tiêu dùng và khi thu nhập tăng họ sẽ tăng lượng tiêu
dùng. Tuy nhiên, đối với những hộ có thu nhập cao hơn thì phản ứng của họ đối với
lượng thòt tiêu dùng rất khác biệt khi thu nhập của họ tăng. Nhu cầu về thòt của họ
có thể giảm khi thu nhập của họ tăng. Họ thường tiêu dùng những món ăn cao cấp
hơn so với thòt heo như thòt bò, gà, tôm, cua, thủy hải sản cao cấp......Có thể nhận
thấy rằng đối với tầng lớp người giàu ở thành thò ĐBSCL thì thòt heo là một loại
hàng hóa thứ cấp nên nhu cầu của họ giảm khi thu nhập tăng.
Hiện nay, do sự đa dạng của thò trường thực phẩm, chủng loại hàng hóa ngày
càng nhiều nên trên thò trường xuất hiện rất nhiều loại thực phẩm có thể thay thế
cho thòt heo. Thòt heo không còn chiếm vò trí độc tôn trên thò trường thực phẩm nữa
mà phải chia sẻ cho các mặt hàng thòt bò, cá, gà, các loại thủy hải sản...Đặc biệt là
sản phẩm cá, có rất nhiều chủng loại cá với biên độ dao động của giá rất rộng, từ
vài ngàn đồng/kg đến hàng trăm ngàn đồng/kg. Trong thời gian gần đây, do xuất
hiện tình trạng nuôi cá rầm rộ ở khắp nơi nên khối lượng cá bán trên thò trường rất
lớn dẫn đến giá cả giảm mạnh, nhất là đối với các loại cá được ưa chuộng như cá
lóc, rô phi, các loại cá nuôi bè. Người tiêu dùng có xu hướng tiêu dùng nhiều cá
hơn. Chính vì thế, số người cho rằng thực phẩm thay thế là nguyên nhân chính làm
giảm lượng thòt heo tiêu dùng của họ chiếm một tỷ trọng đáng kể 41% đối với số
hộ loại A và 50% đối với số hộ loại B. Bên cạnh đó, số hộ thay đổi khẩu phần thực
phẩm, chuyển từ thòt heo sang các loại thực phẩm khác cũng chiếm một số lượng
lớn. Điều này cho thấy khi sản phẩm thực phẩm trên thò trường ngày càng đa dạng
thì người dân, cả những nhóm người có thu nhập thấp đến cao, có xu hướng dùng

những loại thực phẩm khác để thay thế cho thòt heo và nhu cầu thòt heo có xu
hướng giảm mạnh. Tuy nhiên, cho đến nay lượng tiêu thụ thòt heo còn biến động do
những nguyên nhân khách quan như dòch bệnh, thiên tai lũ lụt và các thời điểm
khác nhau trong năm.

-9-


Lượng thòt heo được sản xuất ra còn được dùng để xuất khẩu. Tuy nhiên
lượng thòt xuất khẩu còn rất hạn chế. Theo Bộ Thương Mại, sản lượng thòt heo sản
xuất và chế biến ở nước ta hiện nay ước tính khoảng 1,9 triệu tấn thòt hơi/năm,
trong đó tiêu thụ nội đòa là 96 – 97%, còn xuất khẩu rất ít và lại chưa có thò trường
ổn đònh. Sở dó kim ngạch xuất khẩu thòt heo thấp là do chất lượng thòt heo của ta
chưa cao, tỷ lệ lợn nạc của Mỹ và Trung Quốc cao gấp 1,5 lần thòt heo của ta. Có
nguy cơ đàn heo siêu nạc của ta trở thành heo “siêu mỡ” do ta chưa có đủ quy trình
chăn nuôi sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Giá thành sản xuất của ta
còn cao so với các nước khác chủ yếu do giá thức ăn công nghiệp quá cao. Hiện
giá heo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ở ĐBSCL là 900 – 1200 USD trong khi giá bình
quân tại Trung Quốc chỉ có 650 USD/tấn và Mỹ là 600 – 800 USD/tấn, trong khi tỷ
lệ nạc của họ cao hơn 1,5 lần. Thò trường xuất khẩu chính của ta là Liên bang Nga
nhưng cũng gặp nhiều rủi ro trong cơ chế thanh toán L/C.
2.2 Cung thòt heo tại thò trường Đồng Bằng Sông Cửu Long:
Chăn nuôi heo là một tập quán lâu đời của người dân ĐBSCL, cả ở thành thò
lẫn nông thôn. Người dân ở đồng bằng có thói quen nuôi heo để tận dụng những
thực phẩm phế thải trong gia đình và góp phần cải thiện thu nhập. Đa số người dân
chăn nuôi nhỏ, năm bảy con một nhà. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trại heo chăn
nuôi với quy mô lớn vài chục con, nuôi heo với mục đích thương mại. Hiện nay, số
hộ nuôi heo ở thành thò ít dần. Lượng heo nuôi chủ yếu ở nông thôn do có nhiều
phế phẩm của gia đình như tấm, cám.....không gian lớn nên ít ảnh hưởng đến xung
quanh.

Theo ước tính của Cục Thống Kê tỉnh Cần Thơ năm 2000, đàn heo ở ĐBSCL
có số lượng là 2.875.528 con, trong đó Tiền Giang là tỉnh nuôi nhiều nhất và An
Giang nuôi ít nhất. Nuôi heo con ở An Giang chủ yếu là nuôi thả lang giống heo cỏ.
Số lượng heo tăng dần qua các năm.
Bảng 3: Đàn heo vùng ĐBSCL qua các năm
Năm
Số lượng (con)

1996
2.551.222

1997
2.606.666

1998
2.594.077

1999
2.797.207

2000
2.875.528

Nguồn: Cục Thống Kê Cần Thơ 2000

Theo số liệu điều tra, trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 4 con đối với những hộ chăn
nuôi nhỏ và 12 con đối với những hộ chăn nuôi lớn. Số hộ chăn nuôi nhỏ giảm dần. Do
chi phí thức ăn tăng trong khi giống nuôi đối với các hộ chăn nuôi nhỏ không có chọn lọc
(giống tạp) nên chăn nuôi không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, những hộ
- 10 -



chăn nuôi lớn có nhiều kinh nghiệm nên họ chọn lọc giống cẩn thận cho năng suất cao
và tiết kiệm được thức ăn. Theo một chủ một trại chăn nuôi heo giống tại Sóc Trăng thì
bình quân một con heo giống tốt chỉ tiêu thụ một lượng thức ăn khoảng 2,5 – 2,7
kg/ngày, trong khi heo thường phải tốn khoảng 3,5 - 4 kg/ngày
Theo ý kiến của nhiều người thì việc nuôi heo không có lãi hay lãi ít do chi phí
chăn nuôi, giá bán lại bấp bênh, nhưng lại có một nghòch lý là số lượng đàn heo tăng dần.
Điều đó có thể là do lối sống của người dân. Người dân muốn tận dụng những phế phẩm
của gia đình, và thời gian nhàn rỗi để tăng gia sản xuất, cải thiện đờøi sống. Đối với một số
người, nuôi heo còn là thú tiêu khiển lúc nông nhàn. Một số người khác cho rằng đó là
nghề gia truyền, không thể từ bỏ hay là niềm đam mê, là nghề tâm huyết của họ và do
vậy, họ tìm cách nâng cao hiệu quả chăn nuôi để có thể đứng vững với nghề. Hiện nay, với
sự trợ giúp kỹ thuật của Phòng nông nghiệp hay trung tâm khuyến nông tại các đòa
phương, kỹ thuật chăn nuôi ngày càng hoàn thiện, tránh bớt rủi ro và năng suất cũng tăng.
Hiện nay, trên thò trường thòt heo, lượng cung tăng dần trong khi lượng cầu
không ổn đònh do bò tác động bởi rất nhiều nhân tố. Do vậy giá cả thòt heo ổn đònh
và có xu hướng giảm trong thời gian gần đây nên đã làm nản lòng những nhà chăn
nuôi. Tuy nhiên số hộ bám nghề heo vẫn còn cho nên trong thời gian tới lượng heo
sản xuất vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Tình hình thò trường bất lợi sẽ không
mang lại tín hiệu lạc quan cho người chăn nuôi.
3. Ý nghóa của giải pháp:
Thông qua phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp, luận văn sẽ cung cấp
các tài liệu cần thiết nhằm góp phần giúp các nhà làm chính sách hoàn thiện các
chính sách liên quan đến phát triển chăn nuôi, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu sản
phẩm heo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, cụ thể:
• Đối với nông dân ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: luận văn tạo điều kiện phát
triển thò trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm heo, kích thích phát triển chăn
nuôi và tăng thu nhập cho nông dân.
• Đối với chính quyền đòa phương và các nhà làm chính sách: có căn cứ khoa

học để hoạch đònh được chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển chăn
nuôi, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
• Hỗ trợ cho các hình thức hợp tác kinh tế và hợp tác xã nông nghiệp phát triển
• Đối với các nhà nghiên cứu: cung cấp các thông tin cơ bản, căn cứ khoa học cần
thiết cho các nhà nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, tiêu
thụ, chế biến, xuất khẩu nông sản hàng hàng hóa và phát triển nông thôn.
- 11 -


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HEO
I-

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM HEO CỦA CÁC
TÁC NHÂN THAM GIA (STRUCTURE):

Nhà chế biến

Người chăn nuôi

Lái heo

Lò mổ

Người bán lẻ

Nhà hàng

Người tiêu dùng
Cá nhân

Sơ đồ 1: Kênh phân phối sản phẩm thòt heo ở ĐBSCL.
1. Người chăn nuôi:
1.1 - Tình hình chung người chăn nuôi:
Theo số liệu điều tra 157 hộ năm 1999 thì số heo bình quân được nuôi trên
mỗi hộ khoảng 09 con, so với năm 1998 là 17 con, cho thấy xu hướng chăn nuôi
trong vùng nghiên cứu đang giảm xuống (khoảng gần 50%) (cột bình quân ở bảng
4). Giảm nhiều nhất là ở huyện Bình Minh (Vónh Long), huyện Long Phú (Sóc
Trăng) và Thành phố Cần Thơ. Trọng lượng xuất chuồng bình quân là 109 kg/con.
Về phương thức chăn nuôi thì đa số Người chăn nuôi sử dụng chuồng trại, không
nuôi thả. Diện tích chuồng trại hiện đang nuôi bình quân trên hộ theo kết quả
nghiên cứu là 33m2/hộ và mật độ chuồng bình quân trên một con heo là 4m2.

- 12 -


Bảng 4: Trọng lượng xuất chuồng và qui mô chăn nuôi

Chỉ tiêu

Đơn vò
tính

ĐỊA PHƯƠNG
Cần
Thơ

Ô Môn

Tam
Bình


Bình
Minh

Mỹ
Xuyên

Long
Phú

Bình
quân

Tổng số con con/hộ
nuôi
hàng
năm

18,58

12,95

17,56

15,48

30,19

12,56


18,18

Tổng số con con/hộ
nuôi
hàng
năm 1998

16,97

13,20

19,88

22,86

19,43

12,92

17,54

Tổng số con con/hộ
nuôi
hàng
năm 1999

8,94

7,10


11,00

6,09

13,74

7,22

9,17

Số lứa bình Lần
quân hàng
năm

2,08

1,89

2,22

1,92

2,14

1,94

2,04

Trọng lượng Kg/con
bình

quân
heo
giống
mua

16,70

19,11

14,92

16,40

16,20

15,24

15,66

Trọng lượng kg/con
xuất chuồng
bình quân

111,57

115,57

103,96

107,50


105,56

104,80

109,08

Chu kỳ chăn Tháng
nuôi

5,45

6,47

5,08

5,72

5,58

6,48

5,77

Nguồn điều tra

Khi được hỏi về nguồn nước chăn nuôi, thì có 42,7% Người chăn nuôi cho
rằng là họ sử dụng nước giếng, kế đó là nước sông (Bảng 3 - PL2). Trong đó có
6,4% số hộ chăn nuôi là sử dụng Biogas (Bảng 4 - PL2). Như vậy qua hai kết quả
này phần nào cũng kết luận được rằng phương thức nuôi của Người chăn nuôi hầu

như mang tính truyền thống và còn đơn giản không mang tính kỹ thuật lắm trong
quá trình chăn nuôi. Tuy nhiên có một yếu tố đáng được lưu ý ở đây là Người chăn
nuôi đã biết tận dụng diện tích chăn nuôi, đặc biệt là phân chia mật độ nuôi heo
trung bình 4m2 có thể cho là thích hợp.
- 13 -


1.2 - Kênh marketing của người chăn nuôi:
Mạng lưới mua vào và dòng chảy sản phẩm đầu ra:
Nói chung mạng lưới mua vào và bán ra của Người chăn nuôi được tóm tắt
trong sơ đồ này bao hàm hai phần. Trước hết là sơ đồ nói về kênh đầu vào của
Người chăn nuôi. Người chăn nuôi sử dụng con giống thông qua việc mua từ các
Người chăn nuôi khác (cá nhân và các tổ chức của Nhà nước) hoặc tận dụng nguồn
giống sẵn có từ gia đình. Thực tế, con giống mà Người chăn nuôi tự sản xuất chỉ
chiếm 19,7% trong khi đó phần lớn Người chăn nuôi mua heo từ trong thôn đó là
nơi mà họ đang sống chiếm 31,8% kế đó là từ trong xã chiếm 23,6% và có một số
ít mua heo giống từ chợ chiếm 4,5%

KÊNH MUA HEO

Sơ đồ 2: Khu vực thò trường đầu vào và đầu ra của Người chăn nuôi
Từ gia đình
(19,7%)

Từ Thôn
Đang Ở
(31,8%)

Từ Trong


(23,6%)

Từ Chợ
(4,5%)

Từ Nơi
Khác

KÊNH BÁN RA

HÀNG XÓM

Trong ấp, xã

Ghi chú:

LÁI HEO

Trong huyện

Heo con giống
Heo hơi
- 14 -

56%

1,3%

43,4%


6,5%

0,6%

93,1%

NGƯỜI CHĂN NUÔI

LÒ MỔ

Trong tỉnh

Ngoài tỉnh


Về hoạt động đầu ra của Người chăn nuôi đối với sản phẩm heo hơi và heo
con giống. Có 93,1%; 6,5%; 1,3% lần lượt là heo con giống được bán cho hàng
xóm, lái heo và lò mổ. Những người này hầu như đến từ trong ấp, xã của Người
chăn nuôi đang sinh sống. Đối với heo hơi, thì người mổ thòt là khách hàng chủ yếu
của Người chăn nuôi (chiếm 56%), kế đến là lái heo (43,4%). Những người mua
heo hơi này phần lớn cũng đến từ trong ấp, xã mà Người chăn nuôi đang sống.
Sản lượng bán ra của Người chăn nuôi cho cả heo giống và heo hơi trong
những năm qua có phần giảm xuống khá rõ rệt. Điều này có thể là do phần nào
tình hình chăn nuôi của người dân trong những năm gần đây ở ĐBSCL có phần
giảm xuống mà như đã trình bày ở phần trước.
Vấn đề giá bán, kết quả kiểm đònh theo bảng 5 cho thấy, giá cả giữa hai thời
điểm giữa năm 1998 và Tết năm 1999 hầu như có sự khác biệt ý nghóa tại 1% Đối
với sản phẩm heo con giống và heo hơi có trọng lượng từ 70 - 90kg. Còn loại heo
với trọng lượng dưới 50 kg và trọng lượng trên 90 kg thì giá cả tại thời điểm giữa
năm 1998 và Tết 1999 có sự khác biệt ở mức ý nghóa lần lượt là 15% và 5%. Tóm

lại, giá cả ở vào thời điểm Tết 1999 hầu như có sự gia tăng đáng kể hơn giá ở vào
thời điểm giữa năm 1998 đối với các loại heo có trọng lượng khác nhau.
Bảng 5: Giá bán của heo con giống và heo hơi có trọng lượng khác nhau của heo hơi
Đơn vò

Giữa năm
1998

Tết năm
1999

Chênh lệch
giữa 1999
và 1998

Heo con giống

đồng/kg

27.692,31

32.269,23

4.576,92

Trọng lượng heo < 50 kg

đồng/kg

10.204,55


10.772,73

568,18

Trọng lượng từ 50-70 kg

đồng/kg

17.106,06

12.121,21

4.984,21

1,18

Trọng lượng từ 70-90 kg

đồng/kg

12.062,50

13.704,17

1.641,67

-5,50***

Trọng lượng> 90 kg


đồng/kg

13.686,67

20.686,67

7.046,67

-2,28**

Loại heo

Giá trò
-6,46***
-1,70*

(***) : Ý nghóa tại 1%; (** ) : Ý nghóa tại 5%; (* ) : Ý nghóa tại 15%
Chi tiết hơn về số lượng heo hơi được bán ra ở các q, đồ thò 1 – PL2 cho thấy
trong q I số lượng được bán ra nhiều hơn so với các q còn lại, với mức bán ra gần
khoảng 900 tấn/q I là nhiều nhất so với 3 q còn lại. Lý do là vì vào thời điểm này
phần lớn Người chăn nuôi muốn bán nhiều hơn để có tiền chuẩn bò dòp tết đến. Bên cạnh
đó người mua của họ cũng tăng cường mua nhiều hơn để giết mổ hoặc bán lại cho người

- 15 -


khác nhằm chạy theo nhu cầu thò trường trong dòp tết để đạt lợi ích kinh doanh. Còn về
heo con giống thì Người chăn nuôi lại bán nhiều vào Q IV.
Về giá cả bán ra, thì đồ thò 1 – PL2 cho thấy được giá cả của heo con giống

và heo hơi từng q có sự biến động như hình vẽ. Trong đó giả cả của heo hơi được
bán ra cao nhất là vào Q 4, bình quân là 14.000 đồng/kg, trong khi đó giá thấp
của loại sản phẩm này là 13.200 đồng/kg ở vào Q 3. Tuy nhiên sự biến đổi này
có khoảng cách nằm trong khoảng 200 đ/kg đến 1.000 đồng/kg.
2. Người lái heo( Thương lái)
2.1 - Tổng quan về lái heo:
Qua phỏng vấn 22 Người lái heo kết quả cho biết rằng, có khoảng 45,5% họ tham
gia nhập ngành từ 1995 đến nay. So với thời gian trước 1995 con số này tăng gần một
nữa. Việc tham gia ngành tăng lên là do tình hình sản xuất trong những năm gần đây có
sự tăng lên nên kích thích người lái heo hành nghề. Trình độ học vấn của những người
này hầu như là cấp 2 (chiếm 45,5%), kế đó là cấp 1, sau cùng là cấp 3.
2.2 - Hệ thống kênh marketing:
a) Mạng lưới đầu vào và dòng chảy sản phẩm đầu ra:
Việc thu mua sảm phẩm đầu vào của Người lái heo được tóm tắt ở sơ đồ 3.
Có 66,7% sản phẩm vào được cung cấp trực tiếp từ người nuôi ở cùng huyện, và
11,1% từ người nuôi ở cùng xã. Bên cạnh việc mua trực tiếp từ người nuôi, Người
lái heo cũng mua sản phẩm từ những bán ngoài tỉnh chở đến (7,4%) và mua trực
tiếp từ người nuôi ở ngoài tỉnh (14,8%). Phương tiện hoạt động của họ khi mua vào
chủ yếu là bằng xuống ghe và bán ra bằng phương tiện (xe lôi) thuê mướn. Thò
trường đầu vào của Người lái heo phần lớn là nằm ngoài thôn. Tuy nhiên khi bán
ra thì phần lớn họ bán tại khu vực chợ gần nơi mà họ đang sinh sống.
Người lái heo được chọn ra để điều tra ở đây là Người lái heo thuần tuý, là người
mua heo thòt sau đó bán không thông qua giết mổ. Trong tháng hầu như họ luôn tranh
thủ hoạt động mua bán của mình. Thò trường đầu ra của họ là lò mổ. Quá trình mua bán
của họ không có dự trữ. Bình quân trong một ngày sản lượng bán ra của Lái heo bình
quân từ 500kg đến 600kg/ngày. Giá bán trung bình là 14.937 đồng/kg.

- 16 -



Sơ đồ 3 Mạng lưới mua vào của Người lái heo
Tại nơi nuôicùng
xã(11,1%)

Tại nơi nuôicùng
huyện(66,7%)

Tại nơi nuôicùng tỉnh
(14,1%)

Người bán chở
đến ngoài tỉnh
(7,4%)

Lái heo

Lò mổ
b) Tình hình giá cả mua vào và bán ra của Người lái heo:
Thu mua của Người lái heo hầu như là sản phẩm heo hơi. Trung bình trong
ngày họ mua khoảng 6,5 con với giá bình quân là 14.000đồng/kg. Tuy nhiên tuỳ
theo từng trọng lượng heo khác nhau mà Người lái heo sẽ quyết đònh giá cả khác
nhau. Đồ thò 3 - PL2 đã cho thấy giá mua đối các nhóm trọng lượng khác nhau ở
năm 1999 đều có giá cao hơn 1998. Nhưng kết quả kiểm đònh ở bảng 7 - PL2 cho
thấy giá mua của Người lái heo đối với heo con, trọng lượng 50 – 70kg, 79 – 90kg,
và trên 90kg có sự khác nhau ý nghóa tại mức 5% của hai năm như đã nói trên. Có
nghóa là tình hình kinh doanh của Lái heo thời gian qua có sự thay đổi giá cả trong
kinh doanh. Điều này cũng là do tác động một phần tử giá cả thò trường biến động.
Có hai hình thức mua heo hơi của Lái heo đó là họ đến mua trực tiếp tại nông
trại người chăn nuôi hoặc người bán chở đến cho họ, do đó trong trường hợp giá cả
cũng được họ cho ra hai loại giá khác biệt đó là giá mua tại nông trại và giá mua

tại nhà. Giá mà Người lái heo đi mua tại nông trại nuôi thì sẽ thấp hơn giá đối với
người bán chở đến. Theo bảng 6 ta tính được mức chênh lệnh là 675đồng/kg, giá trò
này sẽ bù vào chi phí vận chuyển và chi phí khác( chi phí cơ hội) liên quan trong
quá trình đi mua vào của họ. Nếu xét riêng trong năm, thì giá cả mua vào cũng có
sự khác nhau, đặc biệt vào mùa đông thì giá cả mua có phần cao hơn các mùa còn
lại. Giá cao bởi vì nhu cầu mùa vụ cho những ngày tết trở nên gia tăng, và hầu như
mỗi nhà ai nấy đều cần có thòt heo trong nhà để mừng xuân mới theo cách cổ
truyền của ông cha.

- 17 -


Bảng 6: Giá ở hai vò trí mua khác nhau của lái heo.
N

Minimum

Maximu
m

Mean

Std.
Deviation

20

12,000

17,000


14,825.00

1,248.95

21

1

15

4,76

3,95

21

10

1,50

0,4857

0,4078

2

15,000

16,000


15,500.00

707.1

2

4

13

8,50

6,36

2

0

1

0,85

0,64

Giá mua tại nông trại (đồng/kg)
Lượng heo hơi bq tại nông trại
(tấn/ngày)
Số tấn heo hơi bq tại nông
trại(tấn/ngày)

Giá mua người bán chở đến nhà
(đồng/kg)
Lượng heo hơi bq do người bán
chở đến (con/ngày)
Lượng heo hơi bq mua do người bán chở
đến (tấn/ngày)

3. Lò mổ:
3.1 - Tổng quan tình hình Lò mổ:
Trong số 19 Lò mổ được phỏng vấn, có thể chia thành hai nhóm như sau. Lò
mổ nhóm 1 có diện tích từ 71m2, nhóm 2 có diện tích từ 72m2 đến 400m2, bảng 8 PL2 cho thấy Lò mổ ở nhóm 1 chiếm tỷ trọng tích lũy lớn nhất 84,2%. Diện tích
của Lò mổ ta thấy nó phần nào có mối tương quan tỷ lệ thuận với trình độ học.
Nghóa là Lò mổ có trình độ học thức cao cộng với tình hình kinh tế phát triển của
những năm gần đây họ dám mạnh dạn đầu tư vào hoạt động kinh doanh với diện
tích lớn.
Nhìn chung hiệu suất hoạt động của các Lò mổ không cao, chỉ sử dụng được
60% so với khả năng. Xu hướng hoạt động của Lò mổ giảm xuống qua các năm, cụ
thể được biểu hiện qua thông số về ngày hoạt động bình quân trong tháng ở bảng
7. Trong số 19 mẫu điều tra chỉ có 17,5% Lò mổ loại nhóm 1 hoạt động theo kiểu
gia công (mổ mướn chuyên nghiệp), còn lại là 82,5% là tự giết mổ. Đối với nhóm 2
thì hầu như họ tự giết mổ cho sản phẩm của họ.
Bảng 7: khả năng hoạt động của Lò mổ qua các năm 1997 – 1999
1997

1998

1999

1.Khả năng giết mổ (tấ/ngày)


0,75

0,73

0,76

2.Thực tế giết mổ (tấn/ngày)

0,41

0,39

0,44

3. Số ngày hoạt động bình quân (ngày/tháng)

26,9

19,7

7,2

55

53

58

Chỉ tiêu


4.Hiệu suất giết mổ(%)
Nguồn điều tra.

- 18 -


3.2 - Kênh marketing
a) Mạng lưới đầu vào:
Phần lớn Lò mổ mua sản phẩm heo thòt từ người nuôi, thò trường này chiếm
95% trong tổng số mua (sơ đồ 2.8). số liệu điều tra cho biết, phương tiện khi mua
phần lớn là họ kết hợp cả phương tiện là xe và ghe, khoảng cách trung bình cho
quá trình đi mua là 189km trong mỗi lần mua. Còn khi bán ra thì chủ yếu là họ bán
gần nơi chổ ở, chỉ có 17,6% là Lò mổ vận chuyển sản phẩm bằng xe cho khách
hàng để bán với khoảng cách trung bình 4km. Trung bình trong ngày Lò mổ mua
khoảng 0,325 tấn từ người chăn nuôi với giá trung bình chung (của các trọng lượng
khác nhau) là 14.223 đồng/kg (xem bảng 8)
Sơ đồ 4 : mạng lưới mua vào của Lò mổ
NGƯỜI
CHĂN NUÔI

LÁI HEO
(5%)

Lò mổ
Bảng 8: Sản lượng trung bình trong ngày được mua mổ
N
Minimum Maximum Giá trò trung bình
Sản lượng mua bq(tấn/ngày). 19
0,30
1,20

0,3254
Giá mua bình quân (đồng/kg) 19 11000,00 16500,00
14223,6842
b) Dòng chảy sản phẩm đầu ra của Lò mổ
Nói một cách tổng thể không phân nhóm, có 70,6% Lò mổ tự giết mổ,sau đó
bán sỉ và lẻ cho khách hàng của họ, kế đó có 23,5% là thuê mổ sau đó bán sỉ, còn
lại là 5,9% Lò mổ tự giết mổ và chỉ bán cho người bán sỉ mà thôi (Bảng 9 – PL2).
Khu vực thò trường đầu ra chính của Lò mổ là trong xã mà họ đang sống, tỷ trọng ở
đây chiếm trong tổng số là 53%, kế đó là trong huyện 36,5% và cuối cùng trong
tỉnh( sơ đồ 5).
Sản phẩm được bán ra của Lò mổ sau khi giết mổ được phân thành nhiều
loại, nhưng ở đây nội dung sẽ đi vào nghiên cứu các loại như sau: Thòt nạc, đùi, ba
rọi, xương, tim cật, lòng, mỡ và sườn. Như vậy các loại thòt này được Lò mổ bán ra
thò trường tiêu thụ, bình quân trong ngày số kg được bán thể hiện ở bảng 10 –PL2.
Đối với thò trường đầu ra của Lò mổ, phần lớn Lò mổ bán sản phẩm trong
xã( chiếm 53%), kế đến là huyện (36,5%), và cuối cùng trong tỉnh chiếm 11,5% (sơ
đồ 5).
- 19 -


Trong xã, khách hàng chính của Lò mổ là người tiêu dùng (chiếm 63%), kế
đến là bán lẻ 29,6%, cuối cùng là bán sỉ. Đối với thi trường trong huyện, khách
hàng chủ yếu ở đây cũng là người tiêu dùng (chiếm 52,6%), kế đến là bán lẻ
chiếm 31,6%. Tóm lại khách hàng chính của Lò mổ là ngừơi tiêu dùng ( tiêu dùng
cá nhân và tiêu dùng công nghiệp) và bán lẻ.
Sơ đồ 5: thò trường đầu ra của Lò mổ
Tiêu dùng trong
xã(63%)n =17

Tiêu dùng trong

huyện(52,6%)n=10

Bán lẻ trong huyện
(31,6% )n=6

Trong
huyện
(36,5%

Bán sỉ trong huyện
(15,8%) n=3

Tiêu dùng trong
tỉnh (33,3%) n=2

Lò mổ

Trong

(53,0%

Trong
tỉnh
(11,5%)

Bán lẻ trong tỉnh
(33,3%) n=2

Bán lẻ trong xã
(29,6% ) n =8


Bán sỉ trong xã
(7,4%) n=2

Bán sỉ trong tỉnh
(33,3%) n=2

c) Tình hình giá cả thò trường:
Bảng 11 – PL2 cho thấy rằng phần lớn giá mua heo thòt của Lò mổ trong
1999 phân theo trọng lượng hầu như cao hơn giá trong 1998. Giá mua này thay đổi
là do Lò mổ chạy theo giá cả thò trường để đảm bảo hoạt động có lời. Kết quả
kiểm đònh ở bảng 12 – PL2 cho thấy giá cả giữa hai năm theo các nhóm trọng
lượng có sự khác nhau ý nghóa hai phía( sig.2 – tailed) tại 15%. Kết luận rằng, thời
gian qua giá cả mua vào của Lò mổ có sự thay đổi đáng kể.
Giá bán ra của Lò mổ được đưa ra tuỳ theo loại thòt riêng biệt. Qua việc phỏng
vấn 16 Lò mổ cho ta kết quả ở bảng 9: Trung bình giá bán của các loại thòt trong
năm 2000 có mức giá khác nhau. Cao nhất là loại thòt nạc 27.063 đồng/kg, thấp
nhất là mở 7.812đồng/kg giá trung bình 18.620kg.

- 20 -


Bảng 9: Giá bán của các loại thòt sau khi giết mổ(đồng/kg)

Giá nạc
Giá đùi
Giá ba rọi
Giá xương
Giá tim, cật
Giá lòng

Giá mỡ
Giá sườn

Số
mẫu
16
16
16
16
16
16
16
16

Minimum
25000,00
24000,00
16000,00
14000,00
22000,00
6000,00
4000,00
18000,00

Maximum
28000,00
27000,00
20000,00
19000,00
30000,00

10000,00
11000,00
25000,00

Trung
bình
27062,50
26562,50
17812,50
16062,51
24643,75
8000,000
7812,500
21250,00

Std.
Deviation
853,9126
1030,7764
1108,6779
1819,0172
1756,1203
1460,5935
2166,9872
2569,0465

Nguồn điều tra.

4. Người bán lẻ
a) Tổng quan tình hình Người bán lẻ

Thông qua số liệu thu nhập cho biết có 42,3% Người bán lẻ thòt heo tham gia
hành nghề vào khoảng thời gian 1975 – 1990. Nhưng từ 1996 đến nay số lượng
người hành nghề chiếm 15,4%. Người bán lẻ ở đây phần lớn là nữ chiếm 65,4%,
còn lại là nam chiếm 34,6%. Về trình độ văn hoá, phần đông là họ ở trình độ cấp I
và cấp II đặc biệt là cấp II( chiếm 59%)
Chức năng hoạt động cơ bản của Người bán lẻ là mua các loại thòt được xẻ
mổ từ lò mổ đối với heo thòt và sau đó bán lại cho khách hàng công nghiệp (nhà
hàng, người chế biến), và người tiêu dùng cuối cùng. Loại thòt trong nghiên cứu ở
đây là thòt nạc, ba rọi, xương, tim – cật, lòng, mỡ. Phần tiếp theo sau đây sẽ thể
hiện rõ việc mua vào bán ra của bán lẻ.
b) Mạng lưới mua vào của Người bán lẻ:
Những Người bán lẻ được phỏng vấn ở đây là những người có quầy bán thòt
ở chợ, cách thức mua của họ phần lớn là do Lò mổ đem đến hoặc do buôn sỉ bỏ
mối. Tuy nhiên cũng có một số điểm bán lẻ đến nhà Lò mổ để mua.
Sản phẩm mà Người bán lẻ mua vào cho hoạt động kinh doanh được thể
hiện ở bảng 10. Theo số liệu tình hình hoạt động kinh doanh giữa các năm đối với
sản lượng mua vào bình quân trong ngày giữa năm 1998 và 1999 có sự khác biệt ý
nghóa đối với một vài loại thòt đó là Thòt-đùi, Tim-cật, và lòng tại mức ý nghóa 5%.
Kết luận rằng thời gian qua giá thòt đùi, tim-cật, lòng có sự biến đổi đáng kể. Phần
- 21 -


lớn các sản phẩm thòt còn lại thì không có gì khác biệt có ý nghóa về sản lượng mua
bán.
Bảng 10: Loại thòt được thu mua bởi Người bán lẻ trong năm 1998 và 1999
Đơn vò: (kg/ngày)

Loại thòt heo
1.Thòt nạt
2.Thòt đùi

3.Thòt ba rọi
4.Xương
5.Tim,cật
6. Lòng
7. Mỡ

Năm 1998
15,0
24,3
15,9
14,7
5,9
7,2
12,0

Năm 1999
10,3
18,5
10,2
8,3
3,3
6,2
10,2

Chênh lệch
-4,70
-5,84
-5,70
-6,40
-2,60

-1,00
-1,80

Sig.
0,357
0,014*
0,631
0,554
0,002*
0,000*
0,816

c) Dòng chảy sản phẩm đầu ra:
Khách hàng đầu ra chủ yếu của Người bán lẻ là người tiêu dùng cuối cùng chiếm
84,8% phần lớn là họ sống cùng một xã với người bán lẻ, kế đó là trong thôn ấp, còn lại
là khách hàng công nghiệp chiếm 15,2% bao gồm: nhà hàng, quán ăn và nhà chế biến.
Những người này phần lớn là đến từ trong ấp xã, và trong huyện. Đặc biệt là nhà hàng,
quán ăn và nhà chế biến chiếm tỷ lệ cao từ trong ấp (chiếm 42,8%).
Nếu xét theo tình hình kinh doanh của tác nhân bán lẻ theo thời điểm mùa vụ ta thấy
sản lượng bán ra vào dòp tết nhiều hơn so với các ngày thường trong năm. Biểu đồ 4 – PL2
cho thấy, bán lẻ đã gia tăng sản lượng mua vào và bán ra ở thời điểm tết 1999 so với các
ngày thường trong năm 1998. Bởi vì vào thời điểm này, nhu cầu tăng lên cho các loại thòt do
đó tác nhân đã tranh thủ đẩy mạnh việc mua và bán ra để chạy theo nhu cầu mùa vụ. Lượng
bán trung bình của Người bán lẻ từ 20 – 30 kg/ngày.
Bảng 11: Tình hình cung cấp sản phẩm của Người bán lẻ trong thời gian qua
Năm

1998

Giá bán

Loại
(đồng/kg)
thòt
Thòt nạc
30.490
Đùi
26.887
Ba rọi
21.826
Xương
18.451
Tim-cật
27.903
Lòng
9.596
Mỡ
12.048

1999

2000

Lượng bán
(kg/ngày)

Giá bán
(đồng/kg)

Lượng bán
(kg/ngày)


Giá bán
(đồng/kg)

Lượng bán
(kg/ngày)

15,00
24,34
15,93
14,71
5,87
7,16
12,05

30.192
26.403
21.323
19.115
28.653
9.193
11.884

10,33
18,54
10,19
8,35
3,31
6,23
10,23


24.314
19.312
15.562
16.133
25.928
8.850
7.357

5,63
10,44
9,88
6,20
1,93
5,80
6,79

- 22 -


Nguồn điều tra

5. Người tiêu dùng công nghiệp
a. Người chế biến
a.1.Tổng quan:
Qua điều tra 30 Người chế biến, có 33,3% trong số họ tham gia ngành vào
những năm 1990 – 1995 và 26,7% tham gia vào ngành sau năm 1995. Số còn lại
(40%) đã tham gia vào ngành này trước 1990. Hoạt động chính của họ là mua
những sản phẩm đầu vào, phổ biến là thòt nạc, ruột, và mỡ, từ đó chế biến thành
sản phẩm như batê, lạp xưởng, chả giò...

Bảng12:Thời gian hành nghề của Nhà chế biến
Thời điểm
>1975
1975 – 1990
1990 – 1995
<1995
Tổng

Tần số( lần)
4
8
10
8
30

Tỷ trọng(%)
13,3
26,7
33,3
26,7
100

Tỷ trọng tích luỹ
13,3
40,0
73,3
100

Nguồn điều tra


Hiệu suất trong hoạt động của Nhà chế biến được biểu hiện qua bảng 13 chỉ
ra rằng, Nhà chế biến chỉ sử dụng khoảng 60% công suất chế biến của mình. Hiệu
suất chế biến có chiều hướng gia tăng qua 3 năm.
Bảng13: Hiệu suất hoạt động của Nhà chế biến
Chỉ tiêu
Khả năng chế biến (kg/ngày)
Thực tế chế biến (kg/ngày)
Hiệu quả chế biến

1998
93
57
61

1999
96
61
63

2000
93
60
65

Nguồn điều tra

a.2 Mạng lưới đầu vào:
Nguồn cung cấp nguyên liệu heo đầu vào cho Người chế biến chủ yếu là tự
giết mổ (chiếm 73%), còn lại là mua từ các đối tượng lò mổ và bán lẻ. Thòt nạc là
nguồn nguyên liệu chính cho quá trình chế biến, kế đó là mỡ.


- 23 -


Bảng 14: Lượng cầu tiêu thụ trong những năm qua của cơ sở chế biến
Năm
Loại

1998

1999

2000

Giá bán
(đồng/kg)

Lượng bán
(kg/ngày)

Giá bán
(đồng/kg)

Lượng
bán
(kg/ngày)

Giá bán
(đồng/kg)


Lượng bán
(kg/ngày)

Thòt nạc

25.900

46,83

27.166

49,63

25.416

49,3

Lòng

15.766

1,63

15.733

1,83

15.633

1,7


Mỡ

7.433

27,69

8.050

29,53

6.766

31,26

Da

9.500

2,25

10.000

2,25

11.000

2,225

Thòt


Nguồn điều tra

Cụ thể ở bảng 14 so sánh giữa 1998 và 1999 cho thấy giá của thòt nạc ngoài
thò trường tăng từ 25.900đồng/kg lên 27.166đồng/kg (tăng 4,88%) làm cho tổng sản
lượng cầu của Người chế biến tăng 132.634 (1.345.532 – 1.212.897 đồng) tăng
10,9%. đây cho ta thấy, nhu cầu của Người chế biến thật sự đeo đuổi hoạt động
kinh doanh của mình để chạy theo nhu cầu chế biến.
Tương tự ta có giá thòt 1999 và 2000 giảm từ 27.166 đồng/kg xuống còn
25.416đồng/kg (giảm 6,4%) làm tổng lượng cầu giảm 96.843 đồng ( giảm 7,2%).
Điều này cho thấy vào năm 1999 hoạt động kinh doanh của nhà chế biến không đạt
hiệu quả đầu ra có thể không có thò trường tiêu thụ, vì vậy đã làm họ phải hạn chế
mua vào cho hoạt động kinh doanh.
a.3 Dòng chảy sản phẩm đầu ra:
Sản lượng chế biến được bán cho khách hàng ở hai thò trường riêng biệt đó
là khách hàng trong tỉnh ( chiếm 78,7%) và khách hàng ngoài tỉnh (chiếm 21,3%).
đối với khách hàng trong tỉnh tỷ lệ khách hàng người tiêu dùng và người bán lẻ là
như nhau ( 45,9%), còn người bán sỉ là 8,2%. Đối với ngoài tỉnh khách hàng chính
của họ cũng là người tiêu dùng chiếm 60%, kế là người bán lẻ chiếm 30%. Nói tóm
lại đầu ra của Người chế biến phần lớn tập trung vào thò trường người tiêu dùng và
người bán lẻ (xem sơ đồ 2 – PL2). Do tính chất của sảm phẩm được chế biến ra
được hợp thành nhiều thành phần ngoài thòt heo, do vậy việc tính lợi nhuận cũng
rất phức tạp và việc tính chi phí bình quân trên một đơn vò để được lợi nhuận
biên/kg thòt heo có thể được bỏ qua.

- 24 -


×